Báo cáo Triển khai hệ thống mail exchange server 2003 cho doanh nghiệp

Tài liệu Báo cáo Triển khai hệ thống mail exchange server 2003 cho doanh nghiệp: BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRIỂN KHAI HỆ THỐNG MAIL EXCHANGE SERVER 2003 CHO DOANH NGHIỆP LỜI NÓI ĐẦU Thế kỷ 21 được mệnh danh là thế kỷ của công nghệ thông tin, với sự bùng nổ mạnh mẻ về khoa học công nghệ. Đây là kỷ nguyên của nền văn minh dựa trên cơ sở công nghiệp trí tuệ . Ngày nay, tin học đã trở thành một môn khoa học quan trọng trên thế giới. Email có vẻ như vô hình. Bề ngoài Ta không thể biết được rằng sự phân phối email quả thực là một hệ thống phức tạp với rất nhiều thao tác cần phải thực hiện. Đó thưc sự là một câu chuyện thú vị? Tuy nhiên nếu Ta phải đứng ra chịu trách nhiệm về vấn đề phân phối email hoặc quản lý công việc nặng nhọc như các quản trị viên email thì Ta cần phải biết được những vấn đề tối thiểu về công nghệ này. Trong báo cáo này chúng em sẽ tập trung giới thiệu các công nghệ của email. Ta sẽ không đi sâu vào vấn đề quản lý mail cũng như các chính sách công ty hay các vấn đề có liên quan đến hành vi con người. Báo cáo này cũn...

pdf54 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Triển khai hệ thống mail exchange server 2003 cho doanh nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRIỂN KHAI HỆ THỐNG MAIL EXCHANGE SERVER 2003 CHO DOANH NGHIỆP LỜI NÓI ĐẦU Thế kỷ 21 được mệnh danh là thế kỷ của công nghệ thông tin, với sự bùng nổ mạnh mẻ về khoa học công nghệ. Đây là kỷ nguyên của nền văn minh dựa trên cơ sở công nghiệp trí tuệ . Ngày nay, tin học đã trở thành một môn khoa học quan trọng trên thế giới. Email có vẻ như vô hình. Bề ngoài Ta không thể biết được rằng sự phân phối email quả thực là một hệ thống phức tạp với rất nhiều thao tác cần phải thực hiện. Đó thưc sự là một câu chuyện thú vị? Tuy nhiên nếu Ta phải đứng ra chịu trách nhiệm về vấn đề phân phối email hoặc quản lý công việc nặng nhọc như các quản trị viên email thì Ta cần phải biết được những vấn đề tối thiểu về công nghệ này. Trong báo cáo này chúng em sẽ tập trung giới thiệu các công nghệ của email. Ta sẽ không đi sâu vào vấn đề quản lý mail cũng như các chính sách công ty hay các vấn đề có liên quan đến hành vi con người. Báo cáo này cũng không nhắm đến các vấn đề chính trong cuộc chiến chống spam, mặc dù cuộc chiến spam đang dần trở thành một công việc quan trọng đối với các quản trị viên email ngày nay. Báo cáo này cũng dự tính sẽ không đi sâu vào chuyên môn kỹ thuật: với những kiến thức ABC, không có nghĩa là toàn bộ từ A đến Z. Hầu như trong số đó lại quá khó hiểu cho đại đa số người dùng. Mặc dù vậy nếu email là quan trọng đối với doanh nghiệp thì ta phải làm sao cho các nhân viên trong công ty của mình có những kiến thức nhất định về email cùng với một số người có trách nhiệm quan trọng với nó. Báo cáo này sẽ giới thiệu những cơ sở nền tảng công nghệ vì vậy ta sẽ có được hiểu biết về quá trình làm việc của nó như thế nào và những gì có thể diễn ra. Do thời gian thực hiện đồ án ngắn, nên sẽ có nhiều hạn chế và sai sót trong qúa trình thực hiện, mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài của chúng em được hoàn chỉnh hơn. Từ đó làm cơ sở để chúng em có thể củng cố và phát triển thêm . Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và bạn bè đã giúp đỡ chúng em thực hiện thành công đồ án này. Mục lục ......................................... Error! Bookmark not defined. Phần I: Lời mở đầu .................... Error! Bookmark not defined. Phần II: Nội dung ...................... Error! Bookmark not defined. Chương 1: Mail Server ......................................... Error! Bookmark not defined. 1. Các khái niệm cơ bản ............ Error! Bookmark not defined. 1.1 Hệ điều hành Windows Server 2003Error! Bookmark not defined. 1.2 DNS là gì? .............................. Error! Bookmark not defined. 1.3 IIS là gì? ................................. Error! Bookmark not defined. 1.4 Active Directory ................... Error! Bookmark not defined. 1.5 Server là gì ............................. Error! Bookmark not defined. 1.6 Các loại server ...................... Error! Bookmark not defined. 2.Mail server ................................ Error! Bookmark not defined. 2.1 Mail server là gì? .................. Error! Bookmark not defined. 2.2 Cấu hình Mail server ........... Error! Bookmark not defined. 2.3 Một số mô hình ..................... Error! Bookmark not defined. 2.4 Các bước triển khai một hệ thống mail serverError! Bookmark not defined. Chương 2. Tìm hiểu về hệ thống Mail Exchange 2003Error! Bookmark not defined. 1.Giới thiệu 1 số giao thức được sử dụng trong hệ thống mail. ....................................................... Error! Bookmark not defined. 1.4MIME ...................................... Error! Bookmark not defined. 2.Giới thiệu về hệ thống mail. ... Error! Bookmark not defined. 2.1 Mail Gateway. ....................... Error! Bookmark not defined. 2.2 MailHost. ............................... Error! Bookmark not defined. 2.3 MailServer. ............................ Error! Bookmark not defined. 2.4 MailClient .............................. Error! Bookmark not defined. 3.Một số hệ thống Mail thường dung.Error! Bookmark not defined. 3.1 Hệ thống Mail cục bộ. .......... Error! Bookmark not defined. 3.2 Hệ thống Mail cục bộ có kết nối ngoài.Error! Bookmark not defined. 3.3 Hệ thống 2 domain và một Gateway.Error! Bookmark not defined. 4. Một số khái niệm. ................... Error! Bookmark not defined. 4.1 Mail User Agent.................... Error! Bookmark not defined. 4.2 Mail Transfer. ....................... Error! Bookmark not defined. 4.3 MailBox. ................................. Error! Bookmark not defined. 4.4 Hàng đợi Mail(Mail Queue).Error! Bookmark not defined. 4.5 Asia mail. ............................... Error! Bookmark not defined. 5. Mail Exchange 2003 Server. . Error! Bookmark not defined. 5.1 Một số phiên bản chính thức của Exchange.Error! Bookmark not defined. 5.2 Kiểm tra Active Directory. . Error! Bookmark not defined. 5.3 Cấu hình Microsoft Exchange 2003.Error! Bookmark not defined. 5.3.1 Khởi động các dịch vụ trong Exchange 2003.Error! Bookmark not defined. 5.3.2 Quản lý tài khoản Mail .... Error! Bookmark not defined. 5.3.3 Administrative và Routing Group.Error! Bookmark not defined. 