Tài liệu Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Hiệu quả chương trình phục hồi chức năng tại nhà: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 82
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH: HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI NHÀ
Lê Thu Hương*, Đỗ Thị Tường Oanh **, Phạm Đình Ngân Thanh***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh lý hô hấp phổ biến, nguy hiểm với tần
suất nhập viện và tử vong cao. Trong chiến lược điều trị bệnh, phục hồi chức năng hô hấp (PHCNHH) là được
chứng minh là hiệu quả, giúp giảm số đợt cấp và tần suất nằm viện. PHCNHH tại nhà giúp giảm gánh nặng chi
phí cho cả xã hội và gia đình.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương pháp phục hồi chức năng tại tại nhà
cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: 39 bệnh nhân (BN) hoàn thành chương trình PHCNHH tại nhà.
Các BN thỏa tiêu chuẩn được chọn vào thuận tiện và theo nhu cầu của BN (trung bình tuổi 65,1 ± 10,6; trung
bình FEV1 42,6% ± 14,7%). Chương trình gồm ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Hiệu quả chương trình phục hồi chức năng tại nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 82
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH: HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI NHÀ
Lê Thu Hương*, Đỗ Thị Tường Oanh **, Phạm Đình Ngân Thanh***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh lý hô hấp phổ biến, nguy hiểm với tần
suất nhập viện và tử vong cao. Trong chiến lược điều trị bệnh, phục hồi chức năng hô hấp (PHCNHH) là được
chứng minh là hiệu quả, giúp giảm số đợt cấp và tần suất nằm viện. PHCNHH tại nhà giúp giảm gánh nặng chi
phí cho cả xã hội và gia đình.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương pháp phục hồi chức năng tại tại nhà
cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: 39 bệnh nhân (BN) hoàn thành chương trình PHCNHH tại nhà.
Các BN thỏa tiêu chuẩn được chọn vào thuận tiện và theo nhu cầu của BN (trung bình tuổi 65,1 ± 10,6; trung
bình FEV1 42,6% ± 14,7%). Chương trình gồm có 3 thành phần chính: tập thở, tập sức bền, tập sức mạnh. Giáo
dục sức khỏe cá nhân hoặc nhóm nhỏ được thực hiện 2 lần ở những lần tái khám. Hết tuần thứ 8, BN được hẹn
đến bệnh viện để tiến hành lượng giá cuối đợt.
Kết quả: Không có biến cố nào xảy do chương trình PHCNHH tại nhà. Khoảng cách đi bộ 6 phút (KC6),
mức độ khó thở Borg, chất lượng cuộc sống CAT và hoạt động chức năng London Chest Activity of Daily Living
cải thiện có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với trước can thiệp. Tỉ lệ bệnh nhân đạt mức cải thiện tối thiểu có ý
nghĩa về lâm sàng đối với KC6, Borg lúc nghỉ, Borg sau gắng sức, CAT và LCADL sau can thiệp lần lượt là
56,4%, 56,4%, 66,7%, 64,1% và 20,5%.
Kết luận: Chương trình PHCNHH tại nhà trong 8 tuần cho bệnh nhân BPTNMT hoàn toàn khả thi và
mang lại hiệu quả đáng kể.
Từ khoá: phục hồi chức năng hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khoảng cách đi bộ 6 phút
ABSTRACT
CHRONIC OBSTRUCTIVE PNEUMONARY DISEASE: EFFECTIVENESS OF HOME-BASED
PULMONARY REHABILITATION PROGRAM
Le Thu Huong, Do Thi Tuong Oanh, Pham Dinh Ngan Thanh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 82-87
Background: Chronic obstructive pulmonary disease (COPD) is a common respiratory disease with a high
incidence of hospitalizations and death. In the management strategy, pulmonary rehabilitation (PR) has been
shown to be effective, reducing exacerbations and hospitalization. Home-based PR helps reduce economic burden.
Objective: Evaluate the effect and feasibility of home-based pulmonary rehabilitation for COPD patients.
Method: 39 patients completed home-based PR program. Patients who met the criteria were selected
conveniently and according to their preferences (mean age 65.1 ± 10.6, mean FEV1 42.6% ± 14.7%). The home-
based PR program consists of three main components: breathing exercise, endurance training, strength training.
Individual or group health education was conducted twice during follow-up visits. At the end of week 8, the
* Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi Chức năng TP. Hồ Chí Minh
** Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh *** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSCK1 Lê Thu Hương ĐT: 0768959642 Email: bsthuhuongle@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 83
patient is scheduled to go to the hospital for final evaluation.
