Biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành sư phạm Địa lí trường Đại học Tây Bắc - Hoàng Thị Thanh Giang

Tài liệu Biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành sư phạm Địa lí trường Đại học Tây Bắc - Hoàng Thị Thanh Giang: TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 117 - 125 117 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN NGÀNH SƢ PHẠM ĐỊA LÍ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Hoàng Thị Thanh Giang14 Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Trên cơ sở tìm hiểu cấu trúc của khung năng lực dành cho sinh viên sư phạm và thực trạng về dạy học tích hợp cho sinh viên ngành sư phạm Địa lí Trường Đại học Tây Bắc, bài báo đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên, cụ thể như: Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học về Dạy học tích hợp cho sinh viên; đề xuất bổ sung nội dung về Dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm trong học phần Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng Địa lí; hướng dẫn SV xây dựng và lập kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp Từ khóa: Dạy học tích hợp, sinh viên sư phạm, phát triển năng lực dạy học tích hợp. 1. Mở đầu Trên thế giới, dạy học tích hợp (DHTH) đã trở thành một trào lƣu sƣ phạm hiện đại bên cạnh các trào lƣu sƣ phạm nhƣ...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành sư phạm Địa lí trường Đại học Tây Bắc - Hoàng Thị Thanh Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 117 - 125 117 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN NGÀNH SƢ PHẠM ĐỊA LÍ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Hoàng Thị Thanh Giang14 Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Trên cơ sở tìm hiểu cấu trúc của khung năng lực dành cho sinh viên sư phạm và thực trạng về dạy học tích hợp cho sinh viên ngành sư phạm Địa lí Trường Đại học Tây Bắc, bài báo đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên, cụ thể như: Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học về Dạy học tích hợp cho sinh viên; đề xuất bổ sung nội dung về Dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm trong học phần Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng Địa lí; hướng dẫn SV xây dựng và lập kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp Từ khóa: Dạy học tích hợp, sinh viên sư phạm, phát triển năng lực dạy học tích hợp. 1. Mở đầu Trên thế giới, dạy học tích hợp (DHTH) đã trở thành một trào lƣu sƣ phạm hiện đại bên cạnh các trào lƣu sƣ phạm nhƣ: Dạy học theo mục tiêu, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học phân hoá, tƣơng tác... Trào lƣu sƣ phạm DHTH xuất phát từ quan niệm coi học tập là một quá trình góp phần hình thành ở học sinh (HS) những năng lực rõ ràng, trong đó HS học cách sử dụng phối hợp các kiến thức, kĩ năng và thao tác đã lĩnh hội đƣợc. Tháng 9 năm 1968, Hội đồng liên quốc gia về dạy học khoa học, với sự bảo trợ của UNESCO đã tổ chức “Hội nghị tích hợp việc dạy học các môn khoa học” tại Bungari. Hội nghị đã đặt ra hai câu hỏi lớn là: Vì sao phải dạy học tích hợp các lĩnh vực khoa học với nhau? Và Dạy học tích hợp các lĩnh vực khoa học là gì? Trong đó, dạy học tích hợp các khoa học đƣợc UNESCO định nghĩa là “một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tƣ tƣởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”. Tháng 4 năm 1973, Hội nghị đào tạo giáo viên về DHTH các khoa học lại đƣợc UNESCO tổ chức tại Đại học Maryland đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của DHTH và phát triển NLDH cho giáo viên. Để đáp ứng và phù