5.4 Microsoft Outlock Web Access.Error! Bookmark not defined. 5.5 Thiệt lập một số luật phân phối message.Error! Bookmark not defined. 6.Public Folder.(thư mục chứa các thông tin dung chung).Error! Bookmark not defined. 6.1 Các thành phần trong Public Folder.Error! Bookmark not defined. 6.2 Quản lý Public Folder. ........ Error! Bookmark not defined. 7. Một số thao tác quản lý Mail Exchange Server.Error! Bookmark not defined. 7.1 Lập chính sách nhận thư. ... Error! Bookmark not defined. 7.2 Quản lý Storage Group. ...... Error! Bookmark not defined. 8.Một số tiện ích cần thiết của Mail Exchange Server. Error! Bookmark not defined. Chương 3: Cài đặt Mail Exchange 2003.............. Error! Bookmark not defined. I.Các bước tiến hành cài đặt máy chủ Mail Exchange Error! Bookmark not defined. 1. Cài đặt hệ điều hành Windows Server 2003Error! Bookmark not defined. 2. Cài đặc Antivirut .................... Error! Bookmark not defined. 3. Update Windows, Update Antivirus, Disable các dịch vụ không cần thiết, cấu hình Group Polocy nâng cao tính bảo mật, Enable FireWall chỉ cho phép các dịch vụ cấn thiết.Error! Bookmark not defined. 4. Cài đặt DNS, cấu hình DNS .. Error! Bookmark not defined. 6. Cài đặt Active Directory ....... Error! Bookmark not defined. 7. Cài đặt Microsoft Exchange Server 2003Error! Bookmark not defined. 8. Cài đặt Microsoft Exchange Server 2003 trên một máy chủ khác (Additions) ................................... Error! Bookmark not defined. II. Chuẩn bị cài Mail Exchange Server 2003Error! Bookmark not defined. 1.Cài đặt DNS, Active Directory hoàn chỉnhError! Bookmark not defined. 2.Cho đĩa CD Cài đặt Microsoft Exchange Server 2003 tìm file Setup.exe chạy ............................. Error! Bookmark not defined. 3.Chạy file Setup.exe .................. Error! Bookmark not defined. 4.Chọn Deploy the First exchange 2003 serverError! Bookmark not defined. 5.Chọn Options New Exchange 2003 IntallationError! Bookmark not defined. III. Các bước cài đặt Mail Exchange 2003Error! Bookmark not defined. 1.Windows yêu cầu windows mới hơn 2003Error! Bookmark not defined. 2.Cài đặt compenent như IIS, NNTP, SMTP, ASP.NETError! Bookmark not defined. 3.Kiểm tra hệ thống Windows hoạt độngError! Bookmark not defined. 4.Text hệ thống............................ Error! Bookmark not defined. 5.Chạy setup.exr ......................... Error! Bookmark not defined. 6.Chạy DomainPrep ................... Error! Bookmark not defined. 7.Tiến hành cài đặt ..................... Error! Bookmark not defined. Chương 4: Kiểm thử: ............................................ Error! Bookmark not defined. 1.Kết quả chạy thử chương trìnhError! Bookmark not defined. 3.Lỗi trong quá trình sử dụng .. Error! Bookmark not defined. 5.Bảo trì hệ thống ....................... Error! Bookmark not defined. Phần III: Kết luận chung .......... Error! Bookmark not defined. III.1 Ưu điểm .................................................................... Error! Bookmark not defined. III.2 Nhược điểm .............................................................. Error! Bookmark not defined. III.3 Hướng phát triển đề tài Error! Bookmark not defined. Chương 1:Tổng quan về Mail Server 1. Các khái niệm cơ bản 1.1 Hệ điều hành Windows Server 2003 Windows Server 2003 Standard Edition Microsoft Windows Server 2003 Standard Edition là một hệ điều hành máy chủ toàn diện, tích hợp và đáng tin cậy, được thiết kế để giúp các chuyên gia IT đạt được hiệu quả làm việc cao hơn bằng cách giảm giá thành và tăng tính hiệu quả cho các thao tác máy tính. Được thiết kế cho các tổ chức nhỏ và mục đích sử dụng ở cấp phòng, Windows Server 2003 Standard Edition cung cấp các tính năng có độ tin cậy, có khả năng mở rộng và an toàn ở mức độ cao. Dịch vụ hạ tầng cơ bản được cung cấp bởi Windows Server 2003 Standard Edition đã được phát triển dựa trên những công nghệ tốt nhất của Microsoft Windows 2000 Server và được đơn giản hóa giúp dễ triển khai, quản lý và sử dụng. Kếu quả đem lại là một hệ điều hành được nâng cao an ninh, ổn định, và sẵn sàng để sử dụng với các tính năng giúp tăng quy mô và mức độ sẵn sàng. ● Windows Server 2003 giúp khách hàng: - Chạy các cơ sở hạ tầng CNTT hiệu quả hơn. - Xây dựng các ứng dụng kịp thời - Mang lại một hạ tầng máy chủ mạnh mẽ giúp nâng cao năng suất lao động của các kỹ sư thông tin và giảm chi phí hỗ trợ. ● Windows Server 2003 là một hệ điều hành máy chủ có chất lượng cao nhất từ trước tới nay. ● Tốc độ và quy mô dẫn đầu trong ngành. ● Thích hợp với mọi loại hình doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn. ● Yêu cầu hệ thống. - Máy tính với bộ vi xử lý Pentium 133-MHz hoặc nhanh hơn, khuyến nghị tốc độ 550 MHz - Cần có 256 MB RAM (hỗ trợ tối thiểu 128 MB; tối đa 4 GB) - 1.5 – 2 GB dung lượng trống* - - Ổ CD-ROM hoặc DVD - Màn hình Super VGA hoặc có độ phân giải cao hơn 1.2 DNS là gì? Viết theo tiếng anh là Domain Name System Là một hệ cơ sở dữ liệu phân tán dùng để ánh xạ giữa các tên miền và các địa chỉ IP. DNS đưa ra một phương pháp đặc biệt để duy trì và liên kết các ánh xạ này trong một thể thống nhất Đối với tên miền,mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm. Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào websit là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ) Đối với địa chỉ IP, mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều "nói chuyện" với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol) . Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP. Vì vậy, khi muốn liên hệ tới các máy, chúng chỉ cần sử dụng chuỗi ký tự dễ nhớ (domain name) như: www.microsoft.com, www.ibm.com..., thay vì sử dụng địa chỉ IP là một dãy số dài khó nhớ. 1.3 IIS là gì? IIS là viết tắt của từ (Internet Information Services ) .IIS được đính kèm với các phiên bản của Windows. Microsoft Internet Information Services (các dịch vụ cung cấp thông tin Internet) là các dịch vụ dành cho máy chủ chạy trên nền Hệ điều hành Window nhằm cung cấp và phân tán các thông tin lên mạng, nó bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như Web Server, FTP Server,... Nó có thể được sử dụng để xuất bản nội dung của các trang Web lên Internet/Intranet bằng việc sử dụng “Phương thức chuyển giao siêu văn bản“ - Hypertext Transport Protocol (HTTP). Như vậy, sau ta thiết kế xong các trang Web của mình, nếu ta muốn đưa chúng lên mạng để mọi người có thể truy cập và xem chúng thì ta phải nhờ đến một Web Server, ở đây là IIS. Nếu không thì trang Web của Ta chỉ có thể được xem trên chính máy của Ta hoặc thông qua việc chia sẻ tệp (file sharing) như các tệp bất kỳ trong mạng nội bộ mà thôi. IIS có thể làm được gì? Nhiệm vụ của IIS là tiếp nhận yêu cầu của máy trạm và đáp ứng lại yêu cầu đó bằng cách gửi về máy trạm những thông tin mà máy trạm yêu cầu. Ta có thể sử dụng IIS để: · Xuất bản một Website của Ta trên Internet · Tạo các giao dịch thương mại điện tử trên Internet (hiện các catalog và nhận được các đơn đặt hàng từ nguời tiêu dùng) · Chia sẻ file dữ liệu thông qua giao thức FTP. · Cho phép người ở xa có thể truy xuất database của Ta (gọi là Database remote access).Và rất nhiều khả năng khác ... IIS hoạt động như thế nào? IIS sử dụng các giao thức mạng phổ biến là HTTP (Hyper Text Transfer Protocol) và FPT (File Transfer Protocol) và một số giao thức khác như SMTP, POP3,... để tiếp nhận yêu cầu và truyền tải thông tin trên mạng với các định dạng khác nhau. Một trong những dịch vụ phổ biến nhất của IIS mà chúng ta quan tâm trong giáo trình này là dịch vụ www (World Wide Web), nói tắt là dịch vụ Web. Dịch vụ Web sử dụng giao thức HTTP để tiếp nhận yêu cầu (Requests) của trình duyệt Web (Web browser) dưới dạng một địa chỉ URL (Uniform Resource Locator) của một trang Web và IIS phản hồi lại các yêu cầu bằng cách gửi về cho Web browser nội dung của trang Web tương ứng. Cài đặt IIS Hiện tại đã có các phiên bản 3.0, 4.0 và 5.1. Active Directory 1.4 Các loại server phổ biến hiện nay. Các loại server phổ biến: Web server, Database server, FTP server, SMTP server , DNS sever. + Web Server là máy tính mà trên đó cài đặt phần mềm phục vụ web, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là web server. Tất cả các web server đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html. Tuy nhiên mỗi web server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như llS của Microsoft dành cho *.asp, *.aspx…; Apache dành cho *.php…; Sun Java system web server của SUN dành cho *.jsp… + Database Server: máy tính mà trên đó có cài đặt phần mềm Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Chúng ta có hệ quản trị CSDL chẳng hạn như: SQL server, MySQL, Oracle… + DNS Server là máy chủ phân giải tên miền. Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều kết nối với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol). Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP 2.Mail server 2.1 Mail server là gì? Mail server là máy chủ dùng để nhận và gửi mail, với các chức năng chính: - Quản lý account - Nhận mail của người gửi (của những người có account) và gửi cho người nhận hoặc mail server của người nhận. - Nhận mail từ mail server của người gửi (từ bên ngoài) và phân phối mail cho người trong hệ thống. tùy thuộc vào việc cài đặt mà mail-server cho phép người dùng sử dụng web-mail (web) để nhận mail(giống yahoo), hay cho phép sử dụng outlook (application), hay cả 2 (giống như gmail) 2.2 Các bước triển khai một hệ thống mail server cho một doanh nghiệp 1. Trước hết ta cần tìm hiểu nhu cầu sử dụng của công ty bạn, số lượng người bao nhiêu? tần suất sử dụng email có lớn không?---> ra được cấu hình con máy chủ. 2. Sau đó việc mua tên miền thì ta chọn tên miền quốc tế hay việt nam? 3. Tiếp đến thuê 1 static IP (IP tĩnh) 4. Sau tiếp bảo bên quản lý đặt các bản ghi Mail Exchange... về địa chỉ IP vừa mua 5. Cài đặt phần mềm email ( có thể dùng 6. Testing Mdaemon, Kerio, atmail...) 7. Tiến hành sử dụng chính thức Chương 2. Tìm hiểu về hệ thống Mail Exchange 2003 1.Giới thiệu 1 số giao thức được sử dụng trong hệ thống mail. Hệ thống Mail được xây dựng dựa trên một số giao thức sau :Simple Mail Transfer Protocol(SMTP), Post Office Protocol(POP), Multipurpose InternetMail Extensions(MINE) và Interactive Mail Access Protocol(IMAP), được định trong RFC 1176 là một giao thức quan trọng được thiết kế để thay thế POP, nó cung cấp nhiều cơ chế tìm kiếm văn bản, phân tích message từ xa mà ta không tìm thấy trong POP 1.1SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) SMTP (Simple Mail Transfer Protocol). SMTP là giao thức tin cậy chịu trách nhiệm phân phát Mail, nó chuyển Mail từ hệ thống này sang hệ thống khác, chuyển Mail trong hệ thống mạng nội bộ,cậy hướng kết nối( connection-oriented) được cung cấp bởi giao thức TCP ( Trasmission Control Protocol ), nó sử dụng số hiệu cổng 25 1.2 Post Office Protocol. POP là giao thức cung cấp cơ chế truy cập và lưu trữ hộp thư cho người dùng. Có hai phiên bản của POP được sử dụng rộng rải là POP2, POP3.POP2 được định nghĩa trong RFC 937, POP3 được định nghĩa trong RFC 1725.POP2 sử dụng 109 và POP3 sử dụng Port 110. Các câu lệnh trong hai giao thức này không giống nhau nhưng chúng cùng thực hiện chức năng cơ bản là kiểm tra tên đăng nhập và password của user và chuyển tới từ server tới hệ thống đọc Mail cục bộ của user. 1.3 Internet message Access. Là giao thức hỗ trợ việc lưu trữ và truy xuất hộp thư của người dùng, thông qua IMAP người dùng có thẻ sử dụng IMAP Client để truy xuất hộp thư từ mạng nội bộ hoặc mạng Internet trên một hoặc nhiều máy khác nhau. Một số đặc điểm chính của MINE. - Tương thích đầy đủ chuẩn MINE. - Cho phép truy cập và quản lý message từ một hay nhiều máy khác nhau. - Hỗ trợ các chế độ truy cập “online”, “offline”. - Hỗ trợ truy xuất mail đồng thời cho nhiều máy và chia sẻ mailbox. Client không cần quan tâm về định dạng file lưu trữ trên Server 1.4 MIME MINE ( Multipurpose Internet Mail Extensions ) cung cấp cách thức kết hợp nhiều loại dữ liệu khác nhau vào trong thông điệp duy nhất có thể được gởi qua Internet dùng Email hay Newgroup. Thông tin chuẩn MINE có thể chứa hình ảnh, âm thanh và bất kỳ những loại thông tin nào khác có thể lưu trữ được trên máy tính. Hầu hết những chương trình xử lý thư điện tử sẽ tự động giải mã những thông báo này và cho phép Ta lưu trữ dữ liệu chứa trong chúng vào đĩa cứng. Nhiều chương trình giải mã MINE khác nhau được tìm thấy trên NET. 1.5 X.400. X.400 là giao thức được ITU-T và ISO định nghĩa và đã được ứng dụng rộng rãi ở Châu Âu và Canada,X.400 cung cấp tính năng điều khiển phân phối Email, X.400 sử dụng định dạng nhị phân do đó nó không cần giải mã hóa nội dung khi truyền dữ liệu trên mạng 2.Giới thiệu về hệ thống mail. Một hệ thống Mail yêu cầu phải có ít nhất hai thành phần, nó có thể định vị trên hai hệ thống khác nhau hoặc trên cùng một hệ thống, Mail Server và Mail Client. Ngoài ra, nó còn có những thành phần khác như Mail Host, Mail Gateway. Sơ đồ về một hệ thống Email đầy đủ các thành phần: 2.1 Mail Gateway. Một mail gateway là máy kết nối giữa các mạng dùng các giao thức truyền thông khác nhau hoặc kết nối các mạng khác nhau dùng chung giao thức. Ví dụ một mail gateway có thể kết nối một mạng TCP/IP với một mạng chạy bộ giao thức Systems Network Architecture (SNA). Một mail gateway đơn giản nhất dùng để kết nối 2 mạng dùng chung giao thức hoặc mailer. Khi đó mail gateway chuyển mail giữa domain nội bộ và các domain bên ngoài. 