Tài liệu Báo cáo Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện: TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
-----&-----
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:
Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THỊ TRƯỜNG 6
I. Doanh nghiệp và vốn kinh doanh của doanh nghiệp 6
1. Doanh nghiệp 6
2. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp 7
II. Vốn lưu động của doanh nghiệp 10
1. Khái niệm vốn lưu động 10
2. Đặc điểm vốn lưu động 11
3. Phân loại vốn lưu động 12
4. Các hình thức biểu hiện của vốn lưu động 13
5. Giải pháp huy động vốn lưu động 14
5.1. Giải pháp huy động vốn lưu động ngắn hạn 14
5.2. Giải pháp huy động vốn lưu động dài hạn 15
III. Hiệu quả và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15
1. Hiêu quả sử dụng vốn lưu động 15
2. Sự cần thiết phải nâng cao hiêu quả sử dụng vốn lưu động 16
2.1. Xuất phát từ mục đích của doanh nghiệp 16
2.2. Xuất phát từ vai trò của vốn lưu động trong hoạt độn...
84 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
-----&-----
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:
Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THỊ TRƯỜNG 6
I. Doanh nghiệp và vốn kinh doanh của doanh nghiệp 6
1. Doanh nghiệp 6
2. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp 7
II. Vốn lưu động của doanh nghiệp 10
1. Khái niệm vốn lưu động 10
2. Đặc điểm vốn lưu động 11
3. Phân loại vốn lưu động 12
4. Các hình thức biểu hiện của vốn lưu động 13
5. Giải pháp huy động vốn lưu động 14
5.1. Giải pháp huy động vốn lưu động ngắn hạn 14
5.2. Giải pháp huy động vốn lưu động dài hạn 15
III. Hiệu quả và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15
1. Hiêu quả sử dụng vốn lưu động 15
2. Sự cần thiết phải nâng cao hiêu quả sử dụng vốn lưu động 16
2.1. Xuất phát từ mục đích của doanh nghiệp 16
2.2. Xuất phát từ vai trò của vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh 17
2.3. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 17
2.4. Xuất phát từ thực tế kinh doanh của doanh nghiệp 17
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 18
3.1. Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn lưu động 18
3.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động 20
3.3. Sức sinh lời vốn lưu động 21
3.4. Hệ số sức sản xuất của vốn lưu động 22
3.5. Các chỉ số về hoạt động 22
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sử dụng vốn lưu động 23
4.1. Các nhân tố có thể lượng hóa 24
4.2. Các nhân tố phi lượng hóa 26
5. Bảo toàn vốn lưu động 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN 29
I. sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện 29
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 29
2. Tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty 31
2.1. Chức năng của Công ty 31
2.2. Nhiệm vụ của Công ty 31
2.3. Tổ chức sản xuất của Công ty 32
2.4. Tổ chức bộ máy của Công ty 34
3. Kết quả kinh doanh của Công ty 35
II. Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty Vật liệu Xây dựng
Bưu điện 37
1. Những đặc điểm chung ảnh hưởng tới quá trình sử dụng vốn lưu động tại Công ty ...........................................................................................................37
2. Tình hình tài chính của Công ty 38
3. Phân tích tình thực trạng sử dụng vốn lưu động của Công ty 40
3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 41
3.1.1. Vòng quay vốn lưu động 41
3.1.2. Thời gian luân chuyển vốn lưu động 42
3.1.3. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 43
3.2. Sức sinh lời vốn lưu động 43
3.3. Hệ số sức sản xuất 44
3.4. Chỉ tiêu tiết kiệm vốn lưu động 45
3.5. Tình hình dự trữ tài sản lưu động 45
4. Tình hình cung ứng và sử dụng vật tư tại Công ty Vật liệu Xây dựng
Bưu điện 46
III. Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty 48
1. Những kết quả đạt được 48
2. Những điểm hạn chế 50
2.1. Những hạn chế cần khắc phục 50
2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 51
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN 53
I. Định hướng kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 53
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 54
1. Giải pháp chung cho các doanh nghiệp 54
1.1. Yêu cầu của việc nâng cao hiêu quả sử dụng vốn lưu động tại các doanh nghiệp 54
1.2. Các giải pháp quản lý sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 55
1.2.1. Kế hoạch hóa vốn kinh doanh 55
1.2.2. Thực hiện quản lý vốn kinh doanh có khoa học 56
1.2.3. Đổi mới công nghệ 56
1.2.4. Tổ chức tốt công tác tài chính 57
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện 58
2.1. Kế hoạch hóa vốn lưu động 59
2.1.1. Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất
kinh doanh 59
2.1.2. Lựa chọn một cách hợp lý các hình thức khai thác 60
2.2. Quản lý vốn lưu động 61
2.2.1. Quản lý tiền mặt 61
2.2.2. Quản lý dự trữ 62
2.2.3. Quản lý các khoản phải thu 65
2.3. Mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 67
2.4. Cổ phần hoá doanh nghiệp 67
2.5. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên 68
III. Điều kiện thực hiện giải pháp 69
1. Với Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam 69
2. Đối với các ngân hàng 70
3. Đối với Nhà nước 70
3.1. Tạo lập môi trường pháp luật ổn định 71
3.2. T ạo lậ môi trường kinh tế xã hội ổn định 71
3.3. Thực hiện ưu đãi trong cơ chế tài chính 72
3.4. Cải cách thủ tục hành chính 72
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
MỞ ĐẦU
Vốn là điều kiện không thể thiếu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh. ở bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp. nhưng vấn đề chủ yếu là là doanh nghiệp phải làm như thế nào để tăng thêm giá trị cho vốn. Như vậy, việc quản lý vốn được xem xét dưới góc độ hiệu quả, tức là xem xét sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan đến hiệu quả sử dụng vốn.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà đất nước đang trong giai đoạn nền kinh tế thị trường rất cần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ để tồn tại, thắng trong cạnh tranh mà còn đạt được sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu. Một thực trạng nữa hiện nay các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước vốn được cấp nhỏ bé so với nhu cầu, tình trạng thiếu vốn diễn ra liên miên.. gây căng thẳng trong quá trình sản xuất.
Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện là một doanh nghiệp Nhà nước không nằm ngoài vòng xoáy đó. Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng có tỷ lệ vốn lưu động trong cốn kinh doanh chiếm một tỷ lệ lớn. Công ty đang có kế hoạch mở rộng hơn dữa hoạt động sản xuất kinh doanh, thì việc quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động được coi là một vấn đề thời sự đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Sau hơn ba tháng thực tập tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện được sự quan tâm chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo Công ty và đặc biệt là các Cô, các Chú, các Anh chị trong phòng tài chính kế toán em đã từng bước học hỏi được nhiều điều và biết vận dụng lý thuyết vào thực tế
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình thực tế tại Công ty em xin mạnh dạn lựa chon đề tài: "Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện"
Ngoài phần mở đầu kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương I: Vốn lưu động và yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
Mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của TS Trần Hoè cùng ban lãnh đạo Công ty nhưng do thời gian và trình độ nhân thức có han chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu xót, vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
CHƯƠNG I
VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
DOANH NGHIỆP VÀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Doanh nghiệp
1.1 Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Luật doanh nghiệp ban hành 12 tháng 6 năm 1996 quy định “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”(1)
Như vậy doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có thể được coi là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời thực hiện kinh doanh trên các lĩnh vực theo luật định, có mức vốn không thấp hơn mức vốn pháp định có một chủ sở hữu trở nên và chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình.
Nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, tuy nhiên ở nước ta giữ vai trò chủ đạo vẫn là doanh nghiệp Nhà nước. Điêu I luật Doanh nghiệp Nhà nước quy định: “doanh nghiệp Nhà nước là một đơn vị kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp Nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam”.
1.2. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Đối với một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì khi tiến hành kinh doanh phải đặt ra nhiều vấn đề trong hoạt động của mình và tất nhiên là không thể thiếu được lĩnh vực tài chính. Vấn đề quan trọng nhất của doanh nghiệp trong tài chính là phải trả lời ba câu hỏi: Nên đầu tư dài hạn vào đâu? Nguồn tài trợ cho đầu tư là nguồn nào? Doanh nghiệp quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào?
Muốn vậy doanh nghiệp trước tiên phải tiến hành nghiên cứu thị trường về mức nhu cầu sản phẩm, giá cả, chủng loại… trên cơ sở đó đưa ra quyết định cần thiết theo một quy mô, công nghệ nhất định. Đó là quyết định đầu tư. Sau khi ra quyết định đầu tư doanh nghiệp cần tìm nguồn tài trợ cho quyết định này. Và để hoạt động dầu tư mang lại hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu chi có liên quan đến quyết định dầu tư đó. Đó là việc quản lý tài chính hàng ngày.
Để hoạt động đó được diễn ra thường xuyên, liên tục thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn. Vì vậy chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng.
2. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Như đã phân tích ở trên để hoạt động sản xuất, kinh doanh phải có vốn. Vậy vốn là gì?
2.1. Khái niệm vốn kinh doanh
Đã có rất nhiều khái niệm về vốn. Theo K. Marx thì vốn là tư bản mà tư bản được hiểu là giá trị mang lại giá trị thặng dư
Theo cuốn “Từ điển Longman rút gọn về tiếng Anh kinh doanh” Vốn (Capital) được định nghĩa như sau: “Vốn là tài sản tích luỹ được sử dụng vào sản xuất nhằm tạo ra lợi ích lớn hơn; đó là một trong các yếu tố của quá trình sản xuất (các yếu tố còn lại là: đất đai và lao động). Trong đó vốn kinh doanh được coi là giá trị của tài sản hữu hình được tính bằng tiền như nhà xưởng, máy móc thiết bị, dự trữ nguyên vật liệu”
Hiểu theo định nghĩa chung, nôm na nhất vốn là toàn bộ giá trị của cải vật chất được đầu tư để tiến hành hoạt động kinh doanh. Vốn có thể là toàn bộ vật chất do con người tạo ra hay là những nguồn của cải tự nhiên như đất đai, khoáng sản… Trong nền kinh tế thị trường bên cạnh vốn tồn tại dưới dạng vật chất còn có các loại vốn dưới dạng tài sản vô hình nhưng có giá trị như bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, lợi thế thương mại… Với một quan niệm rộng hơn người ta cũng có thể coi lao động là vốn.
Theo chu trình vận động tư bản của K. Marx, T – H – SX - ... -H’ – T’ thì vốn có mặt ở tất cả trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, từ nguyên liệu đầu vào đến các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận.
Vồn là điều kiện để duy trì sản xuất, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2. Đặc điểm của vốn kinh doanh
Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản, có nghĩa là vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản hữu hình cũng như vô hình như: nhà xưởng, đất đai, máy móc, thương hiệu, bằng phát minh, sáng chế.
Vốn luôn vận động để sinh lời, vốn là biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để biến thành vốn thì tiền đó phải đưa vào hoạt động kinh doanh để kiếm lời.
Vốn không tách rời chủ sở hữu trong quá trình vận động, mỗi đồng vốn phải được gẵn với một chủ sở hữu nhất định. Trong nền kinh tế thị trường thì chỉ có xác định được chủ sở hữu thì đồng vốn mới được sử dụng hợp lý không gây lãng phí và đạt được hiệu quả cao
Vốn có giá trị về mặt thời gian và phải được tích tụ tới một lượng nhất định thì mới có thể phát huy tác dụng. Doanh nghiệp không chỉ khai thác hết tiềm năng vốn của mình mà còn phải tìm cách thu hút nguồn vốn từ bên ngoài như vay trong nươc, vay nước ngoài, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác. Nhờ vậy vốn của doanh nghiệp tăng lên
Vốn được quan niệm là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Những người có vốn có thể cho vay và những người cần vốn có thể đi vay, có nghĩa là mua quyền sử dụng vốn của người có quyền sở hữu
2.3. Phân loại vốn
Người ta đứng trên các giác độ khác nhau để xem xét vốn của một kinh doanh của một doanh nghiệp
- Trên giác độ pháp luật vốn kinh doanh bao gồm:
+ Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu cần phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định với từng ngành, nghề và từng loại hình sở hữu doanh nghiệp. Dưới mức vốn pháp định thì không thể thành lập doanh nghiệp
+ Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ của công ty (doanh nghiệp). Tuỳ theo từng loại hình sở hữu, theo từng ngành, nghề, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định
- Đứng trên giác độ hình thành vốn
+ Vốn đầu tư ban đầu: là vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp, tức là vốn cần thiết để đăng ký kinh doanh hoặc vốn đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc vốn của Nhà nước giao.
