Biện chứng giữa chủ thể và khách thể trong giảng dạy Triết học

Tài liệu Biện chứng giữa chủ thể và khách thể trong giảng dạy Triết học: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0031 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 93-97 This paper is available online at BIỆN CHỨNG GIỮA CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ TRONG GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC Đào Đức Doãn Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích biện chứng giữa chủ thể và khách thể xuất phát từ việc giải quyết duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của triết học và nguyên lí thực tiễn, bài viết đề xuất giải pháp giảng dạy triết học theo hướng tiếp cận năng lực hiện nay là gắn giảng dạy các nguyên lí triết học với vấn đề biện chứng giữa chủ thể và khách thể - một vấn đề có liên quan đến hầu hết các bài giảng triết học ở các trường cao đẳng, đại học. Từ khóa: Chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan, giảng dạy triết học. 1. Mở đầu Trong triết học, giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trực tiếp liên quan đến giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Trong thực tiễn, giải quyết mối quan hệ gi...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện chứng giữa chủ thể và khách thể trong giảng dạy Triết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0031 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 93-97 This paper is available online at BIỆN CHỨNG GIỮA CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ TRONG GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC Đào Đức Doãn Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích biện chứng giữa chủ thể và khách thể xuất phát từ việc giải quyết duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của triết học và nguyên lí thực tiễn, bài viết đề xuất giải pháp giảng dạy triết học theo hướng tiếp cận năng lực hiện nay là gắn giảng dạy các nguyên lí triết học với vấn đề biện chứng giữa chủ thể và khách thể - một vấn đề có liên quan đến hầu hết các bài giảng triết học ở các trường cao đẳng, đại học. Từ khóa: Chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan, giảng dạy triết học. 1. Mở đầu Trong triết học, giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trực tiếp liên quan đến giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Trong thực tiễn, giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quyết định hiệu quả hoạt động của con người. Vì vậy, nghiên cứu biện chứng giữa chủ thể và khách thể là vấn đề rất có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn, trong đó có thực tiễn giảng dạy triết học theo hướng tiếp cận năng lực hiện nay ở các trường cao đẳng, đại học. Với vị trí đó, vấn đề biện chứng giữa chủ thể và khách thể đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Ngoài công trình của các nhà nghiên cứu Xô viết như: M.M. Rodentan với Từ điển triết học [5], Nguyên lí lôgic biện chứng [6], A.P. Septulin với Nguyên lí lôgic biện chứng [7], .v.v.. có thể kể đến các nghiên cứu trong nước như: Biện chứng cái chủ quan và cái khách quan trong tư tưởng của V.I.Lênin của Nguyễn Anh Tuấn [8]; Nâng cao hiệu quả giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay của Phan Thị Hồng Duyên [2]; Vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp giảng dạy – giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo của Nguyễn Quang Hồng [3]; Vai trò của phương pháp luận biện chứng duy vật trong nhận thức và hành động thực tiễn của Cung Thị Ngọc [4]; Vấn đề chính xác hóa khái niệm giảng dạy các môn lí luận chính trị của Nguyễn Quang Trung [7];.v.v.. Trong các nghiên cứu trên, biện chứng giữa chủ thể và khách thể mặc dù đã được đề cập rất phong phú, sâu sắc nhưng vẫn hạn chế ở chỗ: (1) chủ yếu được xem xét với ý nghĩa nhận thức luận, chưa chú trọng lí giải dựa trên nguyên lí thực tiễn; (2) chủ yếu được vận dụng hạn chế trong một vài lĩnh vực hoạt động chính trị xã hội, như: phát triển nguồn nhân lực, cảm thụ thẩm mĩ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển nhân cách,.v.v.. Hiện vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu biện chứng giữa chủ thể và khách thể trong giảng