Tài liệu Biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Ngữ văn cho học sinh trường Trung học Phổ thông: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0200
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 131-136
This paper is available online at
BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP
MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Bùi Thị Lệ Thủy
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tính tích cực học tập môn
Ngữ văn của học sinh (HS) trung học phổ thông chưa cao. Các biện pháp: khơi dậy nhu
cầu, động cơ, hứng thú học tập đúng đắn cho HS, Giáo dục tình cảm nhận thức đúng đắn
cho HS, Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, Đổi mới phương pháp dạy học
và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, Sử dụng
phù hợp các phương tiện và thiết bị dạy học, Hướng dẫn kĩ năng học tập cho HS, Thay đổi
cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS nếu được áp dụng đồng bộ trong quá trình
dạy học chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn cho ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Ngữ văn cho học sinh trường Trung học Phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0200
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 131-136
This paper is available online at
BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP
MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Bùi Thị Lệ Thủy
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tính tích cực học tập môn
Ngữ văn của học sinh (HS) trung học phổ thông chưa cao. Các biện pháp: khơi dậy nhu
cầu, động cơ, hứng thú học tập đúng đắn cho HS, Giáo dục tình cảm nhận thức đúng đắn
cho HS, Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, Đổi mới phương pháp dạy học
và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, Sử dụng
phù hợp các phương tiện và thiết bị dạy học, Hướng dẫn kĩ năng học tập cho HS, Thay đổi
cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS nếu được áp dụng đồng bộ trong quá trình
dạy học chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn cho học sinh.
Từ khóa: Biện pháp, tính tích cực, tính tích cực học tập, môn Ngữ văn, học sinh trung học
phổ thông.
1. Mở đầu
Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển
con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình
thành và phát triển TTC xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.
Việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực vào thưc tiễn là phát huy tính tích cực, độc lập,
tự giác, sáng tạo của HS trong quá trình học tập. Phương pháp này có vai trò quan trọng trong quá
trình dạy học và trong tình hình hiện nay. Dạy học lấy người học làm trung tâm đòi hỏi người học
yêu cầu cao. Tính tích cực của mỗi cá nhân sẽ là kim chỉ nam cho sự tự tin và chủ động lĩnh hội
tri thức cho mình. Trong quá trình giáo dục, HS vừa với tư cách là đối tượng của hoạt động,vừa là
chủ thể của quá trình tự giáo dục, rèn luyện nhân cách của mình. Điều này đã được khẳng định qua
nghiên cứu của các tác giả Hồ Ngọc Đại [3], I. F.Kharlamôp [4], Lê Nguyên Long [5], Thái Duy
Tuyên [6].
Môn Ngữ văn là môn khoa học - nghệ thuật. Bằng những hình tượng và ngôn từ phong phú
sinh động của mình, nó cung cấp cho người học những kiến thức về cuộc sống cũng như những bí
ẩn trong tâm hồn con người, khơi lên một thế giới kì ảo, huyền diệu và lung linh sắc màu bởi vẻ
đẹp nhân văn trong mỗi sự vật, hiện tượng trong các tác phẩm. Từ đó tác động đến tâm tư tình cảm
và góp phần quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách con người.
Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015
Liên hệ: Bùi Lệ Thủy, e-mail: buithilethuyk56@gmail.com
131
Bùi Thị Lệ Thủy
Hoạt động giảng dạy môn ngữ văn ở các trường phổ thông vẫn chưa thực sự phát huy được
tính tích cực học tập ở học sinh. Qua bài báo này tác giả đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu
quả dạy môn Ngữ văn. Từ đó, góp phần làm cho học sinh phát triển toàn diện hơn.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tính tích cực học tập
2.1.1. Tính tích cực
TTC của cá nhân là một phẩm chất nhân cách điển hình của con người, luôn gắn liền với
hoạt động biểu hiện ở nhu cầu hoạt động. Đó là những đòi hỏi, mong muốn được tham gia vào
hoạt động. TTC bao hàm cả tính tự giác trong hoạt động. Cá nhân tự mình thực hiện các công việc
mà không cần sự đôn đốc nhắc nhở của bất cứ người nào và luôn nỗ lực, cố gắng để thực hiện hoạt
động. TTC bao hàm tính chủ động, sáng tạo của chủ thể trong hoạt động. Mặt khác, TTC của cá
nhân còn được biểu hiện ở tính hiệu quả của hoạt động khi cá nhân tham gia vào bất cứ hoạt động
nào, dù cá nhân có tích cực, tự giác, chủ động đến mấy mà không có kết quả thì sự tích cực, tự
giác, chủ động đó cũng không có ý nghĩa gì.
