Tài liệu Bạo lực và bắt nạt ở học sinh một số trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Cơng Cộng 375
BẠO LỰC VÀ BẮT NẠT Ở HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NĂM 2017
Trần Quỳnh Anh*, Nguyễn Thị Hồng Diễm**
TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Bạo lực và bắt nạt ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thơng (THPT)
là một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay do mức độ phổ biến và những hậu quả về thể chất và tinh
thần.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ học sinh tham gia đánh nhau trong 12 tháng qua, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trong 30
ngày qua và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ học sinh tham gia đánh nhau và bị bắt nạt.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mơ tả cắt ngang được tiến hành trên 6.407 học sinh của 24 trường
trung học cơ sở và trung học phổ thơng tại 4 tỉnh Hải Phịng, Nghệ An, Kon Tum, Cần Thơ. Học sinh tự điền
vào bộ câu hỏi điều tra Sức khỏe học sinh tồn cầu (Global School-based Student health Survey Questionnaires).
...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bạo lực và bắt nạt ở học sinh một số trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Cơng Cộng 375
BẠO LỰC VÀ BẮT NẠT Ở HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NĂM 2017
Trần Quỳnh Anh*, Nguyễn Thị Hồng Diễm**
TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Bạo lực và bắt nạt ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thơng (THPT)
là một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay do mức độ phổ biến và những hậu quả về thể chất và tinh
thần.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ học sinh tham gia đánh nhau trong 12 tháng qua, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trong 30
ngày qua và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ học sinh tham gia đánh nhau và bị bắt nạt.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mơ tả cắt ngang được tiến hành trên 6.407 học sinh của 24 trường
trung học cơ sở và trung học phổ thơng tại 4 tỉnh Hải Phịng, Nghệ An, Kon Tum, Cần Thơ. Học sinh tự điền
vào bộ câu hỏi điều tra Sức khỏe học sinh tồn cầu (Global School-based Student health Survey Questionnaires).
Kết quả: Tỷ lệ học sinh đã tham gia đánh nhau và bị bạn đánh trong 12 tháng qua là 14,5% và 13,4%.
Trong 30 ngày qua, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt là 18,4%. Học sinh nam cĩ nguy cơ bị đánh cao gấp 2 lần (OR=1,91;
95% CI:1,66-2,18); tham gia đánh nhau cao gấp 3 lần (OR=3,29; 95% CI:2,81-3,86); và bị bắt nạt cao gấp 1,2 lần
so với học sinh nữ (OR=1,21; 95% CI:1,04-1,40). Học sinh THCS cĩ nguy cơ bị đánh cao gấp 2,4 lần (OR=2,4;
95% CI:2,08-2,76); tham gia đánh nhau cao gấp 2,5 lần (OR=2,51; 95% CI: 2,14-1,09) và bị bắt nạt cao gấp 1,9
lần (OR=1,92; 95% CI:1,64-2,24) so với nhĩm học sinh THPT.
Kết luận: Tỷ lệ học sinh trải nghiệm với bạo lực thể chất và bắt nạt dưới 20% trong số học sinh được điều
tra. Học sinh THCS, học sinh nam cĩ nguy cơ trải nghiệm với bạo lực thể chất và bắt nạt nạt cao hơn học sinh
THPT, học sinh nữ.
Từ khĩa: học sinh, bạo lực, bắt nạt, đánh nhau
ABSTRACT
VIOLENCE AND BULLYING AMONG SECONDARY SCHOOLS AND HIGH SCHOOL STUDENTS IN 2017
Tran Quynh Anh, Nguyen Thi Hong Diem
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 374 – 380
Background: Violence and bullying among secondary school and high school students is one of important
public health concerns nowadays due to prevalence and consequences on students’ physical and mental health.
Objectives: 1) To estimate the percentage of students who were in physical fight during past 12 months and
bullied during past 30 days. 2) To analyze some related factors with fighting and bulling among students
Methods: A cross-sectional study was conducted on 6.407 students at 24 secondary and high schools grades
in four provinces of Hải Phịng, Nghệ An, Kon Tum, Cần Thơ. Students completed GSHS self-reported
questionnaire.