2.2 MailHost. Một mail host là máy giữ vai trò máy chủ Mail chính trong hệ thống mạng. Nó dùng như thành phần trung gian để chuyển Mail giữa các vị trí không kết nối trực tiếp được với nhau. Mail host phân giải địa chỉ người nhận để chuyển giữa các Mail server hoặc chuyển đến Mail gateway. Một ví dụ về Mail host là máy trong mạng cục bộ LAN có modem được thiết lập liên kết PPP hoặc UUCP dùng đường dây thoại. Mail host cũng có thể là máy chủ đóng vai trò router giữa mạng nội bộ và mạng Internet. 2.3 MailServer. Mail Server chứa mailbox của người dùng. Mail Server nhận mail từ mail Client gửi đến và đưa vào Mail Server nhận mail từ Mail Host gửi đến và đưa vào mailbox của người dùng. Người dùng sử dụng NFS (Network File System) để mount thư mục chứa mailbox trên Mail Server để đọc. Nếu NFS không được hỗ trợ thì người dùng phải login vào Mail Server để nhận thư. Trong trường hợp Mail Client hỗ trợ POP/IMAP và trên Mail Server cũng hỗ trợ POP/IMAP thì người dùng có thể đọc thư bằng POP/IMAP. 2.4 MailClient Là những chương trình hỗ trợ chức năng đọc và soạn thảo thư, Mail Client tích hợp hai giao thức SMTP và POP, SMTP hỗ trợ tính năng chuyển thư từ Client đến Mail Server, POP hỗ trợ nhận thư từ Mail Server về Mail Client. Ngoài giao thức việc tích hợp giao thức POP Mail Client còn tích hợp giao thức IMAP, HTTP để hỗ trợ chức năng nhận thư cho Mail Client. Các chương trình Mail Client thường sử dụng như: Microsoft Outlook Express, Microsoft Office Outlook, Eudora,… 3.Một số hệ thống Mail thường dung. 3.1 Hệ thống Mail cục bộ. Cấu hình hệ thống Mail đơn giản gồm một hoặc nhiều trạm làm việc kết nối vào một Mail Server. Tất cả Mail đều chuyển cục bộ. 3.2 Hệ thống Ma il cục bộ có kết nối ngoài. Hệ thống Mail trong một mạng nhỏ gồm một Mail Server, một Mail Host và một Mail Gateway kết nối với hệ thống bên ngoài. Không cần DNS Server. Hệ thống Mail có kết nối ra ngoài 3.3 Hệ thống 2 domain và một Gateway. Cấu hình dưới đây gồm 2 domain và một Mail Gateway. Trong cấu hình này Mail Server, Mail Host, và Mail Gateway (hoặc gateways) cho mỗi domain hoạt động như một hệ thống độc lập. Để quản trị và phân phối Mail cho 2 domain thì dịch vụ DNS buộc phải có. Hệ thống kết nối mail thông qua Mail gateway. 4. Một số khái niệm. 4.1 Mail User Agent. MUA : là những chương trình mà người sử dụng dùng để đọc, soạn thảo và gửi Mail 4.2 Mail Transfer. MTA : là chương trình chuyển thư giữa các máy Mail Hub. Exchange là một Mail Transfer Agent (MTA) dùng giao thức SMTP để đóng vai trò là một SMTP Server làm nhiệm vụ định tuyến trong việc phân thư . Nó nhận Mail từ những Mail User Agent (MUA) và những MTA khác, sau đó chuyển Mail đến đó đến các MTA trên máy khác hay MTA trên máy của mình. Để nó không đóng vai trò là một trạm phân thư đến cho người dùng, ta phải dùng một chương trình khác như POP, IMAP để thực hiện việc này. 4.3 MailBox. Mailbox là một tập tin lưu trữ tất cả các Mail của người dùng. Trên hệ thống Unix, khi ta thêm một tài khoản người dùng vào hệ thống đồng thời sẽ tạo ra một mailbox cho người dùng đó. Thông thường, tên của mailbox trùng với tên đăng nhập của người dùng. Khi có Mail gửi đến cho người dùng, chương trình xử lý Mail của Server cục bộ sẽ phân phối Mail này vào mailbox tương ứng. 4.4 Hàng đợi Mail(Mail Queue). Các Mail gởi đi có thể được chuyển đi ngay khi gởi hoặc cũng có thể được chuyển vào hàng đợi. Có nhiều nguyên nhân khiến một Mail bị giữ lại trong hàng đợi : - Khi mail đó tạm thời chưa thể chuyển đi được hoặc có một số địa chỉ trong danh sách người nhận chưa thể chuyển đến được vào thời điểm hiện tại. - Một số tùy chọn cấu hình yêu cầu lưu trữ Mail vào hàng đợi. - Khi số lượng tiến trình phân phối bị tắt nghẽn vượt quá giới hạn quy định. 4.5 Asia mail. Alias là sự thay thế một địa chỉ người nhận bằng một hay nhiều địa chỉ khác, địa chỉ dùng thay thế có thể là một người nhận, một danh sách người nhận, một chương trình, một tập tin hay là sự kết hợp của những loại này. 5. Mail Exchange 2003 Server. 5.1 Một số phiên bản chính thức của Exchange. Exchange Server 5.5 - Hoạt động trên hệ điều hành Windows NT 4 Server, Windows 2000 Server có sử dụng service pack. - Không cần cài đặt Active Directory nhưng có thể nhân bảng dữ liệu đến Active Directory sử dụng Active Directory Connector (ADC). - Exchange 2000 Server - Windows 2000 Server (kèm theo Service pack 1 hoặc cao hơn) - Có thể cài đặt trên member server hoặc domain controller. - Exchange Server 2003 - Windows 2000 Server (yêu cầu SP3, SP4) - Windows 2003Server - Có thể cài đặt trên member server hoặc domain controller. 5.2 Yêu cầu cài đặt. Khi cài đặt Microsoft Exchange 2003 ta cần tham khảo bảng yêu cầu về Thành phần Yêu cầu đề nghị Bộ xử lý (CPU) Pentium III 500 (Exchange Server 2003, Standard Edition) Pentium III 733 (Exchange Server 2003, Enterprise Edition) Hệ điều hành (OS) Windows 2003 Bộ nhớ (Memory) 512MB không gian đĩa (Disk space) 200MB trên ổ đĩa hệ thống, 500MB trên ổ đĩa cài đặt Exchange. Ngoài yêu cầu về phần cứng ta cần phải cài đặt thêm các dịch vụ hệ thống như: - Microsoft .NET Framework. - Microsoft ASP.NET. - World Wide Web service. - Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) service. - Network News Transfer Protocol (NNTP) service. 5. 3 Kiểm tra Active Directory. Để tăng tốc quá trình cài đặt Exchange Server cũng như để tránh một số lỗi không cần thiết ta cần cập nhật các thông tin về Forest và Domain trong Active Directory thông qua hai tiện ích ForestPrep và DomainPrep. Active Directory lưu trữ dữ liệu trong ba phân vùng 5.4 Cấu hình Microsoft Exchange 2003. 