Tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 125-135
129
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT
CẤP XÃ TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở TỈNH THÁI BÌNH
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Trần Thị Thu Hương - Nguyễn Trung Tiến
Trường Đại học Thái Bình
Ngày nhận bài: 10/04/2019; ngày sửa chữa: 22/04/2019; ngày duyệt đăng: 25/04/2019.
Abstract: The managing activities of fostering key staffs at commune level plays an important
role in training and retraining as well as improving the operational quality of the basic political
system. This article presents a number of measures to manage activities of fostering key staffs at
commune level in Thai Binh province. Six measures proposed in this research are presented based
on document and practical analysis, which was initially put into practice and brought about
efficiency.
Keyword: Management measures, training, fostering, key staffs at commune level.
1. Mở đầu
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chín...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 125-135
129
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT
CẤP XÃ TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở TỈNH THÁI BÌNH
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Trần Thị Thu Hương - Nguyễn Trung Tiến
Trường Đại học Thái Bình
Ngày nhận bài: 10/04/2019; ngày sửa chữa: 22/04/2019; ngày duyệt đăng: 25/04/2019.
Abstract: The managing activities of fostering key staffs at commune level plays an important
role in training and retraining as well as improving the operational quality of the basic political
system. This article presents a number of measures to manage activities of fostering key staffs at
commune level in Thai Binh province. Six measures proposed in this research are presented based
on document and practical analysis, which was initially put into practice and brought about
efficiency.
Keyword: Management measures, training, fostering, key staffs at commune level.
1. Mở đầu
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở,
nơi thực hiện trực tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, việc quan
tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn
(gọi tắt là cán bộ cấp xã) có đủ phẩm chất, năng lực, kĩ
năng là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức quan
trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách
mạng của Đảng. Để đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
(CCCX) có đủ trình độ nghiệp vụ, chuyên môn hoàn
thành tốt công việc tại địa phương thì cần có sự bồi
dưỡng thường xuyên. Để hoạt động bồi dưỡng (HĐBD)
mang lại hiệu quả cao thì việc tìm ra hệ thống các biện
pháp hoàn thiện công tác quản lí hoạt động đó giữ một
vai trò đặc biệt quan trọng. HĐBD chuyên môn, nghiệp
vụ cho cán bộ CCCX có thể diễn ra ở các trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp huyện, trường Chính trị tỉnh, trường
đại học,... trong phạm vi bài viết này gọi chung là các cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng (ĐT, BD).
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, bài viết đề
xuất một số biện pháp quản lí HĐBD cán bộ CCCX ở
các cơ sở ĐT, BD ở tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện
nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Cán bộ chủ chốt cấp xã
Các chức vụ của cán bộ cấp xã được quy định tại
Khoản 1, Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã [1]. Theo đó, cán bộ
cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, Phó Bí thư Đảng
ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã,
phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm
nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); Chủ tịch
Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Như vậy, cán bộ CCCX là người có chức vụ, nắm giữ
các vị trí quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
tổ chức bộ máy, làm nòng cốt trong các tổ chức thuộc hệ
thống bộ máy của một cấp nhất định; người được giao
đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo, quản
lí, điều hành bộ máy, có vai trò tham gia định hướng lớn,
điều khiển hoạt động của bộ máy thực hiện chức năng,
nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước cấp trên và
cấp mình về lĩnh vực công tác được giao.
2.1.2. Hoạt động bồi dưỡng
HĐBD có thể hiểu là quá trình biến đổi và cập nhật
hóa kiến thức còn thiếu hoặc lạc hậu, bổ túc thêm về
nghiệp vụ, đào tạo thêm hoặc củng cố các kĩ năng nghề
nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo
điều kiện cho học viên có cơ hội để củng cố và mở mang
một cách có hệ thống những tri thức, kĩ năng, chuyên
môn nghiệp vụ sẵn có để thực thi công việc có hiệu quả
hơn. Theo quan điểm giáo dục, HĐBD là một quá trình
thống nhất. HĐBD là hoạt động dạy và học mang tính
đặc thù riêng biệt, là việc làm thường xuyên, liên tục góp
phần làm cho đội ngũ đủ sức đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
2.1.3. Quản lí hoạt động bồi dưỡng
Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ
đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp tác động
đến đối tượng quản lí để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 125-135
130
Quản lí HĐBD thường được hiểu là sự tác động của
chủ thể quản lí tới các đối tượng quản lí nhằm thực hiện
mục tiêu đề ra; hay nói cách khác, quá trình lập kế hoạch
bồi dưỡng, tổ chức triển khai bồi dưỡng, lãnh đạo bồi
dưỡng và kiểm tra công việc bồi dưỡng để nhằm thực
hiện mục tiêu đã đề ra.
