Tài liệu Biện pháp giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0022
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 3-10
This paper is available online at
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NHÂN CÁCH VĂN HÓA CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
Nguyễn Thanh Bình
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Sống theo và thể hiện được các giá trị “Yêu thương”; “Tin tưởng”; “Công dân
tích cực”; “Tận tụy/Tận tâm”; “Hợp tác”; “Sáng tạo” được xem là nội dung nhân cách văn
hóa của sinh viên sư phạm. Bài viết đề cập đến các biện pháp giáo dục nhân cách văn hóa
nói chung, giáo dục giá trị nghề nghiệp nói riêng cho sinh viên sư phạm để họ có thể tạo
ra giá trị, năng lực thực hiện hiệu quả hoạt động nghề nghiệp sau này.
Từ khóa: Nhân cách văn hóa, giá trị nghề nghiệp, sinh viên sư phạm, biện pháp giáo dục.
1. Mở đầu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế về
giáo dục nhân cách văn hóa trong nhà trường, tác giả Đào Thị Oanh đã đề xuất hệ giá trị và khung
tiêu ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0022
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 3-10
This paper is available online at
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NHÂN CÁCH VĂN HÓA CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
Nguyễn Thanh Bình
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Sống theo và thể hiện được các giá trị “Yêu thương”; “Tin tưởng”; “Công dân
tích cực”; “Tận tụy/Tận tâm”; “Hợp tác”; “Sáng tạo” được xem là nội dung nhân cách văn
hóa của sinh viên sư phạm. Bài viết đề cập đến các biện pháp giáo dục nhân cách văn hóa
nói chung, giáo dục giá trị nghề nghiệp nói riêng cho sinh viên sư phạm để họ có thể tạo
ra giá trị, năng lực thực hiện hiệu quả hoạt động nghề nghiệp sau này.
Từ khóa: Nhân cách văn hóa, giá trị nghề nghiệp, sinh viên sư phạm, biện pháp giáo dục.
1. Mở đầu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế về
giáo dục nhân cách văn hóa trong nhà trường, tác giả Đào Thị Oanh đã đề xuất hệ giá trị và khung
tiêu chí nhân cách văn hóa cho sinh viên đại học sư phạm của Việt Nam hiện nay như sau:
Giá trị (1) - Yêu thương;
Giá trị (2) – Tin tưởng/Tin cậy;
Giá trị (3) - Công dân tích cực;
Giá trị (4) - Tận tụy/Tận tâm (với nghề);
Giá trị (5) - Hợp tác;
Giá trị (6) - Sáng tạo.
Đề xuất trên đã nhận được sự ủng hộ của sinh viên sư phạm, điều này thể hiện ở kết quả
trưng cầu ý kiến các em trong Bảng 1 dưới đây.
Cũng theo tác giả Đào Thị Oanh, giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm là quá
trình tác động có mục đích, có kế hoạch từ phía nhà trường, nhằm hình thành phát triển ở sinh viên
sư phạm những giá trị chuẩn mực đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của họ trong tương lai, với tư cách
là một người giáo viên, được thể hiện trong mối quan hệ với bản thân, với mọi người xung quanh,
với công việc. Như vậy giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm gắn liền với giáo dục
giá trị nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm. Giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm để
biến các yêu cầu của nghề thành mục tiêu hoạt động học tập, tu dưỡng và hoạt động nghề nghiệp
của các em trong tương lai. Liên quan đến giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm ở
Việt Nam đã có các nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hải (2012) về Giáo dục giá trị nghề nghiệp cho
sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học qua hoạt động thực hành nghiệp vụ sư phạm [2] và của
Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018
Liên hệ: Nguyễn Thanh Bình, e-mail: ngthanhbinh2556@gmail.com
3
Nguyễn Thanh Bình
Trần Thị Cẩm Tú (2015) về Tích hợp giáo dục giá trị sống và giáo dục giá trị nghề nghiệp cho
sinh viên ngành sư phạm [4]. Trong bài viết này, cùng với các biện pháp giáo dục nhân cách văn
hóa, tác giả sẽ đề cập đến cả biện pháp giáo dục các giá trị nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm với
tư cách là hợp phần quan trọng, nền tảng của giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm.
