Tài liệu Biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu chân trái và thuyên tắc phổi trong hội chứng may-thurner: Trường hợp lâm sàng, điều trị bằng can thiệp nội mạch: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 86
BIẾN CHỨNG HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHÂN TRÁI
VÀ THUYÊN TẮC PHỔI TRONG HỘI CHỨNG MAY-THURNER:
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG, ĐIỀU TRỊ BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH
Huỳnh Văn Ân*, Trần Minh Hiền**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hội chứng May-Thurner (MTS), còn được gọi là hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu, hội chứng
Cockett hoặc hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu-chủ gây ra khi tĩnh mạch chậu chung trái bị chèn bởi động mạch
chậu chung phải làm tăng nguy cơ bị HKTMS ở chân trái. Mặc dù tỷ lệ ghi nhận của MTS là tương đối ít,
nhưng có khả năng là chưa được phát hiện đầy đủ.
Trường hợp lâm sàng: Bệnh nhân nữ 65 tuổi, nhập bệnh viện Nhân dân Gia Định, thành phố Hồ Chí
Minh từ 06/3 - 04/4/2018. Ở đây, chúng tôi trình bày một trường hợp hội chứng May-Thurner bị sưng, đau
chân trái. Với cách tiếp cận chẩn đoán toàn diện, BN được phát hiện bị hội chứng May-Thurner có biến ch...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu chân trái và thuyên tắc phổi trong hội chứng may-thurner: Trường hợp lâm sàng, điều trị bằng can thiệp nội mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 86
BIẾN CHỨNG HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHÂN TRÁI
VÀ THUYÊN TẮC PHỔI TRONG HỘI CHỨNG MAY-THURNER:
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG, ĐIỀU TRỊ BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH
Huỳnh Văn Ân*, Trần Minh Hiền**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hội chứng May-Thurner (MTS), còn được gọi là hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu, hội chứng
Cockett hoặc hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu-chủ gây ra khi tĩnh mạch chậu chung trái bị chèn bởi động mạch
chậu chung phải làm tăng nguy cơ bị HKTMS ở chân trái. Mặc dù tỷ lệ ghi nhận của MTS là tương đối ít,
nhưng có khả năng là chưa được phát hiện đầy đủ.
Trường hợp lâm sàng: Bệnh nhân nữ 65 tuổi, nhập bệnh viện Nhân dân Gia Định, thành phố Hồ Chí
Minh từ 06/3 - 04/4/2018. Ở đây, chúng tôi trình bày một trường hợp hội chứng May-Thurner bị sưng, đau
chân trái. Với cách tiếp cận chẩn đoán toàn diện, BN được phát hiện bị hội chứng May-Thurner có biến chứng
huyết khối tĩnh mạch sâu chân trái và thuyên tắc phổi. Lấy huyết khối bằng phương pháp cơ học thất bại trong
việc giải quyết huyết khối. Sau đó bệnh nhân được đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới, đặt thành công stent tĩnh
mạch ở vùng bị chèn ép và tiếp tục dùng thuốc kháng đông enoxaparin và dabigatran.
Kết luận: Hội chứng May-Thurner nên được nghi ngờ khi BN có tiền sử bệnh và khám lâm sàng không
tương xứng với HKTMS ở một phụ nữ trẻ có phù nề chân trái. Cách tiếp cận nội mạch hiện đang trong quá
trình trở thành phương thức điều trị chọn lựa đầu tiên, nhưng điều trị vẫn phải được điều chỉnh cho từng BN,
tùy đặc điểm cá nhân và tình trạng lâm sàng của họ.
Từ khóa: Hội chứng May-Thurner, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu.
ABSTRACT
DEEP VEIN THROMBOSIS OF THE LEFT LEG AND PULMONARY EMBOLISM: A CASE OF MAY-
THURNER SYNDROME, TREATED WITH ENDOVASCULAR TECHNIQUES
Huynh Van An, Tran Minh Hien
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 86 – 93
Introduction: May-Thurner syndrome (MTS), also known as iliac vein compression syndrome, Cockett
syndrome, or iliocaval compression syndrome is caused when the left common iliac vein is compressed by the right
common iliac artery, which increases the risk of deep vein thrombosis (DVT) in the left leg. Although the reported
incidence of MTS is relatively uncommon, it is likely underreported.
Case presentation: A 65-year-old woman was admitted to Nhan dan Gia Dinh hospital, HCMC from Mars
6 to April 4, 2018. We present a case of MTS with pain and swelling of the left leg. With a comprehensive
diagnostic approach, she was found to have May-Thurner syndrome with deep vein thrombosis of the left leg and
pulmonary embolism. Mechanical thrombectomy failed to resolve the thrombus. Subsequently the patient
underwent inferior vena cava filter placement, successful venous stent placement in the area that was compressed
and followed by anticoagulation with enoxaparin and dabigatran.
