Biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Trung học Phổ thông

Tài liệu Biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Trung học Phổ thông: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0071 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 184-191 This paper is available online at BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Trương Xuân Cừ Ban chỉ đạo Tây Bắc Tóm tắt. Bài báo đề cập tới mức độ và biểu hiện của các hành vi bạo lực học đường của học sinh được khảo sát tại 7 trường trung học phổ thông thuộc TP Hà Nội, tỉnh Hải Dương và Sơn La; các yếu tố dẫn đến BLHĐ và các biện pháp phòng chống BLHĐ đang được các trường triển khai cũng như hiệu quả của các biện pháp đó. Các kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy, nhà trường THPT đã sử dụng khá nhiều biện pháp phòng, chống bạo lực học đường và có mối tương quan khá chặt chẽ giữa các biện pháp phòng chống BLHĐ đã được các trường triển khai với hiệu quả của các biện pháp đó. Từ kết quả khảo sát này đã mở ra hướng triển khai trong thực tiễn, nhằm ngăn chặn, đảy lùi và khắc phục vấn nạn bạo lực hiện nay trong các trường THPT. Từ ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Trung học Phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0071 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 184-191 This paper is available online at BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Trương Xuân Cừ Ban chỉ đạo Tây Bắc Tóm tắt. Bài báo đề cập tới mức độ và biểu hiện của các hành vi bạo lực học đường của học sinh được khảo sát tại 7 trường trung học phổ thông thuộc TP Hà Nội, tỉnh Hải Dương và Sơn La; các yếu tố dẫn đến BLHĐ và các biện pháp phòng chống BLHĐ đang được các trường triển khai cũng như hiệu quả của các biện pháp đó. Các kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy, nhà trường THPT đã sử dụng khá nhiều biện pháp phòng, chống bạo lực học đường và có mối tương quan khá chặt chẽ giữa các biện pháp phòng chống BLHĐ đã được các trường triển khai với hiệu quả của các biện pháp đó. Từ kết quả khảo sát này đã mở ra hướng triển khai trong thực tiễn, nhằm ngăn chặn, đảy lùi và khắc phục vấn nạn bạo lực hiện nay trong các trường THPT. Từ khóa: Bạo lực, Bạo lực học đường, Bạo lực học đường trong trường THPT, Biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường THPT hiện nay. 1. Mở đầu Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích cố ý, gây tổn thương về thể chất và/ hoặc tinh thần cho nạn nhân [2, 4, 5]. Bạo lực học đường (BLHĐ) bao gồm bạo lực giữa các học sinh trong và ngoài phạm vi trường học cũng như những vụ tấn công bởi học sinh, phụ huynh và các đối tượng khác nhằm vào giáo viên của trường hoặc ngược lại.BLHĐ được coi là một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỉ gần đây ở nhiều quốc gia [4, 5], trong đó có Việt Nam [11]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của BLHĐ như nghiên cứu các yếu tố tác động dẫn đến hành vi BLHĐ ở các lứa tuổi: Đỗ Ngọc Khanh [6]; Trần Thị Mỵ Lương [8]; Mạc Văn Trang [9]; Nguyễn Đắc Thanh [10]. . . Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện có thường tập trung vào phân tích các nguyên nhân dẫn đến BLHĐ của học sinh và mô hình can thiệp cụ thể. Nghiên cứu này dựa trên cơ sở khảo sát, phân tích các nguyên nhân dẫn đến hành vi BLHĐ của học sinh THPT; những biện pháp nhà trường đã triển khai và hiệu quả của chúng, từ đó đề xuất các biện pháp hiệu quả hơn nhằm phòng chống BLHĐ cho học sinh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tổ chức nghiên cứu Nội dung khảo sát: Khảo sát đánh giá học sinh THPT về hành vi bạo lực học đường hiện