+ Vốn bổ sung: là vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp, do Nhà nước bổ sung bằng phân phối, phân phối lại nguồn vốn, do sự đóng góp của các thành viên, do bán trái phiếu
+ Vốn liên doanh: là vốn do các bên cùng cam kết liên doanh với nhau để hoạt động
+ Vốn đi vay: trong hoạt động kinh doanh ngoài vốn tự có, doanh nghiệp còn sử dụng một số vốn đi vay khá lớn của các ngân hàng. Ngoài ra còn có các khoản chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng.
- Đứng trên góc độ chu chuyển vốn:
+ Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và giá trị của nó lại trở về trạng thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển
+ Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định dùng trong sản xuất, kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh, nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi sau nhiều chu kỳ kinh doanh.
II. VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm về vốn lưu động
Vốn lưu động là một yếu tố quan trọng gắn liền với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông, vì vậy nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
Qua một chu kỳ sản xuất, kinh doanh vốn lưu động chuyển hoá thành nhiều hình thái khác nhau. Đầu tiên khi tham gia vào quá trình sản xuất vốn lưu động thể hiện dưới trạng thái sơ khai của mình là tiền tệ, qua các giai đoạn nó dần chuyển thành các sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm. Giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động được chuyển hoá vào sản phẩm cuối cùng. Khi sản phẩm này được bán trên thị trường sẽ thu về tiền tệ hay hình thái ban đầu của vốn lưu động. Chúng ta có thể mô tả trong chu trình sau:
Mua vật tư Sản xuất
Vốn bằng tiền Vốn dự trữ SX Vốn trong SX
Hàng hoá sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm
2. Đặc điểm của vốn lưu động
Đặc điểm của vốn lưu động có thể tóm tắt như sau
- Vốn lưu động lưu chuyển nhanh
- Vốn lưu động dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kd
- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá trình sản xuất kinh doanh
Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Điều khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn cố định là: vốn cố định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
3. Phân loại vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau nhưng một số tiêu thức cơ bản để tiến hành phân loại vốn lưu động đó là:
- Căn cứ vào giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh phân chia thành:
+ Vốn lưu động trong quá trình dự trữ sản xuất gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, bao bì đóng gói và công cụ dụng cụ nhỏ
+ Vốn lưu động trong quá trình sản xuất gồm: giá trị sản phẩm dở dang chế tạo, bán thành phẩm, chi phí chờ phân bổ.
+ Vốn lưu động trong quá trình lưu thông bao gồm: giá trị thành phẩm, vốn trong thanh toán và vốn bằng tiền
- Căn cứ vào nguồn hình thành vốn lưu động người ta chia thành:
+ Vốn chủ sở hữu: là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước vốn chủ sở hữu bao gồm:
. Vốn ngân sách Nhà nước cấp: là vốn mà khi mới thành lập doanh nghiệp Nhà nước cấp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
. Vốn tự bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Vốn lưu động coi như tự có: là vốn lưu động không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thể được sử dụng hợp lý vào quá trình sản xuất kinh doanh của minh như: tiền lương, tiền bảo hiểm chưa đến kỳ trả, các khoản chi phí tính trước…
+ Vốn lưu động đi vay (vốn tín dụng) là một bộ phận của lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn vốn vay tín dụng của ngân hàng, tập thể cá nhân và các tổ chức khác
+ Vốn lưu động được hình thành từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp
- Căn cứ vào biện pháp quản lý vốn lưu động:
+ Vốn lưu động định mức: là vốn lưu động được quy định cần thiết, thường xuyên cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nó bao gồm: vốn dự trữ trong sản xuất, vốn thành phẩm. Vốn lưu động định mức là cơ sở quản lý vốn đảm bảo bố trí vốn lưu động hợp lý trong sản xuất, kinh doanh xác định được mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với Nhà nước hoặc ngân hàng trong việc huy động vốn.
+Vốn lưu động không định mức: là bộ phận vốn lưu động trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông thành phẩm gôm: vốn trong thanh toán, vốn bằng tiền…
Sơ đồ cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp
VỐN LƯU ĐỘNG
Vốn lưu động sản xuất
Vốn dự trữ
Vốn lưu thông
Vốn trong SX
Vốn thành phẩm
Vốn tiền tệ
Vốn trong thanh toán
Vốn lưu động định mức
Vốn LĐ không định mức
4. Các hình thái biểu hiện của vốn lưu động
Vốn lưu động xét dưới góc độ tài sản là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Bao gồm:
Khoản mục tiền gồm: tiền có tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và chứng khoán thanh khoản cao. Khoản mục này thường phản ánh các khoản mục không sinh lời hoặc khả năng sinh lời thấp
Các khoản đầu tư ngắn hạn bao gồm chứng khoán ngắn hạn, góp vốn kinh doanh ngắn hạn.
Các khoản phải thu: thực chất của việc quản lý các khoản phải thu trong doanh nghiệp là việc quản lý và hoàn thiện chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp. Trong nên kinh tế thị trường chính sách tín dụng thương mại hợp lý vừa là công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
Hàng tồn kho bao gồm: nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, bán thành phẩm, hàng hoá
Tài sản lưu động khác là biểu hiện bằng tiền của các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển đây là những khoản mục cần thiết phục vụ cho nhu cầu thiết yếu cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Các giải pháp huy động vốn lưu động
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vấn đề là phải làm thế nào cho doanh nghiệp có thể huy động tối đa các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trên thực tế có nhiều giải pháp huy động vốn ngắn hạn và dài hạn.
5.1. Huy động vốn lưu động dài hạn
Vốn lưu động dài hạn có thể do Nhà nước cấp hoặc vốn tự có của các cổ đông đóng vào. Trong hoạt động kinh doanh vốn lưu động dài hạn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thay đổi phương thức kinh doanh, phương thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Bên cạnh các nguồn có thể huy động trong nội bộ doanh nghiệp còn có thể huy động vốn lưu động từ các nguồn sau:
+ Phát hành cổ phiếu
+ Phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi
+ Phát hành trái phiếu Công ty
+ Vay vốn dài hạn và vốn trung hạn của ngân hàng
+ Sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại theo hình thức tín dụng thuê mua
+ Liên kết đầu tư dài hạn với các doanh nghiệp trong ngoài nước để phát triển Công ty
5.2. Các hình thức huy động vốn lưu động ngắn hạn
Tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn các biện pháp huy động vốn lưu động ngắn hạn như:
Vay ngắn hạn của các ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng, vay cán bộ công nhân viên.
+ Hưởng tín dụng của các nhà cung ứng
+ Tận dụng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
III. HIỆU QUẢ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phải linh hoạt thích ứng với cớ chế mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khó khăn, khốc liệt. Và như vậy vấn đề hiệu quả phải là mối quan tâm hàng đầu, yêu cầu sống còn của doanh nghiệp.
Hiệu quả được hiểu theo nghĩa chung nhất là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết, tham gia mọi hoạt động theo mục đích nhất định của con người. Về cơ bản vấn đề hiệu quả phản ánh trên hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất.
Đứng từ góc độ kinh tế xem xét thì hiệu quả kinh doanh của được thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận, hay nói cách khác chỉ tiêu lợi nhuận nói nên hiệu quả sử dụng vốn ở một góc độ nào đó
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được biểu hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh với số vốn lưu động đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định
Kết quả đầu ra
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = ————————————
Chi phí đầu vào
2. Sự cần thiết phải quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Như trên đã phân tích vốn lưu động đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh không thể thiếu vốn lưu động. Chính vì vậy việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là không thể thiếu và là việc cần đối với doanh nghiệp. Đó là nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp cảm thấy cần phải tiến hành quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bên cạnh đó yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác.
2.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hoạt động vì mục tiêu tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp. Giá trị của mỗi doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ những của cải vật chất tài sản của doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu. Mục tiêu cuối cùng của các hoạt động đó là tăng thêm vốn chủ sở hữu và tăng thêm lợi nhuận nhiều hơn. Bởi vì lợi nhuận là đòn bẩy quan trọng là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chính vì mục tiêu đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là cần thiết đối với doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong số nhiều biện pháp doanh nghiệp cần phải đạt được để thực hiện mục tiêu của mình nhưng nó đóng vai trò quan trọng hơn bởi vì vai trò quan trọng của vốn lưu động
2.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Không có vốn lưu động doanh nghiệp không thể nào tiến hành được các hoạt động sản xuất kinh doanh, nó xuất hiện trong hầu hết các giai đoạn của toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp: từ khâu dự trữ sản xuất đến lưu thông. Chính vì vậy việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Chu kỳ vận động của vốn lưu động là tương đối ngắn chỉ trong một chu kỳ sản xuất tuy nhiên chu kỳ đó lại ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Điểm quan trọng của vốn lưu động là giá trị của nó chuyển ngay một lần vào giá trị sản phẩm. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ làm cho việc sử dụng vốn hợp lý hơn, vòng quay vốn nhanh hơn tốc độ chu chuyển vốn do đó tiết kiệm được vốn lưu động cho toàn bộ quá trình sản xuất.
Quá trình sản xuất là một quá trình liên tục qua nhiều công đoạn khác nhau. Nếu vốn bị ứ đọng ở một khâu nào đó thì sẽ gây ảnh hưởng ở các công đoạn tiếp theo và làm cho quá trình sản xuất bị chậm lại, có thể gây ra sự lãng phí. Trước khi tiến hành sản xuất doanh nghiệp phải lập ra các kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đó. Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chính là một phần đảm bảo sản xuất theo kế hoạch đã đề ra.
2.4. Xuất phát từ thực tế về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước
Các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả là do nhiều nguyên nhân khách qua và chủ quan, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là sử dụng vốn không hiệu quả: việc mua sắm, dự trữ, sản xuất, và tiêu thụ sản phẩm thiếu một kế hoạch đúng đắn. Điều đó dã dẫn đến việc sử dụng vốn lãng phí, tốc độ chu chuyển vốn lưu động chậm, chu kỳ luân chuyển vốn lưu động dài, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi suất tiết kiệm. Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng.
Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không chỉ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích mà còn mang lại ý nghĩa cho nền kinh tế quốc dân.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp
Để đánh giá được hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp có rất nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp quan trọng nhất là phương pháp so sánh một cách hệ thống các chỉ tiêu tài chính qua các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp để thấy được năm nay doanh nghiệp đã sử dụng vốn lưu động tốt bằng năm ngoái chưa, có tiết kiệm được vốn lưu động không
Chúng ta sẽ đi vào xem xét một hệ thống các chỉ tiêu tài chính có thể đánh giá toàn diện và sâu sắc hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Đó fà các chỉ tiêu:
3.1. Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh tốc độ quản lý, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nó thể hiện tình hình tổ chức về mọi mặt như: mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng góp phần giải quyết nhu cầu về vốn lưu động cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nó bao gồm ba chỉ tiêu quan trọng là: Vòng quay vốn lưu động, tốc độ chu chuyển vốn lưu động, và hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
* Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động = ————————————————
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Đây là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả chung của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động trong mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh (tông doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân (VLĐBQ) tháng, quý, năm được tính như sau:
VLĐ đầu tháng + VLĐ cuối tháng
VLĐBQ tháng = ———————————————————
2
VLĐBQ tháng 1 + VLĐBQ tháng 3 + VLĐBQ tháng 3
VLĐBQ quý = ——————————————————————— 3
Tổng VLĐBQ các quý
VLĐBQ năm = ———————————
4
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết số vốn lưu động quay được mấy vòng trong một chu kỳ kinh doanh. Về phương diện hiệu quả sử dụng vốn lưu động chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Điều đó có nghĩa là vòng quay vốn lưu động càng nhiều cho thấy doanh nghiệp cần it vốn lưu động cần thiết cho kinh doanh, do đó có thể làm giảm vốn lưu động đi vay nếu doanh nghiệp phải đi vay vốn lưu động để tiến hành sản xuất kinh doanh. Ý nghĩa của việc tăng nhanh vòng quay vốn lưu động mà vẫn đảm bảo được mức luân chuyển hàng hoá như cũ thì chỉ cần với một mức vốn lưu động thấp hơn hoặc với mức vốn lưu động như cũ thì đảm bảo luân chuyển được một khối lượng hàng hoá lớn hơn
* Chỉ tiêu thời gian luân chuyển vốn lưu động
Số ngày quy ước trong kỳ phân tích
Thời gian luân chuyển vốn lưu động = ———————————————
Vòng quay VLĐ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết độ dài của vòng quay vốn lưu động, tức là số ngày cần thiết của một vòng quay vốn lưu động. Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược với chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động có nghĩa là số ngày luân chuyển vốn lưu động mà càng ngắn chứng tỏ vốn lưu động được luân chuyển ngày càng nhiều trong kỳ phân tích, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả.
