Tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế: 79
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ
Nguyễn Thị Thu Hà
Ban Đào tạo Đại học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục sức khỏe sinh sản (GDSKSS), duy trì nòi giống
càng được quan tâm, đặc biệt là GDSKSS cho thanh thiếu niên và SV. Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm đến vấn đề này, bởi hiện nay, SKSS thanh thiếu niên trên thế giới nói chung, Việt Nam
nói riêng đang rơi vào tình trạng báo động đáng lo ngại.
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế tuy mới thành lập nhưng đã có sự phát triển và
đã đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Để góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cần phải nghiên cứu thực trạng và đề xuất được
các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV, nhất là trong thời kỳ
hội nhập như hiện nay.
Những biện pháp quản lý ...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
79
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ
Nguyễn Thị Thu Hà
Ban Đào tạo Đại học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục sức khỏe sinh sản (GDSKSS), duy trì nòi giống
càng được quan tâm, đặc biệt là GDSKSS cho thanh thiếu niên và SV. Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm đến vấn đề này, bởi hiện nay, SKSS thanh thiếu niên trên thế giới nói chung, Việt Nam
nói riêng đang rơi vào tình trạng báo động đáng lo ngại.
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế tuy mới thành lập nhưng đã có sự phát triển và
đã đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Để góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cần phải nghiên cứu thực trạng và đề xuất được
các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV, nhất là trong thời kỳ
hội nhập như hiện nay.
Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV mà chúng
tôi đề xuất là: 1) Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và SV
về quản lý công tác GDSKSS; 2) Thực hiện tốt kế hoạch hóa quản lý công tác GDSKSS; 3) Tổ
chức, triển khai tốt việc thực hiện kế hoạch quản lý công tác GDSKSS: 4) Phối hợp quản lý chặt
chẽ giữa quá trình giáo dục của nhà trường với gia đình, cộng đồng, xã hội và sự tự giáo dục
của cá nhân sinh viên; 5) Động viên, tổ chức hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để SV tham gia
nghiên cứu khoa học với các đề tài có liên quan.
1. Đặt vấn đề
Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Xã hội
càng phát triển thì vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản (GDSKSS), duy trì nòi giống càng
được quan tâm, đặc biệt là GDSKSS cho thanh thiếu niên, vì đây là đối tượng có tiềm
năng to lớn, quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước.
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra Chiến lược quốc gia về sức khỏe sinh sản (SKSS)
trong giai đoạn 2001 - 2010: "Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng và chỉ
đạo thực hiện chương trình giáo dục về giới, về SKSS" [ 1, tr. 14]. Đây là bước đi rất có
ý nghĩa, vì hiện nay, SKSS thanh thiếu niên trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng
đang rơi vào tình trạng báo động đáng lo ngại. Chiến lược này càng có ý nghĩa đối với
sinh viên trong xu thế hội nhập, mở rộng giao lưu giữa các quốc gia, các luồng văn hóa,
80
bởi bên cạnh những yếu tố văn hóa tích cực, có không ít những yếu tố ảnh hưởng tiêu
cực đến giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là đối tượng SV.
Là một trong những trường mới thành lập, công tác giáo dục đào tạo của Trường
Đại học Kinh tế - Đại học Huế (Trường ĐHKT - ĐH Huế) có sự phát triển về cả quy mô,
số lượng và chất lượng. Sau một thời gian hoạt động, công tác GDSKSS cho SV đã có
những thành công đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, việc nghiên
cứu thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác
GDSKSS cho SV, nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay là một vấn đề luôn có tính
thời sự.
2. Thực trạng công tác GDSKSS cho SV Trường ĐHKT - ĐH Huế
Để tìm hiểu thực trạng quản lý công tác GDSKSS cho SV Trường ĐHKT - ĐH
Huế, chúng tôi đã phối hợp các phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát, phân tích và
đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia,... Từ đó sử dụng phương pháp thống
kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu.