Results: The percentage of students who were in a physical fight and being fighted during past 12 months
were 14.5% and 13.4%, respectively. The percentage of students who reported being bullied during past 30 days
was 18.4%. Male student had a twice higher risk of being fighted (OR=1,91; 95% CI=1,66-2,18); three times
higher risk of being in physical fight (OR=3,29; 95% CI=2,81-3,86); and 1.2 times higher risk of being bullied
*Viện Đào tạo Y học Dự phịng và Y tế Cơng cộng-Trường Đại học Y Hà Nội
**Cục Y tế Dự phịng-Bộ Y tế
Tác giả liên lạc: TS.Trần Quỳnh Anh ĐT: 0983513183 Email: tranquynhanh@hmu.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Cơng Cộng 376
(OR=1,21; 95% CI=1,04-1,40) than female students. Secondary school students had 2.4 times higher risk of being
fighted (OR=2,4; 95% CI=2,08-2,76); 2.5 times times higher risk of being in physical fight (OR=2,51; 95%
CI=2,14-1,09) and twice higher risk of being bullied (OR=1,92; 95% CI=1,64-2,24) than high school students.
Conclusion: The number of secondary and high school students experienced with physical violence and
bullying was under 20%. Secondary school students, male students had higher risks of experiences with physical
violence and bullying than high school students and female students.
Keywords: school students, violence, bullying, fighting
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo lực và bắt nạt trong học sinh đang trở
thành một vấn đề y tế cơng cộng nghiêm trọng
do mức độ phổ biến và những hậu quả về thể
chất và tinh thần lên trẻ em(12). Hậu quả của bạo
lực và bắt nạt cĩ thể là những tổn thương về thể
chất hoặc tinh thần, thậm chí là cái chết. Ngồi
ra, bạo lực và bắt nạt ở lứa tuổi học sinh cũng cĩ
thể mang tới những hành vi trong tương lai cĩ
ảnh hướng xấu tới sức khỏe như lạm dụng rượu,
sử dụng ma túy, tự sát. Trầm cảm, rối loạn lo âu
và nhiều vấn đề tâm thần khác cũng là hậu quả
của bạo lực và bắt nạt(2,11).
Bạo lực học đường được định nghĩa như là
một dạng bạo lực ở nhĩm tuổi trẻ xảy ra ở
trường học, trên đường đến trường hoặc trong
suốt những sự kiện tổ chức tại trường học.Một
học sinh cĩ thể là thủ phạm, nạn nhân hoặc
người chứng kiến. Người gây ra bạo lực học
đường cĩ thể là học sinh, giáo viên hoặc nhân
viên trường học(2,9).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi
đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) đã phân loại bạo
lực học đường thành 3 dạng chính: bạo lực thể
chất, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục(12,14).
Bạo lực về thể chất được cho là những hành
động xâm phạm về thể xác với ý định làm tổn
thương cơ thể của nạn nhân như là đánh, đá,
nhốt, chém bằng dao hoặc bắn bằng súng. Bạo
lực tinh thần bao gồm những xâm phạm bằng
lời nĩi hoặc cảm xúc như là cách ly, phớt lờ, sỉ
nhục, lan truyền tin đồn, chế giễu, làm nhục, đe
dọa hay những trừng phạt tâm lý khác. Bạo lực
tinh thần cĩ thể kết hợp hoặc khơng với bạo lực
thể chất. Bạo lực tình dục là những đe dọa về
tình dục, quấy rối hoặc lạm dụng tình dục, ép
buộc hay cưỡng bức tình dục(12). Mặt khác, bạo
lực học đường cịn cĩ thể phân loại thành các
dạng trừng phạt như trừng phạt thân thể, trừng
phạt tinh thần, bạo lực tình dục và giới; đánh
nhau và bắt nạt(2,9). Trừng phạt thân thể như là
đánh hoặc vụt bằng gậy thường được sử dụng
như một hình thức kỉ luật phố biến ở nhiều nơi
trên thế giới. Bắt nạt là một hình thức bạo lực
thường trên sân trường và chiếm tỷ cao hơn
đánh nhau(8).
