Tài liệu Bạo lực gia đình đối với nữ cán bộ công chức viên chức nhân viên đã lập gia đình tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 403
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI
NỮ CÁN BỘ CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC NHÂN VIÊN ĐÃ LẬP GIA ĐÌNH
TẠI QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
Nguyễn Thị Tuyết Vân*, Đặng Văn Chính*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bạo lực gia đình (BLGĐ)là một vấn đề xã hội nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ.
Nghiên cứu tại Việt Nam, năm 2010 cho thấy có đến 58% phụ nữ bị BLGĐ. BLGĐ không chỉ diễn ra ở những
phụ nữ có trình độ thấp thiếu thốn về kinh tế, mà ở những ở các gia đình trí thức, nơi có trình độ học vấn cao,
BLGĐ đang xảy ra và có xu hướng phát triển.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ BLGĐ, các yếu tố liên quan đến tỷ lệ BLGĐ trong 12 tháng qua của nữ cán bộ,
công chức, viên chức, nhân viên đã lập gia đình tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2017.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 359 nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên
đã lập gia đình từ 18 – 55 tuổi hiện đang làm v...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bạo lực gia đình đối với nữ cán bộ công chức viên chức nhân viên đã lập gia đình tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 403
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI
NỮ CÁN BỘ CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC NHÂN VIÊN ĐÃ LẬP GIA ĐÌNH
TẠI QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
Nguyễn Thị Tuyết Vân*, Đặng Văn Chính*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bạo lực gia đình (BLGĐ)là một vấn đề xã hội nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ.
Nghiên cứu tại Việt Nam, năm 2010 cho thấy có đến 58% phụ nữ bị BLGĐ. BLGĐ không chỉ diễn ra ở những
phụ nữ có trình độ thấp thiếu thốn về kinh tế, mà ở những ở các gia đình trí thức, nơi có trình độ học vấn cao,
BLGĐ đang xảy ra và có xu hướng phát triển.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ BLGĐ, các yếu tố liên quan đến tỷ lệ BLGĐ trong 12 tháng qua của nữ cán bộ,
công chức, viên chức, nhân viên đã lập gia đình tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2017.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 359 nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên
đã lập gia đình từ 18 – 55 tuổi hiện đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị và đoàn thể trực thuộc Ủy ban Nhân
dân quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc từ nghiên cứu quốc gia của Việt
Nam về bạo lực đối với phụ nữ năm 2010. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu phỏng vấn mặt đối
mặt với đối tượng nghiên cứu.
Kết quả: Tỷ lệ BLGĐ trong đời là 27,6% và tỷ lệ BLGĐ trong 12 tháng qua là19,2%. Trong đó tỷ lệ bạo lực
tinh thần cao hơn bạo lực thể chất và tình dục. Các yếu tố có liên quan đến tỷ lệ BLGĐ trong 12 tháng qua là vấn
đề hút thuốc lá của người chồng, vấn đề xay xỉn của người chồng, vấn đề ngoại tình của người chồng.
Kết luận: Tạo điều kiện cho phụ nữ học tập nâng cao trình độ và có công việc ổn định. Vận động tuyên
truyền tác hại của hút thuốc lá, say xỉn do uống rượu bia, duy trì hôn nhân một vợ một chồng.
Từ khóa: bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ
ABSTRACT
DOMESTIC VIOLENCE OF MARRIED FEMALE GOVERNMENT EMPLOYEES AT DISTRICT 8 IN
HO CHI MINH CITY IN VIETNAM
Nguyen Thi Tuyet Van, Dang Van Chinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 403 – 411
Background: Domestic violence was a serious public health problem. A study in Vietnam in 2010 showed
that 58% of women suffered violence. Domestic violence occurred not only in families with lack of education and
poor, but in families with high education. Domestic violence has been developing.
Objectives: This study aimed to determine the prevalence of domestic violence in lifetime and in the past 12
months and to assess association between domestic violence in the past 12 months with socio-demographic factors
of female government employeesand their husbandsat district 8 in Ho Chi Minh City.
Methods: A cross-sectional study was conducted on 359 married women who had been working at the
People’s Committee of district 8, Ho Chi Minh City. The questionnaire of World Health Organization about
health and experience in life was used to collect data by interviewing participants. The questionnaire had been
translated to Vietnamese and validated by the national research in Vietnam in 2010.
*Viện Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Vân ĐT: 039 680 8876 Email: nguyenthituyetvan@iph.org.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 404
Results: Prevalence of domestic violence in lifetime was 27.6% and in the past 12 months was 19.2%.
Prevalence of psychological abusewas higher than physical and sexual violence. Many characters associated with
domestic violence in the past 12 months, such as husbands’ smoking, husbands’ binge, husbands’ relationships
with other women.
Conclusion: Creating educationalenvironment for women to improve their knowledge and to supply stable
jobs. Communicating them about the harmful effects of smoking, drunkenness due to drinking alcohol, and
maintaining a monogamous marriage.
Keywords: domestic violence, violence against wome
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo lực gia đình (BLGĐ) là một vấn đề xã
hội nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe
phụ nữ. Tổ chức Y tế thế giới ước tính có
khoảng một phần ba (35%) phụ nữ từng bị bạo
lực thể chất hoặc tình dục bởi bạn tình của
họ(18). Khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ BLGĐ cao
nhất (37,7%)(17). Riêng tại Việt Nam, năm 2010
nghiên cứu quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ
cho kết quả có đến 58% phụ nữ trả lời từng bị
ít nhất một trong ba hình thức bạo lực là thể
xác, tình dục hoặc tinh thần(11).