2.2. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng cán bộ
chủ chốt cấp xã tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở tỉnh
Thái Bình
Để có cơ sở đề ra các biện pháp quản lí HĐBD cán
bộ CCCX tại các cơ sở ĐT, BD ở tỉnh Thái Bình, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lí HĐBD cán bộ
CCCX tại các cơ sở ĐT, BD ở tỉnh Thái Bình bằng phiếu
hỏi và phỏng vấn trên 430 đối tượng là cán bộ quản lí
(CBQL), giảng viên (GV), học viên ở các cơ sở ĐT, BD
cũng như một số CBQL ở các sở, ban ngành liên quan
tới HĐBD này. Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng
03/2018-06/2018. Kết quả điều tra thực trạng được trình
bày tại bảng 1.
Bảng 1 cho thấy, nội dung được đánh giá tốt nhất là
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng với (ĐTB = 2,65), tiếp đến
là nội dung “Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐBD” xếp thứ
2 (ĐTB = 2,63); “Chỉ đạo HĐBD” xếp thứ 3 (ĐTB =
2,61), và cuối cùng là “Tổ chức HĐBD” (ĐTB = 2,59).
Cụ thể các nội dung được đánh giá như sau:
- Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng:
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ CCCX
bao gồm: xác định mục tiêu, nội dung, phương thức,
thời gian, địa điểm tổ chức bồi dưỡng; dự kiến nội dung
chương trình, đội ngũ quản lí, GV/báo cáo viên, dự
kiến kinh phí, hệ thống cơ sở vật chất... phục vụ khóa
bồi dưỡng.
+ Đa số CBQL, GV, và cán bộ CCCX đều cho rằng
việc thực hiện nội dung này ở mức độ tốt và rất tốt (chiếm
95,34%), chỉ có 4,65% số CBQL, GV và học viên đánh
giá việc thực hiện này chưa tốt. Qua trao đổi, đa số ý kiến
đều cho rằng kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng bài bản,
khoa học, chi tiết, cụ thể; chỉ một số ý kiến cho rằng kế
hoạch được ban hành ít phù hợp, điều này bắt nguồn từ
việc kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng theo từng năm
chứ chưa được xây dựng theo giai đoạn vài năm một.
Qua trao đổi, nội dung xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
được đánh giá cao nhất vì hầu hết các ý kiến đều cho rằng
đối với mỗi hoạt động, việc xây dựng kế hoạch sẽ góp
phần rất lớn trong việc thành công hay thất bại của hoạt
động đó.
- Thực trạng tổ chức HĐBD: Có 90,45% số người
được hỏi đều đánh giá tốt và rất tốt về kết quả thực hiện
nội dung này, chỉ có 2,59% ý kiến cho rằng hoạt động
này chưa được thực hiện tốt. Cụ thể:
+ Về nguồn nhân lực: Các cơ sở ĐT,BD cán bộ
CCCX của Tỉnh Thái Bình cũng như các đơn vị liên quan
đều thành lập bộ phận đầu mối, phân công các cá nhân
phụ trách một cách rõ ràng, cụ thể theo đúng chức năng,
nhiệm vụ đảm bảo các công việc được vận hành khoa
học theo kế hoạch đã xây dựng từ ban đầu. Tuy nhiên,
vẫn còn hiện tượng một số cán bộ liên quan đến HĐBD
cán bộ CCCX vẫn chưa làm hết trách nhiệm với công
việc, dễ dãi với học viên vì cho rằng người học đều đã
trưởng thành nên để họ tự giác,... Điều đó đôi khi ảnh
hưởng tới kết quả chung của quá trình bồi dưỡng.
+ Về thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất: Được thực
hiện nghiêm túc và thuận tiện, phù hợp cho học viên và
các lực lượng tham gia bồi dưỡng.
+ Triển khai bồi dưỡng: Thực hiện theo đúng quy
định, quy trình.
Như vậy, kết quả cho thấy công tác tổ chức bồi dưỡng
cán bộ CCCX tại các cơ sở ĐT, BD ở Tỉnh Thái Bình đã
bước đầu đi vào nề nếp và có kết quả. Để hiệu quả hoạt
động này ngày càng được nâng cao hơn nữa thì CBQL
cần chỉ đạo sát sao hơn, các lực lượng liên quan cần nâng
cao thêm tinh thần trách nhiệm hơn đối với công việc
mình được giao.
- Thực trạng chỉ đạo HĐBD: Có 94,18% số ý kiến
được hỏi đều đánh giá tốt và rất tốt về kết quả thực hiện
nội dung này, 2,61% ý kiến cho rằng thực hiện chưa tốt.
Bảng 1. Thực trạng quản lí HĐBD cán bộ CCCX tại các cơ sở ĐT, BD ở tỉnh Thái Bình
TT Nội dung đánh giá
Rất tốt Tốt Chưa tốt
Điểm trung
bình (ĐTB)
Thứ
bậc Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1
Xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng
160 37,67 248 57,67 20 4,65 2,65 1
2 Tổ chức HĐBD 144 33,48 245 56,97 41 9,53 2,59 4
3 Chỉ đạo HĐBD 126 29,3 279 64,88 25 5,81 2,61 3
4
Kiểm tra, đánh giá kết
quả HĐBD
122 28,37 299 69,53 9 2,09 2,63 2
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 125-135
131
Trong việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng cán bộ CCCX,
CBQL các cơ sở ĐT,BD cũng như lãnh đạo các đơn vị
liên quan đã thực hiện các nội dung của công tác chỉ đạo
như sau:
+ Chỉ đạo việc thực hiện nội dung bồi dưỡng: Theo
đúng quy định về chương trình bồi dưỡng đối với cán bộ
CCCX, cũng như sự chỉ đạo, kế hoạch của các đơn vị
liên quan.