Bảng 1. Đánh giá về mức độ quan trọng của những giá trị nhân cách
ở một người sinh viên sư phạm
TT Giá trị nhân cách ĐTB ĐLC Không quantrọng
Phân
vân
Quan
trọng
Rất quan
trọng
1. Yêu thương 3,92 0,34 0 2,4 2,4 95,2
2. Tin tưởng/Tin cậy 3,88 0,32 0 0 11,9 88,1
3. Công dân tích cực 3,78 0,41 0 0 22,0 78,0
4. Tận tụy/Tận tâm (vớinghề dạy học) 3,97 0,154 0 0 2,4 97,6
5. Hợp tác 3,76 0,43 0 0 23,8 76,2
6. Sáng tạo 3,88 0,32 0 0 11,9 88,1
7. Trách nhiệm 3,87 0,33 0 0 12,5 87,5
Chung 3,82 0,29 0 0,4 12,4 87,2
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhiệm vụ tại ĐHSP Đà Nẵng, Hà Nội tháng 9/2017
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
2.1.1. Đảm bảo sự thống nhất giữa nhận thức về tầm quan trong của giáo dục nhân cách
văn hóa và nhận thức về cách làm phù hợp đảm bảo hiệu quả.
Giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm là một vấn đề khá mới đối với đội ngũ
cán bộ, giảng viên các trường và sinh viên sư phạm. Do đó cần phải nâng cao nhận thức cho họ về
sự cần thiết, tầm quan trọng của vấn đề đối với sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp sau này
của sinh viên. Đồng thời, ngay từ đầu rất cần để đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường sư phạm
nhận thức được cách làm đúng bản chất của giáo dục giá trị và năng lực thể hiện các giá trị phản
ánh nhân cách văn hóa của sinh viên sư phạm theo cơ chế chuyển giá trị khách quan thành giá trị
chủ quan của sinh viên sư phạm thông qua các hoạt đông trải nghiệm.
2.1.2. Đảm bảo giáo dục nhân cách văn hóa được tiếp cận đồng bộ trong các hoạt động đào
tạo, hoạt động phong trào của sinh viên sư phạm.
Hoạt động đào tạo sinh viên sư phạm bao gồm các hoạt động dạy học: các học phần chung;
Các học phần đào tạo nghiệp vụ sư phạm; Các học phần đào tạo chuyên ngành, kiến tập, thực tập
sư phạm và các hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; của Hội sinh viên... Các
nội dung giáo dục nhân cách văn hóa cần được tích hợp, lồng ghép trong toàn bộ các hoạt động
đào tạo và hoạt động phong trào sinh viên để nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và củng cố niềm
tin, phát triển năng lực thực hành gía trị cho sinh viên qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm.
2.1.3. Đảm bảo sự quản lí nhất quán đối với quá trình giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh
viên sư phạm.
Để đảm bảo quá trình giáo dục nhân cách văn hóa được thực hiện có hiệu quả thì cần phải
có sự chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ kịp thời từ công tác quản lí: Từ khâu chỉ đạo đưa các yêu cầu về
4
Biện pháp giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm
nhân cách văn hóa của sinh viên sư phạm vào chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo, đến chỉ đạo
xây dựng môi trường nhà trường chứa đựng các chất liệu giáo dục nhân cách văn hóa, đến kiểm
tra, đánh giá kết quả giáo dục và rèn luyện nhân cách văn hóa của sinh viên sư phạm; cũng như
điều chỉnh cải tiến quá trình giáo dục nhân cách văn hóa sao cho ngày càng hiệu quả.
2.1.4. Đảm bảo sự thống nhất giữa quá trình giáo dục nhân cách văn hóa của nhà trường
với quá trình tự giáo dục,tự rèn luyện của sinh viên sư phạm
Quá trình giáo dục nhân cách văn hóa của nhà trường chỉ là tác động bên ngoài để tạo động
cơ, nhu cầu tự giáo dục, tự rèn luyện nhân cách văn hóa của sinh viên sư phạm thì mới thành công.
Tác động giáo dục nhân cách văn hóa của nhà trường phải được chuyển hóa thành nhu cầu tự thân
rèn luyện nhân cách văn hóa của từng sinh viên.
2.2. Biện pháp giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên
2.2.1. Biện pháp 1. Đội ngũ cán bộ trong trường sư phạm cần thay đổi nhận thức về tầm
quan trọng của giáo dục giá trị nghề nghiệp trong việc phát triển năng lực và nhân
cách văn hóa cho sinh viên sư phạm
Như trên đã trình bày giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm là quá trình tác
động có mục đích, có kế hoạch từ phía nhà trường, do đó đội ngũ cán bộ trong trường sư phạm phải
chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này. Về vai trò của Giá trị nghề nghiệp GV phải đề cập đến
quan điểm của Singapore. Theo định hướng năng lực đào tạo GV thế kỉ XXI của Singapore bao
gồm các yếu tố cấu thành: giá trị, kĩ năng và kiến thức, trong đó giá trị là yếu tố lõi, định hướng
cho việc tích lũy kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp của GV, thể hiện sự thống nhất hữu cơ giữa giá
trị, kiến thức và kĩ năng trong những đặc điểm của nghề GV trong xã hội hiện đại [6]. Như vậy
giáo dục giá trị nghề nghiệp cho GV ở Singapore là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu ngay từ
khâu đào tạo ban đầu đến giai đoạn bồi dưỡng phát triển chuyên môn liên tục. Đây là một kinh
nghiệm quý đáng học tập để đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng GV ở Việt Nam. Để tạo ra sự
thay đổi này, BGH nhà trường, Ban chủ nhiệm các khoa cần chỉ đạo toàn bộ đội ngũ cán bộ nhà
trường từ những giảng viên trực tiếp giảng dạy đến đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội sinh viên. . . không
chỉ thay đổi nhận thức mà cần thể hiện bằng hành động đưa cách tiếp cận giá trị vào toàn bộ hoạt
động đào tạo, tích hợp kế hoạch giáo dục giá trị nghề nghiệp trong kế hoạch đào tạo của khoa và
trường, hình thành và phát triển nhân cách văn hóa người sinh viên sư phạm.
2.2.2. Biện pháp 2. Đội ngũ cán bộ trong trường sư phạm cần hiểu rõ mục tiêu và cơ chế
chuyển giá trị khách quan thành giá trị chủ quan của sinh viên
Trong giáo dục giá trị, sinh viên không chỉ cần “hiểu được những gì là điều tốt” mà còn
phải “mong muốn làm điều tốt” (Hill, 2004). “Mong muốn làm điều tốt” được hiểu là sự sẵn sàng
hành động theo chuẩn mực khi gặp cơ hội. Mặt cảm xúc hay tình cảm này của nhân cách là “cây
cầu nối nối giữa lí trí và hành động” (Lickona, 1993). Vì vậy giáo dục những giá trị là giáo dục
sinh viên “biết điều tốt, yêu điều tốt và làm điều tốt”. Tóm lại, giáo dục những giá trị cuối cùng
chính là để cải thiện hành vi hay thay đổi hành vi để tốt đẹp hơn. Vì hành vi này là một sự chuyển
hóa từ suy nghĩ và cảm xúc về những giá trị quý báu, nên hành vi tốt đẹp là hành vi tự giác và vị
tha có lí trí [5]. Theo Makiguchi nhiệm vụ của giáo dục là dẫn dắt con người tới đích tiềm tàng
khả năng tạo giá trị [7]. Vì vậy giáo dục giá trị cho sinh viên không chỉ nhằm cho sinh viên chuyển
hóa các giá trị khách quan của xã hội thành niềm tin chủ quan của bản thân, mà còn để sinh viên
sư phạm có năng lực tạo giá trị. Để đạt được mục tiêu đó, cần tuân thủ cơ chế hình thành giá trị
5
Nguyễn Thanh Bình
với các bước cơ bản ở các cấp độ sau:
a. Cấp độ nhận thức: ở cấp độ này, nhận thức thể hiện ở 2 mức độ:
– Mức độ biết: thể hiện ở mức độ giới hạn về các khái niệm, các sự kiện và thuật ngữ về
giá trị cần giáo dục. Nên cần phải chuyển sang mức độ hiểu sâu hơn về bản chất bên trong của
các khái niệm, sự kiện cũng như ý nghĩa của việc nắm được các khái niệm, các chuẩn mực, quy
tắc. . . thể hiện các giá trị đó.