Bạo lực đối với phụ nữ thường gây ra những
hậu quả nặng nề về sức khỏe thể chất và tinh
thần, đồng thời còn làm tăng gánh nặng chi phí
kinh tế và xã hội(18). Vấn đề bạo lực đối với phụ
nữ còn là một trong các yếu tố văn hóa xã hội
ngăn cản phụ nữ tiếp cận với các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe(20). Nó còn liên quan chặt chẽ đến vị
trí, vai trò của phụ nữ trong hoạt động chính trị,
kinh tế và văn hóa.
Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành
nhằm ước tính tỷ lệ BLGĐ. Kết quả từ các
nghiên cứu trước đây cho thấy phụ nữ có trình
độ cao có tỷ lệ BLGĐ thấp hơn so với những phụ
nữ có trình độ thấp(1,2,6). Do đó đa số các nghiên
cứu đều tập trung ở các gia đình nghèo, thiếu
thốn về vật chất, học vấn. Tuy nhiên trong
nghiên cứu gần đây trên đối tượng là phụ nữ
mang thai tại thành phố Hồ Chí Minh thì phụ nữ
có trình độ học vấn cao đẳng, đại học lại có tỷ lệ
BLGĐ cao hơn nhóm còn lại, với tỷ lệ lần lượt là
59,4% và 22,2%(7). Hơn nữa theo một số tác giả
cho rằng, ở các gia đình trí thức, nơi có trình độ
học vấn cao, loại bạo lực không nhìn thấy đang
xảy ra và có xu hướng phát triển, đây là loại bạo
lực âm thầm, chủ yếu là dùng ngôn từ để dày vò
tinh thần người phụ nữ(8).Như vậy, vấn đề
BLGĐ ở những gia đình trí thức đang diễn biến
phức tạp nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm
hiểu về vấn đề này một cách rõ ràng.
Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng
Đông Nam Bộ, nơi có tỷ lệ BLGĐ trong 12 tháng
qua cao nhất cả nước (11,8%)(11). Đây là một quận
vùng ven của thành phố, đang trong quá trình
đô thị hóa, thu hút nhiều lao động nhập cư từ
các tỉnh về đây sinh sống, học tập và làm việc
dẫn đến quá tải về nhà ở, trường học, giao thông
và công việc, tình hình kinh tế của người dân
còn nhiều khó khăn, điều này dễ làm nảy sinh
nhiều mâu thuẫn trong gia đình. Hơn nữa địa
phương cũng như khu vực chưa có nghiên cứu
nào tìm hiểu về vấn đề BLGĐ trên đối tượng là
nữ có nghề nghiệp ổn định. Đây được xem là
nhóm đối tượng ngày càng phổ biến trong xã
hội khi nền kinh kinh tế ngày càng phát triển.
Chính vì vậy mục tiêu trong nghiên cứu này là
nhằm tìm hiểu về thực trạng BLGĐ ở đối tượng
là nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đã
lập gia đình tại Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
Mục tiêu
Xác định tỷ lệ BLGĐ và các hình thức BLGĐ
đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân
viên đã lập gia đình tại Quận 8, TP. Hồ Chí
Minh, năm 2017.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên
đã lập gia đình từ 18 – 55 tuổi thuộc Ủy ban
Nhân dân Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 405
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Cỡ mẫu
Được tính dựa trên công thức ước lượng một
tỷ lệ trong quần thể với độ chính xác tuyệt đối:
n=Z2(1-α/2) [p(1-p)]/d2
Với tỷ lệ ước lượng (p=0,36)(7), xác xuất sai
lầm loại I (α = 0,05), sai số ước lượng mong
muốn được lấy ở mức 0,05 và với độ tin cậy 95%
thì Z(1-α/2) = 1,96.
Sau khi dự trù mất mẫu dựa theo tỷ lệ từ
chối trả lời ở đối tượng sống tại thành thị trong
nghiên cứu quốc gia năm 2010 là 2,4%(11), cỡ mẫu
cần thu thập trong nghiên cứu là 363 người.
Phương pháp chọn mẫu
Phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên đơn. Các
đơn vị chọn mẫu được chia làm 3 tầng bao
gồm: tầng 1(các phòng Ủy ban quận, Ủy ban
16 phường, các đoàn thể), tầng 2 (giáo dục),
tầng 3 (y tế). Ở mỗi tầng bằng phương pháp
ngẫu nhiên đơn để chọn ra số lượng nữ cần
thu thập tương ứng với tỷ lệ nữ đã lập gia
đình ở mẫu tầng.
Thu thập số liệu
Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp
phỏng vấn mặt đối mặt với đối tượng nghiên
cứu. Địa điểm phỏng vấn được sự đồng ý của
đối tượng nhằm đảm bảo những thông tin mà
đối tượng cung cấp trong quá trình phỏng vấn
chỉ có phỏng vấn viên biết, những người khác
không thể nghe thấy.
Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc từ
nghiên cứu quốc gia của Việt Nam về bạo lực
đối với phụ nữ năm 2010(11). Tuy nhiên trong
nghiên cứu này chỉ sử dụng 4 phần có liên
quan đến mục tiêu nghiên cứu, trong mỗi
phần số lượng câu hỏi đã được chỉnh sửa. Do
đó bộ câu hỏi đã được tiến hành nghiên cứu
thử trên 30 phụ nữ đã lập gia đình tại Viện Y
tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh trước khi tiến
hành thu thập số liệu.
Phân tích số liệu
Sử dụng phép kiểm chi bình phương và
kiểm định chính xác Fisher để xét mối liên quan
giữa tỷ lệ BLGĐ trong 12 tháng qua với các biến
số về đặc điểm của đối tượng, đặc điểm của
người chồng.
Sử dụng phép kiểm hồi quy logistic đơn biến
để kiểm định mức độ liên quan giữa vấn đề
BLGĐ trong 12 tháng qua với các biến số về đặc
điểm của đối tượng, đặc điểm của người chồng
bằng tỷ số số chênh OR (Odds ratio) ở khoảng
tin cậy 95% với mức ý nghĩa thống kê (p <0,05).
Định nghĩa biến
BLGĐ trong đời: là việc người phụ nữ có bị ít
nhất một trong ba hình thức bạo lực (bạo lực thể
xác, bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần) trong
đời từ người chồng.
BLGĐ trong 12 tháng qua:là việc người phụ
nữ có bị ít nhất một trong ba hình thức bạo lực
(bạo lực thể xác, bạo lực tình dục, bạo lực tinh
thần) trong 12 tháng qua từ người chồng.
KẾT QUẢ
Đối tượng tham gia nghiên cứu là 359 người.
Tỷ lệ từ chối trả lời phỏng vấn là 1,1%.
Bảng 1: Đặc điểm tuổi, dân tộc, tôn giáo, học vấn nữ
cán bộ, công chức, viên chức đã lập gia đình tham gia
nghiên cứu tại quận 8, TP. Hồ Chí Minh(n=359)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi
18 – 29
30 –39
40 –49
≥ 50
48
139
114
58
13,4
38,7
31,7
16,2
Dân tộc
Kinh
Hoa, Tày, Nùng,
Mường
351
8
97,8
2,2
Tôn giáo
Không tôn giáo
Phật giáo
Thiên chúa giáo
Tin lành, Cao đài
224
82
46
7
62,4
22,8
12,8
2
Trình độ học vấn
Từ trung học phổ
thông trở xuống
Trên trung học phổ
thông
34
325
9,5
90,5
Thu nhập hàng tháng (triệu): 6 (4,2-7,8)* 2-20**
Quyền quyết định
chi tiêu của bản
thân
Có
Không
353
6
98,3
1,7
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 406
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Chức vụ tại nơi
làm việc
Nhân viên
Lãnh đạo, quản lý
334
25
93
7
Tình trạng nhà ở
Có nhà riêng
Sống cùng gia đình
chồng
Sống cùng gia đình
bố mẹ đẻ
Ở trọ, nhà thuê
157
101
68
33
43,7
28,2
18,9
9,2
Tình trạng con
cái
Không có con
Chỉ có con trai
Chỉ có con gái
Có đủ trai và gái
28
107
115
109
7,8
29,8
32
30,4
Tình trạng hôn
nhân
Hiện đang sống cùng
chồng
Đã ly thân/ly dị/góa
338
21
94,2
5,8
Thời gian sống
chung
Dưới 5 năm
Từ 5-9 năm
Từ 10 năm trở lên
75
83
201
20,9
23,1
56
Hoàn cảnh kết
hôn
Hai người yêu nhau
Do gia đình sắp xếp
343
16
95,5
4,5
*Trung vị (khoảng tứ vị), **Giá trị nhỏ nhất-giá trị lớn nhất
Độ tuổi tập trung từ 30 đến 49 tuổi, trình
độ học vấn trung học phổ thông (90,5%), hầu
hết quyến định chi tiêu từ thu nhập của chính
bản thân (98,3%), đang sống cùng chồng
(94,2%) và đã có con. Thời gian sống chung
chủ yếu của phụ nữ với chồng của mình là từ
10 năm trở lên (56%). Có 95,5% đã kết hôn là
do yêu nhau (Bảng 1).