Result: No incident occurred that was attributed to home-based program at home. 6 minutes walk test
(6MWT), Borg scale, CAT and London Chest Activity of Daily Living significantly improved (p <0.001) after
completing the program. The percentage of patients achieving minimal clinically important differences for
6MWT, resting Borg, post-exercise Borg, CAT and LCADL after intervention were 56.4%, 56.4%, 66, 7%,
64.1% and 20.5%.
Conclusion: Home-based PR program is significantly effective and feasible.
Key words: pulmonary rehabilitation, chronic obstructive pulmonary disease, 6 minutes walk test
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là
một bệnh khá phổ biến trong dân số trung niên
và lớn tuổi ở Việt Nam và trên thế giới. Tỷ lệ
mắc BPTNMT trên thế giới ở người từ 30 tuổi trở
lên năm 2010 là 11,7%(1) Tỷ lệ mắc BPTNMT
chung toàn quốc ở người từ 40 tuổi trở lên năm
2007 là 4,2%(10). BPTNMT đứng thứ 3 trong các
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu(5).
Theo khuyến cáo điều trị của GOLD 2017
ngoài sử dụng thuốc còn bao gồm phần phục
hồi chức năng với các bằng chứng cho thấy
khả năng giảm mức độ khó thở, cải thiện khả
năng gắng sức và nâng cao chất lượng cuộc
sống, với mức độ chứng cứ A. Phục hồi chức
năng hô hấp (PHCNHH) còn giúp giảm số đợt
cấp và tần suất nằm viện(13). Tuy nhiên số bệnh
nhân (BN) tiếp cận với chương trình lại không
nhiều. Theo thống kê ở một số nước phát triển,
BN đến các cơ sở PHCNHH chỉ chiếm khoảng
5% số BN BPTNMT có thể hưởng lợi từ
chương trình(6). Tỉ lệ BN tham gia đến cuối
chương trình chỉ chiếm 40%(5). Vì thế, nhiều
tác giả đề xuất mô hình PHCNHH tại nhà để
giúp khắc phục vấn đề trên.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu không nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 5 năm
2018, 64 BN BPTNMT từ 40 tuổi trở lên đang
khám ngoại trú, điều trị ổn định ít nhất 3
tháng tại bệnh viện quận 11 được mời tham
gia nghiên cứu. Trong số đó, 47 BN tham gia
chương trình, thỏa các tiêu chuẩn: triệu chứng
hô hấp mạn tính (ho, khó thở, khạc đàm), tiếp
xúc yếu tố nguy cơ (khói thuốc lá, khói bếp
hoặc khói từ chất đốt, bụi và hóa chất trong
khi làm việc) có FEV1/FVC sau GPQ <,0.7 và
FEV1 sau GPQ <80% giá trị dự đoán.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các BN có đợt cấp BPTNMT trong vòng 8
tuần gần đây, đã tham gia chương trình
PHCNHH trước đó hoặc có 1 trong số các
bệnh đi kèm sau: suy tim, rối loạn tâm thần,
bệnh cơ thần kinh hoặc chỉnh hình, cơ xương
khớp làm hạn chế di chuyển hoặc các bệnh
không ổn định về lâm sàng như bệnh tim thiếu
máu cục bộ, tâm phế cấp, cao áp phổi, ung thư
di căn, suy thận, đái tháo đường khó trị, lao
phổi tiến triển (Hình 1).
Lượng giá ban đầu
Ghi nhận bệnh sử, chế độ điều trị hiện tại,
tình trạng hút thuốc lá hiện tại, các bệnh kèm,
khám lâm sàng, sinh hiệu, cân nặng chiều cao
BMI, XQ phổi, hô hấp ký, điện tim và siêu âm
Doppler nếu cần, tình trạng chức năng hiện tại
(các hoạt động sinh hoạt hàng ngày bao gồm tự
chăm sóc như ăn uống, thay quần áo, đi lại, làm
việc nhà), khó khăn gặp phải khi thay đổi
hành vi (vấn đề về môi trường, gia đình, tài
chính), tâm lý của BN về tình trạng bệnh hiện
tại. BN được đo lường các biến số của nghiên
cứu trước khi can thiệp như khoảng cách đi bộ 6
phút (KC6), thang điểm CAT, thang điểm Borg,
thang điểm LCADL.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 84
Hướng dẫn cách tập luyện tại bệnh viện
Giáo dục sức khoẻ
Chúng tôi thực hiện 2 buổi giáo dục sức
khỏe vào tuần thứ 1 và tuần thứ 5 khi BN đến tái
khám. Nội dung bao gồm:
Buổi 1
Các kiến thức chung về bệnh, các can thiệp
PHCNHH (vận động trị liệu và vật lý trị liệu
hô hấp).