5.4.1 Khởi động các dịch vụ trong Exchange 2003. Tên dịch vụ Ý nghĩa Microsoft Exchange Event Quản lý và theo dõi sự kiện cho Exchange. Microsoft Exchange IMAP4 Cung cấp dịch vụ Internet Message Access Protocol 4 (IMAP4) cho Client. Microsoft Exchange Information Store Quản lý các thông tin lưu trữ cho Exchange như: Mailbox và Public Folder. Microsoft Exchange Management Cung cấp cơ chế quản lý Exchange bằng cách sử dụng Windows Management Instrumentation (WMI). Microsoft Exchange MTA Stacks Cung cấp dịch vụ Microsoft Exchange X.400 services được sử dụng để kết nối với Exchange 5.5 Server thông qua Connector. Microsoft Exchange POP3 Cung cấp dịch vụ POP3 cho Client hỗ trợ nhận thư cho từng Client. Microsoft Exchange Routing Engine Cung cấp kiến trúc và thông tin định tuyến cho Exchange 2003 Server. Microsoft Exchange Site Replication Service Cho phép Exchange 2003 có thể tương tích và đồng bộ dữ liệu với Exchange 5.5. Một số dịch vụ liên quan tới Exchange 2003 Server: 5.4.2 Administrative và Routing Group. Là một nhóm đối tượng của Exchange cùng chia sẻ chung một số quyền hạn nhất định nào đó. Thông qua Administrative group cung cấp quyền sử dụng public folder, đặt một số chính sách lưu trữ, quản lý các mailbox server trong cùng site,… 5.5 Microsoft Outlock Web Access. Outlook Web Access (OWA) cung cấp cho người dùng sử dụng mail qua trình duyệt Web. OWA hỗ trợ e-mail, calendar, contact management, server-side rules, spell checking, junk mail processing,… 6. Một số thao tác quản lý Mail Exchange Server. 6.1 Lập chính sách nhận thư. Recipient policies là tập hợp các chính sách và luật áp đặt trên tất cả các mailbox của người dùng bao gồm gởi thông báo đến người dùng khi xử lý thư, đặt các luật di chuyển và xóa thư của người dùng… 6.2 Quản lý Storage Group. Storage group còn gọi là bộ lưu trữ thông tin, nó lưu trữ mailbox và Public Folder của hệ thống: 7.Một số tiện ích cần thiết của Mail Exchange Server. GFI MailEssentials được tổ chức GFI Software Ltd. phát phát triển nhằm tích hợp thêm một số công cụ hỗ trợ công tác quản trị Mail Server. - Một số đặc điểm của GFI MailEssentials: - Anti spam: Cung cấp một số cơ chế chống sparm mail. - Company-wide disclaimer/footer text: Được sử dụng để thêm một số thông tin chuẩn (standard - Mail archiving to a database: cho phép nhận tất cả các inbound và outbound Internet mail để ta có thể theo dõi hoặc backup tất cả các E-mail này. - Reporting: Cho phép ta có thể thống kê hiện trạng sử dụng Mail của hệ thống - Personalized server-based auto replies with tracking number: Cung cấp kỹ thuật tự động reply message. - POP3 downloader: Một số Mail Servers như Exchange Server và Lotus Notes, không thể download mail từ POP3 mailboxes. GFI MailEssentials cung cấp tiện ích này để có thể chuyển Mail và phân phối Mail từ POP3 mailboxes tới mailbox server nội bộ. - Mail monitoring: cung cấp một số cơ chế giúp theo dõi và giám sát hệ thống. Chương 3: Cài đặt Mail Exchange 2003 Các bước tiến hành cài đặt máy chủ Mail Exchange I. Cài đặt hệ điều hành Windows Server 2003 1. Đưa đĩa CD cài đặt vào CD-ROM, khởi động lại Computer. Cho phép boot từ đĩa CD 2. Chương trình Windows setup bằt đầu load những Files phục vụ cho việc cài đặt. Nhấn Enter khi mà hình Welcome to Setup xuất hiện 3. Đọc những điều khoản về License trên Windows Licensing Agreement , sau đó nhấn F8 để đồng ý với các điều khoản quy định của MS 4. Trên Windows Server 2003, xuất hiện màn hình tạo các phân vùng Partition trên đĩa cứng, trước hết tạo Partition dùng cho việc cài đặt Hệ Điều hành. Nhấn ENTER. 5. Trên Windows Server 2003, chọn Format the partition using the NTFS file system Nhấn ENTER. 6. Chương trình Windows Setup tiến hành định dạng (format) đĩa cứng, sẽ chờ ít phút cho tiến trình này hoàn tất 7. Computer sẽ tự Restart khi tiến trình copy File vào đĩa cứng hoàn tất 8. Computer sẽ restart lại và boot giao diện đồ họa. Click Next trên trang Regional and Language Options 9. Trên trang Personalize Your Software, điền Tên và Tổ chức của Ta Ví dụ : Name: Server 2003 Organization: Bao Tuoi Tre 10. Trên trang Product Key điền vào 25 chữ số của Product Key mà Ta có và click Next. 11. Trên trang Licensing Modes chọn đúng option được áp dụng cho version Windows Server 2003 mà Ta cài đặt. Nếu cài đặt Licence ở chế độ per server licensing, hãy đưa vào số connections mà Ta đã có License. Click Next. 12. Trên trang Computer Name và Administrator Password điền tên của Computer ví dụ Server2003, tên này được điền vào Computer Name text box. Điền tiếp vào mục Administrator password và xác nhận lại password tại mục Confirm password (ghi nhớ lại password administrator cẩn thận, nếu không thì Ta cũng không thể log-on vào Server cho các hoạt động tiếp theo). Click Next. 13. Trên trang Date and Time Settings xác lập chính xác Ngày, giờ và múi giờ Việt Nam (nếu các Ta ở Việt Nam), lưu ý time zone là GMT + 7 Click Next. 14. Trên trang Networking Settings, chọn Custom settings option. 15. Trên trang Network Components, chọn Internet Protocol (TCP/IP) entry trong Components và click Properties. 16. Trong Internet Protocol (TCP/IP) Properties dialog box, xác lập các thông số sau: IP address: 10.0.0.2. Subnet mask: 255.255.255.0. Default gateway: 10.0.0.1 (chú ý Default Gateway 10.0.0.1 này cũng là IP address của Card Ethernet cua Router ADSL). Preferred DNS server: 10.0.0.2 và Additional DNS server la địa chỉ mà ISP đã cung cấp cho ADSL Router, ví dụ : 203.162.4.1 17. Click OK trong Advanced TCP/IP Settings dialog box. 18. Click OK trong Internet Protocol (TCP/IP) Properties dialog box. 19. Click Next trên trang Networking Components. 20. Chấp nhận lựa chọn mặc định môi trường Network là Workgroup (chúng ta sẽ tạo môi trường Domain sau, thăng cấp (promote) máy này trở thành một Domain controller và cũng là thành viên của Domain. Click Next. 21. Tiến trình cài đặt được tiếp tục và khi Finish, Computer sẽ tự khởi động lại 22. Log-on lần đầu tiên vào Windows Server 2003 dùng password mà chúng ta đã tạo cho tài khoản Administrator trong quá trình Setup. 23. Xuất hiện đầu tiên trên màn hình là trang Manage Your Server, Ta nên check vào "Don’t display this page at logon checkbox" và đóng cửa sổ Window lại. II. Cài đặt Antivirut III. Update Windows, Update Antivirus, Disable các dịch vụ không cần thiết, cấu hình Group Polocy nâng cao tính bảo mật, Enable FireWall chỉ cho phép các dịch vụ cấn thiết. Iv. Cài đặt DNS, cấu hình DNS Tiến hành các bước sau để cài đặt DNS server 1. Click Start, Control Panel. Click Add or Remove Programs. 