Bảng 2: Đặc điểm tuổi, học vấn, nghề nghiệp, thu
nhập của người chồng đối tượng tham gia nghiên
cứu tại Quận 8, TP. Hồ Chí Minh (n=359)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)
Tuổi
18 – 29
30 –39
40 –49
≥ 50
30
127
117
85
8,4
35,4
32,6
23,6
Trình độ học vấn
Từ Trung học phổ
thông trở xuống
Trên trung học phổ
thông
140
219
39
61
Nghề nghiệp
Cán bộ viên chức, kỹ
tuật, kinh doanh,
buôn bán
Công nhân
Thất nghiệp, tự do
247
52
60
68,8
14,5
16,7
Thu nhập/tháng (triệu): 7 (5-10)* 0-50**
Hút thuốc lá
Hàng ngày
Thỉnh thoảng
Không
107
49
203
29,8
13,7
56,5
Say xỉn Hàng ngày 11 3,5
Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)
Thỉnh thoảng
Không
217
91
68
28,5
Đánh cờ bạc
Có
Không
40
319
11,2
88,8
Sử dụng ma túy
Có
Không
Không biết
1
356
2
0,3
99,2
0,5
Đánh nhau với
người khác
Có
Không
Không biết
5
353
1
1,4
98,3
0,3
Đánh nhau với
người khác trong
12 tháng qua
Không
1-2 lần
>5 lần
1
3
1
0,3
0,8
0,3
Có quan hệ với
người phụ nữ
khác
Có
Không
Không biết
19
309
31
5,3
86,1
8,6
Có con với người
phụ nữ khác
Có
Không
Không biết
8
329
22
2,2
91,7
6,1
*Trung vị (khoảng tứ vị), **Giá trị nhỏ nhất-giá trị lớn nhất
Chồng của các đối tượng tham gia nghiên
cứu có độ tuổi từ 30 đến 49 tuổi, có trình độ
trung học chuyên nghiệp trở lên (61%). Nghề
nghiệp của người chồng tương đối đa dạng. Thu
nhập hàng tháng của người chồng dưới 50 triệu,
với giá trị trung vị 7 triệu/tháng. Có (29,8%)
người chồng có hút thuốc lá hàng ngày. Đa phần
các người chồng đều có say xỉn khi uống rượu,
mức độ say xỉn của người chồng là thỉnh thoảng
(68%). Tuy nhiên vấn đề có đánh cờ bạc của các
người chồng thì tương đối ít và đa số các người
chồng đều không sử dụng ma túy (99,2%) và
không đánh nhau với người khác (98,3%). Có
(5,3%) người chồng có quan hệ với người phụ
nữ khác qua sự trả lời của người vợ, đặc biệt có
đến 31 người vợ (8,6%) trả lời là không biết.
Tương tự khi được hỏi về việc người chồng có
con riêng với người phụ nữ khác thì đa phần các
người vợ đều trả lời là không (91,7%), tuy nhiên
cũng có đến 6,1% trả lời là không biết (Bảng 2).
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ BLGĐ
trong đời là 27,6% cao hơn tỷ lệ BLGĐ trong 12
tháng qua (19,2%). Trong các hình thức BLGĐ
thì tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực tinh thần chiếm tỷ lệ
cao nhất (27,3%), tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực thể
xác và bạo lực tình dục rất thấp, lần lượt là 24
người (6,7%) và 3 người (0,6%) (Bảng 3).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 407
Bảng 3: Thực trạng BLGĐ đối với nữ cán bộ, công
chức, viên chức đã lập gia đình tham gia nghiên
cứutại Quận 8, TP. Hồ Chí Minh (n=359).
Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)
Bạo lực tinh thần trong đời (có) 98 27,3
Bạo lực thể xác trong đời (có) 24 6,7
Bạo lực tình dục trong đời (có) 3 0,6
Bạo lực gia đình trong đời (có) 99 27,6
Bạo lực trong 12 tháng qua (có) 69 19,2
Các yếu tố có ảnh hường đến vấn đề BLGĐ
trong 12 tháng qua đối với phụ nữ là trình độ
học vấn của phụ nữ, việc hút thuốc lá của người
chồng, việc say xỉn của người chồng và việc
người chồng có quan hệ với người phụ nữ khác
(Bảng 4).
Bảng 4: Mối liên quan giữa tỷ lệ BLGĐ trong 12 tháng qua với các đặc điểmcủa phụ nữ và người chồng của họ
(n=359)
Đặc điểm
Bị BLGĐ 12 tháng qua
Giá trị p
+
Có Không
Nhóm tuổi của phụ nữ
18 – 29
30 – 39
40 – 49
≥ 50
8 (16,7)
26 (18,7)
25 (21,9)
10 (17,2)
40 (83,3)
113 (81,3)
89 (78,1)
48 (82,8)
0,823
Trình độ học vấn của phụ
nữ
Từ trung học phổ thông trở xuống
Trên trung học phổ thông
11 (32,4)
58 (17,9)
23 (67,6)
267 (82,1)
0,041
Thu nhập hàng tháng của phụ nữ: 6 (4,2-7,8)*** 0,227**
Quyền quyết định chi tiêu
của phụ nữ
Có
Không
66 (18,7)
3 (50)
287 (81,3)
3 (50)
0,088*
Chức vụ tại nơi làm việc
Lãnh đạo, quản lý
Nhân viên
3 (12)
66 (19,8)
22 (88)
268 (80,2)
0,438*
Tình trạng nhà ở của phụ
nữ
Có nhà riêng
Sống cùng gia đình chồng
Sống cùng gia đình bố mẹ đẻ
Ở trọ, nhà thuê
32 (20,4)
10 (30,3)
16 (15,8)
11 (16,2)
125 (79,6)
23 (69,7)
85 (84,2)
57 (83,8)
0,273
Tình trạng con cái
Không có con
Chỉ có con trai
Chỉ có con gái
Có cả trai lẫn gái
6 (21,4)
20 (18,7)
21 (18,3)
22 (20,2)
22 (78,6)
87 (81,3)
94 (81,7)
87 (79,8)
0,971
Tình trạng hôn nhân
Hiện đang sống cùng chồng
Đã ly thân/ly dị/góa
65 (19,2)
4 (19)
273 (80,8)
17 (81)
>0,999*
