Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường Trung học Cơ sở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay - Phùng Đình Mẫn

Tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường Trung học Cơ sở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay - Phùng Đình Mẫn: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 63-67 63 Email: tienpgdld@gmail.com BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LONG ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY Phùng Đình Mẫn - Đại học Huế Nguyễn Xuân Tiến - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ngày nhận bài: 28/4/2019; ngày chỉnh sửa: 15/5/2019; ngày duyệt đăng: 26/5/2019. Abstract: Developing develop manager staffs at secondary school, especially in the current trend of education innovation, is significant that promote the development of schools, contributing to improve the quality of education. Based on research theory and survey of the current situation, in the article, we propose 5 measures to develop the manager staffs at secondary schools in Long Dien district, Ba Ria-Vung Tau province, meeting the requirements of education innovation today. Keywords: Manager staff, secondary school...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường Trung học Cơ sở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay - Phùng Đình Mẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 63-67 63 Email: tienpgdld@gmail.com BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LONG ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY Phùng Đình Mẫn - Đại học Huế Nguyễn Xuân Tiến - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ngày nhận bài: 28/4/2019; ngày chỉnh sửa: 15/5/2019; ngày duyệt đăng: 26/5/2019. Abstract: Developing develop manager staffs at secondary school, especially in the current trend of education innovation, is significant that promote the development of schools, contributing to improve the quality of education. Based on research theory and survey of the current situation, in the article, we propose 5 measures to develop the manager staffs at secondary schools in Long Dien district, Ba Ria-Vung Tau province, meeting the requirements of education innovation today. Keywords: Manager staff, secondary school, general education innovation. 1. Mở đầu Trong giai đoạn phát triển như vũ bão của nền kinh tế tri thức và thế giới đang bước vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những cơ hội, thách thức vô cùng to lớn, đòi hỏi cả hệ thống phải quan tâm nhiều đến việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Có hàng loạt các yếu tố tác động đến nền giáo dục nước ta, một trong những yếu tố đó là đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục. Trong đó, đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở (THCS) với vai trò vô cùng quan trọng, quyết định toàn bộ hoạt động của nhà trường. Đội ngũ CBQL trường THCS bao gồm hiệu trưởng (HT) và phó hiệu trưởng (PHT). Long Điền là huyện ven biển thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được thành lập theo Nghị định số 152/2003/NĐ-CP, ngày 09/12/2003 của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Long Đất cũ. Từ ngày thành lập huyện đến nay, ngành Giáo dục huyện Long Điền không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, việc phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục luôn được quan tâm trên tất cả mọi mặt. Trong đó, việc nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chú trọng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống được thực hiện xuyên suốt hàng năm. Tuy nhiên, đứng trước những cơ hội, thách thức đối với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, ngành Giáo dục huyện Long Điền cần nhìn nhận một cách khách quan những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường THCS nói riêng; trên cơ sở đó, tìm ra những biện pháp trước mắt và lâu dài để thực hiện có hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS - những người trực tiếp quản lí toàn bộ hoạt động của nhà trường. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Để khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Long Điền, tác giả đã xin ý kiến tự đánh giá của 24 HT, PHT trường THCS; 403 GV các trường THCS; 08 lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD- ĐT, Phòng Nội vụ huyện. Những người tham gia đánh giá đều có trình độ từ cao đẳng trở lên, có hiểu biết và có tinh thần trách nhiệm với sự nghiệp GD-ĐT. Như vậy, việc đánh giá này cho kết quả khá trung thực, phản ánh toàn cảnh về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trong huyện. Kết quả thu được như sau: - Về công tác quy hoạch CBQL trường THCS (bảng 1): Bảng 1. Thực trạng công tác quy hoạch CBQL trường THCS Năm học Tổng số trường Kết quả thực hiện quy hoạch Đạt Chưa đạt Không thực hiện 2016- 2017 11 11 0 0 2017- 2018 11 11 0 0 2018- 2019 11 11 0 0 Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các trường THCS đều nghiêm túc trong việc chấp hành, thực hiện yêu cầu quy hoạch CBQL. Hầu hết cán bộ nguồn đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu theo quy định hiện hành. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 63-67 64 Công tác chỉ đạo của Phòng GD-ĐT đối với HT các trường THCS về quy hoạch cán bộ nguồn tương đối sâu sát, theo đúng quy trình. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy công tác quy hoạch ở một số trường chưa thực hiện đúng quy trình, còn mang nặng tính hình thức, số lượng đối tượng quy hoạch ít, việc phê duyệt quy hoạch còn chậm. Việc quy hoạch chưa gắn với đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, chưa thể hiện được chiến lược lâu dài. - Về tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL trường THCS (bảng 2): Bảng 2. Thực trạng tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL trường THCS Năm học Bổ nhiệm Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng 2016-2017 1 0 2017-2018 0 2 2018-2019 1 0 Cộng 2 2 Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019, có 02 HT và 02 PHT được bổ nhiệm lần đầu. Điều đó cho thấy, những năm gần đây, huyện Long Điền đã làm tương đối tốt công tác bổ nhiệm CBQL trường THCS. Tuy nhiên, số lượng HT, PHT được bổ nhiệm lần đầu chưa nhiều chứng tỏ, đội ngũ CBQL huyện Long Điền đang rất ổn định, luôn đảm bảo về số lượng và được bổ sung nhân sự kịp thời. Việc tuyển chọn, bổ nhiệm thực hiện theo đúng quy trình từ khâu xác định nhu cầu, công tác tham mưu, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cho đến khi ra quyết định bổ nhiệm. Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa số CBQL, GV hài lòng đối với công tác tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL trường THCS huyện Long Điền. - Về số lượng CBQL được đào tạo, bồi dưỡng (bảng 3): Bảng 3. Thống kê số lượng CBQL được đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2016-2019 Năm học Số lượng đào tạo, bồi dưỡng Nội dung Trung cấp Lí luận chính trị Quản lí giáo dục 2016-2017 3 0 3 2017-2018 6 0 6 2018-2019 6 6 0 Cộng 15 6 9 Bảng 3 cho thấy: Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THCS huyện Long Điền chủ yếu thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí giáo dục, còn về đào tạo bồi dưỡng lí luận chính trị tập trung chủ yếu trong năm 2019, các năm trước chưa thực hiện được; vấn đề này đã được khắc phục ngay trong năm 2019 để xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS ngày càng vững mạnh, đảm bảo. Đến nay, 96,4% CBQL trường THCS đã có bằng trung cấp lí luận chính trị hoặc đang theo học. Tuy nhiên, còn 01 CBQL chưa là đảng viên nên chưa được đào tạo trung cấp lí luận chính trị, đây là vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục cần phải giải quyết trong thời gian tới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ quản lí giáo dục đã được chú trọng, hàng năm đều có CBQL trường THCS được bồi dưỡng về trình độ quản lí giáo dục. Số lượng CBQL trường THCS được bồi dưỡng rải đều theo từng năm học là hợp lí, vừa đảm bảo công tác quản lí ở trường, vừa đảm bảo cho CBQL đi học nâng cao trình độ. Tuy nhiên, vẫn còn 05 CBQL chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí giáo