2.1.2. Tính tích cực nhận thức
TTC nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở
mức cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết các vấn đề học tập và nhận thức góp phần làm cho
nhân cách của chủ thể được phát triển. Nó vừa là mục đích hoạt động, vừa là phương tiện, là điều
kiện để đạt được mục đích, vừa là kết quả hoạt động. Nó là phẩm chất của hoạt động cá nhân
TTC học tập là TTC cá nhân được phân hóa và hướng vào việc giải quyết các vấn đề, nhiệm
vụ học tập để đạt mục tiêu học tập. TTC hoc tập bao gồm hai hình thái bên trong và bên ngoài.
Hình thái bên trong của TTC học tập chủ yếu bao hàm những chức năng sinh học, sinh lí, tâm lí,
thể hiện rõ ở đặc điểm khí chất, tình cảm, ý chí, các chức năng và các đặc điểm nhận thức như mức
độ hoạt động trí tuệ: tri giác, tư duy, tưởng tượng... và cá chức năng vận động thể chất bên trong
(các nội quan, các quá trình sinh lí, sinh hóa). Hình thái bên ngoài của TTC nhận thức bao hàm
các chức năng khả năng, sức mạnh thể chất xã hội, thể hiện ở đặc điểm hành vi.
TTC học tập quyết định trực tiếp chất lượng hoạt động học tập của người học. Nhà sư phạm
I.F.Kharlamop đã khẳng định: “Chỉ có sự phối hợp hữu cơ và sự liên hệ qua lại chặt chẽ giữa tác
động bên ngoài của giáo viên, bộc lộ trong việc trình bày tài liệu, chương trình và tổ chức công tác
học tập của học sinh và sự căng thẳng trí tuệ bên trong của các em mới tạo nên được cơ sở của sự
học tập có kết quả" [4].
2.2. Đề xuất một số biện pháp
Cơ sở đề xuất các biện pháp: các biện pháp đưa ra phải có tính khả thi: tức là biện pháp đưa
ra phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường (Đội ngũ, trình độ của giáo viên,
học sinh, sơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường, đồ dùng và tài liệu học tập...), các biện pháp
đưa ra phải phù hợp và thống nhất với mục tiêu, nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo của
nhà trường, đảm bảo nguyên tắc sử dụng phối hợp các biện pháp: thực tế cho thấy không có bất
cứ biện pháp nào là vạn năng cả. Biện pháp nào cũng có ưu điểm và hạn chế nhất định. Việc đề
cao quá mức (tuyệt đối hóa) bất kì một biện pháp nào và lạm dụng nó, đều dẫn đến kém hiệu quả.
Vì vậy, không nên đề cao biện pháp này hay hạ thấp biện pháp kia, mà phải biết kết hợp các biện
pháp trong quá trình giảng dạy để nâng cao tính tích cực học tập môn Ngữ văn cho học sinh.
132
Biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Ngữ văn cho học sinh trường trung học phổ thông
Biện pháp 1: Khơi dậy nhu cầu, động cơ, hứng thú học tập đúng đắn cho HS
* Mục tiêu của biện pháp: Hình thành ở HS sự say mê hứng thú với môn học từ đó khơi dậy
ở HS óc tò mò, mong muốn khám phá chiếm lĩnh tri thức, tạo cho các em ý thức ham học và khả
năng tự học.
*Nội dung và cách thực hiện: Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng động cơ học tập ngày càng được
chú ý xem xét một cách riêng biệt mặc dù trong nhiều trường hợp động cơ học tập dường như nằm
trong bản thân hoạt động học tập và có thể tự nhiên hình thành. Tuy nhiên do học vấn chỉ là một
dạng kinh nghiệm xã hội mà các cá thể cần chuyển hóa thành phẩm chất riêng của họ cho nên nhờ
có động cơ tích cực học tập, HS mới sẵn sàng đáp ứng sự tổ chức chỉ đạo của GV. Bồi dưỡng cho
HS động cơ học tập tích cực để từng bước hình thành ở học khả năng tự bồi dưỡng động cơ tích
cực nhằm đảm bảo cho sự phát triển của quá trình GD.
