Tài liệu Bệnh nhiễm trùng rhm: TTĐT – BD CB Y TẾ
BM SKRM
Bs. DƯƠNG MINH PHƯƠNG
Chuyên Khoa I RHM
Trang 1
BỆNH NHIỄM TRÙNG RHM
MỤC ĐÍCH:
Giới thiệu một số bệnh nhiễm trùng của răng hàm mặt.
YÊU CẦU:
Học viên liệt kê được các bệnh nhiễm trùng răng hàm mặt.
I.BỆNH VIÊM NHIỄM NGUYÊN NHÂN DO RĂNG:
Đa số các bệnh nhiễm trùng vùng hàm mặt là do răng bị sâu sau đó tiến triễn
thành tủy thối hoặc viêm quanh chóp cấp tính hay mãn tính, khi có mủ ở chóp răng nó
thoát ra theo ba đường: ống tủy, màng nha chu, xương ổ răng ở trường hợp này mủ có
thể vào đến xương hàm. Vì vậy trường hợp viêm nha chu hoặc tai biến mọc răng khôn
mủ cũng có thể vào màng xương rồi xuyên qua xương vào phầm mềm gây ra nhiễm
trùng ở mô tế bào lỏng lẻo hoặc viêm cốt tủy. Đối với các răng sữa vì chân răng ngắn
nên ít khi gây ra viêm ở mô tế bào lỏng lẻo.
I.I.Viêm mô tế bào [Cellulitis]:
Mô tế bào là loại mô liên kết lỏng lẻo, nếu bị viêm nó lan tỏa ở mô mềm chứ
không giới hạn như abces. Viêm có thể tụ tại chỗ hay la...
9 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh nhiễm trùng rhm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TTĐT – BD CB Y TẾ
BM SKRM
Bs. DƯƠNG MINH PHƯƠNG
Chuyên Khoa I RHM
Trang 1
BỆNH NHIỄM TRÙNG RHM
MỤC ĐÍCH:
Giới thiệu một số bệnh nhiễm trùng của răng hàm mặt.
YÊU CẦU:
Học viên liệt kê được các bệnh nhiễm trùng răng hàm mặt.
I.BỆNH VIÊM NHIỄM NGUYÊN NHÂN DO RĂNG:
Đa số các bệnh nhiễm trùng vùng hàm mặt là do răng bị sâu sau đó tiến triễn
thành tủy thối hoặc viêm quanh chóp cấp tính hay mãn tính, khi có mủ ở chóp răng nó
thoát ra theo ba đường: ống tủy, màng nha chu, xương ổ răng ở trường hợp này mủ có
thể vào đến xương hàm. Vì vậy trường hợp viêm nha chu hoặc tai biến mọc răng khôn
mủ cũng có thể vào màng xương rồi xuyên qua xương vào phầm mềm gây ra nhiễm
trùng ở mô tế bào lỏng lẻo hoặc viêm cốt tủy. Đối với các răng sữa vì chân răng ngắn
nên ít khi gây ra viêm ở mô tế bào lỏng lẻo.
I.I.Viêm mô tế bào [Cellulitis]:
Mô tế bào là loại mô liên kết lỏng lẻo, nếu bị viêm nó lan tỏa ở mô mềm chứ
không giới hạn như abces. Viêm có thể tụ tại chỗ hay lan tỏa khắp mô tế bào ở vùng
mặt. Nguyên nhân thường do răng bị tủy thối vì sâu hoặc chấn thương tạo nên các
sang thương quanh chóp gốc răng như u hạt, abces, u nang hoặc do viêm quanh thân
răng lúc mọc răng khôn, viêm nha chu, sang chấn. Không có loại vi trùng đặc biệt nào
gây ra viêm mô tế bào mà là tất cả loại vi trùng thường gặp trong miệng như tụ cầu,
liên cầu, xoắn trùng, vi trùng kỵ khí. Mô tế bào bị viêm khi bị mủ xâm nhập trực tiếp,
hoặc do độc tố của vi khuẩn, hoặc do nhiễm trùng lan truyền qua đường bạch huyết.