Về mặt bản chất chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển của trình độ kinh doanh, của công tác quản lý, của kế hoạch và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vòng quay vốn lưu động có sự gia tăng đột biến chứng tỏ hàng hoá doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh có sức tiêu thụ mạnh, doanh thu cao dẫn đến phần lợi nhuận tương ứng cũng tăn mạnh. Nếu không hoàn thành một chu kỳ luân chuyển có nghĩa là vốn lưu động còn ứ đọng ở một khâu nào đó, cần tìm biện pháp khai thông kịp thời.
* Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hai chỉ tiêu trên là hai chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động ngoài ra còn có chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân
Hệ số đảm nhiêm VLĐ = ————————————————
Tổng doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết một đồng luân chuyển thì cân mấy đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao
3.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn lưu động có được do sự thay đổi tốc độ luân chuyển vốn lưu động chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
KKH - KBC
VTK = ————————— * ObqKH
KBC
Hoặc:
VBC - VKH
VTK = ————————— * DTKH
T
B: Là số vốn lưu động tiết kiệm được
KBC Số vòng quay vốn lưu động kỳ báo cáo
KKH Số vòng quay của vốn lưu động kỳ kế hoạch
ObqKH Số dư vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch
VBC Số ngày một vòng quay vốn lưu động kỳ báo cáo
VKH Số ngày một vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch
DTKH Doanh số bán hàng kỳ kế hoạch
Nếu thời gian luân chuyển vốn lưu động kỳ này ngắn hơn kỳ trước thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được vốn lưu động. Số vốn lưu động tiết kiệm được có thể sử dụng vào mục đích khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nếu thời gian luân chuyển vốn lưu động kỳ này dài hơn kỳ trước thì doanh nghiệp đã lãng phí vốn lưu động.
3.3. Chỉ tiêu sức sinh lời vốn lưu động
Sức sinh lời của vốn lưu động được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lời VLĐ = ————————————————
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này còn được gọi là doanh lợi vốn lưu động, nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động. Chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao cho biết doanh nghiệp đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, ngược lại chỉ tiêu này thấp có nghĩa là lợi nhuận trên một đồng vốn là nhỏ. Doanh nghiệp được đánh giá là sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hay không là chỉ tiêu này phản ánh một phần.
3.4. Hệ số sức sản xuất của vốn lưu động
Tổng doanh thu thuần
Hệ số sức sản xuất VLĐ = ———————————————
Tổng vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn
3.5. Các chỉ số về hoạt động
Doanh thu thuần
+Vỏng quay tiền = ——————————————————————
Tiền mặt và các tài sản tương đương tiền bình quân
Tổng doanh thu thuần
Thời gian thực hiện môt vòng quay tiền = —————————————
Tổng vốn lưu động bình quân
+ Vòng quay các khoản phải thu: hệ số phản ánh tốc độ thay đổi các khoản thu thành tiền mặt của các doanh nghiệp và được xác định theo công thức:
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu = ——————————————
Sô dư bình quân các khoản phải thu
Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu
+ Kỳ thu tiền bình quân: phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì chỉ tiêu này càng nhỏ và ngược lại. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = ———————————————
Doanh thu bình quân ngày
+ Số vòng quay hàng tồn kho: là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng hàng tồn kho càng cao việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ cần đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao. Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức:
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho = ———————————————
Hàng tồn kho bình quân
+ Thời gian một vòng quay hàng tồn kho
360
Thời gian một vòng quay hàng tồn kho = —————————————
Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu cho biết kỳ đặt hàng bình quân của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày.
+ Hệ số quay kho vật tư
Giá trị NVL sử dụng trong kỳ
Hệ số quay kho vật tư = ————————————————
Giá trị NVL tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu càng cao, lượng nguyên vật liệu ứ đọng ít
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhân tố khác nhau. Những nhân tố này gây ra ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng nhà quản trị tài chính phải xác định và xem xét những nhân tố tác động tới quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được các giải pháp cụ thể. Các nhân tố này có thể xem xét dưới các góc độ:
4.1. Các nhân tố có thể lượng hoá
Đó là các nhân tố mà khi chúng thay đổi sẽ làm thay đổi các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động về mặt lượng. Các nhân tố này chúng ta có thể dễ dàng thấy qua các chỉ tiêu như: doanh thu thuần, hao mon vô hình, rủi ro, vốn lưu động bình quân trong kỳ. Khi xem xét ảnh hưởng của các nhân tố này tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta giả sử các nhân tố khác không thay đổi
Để làm giảm tác động của các nhân tố này, đòi hỏi nhà quản trị tài chính doanh nghiệp quản lý vốn lưu động một cách có hiệu quả. Vì vốn lưu động có ba thành phần chính là: tiền mặt, dự trữ và các khoản phải thu nên phương pháp này tập trung vào quản lý ba đối tượng trên:
- Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Việc quản lý tiền mặt có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý chứng khoán thanh khoản cao bởi vì việc chuyển từ tiền mặt sang chứng khoán thanh khoản cao hoặc ngược lại từ chứng khoán thanh khoản cao sang tiền mặt là một việc dễ dàng, tốn kém ít chi phí.
Doanh nghiệp không nên giữ quá nhiều tiền mặt tại quỹ tài chính, vì vậy khi có nhu cầu đột xuất về tiền mặt thì doanh nghiệp có thể đi vay ngắn hạn tại các ngân hàng. Việc này tốt hơn so với việc bán chứng khoán, vì nếu cần tiền trong thời gian ngắn mà bán chứng khoán là không có lợi. Trong trường hợp này để tối đa hoá doanh lợi dự kiến, doanh nghiệp nên điều chỉnh việc giữ tiền cho đến khi:
Chi phí của việc giữ tiền mặt Lãi suất chứng khoán
————————————— = ———————————
Chi phí vay tiền Lãi suất vay
Tóm lại việc lựa chon quản lý tiền mặt như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý, xem xét thực trạng hoạt động của doanh nghiệp của các nhà quản trị tài chính
- Quản lý dự trữ: dự trữ là một bộ phận quan trọng của vốn lưu động, là nhân tố đầu tiên, cần thiết cho quan trọng sản xuất kinh doanh, vì thế việc quản lý dự trữ có hiệu quả là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Mức dự trữ vật tư hợp lý sẽ quyết định mức dự trữ tiền mặt hợp lý. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh gián đoạn gây ra nhiều hậu quả tiếp theo như mất thị trường, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Có nhiều cách khác nhau để xác định mức dự trữ tối ưu. Theo phương pháp cổ điển (mô hình đặt hàng hiệu quả nhât) EQQ, mô hình này dựa trên giả định những lần đặt hàng hoá là bằng nhau, theo mô hình này mức dự trữ tối ưu là:
Q* là mức dự trữ tối ưu
D là toàn bộ lượng hàng hoá cần sử dụng
C1 là chi phí lưu kho cho một đơn vị hàng hoá
C2 là toàn bộ chi phí mỗi lần đặt hàng
Điểm đặt hàng lại: về lý thuyết ta giả định khi hết hang mới tiến hành nhập kho hàng mới. Nhưng thực tế hầu như không bao giờ như vậy, nếu đặt hàng quá sớm sẽ làm tăng chi phí lưu kho vì thế cần xác định lại điểm đặt hàng mới
Thời điểm đặt hàng mới = Số lượng NVL sử dụng hàng ngày * Độ dài thời gian giao hàng
- Quản lý các khoản phải thu: trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp muốn bán được hàng thì phải áp dụng nhiều chính sách, biện pháp để lôi kéo khách hàng đến với mình. Chính sách tín dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Vì chính sách tín dụng thương mại có những mặt tích cực và tiêu cực nên nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải phân tích, nghiên cứu và ra những quyết định xem có nên cấp chính sách tín dụng thương mại cho những đối tượng khách hàng hay không. Đó là việc quản lý các khoản phải thu. Nội dung của công tác quản lý các khoản phải thu là:
Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng xem khách hàng có những điều kiện cần thiết để được hưởng tín dụng thương mại hay không thì chúng ta còn phải tiến hành phân tích khả năng tín dụng của khách hàng. Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng người ta thường dùng những chỉ tiêu tín dụng sau:
· Phẩm chât, tư cách tín dụng nói nên tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ
· Vôn: tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tài chính của khách hàng
· Năng lực trả nợ: dựa trên việc đánh giá các chỉ tiêu thanh toán và bảng dự trữ ngân quỹ của họ.
· Thế chấp: các tài sản mà khách hàng sử dụng để đảm bảo cho các khoản nợ
· Theo dõi các khoản phải thu: việc theo dõi thường xuyên các khoản phải thu theo một phương pháp phân tích thích hợp là hết sức quan trọng, nó giúp doanh nghiệp có thể kịp thời thay đổi chính sách tín dụng thương mại phù hợp với tình hình thực tế
4.2. Các nhân tố phi lượng hoá
Là những nhân tố mang tính định tính và tác động của chúng đối với hiệu quả sử dụng vốn là không thể tính toán được. Các nhân tố này bao gồm các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan
Các nhân tố khách quan là những nhân tố như: đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước đối với lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động, thị trường và sự tăng trưởng nền kinh tế. Các nhân tố này có một ảnh hưởng nhất định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như với chính sách tài chính kinh tế của Nhà nước có tác động trực tiếp với vai trò tạo hành lang an toàn để các doanh nghiệp hoạt động và đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành kinh tế của cả nước. Nhà nước có thể khuyến khích, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của một số ngành kinh doanh bằng những công cụ kinh tế của mình. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhân tố chủ quan là các nhân tố nằm trong nội bộ doanh nghiệp nó tác động trực tiếp đến việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Các nhân tố đó là trình độ quản lý vốn kinh doanh của những nhà điều hành doanh nghiệp, trình độ tổ chức trình độ quản trị nhân sự và trình độ tổ chức quá trình luân chuyển hàng hoá. Đó là các nhân tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải biết tổ chức, xắp xếp mọi thứ một cách hợp lý, chặt chẽ và khoa học để mọi công việc diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp và tránh được lãng phí. Có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, chúng ta có một cái nhìn khái quát hơn để đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
5. Bảo toàn vốn lưu động
- Về hiện vật:
Tổng VLĐ đầu kỳ Tổng VLĐ cuối kỳ
———————————— = ———————————— Giá một đơn vị hàng hoá Giá một đơn vị hàng hoá
- Về giá trị: phải xác định được số vốn lưu động phải bảo toàn đến cuối năm
Số VĐ phải bảo toàn VĐ được giao Hệ số trượt giá
= *
đến cuối năm đầu năm VĐ trong năm
Nói cách khác vốn lưu động đầu kỳ và cuối kỳ phải tương đương (có sức mua như nhau)
Các biện pháp cụ thể là:
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp hợp lý, xác định mức dự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá vừa đủ để đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho sản xuất đủ hàng để bán, không gây thiếu hụt, ứ đọng trong sản xuất, kinh doanh
+ Một mặt hạn chế hàng hoá kém, mất phẩm chất bằng tăng cường công tác bảo quản; mặt khác tích cực xử lý các hàng hoá chậm luân chuyển, hàng hoá ứ đọng.
+ Tăng cường luân chuyển hàng hoá bằng các biện pháp khác nhau
+ Xác định cơ cấu các nhóm hàng hoá làm cơ sở tính toán bảo toàn vốn lưu động đối với các bộ phận dự trữ hàng hoá
+ Tổ chức tốt công tác thanh toán, giảm công nợ dây dưa
+ Thành lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp trượt giá bảo toàn vốn
Quỹ dự phòng tài chính để bảo toàn vốn lưu động = doanh số bán trong kỳ * tỷ lệ bảo toàn vốn lưu động
+ Xác định phương pháp quản lý vốn lưu động đối với xí nghiệp, cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp
Bảo toàn và sử dụng hiệu quả vốn lưu động có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên nó lại là kết quả tổng hợp của các khâu, các hoạt động kinh doanh từ xác định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện đến quản lý, hạch toán, theo dõi, kiểm tra vì vậy cần phải được tiến hành đồng bộ.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
VẬT LIỆU XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN
Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vật Liệu Xây Dựng Bưu Điện
Sơ lược về công ty Vật Liệu Xây Dựng Bưu Điện (VLXDBĐ).
