Tài liệu Biến đổi văn hóa các tộc người thiểu số tỉnh Hà Giang trong bối cảnh đổi mới và hội nhập hiện nay - Nguyễn Thị Song Hà: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
87Ngày nhận bài: 4/5/2018; Ngày phản biện: 10/5/2018; Ngày duyệt đăng: 22/5/2018(1) Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; e-mail: nguyensongha16@gmail.com
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ TỈNH HÀ GIANG
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP HIỆN NAY*
Nguyễn Thị Song Hà(1)
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều kiện tự nhiên, khí hậu và địa hình có những yếu tố rất đặc thù đã hình
thành nên cộng đồng các dân tộc thiểu số của Hà Giang mang sắc thái văn hóa đặc trưng của vùng
Đông Bắc. Kể từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc Đổi mới đất nước (1986) đến nay, Hà
Giang đã có nhiều bước “chuyển mình” trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh đổi
mới và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ như hiện nay,...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi văn hóa các tộc người thiểu số tỉnh Hà Giang trong bối cảnh đổi mới và hội nhập hiện nay - Nguyễn Thị Song Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
87Ngày nhận bài: 4/5/2018; Ngày phản biện: 10/5/2018; Ngày duyệt đăng: 22/5/2018(1) Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; e-mail: nguyensongha16@gmail.com
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ TỈNH HÀ GIANG
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP HIỆN NAY*
Nguyễn Thị Song Hà(1)
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều kiện tự nhiên, khí hậu và địa hình có những yếu tố rất đặc thù đã hình
thành nên cộng đồng các dân tộc thiểu số của Hà Giang mang sắc thái văn hóa đặc trưng của vùng
Đông Bắc. Kể từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc Đổi mới đất nước (1986) đến nay, Hà
Giang đã có nhiều bước “chuyển mình” trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh đổi
mới và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, văn hóa các dân tộc sinh sống trên mảnh
đất Hà Giang đã có những thay đổi sâu sắc, song mỗi dân tộc vẫn mang trong mình những bản sắc
văn hóa truyền thống riêng, tạo nên một bức tranh văn hóa đặc trưng đa dạng, nhiều màu sắc của
một tỉnh vùng cao biên giới.
Từ khóa: Các tộc người thiểu số tỉnh Hà Giang; biến đổi văn hóa; bản sắc văn hóa truyền thống.
Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang,
hiện nay Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc,
trong đó dân tộc Mông chiếm tỉ lệ đông nhất với
32% dân số, dân tộc Tày là 23,3%, dân tộc Dao là
15,1%, dân tộc Kinh 13%, dân tộc Nùng 9,9%, còn
lại là các dân tộc thiểu số khác. Trong những năm
qua, đời sống văn hóa của các dân tộc tỉnh Hà Giang
có nhiều biến đổi để thích ứng với môi trường, xã
hội, sự phát triển của địa phương ở những mức độ
khác nhau trong từng thành tố văn hóa, trong mỗi
cộng đồng tộc người cụ thể, song vẫn thể hiện được
sắc thái văn hóa riêng của tộc người. Có thể nói, sự
biến đổi văn hóa ấy được biểu hiện qua các thành
tố văn hóa sau:
1. Nhà ở
Đối với bất cứ dân tộc nào sinh sống trên đất
nước ta, trong quan niệm truyền thống, nhà ở chính
là nơi diễn ra các hoạt động, nghi lễ của gia đình, là
nơi thực hành và lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa của
tộc người. Mỗi một dân tộc ở những nhóm ngôn
ngữ khác nhau, ở các vùng miền khác nhau đều có
cấu trúc nhà ở và các dạng thức sinh hoạt văn hóa
chứa đựng nhiều sắc thái khác nhau. Đối với ngôi
nhà truyền thống của các tộc người Hà Giang có thể
quy về hai loại hình cơ bản là nhà sàn như của các
tộc người Tày, Nùng, Giáy, Dao áo Dài, Cờ Lao,
La Chí...; nhà đất của các tộc người Mông, Lô Lô,
Pu Péo, Bố Y, Phù Lá, Dao đỏ, Pà Thẻn... Hiện nay,
trên thực tế các loại hình nhà ở của các dân tộc ở
tỉnh Hà Giang đã có nhiều thay đổi so với trước
kia, bên cạnh nhà sàn và nhà đất, còn tồn tại loại
nhà nửa sàn nửa đất. Theo đánh giá của Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, nhà ở của các
dân tộc tỉnh Hà Giang hiện nay phổ biến được phân
định theo các vùng cư trú. Chẳng hạn như đối với
các cộng đồng cư trú tại vùng cao phía Bắc thì ngôi
nhà phổ biến là nhà đất trình tường kiểu giống nhà
của người Mông, Lô Lô, Pu Péo... với kiến trúc nhà
đất trình tường 3 gian lợp ngói hoặc gianh; Đối với
vùng cao phía Tây thì một số cộng đồng trong đó
phần lớn là người Dao đang có xu hướng chuyển từ
ngôi nhà trình tường đất sang ngôi nhà khung gỗ,
vách gỗ. Người Dao thường kết hợp ở cả 2 loại hình
nhà sàn và nhà đất; Đối với đồng bào khu vực vùng
núi thấp thì phổ biến là kiểu nhà sàn có nhiều nét
tương tự nhà sàn của người Tày. Nhà sàn có nhà sàn
bằng gỗ và nhà sàn bằng đất nhưng đối với người
Tày của Hà Giang thường làm bằng gỗ với kiến trúc
độc đáo. Đặc trưng của ngôi nhà sàn ở đây là đều
được lợp lá cọ. Nhà sàn có diện tích sử dụng rất lớn,
chia thành các gian và mỗi gian đều có chức năng
riêng, một số gia đình, ở một số dân tộc lựa chọn
nhà xây theo kiến trúc hiện đại, kết cấu và phân bố
không gian theo kiểu kiên trúc người Kinh1.