Bắt nạt thường xảy ra khi cĩ sự khơng cân
bằng về quyền lực giữa kẻ bắt nạt và nạn nhân.
Bắt nạt cĩ thể được định nghĩa như là một hành
vi bạo lực cĩ chủ ý và hung hăng lên nạn nhân,
khiến cho nạn nhân cảm thấy bất lực và dễ bị tổn
thương(1,13). Bắt nạt cĩ thể là những hành vị bạo
lực về thể chất như đánh đập, phá hủy tài sản
hay là bạo lực về tinh thần như trêu chọc, xúc
phạm, đe dọa hoặc cơ lập(7). Nguyên nhân của
bắt nạt thường cĩ liên quan đến sự phân biệt đối
xử với những học sinh đến từ những gia đình
nghèo, dân tộc thiểu số hay cĩ những đặc điểm
khác biệt về ngoại hình hoặc tính cách(9). Theo
kết quả của Điều tra sức khỏe học sinh Tồn cầu
sử dụng số liệu từ năm 2003 đến 2005 thì cĩ từ
20% đến 65% trẻ em trong độ tuổi đến trường đã
bị bắt nạt bằng lời nĩi hoặc thể chất trong 1
tháng(13). Mặc dù bắt nạt phổ biến trong sân
trường tuy nhiên khơng phải bắt nạt luơn luơn
được tố cáo. Một nghiên cứu tại Anh đã cho thấy
khoảng 30% học sinh đã khơng kể với bất cứ ai
về việc bị bắt nạt tại trường học(10). Hình thức
phổ biến nhất của bắt nạt là thơng qua lời nĩi,
tuy nhiên bắt nạt bằng thể chất cũng thường
xuyên diễn ra và cĩ thể kết hợp đồng thời cùng
bắt nạt bằng lời nĩi(6,7).
Ở nước ta đã cĩ một số nghiên cứu về bạo
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Cơng Cộng 377
lực và bắt nạt ở học sinh nhưng ở quy mơ nhỏ.
Năm 2017 Cục Y tế Dự phịng tiến hành một
khảo sát về hành vi sức khỏe của học sinh tại 4
tỉnh Hải Phịng, Nghệ An, Kontum, Cần Thơ
nhằm cung cấp những bằng chứng cập nhật về
thực trạng hành vi sức khỏe của học sinh, giúp
cho việc đưa ra các chính sách ưu tiên trong
chăm sĩc sức khỏe học sinh. Trong khuơn khổ
khảo sát này, bạo lực và bắt nạt ở học sinh trung
học cơ sở (THCS) và trung học phổ thơng
(THPT) là một nội dung quan trọng đã được
triển khai.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ học sinh tham gia đánh nhau
trong 12 tháng qua và tỷ lệ học sinh bị bắt nạt
trong 30 ngày qua.
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với tỷ lệ
học sinh tham gia đánh nhau và bị bắt nạt.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Học sinh tại các trường học được lựa chọn
vào nghiên cứu. Tổng cộng mỗi tỉnh nghiên cứu
6 trường tại 1 quận và 2 huyện.
Tiêu chí chọn quận, huyện
Là quận, huyện cĩ điều kiện kinh tế xã hội
trung bình trong tỉnh, khơng chọn quận,
huyện giàu hay quận, huyện nghèo của tỉnh.
Tại mỗi quận, huyện sẽ lựa chọn 02 trường, 01
trường trung học cơ sở và 01 trường trung học
phổ thơng.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mơ tả cắt ngang
Địa điểm nghiên cứu
Lựa chọn chủ đích 4 tỉnh tham gia vào
nghiên cứu là Hải Phịng, Nghệ An, Kon Tum,
Cần Thơ. Đây là 4 tỉnh nằm ở các vùng sinh thái
khác nhau của đất nước và cĩ điều kiện kinh tế
xã hội khác nhau. Tại mỗi tỉnh, lựa chọn cĩ chủ
đích 01 quận và 02 huyện để cĩ được số liệu của
khu vực thành thị và nơng thơn trong tỉnh.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu ước tính cho 1 tỉnh. Sử dụng cơng
thức tính cỡ mẫu ước lượng cho một tỷ lệ trong
quần thể.
