Tài liệu Bào tử Bacillus Subtilis cải thiện hậu quả sốc nhiệt bằng cách giảm tổn thương oxy hóa: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 40
BÀO TỬ BACILLUS SUBTILIS CẢI THIỆN HẬU QUẢ SỐC NHIỆT
BẰNG CÁCH GIẢM TỔN THƯƠNG OXY HOÁ
Dương Nguyễn Ánh Ngọc*, Nguyễn Thị Linh Giang*, Trần Dương Thảo*, Vũ Thanh Thảo*, Trần Cát Đông*
TÓM TẮT
Mở đầu: Sốc nhiệt có thể gây tổn thương màng nhầy đường ruột, làm tăng tính thấm và khả năng
khuếch tán của các chất độc vi sinh vào máu, dẫn đến sự gia tăng stress oxy hoá. Các probiotic đã được
chứng minh có khả năng tăng cường chức năng thành ruột, yếu tố quan trọng quyết định khả năng chịu
đựng sốc nhiệt của sinh vật. Do đó, sử dụng probiotic giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột hiện đang là
hướng tiếp cận mới giúp cải thiện sức khỏe vật chủ bằng cách phòng ngừa những tác động bất lợi của stress
oxy hóa gây ra trên đường ruột bởi sốc nhiệt.
Mục tiêu: Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu những tác động của lợi khuẩn Bacillus subtilis trong
việc cải thiện hậu quả sốc nhiệt qua t...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bào tử Bacillus Subtilis cải thiện hậu quả sốc nhiệt bằng cách giảm tổn thương oxy hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 40
BÀO TỬ BACILLUS SUBTILIS CẢI THIỆN HẬU QUẢ SỐC NHIỆT
BẰNG CÁCH GIẢM TỔN THƯƠNG OXY HOÁ
Dương Nguyễn Ánh Ngọc*, Nguyễn Thị Linh Giang*, Trần Dương Thảo*, Vũ Thanh Thảo*, Trần Cát Đông*
TÓM TẮT
Mở đầu: Sốc nhiệt có thể gây tổn thương màng nhầy đường ruột, làm tăng tính thấm và khả năng
khuếch tán của các chất độc vi sinh vào máu, dẫn đến sự gia tăng stress oxy hoá. Các probiotic đã được
chứng minh có khả năng tăng cường chức năng thành ruột, yếu tố quan trọng quyết định khả năng chịu
đựng sốc nhiệt của sinh vật. Do đó, sử dụng probiotic giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột hiện đang là
hướng tiếp cận mới giúp cải thiện sức khỏe vật chủ bằng cách phòng ngừa những tác động bất lợi của stress
oxy hóa gây ra trên đường ruột bởi sốc nhiệt.
Mục tiêu: Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu những tác động của lợi khuẩn Bacillus subtilis trong
việc cải thiện hậu quả sốc nhiệt qua tác động làm giảm tổn thương do oxy hoá.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Động vật thử nghiệm là chuột nhắt trắng giống Swiss albino,
thể trọng 18-20 g. Các lô chuột thử nghiệm lần lượt được cho uống bào tử của Bacillus subtilis BS02,
Bacillus subtilis KP3 và PBS trong 7 ngày. Phân nửa số chuột trong mỗi lô được sốc nhiệt ở 42°C, độ ẩm
tương đối 55% trong 15 phút, nửa số chuột còn lại trong mỗi lô được khảo sát trong điều kiện tương tự
nhưng ở 25°C. Sốc nhiệt được tiến hành ba lần liên tục, với thời gian hồi phục giữa mỗi lần là 4 ngày.
Trong giai đoạn sốc nhiệt, chuột vẫn tiếp tục được cho uống bào tử Bacillus subtilis hay PBS. Sau mỗi lần
sốc nhiệt, 6 con trong lô sẽ được thu nhận gan và não để phân tích các chỉ dấu chống oxy hoá (hàm lượng
MDA, SOD, GSH-Px và hoạt tính catalase). Chuột được theo dõi cân nặng hàng ngày và ghi nhận trong
suốt quá trình thí nghiệm.