dạy triết học. Đây là một khiếm khuyết, một mặt vì ở các trường cao đẳng, đại học, giảng dạy triết học có mục tiêu quan trọng là hình thành, phát triển năng lực thế giới quan, phương pháp luận cho sinh viên - lực lượng chủ thể thực tiễn và chủ Ngày nhận bài: 10/2/2016. Ngày nhận đăng: 24/4/2016. Liên hệ: Đào Đức Doãn, e-mail: ddoan62@gmail.com 93 Đào Đức Doãn thể nhận thức có chất lượng cao của đất nước; một mặt khác vì trong chương trình triết học ở các trường cao đẳng, đại học, do trực tiếp liên quan đến vấn đề cơ bản của triết học nên biện chứng giữa chủ thể và khách thể tuy không đứng thành một bài giảng riêng, nhưng lại là một vấn đề mà hầu như không có bài giảng triết học nào lại không đề cập đến. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy các nguyên lí triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin theo hướng tiếp cận năng lực, bài viết này góp thêm ý kiến về việc: (1) hiểu như thế nào về biện chứng giữa chủ thể và khách thể khi gắn với nguyên lí thực tiễn; và (2) biện pháp nào giúp lồng ghép biện chứng giữa chủ thể và khách thể trong giảng dạy triết học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Biện chứng giữa chủ thể và khách thể Cơ sở xuất phát của mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể và khách thể là quan hệ biện chứng giữa ý thức và vật chất. Dựa trên cơ sở biện chứng duy vật về quan hệ vật chất và ý thức, triết học Mác khẳng định khách thể là cái có trước, là tính thứ nhất. Ý thức chủ thể phải bắt nguồn từ khách thể, do khách thể quy định. Chủ nghĩa duy vật trước Mác coi khách thể là cái tồn tại không phụ thuộc vào chủ thể, theo nghĩa rộng, là thế giới khách quan, theo nghĩa hẹp, là đối tượng của nhận thức. Còn chủ thể là cá thể biệt lập, có tính chất thụ động, chỉ tiếp thu tác động từ bên ngoài, mà những đặc điểm của nó là do nguồn gốc tự nhiên của nó quyết định. Chủ nghĩa duy tâm coi chủ thể là sự thống nhất trong hoạt động tâm lí của cá thể và sự tồn tại của khách thể là bắt nguồn từ hoạt động của chủ thể, là toàn bộ những trạng thái của chủ thể. Chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận khách thể tồn tại không phụ thuộc vào chủ thể và xem xét chúng trong sự thống nhất, mà cơ sở của sự thống nhất đó không chỉ là quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, mà còn là thực tiễn, vì chính trong thực tiễn hoạt động của chủ thể mà các mặt, các thuộc tính của hiện thực trở thành khách thể, và ngược lại, chính trong tác động vào khách thể mà xã hội, những nhóm xã hội, cá nhân .v.v.. mới trở thành chủ thể. Khách thể là một phần của thế giới vật chất, là hiện thực khách quan nằm trong phạm vi tác động của chủ thể. Khách thể không tồn tại tự nó mà tồn tại thông qua hoạt động thực tiễn của chủ thể, ở trong phạm vi tác động của chủ thể. Nói cách khác, các phạm trù triết học khách thể và chủ thể không chỉ được dùng với ý nghĩa nhận thức luận, mà với ý nghĩa thực tiễn. Với ý nghĩa nhận thức luận, khách thể và chủ thể được hiểu theo nghĩa rộng: khách thể là phạm trù triết học để chỉ thế giới vật chất (tự nhiên và xã hội) xung quanh con người, còn chủ thể là xã hội, những nhóm xã hội, cá nhân. Còn với ý nghĩa thực tiễn, chúng được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là được xác định trong quan hệ lịch sử cụ thể, gắn với thực tiễn. Theo đó, khách thể là phạm trù để chỉ những bộ phận của thế giới vật chất ở trong phạm vi hoạt động của chủ thể, và chủ thể là xã hội, những nhóm xã hội, cá nhân, ... nhận thức và hoạt động tác động vào khách thể. Trong Từ điển triết học, M.M. Rozentan quan niệm: “Chủ thể là con người hoạt động tích cực và nhận thức, có ý thức và ý chí; còn khách thể là cái mà hoạt động nhận thức và hoạt động khác của chủ thể hướng vào đó” [5]. Quan niệm này về chủ thể là chưa thỏa đáng vì xã hội, những nhóm xã hội, cá nhân,... - nói chung là con người - chỉ trở thành chủ thể khi gắn với hoạt động thực tiễn, nghĩa là nằm trong quan hệ với khách thể. Ngay cả mọi năng lực của chủ thể, kể cả năng lực tự ý thức, cũng do thực tiễn tạo ra. Trên cơ sở hoạt động thực tiễn, chủ thể hoạt động thực tiễn trở thành chủ thể nhận thức, khách thể của hoạt động thực tiễn trở thành khách thể của nhận