Công ty VLXDBĐ là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh thuộc tổng công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam giấy phép kinh doanh số110354 ngày 7 tháng 2 năm 1996 do Bộ Kế hoạch- Đầu tư cấp, tên giao dịch quốc tế là: POSTAL CONSTRUCTION MATERIAL COMPANY (PCMC)
Công ty VLXDBĐ có trụ sở chính tại xã Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội (km 10-đường Sơn Tây-Hà Nội). Công ty có 3 xí nghiệp thành viên: Xí nghiệp nhựa, xí nghiệp bê tông xây dựng 2, xí nghiệp bưu điện 3 và xí nghiệp xây lắp. Ngoài ra công ty còn có văn phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Công ty có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật và quyền hạn nghĩa vụ được qui định, có điều lệ tổ chức hoạt động, có bộ máy quản lý và điều hành, có tài khoản tại ngân hàng có tài sản và chụi trách nhiệm về tài sản đó.
Công ty VLXDBĐ là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập với các ngành nghề chính
+ Sản xuất các sản phẩm bằng hoá chất
- Ống nhựa PVC, HDPE phục vụ các ngành bưu điện, điện lực, cấp nước…
- Ngoài ra công ty còn nghiên cứu sản xuất các sản phẩm nhựa cao cấp như ABS, PP, tái chế các nhựa PP và PE.
+ Sản xuất các sản phẩm bê tông như:
- Các cột thông tin, treo cáp
- Các loại cống bể, nắp bể cáp
- Các loại cột hạ thế
- Các loại cấu kiện bê tông phục vụ dân dụng
Hiện nay sản phẩm PVC thông tin của của công ty đã cung cấp chủ yếu cho các công trình ngầm của ngành Bưu điện, có mặt trên 38 tỉnh, thành phố cả nước. Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng, thưởng nhiều huân chương, bằng khen, cờ. Đặc biệt năm 2002 công ty đã vinh dự đạt được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể thành viên trong công ty.
·Quá trình hình thành và phát triển của công ty VLXDBĐ.
Tiền thân của công ty là xưởng bê tông thuộc công ty công trình bưu điện được thành lập theo quyết định số 834 ngày 13 tháng 5 năm 1959. Xưởng được khởi công xây dựng năm 1959 và đi vào sản xuất từ năm 1961 với sản phẩm chủ yếu là vật liệu bê tông trang bị cho đường dây thông tin.
Năm 1972, do yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất phục vụ cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, công ty VLXDBĐ ra đời với tên gọi Xí nghiệp Bê Tông Bưu Điện với ba cơ sở đóng tại các địa điểm: Từ Liêm, Đông Anh và thị xã Tam Điệp- Ninh Bình. Hoạt động của công ty lúc này chủ yếu là thực hiện nhiệm vụ do tổng cục Bưu Điện giao như làm ra các sản phẩm: Cột điện, Bê tông, ống cáp, panen hộp.
Năm 1995, Công ty bước sang giai đoạn mới, từng bước chuyển đổi sản xuất để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá mạng Bưu chính viễn Thông Việt Nam. Được sự ủng hộ của lãnh đạo tổng công ty, với sự nỗ lực tìm tòi, sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, công ty đã mạng dạn đầu tư thêm hàng loạt dây truyền mới, công nghệ sản xuất hiện đại sản xuất các loại ống cáp bảo vệ từ các vật liệu như PVC, HDPE. Từ đó xí nghiệp nhựa Bưu Điện trực thuộc công ty đã ra đời với các sản phẩm chính là: ống cáp 3 lớp DCS, ống cáp siêu bền HE3P. Đây là những sản phẩm nội địa đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam.
Ngày 9 tháng 9 năm 1996 Tổng cục trưởng tổng cục Bưu Điện ra quyết định số 437/ TCCB-LD đổi tên xí nghiệp là công ty Vật Liệu Bưu Điện. Giai đoạn này công ty phát triển mạnh mẽ, thị trường tiêu thụ không ngừng được mở rộng từ bắc đến nam, cả trong ngành lẫn ngoài ngành bưu điện, sản phẩm nhiều chủng loại, mẫu mã phong phú chất lượng không ngừng được nâng cao.
Năm 1999 trước sự mạnh mẽ của ngành Bưu Điện nhu cầu về xây dựng hạ tầng cơ sở cho ngành Bưu Điện không ngừng tăng lên, công ty VLXDBĐ đã thành lập xí nghiệp xây dựng chuyên sản xuất và kinh doanh các công trình xây dựng Bưu Điện và các công trình dân dụng, bước đầu đã có thêm sản lượng, doanh thu từ lắp đặt và xây dựng.
Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty VLXDBĐ.
Chức năng của công ty VLXDBĐ.
Là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân có ghi rõ chức năng của mình trong điều lệ tổ chức hoạt động:
- Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, sản phẩm bằng chất dẻo phục vụ cho ngành Bưu Chính Viễn Thông và dân dụng
- Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật.
- Xuất nhập khẩu kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành viễn thông.
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi tổng công ty cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của công ty VLXDBĐ.
Trong điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty ghi rõ các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung ứng dịch vụ cho tổng công ty.
- Xây dựng quy hoạch, phát triển công ty cho phù hợp với chiến lược quy hoạch phát triển của tổng công ty.
- Xây dựng phương hướng giá cả sản phẩm.
- Chấp hành điều lệ quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá và chính sách giá theo quy định của nhà nước và tổng công ty.
- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và quản lý công ty.
- Công ty có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và chế độ tài chính.
- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, chế độ kiểm toán theo quy định của nhà nước và tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.
Tổ chức sản xuất của công ty.
Công ty VLXDBĐ có 4 xí nghiệp thành viên và 1 chi nhánh tại miền Nam được thành lập dựa trên những đặc điểm ngành nghề sản xuất và địa điểm sản xuất đó là:
- Xí nghiệp nhựa Bưu Điện đóng tại trụ sở chính của công ty, xí nghiệp này chuyên sản xuất các sản phẩm bằng chất dẻo như: ống cáp thông tin, ống cáp điện lực, ống cáp thoát nước, ống bảo vệ đường điện các loại và các loại cấu kiện, phụ kiện kèm theo
- Xí nghiệp xây lắp đóng tại trụ sở chính của công ty: Lắp đặt và xây dựng các công trình thông tin, các tuyến cáp, tham gia đấu thầu và thực hiện các công trình của ngành, xây dựng dân dụng và công nghiệp khác, thiết kế công trình.
- Xí nghiệp xây dựng Bưu Điện II đóng tại xã Mai Lâm- Đông Anh- Hà Nội: chuyên sản xuất các sản phẩm bê tông, cột thông tin, cột điện lực, các loại panen thông tin, các loai nắp bê tông ống cáp, các loại vật liệu xây dựng khác.
- Xí nghiệp xây dựng Bưu Điện III đóng tại xã Tam Điệp- Ninh Bình: sản phẩm chủ yếu là cột điện…
- Chi nhánh miền Nam: vừa sản xuất và kinh doanh, lắp đặt các công trình cáp, sản xuất các sản phẩm bê tông, kinh doanh các sản phẩm của công ty, đại diện cho công ty tại miền Nam.
Quy trình sản xuất ống cáp
Vật liệu chính
PVC 800, 100
Phụ gia ổn định, tự gia công
Cân, pha chế
Điện trên máy
Lập trình máy điều khiển tốc độ, nhiệt độ
Định hình chân không
Làm mát sản phẩm
In nhận sản phẩm
Cắt thành hình bán SP
Nong đầu, tạo khớp nối
Kiểm tra ngoại quan, trọng lượng, kích thước, cơ lý, phân loại SP
Nhập kho
Sấy trộn
Ở các xí nghiệp và chi nhánh sản xuất kinh doanh theo chế độ công ty giao. Công ty thực hiện giao khoán doanh thu, lợi nhuận lao động, tiền lương cho các đơn vị thành viên. ở các xí nghiệp có các giám đốc, phó giám đốc, một bộ phận kinh tế một bộ phận kỹ thuật, các tổ sản xuất hoạt động theo sự chỉ đạo của các phòng chức năng.
2.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty VLXDBĐ
Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty nên bộ máy quản lý được tổ chức theo trụ sở làm việc. Mỗi xí nghiệp có bộ máy tổ chức riêng và chịu sự lãnh đạo của bộ máy lãnh đạo quản lý của công ty. Cơ cấu bộ máy lãnh đạo của công ty bao gồm: giám đốc, 3 phó giám đốc và 5 phòng quản lý nghiệp vụ.
GIÁM ĐỐC
PGĐ
Kinh Tế
PGĐ kỹ thuật
Kỹ Thuật
PGĐ Kinh doanh tiếp thị
P. Hành chính tổng hợp
P. Kinh doanh
P. Kế hoạch thị trường
P. Kế toán tài chính
Phòng
Vật tư
Phòng
KCS
Chi Nhánh miền Nam
XN Xây Lắp Bưu Điện
XN Bê
Tông III
XN Bê
Tông II
XN nhựa Bưu điện
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ chuyên môn hướng dẫn
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
Trước năm 1995 Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện khi chưa đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất ống nhựa thì sản phẩm chủ yếu của Công ty vẫn chủ yếu là các sản phẩm bê tông, doanh thu năm 1992 là 12 tỷ đồng, đến năm 1995 Công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất ống nhựa doanh thu của Công ty đã tăng lên 70 tỷ đồng gần gấp 5 lần năm 1992. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của Công ty thường xuyên đạt từ 5% đến 10%, lợi nhuận bình quân là 2,5% đến 3,5% tính trên doanh thu. Sự trưởng thành và phát triển của công ty thể hiện qua một số chỉ tiêu trong những năm gần đây:
Bảng1: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
1. Doanh thu thuần
78.350.428.650
80.274.450.200
84.093.122.728
88.436.418.234
2. Tổng chi phí
75.084.805.051
76.802.923.292
80.421.201.842
84.536.385.968
3. Tổng LN trước thuế
3.265.623.599
3.471.526.908
3.671.920.886
3.900.032.266
4. Thuế TNDN
963.130.633
1.041.639.496
1.101.117.236
1.174.435.634
5. Lợi nhuận sau thuế
2.046.652.596
2.213.483.872
2.339.874.125
2.495.675.722
6. Thu nhập BQ
1.153.000
1.210.000
1.250.000
1.275.000
Đơn vị: đồng
Biểu 1: Doanh thu qua các năm
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy doanh thu năm 1999 là 78.350.428.650 đ đến năm 2000 doanh thu tăng lên là 80.274.450.200đ hơn năm 1999 gần 2 tỷ đồng tương đương với 2,5%. Năm 2001 doanh thu là 84.093.122.728đ so với năm 2001 tăng lên gần 4 tỷ đồng với tỷ lệ là 4,76% như thế tốc độ tăng trưởng năm 2001 cao hơn hẳn năm 2000. Năm 2002 tổng doanh thu là 88.436.418.234đ tăng 5,16% so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước thể hiện hiệu quả của công ty.
Về chi phí: năm 1999 tổng chi phí là 75.084.805.051đ, đến năm 2000 là 76.802.923.292đ tăng 2,3%, năm 2001 là 80.421.201.842 tăng 4,71%, năm 2001 là 84.536.385.968 tăng lên 5,11% so với năm 2001. Việc chi phí tăng lên hàng năm là tất yếu bởi doanh thu cũng tăng lên hàng năm, nhưng điều đáng chú ý là tỷ lệ tăng doanh thu hàng năm luôn cao hơn tỷ lệ tăng chi phí điều này đánh giá được hiệu quả tăng theo quy mô của công ty.
Các khoản đóng góp cho nhà nước trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản lớn nhất Công ty luôn thực hiện đầy đủ. Năm 1999 là 963.130.633đ đến năm 2002 là 1.174.435.634 tăng 21,9%. Cùng với việc tăng doanh thu, hàng năm Công ty đóng góp cho ngân sách Nhà nước hơn 1 tỷ đồng.