Kết quả: Kết quả cho thấy bào tử Bacillus subtilis BS02 cải thiện đáng kể hoạt tính SOD ở não và hoạt
tính catalase ở gan, không tác động đến hàm lượng MDA và hoạt tính GSH-Px. Trong khi đó, bào tử
Bacillus subtilis KP3 làm giảm đáng kể hàm lượng MDA não, tăng hoạt tính SOD, GSH-Px, hoạt tính
catalase gan và hoạt tính SOD não. Do đó, bào tử Bacillus subtilis KP3 cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc
phòng ngừa hậu quả sốc nhiệt bằng cách hạn chế tổn thương oxy hoá.
Kết luận: Chủng Bacillus subtilis KP3 có khả năng phòng ngừa sốc nhiệt liên quan đến tổn thương
oxy hoá ở chuột nhắt Swiss albino.
Từ khoá: Sốc nhiệt, tổn thương oxy hoá, Bacillus subtilis, bào tử.
ABSTRACT
BACILLUS SUBTILIS SPORES IMPROVE OUTCOMES OF HEAT STROKE
BY REDUCING OXYDATIVE DAMAGE
Duong Nguyen Anh Ngoc, Nguyen Thi Linh Giang, Tran Duong Thao, Vu Thanh Thao, Tran Cat Dong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 40 – 46
Background: Heat stroke can damage the gastrointestinal mucosa, which leads to increase intestinal
permeability and diffusion of toxic bacterial components into blood, hence induces oxydative stress.
Beneficial probiotic bacteria have shown that it can enhance gastrointestinal barrier functions which
determine the ability of the organism to tolerate heat stroke. Thus, using probiotic to modulate the intestinal
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: KS. Nguyễn Thị Linh Giang ĐT: 02838295641 – 127 Email: nguyentlgiang@ump.edu.vn
DNNnguyentlgiang@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 41
microbiota, might be a novel therapeutic approach to improve host health by preventing adverse effects of
stress in gut that caused by heat stroke.
Objectives: Study the effects of using probiotic Bacillus subtilis spores to improve outcomes of heat
stroke by reducing oxydative damages.
Method: Swiss albino mice weighing 18-20 g were treated by oral gavage with B. subtilis KP3 or B.
subtilis BS02 spores or PBS twice a day for 7 days. Half of the mice of each group were exposed to heat
stroke at 42°C, relative humidity 55% for 15 min, while the remaining mice were placed at identical
conditions but at 25°C. Heat stroke induction was performed three times consecutively with 4 days recovery
interval while continuing giving oral doses of B. subtilis spores or PBS. After each heat shock, 6 mice of each
group were sacrificed; livers and brains were obtained to analyze oxydative stress biomarkers (MDA level,
SOD, catalase and GSH-Px activity). Weight of mice were monitored daily and be recorded during
experiments time.
Results: Evidences supported that B. subtilis BS02 significantly improved SOD activity in brain as
well as catalase activity in liver; MDA level and GSH-Px activity are not affected after treatment.
Meanwhile, B. subtilis KP3 showed that it significantly reduced MDA level in brain, increased SOD, GSH-
Px and catalase activities in liver and SOD activity in brain. Therefore, B. subtilis KP3 showed markedly
ability in preventing the heat stroke consequences by means of reducing oxydative damage.
Conclusion: Bacillus subtilis KP3 strain can prevents heat stroke-related oxydative damages in Swiss
albino mice.