Thời gian kết hôn
Dưới 5 năm
Từ 5-9 năm
Từ 10 năm trở lên
11 (14,7)
17 (20,5)
41 (20,4)
64 (85,3)
66 (79,5)
160 (79,6)
0,531
Hoàn cảnh kết hôn
Hai người yêu nhau
Do gia đình sắp xếp
63 (18,4)
6 (37,5)
280 (81,6)
10 (62,5)
0,095*
Nhóm tuổi của chồng
18 – 29
30 – 39
40 – 49
≥ 50
6 (20)
23 (18,1)
23 (19,7)
17 (20)
24 (80)
104 (81,9)
94 (80,3)
68 (80)
0,984
Trình độ học vấn của
chồng
Từ trung học phổ thông trở xuống
Trên trung học phổ thông
32 (22,9)
37 (16,9)
108 (77,1)
182 (83,1)
0,162
Nghề nghiệp của chồng
Cán bộ viên chức, kỹ tuật, kinh doanh, buôn bán
Công nhân
Thất nghiệp, tự do
43 (17,4)
14 (26,9)
12 (20)
204 (82,6)
38 (73,1)
48 (80)
0,282
Thu nhập hàng tháng của chồng: 7 (5-10)*** 0,316**
Hút thuốc lá của chồng
Có
Không
28 (26,2)
41 (16,3)
79 (73,8)
211 (83,7)
0,029
Say xỉn của chồng
Hàng ngày
Thỉnh thoảng
8 (72,7)
42 (19,4)
3 (27,3)
175 (80,6)
<0,001*
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 408
Đặc điểm
Bị BLGĐ 12 tháng qua
Giá trị p
+
Có Không
Không 12 (13,2) 79 (86,8)
Đánh cờ bạc của chồng
Có
Không
6 (15)
63 (19,8)
34 (85)
256 (80,2)
0,472
Chồng có quan hệ với
người phụ nữ khác
Có
Không
16 (32)
53 (17,2)
34 (68)
256 (82,8)
0,013
+Kiểm định Chi bình phương, *Kiểm định chính xác Fisher, **Hồi quy logistic, ***Trung bình (khoảng tứ vị)
Bảng 5: Mối liên quan giữa BLGĐ trong 12 tháng qua với các đặc điểm của người vợ và người chồng trong
nghiên cứu bằng mô hình đa biến.
Đặc điểm OR hiệu chỉnh KTC 95% hiệu chỉnh
Hút thuốc lá
Có
Không
1,91
1
1,03-3,54
Say xỉn
Hàng ngày
Thỉnh thoảng
Không
23,63
1,6
1
4,74-117,72
0,78-3,28
Có quan hệ với người phụ
nữ khác
Có
Không
2,64
1
1,26-5,54
Nghề nghiệp của người
chồng
Cán bộ viên chức, kỹ thuật, kinh doanh, buôn bán
Công nhân
Thất nghiệp, tự do
1,78
0,47
1
0,84-3,8
0,18-1,24
Sử dụng mô hình hồi quy đa biến cho thấy
các đặc điểm của người chồng thật sự có liên
quan có ý nghĩa thống kê đến BLGĐ trong 12
tháng qua, bao gồm việc hút thuốc lá, say xỉn, có
quan hệ với phụ nữ khác với các giá trị p <0,05
(Bảng 5).
Cụ thể ở những người có chồng có các đặc
điểm về say xỉn, có quan hệ với phụ nữ khác và
tình trạng nghề nghiệp giống nhau, thì những
phụ nữ có chồng hút thuốc lá có tỷ số số chênh
BLGĐ trong 12 tháng qua gấp 1,91 lần so với
những phụ nữ có chồng không hút thuốc lá với
(KTC 95%:1,03-3,54).
Tương tự những phụ nữ có chồng có các đặc
điểm về hút thuốc lá, có quan hệ với phụ nữ
khác và tình trạng nghề nghiệp giống nhau, thì
những phụ nữ có chồng say xỉn hàng ngày có tỷ
số số chênh BLGĐ trong 12 tháng qua gấp 23,63
lần so với những phụ nữ có chồng không say xỉn
(KTC 95%: 4,74-117,72).
Đồng thời những phụ nữ có chồng có các
đặc điểm về hút thuốc lá, say xỉn và tình trạng
nghề nghiệp giống nhau, thì những phụ nữ có
chồng có quan hệ với người phụ nữ khác có tỷ
số số chênh BLGĐ trong 12 tháng qua cao gấp
2,64 lần so với những người phụ nữ có chồng
không có quan hệ với người phụ nữ khác (KTC
95%:1,26-5,54).
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ BLGĐ
trong đời trong số phụ nữ tham gia nghiên cứu
là thấp (27,65) (Bảng 3). Các nghiên cứu trước
đây tại Việt Nam, tỷ lệ BLGĐ đối với phụ nữ
dao động trong khoảng từ 49,2% trong nghiên
cứu năm 2012 tại Bà Rịa-Vũng Tàu cho đến 91%
trong nghiên cứu năm 2013 tại 5 tỉnh thành của
Việt Nam(4,9,11,15). Thống kê của Tổ chức Y tế thế
giới, trong 3 phụ nữ sẽ có ít nhất 1 phụ nữ bị bạo
lực thể xác hoặc tình dục trong cuộc đời bởi bạn
tình của họ, riêng tại khu vực Đông Nam Á tỷ lệ
này là (37,7%)(18). Tỷ lệ BLGĐ trong nghiên cứu
tương đối thấp, điều này được lý giải là do sự
khác biệt về đối tượng và địa điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu này được tiến hành tại một quận
thuộc khu vực nội thành của TP. Hồ Chí Minh,
và theo nhận định thì tỷ lệ BLGĐ ở vùng thành
thị sẽ thấp hơn so với nông thôn(10). Trong
nghiên cứu quốc gia năm 2010 tại Việt Nam, tỷ
lệ BLGĐ trong 12 tháng qua ở vùng nông thôn là
9,6% và ở vùng thành thị là 7,9%, và riêng khu
vực Đông Nam Á là 11,8%(5). Tuy nhiên kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ BLGĐ trong 12 tháng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 409
qua là 19,2%, kết quả này gần bằng với kết quả
nghiên cứu tại Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2012
(21,6%) và thấp hơn kết quả từ nghiên cứu quốc
gia năm 2010 (27%)(11).
