Bảo dưỡng cẩu kim

Tài liệu Bảo dưỡng cẩu kim: 109 CHƯƠNG VIII BẢO DƯỠNG CẨU KM 8.1. BẢO DƯỠNG: Bảo dưỡng là một việc làm rất quan trọng đối với các thiết bị máy móc cơ khí, nó làm tăng tuổi thọ thiết bị cũng như sự nhanh nhẹn của từng cơ cấu cơ khí từ đó năng suất lao động được tăng cao góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho xí nghiệp. Đối với cẩu chân đế KM 32/16 hiện làm việc ở chế độ nặng nên công tác bảo dưỡng là rất quan trọng. Nó được quy định theo quy trình sử dụng máy của nhà máy chế tạo và được tiến hành theo nguyên tắc sau: 8.2. BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ NÂNG: * Cách bảo dưỡng: - Đặt cẩu trong tình trạng thái không làm việc. - Cho mỡ bảo dưỡng vào bơm vào điểm “N” trên hình vẽ. - Dùng cờ lê hay mỏ lết vặn ốc chặn của đuôi mỡ ở hai đầu ổ trục của động cơ ra. - Đặt đầu bơm mỡ của bơm vào cửa này và bơm mỡ vào trong trong một khoảng thời gian nhất định thì dừng ...

pdf9 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo dưỡng cẩu kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
109 CHƯƠNG VIII BẢO DƯỠNG CẨU KM 8.1. BẢO DƯỠNG: Bảo dưỡng là một việc làm rất quan trọng đối với các thiết bị máy móc cơ khí, nó làm tăng tuổi thọ thiết bị cũng như sự nhanh nhẹn của từng cơ cấu cơ khí từ đó năng suất lao động được tăng cao góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho xí nghiệp. Đối với cẩu chân đế KM 32/16 hiện làm việc ở chế độ nặng nên công tác bảo dưỡng là rất quan trọng. Nó được quy định theo quy trình sử dụng máy của nhà máy chế tạo và được tiến hành theo nguyên tắc sau: 8.2. BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ NÂNG: * Cách bảo dưỡng: - Đặt cẩu trong tình trạng thái không làm việc. - Cho mỡ bảo dưỡng vào bơm vào điểm “N” trên hình vẽ. - Dùng cờ lê hay mỏ lết vặn ốc chặn của đuôi mỡ ở hai đầu ổ trục của động cơ ra. - Đặt đầu bơm mỡ của bơm vào cửa này và bơm mỡ vào trong trong một khoảng thời gian nhất định thì dừng lại. - Sau khi bơm đủ cả hai ổ trục của động cơ thì thợ bảo dưỡng vặn ốc chặn của bơm lại. Dùng mỏ lết hay cờ lê vặn chặt các bulông liên kết giá đỡ động cơ với sàn. - Kiểm tra sử hoàn hảo của động cơ. 8.3. BẢO DƯỠNG KHỚP NỐI 110 * Cách bảo dưỡng: - Bảo dưỡng khớp nối đàn hồi chủ yếu thay các vòng cao su đệm lót ở các chốt khác. Đó là một công việc nên cần nhiều người tham gia. - Thả móc cẩu nằm trên mặt đất sau đó đưa về trạng thái không làm việc hoàn toàn. - Thả lỏng phanh của cơ cấu có khớp đang bảo dưỡng. Dùng dụng cụ mở ốc cửa chốt ra khỏi cửa chốt. - Dùng búa và vật trung gian đóng các chốt ra khỏi khớp sau đó đóng các vòng cao su đệm ra, thay thế vòng cao su đệm mới vào. Cho các chốt vào và vặn chặt các ốc. - Dùng mắt quan sát, lúc này có thể dùng tay quay khớp nối được. - Điều