Tài liệu Bất thường điện tâm đồ trong cơn hạ đường huyết nặng trên bệnh nhân đái tháo đường: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 36
BẤT THƯỜNG ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG CƠN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NẶNG TRÊN
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Mai Trọng Trí*, Phan Thị Quỳnh Như**, Đỗ Tiến Vũ**, Nguyễn Tấn Khang***,Trần Quang Nam****
TÓM TẮT
Mở đầu: Hạ đường huyết là biến chứng quan trọng trong đái tháo đường và được cho là có lien quan đến
biến cố tim mạch. Tuy vậy còn ít nghiên cứu về thay đổi ECG trong cơn hạ đường huyết nặng.
Mục tiêu: nhằm đánh giá những thay đổi ECG trong cơn hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: chúng tôi hồi cứu các hồ sơ từ tháng 09/2015 đến tháng 03/2016 để
tìm ra những bệnh nhân đái tháo đường nhập viện có đường huyết <70mg/dl, đo điện tâm đồ tại cùng thời điểm
hạ đường huyết và được đọc bởi bác sĩ chuyên khoa nhịp tim học.
Kết quả: có 101 bệnh nhân (70 nữ, 31 nam) với tuổi trung bình là 67,9 ± 11,8 tuổi. Trung vị HbA1C là
6,1% (3,3–13,8), trung vị đường huyết...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bất thường điện tâm đồ trong cơn hạ đường huyết nặng trên bệnh nhân đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 36
BẤT THƯỜNG ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG CƠN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NẶNG TRÊN
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Mai Trọng Trí*, Phan Thị Quỳnh Như**, Đỗ Tiến Vũ**, Nguyễn Tấn Khang***,Trần Quang Nam****
TÓM TẮT
Mở đầu: Hạ đường huyết là biến chứng quan trọng trong đái tháo đường và được cho là có lien quan đến
biến cố tim mạch. Tuy vậy còn ít nghiên cứu về thay đổi ECG trong cơn hạ đường huyết nặng.
Mục tiêu: nhằm đánh giá những thay đổi ECG trong cơn hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: chúng tôi hồi cứu các hồ sơ từ tháng 09/2015 đến tháng 03/2016 để
tìm ra những bệnh nhân đái tháo đường nhập viện có đường huyết <70mg/dl, đo điện tâm đồ tại cùng thời điểm
hạ đường huyết và được đọc bởi bác sĩ chuyên khoa nhịp tim học.
Kết quả: có 101 bệnh nhân (70 nữ, 31 nam) với tuổi trung bình là 67,9 ± 11,8 tuổi. Trung vị HbA1C là
6,1% (3,3–13,8), trung vị đường huyết tại thời điểm do ECG là 31,0 mg/dL. Nồng độ Kali huyết thanh trung
bình là 3,7mmol/L. Có sự kéo dài khoảng QTc trong cơn hạ đường huyết (449,8+/-5,5ms). Tỷ lệ QTc kéo dài là
41,3% ở cả nam giới và nữ giới.Tuy nhiên, hình thái và biên độ của sóng T không thay đổi và ST chênh cao hoặc
chênh xuống không được quan sát thấy trong cơn hạ đường huyết.
Kết luận: QTc kéo dài là đặc điểm thường gặp nhất trong điện tâm đồ ở cơn hạ đường huyết nặng.
Từ khoá: hạ đường huyết, điện tâm đồ, khoảng QT, đái tháo đường
ABSTRACT
ABNORMALITIES OF ECGIN HYPOGLYCEMIA CRISISIN DIABETES
Mai Trong Tri, Phan Thi Quynh Nhu, Do Tien Vu, Nguyen Tan Khang, Trang Quang Nam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 36 - 41
Introduction: Hypoglycemia, an important complication of diabetes, was associated to cardiovascular
events. However, there were few studies about ECG changing in hypoglycemia.