Dưới sự tác động của hội nhập và toàn cầu hóa,
nhà ở của các tộc người thiểu số trên địa bàn tỉnh
có nhiều biến đổi so với truyền thống, đặc biệt là
ở khu vực thị trấn, khu vực vùng núi thấp. Sự thay
đổi nhà ở cũng đã làm cho việc thay đổi cảnh quan,
không gian cư trú và bố trí mặt bằng, không gian
sinh hoạt, thực hành các tín ngưỡng trong từng cộng
đồng. Chẳng hạn như là ngôi nhà sàn truyền thống
của một số tộc người như người Tày, Nùng được
chuyển mục đích sử dụng, đó không chỉ là không
gian sinh hoạt của một gia đình mà còn phục vụ
một số mục đích khác như dùng để kinh doanh,
buôn bán nhỏ Một số gia đình đã chuyển sang
nhà trệt nhưng vẫn làm một ngôi nhà sàn nhỏ ở bên
cạnh dành cho bố mẹ già với lý do các cụ già đã
sống gần trọn đời trong nhà sàn, không thích nghi
được với nhà trệt, hoặc ngôi nhà sàn được làm nhỏ
1. Báo cáo Tham luận của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang tại
Hội thảo: Thực trạng biến đổi văn hóa các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền
núi phía Bắc – Những vấn đề đặt ra và giải pháp trong thời gian tới, Hà Giang
tháng 3 năm 2018.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
88 Số 22 - Tháng 6 năm 2018
hơn so với diện tích ban đầu để trở thành nhà bếp.
Việc thay đổi về ngôi nhà xuất phát từ nhiều nguyên
nhân như ảnh hưởng của môi trường sống, sự phát
triển kinh tế, xã hội, sự tiếp nhận và giao thoa văn
hóa với các tộc người xung quanh. Thực tế cho thấy
hiện nay trong nhận thức của người dân, trước hết
là của lớp trẻ thì giá trị tinh thần của loại hình nhà
truyền thống đã suy giảm rất nhiều, thậm chí còn
bị coi là lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp với điều
kiện hiện nay, đặc biệt là tầng lớp trung niên, thanh
niên. Nhiều người không thích sống trong nhà sàn,
nhà đất theo kiểu truyền thống xưa mà thế hệ cha
ông để lại và họ có xu hướng phá bỏ nó đi để làm
nhà trệt là loại hình nhà được cho là hiện đại, văn
minh, tân tiến hơn. Họ cho rằng, cuộc sống trong
nhà bê tông văn minh hơn sống trong nhà sàn. Bên
cạnh đó, do địa bàn của một số huyện giáp ranh với
Trung Quốc, nên một số dân tộc sinh sống ở các
huyện vùng cao lại tiếp nhận kiến trúc nhà ở, sử
dụng các vật liệu, nội thất và bài trí, sắp xếp theo
cách thức của người Trung Quốc do quá trình họ đi
lao động làm thuê tại Trung Quốc 2.
2. Trang phục
Trang phục là một trong những yếu tố dễ nhận
biết nhất đến đặc điểm và bản sắc tộc người. Do
các điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa mà mỗi tộc
người hay nhóm tộc người đều có trang phục riêng,
và thông qua trang phục đó, người ta dễ dàng nhận
biết thành phần dân tộc của tộc người. Với các
dân tộc thiểu số ở Hà Giang, trang phục của mỗi
tộc người, mỗi nhóm tộc người đều có kiểu dáng,
màu sắc và cách trang trí hoa văn khác nhau, mà
theo đồng bào thì mỗi bộ trang phục từ trang phục
hàng ngày, trang phục trong ngày cưới, trong các
nghi lễ tang ma, lễ hội, trong các hoa văn được thể
hiện trên trang phục đã chứa đựng thế giới quan,
nhân sinh quan, sắc thái văn hóa, lối sống của tộc
người Trang phục của nhiều dân tộc ở Hà Giang
đã khiến cho sắc màu văn hóa của Hà Giang rực rỡ,
ấn tượng, mang tính đặc trưng riêng của vùng Đông
Bắc như trang phục của người Lô Lô, Pà Thẻn, Dao,
Mông.Tuy nhiên, ngày nay dưới tác động của
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
thì trang phục là một trong những yếu tố biến đổi
mạnh mẽ nhất. Qua quá trình khảo sát, điền dã tại
địa phương, chúng tôi thấy biến đổi về trang phục
ở các tộc người thiểu số tỉnh Hà Giang chịu ảnh
hưởng nhiều bởi điều kiện về địa lý, sự phát triển
kinh tế - xã hội và sự giao thoa văn hóa với các tộc
người sống cận cư. Sự biến đổi ấy cũng khác nhau
ở từng dân tộc. Chẳng hạn như, các tộc người sống
ở các khu vực trung tâm thị trấn, khu vực thành thị
và sống gần với người Kinh thường có xu hướng ăn
mặc theo người Kinh như một số dân tộc Tày, Nùng,
Dao ở các huyện như Vị Xuyên, Bắc Quang và
ở lứa tuổi trên 50 tuổi ở khu vực vùng cao thì hay
sử dụng trang phục truyền thống, còn thế hệ trẻ và
những người sống gần thành phố thường hay mặc
2. Báo cáo Tham luận của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang tại
Hội thảo: Thực trạng biến đổi văn hóa các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền
núi phía Bắc – Những vấn đề đặt ra và giải pháp trong thời gian tới, Hà Giang
tháng 3 năm 2018.