Conclusions: MTS should be suspected when patient history and physical examination are incompatible
with deep vein thrombosis in a young woman with edema of the left lower limb. The endovascular approach is
Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc,Khoa Chẩn đoán hình ảnh - BV. Nhân dân Gia Định
Tác giả liên lạc: TS.BS. Huỳnh Văn Ân ĐT: 0918674258 Email: anhuynh124@yahoo.com.vn
* Bộ môn Nội Tổng Quát - Đại học Y Dược TPHCM, * Khoa Nội tiêu hóa - bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 87
currently in the process of becoming the first line treatment, but treatment must still be tailored to patients,
choosing the best option for their individual characteristics and clinical status.
Key words: May-Thurner syndrome, iliac vein compression syndrome.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1851, Virchow quan sát thấy huyết khối
tĩnh mạch sâu (HKTMS) gặp ở chân trái gấp 5
lần so với chân phải. Mặc dù sưng chân trái đơn
độc do chèn ép TM chậu trái được mô tả đầu
tiên bởi McMurrich vào năm 1908, bản chất của
căn bệnh này đã không được hiểu đầy đủ cho
đến năm 1957.
Năm 1943, Ehrich và Krumbhaar thực hiện
phẫu tích ở 412 tử thi và tìm thấy tổn thương tắc
nghẽn ở 23,8% các tĩnh mạch (TM) chậu chung
trái. Về mô học, những tổn thương này không
phải là huyết khối dồn lại, thay vào đó chúng
được tạo thành từ elastin và collagen, mà không
có tẩm nhuận tế bào viêm hoặc xơ hóa. Ehrich và
Krumbhaar cũng ghi nhận 33,8% các tổn thương
xảy ra sau 10 tuổi, là bệnh mắc phải. Năm 1957,
May và Thurner đưa ra một lời giải thích cho
hiện tượng này khi họ phát hiện ra một biến thể
giải phẫu của TM chậu chung trái. Họ phát hiện
ra rằng TM chậu chung trái có dày thành mạch
máu ở điểm bị bắt chéo và bị đè ép vào đốt sống
thắt lưng thứ 5 bởi động mạch (ĐM) chậu chung
phải nằm đè lên. Họ gọi thương tổn 'này là “cựa
tĩnh mạch (venous spur)” và giả định rằng xung
động lập đi lập lại của ĐM chậu nằm trên làm
hình thành cựa này, dẫn đến tắc nghẽn TM. Biến
thể giải phẫu này sau này được biết đến rộng rãi
là hội chứng May-Thurner.
Hội chứng May-Thurner (MTS), còn được
gọi là hội chứng chèn ép TM chậu, hội chứng
Cockett hoặc hội chứng chèn ép TM chậu-chủ
(iliocaval compression syndrome) gây ra khi TM
chậu chung trái bị chèn bởi ĐM chậu chung phải
làm tăng nguy cơ bị HKTMS ở chân trái. Hội
chứng này được mô tả lần đầu tiên bởi R. May
và J. Thurner vào năm 1957 với tên gọi là hội
chứng chèn ép TM chậu. Cockett & Thomas chỉ
ra rằng bệnh này là một ví dụ về cách một dị tật
giải phẫu nhỏ có thể là nguyên nhân cơ bản của
một chấn thương bệnh lý cực kỳ quan trọng.
Năm 1965, Cockett và Thomas ghi nhận bệnh
chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trẻ trong thập
niên thứ hai đến thứ tư của cuộc đời.
MTS là bệnh lý hiếm khi được chẩn đoán,
trong đó bệnh nhân (BN) bị HKTMS vùng chậu
đùi do một biến thể giải phẫu trong đó ĐM chậu
chung bên phải nằm trên và đè ép TM chung
bên trái vào đốt sống thắt lưng thứ 5. Biến thể
này đã được chứng minh là có ở hơn 20% dân
số; tuy nhiên, hiếm khi được chú ý trong chẩn
đoán phân biệt HKTMS, đặc biệt ở những BN có
các yếu tố nguy cơ khác. Chỉ dùng thuốc kháng
đông thì không đủ để điều trị, và một cách tiếp
cận tích cực hơn là cần thiết để ngăn ngừa
HKTMS tái phát(7).
Ở đây, chúng tôi trình bày một trường hợp
hội chứng May-Thurner với sưng chân trái dai
dẳng không đau. BN có nhiều yếu tố nguy cơ
đối với HKTMS. Với cách tiếp cận chẩn đoán
toàn diện, BN được phát hiện có hội chứng May-
Thurner. Hút huyết khối cơ học là không đủ
trong việc giải quyết huyết khối. Sau đó BN
được đặt stent thành công ở vùng TM bị chèn
ép, đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ (TMC) dưới và
tiếp tục dùng thuốc kháng đông enoxaparin. BN
xuất viện và tiếp tục dùng thuốc kháng đông
đường uống dabigatran (Pradaxa).
