Tài liệu Bệnh tăng citrullin máu - Kinh nghiệm từ năm bệnh nhi: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
32
BỆNH TĂNG CITRULLIN MÁU-KINH NGHIỆM TỪ NĂM BỆNH NHI
Vũ Thị Tú Uyên*, Lê Duy Cường**, Vũ Chí Dũng*, Nguyễn Ngọc Khánh*, Trần Thị Chi Mai**
TÓM TẮT:
Đặt vấn đề: Bệnh tăng citrullin (citrullinemia) gồm có hai typ. Cả hai typ đều đặc trưng bởi tăng citrullin
máu nhưng đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng thì có nhiều điểm khác biệt.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hoá sinh của năm bệnh nhi citrullinemia
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu. Năm ca bệnh citrullinemia được phát hiện tại bệnh viện nhi
trung ương từ năm 2012-2016.
Kết quả: Ba bệnh nhân được chẩn đoán citrullinemia typ I trong đó hai ca thể sơ sinh cấp tính, một ca thể
khởi phát muộn. Hai bệnh nhân được chẩn đoán citrullinemia typ II (thiếu citrin).
Kết luận: Biểu hiện lâm sàng và mức độ tăng citrullin máu giúp định hướng chẩn đoán và phân loại typ
trong bệnh tăng citrullin máu. Bệnh được chẩn đoán xác định dựa trên kết quả phân tích acid...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh tăng citrullin máu - Kinh nghiệm từ năm bệnh nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
32
BỆNH TĂNG CITRULLIN MÁU-KINH NGHIỆM TỪ NĂM BỆNH NHI
Vũ Thị Tú Uyên*, Lê Duy Cường**, Vũ Chí Dũng*, Nguyễn Ngọc Khánh*, Trần Thị Chi Mai**
TÓM TẮT:
Đặt vấn đề: Bệnh tăng citrullin (citrullinemia) gồm có hai typ. Cả hai typ đều đặc trưng bởi tăng citrullin
máu nhưng đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng thì có nhiều điểm khác biệt.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hoá sinh của năm bệnh nhi citrullinemia
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu. Năm ca bệnh citrullinemia được phát hiện tại bệnh viện nhi
trung ương từ năm 2012-2016.
Kết quả: Ba bệnh nhân được chẩn đoán citrullinemia typ I trong đó hai ca thể sơ sinh cấp tính, một ca thể
khởi phát muộn. Hai bệnh nhân được chẩn đoán citrullinemia typ II (thiếu citrin).
Kết luận: Biểu hiện lâm sàng và mức độ tăng citrullin máu giúp định hướng chẩn đoán và phân loại typ
trong bệnh tăng citrullin máu. Bệnh được chẩn đoán xác định dựa trên kết quả phân tích acid amin máu và đột
biến gen.
Từ khóa: citrullinemia typ I, citrullinemia typ II
ABSTRACT
CITRULLINEMIA- EXPERIENCE FROM FIVE PEADIATRIC PATIENTS
Vu Thi Tu Uyen, Le Duy Cuong, Vu Chi Dung, Nguyen Ngoc Khanh, Tran Thi Chi Mai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 3 - 2017: 32 – 37
Background: Citrullinemia includes two types. The two types both show a citrullin increase in bloodbut are
characterized by different clinical features.
Objective: To describe the clinical, biochemical characteristics of five pediatric patients with citrullinemia.
Method: Retrospective Discription. Five cases of citrullinemia have been reported at the Vietnam National
Hospital for Children from 2012 to 2016.
Result: Three patients were diagnosed with citrullinemia type I, including the two acute neonates and the
one late onset. The other two patients were diagnosed with citrullinemia type II.
Conclusions: Clinical features and citrullin increase in blood help to diagnose and classify types of
citrullinemia. The disease is diagnosed based on the results of blood amino acid analysis and molecular genetic
mutations.
Keywords: citrullinemia type I, citrullinemia type II.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tăng citrullin máu (Citrullinemia) có
hai typ. Typ I gây ra bởi sự thiếu hụt
arginosuccinate synthetase (ASS) do đột biến
gene ASS1 mã hóa tổng hợp enzym này.
Citrullinemia type I là typ kinh điển được đặc
trưng bởi tình trạng bệnh lý rầm rộ: citrulline
máu tăng cao ở mức trên 1000 µmol/L đi kèm
tình trạng tăng NH3, alanin, glutamine, xảy ra ở
giai đoạn sơ sinh và những năm đầu đời. Typ II
gây ra bởi sự thiếu hụt citrin - một protein ở
màng ty thể có vai trò vận chuyển
aspartate/glutamate trong chu trình urê.
