Tài liệu Bệnh tim trong thai kỳ: Biến chứng nặng dẫn tới tử vong là do không được phát hiện trước và trong quá trình khám thai: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 7
BỆNH TIM TRONG THAI KỲ: BIẾN CHỨNG NẶNG DẪN TỚI TỬ VONG
LÀ DO KHÔNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN TRƯỚC VÀ TRONG
QUÁ TRÌNH KHÁM THAI
Nguyễn Hồng Hoa*
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
Một phụ nữ 21 tuổi, con so, biết có bệnh tim
khám tại chuyên khoa tim mạch (viện tim), chẩn
đoán rối lọan nhịp xoang có tính di truyền, và
được tư vấn nguy cơ tử vong là 60% khi mang
thai. Chị của cô ta tử vong trước đó 2 tuần, lúc đó
đang mang thai 30 tuần vì tình trạng cơn nhịp
nhanh. Hiện tại, tình trạng của bệnh nhân: thai
34 tuần, đo điện tâm đồ có nhịp nhanh trên 120
lần/ phút, NYHA II, siêu âm tim ghi nhận: thất
trái không dày, không rối loạn vận động- không
bệnh van tim- hở van 3 lá ¼, không tăng áp phổi,
các buồng tim không dãn, không huyết khối-
chức năng tâm thu thất trái tốt (EF=66%), ĐMC
lên không dãn- không bóc tách- không tràn dịch
màng ngoài tim.
BS chuyên gia tim mạch: ổn định nhịp tim
b...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh tim trong thai kỳ: Biến chứng nặng dẫn tới tử vong là do không được phát hiện trước và trong quá trình khám thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 7
BỆNH TIM TRONG THAI KỲ: BIẾN CHỨNG NẶNG DẪN TỚI TỬ VONG
LÀ DO KHÔNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN TRƯỚC VÀ TRONG
QUÁ TRÌNH KHÁM THAI
Nguyễn Hồng Hoa*
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
Một phụ nữ 21 tuổi, con so, biết có bệnh tim
khám tại chuyên khoa tim mạch (viện tim), chẩn
đoán rối lọan nhịp xoang có tính di truyền, và
được tư vấn nguy cơ tử vong là 60% khi mang
thai. Chị của cô ta tử vong trước đó 2 tuần, lúc đó
đang mang thai 30 tuần vì tình trạng cơn nhịp
nhanh. Hiện tại, tình trạng của bệnh nhân: thai
34 tuần, đo điện tâm đồ có nhịp nhanh trên 120
lần/ phút, NYHA II, siêu âm tim ghi nhận: thất
trái không dày, không rối loạn vận động- không
bệnh van tim- hở van 3 lá ¼, không tăng áp phổi,
các buồng tim không dãn, không huyết khối-
chức năng tâm thu thất trái tốt (EF=66%), ĐMC
lên không dãn- không bóc tách- không tràn dịch
màng ngoài tim.
BS chuyên gia tim mạch: ổn định nhịp tim
bằng thuốc, đề nghị nhập bệnh viện sản khoa
để theo dõi sức khỏe thai đề phòng khả năng
thai chết lưu, hướng mổ lấy thai khi thai có
khả năng sống.
BS chuyên gia sản khoa: chích
bethamethasone kích thích trưởng thành phổi.
VẤN ĐỀ
Nhập viện sản khoa là yêu cầu hợp lý hay
không và thời điểm mổ lấy thai?
Tại Anh, tỉ lệ tử vong của mẹ do bệnh tim đã
tăng dần từ 7,3/1 triệu ca sinh trong những năm
1982-84 và tăng lên 22,7/ 1 triệu ca sinh trong
những năm 2003-2005. Phần lớn nguyên nhân
chính gây tử vong của bệnh tim là bệnh tim mắc
phải, gia tăng từ 4,7/ triệu ca sinh lên 20,8/ 1 triệu
ca sinh(3,6). 1/3 các trường hợp tử vong do nhồi
máu cơ tim/ bệnh thiếu máu cơ tim và 1 phần là
bệnh tim chu sinh. Trong các bệnh tim mắc phải
là các bệnh van tim hậu thấp, bệnh tim bẩm sinh
và tăng áp phổi. Với tình trạng người phụ nữ
mang thai ngày càng lớn tuổi, béo phì cũng như
sự phát triển của phẫu thuật tim mạch cho các
trường hợp tim bẩm sinh hay bệnh van tim thì
việc xác định người phụ nữ có nguy cơ bệnh tim
và quản lý các thai kỳ này chắc chắn là ngày
càng cần thiết.
