Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam: Báo cáo tốt nghiệp
“THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ
NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ
GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ”
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ
NỢ CỦA DOANH NGHIỆP VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO
DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
I. Giới thiệu khái quát về sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
1.1. Quá trình hình thành của Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt
Nam ........................................................................................................................ 9
1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của SGD NHNT. ....................................... 9
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh chính mà SGD NHNTVN đạt được trong
năm 2007. ............................................................................................................. 11
1.3.1 . Huy ...
107 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
“THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ
NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ
GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ”
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ
NỢ CỦA DOANH NGHIỆP VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO
DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
I. Giới thiệu khái quát về sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
1.1. Quá trình hình thành của Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt
Nam ........................................................................................................................ 9
1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của SGD NHNT. ....................................... 9
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh chính mà SGD NHNTVN đạt được trong
năm 2007. ............................................................................................................. 11
1.3.1 . Huy động vốn. ............................................................................................. 11
1.3.1.1. Huy động từ các tổ chức kinh tế : ...................................................... 12
1.3.1.2. Huy động từ dân cư : ........................................................................ 12
1.3.2. Sử dụng vốn ................................................................................................. 13
1.3.3. Về thanh toán xuất nhập khẩu ...................................................................... 15
1.3.3.1. Thanh toán xuất khẩu : ...................................................................... 15
1.3.3.2. Thanh toán nhập khẩu : ..................................................................... 16
1.4. Kết quả kinh doanh năm 2007 ..................................................................... 17
II. Thực trạng công tác thẩm định dự án tại SGD NHNT trong thời gian qua.
2. 1. Thẩm định dự án đầu tư. ............................................................................. 17
2.1.1. Quy trình thẩm định một dự án đầu tư. ........................................................ 17
So sánh với các quy trình vay vốn khác ......................................................... 19
2.1.2. Phương pháp thẩm định một dự án đầu tư ................................................... 20
2.1.2.1.Thẩm định theo trình tự. .................................................................... 20
2.1.2.2. Thẩm định theo phương pháp so sánh các chỉ tiêu. ........................... 22
2.1.3. Nội dung thẩm định một dự án đầu tư tại SGD NHNT ................................ 22
III. Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ tại SGD NHNT.
3.1. Sự cần thiết phải thẩm định khả năng trả nợ. ............................................. 32
3.2. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ .......................................................... 34
3.2.1. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn trung dài
hạn. ....................................................................................................................... 34
3.2.1.1. Thẩm định khả năng tài chính. .......................................................... 34
3.2.1.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ....................................................... 36
3.2.1.3. Tính khả thi của dự án đầu tư. ........................................................... 40
3.2.1.4. Thẩm định tài sản bảo đảm ( hay còn gọi là nguồn thu dự phòng ). .. 50
3.2.1.5. Từ việc kinh doanh phụ khác, từ nguồn tài trợ, vốn khác, thuế lợi tức
được để lại… ................................................................................................. 52
3.2.2. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. .................... 53
3.3. Ví dụ minh họa cho công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp
vay vốn trung dài hạn tại SGD Ngân hàng Ngoại Thương. ............................... 55
3.3.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp. ................................................ 55
3.3.2. Thẩm định chi tiết doanh nghiệp .................................................................. 58
3.3.3. Thẩm định dự án .......................................................................................... 68
IV. Đánh giá hoạt động thẩm định khả năng trả nợ nói riêng và thẩm định dự
án nói chung của doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn của Sở giao dịch Ngân
hàng ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua.
4.1. Nhận xét của tác giả về việc thẩm định khả năng trả nợ dự án “Đầu tư xây
dựng văn phòng giao dịch và giới thiệu sản phẩm ARTEXPORT HOUSE”. .. 75
4.2. Nguyên nhân của những thành quả đó:....................................................... 78
4.2.1. Uy tín và lợi thế của toàn hệ thống NHNT ................................................... 78
4.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ của Ngân hàng ngoại thương. ........................... 79
4.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định .................................................. 79
4.2.4. Chất lượng tín dụng tại SGD không ngừng được nâng cao .......................... 80
4.2.5. Thực hiện tốt công tác báo cáo tổng hợp và lưu trữ dữ liệu ......................... 81
4.3. Những mặt hạn chế trong công tác thẩm định khả năng trả nợ nói riêng và
công tác thẩm định nói chung. ............................................................................ 82
4.3.1. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ : ......................................................... 82
4.3.2. Cơ chế chính sách còn chồng chéo: ............................................................. 86
4.3.3. Công tác khách hàng: .................................................................................. 86
4.3.4. Nguồn thông tin để thẩm định còn hạn chế .................................................. 86
4.3.5. Công tác tổ chức thẩm định ......................................................................... 87
4.3.6. Khó khăn trong hoạt động trên địa bàn: ...................................................... 87
CHƯƠNG II – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP
VAY VỐN TRUNG DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM.
2.1. Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động phát triển nói chung và hoạt động
thẩm định dự án nói riêng của Sở Giao Dịch trong thời gian tới.
2.1.1. Phương hướng của Ngân hàng Ngoại Thương trong thời gian tới. .............. 88
2.1.2. Những nhiệm vụ cụ thể cho NHNT VN ......................................................... 89
2.1.3. Định hướng phát triển của SGD NHNT và định hướng phát triển tín dụng
trung dài hạn. ........................................................................................................ 90
2.1.3.1.. Định hướng phát triển của SGD ....................................................... 90
2.1.3.2. Định hướng phát triển tín dụng trung dài hạn. ................................... 90
2.2. Những giải pháp đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định dự án và
thẩm định khả năng trả nợ tại SGD NHNT.
2.2.1. Những giải pháp chung. ............................................................................... 91
2.2.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đạo đức cán bộ thẩm định. ..... 91
2.2.1.2. Nâng cao công tác phục vụ khách hàng. ........................................... 92
2.2.1.3. Nên có chính sách lương, đãi ngộ hợp lý cho cán bộ. ........................ 93
2.2.1.4. Nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức điều hành ............................ 93
2.2.1.5. Đầu tư hiện đại hóa ngân hàng. ......................................................... 94
2.2.2. Những giải pháp về nghiệp vụ. ..................................................................... 95
2.2.2.1. Giải pháp về quy trình thẩm định. ..................................................... 95
2.2.2.2. Phương pháp thẩm định khả năng trả nợ. .......................................... 95
2.2.2.3.Về nội dung thẩm định khả năng trả nợ :............................................ 96
2.2.2.4. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin. ............................ 100
2.2.2.5. Giải pháp về hoàn thiện công tác thẩm định .................................... 100
2.2.2.6.Giải pháp về chính sách tín dụng. .................................................... 101
2.2.3. Một số kiến nghị về công tác thẩm định. .................................................... 101
2.2.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước. ............................................................ 101
2.2.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.......................................................... 104
2.2.3.4. Về phía các doanh nghiệp ............................................................... 104
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CKH : có kỳ hạn
ĐTDA : Đầu tư dự án.
ĐTT : đồng tài trợ.
HĐQT : hội đồng quản trị.
KKH : không kỳ hạn.
KP : kỳ phiếu
KT : kinh tế
NHNN: ngân hàng Nhà nước
NHNT VN : ngân hàng ngoại thương Việt Nam
QHKH : quan hệ khách hàng.
QLN : quản lý nợ.
SGD : sở giao dịch
TCKT : tổ chức kinh tế.
TK : tiết kiệm
TrP : trái phiếu.