chỉnh phanh của cơ cấu lại như lúc ban đầu. - Cho cẩu hoạt động trở lại, kéo móc cẩu lên và đưa cẩu về vị trí an toàn. 8.4. BẢO DƯỠNG PHANH MÁ ĐIỆN THUỶ LỰC: * Cách bảo dưỡng: - Thay má phanh là công việc khá nặng. Yêu cầu mọi người cùng làm và thông qua các bước sau: - Nới lỏng bu lông và điều chỉnh tay đòn phanh. - Mở ốc điều chỉnh tay đòn phanh để cho tay đòn phanh di chuyển được trong một khoảng nhất định. - Mở các chốt hãm chân ổ trục má phanh. - Dùng xà beng và các vật dụng trung gian làm đòn bẩy, đẩy trục má phanh ra khỏi ổ trục, sau đó dùng tay nhấc má phanh ra ngoài. - Lau sạch ổ trục bằng rẻ lau, bôi trơn một lớp mỡ vào ổ trục. - Dùng tay đặt má phanh vào tay đòn phanh thẳng với ổ trục sau đó hãm chốt chân trục lại. - Vặn ốc điều chỉnh tay đòn phanh vào. - Văn bulông điều chỉnh tay đòn phanh vào. Chú ý: trong quá trình thay má phanh không để dầu mỡ dính vào bánh phanh. 111 - Kiểm tra lại sự hoàn hảo của phanh bằng cách cho động cơ chạy không tải, nếu thấy lực phanh yếu cần siết thêm ốc điều chỉnh tay đòn đóng phanh cho đến khi nào thích hợp thì thôi. Dễ tạo ra khe hở giữa bánh phanh và má phanh thì điều chỉnh ở bulông điều chỉnh tay đòn phanh. Thông thường khe hở này từ 11,5 mm. 8.5. BẢO DƯỠNG HỘP GIẢM TỐC: * Các bảo dưỡng: Tập kết dầu nhờn, phuy đựng, dụng cụ đồ nghề, máy bơm đến vị trí bảo dưỡng. Dùng cờ lê hay mỏ lết mở lắp đường vào. Kê thùng, xô nhớt xả đồng thời mở ốc chân đường xả ra để xả nhớt cũ. - Khi nhớt cũ đã xả hết ra ngoài, vặn chặt đường xả lại. Đổ dầu diesel vào hộp giảm tốc độ từ đường vào. Lượng dầu này được đổ vào theo sự chỉ đạo của kỹ sư cơ khí. Sau đó văn chặt lắp đường vào. - Cho hộp giảm tốc hoạt động không tải trong một thời gian nhất định, thời gian này cũng được kỹ sư cơ khi quyết định. - Sau khi chạy không tải xong lại tiếp tục xả dầu này ra từ đường xả. Phương pháp làm giống như ở xả dầu nhờn cho đến khi nào hết mới thôi. - Dùng khí thổi vào trong hộp giảm tốc độ để đẩy toàn bộ dầu cũ cũng như dầu diesel rửa các bánh răng ra khỏi hộp giảm tốc. - Vặn chặt đường xả lại, dùng bơm bơm dầu nhờn mới vào từ đường vào. Lượng dầu nhờn này được kiểm tra bằng que thăm nhớt. - Thông thường lượng dầu nhờn này ngập 1/3 đường kính bánh răng lớn nhất. Sau khi bơm đủ lượng dầu nhờn cần thiết đậy lắp đường vào. - Kiểm tra lại sự hoàn hảo của công việc. 8.6. BẢO DƯỠNG TANG QUẤN CÁP VÀ GIÁ ĐỠ TANG CÁP: * Cách bảo dưỡng: 112 - Cho mỡ vào máy bơm mỡ. - Loại mỡ ЦИATИN-203 Tiêu chuẩn ГOCT-8773-73 - Dùng máy bơm bơm mỡ bảo dưỡng vào hai ổ đỡ trục tang quấn cáp. - Dùng cờ lê hay mỏ lết vặn chặt các bulông cố định đầu cáp trên tang, vặn chặt các bulông liên kết giá đỡ trục tang cáp nâng với sàn. - Kiểm tra lại sự hoàn hảo của công việc. 8.7. BẢO DƯỠNG CÁP NÂNG. * Cách