– Mức độ hiểu: Mức độ này thể hiện sự hiểu sâu bản chất của giá trị để có thể thể hiện bằng
hành vi phù hợp.
Đối với giai đoạn nhận thức, cần cho người học tiếp thu các giá trị và các chuẩn mực giá trị
xã hội thông qua phân tích, tổng hợp, khái quát các sự kiện làm sáng tỏ giá trị của nó. Đây là bước
chuẩn bị cho sinh viên đánh giá giá trị đúng – sai, tốt – xấu, thiện – ác. . . Theo Phạm Minh Hạc
gọi là phương pháp tiếp cận, tiếp thu sâu sắc [3].
b. Cấp độ tình cảm: Nếu chỉ có biết và hiểu thì chưa đảm bảo những giá trị, những yêu cầu,
những tiêu chí đạo đức cần giáo dục được nội tâm hóa và tích hợp với hệ thống vốn kinh nghiệm
đã có để trở thành tài sản riêng của mỗi cá nhân. Bước này đảm bảo các giá trị được cá nhân lựa
chọn qua kinh nghiệm, được suy ngẫm, và được khẳng định, được nuôi dưỡng trở thành động cơ
của hành vi, mục tiêu và lí tưởng của cuộc sống. Giá trị được nội tâm hóa là các giá trị được lựa
chọn một cách tự nguyện thông qua các cách lựa chọn, đánh giá khác nhau nhờ cọ xát các ý kiến
trong quá trình thảo luận và trải nghiệm thực tiễn từ những tấm gương thày cô giáo của mình. ở cấp
độ này, sau khi các em có sự chuẩn bị về mặt nhận thức, cần được biểu hiện bằng thái độ, thông
qua các tầng bậc tâm lí: ước muốn, đồng tình, phản đối, nhất trí, tuân theo, phê phán. . .
c. Cấp độ hành động:
Các giá trị được nội tâm hóa phát huy vai trò định hướng cho hành vi, qua đó giá trị được
thể hiện qua hành vi của cá nhân. Đây chính là bước ứng dụng giá trị vào thực tế. ở cấp độ này GV
cần khuyến khích người học tự giác chuyển hoá từ nhận thức, thái độ đến hành động theo hệ giá
trị hoặc những chuẩn mực.
Các bước như vậy đã giúp chuyển những hiểu biết của con người (qua cấp độ nhận thức)
đến Thái độ, giá trị (qua trải nghiệm, đánh giá, lựa chọn giá trị) và định hướng hành động thực tiễn
(cần làm gì) chu trình chuyển giá trị xã hội thành giá trị cá nhân. Các cấp độ theo cách tiếp cận giá
trị có thể tuân theo logic trên, nhưng cũng có thể thay đổi trật tự và đan xen nhau một cách biện
chứng. So với hoạt động nhận thức thì quá trình chuyển hóa các gía trị xã hội thành giá trị cá nhân
có điểm khác biệt– mang tính đặc trưng sau: Quá trình nhận thức chỉ qua bước nhận thức và thực
hành, vận dụng; còn quá trình chuyển hóa các gía trị xã hội thành giá trị cá nhân đặc biệt cần có
bước trải nghiệm, đánh giá, lựa chọn các giá trị để tác động đến cảm xúc hình thành thái độ, tin
vào giá trị thì mới có thể chi phối hành vi theo định hướng giá trị [1]. Suy nghĩ nếu không chuyển
thành những hành động thì những suy nghĩ đó chỉ là những lời nói suông, hành vi không có suy
nghĩ thì nó chỉ là sư tuân theo mù quáng. Không có xúc cảm thì cả suy nghĩ và hành động có thể
là vô cảm, còn xúc cảm thiếu suy nghĩ và không được thể hiện bằng các hành động thì sẽ không
hợp lí [7].