Đặc biệt trong phương pháp điều tra chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu
điều tra với 340 SV 4 khóa thuộc 4 khoa (Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài
chính ngân hàng) thuộc Trường ĐHKT - ĐH Huế, trong đó:
+ SV năm thứ nhất: 92, chiếm 27%
+ SV năm thứ hai: 85, chiếm 25%
+ SV năm thứ ba: 87, chiếm 26%
+ SV năm thứ tư: 76, chiếm 22%
+ SV nam: 166, chiếm 49%
+ SV nữ: 174, chiếm 51%
+ SV thành thị: 197, chiếm 58%
+ SV nông thôn: 143, chiếm 42%
+ SV nữ ở nông thôn: 73, chiếm 21%
+ SV nữ ở thành thị: 103, chiếm 31%
+ SV nam ở nông thôn: 70, chiếm 20%
+ SV nam ở thành thị: 94, chiếm 28%
- 76 cán bộ (CB) giảng dạy, CB quản lý (Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Ban chấp
hành Công đoàn, Phòng chức năng, Ban chủ nhiệm khoa...), cán bộ Hội sinh viên và cán
bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường ĐHKT- ĐH Huế.
- Trực tiếp phỏng vấn một số đối tượng và trao đổi với những đơn vị đã được
công nhận có thành tích tốt trong công tác quản lý GDSKSS cho SV nhằm thu thập
thêm những thông tin cần thiết có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia (cán bộ Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia
đình thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế) để tìm hiểu các nội dung, phương pháp, phạm
vi và hiệu quả hoạt động, hệ thống các vấn đề lớn trong công trình nghiên cứu.
Nội dung của phiếu điều tra tìm hiểu về:
- Thực trạng nhận thức về SKSS của SV, gồm: nhận thức theo các chủ đề, nguồn
81
thông tin và kiến thức về những nội dung chủ yếu của SKSS.
- Thực trạng công tác GDSKSS cho SV, gồm: nhận thức, thái độ của SV về công
tác GDSKSS; nội dung, hình thức, phương pháp và kết quả GDSKSS cho SV.
- Thực trạng quản lý công tác GDSKSS, gồm: công tác kế hoạch hóa, tổ chức,
công tác chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá.
Kết quả nghiên cứu qua phương pháp điều tra cho thấy, công tác GDSKSS cho
SV ở trường ĐHKT - ĐH Huế có những đặc điểm sau:
2.1. Nội dung GDSKSS
Nội dung GDSKSS đã và đang được nhà trường thực hiện phong phú, đa dạng,
có mối quan hệ thiết thực với đời sống. Tuy nhiên, những nội dung được chú trọng
trong hoạt động lại thiếu tính bao quát và chưa đồng bộ (thể hiện ở bảng 1).
Bảng 1. Nội dung công tác giáo dục SKSS cho SV
Nội dung
Tỉ Lệ %
SV CB Chung
Thông tin - Giáo dục - Truyền thông và tư vấn dịch vụ SKSS 89,1 79,3 87,3
Kế hoạch hóa và phòng tránh thai ngoài ý muốn 57,5 56,8 57,4
Làm mẹ an toàn 13,0 18,2 14,0
Phòng ngừa và điều trị vô sinh 7,0 9,0 7,4
Phòng ngừa nạo phá thai và quản lý hậu quả nạo phá thai 9,0 7,8 8,8
Phòng tránh nhiễm khuẩn sinh sản, các bệnh lây qua đường
tình dục, kể cả HIV/AIDS
68,4 52,6 65,5
Thông tin - Giáo dục và Tư vấn thích hợp về bản năng tình
dục của con người và trách nhiệm làm cha mẹ
42,2 31,5 40,2
Kết quả khảo sát cho thấy:
- Những nội dung được chú trọng nhiều nhất là: Thông tin - Giáo dục - Truyền
thông và tư vấn dịch vụ SKSS chiếm 87,3%, phòng tránh nhiễm khuẩn sinh sản và các
bệnh lây truyền qua đường tình dục (kể cả HIV/AIDS) là 65,5%, kế hoạch hóa và phòng
tránh thai ngoài ý muốn là 57,4%.