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
BN nữ, 65 tuổi, nhập viện bệnh viện (BV)
Nhân dân Gia Định ngày 06/3/2018, số hồ sơ
18,011002. Cách nhập viện 1 ngày, BN đau nhức
chân, đùi trái, đau ngày càng nhiều nên vào
viện. BN tỉnh, sinh hiệu ổn định. Công thức máu
và đông máu trong giới hạn bình thường.
Siêu âm Doppler TM 2 chi dưới phát hiện
huyết khối cấp hoàn toàn TM đùi chung, đùi
sâu, đùi nông và TM khoeo và huyết khối bán
phần chỗ hợp lưu TM hiển lớn chân bên trái;
chân phải không huyết khối. CT scan bụng ghi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 88
nhận huyết khối lấp gần hoàn toàn TM chậu
ngoài trái, lấp hoàn toàn TM đùi chung, đùi,
hiển lớn trái trong vùng khảo sát; hẹp TM chậu
chung trái do bị chèn ép bởi ĐM chậu chung 2
bên, chủ yếu bên trái. CT scan ngực phát hiện
huyết khối 1 phần ĐM phổi thùy trên và dưới
phổi trái, một nhánh ĐM vào phân thùy S5 phổi
phải; huyết khối gần hoàn toàn một nhánh ĐM
vào phân thùy S3 thùy trên phổi trái và S8 thùy
dưới phổi phải; tổn thương xơ kèm dãn phế
quản co kéo dạng ống rải rác các thùy 2 phổi.
Siêu âm tim ghi nhận EF 73%, PAPs 30 mmHg.
BN được điều trị bằng enoxaparin (Hình 1, 2 và 3).
Hình 1: Huyết khối ở TM chậu trái
Hình 2: Huyết khối ở ĐMP trái và nhánh vào S3 phổi trái
Hình 3: ĐM chậu chung phải chèn ép TM chậu
chung trái
2 ngày sau nhập viện, BN được can thiệp
nội mạch. Tư thế can thiệp: BN nằm sấp. BN
được chích TM khoeo trái, đưa hệ thống hút
huyết khối 8F vào TM khoeo, tiến hành hút
huyết khối nhiều lần, hút ra rất nhiều huyết
khối cũ mới, làm tái thông một phần hệ TM
đùi chậu trái, tồn lưu nhiều huyết khối. BN
được đặt lưới lọc TMC dưới ở dưới chỗ hợp
lưu TM thận ngang bờ dưới L4. Kế đến, BN
được đặt 1 stent TM 14 x 80 tái thông hoàn
toàn TM chậu chung-đoạn gần TM chậu ngoài.
Chụp qua sheat TM khoeo ghi nhận tồn lưu
huyết khối đoạn TM đùi, chậu ngoài.
Diễn tiến lâm sàng ghi nhận chân BN bớt
phù, giảm đau nhiều. BN xuất viện 04/4/2018
(sau 29 ngày nằm viện) và tiếp tục điều trị với
dabigatran (Pradaxa) 150mg x 2 lần/ngày.
Sau 3 tháng điều trị kháng đông, khi tái
khám ghi nhận triệu chứng lâm sàng giảm rõ
rệt (chân trái bớt phù nhiều), siêu âm Doppler
TM 2 chi dưới không phát hiện huyết khối (Hình 4, 5,
6 và 7).
Hình 4: Huyết khối hút từ tĩnh mạch chậu trái
Hình 5: Tĩnh mạch chậu trái tái thông 1 phần nhờ
hút huyết khối
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 89
Hình 6: Lưới lọc được đặt ở tĩnh mạch chủ dưới, và
định vị dụng cụ chuẩn bị bung stent
Hình 7: Stent tĩnh mạch chậu trái và tái thông hoàn
toàn tĩnh mạch chậu trái
BÀN LUẬN
Hội chứng May-Thurner (MTS) hoặc hội
chứng chèn ép TM chậu-chủ hoặc hội chứng
Cockett-Thomas khá phổ biến, nhưng hiếm khi
được chẩn đoán. McMurrich lần đầu tiên mô tả
biến thể giải phẫu này vào năm 1908 và tin rằng
biến thể này là kết quả của “kết dính bẩm sinh”
trong TM chậu chung. Năm 1957, May và
Thurner đã công bố hội chứng này và được công
nhận rộng rãi ở Hoa Kỳ là hội chứng May-
Thurner. Tuy nhiên, ở Châu Âu, Cockett và
Thomas đã công bố hội chứng này vào năm 1965
và nó được gọi là hội chứng Cockett-Thomas.
