Tài liệu Bi cảm (Aware) trong cố đô của Kawabata - Nguyễn Thị Thanh Nga: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0058
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 26-33
This paper is available online at
BI CẢM (AWARE) TRONG CỐ ĐÔ CỦA KAWABATA
Nguyễn Thị Thanh Nga
Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức
Tóm tắt. Kawabata là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại Nhật Bản. Lựa chọn, khai
thác chất liệu văn hóa cổ truyền của dân tộc chính là yếu tố tạo ra sức hấp dẫn cho các sáng
tác của nhà văn. Đặc biệt, aware – phạm trù quan trọng của mĩ học truyền thống Nhật Bản
đã được Kawabata kế thừa, phát huy đầy sáng tạo, trở thành một nội dung quan trọng trong
các tác phẩm của ông. Việc tìm hiểu aware trong tiểu thuyết Cố đô sẽ giúp chúng ta khám
phá những vẻ đẹp độc đáo Nhật qua ngòi bút hiện đại của nhà văn “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật
Bản”.
Từ khóa: Bi cảm (aware), Cố đô, Kawabata Yasunari.
1. Mở đầu
Kawabata là một hiện tượng của văn học Nhật Bản nói riêng và văn học thế giới nói chung.
Kể từ sau khi Kawabata nhận giải thưởng Nobel vă...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bi cảm (Aware) trong cố đô của Kawabata - Nguyễn Thị Thanh Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0058
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 26-33
This paper is available online at
BI CẢM (AWARE) TRONG CỐ ĐÔ CỦA KAWABATA
Nguyễn Thị Thanh Nga
Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức
Tóm tắt. Kawabata là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại Nhật Bản. Lựa chọn, khai
thác chất liệu văn hóa cổ truyền của dân tộc chính là yếu tố tạo ra sức hấp dẫn cho các sáng
tác của nhà văn. Đặc biệt, aware – phạm trù quan trọng của mĩ học truyền thống Nhật Bản
đã được Kawabata kế thừa, phát huy đầy sáng tạo, trở thành một nội dung quan trọng trong
các tác phẩm của ông. Việc tìm hiểu aware trong tiểu thuyết Cố đô sẽ giúp chúng ta khám
phá những vẻ đẹp độc đáo Nhật qua ngòi bút hiện đại của nhà văn “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật
Bản”.
Từ khóa: Bi cảm (aware), Cố đô, Kawabata Yasunari.
1. Mở đầu
Kawabata là một hiện tượng của văn học Nhật Bản nói riêng và văn học thế giới nói chung.
Kể từ sau khi Kawabata nhận giải thưởng Nobel văn học (1968) tên tuổi của ông đã vượt ra ngoài
Nhật Bản, dành được sự yêu mến, ngưỡng mộ của đông độc giả trên thế giới. Đã có rất nhiều bài
viết, các công trình nghiên cứu về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của ông được công bố.
Trong phạm vi vấn đề nghiên cứu của đề tài, chúng tôi quan tâm đến một số bài viết, công trình
trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề mĩ học truyền thống trong sáng tác của ông, đặc biệt là
vấn đề bi cảm (aware).
Ngoài những bài viết được dịch ở Việt Nam như Giới thiệu nhà văn đoạt giải Nobel văn
chương của Viện Hàn lâm Thụy Điển năm 1968 của TS Anders Osterling hay tùy bút Kawabata –
con mắt nhìn thấu cái đẹp do Thái Hà trích dịch đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài số 4 năm
1999; thì còn có khá nhiều bài viết, những công trình lớn nhỏ nghiên cứu về sáng tác của Kawabata
trên nhiều phương diện, cả nội dung lẫn nghệ thuật. Ngoài ra còn có không ít các công trình được
công bố trên các tạp chí chuyên ngành, các luận văn, luận án được bảo vệ thành công. Điều này
cho thấy sức ảnh hưởng của các tác phẩm Kawabata ngày càng sâu rộng đối với độc giả cả nước.