- Những nội dung ít được quan tâm là: Thông tin - Giáo dục và Tư vấn thích hợp
về bản năng tình dục của con người và trách nhiệm làm cha mẹ chỉ có 40,2%, làm mẹ
an toàn chỉ có 14,0%, phòng ngừa nạo phá thai và quản lý những hậu quả nạo phá thai
chỉ có 8,8%, còn phòng ngừa và điều trị vô sinh là 7,4%.
Điều này phản ánh khá đúng thực tế, bởi hiện nay, những nội dung này chỉ được
82
lồng ghép vào các môn học chung khi giảng dạy cho SV. Những nội dung cơ bản về
chăm sóc SKSS nêu trên đều rất cần thiết cho SV, kể cả những nội dung về quan hệ tình
dục và khả năng làm cha mẹ. Vì vậy, Đại học Huế nói chung, trường ĐHKT nói riêng
cần phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, tăng cường những nội dung GDSKSS vào
một số môn học, đặc biệt là những môn có liên quan đến việc tìm hiểu tâm, sinh lý đối
tượng tiếp cận trong các chuyên ngành của trường để SV được tiếp thu đầy đủ những
kiến thức trong nội dung chăm sóc SKSS cho con người. Các tổ chức đoàn thể xã hội
(Tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên) cần ý thức rõ hơn vai trò của mình để tổ
chức sân những sân chơi với chủ đề GDSKSS cho SV.
2.2. Hình thức GDSKSS
Hình thức chủ yếu mà nhà trường đã tiến hành là lồng ghép vào những môn học
chung (Giáo dục học, Tâm lý học) và tuyên truyền, vận động, tổ chức giao lưu, văn
nghệ... Việc sử dụng các hình thức hoạt động trong công tác được thể hiện ở biểu đồ 1,
nhìn chung là khá phiến diện.
1. Thông qua những hoạt động xã hội, từ thiện.
2. Thông qua những buổi sinh hoạt lớp, Đoàn, Hội.
3. Tuyên truyền, vận động, tổ chức giao lưu, văn nghệ
4. GDSKSS qua việc lồng ghép vào những môn chung.
Biểu đồ 1. Những hình thức hoạt động chủ yếu đã và đang được tiến hành
GDSKSS là một vấn đề nhạy cảm và tế nhị. Nó đòi hỏi trong quá trình giáo dục
phải đan xen nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đặc biệt phải thật tế nhị mới có tác
dụng khích lệ, tạo môi trường thân thiện để mỗi sinh viên có thể tìm hiểu, thổ lộ những
điều thầm kín nhất. Qua khảo sát, hình thức hoạt động lồng ghép vào những môn học
chung chiếm tỷ lệ 100%, tuyên truyền, vận động, tổ chức giao lưu, văn nghệ... chiếm tỷ
lệ 65,4%. Chứng tỏ hoạt động GDSKSS của nhà trường còn đơn điệu, mang tính hình
thức. Vì thế, hiệu quả công tác GDSKSS cho SV chưa đạt được những thành công như
mong muốn. Như vậy, lãnh đạo nhà trường cần sớm có kế hoạch xây dựng những
chương trình hành động đẩy mạnh công tác GDSKSS cho SV, cần chỉ đạo tổ chức Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV tăng cường tổ chức các hoạt động với những hình thức
thật sự hấp dẫn, thu hút đông đảo SV tham gia, từ đó mới tạo điều kiện gặp gỡ, trao đổi,
83
tăng sự đồng cảm, gắn bó, tương thân tương ái, gạt bỏ sự mặc cảm, e ngại giữa SV với
nhau, giữa nhà quản lý với đối tượng quản lý.
