Biện pháp nâng cao hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương

Tài liệu Biện pháp nâng cao hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương: 143 Biện pháp nâng cao . . . BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG Phạm Văn Hưng* TÓM TẮT Để đào tạo nhân lực có chất lượng cao, giáo dục đại học đóng vai trò trực tiếp và chủ đạo. Giáo dục đại học hiện đang đứng trước xu thế mới: toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, công nghệ cao, xã hội thông tin. Để hội nhập và phát triển, chất lượng giáo dục đại học là bài toán cần được quan tâm giải quyết của các nhà giáo dục trong các trường đại học.Hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, khâu đột phá then chốt là nâng cao chất lượng của công tác quản lý đào tạo trong nhà trường. Vì những lý do trên, trong vai trò là người tham gia trực tiếp vào công tác quản lý đào tạo, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế và Kỹ thuật Bình Dương.” Từ khóa: kiểm tra, đánh giá, kết quả học tập...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp nâng cao hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
143 Biện pháp nâng cao . . . BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG Phạm Văn Hưng* TÓM TẮT Để đào tạo nhân lực có chất lượng cao, giáo dục đại học đóng vai trò trực tiếp và chủ đạo. Giáo dục đại học hiện đang đứng trước xu thế mới: toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, công nghệ cao, xã hội thông tin. Để hội nhập và phát triển, chất lượng giáo dục đại học là bài toán cần được quan tâm giải quyết của các nhà giáo dục trong các trường đại học.Hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, khâu đột phá then chốt là nâng cao chất lượng của công tác quản lý đào tạo trong nhà trường. Vì những lý do trên, trong vai trò là người tham gia trực tiếp vào công tác quản lý đào tạo, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế và Kỹ thuật Bình Dương.” Từ khóa: kiểm tra, đánh giá, kết quả học tập. MEASURES TO IMPROVE THE ACTIVITIES OF CONTROLLING, EVALUATING THE ACADEMIC PERFORMANCE RESULTS OF BINH DUONG ECONOMICS AND TECHNOLOGY UNIVERSITY STUDENTS ABSTRACT To train high quality human resources, the university education plays the direct and decisive role.The university education is facing innovative tendency: globalization, intellectual economy, hitech, and socio-information. The quality of the university education for the integration and development is the problem that must be interested and resolved by the university educators. The pivot factor for its improvement is the quality enhancement of on-campus academic management activities. For these reasons, in the role of the person who directly participate in training management activities, we choose the research into “measures to improve the activities of controlling, evaluating the academic performance results of Binh Duong Economics and Technology University students.” Key Words: Controlling, evaluating, the academic performance. * Phòng Khảo thí và ĐBCLGD, trường Đại học Kinh Tế-Kỹ thuật Bình Dương Email: Pvhung@ktkt.edu.vn, ĐT: 0168.6820.018 Nghiên cứu – Trao đổi 144 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 1.1. Kiểm tra Thuật ngữ “Kiểm tra” có nội hàm rất phong phú, được sử dụng tùy theo cấp bậc và mục đích của chủ thể quản lý. Theo Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội năm 1998, thuật ngữ kiểm tra được định nghĩa: “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét". Theo Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa năm 2001, thuật ngữ kiểm tra được định nghĩa: “Là bộ phận hợp thành của quá trình hoạt động dạy-học nhằm nắm được thông tin về trạng thải về kết