Báo cáo Tốt nghiệp Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam

Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam: Báo cáo tốt nghiệp Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam Lời nói đầu Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, điều kiện tiền đề để các doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có một số vốn nhất định. Dựa trên số vốn đó các doanh nghiệp luôn muốn tiến hành hoạt động sao cho hiệu quả nhất với chi phí thấp. Vì vậy, vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp là phải tìm ra cách thức sử dụng vốn đúng đắn nhằm phát huy được mọi tiềm lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả, có ý nghĩa hết sức quan trọng và là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình và tìm được chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới. Chính vì thế vấn đề sử dụng vốn đang là vấn đề bức xúc đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Trong cơ chế bao cấp, vốn của các doanh nghiệp quốc doanh ...

pdf66 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam Lời nói đầu Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, điều kiện tiền đề để các doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có một số vốn nhất định. Dựa trên số vốn đó các doanh nghiệp luôn muốn tiến hành hoạt động sao cho hiệu quả nhất với chi phí thấp. Vì vậy, vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp là phải tìm ra cách thức sử dụng vốn đúng đắn nhằm phát huy được mọi tiềm lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả, có ý nghĩa hết sức quan trọng và là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình và tìm được chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới. Chính vì thế vấn đề sử dụng vốn đang là vấn đề bức xúc đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Trong cơ chế bao cấp, vốn của các doanh nghiệp quốc doanh hầu hết được Nhà nước tài trợ qua việc cấp phát, số còn lại được Ngân hàng cho vay vốn lãi suất ưu đãi. Do đó các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến hiệu quả của việc sử dụng vốn mà trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Tình trạng lãi giả, lỗ thật, ăn mòn vào vốn xảy ra phổ biến ở các doanh nghiệp quốc doanh. Trong tình hình mới hiện nay, các doanh nghiệp quốc doanh đã thích nghi kịp thời, tự chú trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, sáng tạo trong việc sử dụng vốn đảm bảo cho việc kinh doanh ổn định. Tuy nhiên bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, không ít doanh nghiệp còn lúng túng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn có thua lỗ kéo dài, doanh thu không đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Thực tế này do nguyên nhân, mặt trong những nguyên nhân quan trọng là do việc sử dụng vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Do đó đẩy mạnh việc sử dụng vốn trong các doanh nghiệp là vấn đề cần thiết, nó quyết định đến sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng, sau một tháng thực tập tại Hãng em quyết định chọn đề tài: Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam" để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày với nội dung như sau: Chương I: Những vấn đề cơ bản về vốn cố định và hiệu quả sử dụngv ốn cố định trong các doanh nghiệp. Chương II: Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Chương III: Các giải pháp quản lý, nâng cao hiêu quả sử dụng vốn cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Chương I: Những vấn đề cơ bản về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp 1. Vốn cố định của doanh nghiệp 1.1. Khái niệm vốn cố định của doanh nghiệp thương mại Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động chính của doanh nghiệp thương mại là kinh doanh lưu chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, ngoài hoạt động kinh doanh thương mại, doanh nghiệp thương mại còn có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác mà pháp luật không cấm như sản xuất, xây dựng, vận tải, khách sạn, du lịch,… nhằm đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động và nâng cao hiệu quả tổng vốn. Để tiến hành các hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại phải có được các yếu tố cần thiết như kho tàng, cửa hàng, văn phòng, máy móc thiết bị phương tiện vận tải, tiền mặt… Dưới góc độ hiện vật, các yếu tố này được gọi là những tài sản. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thương mại phải sử dụng một lượng vốn nhất định và thôgn qua các phương thức nhất định như đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê mướn để hình thành các yếu tố tài sản cần thiết kể trên. Đồng thời các doanh nghiệp thương mại phải thường xuyên duy trì một lượng vốn nhất định để đảm bảo quy mô tài sản thích hợp phục vụ cho kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, có thể nói rằng vốn là điều kiện vật chất tiền đề không thể thiếu được để tiến hành mọi hoạt động kinh doanh. Với lượng vốn cần thiết ban đầu, các doanh nghiệp thương mại sử dụng để hình thành nên các loại tài sản thích hợp bao gồm các tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi giá trị mang tính ngắn hạn và những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi giá trị mang tính dài hạn. Bộ phận vốn của doanh nghiệp được dùng để hình thành nên những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi giá trị mang tính dài hạn được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Nói cách khác những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị từ một năm trở lên hoặc qua nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. Vốn cố định là bộ phận của doanh nghiệp được sử dụng để hình thành những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị từ một năm hay chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp trở lên. Nói cách khác vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của những tài sản sử dụng mang tính dài hạn phục vụ cho SXKD của doanh nghiệp. Do đó, sự vận động và luân chuyển của vốn cố định phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của các tài sản dài hạn và mục đích khai thác sử dụng của doanh nghiệp. Có thể khái quát những đặc điểm cơ quản về sự vận động của vốn cố định trong quá trình SXKD của doanh nghiệp như sau: Một là, vốn cố định có tốc độ luân chuyển chậm do TSCĐ và các tài sản khác được đầu tư bằng vốn cố định tồn tại và sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, vốn cố định đầu tư vào TSCĐ được luân chuyển từng bộ phận qua các chu kỳ SXKD dưới hình thức giá trị của TSCĐ bị giảm dần và dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Bộ phận vốn này chỉ hoàn thành một chu kỳ luân chuyển TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá. Ba là, bộ phận vốn cố định đầu tư hình thành nên các khoản đầu tư dài hạn sẽ thu hồi toàn bộ một lần khi kết thúc hoạt động đầu tư. Còn bộ phận vốn cố định nằm trong chi phí XDCB dở dang sẽ chuyển hoá một lần và toàn bộ thành nguyên giá TSCĐ khi công trình XDCB hoàn thành. 2. Tài sản cố định của doanh nghiệp 2.1. Khái niệm TSCĐ Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành các hoạt động kinh doanh, các thương mại cần phải có được các yếu tố cần thiết bao gồm tư liệu lao động và sức doanh nghiệp lao động. Bộ phận tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài (như nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…) được gọi là những TSCĐ. Đây là những tư liệu lao động chủ yếu phục vụ cho các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh doanh. Nói cách khác, đây là bộ phận tài sản quan trọng biểu hienẹ quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp thương mại, các TSCĐ chủ yếu là hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh lưu chuyển hàng hoá như hệ thống cửa hàng, kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… Thông thường một tài sản được coi là TSCĐ nếu thoả mãn đồng thời ba điều kiện: - Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là tư liệu lao động. - Có thời gian sử dụng dài, thường từ một năm trở lên. - Có giá trị lớn đạt đến một giá trị nhất định. Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia trong từng thời kỳ. Những tài sản không hội đủ các tiêu chuẩn kể trên được coi là những tài sản lưu động của doanh nghiệp, bao gồm những tài sản là đối tượng lao động đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn. Việc nhận biết và phân biệt TSCĐ và tài sản lưu động của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong công tác nghiên cứu mà còn giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý, sử dụng tài sản một cách tốt nhất. Trong thực tế, việc nhận biết TSCĐ dựa trên những tiêu chuẩn kể trên có thể gặp những khó khăn sau đây: Một là, việc phân biệt giữa đối tượng lao động với những tư liệu lao động là TSCĐ của doanh nghiệp trong một số trường hợp nếu chỉ đơn thuần dựa vào đặc tính hiện vật thì có thể dẫn đến ngộ nhận về TSCĐ. Bởi vì có thể xảy ra cùng một TSCĐ ở trường hợp này được coi là TSCĐ nhưng ở trường hợp khác chỉ được coi là tài sản lưu động. Chẳng hạn, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng… nếu được sử dụng để phục vụ cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì coi là TSCĐ, song nếu các tài sản này là các sản phẩm mới hoàn thành quá trình sản xuất của doanh nghiệp đang được bảo quản, chờ tiêu thụ hoặc là các công trình xây dựng cơ bản chưa bàn giao, thì đó chỉ coi là đối tượng lao động thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp. Do đó, để nhận biết chính xác tài sản cố định trong các doanh nghiệp, ngoài đặc tính hiện vật, còn phải dựa vào tính chất, công dụng hay vai trò của TSCĐ đối với các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, việc vận dụng máy móc các tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ kể trên có thể dẫn đến việc bỏ sót TSCĐ của doanh nghiệp. Bởi vì trong thực tế có một số tài sản là các tư liệu lao động, nếu xét riêng lẻ thì không đủ các tiêu chuẩn kể trên song tổ hợp các tài sản riêng lẻ này nếu câú thành nên một hệ thống và hệ thống đó đáp ứng đủ ba điều kiện ở trên thì vẫn được coi là TSCĐ. Chẳng hạn như, tổ hợp hay hệ thống các trang thiết bị cho một văn phòng, một phòng ở khách sạn, một phòng thí nghiệm… được coi là các TSCĐ. 2.2. Đặc điểm TSCD khác với đối tượng lao động đặc điểm cơ bản của TSCD - những tư liệu lao động chủ yếu là chúng có thể tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó mặc dầu TSCĐ bị hao mòn, song chúng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu chỉ khi nào chúng bị hao mòn, hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về mặt kinh tế thì khi đó chúng mới được thay thế đổi mới. Như vậy tiêu thức để phân biệt giữa đối tượng lao động với TSCĐ là không chỉ đơn thuần dựa vào thuộc tính vật chất của chúng, mà phải chủ yếu dựa vào tính chất tham gia và tác dụng của chúng trong sản xuất, kinh doanh, điều này nó được coi là TSCĐ, còn ở trường hợp khác nó lại được coi là đối tượng lao động, chẳng hạn như súc vật trong nông nghiệp nếu lấy sữa, sinh sản cày kéo thì chúng là TSCĐ, còn nếu nuôi béo để lấy thịt thì chúng lại là các công trình chưa bàn giao… không phải là TSCĐ nếu như chúng đang còn ở trong kho, đang chờ tiêu thụ, chờ thủ tục bàn giao thanh toán hoặc khi chúng là đối tượng để nghiên cứu thí nghiệm. Bên cạnh đặc điểm nêu trên, một tư liệu lao động được coi là TSCĐ khi nó là sản phẩm của lao động, do đó TSCĐ không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị. Nói một cách khác, TSCĐ phải là một hàng hoá như mọi hàng hoá thông thường khác, thông qua mua bán trao đổi, nó có thể được chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác trên thị trường tư liệu sản xuất. Trong lý luận, việc nhận thức tính hàng hoá của TSCĐ được xem như một vấn đề đơn giản tất yếu. Song trên thực tế ở nước ta, đã có một thời tính hàng hoá của TSCĐ bị xem nhẹ, TSCĐ được coi là một "hàng hoá đặc biệt" hàng hoá trên danh nghĩa, vì thế nó chỉ được phân phối cung cấp trong nội bộ khu vực kinh tế quốc doanh mà không được mua bán, trao đổi rộng rãi trên thị trường, điều này đã đưa đến hậu quả kìm hãm sức sản xuất xã hội nói chung, trong lĩnh vực kinh tế nói riêng. Trong nền kinh tế hàng hoá, xây dựng hoặc lắp đặt những tư liệu lao động được coi là vốn cố định của doanh nghiệp, khác với đối tượng lao động, đặc điểm cơ bản của TSCĐ - những tư liệu lao động chủ yếu là chúng có thể tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó mặt dầu TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về mặt kinh tế thì khi đó chúng mới được thay thế đổi mới. Việc quản lý vốn cố định và TSCĐ trên thực tế là một công việc phức tạp. Để giảm nhẹ khối lượng quản lý, về tài chính kế toán người ta có những quy định thống nhất về tiêu chuẩn giới hạn về giá trị và thời gian sử dụng của một TSCĐ. Thông thường một tư liệu lao động phải được đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ. - Phải có thời gian sử dụng tối thiểu (thường là 1 năm trở lên) - Phải có giá trị tối thiểu đến một mức quy định (hiện nay quy định là có giá trị từ 10 triệu đồng Việt Nam). Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì tư liệu lao động được coi là công cụ lao động và do nguồn vốn lưu động tài trợ. Tuy nhiên do yêu cầu của công tác quản lý trong một số trường hợp đặc biệt dù giá trị đơn vị và thời gain sử dụng không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn được coi là TSCĐ như tổ hợp các đồ dùng trong phòng làm việc, phòng họp, phòng khách, khách sạn… Mặt khác trong doanh nghiệp có một số khoản chi đầu tư cho sản xuất kinh doanh về tính chất luân chuyển giá trị cũng tương tự như TSCĐ vì vậy được coi là các TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình) như các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí mua bằng phát minh sáng chế… Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá những TSCĐ đó không chỉ được biểu hiện dưới hình thái vật chất nên còn được biểu hiện dưới hình thái giá trị để đầu tư mua sắm TSCĐ, doanh nghiệp phải bỏ ra một số tiền tệ nhất định. Vì vậy số tiền tệ ứng trước đó dùng cho việc xây dựng mua sắm TSCĐ đó được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Để quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả cần phải nghiên cứu các phương pháp phân loại về kết cấu của TSCĐ. 2.3. Phân loại TSCĐ của doanh nghiệp. Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ hiện có của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất ddịnh nhằm phục vụ cho những yêu cầu quản lý của đơn vị. * Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện. Theo phương pháp này, tổng thể TSCĐ thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp sẽ được chia thành hai loại như sau: + TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, chẳng hạn như văn phòng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,… Theo chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành, một tài sản được coi là TSCĐ hữu hình nếu thoả mãn ba điều kiện sau: - Là tư liệu lao động hữu hình, có kết cấu độc lập hoặc là 1 hệ thống bao gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện 1 hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống sẽ không thể hoạt động được, nếu toả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ. a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy. c. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên d. Có giá trị từ 10.000.000đồng (mười triệu đồng) trở lên. Trong thực tế có những hệ thống được cấu thành bởi nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính. Nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng đòi hỏi phải theo dõi riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận đó vẫn được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập. Chẳng hạn như ghế ngồi, khung và động cơ… trong một máy bay. + TSCĐ vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị lớn đã đầu tư có liên quan và phát huy tác dụng trong nhiều kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí mua bằng phát minh sáng chế… Theo chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành, các khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra nếu thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau thì được coi là TSCĐ vô hình: - Có thời gian sử dụng hay phát huy tác dụng tối thiểu là một năm. - Có giá trị tối thiểu là 10.000.000đồng. Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức kể trên sẽ giúp doanh nghiệp thấy được cơ cấu vốn đầu tư vào TSCĐ theo hình thái biểu hiện, từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư, sử dụng TSCĐ hay điều chỉnh cơ cấu này sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất. * Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng: Theo tiêu thức này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành ba loại sau: + TSCĐ sử dụng cho mục đích kinh doanh: Đây là các tài sản do doanh nghiệp sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau nhưng nhằm mục đích kinh doanh. Chẳng hạn như kho tàng, cửa hàng, nhà xưởng, máy móc thiết bị dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. + TSCĐ sử dụng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. Đây là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như nhà ăn tập thể, nhà ở tập thể, câu lạc bộ, trạm y tế, phòng học,… được coi là những TSCĐ phúc lợi, sự nghiệp. + TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ: Là những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản, giữ hộ cho Nhà nước hay cho doanh nghiệp khác. Phân loại theo sử dụng sẽ giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu tài sản, nắm được trình độ trang thiết bị kỹ thuật của doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tài sản và tính khấu hap chính xác. Tuy nhiên phương pháp phân loại này chưa phản ánh được tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Vì vậy, người ta còn sử dụng phương pháp phân loại tiếp theo. * Phân loại TSCĐ căn cứ vào công dụng kinh tế. Toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dược chia thành các loại sau: + Nhà cửa, vật kiến trúc: đây là các TSCĐ được hình thành qua quá trình thi công, xây dựng như nhà xưởng, văn phòng, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống… + Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các máy móc thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc thiết bị động lực, máy công tác, thiết bị chuyên dùng, dây truyền công nghệ… + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, hệ thống nước, đường khí đốt, băng tải… + Thiết bị dụng cụ quản lý: Là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện tử phục vụ quản lý, thiết bị dụng cụ đo lường kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi… + Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm là các vườn cây kinh doanh lâu năm như vườn chè, vườn cà phê, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh, súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn trâu, đàn nhựa,… Phương pháp phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ của doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp, quản lý khai thác sử dụng và trích khấu hao thích hợp. * Phân loại tài sản theo tình hình sử dụng. Theo tiêu thức này, tổng thể TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành các loại sau: + TSCĐ đang sử dụng tại doanh nghiệp: Đây là những TSCĐ của doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng của doanh nghiệp. + TSCĐ cho thuê. + TSCĐ chưa cần dùng: Là những TSCĐ của doanh nghiệp cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp song hiện tại chưa được đưa ra sử dụng, đang trong quá trình dự trữ, cất trữ để sử dụng sau này. + TSCĐ không cần dùng chờ nhượng bán, thanh lý: Là những TSCĐ không cần thiết hay không phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hoặc đã hư hỏng cần được nhượng bán, thanh lý để giải phóng mặt bằng, thu hồi vốn đầu tư. Cách phân loại này cho thấy tình hình khai thác sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, từ đó có thể đề ra các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. * Phân loại TSCĐ căn cứ vào quyền sở hữu. Tổng thể TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại: + TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: Là các loại TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền sở hữu và sử dụng chúng. Các TSCĐ này được đăng ký đứng tên doanh nghiệp. + TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: là những TSCĐ của đơn vị khác nhưng doanh nghiệp được quyền quản lý, sử dụng theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Thuộc nhóm TSCĐ này bao gồm ba loại: TSCĐ nhận của đối tác liên doanh, TSCĐ thuê ngoài và TSCĐ nhận giữ hộ, quản lý hộ. TSCĐ nhận của đỗi tác liên doanh sẽ được doanh nghiệp quản lý và sử dụng theo đúng hợp đồng liên doanh đã ký kết và khi kết thúc hợp đồng, việc xử lý tài sản này cũng sẽ được tiến hành theo hợp đồng hay theo thoả thuận giữa các bên. TSCĐ thuê ngoài được hình thành theo hai phương thức: thuê tài chính và thuê hoạt động: Thuê tài chính là hình thức thuê tài sản khi hợp đồng thuê thoả mãn một trong bốn điều kiện sau: - Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, tài sản thuê sẽ được chuyển quyền sở hữu cho bên đi thuê hoặc bên đi thuê được tiếp tục thuê theo thoả thuận của hai bên. - Khi kết thúc thời hạn thuê, bên đi thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản với giá danh nghĩa nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại. - Thời hạn thuê tối thiểu bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. - Giá trị hiện tại của tổng số tiền thuê một loại tài sản theo quy định trong hợp đồng ít nhất tương đương với giá trị của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký kết hợp đồng. Nếu các hợp đồng thuê tài sản không thoả mãn bất kỳ điều kiện nào trong bốn điều kiện kể trên thì hình thức thuê đó được gọi là thuê hoạt đôngj. Cách phân loại này sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình và cơ cấu TSCĐ theo quyền sở hữu, từ đó có thể đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng và trích khấu hao thích hợp. 3.2. Kết cấu tài sản cố định Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Kết cấu TSCĐ giữa các ngành sản xuất không giống nhau, thậm chí giữa các doanh nghiệp trong một ngành nào đó cũng không giống nhau, sự khác nhau hay sự biến động về kết cấu của mỗi doanh nghiệp trong các thời kỳ phụ thuộc vào các nhân tố như khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, khả năng thu hút vốn đầu tư, phương hướng mục tiêu sản xuất kinh doanh, trình độ trang bị kỹ thuật, quy mô sản xuất. Việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu của chúng là một căn cứ quan trọng để xem xét quyết định đầu tư cũng như việc giúp cho việc tính toán chính xác khấu hao TSCĐ. Một trong những nhiệm vụ của công tác quản lý vốn cố định ở một doanh nghiệp. II. Hiệu quả sử dụng vốn cố định và sự cần thiết phải thực hiện việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cảu các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. 1.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố đinh: Đối với các doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu vốn. Trình độ quản lý vốn cố định ảnh hưởng rất lớn đến kết quản sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc quản lý vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác tài chính doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là làm thế nào để vốn cố định đạt hiệu quả cao nhất trong suốt quá trình tham gia vào sản xuất và mang lại lợi nhuận tối đa. Hiệu quả sử dụng vốn cố định là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá trình đầu tư, khai thác sử dụng vốn cố định vào sản xuất và số vốn cố định đã sử dụng để đạt được kết quả đó. Nó thể hiện lượng giá trị sản phẩm, hàng hoá lao vụ sản xuất ra trên 100 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất, hay mức vốn cố định cần tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh để đặt một lượng giá trị sản phẩm hàng hoá lao vụ dịch vụ. Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định phải được hiểu cả trên hai khía cạnh: + Với số vốn hiện có, có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. + Đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng của vốn. Để kiểm tra đánh giá tính hiệu quả vốn sử dụng vốn cố định của một doanh nghiệp, người ta thường dùng một hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp các chỉ tiêu phân tích. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định: 1.2.1. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn (1) Hệ số phục vụ vốn cố định Hệ số phục vụ VCĐ = Doanh thu thực hiện trong kỳ VCĐ bình quân trong kỳ Trong đó: Nếu số liệu vốn cố định được cung cấp vào cuối các quý: VCĐ bình quân trong năm = VCĐ đầu quý 1/2 + VCĐ cuối quý I + VCĐ cuối quý II + VCĐ cuối quý III + VCĐ cuối quý IV/2 4 Nếu số liệu vốn cố định được cung cấp vào cuối các năm VCĐ đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) = Vốn cố định đầu năm + Vốn cố định cuối năm 2 VCĐ đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ (cuối kỳ) - Số khấu hao lũy kế đầu kỳ (cuối kỳ) + Các khoản đầu tư dài hạn và chi phí XDCB đầu (cuối kỳ) - ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thực hiện trong kỳ. (2) Hàm lượng VCĐ: Là đại lượng nghịch đảo của hệ phục vụ vốn cố định. Hàm = VCĐ bình quân trong kỳ lượng VCĐ Doanh thu thực hiện trong kỳ - ý nghĩa: Để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ thì doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn cố định. (3) Hệ số sinh lời của vốn cố định (tỷ lệ lợi nhuận vốn cố định) - ý nghĩa: Trong kỳ một đồng vốn cố định tham gia sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. (4) Hệ số phục vụ bộ phận vốn cố định đầu tư cho tài sản cố định Hệ số phục vụ của bộ phận VCĐ đầu tư TSCĐ = Doanh thu thực hiện trong kỳ VCĐ đầu tư TSCĐ bình quân trong kỳ - ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng vốn cố định đầu tư cho tài sản cố định tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thực hiện. (5) Hệ số sinh lợi của bộ phận vốn cố định đầu tư vào tài sản cố định. Hệ số phục vụ của bộ phận VCĐ đầu tư TSCĐ = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) trong kỳ VCĐ đầu tư TSCĐ bình quân trong kỳ - ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn bỏ ra để đầu tư dài hạn tài sản cố định tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. (6) Hệ số thu nhập rên vốn đầu tư dài hạn Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư dài hạn = Thu nhập đầu tư dài hạn Vốn đầu tư dài hạn bình quân - ý nghĩa: Chỉ tiêu nàu cho biết trong một đồng vốn bỏ ra đầu tư dài hạn thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được từ hoạt động đó. (7) Hệ số lợi nhuận của vốn đầu tư dài hạn Hệ số thu nhập của vốn đầu tư dài hạn = Thu nhập đầu tư dài hạn Vốn đầu tư dài hạn bình quân - ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốnbỏ ra để đầu tưdài hạn thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được từ hoạt động đó. (1.2.2) Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp nhằm đạt đựoc các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và được biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh đạt đựoc trong kỳ với chi phí đầu tư để có được tài sản cố định trong kỳ. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định bao gồm: (2.1) Hệ số sử dụng tài sản cố định Hệ số sử dụng TSCĐ = Tổng nguyên giá TSCĐ bình quân đang sử dụng trong kỳ Tổng nguyên giá TSCĐ bình quân hiện có trong kỳ - ý nghĩa: Trong một đồng nguyên giá tài sản cố định hiện có trong doanh nghiệp thì bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định được sử dụng. Do đó chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ huy động các tài sản cố định vào sử dụng kinh doanh. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng khai thác tài sản cố định vào sử dụng càng triệt để hay doanh nghiệp đầu tư mua sắm hợp lý. (2.2) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hệ số sử dụng TSCĐ = Tổng công suất sử dụng thực tế bình quân trong kỳcủa TSCĐ Tổng công suất thiết kế bình quân trong kỳ của TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tận dụng công suất thiết kế của các tài sản cố định đang sử dụng. (2.3) Hệ số phục vụ tài sản cố định trong doanh nghiệp Hệ số phục vụ TSCĐ = Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có bình quân trong kỳ - ý nghĩa: + Với số tài sản cố định hiện có trong kỳ của doanh nghiệp đạt được hiệu quả là bao nhiêu. + Một đơn vị chi phí đã đầu tư vào tài sản cố định trong kỳ thu được bao nhiêu đơn vị doanh thu trong kỳ đó. Do đó số đơn vị doanh thu trong kỳ càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định ngày càng cao. (2.4) Hệ số lợi nhuận của tài sản cố định Hệ số lợi nhuận của TSCĐ = Lợi nhuận đạt đựoc trong kỳ Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có bình quân trong kỳ - ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. (2.5) Hệ số sinh lời của chi phí sử dụng tài sản cố định Hệ số sinh lợi của chi phí sử dụng TSCĐ = Lợi nhuận đạt đựoc trong kỳ Tổng chi phí sử dụng TSCĐ trong kỳ Trong đó tổng chi phí sử dụng trong kỳ gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí thuê tài sản cố định phát sinh trong kỳ - ý nghĩa: Trong kỳ một đồng chi phí sử dụng tài sản cố định tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận doanh nghiệp. 2. Sự cần thiết phải thực hiện việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay là rất cần thiết. Nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ những lý do chủ yếu sau: Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là đảm bảo với số vốn hiện có tham gia vào sản xuất, thông qua sự tác động của các biện pháp tổ chức và quản lý thích hợp, khai thác một cách triệt để khả năng vốn có của nó để nhanh chóng thu được lợi nhuận. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có ý nghĩa thúc đẩy vòng quay của vốn và đẩy nhanh nhịp độ đổi mới tài sản cố định theo kịp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất mà không cần phải bỏ thêm vốn đầu tư xây dựng mới tài sản cố định, vừa tiết kiệm được sản xuất, vừa làm hạ giá thành sản phẩm, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp: Tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu cần phải đạt được của bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp vì doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không đều quyết là doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không. Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là một điều quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính cuả doanh nghiệp được vững chắc. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác tổ chức quản lý sản xuất, tổ chức thực hiện việc quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn nói chung và vốn cố định nói riêng, từ đó mới có thể đạt được lợi nhuận như mong đợi. Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Vốn cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng làm cho hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên. Đây chính là mục tiêu cần đạt được của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ đối với các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay: Nếu như nguyên tắc hạch toán kinh doanh được áp dụng trong cơ chế bao cấp chỉ là một yếu tố mang tính hình thức thì nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc này thì mới có thể đạt được mục tiêu kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. Yêu cầu của nguyên tắc này là kinh doanh phải lấy thu bù chi và có lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp không đạt được những yêu cầu này thì doanh nghiệp đó sẽ bị phá sản cho dù là doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. III. giải pháp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 1. Các nhân tố ảnh hưởng Vì vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp nên việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng đến vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, mang lại kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định như sau: 1.1. Các nhân tố khách quan: * Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước: Trên cơ sở hành lang pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô như: các quy định về thuế đối với mỗi loại hình sản xuất kinh doanh được Nhà nước khuyến khích hay hạn chế, chính sách thuế đối với các máy móc thiết bị vì đa số những TSCĐ của các doanh nghiệp đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, các quy định khác của Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng vốn cố định ở các doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định như: quy định về việc đánh giá, đánh giá lại TSCĐ, quy định trích lập quỹ khấu hao… Nhân tố này là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. * Thị trường và cạnh tranh: Trong điều kiện hiện nay, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng nhu cầu của thị trường mà điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng công nghệ kỹ thuật của TSCĐ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một kế hoạch quản lý và tổ chức tốt hiệu quả sử dụng vốn cố định (TSCĐ) nhằm đạt được mục tiêu trên. * Các nhân tố khác: Các nhân tố này có thể coi là nhân tố bất khả kháng như thiên tai, dịch hoạ… cũng có tác động trực tiếp lên công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Mức độ tổn thất về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ thiên tai mà thôi. 1.2. Các nhân tố chủ quan. * Nhân tố con người: Người lao động có trình độ tay nghề cao, ý thức trách nhiệm công việc tốt thì nó sẽ thúc đẩy sản xuất, làm ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Hay nói cách khác là đạt được năng suất lao động cao, tiết kiệm thời gian, vật liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Người lãnh đạo phải có năng lực trình độ, bao quát được hết công việc, sử dụng được hết khả nưng, năng lực của công nhân cũng như trong sản xuất kinh doanh phải có đầu óc tinh tường năng động mới đáp ứng được nhanh chóng với những biến động của thị trường. * Nguyên vật liệu hàng hoá: Nguyên vật liệu hàng hoá là yếu tố quan trọng để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu số lượng nhiều thì quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lá lớn và ngược lại, chất lượng của nó ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá bán ra, cơ cấu chủng loại nguyên liệu hàng hoá sẽ tác động đến chủng loại sản phẩm… tất cả những yếu tố đó có tác động tới mức lưu chuyển vốn nên nó tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như vốn kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cũng phải biết dự trữ nguyên liệu hàng hoá sao cho hợp lý vì nếu dự trữ quá nhiều sẽ gây nên ứ đọng vốn còn nếu ít quá thì đang sản xuất sẽ bị gián đoạn ngưng trệ để chờ cung ứng thêm. * Trình độ quản lý và sử dụng vốn: Hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đầy đủ đúng mức với tư cách một chủ thể sản xuất hàng hoá đến việc khai thác sử dụng vốn có hiệu quả. Trong thực tế nhiều nơi vốn đọng, mất vốn vòng quay và hệ số sinh lời của đồng vốn thấp. Do vậy ngay từ đầu doanh nghiệp phải chú trọng đến việc hoạch địch nhu cầu vốn kinh doanh làm cơ sở cho việc chọn lựa, huy động hợp lý các nguồn vốn trên cơ sở khai thác tối đa mọi nguồn lực sẵn có của mình, tổ chức chu chuyển vốn, tái tạo lại nguồn vốn ban đầu, bảo toàn và phát triển vốn. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. * Cơ sở vật chất kỹ thuật: Nhân tố này cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại không ngừng đổi mới tăng năng suất lao động dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng tăng theo và ngược lại. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp. 2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là vấn đề luôn đòi hỏi sự nỗ lực của các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay vấn đề này lại càng trở nên cấp thiết. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường luôn phải cạnh tranh với nhau gay gắt, muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được đồng vốn của mình. Muốn thực hiện được mục tiêu này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi mà các doanh nghiệp thực sự là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tự tìm đầu vào và đầu ra cho sản xuất và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một thực trạng khá phổ biến trong thời gian vừa qua ở các doanh nghiệp nước ta là việc quản lý và sử dụng vốn cố định còn rất kém, hiệu quả thấp ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn vốn điều lệ, doanh nghiệp tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay ngắn hạn, dài hạn của các tổ chức kinh tế như tín dụng, ngân hàng… Trong quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, việc bổ sung vốn cố định bằng quỹ của doanh nghiệp còn hạn chế và việc huy động vốn góp liên doanh cũng trở nên khó khăn hơn, điều này dẫn đến nguồn vốn cố định của doanh nghiệp chủ yếu là do nguồn ngân sách cấp. Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp này phải trích khấu hao những TSCĐ thuộc nguồn vốn ngân sách cấp để trả lại cho Nhà nước do đó không tránh khỏi tình trạng trích khấu hai nhỏ giọt, hơn nữa vốn cố định có vòng quay ra chậm, đối với máy móc thiết bị trung bình từ 15 đến 20năm nên dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp ít quan tâm đến hiệu quả đầu tư vốn cố định, làm cho tình trạng TSCĐ được trang bị một cách chắp vá, không đồng bộ và theo một cơ cấu bất hợp lý, việc quản lý và sử dụng TSCĐ còn nhiều thiếu xót, việc phân loại và tính toán còn chưa hợp lý, chưa quan tâm đầu tư đúng hướng TSCĐ, việc phân cấp TSCĐ cho từng bộ phận, cá nhân còn chưa chặt chẽ, việc sử dụng, sửa chữa và mua sắm TSCĐ chưa đúng quy chế, chế độ bảo dưỡng. Việc lập kế hoạch, trích khấu hao không hợp lý nên không tránh khỏi hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Bên cạnh đó, tinh thần làm chủ và ý thức tự giác của người lao động ở nước ta còn thấp nên hiệu quả sử dụng vốn cố định ở các doanh nghiệp còn thấp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và qua thực tế công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong thời gian qua, các cơ quan chức năng Nhà nước đã kịp thời đưa ra những chính sách phù hợp với điều kiện thực tế như: Quyết định 1062/1996 của Bộ tài chính đã giúp phần nào cho các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn vốn cố định và TSCĐ của doanh nghiệp mình. Quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 hoàn thiện hơn nữa chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ càng giúp cho các doanh nghiệp tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh và sử dụng TSCĐ cũng như vốn cố định có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng vốn cố định và TSCĐ luôn là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp do đó vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp khắc phục những tồn tại trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn cố định để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 2.2. Những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp thông thường vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn. Quy mô và trình độ trang bị máy móc thiết bị là một nhân tố quyết định khả năng tăng trưởng và cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy cần phải tổ chức tốt việc quản lý và sử dụng vốn cố định để giúp doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp có thể áp dụng như sau: * Làm tốt công tác đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ: Hiệu quả sử dụng vốn cố định trước hết phụ thuộc vào chất lượng của công tác đầu tư mua sắm, xây dựng TSCĐ. Trước khi đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng, kiểm tra về điều kiện, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mình, điều kiện cung ứng vật tư, khả năng tận dụng thời gian làm việc và tận dụng công suất của TSCĐ. Dựa trên cơ sở phân tích đó đi đến quyết định sử dụng loại TSCĐ nào là hợp lý, sau đó tiến hành lựa chọn các đối tác đầu tư. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thì phải xác định được khâu chủ yếu để đầu tư, cơ cấu đầu tư và việc đầu tư đó phải tính toán được một cách chính xác hiệu quả kinh tế mang lại. Trong thực tế nếu khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là lớn thì việc đầu tư sẽ phải chú trọng đến các TSCĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, có như vậy mới phát huy được hết hiệu quả của đồng vốn và hiệu quả mà TSCĐ mang lại. Đối với việc mua sắm, trang bị TSCĐ cần được lựa chọn phương án đầu tư thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất, nghiên cứu thị trường cẩn thận, nắm bắt kịp thời tiến bộ khoa học kỹ thuật, điều tra, xem xét phân tích khả năng tiêu thụ của thị trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, điều kiện cung cấp vật tư, điều kiện khả năng tận dụng thời gian làm việc và công suất của TSCĐ. Chỉ tiến hành đầu tư, mua sắm những máy móc thiết bị thực sự cần thiết, phù hợp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, yêu cầu và khả năng khai thác của doanh nghiệp, tránh dự trữ quá mức thiết bị gây ứ đọng vốn. Chủ động đầu tư theo hướng tăng tỷ trọng của những TSCĐ đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất kinh doanh, giảm tỷ trọng các loại TSCĐ không phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh xuống. Cùng với việc chủ động mua sắm TSCĐ, để tăng năng lực sản xuất doanh nghiệp cần phải tổ chức sắp xếp hợp lý cơ cấu TSCĐ theo yêu cầu sản xuất chính trên cơ sở thực trạng TSCĐ hiện có, vì năng lực sản xuất của doanh nghiệp là khả năng sản xuất sản phẩm cao nhất trong năm trong điều kiện sử dụng các mức lao động, công nghệ tiên tiến và tổ chức quản lý sản xuất phù hợp. Trên cơ sở việc xác định tỷ lệ hợp lý giữa các máy móc thiết bị, giữa các khâu của quy trình công nghệ và tổng số TSCĐ hiện có, lập kế hoạch điều chỉnh cơ cấu và kế hoạch đầu tư theo hướng đồng bộ hoá thiết bị sẵn có cải tạo thiết bị cũ, thanh lý và nhượng bán những TSCĐ không cần dùng, có kế hoạch đầu tư, mua sắm mới, thay thế từng phần hay toàn bộ TSCĐ. * Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải tăng cường công tác quản lý chặt chẽ TSCĐ từ khâu mua sắm đến khâu sử dụng. Thực hiện việc phân loại cũng như phân cấp quản lý TSCĐ, tiến hành giao TSCĐ cho từng bộ phận, từng cá nhân một cách rõ ràng, thực hiện những chế độ khuyến khích vật chất, chính sách thưởng phạt hợp lý nhằm nâng cao trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khai thác triệt để công suất thiết kế của máy móc thiết bị nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cả theo chiều sâu lẫn chiều rộng, tiết kiệm tới mức tối đa vốn cố định, tăng nhanh vòng quay của vốn. Tăng cường cân đối về công suất, sản xuất, kiểm tra giám sát việc thực hiện nghiêm chỉnh quy trình công nghệ để tăng thời gian làm việc có ích của TSCĐ hoặc tăng số lượng và tỷ trọng TSCĐ đang hoạt động trong tổng số TSCĐ hiện có. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ theo chiều sâu được tiến hành chủ yếu bằng việc hoàn chỉnh kỹ thuật sản xuất và hiện đại hoá TSCĐ. Đối với nền kinh tế nước ta, việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ theo chiều sâu là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa, cụ thể như: tăng công suất máy móc thiết bị, nâng cao thông số kỹ thuật cơ bản của máy móc thiết bị như tốc độ, cơ giới hoá, tự động hoá,… hoàn thiện quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất dây chuyền trên cơ sở tập trung đối ưu, sản xuất những sản phẩm đồng loạt, chọn nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu của quy trình công nghệ, có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới TSCĐ, từng bước cải thiện và nâng cao mức sống cho người lao động trong sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và TSCĐ trong doanh nghiệp. * Tổ chức và thực hiện tốt việc khấu hao và sử dụng khấu hao: Trích khấu hao cơ bản là một hình thức để thu hồi vốn cố định, phục vụ cho việc tái sản xuất TSCĐ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn bỏ ra. Cùng với sự phát triển không ngừng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thì TSCĐ càng phải chịu ảnh hưởng này càng lớn của hao mòn vô hình. Do đó, việc làm thế nào để thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý, tính đúng và tính đủ hao mòn hữu hình lẫn hao mòn vô hình để đảm bảo thu hồi đầy đủ và kịp thời vốn cố định, khắc phục được tình trạng phải thanh lý trước thời hạn sử dụng làm lãng phí vốn và tránh được hao mòn vô hình là một vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm. Quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 đã giải quyết được những vấn đề cơ bản giúp cho các doanh nghiệp linh hoạt và tự tin hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Theo quyết định này, các doanh nghiệp được sử dụng hoàn toàn số khấu hao luỹ kế của TSCĐ thuộc vốn đầu tư ngân sách Nhà nước để tái sản xuất đổi mới TSCĐ, song khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế phục vụ yêu cầu kinh doanh của mình, thời gian khấu hao doanh nghiệp được lựa chọn trong khung quy định để tránh hao mòn vô hình. Do đó, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác khấu hao TSCĐ, tính khấu hao một cách chính xác và có khoa học để đảm bảo đúng mục đích là tái tạo TSCĐ. * Tổ chức hạch toán nội bộ doanh nghiệp: Hiệu quả sử dụng vốn cố định được tính toán từ khâu lập kế hoạch sử dụng vốn đến quá trình tổ chức thực hiện. Trong quá trình sản xuất, việc sử dụng vốn cố định luôn gắn với những mục đích cụ thể do đó việc hạch toán kinh tế nội bộ là một biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Việc hạch toán kinh tế nội bộ có thể được thực hiện từ phân xưởng, tổ, đội sản xuất bằng cách giao một số quyền hạn nhất định trong công tác quản lý và sử dụng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của người lao động trong quá trình sản xuất. * Đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước và quản lý vốn cố định trong các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển và thay đổi không ngừng của nền kinh tế, công tác quản lý và sử dụng vốn cố định và TSCĐ cũng luôn có sự biến động. Do đó, các cơ quan chức năng của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền luôn phải bám sát và theo dõi chặt chẽ sự thay đổi này từ đó kịp thời đưa ra những chính sách thích hợp với những điều kiện thực tế. Cụ thể quyết định 166/199QĐ-BTC ngày 30/12/1999 đã phát huy được những ưu điểm của mình giúp cho các doanh nghiệp tự do và chủ động hơn trong công việc kinh doanh, thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả TSCĐ và vốn cố định. Đối với chính sách về nhập khẩu máy móc thiết bị, Nhà nước cần phải có những chính sách hợp lý về thuế và quy định những mặt hàng nhập khẩu phù hợp với tình hình phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay. Hoàn thiện và phát huy hơn nữa vai trò của những uỷ ban tư vấn về khoa học công nghệ, máy móc thiết bị giúp tư vấn cho các doanh nghiệp về vấn đề nhập khẩu máy móc thiết bị. Hoàn thiện hơn nữa việc giao vốn, giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp đồng thời đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện nghiêm chỉnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. Chương II: Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định ở hãng hàng không quốc gia việt nam I - Tình hình tổng quát của hãng hàng không quốc gia việt nam 1. Quá trình hình thành và phát triển của Hãng Quá trình hình thành và phát triển của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Hơn 40 năm phát triển kể từ ngày 15/01/1956, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với mô hình tổ chức quản lý đã từng bước thay đổi để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong từng giai đoạn, phù hợp với ưu thế phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hãng Hàng không Việt Nam được thành lập đầu tiên theo quyết định số 225/CT ngày 22/8/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở tài sản của Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam. Do yêu cầu của Nhà nước thành lập hãng 91, ngày 27/5/1995 theo quyết định số 328/TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của hãng do Chính phủ phê chuẩn tại nghị định số 04/CP ngày 27/01/1996. Hãng là một đơn vị kinh tế quốc doanh, được tổ chức theo điều lệ xí nghiệp trực thuộc Chính phủ, một lúc thực hiện cả hai chức năng quản lý Nhà nước và kinh doanh. Để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường một cách linh hoạt, nhạy bén, cơ chế ra quyết định kịp thời, sau nhiều lần thay đổi về mặt nhân sự cũng như tổ chức, các doanh nghiệp đã tập hợp thành hãng. Hãng lấy Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) làm nòng cốt và bao gồm với các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt động trong ngành hàng không và hoạt động theo điều lệ tổ chức của hãng do Chính phủ phê chuẩn tại nghị định 04/CP ngày 27/01/1996. Việc thành lập Hãng Hàng không dân dụng Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, tạo điều kiện để xây dựng một hãng hàng không lớn mạnh vươn lên ngang tầm các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới. 2. Mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và ngành nghề kinh doanh 2.1. Mô hình tổ chức Hiện nay, Việt Nam Airlines là đơn vị nòng cốt của Hãng. Hãng có 28 đơn vị thành viên bao gồm 14 đơn vị hạch toán phụ thuộc (về thực chất là Vietnam Airlines) 12 đơn vị hạch toán độc lập và 1 đơn vị sự nghiệp là Viện khoa hcọ hàng không theo như sơ đồ trang bên. Ngoài ra, Hãng còn có vốn góp tại công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines và 5 công ty liên doanh là: 1. Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất (VN/CX Catering Service) 2. Công ty liên doanh TNHH dịch vụ hàng hoá Tân Sơn Nhất 3. Công ty liên doanh phân phối toàn cầu ABACUS - VN 4. Công ty khách sạn Hàng không Việt Nam (VNA Hotel) 5. Công ty liên doanh TNHH giao nhận hàng hoá VINAKO. 2.2. Cơ chế quản lý của Việt Nam Airlines * HĐQT và ban kiểm soát: HĐQT là đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại hãng, có quyền phân bổ, điều hoà vốn Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ về mọi hoạt động của hãng. HĐQT được họp theo phiên và chịu trách nhiệm tập thể. * Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc: Tổng giám đốc điều hành và giám sát hoạt động hàng ngày của hãng và chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân trước HĐQT. * Các tổ chức của hãng: 1. Khối chức năng tổng hợp: - Văn phòng đối ngoại - Ban kế hoạch đầu tư - Ban tài chính kế toán - Ban tổ chức cán bộ lao động tiền lương - Ban công nghệ thông tin 2. Khối sản xuất kinh doanh: + Khai thác bay: Ban điều hành khai thác bay, ban đảo bảo chất lượng khai thác bay, Đoàn bay 919, Đoàn tiếp viên, Trung tâm huấn luyện. + Kỹ thuật: Ban kỹ thuật, Ban đảm bảo chất lượng kỹ thuật, Xí nghiệp A75, A76, công ty xuất nhập khẩu hàng không, Ban quản lý vật tư. + Thương mại: Ban kế hoạch thị trường, Ban tiếp thị hành khách, Ban tiếp thị hàng hoá, Văn phòng khu vực, Ban dịch vụ thị trường. + Khai thác mặt đất: Ban dịch vụ thị trường, các trung tâm kiểm soát khai thác (OCC), 3 xí nghiệp kỹ thuật mặt đất, công ty chế biến xuất ăn Nội Bài. + Ngoài ra: Công ty tin học hàng không (là công ty hạch toán phụ thuộc). Trong các khối trên, trừ khối chức năng tổng hợp làm các nhiệm vụ liên quan đến cả hãng lẫn Vietnam Airlines, các khối còn lại chủ yếu làm nhiệm vụ của Vietnam Airlines. 2.3. Ngành nghề kinh doanh Hãng hoạt động sản xuất kinh doanh theo các nhóm ngành nghề: - Kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá, hưu kiện trong nước và quốc tế. - Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất và sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay do khối tập trung đảm nhận, - Cho thuê máy bay, nhân viên hàng không (tổ lái, tiếp viên, thợ kỹ thuật) và các trang thiết bị hàng không dân dụng. - Xuất nhập khẩu máy bay và các trang thiết bị hàng không dân dụng. - Cung ứng dịch vụ thương mại tại các cảng hàng không sân bay: NASCO, MASCO, SASCO. - Kinh doanh nhiên liệu hàng không: VINAPCO - Các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ khác; + Kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành: AIRIMEX. + Kinh doanh xây dựng chuyên ngành dân dụng + Kinh doanh tổng hợp: Công ty cung ứng dịch vụ hàng không + Kinh doanh các sản phẩm bổ trợ: Công ty in, công ty nhựa. + Lĩnh vực khác: sản xuất ăn Hãng có đầy đủ tư cách của một hãng hàng không điển hình: - Là vận chuyển được cấp thương quyền khai thác vận chuyển trong nước và quốc tế. - Là khai thác được cấp chứng chỉ khai thác và bảo dưỡng. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Do tính đặc thù của ngành hàng không Việt Nam - vận tải hàng không có mặt trên mọi miều đất nước và trên nhiều quốc gia trên thế giới và do nó bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố. Đó là phương pháp chia doanh thu vận tải hàng không và phạm vi hoạt động của vận tải hàng không. Phạm vi hoạt động của Vietnam Airlines chi phí phát sinh cho hoạt động tại khắp mọi nơi trên thế giới nơi có điểm đến của Vietnam Airlines. Nếu như tập trung thì công tác tổ chức thu thập chứng từ quá lớn, đường vận chuyển lại xa, dễ thất lạc. Chính vì những lý do trên mà Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tiến hành hạch toán theo cách hạch toán doanh thu tập trung, còng hạch toán chi phí phân tán. Vì những lý do trên mà tổng công ty đã pân cấp bộ máy kế tóan như sau: Mô hình tổ hức kế toán của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Vietnam Airlines Khối vận tải hàng không 3 XN thươn g mại 2 XN sửa chữa XN chế biến Quan hệ chỉ đạo Cơ cấu Ban tài chính kế toán tại hãng Quan hệ chỉ đạo Nhiệm vụ một số phòng ban chủ yếu của Ban Tài chính kế toán của Hãng - Phòng kế toán: Hạch toán tổng hợp mọi nghiẹp vụ kinh tế phát sinh trong toàn Hãng, cung cấp thông tin kinh tế, số lượng kế toán theo yêu cầu, quản lý, lưu trữ chứng từ theo chế độ Nhà nước quy định, tổ chức công tác kế toán chi tiết, ghi Kế toán trưởng Phòn g Kế toán Phòn g Đầu tư tài chín Phòn g Quỹ két Phòn g Hạch toán quốc tế Phòn g Doan h thu vận Phòng Thống kê và quản lý dữ liệu Phòn g Chế độ Phòn g Bảo hiểm chép phản ánh của nghiệp vụ kinh tế trong quan hệ cấp phát, thanh toán ngân sách và vốn giữa tổng công ty và Hãng, tổ chức công tác thu bán doanh thu vận tải. - Phòng Bảo hiểm: Nghiên cứu chế độ và tổ chức bảo hiểm hàng không và phi hàng không, tham mưu lãnh đạo trong việc tổ chức bảo hiểm. - Phòng Quỹ két: Trực tiếp quản lý ngân quỹ của hãng, thực hiện công tác cấp phát ngân sách, tổ chức xây dựn quỹ của Hãng, thực hiện kế hoạch luân chuyển và quản lý tiền tệ. - Phòng chế độ: Tập hợp, nghiên cứu các chính sách vụ thể của Nhà nước về tài chính, kế toán, tổ chức đào tạo, huấn luyện các nghiệp vụ tài chính - kế toán - thống kê cho cán bộ công nhân viên của Hãng - Phòng Doanh thu vận tải: Tính toán doanh thu vận tải hàng không của hãng và của Tổng công ty, tổ chức và thực hiện kế hoạch doanh thu vận tải. - Phòng Thống kê và quản lý dữ liệu: Tập hợp chứng từ toàn công ty, xử lý và thống kê chứng từ - Phòng Thanh toán quốc tế: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán với các Hãng hàng không quốc tế và các tổ chức nước ngoài khác - Phòng đầu tư tài chính: Quản lý tài sản và cốn quản lý điều hành ngân sách, huy động vốn, thuế … các nghiệp vụ liên quan đến tài chính của công ty Cơ cấu tổ chức phòng Kế toán: Trưởng phòng Phó trưởng phòng Phó trưởng phòng Tổ trường Tổ Tổng hợp Tổ trưởng Tổ lưu trữ chứng từ Tổ trưởng Tổ chi phí Quan hệ chỉ đạo 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Hãng Dưới đây là tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của hãng trong 2 năm 2001 và 2002 Biểu 1: Kết quả kinh doanh của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam 2001 - 2001 Đơn vị tính: 1000 đồng Số TT Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Tổng doanh thu 6.594.447.996 7994.155683 1.3999.707.687 21,2 2 Các khoản giảm trừ 26.552.034 30.345.284 3.793.250 14,3 3 Doanh thu thuần 6.567.895.961 7.963810.399 1.395.914.438 21,3 4 Chi phí SXKD 6.41284.073 7.531.281851 1.118.897.778 17,4 5 LN thuần từ hoạt động SXKD 345.571.819 661970.330 361.398.484 91,5 6 TNHĐ tài chính 185.330.853 218.810.330 33.479.477 18 Chi phí HĐTC 321.768.920 142.008.882 179.760.038 -55,9 LN HĐ tài chính (136.438.067) 76.801.448 7 TN bất thường 67.259.798 96.768.637 23.606.7490 44 Chi phí bất thường 4.729.077 10.631.426 340.004.976 124,8 LN bất thường 62.530.721 86.137.211 103.061.408 37,8 8 Tổng LN thực hiện (trước thuế) 408.102.539 748.107.515 236.943.567 83,3 9 Thuế TNDN 101.778.150 204.839.558 800 101,3 10 Lợi nhuân sau TTN 306.324.389 43.267.965 77,4 11 Thu nhập bình quân người lao động/tháng 3.500 4.300 23 Nhận xét: Qua biểu 1 ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) năm 2002 là 748.107.515 nghìn đồng, tăng so với năm 2001 là 340.004.976 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 83,3%. Đây thực sự là một điều đáng mứng đốivới hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines. Đi sâu phân tích ta thấy: Lợi nhuận từ hợt động sản xuất kinh doanh ăm 2002 tăng 361.398.484 nghìn đồng so năm 2001, tương ứng với tỷ lệ tăng là 91,5%. Qua biểu 1 ta cũng thấy được tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 1.399.707.687 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 21,2%. Các khoản giảm trừ cũng tăng lên 14,3% năm 2002 so với năm 2001, với số tuyệt đối là 3.793.250 nghìn đồng. Điều này cũng có chút ít ảnh hưởng đứng sự tăng của doanh thu thuần. Doanh thu thuần tăng lên 21,3%, tức là 1.395.914.438. 21,3% là một con số chứng tỏ sự tăng lên của doanh thu thuần, tuy nhiên đây cũng chưa phải là sự gia tăng lớn. Doanh thu của năm 2002 tăng hơn sơ với năm 2001 là do những nguyên nhân cơ bản sau: + Do năm 2002 giá vé đường bay nội địa tăng so với năm 2001 nên có ảnh hướng tới doanh thu (chỉ tính các vé bán và bay trong nội địa). + Do sản lượng khách tăng, đây là nhân tố tích cực làm tăng doanh thu của năm 2002. + Do hệ số sử dụng ghế tăng, hệ số sử dụng ghế năm 2002 là 8,1%, hệ số sử dụng ghế của năm 2001 là 22,8%. Điều này chứng tỏ trong năm 2002 việc điều hành sản xuất kinh doanh đã được thực hiện khá tốt, các chính sách nhằm tăng khả năng bán, chất lượng dịch vụ, trang thiết bị, kỹ thuật,quảng cá cũng như các chính sách quản lý khác đã tiếp tục hoàn thiện, nâng cao, thu hút khách hàng bay trên máy bay của Hãng HKVN. Doanh thu tăng lên làm cho chi phí kinh doanh cũng tăng lên. Điều đáng mừng ở đây là trong khi tổng doanh thu tăng lên với tỷ lệ 21,2% chi phí tăng 14,3%, tỷ lệ tăng của chi phí thấp hơn tỷ lệ tưang doanh thu. Trong đó chi phí bán hàng tăng nhiều hơn so với năm 2001. Chi phí bán hàng tăng làm cho lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, tăng chi phí bán hàng cũng là điều cần thiết đối với Hãng, bởi đó là một biện pháp để kích thích doanh thu. Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002 của Hãng hàng không quốc gia so với năm 2001 là một bước tiến lớn, chứng tỏ sự lớn mạnh ngày càng vững chắc của Hãng. Hãng đã tiến bộ trong từng bước đi, từng kế hoạch và chiến lược kinh doanh của mình. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Hãng không những giảm được lỗ năm 2001 là 136.438.067 nghìn đồng mà còn tăng lên 76.801.448 nghìn đồng năm 2002. Lợi nhuận từ hoạt động khác của Hãng năm 2002 cũng tăng 37,8% so với năm 2001, với số tuyệt đối là 23.606.490 nghìn đồng. Cũng qua biểu thức 1 cho ta thấy các chỉ tieu về doanh thu, lợi nhuận tăng lên. Điều đó có ảnh hưởng tốt đến thu nhập bình quân nhân viên của Hãng. Cụ thể năm 2002 thu nhập bình quân nhân viên là 4.300 nghìn đồng, năm 2001 là 3.500 nghìn đồng. Vậy năm 2002 tăng hơn năm 2001 là 800 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 23%. Sang năm 2003 Hãng phấn đấu để suy trì và phát triển mức tăng doanh thu và lợi nhuận này đẻcó thể tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao hơn nữa đời sống cho cán bộ công nhân viên của Hãng. Tóm lại, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) là một doanh nghiệp Nhà nước với lịch sử phát triển trên 40 năm, ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ vận tải và các dịch vụ đồng bộ. Do vậy, Hãng có một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và cũng chính lý do này mà hãng đang không ngừng phấn đấu hơn nữa để trở thanh một đơn vị vững mạnh trong nền kinh tế thị trường. II. Tình hình sử dụng vốn cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. 1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định Trước khi đi sâu vào nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định tại Hãng (VNA) ta có thể khái quát về cơ cấu vốn kinh doanh của Hãng qua biểu sau: Biểu 2: Cơ cấu vốn kinh doanh của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Đơn vị tính: nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2001 2002 Tỷ lệ (%) 1 Vốn cố định BQ 1,330,827,169 1,554069,192 116,7 2 Vốn lưu động BQ 3,020,809,145 1,370,058,033 45,3 3  Vốn kinh doanh BQ 4,351,636,314 2,924,127,225 67,2 Nhận xét: Qua biểu 2 Cơ cấu vốn kinh daonh của Vietnam Airlines, ta thấy: Nhìn chung tổng vốn kinh doanh cảu Hãng năm 2002 giảm so với 2001 tổng vốn chỉ đạt 67,2%. Cụ thể năm 2002 tổng vốn kinh doanh là 4.351.636.314 nghìn đồng. Trong đó vốn cố định củâHngx năm 2002 là 1.554.069.1992 năm 2002 là 1.330.827.169. Như vậy vốn cố định của năm 2002 tăng so với năm 2001, và tốc độ tăng đạt 116,7% trong khi đó tỷ lệ vốn lưu động năm 2002 giảm so với năm 2001 là 54,7% (100% - 45,3%). Đi sâu phân tích ta thấy vốn cố định của Hãng tăng 16,7% (116,7% - 100). Việc tăng này là do Hãng đã tăng vốn đầu tư vào tài sản cố định. Và việc đầu tư này là hợp lý bởi đầu tư vào tài sản cố định để làm tăng thêm hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Từ đó nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho Hãng. Tuy nhiên bên cạnh việc tăng vốn cố định là sự giảm đi vốn lưu động. Việc giảm vốn lưu động là do những nguyên nhân sau: Hãng đã giả tièn, các khoản đầu tư ngắn hạn như là đầu tư chứng khoán ngán hạn, đầu tư ngắn hạn khác, ngoài ra các khoản phải thu (phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, trả trước cho người bán), hàng tồn kho, tài sản lưu động khác cũng giảm. Và việc giảm của vốn lưu động là nguyên nhân chính dẫn đén sự giảm vốn kinh doanh. 