Biện pháp 2: Giáo dục tình cảm nhận thức đúng đắn cho HS
*Mục tiêu của biện pháp: Đảm bảo cho HS có nhưng cảm xúc tích cực khi học tập. Xúc
cảm tích cực giúp kích thích mạnh mẽ sự hoạt động của con người còn thái độ thờ ơ lãnh đạm là
kẻ thù nguy hại nhất của việc học tập.
*Nội dung và cách thực hiện: Xúc cảm tính tích cực trong học tập của HS trước hết được
quyết định bởi thái độ, quan hệ của GV đối với việc dạy học và đối với HS. Xúc cảm tích cực của
HS chỉ có thể hình thành trong điều kiện GV biểu lộ mối quan hệ tốt đẹp, tiến bộ đối với việc học
tập của HS. Trước hết GV phải thể hiện niềm say mê yêu thích môn học của mình. Khi HS thấy
được GV say mê với lĩnh vực giảng dạy, biết lôi cuốn học sinh vào quá trình chiếm lĩnh tri thức,
biết động viên quan tâm, cổ vũ những tiến bộ dù là nhỏ nhất, biết thông cảm và chia sẻ những khó
khăn của học sinh thì chắc chắn quá trình dạy và học của Gv và HS sẽ tiến triển tốt đẹp.
Biện pháp 3: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
*Mục tiêu của biện pháp: Huy động sức mạnh tổng hợp của thầy và trò, của chính quyền
địa phương và các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để xây dựng nhà trường xanh – sạch –
đẹp, môi trường trường học an toàn thân thiện, hiệu quả phù hợp với tình hình của địa phương và
yêu cầu của xã hội. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và
tham gia các hoạt động xã hội một cách phù hợp có hiệu quả.
*Nội dung và cách thực hiện:
- Một là: xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp và an toàn.
- Hai là: dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện của HS ở địa
phương, giúp các em tự tin học tập.
- Ba là: GD, rèn luyện kĩ năng sống cho HS.
- Bốn là: tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh nhằm giảm sự căng thẳng trong học
tập của các em, tạo cho các em nguồn cảm hứng mới, tích cực hơn trong học tập vừa giúp các em
tránh được các tệ nạn xã hội.
- Năm là: tổ chức để HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử,văn hóa, cách mạng ở địa phương.
Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy hoc theo hướng
tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS
*Mục tiêu của biện pháp: Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát
huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Từ đó làm cho giờ học thêm sinh động, thu
hút sự chú ý, hứng thú học tập của HS. Việc sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học sẽ giúp cho
133
Bùi Thị Lệ Thủy
GV khai thác và truyền đạt có hiệu quả nội dung dạy học. GV sử dụng các phương pháp dạy học
sẽ giúp quá trình tiếp thu, hiểu bài của học sinh tốt hơn làm tăng hiệu quả GD.
*Nội dung và cách thực hiện:
Trong quá trình dạy học, GV cần tăng cường sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao tính
tích cực học tập cho học sinh: phương pháp vấn đáp, phương pháp dạy học “nêu vấn đề”, phương
pháp thảo luận nhóm, xêmina,...
Biện pháp 5: Sử dụng phù hợp các phương tiện và thiết bị dạy học
*Mục tiêu của biện pháp: Thông qua các thiết bị dạy học có thể trình bày rõ ràng hơn, cụ
thể hơn nội dung bài giảng làm cho HS nhanh chóng hiểu bài và có hứng thú hơn trong học tập.
Nhờ có phương tiện, thiết bị dạy học mà GV có thể cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức cho bài
giảng đồng thời có thể tiết kiệm tời gian lên lớp.
*Nội dung và cách thực hiện:
Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu trong việc triển khai nội dung chương trình
sách giáo khoa nói chung và đặc biệt là việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh
đó, cơ sở vật chất của nhà trường cũng hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học nên phải đảm bảo
có sự thay đổi dễ dàng, linh hoạt, vừa phù hợp với hoạt động cá thể độc lập vừa phù hợp với hoạt
động hợp tác.