Tr.đ
1999 2000 2001 2002
2046.6
2213.5
2339.9
2495.7
0
500
1000
1500
2000
2500
Biểu 2: Lợi nhuận của công ty qua các năm
Lợi nhuận hàng năm của Công ty trên 2 tỷ đồng, năm 1999 là 2.064.652.596đ, đến năm 2001 là 2.495.675.722đ tăng 21,94%. Thu nhập của người lao động cũng không ngừng được cải thiện, năm 1999 là 1.153.000 đ, đến năm 2002 là 1.275.000 đ tăng10,6%. Công ty đã cố gắng tong bước nâng cao đời sống của công nhân góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội.
Với tốc độ phát triển cao liên tục Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện đã khẳng định được là một đơn vị có tiềm lực, có hiệu quả mặc dù thị trường không ít khó khăn. Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành đề ra, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của công nhân viên trong toàn Công ty.
II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN
1. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng tới tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty
Tuy là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện lại có vốn lưu động chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty. Bởi vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ khá lớn trong giá thành sản phẩm. Chúng ta phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình huy động và sử dụng vốn lưu động tại Công ty.
- Do đặc điểm sản xuất của Công ty: sản phẩm nhựa HDPE và PVC (chiếm tới hơn 60% doanh số của Công ty) có tỷ lệ nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm . Nguyên vật liệu chính cho các sản phẩm này là bột nhựa PVC và CaCO3 trong nước chưa sản xuất được mà Công ty phải nhập từ nước ngoài về. Hơn nữa giá cả của các loại nguyên vật liệu này phụ thuộc rất nhiều vào giá cả thị trường thế giới do vậy Công ty thường phải tổ chức dự trữ nguyên vật liệu cho đủ sản xuất trong 20 ngày điều này ảnh hưởng tới chi phí cho dự trữ nguyên vật liệu ảnh hưởng lớn tới vốn lưu động.
- Do đặc điểm kinh doanh của Công ty: phương thức bán hàng của Công ty chủ yếu là thông qua đấu thầu các hợp đồng. Nếu trong thời gian khối lượng các gói thầuđạt được lớn thì Công ty phải tăng cường sản xuất, thuê thêm lao động ngoài để đạt được đúng thời gian yêu cầu của hợp đồng. Ngược lại nếu trong thời gian nào đó số lượng các gói thầu không lớn thì Công ty có khối lượng công việc ít các khoản chi phí phát sinh sẽ giảm. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc huy động và sử dụng vốn lưu động.
- Do đặc điểm về thanh toán: khách hàng của Công ty chủ yếu là các khách hàng công nghiệp (khách hàng mua với số lượng lớn) do vậy giá trị của mỗi hợp đồng là rất lớn nên việc thanh toán giữa Công ty và khách hàng thường thông qua hình thức chuyển khoản là chủ yếu. Đặc điểm này ảnh hưởng tới việc dự trữ tiền mặt trong quỹ tiền mặt của Công ty. Các ngân hàng là tổ chức trung gian giữa Công ty với khách hàng và các nhà cung ứng. Bởi vậy Công ty dễ dàng hơn trong việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các nguồn hình thành vốn của Công ty: Do nguồn vốn từ ngân sách cấp cho Công ty và sự hỗ trợ vốn từ Tổng Công ty hạn chế và không thay đổi nhiều nên Công ty phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau như từ bản thân Công ty, từ các tổ chức ngân hàng, tổ chức tín dụng. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc huy động và sử dụng vốn lưu động của Công ty.
2. Tình hình tài chính của Công ty trong những năm gần đây.
Kết quả kinh doanh là sự quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ làm tăng cơ hội kinh doanh, tăng uy tín của doanh nghiệp; còn nếu lợi nhuận thấp hoặc lỗ thì sẽ phải thu hẹp sản xuất, nếu thua lỗ trong thời gian dài sẽ dẫn tới phá sản doanh nghiệp. Bởi vậy kết quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng tại Công ty. Do đó để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty ta cần nghiên cứu kết quả kinh doanh của công ty.
Bảng 2: Các nguồn hình thành vốn lưu động
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền (đồng)
Tỷ lệ (%)
Số tiền (đồng)
Tỷ lệ (%)
1. Nguồn ngân sách
2.561.279.034
9,63
2.561.279.034
11,45
2. Nguồn tự bổ sung
4.055.556.807
15,25
4.055.556.807
18,14
3. Vốn trong thanh toán
8.301.349.788
31,21
7.878.029.692
35,23
4. Vốn tín dụng
11.679.342.672
43,91
7.866.848.838
35,18
Tổng vốn lưu động
26.598.365.231
100
22.361.707.892
100
Vốn tín dụng
Nguồn ngân sách
Nguồn tự bổ sung
Vốn trong thanh toán
Biểu 3: Cơ cấu vốn lưu động năm 2001
31.21%
15.25%
9.63%
43.91%
11.45%
18.14%
35.23%
35.18%
Vốn ngân sách
Vốn tự bổ sung
Vốn trong thanh toán
Vốn tín dụng
Biểu 4: Cơ cấu vốn lưu động năm 2002
Qua bảng trên cho thấy tổng vốn lưu động của Công ty năm 2002 giảm 4.327.294.000 đồng tương đương với 15,93%. Việc giảm vốn lưu động không có nghĩa là quy mô kinh doanh của Công ty giảm chúng ta thấy doanh thu của Công ty vẫn tăng năm 2002 có nghĩa là Công ty đã sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn năm 2001
Trong nguồn hình thành vốn lưu động của công ty ta thấy nguồn vốn huy động từ bên ngoài (bao gồm vốn trong thanh toán và vốn tín dụng) là chiếm tỷ lệ lớn hơn. Vốn trong thanh toán chiếm tỷ lệ 31,21 % năm 2001 và 35,23 % năm 2002, vốn tín dụng (bao gồm cả vốn huy đông từ cán bộ công nhân viên) chiếm tỷ lệ 43,91% và 35,18 % năm 2001 và 2002. Năm 2002 vốn trong thanh toán của công ty tăng chứng tỏ công ty đã làm chưa tốt công tác thu hồi nợ.
Trong nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty thì vốn ngân sách Nhà nước cấp và vốn tổng công ty chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ: Vốn tự bổ sung chỉ chiêm 18,14% còn vốn ngân sách cấp chỉ chiếm 11,45 %. Mặc dù chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng sự ổn định của hai nguồn này phản ánh sự an toàn hơn trong sử dụng vốn
Hai nguồn vốn nội lực của Công ty chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ vì vậy để đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cần phải huy động vốn từ các nguồn bên ngoài. Năm 2002 vốn lưu động được huy động từ các nguồn khác nhau giảm 4.237294333đ tương đương với 15,93 % tuy nhiên doanh thu năm 2002 vẫn tăng hơn so với năm 2001 điều này chứng tỏ Công ty Công ty đã sử dụng có hiệu quả hơn vốn lưu động. Vốn nội lực của Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ lại hầu như không tăng điều này làm cho Công ty phụ thuộc vào bên ngoài Công ty phải chú ý tới vấn đề này hơn
Trên đây là những phân tích cơ bản về tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động của Công ty. Để đánh giá được một cách chính xác hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chúng ta đi vào phân tích vấn đề một cách cụ thể hơn.
3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
Như trên đã phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khá thuận lợi. Vốn lưu động năm 2002 giảm so với năm 2001. Tuy nhiên sự biến động này không nói lên được điều gì cụ thể cả. Để có cái nhìn cụ thể hơn chúng ta xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thông qua một số chỉ tiêu. Do tính tạm thời của vốn lưu động trong phân tích sau đây chúng ta tính vốn lưu động của Công ty theo công thức:
VLĐ đầu năm + VLĐ cuối năm
Vốn LĐBQ năm = ————————————————
2
3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được phản ánh bằng tập hợp các chỉ tiêu:
Bảng 3: Tốc độ chu chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu
2001
2002
Chênh lệch
1. Doanh thu thuần
84.093.122.728
88.436.418.234
4.343.295.596
2. VLĐ bình quân
27.090.400.720
24.479.718.036,5
-2.610.282.656,5
3. Số vòng quay VLĐ
3,104
3,612
0,508
4. Số ngày lưu chuyển
116
100
-16
5. Hệ số đảm nhiệm vốn
0,322
0,227
-0,045
Đơn vị: đồng
3.1.1. Vòng quay vốn lưu động
Kết quả tính toán trên cho thấy, hệ số luân chuyển vốn lưu động (vòng quay vốn lưu động) của Công ty tăng đều qua các năm. Năm 2001 là 3,14 vòng đến năm 2002 là 3,612 vòng. Như vậy, chỉ tiêu này cho biết năm 2002 vốn lưu động của Công ty luân chuyển được 3,612 vòng tăng 0.508 vòng so với năm 2001. Sự thay đổi này chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là doanh thu thuần và vốn lưu động binh quân. Chúng ta xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đối với tốc độ luân chuyển vl.
- Ảnh hưởng của doanh thu thuần: nếu giả sử vốn lưu động bình quân không đổi doanh thu thuần sẽ gây ra sự thay đổi:
88.436.418.234 84.093.122.728
TĐ1 = ————————— - —————————— = 0,177
27.090.400.720 27.090.400.720
- Ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân: nếu doanh thu thuần không thay đổi vốn lưu động bình quân thay đổi ta sẽ có:
84.093.122.728 84.093.122.728
TĐ2 = ————————— - —————————— = 0,331
24.479.718.063 27.090.400.720
Tổng hợp hai sự thay đổi trên ta có
TĐ = TĐ1 + TĐ2 = 0,160 + 0,331 = 0,491
Nhìn vào ta thấy: sự tăng lên của Doanh thu thuần làm cho vòng quay vốn lưu động tăng 0,177 vòng, còn sự giảm đi của vốn lưu động bình quân làm cho vòng quay vốn lưu động tăng lên 0,311 vòng. Như vậy sự thay đổi của doanh thu thuần gây ảnh hưởng ít hơn so với sự thay đổi do vốn lưu động bình quân giảm
Tốc độ tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước đạt được điều này là do doanh thu thuần năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 và vốn lưu động bình quân năm 2002 giảm đi so với năm 2001
3.1.2. Thời gian luân chuyển vốn lưu động
Thời gian luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu có quan hệ tỷ lệ nghịch với hệ số luân chuyển vốn lưu động mà chúng ta vừa nghiên cứu. Có nghĩa là thời gian luân chuyển vốn lưu động càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng thấp. Chúng ta xem xét điều này trên thực tế có ngược lại với chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động hay không.
Nhìn vào bảng 3 ta thấy: năm 2001 số ngày luân chuyển vốn lưu động năm 2001 là 116 ngày và năm 2002 là 110 ngày. Như vậy năm 2002 số ngày luân chuyển vốn lưu động của Công ty đã giảm đi điều này chứng tỏ rằng trong một năm vốn lưu động của Công ty sẽ luân chuyển được nhiều hơn điều này phù hơp với những phân tích về vòng quay vốn lưu động. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều này như đã phân tích ở trên là do sự thay đổi của doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân như đã phân tích ở trên
3.1.3. Hệ số đảm nhiêm vốn lưu động
Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động. Hệ số này được tính theo công thức:
Vốn lưu động bình quân
Hệ số đảm nhiệm VLĐ = ————————————————
Tổng doanh thu thuần
Chỉ tiêu này nói nên rằng để có một đồng doanh thu sinh ra thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao
Nhìn vào bảng 3 ta thấy năm 2001 cứ một đồng doanh thu thì cần 0,322 đồng vốn lưu động, đến năm 2002 thì một đồng doanh thu thuần sinh ra cần 0,227 đông vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động trong doanh thu năm 2002 giảm 0,045 đồng cho thấy một đồng doanh thu thuần tiết kiệm được 0,045 đồng vốn lưu động
Nhìn chung thông qua sự phân tích các chỉ tiêu chúng ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty xét trên tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì năm 2002 cao hơn so với năm 2001. Tuy nhiên đó mới chỉ là xem xét trên góc độ luân chuyển vốn lưu động để có một nhận xét đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chúng ta cần phải xem xét tới các chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận do vốn lưu động mang lại. Đó là chỉ tiêu sức sinh lời vốn lưu động
3.2. Sức sinh lời vốn lưu động
Sức sinh lời vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh khă năng sinh lời của vốn lưu động được sinh lời trong kỳ. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lời VLĐ = ————————————————
Vốn lưu động bình quân
Bảng 4: Sức sinh lời của vốn lưu động
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
1. LN trước thuế
3.440.991.361
3.670.111.365
229.120.004
2. VLĐ Bình quân
27.090.400.720
24.479.718.036,5
-2.610.628.656,5
3. Sức sinh lời
0,127
0,15
0,023
Đơn vị: đồng
Kết quả tính toán cho thấy chỉ tiêu sức sinh lời vốn lưu động của Công ty. Năm 2001 một đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0,127 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2002 thì một đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0,15 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân cơ bản của sự tăng lên này là do sự tăng lên của lợi nhuận và sự giảm đi của vốn lưu động.