1.1. Cơ cấu vốn cố định của Hãng Trong những năm qua, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã từng bước đổi mới tài sản cố định, đồng thời không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán va quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hay vốn cố định trong quá trình kinh doanh. Một trong những công việc quan trọng của người làm công tác kế toán tài sản cố định là phải tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn cố định tại Hãng để từ đó tìm ra hướng đầu tư đúng đắn, đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Qua số liệu của hãng ta biết được cơ cấu vốn cố định của Hãng như sau: Qua biểu ta thấy được cơ cấu vốn cố định của Hãng gồm 2 bộ phận chính là tài sản cố định các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Trong đó tài sản cố định chiếm 73,5% trong tổng vốn cố định, và đầu tư tài chính dài hạn hiếm 26,5%. Đi sâu vào phân tíhc ta thấy tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản cố định, xấp xỉ là 99,2% tương ứng với số tuyệt đối là 970.326.096,5 nghìn đồng, tài sản cố định hữu hình tuy tăng lên so với năm 2003 nhưng vì Hãng cũng tăng đầu tư cho tài sản cố định vô hình, do đó mà tỷ trọng tài sản cố định hữu hình của Hãng năng 2002 là giảm 0,4% so với năm 2001, nhưng tài sản cố định vô hình lại tăng 0,3%. Đối với hoạt động đầu tư tài chính dài hạn, Hãng chủ yếu tập trung đầu tư vào các hoạt động: + Đầu tư chứng khóan dài hạn + Góp vốn liên doanh + Các khoản đầu tư dài hạn khác Nhìn chung năm 2002 Hãng không tập trung vốn vào đầu tư tài chính nhiều như năm 2001. Cụ thể năm 2002 giảm hơn 2001 là 96.049.233 nghìn đồng, tương ứng giảm 8,8%. Và trong năm 2002 Hãng chủ yếu tập trung vào việc góp vốn liên doanh thay vì đầu tư vào những khoản dài hạn khác so với năm 2001. Tóm lại cơ cấu vốn cố định của hãng như trên là hợp lý bởi hoạt động kinh doanh chủ yếu của Hãng là kinh doanh vận tải với dịch vụ hàng không. Chính vì vậy giá trị tài sản cố định trong Hãng chiếm tỷ trọng khá lớn và đóng vai trò hết sức quan trọng, do đó Hãng phải tập trung đầu tư chủ yếu vào tài sản cố định, còn hoạt động đầu tư tài chính là cách để Hãngtăng thêm doanh thu cho hãng đồng thời tránh lãng phí vốn và tránh tình trạng đọng vốn. 1.2. Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Tài sản cố định là yếu tố rất quan trọng trong doanh nghiệp cho dù đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiẹp thương mại, đơn vị xây lắp … Đối với Vietnam Airlines, với tính chất đặc thù của một ngành kinh doanh vận tải đặc biệt, không giống như bất cứ một mô hình doanh nghiệp nào trong nước cũng như ngoài nước, tài sản cố định của Hãng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh. Chính vì vậy việc nghiên cứu và theo sự biến động của tài sản cố định của Hãng là một công việc rất cần thiết. Để từ đó Hãng tìm ra hướng đi, lập ta kế hoạch sử dụng, nâng cấp, đổi mới … tài sản cố định sao cho mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho Hãng nói riêng, tổng công ty nói chung, và cũng từ đó cải thiện đời sôngs cho nhân viên. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Hãng trước hết ta cần phân tích tình hình tài sản cố định (theo nguyên giá) tại Hãng Biểu 4: Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định tại hãng hàng không quốc qia việt Nam theo nguyên giá 2001-2002 Đơn vị: 1000 đồng Số TT Chỉ tiêu 2001 2002 So sánh 2002/2001 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ 1 Số đầu kỳ 3.670.777.803 3.547.859.438 (122.918.320) 96,7 2 Số tăng trong kỳ 398.536.190 768.227.872 387.691.763 197,2 3 Số giảm trong kỳ 43.450.889 898.132.682 854.681.793 2067 4 Số cuối kỳ 3.340.949.773 3.340.949.773 (684.913.250) 83 Từ kết quả phân tích ta thấy nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ năm 2001 là 3.670.777.803 nghìn đồng, năm 2002 là 3.547.859.483 nghìn đồng. Như vậy, nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ năm 2003 giảm hơn so với năm 2001 là 3,3% (= 100% - 96,7%), hay thực tế giảm 122.918.320 nghìn đồng. Trong kỳ năm 2002 doanh nghịe chú ý mua dắm, trang bị thêm tài sản cố định như Hãng đã mua sắm mới thêm đất, máy bay, nhà, vật kiến trúc, máy móc thiết bị phương tiện vận tải mặt đất, thiết bị quản lý và một số tài sản khác. Ngoài ra Hãng cũng tiến hành xây dựng thêm nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị cho nên số tài sản cố định tăng trong kỳ đạt 197,2%. Điều này rất có lợi cho một doanh nghiệp kinh doanh vận tải lớn như Vietnam Airlines, bởi tài sản cố định có vị trí hết sức quan trọng trong kinh doanh cảu hãng đặc biệt là máy bay. Việc nâng cấp, mua sắm thêm tài sản làm cho Hãng tăng hiệu quả kinh doanh và tăng doanh thu, làm cho lợi nhuận cũng tăng lên, góp thêm phần lớn mạnh vào sự tăng trưởng của kinh tế đất nước. Bên cạnh việc trang bị, mua sắm thêm tài sản cố định, Hãng đã tiến hành thanh lý và nhượng bán một số lớn tài sản cố định cũng không dùng đến trong hoạt động kinh daonh của mình như là thanh lý và chuyển công cụ, dụng cụ: đất, máy bay, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị … đồng thời giảm do lưu chuyển nội bộ máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mặt đất và thiết bị quản lý. Số tài sản giảm trong kỳ năm 2002 lớn hơn 2001 là 854.681.793 nghìn đồng, tức là số giảm trong kỳ năm 2002 đạt 2067%. Sự tăng lên khá lớn của số giảm tài sản cố định trong kỳ cũng có ảnh hưởng đến số tài sản cố định cuói kỳ. Kết quả là số cuối kỳ giảm 684.913.250 nghìn đồng, tương ứng đã giảm là 17%. Để hiểu rõ thêm về sự tăng giảm tài sản cố định trong Hãng cần đi sâu phân tích về cơ cấu tài sản cố định trong Hãng. Từ đó biết được chính xác, cụ thể hơn, nguyên nhân tăng giảm tài sản cố định của Hãng. Từ biểu trên ta thấy, tài sản cố định trong doanh nghiệp chủ yếu là tài sản cố định hữu hình, chiếm tới 98,6% tổng tài sản cố định trong đó máy bay chiếm tỷ trọng cao nhất, 63,2%, tiếp đến là phương tiện vận tải mặt đất, nhà cửa vật kiến trúc, cuối cùng là thiết bị quản lý và máy móc thiết bị. So sánh tình hình tài sản cố định năm 2002 so với năm 2001 tổng nguyên giá giảm 17%, tương ứng với số tiền là: 684.913.250 nghìn đồng. Nguyên nhân chính của việc giảm này là do hầu hết các chỉ tiêu trong năm 2002 đều giảm hơn so với năm 2001. Máy bay giảm 16,9%, tương ứng là 429.854.545 nghìn đồng, phương tiện vận tải mặt đất giảm 32,3% tương ứng 234.663.284 nghìn đồng, tài sản khác cũng giảm khá nhiều với tỷ lệ giảm là 58,3%, số tiền giảm tương ứng là: 28.749.387 nghìn đồng. Cơ cấu tài sản cố định trong hãng nói chung là hợp lý bởi là một doanh nghiệp Nhà nước được hình thành từ lâu nên khoản chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí sử đất,.. trong tổng chi phí vô hình gần như không có. Trong tài sản cố định hữu hình máy bay, phương tiện vận tải mặt đất chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị quản lý máy móc thiết bị là một điều hết sức hợp lý. Bởi ngành nghề kinh doanh của Hãng là vận tải bằng đường hàng không, một ngành nghề kinh doanh đặc biệt và cũng hết sức quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Cơ cấu tài sản cố định của Hãng như trên chứng tỏ Hãng đã đi rất đúng hướng, đúng ngành nghề kinh doanh của mình. Hãng cũng đã và ngày càng phát huy khả năng đó. Điều này không những mang lại lợi ích lớn cho Hãng, cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam và mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước. Biểu 6. Phân tích tình hình hao mòn TSCĐ tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam 2001 - 2002 Đơn vị: 1.000 đồng STT Chỉ tiêu 2001 2002 1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình 4.025.863.023 3.340.949.773 2 Giá trị hao mòn 1.834.239.812 2.813.363.023 3 Giá trị còn lại 1.506.709.953 1.212.500.021 Máy bay 946.554.778 595.997.581 Nhà cửa, vật kiến trúc 228.817.674 158.511.014 Máy móc thiết bị 85.872.341 111.848.375 Phương tiện vận tải 165.680.461 256.267.690 Thiết bị quản lý 73.779.172 71.794.905 Tài sản khác 6.005.527 18.080.429 4 Hệ số hao mòn 0,46 0,84 Từ kết quả của biểu trên ta thấy nguyên giá tài sản cố định năm 2002 so với năm 2001 giảm 17%, tương đương với số tiền là 684.913.250 nghìn đồng. Nguyên nhân của việc giảm này là do hãng đã thanh lý, chuyển công cụ dụng cụ trong năm 2002. Cụ thể máy bay giảm 16,9%, hay số tuyệt đối là 429.854.545 nghìn đồng, máy móc thiết bị giảm 19,8%, tương ứng là 45.855.114 nghìn đồng, phương tiện vận tải mặt đất giảm 32,3%, tương ứng với số tiền là 234.663.284, tài sản khác cũng giảm 28.749.387 nghìn đồng, xấp xỉ 58,3%. Trong khi đó, giá trị hao mòn tăng lên trong năm 2002 so với năm 2001. Cụ thể tổng giá trị hao mòn tăng 970.103.211 nghìn đồng, hay tăng 53,4%, trong đó hầu hết mọi chi tiêu đều tăng, đặc biệt là giá trị hao mòn của máy bay tăng 66,9%, tức là 780.411.752 nghìn đồng. Đây cũng là yếu tố chính của việc tăng giá trị hao mòn. Ngoài ra các chỉ tiêu nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mặt đất cũng tăng, nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn. Điều này cho thấy Hãng khá quan tâm đến vấn đề khấu hao tài sản cố định trong Hãng mình. Do đó sẽ giúp Hãng khấu hao nhanh tài sản cố định trong Hãng, hạn chế được khấu hao vô hình xảy ra đối với tài sản cố định, điều này cũng giúp Hãng quan tâm đến vấn đề mua sắm, trang thiết bị, nâng cấp thêm tài sản cố định mới, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận. Cũng qua bảng ta thấy riêng hệ số hao mòn TSCĐ của năm 2002 lớn hơn 2001. Cụ thể năm 2002 hệ số hao mòn là 0,84 và năm 2001 là 0,46. Điều đó chứng tỏ mức độ hao mòn TSCĐ của Hãng năm 2002 lớn hơn so với năm 2001. Tóm lại, việc quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam là tương đối tốt, chứng tỏ Hãng đang đi rất đúng hướng. Tuy nhiên việc trang bị mới tài sản cố định của Hãng vẫn chưa cao và có nhiều hạn chế. Phần lớn những tài sản cố định mà cụ thể là máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc được trang bị và xây dựng từ lâu song đến nay vẫn đang được sử dụng. Điều này chứng tỏ việc quản lý và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp là rất tốt. Song mặt khác cũng phản ánh những hạn chế của việc trang bị tài sản cố định. Do vậy, trong những năm tới doanh nghiệp nên có hướng giải quyết những tài sản cố định này như thanh lý, nhượng bán nhằm trang bị những tài sản cố định mới hiện đại hơn và cho năng suất hơn. 2. Tình hình hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam. Như ta đã biết vốn cố định của Hãng bao gồm 2 bộ phận chính: Giá trị TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn. Do vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ ta cũng cần đánh giá cả 2 chỉ tiêu đó. Từ việc phân tích ở trên ta có thể đi đến kết luận hiệu quả sử dụng VCĐ của Hãng là tốt. 2.1. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn cố định Thông thường DN đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ thông qua các chỉ tiêu: - Hệ số phục vụ VCĐ - Hàm lượng VCĐ - Hệ số sinh tồn VCĐ - Hệ số phục vụ của bộ phận VCĐ đầu tư cho TSCĐ. - Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư dài hạn. - Hệ số lợi nhuận của vốn đầu tư dài hạn. Trên thực tế, kết quả đánh giá tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được phản ánh thông qua biểu sau: Biểu 7. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam năm 2001 - 2002. Đơn vị: 1.000đ TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 2002/2001 1 VCĐ đầu tư cho TSCĐ b/quân 978.309.183 1.279.600.440 2 VCĐ đầu tư dài hạn BQ 325.517985,5 256.468.752,5 3 VCĐ bình quân 1.330.827.169 1.554.069.192 4 Doanh thu thực hiện trong kỳ 6.567.895.961 7.963.810.399 5 Lợi nhuận trước thuế 345.571.819 661.970.303 6 Lợi nhuận đầu tư dài hạn 136.438.067 76.801.448 7 Hệ số phục vụ VCĐ (4:3) 4,93 5,12 0,19 8 Hàm lượng VCĐ (3/4) 0,2 0,19 -0,01 9 Hệ số sinh lời VCĐ (5:3) 0,25 0,42 0,17 Từ biểu trên ta thấy việc sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp là có hiệu quả. Năm 2002 kết quả cao hơn năm 2001. Cụ thể là. Năm 2001, vốn cố định bình quân của hãng là 1.330.827.169 nghìn đồng và doanh thu đạt được là 6.567.895.961 và hệ số phục vụ vốn cố định của Hãng là 4,93. Điều này có nghĩa: 1 đồng vốn cố định tham gia hoạt động sẽ tạo ra 4,93 đồng doanh thu và 0,25 đồng lợi nhuận. Sang năm 2002 thì những con số này tăng lên, tức là 1 đồng vốn cố định tham gia thì tạo ra 5,12 đồng doanh thu, tăng hơn so với năm 2001 là 0,19 đồng và tạo ra 0,42 đồng lợi nhuận, tăng hơn 2001 là 0,17 đồng. Đi sâu phân tích ta thấy, nhìn chung vốn cố định của Hãng chủ yếu tập trung đầu tư cho tài sản cố định, vốn cố định đầu tư cho tài sản cố định năm 2001 là 978.309.183 nghìn đồng, năm 2002 là 1.279.600.440 nghìn đồng, như vậy năm 2002 tăng hơn so với năm 2001. Tuy nhiên vốn cố định đầu tư dài hạn của Hãng thì giảm đi, năm 2001 là 325.517.985,5, năm 2002 giảm còn 256.468.752,5 nghìn đồng. Năm 2001, 1 đồng vốn cố định đầu tư cho tài sản cố định tham gia tạo 6,7 đồng doanh thu và 0,35 đồng lợi nhuận. Đến năm 2002 thì con số này đã tăng lên, cứ 1 đồng vốn cố định đầu tư cho TSCĐ tham gia tạo 9,22 đồng doanh thu và 0,51 đồng lợi nhuận. Đối với hoạt động đầu tư tài chính dài hạn, mặc dù năm 2002 Hãng đã giảm đầu tư, song Hãng vẫn thu được lợi nhuận trên vốn đầu tư dài hạn là - 0,42, nhưng ở năm 2002 con số này là 0,3. Như vậy là tăng lên 0,72 đồng. Mặc dù kết quả đạt được còn khá khiêm tốn, song đó cũng là những cố gắng của Hãng nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn, mặt khác vốn đầu tư cho hoạt động này của hãng là không cao lắm. 2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định cần thông qua một số chỉ tiêu sau: Biểu 8. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng TSCĐ của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 2002/2001 1 Tổng NG TSCĐ bình quân đang sử dụng 978.309.183 1.279.600.440 2 Tổng NGTSCĐ bình quân hiện có 978.309.183 1.279.600.400 3 Doanh thu thực hiện 6.567.895.961 7.963.810.399 4 Lợi nhuận trước thuế 345.571.819 661.970.303 5 Hệ số sử dụng TSCĐ (1:2) 1 1 6 Hệ số phục vụ (3:2) 6,7 6,2 - 0,5 7 Hệ số lợi nhuận (TSCĐ) (4:2) 0,35 0,51 0,16 Qua biểu ta thấy rằng việc sử dụng tài sản cố định trong Hãng là có hiệu quả, bởi tỷ lệ huy động tài sản cố định vào sử dụng là rất triệt để. Cụ thể trong 1 đồng nguyên giá tài sản cố định hiện có trong Hãng thì cũng có đúng 1 đồng nguyên giá tài sản cố định được sử dụng. Doanh thu từ hoạt động đầu tư vào tài sản cố định năm 2002 tăng hơn so với năm 2001, tuy nhiên tỷ lệ tăng doanh thu thấp hơn tỷ lệ tăng của việc đầu tư vốn cố định vào tài sản cố định. Do đó, hệ số phục vụ vốn cố định vào tài sản cố định năm 2002 giảm hơn 2001 là 0,5. Cụ thể năm 2001 hệ số phục vụ là 6,7, năm 2002 là 6,2. Tuy nhiên hệ số lợi nhuận năm 2002 lại tăng hơn 2001. Cụ thể hệ số lợi nhuận năm 2001 là 0,35 và 2002 là 0,51. 2.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính dài hạn tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Biểu 9. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng VCĐ đầu tư hoạt động tài chính dài hạn tại Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Đơn vị: 1.000đ TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 2002/2001 1 VCĐ bình quân 1.330.827.169 1.554.069.192 2 VCĐ bình quân đầu tư tài chính dài hạn 325.517.985,5 256.468.752,5 3 Doanh thu thực hiện trong kỳ 6.567.895.961 7.963.810.399 4 Doanh thu hoạt động TC 185.330.853 218.810.330 5 Lợi nhuận tài chính (136.438.097) 76.801.448 6 Lợi nhuận trước thuế 345.571.819 661.970.303 7 Hàm lượng VCĐ đầu tư tài chính (2:4) 1,75 1,17 - 0,58 8 Hệ số sinh lời VCĐ đầu tư tài chính (6:2) 1,06 2,58 1,52 9 Hệ số phục vụ VCĐ đầu tư tài chính (3:2) 20,17 30,05 9,88 10 Hệ số thu nhập (4:2) 0,57 0,85 0,27 11 Hệ số lợi nhuận (5:2) 0,3 Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Ta nhận thấy: Hàm lượng VCĐ bình quân đầu tư cho hoạt động tài chính trong năm 2001 đạt 1,75. Nghĩa là, trong năm 2001 để tạo ra được 1 đồng doanh thu hoạt động tài chính thì phải dùng 1,75 đồng vốn cố định đầu tư cho hoạt động tài chính. Mặt khác, năm 2002 hệ số này đạt 1,17. Nghĩa là trong năm 2002, để tạo ra 1 đồng doanh thu từ hoạt động tài chính thì Hãng hàng không quốc gia Việt Nam chỉ phải bỏ ra 1,17 đồng. So với năm 2001 thì hàm lượng vốn cố định đầu tư cho hoạt động tài chính giảm 0,58 đồng (hay để tạo được 1 đồng, trong năm 2002 Hãng đã tiết kiệm được 0,58 đồng trong hoạt động đầu tư tài chính) Theo bảng phân tích, ta có: Hệ số phục vụ của bộ phận VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính trong năm 2001 là 20,17, trong năm 2002: hệ số này đạt 30,05. Điều này cho thấy trong năm 2001: một đồng vốn cố định đầu tư cho hoạt động tài chính tham gia tạo ra được 20,17 đồng doanh thu thực hiện trong kỳ. Tương tự, trong năm 2002, 1 đồng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính tham gia tạo ra 30,05 đồng doanh thu thực hiện trong kì. Như vậy so với năm 2001, sang năm 2002 Hãng đã sử dụng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính hiệu quả hơn - tăng 9,88 đồng doanh thu trên 1 đồng VCĐ đầu tư hoạt động tài chính. Điều này còn được phản ánh thông qua hệ số sinh lợi của bộ phận vốn cố định đầu tư cho hoạt động tài chính. Qua hệ số sinh lợi ta thấy: Trong năm 2001, 1 đồng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính tham gia tạo ra 1,06 đồng lợi nhuận trước thuế của Hãng. Trong năm 2002: Hệ số này là 2,58. Như vậy trong năm 2002, chỉ với 1 đồng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã tham gia tạo ra 2,58 đồng lợi nhuận trước thuế của toàn Hãng. So sánh giữa hai năm, ta nhận thấy Hãng đã sử dụng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính một cách hiệu quả. Theo bảng ta thấy: Chỉ cùng với 1 đồng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã tăng được 1,52 đồng lợi nhuận trước thuế. Để đánh giá thêm về sự hiệu qả của việc sử dụng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Ta còn hai hwj số đánh giá là hệ số thu nhập của bộ phận vốn cố định đầu tư cho hoạt động tài chính và hệ số lợi nhuận của bộ phận VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính. Qua hệ số thu nhập của bộ phận VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính, ta thấy. Chỉ trong năm 2001, VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính dài hạn đã mang lại cho Hãng là 0,57 đồng. Trong khi đó, con số này của năm 2002 là 0,85. Nghĩa là trong năm 2002, không những Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã hoàn vốn mà còn tạo ra thêm được 0,27 đồng trên mỗi đồng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính. Tuy nhiên, khi đánh giá hiệu quả của hoạt động tài chính thông qua hệ số lợi nhuận của bộ phận VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính, ta nhận thấy: Trong năm 2001: Hãng hàng không quốc gia Việt Nam không những không hoàn được vốn mà hoạt động đầu tư tài chính từ VCĐ đã không mang lại hiệu quả mà 1 đồng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính đã bị giảm đi 0,42 đồng. Nhưng tới năm 2002, hệ số này là 0,3. Điều này đồng nghĩa với việc Hãng đã lãng phí 0,12 đồng lợi nhuận tài chính trên 1 đồng VCĐ đầu tư tài chính giữa năm 2002 so với năm 2001. Chương III: các giải pháp quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. I. Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng vốn cố định và tài sản cố định tại Hãng. 1. Thuận lợi Ngành hàng không dân dụng có một vị tí rất quan trọng và vô cùng to lớn với nền kinh tế quốc dân, mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị đối ngoại, hội nhập khu vực và thế giới. Vì vậy, ngành hàng không dân dụng nói chung và Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) nói riêng được sự hỗ trợ mọi mặt của Nhà nước, như hệ thống văn bản pháp luật về hàng không dân dụng, cáchiệp định chínhphủ về vận tải hàng không quốc tế … tạo cơ sở pháp lý cho Vietnam Airlines hội nhập có kết quả vào hệ thống vận tải hàng không quốc tế. - Trong những năm gần đây nền kinh tế - chính trị Việt Nam tăng trưởng và phát triển ổn định dẫn đến nhu cầu vận tải hàng không, khách quốc tế đến Việt Nam du lịch sẽ tăng. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho Vietnam Airlines hoạt động, bên cạnh đó Vietnam Airlines sẽ có những cơ hội để nâng cao chất lượng phục vụ và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật. - Ưu thế so sánh chủ yếu của Vietnam Airlines trên con đường hội nhập quốc tế là đã hình thành được một đội ngũ lao động được đào tạo cơ bản có năng lực, khả năng tiếp thu và làm chủ nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Điều này được minh chứng bằng việc thực hiưện thành công chương trình chuyển giao công nghệ, khai thác và bảo dưỡng đối với A320, B767. Vietnam Airlines đã được cấp chứng chỉ khai thác và bảo dưỡng các máy bay loại hiện đang khai thác. Bên cạnh hiệu quả kinh tế to lớn, điều này còn khẳng định năng lực làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ lao động Vietnam Airlines. Tất cả các yếu tố trên tạo ra những thuận lợi to lớn trong quá trình kinh doanh của Vietnam Airlines còn gặp không ít khó khăng trong quá trình hoạt động kinh doanh. 2. Khó khăn Mặc dù trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 2,Vietnam Airlines đã có những bước tăng trưởng thuộc loại cao nhất khu vực, song đến nay mức tụt hậu vốn còn lớn so với những hãng hàng không trên thế giới. Hạ tâng cơ sở kỹ thuật vẫn còn trong tình trạng yếu kém, nhất là cácsân bay quốc tế chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của Hãng. Ba sân bay lớn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng mới chỉ bắt được đầu tư một cách cơ bản để cải tạo và nâng cấp. Còn các sân bay khác hoặc xuống cấp không sử dụng dược hoặc sửa chữa một cách tạm bợ. Trang thiết bị tại các Hãng hàng không, sân bay đã được đổi mới nhưng vẫn còn chắp vá, vẫn còn tận dụng phương tiện cũ nhiều. Việc phát triển hệ thống sân bay hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật, đội tàu bay đòi hỏi một sự đầu tư vốn lớn và đồng bộ kỹ thuật công nghệ cao, con người có trình độ chuyên môn và quản lý phù hợp với trình độ phát triển chung của Việt Nam, thời hạn hoàn trả vốn chậm, đồng thời đòi hỏi thời hạn đầu tư ban đầu dài từ 5 đến 1 năm. Đây là khó khăn lớn nhất mà Vietnam Airlines cần phải vượt qua để đạt được mục tiêu phát triển của mình. Từ nay đến năm 2010 Vietnam Airlines càn nguồn vốn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng vào mua sắm máy bay, trang thiết bị kỹ thuật trong giai đoạn này (2001 - 2010) Hãng cần 30.000 tỷ đồng.Trong đó đầu tư cho máy bay là khoảng 20.000 tỷ, đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh dịch vụ, đào tạo cơ bản cho người lái và tăng cường trang thiết bị phụ tùng dự trữ và các nhu cầu khác khoảng 10.000 tỷ. - Trình độ quản lý kỹ thuật, nhất là phu công, kỹ sư, thợ sửa chữa, bảo dưỡng phải đầu tư nâng cao trình độ quản lý nói chung của Việt Nam còn thấp kém, chưa đáp ứng được đòi hỏi cao của nền kinh tế thị trường. Song song với việc tiếp thu trình độ quản lý tiên tiến của thế giới để tự cải tiến nâng cao trình độ và nghiệp vụ trong các lĩnh vực marketing, thương mại, tài chính, kỹ thuật tổ chức kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của kinh tế thị trường đồng thời vấn đề đạo tạo tổ bay, tiếp viên hàng không có đủ khả năng tự diều khiển và khai thác đội tàu bay hiện đại là những vấn đề nóng bỏng cần phải giải quyết. - Việt Nam hiện là thị trường tiềm năng của khu vực. Tuy nhiên hệ số chiếm lĩnh thị trường của Vietnam Airlines trên các đường bay quốc tế còn thấp (chiểm 37% - 38%). Cùng với chính sách mở cửa Việt Nam trong thời gian tới thị trường hàng không Việt Nam sẽ đượckhai thác một cách mạnh mẽ sẽ thu hút các Hãng hàng không thế giới làm mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ tăng lên một cách mạnh mẽ. Trong khi Vietnam Airlines chưa đủ sức vươn tới các thị trường quan trọng như châu Âu, Bắc Mỹ thì các Hãng hàng không lớn từ các thị trường đó ồ ạt bay tới Việt Nam sẽ làm ảnh hưởng đến đường bay trong khu vực truyền thống của Hãng hàng