bảo dưỡng: - Một người ngồi trong cabin điểu khiển làm nhiệm vụ điều khiển cho cáp nâng xả ra hoặc thu vào trong tang cáp. - Một người làm nhiệm vụ hô tín hiệu trung gian giữa người làm công việc bảo dưỡng với người điều khiển cáp bằng cách hô “thả cáp”, “dừng cáp”, “kéo cáp”. - Một người dùng găng tay lấy mỡ bôi dọc theo thân cáp nâng, khi bôi mỡ người này phải đứng trong một vị trí thích hợp nhất. Có thể bôi từng đoạn cáp hoặc có thể bôi liên tục suốt chiều dài dây cáp. Có thể bôi đi bôi lại nhiều lần cho đến khi thấy mỡ đã bám đều trên cáp thì dừng. - Trong quá trình bôi mỡ cho cáp, đồng thời người bôi mỡ cũng kiểm tra số sợi đứt trên dây cáp qua cảm giác ở găng tay, ở mắt nhìn. - Dùng rẻ lau sạch mỡ vung vãi xung quanh. - Đưa cẩu về trạng thái không làm việc khoá tất cả các cơ cấu. Ghi vào sổ giao ca. 8.8. BẢO DƯỠNG PULY * Cách bảo dưỡng: - Cho mỡ vào máy bơm mỡ. - Dùng cờ lê hay mỏ lết mở ốc chặn cửa bơm mở ổ trục puly. - Đặt đầu bơm vào cửa bơm mỡ vào cho đến khi thấy mỡ dư trồi ra qua các khe hở của ổ trục thì dừng, vặn ốc chặt vào. - Dùng găng tay lấy mỡ bôi đều vào rãnh Puly và bôi đều quanh rãnh, hạn chế để mỡ rơi vãi ra ngoài. - Kiểm tra sự hoàn hảo của công việc. 8.9. BẢO DƯỞNG MÓC CẨU: 113 * Thực hành bảo dưỡng: - Dùng mắt quan sát thân móc xem tiết diện thân móc có bị mòn hay không. Nếu thân móc bị mòn 10% tiết diện ban đầu thì thay móc khác. - Xem cửa móc có hàn chắc chắn và đóng có linh hoạt không. - Xem cổ móc có quay tư do quanh ổ trục đỡ cổ móc hay không. - Dùng găng tay lấy mỡ bôi vào ổ đỡ cổ móc. Trước khi bôi mỡ mới dùng rẻ lau lau sạch mỡ cũ. - Kiểm tra lại sư hoàn hảo của cẩu. 8.10. BẢO DƯỠNG CƠ CẤU QUAY: 114 * Thực hành bảo dưỡng: - Đặt cẩu trong trạng thái không làm việc. - Đặt mỡ bảo dưỡng vào bơm, dùng mỏ lết vặn chặt các ốc chặn cửa bơm mỡ. Đặt đầu bơm mỡ vào các cửa bơm này, bơm mỡ vào các trục cho đến khi nào mỡ dư chảy ra qua các khe hở của ổ trục thì thôi. Vị trí bơm mỡ theo hình vẽ sau đó đóng các ốc chặn. - Dùng găng tay lấy mỡ bôi vào các con lăn phần quay, bánh răng chủ động, vành răng bị động, bôi một lớp đều. - Sau khi làm xong công việc thử lại độ hoàn hảo của cơ cấu. * Bảo dưỡng thiết bị quay: hình vẽ thiết bị quay. Do cần trục được đỡ quay trên hệ thống con lăn. Vì vậy ta phải: - Bơm mỡ trên từng con lăn, bơm mỡ vào các trục con lăn. - Bơm mỡ các ổ đỡ phần quay. 8.11. BẢO DƯỠNG CƠ CẤU THAY ĐỔI TẦM VỚI: * Thực hành bảo dưỡng: - Đặt cẩu ở trạng thái không làm việc. 115 - Đặt mỡ bảo dưỡng vào bơm, hai người cùng nhau đưa vòi bơm đến vị trí bảo dưỡng. - Dùng mỏ lết mở các ốc chặn của ơm mỡ, sau đó đặt đầu bơm vào các cửa này. Bơm mỡ vào các trục cho tới khi nào thấy mỡ dư trồi ra qua các khe hở của ổ trục thì thôi. - Các vị trí phải bơm mỡ bảo dưỡng