Trong đó, phải kể đến các bài viết, các công trình của những nhà nghiên cứu có tên tuổi như Nhật
Chiêu: Kawabata người cứu rỗi cái đẹp [3]; Thế giới Yasunari Kawabata (hay là cái đẹp: hình và
bóng) [4]; của Nguyễn Thị Mai Liên: Yasunari Kawabata – Người lữ khách muôn đời đi tìm cái
đẹp [8]. . . Đặc biệt, Đào Thị Thu Hằng với chuyên luận Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata
được đánh giá là công trình có bề dày nhất, tác giả thông qua việc khảo sát, phân tích một số tác
phẩm của Kawabata để khẳng định: “Trong tác phẩm của Kawabata có vẻ đẹp mang hình hài của
Ngày nhận bài: 1/1/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017
Liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Nga, e-mail: nguyenthithanhnga@hdu.edu.vn
26
Bi cảm (aware) trong Cố đô của Kawabata
cái đẹp thực sự, một vẻ đẹp quyến rũ bởi sự tao nhã, thanh cao, bởi nỗi buồn dịu dàng, sự cảm
thương trước sự vật. Đó là aware, một nguyên lí thẩm mĩ có quan hệ khá mật thiết với giáo lí nhà
Phật và trở nên đỉnh cao, thành quy định hàng đầu trước cái đẹp của thời Heian” [5;28].
Cũng khẳng định ảnh hưởng của văn học thời Heian trong sáng tác của Kawabata, giáo sư
Lưu Đức Trung trong cuốn Yasunari Kawabata cuộc đời và tác phẩm, thông qua việc khảo sát bộ
ba tiểu thuyết Cố đô, Xứ tuyết và Ngàn cánh hạc đã kết luận: cái chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn
êm dịu trong sáng tác của Kawabata được kế thừa từ trong dòng văn học “nữ tính” thời Heian.
Ngoài ra, gần đây nhất phải kể đến các bài viết của Ths Ngô Thị Lan Hương: Niềm bi cảm
aware trong số phận các nhân vật của tiểu thuyết Ngàn cánh hạc – Kawabata Yasunari [13]; luận
văn của Phạm Thảo Hương Ly: Bi cảm (aware) trong tiểu thuyết Yasunari Kawabata [9]. . . là
những công trình có đề cập trực tiếp đến vấn đề bi cảm trong tiểu thuyết Kawabata.
Tóm lại, qua các bài viết, các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đề
cập đến vấn đề bi cảm trong tiểu thuyết Kawabata ở những mức độ khác nhau. Đó là những nhận
định có tính chất định hướng, gợi mở rất đáng quý cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài
này. Tuy nhiên để tương xứng với tầm vóc cũng như nhu cầu nghiên cứu tham khảo thì vẫn cần
nhiều hơn nữa những khám phá tìm tòi để có được những công trình chuyên biệt, khảo sát một
cách có hệ thống sâu sắc toàn diện về Bi cảm nói riêng và mĩ học truyền thống trong sáng tác của
Kawabata.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm aware
Đây có thể nói là khái niệm được cắt nghĩa một cách phức tạp nhất bao hàm nhiều sự đối
nghịch, mâu thuẫn, tạo ra nhiều tranh biện trong giới học thuật Nhật Bản và thế giới. Vì vậy, trong
khuôn khổ bài viết chúng tôi lựa chọn sử dụng cách diễn giải của tác giả Nhật Chiêu trong Văn
học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1968 như sau: “Trong thời Heian, chữ aware được dùng để gợi tả
vẻ đẹp tao nhã, nỗi buồn dịu dàng pha lẫn cảm thức vô thường của Phật giáo”. . . “Khi cần diễn tả
đầy đủ hơn aware sẽ thành mono aware. “Mono” (vật) có nghĩa là “sự vật” và “no” là “của”. Vậy
cụm từ ấy có thể dịch sát là “nỗi buồn của sự vật”. . . Tóm lại, aware là một niềm bi cảm trước mọi
vẻ đẹp não lòng của thiên nhiên và nhân thế” [2;116].
Kawabata là một trong những ngôi sao sáng nhất của nền văn học hiện đại Nhật Bản, chịu
ảnh hưởng bởi dòng văn học nữ lưu thời Heian, thời của cái đẹp, ông từng khẳng định “Nó đã
là một nguồn suối sâu rộng nuôi dưỡng cảm hứng cho thi ca, mĩ thuật, mĩ nghệ và cho cả nghệ
thuật vườn cảnh nữa”. Kawabata đã tái hiện trong tác phẩm của mình niềm bi cảm aware một cách
đầy sáng tạo: sự rung động, thương cảm, xót xa, niềm tiếc nuối trước cái đẹp mong manh của con
người và vạn vật.