XNK : Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ I.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của SGD NHNT
Bảng I.1 : Tình hình huy động vốn của SGD năm 2007
Bảng I.2 : Tình hình sử dụng vốn của SGD năm 2007
Bảng I.3 : Tình hình thanh toán xuất khẩu của SGD năm 2007
Bảng I.4 : Tình hình thanh toán nhập khẩu tại SGD năm 2007
Sơ đồ II.1 : quy trình chấm điểm tín dụng doanh nghiệp
Bảng II.1 : bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án.
Bảng II.2 : Bảng kế hoạch hoàn trả vốn vay
Bảng II. 3 : Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần XNK Thủ công Mỹ nghệ
Artexport.
Bảng II. 4 : Các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Công ty XNK Thủ công Mỹ nghệ
Artexport
Bảng II.5 : Tổng số lao động của công ty XNK Thủ công Mỹ nghệ Artexport
Bảng II. 6 : Cơ cấu tổ chức của Artexport.
Bảng II.7 : Quan hệ của công ty Artexport với các tổ chức tín dụng.
Bảng II.8 : Kết quả tính toán một số chỉ tiêu của Dự án đối với Phương án cơ sở và
độ nhạy của dự án.
MỞ ĐẦU
GDP trong những năm gần đây luôn đạt mức cao khoảng 8 – 9%. Cơ cấu
ngành đã có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng
cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Với sự lớn mạnh của mình, các ngân hàng
đã trở thành các trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Điều này càng
quan trọng hơn khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
WTO vào năm 2007. Các ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc điều chuyển
vốn giữa các thành phần kinh tế, giúp cho đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu
quả nhất; ngân hàng còn góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện các chính sách của
Đảng và Nhà nước trong việc phát triển các thành phần kinh tế, tạo đà cho phát
triển.
Sau một thời gian thực tập tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt
Nam, tôi đã hoàn thành xong Báo cáo tổng hợp về đơn vị thực tập. Sau đó, tôi tiếp
tục nghiên cứu sâu thêm về đơn vị và quyết định chọn đề tài: “THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN
TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM ” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu của Chuyên đề ngoài Lời mở đầu, Kết luận, nội dung chính được
chia làm 2 chương:
- Chương I: Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp
vay vốn trung và dài hạn tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
- Chương II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định
khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn tại Sở Giao Dịch Ngân
Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Tài liệu tham khảo :
Hướng dẫn lập báo cáo thẩm định dự án đầu tư – Ngân Hàng Ngoại Thương
Việt Nam.
Quy trình tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp – Ngân Hàng Ngoại
Thương Việt Nam.
Báo cáo của các phòng (trình lên phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ) – Sở
Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam – 2007.
Định hướng tín dụng 2008 – Phòng Đầu tư dự án – SGD.
Báo cáo thẩm định dự án : “Đầu tư xây dựng văn phòng giao dịch và giới
thiệu sản phẩm ARTEXPORT HOUSE”- Phòng Đầu tư dự án – SGD.
Giáo trình lập dự án đầu tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt - Trường Đại
học kinh tế quốc dân.
CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN
TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
I. Giới thiệu khái quát về sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam.
1.1. Quá trình hình thành của Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Theo quyết định số 1215/QĐ – NHNT. TCCB – ĐT quyết định của hội đồng
quản trị Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương
được thành lập trên cơ sở điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy tổ chức và hoạt động của
Hội Sở Chính là Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, kể từ ngày
28/12/2005.
Tên tiếng Việt là : Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế bằng Tiếng Anh : Bank for foreign trade of Viet Nam
operation centre ( Vietcombank ).
Trụ sở chính của Sở Giao Dịch : hiện tại ở tòa nhà ARTEXPORT HOUSE,
số 31 – 33 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của SGD NHNT.
Tổ chức bộ máy hoạt động của Sở giao dịch bao gồm có 1 giám đốc, 3 phó
giám đốc, 21 phòng ban
Sơ đồ I.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của SGD NHNT
Phòng bảo lãnh
Phòng đầu tư dự án
Phòng hành chính quản trị
Phòng hối đoái
Phòng kinh tế giao dịch
Phòng kinh tế tài chính
Phòng quản trị rủi ro
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng ngân quỹ
Phòng quản lý nhân sự
Phòng tổng hợp
Phòng thanh toán XNK
Phòng thanh toán thẻ
Phòng quản lý nợ
Phòng quan hệ khách hàng
Phòng TD trả góp tiêu dùng
Phòng tin học
Phòng vốn và KDoanh ngoại tệ
Phòng vay nợ viện trợ.
Phòng quản lý quỹ máy ATM
Sở
Giao
Dịch G
iá
m
đ
ốc
p.
gi
ám
đ
ốc
p.
gi
ám
đ
ốc
p.
gi
ám
đ
ốc
Các phòng giao dịch
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh chính mà SGD NHNTVN đạt được trong
năm 2007.
Năm 2007 là năm thứ hai SGD tách ra hoạt động độc lập. Sau một năm tách
ra khỏi Trung ương, SGD đã phần nào khắc phục được những khó khăn bỡ ngỡ ban
đầu như xáo trộn về mặt tổ chức, nhiều nghiệp vụ mới được đưa vào thực hiện,
khách hàng lớn chuyển về TW quản lý… SGD đã tạo được một nền tảng tương đối
vững chắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3.1 . Huy động vốn.
Bảng I.1 : Tình hình huy động vốn của SGD năm 2007
Đơn vị : tỷ đồng, triệu USD
Chỉ tiêu
31/12/2007 Tăng, giảm so với
31/12/2006 ( % )
VND USD Quy VND VND USD Quy
VND
Huy động từ nền KT 17205.24 1290.03 37992.83 14.34 4.71 8.95
1 tiền gửi của TCKT 13175.94 605.80 22937.77 17.38 37.47 25.23
1.1. tiền gửi KKH 5346.15 541.98 14079.55 28.30 35.59 32.84
1.2. tiền gửi CKH 7829.79 63.82 8858.21 10.93 55.88 14.78
2. tiết kiệm & KP, TrP 4029.30 684.24 15055.06 5.42 -13.54 -9.07
2.1 Tiết kiệm 3910.27 661.18 14564.54 14.68 -7.78 -2.55
TK không kỳ hạn 28.28 10.00 189.47 -4.58 8.78 6.68
TK có kỳ hạn < 12t 2145.70 185.49 5134.72 13.61 -14.43 -4.5
TK có kỳ hạn >12t 1736.29 465.69 9240.36 16.42 -5.15 -1.61
2.2.kỳphiếu,trái phiếu 119.03 23.05 490.52 -71.14 -69.02 -69.53
Nguồn : Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ, SGD
Đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt
37.992,83 tỷ VND tăng 8,95 % so với 31/12/2006 và đã hoàn thành kế hoạch vốn
TW đã giao cho.
1.3.1.1. Huy động từ các tổ chức kinh tế :
Vốn huy động từ các TCKT chiếm tỷ trọng 60.37 % tổng vốn huy động được
trong nền kinh tế.
Tiền VND huy động từ các tổ chức kinh tế (TCKT) đạt 13.175,94 tỷ đồng,
tăng 2051,05 tỷ VND tương đương 17,38 % so với năm 2006.
Ngoại tệ huy động được ước đạt 605,80 triệu USD tăng 165,13 triệu USD
(37,47 %) so với 2006 do nhiều công ty chuyển tiền về SGD để thực hiện dịch vụ
thanh toán như công ty FPT, cty Đầu tư và phát triển dầu khí, các cty xăng dầu,
truyền hình, hàng không…
1.3.1.2. Huy động từ dân cư :
Huy động VND đạt 4029,27 VND, tăng so với năm 2006 là 5,42% là do việc
tăng cường tiếp xúc với khách hàng để thu hút tiền gửi. SGD là chi nhánh có ưu thế
do mạng lưới các phòng giao dịch ở khắp các địa bàn, uy tín và thương hiệu vẫn
mạnh.