âu phục và biến đổi trong trang phục ngay cả trong
thực hành nghi lễ hôn nhân, tang ma hay lễ hội cộng
đồng. Và điều này không chỉ diễn ra ở các dân tộc
của Hà Giang mà còn ở các tỉnh khác. Theo kết quả
điều tra tại thực địa ở khu vực Đông Bắc của tác giả
Vương Xuân Tình đã cho thấy: Trong số năm tộc
người ở hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên thì việc
giữ trang phục truyền thống của dân tộc rất ít, chỉ
chiếm 14,1 % (24/170 hộ được hỏi), trong khi đó
số hộ không còn giữ trang phục truyền thống chiếm
85,9% và thường là nữ giới lưu giữ trang phục
truyền thống nhiều hơn nam giới3. Tuy nhiên, so
với nghiên cứu của Vương Xuân Tình, Trần Hồng
Hạnh ở các xã gần Trung tâm Thành phố nên mức
độ biến đổi trong trang phục của các tộc người có vẻ
mạnh mẽ hơn so với Hà Giang. Theo thống kê cho
thấy hiện tại nhiều dân tộc ở vùng cao như huyện
Đồng Văn, Mèo Vạc vẫn giữ được bộ trang phục
truyền thống của dân tộc mình như người Mông,
Dao, song các tộc người Tày, Nùng, Lô Lô, Pu Péo,
Pà Thẻn... thường chỉ sử dụng trang phục truyền
thống trong các dịp hội hè, lễ tết. Một số cộng đồng
lại có xu hướng trang phục giống như cộng đồng
chiếm đa số như người Bố Y trang phục giống
người Nùng, người La Chí, người Giáy trang phục
giống người Tày, do quá trình sống cận cư với các
tộc người ấy. Đối với các tộc người, việc sử dụng
trang phục truyền thống cũng có những thay đổi
nhất định trong các trường hợp cụ thể. Chẳng hạn
như ở người Mông, phụ nữ có một bộ phận người
già mặc trang phục truyền thống, trẻ hơn, hoặc các
em ở độ tuổi đi học mặc váy Mông nhưng lại mặc
áo sơmi theo kiểu người Kinh và phần lớn trang
phục mặc hàng ngày được mua ở ngoài chợ. Những
bộ trang phục mang bản sắc dân tộc, do chính phụ
nữ dân tộc tự may, thêu thùa chủ yếu chỉ được dùng
trong ngày cưới, trong lễ hội cộng đồng.
3. Ẩm thực
Vốn xuất phát từ cư dân nông nghiệp, lại sinh
sống chủ yếu ở vùng núi với kinh tế tự cung tự cấp
là chủ yếu, nên về cơ bản bữa ăn truyền thống của
các dân tộc ở Việt Nam đều bắt nguồn từ gạo, ngô,
rau, cá, còn các loại thịt được sử dụng rất hạn chế,
trừ vào các dịp lễ tết và săn bắn được thú rừng4. Với
các tộc người ở Hà Giang, trong sinh hoạt ẩm thực,
trong cơ cấu lương thực, thực phẩm dùng trong bữa
ăn thường phản ánh đầy đủ tình trạng kinh tế trong
toàn vùng. Các tộc người vùng cao phía bắc chủ
yếu sử dụng ngô, vùng cao phía tây dùng cả ngô, cả
gạo, vùng phía nam sử dụng lúa gạo làm lương thực
chính. Chế độ thực phẩm như các loại rau, thịt, cá...
cho đến cách chế biến đều tương tự như nhau và
đều phản ánh đặc điểm sản phẩm nuôi trồng mang
tính chất vùng.
Hà Giang có nhiều sản vật tự nhiên và món
ăn độc đáo hấp dẫn như: Người Mông, Lô Lô nổi
tiếng với món thắng cố, cháo lảo và mèn mén, thịt
3. Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh (2012), Phát triển bền vững văn hóa
tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc, NXB. Khoa học Xã
hội, Hà Nội, tr. 185.
4. Nguyễn Thị Song Hà (2015), Xu hướng biến đổi một số thành tố văn hóa
của người Mường ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
89Số 22 - Tháng 6 năm 2018
(trâu, bò, lợn) treo gác bếp; người Tày với món xôi
ngũ sắc, cá nướng, bún vịt; người Nùng với món
đặc trưng là măng cuốn... Ngoài ra đồng bào còn
tự chưng cất rượu từ ngô, thóc dùng men lá tự chế
(rượu thóc Nàng Đôn, Tùng Bá, rượu ngô Thanh
Vân). Mỗi món ăn có một hương vị độc đáo riêng
và thể hiện được độ tinh tế trong cách thể hiện riêng
của mỗi dân tộc.
Ngày nay, dưới sự tác động của quá trình hội
nhập, ẩm thực của đồng bào các tộc người thiểu số
đang có nhiều biến đổi. Chế độ ăn uống của các dân
tộc được thay đổi cả về lượng và chất. Về cơ cấu
bữa ăn, do điều kiện kinh tế phát triển hơn trước
nên phần lớn các hộ gia đình đã nâng từ 2 bữa ăn
lên thành 3 bữa ăn, thậm chí hơn nữa. Cơ cấu bữa
ăn, khẩu phần ăn ở những gia đình có điều kiện kinh
tế khá do kinh doanh, buôn bán hoặc công chức nhà
nước cũng có sự thay đổi theo ngày, theo độ tuổi
(già, trẻ em, người ốm). Có thể thấy rằng, bữa ăn
của các dân tộc ngày càng được cải thiện. Nếu như
trước kia, các loại thịt lợn và gia cầm chỉ dành cho
ngày tết, lễ hội, việc cưới, việc tang hay cúng bái thì
ngày nay nhờ có thêm thu nhập bằng tiền mặt nên
nhiều gia đình đã dùng số tiền đó mua thêm lương
thực, thực phẩm để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Một
hiện tượng phổ biến là hiện nay ở vùng đồng bào
dân tộc thiểu số đã xuất hiện nhiều món ăn chế biến
sẵn, các món ăn ngoại nhập như pho mai, xúc xích,
đồ hộp song cũng ít gia đình đồng bào dân tộc
thiểu số sử dụng vì giá cả còn đắt và không hợp
khẩu vị. Thói quen muối thịt, muối mỡ vào dịp tết
để ăn dần và để phòng khi mất mùa, thiên tai đã
không còn phổ biến do kinh tế được cải thiện và sự
phát triển của mạng lưới chợ ở khu vực họ cư trú5.