Có thể phân ra viêm mô tế bào tụ và lan tỏa.
I.I.1.Viêm mô tế bào tụ:
Thường gặp nhất có các thể bệnh cấp tính, bán cấp, mạn tính và hoại thư.
I.I.1.a.Viêm cấp tính:
+Viêm có huyết thanh: [viêm mô tế bào mọng] là giai đoạn đầu tiên của viêm
mô tế bào tụ, có rối loạn tuần hoàn [co mạch, giãn mạch] và thoát huyết thanh.
Triệu chứng lâm sàng:
-Triệu chứng toàn thân không rõ ràng.
-Triệu chứng tại chỗ: sưng che lấp các rãnh và lõm trên mặt, mặt sưng nhiều
hay ít tùy vị trí răng nguyên nhân và độc tính loại vi khuẫn, da căng bóng, sờ hơi nóng,
đỏ ít, không đau lắm, không in dấu ngón tay.
Chẩn đoán:
TTĐT – BD CB Y TẾ
BM SKRM
Bs. DƯƠNG MINH PHƯƠNG
Chuyên Khoa I RHM
Trang 2
-Xác định: dựa vào tiền sử bệnh có răng đau
-Phân biệt: viêm do đinh râu, sang chấn do dị vật xuyên qua niêm mạc, viêm
xương hàm, viêm hạch
Tiến triển: khỏi sau vài ngày nếu răng nguyên nhân được điều trị hoặc tiến sang
giai đoạn có mủ.
Điều trị: chữa nội nha bảo tồn răng hoặc nhổ răng nguyên nhân tùy thể trạng
bệnh nhân và từng trường hợp cụ thể.
+Viêm tấy [phlegmon] có mủ: [viêm mô tế bào tấy] khi bệnh tiến triễn đến giai
đoạn này các triệu chứng toàn thân và tại chổ thể hiện rõ ràng hơn.
Triệu chứng:
-Toàn thân: sốt cao, mạch nhanh, nhức đầu [mủ bắt đầu gom tụ lại thì bớt sốt].
-Tại chỗ: mặt sưng tấy, da đỏ, sờ nóng, đau nhiều liên tục, không há miệng rộng
được, hơi thở hôi. Đối với hàm dưới khi răng nguyên nhân càng về phía sau tình trạng
cứng khít hàm [trismus] càng nặng, đau mất ăn mất ngủ uống thuốc cũng không đỡ
làm thể trạng suy sụp. Lúc đầu khó thấy dấu hiệu chuyển sóng biểu hiện sự tụ mủ.
Chẩn đoán:
-Xác định: dựa trên tiền sử có răng đau, vị trí khối sưng tấy có liên quan đến
răng nguyên nhân.
-Phân biệt: ở hàm dưới có thể lầm với viêm tấy vùng sàn miệng do tắt ống nước
bọt Wharton, nang nhái có mủ, viêm hạch dưới hàm. Ở hàm trên vùng răng nanh viêm
lan đến mi mắt dưới có thể nhầm với viêm túi lệ.
Tiến triễn: khi mủ thoát ra ngoài qua da hoặc niêm mạc trong miệng tạo thành
lổ dò bệnh sẽ đỡ nhưng nếu răng nguyên nhân không được chữa sẽ tái phát tiến đến
giai đoạn mãn tính. Nếu thể trạng bệnh nhân suy sụp hoặc độc tố vi trùng mạnh sẽ gây
ra những biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, viêm lan tỏa, viêm cốt tủy
Điều trị: Phối hợp điều trị toàn thân và tại chỗ. Dùng kháng sinh liều cao nên
dùng kháng sinh đồ để có loại kháng sinh hữu hiệu, chú ý nâng cao thể trạng. Giải
quyết răng nguyên nhân, đối với trường hợp tái phát nên nhổ càng sớm càng tốt. Sau
khi nhổ mặc dù một phần mủ đã thoát ra ngoài theo ổ răng một phần mủ vẫn còn đọng
lại cho nên phải rạch tháo mủ, nếu bệnh tiến triển sang vùng lân cận phải tiếp tục rạch
abces để dẫn lưu mủ. Khi bệnh kéo dài hoặc không thuyên giảm chú ý đến các nguyên
nhân như u hạt, viêm cốt tủy hàm, do răng bên cạnh răng nguyên nhân cũng bị tủy chết
hoặc những nguyên nhân gây suy nhược cơ thể.
I.I.1.b. Viêm bán cấp:
Xảy ra khi độc tính vi trùng yếu nhiễm trùng tiến triển chậm do đó cơ thể có
thời gian đề kháng. Có hai loại:
TTĐT – BD CB Y TẾ
BM SKRM
Bs. DƯƠNG MINH PHƯƠNG
Chuyên Khoa I RHM
Trang 3
-Loại một abces: sau giai đoạn viêm có huyết thanh, da sưng đỏ có khi thâm
tím, sờ hơi nóng, khối sưng có ranh giới rõ tròn, ở giữa mềm chung quanh cứng có dấu
hiệu chuyển sóng, lung lay có cảm giác vùng sưng dính vào xương. Há miệng hạn chế
khi răng nguyên nhân là răng hàm nằm gần cơ nhai. Khám trong miệng ngách hành
lang đầy lên, niêm mạc đỏ căng bóng, răng nguyên nhân đau ít hoặc vừa được nhổ vài
hôm. Không điều trị tốt sẽ vỡ mủ tạo lổ dò lõm sâu ở da và dính vào xương.
-Loại nhiều abces: cũng xuất hiện sau viêm có huyết thanh nhưng vị trí ở vùng
góc hàm và cổ, thăm dò thấy abces rất nông và da chung quanh không xơ cứng khối
sưng sờ đau, mềm, dần dần có dấu hiệu chuyển sóng sau đó vở mủ ra ngoài da, sau đó
xuất hiện abces ở vùng lân cận rồi lại vở mủ. Có trường hợp răng nguyên nhân đã nhổ
mà vẫn tiếp tục xuất hiện abces là do viêm lan từ nơi này đến nơi khác duy trì những
đường dò.
Điều trị sớm, rạch dẫn lưu tốt sẽ tránh trường hợp này.
I.I.1.c. Viêm mãn tính:
Xuất hiện sau viêm cấp hoặc bán cấp. Vùng viêm không xẹp hẳn mà gom lại
dưới da bằng ngón tay tròn không đau ranh giới rõ, di động được nhưng có cảm giác
dính vào xương, màu bình thường. Sau một thời gian có lổ dò ở da, phân biệt với viêm
hạch lao là không dính vào xương và tạo nhiều đường dò lâu lành [cần xét nghiệm lao
tố, mổ sinh thiết bạch].
Điều trị răng nguyên nhân, rạch abces đường trong miệng để tránh sẹo, nếu dò
mủ lâu phải nạo đường dò, bơm rửa, đặt dẫn lưu.
I.I.1.d.Viêm hoại thư:
Đây là tình trạng trung gian giữa viêm tụ và viêm lan tỏa, mủ hôi thối có hơi tập
trung trong một khoang của mô tế bào lỏng lẻo và có những mãnh vụn của tổ chức bị
hoại tử.
Triệu chứng: sốt cao, mệt mỏi toàn thân, khối sưng ở mặt sờ lạo sạo.
Tiến triển: điều trị không kịp thời hoặc không đầy đủ bệnh sẽ thành lan tỏa.
Điều trị: rạch thật sâu, thật rộng để dẫn lưu tốt kèm kháng sinh, nâng cao thể
trạng.