Cỡ mẫu n tính được = 1.050. Số học sinh điều
tra tại mỗi tỉnh là 1.050 x 1,5 (hệ số chọn mẫu) =
1.600 học sinh. Học sinh điều tra cho 4 tỉnh là
1.600 x 4 = 6.400 học sinh. Thực tế đã điều tra
trên 6.407 học sinh.
Chọn mẫu
Tại mỗi tỉnh chọn chủ đích 6 trường: 2
trường khu vực thành thị và 4 trường khu vực
nơng thơn. Trong 2 trường ở mỗi khu vực cĩ 1
trường THCS và 1 trường THPT. Tại mỗi trường
THCS, chọn học sinh khối 8 và khối 9, mỗi khối
chọn ngẫu nhiên 3 lớp. Tại mỗi trường THPT,
chọn học sinh cả ba khối 10, 11 và 12, mỗi khối
chọn ngẫu nhiên 2 lớp, triển khai tồn bộ học
sinh trong lớp tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chí chọn đối tượng nghiên cứu: Học
sinh cĩ mặt tại lớp học tại thời điểm tiến hành
điều tra và đồng ý tham gia điền phiếu.
Kỹ thuật và cơng cụ thu thập thơng tin
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phỏng vấn
gián tiếp. Học sinh tự điền vào bộ câu hỏi tự
điền khuyết danh, chiều cao và cân nặng của học
sinh được đo bằng thước đo chiều cao gắn tường
và cân điện tử.
Bộ câu hỏi của Điều tra sức khỏe học sinh
tồn cầu (Global School-related Health Student
Survey) tại Việt Nam được sử dụng cho
nghiên cứu này. Bộ câu hỏi Điều tra sức khỏe
học sinh tồn cầu gồm 80 câu hỏi, trong đĩ cĩ
các câu hỏi về số lần tham gia đánh nhau, bị
đánh và bị bắt nạt.
Số liệu được thu thập tại lớp học. Học sinh
của lớp được chọn được đề nghị ở lại lớp sau giờ
học để điền phiếu. Học sinh được giải thích rõ về
mục đích của nghiên cứu. Học sinh tham gia
nghiên cứu tự nguyện. Nghiên cứu viên cĩ mặt
tại lớp học để giải thích những thắc mắc của học
sinh trong khi điền phiếu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Cơng Cộng 378
Biến số nghiên cứu
Tham gia đánh nhau trong 12 tháng qua: từ
1 lần trở lên. Đánh nhau là khi 2 học sinh cĩ sức
khỏe như nhau đánh nhau.
Bị đánh trong 12 tháng qua: từ 1 lần trở lên.
Bị đánh là khi một học sinh bị một học sinh
(hoặc người khác) khỏe hơn hoặc nhiều học sinh
(người khác) đánh.
Bị bắt nạt trong 30 ngày qua. Việc bắt nạt xảy
ra khi một học sinh hoặc một nhĩm học sinh nĩi
hay làm một việc gì đĩ xấu đối với một học sinh
khác. Khi một học sinh bị trêu tức quá nhiều
hoặc bị tẩy chay
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được làm sạch, nhập và phân tích
bằng phần mềm EPI DATA và STATA. Các số
liệu được trình bày dưới dạng số lượng, tỷ lệ
phần trăm. Test thống kê Chi- bình phương
được sử dụng trong phân tích đơn biến. Hồi quy
logistics được sử dụng trong phân tích đa biến.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Thơng tin về đối tượng nghiên cứu
Trường
Giới
THCS THPT Tổng
n % n % n %
Nam 1.594 48,79 1.357 43,22 2.951 46,06
Nữ 1.673 51,21 1.783 56,78 3.456 53,94
Tổng 3.267 100 3.140 100 6.407 100
Tổng số đối tượng nghiên cứu là 6.407 học
sinh, trong đĩ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam
(53,94% và 46,06%). Tỷ lệ nữ cao hơn ở cả hai
nhĩm cấp học.