Trong những dịp lễ tết đặc biệt, các dân tộc thiểu số
đã chịu nhiều ảnh hưởng về ẩm thực và văn hóa của
người Kinh, chẳng hạn như món ăn trong đám cưới
và đám tang của các dân tộc không chỉ ngày càng
được tăng về lượng mà còn được tăng về chất và thể
hiện sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc khá đặc
sắc. Bên cạnh các món luộc truyền thống, còn có
một số món ăn như xào, rán, quay, hầm, nộm thập
cẩm. Trên nhiều mâm cỗ cưới còn có một số món ăn
được mua sẵn ở chợ như giò, chả, nem.. Bên cạnh
đó, đồ uống cũng có sự thay đổi so với trước đây,
các dân tộc thiểu số có truyền thống uống rượu tự
chế, rượu được nấu từ các nguyên liệu tự sản xuất
như (gạo, ngô, sắn) với men tự làm (cây lá rừng)
thì đến nay, cùng với loại rượu này còn mua ở chợ,
ngoài rượu trắng, họ còn sử dụng cả rượu màu, rượu
vang cùng các loại đồ uống có ga (bia, nước ngọt).
4. Sử dụng ngôn ngữ
Ngôn ngữ, chữ viết tộc người có một vai trò rất
quan trọng trong đời sống tộc người, nhất là trong
giữ gìn và truyền tải các giá trị văn hóa. Dưới tác
động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quan hệ
dân tộc, việc giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ và sử dụng
những ngôn ngữ có ưu thế trong đời sống chính trị,
kinh tế, xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Trong
5. Nguyễn Thị Song Hà (2015), Xu hướng biến đổi một số thành tố văn hóa
của người Mường ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội
bối cảnh đó, ngôn ngữ tộc người nhất là ngôn ngữ
tộc người có dân số ít dễ bị rơi vào tình trạng yếu
thế và có nguy cơ bị tiêu vong6. Trong thời gian qua,
mặc dù Đảng và Nhà nước luôn có những chính
sách khuyến khích phát triển và bảo tồn ngôn ngữ
dân tộc nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau,
một số ngôn ngữ của các dân tộc có dân số ít ngày
càng bị mai một, bị thay thế bằng tiếng khu vực và
phổ thông, hiện tượng sử dụng song ngữ, đa ngữ ở
từng khu vực, làng bản và gia đình ngày càng trở
nên phổ biến 7, trong đó có tỉnh Hà Giang. Có thể
nói, trong những năm gần đây, dưới tác động của
quá trình HĐH và hội nhập, việc giao lưu, tiếp xúc
ngôn ngữ và sử dụng những ngôn ngữ có ưu thế
trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội diễn ra ở
khắp các làng bản, đặc biệt phổ biến hơn ở khu vực
thành thị. Việc sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình,
ngay cả ở những DTTS chiếm số đông, cũng đang
có xu hướng giảm đi. Việc sử dụng ngôn ngữ tộc
người được thể hiện trong môi trường gia đình, nhà
trường, cộng đồng và xã hội mà đòi hỏi phải có một
chính sách và cách thức thực hiện phù hợp nhằm
góp phần bảo tồn, duy trì tiếng nói và chữ viết bởi
nó góp phần làm cho văn hóa tộc người được duy trì,
phát triển. Qua một số nghiên cứu cho thấy mức độ
sử dụng ngôn ngữ tộc người có sự khác nhau giữa
các dân tộc, các thành viên trong gia đình và các lứa
tuổi khác nhau, ở các khu vực cư trú khác nhau. Đối
với người Tày, Nùng, Dao, Mông, Lô Lô việc sử
dụng ngôn ngữ của dân tộc mình khá phổ biến trong
giao tiếp giữa hai vợ chồng, song lại có sự khác
biệt giữa các dân tộc trong việc giao tiếp với con
cái trong gia đình. Ở người Tày, Nùng, Dao trong
khu vực thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên đa
phần con cái và bố mẹ trao đổi với nhau bằng tiếng
phổ thông, việc con cái nói chuyện với bố mẹ bằng
tiếng dân tộc ít hơn ở người Mông tại khu vực huyện
Mèo Vạc, Đồng Văn. Việc sử dụng ngôn ngữ cũng
có khác nhau và phụ thuộc vào đối tượng, mục đích.