2. Trong Add or Remove Programs, click Add/Remove Windows Components 3. Trong Windows Components, xem qua danh sách Components và click Networking Services entry. Click Details. 4. Check vào Domain Name System (DNS) checkbox và click OK. 5. Click Next trong Windows Components. 6. Click Finish trên Completing the Windows Components Wizard. 7. Đóng Add or Remove Programs DNS server đã được cài đặt, Admin cần đưa vào DNS Server các thông số cụ thể phục vụ cho hoạt động truy vấn tên, cụ thể là sẽ tạo ra hai vùng Forward và Reverse lookup zones. Tiến hành các bước sau để cấu hình DNS server: 1. Click Start và sau đó click Administrative Tools. Click DNS. 2. Trong bảng làm việc của DNS (DNS console), mở rộng server name (Server2003 ), sau đó click trên Reverse Lookup Zones. Right click trên Reverse Lookup Zones và click New Zone. 3. Click Next trên Welcome to the New Zone Wizard. 4. Trên Zone Type , chọn Primary zone option và click Next. 5. Trên Reverse Lookup Zone Name page, chọn Network ID option và Enter 10.0.0 vào text box. Click Next. 6. Chấp nhận chọn lựa mặc định trên Zone File page, và click Next. 7. Trên Dynamic Update page, chọn Allow both nonsecure and secure dynamic updates option. Click Next. 8. Click Finish trên Completing the New Zone Wizard page. Kế tiếp chúng ta tạo Forward lookup zone cho Domain mà Computer này sẽ là Domain Controller. Tiến hành các bước sau: 1. Right click Forward Lookup Zone và click New Zone. 2. Click Next trên Welcome to the New Zone Wizard page. 3. Trên Zone Type page, chọn Primary zone option và click Next. 4. Trên Zone Name page, điền tên của forward lookup zone trong Zone name text box. Trong ví dụ này tên của zone là tuoitre.com.vn, trùng với tên của Domain sẽ tạo sau này. Đưa tuoitre.com.vn vào text box. Click Next. 5. Chấp nhận các xác lập mặc định trên Zone File page và click Next. 6. Trên Dynamic Update page, chọn Allow both nonsecure and secure dynamic updates. Click Next. 7. Click Finish trên Completing the New Zone Wizard page. 8. Mở rộng Forward Lookup Zones và click vào MSFirewall.org zone. Right click trên tuoitre.com.vn và Click New Host (A). 9. Trong New Host dialog box, điền vào chính xác Server2003 trong Name (uses parent domain name if blank) text box. Trong IP address text box, điền vào 10.0.0.2. Check vào "Create associated pointer (PTR) record checkbox". Click Add Host. Click OK trong DNS dialog box thông báo rằng (A) Record đã được tạo xong. Click Done trong New Host text box. 10. Right click trên tuoitre.com.vn forward lookup zone và click Properties. Click Name Servers tab. Click exchange2003be entry và click Edit. 11. Trong Server fully qualified domain name (FQDN) text box, điền vào tên đầy đủ của Domain controller computer là Server2003. tuoitre.com.vn. Click Resolve. Sẽ nhận thấy, IP address của Server xuất hiện trong IP address list. Click OK. 12. Click Apply và sau đó click OK trên tuoitre.com.vn Properties dialog box. 13. Right click trên DNS server name Server2003, chọn All Tasks. Click Restart. 14. Close DNS console. Giờ đây Computer này đã sẵn sàng để nâng vai trò lên Thành một Domain controller trong Domain tuoitre.com.vn Tiến hành các bước sau để tạo Domain và nâng server này thành Domain Controller đầu tiên của Domain Cài đặt First Domain Controller 1. Click Start và click Run . 2. Trong Run dialog box, đánh lệnh dcpromo trong Open text box và click OK. 3. Click Next trên Welcome to the Active Directory Installation Wizard page. 4. Click Next trên Operating System Compatibility page. 5. Trên Domain Controller Type page, chọn Domain controller for a new domain option và click Next. 6. Trên Create New Domain page, chọn Domain in a new forest option và click Next. 7. Trên New Domain Name page, điền tên đầy đủ của Domain (Full DNS name) tuoitre.com.vn text box và click Next. 8. Trên NetBIOS Domain Name page (NetBIOS name của Domain nhằm support cho các Windows OS- như các dòng Windows NT và WINDOWS 9x đời cũ, khi các Client này muốn giao dịch với Domain), chấp nhận NetBIOS name mặc định Trong ví dụ này là tuoitre. Click Next. 9. Chấp nhận các xác lập mặc định trên Database and Log Folders page và click Next. 10. Trên Shared System Volume page, chấp nhận vị trí lưu trữ mặc định và click Next. 11. Trên DNS Registration Diagnostics page, chọn I will correct the problem later by configuring DNS manually (Advanced). Click Next. 12. Trên Permissions page, chọn Permissions compatible only with Windows 2000 or Windows Server 2003 operating system option. Click Next. 13. Trên Directory Services Restore Mode Administrator Password page (chế độ phục hồi cho Domain Controller khi DC này gặp phải sự cố, Khi DC offline, vào chế độ troubleshoot này bằng cách Restart Computer, chọn F8), điền vào Restore Mode Password và sau đó Confirm password. (Các Admin không nên nhầm lẫn Password ở chế độ này với Domain Administrator Password, điều khiển hoạt động của DCs hoặc Domain). Click Next. 14. Trên Summary page, click Next. 15. Bây giờ là lúc Computer cần Restart để các thông số vừa cài đặt Active 16. Click Finish trên Completing the Active Directory Installation Wizard page, hoàn thành việc cài đặt. 17. Click Restart Now trên Active Directory Installation Wizard page. 18. Log-on vào Domain Controller dùng tài khoản Administrator. 