quả học tập của học sinh, về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra những biện pháp để khắc phục những lỗ hổng, đồng thời củng cố tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động dạy-học”. Tác giả Lê Khánh Băng cho rằng “Kiểm tra ở bậc đại học là hoạt động giúp giảo viên thu được những thông tin về hoạt động nhận thức của sinh viên trong quả trình dạy học qua các đường liên hệ ngược ngoài. Nhờ đó giáo viên có thêm điều kiện nắm vững sinh viên của mình hơn, kịp thời giúp họ củng cổ, mở rộng, đào sâu, hoàn thiện những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã học. Hơn nữa, giáo viên cỏ thể dựa vào các thông tin ngược để tự đánh giá và điều chỉnh kịp thời hoạt động của mình”. Vấn đề kiểm tra có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhìn chung là thu thập thông tin để phán đoán, xác định và làm cơ sở cho việc đánh giá. Trong giáo dục, kiểm tra chỉ sự đo lường, thu thập thông tin, dữ liệu, để có được những phán đoán, xác định xem mỗi người sau khi học đã nắm được gì (kiến thức), làm được gì (kỹ năng) và bộc lộ thái độ ứng xử ra sao, qua đó có được những thông tin phản hồi để hoàn thiện quá trình dạy-học. 1.2. Đánh giá Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng cần đánh giá và đưa ra những nhận xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí, thang đo, đại lượng đo đã được tiêu chuẩn hóa. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng dựa vào các con số hoặc định tính dựa các ý kiến và giá trị. Đánh giá là một phán xét trên cơ sở đo lường, kiểm tra, được xem như là một quá trình hình thành những nhận định, những phán đoán về thực trạng dựa vào sự phân tích thông tin thu được trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời, có hệ thống những thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo. Đánh giá là việc nhận định sự xứng đáng của một cái gì đó, chẳng hạn việc đánh giá một chương trình, một nhà trường, một chính sách. Lượng giá thành quả học tập hay năng lực của người học, thường là các thành tố của đánh giá giáo dục. Đánh giá có thể là định lượng dựa vào con số hoặc định tính dựa vào các ý kiến và giá trị. 1.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Tác giả Phùng Đình Mẫn quan niệm “Kiểm tra, đánh giá là xem xét kết quả 145 Biện pháp nâng cao . . . của công việc”. Kiểm tra, đánh giá ghi nhận những kết quả đạt được của người học trong dạy học và giáo dục mà còn đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”. Kiểm tra, đánh giá là một quá trình được tiến hành có hệ thống, để xác định mức độ đạt được về trình độ nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ phát triển tư duy và trình độ được giáo dục của người học trong quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá là sự so sánh đối chiếu trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được hình thành ở người học với những yêu cầu xác định của mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo. Mục tiêu dạy học là cơ sở cho việc xác định nội dung, xây dựng chương trình dạy học, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức quá trình dạy học. Đồng thời mục tiêu dạy học chi phối toàn bộ quá trình KTĐG KQHT của người học, từ việc xác định mục đích KTĐG đến việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, yêu cầu KTĐG. Như vậy KTĐG KQHT là một hoạt động vô cùng quan trọng, không đơn thuần chi là sự ghi nhận kết quả dạy học, mà dựa trên kết quả KTĐG để đề xuất những biện pháp dạy học, quản lý để làm thay đổi thực trạng theo xu thế ngày càng tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Sơ đồ 1. Quan hệ kiểm tra, đánh giá KQHT với quá trình dạy học 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG. 2.