Tài liệu Biện pháp phòng chống bão lụt trong nuôi trồng thủy sản: Thông tin
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2013 [59]
TRANG TIN
1. Đối với ao nuôi nước mặn
Vào mùa mưa bão, người nuôi
cần kiểm tra và gia cố lại bờ ao,
cống xả tràn và chuẩn bị nguồn
nước sạch để thay nước cho ao
nuôi khi cần thiết. Rải vôi xung
quanh bờ ao phòng nước rửa trôi
phèn xuống làm biến động pH ao
nuôi. Tăng cường thời gian chạy
quạt nước tránh thiếu oxy và hiện
tượng phân tầng nước ao nuôi.
Đồng thời, cần chuẩn bị máy phát
điện, máy sục khí đề phòng khi bị
mất điện lưới. Kiểm tra và sửa
chữa lại hệ thống điện cẩn thận để
đảm bảo an toàn khi có gió bão.
2. Đối với ao nuôi nước ngọt
Cần kiểm tra và tu bổ lại bờ ao
chắc chắn đảm bảo giữ được nước
và bờ phải cao hơn mức nước cao
nhất trong ao 0,5m. Cần phát
quang những cành, cây xung
quanh bờ, để tránh cành lá rơi vào
ao làm ô nhiễm ao nuôi. Chuẩn bị
cọc tre, cuốc xẻng để gia cố sửa
chữa hệ thống bờ, cống, đăng
chắn, có lưới chắn phòng tràn bờ
gây thất thoát thủy sản nuôi khi
mưa to gió lớn.
Khi mưa lũ xảy r...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp phòng chống bão lụt trong nuôi trồng thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2013 [59]
TRANG TIN
1. Đối với ao nuôi nước mặn
Vào mùa mưa bão, người nuôi
cần kiểm tra và gia cố lại bờ ao,
cống xả tràn và chuẩn bị nguồn
nước sạch để thay nước cho ao
nuôi khi cần thiết. Rải vôi xung
quanh bờ ao phòng nước rửa trôi
phèn xuống làm biến động pH ao
nuôi. Tăng cường thời gian chạy
quạt nước tránh thiếu oxy và hiện
tượng phân tầng nước ao nuôi.
Đồng thời, cần chuẩn bị máy phát
điện, máy sục khí đề phòng khi bị
mất điện lưới. Kiểm tra và sửa
chữa lại hệ thống điện cẩn thận để
đảm bảo an toàn khi có gió bão.
2. Đối với ao nuôi nước ngọt
Cần kiểm tra và tu bổ lại bờ ao
chắc chắn đảm bảo giữ được nước
và bờ phải cao hơn mức nước cao
nhất trong ao 0,5m. Cần phát
quang những cành, cây xung
quanh bờ, để tránh cành lá rơi vào
ao làm ô nhiễm ao nuôi. Chuẩn bị
cọc tre, cuốc xẻng để gia cố sửa
chữa hệ thống bờ, cống, đăng
chắn, có lưới chắn phòng tràn bờ
gây thất thoát thủy sản nuôi khi
mưa to gió lớn.
Khi mưa lũ xảy ra: phải tiến
hành kiểm tra chất lượng nước
trong ao nuôi để có các biện pháp
điều chỉnh phù hợp như: bón vôi
(1-3 kg/100m2) để ổn định môi
trường nước trong ao hoặc có thể
thay nước khi cần thiết. Rải vôi
xung quanh bờ ao phòng nước rửa
trôi phèn xuống làm biến động pH
ao nuôi. Để giúp thủy sản tăng sức
đề kháng tốt, cần bổ sung thêm Vi-
tamin C vào thức ăn.
3. Đối với ruộng lúa kết hợp
nuôi cá
Để bảo đảm an toàn cho ruộng
nuôi, bà con cần gia cố, tu bổ
ruộng nuôi và tính thời vụ nuôi
cho hợp lý. Ruộng nuôi cần phải
có bờ bao chắc chắn, không rò rỉ
nước, bố trí nhiều cống thoát nước
xung quanh ruộng nuôi (tuỳ thuộc
vào diện tích của ruộng nuôi để bố
trí số lượng cho phù hợp). Trên bờ
có lưới vây xung quanh và thường
xuyên kiểm tra để khắc phục
trường hợp lưới rách hoặc nước
chảy làm trống dưới chân lưới sẽ
thất thoát cá. Đồng thời kiểm tra
hệ thống cống, bờ bao, mương
rãnh để đảm bảo nước thoát
nhanh, chuẩn bị máy bơm tiêu úng
khi cần thiết.
4. Đối với nuôi lồng, bè
Kiểm tra lại hệ thống dây neo,
phao lồng có bị hư hỏng thì cần
phải tu sửa lồng, vệ sinh lồng sạch
sẽ và di chuyển vào những nơi kín
gió, có dòng chảy nhẹ để tránh khi
gió bão lớn làm vỡ lồng. Bên cạnh
đó, cũng nên chuẩn bị thuyền máy
để hỗ trợ khi cần thiết. Tuy nhiên,
người nuôi cần theo dõi thường
xuyên thông báo diễn biến mực
nước lũ trên các con sông, biển và
tình hình mưa bão trên các
phương tiện thông tin đại chúng
để có biện pháp bảo vệ thuỷ sản
nuôi một cách an toàn, có hiệu
quả.
5. Đối với nuôi nhuyễn thể
Đầu vụ nuôi bà con nên thả
giống có kích cỡ lớn để có thể thu
hoạch trước mùa mưa, lũ. Vào
mùa mưa bão, nếu nuôi đạt trọng
lượng thương phẩm thì nên thu
hoạch để hạn chế thiệt hại xảy ra.
Nếu kích cỡ còn nhỏ chưa đạt
trọng lượng thu hoạch thì người
nuôi nên di chuyển bãi ra xa hơn
nơi có độ mặn cao và ổn định.
Lưu ý: Những ao nuôi đạt cỡ
thương phẩm nên thu hoạch để
hạn chế thiệt hại. Các chòi canh
cần được trang thiết bị như đèn
pin, phao cứu sinh. Người nuôi
thuỷ sản tuyệt đối không được ở
lại bên trong các chòi canh khi có
bão đổ bộ vào./.
Vũ Xuân Nam
Trạm Khuyến nông TP.Vinh
PHỔ BIẾN KHOA HỌC KỸ THUẬT
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
BÃO LỤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Trong những năm trở lại đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Nghệ An đã và đang phát triển đa
dạng cả về hình thức và đối tượng nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Tuy
nhiên, người nuôi trồng thuỷ sản cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai và bão
lũ luôn xảy ra. Nhằm khắc phục và giảm nhẹ những thiệt hại vào mùa mưa lũ, người nuôi trồng
thủy sản cần phải thực hiện tốt một số biện pháp phòng chống thiên tai và bão lũ.