2.2. Aware trong tiểu thuyết Cố đô
Kyoto – là cố đô của nước Nhật, nơi hội tụ của vẻ đẹp văn hóa truyền thống. Không chỉ
là thành phố của những danh lam thắng cảnh, của lễ hội, chùa chiền mà Kyoto còn là thành phố
của những bộ áo kimono truyền thống tuyệt đẹp. Thiên nhiên và con người nơi đây chính là nguồn
cảm hứng bất tận cho Kawabata viết nên tác phẩm Cố đô năm 1961 – 1962. Có thể nói, khai thác
chất liệu văn hóa cổ truyền chính là yếu tố làm nên sức hấp dẫn mãnh liệt cho các sáng tác của
Kawabata, đặc biệt trong Cố đô cảm thức aware – một trong những phạm trù quan trọng của mĩ
học truyền thống, trở thành yếu tố cốt lõi tạo nên tính chất trữ tình của truyện, in đậm trong nghệ
27
Nguyễn Thị Thanh Nga
thuật tự sự phi cốt truyện và giọng điệu kể chuyện trầm buồn, sâu lắng.
2.2.1. Niềm bi cảm thể hiện trong nghệ thuật tự sự phi cốt truyện
Cốt truyện là hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyện. Bất cứ truyện lớn nhỏ, cốt truyện
nói chung bao gồm các thành phần chính: thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. . . Cốt truyện thực
chất là cái lõi diễn biến của truyện từ lúc xảy ra cho đến kết thúc [12; 303]
Cấu trúc cốt truyện phụ thuộc vào quan hệ thẩm mĩ của tác giả đối với hiện thực, không
phải tác phẩm nào cốt truyện nhất thiết cũng phải đầy đủ các thành phần theo quan niệm truyền
thống. Cố đô của Kawaba có thể coi là một tiểu thuyết điển hình cho kiểu tự sự phi cốt truyện trong
sáng tác của Kawabata. Cốt truyện đơn giản, nếu tóm tắt chỉ cần vài trang sách là đủ.
Có thể nói sự kiện, biến cố là chất liệu chính để tổ chức cốt truyện nhưng những câu chuyện
trong sáng tác của Kawabata lại ít biến cố, sự kiện, không có những tình tiết éo le, li kì. Đặc biệt
là, ông không quan tâm đến hành động bề ngoài của nhân vật mà chú trọng đến chiều sâu tâm hồn
và những cảm xúc rất đỗi con người của các nhân vật. Cố đô là câu chuyện về số phận của hai chị
em Chieko và Naeko. Họ là một cặp song sinh, Chieko bị cha mẹ bỏ rơi, cô được ông bà Takichiro,
một thương gia giàu có nuôi nấng dạy dỗ. Còn Naeko sống cùng cha mẹ nhưng cũng sớm trở thành
đứa trẻ mồ côi. Naeko làm thợ mài gỗ cho một xí nghiệp ở vùng rừng núi, cuộc sống khác biệt với
Chieko. Họ thỉnh thoảng gặp nhau, và được sống bên nhau trong tình huyết thống, nhưng những
khác biệt trong cuộc sống của hai chị em, họ đành chia tay nhau trong một sáng tinh mơ tuyết đang
tan dần, lúc mọi người ở thành phố Kyoto đang chìm trong giấc ngủ. Có thể nói, Cố đô chính là
nơi gặp gỡ của hai chị em Chieko và Naeko sau nhiều năm lưu lạc.
Cốt truyện đơn giản và kết thúc của câu chuyện lại mơ hồ, không rõ ràng, kết mà không
phải kết, kết mà chưa hết truyện. Vì vậy, Cố đô đọng lại trong lòng người đọc một ấn tượng buồn,
cô tịch và nuối tiếc. Tác phẩm kết thúc nhưng mỗi chúng ta vẫn không thôi suy ngẫm về cuộc đời,
thân phận của hai cô gái song sinh. Những câu hỏi luôn ám ảnh, day dứt không chỉ với các nhân vật
trong tác phẩm mà còn với các thế hệ bạn đọc: “Naeko có đồng ý lời cầu hôn của Hedeo, Chieko
có chấp nhận lấy anh chàng Riuxuke để vực dậy hãng buôn của gia đình? Sau buổi chia tay đầy
lưu luyến liệu hai chị em Chieko và Naeko có còn gặp lại nhau?...”.
Có thế thấy, sức hấp dẫn trong sáng tác của Kawabata không chỉ ở tình tiết đơn giản cùng
với kết thúc mơ hồ, mà còn ở những tình huống làm nảy nở và thúc đẩy sự phát triển các sự kiện
nội tâm nhân vật. Đây chính là chất aware, luôn tồn tại trên đầu ngòi bút của Kawabata, đã làm
nên chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu về thế giới con người với số phận riêng đầy ám ảnh.