thức. Cơ sở để giải quyết quan hệ giữa chủ thể và khách thể, như vậy không chỉ là việc giải quyết duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của triết học mà còn là nguyên lí thực tiễn. Các khái niệm chủ thể, chủ quan, khách thể, khách quan có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, 94 Biện chứng giữa chủ thể và khách thể trong giảng dạy Triết học nhưng không đồng nhất với nhau. Nhân tố chủ quan về thực chất, là những phẩm chất khoa học, lí luận, tư tưởng, chính trị, đạo đức, tâm lí, tổ chức của chủ thể được bộc lộ ra trong quá trình hoạt động tác động vào khách quan. Về mặt cơ cấu, nhân tố chủ quan bao gồm: tri thức, ý chí, tình cảm và năng lực tổ chức hành động của chủ thể, chúng chi phối và biểu hiện ra trong hoạt động của chủ thể. Nhân tố khách quan là các nhân tố không phụ thuộc vào ý thức của con người, bao gồm ba bộ phận chủ yếu là: điều kiện khách quan, quy luật khách quan và khả năng khách quan. Ý thức của con người là cái chủ quan khi so sánh với vật chất, với tồn tại xã hội, nhưng khi ý thức được xem như một thực tế xã hội cần được cải tạo bởi chủ thể nào thì nó trở thành cái khách quan so với chủ thể cải tạo nó. 2.2. Biện chứng giữa chủ thể và khách thể trong giảng dạy triết học Mục tiêu của giảng dạy triết học Mác – Lênin ở trường đại học, cao đẳng là trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng, hình thành, phát triển cho sinh viên các năng lực như: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, tự quản lí,.v.v.. Đây là nét đặc thù của giảng dạy triết học, vì trong giảng dạy triết học, các phẩm chất năng lực của người học không phải là kết quả trực tiếp của nội dung tri thức môn học – kiểu như năng lực tính toán là kết quả trực tiếp của việc học các nội dung tri thức toán, năng lực đọc - viết – nghe - nói là kết quả trực tiếp của việc học các nội dung tri thức văn học,... - mà được hình thành gián tiếp, thông qua trung gian là thế giới quan, phương pháp luận. Nói cách khác là trong giảng dạy triết học Mác - Lênin, người dạy phải dựa vào nội dung tri thức triết học mà hình thành cho học sinh thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng, và dựa vào cơ sở thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng đó mới hình thành, phát triển cho họ các năng lực. Theo đó, giảng dạy triết học Mác – Lênin theo hướng tiếp cận năng lực hiện nay đòi hỏi không chỉ dừng ở truyền thụ nội dung tri thức triết học mà phải rất chú trọng hình thành thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng. Để hình thành thế giới quan duy vật, cần phân tích mối quan hệ giữa ý thức và vật chất, ý thức xã hội và tồn tại xã hội, kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng,... gắn liền với biện chứng giữa chủ thể và khách thể, vì trong đời sống xã hội, mọi quan hệ đều vận động thông qua hoạt động có ý thức của con người, tức là thông qua con người với tư cách chủ thể. Để hình thành phương pháp luận biện chứng, cần phân tích biện chứng giữa chủ quan và khách quan gắn liền với biện chứng giữa chủ thể và khách thể vì dựa trên nguyên lí thực tiễn, biện chứng giữa chủ thể và khách thể thể hiện qua biện chứng giữa chủ quan và khách quan. Chính vì điều này mà các phạm trù chủ thể, chủ quan, khách thể, khách quan có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đến nỗi sẽ không thể định nghĩa được phạm trù này nếu không dựa vào phạm trù kia. Mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể phát sinh khi: bằng hoạt động thực tiễn, chủ thể nảy sinh nhu cầu nhận thức khách thể, biến một bộ phận của hiện thực khách quan thành khách thể và sử dụng các phương pháp, phương tiện tác động vào khách thể. Biện chứng giữa chủ thể và khách thể, như vậy là được thể hiện qua biện chứng giữa chủ quan và khách quan. Đó là việc khách quan hóa chủ thể (là sự chuyển hóa chủ thể từ lĩnh vực chủ quan sang lĩnh vực khách quan, là quá trình biến những hoạt động chủ quan thành hình thức đối tượng) và chủ quan hóa khách thể (là quá trình biến hiện thực khách quan thành những sự kiện của tri thức, “cải tạo lại” cái hiện thực khách quan “được di chuyển vào đầu óc con người” nhờ sự phản ánh của ý thức chủ thể, làm cho nó, về nội dung là khách quan, nhưng