Bị bắt nạt trực tuyến và các yếu tố liên quan ở học sinh trường Trung học Phổ thông Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2017

Tài liệu Bị bắt nạt trực tuyến và các yếu tố liên quan ở học sinh trường Trung học Phổ thông Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 62 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản BỊ BẮT NẠT TRỰC TUYẾN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN NĂM 2017 Nguyễn Thanh Thoảng*, Mai Thị Thanh Thúy* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bài viết đề cập đến bị bắt nạt trực tuyến và các yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2017. Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp những con số cụ thể về tình trạng bắt nạt trực tuyến cho nhà trường, gia đình, cũng như địa phương. Từ đó đưa ra các giải pháp ngăn chặn kịp thời và hiệu quả. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn trên đối tượng gồm 327 học sinh trường THPT Đức Huệ của 3 khối 10,11,12 ( gồm 204 học sinh nữ, 123 học sinh nam). Kết quả: Số học sinh bị bắt nạt trực tuyến là 133 học sinh (chiếm 40,7%), trong đó thỉnh thoảng bị bắt nạt bởi ít nhất 1 hành vi là 34,9...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bị bắt nạt trực tuyến và các yếu tố liên quan ở học sinh trường Trung học Phổ thông Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 62 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản BỊ BẮT NẠT TRỰC TUYẾN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN NĂM 2017 Nguyễn Thanh Thoảng*, Mai Thị Thanh Thúy* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bài viết đề cập đến bị bắt nạt trực tuyến và các yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Đức Huệ, tỉnh Long An năm 2017. Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp những con số cụ thể về tình trạng bắt nạt trực tuyến cho nhà trường, gia đình, cũng như địa phương. Từ đó đưa ra các giải pháp ngăn chặn kịp thời và hiệu quả. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn trên đối tượng gồm 327 học sinh trường THPT Đức Huệ của 3 khối 10,11,12 ( gồm 204 học sinh nữ, 123 học sinh nam). Kết quả: Số học sinh bị bắt nạt trực tuyến là 133 học sinh (chiếm 40,7%), trong đó thỉnh thoảng bị bắt nạt bởi ít nhất 1 hành vi là 34,9%, thường xuyên bị bắt nạt bởi ít nhất 1 hành vi là 5,8% và có 57,1 % học sinh bị bắt nạt trực tuyến có ảnh hưởng đến tâm lý. Hầu hết học sinh cho rằng những người có hành vi bắt nạt trực tuyến mình là những người lạ (chiếm 42,9%). Kết luận: Có 40,7% học sinh bị bắt nạt trực tuyến trên tổng số học sinh tham gia nghiên cứu. Trong đó tỷ lệ đoán thủ phạm gây ra là người lạ chiếm tỷ lệ cao nhất. Hậu quả từ bắt nạt trực tuyến rất nhiều, nhưng trong nghiên cứu này ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân được tìm thấy có ý nghĩa thống kê. Đặc biệt những học sinh thường xuyên bị người thân trong gia đình la mắng đánh đập sẽ bị bắt nạt trực tuyến nhiều hơn các nhóm học sinh còn lại. Từ khóa: bắt nạt trực tuyến, bắt nạt online, bắt nạt trường học. ABSTRACT CYBERBULLYING AND RELATED FACTORS IN STUDENTS OF DUC HUE SECONDARY SCHOOL, LONG AN PROVINCE 2017 Nguyen Thanh Thoang, Mai Thi Thanh Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 62 - 67 Background: This article mentions with online bullying and related factors of students in Duc Hue high school, Long An province in 2017. Objective: The study was conducted to provide