Tài liệu Báo cáo Triển khai NGN của VNPT: Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Khoa viễn thông 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
TRIỂN KHAI NGN CỦA VNPT
GVHD : thầy Phạm Đình Nguyên
Sinh viên : Hồ Bảo Quốc
MSSV : 404160058
Lớp : D04VTA1
TPHCM – 8/2008
LỜI CẢM ƠN
Được sự giới thiệu của trường, em được về thực tập
tại Trung tâm viễn thông liên tỉnh KV2 – VTN2. Trong
quá trình thực tập, em không khỏi gặp phải những khó
khăn, vướn mắc nhưng dưới sự chỉ bảo của các anh chị
ở Đài điều hành chuyển mạch liên tỉnh, em đã hiểu được rất nhiều vấn đề. Em xin gửi
lời cảm ơn đến các anh chị.
Em xin cảm ơn thầy Phạm Đình Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn cho em trong
việc thực tập cũng như tốt nghiệp sau này.
Xin cảm ơn các thầy cô ở Học viện công nghệ bưu chính viễn thông đã truyền đạt
cho em những kiến thức trong 4 năm qua để em đủ cơ sở thực hiện việc thực tập này.
Cuối cùng em không quên gửi lời cảm ơn đến gia đình em, bạn bè em, những người
đã động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập.
...
38 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Triển khai NGN của VNPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Khoa viễn thông 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
TRIỂN KHAI NGN CỦA VNPT
GVHD : thầy Phạm Đình Nguyên
Sinh viên : Hồ Bảo Quốc
MSSV : 404160058
Lớp : D04VTA1
TPHCM – 8/2008
LỜI CẢM ƠN
Được sự giới thiệu của trường, em được về thực tập
tại Trung tâm viễn thông liên tỉnh KV2 – VTN2. Trong
quá trình thực tập, em không khỏi gặp phải những khó
khăn, vướn mắc nhưng dưới sự chỉ bảo của các anh chị
ở Đài điều hành chuyển mạch liên tỉnh, em đã hiểu được rất nhiều vấn đề. Em xin gửi
lời cảm ơn đến các anh chị.
Em xin cảm ơn thầy Phạm Đình Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn cho em trong
việc thực tập cũng như tốt nghiệp sau này.
Xin cảm ơn các thầy cô ở Học viện công nghệ bưu chính viễn thông đã truyền đạt
cho em những kiến thức trong 4 năm qua để em đủ cơ sở thực hiện việc thực tập này.
Cuối cùng em không quên gửi lời cảm ơn đến gia đình em, bạn bè em, những người
đã động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập.
Cảm ơn tất cả mọi người.
TPHCM-8/2008
Hå B¶o Quèc
Mục lục
-0-
Mục lục
Trang
Mục lục
Hình vẽ
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
1. Giới thiệu 1
2. Giải pháp SURPASS của SIEMENS 1
3. Triển khai NGN của VNPT 4
4. Các thành phần chính trong NGN của VNPT 7
4.1 HiQ9200 7
4.2 HiG1000 9
4.3 Router ERX1400 13
4.4 Routre M320 18
4.5 MMA 20
4.6 Net Manager 21
Chương II: Các dịch vụ được triển khai trên nền NGN
1. Dịch vụ thoại VoIP trả trước 1719 22
2. Dịch vụ thoại miễn phí 1800 24
3. Dịch vụ thông tin giải trí 1900 26
4. Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) 27
5. Dịch vụ hội nghị truyền hình trên nền NGN 31
Từ viết tắt
Tài liệu tham khảo
Hình vẽ
-00-
Hình vẽ
--------------------
Hình 1.1: Giải pháp Surpass của Siemens
Hình 1.2: Mô hình NGN của VNPT
Hình 1.3: Router lõi M160 (Juniper)
Hình 1.4: Router vùng ERX1410 (Juniper)
Hình 1.5: Mô hình kết nối tại các tỉnh
Hình 1.6: Mô hình kết nối mạng trục VNPT
Hình 1.7: Cấu trúc hiQ9200
Hình 1.8: Giao diện báo hiệu của hiQ9200
Hình 1.9: Mô hình chức năng của hiG1000
Hình 1.10: Mặt trước của ERX-1440
Hình 1.11: Mặt sau của ERX-1440
Hình 1.12: Cấu trúc dạng module của hệ thống ERX-1400
Hình 1.13: SPR Module
Hình 1.14: Hệ thống ERX hỗ trợ các loại lưu lượng đầu vào và đầu ra
Hình 1.15: Mặt trước của M320
Hình 1.16: Mặt sau của M320
Hình 1.17: Truyền dữ liệu trong PFE
Hình 1.18: Kiến trúc Routing Engine
Hình 2.1: Thẻ điện thoại 1719
Hình 2.2: Mô hình mạng của dịch vụ 1719
Hình 2.3: Sử dụng dịch vụ VoIP trả trước 1719
Hình 2.4: Biểu tượng dịch vụ 1800
Hình 2.5: Sử dụng dịch vụ 1800
Hình 2.6: Biểu tượng dịch vụ 1900
Hình 2.7: Mô hình mạng của dịch vụ 1900
Hình 2.8: Sử dụng dịch vụ 1900
Hình 2.9: VPN
Hình 2.10: So sánh VPN với mạng leased line
Hình 2.11: Sơ đồ kết nối VPN (logic)
Hình 2.12: Sơ đồ kết nối VPN (thực tế)
Hình 2.13: Kết nối vật lý
Hình 2.14: Mô hình kết nối dịch vụ hội nghị truỳên hình
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 1 -
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGN CỦA VNPT
------------------------------------------------
1. Giới thiệu:
VNPT đã xây dựng và phát triển một mạng PSTN cung cấp dịch vụ thoại truyền
thống chất lượng tốt cho khách hàng. Tuy nhiên cùng với thời gian mạng PSTN bộc lộ
một số hạn chế: các tổng đài chuyển mạch kênh đã khai thác hết năng lực và trở nên
lạc hậu so với nhu cầu của khách hàng hiện nay, sự kém hiệu quả của TDM trong việc
phân bổ băng thong, mạng PSTN có nhiều cấp nên phức tạp trong việc phối hợp hệ
thống báo hiệu, đồng bộ.
Mặt khác, nhu cầu về các dịch vụ dữ liệu phát triển mạnh mẽ, Internet ngày càng
phổ biến rộng rãi, xu thế tích hợp IP/ATM/MPLS cho mạng đường trục cùng với sự
phát triển của nền viễn thông thế giới đòi hỏi phải có một mạng mới có băng tần rộng,
hiệu suất cao, hỗ trợ nhiều dịch vụ, đơn giản về cấu trúc và quản lý, dễ dàng phát triển
dịch vụ và nhanh chóng cung cấp đến khách hàng. Có 2 sự lựa chọn: một là xây dựng
một cơ sở hạ tầng hòan tòan mới, hai là xây dựng một mạng có khả năng cung cấp các
dịch vụ IP bằng cách nâng cấp trên cơ sở hạ tầng mạng PSTN có sẵn.
Việc xây dựng một cơ sở hạ tầng mới là chuyện khó làm được trong thời gian ngắn,
và sẽ tốn khá nhiều chi phí. Cho nên mạng thế hệ mới NGN (Next Generation
Network) đã được hình thành và phát triển.
Hiện nay có 6 doanh nghiệp được phép cung cấp các dịch vụ viễn thông là VNPT,
Viettel, EVN, SPT, viễn thông Hàng Hải. Trong đó ngoại trừ công ty viễn thông Hàng
Hải, các công ty khác đều đang cung cấp dịch vụ gọi VoIP đường dài trong nước và
quốc tế. Chương này sẽ giới thiệu tình hỉnh triển khai NGN của VNPT.
2. Giải pháp SURPASS của SIEMENS
Hiện nay NGN của VNPT đang được triển khai dựa trên giải phải SURPASS của
Siemens. Đây là mạng có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch
gói được VNPT lựa chọn để thay thế cho mạng chuyển mạch kênh truyền thống. Với
ưu thế cấu trúc phân lớp theo chức năng và sử dụng rộng rãi các giao diện API để kiến
tạo dịch vụ mà không phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp thiết bị và khai thác
mạng, công nghệ NGN đã đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới là
dịch vụ đa dạng, giá thành thấp, đầu tư hiệu quả và tạo được nguồn doanh thu mới.
Đây là mạng sử dụng công nghệ chuyển mạch gói với đặc tính linh hoạt, ứng dụng
những tiến bộ của công nghệ thông tin và công nghệ truyền dẫn quang băng thông
rộng nên tích hợp được dịch vụ thoại và dịch vụ truyền số liệu.