Ngày nhận bài: 15/2/2017. Ngày nhận đăng: 27/4/2017. Liên hệ: Trương Xuân Cừ, e-mail: truongxuancu@yahoo.com 184 Biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường trung học phổ thông nay; mức độ tác động của các yếu tố dẫn đến hành vi bạo lực học đường; các biện pháp đã được triển khai và hiệu quả trong việc phòng chống bạo lực học đường của các trường THPT hiện nay. Mẫu khảo sát: Mẫu khảo sát là 217 cán bộ quản lí và giáo viên; 560 học sinh của 7 trường THPT thuộc 3 tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hà Nội và Sơn La: Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp được sử dụng chủ yếu là khảo sát bằng bảng hỏi. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của phỏng vấn sâu. Nội dung bảng hỏi tập trung vào 3 chủ đề chính: thực trạng bạo lực học đường hiện nay; các yếu tố dẫn đến bạo lực học đường và các biện pháp nhà trường đã triển khi cũng như hiệu quả của chúng. 2.2. Kết quả nghiên cứu Thực trạng bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, kết hợp với trao đổi với 560 học sinh các trường THPT được khảo sát về mức độ xảy ra các hành vi BLHĐ ở học sinh. Kết quả đánh giá của học sinh được tập hợp trong Bảng 1. Bảng 1: Mức độ phổ biến của các hành vi bạo lực học đường ở học sinh trung học phổ thông TT Biểu hiện của BLHĐ Tỉ lệ % số học sinh đánh giá mức độ phổ biến của HVBL (n=560) Phổ biến Đôi khi Ít khi Biểu hiện của hành vi bạo lực 1 Đánh nhau, dùng vũ lực để đánh người khác 14,3 35,5 50,2 2 Dọa nạt lẫn nhau 16,2 53,8 30,0 3 Mắng chửi nhau 23,3 57,6 19,1 4 Gây sức ép bằng nhiều cách khác nhau 25,4 61,5 13,1 Địa điểm diễn ra hành vi bạo lực 7 Đánh nhau, dọa nhau, chửi nhau trong trường 48,2 36,2 15,6 8 Đánh nhau, dọa nhau, chửi nhau ngoài nhà trường 12,7 22,6 64,7 Theo đánh giá của học sinh THPT, hành vi BLHĐ ở học sinh diễn ra khá đa dạng, với các mức độ khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là các hành vi mắng chửi nhau hoặc gây sức ép lên bạn bè bằng các cách. Hành vi điển hình của BLHĐ trong học sinh là đánh lộn nhau, dùng vũ lực để đánh bạn được đánh giá ở mức không phổ biến, chủ yếu ở mức “đôi khi”. 2.3. Các yếu tố dẫn đến bạo lực học đường Các kết quả khảo sát từ Đỗ Ngọc Khanh, Mạc Văn Trang, Trần Thị Mỵ Lương, Nguyễn Đắc Thanh cho thấy yếu tố dẫn đến BLHĐ thường từ phía học sinh, từ bạn bè, giáo dục gia đình, nhà trường và từ các yêu tố tiêu cực phát sinh trong xã hội. Nghiên cứu này khảo sát sâu hơn tác động của từng yếu tố đó, thông qua đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên các trường THPT. Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên Trung học phổ thông về mức độ tác động của các yếu tố dẫn đến bạo lực học đường Kết quả đánh giá của CBQL và GV trường THPT về mức độ tác động của các yếu tố dẫn đến BLHĐ được tập hợp trong bảng 2. 185 Trương Xuân Cừ Bảng 2: Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên Trung học phổ thông về mức độ tác động của các yếu tố dẫn đến bạo lực học đường TT Các yếu tố Tỉ lệ % các mức (n=217) Rất mạnh Mạnh Yếu 1 Từ cá nhân học sinh. 39,89 50,64 9,47 2 Từ bạn bè. 52,11 45,57 2,32 3 Từ cha, mẹ và hoàn cảnh gia đình. 34,18 57,85 7,97 4 Từ giáo dục và quan hệ trong nhà trường. 29,32 63,4 7,59 5 Từ yếu tố văn hóa không lành mạnh trong xãhội. 48,74 49,78 1,48 Từ các kết quả đánh giá của CBQL và GV trường THPT về các tác nhân dẫn đến BLHĐ ở học sinh THPT có thể rút ra các nhận định sau: Thứ nhất: Trong bốn nhóm tác nhân, các yếu tố bạn bè được đánh giá là tác động mạnh nhất. Điều này rất phù hợp với kết quả khảo sát của Nguyễn Đắc Thanh [10]. Theo phân tích của Mạc Văn Trang [9] yếu tố bạn bè chi phối rất mạnh đến các hành vi bạo hành của học sinh.Theo Dương Diệu Hoa, ở tuổi THPT (tuổi thanh niên mới lớn), trẻ em lấy giá trị bạn bè làm giá trị sống cốt lõi. Các em có thể “làm mọi việc” vì bạn, do bạn và theo bạn. Do vậy, sự cố kết nhóm và tác động của nhóm đến hành vi của thành viên trong nhóm là hiện tượng phổ biến [3]. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, hầu hết các hành vi bạo hành của học sinh THPT đều liên quan tới quan hệ giữa các nhóm bạn, hoặc giữa các cá nhân với nhau (quan hệ bạn bè, yêu đương). Thứ hai: Yếu tố tác động mạnh thứ hai, sau bạn bè là từ các yếu tố văn hóa không lành mạnh trong xã hội. Trong đó ảnh hưởng của các trò chơi điện tử có tính bạo lực tràn lan không kiểm soát được (hơn 70% ý kiến đánh giá đây là yếu tố rất mạnh). Ngay từ những năm 80 của Thế kỉ trước A. Bandura [1] đã chỉ ra học tập xã hội (Social learning) theo cơ chế nhận thức và bắt chước là con đường chủ yếu dẫn đến hành vi của cá nhân. Điều này lí giải, các hiện tượng tiêu cực, bạo lực tràn lan trên phim, ảnh và các trò chơi điện tử là tác nhân mạnh mẽ và khách quan dẫn đến BLHĐ ở học sinh THPT. Thứ ba: Yếu tố thứ ba dẫn đến BLHĐ thuộc về các đặc điểm tâm lí cá nhân học sinh (gần 90% CBQL và GV đánh giá ở mức tác động rất mạnh và mạnh). Đây cũng là điều liên quan trực tiếp tới đặc điểm tâm lí tuổi vị thành niên. Theo đánh giá của CBQL và GV trường THPT cũng như qua phỏng vấn chính các em học sinh, đa số cho rằng nguyên nhân dẫn đến BLHĐ từ phía học sinh là do các em hiếu động, thiếu lập trường dễ bị kích động hoặc do thách thức, đùa, trêu chọc quá chớn. Ngoài ra, cũng phải kể đến các nguyên nhân tâm lí thay đổi, không làm chủ được cảm xúc và hành vi hay do ăn chơi, đua đòi, muốn thể hiện bản thân. Tuy nhiên, các yếu tố này không phổ biến bằng các yếu tố trên. Thứ tư: Điều đáng quan tâm là mặc dù gia đình, cha/mẹ học sinh hay nhà trường là các tổ chức, các lực lượng có chức năng giáo dục trẻ em, học sinh; trợ giúp các em khắc phục những hạn chế, tiêu cực phát sinh từ quan hệ bạn bè, từ các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội, nhưng trong nhiều trường hợp, chính gia đình, nhà trường cũng là tác nhân dẫn đến BLHĐ ở học sinh, tuy mức độ tác động không lớn như các yếu tố nêu trên. Trong đó các yếu tố gia đình như cha mẹ nêu gương xấu cho con, thường xuyên cãi lộn, đánh nhau trước mặt con; Thiếu quan tâm chăm sóc con, không để ý đến các mối quan hệ bạn bè của con; Cha hoặc mẹ mắc các tệ nạn xã hội, làm ăn phi pháp; Cha mẹ li hôn, thiếu tình cảm yêu thương của cha, mẹ. Những yếu tố thuộc về nhà trường như chưa chú trọng trang bị kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các tình huống cho học sinh; Quản lí học sinh lỏng lẻo, thiếu sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong xã hội trên địa bàn; Xúc phạm, dọa 186 Biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường trung học phổ thông nạt học sinh, ép buộc học sinh. . . Đây là những yếu tố rất cần được khắc phục để đảm bảo gia đình và nhà trường thực sự là các tổ chức và lực lượng hậu thuẫn vững chắc trong việc trợ giúp học sinh giảm thiểu BLHĐ. 2.4. Các biện pháp phòng chống bạo lưc học đường đã được nhà trường trung học phổ thông triển khai và hiệu quả Cùng với khảo sát các yếu tố dẫn đến BLHĐ, là vấn đề nhà trường THPTđã triển khai những biện pháp nào để phòng chống, khắc phục tệ nạn BLHĐ và hiệu quả của những biện pháp đã triển khai? Các biện pháp phòng chống bạo lực học đường đã được nhà trường trung học phổ thông triển khai Trên thực tế, các trường THPT được khảo sát đều đã triển khai các biện pháp phòng chống BLHĐ. Vấn đề đặt ra là các biện pháp đó được triển khai ở mức độ nào? Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL và GV các trường THPT được tập hợp trong Bảng 3. Bảng 3. Mức độ triển khai các biện pháp phòng chống và khắc phục tệ nạn BLHĐ của trường THPT TT Các biện pháp Mức độ triển khai Rất TX TX Rất ít Thứ bậc thực hiện 1 Nâng cao nhận thức của cá nhân và tổ chức trong trường trong công tác phòng ngừa BLHĐ 12,08 67,32 20,6 5 2 Tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho học sinh 41,31 53,42 5,27 1 3 Triển khai các phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực” 6,75 21,19 72,06 6 4 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường 25,41 58,12 16,47 3 5 Trang bị kĩ năng sống cho học sinh 21,76 68,22 10,02 4 6 Khen thưởng và kỉ luật trong trường học 27,09 64,79 8,12 2 Nhìn chung các trường THPT đã triển khai khá đồng bộ các biện pháp phòng chống BLHĐ trong nhà trường. Tuy nhiên, chưa có biện pháp nào được thực hiện một cách quyết liệt, thường xuyên, tới mức mọi CBQL và GV đều nhận ra. Bằng chứng là có khoảng hơn 20% CBQL và GV nhận định các biện pháp được nhà trường sử dụng ở mức rất thường xuyên. Số còn lại cho rằng nhà trường mới triển khai ở mức ít. Trong số các biện pháp đã được triển khai, việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho học sinh được thực hiện phổ biến nhất, tiếp đến là biện pháp khen thưởng và kỉ luật trong trường học và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm giáo dục, phòng chống BLHĐ cho học sinh. Biện pháp được thực hiện ở mức thấp nhất là xây dựng các phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đây là vấn đề rất cần được lưu ý. Bởi lẽ, BLHĐ thường xảy ra khi quan hệ giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với nhau không được gắn 187 Trương Xuân Cừ bó, thân thiện và tôn trọng lẫn nhau. Nói cách khác, BLHĐ chỉ có thể được hạn chế và loại trừ khi nhà trường xây dựng được khối đoàn kết, tôn trọng, thân thiện, tương thân, tương ái giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh. Hiệu quả các biện pháp phòng chống bạo lực học đường đã được nhà trường trung học phổ thông triển khai Các kết quả khảo sát thực tế cho thấy các trường THPT được khảo sát đã triển khai tương đối nhiều biện pháp phòng chống bạo lưc trong nhà trường. Vấn đề đặt ra là hiệu quả các biện pháp đó như thế nào? Kết quả đánh giá của GV và CBQL được trình bày trong Bảng 4. Bảng 4. Hiệu quả các biện pháp phòng chống và khắc phục tệ nạn BLHĐ của trường THPT TT Các biện pháp Kết quả thực hiện Tỉ lệ % ý kiến đánh giá Thứ bậcRất hiệu quả Hiệu quả TB Chưa hiệu quả 1 Nâng cao nhận thức của cá nhân và tổ chức trong trường trong công tác phòng ngừa BLHĐ 9,14 58,18 32,68 6 2 Tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho học sinh 35,23 46,31 18,46 1 3 Triển khai các phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực” 4,62 17,05 78,33 5 4 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường 18,21 52,10 29,69 3 5 Trang bị kĩ năng sống cho học sinh 15,09 51,24 18,58 4 6 Khen thưởng và kỉ luật trong trường học 17,27 61,78 20,95 2 Theo đánh giá của CBQL và GV các trường THPT được khảo sát, trong số các biện pháp đã được nhà trường triển khai, thì tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho học sinh, nâng cao hiệu quả khen thưởng và kỉ luật trong trường học, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường là những biện pháp mang lại hiệu quả cao hơn các biện pháp khác. Biện pháp triển khai các phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực” và nâng cao nhận thức của cá nhân và tổ chức trong trường trong công tác phòng ngừa BLHĐmang lại hiệu quả thấp hơn. Ngoài ra, việc