hợp với thực tiễn giáo dục phổ thông, chƣơng trình đào tạo GV ở nhiều nƣớc, tiêu biểu nhƣ Anh, Úc... chuyển theo hƣớng tích hợp nhằm phát triển cho sinh viên sƣ phạm nền tảng về tri thức và triết lý cá nhân về chuyên môn sƣ phạm và năng lực nghề nghiệp. Chƣơng trình đào tạo GV chú trọng về đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm nhằm hình thành ở sinh viên năng lực và kỹ năng sƣ phạm cần thiết. Ở Việt Nam, thuật ngữ Dạy học tích hợp đã xuất hiện từ lâu, từ thời kì Pháp thuộc quan điểm dạy học tích hợp đã đƣợc đƣa vào dạy học ở bậc tiểu học. Hiện nay, DHTH là một định hƣớng giáo dục quan trọng không thể thiếu ở tất cả các cấp học, ngành học. Vì vậy, phát triển 14 Ngày nhận bài: 12/9/2017. Ngày nhận đăng: 01/12/2017 Liên lạc: Hoàng Thị Thanh Giang, e - mail: thanhgiang.tbu@gmail.com 118 năng lực DHTH cho SV đáp ứng yêu cầu dạy học và đổi mới giáo dục toàn diện là một yêu cầu cấp bách, hết sức cần thiết đối với chƣơng trình đào tạo nói chung, trong từng môn học nói riêng. Trong đó, nhiệm vụ phát triển NLDHTH đã đƣợc đƣa vào chuẩn đánh giá năng lực đầu ra đối với SV sƣ phạm. Nằm trong hệ thống các trƣờng sƣ phạm, để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông sau 2015, vấn đề đặt ra cho Khoa Sử - Địa Trƣờng Đại học Tây Bắc là làm thế nào để đào tạo sinh viên trong Khoa nói chung và sinh viên chuyên ngành Sƣ phạm Địa lí nói riêng theo hƣớng phát huy năng lực dạy học tích hợp. 2. Nội dung 2.1. Cấu trúc của khung năng lực DHTH dành cho sinh viên sư phạm Đối với SVSP nói chung, NLDHTH bao gồm ba năng lực thành phần nhƣ sau [1]: NL nhận thức chung về DHTH; NL thiết kế và tổ chức hoạt động DHTH; NL kiểm tra, đánh giá trong DHTH. Mỗi năng lực có những tiêu chí riêng cần đảm bảo trong quá trình đào tạo, cụ thể: (1) NL nhận thức chung về DHTH gồm các tiêu chí: Nhận thức về chính sách liên quan đến DHTH; Nhận thức về NL chung và NL đặc thù của môn khoa học; Nhận thức về những vấn đề lí luận về DHTH. (2) NL thiết kế và tổ chức hoạt động DHTH, gồm các tiêu chí: Đề xuất chủ đề DHTH liên môn; hợp tác với các GV ở các môn học liên quan đến tổ chức DHTH; vận dụng các PPDH, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp trong DHTH; tham gia phát triển chƣơng trình nhà trƣờng theo định hƣớng NL; ứng dụng CNTT&TT trong DHTH. (3) NL kiểm tra, đánh giá trong DHTH thể hiện ở năng lực thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá NL HS trong DHTH. Khung năng lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển NLDHTH cho SVSP Địa lí, đóng vai trò định hƣớng khi xây dựng các chủ đề DHTH cho SVSP Địa lí trong việc phát triển NLDHTH. Đây cũng là căn cứ để GV xây dựng những công cụ đánh giá NL cho ngƣời học. Để quá trình phát triển NLDHTH đƣợc hiệu quả, việc đánh giá cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong suốt QTDH. Dựa trên khung NLDHTH, GV có thể thiết kế các công cụ đánh giá (GV đánh giá ngƣời học, SV đánh giá bạn học) và tự đánh giá nhƣ bản kiểm quan sát, phiếu đánh giá đồng đẳng, phiếu tự đánh giá Nhờ có các mô tả chi tiết theo các mức độ cần đạt, ngƣời học luôn theo dõi đƣợc sự tiến bộ của bản thân, bạn cùng học, nhóm học tập. Đồng thời ngƣời dạy cũng có đƣợc những thông tin đánh giá một cách khách quan, xác đáng giúp kiểm soát chặt chẽ sự tiến bộ của ngƣời học để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời. 2.2. Thực trạng của việc phát triển năng lực DHTH cho SVSP Địa lí Trường Đại học Tây Bắc Để đánh giá trình độ nhận thức, hiểu biết và đánh giá về NLDHTH của SV, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực DHTH cho SVSP Địa lí trƣờng Đại học Tây Bắc, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đối với SVSP Địa lí năm thứ 3 và 4 bằng các phiếu khảo sát (K56: 49 Sinh viên; K55: 44 Sinh viên). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: 119 2.2.1. Đánh giá mức độ hiểu biết, nhận thức của SV về DHTH Từ kết quả cho thấy phần lớn SV đƣợc điều tra (75/93 SV = 80,6%) chọn tích hợp là sự kết hợp các nội dung kiến thức từ các môn học, các lĩnh vực học tập khác nhau vào nội dung một bài học. Một số ít SV (5/93 SV = 5,4%) lại cho rằng tích hợp trong dạy học là phép cộng đơn giản của nhiều môn học. Hầu hết các SV đều khẳng định DHTH là một xu hƣớng phù hợp, vốn kiến thức rộng và tính thực tiễn cao, gây hứng thú ngƣời học (88/93 SV = 94,6%); chỉ một phần rất nhỏ (5,4%) SV cho rằng DHTH là xu hƣớng không phù hợp do không đánh giá khả năng sử dụng kiến thức của HS và mỗi môn học rất nặng về lí thuyết. Kết quả cho thấy SV rất quan tâm đến DHTH mặc dù chƣa đƣợc tiếp cận nhiều với nội dung dạy học này. 2.2.2. Đánh giá về ưu điểm vượt trội và khó khăn khi thực hiện DHTH Ƣu điểm vƣợt trội đầu tiên đƣợc SV lựa chọn của DHTH là phát triển đƣợc toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động (28/93SV = %). Tiếp sau là bồi dƣỡng cho ngƣời học phƣơng pháp học tập, nghiên cứu có tính logic (18/93SV = %), tiết kiệm thời gian công sức (11/93SV = %) và có một số ít SV (6/93SV = %) lựa chọn ƣu điểm DHTH giúp HS tiếp thu một cách logic nên nhớ lâu và HS sử dụng thành thạo và có hiệu quả CNTT... Đặc biệt có đến 30/93 SV lựa chọn DHTH có tất cả các ƣu điểm trên. Nhƣ vậy, DHTH phù hợp với xu hƣớng đổi mới giáo dục hiện nay là phát triển NL ngƣời học, đảm bảo hài hòa giữa dạy chữ, dạy ngƣời và định hƣớng nghề nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy khó khăn lớn nhất khi thực hiện DHTH do SV chủ yếu đƣợc đào tạo theo chƣơng trình sƣ phạm đơn môn, chƣa đƣợc trang bị về cơ sở lí luận DHTH liên môn một cách chính thống, khoa học, vì vậy còn gặp khó khăn khi thực hiện DHTH (48/93 SV = 51,6%). Ngoài ra, chƣơng trình và SGK hiện nay vẫn đƣợc viết theo kiểu đơn môn nên có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về kiến thức giữa các môn học liên quan (32,3%). Một số SV cho rằng khó khăn khi thực hiện DHTH bao gồm cả việc HS không tích cực không sử dụng và chƣa sử dụng kiến thức của các môn liên quan trong quá trình dạy học. Nhƣ vậy có thể khẳng định, việc phát triển NLDH cho SVSP có ý nghĩa rất quan trọng, không thể thiếu trong chƣơng trình sƣ phạm, nhằm trang bị cho SVSP những nền tảng về NLDHTH, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thích ứng với những thay đổi của giáo dục phổ thông. 2.2.3. Đánh giá về kĩ năng SV được rèn luyện trong đào tạo để áp dụng DHTH Kết quả phiếu điều tra, cho thấy những kĩ năng SV đƣợc rèn luyện khi áp dụng DHTH trong dạy học Địa lí thì quan trọng nhất là tính tích cực, chủ động khai thác kiến thức và hệ thống hóa thành kênh thông tin đa chiều nhƣng thống nhất (23,33%). Vận dụng vác kiên thức kĩ năng đã học của HS vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm ngƣời lao động (14,16%). Ngoài ra, làm việc nhóm, trình bày thông tin, thuyết trình thông tin, phản biện cũng rất quan trọng. Có đến 54,18% SV đồng ý với tất cả các kĩ năng trên. 120 2.2.4. Nhu cầu DHTH Hầu hết các SV đều thấy đƣợc sự cần thiết phải đào tạo các vấn đề liên quan đến DHTH, trong đó nhu cầu tìm hiểu về NL của HS đƣợc SV quan tâm. Việc bổ sung cơ sở lí luận về DHTH và vận dụng trong quá trình dạy học để hình thành NLDHTH là cần thiết giúp SV sau khi tốt nghiệp có