+ Chỉ đạo về thời gian, địa điểm bồi dưỡng: Được
thực hiện vào các thời điểm khác nhau trong năm, về cơ
bản tương đối phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế
trong tỉnh.
+ Chỉ đạo về lực lượng, đối tượng bồi dưỡng: Theo
quy định chung, theo kế hoạch đã được xây dựng và thống
nhất. Việc chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện HĐBD đã
được CBQL các đơn vị liên quan quan tâm, tuy nhiên vẫn
còn có tình trạng học viên vắng mặt, điều này đã ảnh
hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng. Nguyên nhân của vấn đề
này là do học viên tham gia bồi dưỡng đều đang giữ những
vị trí quan trọng tại địa phương nên đôi khi phát sinh
những công việc đột xuất tại cơ sở cần giải quyết gấp.
+ Về kết quả bồi dưỡng: CBQL các đơn vị liên quan
luôn chỉ đạo việc bồi dưỡng phải đảm bảo kết quả khách
quan, chính xác, thực chất. Các kết quả thu được sau
khóa bồi dưỡng đã phản ánh phần lớn những phẩm chất,
năng lực thực tiễn của đối tượng được bồi dưỡng.
- Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả HĐBD: Được
thực hiện nghiêm túc, bài bản với mục đích giúp cho các
CBQL và cơ quan quản lí nắm bắt được đầy đủ, chính
xác những thông tin cần thiết, so sánh, đối chiếu các nội
dung liên quan phục vụ HĐBD. Hoạt động này không
chỉ tập trung vào thời gian cuối của khóa bồi dưỡng
(kiểm tra, thi...) mà được thực hiện suốt cả quá trình bồi
dưỡng để phát hiện và khắc phục kịp thời những hạn chế.
2.3. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng cán
bộ chủ chốt cấp xã tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở
tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay
2.3.1. Nâng cao nhận thức về công tác quản lí hoạt động
bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã
* Mục đích, ý nghĩa: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ
CBQL, GV về công tác quản lí HĐBD cán bộ CCCX ở
các cơ sở ĐT, BD cán bộ cấp xã trong bối cảnh hiện nay;
từ đó, giúp họ nhiệt tình, tận tâm, tận tụy, trách nhiệm với
công việc mà họ được phân công; tích cực, chủ động, tự
giác, sáng tạo, linh hoạt trong quản lí HĐBD cán bộ
CCCX, biết tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao
chất lượng bồi dưỡng.
* Nội dung biện pháp:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, GV về: vị
trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ sở ĐT, BD trong
công tác ĐT, BD cán bộ CCCX trong bối cảnh hiện nay;
các tiêu chuẩn, tiêu chí và phương thức đánh giá chất
lượng công tác bồi dưỡng tại cơ sở ĐT, BD; kết quả thực
hiện các tiêu chuẩn chất lượng của các cơ sở ĐT, BD;
những thành tựu, những đóng góp to lớn của cơ sở ĐT,
BD trong công tác ĐT, BD cán bộ CCCX.
- Làm rõ nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các
ngành, đặc biệt là chính quyền cấp xã và các lực lượng
khác nhau ở cơ sở ĐT, BD trong việc chăm lo ĐT, BD
cán bộ CCCX và có phương hướng khắc phục những tồn
tại, hạn chế.
* Cách thức thực hiện biện pháp:
- Cấp uỷ các cấp xây dựng và triển khai kế hoạch
tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, đánh giá nhận thức và
trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, các cơ sở
trong công tác ĐT, BD cán bộ CCCX tại cơ sở ĐT, BD
thông qua các kì tổng kết.
- Cơ sở ĐT, BD phối hợp với các cơ quan thông tin
đại chúng để tuyên truyền về các mặt hoạt động của cơ
sở ĐT, BD, những đóng góp của cơ sở ĐT, BD.
- Từng cơ sở ĐT, BD làm việc trực tiếp với từng xã,
phường, thị trấn để tuyên truyền, vận động, đồng thời
đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch ĐT, BD
cán bộ.
- Cơ sở ĐT, BD cán bộ CCCX phối hợp với ban
tuyên giáo, ban tổ chức tham mưu cho cấp uỷ làm tốt
công tác thi đua, khen thưởng trong công tác ĐT, BD
cán bộ.