dục kịp thời do mới được bổ nhiệm, rất có thể điều này sẽ gây nên một số hạn chế trong công tác quản lí tại cơ sở do chưa được trang bị kiến thức về nghiệp vụ quản lí và chỉ thực hiện theo khuôn mẫu có sẵn, thiếu tính khoa học sáng tạo. - Về bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL trường THCS (bảng 4): Bảng 4. Thực trạng bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL trường THCS Năm học Bổ nhiệm lại Luân chuyển HT PHT HT PHT 2016-2017 0 0 0 0 2017-2018 0 0 0 0 2018-2019 1 2 0 3 Cộng 1 2 0 3 Bảng 4 cho thấy, từ năm học 2016-2017 đến 2018- 2019, có 01 HT và 02 PHT được bổ nhiệm lại, có 03 PHT được luân chuyển. Điều này cho thấy, CBQL trường THCS huyện Long Điền đã giữ được uy tín lãnh đạo, năng lực công tác quản lí, tạo được sự tin tưởng cho cấp trên. Việc luân chuyển CBQL trường THCS ở huyện Long Điền thực hiện đối với những CBQL đã công tác từ 05 năm trở lên ở một trường THCS và luân chuyển để sắp xếp về cơ cấu độ tuổi, về trình độ chuyên môn sư phạm theo từng bộ môn ở từng trường cho phù hợp. Tuy nhiên, việc luân chuyển HT, PHT trường THCS huyện Long Điền thực hiện rất ít trong thời gian qua. Đây là vấn đề cần được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới để đảm bảo điều hòa chất lượng giữa các trường. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 63-67 65 - Về đánh giá, xếp loại CBQL trường THCS (bảng 5): Bảng 5. Thống kê kết quả đánh giá, xếp loại CBQL trường THCS Năm học Đối tượng Số lượng Kết quả xếp loại Xuất sắc Tốt Khá Trung bình Yếu 2015- 2016 HT 11 9 2 0 0 0 PHT 17 14 3 0 0 0 2016- 2017 HT 11 8 3 0 0 0 PHT 17 13 4 0 0 0 2017- 2018 HT 11 9 2 0 0 0 PHT 17 12 5 0 0 0 Đánh giá, xếp loại CBQL được thực hiện theo các tiêu chí thi đua của Phòng GD-ĐT huyện Long Điền cho thấy, 100% CBQL được xếp loại từ tốt trở lên, trong đó, CBQL đạt loại xuất sắc cao hơn nhiều. Đây là tín hiệu mừng cho chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS huyện Long Điền. Tuy nhiên, qua tìm hiểu cho thấy, việc đánh giá, xếp loại CBQL giáo dục còn mang nặng tính hình thức, qua loa, chưa đi sâu vào thực chất. Vì vậy, công tác đánh giá, xếp loại CBQL theo văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BNV ngày 09/11/2017 của Bộ Nội vụ cần phải thực hiện có hiệu quả và đúng quy trình đánh giá, xếp loại CBQL. - Về việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBQL trường THCS huyện Long Điền: Trong những năm qua, huyện Long Điền đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với CBQL, GV ngành Giáo dục, trong đó có CBQL trường THCS. Tạo điều kiện về kinh phí cho CBQL trường THCS đi học nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lí giáo dục, trình độ tin học... Các chế độ như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong thời gian CBQL tham gia các lớp học luôn được bảo đảm. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, tạo động lực cho đội ngũ CBQL hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, một số chế độ, chính sách cho đội ngũ CBQL trường THCS chưa thực hiện được như nhà ở, hỗ trợ phát triển kinh tế, tham quan học tập kinh nghiệm. Từ năm 2016 đến nay, CBQL trường THCS chưa được đi tham quan học tập kinh nghiệm quản lí, học tập các mô hình tiên tiến, các phong trào giáo dục điển hình trong và ngoài tỉnh. Phòng GD-ĐT cũng chưa mạnh dạn tham mưu với UBND huyện đầu tư kinh phí cho vấn đề này. Chính sách khen thưởng còn “cào bằng” giữa CBQL và GV, chưa đủ sức động viên CBQL vươn lên trong quản lí, có tình trạng chạy theo thành tích trong thi đua, khen thưởng; phát huy dân chủ trong nhà trường còn hạn chế. 2.2. Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS, ngành Giáo dục huyện Long Điền cần tập trung thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp sau: 2.