Aim: To evaluate the ECG changes in hypoglycemia crisis in diabetic patients.
Method: medical records of type 2 diabetes admitted for hypoglycemia (blood glucose<70mg/dl) were
retrospectively reviewed between 09/2015 and 03/2016. ECG was recorded at the time of hypoglycemia. Changes
of ECG were interpreted by cardiologist.
Results: One hundred and one patients (70 women, 31 men) were included in the study. The mean age was
67.9 ± 11.8years. The median hemoglobin A1c level was 6.1% (3.3–13.8); the median capillary blood glucose level
was 31mg/dl. The mean serum potassium concentration was 3.7mmol/L. Corrected QT (QTc) intervals were
increased during the episodes of hypoglycemia (449.8 +/-5.5 ms). The rate of prolongated QTc is 41.3% in both
men and women. However, the morphology and the amplitude of the T waves were not changed and ST - segment
elevation or depression were not found during the episodes of hypoglycemia.
Conclusion: Prolonged QTc was the most popular characteristic in hypoglycemia crisis.
Keywords: hypoglycemia, electrocardiogram, QT interval, diabetes
* Khoa Nội tiết, BV Nhân dân 115 ***Khoa nhịp tim học, BV Nhân dân 115
****Bộ môn Nội tiết, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Mai Trọng Trí ĐT: 0909678589 Email: drmttri@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 37
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những bệnh nhân có hạ đường huyết nặng
gia tăng tử vong gấp 6 lần so với những người
không bị hạ đường huyết nặng(11). Lý do vì sao hạ
đường huyết làm tăng tỉ lệ tử vong vẫn còn chưa
được biết rõ (6). Tình trạng hạ đường huyết cũng
được cho là có liên quan đến các biến cố tim mạch
trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 bao gồm tử vong tim
mạch, nhồi máu cơ tim, đau ngực không ổn định,
cần tái tưới máu mạch vành,(7,19,10). Vài nghiên
cứu cho thấy trong quá trình hạ đường huyếtcó
sự thay đổi các quá trình dẫn truyền nhĩ thất, khử
cực cũng như tái cực các thành thất của tim cụ thể
là giảm đoạn PR, kéo dài đoạn QTc, giảm cường
độ song T và làm ST chênh xuống(13,14,15). Đã có một
số nghiên cứu về thay đổi điện tâm đồ trong cơn
hạ đường huyết trên những bệnh nhân ĐTĐ tuy
vậy vẫn còn một số hạn chế như thực hiện hạ
đường huyết bằng nghiệm pháp kẹp đường
huyết, không báo cáo tình trạng rối loạn điện giải
đi kèm, các biến chứng mạch máu đi kèm có sẵn,
các biến chứng liên quan hệ thần kinh tự chủ có
ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch Từ những
vấn đề trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
nhằm mục tiêu tìm hiểu sự thay đổi điện tâm đồ
trên những bệnh nhân ĐTĐ bị hạ
đường huyết nặng.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các bất thường trên điện tâm đồ
trong cơn hạ đường huyết nặng bao gồm các
kiểu rối loạn nhịp, tình trạng kéo dài đoạn QTc,
sự chênh lên hoặc chênh xuống của đoạn ST, sự
đổi chiều của sóng T.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu tất cả
hồ sơ những bệnh nhân nhập viện khoa Nội tiết
bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 12/2015 đến
tháng 03/2016 thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu.
Tiêu chuẩn chọn vào
Gồm những bệnh nhân thỏa tất cả những
tiêu chí sau: (1) lớn hơn hoặc bằng 18 tuổi, (2) đã
được chẩn đoán và điều trị đái tháo đường, (3)
nhập viện vì hạ đường huyết có đường huyết tại
thời điểm nhập viện ≤ 70 mg/dL (được đo bằng
máy đo đường huyết mao mạch Omcron), (4)
được đo điện tâm đồ tại khoa cấp cứu tại thời
điểm nhập viện.