Trong tác phẩm của Kawabata, vai trò mờ nhạt của cốt truyện chính là điều kiện phát triển
sự kiện nội tâm của nhân vật. Con người với diễn biến tâm trạng, trạng thái cảm xúc chân thực,
gần gũi là nội dung chủ đạo mà nhà văn muốn hướng tới. Do vậy, trong Cố đô nhà văn đặc biệt
chú trọng vào vai trò của tình huống truyện. Tuy nhiên, ở tác phẩm này, tình huống truyện không
nhằm thúc đẩy, phát triển hành động của nhân vật mà chỉ dừng lại ở vai trò lí giải, phân tích những
diễn biến tâm lí trạng thái của nhân vật, khơi gợi mạch nguồn tự sự, để tâm trạng, xúc cảm của
nhân vật được bộc lộ, phơi bày. Sự gặp gỡ và chia li của hai chị em Chieko và Naeko chính là tình
huống đóng vai trò khơi mở tâm lí, đây cũng là yếu tố tạo nên tính chất trữ tình cho các tác phẩm
Kawabata.
Cuộc gặp gỡ đầy xúc động của hai chị em sinh đôi Chieko và Naeko diễn ra vào đúng đêm
lễ hội Ghion. Chieko tình cờ gặp một cô gái tên Naeko giống mình y hệt. Họ là chị em sinh đôi và
Chieko chính là đứa con bị bỏ rơi theo phong tục. “Chieko có cảm giác trái tim mình như bị bóp
nghẹt. . . Trán Chieko toát mồ hôi lạnh. Cả tiếng ồn ào đám đông đầy chật Đại lộ thứ tư, cả những
28
Bi cảm (aware) trong Cố đô của Kawabata
tiếng nhạc ngày hội như đã lùi xa đâu đó. Mắt tối sầm, dường như chỉ chút nữa là nàng ngất. . .
Những giọt nước mắt của cô gái này là nước mắt vui sướng. Khi nó khô rồi khuôn mặt cô sáng lên
niềm hạnh phúc”[11;653]. Từ sau buổi gặp gỡ đó hai chị em thỉnh thoảng gặp nhau, Chieko mời
Naeko về thăm nhà mình. Được sự đồng tình của ông bà Takichiro, Chieko ngỏ ý muốn đón Naeko
về chung sống với gia đình mình nhưng Naeko từ chối. Nàng chỉ đến nhà Chieko để ngủ lại với chị
một đêm. Đó là một đêm đông lạnh giá, hai chị em được sống bên nhau trong tình huyết thống.
Nhưng sau đó, Naeko cảm thấy mình không thể sống cùng chị trong căn nhà giàu sang đó được,
nàng đành tạm biệt Chieko để trở lại miền rừng núi nơi mình đang sống. Ngay sáng sớm hôm sau,
khi trời còn tinh mơ và cố đô vẫn im lìm trong giấc ngủ, Naeko từ biệt Chieko.
Tác phẩm kết thúc bằng một cảnh tượng chia li: Chieko đứng bên cổng nhà mình, bùi ngùi
nhìn theo bóng người chị em sinh đôi đang xa dần, “Níu lấy cửa hàng rào, Chieko cứ mãi trông
theo dáng hình cô gái đang xa dần. Naeko không ngoảnh lại. Những bông tuyết rơi xuống tóc
Chieko tức khắc tan ra. Thành phố vẫn còn ngủ” [11; 737]. Những câu kết của Cố đô vang lên
như tiếng chuông cầu nguyện trong lễ Ghion cho lần gặp gỡ cuối cùng này của Chieko và Naeko.
Dường như cuộc đoàn tụ của hai chị em Chieko và Naeko cũng mong manh như những bông tuyết
đầu mùa, rồi sẽ mau chóng tan đi vì những hủ tục vẫn còn tồn tại, vì hoàn cảnh sống của hai người
quá khác xa nhau, và vì những suy ngẫm không thôi ám ảnh, day dứt trong lòng mỗi người.
Có thể nói, nội dung tự sự trong Cố đô cũng giống hầu hết các sáng tác của Kawabata, điều
nhà văn chú trọng không phải là tình tiết, biến cố của sự kiện mà quan trọng là diễn biến tâm trạng,
là trạng thái cảm xúc của nhân vật. Kawabata đã hướng ngòi bút để khám thế giới tâm trạng của
con người: các nhân vật trong tác phẩm Kawabata luôn chìm đắm trong nỗi buồn man mác khi suy
tư, chiêm nghiệm về lẽ sống, tình yêu và hạnh phúc, hay một nỗi nhớ khôn nguôi về những vẻ đẹp
đã chìm sâu vào dĩ vãng.