trang bị kĩ năng sống cho học sinh cũng được nhà trường triển khai, nhưng hiệu quả không cao. Nhìn chung, có sự tương quan chặt chẽ (R≈ 0,94) giữa mức độ triển khai các biện pháp với hiệu quả các biện pháp được triển khai. Trong bối cảnh hiện tại, những biện pháp được triển khai thường xuyên, triệt để thường mang lại hiệu quả cao hơn các biện pháp ít được triển khai. Đây có thể là một gợi ý cho các trường THPT trong việc tăng cường các biện pháp phòng chống BLHD. 188 Biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường trung học phổ thông 2.5. Đề xuất biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường trung học phổ thông Trên cơ sở kết quả khảo sát đánh giá của CBQL và GV về mức độ các biện pháp phòng chống BLHĐ đã được các trường THPT triển khai và hiệu quả của các biện pháp đó, chúng tôi bổ sung thêm 01 biện pháp mới, đồng thời đề nghị CBQL và GV đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được điều chỉnh và bổ sung. Với thang điểm: Rất cần thiết: 3 điểm, cần thiết: 2 điểm và chưa cần: 01 điểm. Rất khả thi: 3 điểm, khả thi: 02 điểm và ít khả thi: 01 điểm, kết quả khả sát được tập hợp trong bảng 5: Bảng 5: Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường trung học phổ thông được điều chỉnh và bổ sung TT Nhóm biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1 Nâng cao nhận thức của cá nhân và tổ chức trong trường trong công tác phòng ngừa BLHĐ 2,5 4 2,53 5 2 Đẩy mạnh giáo dục nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh 2,64 2 2,58 3 3 Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" 2,49 5 2,56 4 4 Quan tâm hoạt động giáo dục kĩ năng sốngcho học sinh 2,46 6 2,38 6 5 Đẩy mạnh phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để phòng chống BLHĐ 2,45 7 2,36 7 6 Làm tốt công tác nắm thông tin và phân loại học sinh, thành lập Ban tư vấn học đường 2,59 3 2,63 1 7 Làm tốt công tác khen thưởng và kỉ luật học sinh 2,67 1 2,61 2 Chung 2,54 2,52 Các kết quả khả sát cho thấy, các biện pháp đều được đánh giá rất cao về tính cần thiết. biểu hiện điểm trung bình đánh giá mức độ cần thiết ở mức cao của tất cả các biện pháp (2,54/3 điểm) và không có biện pháp nào có điểm trung bình < 2,0 điểm. Trong đó một số biện pháp được đánh giá có mức độ cần thiết khá cao như: Làm tốt công tác khen thưởng và kỉ luật học sinh,đẩy mạnh giáo dục nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh,làm tốt công tác nắm thông tin và phân loại học sinh, thành lập Ban tư vấn học đường. Điều đáng suy nghĩ ý là có hai biện pháp rất cần thiết (về phương diện lí luận), nhưng trên thực tế ít được triển khai (Quan tâm hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, Đẩy mạnh phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để phòng chống BLHĐ), nên được CBQL và GV đánh giá là những biện pháp có mức cần thiết thấp hơn so với các biện pháp khác. Về mức độ khả thi, kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp đều có tính khả thi cao (điểm trung bình chung: 2.52 điểm/ 3 điểm). Hệ số tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi khá lớn (R≈ 0,86). Điều này cho thấy có sự tương ứng giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện 189 Trương Xuân Cừ pháp. Nói cách khác, biện pháp có mức độ cần thiết cao đồng thời cũng là biện pháp có tính khả thi cao. Vì vậy, dựa vào kết quả khảo nghiệm này, các trường THPT có thể lựa chọn biện pháp phù hợp để phòng, chống và khắ phục bạo lực trong nhà trường hiện nay 3. Kết luận Do nhiều tác nhân khác nhau, dẫn đến BLHĐ đang ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh và xã hội. Ở lứa tuổi học sinh THPT, bạo lực học đường diễn ra ở nhiều mức độ, với