Sự tăng lên của lợi nhuận là do sự tăng lên của doanh thu thuần, còn sự giảm đi của vốn lưu động là do Công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn
3.3. Hệ số sức sản xuất của vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Tổng doanh thu thuần
Sức sản xuất vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Bảng 5: Sức sản xuất chung của vốn lưu động
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
1. Doanh thu thuần
84.093.122.728
88.436.418.234
4.343.295.596
2. VLĐ đầu năm
27.582.436.210
26.598.365.230
-984.070.980
3. VLĐ cuối năm
26.598.365.230
22.361.070.097
-4.237.294.333
4. VLĐ bình quân
27.090.400.720
24.479.718.036,5
-2.610.682.656.5
5. Hệ số sức sản xuất
3,104
3,612
0,508
Đơn vị: đồng
Năm 2001 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 3,104 đồng doanh thu, năm 2002 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 3,612 đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng có hiệu quả vốn lưu động vì mặc dù vốn lưu động bình quân năm 2002 giảm so với năm 2001 nhưng hệ số sức sản xuất vẫn tăng 0,508
3.4. Chỉ tiêu tiết kiệm vốn lưu động
+Năm 2002 Công ty đạt được doanh thu 88.436.418.234 đ với 3,612 vòng quay. Nếu số vòng quay vốn lưu động vẫn như năm 2001 thì số vốn lưu động cần có là: 88.436.418.234 : 3,104 = 28.491.114.053 (đ)
Vậy Công ty đã tiết kiệm tương đối một lượng vốn là:
28.491.114.053 – 27.090.400.720 = 1.400.713.333 (đ)
Đây là lượng vốn lưu động không cần bỏ thêm mà quy mô sản xuất vẫn tăng do tăng vòng quay vốn lưu động
+ Nếu năm 2001 công ty đạt được số vòng quay vốn là3,612 thì số vốn lưu động cần có là 84.093.122.728 : 3,612 = 23.281.595.514 (đ)
Công ty đã tiết kiệm được tuyệt đối một lượng vốn lưu động là:
27.090.400.720 - 23.281.595.514 = 3.808.805.206 (đ)
Đây là lượng vốn lưu động được rút ra do tăng nhanh vòng quay vốn mà vẫn sản xuất theo quy mô cũ
3.5. Tình hình dự trữ tài sản lưu động
Bảng 6: Tình hình dự trữ tài sản lưu động năm 2002
Chỉ tiêu
Đầu năm 2002
Cuối năm 2002
Chênh lệch
Số tiền(đ)
Tỷ lệ(%)
Số tiền(đ)
Tỷ lệ(%)
Số tiền(đ)
Tỷ lệ(%)
1. NVL tồn kho
2.581.785.414
44,37
3.593.945.510
54,24
1.012.160.096
39,20
2. CCDC tồn kho
113.817.675
1,9
185.293.448
2,32
71.475.773
62,80
3. Thành phẩm
1.973.998.500
33,92
2.282.311.315
28,63
308.312.815
15,62
4.CPSXKD DD
1.398.583.410
17,54
1.398.583.401
5. Hàng gửi bán
1.149.610.500
19,75
511.728.800
6,43
-637.881.700
-55,49
Cộng
5.819.212.089
100
7.971.862.474
100
2.152.650.385
36,99
Qua bảng trên ta thấy dự trữ về nguyên vật liệu cuối năm tăng so với đầu năm 1.012.160.096 đ (39,2%) là phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty, vì tổng giá trị sản lượng năm 2002 tăng 13% so với năm 2001. Do vậy, dự trữ như vậy là phù hợp, đảm bảo cho sản xuất được tiến hành liên tục.
Công cụ dụng cụ tồn kho cuối năm lớn hơn so với đầu năm 71.475.733 đ (hay tăng 62,8%). Việc tăng dự trữ về công cụ dụng cụ là phù hợp với việc tăng quy mô sản xuất vì lượng công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá thành công cụ dụng cụ.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối năm 1.398.583.401đ (đầu năm không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) là do các công trình xây dựng (sản phẩm của đơn vị xây dựng) trong năm 2001 chưa hoàn thành.
Qua đó, cho thấy việc dự trữ cho sản xuất của Công ty là phù hợp với quy mô sản xuất được mở rộng. Điều đó cũng cho thấy quan hệ với bạn hàng của Công ty cũng như khả năng tiếp cận thị trường là rất tốt.
Thành phẩm tồn kho cuối năm tăng 308.312.815đ (15,62%) so với đầu năm có thể là do tình hình tiêu thụ sản phẩm không được tốt
4. Tình hình tổ chức cung ứng, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu
Vật tư của Công ty do phòng vật tư và nhân viên làm việc tại kho chịu trách nhiệm quản lý. Công ty có một kho nguyên vật liệu chính và một kho công cụ dụng cụ
· Tình hình dự trữ nguyên vật liệu tại Công ty: phòng vật tư căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ tiếp theo, chu kỳ cung ứng và định mức kỹ thuật của các sản phẩm để lập định mức dự trữ vật tư. Căn cứ vào số lượng vật tư tồn kho trong kỳ xác định mức dự trữ thực tế
Bảng7: Tình hình dự trữ nguyên vật liệu CCDC năm 2002
Chỉ tiêu
Dự trữ theo định mức (đ)
Dự trữ thực tế(đ)
Tỷ lệ thực hiện %
1. NVL chính
2.924.387.304
3.070.579.219
105
2. NVL phụ
195.145.591
205.742.871
105
3. Phụ tùng thay thế
194.024.442
201.785.420
104
4. Phế liệu
144.673.267
115.820.000
101
5. CCDC
181.660.243
185.293.484
102
Cộng
3.610.681.847
3.779.238.958
Qua bảng trên cho thấy tình hình dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty tương đối sát với định mức kỹ thuật do Công ty xây dựng. Do vậy đảm bảo nguyên vật liệu cho kỳ sản xuất sau đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn trong dự trữ quá nhiều. Việc thực hiện việc dự trữ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tương đối tốt cuối năm 2002 đảm bảo đầy đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vào đầu năm 2003. Ngoài ra Công ty còn xây dựng cho mình mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại sản phẩm. Vật liệu có trong kho phải đảm bảo cho sản xuất trong 15 ngày đối với nguyên vật liệu sản xuất trong nước và 30 ngày cho nguyên vật liệu nhập ngoại
· Tình hình cung ứng vật tư: việc tổ chức, cung ứng vật tư tại Công ty luôn được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đúng tiến độ sản xuất, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ tiếp theo, mức tồn đầu kỳ và cuối kỳ kế hoạch, phòng vật tư lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Về phương thức mua: nếu lô hàng mua với số lượng lớn Công ty tổ chức đấu thầu, còn với lô hàng có giá trị nhỏ Công ty giao cho phòng vật tư
Bảng 8: tình hình thực hiện, cung ứng nguyên vật liệu CCDC 2002
Chỉ tiêu
Kế hoạch(đ)
Thực hiện (đ)
Tỷ lệ thực hiện %
1. Nguyên vật liệu chính
46.858.158.957
47.326.740.546
101
2. Nguyên vật liệu phụ
3.141.850.659
3.297.943.191
105
3. Nhiên liệu động lực
1.773.131.356
1.778.450.750
100,3
4. Phụ tùng thay thế
1.267.764.301
1.280.441.944
101
5. Công cụ dụng cụ
1.433.124.862
1.440.290.468
100,5
Cộng
54.474.030.135
55.123.866.917
Qua bảng trên cho thấy tình hình cung ứng vật tư năm 2002 được thực hiện tốt so với kế hoạch vượt không đáng kể từ 0,3% đến 1%. Do vậy, việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất là đầy đủ và kịp thời tiến độ sản xuất. Điều này cũng góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng lợi nhuận của Công ty.
· Tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất của Công ty: trong khâu sử dụng vật tư của công ty được quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Phòng vật tư đã xây dựng định mức tiêu hao vật tư cho các loại sản phẩm để từ đó làm căn cứ xác định số lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất đảm bảo tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả. Ngoài ra, Công ty còn cân đối tình hình thực hiện định mức để xây dựng định mức tiên tiến
Bảng 9: Tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng NVL năm 2002
Chỉ tiêu
Kế hoạch (đ)
Thực hiện (đ)
Tỷ lệ thực hiện %
1. Chi phí NVL
54.878.936.323
54.269.780.130
98,89
2. Tổng chi phí
66.937.491.344
66.127.547.699
98,79
Việc sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty đã hoàn thành kế hoạch tốt so với kế hoạch. Chi phí nguyên vật liệu giảm tương ứng tổng chi phí giảm. Nhưng tổng giá trị sản lượng thực tế tăng so với kế hoạch chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tăng lên.
Để đánh giá tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong kỳ ta sử dụng chỉ tiêu hệ số quay kho vật tư.
Giá trị NVL sử dụng trong kỳ
Hệ số quay kho vật tư =
Giá trị NVL tồn kho bình quân
Trong đó giá trị nguyên vật liệu bình quân trong kỳ được tính bằng cách lấy lượng tồn kho đầu kỳ cộng với lượng tồn kho cuối kỳ chia đôi
Bảng 10: hệ số quay kho vật tư
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
1. Giá trị NVL xuất
51.262.135.932
54.269.780.130
3.007.644.198
2. Giá trị NVL tồn kho ĐK
3.876.231.875
2.581.785.414
-1.294.446.401
3. Giá trị NVL tồn kho CK
2.581.785.414
3.593.945.510
1.012.160.096
4. Sử dụng NVL bình quân
3.229.008.614,5
3.087.865.426
-141.143.152,5
5. Hệ số quay kho NVL
15,88
17,58
1,7
Đơn vị: đồng
Qua bảng trên ta thấy, hệ số quay kho vật tư năm 2002 tăng so với năm 2001 là 1,7 do giá trị xuất dùng tăng 3.007.644.198 đ. Hệ số quay kho tốt là thể hiện hiệu quả quay vòng lớn hơn lượng vật tư ứ đọng.
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN
Sau khi phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện em thấy năm 2002 Công ty đã đạt được những thành tựu và những khó khăn cần giải quyết sau
1. Những kết quả đạt được
Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện là một đơn vị hạch toán độc lập. Trong thời gian qua cùng với sự phát triển của đất nước, mặc dù có những lúc Công ty hoạt động gặp nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo Công ty cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc quản lý và sử dụng vốn.
Việc đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được cải thiện, nguồn tài trợ cho tài sản lưu động và tài sản cố định đều được đảm bảo thường xuyên và liên tục theo đúng nguyên tắc là tài sản cố định được tài trợ bằng các nguồn voón dài hạn, phần còn lại và phần vốn ngắn hạn được sử dụng vào đầu tư ngắn hạn vào tài sản lưu động.
Công ty đã cố gắng trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận. Đó là những kết quả đạt được của Công ty trong những năm qua. Còn trong năm 2002 Công ty đã đạt được nhiều bước tiến:
- Công ty đã tổ chức tốt công tác ký kết các hợp đồng mua sắm, dự trữ các yếu tố vật chất cho quá trình sản xuất như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ… đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thưỡng xuyên, liên tục không bị gián đoạn
- Trong công tác sản xuất, Công ty đã có những thành tích tiết kiệm chi phí (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp), hạ giá thành sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất được, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
- Trong công tác tiêu thụ, Công ty đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức tiêu thụ sản phẩm như: giảm giá cho khách hàng trả tiền trước, giảm chi phí cho khách hàng mua với khối lượng lớn. Điều này vừa giúp cho công ty có trước vốn cho nhu cầu tăng thêm, vừa giúp cho Công ty tăng nhanh khối lượng sản phẩm tiêu thụ, sản phẩm hàng hóa ứ đọng.