* Điều kiện thực hiện biện pháp: cán bộ quản lí
trong mỗi cơ sở ĐT, BD phải có sự đồng thuận, nhất
quán trong nhận thức về quản lí HĐBD cán bộ CCCX
ở đơn vị; phải tạo tối đa điều kiện thuận lợi cho việc tổ
chức HĐBD. Cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, của
các cấp quản lí liên quan trực tiếp. Cung cấp đủ cho cán
bộ quản lí, GV về tài liệu cần thiết liên quan đến bồi
dưỡng, quản lí HĐBD để họ nghiên cứu, học tập và
triển khai thực hiện.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp
xã trong bối cảnh hiện nay
* Mục đích, ý nghĩa: Từ việc nắm bắt được nhu cầu
ĐT, BD cán bộ CCCX của các xã, phường, thị trấn, các
cơ sở ĐT, BD có thể xây dựng được kế hoạch dài hạn về
công tác bồi dưỡng cán bộ CCCX trong tổng thể nhiệm
vụ ĐT, BD của đơn vị. Việc này còn giúp các cơ sở ĐT,
BD cán bộ CCCX, Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ, các xã có
kế hoạch ĐT, BD, chuẩn hoá cán bộ theo một lộ trình
phù hợp với điều kiện KT-XH của cơ sở.
* Nội dung biện pháp:
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 125-135
132
- Phối hợp điều tra, khảo sát hiện trạng cán bộ CCCX
trong tỉnh; từ đó, thống kê, xác định nhu cầu ĐT, BD chuẩn
hoá của cán bộ CCCX, phường, thị trấn qua từng năm.
- Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo, giới
thiệu các hình thức, địa điểm và thời gian bồi dưỡng cho
học viên.
- Phối hợp với các cơ sở ĐT, BD khác có nhu cầu để
xây dựng kế hoạch và kí kết hợp đồng liên kết ĐT, BD.
Quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải chặt chẽ,
bài bản, khoa học, được thực hiện nghiêm túc. Xác định
nhu cầu bồi dưỡng phải xác định được số lượng người
cần bồi dưỡng, trên cơ sở đó xác định quy mô số lớp, số
học viên phù hợp.
+ Kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng theo các căn
cứ khoa học, thực tiễn như chủ trương của các cấp; tình
hình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ theo năm. Chủ
động phối hợp với cơ sở ĐT, BD và cấp ủy địa phương
để nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện kế hoạch ĐT, BD
trong năm, từ chiêu sinh, mở lớp, tổ chức đến tổng kết,
bế giảng các khóa bồi dưỡng.
+ Kế hoạch bồi dưỡng xây dựng theo quy trình khoa
học, chặt chẽ, khách quan:
(1) Sở Nội vụ gửi công văn đề nghị các cấp ủy đảng
huyện, thị trấn trong tỉnh báo cáo kết quả ĐT, BD
theo năm và đăng kí nhu cầu ĐT, BD cán bộ của năm
tiếp theo.
(2) Sở Nội vụ phối hợp với các cơ sở ĐT, BD trong
tỉnh để xây dựng kế hoạch ĐT, BD cán bộ trên cơ sở cân
đối khả năng đáp ứng nhu cầu của các cơ sở ĐT, BD. Nội
dung kế hoạch ĐT, BD cán bộ CCCX đầy đủ các phần:
nêu sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch; xác định đối
tượng, tiêu chuẩn ĐT, BD; tổ chức thực hiện, bố trí các
nguồn lực (nhân lực, tài chính, thời gian và cơ sở vật
chất); phân công thực hiện.
+ Xây dựng Kế hoạch ĐT, BD cán bộ CCCX chi tiết
dựa trên kế hoạch ĐT, BD cán bộ của Sở Nội vụ, năng
lực của các cơ sở ĐT, BD trong tỉnh. Cơ sở ĐT, BD được
lựa chọn thông báo kế hoạch ĐT, BD cho toàn hệ thống,
nêu rõ tên các địa phương, đơn vị sẽ mở lớp và số chỉ tiêu
của từng địa phương. Kế hoạch ĐT, BD cán bộ yêu cầu:
cử cán bộ tham gia ĐT, BD theo đúng quy định của tỉnh
ủy về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đối tượng ĐT,
BD. Thời gian, chỉ tiêu chiêu sinh các hệ, lớp được phân
bổ rõ tới các cơ sở, đơn vị,...
+ Kế hoạch giảng dạy và học tập tổng thể được lập
trước khi khai giảng khóa bồi dưỡng và ổn định trong cả
khóa học. Lịch học cụ thể của từng chuyên đề được xây
dựng dựa trên kế hoạch giảng dạy và học tập tổng thể của
các lớp và sự phân công của các khoa chuyên môn.
* Cách thức thực hiện biện pháp:
Cử cán bộ làm việc với Sở Nội vụ, phòng Nội vụ các
huyện, xã, phường, thị trấn lập kế hoạch khảo sát cán bộ
CCCX, nhu cầu sử dụng cán bộ của địa phương để thống
kê nhu cầu bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch mở lớp. Thống
kê nhu cầu ĐT, BD về số lượng, thời gian, địa điểm theo
từng năm. Kế hoạch mở lớp xác định rõ thời gian, nội dung,
hình thức, phương pháp bồi dưỡng. Tiến trình thực hiện:
- Ban Tổ chức tỉnh ủy ban hành công văn về nhu cầu
bồi dưỡng cán bộ CCCX gửi các địa phương.
