Tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0138
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 123-127
This paper is available online at
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO
VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI
Nguyễn Văn Khôi
Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường đại học có liên quan mật
thiết với nhau, làm tiền đề và cũng là kết quả của nhau. Trên cơ sở xác định các yếu tố cơ
bản quyết định chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường đại học, bài viết đề
xuất cách tiếp cận hệ thống và biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu
khoa học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Từ khóa: Tiếp cận hệ thống, biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu
khoa học.
1. Mở đầu
Những năm qua, Nhà trường đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về nâng cao chất lượng đào
tạo và nghiên cứu khoa học [5, 6, 7],... Qua đó Nhà trường cũng đ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0138
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 123-127
This paper is available online at
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO
VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI
Nguyễn Văn Khôi
Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường đại học có liên quan mật
thiết với nhau, làm tiền đề và cũng là kết quả của nhau. Trên cơ sở xác định các yếu tố cơ
bản quyết định chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường đại học, bài viết đề
xuất cách tiếp cận hệ thống và biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu
khoa học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Từ khóa: Tiếp cận hệ thống, biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu
khoa học.
1. Mở đầu
Những năm qua, Nhà trường đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về nâng cao chất lượng đào
tạo và nghiên cứu khoa học [5, 6, 7],... Qua đó Nhà trường cũng đã xây dựng và thực hiện nhiều
biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bài viết này
chỉ tập trung vào một số biện pháp mang tính quản lí cơ bản nhất.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các yếu tố cơ bản quyết định chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
của Trường
Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) của trường đại học có liên quan mật
thiết với nhau, làm tiền đề và cũng là kết quả của nhau. Chất lượng đào tạo và NCKH là các tiêu
chuẩn chính của chất lượng giáo dục trường đại học.
Chất lượng giáo dục trường đại học là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo
các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học của Luật giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn
nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
Chất giáo dục của Trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong mối quan hệ tác động qua lại
(Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học; Tổ chức và quản lí; Chương trình đào tạo; Hoạt động
đào tạo; Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên; Người học; Nghiên cứu khoa học, ứng
dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; Hoạt động hợp tác quốc tế; Thư viện, trang thiết bị học
Ngày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016
Liên hệ: Nguyễn Văn Khôi, e-mail: khoinv@hnue.edu.vn
123
Nguyễn Văn Khôi
tập và cơ sở vật chất khác; Tài chính và quản lí tài chính). Có thể sắp xếp thành các nhóm yếu tố
đầu vào, quá trình và đầu ra như Sơ đồ 1.
Sơ đồ 1. Các nhóm yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo và NCKH
Theo đó nổi lên 3 yếu tố sau:
- Chất lượng của đội ngũ cán bộ, viên chức, đặc biệt là viên chức quản lí, giảng viên, nghiên
cứu viên;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo và nghiên cứu khoa học;
- Nguồn lực tài chính và cơ chế chi tiêu nguồn lực này, đặc biệt là trong điều kiện nguồn lực
tài chính của Trường còn hạn hẹp.
Do đó, trước hết biện pháp nâng cao chất lượng trong đào tạo và NCKH của Trường cũng
cần tập trung tác động vào 3 yếu tố trên.
2.2. Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học của
Trường
2.2.1. Cách tiếp cận
Trước hết, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một bộ phận của hệ thống các trường Đại
học Sư phạm nói riêng cũng như hệ thống các trường Đại học nói chung của cả nước. Do đó, hoạt
động của Trường cũng phải bắt nhịp với hoạt động chung của cả hệ thống.
Mặt khác, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một hệ thống có nhiều bộ phận (đơn vị trực
thuộc), mỗi bộ phận có chức năng và đặc thù riêng. Cần phát huy hết tiềm năng của mỗi bộ phận
nhưng phải hướng đến mục tiêu chung.
Ví dụ, với một ngành đào tạo, chương trình đào tạo của ngành được quy định gồm: mục
tiêu, chuẩn đầu ra, danh mục các học phần bắt buộc và tự chọn,... nhưng với mỗi viên chức tham
gia đào tạo, khi xây dựng đề cương học phần liệu đã quan tâm đầy đủ đến mục tiêu và chuẩn đầu
ra chung của chương trình chưa? Và ai sẽ kiểm soát điều đó? Biểu hiện cụ thể là kết quả TTSP
hàng năm thường rất cao, thậm chí “xuất sắc”, nhưng thực tế thì hầu hết sinh viên bị các trường
phổ thông đánh giá là chưa đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông về kĩ năng ứng xử, kĩ năng
dạy học tích hợp và phân hóa, kĩ năng dạy học theo chủ đề liên môn,... Đối chiếu trở lại thì trong
chương trình đào tạo các ngành chưa có đề cương chi tiết học phần Thực tập sư phạm mà chỉ có
Quy chế TTSP (chung của Trường), trong đó không có chuẩn đầu ra làm căn cứ cho đánh giá?
2.2.2. Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường
Biện pháp ở đây được hiểu theo nghĩa là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể trong
thực tiễn hoạt động đào tạo và NCKH của Trường. Cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp. Ở
đây chỉ bàn đến một số biện pháp chung mang tính quản lí, nhưng lại cần thiết vì nó tác động đến
toàn bộ quá trình.
(1) Rà soát để hoàn thiện các văn bản quy định cụ thể về đào tạo và NCKH để vừa nâng
cao hiệu quả công tác quản lí vừa phù hợp với thực tiễn của Trường
124
Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học...
Về cơ bản, hệ thống văn bản quy định về đào tạo và NCKH của Trường đã được ban hành.
Do thực tiễn luôn biến đổi, cần rà soát và hoàn thiện lại. Chẳng hạn: quy chế đào tạo (đại học:
quản lí 2 giờ tự học/1 giờ trên lớp của sinh viên như thế nào?, sau đại học: Có nên quy định trình
độ ngoại ngữ đầu vào đối với nghiên cứu sinh?), quy định về hoạt động NCKH, quy định về đánh
giá kết quả lao động của viên chức, quy chế chi tiêu nội bộ,... Các quy định này phải đồng bộ, thúc
đẩy lẫn nhau và tạo động lực cho người lao động.
(2) Chuẩn bị cho kiểm định chất lượng và phân tầng các cơ sở giáo dục đại học
Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của các ngành đào tạo để thúc đẩy việc phát
triển và hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn Việt Nam [2, 3] và quốc tế. Công việc này có
thể giao cho các khoa thực hiện nhưng Trường cần có kế hoạch hỗ trợ và kiểm soát.
Tự đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học để chuẩn bị cho kiểm định chất lượng và
phân tầng các cơ sở giáo dục đại học [1]. Công việc này cần có sự kết hợp tất cả các đơn vị trong
trường để thực hiện.
(3) Thực hiện quy chế ba công khai
Thực hiện đúng quy chế ba công khai để viên chức biết được tình hình thực tế của Trường
(trên website của Trường mới cập nhật đến tháng 10/2014), từ đó tự xác định được trách nhiệm của
bản thân.
(4) Phát huy vai trò của tổ bộ môn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH
Thực tế cho thấy, ý tưởng đổi mới/sáng tạo thường bắt nguồn từ một/một số ít người; bộ
môn sẽ là nơi phát triển và lan tỏa ý tưởng đó. Bộ môn cũng là nơi cập nhật các nội dung mới và
loại bỏ những nội dung đã lạc hậu trong lĩnh vực ngành/chuyên ngành vào chương trình đào tạo,
là nơi phát hiện những “vấn đề” trong đào tạo và NCKH.
(5) Thúc đẩy sự gắn kết giữa NCKH và đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học
Hàng năm, Trường có hàng trăm luận án tiến sĩ, hàng nghìn luận văn thạc sĩ được bảo vệ.
Cần có sự tổng kết, đánh giá các xu hướng, cách thức và kết quả của các nghiên cứu này để phục
vụ đào tạo và định hướng chiến lược NCKH của Trường.
Có thể sử dụng và làm thế nào huy động được các Nghiên cứu sinh tham gia trợ giảng, hỗ
trợ sinh viên NCKH?