I.I.2.Viêm mô tế bào lan tỏa:
Là thể viêm có tính chất lan rộng không giới hạn đồng thời hoại tử lan rộng các
tổ chức bị viêm, đặc điểm những ngày đầu không có mủ, mủ không gom tụ ngay mà sẽ
loại ra cùng với mô hoại tử. Bệnh thường gặp sau khi viêm khớp răng cấp tính, viêm
túi nha chu hoặc sau khi nhổ răng khó, thỉnh thoảng gặp sau khi gãy xương hàm hoặc
viêm cốt tủy hàm.
Triệu chứng:
TTĐT – BD CB Y TẾ
BM SKRM
Bs. DƯƠNG MINH PHƯƠNG
Chuyên Khoa I RHM
Trang 4
Những ngày đầu triệu chứng toàn thân rất nặng rét run, sốt cao, mạch nhanh,
mê sảng, khó thở, nôn, tiêu chảy. Khối sưng tùy vị trí của vùng viêm, bệnh nhân có thể
chết sau ngày thứ 2 hoặc thứ 3 vì nhiễm độc toàn thân.
Nếu qua khỏi mủ gom tụ sau ngày thứ 5 hoặc thứ 6, sau đó thoát ra da do da bị
thủng vì hoại tử hoặc sau khi rạch, mủ ra cùng những tổ chức bị hoại tử.
Nếu lành bệnh phải cần thời gian khá lâu và để lại nhiều di chứng nặng như
viêm tắc tĩnh mạch, viêm khớp lân cận
Chẩn đoán phân biệt với viêm cốt tủy, viêm mô tế bào tụ.
Điều trị: chủ yếu bằng phẫu thuật rạch rộng và nhiều nơi để dẫn lưu, nhổ ngay
răng nguyên nhân, nâng cao thể trạng kèm phối hợp kháng sinh liều cao.
I.II. Viêm xương hàm [osteomyelitis]:
Xương hàm bị viêm do ba nguyên nhân: nguyên nhân do răng thường gặp nhất
vì vi trùng theo ống tủy xâm nhập vào giữa xương nơi không có màng xương và bạch
huyết bảo vệ, do đường máu [viêm cốt tủy] và ít gặp hơn là do sự tiếp cận như trong
viêm nha chu, viêm quanh răng trong khi mọc răng khôn, viêm mô tế bào vì xương
hàm có màng xương dày che chở rất tốt. Ngoài các bệnh toàn thân hoặc gãy hàm cũng
là yếu tố thuận lợi. Bệnh thường gặp ở hàm dưới vì động mạch răng dưới nằm rất gần
chóp răng [răng 8 răng 5] và lại là động mạch tận cùng do đó dễ bị ảnh hưởng của các
nhiễm trùng chóp gốc và nhiễm trùng dễ lan rộng, khác với hàm trên các động mạch
phong phú hơn và không phải là tận cùng nên vi trùng khó tập trung và dễ bị tiêu diệt,
nhưng nếu xương hàm trên bị viêm thì rất nặng có thể lan nhanh chóng đến các xương
sọ và xương mặt để lại nhưng tổn thương vĩnh viễn. Không có vi trùng đặc hiệu mà
thường là phối hợp nhiều loại vi trùng.
Triệu chứng:
Sốt cao ớn lạnh mệt lã, đau nhức răng dử dội lan tỏa khắp xương hàm, vùng má
sưng to da đỏ hồng, sờ cảm thấy xương dày u thêm và đau, trong miệng có nhiều răng
lung lay có triệu chứng của viêm khớp răng, có thể bị cứng hàm.
Tiến triển:
Sau đó mủ thoát ra ngoài theo lỗ dò ở da hoặc niêm mạc, lúc này tổng trạng có
vẻ tốt hơn nhưng ngay cả khi răng nguyên nhân đã được nhổ khối sưng vẫn không
thuyên giảm. Dùng thám châm đi theo đường dò cảm thấy miếng xương chết bên trong
rung rinh và chỉ khi nó được rút ra bệnh mới thuyên giảm.