Thông tin
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2013 [60]
TRANG TIN
I. Trên cây ngô
1. Châu chấu
- Sau khi thu hoạch lúa hè thu
- mùa, châu chấu chuyển sang gây
hại trên cây trồng vụ đông, đặc
biệt gây hại trên cây ngô thời kỳ
cây con trên đất 2 lúa với mật độ
cao, gây trụi lá, làm ảnh hưởng
đến tốc độ sinh trưởng phát triển.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng
vợt bắt châu chấu: hạn chế mật độ
châu châu gây hại ngô trên đồng
ruộng, đồng thời dùng châu chấu
làm nguồn thức ăn cho vật nuôi
như: vịt, ngan, gà. Khi châu chấu
phát sinh mật độ cao có nguy cơ
ăn trụi lá, dùng máy động cơ phun
cuốn chiếu, sử dụng các loại thuốc
bảo vệ thực vật như: Ammate
150SC, 30WDG, Angun 5WDG,
Pastac 5EC, Ofatox 400EC; Decis
2,5EC... phun theo liêù khuyêń
caó.
2. Sâu cắn lá, sâu đục thân,
đục bắp
- Sâu cắn lá ngô: gây hại từ
đầu đến cuối vụ; sâu tuổi nhỏ ăn
lá nõn, cờ mới nhú; sâu tuổi lớn ăn
khuyết lá, râu, hạt non, làm giảm
năng suất, đặc biệt khi cây sinh
trưởng ở giai đoạn 8-10 lá.
- Sâu đục thân, đục bắp: Thời
kỳ cây con, sâu đục ăn nõn; khi
cây đã lớn, sâu đục vào thân, vào
bắp làm cây dễ đổ ngã, ảnh hưởng
đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất. Sâu gây hại nặng từ thời kỳ
phun râu đến thu hoạch.
- Biện pháp phòng trừ: Đối với
sâu cắn lá: Vệ sinh đồng ruộng,
làm sạch cỏ dại trong ruộng và
xung quanh bờ. Dùng bả chua
ngọt để diệt trưởng thành (Bả chua
ngọt được pha chế từ các hỗn hợp
các vật liệu sau: 4 phần mật mía
hoặc đường đen + 4 phần dấm
hoặc nước gạo chua + 1 phần rượu
+ 1 phần nước lã và 1% chất độc
(thuốc trừ sâu)) có thể thu hút rất
nhiều trưởng thành họ ngài đêm
vào bả.
Đối với sâu đục thân: Khi sâu
đục vào thân, việc phòng trừ gặp
nhiều khó khăn, chỉ phòng trừ có
hiệu quả ở pha trưởng thành và
trứng. Có thể dùng bẫy đèn để thu
bắt trưởng thành và xác định thời
điểm đẻ trứng, tiến hành ngắt ổ
trứng để hạn chế mật độ sâu trên
ruộng ngô. Bảo vệ ong ký sinh,
đặc biệt ong mắt đỏ (Tri-
chogramma sp) ký sinh pha trứng.
Gieo đúng lịch thời vụ, tập
trung trong vòng 10-15 ngày,
không gieo lai rai sẽ tạo điều kiện
cho sâu phá hại liên tục trên các
trà ngô.
3. Sâu xám
- Sâu xám hoạt động mạnh về
ban đêm và phá hại mạnh ngô ở
giai đoạn mọc mầm đến 4-5 lá,
cắn đứt ngang thân cây. Khi thân
cây đã cứng, chúng ít phá hại.
- Biện pháp phòng trừ: Sau gặt
lúa mùa: Tiến hành cày sâu và bừa
ngay để tiêu diệt sâu non và nhộng
trong đất; Trong quá trình chăm
sóc, tiến hành xới xáo, làm cỏ và
vun gốc; Bới đất quanh gốc cây để
bắt sâu bằng tay khi mật độ còn
thấp; Dùng bả chua ngọt để dẫn dụ
trưởng thành; Trước khi gieo ngô,
rạch hàng và rắc thuốc dạng hạt
như: Vibaba 10H, Basudin 10H,
Marshal 5G, Vifuran 3GR...
4. Rệp cờ
- Rệp cờ phát sinh gây hại từ
lúc ngô xoáy nõn đến trổ cờ, hút
dinh dưỡng làm cho cờ hoa không
tung phấn được, gây hiện tượng
thiếu hạt phấn làm bắp ngô bị lép,
ít hạt. Rệp gây hại trong điều kiện
ngô gieo trồng quá dày, thiếu ánh
sáng, ẩm độ không khí trong
ruộng cao và phá hại ngô từ lúc 8-
9 lá cho tới khi ngô chín sáp.
- Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh
đồng ruộng như làm cỏ dại và
xung quanh bờ, tránh rệp từ các ký
chủ dại lây lan phá hoại ngô.
Trồng ngô đúng mật độ, theo quy
trình Sở NN&PTNT và Khuyến
nông huyện. Khi ngô phát triển
cao 30cm, tiến hành tỉa bỏ những
cây yếu, bị bệnh, tạo ruộng thông
DỰ BÁO SÂU BỆNH CHÍNH
HẠI CÂY TRỒNG VỤ ĐÔNG 2013 VÀ KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ
Kế hoạch sản xuất cây trồng vụ đông 2013 của tỉnh Nghệ An là 50.500ha, trong đó 30.000ha
ngô, 7.500ha khoai lang, 2.000ha lạc, 10.500ha rau đậu các loại, 500ha cây trồng khác. Điều
kiện thời tiết vụ đông diễn biến phức tạp, khó lường, mùa mưa bão đầu vụ tháng 9, 10 sẽ gây
nhiều khó khăn trong sản xuất. Căn cứ vào kết quả theo dõi quy luật phát sinh gây hại của dịch
hại những năm gần đây, có thể dự báo một số dịch hại chính sẽ gây hại trên cây trồng vụ đông
2013 và kỹ thuật phòng trừ.
Thông tin
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2013 [61]
TRANG TIN
thoáng, hạn chế rệp phát triển.
Trồng xen ngô với đậu tương
nhằm tăng cường hoạt động các
loài thiên địch. Khi rệp phát sinh
mật độ, tỷ lệ cao, có thể phun trừ
bằng các loại thuốc như: Ofatox
400EC, Trebon 40EC, Actara
25WG, Victory 585EC, Dragon
858EC... pha theo hướng dẫn.
5. Bệnh khô vằn
- Đây là bệnh hại phổ biến trên
ngô, xâm nhập vào bẹ lá vào giai
đoạn ngô 10-11 lá đến lúc thu
hoạch, gây hại nặng ở những chân
ruộng trồng dày bón nhiều phân
đạm. Khi bệnh nặng có thể gây hại
tới lá ngọn và lá bao của bắp làm
giảm năng suất ngô.
- Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh
đồng ruộng, tiêu diệt nguồn bệnh
ngay từ đầu vụ sản xuất bằng cách
cày sâu để vùi lấp hạch nấm. Gieo
trồng đúng thời vụ, trồng thưa,
đúng mật độ theo quy trình, bón
phân cân đối tránh dư thừa phân
đạm. Khi bệnh phát sinh với tỷ lệ
cao, có thể dùng một số thuốc để
phun trừ bệnh như: Validamycin,
Tilt 250ND, Anvil 5SC... theo
khuyến cáo.
II. Trên cây lạc
1. Nhóm sâu ăn lá: sâu xanh,
sâu khoang, sâu cuốn lá
- Sâu phát sinh gây hại từ giai
đoạn cây con, gây hại nặng từ khi
lạc phân cành ra hoa với mật độ
cao, ăn trụi lá, ảnh hưởng tới sinh
trưởng và năng suất lạc.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng
bả chua ngọt, bẫy pheromone giới
tính để thu hút trưởng thành nhằm
hạn chế mật độ sâu non trên đồng
ruộng. Tổ chức bắt sâu khi sâu
non phát sinh và gây hại. Trồng
cây hướng dương để dẫn dụ
trưởng thành sâu khoang đến đẻ
trứng, sau đó ngắt bỏ ổ trứng, tiêu
diệt sâu mới nở. Khi mật độ đến
ngưỡng phòng trừ nên dùng thuốc
bảo vệ thực vật để phun trừ như:
Ammate 150SC, Virtako 40WG,
Angun 5WDG, Map Winner
5WG, Match 50ND... hoặc các
loại thuốc có hoạt chất sinh học
Ebamectin, Abamectin... theo liều
khuyến cáo. Ưu tiên sử dụng
thuốc có nguồn gốc sinh học, các
chế phẩm sinh học.
2. Nhóm bệnh hại gốc, thân,
cành, lá
- Bệnh nấm hại gốc (mốc đen,
mốc trắng, mốc xám...) do nấm
Pythium; Fusarium..., gây hại từ
cây con đến củ già, hại nặng từ khi
ra hoa đâm tia rộ đến củ vào chắc.
- Bệnh héo xanh vi khuẩn phát
sinh gây hại nặng ở giai đoạn từ
đâm tia đến lạc có củ non, trong
điều kiện mưa rào xen kẽ nắng
hanh, đất ẩm ướt, thoát nước kém.
- Bệnh đốm vòng, gỉ sắt do
nấm, gây hại nhẹ giai đoạn cây
con và bắt đầu phát sinh gây hại
nặng từ giai đoạn đâm tia hình
thành củ.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Đối với bệnh do nấm đất gây
hại: Ủ phân chuồng với nấm đối
kháng Trichoderma, chế phẩm
EM để phân hoai mục, sau đó bón
lót cho ruộng trước khi trồng lạc
nhằm mục đích tạo ra nhiều vi
sinh vật có lợi trong đất, kìm hãm
và hạn chế sự phát sinh gây hại
của tập đoàn nấm đất gây hại. Lên
luống cao, thoát nước tốt. Xử lý
hạt giống trước khi gieo bằng các
loại thuốc trừ nấm như: Nativo
750WG, Vicarben S 70BTN,
Cruiser plus 312,5FS... Khi cây
chớm bị bệnh, trong điều thời
thuận lợi cho bệnh phát triển, tiến
hành phun một trong các loại
thuốc sau: Rovral 50WP, Ami-
tatop 325SC, Cavil 50SC, Carban
50SC, Moren 20WP theo liều
khuyến cáo.
+ Đối với bệnh đốm vòng, gỉ
sắt: Khi bệnh chớm xuất hiện, nếu
gặp điều kiện thời tiết thuận lợi
cho bệnh phát triển mạnh nên
phun trừ bằng 1 trong các loại
thuốc bảo vệ thực vật sau: Car-
benda 50SC, Polyram 80DF,
Mancozeb 80WP, Sumi Eight
12.5WP, Folicur 250EW,
250WG...
+ Đối với bệnh do vi khuẩn
gây hại: Hiện tại chưa có thuốc
đặc trị, do vậy chỉ thực hiện các
biện pháp phòng bệnh là chính.
Dùng các giống kháng bệnh héo
xanh, vệ sinh đồng ruộng. Khi cây
bị bệnh tiến hành nhổ bỏ, tiêu hủy
và bón vôi bột ngay hốc cây nhằm
hạn chế nguồn bệnh và lây lan trên
đồng ruộng.
III. Trên cây rau màu
1. Ruồi vàng hại quả mướp
đắng
- Ruồi bắt đầu gây hại khi quả
mướp đắng được hình thành, làm
cho quả quăn queo, không phát
triển và rụng, gây ảnh hưởng đến
chất lượng, năng suất.
- Biện pháp phòng trừ: Thu
gom những quả bị rụng đem tiêu
hủy hoặc chôn sâu dưới đất. Sử
dụng bẫy để hấp dẫn ruồi vàng:
dùng thuốc có chất dẫn dụ và
chất tiêu diệt ruồi vàng như:
VIZUBON-D hoạt chất Eugenol
75% + Dibrom 25%. Cách sử
dụng: Dùng 1-2ml thuốc/bẫy;
bẫy được làm bằng chai nhựa và
treo mồi có tẩm thuốc trong
chai, hai bên chai khoét lỗ cho
ruồi chui vào và ăn mồi, treo 20-
30 bẫy/ha; hàng tuần điều tra và
thu mẫu ruồi trong bẫy; sau 14
ngày tẩm thuốc mới vào, tiếp
tục treo bẫy lên cây; kết hợp
phun bả protein (Ento-protein)
khi thấy ruồi vào bẫy khoảng 10
con/bẫy.
Lưu ý: Khi sử dụng bẫy, bả
phải làm trên diện rộng mới đem
Thông tin
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2013 [62]
TRANG TIN
lại hiệu quả cao trừ ruồi vàng cho
cả cánh đồng và không phun bả
protein lên quả mướp mà chỉ phun
điểm lên lá cây mướp đắng.
2. Sâu tơ, sâu xanh, sâu
khoang hại rau
- Cả 3 loại sâu này đều gây hại
suốt trong quá trình trồng các loại
rau như bắp cải, cải xanh, cải bẹ,
ăn khuyết lá để lại gân lá chính.
Sâu tuổi lớn ăn trụi lá làm ảnh
hưởng đến năng suất và ảnh
hưởng đến phẩm chất rau. Sâu tơ
có tính kháng thuốc cao, do vậy
cần luân phiên các loại thuốc tránh
tình trạng sâu quen thuốc.
Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ
các yêu cầu sau: Thuốc ít độc nằm
trong danh mục được phép sử
dụng cho cây rau, ưu tiên sử dụng
các chế phẩm có nguồn gốc sinh
học, thuốc thảo mộc, đảm bảo thời
gian cách ly, chỉ phun khi sâu phát
sinh gây hại tới ngưỡng phòng trừ.
Ngoài ra, có thể sử dụng một số
bẫy giới tính pheromone, bả chua
ngọt... để hấp dẫn trưởng thành và
tiêu diệt chúng.
3. Giòi đục thân, sâu cuốn lá
hại đậu tương
* Giòi đục thân:
- Gây hại từ khi cây có hai lá
đơn đến cuối vụ, chủ yếu từ giai
đoạn cây hai lá đơn đến 2-3 lá kép
làm cây bị chết hàng loạt. Khi cây
lớn, giòi đục thân chỉ làm chết
ngọn. Trong vụ đông, giòi có thể
làm chết 40-50% cây con, gây ảnh
hưởng lớn đến năng suất.
- Biện pháp phòng trừ: Gieo
đúng lịch thời vụ, chăm sóc tốt
cây con để cây sinh trưởng khỏe.
Gieo hạt đều, nhổ và hủy bỏ
những cây bị chết ngọn để diệt trừ
sâu. Phát hiện kịp thời sự xuất
hiện và gây hại giòi để tổ chức
phun trừ bằng các loại thuốc đặc
hiệu. Thời gian phun thuốc bắt
đầu từ khi cây đậu có 2 lá đơn, kết
thúc phun khi cây có 3 lá kép. Khi
bị giòi phá hoại mạnh, có thể phun
kép 2-3 lần.
* Sâu cuốn lá:
- Sâu phát sinh gây hại từ khi
cây có 2-3 lá kép cho đến cuối vụ,
bắt đầu gây hại nặng sau trồng 28
ngày, đặc biệt trên những ruộng
trồng đậu tương bón thừa đạm.
Sâu cuốn các mép lá lại với nhau
và ăn phần thịt lá để lại gân chính.
- Biện pháp phòng trừ: Biện
pháp thủ công: Tổ chức bắt sâu
khi sâu còn phát sinh với mật độ
thấp. Biện pháp hóa học: Khi sâu
phát sinh với mật độ cao, tổ chức
phun khi sâu còn tuổi nhỏ, lựa
chọn thuốc ít độc nằm trong danh
mục được phép sử dụng trừ sâu
trên cây rau như hoạt chất:
Abamectin, Alpha - Cyperme-
thrin..., khi phun phải đảm bảo
thời gian cách ly và theo hướng
dẫn trên bao bì.
4. Bệnh hại rau màu
* Bệnh lở cổ rễ:
- Bệnh gây hại nặng nhất giai
đoạn cây con, đặc biệt phát sinh
mạnh nhất trong điều kiện thời tiết
ẩm ướt, độ ẩm cao.
- Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh
đồng ruộng và xử lý đất nếu vụ
trước ruộng bị nặng. Xử lý hạt
giống trước khi gieo bằng các loại
thuốc trừ nấm. Khi bệnh phát sinh
tỷ lệ cao dùng: Anvil 5SC, Score
250EC, Cavil 50SC
* Bệnh sương mai: Gây hại
trên cà chua, khoai tây, bệnh hại
nặng khi thời tiết thay đổi lạnh giá,
trời mưa phùn có nhiều sương mù.
Bệnh làm hỏng lá, nặng có thể làm
chết toàn bộ vườn cây.
* Bệnh thán thư: Gây hại trên
nhiều loại cây rau nhưng hại nặng
nhất trên cây ớt, bệnh làm chết cây
con, rụng lá và thối trái, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến năng
suất và chất lượng.
- Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh
sạch sẽ đồng ruộng, thu gom các tàn
dư cây bị bệnh. Lên luống cao, thoát
nước tốt. Bón phân cân đối tạo điều
kiện cho cây sinh trưởng phát triển
khỏe, tăng sức chống chịu sâu bệnh,
có thể thêm tro và kali bón ở những
nơi đất xấu và nơi bệnh thường xảy
ra. Khi bệnh đã phát sinh gây hại và
thời tiết thuận lợi cho bệnh phát
triển dùng các loại thuốc như:
Rhidomil MZ 72BTN, Zinep
80WP, Aliette 80WP.../.
Nguyễn Huy Khánh
Trung tâm BVTV vùng Khu 4
Kiểm tra sâu hại đậu tương
Ảnh ngang 27
(7x10.8cm)
Thông tin
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2013 [63]
TRANG TIN
Phân viên nhả chậm đã được
sử dụng trên 27 tỉnh thành trong
cả nước, trong đó các tỉnh như:
Thanh Hóa, Yên Bái, Tuyên
Quang, Bắc Cạn, Hà Giang sử
dụng nhiều nhất và mang lại
những hiệu quả, lợi ích thiết thực
đáng ghi nhận. Sử dụng phân
viên nhả chậm giúp tăng năng
suất cây trồng từ 10-25% so với
sử dụng phân đơn, phân tổng hợp
NPK, tăng chất lượng và tăng
hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện
tích; Giảm giống, giảm phân hóa
học, hạn chế thất thoát phân do
được bón dúi sâu dưới mặt đất và
lượng bón ít hơn từ 25-30% so
với sử dụng phân tổng hợp NPK
và phân đơn N, P, K đồng thời có
tác dụng làm giảm khí N20 phát
thải vào bầu khí quyển gây hiệu
ứng nhà kính làm biến đổi khí
hậu, giảm thuốc bảo vệ thực vật,
giảm công lao động do chỉ bón
phân viên nhả chậm 1 lần duy
nhất và giảm công làm cỏ. Kết
quả nghiên cứu của Trung tâm
phân bón quốc tế cho biết:
Phương pháp nông dân bón phân
vãi NPK, phân đơn thì hiệu suất
sử dụng phân đạm của cây chỉ đạt
30%, trong khi đó sử dụng PVNC
bón dúi thì hiệu suất sử dụng
phân đạm của cây đạt 70%. Bên
cạnh đó, góp phần tăng cường an
ninh lương thực, xóa đói giảm
nghèo; góp phần chuyển đổi tập
quán canh tác; hiện đại hóa nông
nghiệp; bảo vệ môi trường và góp
phần giữ gìn tình cảm cộng đồng.
Ở Nghệ An, phân viên nhả
chậm đã được thí điểm ở một số
huyện như: Quế Phong, Anh
Sơn bón cho cây trồng, đặc
biệt là lúa, ngô.
1. Kỹ thuật bón phân viên
nhả chậm cho lúa
Đối với cây lúa, phân viên nhả
chậm thường được sử dụng trong
thời điểm trước khi gieo, cấy và
có thể sử dụng theo một trong hai
cách: bón dúi hoặc bón vãi.
1.1. Kỹ thuật bón dúi
* Chuẩn bị
Bón lót từ 300-400kg phân
chuồng hoai/sào (500m2). Cày
bừa làm đất như với ruộng cấy
lúa bình thường. Giữ mực nước
trong ruộng từ 3-5cm từ lúc cấy
cho đến khi bón phân, những
KỸ THUẬT BÓN PHÂN VIÊN NHẢ CHẬM CHO CÂY TRỒNG
Phân viên nhả chậm (còn gọi là phân viên nén hay phân viên dúi sâu) là một
biện pháp canh tác mới do PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh là người đầu tiên đưa ra ý
tưởng, cùng với các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
(HUA) nghiên cứu và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận
là tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định số 1046 QĐ/BNN-KHCN ngày 11/5/2005.
Phân viên nhả chậm Kỹ thuật bón dúi
Thông tin
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2013 [64]
TRANG TIN
ruộng kém màu mỡ, cần bón
thêm 11-13kg phân lân Văn Điển
hoặc supe Lâm Thao/sào.
* Cấy lúa: Cấy thẳng hàng, cứ
8 hàng lúa thì để 1 khoảng rộng
30cm (đường công tác); Cấy 1-2
dảnh/khóm, khoảng cách giữa
các khóm 18cm (lúa thuần)-20cm
(lúa lai).
* Kỹ thuật bón phân viên nhả
chậm
- Thời điểm bón: Bón ngay
sau khi cấy, thời gian bón càng
ngắn càng tốt (vụ xuân sau cấy từ
1-5 ngày, vụ hè thu - mùa sau cấy
từ 1-3 ngày).
- Cách bón: Dúi 1 viên phân
sâu 6-8cm giữa 4 khóm lúa, cách
1 hàng dúi 1 hàng.
- Lượng bón: Tùy theo mật độ
cấy mà có thể bón từ 17,5-18
kg/sào 500m2. Sau khi bón dúi
phải lấp đất bùn lại trên phân.
- Lưu ý: Trong vòng 20-25
ngày sau khi dúi phân không
được bước vào vị trí đã dúi phân
để không làm xê dịch viên phân.
1.2. Kỹ thuật bón vãi
* Nguyên tắc chung
- Ruộng được cày bừa kỹ, đất
phải nhuyễn, sạch cỏ và bừa
phẳng để thuận lợi cho quá trình
bón phân và tạo điều kiện cho cây
lúa sinh trưởng, phát triển tốt.
- Viên phân phải được nằm
sâu trong lớp đất bùn, tốt nhất là
ở độ sâu từ 6-8cm.
- Các biện pháp kỹ thuật khác
vẫn thực hiện như bình thường.
* Làm đất và thời điểm bón
phân viên nhả chậm
- Cày lật đất (hoặc máy lồng)
lần 1 để rạ và tàn dư thực vật
được nằm sâu trong đất. Trong
điều kiện cho phép, trước khi cày
lật đất, phun dung dịch vi sinh vật
(EMINA, AZOTOBACTER,...)
để rạ và tàn dư thực vật phân hủy
nhanh hơn và bổ sung vi sinh vật
cố định đạm cho đất.
- Đối với loại đất có tầng canh
tác mỏng: Bón vãi phân viên nhả
chậm trước lần bừa (hoặc lồng
máy) cuối cùng. Bón xong cho
bừa (hoặc máy lồng) đất lần cuối
và trang phẳng. Làm đất xong sẽ
tiến hành gieo sạ hoặc cấy. Đối
với loại đất có tầng canh tác dày,
đất lầy thụt: Ngay sau khi bừa lần
cuối cùng, khi bùn đất còn loãng
sẽ bón phân viên nhả chậm ngay.
Khi bón ném mạnh tay để phân
chìm sâu trong đất, bón xong
trang phẳng. Sau khi trang phẳng
sẽ tiến hành gieo sạ hoặc cấy.
* Theo dõi sinh trưởng của
lúa: Sử dụng bảng so màu lá để
xác định tình hình sinh trưởng
của lúa. Nếu màu lá có biểu hiện
thiếu đạm, cần bón bổ sung phân
vào cuối vụ.
* Lượng phân bón
- Phân chuồng hoai: từ 300-
400kg/sào (500m2) bón lót trước
khi bừa cấy, trước khi bón phân
viên nhả chậm.
- Lượng bón phân viên nhả
chậm: 18-19kg/sào (500m2).
- Khuyến cáo: 1/ Đối với các
ruộng kém màu mỡ cần bón thêm
phân lân với lượng 11-13kg/sào
(bón lót, trước khi bón phân
viên). 2/ Khi làm đất lần cuối,
tránh phân bị dồn trên bề mặt làm
cho chỗ nhiều chỗ ít phân.
2. Kỹ thuật bón phân viên
nhả chậm cho cây ngô
2.1. Đối với đất bãi
* Kỹ thuật làm đất
- Đất trồng ngô cần cao, thoát
Sử dụng phân viên nhả chậm cho ngô và lúa
Thông tin
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2013 [65]
TRANG TIN
nước tốt không bị úng khi gặp
mưa to.
- Đất có thành phần cơ giới
nhẹ, tầng canh tác dầy, tơi xốp
giầu dinh dưỡng, có độ pH trung
tính từ 6-7.
- Đất phải đạt độ ẩm 70-80%.
- Đất được cày sâu, san phẳng,
làm sạch cỏ dại và tàn dư cây
trồng vụ trước để phòng trừ và
hạn chế sâu bệnh hại.
- Rạch hàng sâu 15-20cm, mật
độ trồng 70 x 25cm hay 70 x
30cm
* Bón lót phân
- Bón lót: 300-400kg/sào phân
chuồng hoai mục.
- Phân lân Lâm Thao bón 14-
16kg/sào (hoặc phân lân vi sinh
20kg/sào).
- Nên kết hợp bón Basudin
10H để diệt sâu xám, dế, sâu bọ
khác... có trong đất. Lượng bón
từ 1-1,3kg/sào.
- Sau khi bón phân lấp phủ lên
bề mặt một lớp đất mỏng trước
khi gieo hạt.
* Gieo hạt
- Gieo mỗi hốc 1-2 hạt khoảng
cách giữa các hạt là 25-30cm.
- Khi cây 2-3 lá thật tiến hành
kiểm tra và nhổ tỉa cây chỉ để 1
cây/hốc.
* Bón phân viên nhả chậm
cho ngô
- Bón 2 viên cho 1 cây/hốc.
Viên phân được bón cách hạt ngô
khoảng 10cm, độ sâu bón 10cm
so với mặt luống ngô.
- Lượng bón: 400 - 490kg/ha,
(20-24,5kg/sào 500m2).
- Phân viên nhả chậm chỉ bón
một lần cho cả vụ. Do đó, yêu cầu
việc bón phải chính xác, hạn chế
sai sót trong quá trình thực hiện.
- Nếu đất trồng khô, ngô
không đủ độ ẩm khi bón phân
viên nhả chậm cần ấn chặt đất để
giảm sự bốc hơi của viên phân.
* Chăm sóc
+ Tưới nước
Thời kỳ cây con 7-8 lá: Độ ẩm
đất 75-85%, tuyệt đối không để
ruộng ngô bị ngập úng. Thời kỳ 9
lá đến trỗ cờ, phun râu, kết hạt:
Cần tưới nhiều nước tốt nhất là
lượng nước tưới thấm rãnh ngô.
Thời kỳ chín không cần tưới
nhiều nước, chỉ giữ độ ẩm 75-
85%.
+ Làm cỏ xới xáo tỉa dặm
- Sau khi gieo ngô xong, nên
tủ mặt luống bằng rơm rạ, thân
ngô hoặc cỏ khô.
- Sau khi gieo ngô một tuần
cần kiểm tra các cây bị khuyết để
giặm lại bằng hạt ngô đã ủ cho
nứt nanh.
- Khi ngô 4-5 lá cần loại cây
yếu, quá dày, chỉ để lại các cây để
đảm bảo mật độ.
- Làm cỏ: Nếu không tủ luống
như đã hướng dẫn cần làm cỏ, xới
xáo đất và vun gốc.
+ Lần 1: Khi ngô đạt từ 3-4 lá,
làm cỏ, xới xáo đất kết hợp vun
nhẹ đất vào gốc cây.
+ Lần 2: Khi ngô đạt 7-8 lá,
làm cỏ, xới xáo đất kết hợp vun
gốc cao.
- Theo dõi sâu bệnh phát sinh
để kịp thời phòng trừ theo hướng
dẫn của ngành Bảo vệ thực vật.
2.2. Bón phân cho ngô trên
ruộng hai vụ lúa
- Sau khi gặt lúa vụ hè thu -
mùa còn nhiều nước hoặc quá ẩm
ướt cần phải dùng biện pháp lên
luống để gieo hạt hoặc đặt bầu.
- Lên luống rộng 80-90cm,
rãnh 50-60cm.
- Đặt hạt giống hoặc bầu cách
mép luống 5-10cm, hạt cách nhau
25-30cm.
- Mỗi hạt/bầu dúi 2 viên phân,
viên phân cách hạt/bầu 10cm và
dúi ở độ sâu 8-10cm.
2.3. Đối với đất dốc, đất đồi
* Đối với đất có độ dốc thấp
7-100
- Cày rạch hàng sâu 15-20cm,
hàng cách hàng 70cm để bón
phân và gieo hạt.
- Bón phân, chăm sóc, phòng
trừ sâu bệnh hại: giống như áp
dụng với đất bãi (mục A).
- Cần áp dụng biện pháp che
phủ đất bằng tàn dư thực vật hoặc
nilon để chống xói mòn và giữ
ẩm cho đất.
* Đối với đất có độ dốc cao
trên 100
- Không cày bừa giống như
đối với đất bãi bằng, chỉ dùng
dụng cụ chọc lỗ bỏ hạt và bỏ
phân viên nhả chậm.
- Chọc lỗ bỏ hạt: Mỗi hốc bỏ
1-2 hạt ngô giống. Mật độ: 80cm
x 25-30cm (hàng cách hàng 80
cm, hốc cách hốc 25-30cm).
- Bón phân viên nhả chậm:
Chọc 2 lỗ cách 8-10cm và sâu
10cm ở hai bên hốc đã gieo ngô.
Mỗi lỗ bỏ 1 viên phân, bỏ xong
lấp đất và ấn nhẹ để đất đủ chặt.
- Cần phải che phủ cho đất sau
khi trồng bằng tàn dư thực vật
như thân ngô, cỏ khô,...
* Lưu ý chung
- Phân viên nhả chậm chỉ
bón một lần duy nhất cho cả vụ
sản xuất lúa, ngô. Do đó, yêu
cầu về liều lượng phân bón,
phương pháp bón phải chính
xác, hạn chế sai sót trong quá
trình thực hiện.
- Nếu đất khô cây ngô sẽ
thiếu độ ẩm. Khi bón phân viên
nhả chậm cần ấn chặt đất để
giảm sự bốc hơi của viên phân,
tốt nhất nên che phủ cho ngô
sau trồng bằng các tàn dư thực
vật, cỏ khô để giữ ẩm cho
đất./.
Nguyễn Huy Khánh
Trung tâm BVTV Vùng Khu 4
Thông tin
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2013 [66]
TRANG TIN
TIN KH&CN TRONG NưỚC
CHế TẠO ĐIỆN CỰC xử Lý CHấT THẢI CÔNG NGHIỆP
Được sự hỗ trợ của Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo
Việt Nam - Phần Lan (IPP), Công ty TNHH Phát triển ứng
dụng kỹ nghệ mới - SAV đã nghiên cứu chế tạo thành công
máy sấy thóc bằng năng lượng mặt trời, sử dụng ống nhiệt thủy
tinh chân không. Máy gồm bộ thu năng lượng mặt trời kiểu
ống nhiệt thủy tinh chân không có cánh, công suất tạo nhiệt
5kW; buồng sấy thóc cơ khí theo kiểu đối lưu cưỡng bức, công
suất 500kg (từ thóc ướt có độ ẩm 30-33% xuống độ ẩm 13-
14% trong 1 ngày nắng). Máy phù hợp với quy mô nông hộ./.
MÁY SấY THÓC BằNG NăNG LượNG MặT TRờI
TS. Nguyễn Ngọc Phong và các đồng nghiệp
của Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệViệt Nam đã nghiên cứu và chế
tạo thành công điện cực anot trơ, có độ bền cao,
dùng trong công nghiệp điện hóa, oxy hóa điện hóa
gián tiếp hoặc trực tiếp các chất độc hại trong nước
thải công nghiệp. Theo đó, nước thải sẽ qua một bể
chứa để làm sạch với nhiều công đoạn. Trong khâu
điện phân, điện cực được chế tạo sẽ phân hủy các
chất như phenol, các chất trong thuốc nổ, thuốc
phóng Nước đầu ra đảm bảo Tiêu chuẩn Việt
Nam loại B cho phòng thí nghiệm, với công suất
7m3/ngày.
Kết quả của đề tài đã được áp dụng thành công
nhiều năm nay ở Nhà máy sản xuất Thuốc nổ -
Pháo hoa Z121 của quân đội./.