2.2.2. Niềm bi cảm thể hiện trong giọng điệu kể chuyện trầm buồn, sâu lắng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của
nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ,
sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. . . Giọng
điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có tác dụng rất
lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. . . Giọng điệu
là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. . . Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường đa
dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu” [6;134].
Có thể nhận thấy trong phần lớn các sáng tác của Kawabata đều được kể theo ngôi thứ ba.
Người trần thuật không tham gia trực tiếp vào câu chuyện nhưng thường len lỏi vào những ngõ
ngách tâm hồn của nhân vật để kể chuyện từ điểm nhìn của nhân vật như một người trong cuộc.
Đặc biệt khi miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, điểm nhìn trần thuật luôn được tác giả trao cho
nhân vật, người kể chuyện và nhân vật trong các tác phẩm của nhà văn dường như hòa nhập làm
một. Vì thế, giọng người trần thuật thường hòa vào giọng nhân vật đến nỗi thật khó chia tách, phân
biệt.
Theo, Đào Thị Thu Hằng trong chuyên luận Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata, tác
phẩm của Kawabata “có ba giọng điệu chính: giọng hoài nghi do dự, giọng trầm tư triết lí và giọng
tiếc nuối hoài niệm, trong đó giọng hoài nghi do dự có thể coi là giọng chủ đạo” [7;101].
Nếu chất giọng hoài nghi hình thành từ những băn khoăn day dứt, những điều không thể lí
giải nổi trong lòng nhân vật “là giao điểm tâm hồn của hầu hết các nhân vật chính trong tiểu thuyết
Kawabata”; chất giọng trầm tư triết lí vang lên mỗi khi nhân vật đắm chìm trong suy tư, chiêm
29
Nguyễn Thị Thanh Nga
nghiệm về cuộc đời, tình yêu, lẽ sống và đúc kết những trải nghiệm chua chát, thất bại, những mất
mát, những gì không hoàn thiện, hoàn mĩ trong chính cuộc đời mình; thì chất giọng tiếc nuối hoài
niệm lại gắn liền với cảm giác về một sự phí hoài khi thường xuất hiện những lúc nhân vật nhớ về
quá khứ.
Cố đô mặc dù là tác phẩm mang đậm màu sắc phong tục, bởi các lễ hội, những nghề thủ
công truyền thống. . . được tái hiện với số lượng dày đặc trong tác phẩm. Nhưng, tác phẩm vẫn
được xem là một tiểu thuyết tâm lí bởi giọng kể ăn sâu vào tâm hồn nhân vật, ngòi bút nhà văn khi
miêu tả đều khơi gợi đến phần cảm, phần nghĩ của nhân vật, nhân vật bộc lộ nội tâm qua cách nhà
văn nhập vào nhân vật để nói hộ những diễn biến tâm lí. Bằng cách này, tác giả đã tạo ra được một
liên hệ tự nhiên gần gũi, tạo sự đồng cảm chia sẻ sâu sắc với độc giả.
Giọng điệu bao trùm chủ đạo trong Cố đô là giọng điệu say sưa tự hào khi tác giả nói về
thành cổ Kyoto và kể về các lễ hội truyền thống, đây cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo
của nhà văn: “Kyoto là thành phố lớn với những cây cối đẹp đến sững sờ. Không sao tả được cái
tuyệt mĩ nơi khu vườn bao quanh biệt thự hoàng gia cạnh chùa Xingakuin, cánh rừng thông bên
hoàng cung, bao nhiêu vạt vườn mênh mang của những ngôi chùa cổ, chính chúng là điều trước
nhất đập vào mắt du khách” [11;612]. Tuy nhiên, đời sống nội tâm nhân vật vẫn luôn là vấn đề
chủ đạo trong các sáng tác của Kawabata. Do đó, để thể hiện được nội tâm bên trong nhân vật nhà
văn không đơn thuần kể lại bước chuyển đổi tâm lí mà ông miêu tả kĩ càng những biến đổi tinh vi
trong tâm hồn nhân vật. Vì thế, dù say sưa tự hào về một thành cổ Kyoto nhưng chúng ta vẫn thấy
sự hiển hiện của giọng điệu hoài nghi khi tầm nhìn của người kể chuyện hướng vào nhân vật chính
Chieko.