May và Thurner đưa ra giả thuyết rằng các xung
động mạn tính của ĐM chậu bên phải dẫn đến
sự phát triển của một “cựa” trong thành TM và
cựa này sẽ dẫn đến tắc nghẽn TM một phần.
Khảo nghiệm 430 tử thi, 22% được chẩn
đoán có cựa ở bên trái, cao gấp 8 lần so với bên
phải. Điều này đến một thế kỷ sau khi Virchow
(1851) lần đầu tiên mô tả huyết khối ở phía bên
trái là cao gấp 5 lần phía bên phải. Gần đây, tỷ lệ
tương tự (22-24%) của MTS đã được báo cáo
trong một phân tích hồi cứu các lần chụp cắt lớp
điện toán (CT Scan).
Khi ĐM chậu chung phải bắt chéo qua TM
chậu chung trái gây tắc nghẽn một phần TM
theo hai cách khác nhau: tắc nghẽn cơ học đơn
giản, do TM bị ép giữa ĐM và thân đốt sống; và
phì đại nội mạc lan rộng của TM có thể là hậu
quả của quá trình bị đè ép lặp đi lặp lại do nhịp
đập của ĐM nằm trên, gây ra một sang chấn nhẹ
giữa các thành trước và sau của TM.
Sự đè ép này kết hợp với tăng sản nội mạc,
tạo điều kiện gây ứ máu TM và sau đó là
huyết khối. Mặc dù tỷ lệ tương đối cao của
biến thể giải phẫu này, tỷ lệ lâm sàng của
HKTMS liên quan đến MTS thấp đáng ngạc
nhiên, được báo cáo chỉ xảy ra trong 2-3% các
trường hợp HKTMS chi dưới. Tỷ lệ thấp này
có thể do bỏ sót chẩn đoán; trong thực tế, ưu
thế 55,9% đối với HKTMS bên trái dường như
hỗ trợ quan điểm này. Nhiều nghiên cứu đã
báo cáo bằng chứng cho thấy tỷ lệ HKTMS
chân trái cao hơn từ 3-8 lần tỷ lệ HKTMS chân
phải và MTS là một cách giải thích cho tỷ lệ
cao hơn này(1,7).
Hình 8: Tương quan giải phẫu động-tĩnh mạch vùng
chậu trong hội chứng May-Thurner
Mặc dù tỷ lệ thực sự của MTS chưa được xác
định, người ta ước tính MTS có ở 2-5% BN có
bệnh TM ở chi dưới. Lý do mất cân bằng trong
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 90
mối quan hệ giải phẫu bình thường giữa ĐM và
TM, cản trở dòng chảy TM, cũng không rõ.
Việc bỏ sót chẩn đoán MTS có thể là do sự
phổ biến của các yếu tố nguy cơ dễ nhận biết
khác đối với HKTMS. HKTMS phổ biến hơn ở
phụ nữ và 72% phụ nữ được chẩn đoán mắc
MTS tương đối trẻ (25-50 tuổi). Ngoài ra, những
BN này thường có tiền sử sử dụng thuốc tránh
thai, mang thai gần đây hoặc du lịch kéo dài gần
đây. Theo đó, ở BN có các yếu tố nguy cơ có thể
nhận diện, chẩn đoán thường dừng lại khi được
xác định có HKTMS. Không sửa chữa bản chất
giải phẫu của MTS có thể dẫn đến tái phát
HKTMS và các biến chứng khác, bao gồm
thuyên tắc phổi, ứ máu TM mãn tính và vỡ TM
chậu (28% BN vỡ mạch máu có MTS)(7).
Tiền sử sưng dai dẳng chân trái có hoặc
không có HKTMS ở phụ nữ từ độ tuổi 20 đến 40,
mà không có nguyên nhân rõ ràng, rất gợi ý
MTS. Các nghi ngờ lâm sàng có thể được xác
nhận với CT và chụp TM chậu.
Chẩn Đoán
MTS thường biểu hiện như phù nề tiến triển
của chân trái ở những người không có yếu tố
nguy cơ bị HKTMS và, trong một số trường hợp,
ngay cả khi BN đang dùng thuốc kháng đông.
Biểu hiện lâm sàng bao gồm phù nề dai dẳng
của chân trái, có hoặc không có dấu hiệu khác
của tăng áp TM.
Các triệu chứng có thể thay đổi từ chứng đi
khập khiển đáng kể do TM đến các than phiền
mơ hồ và nhẹ thường được quy cho suy TM
mạn tính nguyên phát. Khám lâm sàng có thể
tìm thấy phù nề, mặc dù thường là vừa phải, và
hiếm gặp hơn, những bất thường về da tương
thích với suy TM mãn tính (giãn TM /loét TM)(1).