specific numbers of bullying online for schools, families, and local residents. From that point forward the timely and effective solution. Participants:Cross-sectional descriptive study used a self-administered questionaire in 327 students of Duc Hue High School in 3 classes 10,11,12 (including 204 girls and 123 boys). Research methodology: Cross-sectional descriptive research. Result: The number of students bullied online was 133 students (40.7%), which was occasionally * Khoa YTCC, ĐH Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS.Nguyễn Thanh Thoảng ĐT: 01677757738 Email: thanhthoangyds0205@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 63 bullied by at least one behavior was 34.9%, often bullied by at least one behavior was 5.8% and 57.1% of students were subjected to online bullying psychologically. Most of the students thought that people with bullying online were strangers (42.9%). Conclusion: 40.7% of students were bullied online by the total number of students enrolled in the study. In this case, the ratio of the suspects to the strikers is the highest. Consequences from online bullying are numerous, but in this study the psychological effects of the victim were found to be statistically significant. In particular, students who are frequently beaten by their family members will be bullied more online than the rest of the group. Keywords: cyberbullying, bullying online, bullying school. MỞ ĐẦU Công nghệ trực tuyến đã mở rộng theo cấp số nhân trên toàn cầu thay đổi cách mọi người liên lạc với nhau, tìm thông tin mới và sử dụng nó như một hình thức giải trí(1). Các nghiên cứu quan trọng đã chỉ ra rằng việc giới thiệu các phương tiện truyền thông điện tử vào lớp học có những tác động tích cực đối với việc học của tất cả các đối tượng(4). Mặc dù có nhiều lợi ích khi việc truy cập được cung cấp bởi trang web thế giới thông qua việc sử dụng máy tính và điện thoại di động nhưng nó cũng làm cho mọi người bị xâm nhập điện tử(6). Xâm nhập điện tử hay bắt nạt trực tuyến, bắt nạt qua mạng là hình thức bắt nạt xảy ra qua e- mail, phòng chat, trang web, tin nhắn văn bản, video, hình ảnh được đăng trên các trang web hoặc được gửi qua điện thoại di động(2). Tại Hoa Kì theo thống kê toàn quốc năm 2014, có 16% học sinh trung học được báo cáo là bị bắt nạt trực tuyến, trong khi bắt nạt tại trường là 20%(10). Tại Canada việc bắt nạt trực tuyến xảy ra nhiều hơn với tỷ lệ 25%, và khoảng 33% ở Trung Quốc, một con số cho thấy tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng(7). Bắt nạt trực tuyến là một hình thức gián tiếp, nếu như bắt nạt tại trường được chứng kiến bởi bạn bè, thì những tin nhắn quấy rối trên mạng được đăng ở chế độ công khai: người quen và người lạ đều xem được. Có thể thấy đây là hình thức bắt nạt vô cùng nguy hiểm bởi hậu quả nó để lại không chỉ là những vết thương trên thân thể như bắt nạt thông thường(5) mà nạn nhân còn có nguy cơ bị trầm cảm, lo lắng, khó ngủ, kém tập trung học hành(3). Ở nhiều nước trên thế giới và tại Việt Nam trong thời gian gần đây có rất nhiều bài báo đăng tải trên các phương tiện thông tin đã đề cập đến bắt nạt trực tuyến gây ra nhiều hậu quả đau lòng. Nhưng tính đến thời điểm này, tại Việt Nam nghiên cứu về bắt nạt trực tuyến còn rất hạn chế và chưa được thực hiện ở tỉnh Long An. Tỉnh Long An nơi có vị trí địa lý khá đặc biệt, tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam,với