5. Cài đặt IIS, và các component: SMTP, NNTP, ASP.NET Đầu tiên Ta cần phải có máy tính chạy XP. Tiếp theo, để kiểm tra IIS đã được cài đặt hay chưa, Ta hãy truy cập vào Control Panel Nó sẽ hiện ra cửa sổ Control Panel -> Administrative Tools và tìm xem mục Internet Services Manager có tồn tại hay không. Nếu máy của Ta đã cài đặt IIS thì trong này Ta sẽ thấy xuất hiện muc IIS. Hoặc Ta có thể kiểm tra cách khác bằng cách . Mở cửa sổ Run:Start/Run/ Gõ : Nếu duyệt trình chạy được và xuất hiện thông báo đã có IIS thì điều đó chứng tỏ máy của Ta đã có IIS rồi. Nếu chưa có thì chúng ta quay lại cửa sổ Control Panel bấm đúp chuột vào mục Add Remove Program Bấm chuột vào Add/ remove Windows Components nó sẽ hiện ra một bảng , Ta đánh dấu vào mục IIS ( Nhớ là phải phải đưa đĩa có bộ cài windows XP vào nhé) Và nhấn NEXT để tiền hành cài đặt. Ta chờ trong giây lát để IIS được cài đặt hoàn tất Mở IIS ra, nếu thấy ra màn hình như này nghĩa là IIS đã cài và chạy ngon lành 6. Cài đặt Active Directory Chúng ta có thể vào cửa sổ Manage Your Server chọn Add or Remove a Role để cài đặt Active Directory nhưng cách mọi người hay sử dụng là vào Run gõ dcpromo. - Vào Run gõ dcpromo sẽ xuất hiện cửa sổ sau Các Ta nhấn Next để tiếp tục quá trình cài đặt Active Directory. Vào cửa sổ giới thiệu tương thích với các Windows của Active Directory. Nhấn Next để tiếp tục, trong cửa sổ này Ta phải lựa chọn giữa hai Options: - Domain Controller for a New domain: Là thiết lập tạo ra Domain Controller đầu tiên trong Domain - Additional domain Controller …: là lựa chọn để cài đặt them một máy chủ DC vào cho một Domain, với thiết lập Hai hay nhiều DC cho một Domain đáp ứng được khi một máy chủ bị sự cố xảy ra thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường. Ở đây Ta chọn Option: Domain Controller for a New Domain để cài đặt Máy chủ Domain Controller đầu tiên trên Domain . Sau khi lựa chọn Options trên Ta nhấn Next để tiếp tục quá trình cài đặt. - Trong cửa sổ tiếp theo này có ba Options vô cùng quan trọng để khi Ta cài đặt Domain Controller. - Domain in a new forest: Cài đặt máy chủ Domain Controller đầu tiên trên Forest sẽ phải lựa chọn thiết lập này ví dụ ở đây tôi cài cho domain đầu tiên là: vnexperts.net phải lựa chọn Options này. - Child domain in an existing domain tree: Nếu khi tôi đã có domain vnexperts.net mà tôi lại muốn cài đặt các domain con bên trong của nó như: mcsa.vnexperts.net, hay ccna.vnexperts.net thì tôi phải lựa chọn Options này. - Domain tree in an existing forest: Nếu tôi muốn tạo một domain khác với tên vne.vn cùng trong forest vnexperts.net tôi sẽ phải lựa chọn Options này - Cả hai options dưới là việc cài đặt Multiple domain sẽ được trình bày ở các bài viết sau trong bài viết này tôi trình bày cài đặt máy chủ Domain Controller đầu tiên trong Domain. Lựa chọn Options đầu tiên rồi nhấn Next tiếp tục quá trình cài đặt, Trong bước này hệ thống yêu cầu Ta là: Máy chủ Domain Controller này quản lý Domain tên là gì tôi gõ vnexperts.net Nhấn Next để tiếp tục, lựa chọn NetBIOS name cho Domain. NetBIOS name chính là tên của Domain xuất hiện khi client đăng nhập vào hệ thống. Ta để mặc định Nhấn Next Ta cần phải lựa chọn nơi chứa thư mục NTDS cho quá trình Replications của hệ thống Domain Controller: Nhấn Next để tiếp tục, Ta cần phải thiết lập nơi lưu trữ thư mục SYSVOL đây là thư mục bắt buộc phải để trong Partition định dạng NTFS, với tác dụng chứa các dữ liệu để Replication cho toàn bộ Domain Controller trong Domain. Nếu mặc định hệ thống sẽ để tại thư mục %systemroot%\SYSVOL Nhấn Next để tiếp tục, bước này hệ thống sẽ hiển thị các thong tin về DNS đã được cấu hình chuẩn chưa và các thong tin về Domain… thể hiện ở hình dưới đây. Nếu trong bước này mà hệ thống báo lỗi Ta cần phải thực hiện lại các bước trong cài đặt và thiết lập DNS. - Ở đây toàn bộ đã thiết lập chuẩn - Giờ là bước Ta nhấn Next, và lựa chọn Mode cho Domain. - Domain Function Level có 4 Mode là - Mix Mode là Active Directory được tạo ra bởi cả Windows NT Server, Windows 2000 Server, và Windows 2003 Server. Trong Mode này Active Directory không có một số tính năng cao cấp của Windows Server 2000, và Windows Server 2003, nhưng Ta sẽ phải buộc cài Mode này khi Ta Joint hệ thống windows 2003 mới vào hệ thống Windows NT cũ đang hoạt động. - Native Mode: Active Directory được tạo trên nền tảng Windows Server 2000 và Windows Server 2003 nên có gần như đầy đủ hết các tính năng cao cấp của Active Directory - Interim Mode: được tạo ra bởi Windows NT và Windows Server 2003 tương tự như Mix Mode - 2003 Mode: Là mode cao nhất hỗ trợ đầy đủ nhất toàn bộ các tính năng của Windows Server 2003. - Ở đây trong bước này tôi chọn là mode Native Nhấn Next để tiếp tục quá trình cài đặt, Hệ thống yêu cầu thiết lập Password trong Restore Mode. - Khi Ta backup Active Directory là hoàn toàn dễ dàng trong Windows Server 2003 bởi hệ thống sử dụng cơ chế Shadow Backup, cho phép backup cả những dữ liệu, file, service đang hoạt động. - Nhưng khi Ta Restore lại sẽ là cả vấn đề, Windows không cho can thiệp vào File, hay dữ liệu đang được sử dụng, và khi đó Ta phải khởi động hệ thống vào Mode mà Active Directory không hoạt động thì mới Restore được. Nội dung này sẽ trình bày trong phần sau, Password đặt trong phần này chính là Password để đăng nhập vào hệ thống khi Restore lại Active Directory. Sau đặt Password Ta nhấn Next hệ thống sẽ cho Ta hiển thị toàn bộ thông tin như: - NetBIOS name ở đây là VNEXPERTS - Folder chứa dữ liệu của Active Directory là NTDS ở đâu - Tương tự vậy các folder SYSVOL - Hệ thống sẽ thông báo là Password đăng nhập vào Domain của User Administrator sẽ tương tự như Password đăng nhập của User Administrator trước khi cài Active Directory. Nhấn Next bắt đầu tiến hành cài đặt Active Directory Đợi vài phút cho đến khi hệ thống thong báo hoàn thành và yêu cầu khởi động lại là Ta đã hoàn tất quá trình cài đặt Active Directory trên máy chủ Windows Server 2003. 7. Cài đặt Microsoft Exchange Server 2003 Cài đặt Exchange Server 2003. Để bắt đầu cài đặt Exchange yêu cầu Ta đã cài đặt DNS, Active Directory hoàn chỉnh rồi. Cho đĩa CD cài đặt Microsoft Exchange Server 2003 tìm file Setup.exe chạy Chạy File Setup.exe được cửa sổ sau: Tôi chọn Exchange Deployment Tools để bắt đầu quá trình cài đặt. Trong cửa sổ này Ta hoàn toàn có thể xem các hướng dẫn về Exchange Server phía bên trái cửa sổ từ phiên bản, các thư viện, các công cụ … Nhấn vào Deployment Tools được cửa sổ sau: Chọn Deploy the First Exchange 2003 Server. Ta chọn Options Install Exchange 2003 on additions Server khi muốn cài một máy chủ Exchange khác có vai trò tương tự như máy chủ đầu tiên. Cái này vai trò tương tự như Additions của máy chủ Domain Controller. Trong phần này tôi chọn Options đầu tiên cài đặt máy chủ Exchange đầu tiên. Để bắt đầu cài đặt Sau khi chọn Deploy the First exchange 2003 server tôi được cửa sổ dưới đây: Trong cửa sổ này hệ thống cho phép Ta lựa chọn các thuộc tính: - Hệ thống sẽ làm việc với phiên bản Exchange 5.5 - Hệ thống sẽ làm việc với Exchange 5.5, Exchange 2000 - Hay Update một hệ thống Exchange 2000 lên Exchange 2003 - Cài đặt một hệ thống Exchange 2003 mới hoàn toàn -> Tôi chọn Options này bởi đây là máy chủ Exchange đầu tiên của tôi. Sau khi chọn Options