thể dạy học hiệu quả chƣơng trình mới ở phổ thông, giúp phát triển năng lực của HS, tự học tập và động não để tìm kiếm kiến thức; giúp SV có thể bắt đầu tiếp xúc với phƣơng pháp dạy học mới, làm nền tảng cho công việc làm GV sau khi ra trƣờng. Số SV còn lại (8,6%) thấy thật sự không cần thiết với nhiều lí do đƣợc đƣa ra, tuy nhiên chủ yếu những SV này đều cho rằng khó khăn lớn trong vấn đề xin việc, không làm GV mà làm các công việc thuộc các lĩnh vực khác nên cũng không chú trọng đến những vấn đề đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm. 2.2.5. Ý kiến về những vấn đề cần chú ý để phát triển NLDHTH cho SVSP Địa lí Có rất nhiều ý kiến quan trọng, đóng góp cho việc phát triển NLDHTH cho SVSP Địa lí, trong đó quan trọng và có ý nghĩa nhất là ý kiến cần chú ý đến việc hƣớng dẫn cách để SV có thể vận dụng NLDHTH, các môn mà bộ môn có thể tích hợp, có hƣớng dẫn một số bài cụ thể; Hƣớng dẫn và tập cho SV soạn và giảng theo phƣơng pháp DHTH, sửa lỗi cho SV rút ra đƣợc kinh nghiệm dạy học cho bản thân. Ngoài ra còn cần chú trọng các phƣơng pháp dạy học phát triển NLDHTH cho SV, cần có những thiết bị dạy học cần thiết, phù hợp; cần tổ chức và thực hiện thƣờng xuyên; có sách và giáo trình viết dành riêng cho các vấn đề có thể tích hợp trong chƣơng trình học ở phổ thông và vận dụng kiến thức thực tiễn. Những ý kiến đóng góp trên thực sự rất quan trọng, giúp tác giả đánh giá đƣợc thực trạng, mức độ cần thiết của việc phát triển NLDHTH, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nhằm phát triển NLDHTH cho SVSP Địa lí. Từ các kết quả khảo sát, nghiên cứu đƣa ra kết luận nhƣ sau: Đa số SV thấy đƣợc tầm quan trọng của DHTH đối với sự phát triển NL của HS; Nhu cầu đƣợc đào tạo các vấn đề DHTH đƣợc SV đánh giá cao và hết sức cần thiết. Từ đó, SV trang bị cho mình hành trang kiến thức và kinh nghiệm để đáp ứng công cuộc đổi mới nền giáo dục và bắt kịp xu thế hiện đại với các nƣớc khác. 2.3. Một số giải pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành sư phạm Địa lí Trường Đại học Tây Bắc Trên cơ sở nghiên cứu về khung năng lực cần hình thành cho SVSP và thực trạng phát triển năng lực DHTH, nghiên cứu đƣa ra một số biện pháp phát triển NLDHTH cho SVSP Địa lí trƣờng ĐHTB nhƣ sau: 2.3.1. Xây dựng và sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học về DHTH cho SVSP - Xây dựng tài liệu hƣớng dẫn tự học về DHTH cho SVSP Theo dự thảo chuẩn đầu ra trình độ đại học khối SP đào tạo GVTHPT, chƣơng trình đào tạo nghề phải thể hiện NLDHTH, hiện nay các tài liệu hƣớng dẫn về DHTH còn ít. Do đó, việc xây dựng tài liệu hƣớng dẫn tự học về DHTH cho SVSP nhằm phát triển NLDHTH cho SV một cách có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết. 121 Từ phân tích mục tiêu và cấu trúc nội dung chƣơng trình học phần phƣơng pháp dạy học Địa lí ở trƣờng phổ thông, chƣơng trình đào tạo cử nhân SP Địa lí ở trƣờng Đại học Tây Bắc vẫn chƣa có nội dung về DHTH, để đáp ứng yêu cầu về thay đổi chƣơng trình và SGK trong giai đoạn mới, việc bổ sung nội dung kiến thức và các kĩ năng giúp cho việc phát triển NLDHTH cho SVSP là cần thiết, giúp SV hiểu biết đầy đủ về khái niệm, các NL mà ngƣời học cần đạt, các mức độ khác nhau trong DHTH. Vì thế nghiên cứu đã xây dựng tài liệu học tập về NLDHTH với mục tiêu hƣớng dẫn SV về DHTH ở cấp THPT, hƣớng vào việc nâng cao năng lực cho SV về DHTH ở THPT. Đây là biện pháp quan trọng nhằm phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho SV do thời lƣợng dành cho việc học và nghiên cứu trong các học phần phƣơng pháp trong chƣơng trình đào tạo không