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên về tác dụng của hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập TT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) XÉP HẠNG 1 Xác định trình độ của sinh viên 91 30,3 1 2 Tạo động lực học tập cho sinh viên 73 24,3 3 3 Làm cho sinh viên lo lắng 86 28,7 2 4 Điều chỉnh hoạt động dạy- học 50 16,7 4 Bảng 2.1. Tác dụng của hoạt động KTĐG KQHT đối với sinh viên 146 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Chúng tôi đưa ra bốn nội dung về tác dụng của hoạt động KTĐG KQHT, qua kết quả khảo sát nhận thấy các nội dung: xác định trình độ của sinh viên, làm cho sinh viên lo lắng chiếm tỷ lệ cao nhất; ở các nội dung: tạo động lực học tập cho sinh viên, điều chỉnh hoạt động dạy-học là một trong những tác dụng quan trọng của hoạt động KTĐG KQHT chưa được sinh viên nhận thức đúng về vai trò quan trọng của hoạt động này. Phần lớn sinh viên đều cho rằng mục tiêu chính của hoạt động KTĐG KQHT là xác định và phân loại trình độ học tập của người học, từ đó sinh viên sẽ có nhiêu lo lắng hơn đôi với kêt quả học tập.Thực chất, mục đích chính của hoạt động KTĐG KQHT là tìm ra những sai lệch kiến thức trong quá trình học, để có hướng điều chỉnh tốt hơn. Từ thực tế trên cho thấy, việc nhận thức về tác dụng, tầm quan trọng của KTĐG KQHT chưa được phần lớn sinh viên hiểu rõ.Đây chính là một trong những nguyên nhân tác động đến việc xác định mục đích học tập đúngđắn của sinh viên. 2.2. Thực trạng về nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên Nội dung KTĐG KQHT là một trong những yếu tố rất quan trọng, xuất phát từ mục tiêu dạy học, từ đỏ xác định chính xác kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học để đưa ra những biện pháp điều chỉnh hoạt động dạy- học mang lại hiệu quả cao. Dựa vào nội dung đánh giá đã được thiết kế một cách kỹ lưỡng, qua các bài KTĐG, giảng viên có thể đánh giá và tổng hợp các kết quả một cách khách quan, từ đó có thể rút ra kết luận chính xác nhất về năng lực học tập của sinh viên. Xem xét các kết luận này, giảng viên có thể thấy được ưu, nhược điểm của sinh viên trong việc lĩnh hội kiến thức. MỨC ĐỘ ĐỐI TƯỢNG XẾP HẠNG GIẢNG VIÊN CBQLGD SINH VIÊN SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) SÒ LƯỢNG TỶ LỆ (%) SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) Phù hợp 30 30 15 30 70 23,3 2 Tương đôi phù hợp 45 45 25 50 180 60 1 Không phù hợp 25 25 10 20 50 16,7 3 Bảng 2.2. Nội dung KTĐG KQHT của sinh viên Qua số liệu khảo sát cho chúng ta thấy cả ba nhóm đối tượng đều nhận xét: hiện nay nội dung KTĐG KQHT đối với sinh viên tập trung nhiều nhất ở mức độ tương đối phù hợp, qua đây thấy được những cố gắng của giảng viên trong nhà trường đối với hoạt động này. Tóm lại, nguyên nhân khách quan của những vấn đề này là: chưa có sự đầu tư nghiên cứu về chuyên môn, làm cho chất lượng KTĐG KQHT chưa được cao, một bộ phận giảng viên trẻ năng lực chuyên môn chưa sâu, thiếu sự chỉ đạo của các tổ bộ môn. Để các đề kiểm tra, thi đối với sinh viên ngày càng đạt chất lượng cao, nhà trường phải có những biện pháp chỉ đạo, quản lý, đổi mới hình thức, cũng như nội dung của công tác ra đề thi. 147 Biện pháp nâng cao . . . 