Tiêu chuẩn loại trừ
Gồm (1) Có sử dụng các thuốc có ảnh hưởng
đến đoạn QT trên điện tâm đồ được ghi nhận
trong hồ sơ và (2) Bệnh tim có đặt máy tạo nhịp.
Điện tâm đồ được phân tích bởi chuyên gia
nhịp tim học (được làm mù với kết quả đường
huyết). Khoảng QT được hiệu chỉnh thành QTc
bằng công thức Bazett(6).
Nếu có rung nhĩ xảy ra, khoảng QT được đo
2 lần ở hai đoạn RR dài nhất và ngắn nhất. QTc
được hiệu chỉnh theo công thức Bazett rồi lấy
trung bình hai QTc đó để ra kết quả QTc cuối
cùng. Các số liệu được nhập và phân tích bởi
Excel phiên bản 2013 và SPSS phiên bản 16. Các
biến số được trình bày dưới dạng trung bình ±
độ lệch chuẩn nếu có phân phối chuẩn hoặc
trung vị và khoảng tứ phân vị nếu có phân phối
lệch chuẩn.
KẾTQUẢ
Bảng1: Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm Kết quả
Tuổi (năm) 67,9 ± 11,8
Nam, n (%) 31 (31%)
Thời gian mắc ĐTĐ (năm) 2,5 (0 - 30)
Thuốc ĐTĐ
(%)
Insulin 14
Thuốc viên 30
Thuốc viên + insulin 6
Tăng huyết áp (%) 79
Bệnh mạch vành (%) 17
Di chứng đột quỵ (%) 17
Số liệu trình bày dưới dạng trung bình ± độ
lệch chuẩn, trung vị (giá trị nhỏ nhất - giá trị
lớn nhất).
Có 150 ca nhập khoa Nội tiết bệnh viện
Nhân dân 115 từ tháng 12/2015 đến tháng 03
năm 2016 trong đó loại ra 49 ca vì không được
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 38
đo ECG tại thời điểm nhập viện hoặc ECG quá
mờ không đọc được, bệnh nhân được truyền
glucose trước đó nên đường huyết lúc nhập viện
> 70mg/dL. Nhiều trường hợp không ghi nhận
được tiền căn thuốc đang sử dụng trong đó có
thuốc điều trị đái tháo đường.
Đa số bệnh nhân đều có biểu hiện của các
mức độ rối loạn tri giác, trong đó hôn mê xuất
hiện gần 50% số trường hợp. Đặc biệt có 10
trường hợp biểu hiện dấu thần kinh định vị dù
không có tiền căn đột quỵ từ trước hoặc trong
đợt nhập viện này (Hình1).
Hình 1: Triệu chứng trong cơn hạ đường huyết
Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm Kết quả
Glucose (mg/dL) 31,50 (10 – 69)
HbA1C (%) 6,1 (3,3 – 13,8)
Na (mmol/L) 135 (113 - 145)
K (mmol/L) 3,7 ± 0,5
Creatinin (mg/dL) 1,0 (0,5 - 14,7)
Ure (mg/dL) 40,85 (11,50 – 279,0)
eGFR (mL/phút/1,73m2) 58,4 ± 31,8
Số liệu trình bày dưới dạng trung bình ±
độ lệch chuẩn, trung vị (giá trị nhỏ nhất - giá
trị lớn nhất).
Đa số bệnh nhân bị điều trị quá mức dẫn đến
mức HbA1c thấp và tăng nguy cơ hạ đường
huyết. Các bệnh nhân cũng biểu hiện suy thận ở
các mức độ khác nhau với độ lọc cầu thận ước
tính trung bình chỉ còn dưới 60 mL/phút/1,73m2
(bảng 2).
Hình 2: Bất thường ECG trong cơn hạ đường huyết
Bất thường nổi bật nhất trên điện tâm đồ
trong cơn hạ đường huyết là QTc dài. Các rối
loạn khác chiếm tỉ lệ không đáng kể.