Ví dụ, việc sử dụng ngôn ngữ nói chuyện ở trường
học, hội họp, phổ biến chủ trương chính sách tại
thôn, xã chủ yếu là sử dụng tiếng phổ thông. Khi
giao tiếp, trao đổi, mua bán ngoài chợ hoặc tham
gia lễ hội thì sử dụng cả tiếng phổ thông và tiếng
dân tộc, điều này còn tùy thuộc vào từng tộc người,
từng khu vực. Nếu như ở địa bàn khu vực trung tâm,
huyện, thị trấn hoặc những nơi gắn với hoạt động du
lịch như Đồng Văn, Yên Minh, Vị Xuyên thì việc
sử dụng tiếng phổ thông được ưu tiên nhiều hơn,
còn ở huyện Mèo Vạc tiếng Mông lại được sử dụng
khá phổ biến. Có một điểm nhận thấy khá rõ ràng ở
việc sử dụng ngôn ngữ tộc người giữa thế hệ già và
thế hệ trẻ là có sự khác nhau ở đồng bào các dân tộc
thiểu số. Người già thường sử dụng tiếng nói của
tộc người mình nhiều hơn, trong khi đó người trẻ
tuổi, đặc biệt là các em có độ tuổi từ học sinh phổ
thông trung học trở xuống lại thường sử dụng tiếng
6. Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh (2012), Phát triển bền vững văn hóa
tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc, NXB. Khoa học Xã
hội, Hà Nội, tr. 167
7. Ngô Đức Thịnh (2008), Văn hóa truyền thống Tây Nguyên, tiềm năng, thực
trạng và những vấn đề đặt ra trong vấn đề bảo tồn và phát huy, Tạp chí Khoa
học Xã hội Miền Trung – Tây Nguyên, số 1.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
90 Số 22 - Tháng 6 năm 2018
phổ thông (tiếng Kinh) trong giao tiếp hàng ngày,
nhiều em không nói được tiếng của dân tộc mình.
Mặc dù có sự biến đổi về ngôn ngữ trong cuộc sống
hàng ngày khá cao và có sự khác biệt giữa các tộc
người, nhưng có một thực tế là các tộc người lại sử
dụng ở mức cao và tuyệt đối ngôn ngữ của dân tộc
mình trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, thờ cúng
tổ tiên, trong tang ma, bởi họ cho rằng con người có
tổ có tông, việc sử dụng ngôn ngữ tộc người mình
là nhằm thể hiện niềm tôn kính đối với tổ tiên và tổ
tiên sẽ không chấp nhận lễ cúng với lời cúng thuộc
ngôn ngữ khác 8. Có lẽ đây cũng là một điểm khá
tương đồng trong cách suy nghĩ của các tộc người
thiểu số ở Việt Nam mà không chỉ riêng các dân
tộc ở tỉnh Hà Giang. Trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập đang diễn ra mạnh
mẽ như hiện nay, dễ dàng nhận thấy xu hướng quan
trọng trong sử dụng ngôn ngữ ở môi trường gia đình
và cộng đồng các tộc người là song ngữ (tiếng phổ
thông và tiếng dân tộc của từng tộc người). Trong
thực tế, khi sử dụng ngôn ngữ lại có 2 mức độ. Mức
độ thấp là ngôn ngữ dân tộc mình, có vay mượn
tiếng phổ thông để diễn giải những gì mà bản ngữ
không thực hiện được, mức độ cao hơn là sử dụng
hẳn tiếng phổ thông để trao đổi và một số ít thành
phần sử dụng được ngoại ngữ để giao tiếp, đặc biệt
là ở các đối tượng là học sinh, cán bộ công chức và
người dân ở nơi phát triển du lịch.
5. Các nghi lễ trong gia đình
Trong đời sống văn hóa các tộc người thì các
phong tục tập quán, các nghi lễ liên quan đến chu kì
vòng đời, các nghi lễ được tổ chức trong gia đình,
dòng họ được coi là yếu tố bảo lưu văn hóa tộc
người cơ bản nhất và chậm biến đổi nhất. Ở từng
tộc người, mức độ biến đổi các nghi lễ là có sự khác
nhau nhất định. Chẳng hạn đối với phong tục thờ
cúng tổ tiên/ ma nhà phần lớn vẫn được thực hành
ở các dân tộc và được tuân thủ khá nghiêm ngặt
bởi đồng bào vẫn luôn tin vào sức mạnh của các vị
thần, hay thần linh đối với cuộc sống của họ, tuy
nhiên có sự thay đổi về cách thức và lễ vật. Theo
kết quả phỏng vấn sâu ở các tộc người được nghiên
cứu như Tày, Dao, Mông, Lô Lô cho thấy về mức
độ phổ biến thờ cúng tổ tiên, ma nhà được duy trì
khá cao ở người Tày, Mông và việc thực hành
các nghi lễ, tín ngưỡng này chủ yếu tập trung vào
những người ở độ tuổi 35 trở lên, còn đối với các
gia đình trẻ, tuổi còn ít lại ít chú ý đến các nghi
lễ, tín ngưỡng này. Với tín ngưỡng này, phần lớn
các tộc người tiến hành vào các dịp lễ tết như Tết
năm mới, Tết cơm mới9 mục đích là để cầu an,
cầu mùa màng bội thu và cầu lộc cho gia đình. Tuy
nhiên so với truyền thống, các hoạt động liên quan
đến tín ngưỡng này cũng có sự thay đổi. Chẳng hạn
như với người Mông, trước kia họ không có bàn thờ
để thời tổ tiên mà chỉ có chỗ cắm hương, là ống tre
được gài trên tường phía dưới xử ca. Khi cúng kê
8. Nguyễn Thị Song Hà (2015), Xu hướng biến đổi một số thành tố văn hóa
của người Mường ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội
9. Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh (2012), Phát triển bền vững văn hóa
tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc, NXB. Khoa học Xã
hội, Hà Nội, tr. 221
một bàn dưới xử ca và đặt đồ lên cúng thì hiện nay,
nhiều gia đình đã lập thành bàn thờ, có dùng bát
hương 10, một số người Mông theo đạo Tin Lành đã
không còn thực hiện các phong tục như thờ cúng
tổ tiên, không có nơi thờ xử ca và từ bỏ các nghi lễ
truyền thống vốn có của tộc người.