Đánh giá nguy cơ, tham vấn trước khi mang
thai và kế hoạch quản lý thai kỳ
Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, và phình
động mạch chủ
Hội chứng mạch vành và nhồi máu cơ tim
hiếm gặp trong thai kỳ (1-2 ca trên 35000 ca sinh)
nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bản thân tình
trạng có thai làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ
tim lên gấp 3- 4 lần và khi tuổi của phụ nữ trên
40 tuổi thì nguy cơ này tăng gấp 30 lần so với
phụ nữ dưới 20 tuổi. Theo báo cáo CEMACH,
trong những năm 2003-2005 tỉ lệ mẹ chết do
thiếu máu cơ tim ở Anh tăng lên tới 1/132000
thai kỳ (so với 1/252 000 trong năm 2000-2002)(5).
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tăng huyết áp
mãn, tiền sản giật, tiểu đường, hút thuốc lá và
tăng lipid máu. Có tới 1/13 phụ nữ có nhồi máu
cơ tim trong thai kỳ sẽ tử vong. Thật không may
mắn, rất nhiều yếu tố nguy cơ cho tình trạng
nhồi máu cơ tim đang ngày càng trở nên phổ
biến, và hầu hết các phụ nữ bị bệnh không có
triệu chứng trước khi có thai và không có tiền
căn bệnh tim. Vì vậy, dấu chứng quan trọng của
nhồi máu cơ tim là đau ngực trên bất kỳ phụ nữ
có thai nào. Khả năng phình động mạch cũng
nên được xem xét. Tất cả các phụ nữ có thai bị
đau ngực nên được đo ECG để tìm dấu hiệu
thiếu máu cơ tim và nhồi máu, nếu tình trạng
đau nặng có thể phải chụp cắt lớp hay MRI. Đo
Treponium I trong huyết thanh cũng cần thiết.
Đặt thông tim được cho phép trong thai kỳ, và
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 8
bụng người mẹ được che chắn bởi tấm chì và
giảm tối đa thời gian tiếp xúc tia xạ. Có thể cho
các thuốc kháng đông và các can thiệp mạch
vành. Điều chỉnh nhịp tim (cardioversion) cũng
an toàn trong thai. Nhịp nhanh trên thất và nhịp
nhanh thất nên điều trị bằng cả phương pháp
không dùng thuốc và dùng thuốc, như người
không có thai. Tuy nhiên amiodarone nên tránh
dùng, bởi vì thuốc đi qua nhau thai và gây độc
cho thai. Đặt máy tạo nhịp dài hạn theo đúng chỉ
định, cân nhắc giữa độ cần thiết đặt máy chống
rung tim cho tới khi kết thúc thai kỳ.
Một nghiên cứu hồi cứu ở Canada và 1 số
nước Châu Âu ghi nhân các biến chứng trên tim
người mẹ, biến chứng sản khoa và thai nhi của
các phụ nữ có bệnh lý mạch vành trước đó hoặc
có hội chứng mạch vành cấp như nhồi máu cơ
tim, cho thấy 10% có biến chứng tim lần đầu
(ngưng tim/ rối loạn nhịp tim ở tâm thất, hội
chứng mạch vành/ hay nhồi máu cơ tim, hoặc
suy tim). 26% có thiếu máu cơ tim (cơn đau thắt
ngực mới/ tiến triển, hội chứng mạch vành/ hay
nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp thất hoặc ngưng
tim). Tai biến sản khoa 16% trường hợp và 30%
có kết cục xấu cho con(2).
Phình động mạch chủ bụng có tăng huyết áp
tâm thu là dấu hiệu chính trong hầu hết các ca tử
vong do phình động mạch. Nên nhấn mạnh tầm
quan trọng của theo dõi huyết áp trong thai kỳ
và điều trị kháng đông nếu huyết áp tăng cao.
