Biện pháp quản lý hoạt động đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 13-18 13 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC BỮA ĂN CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Phương Thảo - Trường Mầm non Bầu Cát, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 01/04/2019; ngày sửa chữa: 15/04/2019; ngày duyệt đăng: 22/04/2019. Abstract: Based on the results of current situation, the article presents a number of measures of managing innovation activities of organizing meals for children at preschools in Tan Binh District, Ho Chi Minh City, including two groups: Group of measures to strengthen the implementation of management functions and measures to create favorable factors for management of innovation activities to organize meals for children. The proposed measures are not only meaningful for the preschools in Tan Binh District, Ho Chi Minh City but also can be applied to other preschools with similar conditions. Keywords: Measures, organizi...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 13-18 13 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC BỮA ĂN CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Phương Thảo - Trường Mầm non Bầu Cát, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 01/04/2019; ngày sửa chữa: 15/04/2019; ngày duyệt đăng: 22/04/2019. Abstract: Based on the results of current situation, the article presents a number of measures of managing innovation activities of organizing meals for children at preschools in Tan Binh District, Ho Chi Minh City, including two groups: Group of measures to strengthen the implementation of management functions and measures to create favorable factors for management of innovation activities to organize meals for children. The proposed measures are not only meaningful for the preschools in Tan Binh District, Ho Chi Minh City but also can be applied to other preschools with similar conditions. Keywords: Measures, organizing meals, innovation of organizing meals, preschool. 1. Mở đầu Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khẳng định nhiệm vụ và giải pháp đối với giáo dục mầm non: “Tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục mầm non, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách” [1]. Có thể thấy, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non là đặc biệt quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, các công văn số 4358/BGDĐT-GDMN ngày 06/9/2016 [2] và số 3835/BGDĐT-GDMN ngày 22/8/2017 [3] của Bộ GD- ĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non đã nêu rõ nhiệm vụ cụ thể đối với các Sở GD-ĐT: thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, trong đó có “Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non quản lí chất lượng bữa ăn ở những nơi tổ chức ăn bán trú, huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ. Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lí, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo quy định...”. Từ năm học 2016-2017 đến nay, nhiều cơ sở giáo dục mầm non tại TP. Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện chuyên đề về đổi mới tổ chức bữa ăn (TCBA) cho trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế việc TCBA cho trẻ mầm non còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, trong đó có công tác quản lí hoạt động đổi mới TCBA cho trẻ của hiệu trưởng các trường. Hoạt động đổi mới TCBA cho trẻ tại trường mầm non bao gồm: đổi mới về xây dựng khẩu phần dinh dưỡng, thực đơn; Đổi mới về cách chế biến món ăn; đổi mới về hình thức TCBA; đổi mới về trang thiết bị phục vụ bữa ăn; đổi mới về nội dung tuyên truyền đến cha mẹ học sinh (CMHS). Theo đó, nội dung quản lí hoạt động này theo tiếp cận chức năng bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động đổi mới TCBA cho trẻ tại các trường mầm non. Bài viết trình bày một số biện pháp quản lí hoạt động đổi mới TCBA cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp Trong những năm qua, bên cạnh những mặt đạt được về nhận thức và kết quả thực hiện hoạt động đổi mới TCBA cho trẻ và quản lí hoạt động này tại các trường mầm non quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: - Một bộ phận nhỏ cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên (NV) và CMHS chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động đổi mới TCBA cho trẻ và quản lí hoạt động này. - Hoạt động đổi mới về cách chế biến món ăn và nội dung tuyên truyền đến CMHS thực hiện chưa tốt. Nguyên nhân chủ yếu là hiện nay đội ngũ NV ở các trường này vừa thiếu vừa yếu, đa số đều chỉ có bằng sơ cấp nấu ăn hoặc thậm chí chưa có; việc tuyên truyền qua bảng tin, cổng thông tin điện tử là chưa thực sự tạo niềm tin với CMHS, còn tổ chức hoạt động nấu ăn thực tế để CMHS dự giờ thì khó có thể thu hút được đông đủ phụ huynh tham gia vì ngày thường họ bận đi làm, hơn nữa hình thức này không thể tổ chức thường xuyên được. - Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị... và điều kiện tài chính phục vụ đổi mới TCBA cho trẻ vẫn còn thiếu thốn. Đồng thời, công tác quản lí các yếu tố này vẫn còn hạn chế. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 13-18 14 - Công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện hoạt động đổi mới cách chế biến món ăn và đổi mới về nội dung tuyên truyền đến CMHS còn yếu; đặc biệt là khâu lập kế hoạch việc đổi mới về nội dung tuyên truyền đến CMHS và kiểm ra việc thực hiện hoạt động đổi mới cách chế biến món ăn và đổi mới về nội dung tuyên truyền đến CMHS là yếu nhất. Những hạn chế trên là cơ sở thực tiễn quan trọng, định hướng cho chúng tôi đề ra các biện pháp thiết thực, sát thực tiễn để quản lí tốt hơn hoạt động đổi mới TCBA cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh như sau: 2.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Nhóm biện pháp tăng cường thực hiện các chức năng quản lí hoạt động đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ 2.2.1.1. Chú trọng lập kế hoạch việc đổi mới cách chế biến món ăn và đổi mới nội dung tuyên truyền đến cha mẹ học sinh - Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: Trong quá trình quản lí, lập kế hoạch là khâu đầu tiên, cơ bản nhất. Công tác này giúp cho hiệu trưởng định hướng công việc và chủ động trong việc sắp xếp thời gian thực hiện nhiệm vụ; là cơ sở để giám sát, kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ nhằm góp ý nhắc nhở và điều chỉnh kịp thời những sai sót của CBQL, GV, NV trong quá trình thực hiện công tác. - Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của cấp trên, hiệu trưởng đề ra các văn bản quy định cụ thể để kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động đổi mới về cách chế biến món ăn và đổi mới về nội dung tuyên truyền đến CMHS của GV, NV; quy định rõ các yêu cầu về việc lập kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn hình thức và phương pháp. Hiệu trưởng tổ chức phổ biến cách thiết kế kế hoạch trong nhà trường và hướng dẫn GV kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình trẻ ở lớp; nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng kế hoạch, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng cường tính chủ động sáng tạo của CBQL, GV, NV trong việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn các mục tiêu, đồng thời tăng cường việc giám sát, đánh giá theo kết quả đạt được trên trẻ. Đầu năm học, hiệu trưởng thực hiện việc lập kế hoạch hoạt động đổi mới về cách chế biến món ăn và đổi mới về nội dung tuyên truyền đến CMHS của toàn trường. Kế hoạch này có thể xây dựng theo quy trình như sau: 1) Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách bán trú và cấp dưỡng xây dựng dự thảo kế hoạch (nội dung công việc, các chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp và thời gian thực hiện...); 2) Lấy ý kiến từ các bộ phận và cá nhân trong đơn vị về bản dự thảo; 3) Bàn bạc trong Ban Giám hiệu nhà trường, điều chỉnh và ban hành kế hoạch chính thức. Đầu mỗi học kì, căn cứ trên kế hoạch cả năm học, hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch cho học kì. Đầu mỗi tháng, căn cứ kế hoạch hoạt động trong từng học kì để xây dựng kế hoạch của tháng. Kế hoạch này có thể chi tiết thành kế hoạch các tuần trong tháng... Công việc được phân bố một cách hợp lí giữa các tuần. Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV, NV các nhóm lớp dựa trên cơ sở kế hoạch hoạt động đổi mới về cách chế biến món ăn và đổi mới về nội dung tuyên truyền đến CMHS của nhà trường, cụ thể hóa kế hoạch của tổ và của cá nhân. Quy trình quản lí việc lập kế hoạch của tổ chuyên môn và từng GV, NV về đổi mới cách chế biến món ăn và đổi mới về nội dung tuyên truyền đến CMHS có thể thực hiện như sau: 1) Triển khai bản kế hoạch của toàn trường đến từng tổ chuyên môn, GV, NV; 2) Hướng dẫn xây dựng bản kế hoạch theo nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chuyên môn, từng nhóm lớp; 3) Người phụ trách bộ phận (phó hiệu trưởng phụ trách bán trú và cấp dưỡng) kiểm tra và kí duyệt bản kế hoạch của tổ chuyên môn, GV và NV. Khi triển khai công tác lập kế hoạch, hiệu trưởng phải quán triệt đến từng thành viên trong nhà trường về yêu cầu đảm bảo dinh dưỡng của trẻ; cập nhật các văn bản mới, những thành tựu mới về chế độ dinh dưỡng tới CBQL, GV và NV toàn trường để họ dựa trên cơ sở đó mà lập kế hoạch cá nhân; đồng thời, hiệu trưởng yêu cầu NV tự đánh giá nhận thức và trình độ nấu ăn của bản thân để đưa vào kế hoạch cá nhân. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng sẽ có kế hoạch tổ chức cho các thành viên có liên quan tham gia tập huấn, bồi dưỡng và học tập nâng cao kiến thức và kĩ năng nấu ăn. Để có bản kế hoạch tốt, hiệu trưởng phải chỉ đạo GV và NV tiến hành quan sát, trò truyện và phỏng vấn trẻ để xác định nhu cầu các món ăn, sau đó tổng hợp và phân tích, đối chiếu với những tài liệu chuẩn về dinh dưỡng để xây dựng kế hoạch đổi mới cách chế biến món ăn. - Điều kiện thực hiện biện pháp: + Hiệu trưởng phải nắm vững quy trình, kĩ thuật lập kế hoạch để tận dụng được trí tuệ tập thể, tạo được sự đồng thuận cao và có biện pháp hướng dẫn GV, NV thực hiện; + Bản thân mỗi CBQL, GV và NV cần phải có nhận thức tốt về vai trò, tầm quan trọng và chủ động trong lập kế hoạch hoạt động đổi mới về cách chế biến món ăn và đổi mới về nội dung tuyên truyền đến CMHS. 2.2.1.2. Quan tâm tổ chức nhân sự thực hiện việc đổi mới về cách chế biến món ăn và đổi mới về nội dung tuyên truyền đến cha mẹ học sinh VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 13-18 15 - Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: Việc phân công cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân là một trong những biện pháp tổ chức tốt nhân sự thực hiện việc đổi mới về cách chế biến món ăn và đổi mới về nội dung tuyên truyền đến CMHS tại các trường mầm non. Bởi vì, phân công càng rõ ràng, cụ thể sẽ giúp cho cá nhân càng thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ cũng như tự chịu trách nhiệm đối với phần việc được phân công. Đó cũng chính là cơ sở để CBQL kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của họ. Bên cạnh đó, việc phân công cụ thể trách nhiệm công việc của từng thành viên sẽ giúp tăng cường sự phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong công việc, làm hạn chế những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Mục đích của nhóm biện pháp này nhằm xác định rõ ràng vai trò của từng cá nhân, bộ phận trong nhà trường, các mối quan hệ quản lí và phối hợp khi thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường, góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới về cách chế biến món ăn và đổi mới về nội dung tuyên truyền đến CMHS một cách nhịp nhàng, nền nếp và đạt được hiệu quả cao. - Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: + Phân công giữa các