Nghiên cứu quan tâm đến ba hình thức bạo
lực bao gồm bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần và
bạo lực tình dục, trong đó tỷ lệ nữ cán bộ, công
chức, viên chức đã lập gia đình tại quận 8 có tỷ
lệ bạo lực tinh thần nhiều nhất (27,3%) (Bảng 3).
Các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam trước đây
cho thấy tỷ lệ bạo lực tinh thần là cao nhất trong
các hình thức BLGĐ dao động trong khoảng từ
47%-80%(6,9,11,15). Nghiên cứu tại Thượng Hải
thuộc Trung Quốc, xét riêng trong 12 tháng qua
thì tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực tinh thần cao hơn bạo
lực thể xác hoặc tình dục, lần lượt là 15,3% và
7,0%(13). Năm 2016, nghiên cứu tại Iran cho thấy
tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực tinh thần là 59,7%, bạo
lực tình dục là 39,3%, và bạo lực thể xác là
33,2%(1). Như vậy, mặc dù có sự khác biệt về đối
tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu ở
tất cả các nghiên cứu về BLGĐ, tuy nhiên tất cả
kết quả đều cho thấy tỷ lệ bạo lực tinh thần đối
với phụ nữ là cao nhất. Điều này là do đời sống
ngày càng hiện đại đã ảnh hưởng nhiều đến
cuộc sống gia đình, khiến cho con người hay
căng thẳng và không giữ được bình tĩnh để tìm
ra cách giải quyết tốt nhất cho những xung đột
trong gia đình. Với sự phát triển của nền kinh tế
như hiện nay, theo một số tác giả cho rằng, ở các
gia đình trí thức, nơi có trình độ học vấn cao, loại
bạo lực không nhìn thấy đang xảy ra và có xu
hướng phát triển, đây là loại bạo lực âm thầm,
chủ yếu là dùng ngôn từ để dày vò tinh thần
người phụ nữ(15). Qua đó cho thấy bạo lực tinh
thần thường xảy ra và tồn tại một cách tinh vi
với nhiều hình thức khác nhau, chỉ có người
trong cuộc mới cảm nhận được.
Bạo lực đối với phụ nữ thường có liên quan
đến bạn tình của họ, và là nguyên nhân gây ra
bạo lực thể xác và tình dục cho 30% phụ nữ trên
toàn thế giới, đặc biệt có khu vực lên đến 38%(17).
Các nghiên cứu trước đây về BLGĐ từng đưa ra
kết luận rằng tuổi và nghề nghiệp của người
chồng có ảnh hưởng đến vấn đề BLGĐ(5-7,10,14).
Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy các đặc
điểm về tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu
nhập của người chồng không có ảnh hưởng đến
vấn đề BLGĐ trong 12 tháng qua của đối tượng
(Bảng 4). Lý giải sự khác nhau này là do bản chất
của đối tượng tham gia nghiên cứu và địa điểm
nghiên cứu là một quận nội thành của thành phố
Hồ Chí Minh. Người chồng của đối tượng chủ
yếu có trình độ từ trung học phổ thông trở lên và
bản chất công việc tương đối ổn định đòi hỏi kỹ
năng và kiến thức, thu nhập của riêng người
chồng trong nghiên cứu ở mức 7 triệu
đồng/tháng, cao hơn rất nhiều so với số liệu
thống kê trung bình ở thành phố Hồ Chí Minh
năm 2014, thu nhập bình quân hàng tháng của
người dân vào khoảng 4.840.000 đồng/tháng(12).