Tiền gửi dân cư đạt 684,24 triệu USD giảm 107,12 triệu USD (13,54%) so
với năm 2006. Do tỷ giá USD/VND trong năm 2007 có xu hướng giảm nên khách
hàng cá nhân có xu hướng chuyển từ tiền gửi tiết kiệm USD sang gửi tiết kiệm
VND để có lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó, một số khách hàng đã rút tiền và chuyển
sang ngân hàng khác do lãi suất tiền gửi của NHNT thấp hơn đáng kể so với các
ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần cùng địa bàn ( khoảng 0,2 – 0,5%/năm
). Đồng thời, các sản phẩm huy động mới của SGD như tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ,
chứng chỉ tiền gửi chưa thực sự cạnh tranh so với các ngân hàng khác nên doanh số
huy động tăng không nhiều. Mặc khác, thị trường chứng khoán đã hút một lượng
vốn lớn chuyển sang công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư. Ngoài ra thị trường bất
động sản nóng lên thu hút một lượng vốn không nhỏ.
1.3.2. Sử dụng vốn
Bảng I.2 : Tình hình sử dụng vốn của SGD năm 2007
Đơn vị : tỷ VND, triệu USD
Chỉ tiêu
31/12/2007 Tăng giảm so với 31/12/2006
(%)
VND USD Quy
VND
VND USD Quy VND
Dư nợ cho vay 1232.78 147.22 3612.01 20.27 60.45 44.40
1. Dư nợ cho vay ngắn
hạn
620.95 121.29 2581.18 -16.48 47.00 24.63
2. Dư nợ cho vay trung
dài hạn
335.73 22.61 701.14 38.15 192.36 90.80
3. Dư nợ cho vay ĐTT 275.84 3.32 329.43 621.30 119.60 246.76
4. Nợ quá hạn 35.95 0.03 36.40 -42.98 -67.06 -43.49
Nguồn : Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ, SGD
Đến cuối năm 2007, dư nợ tín dụng hiện hành của SGD quy VND đạt
3612,01 tỷ đồng, tăng 44,4% so với năm 2006. Trong đó vay ngắn hạn đạt 2581,18
và tăng 24,63%. Vay trung dài hạn đạt 701,14 tỷ tăng 333.69 tỷ tương đương với
90.08 % so với 2006.
Đối với dư nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ đến 31/12/2006 đạt 121,29 triệu USD,
tăng 38,42 triệu USD (47%) so với 2006 là do các mặt hàng trên thế giới đều tăng
mạnh đặc biệt là giá xăng dầu tăng mạnh và kéo dài, kéo theo các mặt hàng khác
như : sắt, thép, phân bón, hóa chất, hàng tiêu dùng, tân dược… tăng theo nhu cầu
vay ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp tăng lên. Mặc dù
lãi suất USD trong năm 2006 tăng liên tục nhưng tỷ giá vẫn ổn định và so với lãi
suất VND vẫn thấp hơn lãi suất VND nên dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng dư nợ cho vay ngắn hạn của SGD.
Dư nợ tín dụng trung dài hạn trong năm 2007 đạt 701,14 tỷ VND, chiếm
19,41 % tổng dư nợ cho vay của SGD.
Dư nợ tín dụng trung dài hạn của đồng nội tệ tính đến ngày 31/12/2007 là
335,73 tỷ VND, tăng 38,15% so với năm 2006.
Dư nợ tín dụng trung dài hạn của đồng ngoai tệ tính đến ngày 31/12/2007 đạt
22,61 triệu USD, tăng 119,6%, tăng gấp đôi so với năm 2006.
Năm 2007 đã ký được nhiều hợp đồng cho vay trung dài hạn. Thực tế là đã
ký hợp đồng tài trợ 15 dự án trung dài hạn với tổng giá trị hợp đồng tín dụng là
khoảng 440 tỷ quy VND.
Tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn quy VND tăng gấp đôi so với năm 2006(
tăng 90,8%). Có được kết quả đó là do các hợp đồng đã ký trong năm 2006 được
giải ngân trong năm 2007. Ví dụ như dự án Xi măng Bỉm Sơn 320 tỷ VND, dự án
thủy điện Sê San 400 tỷ VND, thủy điện Srepok 3 trị giá 463 triệu.
Tính đến cuối tháng 11/2007, có 31 khoản vay trung dài hạn có tổng trị giá
cam kết là hơn 2000 tỷ quy VND, với tổng dư nợ đạt hơn 700 tỷ quy VND. Mặc dù
tổng cam kết lớn nhưng số vốn giải ngân chưa cao, chưa xứng với tiềm lực của
SGD nên chưa thúc đẩy mạnh số dư nợ tín dụng của SGD. Tuy nhiên, tốc độ giải
ngân phụ thuộc vào tiến độ xây dựng các dự án của chủ đầu tư chứ không phụ thuộc
vào ngân hàng. Việc rút vốn đối với 1 dự án có thể kéo dài 1 năm đối với dự án nhỏ
và 5 năm đối với dự án lớn như dự án thủy điện. Mặc dù vậy, nhưng tăng trưởng
của đầu tư dự án lại có tính ổn định cao. Phải khẳng định đây là những con số
không nhỏ sau 2 năm thành lập SGD NHNT.
Số nợ quá hạn năm 2007 đã giảm đáng kể với tổng trị giá quy ra VND là
36,40 tỷ VND, giảm 43,49 % so với năm 2006. Có được kết quả này là do chất
lượng cấp tín dụng của SGD đã được nâng cao. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho
những khách hàng thực sự có khả năng trả nợ.
1.3.3. Về thanh toán xuất nhập khẩu
1.3.3.1. Thanh toán xuất khẩu :
Bảng I.3 : Tình hình thanh toán xuất khẩu của SGD năm 2007
Đơn vị : triệu USD
Chỉ tiêu 2007 2006
Tăng giảm so với 2006
Tuyệt đối Tươngđối (%)
Thông báo L/C
- Số bộ 1722.00 2401.00 -679 -28.28
-Giá trị 234.55 338.22 -103.67 -30.65
Xuất trình chứng từ 2128.00 2468.00 -340 -13.78
- Số bộ 2128.00 2468.00 -340 -13.78
-Giá trị 247.77 229.20 18.57 8.10
Thanh toán L/C, nhờ thu
- Số bộ 2.133.00 2511.00 -378 -15.05
- Giá trị 258.87 459.26 -200.39 -43.63
Thanh toán chuyển tiền đến 223.65 112.04 111.61 99.62
Doanh số chiết khấu chứng
từ
24.60 17.40 7.2 41038
Nguồn : phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ, SGD
Về hoạt động thông báo L/C, trong năm 2007 SGD thực hiện 1.722 món
giảm 679 món (28,28%) với doanh số đạt 234,55 triệu USD giảm 103,67 triệu USD
(30,65%). Về thanh toán L/C và nhờ thu, năm 2007 đạt khoảng 258,87 triệu USD
tương đương 2.133 bộ, giảm 378 bộ so với năm 2006 (15,5%). Số lượng chứng từ
xuất trình giảm 340 bộ (13,78%) tương đương 18,57 triệu USD (8,1%). Doanh số
thanh toán chuyển tiền đến đạt 223,65 triệu USD tăng 111,61 triệu USD (99,62%).
Doanh số chiết khấu chứng từ là 24,6% tăng 7,2% so với năm 2006 (41,38%).