Khi cha mẹ lần đầu tiên thú nhận với Chieko rằng nàng không phải là con đẻ, “lúc ấy cô
chưa nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc và thậm chí còn nghĩ có lẽ cha mẹ nói vậy bởi
nàng cư xử tồi. Lời thú nhận của cha mẹ khiến Chieko bị đột ngột, song không thể nói là nàng
buồn gì lắm. Cả khi đã lớn nàng cũng không lấy gì làm quá đau khổ” [11;611]. Nhưng trong lòng
Chieko có rất nhiều mối băn khoăn hoài nghi luôn bám riết, ám ảnh nàng. Nàng không hoài nghi
băn khoăn về thái độ, tình cảm mà ông bà Takichiro đã dành cho mình, mà luôn băn khoăn về
những người đã sinh ra nàng. “... Nhưng nếu nàng không phải con ông Takichiro và bà Shige thì
có nghĩa là cha mẹ đẻ của nàng hiện đang sống ở đâu đây; không khéo nàng còn có anh chị em. . .
Chắc gì ta gặp được họ - Chieko suy tư – và chắc là họ long đong vất vả chứ đâu được như ta”.
“Người ta đã vứt bỏ hay đánh cắp nàng – đằng nào cũng vậy cả thôi, cả bà Shige và ông Takichiro
đều không biết nơi nàng sinh. Có lẽ cả cha mẹ đẻ nàng họ cũng không biết” [11;611].
Có thể nói, người kể chuyện như nhập vai và đang nói bằng tiếng lòng của nhân vật, luôn
theo sát và thâm nhập vào ý nghĩ nhân vật, khiến lời kể như vọng ra từ chính sự hoài nghi mà nhân
vật đang phải chịu đựng... Chieko nghi ngờ về sự còn mất, điều kiện sống và thái độ của cha mẹ
đẻ. Điều đó càng cho thấy cá tính nàng là luôn lo nghĩ cho người khác. Theo phong tục Nhật Bản,
nếu nhà có trẻ em sinh đôi, để tránh được những điều rủi ro có thể xảy ra thì phải giấu kín và chỉ
được nuôi một trong hai đứa. Như vậy Chiko có thể là đứa trẻ bị bỏ rơi, nhưng đó cũng chỉ là giả
thiết, biết đâu cha mẹ nuôi đã đánh cắp nàng từ cha mẹ đẻ? Vì thế không ít lần nàng cố để căn vặn
bà Xighe: “Mẹ à, người ta không vứt bỏ con thật chứ”; “Mẹ nói thật với con đi, con là đứa trẻ bị
bỏ rơi phải không hở mẹ”; “mẹ ơi, mẹ nói đi mẹ đánh cắp con ở đâu”. . . Sự hoài nghi trong tâm
hồn nàng ám ảnh cả sang người kể chuyện và thật khó phân biệt đó là chất giọng do thấu hiểu đời
sống tâm tư của nhân vật hay chính là những dòng tâm tư đang day dứt Chieko.
Khi biết mình là con nuôi, cảm xúc hoài nghi băn khoăn không chỉ là cảm xúc riêng của
Chieko mà nó còn lan sang những người xung quanh nàng. Chieko tâm sự với Xinichi – người bạn
thuở nhỏ của nàng, về thân phận của mình với mong muốn tìm sự cảm thông chia sẻ. Nhưng sự
30
Bi cảm (aware) trong Cố đô của Kawabata
nhạy cảm của một chàng trai vốn có tình cảm với Chieko lại khiến Xinichi đặt ngay câu hỏi về
sự thật mà Chieko vừa nói với anh. Liệu đó có phải là sự thật hay chỉ là cái cớ mà Chieko nói ra
để khước từ tình cảm của chàng? Đối với Xinichi mối hoài nghi không nằm ở vấn đề chủ yếu mà
Chieko đề cập mà lại là tình cảm của chính chàng dành cho Chieko. “Xinichi sửng sốt đến nỗi
thoạt tiên nghĩ, có lẽ chữ “con bỏ rơi” Chieko dùng không phải theo nghĩa đen, mà chẳng qua nàng
định gắng lí giải tâm trạng mình thôi. . . Xinichi không sao tin được rằng, người ta đã lén vứt bỏ
hay thậm chí còn đánh cắp Chieko. . . Phải chăng nàng quyết định nói cho anh biết về thân phận
mình đơn thuần vì lòng hàm ơn? Lẽ ấy Xinichi nghi ngờ lắm. . . ” [11;594].