Buổi 2
Cách sử dụng thuốc đúng cách và các vấn đề
sống chung với bệnh phổi mạn tính (nhận diện
cơn cấp, đối phó với stress, dinh dưỡng).
Hình 1: Lược đồ sự tham gia của các BN trong thời gian nghiên cứu
BN tự luyện tập tại nhà
Chương trình gồm có 3 thành phần chính.
Tập cách thở với 3 bài tập là thở chu môi, thở
bụng (thở cơ hoành) và thở theo nhịp bước đi.
Đối với tập vận động (sức bền), BN đi bộ trong
nhà hoặc đường vắng, công viên gần nhà.
Chương trình vận động tại nhà như sau: BN đi
bộ 40 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần.
Cường độ đi bộ từ từ tăng tiến và được BN tự
điều chỉnh để đạt đến mức gắng sức mục tiêu
bao gồm nhịp tim 70% nhịp tim tối đa, thang
điểm khó thở Borg từ 4 - 6. BN được khuyến
khích tăng thời gian hoạt động sinh hoạt hàng
ngày như đi chợ/siêu thị, đi dạo tới mức
gắng sức (đã được tư vấn, quan sát trước). Về
tập đề kháng (sức mạnh), BN tập đề kháng chi
trên với tay là nâng vật nặng 0,5 – 2kg (tận
dụng chai nước 500mL) sử dụng khớp khuỷu
và khớp vai, thực hiện 10 lần mỗi bên, đề
kháng chi dưới với bài tập đứng lên ngồi
xuống ghế được thực hiện lặp lại 20 lần. BN
thực hiện tại nhà 3 ngày trong tuần.
Theo dõi và lượng giá
BN sẽ được trang bị đồng hồ đếm bước chân
hiệu Miband 2, được cài đặt ứng dụng theo dõi
trên điện thoại (cho những BN hoặc người nhà
Tiếp cận, đề nghị vào NC (n=64)
Từ chối (n=17)
Cảm thấy bệnh gây ảnh hưởng quá nặng đến vận động (n=6)
Cảm thấy bệnh không ảnh hưởng gì tới cuộc sống (n=3)
Không có thời gian (n=1)
Chương trình PHCNHH gây xáo trộn cuộc sống (n=1)
Đau mỏi hạn chế di chuyển (n=3)
Đã tham gia chương trình PHCNHH từ trước (n=1)
Nguyên nhân khác, không xác định (n=2)
Bắt đầu chương trình phục hồi chức năng hô hấp (n=47)
Ngưng (n=8)
Có đợt cấp hoặc sức khỏe xấu đi (n=5)
Thiếu động lực, bỏ cuộc (n=2)
Tử vong (n=1)
Hoàn thành, lượng giá cuối đợt (n=39)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 85
có điện thoại thông minh) và hướng dẫn cách sử
dụng. Hàng ngày BN theo dõi thông tin quãng
đường đi bộ đạt được qua đồng hồ và ghi nhận
lại trong một quyển sổ. BN mang đến cho nhóm
nghiên cứu vào các đợt tái khám (mỗi 2 tuần).
Mỗi đợt tái khám, chúng tôi đều kiểm tra sự
tuân thủ tập luyện của BN, hỏi thăm khó khăn
và khuyến khích BN về các thành quả đạt được.
Nhóm nghiên cứu cũng gọi điện thoại hoặc đến
nhà 2 – 3 lần trong đợt nghiên cứu để nhắc nhở
và động viên. Những người bệnh cùng nhóm trị
liệu có thể xem quá trình tập của người khác để
tạo động lực. Tuần thứ 5 chúng tôi sơ kết lại
thành quả BN đạt được. Hết tuần thứ 8, BN
được hẹn đến bệnh viện để tiến hành lượng giá
cuối đợt. Các kết quả này được so sánh với kết
quả ban đầu. Kết thúc can thiệp khi BN hoàn
thành 8 tuần chương trình PHCNHH hoặc khi
BN tử vong / nhập viện vì đợt cấp khó thở hoặc
do bệnh lý khác.