Tuy nhiên kết quả ở (Bảng 5) cho thấy các
đặc tính về hành vi của người chồng có ảnh
hưởng rất lớn đến vấn đề bạo lực đối với phụ nữ
trong 12 tháng qua. Tỷ lệ bạo lực trong 12 tháng
qua đối với phụ nữ ở những người chồng hàng
ngày say xỉn cao hơn rất nhiều so với những
người chồng chỉ thỉnh thoảng say xỉn hoặc
không bao giờ say xỉn. Số chênh bạo lực đối với
phụ nữ 12 tháng qua ở nhóm những người
chồng say xỉn hàng ngày gấp 23,7 lần so với
nhóm những người chồng không say xỉn
(khoảng tin cậy 95%: 4,74-117,72). Hành vi say
xỉn của người chồng là một yếu tố ảnh hưởng
đến vấn đề BLGĐ. Việc uống quá nhiều rượu
trong một lần có liên quan đến vấn đề bạo lực
bạn tình của nam đối với nữ, và vấn đề bạo lực
sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi một trong hai
hoặc cả hai người nam và nữ đều có uống rượu,
chính nồng độ cồn có trong rượu/bia là yếu tố
chính đóng góp vào việc xảy ra bạo lực giữa
họ(16). Kết quả từ nghiên cứu quốc gia 2010 cũng
cho thấy mức độ sử dụng rượu của người chồng
càng nhiều thì tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ càng
gia tăng, việc người chồng hàng ngày đều có sử
dụng rượu thì tỷ số số chênh bạo lực đối với vợ
gấp 8,21 lần (khoảng tin cậy 95%:4,07-16,55) so
với những người chồng không sử dụng rượu(5).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 410
Việc sử dụng rượu của người chồng làm gia tăng
nguy cơ bạo lực đối với phụ nữ(4,10). Và tần suất
uống rượu của người chồng có ảnh hưởng đến
vấn đề bạo lực thể xác hoặc tình dục trong 12
tháng qua(13). Rượu được cho là có ảnh hưởng
đến hành vi hung hăng thông qua những ảnh
hưởng bất lợi lên chức năng điều hành nhận
thức của người uống rượu, và khả năng giải
quyết vấn đề, thu hẹp sự tập trung về ý thức, gia
tăng sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Trong bối
cảnh mối quan hệ vợ chồng, khi một trong hai
người đã uống rượu, họ sẽ không thể giải quyết
mâu thuẫn mang tính xây dựng vì ảnh hưởng
của rượu đối với hoạt động nhận thức và giải
quyết vấn đề. Hơn nữa với nhận thức của xã hội
và văn hoá của rượu cũng có thể đóng vai trò
chấp nhận và khoan dung đối với hành vi sai
trái liên quan đến rượu, điều này có thể ảnh
hưởng đến sự kỳ vọng của người uống rượu,
một số người khi đã uống rượu có thể cố tình
gây hấn hoặc gây bạo lực đối với bạn tình vì họ
có kỳ vọng hành vi của họ sẽ được tha thứ do họ
đã từng uống rượu vào thời điểm đó(16).
Ngoài rượu, việc người chồng hút thuốc lá
cũng là một yếu tố có liên quan đến vấn đề bạo
lực trong 12 tháng qua đối với phụ nữ trong
nghiên cứu. Số chênh bạo lực đối với phụ nữ
trong 12 tháng qua ở nhóm có chồng hút thuốc
lá gấp 1,91 lần so với nhóm có chồng chỉ thỉnh
thoảng hút thuốc lá (khoảng tin cậy 95%: 1,02-
3,58). Chỉ có một vài nghiên cứu có đề cặp đến
ảnh hưởng về việc hút thuốc lá của người chồng
đến vấn đề BLGĐ. Nghiên cứu ở Ethiopia năm
2012 có từng đề cặp đến việc người chồng có
từng sử dụng ma túy hoặc hút thuốc lá thì tỷ lệ
bạo lực đối với bạn tình sẽ cao hơn những người
còn lại với OR=3,6 (khoảng tin cậy 95%: 2-6,2)(10).
Nghiên cứu ở Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2012 cho
thấy việc hút thuốc lá của người chồng có ảnh
hưởng đến tỷ lệ bạo lực trong 12 tháng qua đối
với phụ nữ với PR=1,41 (khoảng tin cậy
95%:1,11-1,8)(6). Tại Việt Nam, việc hút thuốc lá
khá phổ biến trong cộng đồng, nhưng hầu như
chỉ có nam giới hút thuốc lá, và đối tượng gây
bạo lực đối với phụ nữ cũng chủ yếu là người
chồng hoặc bạn tình, do đó mối liên quan trong
trường hợp này đang bị ảnh hưởng bởi vấn đề
giới tính. Cần có một nghiên cứu về vấn đề bạo
lực đối với phụ nữ trên đối tượng tham gia
nghiên cứu là cả nam lẫn nữ, khi đó yếu tố giới
tính sẽ được xem xét trong các mối liên hệ với
với đề BLGĐ.
Việc người chồng có quan hệ với người phụ
nữ khác là một yếu tố nguy cơ của việc đỗ vỡ
hạnh phúc gia đình và là lý do tất yếu dẫn đến
các mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy việc người chồng có quan
hệ với người phụ nữ khác thật sự có ảnh hưởng
đến vấn đề bạo lực trong 12 tháng qua đối với
phụ nữ. Tuy nhiên do cỡ mẫu của nghiên cứu
chưa đủ lớn do đó việc thể hiện mối liên quan
chưa thật sự rõ ràng. Một nghiên cứu tổng quan
hệ thống cũng đưa ra kết luận rằng, sự kém hài
lòng trong mối quan hệ là một yếu tố dự đoán
cho vấn đề bạo lực đối với bạn tình(3). Những
phát hiện từ nghiên cứu đa quốc gia của Tổ chức
Y tế thế giới về sức khoẻ phụ nữ và BLGĐ cũng
cho thấy việc bạn tình có quan hệ với người phụ
nữ khác là một yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ
bạo lực đối với bạn tình của nam giới(2). Nghiên
cứu tại Việt Nam năm 2010 cũng kết luận, việc
người chồng có hoặc có thể có mối quan hệ với
người phụ nữ khác thì tỷ số số chênh bạo lực đối
với phụ nữ trong 12 tháng qua sẽ cao gấp 4,24
lần so với những người chồng không có hoặc vợ
không biết việc chồng có quan hệ với người phụ
nữ khác (khoảng tin cậy 95%: 2,78-6,46)(9).