Cấu trúc mạng Surpass được thể hiện ở hình dưới, giải pháp này bao gồm 4 vấn đề:
- Mạng chuyển mạch thế hệ mới
- Mạng truy nhập thế hệ mới
- Mạng truyền tải thế hệ mới
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 2 -
- Mạng quản lý thế hệ mới
Hình 1.1: giải pháp Surpass của Siemens
Tên thiết bị Hình thể hiện Chức năng
SURPASS hiQ hiQ9200 – chuyển mạch mềm (server đặc tính cuộc gọi, bộ
điều khiển cổng phương tiện)
hiQ8000 – chuyển mạch mềm (cho VoCable)
hiQ6200 – SIP Server
hiQ4000 – nền tảng dịch vụ mở
hiQ30 – Server danh bạ
hiQ20 – bộ giữ cổng, Server định tuyến và đăng kí H.323
hiQ10 – Radius Server, AAA Server
SURPASS hiG hiG1600 – cổng phương tiện cho truy nhập
hiG1200 – cổng phương tiện cho các đường trung kế
hiG1100 – cổng phương tiện cho các đường trung kế
hiG1000 –cổng phương tiện cho các đường trung kế
SURPASS hiS hiS700 – cổng báo hiệu (đứng một mình)
SURPASS hiR hiR200 – Server tài nguyên (đối thoại và thông báo IP)
hiR220 – Server tài nguyên (đối thoại và thông báo IP)
SURPASS hiX hiX7500 – truy nhập thế hệ mới cho truy nhập đa dịch vụ
hiX7300 – truy nhập thế hệ sau cho truy nhập băng rộng
DSL
hiX7200 – truy nhập thế hệ sau cho truy nhập thoại
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 3 -
SURPASS hiT hiT7550 – MTS
hiT7540 – OCU
hiT7070 – SC/DC
hiT7050 – FP1/FP2
hiT7030 - CPE
2.1 Mạng chuyển mạch thế hệ mới:
Cấu trúc chuyển mạch của SURPASS dựa trên mô hình do MSF đưa ra. Đối với
VoIP đang triển khai thì vấn đề cần quan tâm nhất trong chuyển mạch thế hệ mới là
trung kế ảo (VT).
Trung kế ảo là khái niệm để chỉ đường trung kế được thiết lập một cách logic trong
softswitch để quản lý đường trung kế tương ứng đối với cổng phương tiện. Trung kế
ảo cho phép tích hợp các dạng dữ liệu khác nhau trên cùng một mạng và cung cấp khả
năng mở rộng mạng một cách linh hoạt.
Sử dụng trung kế ảo cho phép tính tóan các thông số mạng: số kết nối tối đa, đặc
tính của từng thuê bao, băng thông cung cấp cho từng dịch vụ, báo hiệu, khả năng xử
lý và QoS tối ưu theo yêu cầu.
Giải pháp SURPASS của Siemens sử dụng báo hiệu SS7.
2.2 Mạng truy nhập thế hệ mới:
Truy nhập thế hệ mới được đưa ra trong SURPASS gồm có các thành phần:
- SURPASS Evoling Voice Access: kết nối các loại giao diện của thuê bao hiện
tại tới mạng lõi NGN, hỗ trọ các dịch vụ chuyển mạch một cách đầy đủ thông qua các
giao diện mở (các giao diệnnày có thể giao tiếp với mạng hiện tại hay mạng IP). Giải
pháp ày cho phép việc tiến lên mạng thế hệ mới nhanh chóng tại mọi thời điểm.
- Truy nhập băng rộng: cho phép sử dụng truy nhập băng rộng (DSL)
- Truy nhập đa dịch vụ: cho phép tất cả các dịch vụ băng hẹp cũng như băng
rộng trên cùng một platform
SIEMENS cũng đưa ra giải pháp cho quá trình quá độ. Các mạng PSTN, ATM/IP
cùng tồn tại và mạng ATM/IP chưa xử lý ứng dụng thoại. Các sản phẩm tương ứng
cho giải pháp này là hiA (hiA7100, hiA7300).
2.3 Mạng truyền tải thế hệ mới:
Truyền tải thế hệ sau sử dụng công nghệ truyền dẫn quang (SDH, DWDM) và
truyền dẫn vi ba.
2.4 Mạng quản lý thế hệ mới:
Next Generation Management giúp tối ưu cấu hình và hoạt động, bảo mật cho các
thành phần tạo thành NGN trong SURPASS. Nguyên lý của giải pháp này là dựa trên
quản lý phần tử, quản lý miền và các ứng dụng.
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 4 -
Phần quản lý mạng hỗ trợ chức năng OAM (quản lý, vận hành, bảo dưỡng) phát
hiện xử lý lỗi, định dạng cấu hình, tính cước và quản lý hoạt động cũng như sự bảo
mật mạng. Hệ quản lý mạng viễn thông TNMS quản lý từ các phần tử đến các miền
hoạt động sử dụng công nghệ quang. Các miền hoạt động có thể là PDH, SDH,
DWDM.
Bộ tích hợp truy nhập quản lý truy nhập thế hệ sau, có cấu trúc mở theo mô hình
client/server, có tính module và linh hoạt.
3. Triển khai NGN của VNPT:
Như đã giới thiệu ở trên NGN của VNPT hiện nay đang áp dụng giải pháp
SURPASS của SIEMENS.
Cấu trúc mạng thế hệ sau NGN của VNPT phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Cung cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu bao gồm: thoại, fax, di động, ATM,
IP, IP-VPN, FR, X25, xDSL, IN v..v..trên cơ sở hạ tầng thông tin thống nhất.
- Mạng có cấu trúc đơn giản, giảm tối thiểu cấp chuyển mạch nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ và hạ thấp giá thành dịch vụ.
- Cấu trúc phải có tính mở, có độ linh hoạt và tính sẵn sàng cung cấp dịch vụ cao.
- Cấu trúc mạng phải đảm bảo tính an toàn mạng lưới nhằm duy trì chất lượng dịch
vụ.
- Bảo toàn vốn đầu tư của VNPT với mạng hiện tại.
- Cấu trúc mạng được tổ chức không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
- Hệ thống quản lý mạng, quản lý dịch vụ có tính tập trung cao, bảo đảm việc cung
cấp dịch vụ đến tận các thuê bao thuộc các vùng hành chính khác nhau.
3.1 Lớp truy nhập:
Gồm tòan bộ các node truy nhập hữu tuyến và vô tuyến, các node truy nhập của các
vùng lưu lượng chỉ được kết nối đến node chuyển mạch đường trục của vùng đó,
không được kết nối đến node đường trục của vùng khác.
Được triển khai gồm một Media Gateway kết nối với mạng PSTN phục vụ cho dịch
vụ VoIP và bộ BRAS kết nối trực tiếp với thiết bị DSLAM-HUB với khả năng chuyển
mạch 10Gb/s, sử dụng công nghệ xDSL, có thể hỗ trợ các kết nối ADSL, SHDSL. Với
hạ tầng mạng xDSL này, VNPT đã cung cấp các dịch vụ truy nhập Internet băng rộng
MegaVNN tại nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước.
Các thiết bị: MG, BRAS, DSLAM.
3.2 Lớp truyền tải:
Gồm các node chuyển mạch ATM+IP và các hệ thống truyền dẫn thực hiện chức
năng chuyển mạch, định tuyến các cuộc gọi giữa các thuê bao của lớp truy nhập dưới
sự điều khiển của thiết bị điều khiển cuộc gọi thuộc lớp điều khiển.
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 5 -
Được tổ chức thành 2 cấp: cấp đường trục quốc gia và cấp vùng.
3 nút trục quốc gia đặt tại Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng và 24 nút vùng đặt tại các
tỉnh/thành phố trọng điểm khác với băng thông các tuyến trục là STM-16 (2,5Gbps) và
vùng là STM-1 (155Mbps) dựa trên truyền dẫn SDH.
Hình 1.2: Mô hình NGN của VNPT
Hình 1.3: Router lõi M160 (Juniper) Hình 1.4: Router vùng ERX1410 (Juniper)
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 6 -
Ba Router lõi M160 Juniper (hiện nay đang được thay thế bằng M320) đặt tại Hà
Nội, HCM, Đà Nẵng có khả năng chuyển mạch là 160Gbps, và 24 Edge Router
ERX1410 Juniper (hiện đang dần được thay thế bằng ERX1440) đặt tại các nút vùng
thuộc 24 tỉnh, thành phố trọng điểm.
3.3 Lớp điều khiển:
Lớp điều khiển bao gồm các hệ thống điều khiển kết nối cuộc gọi giữa các thuê bao
thông qua việc điều khiển các thiết bị chuyển mạch ATM+IP của lớp truyền tải và các
thiết bị truy nhập của lớp truy nhập. Lớp điều khiển có chức năng kết nối cuộc gọi
thuê bao với lớp ứng dụng dịch vụ. Các chức năng quản lý, chăm sóc khách hàng, tính
cước được tích hợp trong lớp điều khiển.
Gồm hai Softswitch HiQ9200 đặt tại Hà Nội và TPHCM.
Hệ thống Softswitch bao gồm các chức năng về điều khiển hệ thống mạng, cung
cấp các giao diện mở API để dễ dàng cho việc phát triển các ứng dụng dịch vụ, hỗ trợ
nhiều loại giao thức điều khiển khác nhau như MGCP, H.323, Megaco/H.248, SIP …
Hệ thống các serve ứng dụng (tùy theo từng loại hình dịch vụ Server ứng dụng có thể
đặt tập trung hoặc phân tán). Bên cạnh đó hệ thống quản lý mạng tập trung và hệ thống
tính cước tập trung góp phần quan trọng trong quản lý, vận hành và điều hành mạng.
Hình 1.5: Mô hình kết nối tại các tỉnh
3.4 Lớp dịch vụ/ ứng dụng:
Được tổ chức thành một cấp duy nhất cho toàn mạng nhằm đảm bảo cung cấp dịch
vụ đến tận nhà thuê bao một cách thống nhất và đồng bộ.
VNPT cung cấp nhiều dịch vụ trên nền NGN: dịch vụ thẻ trả trước 1719, dịch vụ
1800, 1900, hội nghị truyền hình … (sẽ được giới thiệu trong chương sau)
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 7 -
Hình 1.6: Mô hình kết nối mạng trục VNPT
Phân vùng lưu lượng:
Cấu trúc mạng thế hệ sau được xây dựg dựa trên phân bố thuê bao theo vùng địa lý,
không tổ chức theo địa bàn hành chính mà được phân theo vùng lưu lượng. Trong một
vùng có nhiều khu vực, trong khu vưc có thể gồm 1 hoặc nhiều tỉnh thành. Số lượng
các tỉnh thành trong một khu vực tuỳ theo số lượng thuê bao của tỉnh thành đó. Căn cứ
vào phân bố thuê bao, mạng NGN của VNPT được phân thành 5 vùng lưu lượng như
sau:
+ Vùng 1: các tỉnh phía Bắc trừ Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hưng
Yên.