KẾT QUẢ
Bảng1: Các chỉ số cơ bản của các BN trong mẫu
nghiên cứu
Đặc tính Tần số (%)
Nam 39 (100)
Tuổi (năm)
a
65,1 ± 10,6
Cân nặng (kg)
a
52,8 ± 10,1
Chiều cao (m)
a
1,63 ± 0,06
BMI (kg/m
2
)
a
19,7 ± 3,2
Hút thuốc lá (gói-năm)
a
49 ± 35,4
Không hút thuốc lá 0 (0)
Đã ngưng hút thuốc lá 33 (84,6)
Đang hút thuốc lá 6 (15,4)
Số bệnh đồng mắc:
Không có bệnh đồng mắc 17 (43,6)
1 bệnh đồng mắc 16 (41)
2 bệnh đồng mắc 4 (10,3)
3 bệnh đồng mắc 2 (5,1)
FEV1 (% GTDĐ)
a
42,6 ± 14,7
FEV1/FVC (%)
a
45,9 ± 8,4
Điều trị
ICS+LABA 37 (94,87)
LAMA 2 (5,13)
SABA+SAMA 39 (100)
Theophylline 10 (25,64)
Erythromycin 6 (15,38)
a trung bình ± độ lệch chuẩn
Các chỉ số cơ bản của các BN trong mẫu
nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1. Trong
39 BN nghiên cứu, độ tuổi 60-69 tuổi chiếm đa số
(51,3%). Xét theo mức độ tắc nghẽn theo GOLD
2017, độ nặng của các BN được phân bố như
sau: 2,6% có mức độ tắc nghẽn nhẹ (GOLD I),
20,5% có mức độ tắc nghẽn trung bình (GOLD
II), 56,4% có mức độ tắc nghẽn nặng (GOLD III)
và 20,5% ở GOLD IV với mức độ tắc nghẽn rất
nặng. 41% số BN có 1 bệnh đồng mắc, với bệnh
tim mạch (chủ yếu là tăng huyết áp) chiếm đa
số. Số BN có chỉ số BMI trong giới hạn bình
thường chiếm 64,1%, không có BN thừa cân. Số
BN suy dinh dưỡng (BMI < 18,5 kg/m2) chiếm
35,9%, trong đó số BN suy dinh dưỡng độ 3
(BMI < 16 kg/m2) chiếm đến 12,8%. Xét về phân
nhóm theo nguy cơ và số đợt cấp, các BN có
nhiều triệu chứng chiếm đến 74,4%, trong đó BN
thuộc nhóm B nhiều nhất (43,6%) sau đó là
nhóm D (30,8%). BN có ít triệu chứng chiếm
25,6%, trong đó BN thuộc nhóm A chiếm 20,5%,
BN thuộc nhóm C chỉ có 5,1%. Xét về nguy cơ,
nhóm BN ít đợt cấp ưu thế hơn với 64,1%, còn
nhóm BN nhiều đợt cấp chiếm 35,9%. Số đợt cấp
trung bình, cần sử dụng kháng sinh trong một
năm của các BN dao động từ 0 đến 5 lần. Số đợt
cấp cần nhập viện trong vòng một năm qua của
các BN trong khoảng 0 – 6 lần. Đặc biệt 2/39 BN
có đến 6 lần nhập viện trong năm.
KC6 ở các BN BPTNMT trước nghiên cứu
(310,72 ± 97,42) và sau nghiên cứu (373,62 ± 85,5)
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) (biểu đồ
1). Sự cải thiện trung bình KC6 của mẫu nghiên
cứu là 62,9 ± 42m. Sau 8 tuần thực hiện chương
trình PHCNHH tại nhà, các chỉ số về mức độ
khó thở (Borg), chất lượng cuộc sống (CAT) và
hoạt động chức năng (LCADL) đều cải thiện có ý
nghĩa thống kê. Kết quả được trình bày trong
bảng 2 và bảng 3.
Số lượng bệnh nhân không hoàn thành
chương trình PHCNHH là 8/47, (chiếm 17,02%).
Trong đó, 1 ca nhập viện do tăng huyết áp, 1 ca
tử vong và 4 ca có đợt cấp BPTNMT phải nhập
viện. Khi hỏi ý kiến của bác sĩ hô hấp làm việc tại
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 86
Phòng khám Hô hấp Bệnh viện Quận 11, các bác
sĩ nhận định những biến cố nêu trên không phải
có nguyên nhân từ chương trình PHCNHH.