Bảng 3: So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng ở hai nhóm có và không có QTc dài
Đặc điểm
QTc
p < 440ms
(n = 43)
≥ 440ms
(n = 57)
Tuổi (năm) 68,02 ± 10,2 67,35 ± 13,03 0,093
HbA1C (%) 6,4 ± 1,8 6,9 ± 1,8 0,667
Glucose (mg/dL) 36,70 ± 14,05 33,59 ± 12,23 0,217
Kali máu (mEq/L) 3,7 ± 0,4 3,7 ± 0,5 0,367
Creatinine máu
(mg/dL)
1,77 ± 0,35 1,66 ± 0,22 0,783
Huyết áp tâm thu 141,86 ± 24,71 145,09 ± 29,40 0,304
Huyết áp tâm
trương
81,74 ± 13,71 80,00 ± 14,40 0,585
Mạch (lần/phút) 84,37 ± 22.69 83,72 ± 18,11 0,177
Tăng huyết áp 43% 54% 0,592
Số liệu trình bày dưới dạng trung bình ± độ
lệch chuẩn.
BÀN LUẬN
Đối tượng nghiên cứu đều mang những đặc
điểm điển hình của những bệnh nhân đái tháo
đường có nguy cơ hạ đường huyết cao như lớn
tuổi, nhiều bệnh phối hợp, có suy thận kèm theo,
điều trị quá tích cực (với HbA1C trung vị chỉ có
6,1%). Đặc biệt trong số này có 17% đã có biến
chứng mạch máu lớn như đã từng bị đột quỵ
hoặc bệnh mạch vành. Những đối tượng này rõ
ràng có nguy cơ dễ xảy ra các biến cố tim mạch
khi có stress nặng xảy ra trong cơ thể (như hạ
đường huyết). Các bệnh nhân biểu hiện nhiều
nhất với hôn mê chiếm gần 50% số trường hợp.
Trong một nghiên cứu tương tự của tác giả
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 39
Beom và cộng sự cũng cho thấy các bệnh nhân bị
hạ đường huyết đều mắc đái tháo đường lâu
năm (trung bình 10 năm), hầu hết là lớn tuổi và
HbA1c rất thấp 6,07 ± 1,19%(1). Điều này cho thấy
rõ rằng những bệnh nhân kiểm soát đường
huyết quá tích cực đều gia tăng nguy cơ hạ
đường huyết. Rối loạn nhịp trong nghiên cứu
thường gặp là kéo dài đoạn QTc chiếm tới 57%
số trường hợp, các rối loạn nhịp còn lại chiếm số
lượng không đáng kể. Tình trạng kéo dài đoạn
QTc cũng được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu
khác nhau trên cơn hạ đường huyết ở bệnh nhân
đái tháo đường(1,3,4,8). Trong một nghiên cứu
tương tự tại Hàn Quốc năm 2013, tác giả Jae
Won Beom và cộng sự cũng ghi nhận có tình
trạng tăng QTc đáng kể. Mặt khác những thay
đổi của sóng T về hình dáng cũng như biên độ
hoặc sự chênh lên hay chênh xuống của đoạn ST
cũng không biểu hiện rõ(1). Năm 2013, tác giả
Tsujimoto và cộng sự nhận thấy trong cơn hạ
đường huyết tình trạng QTc kéo dài trên bệnh
nhân đái tháo đường type 1 và type 2 lần lượt là
50% và 59,9%(18) tương tự của chúng tôi. Khoảng
QTc trung bình của nghiên cứu chúng tôi là
446,63 ± 4,00 ms. Điều này cũng thể hiện ở
nghiên cứu của tác giả Elaine Chow thực hiện
năm 2014 và Beom năm 2016 với khoảng QTc
trung bình lần lượt là 440 ± 43 ms và 447,6 ± 18,2
ms(1,3). Khi phân tích một số đặc điểm lâm sàng
và cận lâm sàng nhằm tìm ra những yếu tố nguy
cơ của QTc dài, chúng tôi không nhận thấy có sự
khác biệt nào ở hai nhóm. Điều này có thể do
giới hạn của nghiên cứu (cỡ mẫu nhỏ, có sai lệch
trong hồi cứu số liệu, không kiểm soát được thời
điểm lấy các xét nghiệm sinh hóa có thể không
trùng với thời điểm đo điện tâm đồ) hoặc thực
sự không có mối liên quan nào (Bảng3).
Tác giả Heller và cộng sự tiến hành nghiên
cứu thay đổi điện tâm đồ trong cơn hạ đường
huyết trên những người lớn bình thường với giả
thiết rằng hạ kali máu hoặc tình trạng cường
giao cảm có thể gây ra những thay đổi trong quá
trình tái cực cơ tim. Tuy vậy, khi thực hiện
truyền kali hoặc dùng ức chế beta trên những
đối tượng này, tác giả nhận thấy chỉ ngăn ngừa
được tình trạng dao động độ dài đoạn QTc
nhưng chỉ giảm được phần nào việc QTc kéo
dài(9). Nhiều y văn ghi nhận trong cơn hạ đường
huyết thường có rối loạn điện giải kèm theo đặc
biệt là tình trạng hạ kali máu(12,18) và điều này liên
quan đến một số đặc điểm tim mạch bao gồm
nhịp nhanh, tăng huyết áp nặng, làm kéo dài
QTc cũng như rối loạn nhịp thất và đột tử(1,12). Có
lẽ tình trạng tăng insulin máu, hạ thân nhiệt và
tăng catecholamine máu làm gia tăng chuyển
dịch kali vào trong tế bào, từ đó làm giảm kali
máu(2). Tuy vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi,
hầu hết bệnh nhân đều không có tình trạng hạ K
máu và chỉ có ba bệnh nhân có nồng độ kali dưới
3 mEq/L (nồng độ kali ở ba bệnh nhân lần lượt là
2,7; 2,7 và 2,8mEq/L). Lý giải điều này có thể có
hai nguyên nhân: một là cỡ mẫu nghiên cứu
chưa đủ lớn để tìm thấy các rối loạn điện giải đi
kèm hoặc thời điểm lấy máu khác biệt thời điểm
hạ đường huyết, hai là thực sự hạ đường huyết
không thực sự liên quan đến tình trạng hạ kali
máu. Cần có các nghiên cứu khác với cỡ mẫu lớn
hơn và chặt chẽ hơn nhằm trả lời câu hỏi này.
Nhiều y văn cho rằng tình trạng hạ đường
huyết có liên quan đến tình trạng đột tử ở bệnh
nhân đái tháo đường và có lẽ thông qua cơ chế
rối loạn nhịp gây ra bởi QTc dài(9,14,16). Tuy vậy có
thể thấy rằng có sự không tương xứng về tần
suất đột tử (rất hiếm) và hạ đường huyết (rất
thường xảy ra) trên bệnh nhân đái tháo đường.
Mặt khác theo nhiều nghiên cứu QTc dài cũng
rất phổ biến trong cơn hạ đường huyết. Do vậy,
có lẽ những nguyên nhân đột tử có thể do
nguyên nhân khác gây ra hoặc phải có thêm một
yếu tố thuận lợi khác góp phần vào chứ không
thể đơn thuần chỉ do QTc dài mà thôi.
Rối loạn nhịp thất có lẽ là rối loạn nhịp khá
nguy hiểm và có khả năng gia tăng tử vong nếu
bị nặng và thường xuyên. Trong nghiên cứu của
chúng tôi chỉ thấy có biểu hiện ngoại tâm thu
thất xuất hiện trong 3 trường hợp. Và đó đều là
những ngoại tâm thu không nguy hiểm (tần suất
xuất hiện ít, đơn ổ). Trong một nghiên cứu khác
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 40
của các tác giả người Đức cho thấy nhiều bệnh
nhân nếu có hạ đường huyết nặng sẽ dễ bị tình
trạng rối loạn nhịp thất xảy ra như ngoại tâm thu
thất nhịp đôi hoặc cơn nhịp nhanh thất hơn
những người không bị hạ đường huyết khi đo
điện tâm đồ theo dõi một cách liên tục(17). Mặc dù
vậy nên nhớ rằng trong nghiên cứu này, các
bệnh nhân đều có bệnh lý cấu trúc tim sẵn, cụ
thể là bệnh mạch vành, vì vậy sẽ dễ xảy ra
những rối loạn nhịp thất ác tính hơn.
Nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế về
nhiều mặt. Quan trọng nhất có lẽ là việc hồi cứu
hồ sơ có thể dẫn đến những sai lệch trong số liệu
do thu thập không đủ hoặc không đúng cách.
Điều này dẫn đến những biến số về lâm sàng
như các thuốc dùng hiện tại, các bệnh lý kèm
theo hoặc cận lâm sàng như các kết quả sinh hóa
(bao gồm cả các rối loạn điện giải kèm theo như
hạ magie, calci) và điện tâm đồ không chính xác.
Những giới hạn trên có thể ảnh hưởng nhiều
đến phân tích thống kê nên không thể tìm ra
những nguy cơ của QTc dài. Mặt khác cỡ mẫu
của nghiên cứu có thể chưa đủ lớn để tìm ra
những bất thường hiếm gặp trên điện tâm đồ
như các rối loạn nhịp nguy hiểm hoặc những
dấu chỉ tình trạng thiếu máu cơ tim nặng nề biểu
hiện bằng thay đổi đoạn ST có ý nghĩa. Chúng
tôi cũng không thể chắc chắn thời điểm đo điện
tâm đồ trùng với thời điểm đường huyết thấp.
Điều này có nghĩa là bệnh nhân có thể đã được
bù glucose trước khi được đo ECG nên những
thay đổi trên điện tâm đồ có thể bị ảnh hưởng.
Cũng cần nói thêm rằng việc có một điện tâm đồ
cơ bản của bệnh nhân khi chưa vào cơn hạ
đường huyết hoặc sau khi đường huyết đã ổn
định có thể giúp rất nhiều trong so sánh và nhận
biết những thay đổi cấp tính của ECG. Một bất
lợi khác mà những nghiên cứu lâm sàng khó có
thể tránh khỏi khi thực hiện những nghiên cứu
này, đó là không thể biết hết được những trường
hợp tử vong tại nhà và có liên quan đến hạ
đường huyết. Mặc dù có những hạn chế nêu
trên, các điện tâm đồ đều được thực hiện tại
khoa cấp cứu có thể giúp hình dung được phần
nào những biến đổi cấp tính trên điện tâm đồ
trong cơn hạ đường huyết nặng của bệnh nhân
đái tháo đường. Còn cần những nghiên cứu khác
với thiết kế tốt hơn cho những mục tiêu thật
chuyên biệt, với cỡ mẫu lớn hơn nhằm khắc
phục những nhược điểm nói trên.
KẾT LUẬN
Rối loạn thường gặp nhất trên điện tâm đồ
trong cơn hạ đường huyết nặng ở bệnh nhân đái
tháo đường là kéo dài đoạn QTc. Nghiên cứu có
nhiều hạn chế nên cần nhiều nghiên cứu khác
chặt chẽ hơn, cỡ mẫu lớn hơn để tìm ra những
kết quả mang tính khoa học cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beom JW, etal (2013). Corrected QT Interval Prolongation
during Severe Hypoglycemia without Hypokalemia in Patients
with Type 2 Diabetes. Diabetes Metab J. 37 (3): p. 190 - 5.
2. Chow E, etal (2014). Mortality, Cardiovascular Morbidity and
Possible Effects of Hypoglycaemia on Diabetic Complications,
in Hypoglycaemia in Clinical Diabetes, Third Edition. p. 263 - 284.
3. Chow E, etal (2014). Risk of cardiac arrhythmias during
hypoglycemia in patients with type 2 diabetes and
cardiovascular risk. Diabetes, 63 (5): p. 1738 - 47.
4. Christensen TF, etal (2014). Hypoglycaemia and QT interval
prolongation in type 1 diabetes -- bridging the gap between
clamp studies and spontaneous episodes. J Diabetes
Complications, 28 (5): p. 723 - 8.
5. Davey, P., How to correct the QT interval for the effects of heart
rate in clinical studies. Journal of Pharmacological and
Toxicological Methods, 2002. 48 (1): p. 3 - 9.
6. Clark AL, etal (2014). Even Silent Hypoglycemia Induces
Cardiac Arrhythmias. Diabetes, 63 (5): p. 1457 - 1459.
7. Desouza C, etal (2003). Association of hypoglycemia and
cardiac ischemia: a study based on continuous monitoring.
Diabetes Care, 26 (5): p. 1485 - 9.
8. Hanefeld M, etal (2014). [Hypoglycemia and cardiac
arrhythmia in patients with diabetes mellitus type2]. Herz, 39
(3): p. 312 - 9.
9. Heller SR (2002). Abnormalities of the electrocardiogram
during hypoglycaemia: the cause of the dead in bed syndrome?
Int J Clin Pract Suppl, 2002 (129): p. 27 - 32.
10. Johnston SS,etal (2011). Evidence Linking Hypoglycemic
Events to an Increased Risk of Acute Cardiovascular Events in
Patients With Type 2 Diabetes. Diabetes Care, 34 (5): p. 1164 -
1170.
11. Kalra S, etal (2013). Hypoglycemia: The neglected
complication. Indian Journal of Endocrinology and Metabolism, 17
(5): p. 819 - 834.
12. Kang MY (2015). Blood electrolyte disturbances during severe
hypoglycemia in Korean patients with type 2 diabetes FAU -
Kang, Mi Yeon. Korean J Intern Med, 30 (5): p. 648 -656.
13. Laitinen T, etal (2008). Electrocardiographic Alterations during
Hyperinsulinemic Hypoglycemia in Healthy Subjects. Annals of
Non invasive Electrocardiology, 13 (2): p. 97 - 105.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 41
14. Landstedt - Hallin L, etal (1999). Increased QT dispersion
during hypoglycaemia in patients with type2 diabetes mellitus.
J Intern Med, 246 (3): p. 299 - 307.
15. Lindstrom T, etal (1992). Hypoglycaemia and cardiac
arrhythmias in patients with type 2 diabetes mellitus. Diabet
Med, 9 (6): p. 536 - 41.
16. Marques JL, etal (1997). Altered ventricular repolarization
during hypoglycaemia in patients with diabetes. Diabet Med, 14
(8): p. 648 - 54.
17. Stahn A, etal (2014). Relationship Between Hypoglycemic
Episodes and Ventricular Arrhythmias in Patients With Type 2
Diabetes and Cardiovascular Diseases: Silent Hypoglycemias
and Silent Arrhythmias. Diabetes Care, 37 (2): p. 516.
18. Tsujimoto T, etal (2013). Vital Signs, QT Prolongation, and
Newly Diagnosed Cardiovascular Disease During Severe
Hypoglycemia in Type1 and Type2 Diabetic Patients. Diabetes
Care, 37 (1): p. 217.
19. Zoungas S, etal (2010). Severe Hypoglycemia and Risks of
Vascular Events and Death. New England Journal of Medicine,
363 (15): p. 1410 - 1418.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bat_thuong_dien_tam_do_trong_con_ha_duong_huyet_nang_tren_be.pdf