Citrullinemia type I có tỷ lệ mắc 1/57.000 trẻ
được sinh ra, type II có tỷ lệ mắc 1/230.000 đến
*Bệnh viện Nhi Trưng Ương ** Trường Đại học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: Trần Thị Chi Mai ĐT: 0934220994 Email: ungduongmai@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
33
1/100.000 trẻ được sinh ra(1,2). Nguyên nhân của
sự thiếu hụt citrin là do đột biến gen SLC25A13
mã hóa cho citrin. Typ II biểu hiện lâm sàng ở
mức độ nhẹ hơn typ I, citrulline máu ở mức thấp
hơn typ I, triệu chứng lâm sàng mờ nhạt, khởi
phát bệnh chậm hơn(3,4). Citrulinemia typ II lại
được chia thành 2 typ nhỏ: vàng da tại gan do
thiếu hụt citrin ở trẻ sơ sinh và bệnh citrulinemia
do thiếu hụt citrin khởi phát ở người lớn(3, 4).
Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu công
bố về bệnh thiếu citrin ở trẻ em(5), tuy nhiên theo
hiểu biết của chúng tôi, có rất ít các báo cáo về
bệnh tăng citrullin máu typ I. Cả hai bệnh đều
đặc trưng bởi sự gia tăng nồng độ acid amin
citrullin máu tuy nhiên các đặc điểm lâm sàng,
hoá sinh thì có rất nhiều điểm khác biệt.
Từ năm 2012, Khoa Hóa sinh Bệnh Viện Nhi
Trung Ương đã triển khai thành công phương
pháp định lượng acid amin tự do trong dịch sinh
vật và đưa vào phục vụ cho việc chẩn đoán, sàng
lọc, theo dõi điều trị một số rối loạn chuyển hoá
bẩm sinh. Trong giai đoạn năm năm vừa qua,
một số loại bệnh rối loạn chuyển hoá acid amin
đã được phát hiện. Nghiên cứu này được thực
hiện nhằm mô tả các đặc điểm lâm sàng, hoá
sinh của bệnh tăng citrullin máu ở trẻ em qua
một số ca bệnh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng:
5 ca bệnh tăng citrullin máu được phát hiện
tại Bệnh viện Nhi trung ương.
Phương pháp
Mô tả hồi cứu.
- Thông tin lâm sàng: Các thông tin lâm sàng
được thu thập trên Hồ sơ bệnh án, bao gồm giới
tính, tuổi khới phát, các triệu chứng lâm sàng khi
phát bệnh, kết quả xét nghiệm hoá sinh thường
quy, kết quả điều trị.
- Mẫu bệnh phẩm: Máu toàn phần tĩnh mạch
được thu thập trong ống chống đông heparin, ly
tâm chắt huyết tương ngay sau khi thu thập để
định lượng acid amin.
Nước tiểu ngẫu nhiên được thu thập và
chuyển ngay đến phòng xét nghiệm. Huyết
tương/ nước tiểu được bảo quản ở -20oC cho đến
khi phân tích.
- Phương pháp định lượng acid amin máu:
Huyết tương được khử protein bằng dung dịch
acid sulfosalicylic (SSA) chứa nội chuẩn
norvaline (Nva).Phương pháp phân tích acid
amin bao gồm các giai đoạn sau:(1) Kiềm hoá
mẫu đã được khử tạp bởi SSA bằng dung dịch
NaOH/ borat.(2) Dẫn xuất hoá các acid amin
trong mẫu thử bằng AQC (6-aminoquinolyl-N-
hydroxysuccinimidyl carbamate) để chuyển các
acid amin bậc một và bậc hai thành các chất có
thể phát hiện được bằng đầu dò cực tím
(UV).(3)Phân tách các dẫn xuất AQC của acid
amin bằng máy UPLC (Waters- Mỹ)(6).
- Phương pháp phân tích các acid hữu cơ
niệu: Chiết tách bằng ethyl acetat/ tạo dẫn
xuất oxime-trimethylsilyl/ phân tích bằng
GCMS. Các dẫn xuất oxime được tạo thành
bởi phản ứng với hydroxylammonium chlorid
ở pH 14.Sau phản ứng, hỗn hợp được chiết
tách bằng ethyl acetat ở điều kiện pH 1 và bão
hòa NaCl.Các acid hữu cơ chiết tách được tạo
dẫn xuất trimethylsilyl bằng BSTFA (N,O-bis
(trimethylsily) trifluoroacetamide). Phân tách,
xác định và bán định lượng các acid hữu cơ
được thực hiện trên máy sắc ký khí khối phổ
(GCMS) của Agilent- Mỹ(7).