MTS chủ yếu ảnh hưởng đến BN nữ. BN có
dấu hiệu /triệu chứng của huyết khối TM chậu
đùi bên trái gây ra bởi chèn ép TM từ bên ngoài
có xu hướng là phụ nữ trẻ, trong độ tuổi 20 đến
40, sau khi bất động kéo dài hoặc mang thai. Vào
thời điểm được chẩn đoán, phần lớn BN có
HKTMS cấp tính ở chân trái và một tỷ lệ nhỏ sẽ
biểu hiện phù nề hoặc đau không đặc hiệu ở
chân trái mà không có huyết khối TM. Vì vậy,
MTS nên được nghi ngờ khi BN có tiền sử bệnh
và khám lâm sàng không tương xứng với
HKTMS ở một phụ nữ trẻ có phù nề chân trái.
Chẩn đoán MTS có thể thực hiện bằng kết
hợp của biểu hiện lâm sàng và thử nghiệm
khách quan. Dù một số người vẫn có thể khẳng
định rằng chụp TM là thử nghiệm tiêu chuẩn,
thử nghiệm ban đầu và đáng tin cậy nhất cho
MTS là siêu âm duplex tĩnh mạch. Điều này cho
phép đánh giá chức năng và động học về tình
trạng các TM sâu của chi liên quan, nhưng đánh
giá TM chậu có thể khó ở 1 số BN chọn lọc(5).
Hình ảnh học
BN có phù chỉ 1 bên chân trái thường được
làm siêu âm Doppler màu TM chi dưới bên trái,
để loại trừ HKTMS, và chụp CT bụng, để loại trừ
u vùng chậu là nguyên nhân chèn ép.
Siêu âm có hạn chế đáng kể để xác định hội
chứng chèn ép TM chậu, vì khó có thể quan sát
được các TM vùng chậu do vị trí sâu của chúng
“ẩn” đằng sau bàng quang, ruột và mô mỡ.
Ngay cả các chuyên gia siêu âm có kinh nghiệm
cũng khó có thể quan sát TM trong hơn 20%
trường hợp. Quan sát rõ TM chậu ngoài và TM
chậu chung được ước tính lần lượt là 79% và
47%. Mousa và cộng sự sử dụng các thông số
sau đây được mô tả bởi Labropoulous để chẩn
đoán hẹp tĩnh mạch trung tâm: (1) nhiễu loạn
sau chỗ hẹp được biểu hiện bởi xuất hiện khảm
(tín hiệu nhiễu); (2) tín hiệu Doppler bất thường
tại vùng hẹp; (3) dòng chảy liên tục với nghiệm
pháp Valsalva; và (4) dòng chảy chậm và tăng ít
khi không có biến thiên hô hấp(5). Để đối phó với
những khó khăn khi xem trực tiếp sự chèn ép,
Barros và Coelho mô tả một số dấu hiệu gián
tiếp có thể thấy trên siêu âm Doppler và có thể
giúp chẩn đoán tình trạng lâm sàng này: 1) lưu
lượng ở TM chậu chung phải lớn hơn 40% so với
lưu lượng trong TM chậu chung trái; 2) tỷ lệ vận
tốc đỉnh trong TM đùi chung trái trên vận tốc
đỉnh trong TM đùi chung phải nhỏ hơn 0,9(1).
Trong những trường hợp bình thường, về cơ
bản không có sự khác biệt giữa áp lực trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 91
TMC dưới và trong TM chậu, trừ phi có hẹp có ý
nghĩa huyết động. Khuynh áp từ 2 mmHg trở
lên (được đo bằng catheter trong lòng mạch khi
khám TM) kết hợp với tuần hoàn bàng hệ vùng
chậu, đã được sử dụng để xác định chẩn đoán
hội chứng chèn ép TM chậu(1).
Phương pháp chẩn đoán để xác định MTS
thường là chụp TM có cản quang. Raju và
Neglén so sánh chụp TM có cản quang với siêu
âm nội mạch, đã ghi nhận chụp TM có cản
quang kém nhạy hơn siêu âm nội mạch (khả
năng phát hiện bệnh lần lượt 66% và 90%).
Ngoài ra, cả hai mức độ lan rộng và nghiêm
trọng của chấn thương TM tắc nghẽn khó quan
sát bằng siêu âm nội mạch hơn chụp TM có cản
quang; thậm chí tắc nghẽn nghiêm trọng chỉ có
thể được chẩn đoán bằng cách sử dụng chụp TM
có cản quang. Raju và Neglén ghi nhận siêu âm
nội mạch có vẻ vượt trội so với phương pháp
chụp TM có cản quang trên mặt phẳng đơn để
chẩn đoán hình thái các tổn thương hẹp của TM
chậu. Dù có ưu thế rõ ràng, nhưng siêu âm nội
mạch vẫn là kỹ thuật đắt tiền và nhiều nơi
không có công nghệ này hoặc chỉ sử dụng trong
các trường hợp chọn lọc.