1.3.3.2. Thanh toán nhập khẩu :
Bảng I.4 : Tình hình thanh toán nhập khẩu tại SGD năm 2007
Đơn vị : Triệu USD
Chỉ tiêu 2007 2006 Tăng giảm so với 2006
Tuyệt đối Tương đối(%)
L/C
- Số món mở 2830 2757 73 2.65
-Trị giá mở 1193.59 1032.31 161.28 15.62
- Thanh toán 1109.63 1127.67 -18.04 -1.6
Nhờ thu
- Số món mở 948 931 17.00 1.83
-Trị giá mở 31.34 27.22 4.12 15.14
- Thanh toán 32.65 26.14 6.50 24.84
Chuyển tiền
-Số món 21609 14057 7552.00 53.72
- Thanh toán 1420.50 1138.95 281.56 24.72
Tổng doanh số
thanh toán
nhập khẩu
2562.78 2292.76 270.02 11.78
Nguồn : phòng Vốn và kinh doanh ngoại tệ, SGD
Năm 2006, tổng kim ngạch thanh toán nhập khẩu của cả 3 phương thức đạt
2562, 78 triệu USD, tăng 270,02 triệu USD (11,78%).
1.4. Kết quả kinh doanh năm 2007
Tổng doanh thu năm 2007 đạt 2.633 tỷ VND tăng 17,67% so với năm 2006,
tổng chi chí đạt 2.083 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh đạt được sau khi trừ thuế thu
nhập là 550 tỷ đồng. So với năm 2006 là 580,80 tỷ đồng. giảm so với năm 2006 là
30,08 tỷ đồng tương đương 5,2%.
Nhận xét : Năm 2007 là năm thứ hai mà SGD tách ra khỏi TW hoạt động
độc lập. Vì vậy đã một phần khắc phục được những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu, tạo
được tiền đề cơ bản để hoạt động trong những năm tiếp theo.
Định hướng trong năm tới của SGD là tiếp tục nâng cao vị thể SGD nói riêng
và của NHNT nói riêng trong hoạt động kinh doanh. Nâng cao chất lượng toàn hệ
thống Ngân hàng Ngoại Thương xứng đáng trở thành một trong những ngân hàng
tốt nhất Việt Nam.
II. Thực trạng công tác thẩm định dự án tại SGD NHNT trong thời gian
qua.
2. 1. Thẩm định dự án đầu tư.
2.1.1. Quy trình thẩm định một dự án đầu tư.
Đối với những dự án có vốn đầu tư từ 5 đến 10 tỷ đồng.
Phòng ĐTDA tiếp nhận hồ sơ vay vốn Thẩm định dự án Phê
duyệt khoản vay Soạn thảo và ký kết hợp đồng Rút vốn vay
Quản lý và giám sát khoản vay Thu hồi nợ vay.
Đối với những dự án có vốn đầu tư lớn hơn 10 tỷ đồng.
Phòng quan hệ khách hàng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ vay vốn trước. Sau
đó, lập ra báo cáo đề xuất đầu tư dự án. Phòng ĐTDA dựa vào báo cáo này tiến
hành thẩm định dự án. Các bước tiếp theo tương tự với dự án có vốn đầu tư 5-10 tỷ
đồng.
Diễn giải sơ đồ :
Phòng quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin và hồ sơ
tài liệu có liên quan đến khách hàng, thông tin có liên quan đến phương án vay vốn,
đánh giá sơ bộ khoản vay và lập Báo cáo đề xuất đầu tư dự án.
Dựa vào các thông tin có trong Báo cáo đề xuất đầu tư dự án và các thông tin
thu thập được, phòng ĐTDA tiến hành thẩm định chi tiết dự án. Phòng ĐTDA có
trách nhiệm lập ra Báo cáo thẩm định dự án.
Phê duyệt khoản vay : Tùy theo trị giá và tình hình thực tế trong từng thời
kỳ, Tổng Giám đốc sẽ có sự phân cấp trong việc phê duyệt khoản vay. Tất cả các
khoản cấp tín dụng và tổng các khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt
quá 10 % vốn tự có của NHNT đều phải trình lên Hội đồng quản trị phê duyệt.
Soạn thảo và ký kết hợp đồng : phòng QHKH có nhiệm vụ soạn thảo và ký
kết hợp đồng. Sau khi hoàn tất, phòng Quản lý nợ sẽ tiến hành nhập dữ liệu.
Rút vốn vay: Sau khi tiếp nhận yêu cầu rút vốn vay từ khách hàng, phòng
QHKH thực hiện kiểm tra thủ tục rút vốn vay. Lập thông báo điều kiện rút vốn và
chuyển phòng QLN. Phòng QLN sẽ thực hiện việc mở tài khoản vay. Phòng kế toán
sẽ thực hiện giải ngân.
Quản lý giám sát khoản vay : phòng QHKH chịu trách nhiệm nắm vững
thông tin về khách hàng vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo
kỳ/ đột xuất. Mọi bất thường phát sinh do phòng QHKH và Quản lý rủi ro cùng tìm
biện pháp xử lý thích hợp.
Thu hồi nợ vay: căn cứ lịch trả nợ đến hạn do phòng QLN lập, phòng QHKH
chịu trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả nợ. Khi đến hạn, phòng QLN chịu trách
nhiệm thực hiện thủ tục với phòng kế toán để thực hiện thu nợ từ khách hàng và các
thủ tục khác để đóng hồ sơ vay.
Thẩm định dự án là một khâu quan trọng trong quy trình tín dụng cho vay
vốn trung và dài hạn. Trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định cần phải
thẩm định những bước sau đây :
Bước 1 : Đánh giá tính phù hợp đối với các quy định có liên quan của pháp
luật và hướng dẫn thực hiện của NHNT.
Bước 2 : Kiểm tra sự phù hợp đối với chính sách quản lý rủi ro hiện hành của
NHNT.
Bước 3 : Kiểm tra sự đầy đủ về số lượng các loại giấy tờ, loại giấy tờ phải
xuất trình theo quy định và tính phù hợp giữa các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ.
Bước 4 : Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng.
Bước 5 : Thẩm định rủi ro cụ thể.
Bước 6 : Lập báo cáo thẩm định rủi ro.
So sánh với các quy trình vay vốn khác
Quy trình thẩm định dự án vay vốn nói chung ở Sở Giao Dịch NHNT khá là
chặt chẽ. Cụ thể :
Đối với khách hàng là doanh nghiệp vay vốn dưới 5 tỷ sẽ do phòng Tín
Dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Sau đó cán bộ phòng sẽ
phân tích hồ sơ vay vốn của khách hàng. Sau 3 ngày cán bộ phòng sẽ cho khách
hàng biết là Ngân hàng có chấp nhận vay vốn hay không. Quyết định cấp tín dụng
do trưởng / phó phòng quyết định. Khi đến hạn, phòng QLN chịu trách nhiệm thực
hiện thủ tục với phòng kế toán để thực hiện thu nợ từ khách hàng và các thủ tục
khác để đóng hồ sơ vay.
Đối với khoản cấp tín dụng của doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn thì thủ tục
cũng đơn giản hơn. Doanh nghiệp đến gặp trực tiếp cán bộ phòng Quan hệ khách
hàng, trong vòng 3 ngày khách hàng sẽ nhận được câu trả lời có cấp tín dụng hay
không. Quyết định cấp tín dụng sẽ do trưởng/phó phòng QHKH quyết định. Khi đến
hạn, phòng QLN chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục với phòng kế toán để thực hiện
thu nợ từ khách hàng và các thủ tục khác để đóng hồ sơ vay.