Tham khảo ý kiến của cán bộ và sinh viên về nguyên nhân dẫn đến những tồn
tại trong công tác GDSKSS tại nhà trường, kết quả có sự tương đồng trong đánh giá của
cán bộ và sinh viên. Chúng tôi xin nêu 10/19 nguyên nhân có tỉ lệ cao (thể hiện ở bảng
2).
Bảng 2. Những khó khăn khi tiến hành công tác giáo dục SKSS cho SV
Khó khăn
Cán bộ Sinh viên Chung
(%) SL % SL %
1. Tâm lý e ngại của sinh viên 69 90,8 314 92,4 92,1
2. Nhận thức của SV 57 75 311 91,5 88,9
3. Hình thức tổ chức còn nghèo nàn 55 72,4 304 89,4 86,8
4. Ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh có nội
dung không lành mạnh
49 64,5 304 89,4 85,9
5. Phong trào thi đua mang tính hình thức 48 63,2 303 89,1 85,6
6. Thiếu phương tiện, CSVC hỗ trợ công tác
GDSKSS
43 56,6 302 88,8 84,8
7. Chưa phát huy sức mạnh và ảnh hưởng của
tập thể
43 56,6 285 83,8 80,2
8. Tính tự giác rèn luyện, tự giác giáo dục chưa
cao
42 55,3 275 80,9 77,5
9. Sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã
hội chưa chặt chẽ
41 53,9 275 80,9 77,4
10. Thiếu người tư vấn 38 50 271 79,7 76,1
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết cán bộ (CB) và SV được hỏi đều cho rằng
những nguyên nhân trên đây đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và hiệu quả của công
tác GDSKSS. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lí nhằm
nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV ở trường ĐHKT - ĐH Huế.
2.3. Công tác kế hoạch hoá
Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác GDSKSS cho SV ở trường ĐHKT - ĐH
Huế, chúng tôi được biết công tác kế hoạch hóa của nhà trường chưa đầy đủ, chưa
thường xuyên, thiếu kịp thời và đồng bộ (thể hiện ở bảng 3).
84
Bảng 3. Kế hoạch công tác GDSKSS cho SV
Kế hoạch
Mức độ (%)
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Phát
sinh
Không
có
1. Cho cả khóa học 94,7 5,3 0 0 0
2. Cho năm học 93,5 6,5 0 0 0
3. Cho từng học kỳ 0 4,6 19,7 75,7 0
4. Cho từng tháng 0 0 4,6 95,4 0
5. Cho các ngày lễ, kỷ niệm 6.5 91.6 1,9 0 0
Có thể nhận thấy, nhà trường chưa thật sự chú ý và chưa quan tâm đúng mức
đến khâu kế hoạch hóa cho công tác GDSKSS cho SV. Do đó hiệu quả chưa cao, chưa
đáp ứng yêu cầu chung. Trong thời gian tới, nhà trường cần dành sự quan tâm đúng mức
cho khâu kế hoạch hóa để định hướng cho công tác này thật sự hiệu quả.
2.4. Thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá
Qua khảo sát ý kiến, chúng tôi còn nhận ra thực trạng công tác kiểm tra & đánh
giá việc thực hiện công tác GDSKSS cũng chưa được nhà trường quan tâm, chú ý và
đang được thực hiện một cách chiếu lệ, nếu không nói là bị bỏ qua (thể hiện ở bảng 4).
Bảng 4. Mức độ tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
Mức độ tiến hành Tỷ lệ %
Thường xuyên 0,0
Thỉnh thoảng 94,7
Không có 5,3
Có 94,7% CB và SV cho rằng khâu này chỉ Thỉnh thoảng được thực hiện; 5,3%
CB và GV cho rằng khâu này Không có. Kiểm tra, đánh giá công tác GDSKSS cho SV
chưa được nhà trường quan tâm một cách đúng mức. Đây cũng chính là một trong
những yếu tố làm cho công tác GDSKSS mang tính hình thức, kém hiệu quả. Do đó,
thời gian tới, nhà trường cần phải tăng cường kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên
và bài bản hơn nữa. Bởi có đánh giá và kiểm tra mới nắm bắt được tiến độ công việc và
có những điều chỉnh thích hợp.