Khuyết tật giải phẫu kết hợp với MTS xảy
ra nhiều ở vùng chậu, vùng không dễ khảo sát
bằng siêu âm. Do đó, nếu nghi ngờ MTS, cần
phải thực hiện chụp TM có cản quang, cộng
hưởng từ, hoặc siêu âm trong lòng mạch. Sau
khi loại bỏ huyết khối, chụp cắt lớp điện toán
mạch máu hoặc chụp TM cộng hưởng từ để
đánh giá mức độ hẹp và ảnh hưởng huyết
động của chèn ép TM chậu(7).
Do các biến chứng tiềm ẩn (HKTMS và suy
TM mạn tính), MTS phải được chẩn đoán ở
những BN có triệu chứng liên quan đến nó, để
có cơ hội điều trị trước khi tổn thương không
thể phục hồi cho hệ TM xảy đến.
Oğuzkurt và cộng sự (Thổ Nhĩ Kỳ, 2007)
trình bày một trường hợp MTS đầu tiên được
chẩn đoán bằng siêu âm qua thành bụng, và sau
đó xác nhận với CT và chụp TM với đo áp lực.
BN nữ 14 tuổi, chân trái sưng nhẹ từ 6 tháng
trước, diễn tiến chậm. Phù tăng rõ rệt khi đứng 1
lúc lâu hoặc đi bộ hơn 500m, nhưng giảm về
đêm lúc nghỉ. Vì BN nữ và biểu hiện lâm sàng
bên trái nên được chú ý đánh giá TM chậu
chung để tìm hiện tượng chèn ép TM chậu.
Trong khi đánh giá giải phẫu TM chậu chung,
đầu dò đặt trên thành bụng và không đè, quan
sát rõ các TM chậu chung và TM chậu ngoài
không có huyết khối, TM chậu chung nằm bên
dưới ĐM chậu chung phải và bị chèn ép nhẹ trên
siêu âm B-mode; nhưng kiểu dòng chảy của các
TM chậu chung và TM chậu ngoài ở cách xa
điểm bị ĐM chèn ép thì đơn âm và đơn pha,
không theo nhịp hô hấp. Siêu âm Doppler màu
ghi nhận sự nhiễu loạn màu sắc ngay tại điểm
bắt chéo của ĐM. Hình duplex cho thấy một sự
gia tăng đột ngột về vận tốc từ 40 cm/phút ở chỗ
xa điểm giao cắt ĐM đến 100 cm/giây tại điểm
giao nhau. TM chậu đối bên thì có pha sóng bình
thường và thay đổi theo nhịp hô hấp. TMC dưới
bình thường. BN được chẩn đoán hẹp tĩnh mạch
do chèn ép TM chậu. Kết quả CT và chụp TM đã
xác định chẩn đoán MTS(6).
Điều trị
Không có sự đồng thuận trong các tài liệu
liên quan đến điều trị BN MTS chưa bị HKTMS.
Tuy nhiên, những BN này có thể có khả năng
cao hơn bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Mặt
khác, có một mức độ đồng thuận nhất định
trong tài liệu rằng MTS có triệu chứng luôn nên
được điều trị.
Mục tiêu điều trị MTS là giảm triệu chứng và
giảm nguy cơ biến chứng. Phần lớn các phương
pháp điều trị được hướng tới điều trị HKTMS.
Chỉ dùng thuốc kháng đông đã bị chứng minh là
không hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng ở
BN có triệu chứng. BN thường được điều trị
thuốc kháng đông lâu dài, nhưng không đủ để
ngăn chặn di chứng lâu dài. Vì MTS tiến triển, có
khả năng gây biến chứng trong dài hạn, nên cần
phương thức tích cực để giải chèn ép. Trong lịch
sử, nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau đã
được sử dụng để giảm triệu chứng và điều chỉnh
tắc nghẽn TM, phần lớn là phẫu thuật bắt cầu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 92
TM-TM bằng TM tự thân, chuyển ĐM chậu ra
phía sau và cắt bỏ các cựa trong lòng TM với tạo
hình tĩnh mạch sau đó. Chủ yếu của liệu pháp
truyền thống là sửa chữa mở TM bị ảnh hưởng;
tuy nhiên, tiến bộ của kỹ thuật đã phát triển
thành một phương pháp lai, gồm kết hợp của
tan huyết khối và can thiệp nội mạch.
Các kỹ thuật nội mạch đã được sử dụng để
vừa điều trị huyết khối TM chậu đùi và vừa sửa
chữa bất thường giải phẫu gây MTS. Các báo cáo
đầu tiên về điều trị nội mạch MTS là của Michel
và cộng sự (1994), Berger và cộng sự (1995). Họ
điều trị MTS với nong lòng mạch qua da lấy
huyết khối kèm đặt stent TM để làm giảm chèn
ép TM chậu.