các cơ cấu thay đổi tầm với theo hình vẽ. - Sau khi bơm xong vặn chặt các ốc chặn của bơm mỡ vào. 8.12 Bảo dưỡng cáp dằng cần: * Thực hành bảo dưỡng: - Đặt cẩu ở trạng thái không làm việc sau khi đã vươn hết tầm với của cẩu. - Kỹ sư cơ khí làm nhiệm vụ bao quát quan sát và chỉ huy. - Cẩu phục vụ nâng ro lên cao để người bảo dưỡng bôi mỡ vào cáp, bôi từ đầu cần bôi xuống. Trước khi bôi mỡ cần dùng bàn chải sắt chải vài lượt sau đó dùng dẻ lau sạch rồi mới bơm mỡ vào, bôi dọc chiều dài cáp. - Trong suốt quá trình bôi mỡ kết hợp dùng mắt thường quan sát cụm liên kết cáp dằng với cần, giá chữ A xem có bình thường không, có vết nứt không hay có biến dạng gì không. - Người bảo dưỡng còn phải đánh tín hiệu cho thợ lái cẩu nâng rọ lên hay thả rọ xuống đến đúng vị trí thích hợp, tiện lợi cho việc bôi mỡ. - Sau khi bôi mỡ xong đánh tín hiệu thả rọ xuống đất an toàn. - Thực hành điều chỉnh cáp cương cần: - Một kỹ sư cơ khí thực hành đo chiều cao móc cẩu theo các tầm với khác nhau. - Thợ lái cẩu điều khiển thu cần vào cũng như dương cần ra theo yêu cầu của kỹ sư cơ khí. - Một thợ bảo dưỡng dùng cờ lê dùng cờ lê vặn bu lông ở cụm điều chỉnh cáp rằng theo yêu cầu của kỹ sư cơ khí. - Để hai sợi cáp bằng nhau, nếu trong quá trình thay đổi tầm với hàng vựơt quá đường này ( hình vẽ) thì rút ngắn cáp rằng còn quá trình thay đổi tầm với hàng nhỏ hơn đường này thì cáp rằng sau đó kẹp chì đánh dấu. 8.13. BẢO DƯỠNG THANH RĂNG. - Một người điều khiển cẩu bằng cách cho thay đổi tầm với, làm cho thanh răng chạy ra chạy vào. - Một người dùng găng tay lấy mỡ bôi vào các răng của thanh răng, bôi đều một lượt. - Dùng mắt quan sát phát hiện các hỏng hóc sai lệch ở các cụm liên kết (nếu có). - Sau khi làm xong công việc thử lại sự hoàn hảo của cẩu. 8.14 BẢO DƯỠNG CƠ CẤU DI CHUYỂN: 116 H K1 J G F B K1 D2 K2K2K2K2K2K2K2K2 * Thực hành bảo dưỡng: - Đặt cẩu ở trạng thái không làm việc. - Đặt mỡ bảo dưỡng vào bơm, hai người cùng nhau đưa máy bơm đến vị trí bảo dưỡng. - Dùng cờ lê hay mỏ lết mở các ốc chặn của bơm mỡ, sau đó đặt bơm mỡ vào các cửa bơm này. Một người giữ đầu bơm một người bơm mỡ vào các ổ trục cho tới khi thấy mỡ cũ trồi ra thì thôi. - Các vị trí bơm mỡ của cơ cấu di chuyển theo hình vẽ. - Sau khi bơm mỡ xong vặn chặt các ốc chặn của bơm mỡ vào. Ngoài ra còn phải còn phải kiểm tra an toàn cho các cơ cấu. Sự hiện diện cũng như sự nhạy bén của công tắc quá tải, công tắc bảo vệ tầm với, công tắc giới hạn chiều cao nâng móc, công tắc chống vượt tốc chống hạ hàng nhanh quá gây gia tốc, 117 công tắc giới hạn của tang quấn cáp. Tất cả các công tắc này khi có tác động thì phải ngừng làm việc ngay khi thợ lái cẩu kịp đưa tay trang về vị trí (0).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBaoduongchende.pdf