hai cửa khẩu giáp Campuchia là Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Trường THPT Đức Huệ nằm ở trung tâm huyện là nơi dân cư tập trung đông đúc, gần chợ và các xí nghiệp giày, gạch Trường còn là nơi học sinh của các xã tập trung về học- một nơi ở mới- một môi trường với nhiều lạ lẫm khi phải xa gia đình lên ở trọ. Môi trường sống xung quanh phức tạp, dễ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hành vi của học sinh đang theo học tại đây. Từ những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này nhằm cung cấp những con số cụ thể về tình trạng bắt nạt trực tuyến cho nhà trường, gia đình, cũng như địa phương. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp ngăn chặn kịp thời và hiệu quả. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện vào tháng 5/2017 đến tháng 7/2017 tại trường THPT Đức Huệ, tỉnh Long An Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 64 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản Đối tượng nghiên cứu Ba trăm hai mươi bảy học sinh được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng và ngẫu nhiên đơn tại trường THPT Đức Huệ, tỉnh Long An niên khóa 2017 – 2018 tại thời điểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỉ lệ theo một nghiên cứu của Nguyễn Phương Hồng Ngọc và cộng sự ở 493 học sinh tại 3 trường THPT trên địa bàn TP. Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương năm 2016 (p = 0,357)(10). Cỡ mẫu tính được là 327 học sinh. Phương pháp xử lý số liệu Dữ liệu được nhập bằng phần mềm EpiData 3.1 và phân tích bằng phần mềm Stata IC 13. Tần suất, tỉ lệ (%) được sử dụng để thống kê mô tả cho các biến số nền, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trực tuyến, tỷ lệ các hành vi bị bắt nạt trực tuyến. Tỷ số tỷ lệ hiện mắc PR với KTC 95% được dùng để tính toán độ lớn các mối liên quan. Tiêu chí sử dụng để báo cáo mối liên quan là p<0,05 và khoảng tin cậy 95% không chứa giá trị 1. Mô hình hồi qui đa biến được áp dụng để đánh giá mối liên quan giữa bắt nạt trực tuyến với các đặc điểm cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội. KẾT QUẢ Bảng 1. Tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trực tuyến (n=327) Tần số Tỷ lệ (%) Các hành vi bị bắt nạt trực tuyến Có 133 40,7 Không 194 59,3 Đoán người có khả năng bắt nạt trực tuyến bạn Người lạ 57 3,7 Bạn bè 52 42,9 Khác 22 39,1 Người thân 2 16,5 Ảnh hưởng đến tâm lý (có) 76 57,1 Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất (có) 65 48,9 Tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trực tuyến khá cao chiếm 40,7%. Hầu hết học sinh cho rằng những người có hành vi bắt nạt trực tuyến mình là người lạ chiếm 42,9%. Trong 133 HS bị bắt nạt trực tuyến có 57,1 % học sinh bị ảnh hưởng tâm lý và 48,9 % HS bị ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Bảng 2. Tỷ lệ các hành vi bị bắt nạt trực tuyến (n=327) Các hành vi bị bắt nạt trực tuyến Tần số Tỷ lệ Lập trang/ nhóm trên mạng xã hội bôi xấu em công khai (trang anti,) 7 2,1 Ghép/ chế ảnh của em và đưa lên trang mạng với mục đích xấu 12 3,7 Gửi thư điện tử (email) cho mọi người nói những điều không hay về em 12 3,7 Lan truyền những tin đồn về em trên mạng. 12 3,7 Viết truyện đùa ác ý về em trên mạng 15 4,6 Gửi đường link dẫn đến các hình ảnh hoặc video không hay của em cho người khác xem 17 5,2 Gửi đường link những chuyện xấu, tin đồn vể em để mọi người