thành viên trong Ban Giám hiệu về tổ chức thực hiện việc đổi mới cách chế biến món ăn và nội dung tuyên truyền đến CMHS. Việc phân công phải rõ ràng nhiệm vụ cho từng CBQL, xác định đầy đủ các công việc thuộc về nội dung này ngay từ đầu năm học cho từng CBQL, đặc biệt là phó hiệu trưởng phụ trách về bán trú và cấp dưỡng. + Phân công giữa các GV trong từng nhóm lớp thực hiện việc đổi mới cách chế biến món ăn và nội dung tuyên truyền đến CMHS. Phân công công tác cho GV cùng lớp. Khi phân công, cần chú ý đến: Hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, nguyện vọng của mỗi cá nhân; trình độ chuyên môn và năng lực, sở trường của GV; tuổi đời, thâm niên công tác, kinh nghiệm đối với 2 nhân sự cùng lớp, đảm bảo GV mới và GV có kinh nghiệm để hỗ trợ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong việc thực hiện nội dung tuyên truyền đến CMHS. Hiệu trưởng phải thường xuyên yêu cầu GV đề xuất những ý tưởng hay để tuyên truyền đến CMHS để họ hiểu và cùng tham gia trong công tác này với nhà trường. + Phân công giữa các NV trong tổ cấp dưỡng. Cần lưu ý phân công cụ thể từng thành viên trong tổ cấp dưỡng phụ trách các ca nấu sáng, trưa, xế; sắp xếp nhân sự khéo léo để có sự hỗ trợ qua lại giữa các cá nhân thuộc về các yếu tố: sức khỏe, năng lực, kinh nghiệm trong công việc; phân công xen kẽ NV có kinh nghiệm và NV còn yếu về kiến thức, kĩ năng và thái độ nấu ăn trong cùng một ca để tạo điều kiện học hỏi lẫn nhau. Đồng thời, hiệu trưởng phải liên tục giám sát để đôn đốc NV thực hiện tốt nhiệm vụ, những NV nào chưa có bằng cấp nấu ăn hoặc có nhưng tay nghề còn kém thì tạo điều kiện cho họ tham gia các lớp bồi dưỡng hoặc lớp học lấy bằng từ trung cấp trở lên. + Xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận và cá nhân trong hoạt động tổ chức thực hiện việc đổi mới cách chế biến món ăn và nội dung tuyên truyền đến CMHS. Trong quá trình thực hiện hoạt động, cần xác định rõ mối quan hệ giữa CBQL, GV và NV để từng cá nhân nhận thức vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình để thực hiện hoạt động đạt hiệu quả. + Cần quan tâm tổ chức, phân công “đúng người, đúng việc, đúng sở trường” để đạt hiệu quả công tác một cách cao nhất. Dựa vào tình hình thực tế về trình độ nấu ăn của NV mà hiệu trưởng bố trí cho những NV còn yếu về chuyên môn tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức, kĩ năng nấu ăn, thậm chí cả phó hiệu trưởng phụ trách bán trú và cấp dưỡng cũng phải được tham gia. + Phân công phó hiệu trưởng phụ trách và GV, NV phối hợp tổ chức tốt hoạt động nấu ăn thực tế vào những ngày thích hợp để CMHS tham gia dự giờ, nhất là vào các dịp lễ hội; đặc biệt, cần chú ý mời những phụ huynh tâm huyết hoặc có kinh nghiệm về nấu ăn để tận dụng sự chia sẻ của họ trong buổi tổ chức. + Tổ chức cho GV trao đổi trực tiếp với CMHS vào giờ đón, trả trẻ. Qua các cuộc họp, GV trao đổi và thống nhất với CMHS về những yêu cầu trong việc phối hợp về giáo dục, chăm sóc và TCBA cho trẻ. Giáo viên cần chọn lọc những nội dung thông tin về các biện pháp giúp trẻ ăn uống lành mạnh và vui vẻ; nguyên nhân biếng ăn của trẻ; văn hóa ăn uống; sưu tầm những hình ảnh trực quan minh họa cho các nội dung để dán lên bản tin tuyên truyền; cũng có thể gửi văn bản và hình ảnh tuyên truyền đến từng CMHS. - Điều kiện thực hiện biện pháp: + CBQL cần có sự khách quan, công bằng trong phân công nhiệm vụ để tạo sự yên tâm, tin tưởng, thúc đẩy tinh thần tự nguyện thực hiện nhiệm vụ của tất cả nhân sự của nhà trường thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao và hoạt động đạt hiệu quả; + Công tác này chỉ có thể thực hiện thành công khi CBQL, GV, NV đã được trang bị những kiến thức, có những hiểu biết nhất định và qua quan sát thực tế hoạt động, người quản lí lựa chọn để tổ chức, phân công đúng người, đúng việc. 2.2.1.3. Đầu tư chỉ đạo việc đổi mới về cách chế biến món ăn và đổi mới về nội dung tuyên truyền đến cha mẹ học sinh - Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: + Thực hiện tốt công tác chỉ đạo trong quản lí hoạt động đổi mới về cách chế biến món ăn và nội dung tuyên truyền đến CMHS sẽ tạo được sự tin cậy, đồng thuận của CBQL, GV, NV trong nhà trường; xây dựng được một bầu không khí tích VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 13-18 16 cực, một môi trường làm việc thân thiện, chia sẻ, hợp tác nhằm vào mục tiêu chung là phục vụ bữa ăn cho trẻ; + Nhằm điều hành, chỉ dẫn, tập huấn, tạo động lực để CBQL, GV, NV thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. - Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách bán trú và cấp dưỡng thường xuyên theo dõi, đôn đốc GV và NV liên tục cập nhật những đổi mới về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp... chế biến món ăn và nội dung tuyên truyền đến CMHS; tăng cường chỉ đạo điều hành, chỉ dẫn và tập huấn cho GV, NV về kiến thức và kĩ năng đổi mới hai nội dung này thông qua các văn bản, các buổi họp, trò chuyện trực tiếp... Thường xuyên chỉ đạo các bộ phận liên quan quan tâm đến các điều kiện vật chất, trang thiết bị cho GV, NV thực hiện đổi mới; cải tạo các khu vực làm việc, phòng học, nhà vệ sinh theo chuẩn quy định, trang bị đồ dùng, dụng cụ phục vụ hoạt động đổi mới về cách chế biến món ăn và đổi mới về nội dung tuyên truyền đến CMHS, các chế độ đãi ngộ, phụ cấp, chế độ khen thưởng, chăm lo nghỉ dưỡng phục hồi và tái tạo sức lao động, đảm bảo giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi cho GV, NV. Thường xuyên quan tâm đến các điều kiện về tinh thần cho GV, NV thực hiện nhiệm vụ. Lắng nghe ý kiến đóng góp, động viên, khích lệ tinh thần khi GV, NV làm việc tốt, nhắc nhở, góp ý điều chỉnh trên tinh thần tôn trọng và xây dựng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Tạo điều kiện để GV, NV có cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng xử lí tình huống trong quá trình chế biến món ăn và tuyên truyền đến CMHS: tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, hỗ trợ học phí cho các lớp học nâng chuẩn, lớp tập huấn ngắn hạn, dài hạn... Phối hợp với tổ chức công đoàn, chi đoàn xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, lành mạnh, công bằng, dân chủ, mọi người quan tâm yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng mối đoàn kết thống nhất cao trong tập thể sư phạm như: chúc mừng sinh nhật, thăm hỏi khi ốm đau, hiếu hỉ, tham quan, dã ngoại và sinh hoạt theo chủ đề. - Điều kiện thực hiện biện pháp: + Hiệu trưởng cần nắm vững các văn bản hướng dẫn của cấp trên về nội dung liên quan đến chế biến món ăn và tuyên truyền đến CMHS trong quá trình thực hiện đổi mới TCBA cho trẻ tại trường; + Hiệu trưởng nhà trường cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác chỉ đạo, tạo động lực cho GV, NV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công, có sự am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ. Tạo điều kiện để các đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt các quy chế phối hợp với lãnh đạo đơn vị. 2.2.1.4. Tăng cường kiểm tra việc đổi mới cách chế biến món ăn và nội dung tuyên truyền đến cha mẹ học sinh - Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: + Giúp cho CBQL thấy rõ mức độ thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân để có những biện pháp nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai sót, giúp cho GV, NV tự hoàn thiện về năng lực, phẩm chất về cách chế biến món ăn và nội dung tuyên truyền đến CMHS tại trường ngày càng được nâng cao; + Nhằm kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới cách chế biến món ăn và nội dung tuyên truyền đến CMHS tại trường để CBQL nhà trường có cơ sở đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của GV, NV; tìm ra những ưu điểm để tiếp tục phát huy tốt hơn, tìm ra những hạn chế để kịp thời chấn chỉnh, chọn lựa những biện pháp khắc phục nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động này tại trường mầm non. - Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Hiệu trưởng cùng Ban Giám hiệu nhà trường cần xây dựng Chuẩn kiểm tra rõ ràng và cụ thể về hoạt động đổi mới cách chế biến món ăn và nội dung tuyên truyền đến CMHS. Chuẩn kiểm tra được xây dựng sao cho vừa đảm bảo các yêu cầu chung của ngành theo văn bản chỉ đạo, vừa đảm bảo phù hợp với tình hình đặc trưng của từng trường. Sau khi xây dựng, cần triển khai rộng rãi Chuẩn kiểm tra đến từng GV, NV để họ nắm được. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho tổ trưởng các nhóm lớp về cách thực hiện nội dung kiểm tra mức độ thực hiện nhiệm vụ và tổ chức tập huấn cho GV thực tập về cách thực hiện các nội dung kiểm tra mức độ thực hiện các nhiệm vụ hoạt động đổi mới cách chế biến món ăn và nội dung tuyên truyền đến CMHS; họ cần được tập huấn để biết cách chuẩn bị, thực hiện, phấn đấu và tự đánh giá. Hiệu trưởng phân cấp kiểm tra đến cấp dưới như phó hiệu trưởng phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng, tổ trưởng cấp dưỡng, tổ trưởng chuyên môn để kiểm tra thường xuyên. Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra định kì việc thực hiện các nội dung. Có thể thực hiện kiểm tra định kì vào một thời điểm trong tháng, học kì hoặc trong năm học. Việc kiểm tra định kì phải được thực hiện một cách khách quan, được thông tin đến các thành viên trong nhà trường trong buổi họp Hội đồng sư phạm ngay từ đầu năm học. Tăng cường kiểm tra đột xuất theo từng thời điểm hoặc yêu cầu của công việc, hoặc theo những tình huống phát sinh, nhằm giúp hoạt động đi sâu vào chất lượng, tránh được tình trạng làm qua loa, hình thức. Từ đó, góp phần xây dựng nền nếp, kỉ cương chung cho toàn đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ đổi mới cách chế biến món ăn và nội dung tuyên truyền đến CMHS. Đẩy mạnh thực hiện theo dõi, điều chỉnh sau kiểm tra. Qua kiểm tra sẽ xác định và dự đoán được những biến động trong hoạt động; qua đó, xác định rõ, chính xác, kịp thời các sai sót và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong tổ chức. - Điều kiện thực hiện biện pháp: + CBQL cần nắm vững nghiệp vụ và quy trình kiểm tra, tiêu chí kiểm tra 2 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 13-18 17 nội dung nói trên, sắp xếp được thời gian và công việc một cách khoa học, hợp lí để có thời gian tăng cường công tác kiểm tra; + CBQL cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra trong thực hiện nhiệm vụ quản lí hoạt động và nắm vững các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, thực hiện đúng quy trình, nội dung kiểm tra theo quy định. 2.2.2. Nhóm biện pháp tạo yếu tố thuận lợi cho quản lí hoạt động đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ 2.2.2.1. Tiếp tục thực hiện tốt việc bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên và nhân viên về sự cần thiết của đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ - Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: Nhằm nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về vị trí, vai trò công tác đổi mới TCBA cho trẻ; để từ đó mỗi cá nhân tự xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ đối với hoạt động TCBA cho trẻ. - Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Thông qua buổi họp hội đồng sư phạm đầu năm, hiệu trưởng quán triệt các văn bản chỉ đạo cấp trên nhưng đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin thu được từ các phương tiện thông tin đại chúng đến CBQL, GV, NV trong toàn trường để họ có tâm thế sẵn sàng và nhận thức đúng đắn vấn đề. Việc làm này có thể thực hiện thường xuyên trong các hội thảo, các buổi tập huấn chuyên môn hè theo kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, hội nghị tổng kết về công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ... Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng là điều kiện cần thiết giúp CBQL, GV, NV nhận thức mới về việc tham gia hoạt động tổ chức bữa ăn cho trẻ. Tổ chức các buổi thảo luận hoạt động chuyên đề về chăm sóc nuôi dưỡng để GV trao đổi kinh nghiệm trong công tác chăm sóc trẻ, về cách tổ chức giờ ăn cho khoa học hợp lí. Vì trên thực tế, việc tổ chức giờ ăn cho trẻ ở các trường mầm non, GV mới chỉ lưu ý giờ ăn làm sao cho trẻ ăn hết suất chứ chưa chú ý đến việc tổ chức cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao để trẻ có tâm lí thoải mái khi ăn. Đặc biệt là cách chăm sóc những trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì. Chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tổ chức cho GV lên các chuyên đề về TCBA cho trẻ. Tạo điều kiện cho 100% NV được tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, cấp dưỡng được bồi dưỡng kiến thức kĩ năng về nuôi dưỡng qua các buổi họp chuyên môn tại trường, cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn đầu tháng, tổ chức cho NV cấp dưỡng trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho đồng nghiệp về cách nấu món ăn sáng tạo, những kinh nghiệm lâu năm làm công tác nuôi dưỡng như cách nấu chè, nấu cháo, nấu súp khai vị và hương vị đặc trưng, màu sắc hấp dẫn của món ăn kích thích trẻ ăn ngon miệng. Chỉ đạo các bộ phận liên quan (NV, kế toán, NV phụ trách y tế học đường...) phối hợp nhịp nhàng trong việc lên khẩu phần ăn hàng ngày, phối hợp cùng phó hiệu trưởng chăm sóc nuôi dưỡng, theo dõi vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu tiếp phẩm, bảo quản, chế biến, thành phẩm và lưu mẫu thức ăn hằng ngày đúng quy định. Trên cơ sở thống nhất của cán bộ quản lí, hội đồng nhà trường, tổ chức họp CMHS đầu năm ở các lớp, tuyên truyền các kiến thức cơ bản và tầm quan trọng của bữa ăn cho CMHS biết để cùng phối hợp một số biện pháp thực hiện tốt hoạt động tổ chức bữa ăn cho trẻ trong năm học. - Điều kiện thực hiện biện pháp: + Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong nhận thức tầm quan trọng của hoạt động đổi mới TCBA cho trẻ tại các trường mầm non; + Mỗi CBQL, GV và NV trong toàn trường phải tự nhận thức và có ý thức vươn lên vì mục tiêu chung của nhà trường và xã hội. 2.2.2.2. Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho giáo viên và nhân viên trong thực hiện đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ - Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, “Kiến thức và kĩ năng của GV và NV trong thực hiện đổi mới TCBA cho trẻ” ở các trường mầm non quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh là yếu tố được đánh giá ở mức “rất ảnh hưởng”. Vì vậy, mục tiêu của biện pháp này nhằm trang bị cho GV, NV những kiến thức và kĩ năng để thực hiện tốt sự đổi mới. - Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Hiệu trưởng cần tổ chức bồi dưỡng lí thuyết về: Nội dung các ưu điểm và nhược điểm của kiến thức và kĩ năng đang được sử dụng; những kiến thức và kĩ năng mới sẽ được cập nhật để điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế kiến thức và kĩ năng hiện trạng; nội dung chuyên sâu về kiến thức mới và cách thực hiện các kĩ năng mới. Việc bồi dưỡng, tập huấn cho GV, NV về kiến thức, kĩ năng thực hiện đổi mới vấn đề nào đó có thể tiến hành thông qua các cuộc họp tập thể sư phạm, sinh hoạt chuyên môn hoặc qua các hoạt động thực tế được tổ chức trong trường hay học tập ở những trường bạn. CBQL đánh giá, phân loại những kiến thức, kĩ năng mà họ đã nắm được và xác định chính xác những hạn chế. Qua đó, phối hợp với các ban, ngành chuyên môn để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng chuẩn khi thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới. Khi xác định được những yếu kém về kiến thức, kĩ năng của GV, NV, hiệu trưởng lập kế hoạch bố trí để cho đội ngũ tham gia các lớp bồi dưỡng phù hợp, trong đó cần chú ý khâu đánh giá hiệu quả bồi dưỡng. Hiệu trường có thể mời chuyên gia dinh dưỡng/nấu ăn đến tập huấn cập nhật những kiến thức mới và thực tiễn cho toàn trường, có thế tiến