Nông dân Nguyễn Hoàng
Phi (ấp Hòa Thạnh, xã Châu
Phong, TX.Tân Châu) đã sáng
chế thành công máy phun thuốc
điều khiển từ xa và tự động
cuộn dây trên đồng đem lại
nhiều lợi ích thiết thực và kinh
tế cho nông dân. Chiếc máy
phun thuốc điều khiển từ xa này
có trọng lượng tương đương với
những chiếc bình phun thuốc
trừ sâu bình thường, song điểm
đặc biệt của nó nằm ở chỗ, chỉ
cần mang máy đến ruộng, đặt
bình trên bờ ruộng là máy đã có
thể hoạt động. Ưu điểm nổi trội
của máy là giảm thời gian trộn
thuốc, nông dân ít tiếp xúc với
hóa chất.
Cục Sở hữu trí tuệ đã chấp
nhận đơn xin cấp bằng sáng chế
độc quyền cho sản phẩm này của
anh Nguyễn Hoàng Phi. Trong
tương lai gần, anh hi vọng sản
phẩm của mình sẽ đến được tay
nhiều người nông dân trong cả
nước./.
MÁY PHUN THUỐC TRỪ SÂU ĐIềU KHIểN TỪ xA
Thông tin
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2013 [67]
TRANG TIN
Tập đoàn ABI (Nhật Bản)
vừa chuyển giao cho Việt Nam
công nghệ CAS thông qua hợp
tác quốc tế. Đây là công nghệ
bảo quản thực phẩm hiện đại
nhất hiện nay giúp cho nông
sản, thủy sản, thực phẩm tươi
ngon đạt tới mức 99,7% như
dạng “tươi sống”. Công nghệ
này hứa hẹn giải quyết bài toán
khó cho nền nông nghiệp Việt
Nam khi xuất khẩu ra thị trường
thế giới.
CAS là công nghệ hoạt
động theo nguyên lý kết hợp
giữa đông lạnh nhanh ở nhiệt
độ - 450C với từ trường, đối
tượng được đông lạnh là hải
sản, nông sản, thực phẩm... Các
nhà khoa học Nhật Bản đã
chứng minh trong thực tế, sau
từ 1-2 năm, thậm chí là 10 năm
tùy theo sản phẩm, thực phẩm
sau khi bảo quản có chất lượng
tươi ngon đạt 99,7% so với khi
mới thu hoạch, giữ nguyên
được cấu trúc, hương vị, màu
sắc và dinh dưỡng. Trong khi ở
Việt Nam, hoa quả đã qua thuốc
bảo quản cũng chỉ để được
cùng lắm 2 tháng; gạo bị mủn
sau 1-2 năm.
Thời gian tới, Trung tâm
công nghệ CAS sẽ hợp tác
nghiên cứu ứng dụng, trao đổi
công nghệ CAS với các viện
nghiên cứu, trường đại học có
liên quan đến bảo quản chế biến
nông sản, hải sản, thực phẩm,
và y học để sử dụng có hiệu quả
thiết bị và công nghệ CAS vào
các lĩnh vực./.
CÔNG NGHỆ CAS GIúP NÔNG, THỦY SẢN, THỰC PHẩM TươI NGON ĐẠT TỚI 99,7%
CHế TẠO THÀNH CÔNG MÁY xử Lý RÁC THẢI VỚI GIÁ THấP
Từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, anh
Trần Văn Kiều - Giám đốc Công ty TNHH Tân
Thiên Phú, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định,
đã chế tạo thành công máy nghiền rác thải.
Máy có công suất nghiền 5-7 tấn rác thải tổng
hợp/giờ, có thể nghiền 3-5 tấn rác thải rắn thành
bột/giờ, tiêu thụ 15kW điện/giờ. Bên cạnh đó, máy
có khả năng nghiền các loại rác hữu cơ, vô cơ; tách
được chất thải nhẹ như túi nilon và nghiền nhỏ các
loại chất thải rắn sinh hoạt như gạch, ngói Ưu
điểm của máy là đơn giản, dễ vận hành. Tổng vốn
đầu tư máy thấp, khoảng 300 triệu đồng/máy và chi
phí xử lý rác thấp, khoảng 15.000 đồng/tấn. Năm
2012, máy xử lý rác thải trên đã được Tổng cục
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm định và cấp
phép quyền sử dụng./.
Các giáo sư, tiến sĩ Trường Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh đã nghiên cứu thành công
màng sinh học chữa bỏng chất
lượng cao, có khả năng che phủ,
giúp vết bỏng mau lành, dễ dàng
lấy màng ra khỏi vết thương, giảm
đau đớn cho bệnh nhân.
Các nhà khoa học đã chọn
được một vật liệu khá độc đáo để
nghiên cứu đó là nước dừa khô.
Vật liệu này là nguồn nguyên liệu
để nuôi cấy vi khuẩn Acetobacter
xylinum tạo màng. Màng này sẽ
kết hợp với các hoạt chất tái sinh
mô từ dầu mù u và tinh dầu tràm
trà Ôxtrâylia, kết quả tạo ra chế
phẩm có tên là màng Acetul.
Nhờ thành phần chế tạo, màng
Acetul có tính cản khuẩn tuyệt
đối, đồng thời có tác dụng chống
viêm, phù nề và kích thích tái tạo
mô và biểu mô hóa vết thương.
Được thiết kế rất nhẹ và mỏng
(0,2mm) nên khi đắp lên vết
thương, màng Acetul không khác
gì một miếng da tự nhiên./.
CHế PHẩM SINH HọC CHữA BỏNG
Thông tin
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2013 [68]
TRANG TIN
TIN KH&CN THế GIỚI
Một hệ thống an ninh mới có tên Canary do 3 nhà
sáng chế người Mỹ là Adam Sager, Chris Rill và Jon
Troutman chế tạo hoạt động thông minh hơn. Thiết bị
này dài hơn 15cm, tích hợp camera có khả năng quan
sát ban đêm, microphone để theo dõi những thay đổi về
âm thanh, các cảm biến không khí, độ ẩm, nhiệt độ phát
hiện chuyển động hồng ngoại chủ động. Có thể tùy
chỉnh chế độ cài đặt vào những khoảng thời gian nhất
định trong ngày hoặc trong tuần. Những cảm biến khác
có thể được kích hoạt hoặc vô hiệu hóa tùy thuộc vào
nó có cần thiết hay không.