đọc 17 5,2 Phát tán (lan truyền) những bí mật của em trên mạng 18 5,5 Giả danh em gửi email với mục đích gây mâu thuẫn giữa em với người em quen 19 5,8 Hùa nhau nói đểu, chửi rủa em trên mạng xã hội 19 5,8 Gửi tin nhắn ác ý để trêu chọc và đe dọa nhau 22 6,7 Viết những bình luận bôi nhọ em trên mạng 25 7,7 Đưa hình ảnh hoặc email không hay lắm của em lên mạng 26 8,0 Viết nhận xét tiêu cực về em trên mạng 26 8,0 Nhóm bạn trên mạng loại em và không cho em tham gia vào nhóm đó nữa 27 8,3 Không cho em biết hoặc tham gia vào nhóm trên mạng (danh sách bạn bè, ) 29 8,9 Tìm cách lấy mật khẩu email, mạng xã hội của em với mục đích làm cho em mất mặt với người em quen 30 9,2 Nói xấu em khiến mọi người ghét em, có cái nhìn không thiện cảm về em trên mạng 38 11,6 Viết điều không đúng sự thật về em trên trang mạng xã hội 46 14,1 Nhiều bạn chặn tài khoản, hủy kết bạn, lảng tránh không nói chuyện với em 53 16,2 Chế giễu những điểm xấu trong ảnh mà em đăng lên 55 16,8 Đặt và gọi em bằng biệt danh xấu trong các bình luận trên mạng 67 20,5 Trong các hành vi bắt nạt trực tuyến thì hành vi chặn tài khoản, hủy kết bạn, lảng tránh không nói chuyện với bạn (16,2%), chế Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 65 giễu những điểm xấu trong ảnh mà bạn đăng lên (16,8%), đặt và gọi bạn bằng biệt danh xấu trong các bình luận trên mạng (20,5%), và là 3 hành vi được thực hiện nhiều nhất. Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ học sinh thỉnh thoảng bị bắt nạt bởi ít nhất 1 hành vi chiếm tỷ lệ cao 34,9%, thường xuyên bị bắt nạt bởi ít nhất 1 hành vi chỉ chiếm 5,8 %, học sinh không bao giờ bị bắt nạt trực tuyến là 59%. Bảng 3. Ảnh hưởng của bắt nạt trực tuyến đến tâm lý và sức khỏe thể chất của nạn nhân (N=327) Bị bắt nạt P PR KTC (95%) Có (%) Không (%) Ảnh hưởng đến tâm lý Có 76 (57,1) 53(27,3) <0,01 1,33(1,26-1,40) Không 57 (42,9) 141(72,7) Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất Có 65 (48,9) 50(25,8) <0,01 0,96 (0,91-1,01) Không 68 (51,1) 144(74,2) Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bị bắt nạt trực tuyến và những ảnh hưởng đến tâm lý.Học sinh bị bắt nạt trực tuyến sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý cao hơn 1,33 lần so với những học sinh không bị bắt nạt trực tuyến với p < 0,01 và khoảng tin cậy 95% là 1,26 - 1,40. Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bị bắt nạt trực tuyến với ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Bảng 4. Mô hình đa biến mối liên quan giữa nạn nhân của bắt nạt trực tuyến và các yếu tố đặc điểm cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội (N=327) Bắt nạt trực tuyến PR PR KTC (95%) P Mức độ bị người thân trong gia đình la mắng đánh đập Không bao giờ 0,04 Hiếm khi 1,23 1,01-1,52 Thỉnh thoảng 1,52 1,01-2,3 Thường xuyên 1,88 1,02-3,49 Sau khi đưa 7 yếu tố liên quan từ đơn biến (thời gian truy cập internet mỗi ngày, nghề nghiệp của mẹ, mức độ bị người thân la lắng- đánh đập, bị bạn bè trong lớp cô lập, hành vi bắt nạt người khác của bạn thân, hành vi bắt nạt người khác của bạn trong xóm, kinh tế khu vực đang sinh sống) vào mô hình đa biến thì chỉ còn lại yếu tố mức độ bị người thân trong gia đình la mắng, đánh đập là thật sự có liên quan đến nhóm HS bị bắt nạt trực tuyến. BÀN LUẬN Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trực tuyến là 40,7% , kết quả này cao hơn với nghiên cứu trên đối tượng học sinh THCS và THPT