Phình động mạch chủ là biến chứng thường gặp
nhất của hội chứng Marfan.
Bệnh tim chu sinh
Bệnh cơ tim chu sinh được định nghĩa như là
bệnh cơ tim phì đại với tình trạng suy tim sung
huyết trong tháng cuối thai kỳ hoặc trong vòng 5
tháng sau sinh(1). Bệnh tim chu sinh chưa rõ
nguyên nhân trong hầu hết các trường hợp.
Bệnh xảy ra với tỉ lệ 1/2289 ca sinh và các nguy
cơ là đa sản, mẹ lớn tuổi, tiền sản giật, tăng huyết
áp thai kỳ. Bệnh cơ tim chu sinh nên được xem
xét ở bất kỳ người phụ nữ có thai hoặc trong giai
đoạn hậu sản có than khó thở, đặc biệt khi nằm
đầu bằng hoặc vào đêm. Khoảng 25% người
bệnh bị cao huyết áp, có thể nhầm với tiền sản
giật. Tất cả các người bệnh nên đo điện tâm đồ,
X quang và siêu âm tim. Một số nghiên cứu cho
thấy 75% các trường hợp chức năng thất trái sẽ
phục hồi. Một số nghiên cứu trên động vật ghi
nhận liên quan chuyển hóa của prolactin tạo các
chất độc lên tim và điều trị bromcriptin có thể
hiệu quả. Nguyên nhân mặc dù chưa được hiểu
rõ nhưng điều trị tương tự như suy tim sung
huyết(5,7).
Bệnh tim hậu thấp- thay van tim
Rất nhiều phụ nữ chưa từng khám nội khoa
và một số trong các phụ nữ này không biết có
bệnh lý valve tim. Hẹp khít valve 2 lá (một sang
thương thường gặp nhất và có nhiều nguy cơ
nhất) khó chẩn đoán và ít có khả năng phát hiện
chỉ bằng ECG.
Sử dụng kháng đông cho các trường hợp
có van tim cơ học nên được điều chỉnh, bởi vì
warfarin phải ngưng trong 3 tháng đầu thai kỳ
do có bằng chứng thuốc gây dị tật thai. Các
hướng dẫn gần đây gồm 3 phác đồ kháng
đông: 1) Heparin trọng lượng phân tử thấp
tiêm dưới da 2 lần mỗi nhày trong suốt thai
kỳ, 2) Heparin không phân đoạn được tiêm
dưới da 2 lần trong suốt thai kỳ, hoặc 3)
heparin trọng lượng thấp hoặc không phân
đoạn tiêm dưới da 2 lần mỗi ngày cho tới tuần
13, sau đó sử dụng Warfarin từ 13-35 tuần, sau
đó trở về sử dụng Heparin trọng lượng thấp
hoặc không phân đoạn cho tới khi sinh. Cá
nhân hóa điều trị nên được kết hợp giữa bác sĩ
tim mạch, bác sĩ sản khoa và bệnh nhân.
Aspirin sử dụng trên bệnh nhân có van tim
giả là an toàn trong thai kỳ và không cần điều
chỉnh. Kháng sinh dự phòng khi sinh (sinh
ngã âm đạo hay mổ lấy thai) không được
khuyến cáo Hiệp hội tim mạch 2018. Tuy
nhiên, một số bác sĩ nên dùng kháng sinh
thường quy vào thời điểm ối vỡ(3).
Bệnh tim bẩm sinh
Mặc dù chết do bệnh tim bẩm sinh không
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 9
thường gặp nhưng tình trạng này trong thai kỳ
chiếm khoảng 0,8%. Bệnh tim bẩm sinh hiện nay
có thể sống tới trưởng thành, trong đó phần lớn
do hiệu quả của các phẫu thuật tim mạch trong
30 năm qua. Một vài nghiên cứu khảo sát bệnh
tim bẩm sinh trong thai kỳ ghi nhận các sang
thương tạo dòng máu chảy ngược có sự thích
nghi tốt hơn các sang thương gây tắc nghẽn. Một
nghiên cứu hồi cứu ghi nhận không có tử vong
trong 90% phụ nữ mang thai có bệnh tim bẩm
sinh. Tuy nhiên có 17% bị phù phổi, tai biến tim
mạch 6%. Nghiên cứu này cũng ghi nhận có 8%
tim bẩm sinh ở các trẻ sơ sinh(1,7).