- Thu thập số liệu nhu cầu, xử lí, phân tích nhu cầu;
- Các cơ sở ĐT, BD trong tỉnh gửi báo cáo về năng
lực ĐT, BD;
- Sở Nội vụ ban hành kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu bồi
dưỡng tới các địa phương;
- Các cơ sở ĐT, BD thông báo kế hoạch tới từng địa
phương trong tỉnh.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch phải thực hiện
quan điểm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo
nguyên tắc tập trung dân chủ; phải căn cứ vào chiến lược
phát triển của cơ sở ĐT, BD, nhu cầu bồi dưỡng cán bộ
để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.
- Cần phải có được cán bộ có trình độ quản lí để xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng khoa học, phù hợp.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ của Sở Nội vụ, phòng
Nội vụ các huyện cũng như các xã, phường, thị trấn.
- Phải có sự phân công rõ ràng tới các lực lượng liên
quan.
- Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực (tài lực,
vật lực) phục vụ HĐBD.
- Cán bộ quản lí phải trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra cấp
dưới thực hiện công việc để kịp thời điều chỉnh những
sai sót nếu có.
2.3.3. Chỉ đạo đổi mới chương trình, nội dung, phương
pháp bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã trong bối cảnh
hiện nay
* Mục đích, ý nghĩa: điều chỉnh, bổ sung để hoàn
thiện các mục tiêu, chương trình và các phương pháp bồi
dưỡng theo hướng hiện đại, thiết thực phù hợp với nhu
cầu của các nhà quản lí, của học viên, góp phần nâng cao
chất lượng bồi dưỡng cán bộ CCCX đáp ứng yêu cầu
phát triển nguồn nhân lực cho đất nước trong thời đại
ngày nay.
* Nội dung biện pháp:
- Xác định mục tiêu bồi dưỡng:
+ Về kiến thức: kiến thức chung và chuyên ngành đủ
để phát triển và thích ứng nhanh với môi trường công tác
như kiến thức về lí luận chính trị, quản lí nhà nước,
chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học...
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 125-135
133
+ Về kĩ năng: rèn luyện hệ thống kĩ năng cần thiết
như kĩ năng chuyên môn và nghề nghiệp (lập kế hoạch,
tổ chức và sắp xếp công việc,...); kĩ năng tư duy (lập luận
và giải quyết vấn đề, đánh giá, phân tích, tổng hợp và đưa
ra hướng giải quyết vấn đề,...); kĩ năng xã hội (làm việc
theo nhóm, giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục, động viên
người khác).
+ Về thái độ: có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn
sàng đương đầu với thách thức, khó khăn, trở ngại của
công việc; có tư duy sáng tạo, năng lực quản lí bản thân
và có những hành vi ứng xử phù hợp khi tiếp xúc với dân
trong thực thi nhiệm vụ; có tinh thần trách nhiệm, dám
làm dám chịu trách nhiệm, không đùn đẩy, thoái thác
việc khó cho người khác.
- Nội dung bồi dưỡng: khi thực hiện việc đổi mới đòi
hỏi phải gắn lí thuyết với thực tiễn và mang tính ứng
dụng cao nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của
cán bộ CCCX. Để thực hiện việc đổi mới nội dung,
chương trình ở các cơ sở ĐT, BD của tỉnh Thái Bình cần
phải giải quyết được các vấn đề sau: rà soát, đánh giá
những nội dung, chương trình cũ, chọn lọc và kế thừa
những nội dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn; chú trọng
đổi mới bổ sung những kiến thức kĩ năng mà cán bộ
CCCX còn thiếu và yếu.
- Phương pháp bồi dưỡng: bồi dưỡng dựa vào hoạt
động của học viên theo hướng tăng cường giao tiếp, hợp
tác với các công cụ, tài liệu, trang thiết bị học tập hiện đại
hóa.
* Cách thức thực hiện biện pháp:
- Tổ chức điều tra, khảo sát lấy ý kiến của các cán bộ,
công chức đang công tác tại xã, phường, thị trấn, các học
viên đã và đang tham gia bồi dưỡng, các GV đang trực
tiếp giảng dạy về đánh giá mục tiêu, chương trình,
phương pháp giảng dạy đang được thực hiện ngay tại các
cơ sở ĐT, BD của tỉnh Thái Bình.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo với sự tham gia rộng
rãi của các chuyên gia trong nước, các nhà khoa học, nhà
quản lí có tâm huyết...để tham vấn và cho ý kiến về các
vấn đề đổi mới nội dung bồi dưỡng cán bộ công chức nói
chung, cán bộ CCCX nói riêng.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Khung chương trình tài liệu chuyên đề bồi dưỡng
xây dựng dựa trên khung của Bộ Nội vụ, sau đó cần
thành lập hội đồng biên soạn. Chương trình bồi dưỡng
cán bộ CCCX phải được thống nhất, tránh chồng chéo và
có sự linh hoạt trong triển khai thực hiện, có kế hoạch
cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kịp thời đáp ứng đòi hỏi
của thực tiễn công việc.