nhiều. Về kiến thức: SV có đƣợc những hiểu biết cơ bản về NL, NLDHTH, phƣơng thức tích hợp và phƣơng pháp dạy học tích cực, nguyên tắc lựa chọn nội dung DHTH, quy trình xây dựng nội dung, tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp; kiểm tra đánh giá giáo dục. Về kĩ năng: SV phát triển đƣợc kĩ năng xây dựng nội dung chủ đề tích hợp và sử dụng cách thức và phƣơng pháp dạy học tích hợp ở THPT. Hình thành và phát triển năng lực xây dựng các chủ đề DHTH, năng lực tổ chức định hƣớng hoạt động dạy học tích hợp và năng lực kiểm tra, đánh giá trong DHTH cho SV thông qua tài liệu này. Về thái độ: SV thấy đƣợc sự cần thiết việc phát triển NLDHTH ở THPT. Tài liệu gồm các nội dung sau: Mô đun 1: Những vấn đề chung về NL, NLDHTH; Mô đun 2: Tổ chức dạy học tích hợp; Mô đun 3: Một số phƣơng pháp dạy học tích hợp; Mô đun 4: Kiểm tra đánh giá trong dạy học tích hợp. - Sử dụng tài liệu hƣớng dẫn tự học về DHTH cho SVSP Tài liệu tự học “Hƣớng dẫn SV về DHTH ở cấp THPT” đƣợc nhóm tác giả bắt đầu biên soạn từ năm 2016 và đƣợc chỉnh sửa bổ sung, cập nhật thƣờng xuyên. Đây là phiên bản hƣớng dẫn SVSP Địa lí ở trƣờng ĐHTB về DHTH theo định hƣớng đổi mới Giáo dục phổ thông giai đoạn mới. Tài liệu này đƣợc dùng để cung cấp cơ sở lí luận về DHTH và hƣớng dẫn SV thiết kế các chủ đề DHTH, đồng thời cũng làm tài liệu tham khảo cho GV. Tài liệu sẽ đƣợc GV cung cấp cho SV thông qua bản cứng hoặc bản mềm gửi qua email chung của tập thể lớp, đảm bảo tất cả SV trong lớp đều có cơ hội tiếp cận và nghiên cứu. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu, SV sẽ có buổi báo cáo kết quả nghiên cứu và làm bài kiểm tra nhằm đánh giá kết quả tự học và mức độ nhận thức của SV về vấn đề DHTH. 2.3.2. Đề xuất bổ sung nội dung về DHTH cho SVSP trong học phần Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng Địa lí Chƣơng trình đào tạo GVPT hiện nay ở các trƣờng ĐHSP chỉ đào tạo GV dạy đơn môn, khó khăn trong việc DHTH cho một số môn cùng lĩnh vực; mới chú trọng kiến thức, kĩ năng, chƣa coi trọng phát triển NL cho SV. Chính điều này đã làm giảm khả năng phát triển và 122 thích ứng của GV trong thực tiễn hoạt động dạy học khi chƣơng trình giáo dục thay đổi. Để đảm bảo chuẩn đầu ra về NL dạy học cho SVSP Địa lí ở trƣờng ĐHTB, trong đó có NLDHTH, cần bổ sung nội dung này vào nội dung học phần Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng Địa lí ở trƣờng THPT nhằm trang bị cho đội ngũ SV cơ sở lí luận và thực tiễn về DHTH. Vì vậy việc bổ sung thêm nội dung này vào học phần Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng Địa lí là cần thiết bởi một số lí do sau: - Học phần Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng Địa lí là môn học chuyên ngành về phƣơng pháp dạy học Địa lí - vừa mang tính lí thuyết vừa mang tính thực tiễn. Nội dung môn học gắn liền với thực tế dạy học Địa lí ở trƣờng phổ thông, hƣớng dẫn HS cách thiết kế các bài giảng Địa lí cụ thể, vì vậy việc bổ sung thêm kiến thức về DHTH và cách thiết kế hoạt động DHTH trong môn học này để phát triển NL dạy học Địa lí, mà đặc biệt là NLDHTH cho SVSP Địa lí là rất phù hợp và hiệu quả. - Học phần này đƣợc thực hiện trong đào tạo SVSP Địa lí ở Trƣờng Đại học Tây Bắc ở kì I năm thứ 4, SV đã đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ những vấn đề đại cƣơng của Lí luận dạy học Địa lí và Phƣơng pháp dạy học Địa lí ở trƣờng THPT. Khi học bổ sung kiến thức về DHTH, SV dễ nắm vững quy trình thực hiện và vận dụng thành thạo, linh hoạt trong dạy học Địa lí. - Kiến thức Địa lí ở trƣờng phổ thông có nhiều nội dung liên quan đến thực