Bảng đánh giá nguy cơ bệnh tim trong thai
kỳ (Bảng 1) ước tính nguy cơ cho các phụ nữ có
bệnh tim khi mang thai.
Bảng 1: Bảng đánh giá nguy cơ bệnh tim trong
thai kỳ (Cardiac Disease in Pregnancy
(CARPREG) Risk Score)(7)
Một điểm cho mỗi yếu tố
Tiền căn có biến chứng tim mạch hoặc rối loạn nhịp tim
Phân loại chứng năng tim mạch theo NYHA >2 hoặc tím
Tắc nghẽn tim bên trái (diện tích van 2 lá <2 cm
2
, van
động mạch chủ <1,5cm
2
)
Phân suất tống máu <0,4
Đánh giá nguy cơ
0 điểm: 5% có biến chứng tim mạch
1 điểm: 27% có biến chứng tim mạch
≥ 2 điểm: 75% có biến chứng tim mạch
Các tình trạng tim có nguy cơ cao
Nói chung chống chỉ định cho có thai bao
gồm 4 tình trạng: Hội chứng Marfan với dãn
động mạch chủ (>4 cm), tăng áp lực phổi (kháng
trở van động mạch phổi >6 Wood đơn vị), tắc
nghẽn máu từ tâm thất trái mức độ trung bình
tới nặng (≥30 mmHg), và phân suất tống máu
<0,3. Nếu người phụ nữ có thai, những tư vấn
sớm của các chuyên gia về thuốc mẹ- thai nhi
cũng chư chuyên gia tim mạch để dự báo nhưng
nguy cơ cho người bệnh và kế hoạch chăm sóc,
thậm chí phải chấm dứt thai kỳ vì nguy cơ tử
vong cho mẹ và thai lên tới 50%(3).
Các nguyên tắc xử trí chính
Trước khi có thai
Các bé gái phát hiện có bệnh tim nên được
khám chuyên khoa tim mạch theo dõi tiến triển
của bệnh, và khi dậy thì (thường lúc 12-15 tuổi)
nên được đến khám phụ sản để được tư vấn
ngừa thai. Tư vấn ngừa thai cũng nên thực hiện
ngay khi 1 phụ nữ mới phát hiện bệnh tim. Chọn
lựa biện pháp ngừa thai nên phù hợp với tình
trạng tim bẩm sinh. Các vấn đề khi tư vấn đặc
biệt khi có thai là đưa ra các thông tin chi tiết và
nguy cơ tử vong, khả năng bệnh tim bẩm sinh ở
trẻ sơ sinh và sự cần thiết theo dõi và điều trị nội
khoa trong suốt quá trình mang thai.
Trong thai kỳ
Bởi vì có rất nhiều loại bệnh tim với các ảnh
hưởng khác nhau nên quan trọng là đánh giá
nguy cơ cho bất kỳ phụ nữ có âm thổi ở tim hoặc
tiền căn bất thường tim nên được thực hiện càng
sớm càng tốt khi có thai. Khám người phụ nữ
mang thai có bệnh tim nên có sự kết hợp chuyên
gia sản khoa, tim mạch và gây mê hồi sức. Các
chuyên gia này phải có nhiều kinh nghiệm.
Người phụ nữ có nguy cơ thấp thì trở lại tái
khám thai thường quy. Các thai phụ có nguy cơ
các biến chứng tim mạch thì nên được khám
song hành cả chuyên gia sản khoa và chuyên
khoa tim mạch. Đánh giá mạch và sự rối loạn
nhịp là 1 buớc ban đầu phát hiện quá tải tuần
hoàn. Nghe tim để phát hiện các âm thổi bất
thường hoặc những thai đổi của phổi như phù
phổi trong các trường hợp suy tim nặng. Các
phụ nữ có tim bẩm sinh tím nên đánh giá độ bão
hòa oxy đều đặn (mỗi tam cá nguyệt hoặc
thường hơn nếu có biểu hiện lâm sàng).
Các thai phụ có dị tật tim bẩm sinh nên được
khuyến cáo kiểm tra tim thai nhi bởi chuyên gia
siêu âm tim nhằm phát hiện các dị tật tim bẩm
sinh của thai nhi.
Vào thời điểm 32-34 tuần, người phụ nữ
mang thai nên được hội chẩn để cùng đưa kế
hoạch sinh, bao gồm có cần mổ lấy thai hay
không, có thể rặn sinh khi vào giai đoạn II của
chuyển dạ hay không, và có dự phòng băng
huyết sau sinh hay không (vì sử dụng oxytocin
có thể có ảnh hưởng rất nhiều lên tim mạch;
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 10
truyền syntocnon liều thấp có lẽ là cách thức an
toàn nhất, và khi mổ lấy thai khâu ép tử cung có
thể là cách thay thế cho sử dụng oxytocin). Kế
hoạch này bao gồm xử trí hậu sản, bao gồm dự
phòng thuyên tắc như thế nào, thời gian nằm
hậu sản trong bệnh viện bao lâu và thời điểm tái
khám tim mạch- sản khoa.
Trong chuyển dạ
Các nguyên tắc chính trong xử trí trong
chuyển dạ là làm giảm tăng áp lên tim. Trong
hầu hết các trường hợp có thể đạt được bằng
cách sử dụng sớm gây tê tủy sống liều tăng dần
và sinh giúp. Mổ lấy thai thường chỉ khi có chỉ
định sản khoa. Một số thai phụ sẽ cần phối hợp
của 2 chuyên khoa. Quyết định 1 nơi lý tưởng
cho chăm sóc thai sản và theo dõi chuyển dạ nên
được sự phối hợp của chuyên khoa tim mạch-
sản khoa để ccó đủ điều kiện xử trí các tình trạng
tim mạch.
Hậu sản
Thời gian khuyến cáo nằm viện và các điều
trị đặc biệt như sử dụng kháng đông nên được
quan tâm và theo dõi. Sau đó là thời gian theo
dõi tại chuyên khoa tim mạch và tư vấn ngừa
thai đúng cách.
KẾT LUẬN
Kết cục tốt của thai kỳ ở các phụ nữ có bệnh
lý tim mạch có thể có được khi được phát hiện
sớm và có sự phối hợp xử trí giữa chuyên khoa
tim mạch và chuyên khoa sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amos AM, Jaber WA, Russell SD (2006). Improved outcomes in
peripartum cardiomyopathy with contemporary. Am Heart J,
152(3):509–13.
2. Burchill LJ, Kimeyer SE, Martin JA et at (2015). Pregnancy risks
in women with pre-existing coronary disease, or following acute
syndrome. Heart, 101:525.
3. Cardiac Diseases and pregnancy (2015): RCOG, https//
www.rcog.org.uk/ goodpracticeheartdiseaseandpregnancy.
4. Franklin WJ, Benton MK and Parekh DR (2011). Cardiac Disease
in Pregnancy. Tex Heart Inst J, 38: 151–153.
5. Lewis G (2007). The Confidential Enquiry into Maternal and
Child Health (CEMACH). Saving Mothers’ Lives: Reviewing
Maternal Deaths to Make Motherhood Safer 2003–2005. The
Seventh Report on Confidential Enquiries into Maternal Deaths
in the United Kingdom. London: CEMACH.
6. Nelson-Piercy C (2018). When the Rivers flow- Pregnancy -
Associated Cardiology Complications in the UK.
www.ranzcogasm .com.au
7. Siu SC, Sermer M, Colman JM, Alvarez AN, Mercier LA,
Morton BC et al (2001). Prospective multicenter study of
pregnancy outcomes in women with heart disease.
Circulation,104 (5):515–21.
8. Turnbull A, Tindall VR, Beard RW et al (1989). “Report on
Confidential Enquiries into Maternal Deaths in England and
Wales, 1982–1984”. Rep Health Soc Subj (Lond),34:1-166tt.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- benh_tim_trong_thai_ky_bien_chung_nang_dan_toi_tu_vong_la_do.pdf