Bảng 2: Thực trạng bạo lực và bắt nạt ở học sinh theo
cấp học
Trường
THCS THPT Tổng
n % n % n %
Bị bắt
nạt
Cĩ 716 22,2 458 14,4 1174 18,4
Khơng 2.504 77,8 2.714 85,6 5218 81,6
Đánh
nhau
Cĩ 642 19,8 284 9,1 926 14,5
Khơng 2.614 80,2 2.855 90,9 5469 85,5
Bị bạn
đánh
Cĩ 577 17,8 275 8,8 852 13,4
Khơng 2.665 82,2 2.857 91,2 5522 86,6
Trong 30 ngày qua, tỉ lệ hoc sinh bị bắt nạt là
18,4%. Tỷ lệ đánh nhau và bị bạn đánh trong 12
tháng qua tương đương nhau (14% và 13%). Tỉ lệ
học sinh bị bắt nạt, đánh nhau và bị đánh ở
trường THCS cao hơn THPT.
Bảng 0: Thực trạng bạo lực và bắt nạt ở học sinh theo
theo giới
Giới
Nam Nữ Tổng
n % n % n %
Bị bắt
nạt
Cĩ 701 23,9 473 13,7 1.174 18,4
Khơng 2.241 76,1 2.977 86,3 5218 81,6
Đánh
nhau
Cĩ 667 22,6 259 7,5 926 14,5
Khơng 2.278 77,4 3.191 92,5 5.469 85,5
Bị bạn
đánh
Cĩ 435 14,8 417 12,2 852 13,4
Khơng 2.502 85,2 3.020 87,8 5.522 86,6
Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt, đánh nhau, bị bạn
đánh ở nam đều cao hơn nữ, đặc biệt là tỉ lệ
đánh nhau ở nam cao gấp 3 lần ở nữ (22,6% và
7,5%). Tỉ lệ bị bạn đánh ở hai nhĩm khá tương
đồng với nam là 14,8% và nữ là 12,2%.
Bảng 4: Mơ hình hồi quy logistic thể hiện mối liên
quan giữa giới, cấp học, dân tộc, học lực của học sinh
và bạo lực, bắt nạt
Bị đánh
Tham gia đánh
nhau
Bị bắt nạt
OR (95% CI) OR (95% CI) OR (95% CI)
Giới
Nữ
Nam 1,91 (1,66-2,18) 3,29 (2,81-3,86) 1,21 (1,04-1,40)
Cấp học
THPT
THCS 2,40 (2,08-2,76) 2,51(2,14-2,94) 1,92 (1,64-2,24)
Dân tộc
Kinh
Khác 1,07 (0,76-1,51) 0,71 (0,46- 1,09) 0,74(0,48-1,13)
Học lực
Xuất sắc 1 1 1
Giỏi 0,77 (0,51-1,17) 0,69 (0,44-1,10) 1,04 (0,61-1,78)
Khá 0,91 (0,60-1,37) 0,80 (0,51-1,25) 1,30 (0,77-2,19)
TB 1,01(0,66-1,54) 1,16 (0,73-1,84) 1,51 (0,89-2,58)
Kết quả phân tích cho thấy giới tính là một
trong những yếu tố dự đốn khả năng bị đánh,
tham gia đánh nhau và bị bắt nạt của học sinh,
Với OR tương ứng là 1,91 (95% CI: 1,66 – 2,18);
3,29 (95% CI: 2,81 – 3,86); 1,21 (95% CI: 1,04 –
1,40), học sinh nam cho thấy xu hướng bị đánh
cao gấp 2 lần, xu hướng tham gia đánh nhau cao
gấp 3 lần, và xu hướng bị bắt nạt cao gấp 1,2 lần
so với học sinh nữ.