nhiều biểu hiện. Trong đó phổ biến là mắng chửi nhau giữa học sinh; gây sức ép với bạn bè bằng nhiều cách; dọa nạt nhau, thậm chí đánh nhau. Bạo lực học đường có thể diễn ra trong và cả ngoài khuôn viên nhà trường. Các kết quả khảo sát thực thực tiễn tại 7 trường THPT thuộc 3 địa phương Hà Nội, Sơn La, Hải Dương cho thấy, quan hệ bạn bè là tác động mạnh nhất; tiếp đến là sự tác động của các yếu tố văn hóa không lành mạnh trong xã hội. Trong đó ảnh hưởng của các trò chơi điện tử có tính bạo lực tràn lan không kiểm soát được; Các yếu tố về các đặc điểm tâm lí cá nhân học sinh cũng là một tác nhân mạnh. Các kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy, nhà trường THPT đã sử dụng khá nhiều biện pháp phòng, chống bạo lực học đường. Trong đó, các biện pháp tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho học sinh, nâng cao hiệu quả khen thưởng và kỉ luật trong trường học, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường là những biện pháp được triển khai tương đối thường xuyên và đã có hiệu quả đối cao. Đây cũng chính là các biện pháp được cán bộ quản lí và giáo viên các trường THPT đánh giá cao về tính cần thiết và khả thi thi. Vì vậy, các trường có thể quan tâm, triển khai trong thực tiễn, nhằm ngăn chặn, đảy lùi và khắc phục vấn nạn bạo lực hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] A. Bandura, 1977). Social learning theory. Prentice - Hall [2] Chilcott, T., & Odgers, R., 2009, Government can do more on school violence. The Courier-Mail, Brisbane. [3] Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên), 2007, Tâm lí học phát triển, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [4] Dinkes, R., Cataldi, E.F., Lin-Kelly, W., & Snyder, T. D., 2007. Indicators of school violence and safety: 2007. Washington, DC: National Center for Education statistics and Bureau of Justice Statistics. [5] Galand, B., Lecocq, C., & Philipott, P., 2007. School violence and teacher professional disengagement. British Journal of Educational Psychology, 77, 465 - 477. [6] Đỗ Ngọc Khanh. Bạo lực ở phụ nữ các tỉnh miền núi phía Bắc. Tạp chí Tâm lí học, Số 9, 9/2016. Tr. 25-36. [7] Lichfield, J., 2000, Violence in the lycees leaves France reeling. The Independent. London. [8] Trần Thị Mỵ Lương, 2014, Nhìn nhận vấn đề bạo lực học đường và hành vi hung tính dưới tiếp cận Tâm lí học. Tạp chí Giáo dục, Số 344, tr. 30 - 33. [9] Mạc Văn Trang, 2016, Bạo lực học đường nhìn từ khía canh tâm lí. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 131, tr. 1-3. [10] Nguyễn Đắc Thanh, 2013, Phân loại bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh bậc trung học hiện nay, Tạp chí Giáo dục, Số 310, tr. 9 - 11. [11] ngày 1. 12.2016 190 Biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường trung học phổ thông ABSTRACT Solutions to prevent school bullying in high shool Truong Xuan Cu North-West Administrative Board The research mentions the intensity and indicators of school bullying actions of high school students which were carried out in 7 high schools in Hanoi, Hai Duong and Son La. The research pointed out the factors which develop bullying actions and the ways to control these factors. This evident-based research showed that many ways applied in high schools and effectiveness ofthese wayshave a close relation. This research also navigate to many actually solutions developed in order to prevent and control the school bullying in high schools. Keywords: Bully, school bullying, school bullying in high school, solutions to prevent school bullying. 191

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4760_txcu_7076_2128354.pdf