Đối với khách hàng là cá nhân, hồ sơ xin vay vốn sẽ do phòng tín dụng tiêu
dùng trả góp xem xét. Hợp đồng tín dụng của khách hàng cá nhân và việc thu hồi
nợ vay này sẽ do chính phòng quản lý.
Nhận xét :
- Quy trình thẩm định chặt chẽ hơn khi có sự phân chia nhiệm vụ trong từng
mức cấp tín dụng.
- Có sự phân chia việc nhận hồ sơ vay vốn đối với từng loại khách hàng (
khách hàng là cá nhân, là doanh nghiệp ).
- Quá trình từ khi tiếp nhận hồ sơ cho đến khi thu hồi nợ vay do nhiều phòng
đảm nhiệm, tủy theo chức năng của từng phòng.
- Việc phê duyệt cấp tín dụng căn cứ vào tình hình thực tế trong từng thời kỳ,
tổng giám đốc có quy định bằng văn bản về việc phân cấp phê duyệt tín dụng đối
với từng cấp bậc trong SGD, ví dụ như dự án có tổng khoản cấp tín dụng đối với
một khách hàng vượt 10% vốn tự có của NHNT phải do Hội đồng quản trị phê
duyệt.
2.1.2. Phương pháp thẩm định một dự án đầu tư
Phương pháp thẩm định dự án đầu tư là cách thức thẩm định dự án nhằm đạt được
các yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dự án. Việc thẩm định dự án có thể sử
dụng các phương pháp khác nhau :
- Thẩm định theo trình tự.
- Thẩm định theo phương pháp so sánh các chỉ tiêu.
2.1.2.1.Thẩm định theo trình tự.
Theo phương pháp này, việc thẩm định được tiến hành theo một trình tự biện chứng
từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau:
a,Thẩm định tổng quát.
Dựa vào các chỉ tiêu cần thẩm định để xem xét tổng quá, phát hiện các vấn đề hợp
lý hay chưa hợp lý. Thẩm định tổng quát ít khi phát hiện được vấn đề cần bác bỏ,
bởi vì trừ trường hợp những người soạn thảo trình độ quá yếu, không nắm được mối
liên hệ cơ bản giữa các nội dung dự án mới để xảy ra các sai sót. Đa số các dự án,
sau khi thẩm định chi tiết sai sót mới được phát hiện.
Tuy nhiên, ngoài việc hình dung khái quát dự án, thẩm định khái quát còn cho phép
đưa ra những nhận định tổng quát về dự án, sự đánh giá sau khi đối chiếu từng vấn
đề riêng biệt. Kết quả này thường có được sau khi thực hiện các bước thẩm định chi
tiết.
b, Thẩm định chi tiết.
Là thẩm định đi sâu vào từng nội dung dự án. Trong từng nội dung thẩm định, đều
có những ý kiến nhận xét, kết luận về sự đồng ý hay bác bỏ, về chấp nhận hay sửa
đổi. Khi cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định chi tiết, cần lưu ý những nội dung
cần thẩm định sau :
(1) Mục tiêu của dự án.
(2)Các công cụ tính toán ( các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ, định mức
kinh tế kỹ thuật…), các phương pháp tính toán.
Nội dung này được biểu hiện ở các phần tính toán để có các con số, các chỉ tiêu.
(3)Khối lượng công việc, chi phí sản phẩm của dự án.
(4)Nguồn vốn và số lượng vốn.
(5)Hiệu quả của dự án ( hiệu quả về tài chính và hiệu quả về kinh tế xã hội ).
(6)Kế hoạch tiến độ và tổ chức triển khai dự án.
Thẩm định chi tiết các nội dung theo trình tự sau :
Thẩm định ( 1+2+5 ) nếu hợp lý hoặc sửa chữa nhỏ, tiếp tục thẩm định (3+4),
ngược lại có thể bác bỏ dự án. Khi thẩm định ( 3+4 ) nếu thấy hợp lý hoặc sai sót
nhỏ tiếp tục thẩm định ( 6 ), ngược lại có thể bác bỏ không cần thẩm định tiếp.
2.1.2.2. Thẩm định theo phương pháp so sánh các chỉ tiêu.
Phương pháp so sánh các chỉ tiêu là phương pháp cụ thể khi thẩm định tổng quát và
thẩm định chi tiết. So sánh các chỉ tiêu nhằm đánh giá tính hợp lý và tính ưu việt
của dự án để có sự đánh giá đúng khi thẩm định dự án. So sánh các chỉ tiêu trong
các trường hợp sau :
+ Các chỉ tiêu trong trường hợp có dự án và không có dự án.
+ Các chỉ tiêu của dự án tương tự ( đã được phê duyệt hay thực hiện ).
+ Các định mức, hạn chế, chuẩn mực đang được áp dụng.
Trường hợp trong nước không có chỉ tiêu đối chiếu thì phải tham khảo của nước
ngoài.
Về kỹ thuật tính toán và tiêu chuẩn so sánh các chỉ tiêu đã được đề cập ở phần nội
dung dự án. Cần lưu ý, trường hợp có nhiều chỉ tiêu của dự án, tủy từng loại dự án
có thể lựa chọn ra những chỉ tiêu quan trọng, cơ bản để xem xét kỹ. Điều đó giúp
cho người thẩm định đi đúng trọng tâm, rút ngắn được thời gian mà vẫn đáp ứng
được yêu cầu chất lượng của công tác thẩm định. Trong việc lựa chọn chỉ tiêu, chú
ý đến các chỉ tiêu phản ánh bản chất dự án, các chỉ tiêu liên quan đến vấn đề khó
khăn thường gây ra tranh luận hay các vấn đề đang được xã hội quan tâm.
2.1.3. Nội dung thẩm định một dự án đầu tư tại SGD NHNT
Nội dung thẩm định dự án được tuân theo tài liệu lưu hành nội bộ đó là văn
bản Báo cáo thẩm định dự án trung và dài hạn do Ngân hàng Ngoại Thương ban
hành. Tài liệu này được sử dụng là tài liệu tham khảo cho thẩm định dự án tín dụng
và bảo lãnh trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Nội dung của một báo cáo thẩm định dự án đầu tư của NHNT bao gồm hai
phần chính. Một là : tình hình tổ chức, tài chính và sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, hai là thẩm định một dự án đầu tư mới.
a, Tình hình tổ chức, tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Về tổ chức, quản lý của doanh nghiệp : tên doanh nghiệp ( chủ đầu tư ); loại hình
doanh nghiệp; tài khoản giao dịch tại các tổ chức tín dụng; những người lãnh đạo
chủ chốt của công ty ( trình độ chuyên môn, kinh nghiệm ); cơ cấu tổ chức, hoạt
động ; các đơn vị trực thuộc trong hệ thống.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm :
Vốn và quan hệ với các ngân hàng: bao gồm vốn tự có ( vốn cố định, vốn lưu
động ), dư nợ vay ( vay ngắn hạn, trung dài hạn, nợ quá hạn, nguyên nhân dẫn đến
nợ quá hạn, khả năng thu hồi…, bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, vay khác ( vay
phát hành chứng khoán, vay cán bộ công nhân viên…)
Tình hình công nợ hiện tại ( tổng số nợ phải thu, phải trả ).
Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu : Trên cơ sở báo cáo tài
chính, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng cần tính toán và đưa
ra nhận xét chủ yếu về các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu (có 4 loại chỉ tiêu chủ
yếu, sẽ trình bày vào phần sau).