2.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức giáo dục các giá trị nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm thông
qua sinh hoạt câu lạc bộ của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, hoặc Tuần sinh hoạt
công dân đầu khóa học
Thông qua hình thức này có thể tổ chức các chủ đề giáo dục giá trị “Yêu thương”; “Tin
tưởng”; “Công dân tích cực”; “Tận tụy/Tận tâm”; “Hợp tác”; “Sáng tạo”. Cũng có thể tổ chức giáo
6
Biện pháp giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm
dục các giá trị này dưới dạng một chuyên đề giáo dục. Người tổ chức cần vận dụng cơ chế chuyển
hóa giá trị khách quan thành giá trị chủ quan để thiết kế các hoạt động. Thông thường cần có tối
thiểu các hoạt động sau đây trong mỗi chủ đề:
Hoạt động 1. Khám phá giá trị;
Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa của giá trị;
Hoạt động 3. Những rào cản thể hiện các giá trị trong cuộc sống;
Hoạt động 4. Các biện pháp rèn luyện và ứng dụng giá trị trong thực tiễn.
Trong đó hoạt động 1 tương ứng với cấp độ nhận thức về bản chất của giá trị, hoạt động 2
tương ứng với cấp độ tình cảm, thái độ thông qua trải nghiệm, đánh giá về sự cần thiết, tầm quan
trọng của giá trị đó đối với cá nhân và với nghề nghiệp với xã hội. . . Hoạt động 3 và 4 tương đương
với cấp độ hành động vì xác định được những khó khăn, rào cản thể hiện giá trị trong cuộc sống
và các biện pháp rèn luyện chính là tìm cách ứng dụng các giá trị đã học vào thực tiễn cuộc sống,
hoạt động nghề nghiệp sau này [1]. Vai trò cốt lõi của nhà giáo dục trong hoạt động giáo dục các
giá trị này là dẫn dắt SV trong các hoạt động thảo luận nhóm, tư duy phản biện và suy ngẫm, tự
chiêm nghiệm về những giá trị cụ thể, chuẩn mực về hành vi, kết nối những suy nghĩ và cảm xúc
thành hành động và làm tăng thêm sự cam kết của họ. Đồng thời, nhà giáo dục còn cần hướng dẫn
sinh viên biết trân trọng và chấp nhận sự tôn trọng lẫn nhau khi gặp phải những quan điểm khác
biệt. Tuy nhiên, những người tổ chức giáo dục các giá trị không nên áp đặt quan điểm cá nhân
của họ về các giá trị. Thay vào đó, họ phải cố gắng tạo ra một môi trường thân thiện, cởi mở để
sinh viên tự khám phá hành vi nào được mong muốn và hành vi nào không được mong muốn, và
những giá trị nào cần có cho cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp lâu dài của bản thân và của mọi
người. Đồng thời, khuyến khích người học tự giác chuyển hoá từ nhận thức, thái độ đến hành động
theo hệ giá trị hoặc những chuẩn mực.Tránh tổ chức giáo dục các giá trị trở thành bài thuyết trình,
giảng giải giáo điều và áp đặt các giá trị.