Cả Moudgill và cộng sự, Suwanabol và cộng
sự đều khuyên dùng phương pháp bơm thuốc
tiêu sợi huyết trực tiếp qua catheter (catheter
directed thrombolytic) kết hợp với lấy huyết
khối qua da (percutaneous mechanical
thrombectomy)(1). Thường khuyến cáo, sau khi
ly giải huyết khối ban đầu, truyền thuốc tan
huyết khối nên được tiếp tục thêm 24 đến 48 giờ.
Sau khi hoàn thành lấy huyết khối, stent mạch
máu nên được đặt trong vùng TM chậu bị đè ép.
Cần chụp lại để xác định stent được đặt xuyên
qua toàn bộ vùng bị chèn ép của TM. Suwanabol
và cộng sự khuyến cáo sử dụng các stent tự mở
rộng lớn (12 - 14mm), được đặt qua chỗ hẹp và,
nếu có thể, vào đến TMC dưới, để ngăn ngừa sự
dịch chuyển. Đặt stent đã được chứng minh rất
thành công trong MTS, với tỷ suất hiệu-quả-2-
năm của TM chậu từ 95-100%. Sau khi đặt stent,
thuốc kháng đông toàn thân lâu dài được
khuyến cáo trong ít nhất 6 tháng(7).
Các lựa chọn điều trị để cải thiện triệu chứng
và ngăn ngừa hiện tượng huyết khối tắc mạch
bao gồm các kỹ thuật để giảm chèn ép bằng
phẫu thuật mở hoặc với kỹ thuật nội mạch, với
mục tiêu làm giảm tình trạng ứ đọng tĩnh mạch
ở chân trái. Nếu kỹ thuật xâm lấn không được
chọn, một số ít tác giả ủng hộ chỉ dùng thuốc
kháng đông.
Đặt lưới lọc TMC dưới có thể là lựa chọn
điều trị cho những BN không thể dùng thuốc
kháng đông. Đặt lưới lọc TMC dưới không phải
bắt buộc trong điều trị MTS nhưng được dùng
để ngăn ngừa biến chứng của HKTMS. Cũng đã
có đề nghị đặt lưới lọc TMC dưới trước khi can
thiệp vùng chi dưới để ngăn ngừa thuyên tắc ở
xa trong quá trình điều trị tan huyết khối, đặc
biệt là ở những BN có huyết khối lan rộng(1,7).
Sandri nghiên cứu 54 BN bị MTS được điều
trị bằng kỹ thuật nội mạch, quan sát cải thiện
triệu chứng hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn ở 52
BN (92,5%), cải thiện đáng kể chất lượng cuộc
sống của BN. Moudgill và cộng sự phân tích dữ
liệu từ 113 BN (72% nữ), phần lớn được điều trị
làm tiêu huyết khối qua hướng dẫn của catheter,
sau đó đặt stent nội mạch, ghi nhận tỷ lệ thành
công trung bình của kỹ thuật là 95% và tỷ lệ
thông sau 1 năm trung bình là 96%. Tuy nhiên,
những BN này chủ yếu là nữ giới và thường
trong độ tuổi sinh sản, nên cần có nhiều nghiên
cứu hơn để đánh giá dài hạn tình trạng của các
stent này(1).
Duran và cộng sự (Mỹ, 2011) báo cáo trường
hợp một phụ nữ 28 tuổi bị sưng dai dẳng đùi
trái không đau khoảng 3 năm, siêu âm Doppler
TM 2 chân bình thường. BN được chụp CT Scan
phát hiện TM chậu chung trái bị ĐM chậu chung
phải đè ép và được điều trị bằng đặt stent TM(3).
Kalu và cộng sự (Mỹ, 2013) đã mô tả trường
hợp một phụ nữ da trắng 28 tuổi có biểu hiện
thở nhanh tăng dần kèm ho trong một tuần. Thở
nhanh là hậu quả của thuyên tắc lớn cả hai bên
phổi do HKTMS chân trái liên quan MTS diễn
tiến. BN được điều trị phối hợp với tan huyết
khối tại chỗ, hút huyết khối, và tạo hình TM
cùng với đặt stent kéo dài đến chỗ đổ vào TMC
dưới. Sau đó BN được xuất viện và điều trị với
coumadin. Kalu và cộng sự khuyên MTS nên
được xem xét trong chẩn đoán phân biệt khi gặp
trường hợp HKTMS một bên, đặc biệt là ở nhóm
BN trẻ tuổi(4).