New Exchange 2003 Installation tôi được cửa sổ dưới đây: - Đây chính là cửa sổ yêu cầu các thành phần cần phải cài đặt trước khi cài đặt Microsoft Exchange 2003. - 1 – Windows yêu cầu phải là Windows Mới hơn windows server 2000, tôi hoàn toàn thoả mãn bởi tôi cài đặt từ Windows Server 2003. - 2 – Cài đặt các component như: IIS, NNTP, SMTP, ASP.NET Vào Controll Panel à Add or Remove Programs à chọn Add/Remove Windows Component. Trong cửa sổ Add or Remove Windows Components chọn Application Server chọn tiếp IIS, ASP.NET, SMTP, NNTP. Sau khi đã có một hệ thống với đầy đủ các Component cần thiết cho hệ thống tôi trở lại phần cài đặt Exchange Server 2003. Trở lại màn hình các bước cài đặt Exchange tôi đã hoàn thành hai mục là 1, 2 tiếp mục 3 là kiểm tra hệ thống Windows hoạt động thế nào, máy tính của tôi cài Windows Server 2003 và toàn bộ các Service được đặt mặc định hoàn toàn phù hợp với cài đặt tôi vượt qua bước 3. Sang bước thứ 4: nếu máy chủ của tôi cài DNS, Active Directory và đang kết nối mạng bình thường thì không phải thực hiện bước này. Bước này để test hệ thống mà thôi, rất cần thiết khi máy chủ cài Exchange không phải là máy chủ DNS, và Active Directory. Bước 5 tương tự giờ tôi quan tâm đó là bước thứ 6. ForestPrep mở rộng Active Directory để hỗ trợ Exchange Server 2003. Tôi chọn đến file Setup.exe rồi nhấn Run ForestPrep now Sau khi nhấn Run forestprep now sẽ được cửa sổ: Nhấn Next để bắt đầy quá trình cài đặt. chọn I agree - đồng ý chọn Next để tiếp tục cài đặt. Nhấn Next để hệ thống bắt đầu mở rộng Active Directory Đợi khoảng 15 phút để hệ thống hoàn thành tác vụ này. Sau khi hoàn thành ForestPrep tôi phải chạy DomainPrep bước 7 trong quá trình cài đặt Exchange 2003. Làm tương tự như thiết lập ForestPrep Sau khi bước DomanPrep hoàn thành tôi chuyển sang bước thứ 8 bước quan trọng nhất trong quá trình cài đặt Exchange Server 2003. Chon Run Setup Now tôi được cửa sổ. Để mặc định chọn Next để hệ thống bắt đầu quá trình cài đặt. Sau khi nhấn Next được cửa sổ tiếp theo Tôi chọn Option đầu tiên Create a new Exchange Organization, Option thứ hai để chúng ta Join máy chủ vào một hệ thống Exchange 5.5 đã có sẵn. Chọn Option đầu tiên nhấn Next để tiếp tục quá trình cài đặt. Nhấn Next để bắt đầu quá trình cài đặt đây là bước lâu nhất tuỳ thuộc vào cấu hình của máy tính nhưng cũng khoảng 45 phút với máy của mình. Đợi cho hệ thống hoàn thành quá trình cài đăt. Sau khi hệ thống hiển thị hoàn thành quá trình cài đặt, để khởi động các dịch vụ Mail trong hệ thống Ta phải vào Service của Windows và bật những Service liên quan tới dịch vụ gửi Mail của Exchange. Mặc định sau khi cài đặt Exchange chỉ có một dịch vụ duy nhất được khởi động đó là dịch vụ Mail qua HTTP. Vào Administrative Tools à Service sẽ thấy một danh sách các service tôi khởi động các service: POP3 phục vụ mail POP3, SMTP, IMAP4… nếu để thuận tiện tôi khởi động hết những service liên quan tới từ Exchange Sau khi đã bật toàn bộ các Service hỗ trợ cho các dịch vụ Mail khác nhau của Exchange ta vào giao diện quản trị Exchange: Start à Microsoft Exchange à Exchange System Manager. Nếu ta tạo ra một User mới bất kỳ trong Active Directory thì đều có Options đi kèm là có tạo ra một hòm thư cho user đó không. Muốn vào giao diện check mail kiểm tra qua Web tôi vào địa chỉ như dưới đây Logon bằng User administrator thử gửi một bức thư cho chính mình và kết quả thật OK 8. Cài đặt Microsoft Exchange Server 2003 trên một máy chủ khác (Additions) Chương 4: Kiểm thử: 1. Kết quả chạy thử chương trình Logon bằng User administrator thử gửi một bức thư cho chính mình và kết quả thật OK 2. Một số lỗi trong quá trình cài đặt và các khắc phục * Xuất hiện thông báo sau The conponent "Micosoft messaging anh collboration service" cannot be ssigned the action "install" because :To intall the first Exchange server in a domain, or to run setup in "/ForestPrep" mode, you must be Exchange Full Administrator at the organization level. You must use an account that has been granted the Full Exchange adminstrator role on the Exchange organization using the Exchange administrator Delegation Wizard. Nguyên nhân: Cái lỗi này là user ta cài không có quyền Full Exchange adminstrator. B1: Logon bằng Domain Admin, cài ASP .Net, SMTP, NNTP B2: Chạy Setup /ForestPrep B3: Chạy Setup, chọn Admin Tool -> cài Exchange System Manager. Xong bước này có thể disable SMTP và NNTP và ASP.Net B4: Mở Excahnge System Manger, Click chuột phải lên hình trái địa cầu, chọn elegate. Cho user cài đặt quyền Full Excahnge Admin. 3. Lỗi trong quá trình sử dụng Khi tạo một account mới thì bình thường, nhưng account mới này rất khó để đăng nhập vào hộp mail của họ. CHỉ khi nào tôi vào Exchange System Manager để chạy "Run cleanup Agent" thì họ mới đăng nhập được. Lỗi này thường xuyên xảy ra với người dùng mới, các account đã sử dụng lâu thì không thấy bị. Lỗi này là lỗi gì vậy? Khắc phục như thế nào ? Nguyên nhân : Do Exchange chưa kịp đồng bộ thôi. CƠ chế Database nên đòi hỏi đồng bộ hơi chậm Kết luận chung 1.Ưu điểm Có được sự hướng dẫn và chỉ bảo kịp thời của thầy hướng dẫn. Thầy luôn luôn giám sát trong quá trình làm đồ án . Tài liệu về đề tài khá nhiều và từ nhiều nguồn khác nhau nên trong quá trình làm đồ án em được trợ giúp rất nhiều. Trong quá trình thực hiện đồ án, em đã rút ra được rất nhiều bài học bổ ích cho chuyên ngành của mình. Qua đây tạo cho em cơ sở và định hướng cho ngành học em đã chọn. 2. Nhược điểm Vì đây là một hệ thống tương đối mới mẻ đối với sinh viên nên việc tìm hiểu chưa thật thấu đáo. Chưa thể thực hiện cài đặt trực tiếp để kiểm chứng Thời gian thực hiện đồ án tương đối ngắn nên không đủ thời gian tìm hiều sâu về đề tài. Do vậy không mở rộng được đồ án. Tài liệu về đề tài có quá nhiều nguồn có cả chính xác lẫn không chính xác, nên rất tốn thời gian để chọn lọc tài liệu phù hợp. 3. Hướng phát triển của đồ án Cài đặt Microsoft Exchange Server 2003 trên một máy chủ khác (Additions) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số website về tin học: Một số giáo trình về mạng: Giáo trình Quản trị mạng- thấy Lê Văn Long – Đại học Duy Tân Giáo trình An toàn mạng – thầy Nguyễn Minh Nhật – Đại học Duy Tân Giáo trình Mạng máy tính- Đại học Cần Thơ Cũng một số tài liệu khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - TRIỂN KHAI HỆ THỐNG MAIL EXCHANGE SERVER 2003 CHO DOANH NGHIỆP.pdf