Đối với các tín ngưỡng, nghi lễ liên quan đến
làm nhà của các tộc người thiểu số dù ở trong loại
hình nhà nào thì họ cũng đều duy trì và thực hiện
các tín ngưỡng liên quan đến việc làm nhà. Về cơ
bản, các tộc người rất chú ý đến việc chọn đất và
hướng làm nhà, đối với một số tộc người như người
Tày, Dao, Lô Lô có quan niệm đất dùng để làm nhà
và hướng của ngôi nhà phải phù hợp với tuổi của
chủ nhà. Ví dụ như, người Dao rất coi trọng hướng
nhà. Theo đồng bào thì nhà có thế dựa vào núi, cửa
mở hướng đông – hướng đón mặt trời sẽ tạo sinh
khí giúp gia đình luôn khỏe mạnh, thuận hòa, công
việc làm ăn thuận lợi, con cháu học hành sáng dạ;
kiêng hướng mở cửa nhà nhìn thẳng về phái mặt trời
lặn, xuôi theo dòng suối, phía trước có nhiều núi
to, sắc nhọn Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay,
nhiều điểm nghiên cứu, địa bàn cư trú của người
được định cư do chính sách hạ sơn của Đảng và Nhà
nước, thậm chí có nhiều ngôi nhà được dịch chuyển
từ nơi được cho là tiện lợi cho việc đi rừng, ra đồng
ruộng, lên nương trước kia ra những vị trí gần mặt
đường chính của thôn hay đường liên thông, liên xã
để thuận lợi cho việc đi lại vì nhiều gia đình người
Dao có xe máy 11. Hay như nghi lễ cúng vào nhà
mới của nhiều gia đình đồng bào người Tày, Dao,
Mông hay Lô Lô ngoài thực hiện các nghi thức vốn
quy định từ lâu trong phong tục, tập quán của cộng
đồng thì nay còn mang nhiều yếu tố của lễ mừng
nhà mới như người Kinh, có nghĩa là mời dòng họ,
làng xóm đến ăn uống và chúc mừng.
Đối với các tín ngưỡng liên quan đến trồng trọt,
chăn nuôi ở Hà Giang hiện nay, phần lớn do áp dụng
khoa học kĩ thuật vào sản xuất như phân bón, thuốc
trừ sâu, giống mới nên các tín ngưỡng, nghi lễ
liên quan đến trồng trọt đã không còn được coi là
“cứu cánh” giúp cho một mùa màng bội thu, năng
suất, song không phải vì thế mà nó không còn được
thực hành. Chẳng hạn như ở người Lô Lô, khá phổ
biến là nghi lễ cầu mưa, vì thế vào dịp năm mới,
cộng đồng người Lô Lô vẫn mời thầy cúng cầu cho
một năm mưa thuận, gió hòa, giúp người Lô Lô có
cuộc sống no đủ hơn.
Đối với hôn nhân, theo truyền thống, đám cưới
được coi như một dấu ấn mà tập thể, cộng đồng
công nhận tình yêu của đôi nam nữ, thì ngày nay
bên cạnh đám cưới để công bố với dân làng còn
được pháp luật công nhận và việc đăng ký kết hôn
trước chính quyền địa phương cũng rất quan trọng,
là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ khi
đôi nam nữ thành vợ, thành chồng. Theo quy định
của pháp luật, trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở
10. Sầm Thị Dương (2014), Dòng họ của người Mông Trắng ở xã Sà Phìn,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ Dân tộc học, lưu tại thư
viện Học viện Khoa học Xã hội.
11. Phạm Minh Phúc (2013), Nhà ở của người Dao Áo Dài tỉnh Hà Giang,
NXB. Khoa học Xã hội, tr 235.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
91Số 22 - Tháng 6 năm 2018
Hà Giang đã nâng độ tuổi kết hôn lên so với truyền
thống, đã chủ động đến đăng kí kết hôn tại Ủy ban
nhân dân xã. Nếu như trước kia hôn nhân phần lớn
do sự tác động và quyết định của bố mẹ thì hiện
nay, trai gái các dân tộc đã được chủ động và được
bố mẹ tôn trọng quyết định và sự lựa chọn của con
cái. Các phong tục tập quán, tục thách cưới vốn xưa
rất nặng nề khiến nhiều người không thể lấy vợ, lấy
chồng thì nay đã được hạn chế rất nhiều, thậm chí
là có sự thống nhất, bàn bạc giữa hai bên gia đình.
Tuy nhiên, độ tuổi kết hôn, thách cưới vẫn còn theo
từng vùng cư trú và văn hóa tộc người. Chẳng hạn
như người Tày, người Dao ở huyện Vị Xuyên tuổi
kết hôn trung bình giữa nam và nữ cao hơn so với
người Mông, người Lô Lô ở huyện Mèo Vạc, Đồng
Văn. Tình trạng hôn nhân cận huyết hoặc như trước
đây, hôn nhân theo xu hướng chỉ thích kết hôn với
người cùng đồng tộc, cùng xóm, cùng mường là chủ
yếu, thì hiện nay do những tác động của xu thế giao
lưu, hội nhập, sống xen kẽ nên đã có nhiều trường
hợp kết hôn khác tộcTrong xã hội hiện đại, khi
các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng
mở rộng, biến đổi và phát triển nhanh chóng, thì
các dân tộc có điều kiện xích lại gần nhau, từ đó
nảy sinh quan hệ hôn nhân hỗn hợp là một điều tất
yếu, góp phần làm cho bức tranh văn hóa các dân
tộc thêm phong phú và phát triển các mối quan hệ
tộc người tốt đẹp.
Đối với lĩnh vực tang ma thì ít thấy có sự biến
đổi nhất bởi nó gắn với niềm tin, nhân sinh quan và
thế giới quan của tộc người. Phần lớn đồng bào dân
tộc có quan niệm rằng, chết không phải là hết mà
là sự chuyển giao từ thế giới này sang một thế giới
khác và thế giới của tổ tiên mới chính là cuộc sống
đích thực của con người và cuộc sống ở trần gian
như thế nào thì cuộc sống ở cõi âm cũng như vậy.
Trước đây, trong nghi thức tang ma thường diễn ra
nhiều nghi lễ khác nhau, thời gian lại kéo dài và tốn
kém vật chất cho gia chủ thì hiện nay các gia đình
có người chết chủ động thực hiện nghi lễ tang ma
ngắn gọn và chôn cất thi thể không quá 48 tiếng
đồng hồ. Tuy nhiên, trên thực tế còn một số gia đình
người Mông vẫn duy trì phong tục để xác chết lâu
ngày trong nhà, dẫn đến việc ô nhiễm môi trường.
Trong văn hóa của đồng bào, trong truyền thống
thường có quy định khi bố mất đi, con cái phải cúng
nhiều lễ vật như trâu, bò, dê, lợn nhưng hiện nay,
điều này đã thay đổi nhiều, con cái cũng tùy thuộc
vào kinh tế của mình, không nhất thiết phải cúng
trâu, cúng bò, hoặc theo như quy định trước kia tất
cả các con, mỗi người đều phải có trâu bò cúng, thì
nay có thể cùng chung nhau một con trâu, hoặc bò.
Hoặc như, trước đây việc quyết định làm ma, chay
phụ thuộc rất nhiều vào ông trưởng họ, thầy cúng
thì ngày nay, bất cứ một thôn, xóm nào cũng đều có
Trưởng thôn, là người lo liệu, quán xuyến và điều
hành các công việc chung của thôn xóm, cũng là
người đại diện của dân và do dân bầu lên, nên khi
gia đình có tang ma, một người trong gia đình đến
báo cáo trưởng thôn hoặc cấp chính quyền của thôn,
xóm đề nghị giúp đỡ. Trưởng thôn và chính quyền
thôn xóm có trách nhiệm phối hợp với gia đình tang
chủ phân công, bố trí, sắp xếp công việc, đồng thời
cử mỗi gia đình đại diện một người, mang theo gạo,
củi, rượu đến giúp đỡ gia chủ chuẩn bị tang ma. Hầu
hết các công việc đều được các tổ chức đoàn thể
của thôn xã, chính quyền địa phương trực tiếp tham
gia như đào huyệt, dựng mồ, giúp tang chủ chuẩn
bị đồ cúng tế và cơm nước mỗi khi khách đến thăm
viếngnhờ vậy các thành viên của gia đình có tang
có thể tập trung vào những việc quan trọng cần sự
hiện diện đầy đủ của các thành viên trong nhà.
Trước đây quan tài hình tròn làm bằng thân cây
khoét rỗng được sử dụng phổ biến trong đồng bào
dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, khoảng chục năm trở
lại đây, người ta bắt đầu sử dụng quan tài bằng ván
đóng giống như của người Kinh. Ở những vùng sâu,
vùng xa, quan tài có cấu trúc khá đơn giản, người ta
dùng gỗ xẻ, bào nhẵn và lấy đinh đóng lại theo hình
chữ nhật rộng dài tương xứng với thi thể của người
chết. Đối với vùng thị trấn, thị tứ và ven đường quốc
lộ, quan tài được làm công phu hơn, chú ý nhiều về
mặt hình thức, thường sơn màu đỏ. Trên nắp quan
tài, có một hình vuông được lắp kính trắng để mọi
người đến phúng viếng có thể nhìn người chết lần
cuối cùng. Ở một số tộc người, trước đây không có
tục để người chết trong quan tài như người Mông,
thì hiện nay do được vận động, bà con đã thay đổi
dần thói quen, thi hài người chết được bỏ quan tài
và chôn cất cẩn thận
6. Lễ hội
Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng phổ
biến ở tất cả mọi tộc người. Hiện nay, ở Hà Giang
lễ hội chủ yếu là lễ hội dân gian truyền thống như:
Người Mông với lễ hội Gầu Tào, vỗ Mông; người
Dao với lễ cúng hồn lúa, lễ cấp sắc; người Tày với
lễ hội Lồng Tồng; người Nùng, Pu Péo với lễ cúng
thần rừng; người Pà Thẻn với lễ hội nhảy lửa; người
Lô Lô với lễ cúng tổ tiên; người La Chí với lễ mừng
cơm mới... Các lễ hội, nghi lễ thường được diễn ra
quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào những
ngày sau tết Nguyên Đán và thời gian thường kéo dài
từ 3 đến 5 ngày. Các hoạt động trong lễ hội rất phong
phú đa dạng bao gồm cả hát dân ca, dân vũ, chơi các
môn thể thao (ném pao, đánh sảng, tung còn...)
Trước kia các lễ hội thường được tổ chức ở quy
mô cộng đồng của dân tộc thì nay có nhiều lễ hội
không còn là của riêng một dân tộc nào đó nữa mà
có cả các dân tộc khác cùng tổ chức, cùng tham gia
như lễ hội Lồng tồng của người Tày hiện nay tham
gia lễ hội này còn có cả người Nùng, người Dao,
người Giáy, người Kinh...; Lễ hội Chợ tình Khâu
Vai người ta thấy có tất cả các cộng đồng khác nhau
trong vùng gồm đồng bào Mông, Tày, Dao, Hoa, Lô
Lô, Nùng, Giáy, Kinh...