2.2.4. Biện pháp 4. Giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm có thể thông qua
tích hợp trong dạy học các môn học trong chương trình đào tạo giáo viên
Trong chương trình đào tạo giáo viên tương lai chắc chắn có những môn học có tiềm năng
giáo dục các giá trị “Yêu thương”; “Tin tưởng”; “Công dân tích cực”; “Tận tụy/Tận tâm”; “Hợp
tác”; “Sáng tạo “ở các phương diện khác nhau như nhận thức về giá trị, tình cảm đối với giá trị và
hành động theo giá trị. Đặc biệt các môn khoa học xã hội như Ngữ Văn, Lịch sử, Giáo dục chính
trị, các môn nghiệp vụ sư phạm có ưu thế nhiều hơn trong việc tích hợp nội dung giáo dục các giá
trị trên; các môn học khác cũng đều có tiềm năng giáo dục các giá trị “hợp tác”, “sáng tạo”qua
việc giảng viên vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
2.2.5. Biện pháp 5. Giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm qua rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một hoạt động quan trọng gắn với đào tạo nghề nghiệp và
giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm. Vì đây là một trong những con đường quan
trọng để hình thành giá trị nghề nghiệp, bồi dưỡng lòng yêu nghề cho sinh viên sư phạm. Rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm thường được tiến hành dưới dạng các hoạt động như: rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm thường xuyên, kiến tập, thực hành sư phạm. Thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm sinh
viên được thực hành, trải nghiệm ban đầu về những nhiệm vụ, tình huống dạy học và giáo dục của
người giáo viên ở nhà trường phổ thông tập làm chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo, tổ chức quá trình dạy học, thể hiện những yêu cầu đối với người giáo viên về phẩm chất,
7
Nguyễn Thanh Bình
đạo đức. Họ vừa có cơ hội vận dụng những điều đã học được vào các tình huống thực tiễn gắn với
nghề dạy học, qua trải nghiệm sinh viên có cơ hội đánh giá, xác định giá trị quan trọng, củng cố
những niềm tin vào những giá trị văn hóa nhân cách sư phạm , bồi dưỡng tình cảm và nhận thức
về nghề nghiệp sâu sắc hơn. Khi những giá trị này đã trở thành niềm tin vững chắc thì sinh viên sư
phạm sẽ cảm thấy họ cần hành động và sống theo những giá trị này. Để thực hiện biện pháp này
cần có sự chỉ đạo của Ban giám hiệu Nhà trường và sự phối hợp thực hiện của đội ngũ giảng viên
phụ trách hoạt động nghiệp vụ sư phạm của các Khoa và Nhà trường.
2.2.6. Biện pháp 6. Giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm qua thực tập sư
phạm
Thực tập sư phạm là hoạt động thực tiễn đòi hỏi SV sư phạm vận dụng kiến thức, kĩ năng,
giá trị đã học được để đóng vai trò của người GV thực thụ, do đó đây là khoảng thời gian và cơ
hội quý báu để mỗi sinh viên sư phạm vượt qua mọi thách thức, rào cản để thể hiện nhân cách văn
hóa và tạo ra giá trị cho mình. Trong các mối quan hệ với BGH nhà trường, với đội ngũ GV, với
HS, PHHS và bạn bè, trong thực tập dạy học và giáo dục... Các em phải thể hiện sự nhạy cảm,
thấu hiểu nhu cầu của trẻ, gần gũi, nhân từ với trẻ, bảo vệ lợi ích của trẻ; khoan dung, thân thiện
với mọi người xung quanh (biểu hiện của giá trị yêu thương); sự tự tin, lễ phép và tôn trọng người
khác; phải trung thực, khách quan, công bằng trong các mối quan hệ; Tự giác, tự chịu trách nhiệm;
Kiểm soát bản than ( các biểu hiện của giá trị Tin tưởng/Tin cậy); ham học hỏi, Kỉ luật, coi trọng
hiệu quả; Phục vụ cộng đồng (các biểu hiện của giá trị Công dân tích cực); Nhiệt thành, truyền
cảm hứng cho trẻ; Tận tình, bền bỉ; kiên trì, kiên nhẫn, linh hoạt, thích ứng với từng đứa trẻ; Chấp
nhận thay đổi, dấn thân(các biểu hiện của giá trị Tận tụy/Tận tâm với nghề); Hợp tác với bạn bè,
với GV và với HS; Sáng tạo trong xử lí các tình huống và giải quyết các vấn đề gặp phải trong thực
tiễn dạy học, giáo dục...