Khi phân tích các yếu tổ liên quan đến nhĩm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Cơng Cộng 379
trường thì học sinh THCS đã cho thấy xu hướng
bị đánh cao gấp 2,4 lần (OR: 2,4; 95% CI: 2,08 –
2,76); tham gia đánh nhau cao gấp 2,5 lần (OR:
2,51; 95% CI: 2,14 – 1,09) và bị bắt nạt cao gấp 1,9
lần (OR: 1,92; 95% CI: 1,64 – 2,24) so với nhĩm
học sinh THPT.
Các mối liên quan giữa dân tộc, học lực với
tỷ lệ học sinh bị đánh, tham gia đánh nhau, và bị
bắt nạt khơng được tìm thấy.
BÀN LUẬN
Đây là một điều tra khảo sát hành vi sức
khỏe học sinh lứa tuổi vị thành niên quy mơ lớn
triển khai tại 4 tỉnh Hải Phịng, Nghệ An, Kon
Tum, Cần Thơ. Đây là 4 tỉnh nằm ở các vùng
sinh thái khác nhau của đất nước và cĩ điều kiện
kinh tế xã hội khác nhau. Tổng cộng đã cĩ 12
trường trung học cơ sở và 12 trường trung học
phổ thơng được chọn vào tham gia nghiên cứu
với số lượng học sinh tham gia trả lời phiếu lên
đến hơn 6000 em. Năm 2012 Cục Y tế Dự phịng
đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới triển khai
một điều tra sử dụng Bộ câu hỏi của Điều tra sức
khỏe học sinh tồn cầu (Global School-related
Health Student Survey). Do đĩ bộ câu hỏi này đã
được chuẩn hĩa tiếng Việt và tỷ lệ của cuộc khảo
sát này cĩ thể so sánh với điều tra năm 2012.
Trong tổng số 6.407 học sinh của 24 trường
từ 4 tỉnh tham gia vào nghiên cứu, học sinh nữ
chiếm tỷ lệ cao hơn nam (53,9% và 46,06%). Tỷ lệ
nữ cao hơn ở cả hai nhĩm tuổi: từ 13-15 và từ 16-
17. Với bộ câu hỏi của Điều tra sức khỏe học sinh
tồn cầu, học sinh tham gia vào nghiên cứu tự
báo cáo về các trải nghiệm đối với việc đánh
nhau, bị đánh trong 12 tháng qua và bắt nạt
trong 30 ngày qua. Theo bộ câu hỏi, đánh nhau
là khi 2 học sinh cĩ sức khỏe như nhau đánh
nhau. Bị đánh là khi một học sinh bị một học
sinh (hoặc người khác) khỏe hơn hoặc nhiều học
sinh (người khác) đánh.Việc bắt nạt xảy ra khi
một học sinh hoặc một nhĩm học sinh nĩi hay
làm một việc gì đĩ xấu đối với một học sinh
khác. Khi một học sinh bị trêu tức quá nhiều
hoặc bị tẩy chay cũng được gọi là bị bắt nạt. Khi
hai học sinh khỏe như nhau cãi nhau, đánh nhau
hoặc trêu đùa nhau cho vui thì khơng gọi là bắt
nạt. Như vậy trong nghiên cứu này tập trung
vào đo lường tỷ lệ học sinh tham gia đánh nhau
và bị bắt nạt, việc này cĩ thể xảy ra trong khuơn
viên trường học hoặc bên ngồi trường học.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ học sinh bị
bạn đánh trong 12 tháng qua là 13,4%. Tỷ lệ học
sinh đã tham gia đánh nhau trong 12 tháng qua
là 14,5%. Trong 30 ngày qua, tỷ lệ học sinh báo
cáo bị bắt nạt là 18,4%. Như vậy tỷ lệ học sinh
báo cáo bị bắt nạt cao hơn tỷ lệ đánh nhau, mặc
dù tỷ lệ đánh nhau được hỏi trong 12 tháng qua
cịn tỷ lệ bắt nạt được hỏi trong 30 ngày qua. Kết
quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu
trước đây cho rằng bắt nạt là một hình thức bạo
lực thường trên sân trường và chiếm tỷ cao hơn
đánh nhau(8).