Vấn đề đạo đức của đề tài
Các thông tin liên quan đến bệnh nhân được
đảm bảo bí mật. Đề tài nghiên cứu được thực hiện
hoàn toàn vì mục đích khoa học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong số 5 bệnh nhân được phát hiện tăng
citrullin máu, 03 bệnh nhân được chẩn đoán
tăng citrullinemia typ I; 02 bệnh nhân được chẩn
đoán citrulinemia typ II dựa trên kết quả acid
amin máu và phân tích đột biến gen.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
34
Bảng 1. Đặc điểm nhân chủng học của các bệnh nhân
Citrullinemia typ I Tuổi Giới Khởi phát lâm sàng Kết quả điều trị
Sơ sinh Muộn
Bệnh nhân 1 3 ngày Nam x Tử vong
Bệnh nhân 2 2 tuổi Nữ x Ổn định
Bệnh nhân 3 4 ngày Nam x Tử vong
Bệnh nhân 4 2 tuần Nam x Ổn đinh
Bệnh nhân 5 3 tháng Nam x Ổn định
Nhận xét: Trong số 3 bệnh nhân tăng
citrullinemia typ I, có 2 bệnh nhân khởi phát từ
giai đoạn sơ sinh, 1 bệnh nhân khởi phát ở giai
đoạn muộn (2 tuổi). Cả 2 bệnh nhi khởi phát ở
tuổi sơ sinh đều có diễn biến nặng và tử vong.
Bệnh nhi citrullinemia khởi phát giai đoạn muộn
và 2 bệnh nhi mắc citrillinemia typ II đều có diễn
biến tốt khi được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bảng 2. Đặc điểm hoá sinh của bệnh nhân citrullinemia
Bệnh
nhân
Amoniac
(µg/dL)
AST (U/L) ALT (U/L) Lactat
(mmol/L)
Albumin (g/L) Bilirubin
TP/TT (µmol/L)
Acid orotic nước
tiểu
1 2399 75 284 7,7 26,6 141/ 22 Tăng cao
2 347 301 216 4,3 20,1 19/ 8 Tăng cao
3 779 239 1149 6 28,7 214/ 94 Tăng cao
4 718 153 451 27,3 154 Không có
5 143 63 50 6,7 29,2 136 Không có
Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân tăng citrullin
máu đều có sự tăng cao nồng độ ammoniac máu,
mức tăng có xu hướng cao hơn ở những trẻ khởi
phát bệnh ở tuổi sơ sinh. Tất cả các bệnh nhân
đều tăng các enzym gan, giảm abbumin máu,
tăng lactate máu. Điều khác biệt nhất là 3 bệnh
nhân citrullinemia typ I có tăng bài tiết acid
orotic nước tiểu trong khi 2 bệnh nhân
citrullinemia typ 2 thì không có bất thường này.
Bảng 3. Nồng độ của một sốacid amin tại thời điểm
chẩn đoán
Bệnh
nhân
Alanin
(µmol/L)
Glutamin
(µmol/L)
Citrullin
(µmol/L)
Arginin
(µmol/L)
1 2364 3041 1691 55
2 903 1722 1363 0
3 1351 12182 2271 156
4 326 783 612 324
5 274 827 473 173
Nhận xét: Bình thường ở trẻ 0-1 tháng tuổi,
giới hạn bình thường của nồng độ citrullin
không vượt quá 45µmol/L trong huyết tương.
Ba bệnh nhân citrullinemia typ I mức độ tăng
citrullin rất lớn, đều trên 1000 µmol/L; trong
khi đó hai bệnh nhân citrullinemia typ II
citrullin máu tăng cao nhưng dưới mức 1000
µmol/L. Ba bệnh nhân citrullinemia typ I
ngoài citrullin tăng còn có sự tăng cao của các
acid amin alanin, glutamin, trong khi đó
rrginin bình thường hoặc giảm thấp.
Bốn trong số 5 bệnh nhân đã được chỉ định
làm xét nghiệm phân tích đột biến gen. Hai bệnh
nhân citrullinemia typ I (bệnh nhân số 1, 2) phát
hiện có đột biến gen ASS. Hai bệnh nhân
citrullinemia typ II có đột biến gen SLC25A13-
đồng hợp tử đột biến I/I (851del14/851del14).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
35
Hình 1. Sắc ký đồ acid amin của bệnh nhân bình thường
Hình 2. Sắc ký đồ acid amin của bệnh nhân số 1 (tăng citrullin typ 1)
Nhận xét: Bệnh nhân số 1 (citrullinemia
typ I) các acid amin Citrullin, Glutamin,
Alanin tăng cao rõ rệt.