- Để công tác bồi dưỡng cán bộ CCCX đạt được hiệu
quả tối ưu các cơ sở ĐT, BD cần lựa chọn phương pháp,
hình thức và nội dung cho phù hợp với đặc điểm riêng,
điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế của từng cơ sở ĐT, BD.
2.3.4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi
dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã trong bối cảnh hiện nay
* Mục đích, ý nghĩa: Tăng cường công tác kiểm tra,
đánh giá giúp HĐBD có kỉ cương, nề nếp, chất lượng và
hiệu quả hơn; Thông qua kiểm tra, đánh giá để xem xét
thực tiễn việc thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng nhằm
khuyến khích, phát huy những nhân tố tích cực, kịp thời
phát hiện các hạn chế, thiếu sót từ đó có biện pháp khắc
phục, điều chỉnh ngay tránh ảnh hưởng xấu tới kết quả
chung của HĐBD.
* Nội dung thực hiện biện pháp
- Đổi mới nhận thức về đánh giá phải làm cho các cấp
quản lí và mỗi người thông suốt quan điểm và đánh giá
đầy đủ, khách quan. Quá trình kiểm tra, đánh giá không
chỉ nhằm đánh giá đúng chất lượng, kết quả học tập của
người học mà còn đánh giá cả các chủ thể, các lực lượng
tham gia bồi dưỡng, xem xét mức độ hoàn thành nhiệm
vụ của họ gắn với chức trách, nhiệm vụ được giao trong
quá trình bồi dưỡng.
- Trong kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng cần
chống bệnh thành tích, tiêu cực; phải chỉ ra được những
thành công và hạn chế để từ đó điều chỉnh sao cho quá
trình bồi dưỡng đúng định hướng, đạt được mục đích đặt
ra. Do vậy, kiểm tra, đánh giá đòi hỏi các chủ thể quản lí
phải có tâm, năng lực; biết phân tích kết quả kiểm tra,
đánh giá,...
- Cơ sở ĐT, BD cần khuyến khích quá trình tự đánh
giá của người học, việc đánh giá kết quả bồi dưỡng cần
chuyển dần thành quá trình tự đánh giá (đánh giá trong)
của cán bộ CCCX.
- Cơ sở ĐT, BD cần kiểm tra, đánh giá quá trình bồi
dưỡng một cách khoa học và chính xác kết quả bồi dưỡng
sẽ có tác động tích cực, giúp cán bộ CCCX tự hoàn thiện
năng lực và chuyên môn của mình, do vậy đòi hỏi kiểm
tra, đánh giá phải chính xác, khách quan đồng thời phải
xử lí một cách khéo léo, tinh tế các mối quan hệ, tránh
xảy ra những hiện tượng tiêu cực.
* Cách thức thực hiện biện pháp:
- Xác định nguyên tắc kiểm tra, đánh giá: Khi tổ chức
thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng cán bộ
CCCX, cần phải đảm bảo 4 nguyên tắc sau đây:
+ Đảm bảo tính chính xác khách quan: Kết quả kiểm
tra, đánh giá phải phản ánh trung thực, đúng thực trạng
kết quả bồi dưỡng của học viên; đảm bảo thực hiện đúng
các văn bản pháp lí được quy định cho kiểm tra, đánh giá.
Khi đánh giá, phải kết hợp đánh giá quá trình với kết quả
học tập của học viên; sử dụng phối hợp nhiều phương
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 125-135
134
pháp, hình thức đánh giá, thu thập thông tin và đánh giá
từ nhiều kênh, đánh giá toàn diện,...
+ Đảm bảo tính hiệu quả: thông qua kết quả đánh giá
xem xét, phân tích, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu
và những nguyên nhân để tìm cách phát huy hoặc
khắc phục.
+ Đảm bảo tính công khai, dân chủ: Công khai dân
chủ là nguyên tắc bắt buộc đối với kiểm tra, đánh giá góp
phần thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp cũng như trình
độ, năng lực của người cán bộ CCCX.
+ Đảm bảo tính thường xuyên, liên tục: Kiểm tra,
đánh giá phải thường xuyên liên tục trong quá trình bồi
dưỡng. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên để kịp thời
điều chỉnh HĐBD, đảm bảo cho bồi dưỡng phù hợp với
thực tiễn.
- Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá:
Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả bồi
dưỡng một cách khách quan, khoa học. Quy trình đánh
giá cần được tiến hành theo trình tự sau:
+ Học viên tự đánh giá, xếp loại.
+ Nhóm chuyên môn đánh giá, xếp loại. Các GV
tham gia đánh giá hoạt động học tập và kết quả hoạt động
học tập của học viên.
+ Các chủ thể quản lí căn cứ vào kết quả học tập, ý
kiến đánh giá của nhóm chuyên môn và tự đánh giá của
học viên để đánh giá, xếp loại học viên.