So sánh theo cấp trường và theo giới cho
thấy cĩ những sự khác biệt. Trong đĩ số học
sinh bị bạn đánh chủ yếu ở nhĩm học sinh
THCS với 17,8%, cao hơn gấp đơi tỷ lệ này ở
học sinh THPT (8,8%). So sánh theo giới, số
học sinh nam bị đánh cao hơn số học sinh nữ
với 14,8% và 12,2%. Tỷ lệ tham gia đánh nhau
của nhĩm học sinh THCS là 22,2%, cao hơn tỷ
lệ này ở nhĩm học sinh THPT với 14,4%. So
sánh theo giới, số học sinh nam tham gia đánh
nhau cao gấp 3 lần số học sinh nữ (22,6% và
7,5%). Tỷ lệ học sinh THCS bị bắt nạt trong 30
ngày qua cao hơn tỷ lệ này ở học sinh THPT.
Số học sinh nam bị bắt nạt nhiều hơn học sinh
nữ (23.9% và 13,7%). Phân tích hồi quy
logistics cho thấy học sinh nam cĩ nguy cơ
đánh nhau, bị đánh và bị bắt nạt cao hơn học
sinh nữ. Học sinh THCS cĩ nguy cơ tham gia
đánh nhau và bị bắt nạt cao hơn học sinh
THPT. Trong nghiên cứu của chúng tơi, học
sinh THCS được chọn vào khảo sát là học sinh
lớp 8 và lớp 9. Như vậy, các chương trình
tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh nên ưu tiên hướng tới nhĩm tuổi này và
hướng tới các học sinh nam. Nghiên cứu của
chúng tơi khơng phát hiện thấy mối liên quan
giữa dân tộc và học lực của học sinh với đánh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Cơng Cộng 380
nhau và bắt nạt.
Khi so sánh với kết quả của Điều tra Tồn
cầu về Sức khỏe học sinh (GSHS) năm 2013 tại
Việt Nam cho thấy tỷ lệ học sinh bị đánh và bị
bắt nạt trong nghiên cứu này thấp hơn so với
GSHS 2013. Tỷ lệ trong điều tra GSHS 2013 lần
lượt là 17,3% và 23,4%. Điều tra GSHS 2013 cũng
báo cáo tỷ lệ học sinh bị đánh ở cấp THCS cao
hơn cấp THPT, và ở nam cao hơn nữ. Về tỷ lệ
bắt nạt trong 30 ngày qua, điều tra GSHS 2013
cho thấy tỷ lệ cao hơn ở cấp THCS, nhưng lại
khơng cĩ khác biệt về giới(1). Một nghiên cứu
mới đây ở Trung quốc, thu thập số liệu từ 7 tỉnh
với học sinh ở tất cả các cấp học, đã cho biết tỷ lệ
bắt nạt được báo cáo, bắt nạt người khác và
chứng kiến bắt nạt lần lượt là 26,10%, 9,03% và
28,90%. Nghiên cứu này cũng cho thấy học sinh
cấp học thấp hơn cĩ nguy cơ bị bắt nạt cao hơn
và học sinh nam cĩ nguy cơ bị bắt nạt cao hơn,
tương tự như nghiên cứu của chúng tơi(4).