không Việt Nam, làm tăng trong khu vực truyền thống của Hãng hàng không Việt Nam, làm khó khăn trong việc nâng cao hệ số chiếm lĩnh thị trường của Vietnam Airlines. Đây là một thử thách to lớn, do vậy muốn tồn tại và phát triển Vietnam Airlines cần phải tự khẳng định mình bằng cách phát triển mạnh trị trường hàng không, đổi mới đội tàu bay, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Là một doanh nghiệp Nhà nước, do đó Vietnam Airlines vãn chịu sự quản lý của cấp trên. Điều này sẽ khiến cho Vietnam Airlines khó chủ động trong việc thực thi công việc sữa chữa hay nâng cấp tài sản cố định. - Vốn cố định đầu tư dài hạn của Vietnam Airlines thứ tự chưa có hiệu quả do chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines. II. Phương hướng phát triển của Hãng Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được ưu tiên đầu tư thành một hãng hàng không hiện đại, là lực lượng chủ chốt của ngành hàng không Việt Nam với quy mô hoạt động quốc tế, trong khu vực và xuyên lục địa, có uy tín và được ưa chuộng, góp phần tích cực vào sự giao lưu và phát triển kinh tế khu vực. Đầu thế kỷ 21, công ty hàng không phải đuổi kịp và sánh vai cùng các Hãng hàng không hàng đầu trong khu vực Châu â. Về việc hợp tác, liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực vận tải hàng không. Những mục tiêu cơ bản được đặt ra là: * Phát triển và hiện đại hoá tàu bay, trang thiết bị, kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay. Phát triển đội tàu bay là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ hãng HK nào, nhưng lại đặc biệt quan trọng với ngành hàng không Việt Nam. Bởi vì ngoài các yếu tố khác, muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quốc tế hiện nay và tương lai, HK Việt Nam phải đổi mới đội tàu bay. Đó là tàu bay tầm cực ngắn, tầm ngắn, tầm trung, tầm xa. Dự kiến đến năm 2005 có khoảng 45 -> 55 tàu bay các loại, tổng số vốn đầu tư để mua tàu bay khoảng hơn 4 tỷ USD. Hiện nay Hãng đã hoàn thành những bước căn bản trong kế hoạch chuyển giao CN để có thể tự khai thác và bảo dưỡng đội máy bay A320 và trong tương lai tiếp tục việc đảm nhiệm việc khai thác và bảo dưỡng loại tầm dài như B747, B767, B777. * Nâng cấp Hãng hàng không Việt Nam trong các lĩnh vực quản lý, chiến lược kinh doanh, tiếp thị hàng không. Nhằm phục vụ kế hoạch khai thác, vận chuyển và mục tiêu xây dựng Việt Nam thành một trong những trung tâm vận chuyển hàng không của khu vực, cần thiết phải cải tạo, nâng cấp 3 sân bay quốc tế tại Hà nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và 18 sân bay nội địa khác, đồng thời đổi mới một cách đồng bộ và hiện đại các trang thiết bị sân bay đảm bảo cung cấp dịch vụ hành khách, hàng hoá một cách tốt nhất. Kế hoạch nâng cấp hệ thống sân bay như sau: - Sân bay Nội Bài, sau 2005, xây mới nhà ga có lưu lượng khách 10 -> 12 triệu/năm. Tổng vốn đầu tư nâng cấp sân bay cần 600 triệu USD. - Sân bay Tân Sơn Nhất, sau năm 2005, xây mới nhà ga đạt 15 -> 17 triệu khách/năm. Tổng vốn đầu tư nâng cấp sân bay cần 800 triệu USD. - Sân bay Đà Nẵng, tiếp tục mở rộng đến năm 2005 đạt 5 triệu khách/năm. Tổng vốn đầu tư nâng cấp cần 300 triệu USD. * Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính từ nguồn vốn cố định của hãng, như mua cổ phần tại các đơn vị ngoài hãng (khoảng 20 tỷ đồng), đầu tư liên doanh và đầu tư khác, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, dẫn đến tăng hiệu quả kinh doanh của Vietnam Airlines. III - Biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. 1. Những biện pháp Vietnam Airlines áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định. Như ta đã biết hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định là mục tiêu mà tất cả doanh nghiệp nói chung, hãng hàng không quốc gia Việt nam nói riêng luôn muốn làm tốt khi tạo lập vốn cố định và đầu tư tài sản cố định. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định là nâng cao năng suất phục vụ của tài sản cố định, nâng cao sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, từ đó làm tăng lợi nhuận và là cơ sở để mở rộng quy mô kinh doanh, Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Hãng đã tìm hiểu và đưa ra vào áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản cố định và vốn cố định. Điển hình là một số biện pháp sau: 1.1. Khai thác và sử dụng vốn cố định một cách hợp lý. Là một doanh nghiệp Nhà nước, hình thức sở hữu vốn là sở hữu nhà nước, lĩnh vực Kinh doanh của Hãng là kinh doanh vận tải và dịch vụ hàng không, một lĩnh vực mà nhu cầu về vốn cố định là rất cao. Do đó, ngoài việc sử dụng vốn ngân sách cấp Hãng phải sử dụng vốn tự bổ sung là chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn. Ngoài việc dùng vốn ngân sách cấp Hàng phải sử dụng vốn tự bổ sung là chủ yếu cho thấy Hãng đã huy động và sử dụng tối đa nguồn vốn từ các quỹ của mình. Nguồn vốn này được hình thành trên cơ sở sau khi doanh nghiệp đã tìm hiểu kỹ nhu cầu sử dụng vốn của Hãng. Do đó số huy động được thì đều được sử dụng hết, tránh tình trạng vốn cố định của doanh nghiệp bị ứ đọng và lãng phí do huy động nhưng không sừ dụng đến. 1.2. Tuân thủ đúng nguyên tắc trong huy động vốn. Trong khai thác huy động vốn Hãng luôn tuân thủ đúng nguyên tắc khai thác và sử dụng vốn do đó tất cả các tài sản cố định và đầu tư dài hạn đều được lấy từ nguồn vốn cố định. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng khó khăn như thiếu khả năng thanh toán. Bởi trên thực tế nếu doanh nghiệp không tuân theo nguyên tắc này mà sử dụng vốn lưu động để đầu tư cho tài sản cố định sẽ có thể dẫn đến tình trạng tài sản cố định chưa được khấu hao hết nhưng đã cần đến nguồn vốn lưu động đó.Do đó sẽ làm cho doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn khác để bù vào số vốn lưu động đó. Nếu việc làm này diễn ra thường xuyên sẽ đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn.ngoài ra doanh nghiệp còn luôn theo dõi tiền khấu hao theo đúng nguồn hình thành. Do đó đảm bảo trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nguồn vốn đã huy động. 1.3. Chủ động đầu tư mới tài sản cố định. Đầu tư mối tài sản cố định đúng hướng, đúng mục đích cómột ýnghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định vìnó góp phần làm giảm hao mòn vô hình, giảm hao phí lao động sống, tiết kiệm vật tư, nâng cao hiệu quả và năng suất chất lượng phục vụ của tài sản cố định. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng tài sản cố định đầu tư về nhu cầu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuổi thọ kỹ thuạt, năng suất lao động, khả năng thanh toán… Hãng đã tiến hành mua một số tài sản cố định. Điển hình như là: Năm 2001 hãng đã mua máy bay trị giá 237.778.212 nghìn đồng, mua sắm thêm phương tiện vận tải mặt đất trị giá 52.90.373 nghìn đồng. Ngoài ra Hãng còn mua một số thiết bị quản lý trị giá 2.28.002 nghìn đồng. Sang năm 2002, tuy vốn mua sắm những danh mục như ở năm 2001, nhưng Hãng đã mua sắm với quy mô lớn hơn. Cụ thể Hãng đã chi 5.120.252 nghìn đồng để mua sắm thêm máy bay, đối với nhà cửa, vật kiến trúc Hãng đã chi 271.818 nghìn đồng, Hãng mua thêm máy móc thiết bị trị giá 18.758.78 nghìn đồng, phương tiện vận tải mặt đất và thiết bị quản lý cũng tăng hơn 2001. Ngoài ra trong năm 2002 này Hãng cũng đầu tư thêm cả tài sản cố định vô hình, trị giá tài sản là 23.932.290 nghìn đồng. Còn lại một số máy móc thiết bị không thường xuyên hoặc ở xa, Hãng tiến hành thuê nhằm giảm chi phí mua mới, chi phí vận chuyển. Đây chính là một biện pháp đúng đắn của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng tài sản cố định. 1.4. Thực hiện tốt công tác khấu hao tài sản cố định Dưới những tác động của nhiều nhân tố như lạm phát, hao mòn vô hình… việc thu hồi đủ giá trị ban đầu đồng thời đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định gặp rất nhiều khó khăn, phụ thuộc rất lớn vào công tác khấu hao theo tỷ của Hãng. Do đó trong những năm qua, công ty vẫn trích khấu hao theo tỷ lệ quy định của phương pháp khấu hao đường thẳng do Bộ Tài chính quy định. Quỹ khấu hao này được dùng vào việc đầu tư, mua sắm mới tài sản cố định để phát triển sản xuất kinh doanh của Hãng. Nhờ vậy mà lợi nhuận của Hãng năm sau cao hơn năm trước. Trên thực tế nhiều tài sản cốđịnh của doanh nghiệp đã được khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được, do đó khi thanh lý doanh nghiệp luôn có một khoản thu nhập thanh lý. Cụ thể năm 2002 Hãng thu thanh lý Sita của các đại lý văn phòng Hãng + Công ty ABACUS - VNA : 547.419.243đ + Sân bay Phú Quốc : 9.241.452đ + Công ty liên doanh hàng hoá TCS : 148.575.450đ + ……… 1.5. Tiến hành sửa chữa thường xuyên và kịp thời tài sản cố định. Việc tiến hành sửa chữa tài sản cố định luôn được doanh nghiệp quan tâm. Do đó doanh nghiệp không bao gìơ để xảy ra tình trạng tài sản cố định mà cụ thể là máy móc thiết bị đang vận hành lại bị hỏng hay hỏng trước quy định. Trên thực tế tìm hiểu tại Hãng ta thấy hiện nay trong Hãng có nhiều tài sản cố định sử dụng từ lâu, đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được.. Điều này chỉ có đựoc khi doanh nghiệp thật sự quân tâm đến vấn đề quản lý tài sản cố định mà cụ thể là khi phát hiện lỗi một cách kịp thời. 1.6. Tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định Hãng tiến hành giao quyền sử dụng và quản lý tài sản cố định cho một xí nghiệp quản lý chính. Còn lại tài sản cố định phục vụ cho xí nghiệp nào thì xí nghiệp đó tự quản lý. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng người lao động. Đồng thời sẽ sớm tìm ra những hỏng hóc của tài sản cố định để có biện pháp xử lý kịp thời. Tóm lại, Hãng thực sự quan tâm và có trách nhiệm đến vốn cố định và tài sản cố định của doanh nghiệp mình. Hãng cần phát huy những mặt mạnh này nhằm phát triển vững mạnh trong tương lai, bởi những điều này có một ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Hãng. 2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. 2.1. Đề xuất nhằm huy động vốn cố định. Tổng nhu cầu vốn còn thiếu sau khi dự kiến được nguồn vốn tự bổ sung cần phải huy động từ các nguồn khác ngoài Hãng là khoảng 12.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2001 - 2005 và 10.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2006 - 2010. Bởi vậy Hãng cần có một số giải pháp huy động vốn có tính thực thi cao được dự kiến như sau: * Huy động từ nguồn ngân sách Nhà nước bằng cách kiến nghị Nhà nước cho phép hãng miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp để tái đầu tư phát triển cho đội bay. Tổng mức hỗ trợ đề nghị trên 1.500 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 là khoảng 950 tỷ đồng, giai đoạn 2006 - 2010 là 550 tỷ đồng. * Cổ phần hóa các công ty con, cổ phần hóa một phần Vietnam Airlines thông qua phát hành cổ phiếu công ty và/hoặc các loại trái phiếu chuyển đổi trị giá khoảng 500 - 1.000 tỷ đồng. Số tiền này chủ yếu để tăng cường đầu tư cho các doanh nghiệp được cổ phần hóa, cũng như góp phần tăng hiệu quả cho một số hạng mục công trình. * Kết hợp các nguồn vay dài hạn các tổ chức tín dụng xuất khẩu (đảm bảo 70 - 85% trị giá máy bay, động cơ, buồng lái giả…) và vay thương mại trung, dài hạn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đảm bảo bổ sung gần 16.000 tỷ đồng từ nay đến 2010 (mỗi giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010 gần 8.000 tỷ đồng). * Huy động vốn thông qua việc thành lập các liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước là 1.250 tỷ đồng cho giai đoạn đến năm 2010, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 khoảng 550 tỷ đồng, giai đoạn 2006 - 2010 là 700 tỷ đồng, chủ yếu thông qua liên doanh kỹ thuật và ở một số lĩnh vực kinh doanh khác. 2.2. Đẩy mạnh phát triển bộ phận vốn cố định đầu tư cho TSCĐ. 2.2.1. Đổi mới hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật. Do sự phát triển của ngành, đặc biệt là sự phát triển của đội bay, Hãng cần phải củng cố hệ thống điều hành kỹ thuật để đáp ứng quy chế VAR/JAR-OPS và VAR/JAR-145 nhằm đảm bảo kiểm soát các quy trình khai thác, bảo dưỡng máy bay theo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của các nhà chức trách hàng không trong nước và quốc tế. Thiết lập một hệ thống tự động lập kế hoạch bay và điều hành hoạt động khai thác toàn độ máy bay một cách tập trung thống nhất. Hoàn thiện hệ thống các tài liệu và quy chế khai thác bay đảm bảo yêu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan