Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa

Tài liệu Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa: 56 Xã hội học số 1 (89), 2005 Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp∗ Mở đầu Các nhà nghiên cứu phát triển đô thị đã đ−a ra một số định nghĩa khác nhau về vùng ven đô, song có thể tóm tắt các điểm chung nhất nh− sau: về mặt địa lý vùng ven đô đ−ợc hiểu là khu vực cận kề với thành phố. Vùng ven đô là nơi vừa có các hoạt động đặc tr−ng cho nông thôn vừa có các hoạt động mang tính chất đô thị. Vùng ven đô không tồn tại độc lập mà nằm trong một miền liên thông nông thôn - ven đô - đô thị. Các mối quan hệ t−ơng tác lẫn nhau của các bộ phận hợp thành hệ thống nông thôn - ven đô - đô thị đ−ợc thể hiện ở chỗ nông thôn và ven đô là nơi cung cấp th−ờng xuyên, lâu dài l−ơng thực thực phẩm, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động cho đô thị, ng−ợc lại đô thị tạo ra thị tr−ờng để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tạo cơ hội việc làm và nơi ở cho các dòng di dân từ nông thôn đến đô thị, và cung cấp các sản ph...

pdf10 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
56 Xã hội học số 1 (89), 2005 Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp∗ Mở đầu Các nhà nghiên cứu phát triển đô thị đã đ−a ra một số định nghĩa khác nhau về vùng ven đô, song có thể tóm tắt các điểm chung nhất nh− sau: về mặt địa lý vùng ven đô đ−ợc hiểu là khu vực cận kề với thành phố. Vùng ven đô là nơi vừa có các hoạt động đặc tr−ng cho nông thôn vừa có các hoạt động mang tính chất đô thị. Vùng ven đô không tồn tại độc lập mà nằm trong một miền liên thông nông thôn - ven đô - đô thị. Các mối quan hệ t−ơng tác lẫn nhau của các bộ phận hợp thành hệ thống nông thôn - ven đô - đô thị đ−ợc thể hiện ở chỗ nông thôn và ven đô là nơi cung cấp th−ờng xuyên, lâu dài l−ơng thực thực phẩm, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động cho đô thị, ng−ợc lại đô thị tạo ra thị tr−ờng để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tạo cơ hội việc làm và nơi ở cho các dòng di dân từ nông thôn đến đô thị, và cung cấp các sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (Iaquinta và Drescher 2002). Thông th−ờng, ng−ời ta xác định ranh giới của vùng ven đô dựa vào các chính sách quy hoạch đô thị và các biện pháp quản lý hành chính. Trong bài viết này chúng tôi coi tất cả các xã, thị trấn có phần lãnh thổ tiếp giáp khu vực nội thành Hà Nội là vùng ven đô. Qúa trình đô thị hóa tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong cuộc sống c− dân ở các vùng nông thôn, tr−ớc hết là các vùng ven đô. Có thể coi khu vực ven đô là vùng đệm cho b−ớc chuyển từ nông thôn sang thành thị, nơi phản ánh rõ nét nhất những ảnh h−ởng của quá trình đô thị hóa đối với nông thôn. Những biến đổi có thể khác nhau đối với các nhóm xã hội, và diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống: sử dụng đất canh tác và đất xây dựng; kiến trúc nhà cửa; qui mô và cơ cấu dân số; lao động và việc làm; môi tr−ờng; biến đổi lối sống và phong tục tập quán. Trong bài viết này chúng tôi phân tích một số chuyển biến kinh tế-xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa thời gian gần đây. Địa bàn đ−ợc nêu ra trong bài là Khu công nghiệp Sài Đồng và Khu công nghiệp Nam Thăng Long, bao gồm thị trấn Sài Đồng, xã Thạch Bàn, xã Gia Thụy (huyện Gia Lâm cũ) và xã Cổ ∗ Các đồng tác giả của bài viết này gồm: Nguyễn Xuân Mai, Đỗ Minh Khuê, Phùng Tố Hạnh, Nguyễn Nga My, Đặng Thanh Trúc, Phạm Quỳnh H−ơng, Nguyễn Duy Thắng, Trần Nguyệt Minh Thu, Trần Qúy Long. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp 57 Nhuế (huyện Từ Liêm). Căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội, 4 địa ph−ơng này có thể đ−ợc phân theo mức độ đô thị hóa nh− sau: Thị trấn Sài Đồng, Cổ Nhuế, Gia Thụy, Thạch Bàn. Tác động của đô thị hóa đ−ợc đánh giá thông qua sự khác biệt theo các địa bàn khảo sát và theo trục thời gian, so sánh với 5 - 10 năm tr−ớc đây. Ngoài ra, một số yếu tố đặc tr−ng của đô thị hóa nh− học vấn, nghề nghiệp đ−ợc sử dụng nh− những biến số độc lập để nghiên cứu sự biến đổi đời sống kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa.1 I. Chuyển đổi nghề nghiệp, cơ cấu nguồn thu nhập, và mức sống Cơ cấu nghề nghiệp của dân c− tại các xã ven đô đã có nhiều biến đổi. Các ngành nghề phi nông nghiệp tăng dần tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế của các địa ph−ơng. Cơ cấu ngành nghề của thị trấn Sài Đồng đã có nhiều nét giống nh− cơ cấu của các vùng đô thị lớn. Tại một số xã, các nghề thủ công nghiệp truyền thống đã khôi phục và phát triển nhanh chóng. Mặc dầu hiện nay nghề may có gặp khó khăn về thị tr−ờng tiêu thụ, nh−ng vẫn là nghề đem lại nguồn thu chính cho nhiều gia đình trong xã. Tại Thạch Bàn và Gia Thụy, hoạt động buôn bán/dịch vụ và thủ công nghiệp cũng phát triển khá nhanh. Xu h−ớng chuyển đổi nghề nghiệp tại Cổ Nhuế, Thạch Bàn và Gia Thụy đang h−ớng đến các hoạt động h−ởng l−ơng và trợ cấp (từ khu vực quốc doanh cũng nh− ngoài quốc doanh), sản xuất thủ công nghiệp, và buôn bán/dịch vụ. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp tại các địa ph−ơng vẫn còn giữ một vị trí đáng kể trong các hoạt động kinh tế. Các yếu tố tác động chủ yếu đến sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của các địa ph−ơng trong quá trình đô thị hóa là: sự thay đổi chính sách vĩ mô của nhà n−ớc; sự hình thành các khu công nghiệp; mạng l−ới giao thông phát triển; sự thay đổi quyền sử dụng đất của dân c−; sự tồn tại các ngành nghề truyền thống tại địa ph−ơng; thị tr−ờng tiêu thụ; sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ. Cơ cấu nguồn thu nhập và mức sống cũng thay đổi cùng chiều với sự thay đổi của cơ cấu nghề nghiệp. Ngoài nguồn thu nhập từ nông nghiệp truyền thống, các nguồn thu khác nh− từ l−ơng, thủ công nghiệp, và buôn bán dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng. Mức sống dân c− tại các địa bàn khảo sát cũng đã đ−ợc nâng lên. Số hộ nghèo giảm dần. Tỉ lệ hộ nghèo tại các địa bàn khảo sát thấp hơn rõ rệt so với tỉ lệ nghèo chung của quốc gia. Sự phát triển các khu công nghiệp quanh Hà Nội rõ ràng có ảnh h−ởng đến vấn đề này. Thu nhập của các hộ gia đình có quan hệ với nghề nghiệp. Nhóm thu nhập thấp th−ờng là các hộ thuần nông hoặc làm thuê; nhóm thu nhập trung bình là các hộ buôn bán và dịch vụ; nhóm có thu nhập khá là những ng−ời h−ởng l−ơng từ nhà n−ớc hoặc chủ các doanh nghiệp nhỏ; và nhóm có thu nhập cao là các chủ doanh nghiệp lớn. Thu nhập trung bình từ trồng lúa là 1,3 triệu đồng/hộ/năm, trong khi đó thu nhập trung bình từ buôn bán, dịch vụ là 12triệu đồng/hộ/năm, từ tiểu thủ 1 Xin xem chi tiết về ph−ơng pháp nghiên cứu ở Báo cáo đề tài “Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” do Phòng Xã hội học Đô thị thực hiện, l−u tại Viện Xã hội học. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa 58 công nghiệp là 15,7triệu đồng/hộ/năm, từ l−ơng nhà n−ớc là 14,5triệu đồng/hộ/năm. Một số hộ có thu nhập cao th−ờng làm các nghề truyền thống (dệt, may), hoặc là các chủ doanh nghiệp, dịch vụ, buôn bán, nghề có nhiều cơ hội thăng tiến (cán bộ cơ quan nhà n−ớc, giáo viên các tr−ờng đại học). Đó th−ờng là những ng−ời có tay nghề, có vốn đầu t−, vốn con ng−ời và vốn xã hội. Trái lại, các nghề nặng nhọc với thu nhập thấp và không ổn định th−ờng gắn với những ng−ời không có vốn đầu t−, nghèo vốn con ng−ời và vốn xã hội. Nguyên nhân thu nhập thấp từ nông nghiệp là do diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp và năng xuất cây trồng thấp do ô nhiễm môi tr−ờng. II. Biến đổi về nhà ở, cơ sở hạ tầng và môi tr−ờng Trong phần này, chúng tôi tập trung phân tích sự biến đổi về kiểu loại kiến trúc nhà ở, mức độ trang bị nhà tắm, nhà vệ sinh theo h−ớng hiện đại, đô thị, việc sử dụng n−ớc sạch để ăn uống, cách xử lý rác thải. 1. Về vấn đề nhà và đất Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ đô thị hóa của các địa bàn càng cao thì tổng diện tích đất ở (diện tích ở chính và phụ) của các hộ gia đình càng nhỏ. Về kiến trúc nhà ở, tại các khu vực nghiên cứu, có các kiểu chủ yếu sau đây: Nhà kiểu mới (có từ 1 - 3 tầng, đổ mái bằng); Nhà kiểu nông thôn truyền thống (3 hoặc 5 gian, có chái, hiên rộng, mái ngói, có sân v−ờn, bể n−ớc, t−ờng hoa); Nhà hỗn hợp (nhà kiểu nông thôn truyền thống và nhà kiểu mới, hiện đại); Nhà ở tập thể (trong khu tập thể 1 tầng, đất chia lô, đã tự xây hoặc ch−a xây dựng thành nhà kiên cố, cao tầng); Nhà khác (kiểu nhà tạm, nhà cấp 4). Mức độ đô thị hóa của khu dân c− có quan hệ chặt chẽ với kiểu loại nhà ở. Khoảng một nửa số nhà ở là nhà kiểu mới, trong đó xã Cổ Nhuế và xã Gia Thụy có nhiều nhà kiểu mới nhất (vì gần trung tâm Hà Nội hơn) và nhiều hộ gia đình cán bộ, công chức nhà n−ớc hoặc dân sở tại bán đất, xây nhà mới. Thị trấn Sài Đồng, nơi tập trung một bộ phận lớn công nhân xí nghiệp may 10 tr−ớc đây có nhiều căn hộ, nhà tập thể (có căn hộ diện tích chỉ 2,5 x 6 m). Thạch Bàn có tỷ lệ nhà kiểu truyền thống cao nhất. 2. Nguồn n−ớc ăn Nguồn n−ớc ăn của các gia đình tùy thuộc nhiều vào dịch vụ cung cấp của nhà n−ớc. Cho đến nay, đa số gia đình ở thị trấn Sài Đồng dùng n−ớc máy có vòi riêng, còn dân c− các xã Gia Thụy, Thạch Bàn, và Cổ Nhuế thì dùng n−ớc giếng khoan là chủ yếu vì, hoặc ch−a có hệ thống n−ớc máy, hoặc mới đ−ợc cấp nh−ng việc cung cấp n−ớc ch−a thuận lợi. Có sự tăng lên đáng kể về chất l−ợng nguồn n−ớc ăn của dân c− ở địa bàn khảo sát theo thời gian. Nếu nh− vào năm 1995, chỉ có 19,4% hộ gia đình ở khu vực Sài Đồng đ−ợc dùng n−ớc máy (vòi riêng hoặc chung), thì vào năm 2000 đã có 37% hộ gia đình đ−ợc dùng n−ớc máy. Năm 1995 vẫn còn 24% sử dụng n−ớc giếng đào để ăn, nh−ng đến năm 2000 chỉ còn 1,7% hộ gia đình dùng. Tình hình cũng diễn ra t−ơng tự ở Cổ Nhuế. Năm 1995 chỉ có 15% hộ gia đình dùng n−ớc máy để ăn. Đến năm 2000, Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp 59 tỉ lệ hộ gia đình dùng n−ớc máy là: 38%. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều ng−ời dùng nguồn n−ớc giếng đào, thậm chí n−ớc ao hồ để tắm giặt, rửa ráy, do thói quen muốn dùng n−ớc thoải mái và tiết kiệm tiền n−ớc máy. Có nhiều gia đình ở Gia Thụy hoặc thị trấn Sài Đồng không đ−ợc dùng n−ớc máy, vì ở sâu trong ngõ ngách nên không có đủ tiền mắc ống n−ớc vào nhà. 3. Nhà tắm và nhà vệ sinh Sự thay đổi nhà tắm và nhà vệ sinh có lẽ là th−ớc đo quan trọng nhất về thay đổi lối sống dân c− theo định h−ớng đô thị hóa. Phần lớn các gia đình vẫn còn dùng nhà tắm ngoài phòng ở (không có vòi hoa sen, bình nóng lạnh). Một bộ phận gia đình thậm chí còn dùng nhà tắm tạm (tính chung cho khu vực Sài Đồng là 15,3%). Điều đó chứng tỏ mức sống và trình độ đô thị hóa ở khu vực khảo sát ch−a cao. Tuy nhiên, đã có sự thay đổi đáng kể về mức độ nâng cấp nhà tắm của các hộ gia đình. Nếu vào năm 1995, chỉ có 6% hộ gia đình ở khu vực Sài Đồng và 7% hộ gia đình ở Cổ Nhuế có nhà tắm với vòi hoa sen và bình nóng lạnh (khép kín hoặc không khép kín), thì vào năm 2000, con số t−ơng ứng là 13% (khu vực Sài Đồng) và 19% (Cổ Nhuế). Trong khi đó, tỉ lệ hộ gia đình không có nhà tắm hoặc có “nhà tắm tạm” giảm từ 30,3% xuống còn 15,3% (khu vực Sài Đồng), và từ 45% xuống còn chỉ 11% (Cổ Nhuế). Đối với nhà vệ sinh, tính đến thời điểm 2003 (đối với Cổ Nhuế) và thời điểm năm 2000 (đối với khu vực Sài Đồng) đã có một tỉ lệ đáng kể hộ gia đình có nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại. Mức độ đô thị hóa của địa bàn có mối quan hệ với tỉ lệ có nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại. Chẳng hạn Cổ Nhuế và Sài Đồng có tỉ lệ số gia đình sử dụng nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại cao hơn hẳn so với các xã Thạch Bàn và Gia Thụy. Những chuyển biến trong ứng xử của ng−ời dân ven đô về việc sử dụng nhà vệ sinh đ−ợc thể hiện rõ. Vào thời điểm 1995, tỉ lệ hộ gia đình ở khu vực Sài Đồng có sử dụng nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại là 34,7%, ở Cổ Nhuế là 33%. Đến năm 2000, tỉ lệ t−ơng ứng sử dụng nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại là: 59% và 73%. Đối với loại hình hố xí hai ngăn, tỉ lệ giảm từ 49,3% xuống còn 30% (khu vực Sài Đồng), và giảm từ 61% xuống còn 25% (Cổ Nhuế). 4. Xử lý rác thải Hành vi ứng xử của ng−ời dân đối với vấn đề xử lý rác thải ở các địa ph−ơng có liên quan đến khả năng cung cấp dịch vụ xử lý rác thải của công ty môi tr−ờng đô thị. Tại các địa ph−ơng có dịch vụ của công ty môi tr−ờng vào thời điểm khảo sát thì gần nh− toàn bộ các hộ gia đình đều sử dụng hình thức xử lý rác qua xe của Công ty môi tr−ờng. Ngoài ra, hình thức đổ rác vào bãi rác chung ở những nơi ch−a có xe của Công ty môi tr−ờng vào tận nơi cũng đã khá phổ biến. Trừ xã Thạch Bàn cho đến thời điểm khảo sát năm 2000 ch−a có dịch vụ thu gom rác của thành phố nên số hộ gia đình thải rác ra v−ờn, ao còn nhiều, đối với các địa bàn khác chỉ còn một tỉ lệ rất Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa 60 nhỏ các gia đình đổ rác ra v−ờn, ao. Việc đổ rác ra v−ờn, ao phụ thuộc rất nhiều vào kiểu loại nhà và đất ở. Những gia đình có nhà kiểu nông thôn truyền thống có xu h−ớng đổ rác ra v−ờn, xuống ao nhiều hơn. Số gia đình có nhà kiểu nông thôn truyền thống cũng chiếm tỷ lệ cao đổ rác ra bãi rác chung (hơn 1/3). Nhà kiểu hỗn hợp và kiểu mới chủ yếu là đổ rác ra xe của Công ty Môi tr−ờng đô thị (khoảng 2/3), còn nhà tập thể thì gần nh− 100% đổ rác ra xe của Công ty Môi tr−ờng đô thị. Những gia đình có diện tích sân, v−ờn, ao rộng th−ờng đổ rác ra v−ờn, ao nhiều hơn. Hình thức xử lý rác đã thay đổi cơ bản theo xu h−ớng tiến bộ. Cho đến năm 1995, tại khu vực Sài Đồng vẫn còn 54,4% hộ gia đình đổ rác ra v−ờn, ao, và chỉ có 19,8% đổ ra bãi rác chung, 12,8% đổ ra xe của công ty môi tr−ờng. Đến thời điểm 2000 chỉ còn 18,7% hộ gia đình đổ rác ra v−ờn, ao. Trong khi đó, tỉ lệ hộ gia đình đổ rác ra bãi rác chung là 24,3% và đổ ra xe của công ty môi tr−ờng là 46%. Đối với Cổ Nhuế, năm 1995 có 33% hộ gia đình còn đổ rác ra v−ờn, ao và chỉ có 21% hộ gia đình đổ rác ra bãi chung hoặc xe của công ty. Vào thời điểm 2000 chỉ còn 7% gia đình đổ rác ra v−ờn, ao và 55% hộ gia đình đã đổ rác ra bãi chung hoặc xe của công ty môi tr−ờng. Đến năm 2003 thì có 99% các hộ gia đình ở Cổ Nhuế đã đổ rác ra xe của công ty môi tr−ờng. Việc phân tích một số khía cạnh chủ yếu về cơ sở hạ tầng, nhà ở, và môi tr−ờng chỉ ra rằng, khu vực ven đô có kiểu kiến trúc, quần c− nhà ở và trang thiết bị cơ sở hạ tầng nhà ở mang cả dáng dấp đô thị và nông thôn. Ngoài ra, có sự khác biệt rõ ràng giữa các địa điểm nghiên cứu về mức độ đô thị hóa. Hai xã Cổ Nhuế và Gia Thụy gần trung tâm Hà Nội hơn cả nên lối sống đô thị có ảnh h−ởng nhiều đến kiểu kiến trúc nhà ở. Đây cũng là xã chịu nhiều ảnh h−ởng của cơn sốt đất đầu những năm 1990 và gần đây (hoạt động mua bán đất nhiều nhất). Thị trấn Sài Đồng có đặc điểm là xen kẽ nhiều kiểu loại nhà ở (kiểu mới, truyền thống, các căn hộ tập thể...), mức độ đô thị hóa cao hơn: diện tích ở thấp, mức độ sử dụng các trang thiết bị hiện đại cao nh− nhà tắm, nhà xí, và cách xử lý rác thải theo h−ớng đô thị. Thạch Bàn là vùng mang đậm tính nông thôn hơn: tổng diện tích ở của các hộ cao, mức độ hiện đại hóa về tiện nghi là thấp. III. Đời sống văn hóa - xã hội Quá trình đô thị hóa diễn ra liên tục và mạnh mẽ trong thời gian qua ở Hà Nội đã cho thấy những đặc điểm về một xã hội đô thị hiện đại đan xen với một xã hội nông thôn truyền thống ở các vùng ven đô. Sự đan xen này xảy ra ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đời sống văn hóa - xã hội và gia đình. Có thể nêu ra một ví dụ về sự thay đổi trong đời sống hôn nhân. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng mức độ đô thị hóa có mối quan hệ chặt chẽ với các khía cạnh của khuôn mẫu hôn nhân nh− tuổi kết hôn hay tiêu chí lựa chọn bạn đời. Tuổi kết hôn trung bình của dân c− ở địa bàn có mức độ đô thị hóa cao th−ờng cao hơn so với các nơi khác. Những ng−ời làm nghề phi nông nghiệp có xu h−ớng kết hôn muộn hơn Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp 61 những ng−ời làm nghề nông nghiệp. Những ng−ời làm nghề nông có xu h−ớng lựa chọn bạn đời mang tính truyền thống nhiều hơn so với ng−ời làm nghề phi nông. T−ơng tự nh− vậy, những ng−ời trẻ tuổi có xu h−ớng chọn vợ, chồng mang nhiều đặc tr−ng phù hợp với yêu cầu của đời sống đô thị và kinh tế thị tr−ờng hơn. Thu nhập tăng lên, đời sống đ−ợc cải thiện đã giúp cho ng−ời dân không chỉ còn quanh quẩn với nghề nông lo đủ ăn đủ mặc mà đã chú trọng hơn đến đời sống tinh thần, nâng cao học vấn. Điều này đ−ợc quán triệt sâu rộng từ lãnh đạo các địa ph−ơng ven đô đến từng hộ gia đình. Tại các địa bàn, lãnh đạo xã đã có những quan tâm và đầu t− đáng kể. Nhận thức đ−ợc vai trò của học vấn trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội hiện đại, lãnh đạo một số xã đã tổ chức Hội đồng giáo dục, thành lập Hội Khuyến học, duy trì những hoạt động thiết thực phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Về phía ng−ời dân, đa số đều tạo điều kiện cho con cái học tập đến nơi đến chốn. Họ cho rằng học vấn cao sẽ giúp cho con cháu thành đạt, thu nhập khá. Bên cạnh việc coi giáo dục là quốc sách, các xã ven đô còn quan tâm đến việc xây dựng một đời sống văn hóa lành mạnh. Dân c− các xã ven đô h−ởng ứng nhiệt tình cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân c−”. Việc hiếu hỉ cũng đi vào nề nếp, tránh các hủ tục tốn kém và lãng phí. Các gia đình đã dần bớt đi việc ăn uống linh đình phô tr−ơng mà tổ chức tang ma, c−ới xin trang trọng, đơn giản, thực hiện tốt việc c−ới, tang theo nếp sống mới lịch sự, tiết kiệm. Song song với cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, các xã cũng rất chú trọng đầu t− vào những hoạt động văn hóa tinh thần khác nh− hoạt động của các câu lạc bộ, nhà văn hóa, th− viện, sân chơi ở Sài Đồng, chất l−ợng hoạt động của các câu lạc bộ đ−ợc nâng cao, thu hút nhiều ng−ời, nhiều đối t−ợng tham gia bằng nhiều hình thức phong phú. Hệ thống th− viện đ−ợc hình thành ở các thôn xóm với hàng nghìn đầu sách báo. Công tác thông tin tuyên truyền còn đ−ợc thực hiện rất tốt qua hệ thống loa truyền thanh, một ph−ơng tiện truyền thông rất phổ biến và hiệu quả tại cộng đồng. Trong một xã hội năng động, biến đổi hàng ngày với biết bao sự kiện, việc cập nhật thông tin là hết sức cần thiết. Vì vậy, các địa ph−ơng đều quan tâm đến lĩnh vực truyền thông, đầu t− kịp thời để đ−a thông tin đến từng ngõ xóm dân c−. Thu nhập cao giúp cho ng−ời dân có điều kiện h−ởng thụ một cuộc sống vật chất dồi dào và cuộc sống tinh thần phong phú. So với năm 1995, tỉ lệ gia đình có các ph−ơng tiện nghe nhìn tăng lên rõ rệt. Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của ng−ời dân vùng ven đô Hà Nội trở nên đa dạng và phong phú hơn. Không chỉ sang hàng xóm trò chuyện, uống n−ớc, đánh cờ, chơi với cháu con họ còn có thể tham gia nhiều hoạt động văn hóa tinh thần trong và ngoài gia đình. Tuy nhiên, các hoạt động giải trí ngoài gia đình chiếm tỉ lệ không cao. Hoạt động đ−ợc mọi ng−ời tham gia nhiều nhất là sang hàng xóm chơi. Việc đi xem phim, kịch, ca nhạc là thấp nhất vì đây là hoạt động đòi hỏi phải có tiền, có sự chuẩn bị. Việc sang hàng xóm chơi có số ng−ời lựa chọn nhiều hơn cho thấy tính chất cộng đồng làng xã vẫn còn đ−ợc duy trì trong xã hội đang trong quá trình đô thị hóa. Sự giao l−u cởi mở gần gũi là một Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa 62 nhu cầu không thể thiếu của ng−ời dân nông thôn. Tuy nhiên, việc sang hàng xóm chơi không th−ờng xuyên nh− tr−ớc đây. Sự giao tiếp gần gũi với phong cách ứng xử xuề xoà, thân mật đã dần dần ít đi. Thay vào đó là lối giao tiếp theo kiểu khép kín, tôn trọng cuộc sống cá nhân. Kết quả cũng chỉ ra rằng, những ng−ời làm nghề nông nghiệp còn l−u giữ nhiều hơn cách ứng xử của xã hội nông thôn, thích giao l−u, trò chuyện, thích chia sẻ tâm tình với hàng xóm so với những ng−ời làm nghề phi nông nghiệp. Đi du lịch, nghỉ mát, đi các điểm vui chơi giải trí nh− công viên, bách thú là một hoạt động ngoài gia đình đ−ợc nhiều ng−ời dân đô thị h−ởng ứng. Thói quen này cũng đã dần dần xuất hiện ở các c− dân ven đô, tuy rằng mức độ ch−a cao. Đồng thời sự khác biệt về hoạt động này giữa các địa bàn phân theo mức độ đô thị hóa không rõ ràng. Yếu tố thu nhập có vai trò quan trọng hơn trong vấn đề này. Những gia đình th−ờng xuyên hoặc thỉnh thoảng có tham gia các hoạt động ngoài phạm vi gia đình nêu trên phần lớn rơi vào các gia đình có thu nhập cao. Trong thời gian gần đây, một số hoạt động văn hóa truyền thống đã đ−ợc khôi phục và phát triển. Đặc biệt các đình, chùa, miếu mạo đ−ợc tôn tạo, tu bổ, sửa sang đẹp mắt, tạo điều kiện cho dân c− và du khách đến vãn cảnh. Kết quả khảo sát cho thấy, trong những hoạt động văn hóa tinh thần ngoài gia đình thì đi các lễ hội văn hóa và đình chùa đ−ợc nhiều gia đình tham gia hơn cả. Sự tham gia lễ hội văn hóa và đi đình chùa cũng khác biệt theo các địa bàn căn cứ vào mức độ đô thị hóa. Ng−ời dân các địa bàn có mức độ đô thị hóa cao hơn có tỉ lệ tham gia các lễ hội văn hóa và đi đình chùa thấp hơn các địa ph−ơng khác. Việc tham gia vào các hoạt động văn hóa tinh thần của c− dân ven đô ngày càng có xu h−ớng gia tăng theo đà tăng tr−ởng của kinh tế, sự phát triển của xã hội. Mức độ tham dự của mỗi nhóm xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh− mức sống, học vấn, nghề nghiệp, thói quen Nh−ng nhìn chung c− dân khu vực ven đô đang hoà nhập khá nhanh vào xã hội đô thị. Những chuẩn mực giá trị đã có những biến đổi nhất định. Bên cạnh việc l−u giữ những nét truyền thống tốt đẹp là sự du nhập những yếu tố của văn minh đô thị. Sự h−ởng thụ văn hóa một cách tích cực, lành mạnh có xu h−ớng tăng so với 5 năm tr−ớc đây, cho dù sự thay đổi ch−a phải là đáng kể. Con ng−ời không còn bị bó hẹp trong