Những kết quả đạt được trong việc sử dụng vốn lưu động của Công ty:
+ Công ty luôn đạt được tốc độ chu chuyển vốn lưu động cao, việc tăng nhanh vòng quay vốn lưu động giúp cho công ty tiết kiệm được vốn lưu động trong sản xuất, dành nguồn này vào đầu tư cho các lĩnh vực khác
+ Việc cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu của Công ty luôn được thực hiện một cách đồng bộ giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường, liên tục, theo đúng kế hoạch
+ Khả năng sinh lời của vốn lưu động cao Công ty luôn đạt được là một thành tích đáng khích lệ. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện lại làm ăn có hiệu quả cao là một điểm sáng trong hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước
2. Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đạt được, ta cũng cần xem xét tới những khó khăn mà công ty gặp phải trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động, và tìm ra những nguyên nhân để khắc phục
2.1. Những hạn chế
Thứ nhất, đó là việc đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty. Thông qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chúng ta thấy khả năng đảm bảo thanh toán của Công ty chưa thực sự tốt. Nguồn hình thành vốn lưu động như chúng ta đã phân tích ở trên chủ yếu là được tài trợ bằng vốn vay ngắn và dài hạn. Nợ vay của Công ty luôn là một nguy cơ cho Công ty. Trước đây trong thời kỳ bao cấp, Công ty còn trông đợi vào sự giúp đỡ của Nhà nước và các đơn vị chủ quản nhưng hiện nay các thành phần kinh tế đã bình đẳng trước pháp luật
Thứ hai, công tác dự trữ của Công ty: Công ty thực hiện dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm nhựa PVC và HDPE đủ cho sản xuất trong từ 20 đến 30 ngày. Dự trữ như thế là nhiều so với mức tối ưu. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình huy động và sử dụng vốn lưu động của Công ty, bởi có qúa nhiều vốn chết trong quá trình sản xuất gây ra sự lãng phí. Nhưng điều này cũng do đặc điểm của nguyên vật liệu mang lại
Thứ ba, nguồn đầu vào không ổn định làm cho việc huy động vốn diễn ra không tốt. Lúc cần nhập nguyên vật liệu thì Công ty cần phải huy động một lượng lớn vốn, giả sử trong thời gian đó Công ty không đủ lượng vốn cần thiết thì Công ty phải tiến hành vay thêm từ bên ngoài với chi phí cao hơn, làm ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Những nguyên nhân gây ra những hạn chế trên bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân chủ quan:
Một điều dễ nhận thấy rằng trong cơ cấu nguồn vốn lưu động
của Công ty thì tỷ lệ vốn của Nhà nước và vốn ngành cấp là thấp. Công ty hầu như hoạt động từ các nguồn khác như vốn vay từ các tổ chức ngân hàng, tài chính…Bởi vậy khả năng tự tài trợ cho vốn lưu động của Công ty là thấp
Công ty chưa thực hiện được việc tính toán mức dự trữ thực sự hợp lý. Việc tính toán mức dự trữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất dựa trên việc sử dụng và dự trữ kỳ trước. Nhưng điều này Công ty thực hiện không thật tốt một phần do bản thân lãnh đạo Công ty và những bộ phận quan trọng
- Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan của sự tồn kho nhiều tại công ty là do nguồn đầu vào cho sản phẩm không ổn định. Nguyên vật liệu phải nhập ngoại là một nguyên nhân chủ yếu. Trong khi nguyên vật liệu cho sản phẩm của Công ty trong nước chưa sản xuất được, Công ty phải nhập ngoại nguyên vật liệu mà các nhà cung ứng trong nhập khẩu nguyên vật liệu cho Công ty cung cấp không ổn định thì Công ty không có cách nào kiểm soát được đầu vào
Nguyên nhân xuất phát từ trong ngành là hiện nay có khá nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty, họ cũng có sản phẩm tương tự như Công ty, dịch vụ khách hàng cũng tương tự, giá cả tương đương… điều này làm cho thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn
Sự biến động của thị trường cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật là một trong những khó khăn với Công ty. Những thay đổi nói trên làm cho thị trường đầu ra ngày càng trở nên phong phú, sản phẩm liên tục được thay đổi kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng. Vì vậy nếu Công ty không nhanh có biện pháp thay đổi khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất thì sẽ ngày càng trở nên lạc hậu, mất chỗ đứng trên thị trường.
Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đặc biệt là mảng thị trường ngoài ngành mà Công ty đang tham gia với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa là một khó khăn đối với Công ty công ty là một doanh nghiệp nhỏ nên cần phải làm hết sức mình để khẳng định chỗ đứng của mình.
Trên đây em đã đưa ra những đánh giá chung và những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả huy động và sử dụng vốn lưu động của Công ty. Nguyên nhân thà có thể rất nhiều nhưng việc tìm ra giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty mới là mục đích chính của em trong chuyên đề này. Vì vậy, sau đây em xin đưa ra một số giải pháp cơ bản cho vấn đề này
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN
I. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
Từ những nhận định trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, ban lãnh đạo Công ty và toàn thể công nhân viên trong Công ty cùng chung sức chung lòng đưa Công ty phát triển trong thời gian tới:
Xây dựng và phát triển Công ty thành một Công ty lớn mạnh, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo cho sự phát triển bên vững
Thực hiện đa dạng hóa kinh doanh lấy thị trường ngoài (sản phẩm phục vụ cho nhu cầu dân dụng) ngành làm mục tiêu phát triển trong thời gian tới
Lấy hệ thống ISO 9001: 2000 làm mục tiêu cho sự phấn đấu đạt được yêu cầu này. Trong thời gian thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 Công ty luôn thực hiện theo đúng những cam kết khi tiến hành xây dựng tiêu chuẩn này
Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh, giải quyết đủ việc làm và không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Dựa vào tình hình kinh doanh năm 2002 công ty đề ra các mục tiêu cho năm 2003 như sau:
Bảng 11: Một số chỉ tiêu năm 2003
TT
Chỉ tiêu
Giá trị(đ)
1
Doanh thu thuần
90.038.135.000
2
Giá vốn hàng bán
80.156.246.000
3
Lợi nhuận gộp
9.881.889.000
4
Chi phí bán hàng
3.624.354.000
5
Chi phí quản lý DOANH NGHIệP
2.237.224.000
6
Lợi nhuận từ HĐSXKD
4.020.311.000
7
Lợi nhuận từ HĐTC
(238.735.000)
8
Lợi nhuận từ hoạt động bất thường
9
Tổng LN trước thuế
3.781.576.000
10
Thuế TNDN phải nộp
1.210.104.320
11
Lợi nhuận sau thuế
2.571.471.680
12
Thu nhập bình quân đầu người
1.300.000
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN
1. Giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.1. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Mục đích của việc nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhằm đảm bảo nhu cầu tối đa về vốn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở nguồn vốn có hạn của doanh nghiệp được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Để đạt được các mục đích trên yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp đó là:
- Đảm bảo sử dụng vốn lưu động đúng hướng, đúng mục đích, đúng kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra. Để thực hiện điều này doanh nghiệp nên có kế hoạch sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu qua, tránh lãng phí vốn.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về lưu thông tiền tệ
- Thực hiện tốt các quy định pháp quy, pháp lệnh kế toán thống kê, cùng các quy định của Nhà nước về quản lý vốn tại doanh nghiệp
1.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.2.1. Kế hoạch hoá vốn lưu động
Kế hoạch hoá vốn lưu động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục, hiệu quả thì trước hết phải đáp ứng đủ và kịp thời vốn lưu động và tiếp đến là sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả tránh tình trạng huy động vốn thừa gây lãng phí và tăng chi phí kinh doanh
Để có một kế hoạch thật đầy đủ, chính xác thì khâu đầu tiên doanh nghiệp phải xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ khi xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thì mới có thể đưa ra kế hoạch vốn lưu động và tổ chức đáp ứng nhu cầu đó từ đó hạn chế tối thiểu tình trạng thiếu vốn, gây gián đoạn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao… dẫn đến giảm lợi nhuận kinh doanh. Việc xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cũng hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn, gây ra lãng phí và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
cụ thể trong lĩnh vực sản xuất doanh nghiệp phải lập và thực hiện đúng kế hoạch mua sắm, dự trữ vật tư cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, trên cơ sở một mức khoa học, hợp lý; chuẩn bị đầy đủ cả về số lượng, chất lượng máy móc thiết bị lao động… thực hiện rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm
Trong lĩnh vực lưu thông: doanh nghiệp cần phải quản trị các khoản vốn bằng tiền, quản lý các hoạt động thanh toán, hoàn thành kế hoạch sản phẩm về mặt số lượng, chất lượng và chủng loại
Sau khi xác định chính xác nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động doanh nghiệp phải lựa chọn các hình thức khai thác và tạo lập vốn lưu động thích hợp. Doanh nghiệp phải tiến hành khai thác triệt để các nguồn vốn lưu động bên trong đồng thời phải tính toán lựa chọn huy động các nguồn vốn bên ngoài với mức độ hợp lý tạo ra một cơ cấu vốn tối ưu nhằm làm giảm tới mức thấp chi phí sử dụng vốn từ đó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
Bên cạnh việc thực hiện kế hoạch hoá vốn lưu động, doanh nghiệp phải biết trú trọng kết hợp giữa kế hoạch hoá vốn lưu động và quản lý vốn lưu động.
1.2.2. Thực hiện quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học
Quản lý vốn lưu động chính là quản lý tiền mặt, dự trữ và các khoản phải thu. Tiền mặt, dự trữ và các khoản phải thu có mối quan hệ với nhau trong một thể thống nhất. Mức dự trữ vật tư sẽ quyết định mức cân đối tiền mặt hợp lý. Đồng thời tiền mặt cũng ảnh hưởng tới chinh sách dụng thương mại của doanh nghiệp . Nếu doanh nghiệp có chính sách tín dụng thương mại hợp lý thì doanh nghiệp sẽ đảm bảo không bị chiếm dụng vốn lớn mà vẫn giữ được khách hàng, ngoài ra còn đảm bảo lượng tiền đầy đủ khi cần thiết cho các chi phí. Lượng tiền tối ưu này phải được tính toán dựa trên căn cứ mức vốn tối ưu. Việc dự trữ mặc dù tốn chi phí nhưng vẫn đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, chẳng hạn nếu doanh nghiệp dự trữ một lượng lớn thành phẩm sẽ không bị mất cơ hội khi thị trường trở nên khan hiếm sản phẩm đó. Tương tự như vậy nếu doanh nghiệp dự trữ nguyên vật liệu quá ít thì có thể dẫn đến tình trạng ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu
1.2.3. Đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu thử thách khốc liệt của quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tự khẳng định mình.
Chất lượng hàng hoá giá cả thành phẩm quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Việc áp dụng kỹ thuật công nghệ mới vào trong sản xuất cho phép tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ, tạo đà đảm bảo cho doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh với các đối thủ của mình. Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất giúp cho doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới, có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Hiện nay vấn đề tiêu thụ sản phẩm cũng đòi hỏi phải khoa học, nhờ đó doanh nghiệp mới có thể tăng nhanh khối lượng tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Đồng thời khi áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ sẽ rút ngắn được chu kỳ sản xuất giảm tiêu hao nguyên vật liệu, giảm sử dụng vật tư thay thế, tiết kiệm chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm và cũng tăng nhanh được tốc độ chu chuyển vốn lưu động
1.2.4. Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính và không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt cho người lao động
Tổ chức tốt công tác tài chính kế toán trong doanh nghiệp là một trong những biện pháp quan trọng để doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng các loại vốn có hiệu quả cao. Để tìm được nguyên nhân phải tổ chức phân tích hoạt động kinh tế theo định kỳ. Thông qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, kế toán tìm ra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục tồn tại, phát huy những thành tích đạt được. Mặt khác phải xem xét thường xuyên mức vốn lưu động nhằm tiến tới mức thấp nhất sử dụng vốn lưu động. Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là một quá trình liên tục, nối tiếp nhau do đó doanh nghiệp phải sử dụng đồng thời các biện pháp mới có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Như vậy doanh nghiệp cần phải:
- Tổ chức hạch toán khoa học, theo dõi đầy đủ, chính xác, toàn diện thu chi ngân sách trong doanh nghiệp
- Chấp hành tốt các quy định của của pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước
- Tăng nhanh vòng quay của vốn, đặc biệt là vốn lưu động, giảm các chi phí lãi vay ngân hàng
- Tổ chức quản lý chặt chẽ vốn, chống tham ô lãng phí, thất thoát vốn.