Từ quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy công tác GDSKSS cho SV ở trường
ĐHKT - ĐH Huế có những đặc điểm chính như sau:
- Ưu điểm và thuận lợi
Có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đặc biệt là sự
85
quan tâm của lãnh đạo Đại học Huế; phần lớn cán bộ và SV đạt nhận thức đúng đắn về
tính cấp thiết của công tác GDSKSS, tầm quan trọng của chăm sóc SKSS trong cuộc
sống con người, SV nhận thức được đối tượng chăm sóc SKSS và về một số khái niệm
và nội dung CSSKSS của SV ở mức độ khả quan, đa số SV hiểu biết về các bệnh lây
truyền qua đường tình dục thông thường, các con đường lây truyền và phòng tránh
HIV/AIDS; kế hoạch hoạt động đã được quan tâm xây dựng cho cả khóa và năm học.
- Tồn tại, khó khăn
Kiến thức mà SV có được chưa thật sự toàn diện và chuyên sâu; SV nắm bắt
nguồn thông tin về SKSS phần lớn từ nhà trường nhưng lại chưa thật sự đáp ứng yêu
cầu đặt ra nên hiểu biết rõ về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ảnh hưởng của nó
trong đời sống con người còn hạn chế; một số CB, SV chưa nhận thức rõ tầm quan
trọng của vấn đề này nên chưa có sự quan tâm đúng mức; hình thức tổ chức chưa phong
phú, đa dạng; cán bộ có chuyên môn, trang thiết bị chưa đầy đủ; kế hoạch chưa được
quan tâm đúng mức; hiệu quả giáo dục và hiệu quả quản lý công tác này chưa cao, chưa
đáp ứng yêu cầu mà xã hội đặt ra.
- Nguyên nhân khách quan
Kinh tế hội nhập, mở cửa, giao lưu có nhiều tác động tiêu cực đến toàn xã hội và
ngành giáo dục - đào tạo.
Thiếu sự chỉ đạo tập trung, sâu rộng từ trên xuống. Chính sách của nhà nước về
DS - KHHGĐ chưa quan tâm nhiều đến SV. Chỉ gần đây, công tác tuyên truyền về chăm
sóc SKSS vị thành niên, thanh niên mới bắt đầu được triển khai rộng rãi, nhưng chưa có
văn bản pháp quy đưa GDSKSS vào chương trình thành môn học chính khóa.
SV trường Đại học Kinh tế còn phải tạm trú ngoài nhà dân nên công tác quản lý
còn gặp nhiều trở ngại. Việc phát động các phong trào về nếp sống văn minh, ý thức
sinh hoạt tập thể còn một số hạn chế. Tỷ lệ SV tham gia các phong trào hoạt động xã hội
còn thấp.
Thiếu đầu tư cho trang thiết bị, phương tiện, tài liệu và nhất là thiếu các sân chơi
về SKSS cho SV.
- Nguyên nhân chủ quan
Tuy đã nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác GDSKSS cho SV, song
trong chỉ đạo thực hiện chưa thật sự có chiều rộng, chiều sâu và chưa có được sự quan
tâm đầy đủ đến những nội dung cơ bản trong chăm sóc SKSS, thiếu đổi mới nội dung
và hình thức triển khai cho thật phù hợp, chưa sử dụng tối đa và phối hợp linh hoạt giữa
những phương pháp giáo dục... Vì vậy, công tác GDSKSS chưa thật sự gây ảnh hưởng,
chưa thật hấp dẫn, lôi cuốn và thu hút tính tự giác tham gia của SV.