Key words: Heat stroke, Oxydative damage, Bacillus subtilis, Spore
MỞ ĐẦU
Sốc nhiệt là một dạng tăng thân nhiệt,
biểu hiện bởi nhiệt độ cơ thể cao bất thường
kèm theo các triệu chứng sinh lý bao gồm
những thay đổi trong chức năng hệ thần
kinh. Theo nghiên cứu gần đây, tăng thân
nhiệt làm tăng tính thấm và gây tổn thương
biểu mô đường ruột trong cả in vivo và in
vitro, sự phá huỷ màng biểu mô do nhiệt
góp phần làm rối loạn chức năng hàng rào
bảo vệ của ruột trong việc chịu đựng sốc
nhiệt(7). Sự rối loạn chức năng của hàng rào
này làm gia tăng stress oxy hóa, có thể dẫn
đến rối loạn hoặc suy giảm chức năng đa cơ
quan(1,14). Một số nghiên cứu đã chứng minh
rằng phương pháp điều trị bằng các hóa
chất như L-arginin, melatonin có thể làm
giảm tổn thương oxy hóa, do đó làm giảm
hậu quả của sốc nhiệt(2,6).
Probiotic được định nghĩa là vi sinh vật
sống khi được sử dụng với lượng đủ sẽ mang
lại các lợi ích về sức khỏe cho vật chủ(15). Kết
quả nghiên cứu cho thấy đáp ứng của hàng
rào bảo vệ ruột trong các bệnh lý khác nhau có
thể là yếu tố quyết định trong liệu pháp
probiotic(3). Nghiên cứu trên chuột cống
Brown Norway của Zaresie và cs., chuột bị sốc
do mất nước, khi được cho uống probiotic
Lactobacillus rhamnosus và Lactobacillus helveticus
sẽ tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ ruột,
ngăn chặn các vi khuẩn đường ruột bám lên
nhung mao và các tế bào biểu mô, giảm các
biến chứng gây ra do bất thường ở ruột(17).
Moore và cs. đã tiến hành nghiên cứu trên đối
tượng chuột Spraque-Dawley, chuột được cho
uống B. subtilis BSB3 cho hiệu quả trong
phòng ngừa các biến chứng liên quan đến sốc
nhiệt như sự chuyển vị của vi khuẩn, tổn
thương mô học trong ruột, ảnh hưởng các
cytokin, mức lipopolysaccharid huyết thanh,
cũng như sự tiêu huỷ hồng cầu khi so sánh với
lô chứng(10). Vi khuẩn Bacillus được biết đến
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 42
với khả năng bảo vệ tế bào biểu mô ruột
chống lại các chấn thương và duy trì cân bằng
đường ruột. Bào tử của vi khuẩn Bacillus có
thể chịu được nhiệt độ khắc nhiệt, sự khô hạn,
sự phơi nhiễm với các hóa chất độc hại và tia
cực tím, do đó chúng có thể sống sót ở pH
thấp trong dạ dày và muối mật trong ruột
non(8,11). Nghiên cứu này nhằm xác định hiệu
quả của một số chủng Bacillus đã được chứng
minh có các đặc tính probiotic trong việc làm
giảm tổn thương oxy hoá gây ra bởi sốc nhiệt
trên mô hình chuột.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng thí nghiệm
Đối tượng thử nghiệm
Bào tử của chủng probiotic Bacillus
subtilis BS02 và chủng Bacillus subtilis KP3
sản xuất chất chống oxy hóa được thu nhận
và làm sạch sau khi nuôi cấy trên môi
trường Difco Sporulation Medium ở 37°C
trong 48 giờ theo phương pháp của
Nicholson và cs(12). Dịch bào tử thu nhận
được pha loãng trong PBS để đạt nồng độ
cần thử nghiệm.
Động vật thí nghiệm
Chuột chủng Swiss albino, giới tính đực
và cái, thể trọng 18-25 gam, được cung cấp
bởi viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế. Chuột
được nuôi ổn định 1 tuần trước khi tiến
hành thử nghiệm.