2.2.7. Biện pháp 7. Xây dựng môi trường văn hóa để giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh
viên sư phạm
Ngoài môi trường cảnh quan từ lớp học, thư viện, ký túc xá khang trang, sạch đẹp, quan
trọng là các trường sư phạm cần xây dựng được môi trường văn hóa chứa đựng các mối quan hệ
công việc và quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường: quan hệ giữa cán bộ quản lí nhà
trường, các khoa với giảng viên và sinh viên, giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với sinh
viên, bầu không khí tâm lí của nhà trường đặc biệt là sự làm gương của giáo viên cần thấm đượm
các giá trị “Yêu thương”; “Tin tưởng”;” Công dân tích cực”; “Tận tụy/Tận tâm”; “Hợp tác”; “Sáng
tạo “. Các giá trị này cần được thể hiện trong nội quy ứng xử và phong cách làm việc của đội ngũ
cán bộ nhà trường. Đồng thời, sự làm gương của đội ngũ giảng viên và cán bộ trong trường sẽ có
tác động giáo dục rất tốt cho sinh viên. Khi sinh viên sư phạm được sống và học tập trong môi
trường như vậy sẽ được “tập nhiễm” các hành vi thể hiện nhân cách văn hóa một cách tự nhiên.
2.2.8. Biện pháp 8. Giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm qua các hoạt động
xã hội
Hoạt động xã hội gắn với các sự kiện xã hội của đất nước, hoạt động tình nguyện vì cộng
đồng như hiến máu nhân đạo, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chiến dịch mùa hè xanh... do Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hoặc Hội Sinh viên tổ chức. Bản thân việc tham gia các hoạt
động xã hội phục vụ cộng đồng đã là một biểu hiện của giá trị công dân tích cực trong nhân cách
văn hóa. Quan trọng hơn, tham gia các hoạt động này SVSP có cơ hội thể hiện thái độ và các hành
vi, hành động theo định hướng của giá trị đã lựa chọn - biểu hiện các giá trị của nhân cách văn
8
Biện pháp giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm
hóa. Trong quá trình hoạt động SV được trải nghiệm những cảm xúc tích cực do thể hiện các giá
trị của nhân cách văn hóa, do cảm nhận được ý nghĩa của những việc làm, hành động của mình,
những cảm xúc tích cực đó lại giúp củng cố, phát triển giá trị của nhân cách văn hóa.
2.2.9. Biện pháp 9. Giáo dục nhân cách văn hóa qua việc tự giáo dục của sinh viên
Việc hình thành nhân cách văn hóa cho SV sư phạm đòi hỏi tính tích cực và chủ động rất
cao ở người học trong quá trình tự giáo dục. Tự giáo dục biểu hiện ở tính chủ động, tích cực, sự nỗ
lực của sinh viên là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của giáo dục nhân cách văn
hóa. Trên cơ sở những tác động giáo dục nhân cách văn hóa từ đội ngũ giảng viên, được nhúng
trong môi trường văn hóa của nhà trường. . . SV sư phạm nảy sinh nhu cầu, động cơ tự giáo dục
trên cơ sở nhận thấy sự cần thiết, ý nghĩa của nhân cách văn hóa trong cuộc sống cũng như trong
hoạt động nghề nghiệp của bản thân sau này. Từ đó SV sư phạm cần phải lập kế hoạch, đặt ra
những mục tiêu, yêu cầu, mức độ thực hiện từng nội dung, khía cạnh của nhân cách văn hóa, lường
trước những khó khăn, rào cản bản thân thể hiện các giá trị của nhân cách văn hóa để có kế hoạch
rèn luyện với lộ trình và các biện pháp khả thi nhằm đạt được những kết quả mong đợi.