Việc định hướng mang tầm vĩ mô còn bị xem nhẹ, công tác kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá chưa được quan tâm đúng mức và kịp thời, chưa bám
sát yêu cầu nhiệm vụ đổi mới trong giáo dục. Nhà trường chưa xây dựng dược cơ cấu tổ
86
chức quản lý, chưa có bộ phận chuyên trách quản lý công tác Vì vậy thực hiện công
tác GDSKSS cho SV, nhà trường chưa huy động được sức mạnh tổng hợp, chưa tạo nên
phong trào thường xuyên, thật sâu rộng và có hiệu quả thiết thực.
Vẫn còn một bộ phận cán bộ và SV nhận thức và đánh giá chưa đúng đắn về tầm
quan trọng của công tác GDSKSS cho SV. Hầu hết SV còn e ngại, coi SKSS là vấn đề
riêng tư, cá nhân của mỗi người nên không chủ động tìm hiểu thấu đáo.
3. Biện pháp quản lý công tác GDSKSS cho SV trường ĐHKT - ĐH Huế
3.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ,
giảng viên và SV về quản lý công tác GDSKSS
Biện pháp này nhằm tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng và Nhà nước,
tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác GDSKSS cho SV. Để tiến hành biện pháp này,
cần phải thực hiện những công việc sau:
- Phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên, lấy đó làm cơ sở cho việc
thực hiện công tác.
- Tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn, hội nghị, hội thảo về SKSS cho CB và
SV nữ để mọi người cùng thảo luận, nắm bắt vấn đề và tìm ra những biện pháp cụ thể.
- Tập huấn, bổ túc kiến thức, bồi dưỡng niềm say mê, tinh thần trách nhiệm,
hướng dẫn cách khai thác thông báo cho cán bộ chuyên trách một cách thường xuyên.
- Tổ chức tư vấn trực tiếp và gián tiếp một cách có hiệu quả và đa dạng về hình
thức cũng như về các chủ đề liên quan... Thường xuyên gặp gỡ SV để tạo môi trường
thân mật và cởi mở, gần gũi và gắn bó, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế.
- Phát động các phong trào thi đua nhằm nâng cao nhận thức và tinh thần trách
nhiệm về công tác chăm sóc SKSS, quản lý công tác GDSKSS cho SV.
3.2. Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch hóa quản lý công tác GDSKSS,
đồng thời tổ chức triển khai tốt việc thực hiện kế hoạch quản lý công tác GDSKSS
Biện pháp này nhằm xây dựng kế hoạch lâu dài và ngắn hạn cho sinh viên
ĐHKT – ĐH Huế để vừa phù hợp với đặc trưng của đối tượng giáo dục đang chịu nhiều
tác động trong thời kinh tế hội nhập, vừa đảm bảo tính hệ thống, hợp lý và khả thi cao.
Biện pháp này cần được thực hiện như sau:
- Tiến hành lập kế hoạch chung, dài hạn cho toàn khóa học, cho năm học. Từ kế
hoạch chung, mỗi đơn vị và cá nhân có kế hoạch phù hợp. Mọi kế hoạch đều phải được
lấy ý kiến đóng góp từ các tổ chức đoàn thể, các phòng, các khoa, bộ môn và SV.
- Trên cơ sở đó, các lớp, chi đoàn tổ chức thảo luận, vạch ra kế hoạch chi tiết và
từng bước đi cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý GDSKSS.
Đồng thời tạo điều kiện cho việc phối hợp, hiệp đồng một cách nhịp nhàng,
đồng bộ.