Bố trí thí nghiệm
Chuột được chia ngẫu nhiên thành ba lô,
mỗi lô 36 con: lô chứng (PBS) được cho uống
0,2 ml PBS mỗi ngày; các lô bổ sung
probiotic: mỗi lô được cho uống 0,2 ml bào
tử BS02 hoặc KP3 nồng độ 107 bào tử/ml, 2
lần/ngày cách nhau 6 giờ trong 7 ngày trước
khi gây sốc nhiệt. Sốc nhiệt được thực hiện
theo mô hình của Moore và cs(10) có thay đổi
về điều kiện sốc nhiệt phù hợp với đối
tượng chuột Swiss albino như sau: nhiệt độ
sốc nhiệt 42°C, độ ẩm tương đối 55%, thời
gian sốc nhiệt 15 phút. Nửa số chuột của
mỗi lô được gây sốc nhiệt, nửa số chuột còn
lại không sốc nhiệt. Sốc nhiệt được thực hiện
ba lần liên tiếp ở trong buồng Environmental
Chamber Serie S (Binder), thời gian phục hồi
giữa mỗi lần là 4 ngày, trong lúc đó chuột
vẫn được cho uống bào tử Bacillus subtilis
hoặc Phosphate Buffered Saline (PBS). Bốn
giờ sau khi gây sốc nhiệt, chuột được giải
phẫu thu nhận não và gan để đánh giá các
chỉ dấu oxy hóa. Chuột được theo dõi cân
nặng hàng ngày và ghi nhận trong suốt quá
trình thí nghiệm.
Thử nghiệm chỉ dấu oxy hoá
Nồng độ protein trong các mẫu mô được
xác định bằng phương pháp Bradford.
Các thử nghiệm xác định chỉ dấu oxy hoá:
hàm lượng malondialdehyd (MDA) được xác
định bằng phương pháp TBAR (các chất
phản ứng với axit thiobarbituric) theo
Ohkawa và cs(13); hoạt tính superoxyd
dismutase (SOD) được thực hiện theo
phương pháp của Li và cs(9); hoạt tính
gluthathion peroxydase (GSH-Px) được đo
xác định bằng phương của Flohe và cs(4); hoạt
tính catalase (CAT) được thử nghiệm theo
phương pháp của Goth và cs(5).
Xử lý số liệu
Tất cả số liệu trong nghiên cứu được thể
hiện dưới dạng số trung bình ± SD, được
phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS
Statistics version 22.0. Sự khác biệt giữa các
lô được so sánh bằng phép kiểm định Anova
và hàm Post Hoc-test, với giá trị p thể hiện
qua giá trị Sig, giá trị p < 0,05 được cho là
khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 43
KẾT QUẢ
Sự thay đổi cân nặng ở chuột
Bảng 1: Theo dõi cân nặng chuột giai đoạn truớc sốc nhiệt
Lô (n=18)
Cân nặng chuột (g)
Độ tăng cân (g)
Ngày 1 Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7
PBS 23,83 2,26 24,45 2,33 25,37 3,24 25,97 3,29 2,68 1,35
BS02 24,64 3,46 26,09 3,39 26,60 3,30 26,84 3,20 2,61 1,46
KP3 25,63 3,27 27,06 3,62 28,21 3,62 29,3 3,83 3,67 1,3a
a: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô PBS, p < 0,05.
Cân nặng của các lô chuột thí nghiệm được
theo dõi qua 2 giai đoạn: giai đoạn trước sốc
nhiệt và giai đoạn sốc nhiệt lặp lại.
Khối lượng chuột ở các lô đều tăng trong
suốt quá trình thử nghiệm (Bảng 1). Ở giai
đoạn trước sốc nhiệt, chuột uống bào tử KP3
tăng cân nhiều hơn có ý nghĩa so với lô PBS. Ở
chuột uống bào tử BS02 không nhận thấy có
sự khác biệt. Như vậy, việc uống các chủng vi
khuẩn thử nghiệm BS02, KP3 không gây ảnh
hưởng xấu đến sự tăng cân của chuột.