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lí trường trung học cơ sở phù hợp với yêu cầu của địa bàn công tác Muốn thực hiện có hiệu quả biện pháp này, cần tiến hành tốt các nội dung sau: - Xác định tiêu chuẩn trình độ chuyên môn phù hợp với CBQL, nhất thiết phải tốt nghiệp đại học trở lên; ngoài ra, cần phải có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, trình độ tin học đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. - Xác định các tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực quản lí, trình độ chính trị, giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác phù hợp với khả năng đáp ứng hiện tại của đội ngũ nhà giáo, CBQL trên địa bàn huyện, tránh đưa ra những tiêu chuẩn quá cao, vượt quá tầm của đội ngũ kế cận. - Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu bổ sung đội ngũ CBQL trường THCS, Phòng GD-ĐT huyện tham mưu UBND huyện xây dựng quy định tiêu chuẩn, tổ chức lấy ý kiến góp ý của các ban, ngành có liên quan và ban hành chính thức. Tổ chức công khai, thông tin rộng rãi các tiêu chuẩn trong toàn ngành để CBQL, GV có thể theo dõi, nắm bắt các quy định về tiêu chuẩn để có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn đối với CBQL. - Các cơ quan đơn vị có liên quan đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS căn cứ tiêu chuẩn CBQL do UBND huyện ban hành để phối hợp trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. 2.2.2. Đổi mới công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở và thực hiện tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển Trên cơ sở thực tiễn, để thực hiện tốt công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL trường THCS ở huyện Long Điền, theo tác giả, cần triển khai có hiệu quả một số vấn đề sau đây: - Có làm tốt công tác quy hoạch thì việc sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL mới chủ động và đạt hiệu quả cao; tránh được tình trạng tùy tiện, chủ quan, áp đặt, cục bộ, định kiến trong bố trí cán bộ. Do đó, phải đưa công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh, vì việc lựa chọn cán bộ đưa vào diện quy hoạch là khâu đặc biệt quan trọng trong công tác cán bộ. - CBQL được tuyển chọn để đề bạt mới phải có đủ tiêu chuẩn như đã trình bày ở trên, tức là ngoài tiêu chuẩn được quy định trong Điều lệ trường THCS, còn phải là đảng viên, phải là GV giỏi hoặc tổng phụ trách Đội giỏi từ cấp huyện VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 63-67 66 trở lên, am hiểu phong tục tập quán của địa phương nơi công tác, có chứng chỉ A tin học, ngoại ngữ trình độ A2 trở lên. - Căn cứ vào yêu cầu, chức danh của từng vị trí cán bộ để lựa chọn các GV nguồn sao cho phù hợp, đủ tiêu chuẩn. Việc lựa chọn GV đưa vào quy hoạch phải công khai, khách quan, dân chủ với mục tiêu là lựa chọn được những GV thực sự có đức, có tài, có khả năng lãnh đạo, quản lí để đưa vào nguồn kế cận, dự bị, từng bước giao nhiệm vụ cao hơn; có kế hoạch đưa đi học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD, trình độ lí luận chính trị, - Phòng GD-ĐT và phòng Nội vụ huyện nhận được đề nghị của trường, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của tập thể sư phạm nơi cán bộ, GV công tác, đối với các nhân sự trường đề nghị. Nếu số phiếu tín nhiệm trên 50%, phòng GD-ĐT, phòng Nội vụ, Đảng ủy, UBND xã, thị trấn làm văn bản thoả thuận tuyển chọn CBQL trường THCS. - Phòng GD-ĐT, phòng Nội vụ lập hồ sơ, thủ tục đề nghị các ban xây dựng Đảng của Huyện ủy thẩm định và đề nghị UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm. - Sau khi có quyết định bổ nhiệm, phòng GD-ĐT tổ chức họp công bố quyết định và giao nhiệm vụ cho CBQL trước tập thể sư phạm nhà trường. 2.2.3. Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng hợp lí đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THCS, trước hết là nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; những kiến thức về lí luận chính trị, những tri thức khoa học về quản lí nhà trường; nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ trong quản lí các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy - học, quản lí cơ sở vật chất, tài chính, các điều kiện, phương tiện phục vụ giảng dạy, giáo dục và quản lí. Nâng cao kĩ năng sử dụng tin học, ngoại ngữ; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lí nhà trường. Để thực hiện tốt biện pháp này, chủ thể quản lí (Phòng GD-ĐT huyện) cần: - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục. Các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS thông qua đường lối, chủ trương, chính sách, thông qua các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên. - Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS. Mỗi cấp, mỗi ngành, cơ quan chức năng liên quan đều phải nhận thức đúng và hành động kịp thời để đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng trở thành hiện thực trong cuộc sống, nhất là việc tạo cơ chế thông thoáng để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. - Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS. Tiến hành cải cách hệ thống sư phạm, xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm, chấn chỉnh lại việc tuyển sinh, đào tạo tại các trường sư phạm. Xác định nhu cầu và mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, điều kiện và hoàn cảnh của những CBQL có nhu cầu hoặc do yêu cầu cần phải nâng cao trình độ, cập nhật các tri thức về xã hội, về lí luận và nghiệp vụ quản lí trường học. - Bồi dưỡng kiến thức quản lí nhà nước về giáo dục, kiến thức, lí luận về quản lí giáo dục và quản lí trường THCS. Trong đó, tập trung vào quản lí các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy-học, quản lí cơ sở vật chất, tài chính, các điều kiện, phương tiện phục vụ giảng dạy, giáo dục và quản lí. - Căn cứ vào tình hình thực tế của đội ngũ CBQL trường THCS và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch hàng năm để xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn phù hợp với từng đơn vị trường THCS. - Mở rộng diện đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng với từng chức danh cụ thể. Kết hợp đào tạo chính quy với các loại hình đào tạo khác, theo hình thức không tập trung, từ xa, ngắn hạn, dài hạn, Có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với việc tự học, tự nghiên cứu đối với CBQL trường THCS. Có tổ chức kiểm tra, đánh giá một cách công bằng, khách quan, chính xác mức độ đạt được kết quả học tập của đội ngũ CBQL trường THCS. - Có quy chế rà soát, đánh giá CBQL trường THCS sau khi bố trí, sử dụng, xem xét mức độ tiếp cận với công việc mới, mức độ phù hợp, đúng việc, đúng khả năng của CBQL. Các trường còn khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cần bố trí, sử dụng CBQL trẻ, năng động, sáng tạo, thích ứng tốt với môi trường quản lí. Có như vậy mới tạo ra được đội ngũ CBQL trường THCS mạnh về chất và lượng. 2.2.4. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở Thanh tra giáo dục nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lí vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục. Thanh tra, kiểm tra là chức năng quan trọng trong công tác quản lí nhằm phòng ngừa những sai phạm và thúc đẩy hoạt động của đội ngũ CBQL trường THCS mang lại chất lượng và hiệu quả cao. Kiểm tra là hình thức thu thập thông tin trực tiếp về thực trạng của đối tượng nhằm củng cố và điều chỉnh, đồng thời có định hướng để phát triển. Đánh giá, xếp loại CBQL trường THCS hàng năm, nhằm mục tiêu làm rõ năng lực trình độ thực sự, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản lí giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch. Trong công tác xây dựng đội ngũ CBQL, rất cần phương pháp đánh giá, xếp loại khoa học để từ kết quả đó giúp các cấp quản lí sử dụng đội ngũ có hiệu quả nhất. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 63-67 67 Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu trên, cần tiến hành các nội dung sau: - Xây dựng được kế hoạch kiểm tra các hoạt động của đội ngũ CBQL trường THCS, tập trung cao vào việc kiểm tra theo hướng biến việc kiểm tra của các cấp thành hoạt động tự kiểm tra của từng CBQL trường THCS trong các lĩnh vực quản lí theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ. Để đem lại hiệu quả cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, cần cụ thể hoá các chuẩn mực về quản lí có trong các văn bản luật và trong các hướng dẫn của ngành để có được chuẩn mực đánh giá kết quả quản lí của các CBQL trường THCS. Từ đó, so sánh kết quả thực hiện được với