87
- Tăng cường các tổ chức hoạt động ngoại khóa với những quy mô khác nhau
(lớp, chi đoàn, khoa, khóa) như thi viết bài sáng tác, đóng tiểu phẩm kịch, treo pano,
bandroll, áp phích, chiếu video, phát hành các tạp chí chuyên san có tư liệu thật Tổ
chức câu lạc bộ về tình bạn, tình yêu, giới tính, sức khỏe tình dục Mở hòm thư tư vấn,
Trung tâm tư vấn (trực tiếp, gián tiếp qua điện thoại hoặc qua trang Web của trường),
tổ chức tọa đàm, giao lưu liên trường, Hội thảo, Hội nghị
- Tích cực tổ chức cho SV tham gia các hoạt động xã hội (chương trình từ thiện:
giao lưu, thăm hỏi những người nghiện hút, bị AIDS hay các cháu ở Trung tâm nuôi dạy
trẻ bị nhiễm HIV), hiến máu nhân đạo
3.3. Động viên, tổ chức hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để SV tham gia
nghiên cứu khoa học với các đề tài có liên quan đến GDSKSS
Biện pháp này nhằm động viên, khuyến khích SV tham gia nghiên cứu khoa học
với những đề tài có liên quan. Để triển khai thực hiện biện pháp này, cần phải:
- Bồi dưỡng những vấn đề liên quan đến phương pháp luận nghiên cứu khoa học
cho SV. Có văn bản hướng dẫn thực hiện, phân cấp quản lý, thường xuyên giám sát,
kiểm tra tiến độ, cách tiếp cận vấn đề và thái độ của SV.
- Có sự phối kết hợp với giảng viên thỉnh giảng trong quá trình thực hiện.
- Định hướng để SV bắt đầu từ những đề tài nghiên cứu nhỏ, vừa sức đến những
đề tài có tầm lớn hơn dần. SV thực hiện đúng quy trình hướng dẫn và thường xuyên liên
hệ, trao đổi với giảng viên hướng dẫn.
- Tổ chức và triển khai nhiều hình thức hoạt động thật sự đa dạng, thiết thực,
phù hợp đặc trưng riêng của sinh viên trường ĐHKT, tạo sức hấp dẫn và lôi cuốn SV tự
giác tham gia.
3.4. Thanh tra - Kiểm tra
Kết thúc quy trình hoạt động, cần có những hình thức động viên, khen thưởng
cũng như trách phạt để góp phần làm tốt công tác GDSKSS.
Nhà trường cần thành lập một tổ chức chuyên trách thuộc Phòng Đào tạo Đại
học và phòng Công tác SV, đại diện Đoàn thanh niên và Hội SV để giúp lãnh đạo
trường thường xuyên theo dõi, giám sát, triển khai, phối hợp, hiệp đồng giữa các đơn vị
trong quá trình tiến hành mọi hoạt động.
- Kiểm tra đánh giá cần được tổ chức vào các dịp sơ và tổng kết năm học, hoặc
tổ chức các hội nghị sơ và tổng kết các chuyên đề dành riêng cho công tác GDSKSS.
- Để có cơ sở kiểm tra đánh giá, cần xây dựng chuẩn đánh giá, chuẩn đánh giá
phải xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn. Qua kiểm tra đánh giá, cần có những hình
thức khen thưởng, trách phạt phù hợp, tế nhị để có tác dụng thúc đẩy phong trào chung.
- Trong kiểm tra đánh giá, cần có kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất để
kịp thời phát hiện những sự cố trong guồng máy để điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
88
3.5. Phối hợp chặt chẽ giữa quá trình giáo dục của nhà trường với gia đình,
cộng đồng, xã hội và sự tự giáo dục của cá nhân sinh viên
Biện pháp này nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc tăng cường quản lý
chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình, cộng đồng, xã hội và tự giáo dục của cá
nhân SV. Mỗi tổ chức cần quán triệt, thực thi những việc sau:
- Về phía nhà trường: đóng vai trò hướng dẫn kỹ năng, hình thành định hướng
giá trị cho SV, tăng cường và chủ động làm cầu nối liên kết với các lực lượng khác.