tiễn. Để đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản trong quá trình dạy học Địa lí ở trƣờng phổ thông. Biện pháp tối ƣu là tích hợp nội dung lí luận về DHTH vào học phần Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng Địa lí ở trƣờng phổ thông. Để đáp ứng yêu cầu chung của đổi mới giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới, chúng tôi đề xuất bổ xung thêm chƣơng DHTH vào học phần. Số tiết này đƣợc lấy ra từ các chƣơng . Mỗi chƣơng rút 1 tiết. Vì thời gian học trên lớp của học phần chỉ là 2 tín chỉ, nên với 4 tiết lên lớp chúng tôi chỉ thực hiện cho SV nghiên cứu về cơ sở lý luận của DHTH sau khi SV đã đƣợc trang bị lí luận dạy học các dạng bài cụ thể. Phần thực hành về DHTH chúng tôi thực hiện trong phần thực hành Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng Địa lí ở trƣờng THPT. Ngoài ra, SVSP Địa lí ở trƣờng Đại học Tây Bắc còn có học phần Rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm thƣờng xuyên, GV có thể lồng ghép nội dung DHTH vào trong quá trình thiết kế bài giảng địa lí theo hƣớng DHTH. Việc đƣa nội dung DHTH vào các học phần này giúp SV có cái nhìn tổng quan về DHTH và sau khi thực hiện các chủ đề DHTH, SV đƣợc rèn luyện các NL thông qua các chủ đề DHTH (lựa chọn chủ đề, xây dựng chủ đề, soạn bài, giảng dạy và đáng giá) nhƣ vậy sẽ giúp rèn luyện và phát triển NLDHTH cho SV, giúp SV có đủ kiến thức và kĩ năng cũng nhƣ NL để thực hiện DHTH sau khi tốt nghiệp ra trƣờng. Để thống nhất với mục tiêu nghiên cứu: Tiếp cận lí thuyết, tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, GV có thể tổ chức dƣới dạng hoạt động nhóm học tập hoặc hoạt động tự học của SV, đƣa tài liệu tự học đã đƣợc GV cung cấp. Đối với K55 ĐHSP Địa lí ở Trƣờng Đại học Tây Bắc, GV đƣa nội dung DHTH vào chƣơng trình học phần Thiết kế bài giảng địa lí, sau 123 khi SV đã nghiên cứu các dạng bài cụ thể. Ngoài thời gian tự học và hoạt động nhóm, SV thảo luận trình bày chủ đề trên lớp dƣới sự định hƣớng của GV. Cách bổ sung này giúp SV tiếp cận nhanh và hiệu quả hơn với nội dung DHTH và phát triển đƣợc NLDHTH cho SV. Ngoài ra, với học phần Rèn luyện NVSP thƣờng xuyên, chúng tôi sẽ kết hợp tăng cƣờng để SV có thể vận dụng để SV thực hành nhiều hơn với nội dung này. 2.3.3. Hướng dẫn SV xây dựng và lập kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp Việc tổ chức cho SV thực hành thiết kế các chủ đề DHTH nhằm phát triển NLDHTH cho sinh viên sƣ phạm. Công việc này đòi hỏi: - SV phân tích đƣợc bản chất của DHTH, phân tích đƣợc xu hƣớng DHTH, vận dụng phối hợp những kiến thức liên môn nhƣ Vật lí, Sinh học, Lịch sử, Toán học, Giáo dục công dân để chọn nội dung tích hợp phù hợp dƣới dạng một bài hay một chủ đề. Từ đó xây dựng nội dung, chọn phƣơng pháp dạy học phù hợp. - GV cần hƣớng dẫn cho SV tiến trình dạy học chủ đề tích hợp đƣợc xây dựng, tổ chức thành các hoạt động theo phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực kèm theo các thiết bị dạy học và học liệu hỗ trợ phù hopej với tiến trình dạy học đã thiết kế trong các chủ đề. Dựa trên quá trình nghiên cứu quy trình xây dựng nội dung, tổ chức dạy học chủ đề tích hợp đã đƣợc điều chỉnh thống nhất theo các bƣớc nhƣ sau: Bƣớc 1. Rà soát chƣơng trình, SGK, xác định địa chỉ tích hợp liên môn. Lựa chọn chủ đề DHTH. Khi tiến hành lựa chọn các chủ đề nhằm phát triển NLDHTH cho SVSP Địa lí, cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Thứ nhất, đảm bảo mục tiêu giáo dục, phát triển các NL cần thiết cho ngƣời học; Thứ hai, phải đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa với ngƣời