Biện pháp 6: Hướng dẫn kĩ năng học tập cho HS
*Mục tiêu của biện pháp: Dưới sự hướng dẫn của GV, HS có được những kiến thức, kĩ năng
cơ bản trong việc tổ chức tự học, tự tìm tòi khám phá tri thức, mặt khác góp phần kích thích nhu
cầu, động cơ học tập của HS
*Nội dung và cách thực hiện:
Hoạt động học tập của HS bao gồm các quá trình phối hợp với GV trên lớp và tự học ngoài
giờ lên lớp. Trong quá trình tự học trên lớp có những khoảng thời gian HS độc lập suy nghĩ, thực
hiện các thí nghiệm, quan sát... để tìm ra đáp án cho những câu hỏi, các bài tập do GV đề ra. Ngoài
giờ học trên lớp, HS tự học để nắm vững cách giải quyết các bài tập hoặc thực hiện các nhiệm vụ
được GV giao về nhà. Học ở nhà giúp HS tiếp tục suy nghĩ, hiểu sâu, ghi nhớ kiến thức và vận
dụng kiến thức vào bài tập để rèn luyện kĩ năng thực hành.
Biện pháp 7: Thay đổi cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
*Mục tiêu của biện pháp: Nhằm đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của HS. Kết quả
của việc kiểm tra đánh giá là cơ sở để giúp HS điều chỉnh quá trình học tập của bản thân đồng thời
là cơ sở để GV điều chỉnh thay đổi phương pháp cách thức giảng dạy.
*Nội dung và cách thực hiện: Trong kiểm tra có hai hình thức kiểm tra là do người khác
kiểm tra và tự kiểm tra. Trong đó vấn đề tự kiểm tra là rất quan trọng để kịp thời phát hiện và tự
điều chỉnh những sai sót, ngoài ra còn thể hiện thái độ tích cực của học sinh. Mỗi học sinh biết
tự kiểm tra đánh giá sẽ biết bản thân mình thiếu sót gì và có thể tự điều chỉnh hoạt động học của
mình.
Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm tra tính đúng đắn của các biện pháp, qua đó khẳng
định tính khả thi của các biện pháp phát huy TTC học tập của HS THPT.
Chúng tối chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là lớp 10A3 và 10A10 trong khối 10 của
trường THPT Đông Thụy Anh, Thái Thụy, Thái Bình.
Lớp thực nghiệm: 10A3, sĩ số: 49 HS.
134
Biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Ngữ văn cho học sinh trường trung học phổ thông
Lớp đối chứng:10A10, sĩ số: 52 HS.
Thực nghiệm không được tiến hành đồng bộ các biện pháp mà chỉ được tiến hành với ba
biện pháp: đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy hoc theo hướng tích cực hóa
hoạt động nhận thức của HS, hướng dẫn kĩ năng học tập cho HS, thay đổi cách kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của HS.
Chúng tôi tiến hành dạy bài: Trao duyên (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) trong hai tiết (90
phút). Trước khi tiến hành dạy học, chúng tôi tìm hiểu về hai lớp 10A3 và 10A10, thấy rằng hai
lớp là tương đương nhau về các mặt. Lớp 10A10 được tiến hành dạy như bình thường, không có
một sự thay đổi nào. Lớp 10A3 được tiến hành với giáo án thực nghiệm và áp dụng ba biện pháp
tác động trong giờ dạy.