Kết quả đánh giá được thông báo cho học viên và báo
cáo lên cơ quan quản lí.
- Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá: Căn cứ vào
tình hình cụ thể của chương trình, nội dung bồi dưỡng,
các chủ thể quản lí xác định các nội dung kiểm tra, đánh
giá phù hợp với mỗi đối tượng và thực tế bồi dưỡng.
- Tổ chức tốt hoạt động kiểm tra: Cần định lượng hoá
nội dung kiểm tra, xác định phương pháp kiểm tra phù
hợp với thực tiễn bồi dưỡng cán bộ CCCX. Phải xây
dựng được tiêu chí đánh giá, các hình thức đánh giá
thống nhất, công khai. Các chủ thể quản lí cần xây dựng
kế hoạch kiểm tra khoa học, chặt chẽ, cụ thể, chính xác
và huy động các tổ chức, lực lượng tham gia đánh giá,
nhất là các GV có trình độ chuyên môn giỏi, có uy tín.
* Điều kiện thực hiện biện pháp: Việc kiểm tra,
đánh giá phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, duy
trì, ổn định nề nếp, chú trọng đến chất lượng. Cơ sở ĐT,
BD thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc GV, học viên hoàn
thành tốt công tác bồi dưỡng; xây dựng nề nếp tự kiểm
tra, tự đánh giá và điều chỉnh bằng nhiều hình thức khác
nhau.
2.3.5. Đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu bồi
dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
* Mục đích, ý nghĩa: Cơ sở vật chất, thiết bị và tài
chính có vai trò rất quan trọng góp phần vào sự thành
công của HĐBD cán bộ CCCX. Các cơ sở ĐT, BD cán
bộ cấp xã cần phải cải tiến công tác quản lí cơ sở vật chất,
trang thiết bị và tài chính để phục vụ HĐBD của đơn vị;
trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp quản lí và sử dụng
phù hợp cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện có; tận dụng
sự ủng hộ từ các tổ chức xã hội.
* Nội dung thực hiện biện pháp:
- Hoàn thiện hệ thống quản lí, bảo quản và sử dụng
cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Cần xây dựng quy
trình thực hiện công tác đầu tư cơ sở vật chất theo quy
định của Nhà nước và tình hình thực tế của đơn vị để có
sự thống nhất chung trong quá trình thực hiện.
- Tăng thêm phòng học, phòng chức năng trong điều
kiện diện tích và công trình kiến trúc hiện có. Mua sắm
trang thiết bị phục vụ công tác quản lí và giảng dạy theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Tăng cường đầu tư các
phần mềm dạy học, xây dựng hệ thống băng hình, các
phần mềm với các nội dung đa dạng và thiết thực cho
hoạt động ĐT, BD.
- Đảm bảo chỗ ăn, nghỉ của GV, học viên ở xa đến
giảng dạy và học tập.
- Định kì hàng năm thực hiện công tác kiểm kê, đánh
giá tình trạng sử dụng cơ sở vật chất để phân loại, thanh
lí và điều chuyển; nâng cấp, trang bị thêm thiết bị mới.
- Cần liên tục cập nhật các văn bản hướng dẫn mới
nhất về chế độ thu chi tài chính để có những thay đổi phù
hợp. Thực hiện thu, chi đúng quy định và chế độ, chính
sách Nhà nước.
* Cách thức thực hiện biện pháp:
- Cần tham mưu cho các cấp quản lí ban hành các văn
bản chính sách về cơ chế tài chính chi cho HĐBD phù
hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
- Cần có sự phân cấp hợp lí quyền hạn và trách nhiệm
của từng bộ phận trong công tác đầu tư, sử dụng, bảo
quản cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường.
- Nâng cao nhận thức mỗi cán bộ quản lí, GV, công
nhân viên và học viên trong việc khai thác và sử dụng có
hiệu quả cơ sở vật chất và tài chính chi cho HĐBD cán
bộ cấp xã.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc bảo quản và
sử dụng qua hệ thống sổ sách. Xây dựng danh mục trang
thiết bị cần sử dụng và kế hoạch bảo dưỡng. Hoàn thành,
kiểm soát tốt kế hoạch thanh lí, điều chuyển trang thiết
bị. Lập được các kế hoạch đầu tư để nâng cao hiệu quả
sử dụng và mua sắm hợp lí. Xây dựng “Quy chế chi tiêu
nội bộ” theo quy định hiện hành.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 125-135
135
- Ban Giám hiệu chỉ đạo phòng Kế hoạch - Tài chính
sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và
một phần thu từ học viên để mua sắm, sửa chữa cơ sở vật
chất. Giao cho phòng Quản trị thiết bị thực hiện tốt các
biểu mẫu thống kê, quản lí và cập nhật tình trạng sử dụng,
tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa, thanh lí và điều chuyển
thiết bị.
- Thực hiện quyền tự chủ trong công tác quản lí tài
chính trên cơ sở thực hiện tốt Quy chế dân chủ và Quy
chế chi tiêu nội bộ của trường.