(6) Gắn bó chặt chẽ hơn nữa với thực tiễn, đặc biệt là thực tiễn và yêu cầu của giáo dục phổ
thông [8]
Chính thực tiễn là nơi nảy sinh các “vấn đề” cho đào tạo và NCKH, và cũng là nơi kiểm
nghiệm về cách thức và kết quả “giải quyết vấn đề” của đào tạo và NCKH. Ví dụ, vì sao số người
có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ,.. nhưng không tìm kiếm được việc làm ngày một tăng? Vì sao
sinh viên ngày càng lười phát biểu, học đối phó? Vì sao kết quả thực tập tốt nghiệp thường “rất
cao” nhưng người tốt nghiệp vẫn không đáp ứng được yêu cầu của cơ sở tuyển dụng lao động?,...
Giải quyết những vấn đề này thường đòi hỏi có sự kết hợp liên ngành.
(7) Xây dựng cơ sở dữ liệu cho đào tạo và NCKH trên website của Trường và các đơn vị
Cơ sở dữ liệu cho đào tạo và NCKH bao gồm các định hướng phát triển và các quy định
của Trường, các chương trình đào tạo, các kết quả NCKH, ...
Cơ sở dữ liệu cho đào tạo và NCKH trên website của Trường và các đơn vị chính là nguồn
thông tin ban đầu quan trọng cho việc người có nhu cầu học định hướng và đăng kí nhập học.
125
Nguyễn Văn Khôi
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho đào tạo và NCKH đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các đơn
vị trong Trường.
(8) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện “Chiến lược phát triển của Trường” đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030.
Văn bản “Chiến lược phát triển của Trường” đã được soạn thảo. Cần được xem xét, bổ sung,
điều chỉnh và công bố để viên chức được biết và có định hướng trong thực hiện các nhiệm vụ, công
việc của mình.
3. Kết luận
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có nguồn nhân lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học có
trình độ cao trong hệ thống các trường đại học sư phạm cả về số lượng và trình độ được đào tạo.
Trong thời gian qua, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã phát huy được tiềm lực đội ngũ này phục
vụ đào tạo, nghiên cứu và phục vụ giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, sự đóng góp ấy chưa tương xứng
với tiềm lực hiện có và chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trước hết cần nghiên cứu và triển khai các giải pháp, biện pháp cụ thể mang tính quản lí
nhằm hiện thực hóa tiềm lực đào tạo và nghiên cứu KH, xứng đáng với vị thế của trường Đại học
Sư phạm trọng điểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo, 2014. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường đại học. Văn bản hợp nhất số 06 /VBHN-BGDĐT, ngày 04/3/2014.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Thông tư 57/2015/TT-BGDĐT, Ban hành quy định về khối
lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối
với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành
chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016. Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, Ban hành quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
[4] Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. Hướng dẫn số 3109/HD - ĐHQGHN xây dựng và hoàn thiện
chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013. Tài liệu Hội thảo Nâng cao năng lực nghiên cứu và
giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[6] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2014. Tài liệu Hội thảo Tăng cường công tác khoa học
công nghệ và hợp tác quốc tế giai đoạn 2014-2020.
[7] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2016. Tài liệu Hội thảo Trường sư phạm trong phát triển
năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục mới.
[8] Kết luận của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc với Câu lạc bộ Hiệu trưởng các
trường đại học sư phạm, văn bản số 553/TB-BGDĐT ngày 29/7/2016.
[9] Bốn giải pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học. https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N17540/Bon
-giai-phap-thuc-day-nghien-cuu-khoa-hoc.htm
[10] Ba đặc điểm cốt lõi của đại học.
-loi-cua-dai-hoc.htm GS. Nguyễn Lân Dũng - Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 221, 2009, ngày
02/04/2014.
126
Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học...
ABSTRACT
Measures to improve the quality of management training
and scientific research of the Hanoi National University of Education
Nguyen Van Khoi
Faculty of Technology Education, Hanoi National University of Education
The quality of training and scientific research of the university are closely linked together;
as a premise, and also as a result of the same . By addressing the basic factors that determine
the quality of training and scientific research of the university, the article proposed systematic
approaches and measures to improve the quality of education management and research at Hanoi
National University of Education.
Keywords: System approach, measures to improve the quality of management training and
scientific research.
127
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4461_nvkhoi_3141_2131875.pdf