2.3. Thực trạng về năng lực của sinh viên trong việc tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập Tự KTĐG KQHT của bản thân là một hoạt động rất quan trọng, khả năng tự đánh giá, giám sát bản thân không chỉ thể hiện năng lực tư duy mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, thái độ với công việc của chính mình. Hoạt động tự đánh giá KQHT giúp cho sinh viên có cơ sở điều chỉnh kiến thức, hành vi, thái độ, kỹ năng, phương pháp học tập trong suốt quá trình học. ĐỐI TƯỢNG MỨC ĐỘ GIẢNG VIÊN CBQLGD SINH VIÊN XÉP HẠNGSỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) SÓ LƯỢNG TỶ LỆ (%) SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) Tự đánh giá được 15 14.42 5 13.89 56 22.4 3 Tự đánh giá ờ mức độ tương đối 35 33.65 13 36.11 93 37.20 2 Không tự đánh giá được 54 51.92 18 50.00 101 40.40 1 Bảng 2.3. Việc sinh viên tự KTĐG KQHT Dựa vào các ý kiến đánh giá ở bảng 2.3, với tỷ lệ 51.92 % giảng viên, 50.00% CBQLGD, 40.40% sinh viên cho rằng: hiện nay năng lực tự KTĐG KQHT của sinh viên còn rất hạn chế. Qua tìm hiểu vấn đề và phỏng vấn đối với một số sinh viên, giảng viên, CBQLGD nhận thấy: - Hiện nay, một bộ phận sinh viên chưa thật sự quan tâm đúng mức đến KQHT, chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc tự KTĐG KQHT, còn xem nhẹ việc tự KTĐG, chỉ coi đây là hoạt động mang tính hình thức và luôn tìm cách đối phó trong việc kiểm tra, thi. Một trong những nguyên nhân của việc tự KTĐG KQHT còn nhiều hạn chế, bất cập là do hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên chưa được thực hiện tốt và chưa trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong nhà trường. - Nhằm khắc phục những hạn chế này, nhà trường cùng các khoa, các phòng chức năng, các tổ chức đoàn thể cần tích cực có những biện pháp, nhanh chóng thay đổi những tồn tại trong công tác tự KTĐG đối với sinh viên. 2.4. Thực trạng về thực hiện quy trình trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Để đảm bảo chất lượng của KTĐG KQHT của sv, quy trình KTĐG phải đáp ứng được các nguyên tắc về tính quy chuẩn, tính khách quan, tính toàn diện, tính hệ thống và tính phát triển. Ngoài ra phải đảm bảo các yêu cầu của KTĐG KQHT như có mục tiêu, kế hoạch cụ thể, quy trình phù hợp, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện theo đúng quy trình, kiểm tra sát sao hoạt động KTĐG để có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng KTĐG. Để nâng cao hiệu quả công việc, làm cho công tác quản lý của nhà trường chặt chẽ hơn, cần nhanh chóng có những biện 148 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật pháp triển khai xây dựng và kiện toàn quy trình của hoạt động KTĐG KQHT. Với câu hỏi “Có cần thiết phải đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tại trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương hiện nay không?” có 37,33 % sinh viên được hỏi trả lời là rất cần thiết, 40,33% trả lời là cần thiết và 21,67% trả lời là không cần thiết. Đối với GV và cán bộ quản lý cũng với câu hỏi đó, có 42% GV và cán bộ quản lý được hỏi trả lời là cần thiết và 25% trả lời là không cần thiết. Số liệu trên đã phản ánh một số công tác quản lý trong quy trình KTĐG KQHT của sinh viên là chưa phù hợp, cụ thể: Mức độ Giảng viên, CBQL Sinh viên Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Rất cần thiết 17 17,00 112 37,33 Cần thiết 42 42,00 121 40,33 ít cần thiết 16 16,00 2 0,67 Không cần thiết 25 25,00 65 21,67 Bảng 2.4: Mức độ cần thiết đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá Như vậy phần lớn các GV chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng về kiểm tra, đánh giá, dẫn đến tình trạng chưa nhận thức đúng về vai trò của công tác KTĐG, việc nắm bắt kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng. Kế hoạch KTĐG chưa cụ thể và kịp thời. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá còn đơn giản, nhất là việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên chưa khuyến khích được sinh viên có ý thức vươn lên trong học tập. 2.5. Thực trạng phương tiện hỗ trợ hoạt động KTĐG KQHT của sinh viên Kiểm tra, đánh giá là hình thức đo lường đánh giá trong giáo dục, đồng thời đo lường cũng tạo ra cơ sở định lượng để chúng ta có được các quyết định đúng đắn cho quá trình dạy học. Để định lượng chính xác, các cơ sở đào tạo cần phải có các phương tiện đo lường. STT PHƯƠNG TIỆN ĐÀY ĐỦ TẠM ĐỦ THIẾU KHÔNG CỔ 1 Máy chấm trắc nghiệm x 2 Máy nhập điểm ORM (optical mark reader) x 3 Phần mềm chẩm trắc nghiệm x 4 Phần mềm thi, chấm thi trắc nghiệm trên máy tính x 5 Hệ thống kiểm tra, đánh giá trực tuyến qua mạng máy tính x 6 Máy tính x Bảng 2.5. Phương tiện hỗ trợ KTĐG KQHT 149 Biện pháp nâng cao . . . Trên cơ sở khảo sát, chúng tôi nhận thấy phương tiện hỗ trợ KTĐG KQHT của nhà trường khá đầy đủ, nhà trường đã trang bị máy tính, các phương tiện chuyên dụng khác như: máy chấm trắc nghiệm, phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính, hệ thống KTĐG trực tuyến qua mạng máy tính, phần mềm nhập điểm. Qua thực tế này, nhà trường cần có những biện pháp đầu tư trang thiết bị thêm máy tính,một số phương tiện hỗ trợ khác, cử cán bộ đi học và tiếp cận những ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động KTĐG KQHT. 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG 3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về đánh giá kết quả học tập cho cán bộ quản lý, GV và SV là một khâu cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng KTĐG. Vì hoạt động này không chỉ đòi hỏi có một quy trình, cách thức, điều kiện tốt, mà cần phải có yếu tố con người đóng góp chính vào sự thành công của hoạt động đánh giá.Chính những đối tượng này khi đã cảm nhận được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đánh giá thì họ mới là những người tạo sự thành công trong quá trình tham gia trực tiếp vào hoạt động đánh giá. Kiểm tra, đánh giá không chỉ đơn giản là việc ra đề thi, chấm bài để cho điểm, xếp hạng người học, mà cần được coi là một ngành khoa học, là khâu then chốt trong quá trình đào tạo với vai trò thúc đẩy tính tích cực học tập của người học, điều chỉnh phương pháp dạy của thầy, học của trò, giúp nhà trường đánh giá việc hoàn thành mục tiêu chương trình và quản lý chất lượng đào tạo. Vì vậy, việc trang bị kiến thức, nghiệp vụ về KTĐG cho cán bộ quản lý, GV và SV là rất cần thiết. Khi hoạt động đánh giá được xây dựng và thực hiện trên cơ sở khoa học và đạt được các nguyên tắc nhất định, sẽ phát huy được vai trò của mình trong đổi mới chất lượng của quá trình đào tạo. Đối với giảng viên Kiểm tra, đánh giá là một hoạt động chuyên biệt, do đó, việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá cho GV tham gia hoạt động đánh giá là rất cần thiết. Đội ngũ này cần phải được trang bị những kiến thức và sự hiểu biết về lý thuyết và thực tiễn của KTĐG. Khi GV đã được trang bị kỹ về nghiệp vụ thì việc biên soạn đề kiểm tra, chấm bài, cung cấp thông tin phản hồi cho người học, kết hợp với phương pháp giảng dạy, KTĐG sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo. GV sẽ có kinh nghiệm trong việc ra đề, chấm điểm, lựa chọn phương pháp và hình thức KTĐG cho phù hợp. Trong thực tế, việc bồi dưỡng cho GV nghiệp vụ biên soạn đề thi là rất cần thiết, vì nếu GV đã viết được câu hỏi kiểm tra, họ sẽ tự điều chỉnh được cách thức tổ chức dạy học của bản thân. Đối với sinh viên Ngoài việc đổi mới phương thức quản lý, điều chỉnh hoạt động của GV, một chức năng rất quan trọng đối với người học, đó là sinh viên sẽ hiểu được tầm quan trọng của KTĐG, để từ đó, có thái độ đúng mực với hoạt động đánh giá và tự điều chỉnh hoạt động học của mình. 150 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 3.2. Kế hoạch hóa công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên Để công tác lập kế hoạch về hoạt động KTĐG KQHT được thực hiện tốt, các cấp quản lý cần phải phân tích kỹ những điều kiện liên quan đến hoạt động này ở môi trường trong và bên ngoài nhà trường. Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức đối với nhà trường để xây dựng kế hoạch KTĐG KQHT phù hợp và đem lại hiệu quả cao. Các đơn vị chức năng phải xây dựng, lập kế hoạch KTĐG chi tiết theo từng học kỳ, căn cứ trên cơ sở này mới có thể lập một kế hoạch chung. Quá trình tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch KTĐG KQHT phải được công bố, thông tin rộng rãi đến toàn thể giảng viên, CBQLGD, sinh viên và các đơn vị chức năng trong nhà trường trước khi tiến hành KTĐG, đồng thời tiếp thu những ý kiến phản hồi để kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch. Trên cơ sở kế hoạch triển khai, giao các đơn vị chức năng chuẩn bị những điều kiện cần thiết cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính và nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động KTĐG KQHT. Trong quá trình thực hiện cần triển khai công tác kiểm tra, giám sát các khâu chuẩn bị trước khi tiến hành hoạt động KTĐG KQHT. Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm quá trình triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch. 3.3. Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách có hiệu quả Để có một quy trình hoàn thiện, hiệu quả của hoạt động KTĐG KQHT trong quá trình xây dựng chúng ta cần phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản: Xác định rõ mục tiêu cần thực hiện, đánh giá là điều quan trọng nhất. Xác định mục đích, yêu cầu KTĐG KQHT. Phải lựa chọn quy trình và công cụ đánh giá theo mục tiêu đánh giá. Cần phải có nhiều công cụ và biện pháp đánh giá được sử dụng đồng thời để nhận được giá trị tổng hợp. Cần biết rõ về ưu điểm, hạn chế của từng công cụ đánh giá để có cách sử dụng cho phù hợp. Đánh giá chỉ là phương tiện để đi đến mục đích. Cách thức thực hiện xây dựng quy trình KTĐG KQHT: Cử cán bộ đi tập huấn, học hỏi kinh nghiệm của các trường đã có kinh nghiệm về công tác xây dựng quy trình. Thành lập các nhóm chuyên gia gồm giảng viên, CBQLGD có khả năng có chuyên môn sâu để tiến hành xây dựng quy trình KTĐG KQHT. Cung cấp, chuẩn bị đầy đủ các văn bản, tài liệu liên quan đến hoạt động KTĐG KQHT cho các thành viên trong đơn vị và nhóm nghiên cứu. Thu thập hồ sơ và minh chứng ở các khâu trong hoạt KTĐG KQHT hiện đang thực hiện. Tổ chức hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến tham gia của các đối tượng có liên quan để xây dựng quy trình thực hiện. Tổ chức tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh quy trình, xây dựng văn bản ban hành quy trình KTĐG KQHT. Tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh các quy trình. Đồng thời, trong quá trình xây dựng cũng cần chú ý đến việc đổi mới một sốkhâu trong quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên như: 151 Biện pháp nâng cao . . . - Đổi mới cách ra đề thi, làm đề thi + Đề thi phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, phù hợp thực tiễn; đảm bảo yêu cầu mục tiêu môn học đề ra. + Xác định được mục đích của đề kiểm tra, mục tiêu cần đạt được của đề về đánh giá kiến thức, kỹ năng. + Đề thi cần kết hợp nhuần nhuyễn, phố hợp linh hoạt giữa các hình thức kiểm tra, thi; đảm bảo kiểm tra được kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên. + Xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra, đề thi. Đổi mới hình thức kiểm tra, thi. Khuyến kích giảng viên tìm tòi học hỏi một số hình thức cho điểm quá trình, kiểm tra, thi mới ở một số môn phù hợp, đảm bảo bên cạnh việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên thì còn kiểm tra được sự sáng tạo, khả năng tổ chức, diễn thuyết.. 