7. Một số giải pháp và kiến nghị về bảo tồn văn
hóa tộc người trong bối cảnh hiện nay
Trong quá trình hội nhập, yếu tố cư trú xen cài
giữa các tộc người với nhau khiến cho văn hoá của
các tộc người đang nằm giữa truyền thống và hiện
đại, vô hình chung tự nó đã tạo nên lỗ hổng, trong
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
92 Số 22 - Tháng 6 năm 2018
khi đó cái cũ còn một số điểm chưa phù hợp, cái
mới lại chưa hoàn thiện. Do vậy, muốn bảo tồn
được một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thì
trước hết cần phải đưa ra phương án để gìn giữ các
giá trị văn hoá được coi là tốt đẹp và còn phù hợp
với thời đại. Cùng với đó là phải tạo niền tin và
lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc với
chính người dân nơi đây, tránh gây tâm lý mặc cảm
văn hoá đối với họ. Để làm được điều này, trước hết
các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương,
trong đó tỉnh Hà Giang cần:
- Tăng cường tổ chức liên hoan, hội diễn dân
ca, dân vũ, nhạc cụ, trình diễn trang phục dân tộc
truyền thống nhằm quảng bá, tôn vinh giá trị văn
hóa truyền thống các dân tộc;
- Tuyên truyền tới đông đảo các tầng lớp nhân
dân nhằm nâng cao nhận thức, lòng tự hào, ý thức
dân tộc, từ đó có ý thức phát huy và bảo vệ các giá
trị văn hóa truyền thống.
- Có chính sách khuyến khích nghệ nhân người
dân tộc thiểu số (đặc biệt là các già làng, trưởng bản)
sưu tầm, dàn dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc ít người.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu
văn hoá nghệ thuật mang tính vùng miền, tạo sân
chơi để các dân tộc được học tập cũng như quảng
bá, giới thiệu những giá trị văn hoá tiêu biểu của
dân tộc mình.
- Tập trung củng cố xây dựng các đội văn nghệ
dân gian và thành lập Hội nghệ nhân dân gian tại
các huyện, thành phố lựa chọn nghệ nhân tiêu biểu
và có uy tín trong cộng đồng dân tộc.
- Nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc
thiểu số về các giá trị văn hoá đặc sắc, tiêu biểu của
dân tộc mình để hoà nhập vào cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Qua đó các giá trị văn hoá vật thể và
phi vật thể cũng được bảo tồn và phát huy.
- Nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hoá truyền
thống gắn với phát triển du lịch, đa dạng các sản
phẩm du lịch đặc trưng, thu hút du khách đến tham
quan, tìm hiểu, giao lưu văn hóa trong cộng đồng
dân tộc. Bảo lưu ngôn ngữ, chữ viết, nhạc cụ, khôi
phục lại các trò chơi, trò diễn, dân ca, dân vũ có giá
trị; tổ chức “Ngày hội văn hoá các dân tộc của tỉnh”
theo định kỳ....
- Gắn việc bài trừ hủ tục với phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Chính quyền
địa phương chú trọng nâng cao chất lượng phong
trào xây dựng gia đình văn hoá, làng bản văn hoá.
* Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp
nhà nước: Biến đổi văn hóa của các dân tộc thiểu
số - những vấn đề đặt ra và giải pháp trong thời gian
tới, mã số: CTDT 11.17/16-20.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thị Song Hà (2011), Nghi lễ trong
chu kỳ đời người của người Mường ở Hòa Bình,
NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội;
[2] Nguyễn Thị Song Hà (2015), Xu hướng biến
đổi một số thành tố văn hóa của người Mường ở Việt
Nam, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội;
[3] Nguyễn Văn Mạnh (2010), Xu hướng biến đổi
văn hóa các tộc người thiểu số ở Thừa Thiên Huế
trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Dân tộc học, số 3;
[4] Phạm Minh Phúc (2013), Nhà ở của người
Dao Áo Dài tỉnh Hà Giang, NXB. Khoa học Xã hội.
[5] Vương Xuân Tình – Trần Hồng Hạnh,
(2012), Phát triển bền vững văn hóa tộc người
trong quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc, NXB.
Khoa học Xã hội, Hà Nội;
[6] Ngô Đức Thịnh (2008), Văn hóa truyền
thống Tây Nguyên, tiềm năng, thực trạng và những
vấn đề đặt ra trong vấn đề bảo tồn và phát huy, Tạp
chí KHXH Miền Trung – Tây Nguyên, số 1;
[7] Tài liệu Hội thảo: Thực trạng biến đổi văn
hóa các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía
Bắc – Những vấn đề đặt ra và giải pháp trong thời
gian tới, Hà Giang tháng 3 năm 2018.
CULTURAL CHANGE OF ETHNIC MINORITIES IN HA GIANG PROVINCE
IN THE CURRENT CONTEXT OF RENOVATION AND INTEGRATION
Nguyen Thi Song Ha
Abstract: Ha Giang is a province located in Northeastern Vietnam, it is bordered on Cao Bang Province
to the East, Yen Bai and Lao Cai to the West, Tuyen Quang to the South, and bordered on the People’s
Republic of China in the North. Ha Giang is a locality with characteristics of natural conditions, climate
and topography, which has formed a community of ethnic minorities in the province with characterized
cultural nuance of the Northeast region in particular and the whole country in general. Since our Party and
the State implemented a renovation of the country (1986) till now, Ha Giang has taken many “changing
vigorously” steps in economic, cultural and social life. In the context of renovation and international
integration becoming stronger and stronger, the culture of ethnic minorities in Ha Giang has changed
dramatically, but each ethnic minorities group still has its own traditional cultural identity, which creates a
diversified and colorful picture of a highland border provinces.
Keywords: Minorities in Ha Giang province; cultural change; traditional cultural identity.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 133_590_1_pb_1892_2151956.pdf