học; Thứ ba, phải đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với HS, có tính chọn lọc, tính hệ thống, đặc trƣng; Thứ tƣ, đảm bảo tính giáo dục vì sự phát triển bền vững, không gây quá tải; Thứ năm, cần tăng tính hành dụng, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa phƣơng, phát huy cao độ tính tích cực và vốn sống của HS; Thứ sáu, việc xây dựng các chủ đề tích hợp dựa trên chƣơng trình hiện hành. Bƣớc 2. Xây dựng mục tiêu dạy học của chủ đề DHTH, trong đó xác định mục tiêu về kiến thức, nội dung cốt lõi, các năng lực cần hình thành cho HS. Đây là vấn đề then chốt để xây dựng chủ đề DHTH, quyết định nội dung, các PPDH và các hoạt động của GV và HS. + Mục tiêu chủ đề gồm 3 thành tố: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Khi xác định nội dung tích hợp cần chú ý đến kỹ năng và thái độ ẩn chứa trong bài. Đặc biệt, đối với một số chủ đề đặc thù, cần xác định các năng lực cần hình thành cho HS sau khi hoàn thành bài học. + Dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt của Bộ GD&ĐT ban hành trong chƣơng trình GDPT, SV cụ thể hóa thành mục tiêu chủ đề tích hợp. Bƣớc 3. Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết các vấn đề. Xây dựng nội dung các hoạt động dạy học của chủ đề, xác định phƣơng pháp dạy học chủ yếu, các thiết bị dạy học và cơ sở tích hợp (các nội dung liên quan ở các môn khoa học xã hội: lịch sử, GDCD) 124 Khi xác định nội dung DHTH trong chủ đề, SV phải quan tâm đến những kiến thức HS đã có, khả năng tƣ duy, trình độ học vấn của HS để chủ để chủ đề DHTH đạt hiệu quả cao và phù hợp với đối tƣợng. Nội dung lựa chọn tích hợp phải tuân thủ các nguyên tắc đƣa ra, đảm bảo phù hợp với đối tƣợng và có tính thực tiễn, ứng dụng cao. Từ đó, tạo cho HS hứng thú học tập, hình thành nhu cầu khám phá tri thức khoa học. Những nội dung DHTH có tính giáo dục HS, phát triển nhân cách và hình thành thái độ tích cực của HS đối với đời sống xã hội, thiên nhiên và môi trƣờng sống. Sau khi đã lựa chọn đƣợc nội dung phù hợp, SV tìm hiểu và vận dụng những kiến thức liên quan để vấn đề đƣợc hiểu sâu sắc hơn, SV liên kết đƣợc những kiến thức đã học đƣa nội dung kiến thức liên môn một cách phù hợp. Những kiến thức liên môn không nhất thiết là những kiến thức mà HS đã đƣợc học, có thể là những kiến thức mới, HS đƣợc làm quen với kiến thức đó và hiểu ở mức độ cơ bản, vừa sức. Tiến hành xác định PPDH chủ yếu. Việc xác định PPDH phải phù hợp với mục tiêu, nội dung cụ thể, đặc trƣng của từng PP và sự phối hợp giữa chúng, giúp HS tự học ở mức độ cao, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Bƣớc 4. Lập kế hoạch dạy học chủ đề SV xây dựng chủ đề DHTH dựa trên nội dung kiến thức, phƣơng pháp dạy học nhƣ đã đề cập ở trên để đƣa ra những yêu cầu cần chuẩn bị của GV - HS, xây dựng tiến trình dạy học, cụ thể những nội dung thành các hoạt động của GV và hoạt động của HS. Dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động. Với mỗi hoạt động trong bài học, SV cần xác định đƣợc kiến thức trọng tâm. Bƣớc 5. Trình bày kế hoạch dạy học và cách thức kiểm tra - đánh giá Sau khi các nhóm xây dựng chủ đề DHTH, trình bày ở nhóm, quan sát và tự đánh giá chủ đề tích hợp đồng thời đặt câu hỏi, tiếp nhận ý kiến góp ý của nhóm SV khác; ý kiến đóng góp xây dựng của GV hƣớng dẫn và các chuyên gia Chỉnh sửa và hoàn thiện chủ đề DHTH. Sử dụng đa dạng các công cụ để đánh giá trong DHTH. Kiểm tra, đánh giá NLDH thông qua chủ đề DHTH đòi hỏi SV phải đƣợc trang bị kiến thức, kĩ năng, làm chủ đƣợc quá trình đánh giá và phải sử dụng nhiều công cụ, nhiều phƣơng pháp, nhiều