Tuy nhiên, do đặc thù của các dự án khác nhau (ngành nghề, điều kiện hình
thành dự án, chủ đầu tư…), việc phân tích tài chính đối với chủ đầu tư cần được
linh hoạt, không nhất thiết phải tính toán toàn bộ các chỉ tiêu trên (thậm chí trong
một số trường hợp, do chủ đầu tư là doanh nghiệp mới thành lập nên những tính
toán trên cũng không thể thực hiện). Tuy vậy, với hầu hết các dự án thông thường,
việc thẩm định, phân tích tài chính với chủ đầu tư có một ý nghĩa lớn, nhằm tới an
toàn vốn vay, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, và từ đó có những đề xuất cho
phương án cho vay thích hợp.
- Tình hình sản xuất kinh doanh : đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp dựa trên doanh số hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh trong 3
năm gần nhất. Bao gồm những nội dung được liệt kê dưới đây :
o Các loại sản phẩm, hàng hóa đang sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
o Đánh giá về tình trạng thiết bị, máy móc hiện có.
o Đánh giá về số lượng, chất lượng sản phẩm chủ yếu, thị trường tiêu thụ.
o Tình hình hàng tồn kho (nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá
thành phẩm...)
o Doanh số hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất
(trong đó sản lượng sản phẩm chủ yếu là bao nhiêu, doanh thu và kết quả lãi lỗ của
từng năm; mức nộp ngân sách qua các năm bằng bao nhiêu, doanh thu, lợi tức; nêu
thực trạng sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, lãi lỗ, xu hướng phát triển tốt hay xấu của
doanh nghiệp...)
o Nhận xét về xu hướng phát triển sản xuất, kinh doanh và khả năng tiêu thụ,
phạm vi tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
b, Thẩm định dự án đầu tư mới.
Về mặt lý thuyết, theo cơ cấu vốn việc đầu tư có thể được chia làm: (i) Đầu tư Tài
sản cố định; (ii) Đầu tư tài sản lưu động; (iii)và Đầu tư tài sản tài chính (Ví dụ mua
cổ phần, cổ phiếu,... nhưng hiện tại ở Việt Nam, những giao dịch loại này chưa có
nhiều)
Theo mục tiêu có thể chia đầu tư thành các loại sau:
- Đầu tư tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
- Đầu tư đổi mới sản phẩm.
- Đầu tư thay đổi thiết bị.
- Đầu tư mở rộng xuất khẩu sản phẩm, nâng cao chất lượng, mở rộng thị
trường tiêu thụ.
- Đầu tư khác: góp vốn, liên doanh...
b1,Thẩm định tính pháp lý bộ hồ sơ xin vay vốn
Theo quy định hiện hành tại quyết định số 1627/1998/QĐ-NHNN1 ngày
31.12.2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam và QĐ số 407/QĐ-NHNT-HĐQT
ngày 29.03.2002 về Hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam về quy chế
cho vay đối với khách hàng (Nêu tên và kiểm tra tính pháp lý và đồng bộ, đầy đủ
các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ).
b2,Nhận Xét Chung:
Tên Dự án:
- Báo cáo khả thi đã được cấp có thẩm quyền duyệt (theo nghị định
52/1999/NĐ-CP ngày 08.07.1999 của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng và
các nghị định sửa đổi số 12/2000/NĐ-CP ngày 05.05.2000, số 07/2003/NĐ-CP
ngày 30.01.2003; kế hoạch mua sắm thiết bị phải tuân theo Nghị định 88/1999/NĐ-
CP ngày 01.09.1999 về Quy chế đấu thầu)
- Tên sản phẩm làm ra:
- Thị trường tiêu thụ: xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước, phạm vi thị trường
(tiến hành nghiên cứu thị trường hay chưa)
- Công suất thiết kế:
- Tổng giá trị thiết bị nhập khẩu:
Trong đó:
+ Trị giá tài sản hữu hình (phần giá trị vật chất tài sản như thiết bị và phụ
tùng thay thế tính theo giá nhập CIF và chi phí vận chuyển tới nhà máy, chi phí lắp
đặt, chạy thử...)
+ Trị giá tài sản vô hình (phần phi vật chất như chi phí đào tạo, chuyển giao
kỹ thuật, phí hoa hồng, lãi vay trả chậm, chi phí chuyên gia....).
- Thiết bị nhập khẩu mới hay cũ, tên hãng và nước sản xuất, năm sản xuất.
- Thiết bị sản xuất trong nước (nếu có), trị giá:
- Công nghệ sản xuất, phân tích tính hiện đại, ưu việt và hạn chế của công
nghệ.
- So sánh với các dự án tương tự đã đầu tư ở Việt Nam về giá cả thiết bị, chi
phí chuyển giao công nghệ, tính hiện đại của công nghệ, chất lượng thiết bị và sản
phẩm, chi phí khai thác... để xem xét vốn đầu tư và suất đầu tư là cao hay thấp).
b3,Tổng Chi Phí Đầu Tư và Nguồn Vốn
Tổng vốn đầu tư dự án:
+ Vốn xây lắp (bao gồm cả chi phí khảo sát, thiết kế, tiền thuê đất...)
+ Vốn thiết bị (bao gồm thiết bị nhập khẩu bằng ngoại tệ, thiết bị mua trong
nước, tận dụng thiết bị hiện có.... Trường hợp thiết bị nhập khẩu theo phương thức
trả chậm, ghi rõ trị giá và lãi suất, hoa hồng... trả chậm) qua đó so sánh với lãi
suất cho vay trong nước để quyết định nên cho vay hay bảo lãnh.
+ Vốn lưu động cho dự án:
Nguồn vốn:
Vốn tự có của doanh nghiệp tham gia dự án mới:
Nguồn vốn vay:
Mục đích sử dụng vốn vay
Cần tham chiếu theo yêu cầu trong Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31.12.2001
của Thống đốc NHNN Việt Nam và Hướng dẫn 407/QĐ-NHNT-HĐQT ngày
29.03.2002 để đưa ra nhận xét về sử dụng vốn vay.
Phương thức cho vay dự kiến
b4,Tổ Chức Xây Dựng Dự án:
- Đối với Dự án của DNNN, phải đảm bảo thực hiện đúng theo Nghị định
52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý Đầu
tư và Xây dựng (phân loại dự án, cấp duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật hay báo cáo
khả thi, phương thức quản lý, tổ chức đấu thầu đúng quy chế ...) kèm theo các Nghị
định sửa đổi, bổ sung số 12/2000/NĐ-CP ngày 05.05.2000 và số 07/2003/NĐ-CP
ngày 30.01.2003
- Thời gian xây dựng dự án, thời gian khai thác dự án (tuổi thọ của dự án)
- Đối với các thiết bị nhập khẩu là thiết bị cũ (second-hand), nếu thấy cần thiết
thì yêu cầu khách hàng thuê công ty giám định quốc tế có uy tín (chẳng hạn như
S.G.S của Thụy Sỹ) để xác định chất lượng, giá cả, công nghệ...
b5, Thẩm Định Khả Năng Cung Cấp Đầu Vào Của Sản Xuất:
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án:
Các loại nguyên vật liệu chính, các loại nguyên liệu phụ: xác định nguồn cung
cấp trong nước hay ngoài nước.
Nếu nguồn cung cấp nguyên liệu từ trong nước: vị trí xa hay gần nơi xây dựng
dự án, điều kiện giao thông, phương thức vận chuyển, giá cả mua nguyên vật liệu có
ổn định lâu dài không, quy luật biến động của giá cả nguyên vật liệu. Cần chú ý tới
tính thời vụ, nếu trái vụ thì dùng nguyên vật liệu ở đâu thay thế, chênh lệch chi phí
bao nhiêu. Khả năng, khối lượng khai thác có thoả mãn tối đa công suất thiết bị
không, trữ lượng dùng cho dự án trong bao nhiêu năm;
Nếu nhập khẩu: nhập của thị trường nào, giá cả nguyên liệu có ổn định
không, khả năng tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu có đáp ứng nhu cầu sản xuát -
đặc biệt cần lưu ý đối với các dự án lớn;
Chất lượng nguyên liệu có đáp ứng chất lượng sản phẩm không;
Yêu cầu dự trữ nguyên vật liệu.