Người dùng có thể kiểm tra hệ thống từ xa vì thiết
bị này có thể sử dụng mạng wifi và được đồng bộ với
điện thoại thông minh. Nếu có kẻ trộm xâm nhập, Ca-
nary sẽ quét hình ảnh và gửi báo cáo tình hình cho
người sử dụng. Khi đó, người sử dụng sẽ nhận được một
tin nhắn báo động và có thể chọn cách gọi cảnh sát, phát
chuông báo động để xua đuổi kẻ trộm. Hệ thống cũng
cảnh báo người sử dụng nếu có bất cứ diễn biến nào
khác thường, chẳng hạn những thay đổi đột ngột về
THIếT Bị BÁO ĐộNG THÔNG MINH
nhiệt độ có thể do một đám cháy. Càng gửi
đi nhiều báo động, thiết bị càng theo dõi
được cách ứng xử và thói quen của người sử
dụng, từ đó có phản ứng khôn ngoan hơn đối
với những thay đổi nhất định. Thiết bị này
có 3 màu trắng, đen, bạc và được bán với giá
199 USD./.
SÁNG CHế VẢI CHỐNG THấM LÀM RÁO MỒ HÔI
Các chuyên gia công nghệ sinh học tại Đại học
California đã sáng chế ra loại vải chống thấm làm
bay mồ hôi bằng cách ứng dụng công nghệ vi lỏng.
Loại vải mới hoạt động như da người, định hình mồ
hôi dư thừa thành giọt và để chúng tự khô.
Ứng dụng công nghệ sử dụng những rãnh siêu
nhỏ để điều khiển chất lỏng, nhóm nghiên cứu phát
triển một kỹ thuật dệt vi lỏng mới sử dụng chỉ ưa
nước (hút nước) khâu vào loại vải không thấm nước
tốt, từ đó tạo ra các mẫu hoa văn hút các giọt nước
ở một mặt của tấm vải, đẩy chúng dọc các sợi chỉ và
tống ra ở mặt bên kia. Không chỉ có các sợi chỉ dẫn
nước thông qua tác động mao dẫn, các thuộc tính
chống thấm nước của vải xung quanh cũng giúp
đẩy nước xuống các rãnh. Tác dụng đẩy nước vẫn
hoạt động ngay cả khi các sợi dẫn nước đã thấm
đẫm, do độ chênh lệch áp suất phát sinh bởi độ
căng bề mặt của các giọt nước. Trong khi đó, phần
còn lại của vải vẫn hoàn toàn khô ráo và thoáng khí.
Bằng cách điều chỉnh hoa văn của các sợi dẫn nước
và cách khâu chúng trên mỗi mặt của vải, các nhà
nghiên cứu kiểm soát được vị trí mồ hôi đọng lại
và nơi nó bay hơi ở mặt ngoài. Nhóm nghiên cứu
cho biết họ chủ tâm không sử dụng bất kỳ kỹ thuật
gia công lạ nào nên nó phù hợp với quy trình dệt
may và dễ mở rộng quy mô sản xuất./.
Thông tin
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2013 [69]
TRANG TIN
Các nhà nghiên cứu Singapore và Hoa Kỳ đã chế tạo
được một loại gel xốp gắn các hạt nano, có khả năng diệt
khuẩn, giúp người dân ở các vùng thiên tai được sử dụng
nước uống an toàn.
Các nhà khoa học lựa chọn sử dụng các hạt nano bạc
vì các vật liệu diệt khuẩn hiệu quả khi chúng được gắn
vào các màng lọc. Nhưng, các hạt nano bạc có thể gây ra
trở ngại khi bạc rò rỉ vào trong nước uống. Họ hi vọng
chế tạo được một vật liệu khai thác các đặc tính diệt khuẩn
của bạc mà không làm bẩn nước và không gây ảnh hưởng
ngoài ý muốn đến sức khỏe. Để làm được điều này, các
nhà khoa học đã tổng hợp poly (sodium acrylate) trong
nước ở nhiệt độ thấp, do đó băng hình thành các đốm bên
trong gel polime. Khi các nhà nghiên cứu làm tan và rửa
TIÊU DIỆT VI KHUẩN BằNG LOẠI GeL MỚI
HỘP THƯ TÒA SOẠN
Trong tháng 8-9/2013, Tòa soạn Thông tin KH&CN Nghệ An đã nhận được tin, bài, ảnh của các
Vị: Hoan Châu, Nguyễn Trọng Cường, Nguyễn Quang Đạo, Lê Đình Định, Nguyễn Hữu Đức, Trần Hữu
Đức, Lê Đức Hoàng, Trần Xuân Học, Nguyễn Quang Hồng, Nguyễn Huy Khánh, Hoàng Kỳ, Nguyễn
Thị Lan, Nguyễn Tuấn Lộc, Vũ Xuân Nam, Trương Quế Phương, Trần Trung Thành, Nguyễn Khắc Thuần,
Đào Tam Tỉnh, Nguyễn Thái Tuấn, Doãn Trí Tuệ, Nguyễn Thái Tự.
HĐBT và Tòa soạn xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác của Quý vị!
Thông tin KH&CN Nghệ An
Nguồn: Khoa học phổ thông, Báo Xây dựng, Tạp chí Hoạt động khoa học, Báo Đất Việt, NASATI
Tổng hợp tin: Trần Hoa, Huyền Trang
vật liệu, băng tan chảy để lộ các lỗ trong
gel. Tiếp theo, gel được nhúng trong dung
dịch bạc nitrat, sau đó là sodium borohy-
dride, đã làm giảm các ion bạc và phủ lên
bề mặt lỗ của gel những hạt nano bạc. Vật
liệu xốp, nhẹ được tạo thành hấp thu nước
dễ dàng và trở lại hình dạng ban đầu sau khi
được ép.
Thử nghiệm gel bằng cách sử dụng nó
để hút nước có chứa 2 loại vi khuẩn Es-
cherichia coli và Bacillus subtilis. Sau 15
giây ở trong gel, số lượng vi khuẩn trong
nước được ép ra chiếm 0,1% mức ban đầu.
Khi thời gian tiếp xúc tăng lên 5 phút,
lượng vi khuẩn trong nước đã xử lý chiếm
khoảng 1 phần triệu số lượng vi khuẩn có
trong nước bẩn. Với thời gian xử lý như
vậy, nhóm nghiên cứu có thể biến nước
không an toàn thành nước uống. Hơn nữa,
hàm lượng bạc trong nước đã lọc nằm trong
giới hạn cho phép theo khuyến cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới. Các nhà nghiên cứu cho
rằng gel giải phóng ít bạc vì các hạt nano
liên kết chặt với vật liệu polime của gel. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, 4g vật liệu - hình
trụ có đường kính 1,5cm và dài 9cm - có thể
hấp thu và lọc một nửa lít nước trong một
lần ép. Gel có thể tái sử dụng hơn 20 lần mà
không bị hỏng hoặc mất khả năng diệt
khuẩn./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bv1_3756_2130591.pdf