Đồng thời, kết quả nghiên cứu của chúng tơi
cũng thấp hơn với một số nghiên cứu khác trước
đĩ(6,5). Sự khác biệt này cĩ thể được giải thích do
sự khác nhau về các nhĩm đối tượng tham gia
và các câu hỏi về bạo lực học đường. Kết quả
nghiên cứu của tổ chức Young Lives thực hiện
tại Việt Nam năm 2013 cho thấy cĩ 5% học sinh
đã từng bị phạt bởi giáo viên và một trong
những nguyên nhân bỏ học của học sinh là do
sự la mắng của giáo viên(6). Theo UNICEF và
WHO thì bạo lực học đường cĩ thể xảy ra giữa
các học sinh nhưng cũng cĩ thể gây ra bởi giáo
viên hoặc nhân viên trường học(12,14). Tuy nhiên,
các hình thức bạo lực do giáo viên gây ra khơng
nhận được nhiều sự chú ý vì một số trường học
chấp nhận trừng phạt về thể chất và bằng lời nĩi
như là các hình thức rèn luyện kỉ luật cho học
sinh. Bên cạnh đĩ, học sinh cũng thường sợ hãi
và khơng báo cáo các hình thức bạo lực do giáo
viên gây ra(4).
Do hạn chế của bộ câu hỏi GSHS, trong
nghiên cứu này chúng tơi chỉ đo lường được tỷ
lệ bạo lực thể chất (đánh nhau) mà chưa tìm hiểu
được các dạng bạo lực khác, cũng như chưa tìm
hiểu được đối tượng gây bạo lực (do giáo viên,
cha mẹ, bạn bè hay từ những người khác).
Chúng tơi cũng mới tính tốn được tỷ lệ bị bắt
nạt mà chưa đo lường được tỷ lệ học sinh bắt nạt
các bạn khác. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu
của chúng tơi đã cung cấp những đề xuất quan
trọng trong việc các chương trình sức khỏe học
sinh nên tập trung ưu tiên vào nhĩm học sinh
THCS, nhĩm học sinh nam, và vấn đề bắt nạt
đang nổi trội hơn bạo lực thể chất.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ học sinh đã tham gia đánh nhau và bị
bạn đánh trong 12 tháng qua là 14,5% và 13,4%.
Trong 30 ngày qua, tỷ lệ học sinh báo cáo bị bắt
nạt là 18,4%. Học sinh THCS, học sinh nam cĩ
nguy cơ tham gia đánh nhau và bị bắt nạt cao
hơn học sinh THPT, học sinh nữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CDC (2013). Global School-based Student Health Survey 2013 -
Vietnam factsheet. WHO,
https://extranet.who.int/ncdsmicrodata/index.php/catalog/482.
2. Covell K (2005). United Nations Secretary-General’s Study on
Violence Against Children, North American Regional
Consultation. Toronto: UNICEF Canada.
3. Gladden RM, et al (2014). "Bullying surveillance among youths:
Uniform definitions for public health and recommended data
elements, version 1.0". CDC,
https://www.cdc.gov/violenceprevention/pdf/bullying-
definitions-final-a.pdf.
4. Han Z, Zhang G and Zhang H (2017). School Bullying in Urban
China: Prevalence and Correlation with School Climate Int. J
Environ Res Public Health, 14(10):1116.
5. Horton P (2011). School bullying and power relations in
Vietnam. Linkưping University Electronic Press,
https://www.researchgate.net/publication/274210483_School_Bu
llying_and_Power_Relations_in_Vietnam.
6. Nguyen Thi Thu Hang và Tran Ngo Thi Minh Tam (2013).
"School Violence Evidence from Young Lives in Vietnam".
Vietnam Policy, pp.1.
7. Olweus D (1995). Bullying at School: What We Know and What
We Can Do (Understanding Children's Worlds)–UK. Oxford:
Blackwell Publishing.
8. Olweus D, Awiria O and Byrne B (1994). "Bullying at School-
What We Know and What We Can DoCoping with Bullying in
Schools". URL: https://www.amazon.com/Bullying-School-
What-Know-Can/dp/0631192417.
9. Pinheiro PS (2006). "World report on violence against children".
Unicef, https://www.unicef.org/violencestudy/reports.html
10. Smith PK, et al (2000). "What good schools can do about
bullying: Findings from a survey in English schools after a
decade of research and action”. Childhood, 7(2):193-212.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_luc_va_bat_nat_o_hoc_sinh_mot_so_truong_trung_hoc_6462_2212149.pdf