BÀN LUẬN
Trong ba bệnh nhân citrullinemia typ I có hai
bệnh nhân khởi phát ở tuổi sơ sinh (bệnh nhân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
36
số 1, 3). Cả hai hoàn toàn bình thường lúc mới
sinh, một thời gian ngắn sau đó xuất hiện các
biểu hiện ăn kém, bỏ bú, tăng trương lực cơ và
nhanh chóng hôn mê cùng với xét nghiệm
ammoniac tăng cao. Ca bệnh số 2 là trường hợp
citrullinemia khởi phát muộn lúc hai tuổi. Các
biểu hiện lâm sàng là chậm phát triển, vào viện
với các triệu chứng co giật, tăng trương lực cơ và
li bì, khi mới nhập viện bệnh nhân đã được chẩn
đoán động kinh và điều trị tại khoa Thần
Kinh.Như vậy biểu hiện lâm sàng chủ yếu là
những bất thường về thần kinh. Quan sát về mặt
lâm sàng của cả ba bệnh nhi citrullinemia typ I
phù hợp với các mô tả trong y văn(8). Tại Bệnh
viện Nhi trung ương, xét nghiệm phân tích acid
hữu cơ niệu và định lượng acid amin máu được
chỉ định ở tất cả các bệnh nhi nghi ngờ bị rối loạn
chuyển hoá bẩm sinh. Với bệnh nhi tăng
ammoniac máu, gợi ý đầu tiên là cần phải chẩn
đoán xác định và loại trừ rối loạn chu trình urê.
Cả ba bệnh nhân đều có tăng bài tiết acid orotic
khi phân tích acid hữu cơ niệu, điều này gợi ý
bệnh nhân bị rối loạn chu trình urê (9). Trong các
bệnh lý rối loạn chu trình ure như thiếu ornithin
trancarbamoylase, citrullinemia, arginine
succinic aciduria và thiếu arginase;tăng bài tiết
acid orotic nước tiểu là do bị chặn con đường
chuyển hoá; carbamoyl phosphat tích tụ lại, rời
ty thể vào bào tương, tham gia vào con đường
tổng hợp mới pyrimidin(10). Trong nghiên cứu
này, cả ba bệnh nhi citrullinemia typ I đều có
mức citrullin máu trên 1000 umol/L, phù hợp với
tiêu chuẩn chẩn đoán citrillinemia typ I(8). Hai
trong số ba bệnh nhân được phân tích đột biến
gen có phát hiện đột biến gen ASS1. Như vậy, về
mặt xét nghiệm nồng độ citrullin máu tăng cao
và tăng bài tiết acid orotic nước tiểu là những xét
nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán rối loạn chu
trình urê do thiếu hụt enzym arginosuccinate
synthetase (citrullinemia typ I).
Hai bệnh nhân tăng citrullin typ II được phát
hiện sớm (2 tuần và 3 tháng tuổi), nhờ thuận lợi
do bệnh lý có những biểu hiện dễ nhận thấy:
tình trạng vàng da kéo dài khác với vàng da sinh
lý, vàng da nằm trong bệnh cảnh của tình trạng
suy tế bào gan và tăng rất cao NH3 máu do gan
là cơ quan duy nhất trong cơ thể có thể chuyển
hóa NH3 thành urê. Tình trạng suy gan và tổn
thương tế bào gan làm tăng nồng độ NH3 máu
và rối loạn chuyển hóa bilirubin dẫn đến tăng
bilirubin toàn phần gây vàng da. Biểu hiện lâm
sàng ở hai bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi là rất điển hình theo y văn, khi cả hai
bệnh nhân được nhập viện từ tuyến dưới với
tình trạng vàng da, suy gan không giải thích
được. Những biểu hiện của hai bệnh nhân giống
với mô tả trong nghiên cứu của Nguyễn Phạm
Anh Hoa và cộng sự (2012) về tình trạng bệnh lý
do thiếu hụt citrin(5). Từ những gợi ý ban đầu về
các biểu hiện bệnh lý về gan mật, bệnh nhân
được chẩn đoán rối loạn chu trình urê và xét
nghiệm định lượng acid amin máu đã chỉ rõ sự
tăng bất thường nồng độ citrulline máu (Bảng 3).