phạm vi làng xã mà quan hệ rộng mở hơn, có điều kiện giao l−u tiếp xúc với những tầng lớp và nhóm ng−ời trong xã hội, tham gia nhiều hoạt động phong phú, mở rộng tầm mắt và nâng cao hiểu biết. Kết luận Những phân tích b−ớc đầu về sự biến đổi kinh tế - xã hội ở khu vực ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa cho thấy rằng, sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô, sự xuất hiện các khu công nghiệp, sự chuyển hóa quyền sử dụng đất, v.v. đã dần dần biến những vùng quê yên ả thanh bình thành những khu công nghiệp mang dáng dấp của đô thị hiện đại. Những biến đổi diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, từ cơ cấu nghề nghiệp, nguồn thu nhập, mức sống, đến nhà ở, cơ sở hạ tầng; từ đời sống vật chất đến đời sống văn hóa tinh thần. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp 63 Cơ cấu nghề nghiệp của vùng ven đô Hà Nội đã có nhiều biến đổi trong quá trình đô thị hóa. Các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển, nguồn thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp tăng dần tỉ trọng trong cơ cấu nguồn thu của hộ gia đình. Các gia đình làm ngành nghề phi nông nghiệp th−ờng có thu nhập cao hơn so với các gia đình thuần túy làm nông nghiệp. Tuy nhiên, mức độ thay đổi về cơ cấu ngành nghề ở các địa ph−ơng là khác nhau tùy thuộc vào điều kịên từng địa ph−ơng. Các yếu tố có vai trò quan trọng tác động đến những thay đổi đó là: khoảng cách đến các khu công nghiệp, sự hiện diện của các ngành nghề truyền thống, thị tr−ờng tiêu thụ, v.v... Ngành nghề nông nghiệp tuy có vai trò giảm sút trong cơ cấu nghề nghiệp và thu nhập của c− dân vùng ven đô, nh−ng vẫn có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu đ−ợc trong sự phát triển của khu vực ven đô. Một vấn đề đặt ra trong những năm tới chính là làm sao vẫn đảm bảo đ−ợc vai trò địa bàn cung cấp l−ơng thực, thực phẩm cho dân số đô thị ngày càng tăng, trong điều kiện sút giảm về diện tích canh tác. Có sự pha trộn giữa những đặc tr−ng đô thị và đặc tr−ng nông thôn về khuôn mẫu nhà ở và cơ sở hạ tầng tại các địa bàn ven đô. Đồng thời, có mối quan hệ nhất định giữa mức độ đô thị hóa và đặc điểm nhà ở và cơ sở hạ tầng. Mức độ đô thị hóa càng cao thì diện tích đất ở và nhà của các gia đình càng nhỏ, kiểu kiến trúc nhà ở càng mang tính hiện đại hơn, nguồn n−ớc ăn bảo đảm vệ sinh hơn, chất l−ợng nhà tắm và nhà vệ sinh cao hơn, và hành vi ứng xử với môi tr−ờng của ng−ời dân cũng mang đặc tr−ng đô thị hơn. Những chuyển biến cơ bản theo thời gian ngay trong nội bộ từng địa ph−ơng thể hiện rất rõ ràng. So với năm 1995, chất l−ợng nhà ở và các tiện nghi của các gia đình, việc xử lý rác thải trong thời điểm khảo sát (2000 hoặc 2003) đã tăng lên rõ rệt. Đô thị hóa cũng tác động đến những khía cạnh của đời sống hôn nhân nh− tuổi kết hôn, tiêu chí lựa chọn bạn đời ở các địa ph−ơng khu vực ven đô. Cho dù mỗi khía cạnh của hôn nhân mức độ thay đổi có khác nhau, nhìn chung vai trò của yếu tố đô thị hóa trong sự biến đổi đã đ−ợc thể hiện. Đặc điểm của một xã hội mang dáng dấp của cả nông thôn và đô thị cũng thể hịên khá rõ trong các hoạt động văn hóa giáo dục. Vấn đề giáo dục đã đ−ợc quan tâm hơn, không chỉ từ phía các cán bộ lãnh đạo địa ph−ơng mà cả từ mỗi ng−ời dân. Điều đó đã làm cho kết quả giáo dục ở các địa ph−ơng khu vực ven đô ngày càng có chất l−ợng cao hơn. Hoạt động văn hóa tinh thần bên ngoài gia đình và khu ở đ−ợc thực hiện nhiều hơn tr−ớc đây. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tính chất cộng đồng làng xã vẫn còn đ−ợc duy trì không quá lỏng lẻo trong quá trình đô thị hóa. Điều đó khẳng định sự thay đổi không giống nhau của các yếu tố văn hóa trong quá trình đô thị hóa. Trong quá trình đó, một số yếu tố dần biến mất, một số yếu tố khác đ−ợc bảo l−u và chuyển hóa để thích ứng với những điều kiện mới. Đồng thời một số hoạt động văn hóa khác, mang tính chất đô thị xuất hiện và ngày càng đ−ợc nhiều ng−ời dân khu vực ven đô h−ởng ứng. Cuộc khảo sát cũng cho thấy là tác động của đô thị hóa biểu hiện ở mức độ Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa 64 khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Có một số lĩnh vực thay đổi khá nhanh chóng trong quá trình đô thị hóa nh− tiện nghi nhà ở, hành vi ứng xử đối với môi tr−ờng, các ph−ơng tiện văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, một số lĩnh vực thì sự thay đổi có chậm hơn. Những hành vi văn hóa là một ví dụ. Sự tăng lên đời sống vật chất ch−a đủ xung lực để làm biến đổi mạnh mẽ đời sống văn hóa của dân c−. Đồng thời sự biến đổi các hoạt động kinh tế - xã hội của c− dân còn tùy thuộc vào môi tr−ờng văn hóa của địa ph−ơng và điều kiện sống của gia đình. Các gia đình có thu nhập cao, các gia đình có nghề nghiệp phi nông nghiệp th−ờng thích ứng nhanh hơn với đời sống đô thị và đóng vai trò tiên phong trong việc chuyển đổi lối sống theo định h−ớng đô thị. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo của ủy ban nhân dân các xã Thạch Bàn, Gia Thụy, Cổ Nhuế, và thị trấn Sài Đồng trong một số năm gần đây. 2. Iaquinta D.L. and Drescher A.W., 2002. Defining the peri-urban: rural - urban linkages and institutional connections. Nebraska Wesleyan University. 3. Phòng Xã hội học Đô thị 2003. Báo cáo đề tài “Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”. Tài liệu l−u ở Th− viện Viện Xã hội học. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp 65 Tóm tắt biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô hà nội trong quá trình đô thị hóa Nguyễn Hữu Minh và Đồng nghiệp Bài viết phân tích một số chuyển biến kinh tế-xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa thời gian gần đây. Kết quả phân tích b−ớc đầu cho thấy đã có những biến đổi đáng kể diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, từ cơ cấu nghề nghiệp, nguồn thu nhập, mức sống, đến nhà ở, cơ sở hạ tầng; từ đời sống vật chất đến đời sống văn hóa tinh thần. Các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển, nguồn thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp tăng dần tỉ trọng trong cơ cấu nguồn thu của hộ gia đình. Có sự pha trộn giữa những đặc tr−ng đô thị và đặc tr−ng nông thôn về khuôn mẫu nhà ở và cơ sở hạ tầng tại các địa bàn ven đô. Đô thị hóa cũng tác động đến những khía cạnh của đời sống hôn nhân nh− tuổi kết hôn, tiêu chí lựa chọn bạn đời ở các địa ph−ơng. Đặc điểm của một xã hội mang dáng dấp của cả nông thôn và đô thị cũng thể hịên khá rõ trong các hoạt động văn hóa giáo dục. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định mức độ tác động khác nhau của đô thị hóa đối với từng lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Có một số lĩnh vực thay đổi khá nhanh chóng trong quá trình đô thị hóa nh− tiện nghi nhà ở, hành vi ứng xử đối với môi tr−ờng, các ph−ơng tiện văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, một số lĩnh vực thì sự thay đổi có chậm hơn. Những hành vi văn hóa là một ví dụ. Sự tăng lên đời sống vật chất ch−a đủ xung lực để làm biến đổi mạnh mẽ đời sống văn hóa của dân c−. Đồng thời sự biến đổi các hoạt động kinh tế-xã hội của c− dân còn tùy thuộc vào môi tr−ờng văn hóa của địa ph−ơng và điều kiện sống của gia đình. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso1_2005_nguyenhuuminh_2833.pdf