về hình thức là chủ quan - nói cách khác, là quá trình biến đổi khách thể, làm cho khách thể hiện ra như là khách quan trong hình ảnh chủ quan). Các phẩm chất năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, tự quản lí,.v.v.. đều là năng lực của một chủ thể nhất định, tức là thuộc phạm trù chủ quan, vì: “Phạm trù chủ quan dùng để chỉ tất cả những gì cấu thành phẩm chất và năng lực của một chủ thể nhất định, 95 Đào Đức Doãn phản ánh vai trò của chủ thể ấy đối với những hoàn cảnh hiện thực khách quan trong hoạt động nhận thức và cải tạo khách thể” [1]. Do đó, trong giảng dạy triết học, mục tiêu hình thành năng lực cho người học gắn liền với việc giải quyết vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan. Triết học Mác - Lênin khác về chất so với các triết học trước đó chính ở chỗ chủ trương gắn liền với thực tiễn, mà phương pháp chính là cầu nối. Nếu không có phương pháp phù hợp, nhận thức và hành động sẽ không đạt kết quả. Triết học nếu không giúp đưa ra phương pháp, sẽ chỉ dừng ở nhận thức, mà không cải tạo được thế giới, và do đó, sẽ chỉ là triết học thuần túy tư biện, hàn lâm, kinh viện. Các nhà lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đều rất chú trọng phương pháp. C.Mác từng khẳng định: các thời đại lịch sử loài người khác nhau không phải ở chỗ sản xuất ra cái gì, mà ở chỗ sản xuất bằng cách nào. Hồ Chí Minh từng dạy chúng ta phải chú ý học phép biện chứng. Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng lưu ý: học đại học là học phương pháp. Vậy nên, để giải quyết tốt vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan, người dạy triết học cần gắn nội dung tri thức triết học với các vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận, tức là rút ra bài học cho nhận thức và hành động của chủ thể trong thực tiễn. Mỗi nội dung tri thức triết học đều có thể cung cấp những ý nghĩa phương pháp luận khác nhau, rất sâu sắc và phong phú. Khi người dạy tổ chức, hướng dẫn cho người học rút ra ý nghĩa phương pháp luận từ những nội dung tri thức triết học, các nguyên lí triết học có tính phổ quát sẽ trở nên sinh động, cụ thể, và người học sẽ tiếp nhận triết học với tư cách chủ thể. Mọi năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp,.v.v.. sẽ được hình thành, phát triển khi với tư cách chủ thể, người học tự mình nhận thức đời sống thực tiễn bằng ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ những nội dung tri thức triết học. Các nguyên lí triết học là một bộ phận của lí luận chính trị nên trong giải quyết vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan, giảng dạy triết học phải hướng đến mục tiêu hình thành, phát triển năng lực con người với tư cách là chủ thể có ý thức, tích cực, sáng tạo đáp ứng yêu cầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách sâu sắc, toàn diện và triệt để nhất trong lịch sử nhân loại đòi hỏi con người phải khẳng định bản thân mình là chủ thể có ý thức, tích cực, sáng tạo. Đó cũng là quá trình biến đổi không ngừng của bản thân chủ thể, quá trình chủ thể nhận thức và vận dụng tự giác các quy luật khách quan, nắm vững, điều khiển được các mối quan hệ tác động qua lại rất phức tạp giữa các mặt trong đời sống xã hội, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, phát huy tiềm năng vốn có, khai thác tốt mọi yếu tố của chủ nghĩa xã hội, sao cho có thể triệt để tận dụng, khai thác và động viên mọi tiềm lực vật chất và tinh thần nhằm xây dựng thành công chế độ mới, nền kinh tế mới, văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng đòi hỏi Đảng phải phát huy cao độ vai trò nhân tố chủ quan, vai trò của chủ thể để tác động mạnh mẽ, có hiệu lực vào việc biến đổi khách thể. Quy luật khách quan tự nó không thể thực hiện được một cách nhanh chóng, nếu không sử dụng vai trò tích cực của nhân tố chủ quan mà Đảng, Nhà nước và nhân dân là chủ thể. Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan là quá trình phức tạp lâu dài và toàn diện trên tất cả các mặt. Đó là kết quả tổng hợp của những điều kiện khách quan chín muồi với những nỗ lực của hệ thống chính trị thể hiện ở sự hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân lao động cả nước. Về mặt nguyên tắc, phải chú ý đến sự vận dụng quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc tích cực hóa vai trò nhân tố chủ quan. Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi tiến trình kinh tế khách quan để xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đều đòi hỏi vai trò chủ quan tương ứng. Phát huy sự nỗ lực toàn diện của nhân tố chủ quan của hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước và các tổ chức quần chúng nhân dân) về tri thức, tình cảm, ý chí và năng lực thực hiện, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện, năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế, đảm bảo cho được tính định hướng xã hội chủ nghĩa, quan tâm đúng đắn các chính sách cho con người, nhằm chống mọi khuynh hướng lệch lạc, thoái hóa biến chất, tham ô, tham nhũng, hạn chế mặt trái của 96 Biện chứng giữa chủ thể và khách thể trong giảng dạy Triết học cơ chế thị trường, đủ sức miễn dịch với những tiêu cực khác trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa v.v... Đó là những vấn đề chủ yếu quyết định giải pháp của việc nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta. 3. Kết luận Biện chứng giữa chủ thể và khách thể có cơ sở từ việc giải quyết duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của triết học và nguyên lí thực tiễn, nên không phải là vấn đề triết học thuần túy có tính chất lí luận, mà chứa đầy tính thực tiễn. Nội dung của các phạm trù chủ thể, khách thể và mối quan hệ biện chứng giữa chúng luôn được xác định trong các mối quan hệ có tính lịch sử cụ thể của đời sống thực tiễn. Quan điểm gắn lí luận với thực tiễn trong giảng dạy triết học sẽ được thực hiện sinh động nhất khi các vấn đề khác nhau của triết học được giải quyết gắn liền với biện chứng giữa chủ thể và khách thể (từ giảng dạy về nội dung các nguyên lí triết học đến rút ra ý nghĩa phương pháp luận từ các nguyên lí đó), mà mục tiêu cuối cùng là phát huy vai trò nhân tố chủ quan. Hi vọng đề xuất này phần nào giúp giảng dạy triết học có thêm tác dụng thiết thực đối với đổi mới giáo dục hiện nay là góp phần tích cực vào việc hình thành, phát triển năng lực thế giới quan và phương pháp luận cho người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2014. Giáo trình triết học (Dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn không chuyên ngành Triết học). Nxb Đại học Sư phạm, tr.95-101. [2] Phan Thị Hồng Duyên, 2014. Nâng cao hiệu quả giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay. Tạp chí Giáo dục lí luận, Số 217, tr.71. [3] Nguyễn Quang Hồng, 2014. Vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp giảng dạy – giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo. Tạp chí Giáo dục lí luận, Số 218, tr.73. [4] Cung Thị Ngọc, 2014. Vai trò của phương pháp luận biện chứng duy vật trong nhận thức và hành động thực tiễn. Tạp chí Giáo dục lí luận, Số 222, tr.31. [5] Rodentan. M.M, 1986. Từ điển Triết học. Nxb Tiến bộ và NXB Sự thật dịch. NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, tr.92-94. [6] Rodentan. M.M., 1962. Nguyên lí lôgic biện chứng. Nxb Sự thật, Hà Nội. [7] Septulin. A.P., 1987. Phương pháp nhận thức biện chứng. Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin. [8] Nguyễn Anh Tuấn, 2012. Biện chứng cái chủ quan và cái khách quan trong tư tưởng của V.I. Lênin. Tạp chí Lý luận chính trị Số 10, tr 21-26. [9] Nguyễn Quang Trung, 2014. Vấn đề chính xác hóa khái niệm giảng dạy các môn lí luận chính trị. Tạp chí Giáo dục lí luận, Số 221, tr.65. ABSTRACT Dialectical matters between subject and object in Philosophy lectures From the dialectical analysis of the relationship between the subject and the object, which comes from solving the fundamental problems of philosophy and principles of practice in the light of dialectical materialism, this article proposes an initiative in teaching philosophy adopting the competency-based approach. That is to attach teaching philosophy principles to dialectical matters between the subject and the object – a popular topic of concern in most philosophy lectures in colleges and universities. Keywords: Subject, object, philosophy lectures. 97

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4051_dddoan_4501_2134601.pdf