Còn Naeko thì băn khoăn, hoài nghi trước tình cảm của Hideo. Liệu Hideo cầu hôn nàng là
vì nàng hay là vì tình cảm dành cho Chieko? Có phải sự giống nhau của hai chị em đã khiến Hideo
dùng biện pháp thay thế vì đối với anh ta, Chieko là một hình mẫu không thể với tới. “Hideo muốn
cưới em bởi vì thấy chị trong em, hình bóng chị ở trong em! Em biết lắm. Chieko im lặng bước bên
cạnh, không biết phải trả lời sao”, “Đã đành hình bóng không có hình thù, nhưng có thể được lưu
giấu trong trái tim người đàn ông, trong tâm hồn anh ta và ai biết được còn ở những đâu” [11;782].
Có thể nói, Kawabata đã lựa chọn chất giọng hoài nghi là chất giọng chủ đạo trong câu
chuyện về cuộc đời thân phận Chieko. Người kể chuyện luôn theo sát nhân vật, thâm nhập vào suy
nghĩ, tâm tư của nhân vật, để thấu hiểu và thể hiện nội tâm bên trong một cách chân thực. Do đó,
“sức hấp dẫn của giọng điệu người kể chuyện trong tác phẩm này chính là do khả năng nhập sâu
vào thế giới tâm hồn của nhân vật để tái hiện những tiếng nói khác nhau trong quá trình trần thuật”
[7;112].
2.2.3. Niềm bi cảm trong thời gian hồi cố
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của
con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc
đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Trong thế giới nghệ thuật, thời
gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống
trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả” [6;323].
Như vậy thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ bằng các phương tiện
nghệ thuật, do đó mang đậm dấu ấn chủ quan của tác giả, thể hiện quan niệm của người nghệ sĩ về
cuộc đời và con người. “Khác với khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật
có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng
thời gian dài trong chốc lát, có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được
đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý
thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác. . . tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm”
[6;322].
Điều này khá dễ dàng nhận thấy trong Cố đô. Vận động thời gian trong tác phẩm không
tuân thủ trật tự tuyến tính mà có xu hướng quy hồi quá khứ. Câu chuyện trong Cố đô là câu chuyện
của quá khứ, của truyền thống, và con người luôn ở tâm thế của người muốn níu giữ trong cuộc
hành hương đi tìm cái đẹp truyền thống. Do đó, thời gian hồi cố là phương thức chủ đạo có vai trò
vô cùng to lớn trong tác phẩm. Thời gian hiện tại chậm chạp, thậm chí ngưng đọng do ít sự kiện,
ít biến cố, ngược lại thời gian quá khứ lại cuồn cuộn trào tuôn theo từng dòng hồi kí của nhân vật.
Thời gian hiện tại là khoảnh khắc Chieko nhìn ngắm say mê thiên nhiên và tham gia các lễ hội,
cũng là lúc nhân vật quay nhìn quá khứ: “Chieko nhớ đến Nara”; “đắm trong hồi ức, nàng bước
dọc lối mòn, dẫn đến chùa Nonomiya. Vào cái thời chưa xa xôi lắm người ta còn viết về lối mòn
này như là “bước vào bóng chở che của rừng trúc”. Giờ thì cả dấu vết khu rừng cũng chẳng còn”
[11;602].
31
Nguyễn Thị Thanh Nga
Trong tác phẩm, độc giả còn dễ dàng nhận thấy, quá khứ hiện ra sinh động trong hiện tại
dưới hình thức các lễ hội: “Ở Kyoto là nơi có bao nhiêu chùa cổ Phật giáo và Thần đạo như vậy,
hầu như không ngày nào là không có hội chùa lớn nhỏ. Cứ trông lịch tháng năm là đủ thấy - chả
có ngày nào không khỏi ngày lễ” [11;631]. Câu chuyện về lễ hội hoa anh đào mùa xuân được
Kawabata kể một cách say sưa. Thói quen ngắm hoa anh đào ở các ngôi chùa cổ của người Nhật
chính là nét đẹp văn hóa truyền thống: “Cố đô có nhiều loài hoa, duy chỉ có hoa anh đào đủ thủ
thỉ cùng ta đấy mới đích xuân sang” [11;584]. Điều này cho thấy, nỗi nhớ về quá khứ, những kí ức
tươi đẹp vẫn luôn nhắc nhớ và ám ảnh không thôi đối với tâm hồn mỗi người Nhật, nó như một lời
nhắc nhở người Nhật hãy luôn gìn giữ và trân trọng những gì đã là hồn cốt của dân tộc.