2.2.10. Biện pháp 10. Đánh giá kết quả rèn luyện nhân cách văn hóa của sinh viên sư phạm
Tổ chức giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên cuối cùng cần phải đánh giá kết quả thực
hiện.Việc đánh giá hướng tới phân tích tác động của hoạt động giáo dục các giá trị nghề nghiệp và
nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm như thế nào? có đạt được các mục tiêu đề ra không, SV
sư phạm đã thể hiện thái độ và hành vi phản ánh các biểu hiện ở các khía cạnh khác nhau của giá
trị “Yêu thương”; “Tin tưởng”; “Công dân tích cực”; “Tận tụy/ Tận tâm”; “Hợp tác”; “Sáng tạo” ở
mức độ nào? Việc đánh giá này cần được cụ thể hoá bằng các phép đo và công cụ đo, hoặc mô tả
được. Do đó, ngay từ khi triển khai kế hoạch giáo dục nhân cách văn hóa, cần phải thiết lập các chỉ
số đo hành vi để đo được các kết quả khi các hành vi được biểu thị ra. Ngoài ra, cũng cần khuyến
khích SV sư phạm tự đánh giá bản thân. Khi các em tự nhận thức bản thân cũng là cơ hội để họ tự
điều chỉnh và làm chủ bản thân.
3. Kết luận
Giáo dục nhân cách văn hóa nói chung và giá trị nghề nghiệp nói riêng cho sinh viên sư
phạm là nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo giáo viên, để cho các em có động lực học tập và tu dưỡng
nhằm tạo ra những giá trị, năng lực cho bản thân thực hiện hoạt động nghề nghiệp hiệu quả. Vận
dụng đồng bộ 10 biện pháp giáo dục nhân cách văn hóa và giáo dục giá trị nghề nghiệp trên đây
sẽ giúp hình thành nền tảng nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm, nhân cách văn hóa sẽ tiếp
tục được phát triển trong hoạt động nghề nghiệp sau này của các em. Mỗi GVcần thực sự là nhân
cách văn hóa để thực hiện được chức năng của mình và phát huy tác động giáo dục của tấm gương
về nhân cách văn hóa đối với các thế hệ học sinh của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên), 2017. Phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh phổ thông dựa
trên tiếp cận giá trị và kĩ năng sống. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[2] Nguyễn Hoàng Hải, 2012. Giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên đại học ngành giáo dục
tiểu học qua hoạt động thực hành nghiệp vụ sư phạm. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam.
[3] Phạm Minh Hạc, 2010. Giá trị học. Cơ sở lí luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung
của người Việt Nam thời nay. Nxb Giáo dục Việt Nam.
9
Nguyễn Thanh Bình
[4] Trần Thị Cẩm Tú, 2015. “Tích hợp giáo dục giá trị sống và giáo dục giá trị nghề nghiệp cho
sinh viên ngành sư phạm”, Hội thảo khoa học quốc tế: Tâm lí học và Giáo dục học trong sự
nghiệp phát triển con người Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm, tr.811- tr.814.
[5] Abdul Rahman bin Md Aroff, 2014. Values Education and the Malaysia Education Blueprint.
Journal of Interdisciplinary Research Education (JIRE) Vol.4. Issue I, trang 59-73.
[6] NIE, 2010. A Teacher Education Model for the 21st Century (TE21) - A Report by the National
Institute of Education, Singapore.
[7] Tsunesaburo Makiguchi, 1994. Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo. Nxb Trẻ, Trường Đại học
Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
ABSTRACT
Measures of the cultural personality education for educational students
Nguyen Thanh Binh
Institute of Education Reseach, Hanoi National University of Education
Living and demonstrating the following values: compassion, trust, belonging and active
citizen, strong commitment, collaboration, creativity are considered the cultural personalities
of educational students. This paper describes personality education measures in general, and
particularly professional values education for educational students so that they can develop these
values and the required competencies to effectively conduct their profession in the future.
Keywords: Cultural personality, professional values, educational students, education
measures.
10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5098_ntbinh_7137_2123642.pdf