Bảng 2: Phân tích so sánh trước và sau can thiệp
Trước can
thiệp
Sau can
thiệp
KTC 95% P value
Borg lúc nghỉ 1,85 ± 1,16 1,08 ± 0,77 0,51 –
1,03
< 0,001
Borg sau
gắng sức
4,79 ± 1,72 3,51 ± 1,19 0,93 –
1,64
< 0,001
CAT 14 ± 7 11,1 ± 5,4 1,8 – 4 < 0,001
LCADL 42 ± 6,5 40 ± 6,4 1,5 – 2,9 < 0,001
Bảng 3: Tỉ lệ đạt mức khác biệt tối thiểu có ý nghĩa về
lâm sàng
Đạt Không đạt
Khoảng cách đi bộ
6 phút
56,4% 43,6%
Borg lúc nghỉ 56,4% 43,6%
Borg sau gắng sức 66,7% 33,3%
CAT 64,1% 35,9%
LCADL 20,5% 79,5%
Biểu đồ 1: Khoảng cách đi bộ 6 phút trung bình
trước và sau can thiệp (bên trái: trước can thiệp, bên
phải: sau can thiệp)
BÀN LUẬN
KC6 trung bình của các bệnh nhân
BPTNMT trong mẫu nghiên cứu vào lúc trước
can thiệp là 310,72 ± 97,42. Quãng đường này
thấp hơn so với nhiều nghiên cứu tương tự
được tìm thấy. Ở một số nghiên cứu tại Việt
Nam, nghiên cứu của Đỗ Thị Tường Oanh và
cs(3) có KC6 trung bình là 391,58m ±72,49m, còn
kết quả của Nguyễn Viết Nhung và cs(11) là
393,68m ± 79,49m. Trong khi đó ở nước ngoài,
KC6 của bệnh nhân BPTNMT trong nghiên
cứu của Oh EG và cs(12) là 350,7m ± 59,42m và
trong nghiên cứu của Grosbois và cs(4) là
328,9m ± 163m. Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của
kỹ thuật lên kết quả KC6 trong bài báo cáo của
Holland và cs(6), chúng tôi nhận thấy các yếu tố
có thể làm cho kết quả của chúng tôi hơi nhỏ
hơn các nghiên cứu khác như hành lang của
chúng tôi ở trong nhà (có thể làm giảm khoảng
cách 4m) và không được thoải mái (hơi hẹp và
có chút cản trở), chúng tôi yêu cầu bệnh nhân
đi được quãng đường nhiều nhất có thể thay
vì đi nhanh nhất có thể (có thể làm giảm
khoảng cách 54m). KC6 tìm thấy ở người châu
Á (Việt Nam, Hàn Quốc) không khác biệt
nhiều so với người châu Âu (Pháp). Điều này
khác với suy nghĩ chủng tộc và lối sống hoạt
động nhiều giúp người châu Âu có quãng
đường đi bộ 6 phút nhiều hơn. Tuy nhiên,
cũng có thể đây chỉ là một vài nghiên cứu nên
chưa đại diện được số liệu của dân số và
chúng tôi cũng không tính toán tương quan
nên không thể đưa ra được kết luận.
Tất cả các nghiên cứu chúng tôi tìm thấy, bao
gồm một nghiên cứu hệ thống phân tích
gộp(1,2,4,9) đều cho thấy chương trình PHCNHH
tại nhà có hiệu quả có ý nghĩa thống kê. Nghiên
cứu của chúng tôi cũng cho thấy hiệu quả của
chương trình so với mức nền trước khi can thiệp.
KC6 tăng trung bình 62,9m ± 42m trên tổng số
bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu. Kết quả này
cũng tương đồng với kết quả trong nghiên cứu
của Grosbois và cs(4) (328,9m ± 163m trước
nghiên cứu và 394,7m ± 172,6m sau nghiên cứu),
và cao hơn so với trong nghiên cứu của Oh EG
và cs(12) (ΔD = 40,61m ± 35,73m) mặc dù KC6 nền
của các bệnh nhân BPTNMT Hàn Quốc này cao
hơn so với nghiên cứu của chúng tôi hay của
Grosbois và cs. Chúng tôi cho rằng nghiên cứu
của Oh và cs được can thiệp bởi điều dưỡng có
thể làm giảm sự tuân thủ của bệnh nhân, đồng
thời chương trình tập luyện vận động của
nghiên cứu không cố định và tùy thuộc nhiều
vào lựa chọn của bệnh nhân.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 87
HẠN CHẾ ĐỀ TÀI
BN không được chọn ngẫu nhiên mà dựa
trên sự thuận tiện và sự lựa chọn theo nhu cầu
của người bệnh. Nghiên cứu không có nhóm
chứng hay nhóm can thiệp tại viện nên mức độ
chứng cứ không cao. Số ca bệnh còn khá khiêm
tốn. Đề tài can thiệp tập trung vào luyện tập vận
động và giáo dục sức khỏe mà thiếu các thành
phần khác của chương trình phcnhh. Nghiên
cứu không có điều kiện đánh giá lợi ích dài hạn
của can thiệp.