Quá khứ trở thành yếu tố cực kì quan trọng trong tác phẩm của Kawabata. Ám ảnh về
những gì đẫ qua, tác phẩm của ông thường xuất hiện quá khứ ngay trong hiện tại [7;196]. Trong
Cố đô, dường như các nhân vật luôn có xu hướng sống với quá khứ, hiện tại chỉ là duyên cớ để
gọi về những gì đã qua. Không phải ngẫu nhiên, Kawabata kể một cách tỉ mỉ về sự kì công của
ông Takichiro để lưu giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc trên họa tiết Kimono. . . hay là
câu chuyện “Suốt tháng trong khi diễn ra hội lễ, một mối ưu tư mơ hồ không rời Chieko”. . . “Một
trong các vật chứng còn sót lại đến ngày nay của “công cuộc khai hóa” thời Maydgi là đường xe
điện chạy tuyến Kitano. Vậy mà cuối cùng người ta đã quyết định bóc đi đường xe điện cổ nhất
nước Nhật này. Kinh đô ngàn năm quá đỗi nhanh chóng hấp thụ chút gì đấy của phương Tây. Bản
tính dân Kyoto có nét đặc biệt ấy. . . người dân Kyoto thấy lòng đầy tiếc nuối, thế rồi, âu cũng là
một cách để đánh dấu sự chia tay. . . ” [11;667].
Có thể nói, Cố đô đã trở thành biểu tượng cho kí ức dân tộc, cho những giá trị của quá khứ,
có ý nghĩa nhắc nhở mỗi người phải luôn hướng về, gìn giữ và trân trọng. Thời gian hồi cố trở
thành phương tiện đắc lực cho việc thể hiện nỗi nhớ của con người về quá khứ, về những giá trị
truyền thống tốt đẹp ấy của dân tộc.
3. Kết luận
Qua tìm hiểu bi cảm (aware) trong Cố đô có thể khẳng định, yếu tố làm nên sức hấp dẫn
trong tác phẩm của Kawabata không phải ở cốt truyện li kì, những xung đột, tình tiết gay cấn mà ở
những câu chuyện đơn giản với kết thúc mơ hồ nhưng đầy day dứt, ám ảnh người đọc. Cố đô nhẹ
nhàng giống như một bài thơ trữ tình chất chứa cảm xúc cùng những suy tư, trăn trở của nhà văn về
số phận của cái đẹp truyền thống trước những biến động đương thời. Âm hưởng u buồn cùng nỗi
nhớ khôn nguôi về quá khứ, chính là cảm thức aware, là một trong những phương diện nội dung
quan trọng trong sáng tác của Kawabata.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lại Nguyên Ân, 1999. 150 thuật ngữ văn học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] Nhật Chiêu, 1997. Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến năm 1968. Khoa Ngữ văn và Báo chí,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tp Hồ Chí Minh.
[3] Nhật Chiêu, 1991. Kawabata người cứu rỗi cái đẹp. Tạp chí Văn học, số 16.
[4] Nhật Chiêu, 2000. Thế giới Yasunari Kawabata (hay là cái đẹp: hình và bóng). Tạp chí Văn
học, số 3.
[5] Hà Minh Đức chủ biên, 1997. Lí luận văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[6] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, 1992. Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
32
Bi cảm (aware) trong Cố đô của Kawabata
[7] Đào Thị Thu Hằng, 2007. Văn hóa Nhật Bản và Yasunary Kawabata. Nxb Giáo dục, TP Hồ
Chí Minh.
[8] Nguyễn Thị Mai Liên, 2005. Yasunari Kawabata – Người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp.
Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11, tr.74-86.
[9] Phạm Thảo Hương Ly, 2011 Bi cảm (aware) trong tiểu thuyết Yasunari Kawabata. Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
[10] Yasunary Kawabata, 1998. Cuộc đời và tác phẩm. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[11] Yasunary Kawabata, 2005. Tuyển tập tác phẩm. Nxb Lao động Trung tâm văn hóa ngôn ngữ
Đông Tây, Hà Nội.
[12] Nhiều tác giả, 2006. Lí luận văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[13] Nhiều tác giả, 2009. Kỉ yếu hội thảo Kawabata Yasunari trong nhà trường. Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
ABSTRACT
Aware in The Old Capital by Kawabata
Nguyen Thi Thanh Nga
Faculty of Social Sciences, Hong Duc University
Kawabata has known as a typical writer of modern Japanese literature. Choosing and
exploiting the traditional cultural materials of the nation is the factor that creates attraction for
writings. Specially, "aware" - the essential category of traditional Japanese aesthetics - that was
inherited and fostered creatively and became a vital part of his works. The understanding of aware
in The Old Capital helps readers to discover the unique beauty of Japan through the modern style
of the writer "who was born of Japanese beauty".
Keywords: Aware, The Old Capital, Kawabata Yasunari.
33
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4863_nttnga_227_2127464.pdf