+ Vùng 2: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hưng Yên.
+ Vùng 3: các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
+ Vùng 4: TPHCM
+ Vùng 5: Các tỉnh phía Nam, trừ TPHCM.
4. Các thành phần trong mạng NGN của VNPT
Ở trên đã giới thiệu một cách khái quát các thành phần trong NGN, phần này sẽ đi
vào chi tiết cấu trúc và chức năng của một số thành phần trong NGN của VNPT.
4.1 HiQ9200
4.1.1 Cấu trúc:
HiQ9200 là hệ thống quản lý tập trung các thiết bị trong NGN, thực chất nó là một
softswitch thực hiện chức năng điều khiển gồm có 5 phần chính:
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 8 -
+ CFS (Call Feature Server): có chức năng xử lý báo hiệu gọi, thực hiện điều
khiển gọi, dịch vụ thoại, thiết lập cuộc gọi và định tuyến cuộc gọi. CFS truyền thông
với nhiều thành phần khác như SG, OAM&P Agent và PM.
+ICN (Internal Communication Network): trong bất kỳ hệ thống chuyển mạch
nào đều có nhiều bản tin phụ dược truyền giữa các hệ thống phụ trợ cho nhau. Trong
hiQ9200 khối này được xây dựng tiếp cận với bộ điều khiển liên kết dữ liệu tốc độ cao
HDLC (High Level Datalink Controller). Phần điều khiển này nằm trong phần tử
chuyển mạch của hệ thống chuyển mạch.
+ PM (Packer Manager): thực hiện kết nối cho thoại hoặc kết nối đa phương
tiện. Câu lệnh của PM đảm bảo thuộc tính liên mạng giữa SNC và mạng cơ bản IP
bằng cách quản lý tài nguyên ở MG (như cổng VoIP, Codecs …) thông qua MGCP
hoặc giao thức MEGACO/H.248
Hình 1.7:cấu trúc hiQ9200
+ SG (Signalling Gateway): kết cuối tới hệ thống báo hiệu số 7 phân phối trên IP
thông qua giao thức truyền tải điều khiển dòng SCTP (Stream Control Transmisson
Protocol) hoặc trên công nghệ chuyển mạch kênh TDM. SURPASS hiG có khả năng
hỗ trọ liên kết tín hiệu băng hẹp (56Kbps, 64Kbps) tốt như các tín hiệu băng rộng
(1,5Mbps; 2Mbps).
+ OAM & P Agent: SURPASS hiQ9200 cung cấp giao diện OAM&P Agent để gửi
thông tin tới nhà cung cấp mạng như NetManager; thông tin này được tập hợp tại
hiQ9200 và được xử lý tại đó. Thêm vào đó giao diện này được hiQ9200 Softswitch
dùng để thu những câu lệnh để quản lý hiQ9200 như cập nhật dữ liệu hay cấu hình các
khối của nó.
4.1.2 Chức năng:
+ Chức năng điều khiển trung tâm: cấu trúc từng thành phần, hiQ9200 có khả năng
thực hiện nhiều chức năng của mạng cùng một lúc: điều khiển PSTN/ISDN và hội tụ
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 9 -
các dịch vụ thông qua CFS, liên kết giữa các hệ thống báo hiện (SS7 over IP hoặc SS7
qua chuyển mạch kênh) thông qua SG, điều khiển tất cả MG bằng các giao thức điều
khiển MGCP thông qua MGC, thao tác các tín hiệu điều khiển gọi trên IP (H.323, SIP
…) thông qua các PM.
+ Giao diện mở dễ dàng giao tiếp và mở rộng: với giao diện mở SURPASS
hiQ9200 có khả năng giao tiếp với tất cả các thành phần trong mạng, trong đó quan
trọng nhất là giao diện báo hiệu và điều khiển, ngòai ra các giao diện với mạng quản lý
và mạng dữ liệu gói cũng rất quan trọng trong việc quản lý mạng của các nhà khai thác
mạng.
Hình 1.8: giao diện báo hiệu của hiQ9200
+ Hỗ trợ các giao thức chuẩn MGCP, MEGACO/H.248: hiQ9200 có khả năng liên
kết báo hiệu tốc độ cao, giám sát quản lý báo hiệu nhằm tối ưu hóa tài nguyên mạng.
4.2 HiG1000:
4.2.1 Cấu trúc của hiG1000:
HiG1000 là một Media Gateway nằm ở mạng biên có độ tin cậy cao nằm giữa mạng
TDM và mạng IP. SURPASS hiG1000 có khả năng mở rộng và sử dụng cấu trúc dự
phòng để đáp ứng độ tin cậy cao. HiG1000 có cấu trúc module được chia thành các
khối chức năng sau:
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 10 -
+ MoPC (Modem Pool Card) card tích hợp modem thực hiện việc xử lý tín hiệu số
dùng cho VoIP và là giao tiếp mạng giữa TDM, các card Phub và ESA. Các bộ xử lý
tín hiệu số trong MoPC thực hiện việc xử lý tín hiệu như triệt tiếng vọng, nhận dạng
tiếng nói …
+ Phub (Packet Hub): đảm bảo chức năng giao tiếp với hiQ9200 và Netmanager.
Trong hiG1000 các card Phub và ESA có thể được sử dụng trong cấu hình dự phòng
tạo thành hai cặp làm việc song song. Trong trường hợp Phub/ESA hoạt động bị hỏng
thì cặp dự phòng sẽ chuyển sang chế độ làm việc một cách tự động.
+ ESA (Ethernet Switching A) chuyển mạch Ethernet loại A: thực hiện chức năng
kết nối hiG với mạng đường trục IP. Nhằm mục đích dự phòng, trong hiG1000 thường
trang bị 2 card ESA. Mỗi card ESA được nối tới tất cả MoPC qua giao tiếp Ethernet
100bT. Nhưng card Phub chỉ kết nối được với một ESA. ESA thực hiện các chức năng
như tập hợp các lưu lượng số liệu (nghĩa là lưu lượng VoIP từ MoPC gửi đến qua các
giao diện Ethernet 100bT, được gộp thành một liên kết Ethernet Gigabit hoặc dùng ba
liên kết Ethernet 100bT đưa đến mạng số liệu, phân bố và tập hợp thông tin quản lý và
điều khiển cuộc gọi.
+ ISDH (Intergrated SDH) là giao tiếp dùng cho SDH của hiG1000. Nó cung cấp
kết nối đến mạng PSTN qua STM-1, và phân bố các luồng E1 tới các MoPC qua các
kết nối bên trong. ISDH sử dụng cấu hình dự phòng, ngòai ra còn có một cấu hình tùy
chọn khác không áp dụng sự dự phòng dùng cho các ứng dụng nhỏ hơn. Trong cấu
trúc dự phòng, ISDH hỗ trợ giao thức chuyển mạch tự bảo vệ tự động (APS) khi có sự
cố trên luồng SDH.
4.2.2 Chức năng của hiG1000:
+ Chức năng truyền dẫn: đối với việc truyền dẫn thoại, fax, modem và dữ liệu ISDN
qua IP, hiG cung cấp các chức năng:
- Mã hóa/giải mã: hiG1000 hỗ trợ các cách mã hóa và giải mã G.711, G.723.1,
G.297 A và B. Các tốc độ mà G.711 hỗ trợ là 56 và 64Kbps, riêng đối với các dịch vụ
thoại sử dụng giao thức thời gian thực RTP thì chỉ sử dụng tốc độ là 64 Kbps.
- Triệt tiếng vọng: hiG1000 hỗ trợ triệt tiếng vọng theo khuyến nghị G.168 của
ITU. Chức năng triệt tiếng vọng có thể được cung cấp cho từng cổng của hiG1000 tùy
theo từng cuộc gọi… hiG1000 xác định có thực hiện triệt tiếng vọng hay không khi
trong quá trình thiết lập cuộc gọi. Chức năng này không hỗ trợ cho việc truyền tín hiệu
modem và truyền dữ liệu ISDN.
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 11 -
Hình 1.9: Mô hình chức năng của hiG1000
- Triệt khoảng lặng và chèn nhiễu giả: Trong quá trình truyền tín hiệu thoại,
hiG1000 nhận dạng và nén các khoảng lặng. Bằng cách này có thể giảm lưu lượng tải
trong mạng IP.Với cơ chế chèn nhiễu giả người sử dụng không biết được không có
thông tin truyền đi trong suốt khoảng lặng.Nhiễu giả được tạo ra như các bản tin ở
cổng đầu vào và thông báo với cổng đầu ra để lọai bỏ nhiễu này (Nhiễu giả được phát
ra với một mức nhất định ).
- Truyền dẫn thoại, fax, modem và dữ liệu ISDN qua IP: Surpass hiG 1000 hỗ
trợ việc truyền thoại, fax, dữ liệu qua việc nhận dạng âm.Khi hiG 1000 nhận dạng
được các âm fax hay modem sẽ gửi tín hiệu tới hiQ 9200 qua giao thức MGCP, hiQ
9200 sẽ gửi tín hiệu điều khiển cho hiG 1000 thực hiện các chức năng truyền dẫn như
đa mô tả ở trên.
- Truyền tín hiệu âm tần kép: Việc truyền DTMF được thực hiện theo hai cách
tùy thuộc vào cấu hình từng loại CODEC mà âm có thể truyền trong băng hay ngoài
băng
+ Chức năng cung cấp chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là phần rất quan trọng trong mạng VoIP. Do mạng IP không
được thiết kế để hỗ trợ cho các ứng dụng thời gian thực nên phải thực hiện các biện
pháp đặc biệt để đảm bảo chất lượng dịch vụ của các cuộc gọi.
Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc gọi là:
- Trễ đầu cuối tới đầu cuối: hiG 1000 chỉ gây nhiễu theo một chiều mà không
xem xét tới mạng PSTN hay IP đường trục. Vì vậy mộ điều quan trọng là mạng IP
giữa các gateway được thiết kế để tạo ra độ trễ có thể chấp nhận được.Để giảm nhiễu
trong mạng VoIP, hiG 1000 có thể thiết lập các bit kiểu dịch vụ ToS (Type of Service)
của các gói VoIP với một giá trị bất kỳ được nhà khai thác ấn định. Việc sử dụng các
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 12 -
đánh gói này trong VoIP có thể được sử dụng ở các router biên để thực hiện quyền ưu
tiên cho gói tin IP so với dữ liệu gói tin IP thông thường.
- Mất gói dữ liệu: Trong trường hợp mất gói, hiG 1000 bù lại các gói đa mất
băng cách mô phỏng các gói mất một cách càng chính xác càng tốt.Với chức năng này,
thuê bao chỉ biết được sự mất gói khi có nhiều gói liên tiếp bị mất. Số thứ tự (SN -
Sequence Number) trong tiêu đề của giao thức RTP được sử dụng để nhận biết việc
mất gói và các gói không nằm trong chuỗi gói
- Jitter: Các gói được phát qua mạng IP đến tại bên thu với thời gian khác nhau
bởi các gói có thể được truyền qua các tuyến khác nhau hay do tải trọng mạng thay
đổi. Sự thay đổi số lần đến của các gói tin dược gọi là sự thay đổi trễ hay Jitter. Trong
hiG 1000 có nhiều phương pháp khác nhau được thực hiện để bù trễ thay đổi này.
Phương pháp đơn giản nhất là thêm một thời gian trễ nhất định trong bộ đệm Jitter của
bộ thu. Một phương pháp khác là Surpass hiG 1000 có thể điều chỉnh động kích cỡ của
bộ đệm Jitter theo yêu cầu của mạng.
+ Chức năng mạng
hiG 1000 cung cấp thêm các tính năng cho phép tích hợp một cách dễ dàng và tin
cậy vào mạng TDM hiện nay.
- hiG 1000 được điều khiển bởi 2 hiQ 9200: Trong một số trường hợp ít xảy ra
nhất đó là chuyển mạch mềm hiQ 9200 không thể điều khiển hiG 1000 được (ví dụ
trong trường hợp nâng cấp phần mềm) mỗi hiG 1000 được điều khiển bởi 2 hiQ 9200
theo kiểu phân tải, nghĩa là mỗi hiQ 9200 sẽ điều khiển một nửa số cổng của hiG
1000, như vậy khi một hiQ 9200 không hoạt động một nửa số cổng của hiG 1000 vẫn
hoạt động đưới sự điều khiển của hiQ 9200 còn lại.
- Báo hiệu quay về (Back haud): Báo hiệu số 7 có thể truyền báo hiệu kết hợp
trên cùng kết nối E1 như tín hiệu thoại, kết hợp hay gần kết hợp qua mạng SS7. Trong
mạng NGN điều khiển cuộc gọi được tách ra khỏi phần điều khiển thông tin. Điều này
có nghĩa là báo hiệu SS7 được xử lý trong hiQ 9200, thiết bị này sau đó sẽ gửi các
lệnh đến hiG1000. Trong kiểu kết hợp, báo hiệu là một khe thời gian của một luồng
kết nối E1 tại hiG 1000. Nhưng các cổng phương tiện không có chức năng điều khiển
cuộc gọi, do đó tín hiệu điều khiển phải chuyển đến hiQ 9200 qua mạng IP. Sau đó
hiQ9200 kết cuối báo hiệu SS7 và thực hiện chức năng điều khiển cuộc gọi, điều này
cho phép một kết nối dễ dàng đến PSTN ngay cả khi không có mạng báo hiệu SS7
- Điều khiển quá tải: Hiện tượng quá tải xảy ra khi các yêu cầu của hiQ 9200
đối với hiG 1000 vượt quá khả năng xử lý của nó. Bên trong hiG 1000 ứng dụng một
cơ chế điều khiển quá tải bên trong để đảm bảo sự ổn định khi xảy ra quá tải. Điều
khiển quá tải bao gồm quá trình thông báo tình trạng quá tải và biện pháp giảm quá tải.
Khi tình trạng quá tải được thông báo thì một số phần trăm của tất cả các yêu cầu mới
về cuộc gọi sẽ bị từ chối.
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 13 -
4.3 Router ERX-1400:
Phần này giới thiệu cấu trúc và chức năng của Router vùng ERX-1400. Router này
vùng đang được đặt tại 24 tỉnh, khái niệm họ ERX-1400 đề cập đến cả hệ thống ERX-
1410 (đang được sử dụng) và hệ thống ERX-1440 (sẽ thay thế ERX-1410).
Kiến trúc lớp mang cho phép kết hợp hệ thống định tuyến E-series với server truy
nhập từ xa băng rộng (BRAS – Broadband Remote Access Server) và khả năng truy
nhập chuyên dụng trên một hệ thống đơn lẻ, nền tổ hợp. Hơn nữa, do hỗ trợ các đặc
tính công nghệ truy nhập cho IP, ATM, và Fream Relay, các hệ thống định tuyến họ E-
series cung cấp nền tảng định tuyến với tốc độ và độ tin cậy cao, linh hoạt cho việc
triển khai các dịch vụ IP. Tính linh hoạt ở đây cũng đồng nghĩa với việc hạ giá thành
khai thác bởi khả năng triển khai nhanh các dịch vụ biên mới từ một nền tảng định
tuyến đơn và nó cũng cung cấp khả năng mở ra các dịch vụ mới trong tương lai.
Các hệ thống E-series cung cấp nhiều loại cổng giao tiếp khác nhau với hiệu suất và
khả năng cung cấp các dịch vụ IP linh hoạt thích ứng được với những yêu cầu phù hợp
của các nhà cung cấp dịch vụ.
4.3.1 Chức năng:
ERX1440 thực hiện hai chức năng chính trong NGN của VNPT
- Chức năng BRAS cho mạng truy nhập Internet băng rộng ADSL.
- Chức năng chuyển mạch đa dịch vụ trong mạng MPLS: gán nhãn và xác định
độ ưu tiên của các gói tin trước khi truyền lên core router. Thu gom lưu lượng từ các
BRAS và HiG1000 trong vùng xác định
4.3.2 Cấu trúc
ERX-1440: Hệ thống dựa trên mục tiêu phân bổ môi trường nơi có không gian vừa
phải, có 14 khe cắm: trường chuyển mạch tốc độ 40Gbps, bộ xử lý định tuyến chuyển
mạch (SRP) với SRP dự phòng và 12 khe được thiết kế chuyên dùng cho các module
đường dây. ERX-1440 dùng các module đường dây cơ sở ASIC và các cổng vào/ra
giống như với các họ E-series khác và hỗ trợ tốc độ lên tới OC-48/STM-16 và tốc độ
Gigabit Ethernet.
Hệ thống ERX-1440 quản lý khối lưu lượng mạng cực kỳ lớn và sử dụng bộ xử lý
định tuyến chuyển mạch với tốc độ lên đến 40 Gbps (SRP 40G). Hệ thống ERX-1410
quản lý lưu lượng mạng ở mức độ cao và sử dụng bộ xử lý định tuyến chuyển mạch
với tốc độ 10 Gbps (SRP-10G). Nhìn bề ngoài, khung giá của hệ thống ERX-1440
cũng giống như hệ thống ERX-1410. Cả hai hệ thống đều có 14 khe cắm để chứa các
module và có cùng yêu cầu về nguồn cung cấp. Quy trình lắp đặt và vận hành của hai
hệ thống cũng giống nhau. Tất cả các hệ thống ERX đều sử dụng cùng loại module
SRP vào/ra. Tuy nhiên, cấu trúc khung bên trong của hệ thống ERX-1440 khác với hệ
thống ERX-1410 là có một mặt giữa đặc biệt cho module SRP 40Gbps. Cấu trúc hệ
thống ERX-1440 gồm 3 thành phần chính:
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 14 -
- Một trường chuyển mạch hoạt động ở tốc độ 40 GBbps.
- Các card đường dây.
- Bộ xử lý định tuyến hiệu suất cao cho việc duy trì bảng định tuyến và cấu
hình hệ thống.
Phần mềm hệ thống có thể hỗ trợ:
- Các giao thức định tuyến BGP, IS-IS, OSPF, RIP.
- Hỗ trợ định tuyến ở mức cao sử dụng MPLS.
- Điều khiển và áp dụng các chính sách QoS cho IP và ATM.
- Vận chuyển lưu lượng IP dưới nhiều dạng đóng gói.
- Hỗ trợ các đặc tính của BRAS.
- Tạo các tuyến VPN.
Hình 1.10: Mặt trước của ERX-1440 Hình 1.11: Mặt sau của ERX-1440
Mỗi router có thể thiết lập tối đa:
- 48 OC-3/STM-1 ATM/POS port
- 12 OC-12/STM-4 ATM/POS port
- 12 GE port
- 96 FE port
- 100.000 giao tiếp IP độc lập, cho phép nhà cung cấp vận hành hệ thống hỗ trợ
nhiều thiết bị ứng dụng IP (kết nối đến DSLAM cho dịch vụ truy cập băng rộng –
BRAS).
Trên thực tế, hệ thống ERX được xây dựng dưới dạng module. Bao gồm các
module đường dây (Line Module), các module vào/ra (I/O Module), module xử lý
định tuyến chuyển mạch (SRP Module), và module SRP vào/ra (I/O SRP Module).
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 15 -
Hình 1.12: Cấu trúc dạng module của hệ thống ERX-1400
+ Module xử lý định tuyến chuyển mạch SRP: Một hệ thống ERX phải chứa ít nhất
một module SRP và module SRP I/O đi kèm với nó. Trong ERX1410 thì hai slot ở
chính giữa dành cho lắp đặt các module SRP. Module SRP gồm hai board kết nối với
nhau và đều kết nối đến midplane (nhìn bên ngoài không thể thấy). Hai board đó là:
Hình 1.13: SPR Module
- Fabric board—đóng vai trò như một server khung chuyển mạch nhằm sắp xếp
các gói cho line module. Nó có một phần cứng sắp xếp tài nguyên linh hoạt cho phép
ứng dụng QoS đến từng giao tiếp vật lý và logic, cung cấp một lịch trình chặt chẽ ưu
tiên cho việc phân phát gói.
- Processor board—là một board chuyên dùng để boot hệ thống, quản lý chẩn đoán
(xem hệ thống có làm việc bình thường không) và hỗ trợ xử lý giao thức định tuyến.
PCMCIA card: Ở mặt trước của mỗi SRP có một khe riêng để cắm card loại này.
Nó giữ các thông tin cấu hình và phần mềm của cả hệ thống. Ta không thể tháo card
này ra dù PCMCIA card cũng hoạt động ở chế độ backup bởi vì trong hệ thống cả hai
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 16 -
card đều chạy, phòng khi có sự cố xảy ra với card master thì card backup có thể hỗ trợ
ngay mà không cần reload
+ Module SRP vào/ra
Một module vào/ra tương ứng của module SRP được gọi là module SRP vào/ra kết
nối với những module SRP thông qua midlane của hệ thống. Chỉ có một loại module
SRP vào/ra cho tất cả các SRP . Module SRP vào/ra này chiếm hai khe và cung cấp
các port chuẩn như:
- 10/100Base-T - cổng cho phép truy nhập hệ thống ERX cho các chức năng quản
lý Ethernet qua giao tiếp lệnh hay SNMP.
- RS-232 - cổng cung cấp một kết nối nối tiếp cho việc theo dõi cấu hình hệ thống
qua PC hoặc thiết bị đầu cuối ASCII.
- Giao tiếp cảnh báo – cung cấp các chỉ thị liên quan đến các loại cảnh báo của hệ
thống ERX.
- Các cổng định thời đồng bộ với mạng ngoài – đảm bảo các xung nhịp đồng hồ sử
dụng bởi hệ thống ERX đồng bộ với đồng hồ hệ thống của toàn mạng.
+ Các module đường dây: xử lý dữ liệu từ các kiểu kết nối mạng khác nhau. Ngoài
ra còn có thể thêm thông tin về những module đường dây và những module SRP nào
hỗ trợ cho từng loại module đường dây cụ thể.
Hầu hết các module đường dây được hỗ trợ việc phân loại gói tin trên lối vào, một
vài module đường dây không phải ASIC thì không làm được điều này. Cơ chế phân
loại gói tin trên module đường dây căn cứ vào các trường riêng biệt (địa chỉ IP nguồn
và đích, cổng nguồn, cổng đích và giao thức), giao diện IP lối vào, các trường thông
tin lớp 2…
+ Module vào/ra
Hầu hết các module đường dây đều có một module vào/ra tương ứng, cung cấp sự
kết nối vật lý với mạng, các module vào/ra được đặt ở phía sau hệ thống, ngay sau
module đường dây tương ứng của nó.
Module đường dây điều khiển quá trình xử lý gói và chuyển tiếp gói. Một bảng
chuyển mạch thực hiện chuyển mạch gói nội bộ với tốc độ cao. Bộ xử lý định tuyến
tập trung thông tin định tuyến, gửi bảng định tuyến và cập nhật tới các module đường
dây.
4.3.3 Lưu lượng vào ra
Series ERX1400 là các router chuyên dùng cho các thiết bị yêu cầu tốc độ logic và
vật lý cao, nó cho phép các nhà cung cấp dịch vụ phân phối các kết nối IP tốc độ cao
với nhiều dịch vụ đa dạng đến các thuê bao. Hình sau mô tả các line module nhận và
chuyển tiếp lưu lượng ra khỏi hệ thống:
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 17 -
Hình 1.14: Hệ thống ERX hỗ trợ các loại lưu lượng đầu vào và đầu ra
4.4 Router lõi M320:
Hiện nay NGN của VNPT đang sử dụng M320 Juniper làm router lõi, đặt tại HCM,
HN và ĐN. Phần này giới thiệu cấu trúc của M320.
M320 cung cấp các kết nối ATM, Frame Relay, Ethernet, TDM. Với cấu trúc khung
hỗ trợ tới 8 FPCs (Flexible PIC Concentrators) cung cấp đến 64-STM16, 16 - STM64.
Băng thông tập trung ở Router là 320Gbps (đơn công) hoặc 160 Gpbs (song công).
M320 gồm 2 phần chính:
+ Cơ cấu chuyển tiếp gói (Packet Forwarding Engine – PFE)
+ Cơ cấu định tuyến (Routing Engine – RE)
Hình 1.15: mặt trước của M320 Hình 1.16: mặt sau của M320
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 18 -
4.4.1 Cơ cấu chuyển tiếp gói:
Cấu trúc của M320 là cấu trúc dạng khung gồm những thành phần chính sau:
+ Craft Interface: cho phép xem trạng thái, các chức năng điều khiển hệ thống qua
đó có thể xử lý các sự cố xảy ra bên trong.
+ Midlane: là phần nằm giữa mặt trước và sau của router. FPCs đặt vào Midlane từ
mặt trước của khung, SIBs, CBs được đặt vào từ mặt sau của khung.Nguồn cung cấp
và hệ thống làm mát được nối đến đây. Các chức năng chính của Midlane
- Truyền dữ liệu: các gói dữ liệu được truyền qua Midlane từ PFE trên FPC đến
SIBs và ngược lại
- Phân phối nguồn điện.
+ FPC: Flexible PIC Concentrator: là bộ tập trung các PIC, cung cấp bộ nhớ chia sẽ
và kết nối PIC đến các thành phần còn lại trong router để gói có thể được định tuyến
đến port tương ứng. Mỗi FPC bao gồm:
- FPC card chứa các PIC slot
- Một cơ cấu chuyển tiếp gói tin (PFE) gồm các ASIC xử lý gói lớp 2/3, các
Switch Interface ASIC, Internet Proccesor ASIC.
- Các kết nối đến Midlane
- Bộ xử lý (Procesor subsystem – PMB) gồm một CPU – 288MHz, SDRAM
256MB, 2 giao diện Fast Ethernet
- Các LED và online/offline button được đặt trên Craft Interface ngay phía trên.
M320 hỗ trợ tới 8FPC, với các type sau:
- Type 1 FPCs: tốc độ 4Gbps fullduplex, hỗ trợ 4PIC.
- Type 2 FPCs: tốc độ 16Gbps fullduplex, hỗ trợ 4PIC.
- Type3 FPCs: tốc độ 20Gbps, hỗ trợ 2PIC gồm cả các PIC tốc độ cao.
+ PIC (Physical Interface Card): cung cấp các kết nối vật lý cho nhiều loại hình
mạng khác nhau, mỗi PIC có một ASIC điều khiển. PIC nhận gói vào từ mạng và
truyền gói ra mạng. Trước khi truyền ra, PIC gói gọn gói dữ liệu nhận đượctừ FPC. Có
thể lắp đến 2 hoặc 4 PIC trong một FPC.
+ SIB (Switch Interface Boards): thực hiện chức năng chuyển mạch đến FPC đích.
SIB tạo nên một cơ cấu chuyển mạch cho router, cấu hình tối đa có thể chuyển tiếp
được đến 385 triệu gói trong một giây. SIB được đặt ở phần giữa mặt sau của router
trong các khe SIB0 đến SIB3. Router M320 có thể lắp được 2, 3 hoặc 4 SIB. Có thể
nâng cấp từ 2 lên 3 hoặc từ 3 lên 4 SIB mà không cần phải dừng hoặc khởi động lại cơ
cấu chuyển tiếp gói.
+ CIP (Connector Interface Panel) bao gồm các cổng Ethernet, console và auxiliary
phục vụ cho cơ cấu định tuyến (Routing Engine) và Alarm relay connector.
+ Cách thức truyền dữ liệu trong PFE:
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 19 -
- Gói dữ liệu đến giao tiếp vào của PIC.
- PIC chuyển tiếp gói đến FPC, tại đây ASIC Packet Director sẽ phân phối các
gói cho các ASIC I/O Manager.
- ASIC I/O Manager xử lý header của gói, chia gói thành cell 64 bytes và gửi
chúng đến SFM thông qua Midplane.
- ASIC Distributed Buffer Manager ở SIB phân phối cell qua bộ nhớ được chia
sẻ để đến FPC.
- ASIC Internet Processor II ở SIB thực thi tra bảng định tuyến và đưa ra quyết
định chuyển tiếp.
- ASIC Internet Processor II này cũng thông báo cho một ASIC Distributed
Buffer Manager thứ hai về quyết định chuyển tiếp, ASIC Buffer Manager thứ hai này
sẽ chuyển tiếp các thông báo đến FPC ở giao tiếp ngõ ra thích hợp.
Hình 1.17: truyền dữ liệu trong PFE
- ASIC I/O Manager ở FPC tái hợp các cell dữ liệu ở bộ nhớ chia sẻ thành các
gói data và truyền chúng thông qua ASIC Packet Director để đến PIC ngõ ra.
- PIC ở ngõ ra truyền đi các gói dữ liệu đã tái hợp
4.4.2 Cơ cấu định tuyến:
Cơ cấu định tuyến nắm giữ tất cả các xử lý giao thức định tuyến cũng như các
phần mềm khác điều khiển các giao tiếp của router, các thành phần phần cứng, hệ
thống quản lý và các cuộc truy cập vào router của người dùng. Các xử lý giao thức
định tuyến và phần mềm sẽ chạy trên kernel giao tiếp với cơ cấu chuyển tiếp gói.
SIB
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 20 -
Hình 1.18: Kiến trúc Routing Engine
Các đặc điểm của cơ cấu định tuyến:
- Xử lý các gói giao thức định tuyến: tất cả các gói giao thức định tuyến từ mạng
đều truyền đến cơ cấu này, không qua cơ cấu chuyển tiếp gói.
- Phân đoạn phần mềm: các phần mềm chức năng khác nhau được chia thành các
quá trình xử lý riêng rẽ, các sự cố sẽ ít hoặc không ảnh hưởng đến quá trình xử lý
chung.
- Có khả năng mở rộng: các bảng định tuyến JUNOS được thiết kế cho tất cả các
route trong mạng hiện tại với dung lượng có thể mở rộng dành cho các nhu cầu trong
tương lai.
- Giao diện quản lý: có nhiều cấp độ khác nhau để chọn lựa như CLI (giao diện để
cấu hình, quản lý phần mềm giao thức định tuyến) hay SNMP (giao thức quản lý mạng
đơn giản).
4.5 Phần mạng MMA (Multimedia Applications)
4.5.1 hiQ4000 MMA V3
Đây là một mặt bằng tạo ứng dụng của SURPASS, cho phép triển khai nhanh chóng
và linh hoạt các dịch vụ đa phương tiện (như WebdialPage, Call Waiting Internet,
v..v..). Có thể nói hiQ4000 là một sự bổ sung cho hiQ9200, giúp cho hiQ9200 thực
hiện các chức năng xử lý cuộc gọi cho các ứng dụng đa phương tiện trong giải pháp
NGA của SURPASS.
4.5.2 HiQ20 V2.3
Là Registration and Routing Server (RRS) hỗ trợ VoIP theo các chuẩn H.323.
Trong các mạng H.323, nó đóng vai trò như một gatekeeper, cung cấp các chức năng
RAS (Registration, Admission and Status), điều khiển các cuộc gọi VoIP, chuyển đổi
từ địa chỉ E.164 sang địa chỉ IP, tính cước và giao tiếp với các gatekeeper khác. RRS
hiQ 20 giao tiếp với hiQ 9200 bằng giao thức H.323, với hiQ 30 bằng LDAP
(Lightweight Directory Access Protocol), với NetManager bằng HTTP hoặc bằng
SNMP. Về mặt vật lý, RRS hiQ 20 nối tới Edge router ERX thông qua Switch hub
tương tự như hiQ 9200.
Chương I: Triển khai NGN của VNPT
- 21 -
4.5.3 HiQ30 V3.1
Là một Directory Server, hỗ trợ AAA server (Authentication, Authorization và
Accounting – nhận thực, cấp quyền và tính cước), cung cấp thông tin về user (các user
đã được cấp quyền hay các thuê bao H.323 đã đăng kí) cho hiQ 10 và hiQ 20.
HiQ 30 giao tiếp với NetM bằng giao thức SNMP. Về mặt vật lý hiQ 30 cũng nối
tới edge router ERX 1410 thông qua Switch hub như hiQ 9200.
4.5.3 HiG1000 V2P
Là một gateway được kết nối đến mạng SCN qua giao diện PRI, tập trung tất cả các
chức năng Signaling Gateway, MediaGateway và MediaGateway Controller.
Trong mạng NGN, hiG 1000 V2P được đặt tại VTN1 (Hà Nội) và được sử dụng
như một MediaGateway.
4.6 NetManager
Thực hiện chức năng điều khiển, quản lý các thiết bị Surpass như HiG1000,
HiG9200, HiQ4000, HiR200… Hiện tại, mạng NGN của VNPT sử dụng hệ quản lý
mạng NetM 5.1 đặt tại VTN I và VTN II. NetM cũng nối tới Edge router ERX 1410
thông qua Switch hub như hiQ 9200 để quản lý các thành phần trong mạng
(Softswitch và Media Gateway).
- Nhằm mục đích chuyển tải trong suốt về mặt dịch vụ, ở lớp chuyển tải gồm có 3
thiết bị core M160 được kết nối với nhau bằng đường STM1/STM16, việc kết nối từ
các thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ MSS (các ERX) lên thiết bị core được thực hiện
bằng các đường STM1 và lắp đặt các thiết bị này vào tuyến đường truyền dẫn.
Các thiết bị MSS tại một số điểm có thể được kết nối với nhau hoặc tạo thành
ring phụ thuộc vào đường truyền dẫn, nhằm mục đích phân tải cho thiết bị core đối với
lưu lượng thuộc cùng một miền (Bắc, Trung, Nam) và để dự phòng kết nối cho nhau.
Các kết nối này dựa trên nguyên tắc mạng NGN.
- Đối với lớp truy nhập, các DSLAM của các tỉnh thành sẽ đấu nối vào BRAS tại
tỉnh, thành đó. Các kết nối của mạng truy nhập ADSL phải tuân thủ theo nguyên tắc
kết nối mạng truy nhập ADSL đã được phê duyệt.
Các MG tại tỉnh, thành có BRAS cũng sẽ đấu vào BRAS tại tỉnh thành đó.
Các MG tại tỉnh, thành không có BRAS sẽ được kết nối lên MSS thích hợp
(việc kết nối phụ thuộc vào đường truyền dẫn).
Chương II: Các dịch vụ trong NGN
- 22 -
CHƯƠNG II: CÁC DỊCH VỤ TRONG NGN
---------------------------------------------------------
Chương này giới thiệu một số dịch vụ trong NGN:
+ Dịch vụ thoại VoIP trả trước 1719.
+ Dịch vụ thoại miễn phí 1800 (Free Phone).
+ Dịch vụ thông tin giải trí 1900 (1900 Premium Rate Service).
+ Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN).
+ Dịch vụ hội nghị truyền hình trên nền NGN.
1. Dịch vụ thoại VoIP trả trước 1719:
1.1 Giới thiệu:
Dịch vụ thoại trả trước là dịch vụ gọi điện
thoại nội hạt, đường dài trong nước, quốc tế
và di động.
Người sử dụng chỉ cần mua một thẻ điện
thoại trả tiền trước có mệnh giá từ 30.000 đến
500.000 VNĐ là có thể thực hiện cuộc gọi từ
bất kỳ máy điện thoại cố định nào thông qua
việc gọi vào số dịch vụ 1719.
Cước phí sẽ được thanh toán trực tiếp vào tài khoản thẻ.
Dịch vụ 1719 bao gồm thoại trả trước chất lượng thấp VoIP 8kbps và thoại trả trước
chât lượng cao như PSTN truyền thống (64kbps)
Có 2 loại thẻ điện thoại trả trước:
- Thẻ 1719 thông thường (có mã số bí mật – Pincode trên thẻ): sử dụng tại tất cả
các máy điện thoại cố định và các bốt điện thoại công cộng (Card phone).
- Thẻ 1719 có Chíp (có Chíp và mã số bí mật – Pincode trên thẻ): sử dụng tại tất
cả các máy điện thoại cố định, các bốt điện thoại công cộng và máy điện thoại chuyên
dụng 1719.
Ngoài ra người sử dụng có thể đăng ký kích hoạt dịch vụ “Gán tài khoản trả trước”
cho thuê bao điện thoại cố định bằng cách gọi đến số điện thoại miễn phí 18001719 và
mua thẻ 1719 để nạp tiền trực tiếp vào tài khoản của máy cố định. Khi thực hiện cuộc
gọi người sử dụng không phải nhập mã Pincode, cước cuộc gọi được trừ trực tiếp vào
tài khoản 1719 của số máy cố định.
Máy điện thoại chuyên dụng 1719 là máy điện thoại màu cam, có khe đọc thẻ Chip,
được đặt tại các điểm công cộng như: bến xe, ký túc xá, trường học, bệnh viện, các
bưu cục…
1.2 Các thành phần mạng của dịch vụ:
+ hiQ9200 (Softswitch): điều khiển, báo hiệu, chuyển mạch và giám sát việc thiết
lập cuộc gọi, đồng thời thực hiện việc tính cước.
+ hiG1000V3T (Gateway): là thành phần trung gian giữa mạng IP và mạng
PSTN, chuyển đổi tín hiệu từ dạng kênh sang gói và ngược lại
Hình 2.1: thẻ điện thoại 1719
Chương II: Các dịch vụ trong NGN
- 23 -
Hình 2.2: Mô hình mạng của dịch vụ 1719
+ hiR200: cung cấp thông báo cho các dịch vụ của mạng
+ IP core: làm nhiệm vụ truyền dẫn (IP)
1.3 Đối tượng sử dụng:
Dịch vụ “Gọi 1719” được cung cấp cho tất cả các đối tượng khách hàng có nhu cầu
sử dụng dịch vụ tại tất cả các máy điện thoại cố định (nhà thuê bao, các điểm công
cộng có người phục vụ như bưu cục, đại lý, bưu điện – văn hoá xã …) sử dụng máy
điện thoại đa tần DTMF.
Khách hàng sử dụng điện thoại cố định thuộc mạng của các doanh nghiệp khác:
Viettel, SPT, VPT …
Dịch vụ “gọi 1719” được cung cấp trên phạm vi 64/64 tỉnh/TP.