tại Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương năm 2015 (24%)(8). Cùng sử dụng một thang đo bắt nạt nhưng kết quả tăng đến gấp đôi, có thể thấy được sự phát triển chóng mặt của mạng xã hội và các thiết bị điện tử trong 2 năm trở lại đây. Dạng bắt nạt này gồm các hành vi như ghép hoặc chế giễu ảnh, viết nhận xét tiêu cực, giả danh ai đó để phá bạn khác, hay thậm chí loại bạn mình ghét ra khỏi nhóm trên mạng. Có thể đối với các em đây là những hành vi để vui đùa, trêu ghẹo nhau. Các em chưa ý thức được những hậu quả nghiêm trọng cuả những hành vi này. Về khả năng đoán thủ phạm của nạn nhân, nếu như bắt nạt truyền thống là do những người quen biết thực tế bên ngoài thực hiện thì bắt nạt trực tuyến tỷ lệ các em bị bắt nạt bởi những người lạ mặt chiếm tỷ lệ cao nhất (42,9%), vì đây là những kẻ giấu mặt, khả năng nhận diện rất mơ hồ, họ có thể đăng những thông tin không hay, có hại mà không cần biết các em là ai, điều này làm cho các nạn nhân phản ứng lại rất khó khăn(3). Mặc dù mạng xã hội chỉ là thế giới ảo, tuy nhiên những gì diễn ra trên đó cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thực của nhiều người. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng về tâm lý của người bị bắt nạt trực tuyến là 57,1% (p<0,01), trong đó biểu hiện dễ tức giận chiếm tỷ lệ cao nhất (36,1%), tỷ lệ biểu hiện này cao hơn so với nghiên cứu về “Hậu quả bắt nạt trực tuyến” năm 2016 của Trần Văn Công (33,2%)(9). Có thể thấy rằng những hậu quả từ kênh trực tuyến rất nguy hiểm vì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhìn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 66 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản thấy và đánh giá được bên ngoài, ở lứa tuổi đang muốn chứng tỏ sự trưởng thành của mình đối với cha mẹ, thầy cô thì các em khó có thể tâm sự hết những việc không hay xảy ra trong môi trường “ảo” này, dần dần các em sẽ khó kiểm soát được cảm xúc của mình, tùy vào lứa tuổi, môi trường sống và học tập thì học sinh sẽ chịu ảnh hưởng từ những mặt khác nhau. Sau khi đưa 7 yếu tố liên quan từ đơn biến (thời gian truy cập internet mỗi ngày, nghề nghiệp của mẹ, mức độ bị người thân la lắng- đánh đập, bị bạn bè trong lớp cô lập, hành vi bắt nạt người khác của bạn thân, hành vi bắt nạt người khác của bạn trong xóm, kinh tế khu vực đang sinh sống) vào mô hình đa biến thì chỉ còn lại yếu tố mức độ bị người thân trong gia đình la mắng, đánh đập là thật sự có liên quan đến nạn nhân của bắt nạt trực tuyến. Học sinh thường xuyên bị người thân trong gia đình la mắng đánh đập sẽ bị bắt nạt trực tuyến nhiều hơn gấp 1,88 lần (p=0,04, KTC 95%: 1,02-3,49) so với nhóm học sinh không bao giờ bị hay mức độ bị la mắng đánh đập ít hơn. Thái độ của cha mẹ đối với việc học tập của con mình là rất quan trọng. Khi cha mẹ đối xử với con bằng thái độ tiêu cực như giận dữ, quát mắng, chửi thề, mất tự chủ hoặc áp dụng phương pháp trừng phạt như đòn roi, không cho ăn cơm hay doạ cho ra đường để đi bụi đời đặc biệt là với những HS ngang bướng là phương pháp hoàn toàn sai lầm. Bảng 5: Mối liên quan đơn biến Đặc điểm Bị bắt nạt P PR KTC 95% Có (%) Không (%) Thời gian truy cập internet mỗi ngày < 2h 43 (33,1) 87 (66,9) 0,02 >= 2h 90 (45,7) 107 (54,3) 1,38 (1,03-1,84) Nghề nghiệp của mẹ Công nhân viên chức 11 (91,7) 1 (8,3) Nông dân 57 (35,0) 106 (65,0) <0,01 0,38 (0,29-0,5) Công nhân 27 (38,6) 43 (61,4) <0,01 0,42 (0,30-0,60) Tự làm chủ 26 (46,4) 30 (53,6) <0,01 0,51 (0,36-0,70) Khác 12 (46,1) 14 (53,9) 0,03 0,5 (0,32-0,79) Đặc điểm Bị bắt nạt P PR KTC 95% Có (%) Không (%) Mức độ bị người thân la mắng đánh đập Không bao giờ 20 (27,0) 54 (73,0) Hiếm khi 55 (40,2) 82 (59,9) 0,01** 1,28 (1,10-1,49) Thỉnh thoảng 49 (49,0) 51 (51,0) 1,64 (1,21-2,23) Thường xuyên 9 (56,3) 7 (43,7) 2,12 (1,34-3,32) Bị bạn bè trong lớp cô lập Có 10 (66,7) 5 (33,3) 0,04 1,69 (1,15-2,48) Không 123 (39,4) 189 (60,6) Bạn thân có hành vi bắt nạt đối với người khác Có 104 (45,0) 127 (55,0) 0,01 1,46 (1,07-2,09) Không 29 (30,2) 67 (69,8) Bạn trong xóm có hành vi bắt nạt người khác Có 108 (44,6) 134 (55,6) 0,01 1,5 (1,06-2,17) Không 25 (29,4) 60 (70,6) Kinh tế khu vực đang sống Nghèo 11 (68,7) 5 (31,3) 0,03** Trung bình - khá 117 (39,5) 179 (60,5) 0,65 (0,44-0,95) Giàu 5 (33,3) 10 (66,7) 0,42 (0,20-0,91) **: pha kiểm định chi bình phương khuynh hướng KẾT LUẬN Qua điều tra cắt ngang trên đối tượng học sinh trường THPT Đức Huệ, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An cho kết quả sau:Tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trực tuyến là 40,7 %. Đoán thủ phạm gây ra bắt nạt trực tuyến do người lạ là 42,9%. Ảnh hưởng về tâm lý của người bị bắt nạt trực tuyến là 57,1%. Mối liên quan theo đa biến: Học sinh thường xuyên bị người thân trong gia đình la mắng đánh đập sẽ bị bắt nạt trực tuyến nhiều hơn nhóm học sinh không bao giờ bị hay mức độ bị la mắng đánh đập ít hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alan G (2010), Impact of the Internet on Thinking: Is the Web Changing the Way We Think?,Congressional Quarterly, 2 (8):7-16. 2. CDC (2016),Understanding Bullying, https://www.cdc.gov/violenceprevention/pdf/bullying_fac tsheet.pdf, Access on 12/04/2017. 3. David F, Anna B (2010), "Individual risk factors for school bullying". Journal of aggression, conflict and peace research, 2 (1):4-16. 4. Lauren M, Katherine TR (2011), "Cyber worlds: New playgrounds for bullying". Computers in the Schools, 28 (2): 92-116. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 67 5. Qing L (2007), "New bottle but old wine: A research of cyberbullying in schools". Computers in human behavior, 23 (4): 1777-1791. 6. Tanya B, Qing L (2008), "The relationship between cyberbullying and school bullying". The Journal of Student Wellbeing, 1 (2):16-33. 7. Tanya BN, Christina R, David BS, Michael R (2012), "Evidence for the need to support adolescents dealing with harassment and cyber-harassment: Prevalence, progression, and impact". School Psychology International, 33 (5):562-576. 8. Thomas HJ, Sarah F, Adam BM, Grace C, Esther N (2016), "Assessing the risk factors of cyber and mobile phone bullying victimization in a nationally representative sample of Singapore youth". International journal of offender therapy and comparative criminology, 60 (5): 598-615. 9. Trần Văn Công, Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Ngô Thùy Dương, Nguyễn Thị Thắm (2015), "Chiến lược ứng phó của học sinh với bắt nạt trực tuyến". VNU Journal of Science: Education Research, 31 (3): 45-48. 10. Trần Văn Công, Nguyễn Phương Hồng Ngọc (2016), "hậu quả bắt nạt trực tuyến của học sinh THPT". 51-62. VNU Journal of Science: Education Research, 31 (3): 51-62. Ngày nhận bài báo: 01/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf62_1_4831_2166181.pdf
Tài liệu liên quan