Điều trị:
-Nhổ răng nguyên nhân nhưng không nhổ các răng lân cận dù có lung lay, cho
kháng sinh sớm nhiều và lâu, phối hợp an thần và bồi bổ thể trạng.
-Rạch abces tránh tình trạng tạo thành lổ dò.
-Theo dõi lấy xương chết ra khi nó đã hoàn toàn tách khỏi xương lành.
TTĐT – BD CB Y TẾ
BM SKRM
Bs. DƯƠNG MINH PHƯƠNG
Chuyên Khoa I RHM
Trang 5
I.III. Viêm xoang hàm do răng:
Là viêm niêm mạc xoang nhưng không tổn thương xương, nguyên do điểm thấp
nhất của nền xoang nằm gần chóp răng 4,5,6 trường hợp xoang lớn thì từ răng 3 đến
răng 7,8. Nền xoang có khi xuống rất thấp nằm giữa hai chân răng nên những răng
nhiễm trùng chóp, u nang, răng ngầm nhiễm trùng dễ gây viêm xoang, ngoài ra viêm
cốt tủy hoặc tai nạn lúc nhổ răng làm chân răng bị đẩy vào xoang, gãy xương hàm trên
làm máu ứ đọng trong xoang cũng là những nguyên nhân gây viêm xoang hàm.
Triệu chứng:
Người ngây ngất sốt, mỏi mệt, mất ngủ. Nhìn bên ngoài hơi sưng ở vùng xoang
tương ứng, ấn vào đau, trên film X quang xoang bị mờ bên viêm do hiện diện mô viêm
hoặc do tích tụ chất dịch trong xoang, đau tức nữa mặt âm ĩ lan đến mi mắt dưới đau
ngày càng tăng cho đến khi mủ hôi thối thoát ra được từ lỗ mũi phía bên đau thì người
nhẹ hẳn. Nếu mủ không thoát ra được, một thời gian sau sẽ viêm xoang trán, viêm
xương hàm, hoặc biến chứng ở mắt [viêm dây thần kinh thị giác, viêm mống mắt],
viêm tắc tĩnh mạch xoang hoặc tạo lỗ dò ra da.
Điều trị:
-Nếu xoang mới bị viêm thì nhổ răng nguyên nhân có thể lành bệnh.
-Chân răng lọt vào xoang thì tìm cách lôi ra nếu không được phải đục mở xoang
và nạo niêm mạc xoang tân sinh.
II.BỆNH VIÊM NHIỄM NGUYÊN NHÂN KHÔNG DO RĂNG:
II.I.Đinh nhọt:
Là ổ nhiễm khuẩn làm tiêu hủy tổ chức chân lông do tụ cần khuẩn vàng
[staphylocoque Doré] xâm nhập qua những vết trầy xước ở da, nếu xuất hiện ở mặt
nhất là ở môi thì rất nguy hiểm vì có nhiều mạch máu nên có thể bùng phát sưng tấy
dữ dội nếu chích nặn cái ngòi còn non, thể hiện với các triệu chứng toàn thân và tại
chỗ nguy kịch có thể dẫn đến tử vong vì viêm tắc tĩnh mạch xoang.
Triệu chứng:
-Toàn thân: bệnh nhân đau nhức sốt tăng cao, mạch nhỏ yếu, khó thở.
-Tại chỗ: lúc đầu nổi lên một mụn nhỏ, cứng lan rộng sau đó bắt đầu hoại tử ở
giữa lan dần làm da có màu trắng. Da hoại tử vở có mủ vàng chảy ra, ở giữa có một
ngòi màu vàng xanh.
Tiến triễn: đến ngày thứ 8-9 ngòi theo nước mủ trôi ra ngoài, lúc này bớt bệnh
da liền dần có màu tím.