Sau khi tiến hành xây dựng, áp dụng một số biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn
Ngữ văn cho học sinh lớp 10 như đã đề xuất vào lớp thực nghiệm 10A3 và lớp đối chứng 10A10,
thu được kết quả như sau:
Bảng 1. Mức độ hiểu bài của HS sau giờ học thực nghiệm
Các mức độ 10A3 10A10
SL % SL %
Rất hiểu 8 16,33 6 11,54
Hiểu 28 57,14 7 13,46
Hiểu chưa nhiều 9 18,37 17 32,69
Không hiểu 4 8,16 22 43,31
TỔNG 49 100 52 100
Bảng 2. Thái độ học tập ở lớp trong giờ học thực nghiệm
Các mức độ 10A3 10A10
SL % SL %
Học bình thường như những tiết
học khác 33 67,34 25 48,08
Tích cực, tự giác, say mê, hứng
thú hơn 11 22,44 5 9,61
Chán nản, uể oải, không chú ý 5 10,22 22 42,31
TỔNG 49 100 52 100
Bảng 3. Mức độ đánh giá của học sinh về phương pháp giảng dạy
của giáo viên sử dụng trong giờ học thực nghiệm
Các mức độ 10A3 10A10
SL % SL %
Hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu 16 32,65 3 5,77
Bình thường 30 61,22 25 48,08
Khô khan, khó hiểu 3 6,13 24 46,15
TỔNG 49 100 52 100
Từ Bảng 1, chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch rõ rệt về mức độ hiểu bài của học sinh lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ học sinh rất hiểu bài là 16,33%, trong khi
đó lớp đối chứng là 11,54%.
135
Bùi Thị Lệ Thủy
Tỉ lệ HS hiểu bài ở lớp thực nghiệm cao gấp 4 lần lớp đối chứng (lớp thực nghiệm là 57,14%
trong khi đó lớp đối chứng là 13,46%).
Bảng 2 cho nhận thấy thái độ học bình thường như những tiết học khác ở lớp thực nghiệm
là 67,34%, lớp đối chứng là 48,08%.
Từ Bảng 3, ta nhận thấy việc HS đánh giá phương pháp giảng dạy của giáo viên sử dụng
trong giờ học ở mức độ hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu của lớp thực nghiệm (32,65%) cao hơn nhiều
so với lớp đối chứng (5,77%).
3. Kết luận
Dựa trên cơ sở: các biện pháp đưa ra phải có tính khả thi, các biện pháp đưa ra phải phù hợp
và thống nhất với mục tiêu, nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo của nhà trường, đảm bảo
nguyên tắc sử dụng phối hợp các biện pháp. Chúng tôi đề xuất các biện pháp nâng cao tính tích
cực học tập môn Ngữ văn cho học sinh THPT: Khơi dậy nhu cầu, động cơ, hứng thú học tập đúng
đắn cho HS, Giáo dục tình cảm nhận thức đúng đắn cho HS, Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực, Đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy hoc theo hướng tích cực hóa
hoạt động nhận thức của HS, Sử dụng phù hợp các phương tiện và thiết bị dạy học, Hướng dẫn kĩ
năng học tập cho HS, Thay đổi cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Chúng tôi tiến hành
thực nghiệm ba biện pháp: đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy hoc theo hướng
tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, hướng dẫn kĩ năng học tập cho HS, thay đổi cách kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của HS. Kết quả thực nghiệm cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm
có tỉ lệ rất hiểu và hiểu bài cao hơn so với lớp đối chứng, thái độ học tập của học sinh ở lớp thực
nghiệm cũng tích cực, tự giác, say mê hơn so với lớp đối chứng. Qua đây khẳng định tính khả thi
và hiệu quả của các biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Ngữ văn cho học sinh THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dương Thị Diệu Hoa, 2012. Giáo trình tâm lí học phát triển. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[3] Hồ Ngọc Đại, 2000. Tâm lí học dạy học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] I. F. Kharlamôp, 1978. Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào (Nguyễn Quang Ngọc
dịch). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5] Lê Nguyên Long, 1998. Thử tìm phương pháp dạy học hiệu quả. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[6] Thái Duy Tuyên, 1991. Tìm kiếm chiến lược phát triển phương pháp dạy học phổ thông.
Nghiên cứu Giáo dục số 1, tr.9-13.
ABSTRACT
Solutions to enhance positive learning in the subject of literature in high school
There are many subjective and objective reasons why high school students do not have a
positive towards learning literature. What would lead to an interest in literature are inspiration,
a motive, an interest in learning,a friendly school, active fellow students, improved teaching
methods, learning that involves active perceptions of the students, better facilities and teaching
equipment, guidance to improve study skills and improved assessment of student learning results.
If these solutions were applied synchronously in the teaching and learning process, students would
love the subject of literature.
Keywords: Solution, positive, positive learning, literature, high school students.
136
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3686_btlthuy_0789_2178330.pdf