1.4 Lợi ích của dịch vụ:
- Có thể mua thẻ ở các đại lý bưu điện, bưu cục hoặc các điểm du lịch …
- Không phải đăng ký dịch vụ. Có thể gọi mọi lúc mọi nơi từ bất kỳ máy điện thoại
cố định nào.
- Chủ động quản lý mức tiền gọi, thời hạn sử dụng thẻ lâu dài.
- Chỉ người sử dụng dịch vụ mới biết được mã số bí mật của thẻ.
- Cước cuộc gọi chất lượng giảm so với điện thoại thông thường đến 15%.
- Cước cuộc gọi tiết kiệm giảm so với điện thoại thông thường đến 30%.
1.5 Cách sử dụng dịch vụ:
Chương II: Các dịch vụ trong NGN
Hình 2.
1.5.a Thẻ cào: thực hiện
khe đọc thẻ).
- Bước 1: cào lớp mạ tr
- Bước 2: thực hiện cu
Loại dịch vụ Gọi
Cuộc gọi tiết
kiệm
“1”+M
+ m
cần g
Cuộc gọi chất
lượng
“1”+M
Mã
cần g
1.5.b Thẻ Chíp: thực hiệ
đọc thẻ):
- Bước 1: Nhấc ống nghe.
- Bước 2: Đưa thẻ Chíp
- Bước 3: Thực hiện cu
Loại dịch vụ Gọ
Cuộc gọi tiết
kiệm
“*0”+M
tho
Cuộc gọi chất
lượng
“0” + M
tho
2. Dịch vụ thoại miễn phí 1800 (Free
2.1 Giới thiệu:
Dịch vụ Free Phone 1800 l
gọi thực hiện cuộc gọi miễn
thông qua một số điện thoại
Cước phí của cuộc gọi sẽ
ký dịch vụ 1800.
2.2 Lợi ích của dịch vụ:
Đối với người sử dụng dị
- 24 -
3: sử dụng dịch vụ VoIP trả trước 1719
cuộc gọi trên máy điện thoại thông thường
ên thẻ 1719 để biết mã số bí mật.
ộc gọi: bấm “1719” và làm theo hướng dẫn
trong nước Gọi quốc tế
ã số bí mật + “#*0”
ã vùng + số điện thoại
ọi + “#”
“1”+Mã số bí mậ
+ Mã quốc gia + M
số điện thoại cần g
ã số bí mật + “#0” +
vùng + số điện thoại
ọi + “#”
“1” + Mã số bí m
+ Mã quốc gia + M
số điện thoại cần g
n cuộc gói trên máy điện thoại chuyên dụng
vào khe đọc thẻ.
ộc gọi.
i trong nước Gọi quốc tế
ã vùng+số điện
ại cần gọi + “#”
“*00” + Mã quốc gia + M
+ số điện thoại cần g
ã vùng + số điện
ại cần gọi + “#”
“00” + Mã quốc gia + M
+ số điện thoại cần g
Call):
à dịch vụ cho phép người
phí tới nhiều đích khác nhau
duy nhất trên toàn quốc.
được tính cho thuê bao đăng
ch vụ:
Hình 2.4: biểu tượng d
(máy không có
của hệ thống.
t + “#*00”
ã vùng +
ọi + “#”
ật” + “#00”
ã vùng +
ọi + “#”
(máy có khe
ã vùng
ọi + “#”
ã vùng
ọi + “#”
ịch vụ 1800
Chương II: Các dịch vụ trong NGN
- Không phải trả cước
- Có thể gọi tại bất kỳ
Đối với thuê bao đăng ký
- Khuyến khích khách h
- Dễ dàng quảng bá vớ
- Thuê bao có thể tổ ch
theo vị trí xuất phát của cuộ
2.3 Đối tượng sử dụng dị
Các tổ chức, cá nhân củ
1800 trên cơ sở đã thực hiện
Đối với người sử dụng là
- 18001xxx: là số dịch
thông như: 18001719 (VTN), 18001260 (VDC) …
- 18005xxxxx: là số d
thiệu, quảng bá dịch vụ sản ph
Đối tượng là người gọi (hay ngư
- Là các khách hàng c
nghiệp.
2.4 Cách sử dụng dịch vụ
Đối với thuê bao đăng ký
- Đăng ký số dịch vụ v
- Quảng bá số dịch vụ
Đối với người sử dụng dị
- Người gọi quay số truy nh
- Sau khi số đích được x
- Sau khi cuộc gọi kết
thuê bao.
- 25 -
dịch vụ.
nơi nào mà chỉ cần nhớ một số duy nhất.
dịch vụ 1800
àng gọi tới trung tâm giới thiệu và hỗ trợ s
i một số điện thoại duy nhất trên toàn quốc.
ức nhiều đích đến khác nhau linh hoạt theo th
c gọi.
ch vụ 1800:
a Việt Nam và nước ngoài đều có quyền sử
đầy đủ quy định của tổng công ty.
thuê bao dịch vụ 1800:
vụ dành cho các doanh nghiệp cung cấ
ịch vụ dành cho các doanh nghiệp khác c
ẩm, chăm sóc hỗ trợ khách hàng của họ.
ời sử dụng dịch vụ):
ó nhu cầu được hỗ trợ, tìm hiểu về các dịch v
:
Hình 2.5: sử dụng dịch vụ 1800
dịch vụ:
ới các bưu điện tỉn, thành phố, VTN
của mình đến khách hàng.
ch vụ:
ập 1800 + số dịch vụ (VD: 18001260)
ác định, cuộc gọi sẽ được xác lập thông qua m
thúc, bản tin cước sẽ được ghi cho doanh nghi
ản phẩm.
ời gian hoặc
dụng dịch vụ
p dịch vụ viễn
ó nhu cầu giới
ụ của doanh
ạng VoIP.
ệp đăng ký
Chương II: Các dịch vụ trong NGN
- 26 -
3. Dịch vụ thông tin giải trí 1900 (1900 Premium Rate Service)
3.1 Giới thiệu:
Dịch vụ thông tin giải trí 1900 là loại hình dịch vụ cho
phép thực hiện cuộc gọi tới nhiều đích khác nhau thông qua
một số truy cập thống nhất trên mạng.
Người sử dụng dịch vụ gọi đến một số điện thoại dễ nhớ
do VNPT cung cấp để nghe thông tin (thể thao, thời tiết, giá
cả thị trường …)
Cước thu được của người sử dụng (bao gồm: cước thoại bình quân và cước nội
dung) được chia theo công thức thoả thuận giữa VNPT và đối tác.
3.2 Lợi ích của dịch vụ:
Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ:
- Có thể gọi tại bất kỳ nơi nào mà chỉ cần nhớ một số duy nhất.
- Chi phí cho cuộc gọi tư vấn hoặc giải trí thấp nhờ áp dụng công nghệ mới trên
NGN.
Đối với doanh nghiệp thuê bao dịch vụ:
- Dễ dàng quảng bá với một số dịch vụ duy nhất trên toàn quốc.
- Là loại hình kinh doanh mới qua mạng viễn thông với các dịch vụ như tư vấn
hoặc giải trí.
Hình 2.7: Mô hình mạng của dịch vụ 1900
3.3 Đối tượng sử dụng dịch vụ 1900:
Các tổ chức, cá nhân của Việt Nam và nước ngoài đều có quyền sử dụng dịch vụ
1900 trên cơ sở đã thực hiện đầy đủ quy định của tổng công ty.
Hình 2.6: Biểu tượng dịch vụ 1900
Chương II: Các dịch vụ trong NGN
Đối tượng là thuê bao dịch
- 19001xxx: là số dịch
giải trí, tư vấn, … như: 19001570 (d
- 19005xxxxx: là dịch
bảo hiểm, … VD: như đang
Đối tượng là người gọi (ngư
- Là các khách hàng c
nhu cầu tư vấn (sức khoẻ, h
3.4 Cách sử dụng dịch vụ
Đối với thuê bao đăng ký
- Đăng ký số dịch vụ v
- Quảng bá số dịch vụ
Đối với người sử dụng dị
- Người sử dụng quay s
- Người gọi sau khi quay m
Tuỳ theo lựa chọn, khách h
giải đáp, nghe tư vấn hoặc tham gia c
4. Dịch vụ mạng riêng ả
4.1 Giới thiệu
Dịch vụ mạng riêng ảo l
trên nền NGN.
- 27 -
vụ 1900: là các doanh nghiệp
vụ dành cho các doanh nghiệp cung cấp dị
ịch vụ giải trí truyền hình), 19001580, …
vụ giải đáp thông tin cho khách hàng như ng
áp dụng cho NHNN là 1900545454.
ời sử dụng dịch vụ)
ó nhu cầu tham gia các trò chơi, chương trìn
ôn nhân gia đình …)
:
Hình 2.8: sử dụng dịch vụ 1900
dịch vụ:
ới các bưu điện tỉnh, thành phố, VTN.
của mình đến khách hàng.
ch vụ:
ố 1900 + số dịch vụ.
ã dịch vụ sẽ được nghe một thông báo l
àng sẽ được kết nối tới một máy đích tương
ác chương trình giải trí.
o (Vitural Private Network – VPN)
à dịch vụ cung cấp kết nối mạng riêng ảo cho kh
Hình 2.9: VPN
ch vụ thông tin
ân hàng, hãng
h giải trí và cs
ựa chọn menu.
ứng để được
ách hàng
Chương II: Các dịch vụ trong NGN
Mạng riêng ảo là một mạ
cộng dùng chung .
So với mạng leased line hi
Hình 2.