- Giảm bớt các thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp cần phải tăng cường chức năng giám đốc tài chính trong doanh nghiệp. Chức năng giám đốc tài chính trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong công tác quản trị nói chung. Và công tác quản lý vốn lưu động nói riêng. Do vậy, tăng cường chức năng giám đốc tài chính trong doanh nghiệp là phải giao cho cán bộ tài chính các chức năng, nhiệm vụ rõ ràng trong quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tài chính phải được giám đốc ở tất cả các khâu từ mua sắm, dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cũng như mọi lúc mọi nơi trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải tăng cường, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, các kiến thức về tài chính cho cán bộ quản lý, nhất là những cán bộ quản lý tài chính trong doanh nghiệp.
Tóm lại việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một việc rất cần thiết và cấp bách giúp cho doanh nghiệp ngày càng đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn thu nhập của doanh nghiệp lớn hơn và đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp nào còn phụ thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và trình độ quản lý của người lãnh đạo doanh nghiệp.
2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
Việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả sẽ làm cho Công ty ngày càng làm ăn có hiệu quả. Vì vậy việc tăng nhanh hiệu quả sử dụng vốn lưu động luôn là mục tiêu phấn đấu của Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện. Để thực hiện được những mục tiêu này thì Công ty cần tìm ra những phương pháp mới để sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất.
Từ việc phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, những thành tựu cũng như những tồn tại cần khắc phục tại Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện em xin mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty.
2.1. Kế hoạch hoá vốn lưu động
2.1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Trước mỗi năm kế hoạch, Công ty luôn lập ra những chỉ tiêu kế hoạch để thực hiện dựa trên những căn cứ có khoa học như kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, định mức tiêu hao vật tư, giá cả và trình độ năng lực quản lý. Nhưng việc xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh là khó khăn. Vì vậy để xác định chính xác hơn nhu cầu vốn lưu động thì cần phải thực hiện một cách có khoa học:
- Phải căn cứ vào doanh thu thuần năm báo cáo và năm kế hoạch: theo phương pháp này Công ty nên chọn các khoản mục của vốn lưu động có liên quan và các khoản mục có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu thực hiện trong kỳ. Sau đó dùng tỷ lệ phần trăm vừa ước tính để ước tính nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch dựa trên doanh thu dự kiến. Trên cơ sở đó tính xem một đồng doanh thu tăng thêm thì công ty cần bỏ thêm bao nhiêu đồng vốn lưu động. Sau đó lại sử dụng các tỷ trọng đã phân bổ các khoản mục vốn lưu động. Chúng ta sẽ tính được nhu cầu vốn lưu động
- Phải căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của năm báo cáo để xác định các chỉ tiêu tài chính cho năm kế hoạch sao cho khả thi nhất. Tuy nhiên điều kiện để áp dụng phương pháp này là người làm kế hoạch phải hiểu rõ ngành nghề hoạt động, quy mô kinh doanh (được đo lường bằng mức doanh thu dự kiến hàng năm)
- Công ty cần phải chú trọng đến tình hình thị trường, nhu cầu về sản phẩm có liên quan đến hoạt động của Công ty cũng như tình hình phát triển kinh tế và kế hoạch định hướng của Công ty trong những năm sắp tới
Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu vốn lưu động không phải lúc nào cũng thuận lợi và chính xác như mong muốn. Vì vậy, Công ty nên có kế hoạch huy động vốn lưu động một cách kịp thời.
2.1.2. Lựa chọn một cách hợp lý các hình thức khai thác và tạo lập vốn lưu động.
Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện là một doanh nghiệp Nhà nước và vốn lưu động của Công ty được đáp ứng từ nhiều nguồn khác nhau như vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn từ lợi nhuận để lại của Công ty, nguồn vốn đi vay của các tổ chức tín dụng, nguồn chiếm dụng từ các cá nhân, tổ chức khác.
Trong các nguồn vốn này thì nguồn từ ngân sách Nhà nước và vốn tự bổ sung hầu như không tăng. Đây là một điều mà Công ty cần chu ý. Trước tiên để huy động vốn bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên chú ý đến việc huy động nội lực của mình. Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện không nằm ngoài các doanh nghiệp đó. Công ty có thể tăng nguồn vốn nội lực của mình bằng cách sau:
- Huy động vốn nhàn rỗi từ các quỹ chưa sử dụng: việc huy động vốn từ các quỹ chưa sử dụng là nguồn vốn nhanh nhất, rẻ nhất khi Công ty cần bổ sung ngay lập tức
- Huy động vốn từ lợi nhuận năm 2002 để lại. Với nguồn này Công ty cần chủ động lập kế hoạch bổ sung từ lợi nhuận để lại từng bước nâng cao khả năng độc lập về tài chính và tăng uy tín của Công ty
- Công ty cũng nên có các kiến nghị với Nhà nước và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông nhằm xin cấp thêm nguồn vốn cho kinh doanh. Tuy nhiên điều này là rất khó khăn bởi vì nguồn ngân sách hiện nay rất hạn hẹp, việc huy động nội lực chiếm vai trò quan trọng nhưng nếu kinh doanh bằng toàn bộ vốn nội lực thì không thể đảm bảo yêu cầu phát triển, không phát huy được các tiềm năng trong xã hội, dễ dẫn đến rủi ro, do đó Công ty cần có kế hoạch huy động có hiệu quả vốn lưu động từ bên ngoài.
- Nguồn vốn bên ngoài quan trọng nhất là vốn vay ngân hàng. Nguồn vốn vay của Công ty chủ yếu là vay ngắn hạn. Trong những năm tới, Công ty cần tiếp tục huy động vốn từ nguồn này tuy nhiên cần phải đảm bảo được tính an toàn và tính hiệu quả. Các nguồn vốn vay ngắn hạn chỉ nên dùng để tài trợ cho tài sản lưu động không nên dùng để tài trợ cho tài sản cố định bởi điều này gây mất an toàn cho tình hình tài chính của Công ty ảnh hưởng đến tính độc lập của Công ty trên thị trường.
- Nhận, kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước. Việc liên doanh, liên kết dựa trên sự thoả thuận, hợp tác giữa các bên thể hiện qua việc góp vốn trên cơ sở hai bên cùng có lợi, rõ ràng là nó đã giải quyết vấn đề vốn đầu tư cho đầu tư phát triển của công ty. Tuy nhiên, hình thức này thường có nhiều khó khăn hơn, đặc biệt với các hợp đồng kinh doanh lớn, nó đòi hỏi Công ty phải có dự án mang tính khả thi cao đảm bảo quyền lợi mong muốn của các bên tham gia liên doanh.
2.2. Quản lý thật tốt vốn lưu động
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không thể thiếu được vai trò quản lý vốn lưu động.
2.2.1. Quản lý tiền mặt
Tiền mặt tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động của Công ty nhưng nó lại liên quan đến nhiều hoạt động của Công ty và đặc biệt nó có vai trò quan trọng trong thanh toán tức thời cúa Công ty.
Chính vì vậy, Công ty nên xác định một lực lượng dự trữ tiền mặt hợp lý và tối ưu nhất để vừa đảm bảo khả năng thanh toán nhanh trong những trường hợp cần thiết.
Hiện tại, thị trường chứng khoán của nước ta đang dần phát triển, đây là một công cụ rất hữu hiệu để Công ty có thể vừa nhằm mục đích sinh lợi lại vừa điều chỉnh lượng tiền mặt về mức tối ưu. Khi Công ty có mức tiền mặt dự trữ vượt quá mức tối ưu Công ty có thể sử dụng số tiền dư thừa đó để đầu tư vào chứng khoán thanh khoản cao vừa nhằm mục đích sinh lợi lại vừa tăng khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu nhu cầu tiền mặt lớn, mà mức dự trữ tiền mặt không đủ thì Công ty có thể sử dụng chứng khoán thanh khoản cao để bổ sung lượng tiền mặt dự kiến.
Nhưng bên cạnh đó, về mặt quản lý, Công ty cần phải thực hiện các biện pháp quản lý tiền theo hướng kiểm tra chặt chẽ các khoản thu chi hàng ngày để hạn chế tình trạng thât thoát tiền mặt. Thủ quỹ có nhiệm vụ kiểm kê số tiền tồn quỹ đối chiếu sổ sách để kịp thời điều chỉnh chênh lệch
Để đạt được mức cân bằng về lượng vốn bằng tiền Công ty nên sử dụng các biện pháp:
- Xác định nhu cầu vốn bằng tiền và thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ. Để làm được điều này thì phải thực hiện tốt các công tác quan sát, nghiên cứu vạch rõ quy luật của việc thu chi.
- Song song với việc xác định nhu cầu vốn bằng tiền, Công ty rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận, bằng cách giảm thơi gian thu hồi những khoản thu bằng việc tăng tốc độ thu, kéo dài thời gian trả những khoản phai trả bằng việc trì hoãn thanh toán.
2.2.2. Quản lý dự trữ
Việc xác định lượng tiền mặt tối ưu phải được dựa trên mức dự trữ tối ưu vì vậy quản lý dự trữ cũng có một vai trò quan trọng đối với Công ty.
Dự trữ vật tư:
Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tiến hành đều đặn, liên tục và hoàn thành được kế hoạch sản xuất thì thì việc ung ứng vật tư phải được tổ chức hợp lý, phải thường xuyên đảm bảo các loại vật tư về số lượng, kịp thời về thời gian và đúng về phẩm chất
Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung ứng vật tư cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng. Nghĩa là nếu cung cấp với số lượng quá lớn, dư thừa sẽ gây ra ứ đọng vốn và do đó sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Nhưng ngược lại nếu cung cấp không đầy đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng tới tính liên tục của quá trình sản xuất, Công ty sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ sản xuất.
Cung ứng vật tư kịp thời nghĩa là cung ứng đúng thời gian đặt ra của Công ty, thời gian này dựa vào kế hoạch sản xuất trong kỳ. Nếu cung cấp không kịp thơi sẽ dẫn đến sản xuất ngừng trệ vì chờ đợi vật tư. Trong quá trình sản xuất sản phẩm sử dụng vật tư bảo đảm đầyđủ tiêu chuẩn về chất lượng là một yêu cầu cần thiết. Bởi vật tư tốt hay xấu, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phẩm do đó khi nhập vật tư cần phải đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định, đối chiếu với các hợp đồng đã ký để đánh giá vật tư cung cấp đã đúng chất lượng quy định hay chưa.
Để đáp ứng được yêu cầu trên Công ty phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu với tình hình sản xuất thực tế và tình hình dự trữ vật tư trong kho, luôn kết hợp hài hoà, vừa đảm bảo sử dụng tiết kiệm vốn.
Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để giảm chi phí sản xuất, giảm lượng vốn lưu động, hạ giá thành sản phẩm và tăng vòng vốn quay cho Công ty. Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào trong sản xuất sản phẩm phải được tiến hành thường xuyên trên các mặt: Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất sản phẩm và mức tiêu dùng nguyên vật liệu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Để thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu Công ty cần xác định đúng nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, dự trữ vật tư đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Muốn vậy Công ty cần thường xuyên kiểm tra so sánh giữa khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng thực tế với khối lượng nguyên vật liệu còn lại trong kho chưa dùng đến. để tổ chức việc cung cấp nguyên vật liệu hợp lý hạn chế lượng nguyên vật liệu tồn kho, phấn đấu tiến tới tồn kho bằng không
Để tiết kiệm nguyên vật liệu, Công ty cần giảm mức tiêu phí nguyên vật liệu cho những sản phẩm sai hỏng. Bằng cách:
- Cải tiến công nghệ sản xuất: việc cải tiến công nghệ sản xuất sẽ kéo theo việc thay đổi máy móc thiết bị đòi hỏi phải đầu tư thêm vốn, khả năng huy động vốn phụ thuộc vào uy tín của Công ty trên thị trường. Khi có nguồn vốn đầu tư rồi thì Công ty phải sử dụng nguồn vồn đó vào công tác cải tiến như thế nào cho hợp lý. Nếu sử dụng tốt thì việc đầu tư, cải tiến sẽ mang lại hiệu quả, nâng cao nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện.doc