Đầu năm nay (2018), Desai và cộng sự
(Mỹ) vừa công bố một trường hợp (tương tự
như BN của chúng tôi), phụ nữ 56 tuổi có biểu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 93
hiện thở hổn hển nặng dần kèm đau chân trái
hơn 5 ngày. BN không có bất kỳ chuyến đi,
phẫu thuật hoặc bất động nào. Chụp CT động
mạch phổi và chụp CT tĩnh mạch phát hiện
nhiều thuyên tắc ở phổi hai bên và HKTMS
chân trái lan đến TM chậu trái. CT có cản
quang cho thấy ĐM chậu chung bên phải bắt
chéo qua và chèn ép TM chậu chung bên trái,
biểu hiện của MTS. Thực hiện tan huyết khối
của chân trái trực tiếp qua catheter và bắt đầu
truyền heparin. BN cũng được tạo hình TM
chậu trái bằng bóng kèm theo đặt stent và đặt
lưới lọc TMC dưới vị trí dưới thận qua TM
cảnh để dự phòng thuyên tắc tái phát(2).
Các phương pháp điều trị mới hơn, như
nong mạch qua da với đặt stent tự bung rộng, đã
cải thiện thành công trong điều trị, bởi vì, ngoài
việc giải quyết dải cơ trong lòng mạch và “các
cựa”, chúng cũng làm giảm chèn ép cơ học từ
bên ngoài.
Điều trị nội mạch hiện nay là chọn lựa đầu
tiên. Phần lớn các tác giả khuyến cáo sử dụng
thuốc kháng đông trong vòng 6 tháng sau khi
đặt stent trong hệ tĩnh mạch, trừ khi có chống
chỉ định đặc biệt.
KẾT LUẬN
Hội chứng chèn ép TM chậu nên được nghi
ngờ khi BN có tiền sử bệnh và khám lâm sàng
không tương xứng với HKTMS ở một phụ nữ
trẻ có phù nề chân trái.
Phương pháp không xâm lấn (siêu âm
Doppler màu) là các lựa chọn hợp lý để sàng lọc,
nếu được sử dụng với mục tiêu phát hiện bệnh
này và được thực hiện bởi người có kinh
nghiệm. Tuy nhiên, chụp cắt lớp mạch máu và
chụp cộng hưởng từ mạch máu là các xét
nghiệm hình ảnh đáng tin cậy nhất và vẫn là
phương pháp lựa chọn để xác nhận chẩn đoán,
trong khi tiêu chuẩn vàng về phương pháp chẩn
đoán hình ảnh vẫn chụp tĩnh mạch đa bình diện
kèm đo khuynh áp.
Cách tiếp cận nội mạch hiện đang trong quá
trình trở thành phương thức điều trị chọn lựa
đầu tiên, nhưng điều trị vẫn phải được điều
chỉnh cho từng BN, tùy đặc điểm cá nhân và tình
trạng lâm sàng của họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cavalcante LP, dos Santos Souza JE, Pereira RM, Bernardes MV,
da Silva Amanajás AM, Parisati MH, da Rocha RD, de Araújo
AO (2015). Iliac vein compression syndrome: literature review. J
Vasc Bras.; 14(1):78-83.
2. Desai J, Desai Z, Shah J, Hai O, Mignatti A, Zeltser R, Makaryus
A (2018). Deep Vein Thrombosis of the Left Leg: A Case of May-
Thurner Syndrome. European Journal of Case Reports in Internal
Medicine, 5(4).
3. Duran C, Rohatgi S, Wake N, Rybicki FJ, Steigner M (2011).
May-Thurner Syndrome: A Case Report. Eurasian J Med.; 43(2):
129-131.
4. Kalu S, Shah P, Natarajan A, Nwankwo N, Mustafa U, Hussain
N (2013). May-Thurner Syndrome: A Case Report and Review
of the Literature. Case Rep Vasc Med: 740182.
5. Mousa AY, AbuRahma AF (2013). May-Thurner syndrome:
update and review. Ann Vasc Surg; 27(7): 984-95.
6. Oğuzkurt L, Özkan U, Tercan F, Koç Z (2007). Ultrasonographic
diagnosis of iliac vein compression (May-Thurner) syndrome.
Diagn Interv Radio.; 13:152-155.
7. Peters M, Syed RK, Katz M, Moscona J, Press C, Nijjar V,
Bisharat M, Baldwin D (2012). May-Thurner syndrome: a not so
uncommon cause of a common condition. Proc Bayl Univ Med
Cent; 25(3):231-3.
8. Raju S, Neglen P (2006). High prevalence of nonthrombotic iliac
vein lesions in chronic venous disease: a permissive role in
pathogenicity. J Vasc Surg.; 44(1):136-43.
Ngày nhận bài báo: 15/06/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/11/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_chung_huyet_khoi_tinh_mach_sau_chan_trai_va_thuyen_tac.pdf