chuẩn mực mà xếp loại được các CBQL trường THCS về phẩm chất, về năng lực thực hiện các lĩnh vực quản lí của họ. - Cá nhân CBQL viết bản tự nhận xét, đánh giá và tự xếp loại. Sau đó, trình bày trong cuộc họp liên tịch có Ban Giám hiệu, Chi bộ, Ban chấp hành Công đoàn, Trưởng các bộ phận để góp ý, biểu quyết xếp loại. Đảng ủy, UBND xã, thị trấn cho ý kiến về công tác quản lí có liên quan đến địa phương. HT báo cáo kết quả đánh giá xếp loại CBQL về phòng GD-ĐT. Trưởng phòng GD-ĐT căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra (theo kế hoạch và đột xuất), đánh giá của các chuyên viên phòng GD-ĐT, kết quả đánh giá của trường, ý kiến của Đảng ủy, UBND xã, thị trấn và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân CBQL để đánh giá, xếp loại CBQL trường THCS. Sau đó, thông báo công khai kết quả đánh giá xếp loại CBQL cho các trường trong toàn huyện. 2.2.5. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho cán bộ quản lí trường trung học cơ sở - Lao động của người CBQL trường học là loại lao động trí óc, trong đó đối tượng tác động trực tiếp hằng ngày là con người. Đó là loại lao động vừa mang tính hành chính nhà nước, vừa mang tính khoa học và nghệ thuật. Chính vì vậy, người CBQL trường học phải được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp ưu đãi khác tương xứng với trách nhiệm được giao. - Quan tâm đến quyền lợi vật chất và tinh thần cho đội ngũ CBQL trường THCS. Trước hết, phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách theo quy định cho CBQL và GV như: lương, các chế độ phụ cấp theo lương, chế độ làm thêm giờ, nơi nào có điều kiện sẽ huy động các nguồn lực khác để hỗ trợ thêm cho CBQL và GV. - Đối với CBQL có khó khăn về nhà ở, phòng GD-ĐT tham mưu với UBND huyện tạo điều kiện bố trí đất, với chế độ ưu đãi hoặc mua trả góp để họ ổn định cuộc sống. - Tổ chức cho CBQL đi học tập kinh nghiệm quản lí, học tập các mô hình trường tiên tiến, các phong trào giáo dục điển hình trong và ngoài tỉnh. Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về quản lí để đội ngũ CBQL có dịp trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. - Phòng GD-ĐT tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành có chủ trương, chính sách ưu đãi đối với CBQL trường THCS về cả vật chất lẫn tinh thần để động viên kịp thời đội ngũ CBQL hăng say công tác đạt kết quả tốt. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường học, nhà công vụ GV, trang thiết bị dạy học để CBQL trường THCS tập trung làm tốt công tác chỉ đạo dạy và học. - Cụ thể hoá chủ trương dân chủ hoá trường học, xã hội hoá giáo dục ở địa phương để thực hiện có hiệu quả hơn trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện Long Điền. 3. Kết luận Các biện pháp đề xuất nếu được áp dụng một cách phù hợp theo điều kiện thực tế của địa phương sẽ mang lại hiệu quả cao đối với việc phát triện đội ngũ CBQL trường THCS. Tuy nhiên, các biện pháp nêu trên cần được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện. Việc hoạch định chiến lược, chính sách phát triển đội ngũ CBQL trường THCS sẽ có bước đột phá quan trọng khi các biện pháp được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt trên cả ba bình diện số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ở huyện Long Điền hiện nay. Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Bộ GD-ĐT (2011). Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). [3] Bộ GD-ĐT (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ- TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ). [4] Vũ Dũng - Phùng Đình Mẫn (2007). Tâm lí học quản lí. NXB Giáo dục. [5] Hoàng Anh Tuấn (2016). Quản lí phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 3, tr 20-27. [6] Phòng GD-ĐT huyện Long Điền. Báo cáo tổng kết và phương hướng năm học (từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018). [7] Hoàng Minh Thao - Hà Thế Truyền (2006). Một số cơ sở pháp lí của vấn đề đổi mới quản lí nhà nước và quản lí giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13phung_dinh_man_nguyen_xuan_tien_8451_2164578.pdf
Tài liệu liên quan