hành nấu ăn trực tiếp để VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 13-18 18 gắn lí thuyết với thực hành. Nhà trường có thể mời CMHS đến dự để có những đóng góp ý kiến giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động đổi mới. - Điều kiện thực hiện biện pháp: + Khi bố trí cho đội ngũ tham giá bồi dưỡng, hiệu trưởng phải căn nhắc để đảm bảo mọi hoạt động TCBA không bị ảnh hưởng; + Nhà trường phải đảm bảo đủ kinh phí cho công tác bồi dưỡng; + CBQL, GV, NV phải tự ý thức trong việc đánh giá kiến thức và kĩ năng tổ chức nấu ăn của mình. 3. Kết luận Các nhóm biện pháp được đề xuất dựa vào tiếp cận các chức năng quản lí. Do đó, các nhóm biện pháp có quan hệ chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau. Việc thực hiện có hiệu quả công tác lập kế hoạch sẽ giúp cho CBQL nhà trường định hướng được công việc, chủ động được thời gian, sắp xếp thực hiện nhiệm vụ TCBA cho trẻ theo một trình tự khoa học. Từ đó, có sự chọn lựa tổ chức phân công hợp lí nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở trường của từng cá nhân, giúp cho công việc được thực hiện một cách thuận lợi. Công tác chỉ đạo được thực hiện tốt sẽ giúp cho đội ngũ thực hiện công việc một cách tự giác. Kiểm tra tốt sẽ giúp cho CBQL nắm được tình hình hoạt động của nhà trường để có kế hoạch chấn chỉnh, bổ sung những thiếu sót nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ tại trường đạt hiệu quả cao và đúng thời gian đã đề ra trong kế hoạch hoạt động. Đồng thời, nhóm các biện pháp tạo yếu tố thuận lợi sẽ tạo điều kiện để thực hiện thành công các chức năng quản lí hoạt động đổi mới TCBA cho trẻ. Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Bộ GD-ĐT (2016). Công văn số 4358/BGDĐT- GDMN ngày 06/09/2016 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2016-2017. [3] Bộ GD-ĐT (2017). Công văn số 3835/BGDĐT- GDMN ngày 22/08/2017 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017-2018. [4] Bộ GD-ĐT (2016). Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). [5] Phạm Thị Thu Thuỷ - Lê Thị Hồng Nhung (2018). Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi vận động. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 5, tr 133-137. [6] Phan Thị Hạnh (2016). Quản lí hoạt động tổ chức bữa ăn cho trẻ tại các trường mầm non ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số đặc biệt tháng 11, tr 154-158. [7] Đoàn Thị Phương Lan (2007). Giáo trình Dinh dưỡng trẻ mầm non. NXB Giáo dục. NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC... (Tiếp theo trang 74) [4] Thủ tướng Chính phủ (2010). Quyết định số 2106/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015. [5] Bộ Chính trị (2016). Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. [6] Quốc hội (2013). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [7] Bộ Tư pháp (2018). Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/03/2018 quy định bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. [8] Quốc hội (2012). Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. [9] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Kết luận số 04- KL/TW ngày 19-4-2011 của Ban Bí thư về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. [10] Chính phủ (2013). Nghị định 28/2013/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. [11] Nguyễn Duy Lãm (2012). Sự cần thiết và những quan điểm chỉ đạo xây dựng luật phổ biến, giáo dục pháp luật. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số Chuyên đề 10, tr 2-3; 26. [12] Vũ Thị Thu Thủy (2016). Một số biện pháp quản lí giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 12; tr 21-24. [13] Dương Thị Thúy Nga (2012). Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học các nội dung pháp luật trong môn Giáo dục công dân. Tạp chí Giáo dục, số 289, tr 24-26.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbien_phap_quan_ly_hoat_dong_doi_moi_to_chuc_bua_an_cho_tre_t.pdf
Tài liệu liên quan