2.3.6. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia bồi
dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã
* Mục đích, ý nghĩa: Cơ chế phối hợp là sự vận hành
của các mối quan hệ trong hệ thống nhằm mục đích nâng
cao chất lượng, hiệu quả HĐBD cán bộ CCCX trong các
cơ sở ĐT, BD cán bộ cấp xã. Biện pháp có ý nghĩa hình
thành một cơ chế phối hợp có tính pháp lí, đảm bảo lợi
ích cho các bên liên quan. Các bên cùng phối hợp quản
lí được việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương
trình bồi dưỡng và hoạt động giảng dạy của GV.
* Nội dung biện pháp: Xây dựng cơ chế phối hợp qua
hợp đồng giữa cơ sở ĐT, BD và cơ sở cùng phối hợp tổ
chức lớp theo các nội dung: tăng cường điều tra, xây
dựng kế hoạch ĐT, BD; quản lí kế hoạch giảng dạy của
từng lớp thông qua chương trình khung quy định của Bộ
Nội vụ và sự biên soạn của cơ sở ĐT, BD; đảm bảo bàn
giao kế hoạch giảng dạy chi tiết trước mỗi khóa bồi
dưỡng; quản lí việc thực hiện nội dung giảng dạy các
chuyên đề của GV qua lịch trình giảng dạy, sổ ghi đầu
bài, giờ lên lớp,...
* Cách thức thực hiện biện pháp: Các bên liên quan
cùng nhau thảo luận trao đổi, những đặc điểm, nội dung,
điều kiện thực hiện, từ đó xây dựng cơ chế phối hợp, soạn
thành văn bản được các bên cam kết thực hiện. Để cơ chế
phối hợp được thực thi phải xây dựng “bản hợp đồng
phối hợp” giữa các bên có liên quan với nhau, có sự ràng
buộc về trách nhiệm, ghi rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền
lợi của từng bên.
* Điều kiện thực hiện biện pháp: Phải có sự nhất trí
của các cơ sở ĐT, BD cán bộ cấp xã và Sở Nội vụ, Phòng
Nội vụ các huyện, xã, phường, thị trấn. Đảm bảo được
sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan; đảm bảo
đúng quy định về sự phối kết hợp theo các hợp đồng đã
kí kết. Phải có sự phân công công việc rõ ràng cho các
bộ phận và cá nhân.
3. Kết luận
Để góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ
CCCX, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lí HĐBD ở
các cơ sở ĐT, BD cán bộ CCCX ở tỉnh Thái Bình, đó là:
Nâng cao nhận thức về công tác quản lí HĐBD cán bộ
CCCX tại các cơ sở ĐT, BD cán bộ CCCX; Xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng cán bộ CCCX; Chỉ đạo đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp bồi dưỡng cán bộ
CCCX; Đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu bồi
dưỡng cán bộ CCCX; Phối hợp chặt chẽ các lực lượng
tham gia bồi dưỡng cán bộ CCCX; Thường xuyên kiểm
tra, đánh giá HĐBD cán bộ CCCX. Với mong muốn, các
biện pháp này nếu được áp dụng đồng bộ sẽ góp phần
nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc quản lí
HĐBD cán bộ CCCX trong các cơ sở ĐT, BD nói riêng
và công tác bồi dưỡng cán bộ CCCX ở tỉnh Thái Bình
trong bối cảnh hiện nay nói chung.
Tài liệu tham khảo
[1] Chính phủ (2009). Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về
chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối
với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã ban hành ngày 22/10/2009.
[2] Tỉnh ủy Thái Bình (2007). Báo cáo số 83-BC/TU,
ngày 05/09/2007 về sơ kết 5 năm thực hiện Đề án 26
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đào tạo cán bộ xã,
phường, thị trấn có trình độ cao đẳng đại học.
[3] Tỉnh ủy Thái Bình (2009). Đề án số 02-ĐA/TU về
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lí giai
đoạn 2009-2020.
[4] UBND tỉnh Thái Bình (2018). Quyết định số 1671
ngày 10/07/2018 ban hành về việc phê duyệt Đề án
phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030.
[5] Chính phủ (2003). Nghị định số 114/2003/NĐ-CP
ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức xã, phường,
thị trấn.
[6] Chính phủ (2017). Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
ngày 01/09/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức.
[7] Bộ Nội vụ (2017). Thông tư số 01/2018 TT-BNV
ngày 08/01/2018 hướng dẫn một số điều của Nghị
định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của
Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức.
[8] Dương Quốc Quân (2004). Vai trò đạo đức cán bộ
cách mạng của người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hiện
nay. Tạp chí Giáo dục Lí luận, số 6 (167), tr 31-35.
[9] Nguyễn Thanh Hùng (2017). Một số biện pháp nâng
cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp
huyện theo tiếp cận mô hình CIPO. Tạp chí Giáo
dục, số đặc biệt tháng 6, tr 277-280.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28tran_thi_thu_huong_nguyen_trung_tien_0587_2148368.pdf