Điều trị: các đinh nhọt ở mặt cấm chích nặn chỉ dùng kháng sinh liều cao,
chườm nóng, theo dõi bảo vệ cẩn thận tránh đụng dập. Trường hợp bùng phát mặt tấy
đỏ căng bóng lan đến mi mắt phải đưa ngay vào hồi sức cấp cứu.
TTĐT – BD CB Y TẾ
BM SKRM
Bs. DƯƠNG MINH PHƯƠNG
Chuyên Khoa I RHM
Trang 6
II.II. Bệnh NOMA hoặc CANCRUM ORIS [Cam Tẩu Mã]
Là bệnh loét hoại tử xương hàm và phần mềm vùng hàm mặt. Nguyên nhân
không rõ, không có vi trùng đặc hiệu, thường xuất hiện sau những bệnh gây suy nhược
nặng như thương hàn, kiết lỵ, sốt phát ban, nhất là trẻ sau khi lên sởi kèm tình trạng
vệ sinh răng miệng kém.
Triệu chứng:
-Toàn thân: sau khi hết sởi bắt đầu bị sốt cao trở lại, toàn thân mệt mõi, xanh
xao, mạch nhanh, thể trạng chung rất kém, đặc biệt là hơi thở hôi, chảy nhiều nước
bọt.
-Tại chỗ: bắt đầu là vết loét ở nướu lan nhanh đến các mô lân cận, loét ra da sau
đó hoại tử thủng môi, má và xương trơ ra, quá trình diễn ra chỉ 1-2 ngày nhanh như
ngựa chạy, răng lung lay rồi rụng nhiều răng một lần.
Tiến triễn: không điều trị dần đến tử vong sau 5-7 ngày do nhiễm trùng huyết
hoặc biến chứng ở phổi. Điều trị muộn xương hàm hoại tử để lại di chứng về chức
năng và thẩm mỹ.
Điều trị: chủ yếu dùng kháng sinh Penicillin liều cao, nâng cao thể trạng bằng
vitamin B1, C, truyền huyết thanh ngọt, trợ tim, chết độ dinh dưỡng kèm với vệ sinh
răng miệng bằng nước muối bơm rửa nhiều lần. Nếu có răng lung lay và xương hoại tử
thì lấy ra sau đó làm phẫu thuật tạo hình.
II.III. Viêm tuyến nước bọt:
Trong miệng có nhiều tuyến nước bọt, có tuyến nhỏ rải rác trong miệng như ở
vòm miệng, niêm mạc má, niêm mạc môi, có tuyến lớn như tuyến mang tai, dưới lưỡi,
dưới hàm, nhưng thường gặp nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai.
Nguyên nhân do có sự giảm tiết nước bọt làm những vi trùng thông thường
như Streptococus, Staphylococus, Pheumococus dễ xâm nhập theo đường ống tuyến, ít
khi theo đường máu.
Triệu chứng:
+Viêm có mủ: bắt đầu tuyến sưng to, sốt tăng cao nhanh chóng, mạch nhanh,
người mê mệt. Tại chỗ có đầy đủ dấu hiệu của viêm, đau tự nhiên có thể lan đến cổ và
thái dương, giảm thính giác, há miệng khó, lổ ống Stenon cương đỏ, cảm giác khô
họng vì tuyến không bài tiết nữa, ấn vào da vùng tuyến có in dấu ngón tay và có mủ
chảy ra ở lổ ống tuyến nước bọt.
+Viêm hoạt tử: chỉ gặp trong trường hợp suy kiệt, người mệt lã khó thở, tại chỗ
da đỏ tím thủng loét có nhiều tổ chức bị hoại tử, trong tuyến có khí sờ thấy lạo sạo, có
nhiều mủ chảy ra từ ống Stenon.
TTĐT – BD CB Y TẾ
BM SKRM
Bs. DƯƠNG MINH PHƯƠNG
Chuyên Khoa I RHM
Trang 7
Tiến triễn: không điều trị tuyến càng sưng to, dò mủ ra da khoảng ngày thứ 5,6
sau đó bệnh lui dần, sau một thời gian tự nhiên hết dò, tuyến bị xơ cứng. Trong viêm
hoại tử sẽ dẫn đến liệt dây thần kinh mặt.