Bảng 2: Theo dõi độ tăng cân của chuột trong giai
đoạn sốc nhiệt lặp lại
Lô thí nghiệm
Độ tăng cân (g)
Truớc sốc nhiệt
lần 2 (n=12)
Truớc sốc
nhiệt lần 3
(n=6)
PBS
Không sốc nhiệt 1,31 0,22 1,24 0,26
Sốc nhiệt 0,89 0,17ac 0,88 0,14ac
BS02
Không sốc nhiệt 1,35 0,16 1,32 0,08
Sốc nhiệt 1,25 0,18bc 1,33 0,20b
KP3
Không sốc nhiệt 1,55 1,54 1,60 0,10
Sốc nhiệt 1,31 0,09bc 1,35 0,10bc
a: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với chuột uống PBS
không sốc nhiệt, p < 0,05;
b: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với chuột uống PBS
sốc nhiệt, p < 0,05;
c: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với chuột không sốc
nhiệt trong cùng một lô, p < 0,05.
Trong giai đoạn sốc nhiệt lặp lại, nhìn
chung độ tăng cân của các lô chuột sốc nhiệt
giảm có ý nghĩa so với lô không sốc nhiệt
(Bảng 2). Như vậy, sốc nhiệt gây ảnh hưởng
xấu đến tăng trọng của chuột. Khi so sánh
giữa các lô chuột sốc nhiệt với nhau, ở cả ba
lần sốc nhiệt, độ tăng cân của chuột ở các lô
được uống bào tử vi khuẩn lớn hơn có ý nghĩa
so với lô uống PBS. Điều này chứng tỏ, bào tử
có tác dụng trong việc làm giảm sự sụt cân của
chuột khi bị sốc nhiệt.
Sự thay đổi các chỉ dấu oxy hóa
Hàm lượng MDA
Hàm lượng MDA là chỉ dấu sinh học cho
quá trình peroxyd hóa lipid màng. Trong mẫu
gan và não của chuột không gây sốc nhiệt,
hàm lượng MDA khác biệt không có ý nghĩa
thống kê ở tất cả các lô. Hàm lượng MDA ở cả
gan và não chuột sau khi sốc nhiệt cao hơn có
ý nghĩa thống kê so với chuột không sốc nhiệt
ở hầu hết các lô, ngoại trừ mẫu não của chuột
trong lô uống bào tử B. subtilis KP3 (Hình 1).
Ở lô chuột uống PBS, hàm lượng MDA trong
gan, não của chuột sốc nhiệt tăng so với chuột
không sốc nhiệt, và tăng dần trong các lần sốc
nhiệt. Ở chuột uống BS02 và KP3, hàm lượng
MDA của chuột sốc nhiệt ở các lần sốc nhiệt 2,
3 hầu như khác biệt không có ý nghĩa so với
sốc nhiệt lần 1, riêng hàm lượng MDA trong
não chuột uống KP3 sốc nhiệt giảm về mức
khác biệt không có ý nghĩa so với chuột không
sốc nhiệt qua 3 lần sốc nhiệt lặp lại.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 44
I I I I I I I I I I I I I I I I I I
0
1
2
3
4
5
PB S K P3B S02
K hoâng soác nhieät
Soác nhieät
I . Soác n h ie ät la àn 1
I I . Soác n h ie ät la àn 2
I I I . Soác n h ie ät la àn 3
M
D
A
G
a
n
n
m
o
l/
m
g
p
r
o
t
e
in
a
a
a b
a a a a
a
a
I I I I I I I I I I I I I I I I I I
0
5
10
15
PB S K P3B S02
K hoâng soác nhieät
Soác nhieät
b c
b c
I . Soác n h ie ät la àn 1
I I . Soác n h ie ät la àn 2
I I I . Soác n h ie ät la àn 3
M
D
A
N
a
õo
n
m
o
l/
m
g
p
r
o
t
e
in
a
a b
a b
a
a
a b
a
Không sốc nhiệt
Sốc nhiệt lần 1
Sốc nhiệt lần 2
ố ệ ầ
Sốc nhiệt
M
D
A
G
a
n
n
m
o
l/
m
g
p
r
o
te
in
ô sốc hiệt
Sốc nhiệt lần 1
Sốc nhiệt lần 2
Sốc nhiệt lần 3
ố ệt
M
D
A
N
ã
o
n
m
o
l/
m
g
p
r
o
te
in
Hình 1: Hàm lượng MDA trong gan và não chuột. a: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với chuột không gây sốc
nhiệt trong cùng một lô, p<0,05. b: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với sốc nhiệt lần 1 trong cùng một lô, p < 0,05.