- Về phía gia đình: quan tâm, chủ động trao đổi, khuyến khích, tạo điều kiện và
cơ hội để SV có thể thổ lộ những điều thầm kín với thái độ hợp lý. Tham gia các hoạt
động xã hội, sinh hoạt văn hóa tổ dân phố tại nơi cư trú. Duy trì những hình thức sinh
hoạt văn hóa gia đình mang tính truyền thống của dân tộc.
- Về phía cộng đồng và các tổ chức xã hội: có sự thống nhất về nhận thức và thái
độ đối với tầm quan trọng của công tác GDSKSS cho SV. Tuyên truyền kiến thức, tổ
chức các mô hình hoạt động hấp dẫn để thu hút SV.
- Về phía sinh viên: tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình hình thành
kế hoạch chung. Không ngừng trau dồi, tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Chủ động thổ lộ
để có những lời khuyên bổ ích.
Nhìn tổng thể, các biện pháp trên đây có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại
lẫn nhau, bởi chúng cùng có chung một điểm xuất phát, đó là nguyên tắc sử dụng phối
hợp các biện pháp quản lí. Sử dụng các biện pháp theo quy trình quản lí và linh động
trong quá trình thực hiện phụ thuộc vào tài năng, bản lĩnh và nghệ thuật quản lí các nhà
quản lí giáo dục.
4. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng một cách khách
quan, chúng tôi đề xuất năm giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV
trường ĐHKT - ĐH Huế với chủ trương xây dựng trường thành một trong những trường
đại học có chất lượng cao, có uy tín trong nước và khu vực. Để có những đổi mới trên
mọi lĩnh vực Trường ĐHKT - ĐH Huế cần phải không ngừng nâng cao chất lượng toàn
diện. Không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực có trí
tuệ, có năng lực, có đạo đức, có sức khỏe, biết giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, có khả
năng dự đoán, đón đầu nguy cơ, vượt qua thử thách xứng đáng là đội ngũ công chức
chuyên nghiệp, hiện đại, “vừa hồng, vừa chuyên” trong thời kỳ đổi mới như Nghị quyết
Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã khẳng định.
Các giải pháp đã đề xuất được thực hiện một cách đồng bộ, hợp lý, linh hoạt sẽ
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo con người một cách toàn diện cho nhà trường,
giúp nhà trường cho ra những sản phẩm theo định hướng của Đảng và Nhà nước ta
89
trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, trong xu thế hội nhập và phát
triển hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Y tế. Chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 – 2010.
Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2001.
[2]. Tổng cục Dân số & KHHGĐ. Một số văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình hiện nay, Hà Nội, 2008.
SOLUTIONS TO IMPROVE
REPRODUCTIVE HEALTH EDUCATION ACTIVITIES FOR STUDENTS
AT COLLEGE OF ECONOMICS, HUE UNIVERSITY
Nguyen Thi Thu Ha
Hue University
SUMMARY
The more developing the society is, the more interested the issue of reproductive health
education, especially for the youth and students, as well as the lineage maintenance become.
The Vietnamese government is really concered about this issue because the reproductive health
towards the youth is recently put on the alert over the world in general and in Vietnam in
particular.
College of Economics, Hue University has been established for several years. Although
the college has been gaining lots of considerable achievements, many shortcomings have still
existed. With the purpose of contributing to the development of the educational quality,
educational managers necessarily study on the situation of reproductive health education at
College of Economics. Basing on these research findings, some suggestions are given to
improve the reproductive health education for students at universities in the integration period.
The author of this article would like to give out some solutions to this issue such as (i)
raising the awareness and sense of responsibilty for staff, lecturers, and students in the
management of reproductive health education; (ii) planning for the management of reproductive
health education; (iii) implementing efficiently the management of reproductive health
education; (iv) cooperating closely between the college and families, communities, the society
and students; (v) supporting students to do scientific research related to reproductive health
education.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62a_8_3626_3427_2117803.pdf