KẾT LUẬN
Chương trình PHCNHH tại nhà trong 8 tuần
an toàn, khả thi và mang lại hiệu quả cho bệnh
nhân BPTNMT. Cần có thời gian theo dõi lâu
hơn để đánh giá tính bền vững của tuân thủ
chương trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adeloye D, Chua S, Lee C, Basquill C, Papana A et al (2015).
"Global and regional estimates of COPD prevalence:
Systematic review and meta-analysis". J Glob Health,
5(2):pp.020415.
2. Dias FD, Sampaio LM, da Silva GA, Gomes EL et al (2013).
"Home-based pulmonary rehabilitation in patients with
chronic obstructive pulmonary disease: a randomized clinical
trial". Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 8: pp. 537-544.
3. Đỗ Thị Tường Oanh (2009). "Phục hồi chức năng hô hấp ở
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính qua chương trình
phối hợp", Luận án Tiến sĩ Y học ngành Hô hấp, Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh.
4. Grosbois JM, Gicquello A, Langlois C, Le Rouzic O, Bart F, et al
(2015). "Long-term evaluation of home-based pulmonary
rehabilitation in patients with COPD". Int J Chron Obstruct
Pulmon Dis, 10: pp. 2037-44.
5. Hogg L, Garrod R, Thornton H, McDonnell L, Bellas H et al
(2012). "Effectiveness, attendance, and completion of an
integrated, system-wide pulmonary rehabilitation service for
COPD: prospective observational study". Copd, 9 (5):pp. 546-54.
6. Holland AE, Mahal A, Hill CJ, Lee AL, Burge AT, et al (2013).
"Benefits and costs of home-based pulmonary rehabilitation in
chronic obstructive pulmonary disease - a multi-centre
randomised controlled equivalence trial". BMC Pulm Med,
13(57):pp. 57.
7. Holland AE, Spruit MA, Troosters T, Puhan MA et al. (2014).
"An official European Respiratory Society/American Thoracic
Society technical standard: field walking tests in chronic
respiratory disease". European Respiratory Journal, 44(6):pp.1428-1446.
8. Maltais F, Bourbeau J, Shapiro S, Lacasse Y, Perrault H et al
(2008). "Effects of home-based pulmonary rehabilitation in
patients with chronic obstructive pulmonary disease: a
randomized trial". Ann Intern Med, 149 (12): pp. 869-78.
9. Neves LF, Reis MH, Gonçalves TR (2016). "Home or
community-based pulmonary rehabilitation for individuals
with chronic obstructive pulmonary disease: a systematic
review and meta-analysis". Cadernos de Saúde Pública, pp.32.
10. Nguyễn Thị Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung và cs
(2010). "Nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh phổi phế quản tắc
nghẽn mãn tính ở Việt Nam". Tạp chí Y học thực hành,
704(2):pp.8-11.
11. Nguyễn Viết Nhung, Vân Đào Bích, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn
Thị Phương Anh, Phạm Thị Bích Diệp et al. (2010). "Hiệu quả
điều trị phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân COPD tại
bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Trung Ương". Tạp chí Y học thực
hành, 704(2):pp. 48-52.
12. Oh EG (2003). "The effects of home-based pulmonary
rehabilitation in patients with chronic lung disease".
International journal of Nursing Studies, 40(8): pp. 873–879.
13. Spruit MA, Singh SJ, Garvey C, ZuWallack R, Nici L et al
(2013). "An official American Thoracic Society/European
Respiratory Society statement: key concepts and advances in
pulmonary rehabilitation". Am J Respir Crit Care Med,
188(8):pp.e13-64.
14. WHO (2017). Top 10 causes of death. [cited 2017 March 1];
Available from:
ath/top_10/en/.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- benh_phoi_tac_nghen_man_tinh_hieu_qua_chuong_trinh_phuc_hoi.pdf