c: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với chuột uống PBS và BS02 sốc nhiệt, p < 0,05.
Hoạt tính SOD
Hoạt tính SOD được thể hiện trong Hình 2.
Ở chuột không gây sốc nhiệt, hoạt tính SOD ở
gan và não chuột uống BS02 khác biệt không
có ý nghĩa so với lô uống PBS, lô uống KP3 cao
hơn có ý nghĩa so với lô uống PBS, điều này
cho thấy các chất chống oxy hóa do KP3 cung
cấp có tác động tích cực lên hoạt tính SOD. Ở
chuột bị sốc nhiệt, hoạt tính SOD ở gan và não
chuột thấp hơn có ý nghĩa so với chuột không
gây sốc nhiệt ở tất cả các lô, điều này cho thấy
tế bào đã sử dụng SOD để trung hòa hiệu ứng
oxy hóa gây ra bởi sốc nhiệt. Hoạt tính SOD
trong mẫu gan lô uống KP3 sốc nhiệt khác biệt
không có ý nghĩa so với lô PBS không sốc
nhiệt và trong các mẫu não chuột lô uống KP3,
hoạt tính SOD của chuột bị sốc nhiệt cao hơn
có ý nghĩa so với lô uống PBS và BS02. Kết quả
này cho thấy các chất chống oxy hóa từ bào tử
KP3 có tác dụng bảo vệ enzym SOD ở cả gan
và não chuột bị sốc nhiệt.
I I I I I I I I I I I I I I I I I I
0
100
200
300
400
5 00
600
700
PB S K P3B S02
a
a aa
b
b
I .
I I .
I I I .
I I I I I I I I I I I I I I I I I I
0
100
200
300
400
PB S K P3B S02
bb
a
I .
I I .
I I I .
a
a
b
Không sốc nhiệt
Sốc nhiệt lần 1
Sốc nhiệt lần 2
Sốc nhiệt lần 3
Sốc nhiệt
S
O
D
G
a
n
U
/m
g
p
r
o
te
in
Không sốc nhiệt
Sốc nhiệt lần 1
Sốc nhiệt lần 2
Sốc nhiệt lần 3 Sốc nhiệt
S
O
D
N
ã
o
U
/m
g
p
r
o
te
in
Hình 2. Hoạt tính SOD trong gan và não chuột. a: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với chuột uống PBS sốc
nhiệt, p < 0,05; b: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với chuột PBS và BS02 sốc nhiệt, p < 0,05.
Hoạt tính GSH-Px và catalase
Hoạt tính GSH-Px và catalase được thể
hiện trong Hình 3. Ở chuột không sốc nhiệt,
hoạt tính GSH-Px và catalase trong các mẫu
gan ở lô uống BS02 và KP3 cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với lô uống PBS, trong khi đó
không có sự khác biệt ở các mẫu não, điều này
cho thấy việc sử dụng probiotic có tác dụng
kích thích hoạt tính GSH-Px và catalase ở gan
nhưng không có hiệu quả ở não. Ở chuột sốc
nhiệt, hoạt tính GSH-Px và catalase thấp hơn
có ý nghĩa so với trước khi gây sốc nhiệt ở tất
cả các lô chỉ ra rằng các tế bào đã sử dụng các
enzym chống oxy hóa để trung hòa tác động
oxy hóa gây ra bởi sốc nhiệt. Hoạt tính GSH-
Px và catalase trong các mẫu gan của lô KP3
sốc nhiệt khác biệt không có ý nghĩa so với lô
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 45
PBS trước khi bị sốc nhiệt. Kết quả này cho
thấy khi sốc nhiệt, các chất chống oxy hóa từ
bào tử KP3 có tác dụng bảo vệ đối với hoạt
tính GSH-Px và catalase ở gan nhưng không
có tác dụng ở não.