- Virtual: không cần các
- Private: địa chỉ IP và
- Network: sử dụng các
Mạng riêng ảo tại VTN s
Protocol Label Switching) d
BGP/MPLS VPN.
Các topology:
- Full-meshed: tất cả c
nhau. Tất cả các CE quảng
được cập nhật trên các PE.
- Hub – and – spoke: t
khác trong VPN. Các điểm kh
liệu đến Hub rồi từ Hub mớ
H
- 28 -
ng riêng của khách hàng dựa trên cơ sở hạ t
ện tại, nếu chuyển qua VPN thì:
10: so sánh VPN với mạng leased line
đường kết nối vật lý điểm - điểm.
định tuyến riêng biệt.
thiết bị công nghệ mới (x-DSL).
ử dụng chuyển mạch nhãn đa giao thức
ựa theo chuẩn draft-rosen-rfc2574bis còn
ác điểm trong VPN đều có thể trao đổi dữ li
bá khoảng địa chỉ IP của mạng con. Các đ
ại Hub trung tâm có thể trao đổi dữ liệu với
ác trao đổi dữ liệu với nhau thông qua Hub
i đi tới các điểm khác trong VPN (điểm Spoke)
ình 2.11: Sơ đồ kết nối VPN (logic)
ầng mạng công
MPLS (Multi
được gọi là
ệu trực tiếp với
ịa chỉ, routing
tất cả các điểm
- phải gửi dữ
Chương II: Các dịch vụ trong NGN
H
Thiết bị đầu cuối khách h
- Speech Touch (Alcatel) s
- Speech Stream (Siemens
- Khoảng cách từ DSLAM đ
BĐ tỉnh).
- 29 -
ình 2.12: Sơ đồ kết nối VPN (thực tế)
Hình 2.13: Kết nối vật lý
àng: NT SHDSL
eries 610 (giá ~ 500USD)
) series 5100, 5200, 5600
ến khách hàng tối đa 3 – 5km (tuỳ chất lượng cáp đồng
Chương II: Các dịch vụ trong NGN
- 30 -
4.2 Lợi ích của dịch vụ:
- Chi phí thấp.
- Linh hoạt, ổn định theo yêu cầu riêng biệt.
- Kiểm soát được chất lượng dịch vụ - QoS.
- Dễ dàng nâng cấp tốc độ đường truyền cũng như phát triển mở rộng các site.
- Dễ dàng cấu hình và quản lý mạng.
- Kênh truyền được bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế.
4.3 Đặc điểm dịch vụ:
Thương hiệu dịch vụ: MegaWAN
Các mạng máy tính của khách hàng được kết nối qua CPE (Modem/Router
ADSL/SHDSL).
MegaWAN cung cấp cho khách hàng hai khả năng kết nối các mạng máy tính với
tốc độ tối thiểu 64kbps:
- Sử dụng SHDSL-WAN với tốc độ đối xứng (trên lý thuyết tốc độ lớn nhất có
thể là 2,3Mbps).
- Sử dụng ADSL-WAN với tốc độ lý thuyết lớn nhất có thể là 8Mbps/640kbps).
Tốc độ cổng thực tế phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và chất lượng đường
truyền của đường dây thuê bao xDSL được xác định trong quá trình khảo sát lắp đặt.
Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ MegaWAN được cung cấp dịch vụ truy nhập
Internet đồng thời trên đường dây thuê bao số xDSL. Tuy nhiên tốc độ cổng được cài
đặt cho truy nhập Internet phụ thuộc vào tốc độ lớn nhất mà đường dây xDSL thực tế
có thể cung cấp và tốc độMegaWAN mà khách hàng đó yêu cầu.
4.4 Đối tượng và phạm vi cung cấp dịch vụ:
Khách hàng là các cá nhân, cơ quan tổ chức doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam sử dụng dịch vụ kết nối các mạng máy tính trên đường dây
xDSL do VNPT cung cấp thông qua hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ.
Dịch vụ VPN được cung cấp tại các địa phương, nơi đã cung cấp dịch vụ xDSL.
Dịch vụ này thích hợp cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có diện trải
rộng, gồm nhiều điểm, có nhu cầu kết nối số liệu như: Ngân hàng, Bảo hiểm, Hàng
không, …
4.5 Thiết lập dịch vụ:
Để thiết lập VPN, người sử dụng chỉ cần đăng ký các điểm và tốc độ cổng cần kết
nối theo nhu cầu tại các Bưu điện tỉnh, thành phố và các trung tâm VTN, sau đó hệ
thống mạng NGN sẽ thực hiện kết nối các điểm đó qua kênh riêng ảo.
Chương II: Các dịch vụ trong NGN
- 31 -
5. Dịch vụ truyền hình hội nghị trên nền mạng NGN
5.1 Giới thiệu:
Dịch vụ truyền hình hội nghị là dịch vụ truyền dẫn tín hiệu, hình ảnh và âm thanh
giữa hai hoặc nhiều điểm khác nhau. Dịch vụ cho phép nhiều người tham dự tại các
địa điểm có thể trao đổi trực tiếp bằng âm thanh, hình ảnh qua màn hình và loa.
Hệ thống truyền hình hội nghị còn cung cấp nhiều tiện ích khác cho người sử dụng
như: kết nối với máy tính để trình chiếu văn bản, kết nối với hệ thống âm thanh ngoài,
các thiết bị lưu trữ (đầu ghi băng từ, đĩa quang VCD, DVD hoặc ổ cứng) để lưu những
phiên hội thảo quan trọng.
5.2 Lợi ích của dịch vụ:
Với việc sử dụng tiết kiệm băng thông, truyền hình hội nghị NGN mang lại cho
khách hàng nhiều loại hình dịch vụ đa dạng với chi phí thấp.
Dịch vụ có thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các cuộc hội thảo giữa các
chi nhánh, văn phòng tại các tỉnh, thành phố khác nhau thông qua màn hình TV.
Dịch vụ truyền hình hội nghị là công cụ hiệu quả, hữu ích trong công tác đào tạo,
giảng dạy hoặc trợ giúp y tế từ xa.
5.3 Đặc điểm dịch vụ:
Sử dụng chuẩn nén hình ảnh H264 với tốc độ băng thông từ 512kbps đến 2048kbps
cung cấp tín hiệu hình ảnh, âm thanh stereo hoặc mono trên nền mạng dịch vụ IP
VPN/MegaWAN của VNPT có đảm bảo chất lượng đường truyền (QoS). Dịch vụ cho
phép khách hàng lựa chọn băng thông theo 3 mức: 512kbps, 1Mbps, 2Mbps.
Hình 2.14: Mô hình kết nối dịch vụ hội nghị truỳên hình
Chương II: Các dịch vụ trong NGN
- 32 -
5.3 Phân loại gói dịch vụ:
Tuỳ theo nhu cầu và thiết bị có sẵn của khách hàng, các loại hình dịch vụ cung cấp
được phân biệt theo các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: khách hàng yêu cầu cung cấp trọn gói dịch vụ bao gồm (kênh
MegaWAN, thiết bịMCU và VCS)
- Trường hợp 2: khách hàng có kênh MegaWAN do VNPT cung cấp, nhưng chưa
có thiết bịMCU và VCS và yêu cầu VNT cung cấp MCU và VCS cho khách hàng.
- Trường hợp 3: khách hàng cs sẵn thiết bị MCU, VCS nhưng chưa có kênh
MegaWAN. Khách hàng yêu cầu VNPT cung cấp kênh MegaWAN cho khách hàng.
Đối với trường hợp khách hàng đang sử dụng dịch vụ MegaWAN và đã có sẵn thiết
bị MCU và VCS thì khách hàng có quyền tự tổ chức hội nghị truyền hình qua kênh
MegaWAN đã thuê theo tháng.
5.4 Đối tượng khách hàng:
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động
hợp pháp tại Việt Nam đều có quyền sử dụng dịch vụ truyền hình hội nghị do VNPT
cung cấp thông qua hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ.
Khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình hội nghị phải cam kết tuân thủ các nội
dung thông tin theo quy định nhà nước, không được truyền bá những nội dung không
lành mạnh hoặc các nội dung trái với quy định của pháp luật.
Từ viết tắt
A ADSL Asymetric DSL
ASIC Application Specific Intergrated Circuit
ATM Asynchronous Transfer Mode
B BRAS Broadband Remote Access Server
C CHAP Challenge Handshake Authentication Protocol
D DSL Digital Subscriber Line
DSLAM DSL Access Multiplexer
DWDM Dense Wavelength Division Multiplexing
F FE Fast Ethernet
G GE Gigabit Ethernet
M MG Media Gateway
MSF Multiservice Switching Forum
N NGN Next Generation Network
O OAM Operating Administration Maintenance
P PAP Password Authentication Protocol
PDH Plesiochronous Digital Hierarchy
POS Packet Over SONET
PSTN Public Switched Telephone Network
Q QoS Quality of Service
R RADIUS Remote Authentication Dial In User Service
S SDH Synchronous Digital Hierarchy
SHDSL Symetric High-Density DSL
SRP Switch Routing Processor
STM Synchronous Transfer Mode
V VNPT Viet Nam Post and Telecommunication
VoIP Voice over IP
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo
--------------
[1] “Mạng thế hệ sau” TS.Lê Quốc Cường – PTIT2
[2] “M320TM Internet Router, Hardward Guide” Juniper Network, Inc.
[3] “Kiến trúc NGN” luận văn tốt nghiệp (MS:40061041) của SV Nguyễn Thị
Tường Vân - D00VTA – PTIT2
[4] “NGN và ứng dụng” luận văn tốt nghiệp của SV Bùi Quốc Nam – D2002VT –
PTIT1
[5] “Giới thiệu một số dịch vụ trên nền NGN” – tài liệu do VTN cung cấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 021..pdf