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ BLGĐ đối
với phụ nữ đã lập gia đình trong đời và trong 12
tháng qua l2 rất thấp lần lượt là 27,6% và 19,2%.
Đối tượng trong nghiên cứu là những phụ nữ đã
lập gia đình và có công việc ổn định. Tuy nhiên,
tỷ lệ trên cũng cho thấy rằng BLGĐ không chỉ
diễn ra ở những gia đình có thu nhập thấp với
trình độ học vấn thấp mà ở những gia đình có
thu nhập cao có trình độ học vấn thì BLGĐ vẫn
đang phát triển. Hiện tại với sự phát triển của
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 411
nền kinh tế, ở thành thị, phụ nữ có trình độ học
vấn và công việc ổn định đang ngày càng phát
triển. Do đó, BLGĐ ở vùng thành thị sẽ ngày
càng có liên quan đến phụ nữ có trình độ và
công việc ổn định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abbaspoor Z, Momtazpour M (2016). Domestic Violence and Its
Related Factors Based a Prevalence Study in Iran. Glob J Health
Sci, 8(12):55206.
2. Abramsky T, et al (2011). What factors are associated with recent
intimate partner violence? findings from the WHO multi-
country study on women's health and domestic violence. BMC
Public Health, 11(1):109.
3. Capaldi DM, Knoble NB, et al (2012). A Systematic Review of
Risk Factors for Intimate Partner Violence. Partner Abuse,
3(2):231-280.
4. Fulu E, Rachel J, Tim R, Claudia GM (2013). Prevalence of and
factors associated with male perpetration of intimate partner
violence: findings from the UN Multi-country Cross-sectional
Study on Men and Violence in Asia and the Pacific. Lancet Global
Health, 1(4):e187-e207.
5. Jansen HA., Nguyen TV, Hoang TA (2016). Exploring risk
factors associated with intimate partner violence in Vietnam:
results from a cross-sectional national survey. Int J Public Health,
61(8):923-934.
6. Nguyễn Tấn Thanh Tuyền, Đỗ Văn Dũng (2014). Tỷ lệ bạo hành
gia đình đối với phụ nữ từ 18-60 tuổi tại Bà Rịa- Vũng Tàu. Y
học Thành phố Hồ Chí Minh-Chuyên đề Y tế Công cộng,
18(S66):463-467.
7. Nguyễn Thanh Hiệp, Nguyễn Thị Như Ngọc (2011). Bạo hành
gia đình trong thai kỳ và các yếu tố liên quan trên sản phụ ở
thành phố Hồ Chí Minh. Y học TP. Hồ Chí Minh, 15(2):9-16.
8. Nguyễn Thị Thảo (2005). Vấn đề bạo lực trong gia đình trí thức
ở nước ta hiện nay. Tạp chí Tâm lý học, 5(74):44-49.
9. Ngyễn Thị Như Ngọc (2012). Mối tương quan giữa bạo hành
gia đình và trầm cảm ở thai phụ thành phố Hồ Chí Minh. URL:
spx?List=f73cebc3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=1367.
10. Ngyễn Thị Như Ngọc (2012). Mối tương quan giữa bạo hành
gia đình và trầm cảm ở thai phụ thànhphố Hồ Chí Minh. URL:
spx?List=f73cebc3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=1367.
11. Semahegn A, Mengistie B (2015). Domestic violence against
women and associated factors in Ethiopia; systematic review.
Reproductive Health, 12:78.
12. Tổng cục thống kê (2010). Kết quả từ nghiên cứu quốc gia về
bạo hành gia đình với phụ nữ Việt Nam, 39-65, 80-86, 103-105.
13. Tổng cục thống kê (2014). Thu nhập bình quân đầu người một
tháng theo giá hiện hành phân theo nguồn thu và phân theo địa
phương. URL:
14. Tu X, Lou C (2017). Risk factors associated with current intimate
partner violence at individual and relationship levels: a cross-
sectional study among married rural migrant women in
Shanghai, China. BMJ Open, 7(4):e012264.
15. Trinh Thi Hoang Oanh, Juhwan Oh, Sugy Choi, To Gia Kien,
Do Van Dung (2016). Changes and socioeconomic factors
associated with attitudes towards domestic violence among
Vietnamese women aged 15–49: findings from the Multiple
Indicator Cluster Surveys, 2006–2011. Global Health Action,
doi:10.3402/gha. v9.29577.
16. Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia
đình - Phụ nữ và Vị thành niên (2012). Báo cáo giám sát và đánh
giá thực thi luật phòng chống bạo lực gia đình tại 2 tỉnh Hòa
Bình và Hà Nam. CSAGA, pp.19-38.
17. Wilson IM, Graham K, Taft A (2014). Alcohol interventions,
alcohol policy and intimate partner violence: a systematic
review". BMC Public Health, 14:881.
18. World Health Organization (2013). Global and regional
estimates of violence against women: prevalence and health
effects of intimate partner violence and non-partner sexual
violence. WHO, pp.16-47.
19. World Health Organization (2013). Responding to intimate
partner violence and sexual violence against women - WHO
clinical and policy guidelines. URL:
https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/85240/97892415
48595_eng.pdf?sequence=1
20. World Health Organization (2016). Violence against women.
URL:
accessed on 3rd july 2016.
21. World Health Organization (2017). Women's health. URL:
accessed on 3rd
march 2017.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 403_6296_2212119.pdf