3.4. Nâng cao năng lực tự kiểm tra, đánh giá của sinh viên Trong quá trình dạy học, cũng như quản lý, để tăng khả năng tự KTĐG KQHT của sinh viên, cần quan tâm một số vấn đề sau: Hướng dẫn cho người học cách thức tiến hành tự KTĐG KQHT của bản thân, biết kỹ năng phân tích, nhận xét kết quả KTĐG của mình so với yêu cầu đề ra. Giúp sinh viên xác định được mục tiêu học tập, các tiêu chuẩn đánh giá trong suốt quá trình học. Chia sẻ mục tiêu, nhiệm vụ của bài học với sinh viên, có kế hoạch và thời điểm để tạo điều kiện cho sinh viên phản ánh về việc học của mình. Giảng viên phải tạo được không khí thoải mái, thân thiện, thẳng thắn trong lớp học, luôn khuyến khích sinh viên đánh giá về công việc của họ, coi việc mắc sai lầm là một cách để cải thiện, chứ không phải là một sự thất bại của cá nhân, từ đó giúp họ nhận ra các bước tiếp theo và hướng dẫn họ làm thế nào để có thể đạt được những tiêu chí đề ra. Giúp sinh viên làm quen với việc sử dụng các thông tin phản hồi để điều chỉnh công việc học tập một cách hợp lý. Tăng cường chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tự KTĐG KQHT, giúp sinh viên tự xây dựng, tự quản lý và thực hiện kế hoạch KTĐG KQHT ở từng phần, từng chương, khi kết thúc một học phần. Tạo cho sinh viên hình thành và sử dụng các phương pháp tự KTĐG một cách có hiệu quả. Cụ thể là giảng viên hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tự KTĐG KQHT, chọn tài liệu nghiên cứu, sử đụng tốt cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện kỹ thuật trong việc tự KTĐG KQHT. Như vậy, việc nâng cao năng lực tự KTĐG KQHT của sinh viên là một vấn đề rất cần thiết, là biện pháp để nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học. Chúng ta đang tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới về KTĐG KQHT. Để đổi mới hoạt động KTĐG KQHT của sinh viên, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, cần tăng cường vai trò của người học trong quá trình đánh giá hay nói cách khác là phải quan tâm đến vấn đề tự KTĐG của sinh viên. 4. KẾT LUẬN Kiểm tra, đánh giá KQHT của sinh viên là công cụ giúp cho các nhà quản lý giáo dục nắm bắt được tình hình giảng dạy của giảng viên, tình hình học tập của sinh viên theo mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra để có những biện pháp kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học để đạt được mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của nhà trường. Thông qua hoạt động KTĐG KQHT, giảng viên, sinh viên sẽ thấy được quá trình dạy học có đáp ứng được yêu cầu đề ra hay không, để có hướng điều chỉnh hợp lý việc dạy và học nhằm đạt được kết quả cao nhất. 152 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giảo dục-Một sổ vẩn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội. [2]. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), Đánh giả trong giáo dục, NBX Đại học Sư phạm Hà Nội. [3]. Vũ Dũng, Phùng Đình Mần (2007), Tâm lý học quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội. [4]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giảo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020, NXB Hà Nội. [5]. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. [6]. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo dục Đại học-Chẩt lượng và đảnh giả, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. [7]. Hoàng Ngọc Anh (2009), Các biện pháp quản lý công tác kiếm tra-đánh giả kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định. [8]. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. [9]. Nguyễn Thị Kim Bông (2006), Các biện pháp quản lý đổi mới công tác kiểm tra- đánh giả kết quả học tập của sinh viên Đại học Huế, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm, Đại học Huế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43_0542_2122294.pdf
Tài liệu liên quan