Chẩn đoán phân biệt:
-Nếu viêm tuyến cả hai bên: phân biệt với quai bị [bịnh lây thành dịch, mau
khỏi, có thể có biến chứng viêm dịch hoàn hoặc buồng trứng, xét nghiệm máu men
amiloaza tăng].
-Viêm tuyến một bên: phân biệt với viêm cành cao xương hàm dưới [tiền sử
bệnh về răng, ấn vào xương thấy đau, có tổn thương xương trên film]: với viêm xương
chủm [tiền sử bệnh về tai]; với viêm hạch góc hàm [vị trí thấp hơn, sờ vào mới đau
không đau tự nhiên, không có mủ ở lổ Stenon].
Điều trị: nặn mủ bằng cách ấn tay vào tuyến 4-5 phút/ngày
chườm lạnh ngày thứ 2-3
bơm rửa thông ống Stenon
cho thuốc tăng bài tiết nước bọt như Pilocacpin
vitamin và kháng sinh nâng cao thể trạng và tránh bội nhiễm
Trong thể bịnh hoại tử cần rạch rộng và sớm, đường rạch cong đi từ dái tai
xuống góc hàm và đi theo bờ dưới xương hàm dưới, nếu cần rạch nhiều đường thì rạch
ngang song song dây thần kinh mặt và ống Stenon, rồi dùng kẹp nong thoát mủ.
Tài liệu tham khảo:
Lester W.BURET, D.D.S. , M. D. , Oral Medicine Diagnosis – Treatment
J.B. LIPPINCOTT Company copyright, 1946
Trường Đại Học Y Khoa Bộ Môn Răng Hàm Mặt, Răng Hàm Mặt Tập II.
Nhà Xuất Bản Y Học, 1971
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1/Viêm mô tế bào ít xuất hiện ở trẻ em. Đ S
2/Mô tế bào là loại mô liên kết chặc chẽ. Đ S
3/Tụ cầu trùng thường gặp trong VMTB. Đ S
4/VMTB có thể do nhiều nguyên nhân Đ S
5/VMTB tụ có 3 thể bệnh. Đ S
TTĐT – BD CB Y TẾ
BM SKRM
Bs. DƯƠNG MINH PHƯƠNG
Chuyên Khoa I RHM
Trang 8
6/VMTB mọng là thể bệnh có thoát huyết thanh Đ S
7/VMTB giai đoạn đầu khi khám để lại dấu ấn ngón tay. Đ S
8/Trismus là tình trạng cứng khít hàm. Đ S
9/Phlegmon là tình trạng VMTB bắt đầu có tụ mủ Đ S
10/Khi mủ thoát ra ngoài qua lổ dò là sắp lành bệnh. Đ S
11/Abces khi khám có dấu hiệu sóng vổ. Đ S
12/VMTB bán cấp thường xuất hiện abces. Đ S
13/VMTB hoại thư thường có mùi hôi và hơi. Đ S
14/VMTB lan tỏa có triệu chứng rất nặng ở những ngày đầu Đ S
15/Viêm xương hàm thường xuất hiện ở hàm dưới. Đ S
16/Viêm xương xảy ra ở hàm trên thì rất nguy hiểm Đ S
17/Viêm xoang hàm thường kèm theo viêm xương hàm. Đ S
18/Đinh nhọt là tình trạng viêm nhiễm không do răng Đ S
19/NOMA rất thường gặp ở các thành phố lớn. Đ S
20/Tuyến nước bọt dễ bị viêm khi có xoắn khuẩn. Đ S
TTĐT – BD CB Y TẾ
BM SKRM
Bs. DƯƠNG MINH PHƯƠNG
Chuyên Khoa I RHM
Trang 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- benhnhiemtrungrhm_1689.pdf