I I I I I I I I I I I I I I I I I I
0
5 0
100
15 0
200
25 0
300
PB S K P3B S02
I .
I I .
I I I .
I I I I I I I I I I I I I I I I I I
0
3
6
9
12
15
18
PB S K P3B S02
I .
I I .
I I I .
I I I I I I I I I I I I I I I I I I
0
25
5 0
75
100
125
15 0
PB S K P3B S02
a
I .
I I .
I I I .
aa
a
a
a
b bb
I I I I I I I I I I I I I I I I I I
0
100
200
300
400
5 00
600
PB S K P3B S02
a
aa
I .
I I .
I I I .
a
a
a
b bb
Không sốc nhiệt
Sốc nhiệt lần 1
Sốc nhiệt lần 2
Sốc nhiệt lần 3 Sốc nhiệt
C
A
T
G
a
n
U
/m
g
p
r
o
te
in
Không sốc nhiệt
Sốc nhiệt lần 1
Sốc nhiệt lần 2
Sốc nhiệt lần 3 Sốc nhiệt
C
A
T
N
ã
o
U
/m
g
p
ro
te
in
Không sốc nhiệt
Sốc nhiệt lần 1
Sốc nhiệt lần 2
Sốc nhiệt lần 3 Sốc nhiệt
G
S
H
-P
x
N
ã
o
U
/m
g
p
r
o
te
in
Không sốc nhiệt
Sốc nhiệt lần 1
Sốc nhiệt lần 2
Sốc nhiệt lần 3 Sốc nhiệt
G
S
H
-P
x
G
a
n
U
/m
g
p
r
o
te
in
Hình 3: Hoạt tính GSH-Px và catalase trong gan và não chuột. a: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô
chuột không gây sốc nhiệt cho uống PBS, p < 0,05; b: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chuột gây sốc
nhiệt cho uống PBS và BS02, p < 0,05.
BÀN LUẬN
Khả năng sinh chất chống oxy hóa của
Bacillus subtilis KP3 và Bacillus subtilis BS02 đã
được chứng minh trong nghiên cứu trước(16).
Kết quả thực nghiệm cho thấy Bacillus subtilis
KP3 sinh chất chống oxy hóa có tác dụng có lợi
trên các chỉ dấu oxy hóa ở chuột, trong khi
Bacillus subtilis BS02 không sản sinh ra chất
chống oxy hóa thì không có tác động. Việc
uống bào tử KP3 cho thấy hiệu quả làm giảm
quá trình peroxy hóa lipid và bảo vệ các
enzym chống oxy hóa ở gan và não. Theo Tian
và cs(15), khi điều trị sốc nhiệt ở chuột với
melatonin, một chất chống oxy hóa, ở liều 1
mg/kg thể trọng hàm lượng MDA não giảm
xuống bằng với hàm lượng MDA của chuột
không sốc nhiệt, tương tự như kết quả của
nghiên cứu đối với lô dùng bào tử KP3. Điều
này cho thấy rằng liều uống 108 CFU của bào
tử KP3 trên mỗi kilogam thể trọng mỗi ngày
có tác dụng tương tự như điều trị bằng
melatonin với liều 1 mg/kg thể trọng trong
điều trị sốc nhiệt ở chuột.
KẾT LUẬN
Bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis KP3 liều
uống 108 CFU/kg thể trọng có khả năng phòng
ngừa sốc nhiệt liên quan đến tổn thương oxy
hoá ở chuột nhắt Swiss albino.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bhattacharyya J, Biswas S, Datta AG (2004), "Mode of
action of endotoxyn: role of free radicals and
antioxydants", Current Medicinal Chemistry. 11(3), pp.359-
368.