Đối chiếu biểu hiện lâm sàng và cận lâm
sàng ở hai bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi, định hướng chẩn đoán nghĩ nhiều tới
vàng da tại gan do thiếu hụt citrin ở trẻ sơ sinh
(nồng độ citrullin chưa vượt quá 1000 µmol/L).
Định hướng này gợi ý chẩn đoán di truyền học
nhằm phát hiện đột biến gene SLC25A13. Kết
quả giải trình tự gen cho thấy cả hai bệnh nhân
đều có đột biến gen SLC25A13 thể đồng hợp tử
I/I(851del14/851del14). Trong nhiên cứu của
Nguyễn Phạm Anh Hoa và cộng sự (2012), tỷ lệ
đột biến SLCA13 thể đồng hợp tử
I/I(851del14/851del14) chiếm ưu thế với 18/22
bệnh nhân. Ngoài tăng citrullin máu, ở cả hai
bệnh nhân đều tăng methionin, tyrosin và
threonin trong máu, ghi nhận này giống với
nghiên cứu của Ngu cộng sự, Hutchin và cộng
sự(4,11). Điều này có thể do methionin và threonin
là hai acid amin được chuyển hóa mạnh ở gan,
trong trường hợp chức năng gan giảm sẽ làm
tăng nồng độ các acid amin này trong máu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
37
Qua năm trường hợp bệnh lý citrullinemia,
có thể thấy xét nghiệm định lượng acid amin có
giá trị trong định hướng, phân loại chẩn đoán
bệnh. Từ đó, bác sỹ lâm sàng có thể chỉ định xét
nghiệm xác định đột biến gen một cách phù hợp.
KẾT LUẬN
Các biểu hiện lâm sàng cùng với mức độ
tăng citrullin máu giúp định hướng chẩn đoán
citrullinemia typ I hay typ II. Mức citrullin máu
tăng trên 1000 umol/L cùng với sự tăng cao
orotic nước tiểu giúp khẳng định chẩn đoán
citrullinemia typ I. Sự tăng citrullin không quá
cao kết hợp với các biểu hiện lâm sàng vàng da ứ
mật ở trẻ nhỏ giúp định hướng phân tích đột
biến gen SLCA 13 để chẩn đoán xác định thiếu
citrin (citrullinemia typ II).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brian K, Summar L., et al. (2013). "The incidence of urea cycle
disorders." Molecular genetics and metabolism110(1): 179-180.
2. Engel K., et al. (2009). "Mutations and polymorphisms in the
human argininosuccinate synthetase (ASS1) gene." Human
mutation30(3): pp. 300-307.
3. Häberle J., et al. (2003). "Mild citrullinemia in Caucasians is an
allelic variant of argininosuccinate synthetase deficiency
(citrullinemia type 1)." Molecular genetics and metabolism80(3):
pp. 302-306.
4. Hutchin T., et al. (2009). "Neonatal intrahepatic cholestasis
caused by citrin deficiency (NICCD) as a cause of liver disease
in infants in the UK." Journal of inherited metabolic disease 32(1):
pp.151-155.
5. Nguyễn Phạm Anh Hoa, “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và theo dõi sau điều trị bệnh thiếu citrin ở trẻ
em”,Nhi-tiêu hóa 2012, Trường Đại Học Y Hà Nội: Hà Nội. pp.
65-96.
6. N. Packer. and Cooper C (2001). "Amino acid analysis
protocols." Methods in molecular biology (ISSN 1940-6029 159.
7. Organic acid analysis.In: Hormmes FA, ed.Techniques in
diagnostic human biochemical genetics.A Laboratory
Manual,N.Y.: Wiley-Liss, 1991:pp.143-76.
8. Quinonez S. and Thoene J (2004). "Citrullinemia type I".
In: Pagon RA, Adam MP, Ardinger HH, Wallace
SE, Amemiya A, Bean LJH, Bird TD, Ledbetter N, Mefford
HC, Smith RJH, Stephens K, editors. GeneReviews
(Internet). Seattle (WA): University of Washington, Seattle.
9. Fernandes J., Inborn Metabolic Diseases: Diagnosis and
Treatment. 4 ed. 2006: Physica-Verlag. pp. 221-250
10. Scriver C., et al. (2012). Physician’s guide to the laboratory
diagnosis of metabolic diseases, Springer Science & Business
Media.
11. Zabedah Y, Ngu H., et al. (2010). "Neonatal intrahepatic
cholestasis caused by citrin deficiency (NICCD) in three Malay
children." The Malaysian journal of pathology32(1): pp.53.
Ngày nhận bài báo: 07/04/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/04/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- benh_tang_citrullin_mau_kinh_nghiem_tu_nam_benh_nhi.pdf