hình thức đánh giá khác nhau để đánh giá. Phƣơng pháp đánh giá càng đa dạng thì mức độ chính xác trong đánh giá càng cao. Vì vậy, cần tập trung bồi dƣỡng cho SV các phƣơng pháp, kĩ thuật, hình thức đánh giá (TNKQ, tự luận) hƣớng dẫn họ cách thức ra đề thi, kiểm tra theo kiểu mở, theo cách tiếp cận NL, khuyến khích SV áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá, đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết (tự luận), đánh giá bằng sản phẩm, bằng hồ sơ HS, bằng trình bày miệng, thảo luận/tranh luận thông qua tƣơng tác của nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm Vận dụng 5 bƣớc này, GV thực nghiệm đã hƣớng dẫn các nhóm SV xây dựng đƣợc các chủ đề DHTH. Góp ý, định hƣớng cho các nhóm tự bổ sung, điều chỉnh trong quá trình xây dựng các chủ đề. Từ đó phát triển NLDHTH cho Sinh viên sƣ phạm Địa lí ở trƣờng Đại học Tây Bắc. 125 3. Kết luận Nhìn chung, đứng trƣớc yêu cầu cấp thiết của thực tiễn giáo dục Việt Nam, việc đổi mới là vấn đề tất yếu. Dạy học tích hợp theo định hƣớng phát triển năng lực cho ngƣời học là một định hƣớng đổi mới quan trọng trong giáo dục phổ thông hiện nay. Trong khi đó, đội ngũ sinh viên sƣ phạm - những ngƣời giáo viên tƣơng lai sẽ là những ngƣời trực tiếp thực thi những định hƣớng đổi mới nói trên và cần có sự chuẩn bị về tâm lí, trang bị về kiến thức và từng bƣớc hình thành NLDHTH. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu giáo dục - đào tạo thời kì mới, trên cơ sở phân tích khung năng lực và đánh giá thực trạng phát triển năng lực DHTH cho sinh viên sƣ phạm Địa lí, Trƣờng Đại học Tây Bắc, chúng tôi đã đề ra một số biện pháp nhằm góp phần hình thành và phát triển NLDHTH cho SV, tạo điều kiện tối ƣu cho SV có thể thực thi nghề nghiệp ngay sau khi ra trƣờng, tránh lãng phí kinh phí và thời gian đào tạo lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ GD&ĐT, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Dự án phát triển GVTHPT&TCCN,Vụ Giáo dục Đại học (2013). Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành Sƣ phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. [2] Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020, (2002). Nhà xuất bản Giáo dục, HN. [3] [Nguyễn Phúc Chỉnh (2012). Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học phổ thông. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ trọng điểm. Mã số: B2010- TN03-30TĐ. [4] Đỗ Mạnh Cƣờng (2010). Tiếp cận năng lực thự hiện để xây dựng chuẩn nghề nghiệp về sƣ phạm cho giáo viên dạy nghề. Hội thảo khoa học “Dạy học tích hợp - kinh nghiệm Việt Nam và Bỉ”, dự án VN101-APEPE. [5] Dƣơng Tiến Sỹ (2002). Phƣơng thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo.Tạp chí Giáo dục, 26. SOME MEASURES FOR BUILDING CAPACITY OF INTEGRATED TEACHING FOR PEDAGOGICAL STUDENTS OF GEOGRAPHY MAJOR AT TAY BAC UNIVERSITY Hoang Thi Thanh Giang Tay Bac University Abstract: Basing on the curricular framework for pedagogical students and the current status of integrated teaching for Geography pedagogical students at Tay Bac University, the writer proposes a number of measures to develop the integrated teaching capacity for students, such as: Building and using self-study materials on integrated teaching for students, proposing additional content for integrated teaching and for pedagogical students, instructing students to develop and lesson plan on integrated teaching. Keywords: Integrated teaching, pedagogic students, integrated teaching capacity development.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf9_8765_2135951.pdf
Tài liệu liên quan