2. Chatterjee S, Premachandran S, Sharma D, et al. (2005),
"Therapeutic treatment with L-arginine rescues mice from
heat stroke-induced death: physiological and molecular
mechanisms", Shock (Augusta, Ga.). 24(4), pp.341-347.
3. Dai C, Zhao DH, Jiang M (2012), "VSL#3 probiotics
regulate the intestinal epithelial barrier in vivo and in vitro
via the p38 and ERK signaling pathways", International
Journal of Molecular Medicine. 29(2), pp.202-208.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 46
4. Flohé L, Günzler WA (1984), "Assays of glutathione
peroxydase", in Methods in Enzymology, Academic Press,
pp.114-120.
5. Góth L (1991), "A simple method for determination of
serum catalase activity and revision of reference range",
Clinica Chimica Acta; International Journal of Clinical
Chemistry. 196(2-3), pp.143-151.
6. Group JFWW (9((2001), "Guidelines for the evaluation of
probiotics in food.". London: World Health Organization,
ON, Canada: Food and Agriculture Organization.
7. Lambert GP, Gisolfi CV, Berg DJ et al. (2002), "Selected
contribution: Hyperthermia-induced intestinal
permeability and the role of oxydative and nitrosative
stress", Journal of Applied Physiology (Bethesda, Md.: 1985).
92(4), 1750-1761; discussion 1749.
8. Le HD, Huynh AH, Barbosa TM, et al. (2004),
"Characterization of Bacillus probiotics available for
human use", Applied and Environmental Microbiology. 70(4),
pp.2161-2171.
9. Li X (2012), "Improved Pyrogallol Autoxydation Method: A
Reliable and Cheap Superoxyde-Scavenging Assay
Suitable for All Antioxydants", Journal of Agricultural and
Food Chemistry. 60(25), pp.6418-6424.
10. Moore T, Globa L, Pustovyy O, et al. (2014), "Oral
administration of Bacillus subtilis strain BSB3 can prevent
heat stress-related adverse effects in rats", Journal of Applied
Microbiology. 117(5), pp.1463-1471.
11. Nicholson WL (2002), "Roles of Bacillus endospores in the
environment", Cellular and Molecular Life Sciences CMLS.
59(3), pp.410-416.
12. Nicholson WL, Munakata N, Horneck G, et al. (2000),
"Resistance of Bacillus endospores to extreme terrestrial
and extraterrestrial environments", Microbiology and
molecular biology reviews: MMBR. 64(3), pp.548-572.
13. Ohkawa H, Ohishi N, Yagi K (1979), "Assay for lipid
peroxydes in animal tissues by thiobarbituric acid
reaction", Analytical Biochemistry. 95(2), pp.351-358.
14. Thiemermann C (1997), "Nitric oxyde and septic shock",
General Pharmacology. 29(2), pp.159-166.
15. Tian YF, Lin CH, Hsu SF, et al. (2013), "Melatonin
improves outcomes of heatstroke in mice by reducing brain
inflammation and oxydative damage and multiple organ
dysfunction", Mediators of Inflammation. 2013, pp.349280.
16. Vũ Thanh Thảo, Nguyễn Thị Linh Giang, Trần Cát Đông
(2014), "Nghiên cứu hoạt tính chống oxi hóa của dịch chiết
từ một số vi khuẩn và vi nấm", Chuyên đề Dược, Y Học TP.
Hồ Chí Minh, phụ bản 18(1), tr.373-378.
17. Zareie M, Johnson-Henry K, Jury J, et al. (2006). Probiotics
prevent bacterial translocation and improve intestinal
barrier function in rats following chronic psychological
stress. Gut. 55(11), pp.1553-1560.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_tu_bacillus_subtilis_cai_thien_hau_qua_soc_nhiet_bang_ca.pdf