Nguồn cung cấp điện, nhiên liệu:
Hiện trạng cung cấp điện, nước của địa phương (đủ, thừa, thiếu), nguồn cung
cấp có ổn định không?
Các giải pháp về nguồn cung cấp điện, cấp nước,thoát nước, nhiên liệu để
đảm bảo phát huy hết công suất thiết bị và ổn định lâu dài.
Xử lý chất thải đối với một số dự án hoá chất, xi măng...
Nguồn cung cấp lao động:
+ Nhu cầu lao động cho dự án mới
+ Sử dụng lao động hiện có hay tuyển mới, giải quyết lao động dư thừa.
+ Trình độ lao động địa phương (trình độ văn hoá, ngành nghề truyền thống...),
tổ chức đào tạo như thế nào?
+ Tình hình thu nhập bình quân của công nhân tại địa phương, thu nhập bình
quân của nhân dân sở tại, tốc độ phát triển thu nhập trong một số năm gần đây để
tính toán cho phí đưa vào dự án cho phù hợp.
Ngoài ra còn xem xét, kiểm tra, phân tích các yếu tố đầu vào khác của sản xuất
như nguồn cung cấp bao bì, phụ tùng thay thế...
b6,Thẩm định Thị trường Tiêu thụ Sản phẩm:
Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án là khâu hết sức quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự thành bại của dự án, do vậy, phải thẩm định chặt chẽ, khoa
học, tránh suy luận chủ quan. Quá trình đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm phụ
thuộc vào lượng thông tin thu thập được cũng như độ chính xác của thông tin. Tuỳ
theo trường hợp và điều kiện cụ thể, cán bộ thẩm định nên có những đánh giá về thị
trường trên những mặt sau:
Xác định nhu cầu thị trường (cầu) hiện tại và tương lai
Nhu cầu thị trường hiện tại :
Thị trường trong nước: lưu ý các sản phẩm cùng loại, mùa, thời vụ tiêu thụ
Thị trường ngoài nước: hợp đồng bao tiêu, hợp đồng mua sản phẩm...
Xác định mức thu nhập bình quân đầu người của từng vùng thị trường tiêu
thụ và tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.
Xác định thói quen, tập quán tiêu dùng của người địa phương
Công thức tính nhu cầu thị trường (cầu) như sau:
Tổng mức
tiêu thụ
= Tổng tồn
kho đầu
kỳ
+ Tổng sản
phẩm sx trong
kỳ
+ Tổng
nhập khẩu
- Tổng
xuất
khẩu
- Tổng tồn
kho cuối kỳ
(tính cho 1 năm)
Công thức trên có thể áp dụng để tính nhu cầu cho từng loại sản phẩm trong
thời gian nhất định (năm/quí) và phạm vi thị trường nhất định (địa phương/cả nước)
Tổng sản phẩm sản xuất trong nước tính cho công suất thực tế các nhà máy
đang làm. Tổng lượng xuất khẩu, tổng lượng nhập khẩu, lượng tồn kho từng thời kỳ
hoặc hàng năm (lấy số liệu từ Bộ Thương Mại, Tổng cục Thống kê, các đầu mối sản
xuất kinh doanh lớn, các cơ quan chuyên ngành của địa phương, các thông tin trên
báo chí, đài phát thanh, truyền hình...
Xác định nhu cầu thị trường tiêu thụ trong tương lai khi dự án đi vào hoạt động:
Xác định số lượng (hoặc trị giá sản phẩm) đã tiêu dùng trong 3-5 năm gần
đây, tìm qui luật biến động, dự kiến nhu cầu trong tương lai bằng cách xác định tốc
độ tăng trưởng bình quân:
Nhu cầu tiêu thụ
năm sau =
Lượng tiêu thụ năm trước x Tốc độ tăng trưởng bq
Xác định khả năng cung cấp hiện tại và trong tương lai:
Xác định nguồn cung cấp hiện nay
Nguồn cung cấp trong nước:
- Công suất, sản lượng các nhà máy hiện có (kể cả các sản phẩm thay thế hoặc
sản phẩm tương tự)
- Khả năng tự cung cấp trong dân (nếu có)
Nguồn nhập khẩu:
- Nhập khẩu chính ngạch
- Nhập khẩu tiểu ngạch
- Nhập lậu
Xác định nguồn cung cấp trong tương lai:
Nguồn cung cấp trong nước:
- Các nhà máy hiện đang sản xuất và khả năng sẽ mở rộng công suất
- Các nhà máy đang và sẽ được đầu tư mới (kể cả các liên doanh, khu công
nghiệp, chế xuất...)
- Dự kiến khả năng tự cung cấp trong dân cư (nếu có)
Nguồn nhập khẩu: ước tính mức nhập khẩu (căn cứ vào tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm)
So sánh cung và cầu:
Cần so sánh giá thành sản phẩm, giá bán sản phẩm của dự án với giá cả trên
thị trường hiện nay, tương lai... để xác định khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản
phẩm mới.
So sánh chất lượng, giá cả với hàng hoá cùng loại sản xuất trong nước và
nhập khẩu.
Ngoài ra, việc xác định quan hệ cung cầu có thể căn cứ vào sự biến động của
giá cả, mức giá trong nước và quốc tế. Nếu giá cả có xu hướng tăng, hoặc biến động
mạnh, không ổn định cũng thể hiện việc thiếu hụt nguồn cung cấp.
Cần đặc biệt chú ý đối với lộ trình cắt giảm thuế quan tổng thể (CEPT) tại
khu vực tự do mậu dich AFTA, hiệp định thương mại Việt Mỹ và các Hiệp định
thương mại song phương và đa phương khác.
b7,Thẩm định dự án về mặt tài chính
Về lý thuyết cũng như thực tiễn, để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một
dự án đầu tư, người ta thường sử dụng 4 phương pháp1:
- Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV).
- Phương pháp tỷ suất nội hoàn (IRR)
- Thời gian hoàn vốn (PP).
- Chỉ số doanh lợi (PI)
Khả Năng Trả Nợ ( sẽ nói rõ ở phần sau )
Tính Hiện Giá Thuần (còn gọi là giá trị hiện tại ròng, NPV, net present value):
Gọi R1, R2 ,...Rt , là số thu nhập ròng nhận được vào các năm từ 1 đưa dự án vào
khai thác đến năm thứ t. Thu nhập ròng cộng khấu hao cơ bản và giá trị thanh lý tài
sản cố định ở năm cuối cùng của dự án. Năm thứ t là năm cuối cùng của dự án hoặc
năm cuối cùng của hợp đồng liên doanh với nước ngoài trong giấy phép liên doanh.
Gọi tổng số vốn đầu tư quy đổi về thời điểm đưa dự án vào khai thác là C, lãi suất
chiết khấu là i%/năm.
Ta có:
R1 R2 Rt
NPV = ------- + ------- + ........... + ------- - C
(1+i) (1+i)2 (1+i)t
Trường hợp vốn đầu tư kéo dài trong nhiều tháng, hoặc nhiều năm, ta phải quy đổi
giá trị đầu tư về thời điểm đưa dự án vào khai thác theo công thức sau:
C = P1(1+i)n + P2(1+i)n-1 + .............. + Pn(1+i)1
P1.....n : Vốn đầu tư năm thứ nhất đến năm thứ n
n : thời gian xây dựng dự án
i : Lãi suất chiết khấu
- Khi NPV = 0 thì thu nhập ròng vừa đủ bù đắp chi phí đầu tư, khi NPV < 0 thì dự
án lỗ. Do vậy dự án chỉ có thể chấp nhận khi NPV >= 0. NPV càng lớn càng tốt.
Khi so sánh hai hay nhiều dự án, ta chọn dự án nào có NPV lớn nhất.
- Đối với các dự án đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngân hàng, ta chọn lãi suất
chiết khấu đúng bằng lãi suất vay ngân hàng. Trường hợp vay bằng nhiều nguồn
vốn có lãi suất khác nhau, ta tính lãi suất bình quân gia quyền của các nguồn đó.
- Vì thời gian cho vay của các ngân hàng là có hạn và thường ngắn hơn rất nhiều so
với tuổi đời của dự án hoặc giấy phép đầu tư, do vậy, để đảm bảo an toàn khả năng
trả nợ đúng hạn của dự án, ta nên tính thêm NPV với thời gian t bằng thời gian vay
vốn của ngân hàng. Trường hợp NPV âm thì dự án không có khả năng trả nợ đúng
hạn, do vậy chủ đầu tư phải giải trình dùng các nguồn khác để bù đắp trả nợ.
Hệ số Thu Hồi Vốn Nội Tại (Internal Rate of Return - IRR)
Để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư ta có thể kết hợp tính hệ số IRR. IRR
là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản thu của dự án bằng
giá trị hiện tại của chi phí đầu tư. Việc tính giá trị IRR cho phép đánh giá hiệu quả
của dự án nói chung. Nếu IRR bằng lãi suất tiền gửi thì nhà đầu tư nên gửi tiết kiệm
với độ an toàn cao hơn. Nếu IRR bằng lãi suất cho vay và việc đầu tư chủ yếu bằng
vốn vay thì lợi nhuận của dự án chỉ đủ trả lãi vay ngân hàng. Do vậy, IRR phải lớn
hơn lãi suất cho vay thì việc đầu tư vào dự án mới có ý nghĩa về mặt kinh tế. Ngoài
ra, việc tính IRR còn cho phép ta so sánh lựa chọn giữa các phương án đầu tư khác
nhau và giữa các chủ đầu tư khác nhau.
Phân Tích Các Trường Hợp Rủi Ro Có Thể Xảy Ra Đối Với Dự án:
Phân tích các trường hợp có thể xẩy ra bằng cách đưa ra các giả định thay đổi sản
lượng, đơn giá bán, tăng chi phí sản xuất... để kiểm tra tính hiệu quả, khả thi, độ ổn
định và khả năng trả nợ của dự án. Cụ thể sẽ xem xét các trường hợp sau:
a. Trường hợp sản lượng giảm 5%; 10% hoặc 15%... (mức giảm nhiều hay ít tuỳ
thuộc vào tính chất dự án, khả năng tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ...), ta tính
lại tổng doanh thu và tính lại chi phí biến đổi (biến phí) để kiểm tra kinh doanh lỗ
hay lãi, khả năng trả nợ, tính NPV và IRR của dự án.
b. Trường hợp biến phí tăng 5%, 10%... do giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng, tiền
lương công nhân tăng nhưng giữ nguyên sản lượng và doanh số tiêu thụ, kiểm tra
tính hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, tính NPV và IRR của dự án.
c. Trường hợp đơn giá bán giảm 5%, 10%, 15%... nhưng giữ nguyên sản lượng
tiêu thụ, giữ nguyên chi phí sản xuất, do vậy doanh số bán sẽ giảm khả năng trả nợ
của dự án thay đổi thế nào, tính NPV và IRR của dự án...
d. Dự đoán các thay đổi về chính sách kinh tế của Nhà nước, các chính sách về
thuế, về khuyến khích phát triển sản xuất, việc hình thành các khu công nghiệp, xu
hướng phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề và thị trường... có ảnh hưởng tích
cực hay bất lợi cho dự án đầu tư.
III. Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ tại SGD NHNT.
3.1. Sự cần thiết phải thẩm định khả năng trả nợ.
Khi xem xét tính khả thi của một dự án đầu tư, nhà đầu tư thường xem xét
các chỉ tiêu thể hiện tính khả thi đó như NPV, IRR….những chỉ tiêu này quan trọng
với nhà đầu tư thì đối với ngân hàng khả năng trả nợ của nhà đầu tư lại là chỉ tiêu
quan trọng nhất. Ngân hàng cho khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân…) vay một
khoản tiền và phải thu hồi được lãi và gốc. Nhưng không phải lúc nào ngân hàng
cũng thu được toàn bộ khoản tiền, nhiều khi ngân hàng chỉ thu được một phần của
khoản tiền cho vay, hoặc thu hồi không đúng hạn mà khách hàng đã cam kết. Các
đối tượng vay vốn không có khả năng hoàn trả và các khoản vay trở thành nợ khó
đòi ( nợ xấu ). Tỉ lệ nợ xấu càng tăng thì ngân hàng sẽ mất vốn để xóa các khoản
này. Như vậy thì nếu việc cấp tín dụng không hiệu quả thì ngân hàng sẽ bị mất vốn,
không có khả năng thanh toán cho những khách hàng đang gửi tiền tại ngân hàng và
dẫn tới nguy cơ bị phá sản. Vì vậy khi xem xét có cấp một khoản tín dụng cho
khách hàng hay không, ngân hàng cần phân tích xem khách hàng mình định cho
vay.
Những nguyên nhân khiến rủi ro không thu hồi được khoản cho vay.
Nguyên nhân bất khả kháng : thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn… xảy ra đối với
người đi vay, làm cho người đi vay không có khả năng thanh toán với ngân hàng.
Nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng : do trình độ cán bộ tín dụng hạn chế,
việc phân tích khách hàng chưa đầy đủ, không am hiểu về khách hàng của mình dẫn
đến việc đánh giá khách hàng không chính xác; hay do việc cán bộ thẩm định cấu
kết với người đi vay…
Nguyên nhân chủ quan từ khách hàng : không có khả năng trả nợ, cố tình
không trả nợ, không có khả năng trả nợ do điều kiện tài chính không cho phép.
Do thời gian vay vốn trung và dài hạn là khá dài, và khoản tiền vay thường
tương đối lớn, cho nên trong thời gian đó có rất nhiều yếu tố rủi ro xảy ra khiến
khách hàng không có khả năng trả được nợ gốc và lãi.
Từ những nguyên nhân trên ta thấy rằng việc phân tích khả năng trả nợ của
khách hàng là rất quan trọng, giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro liên quan đến tín
dụng. Mục đích việc phân tích khả năng trả nợ này là xác định khả năng và ý muốn
của người đi vay trong việc hoàn trả tiền vay. Khả năng và ý muốn của người đi vay
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, gồm yếu tố liên quan đến bản thân người đi vay và
các yếu tố bên ngoài tác động đến người đi vay.
Việc phân tích khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung dài hạn là cực
kỳ quan trọng. Việc phân tích này phải được thực hiện xuyên suốt trong quá trình
vay vốn của khách hàng.
3.2. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ
3.2.1. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn trung dài
hạn.
Khi lập một dự án đầu tư, khách hàng luôn mong muốn được vay vốn có thể
đã thổi phồng và dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Do
vậy, thẩm định tín dụng phải xem xét đánh giá đúng thực chất của dự án. Thẩm định
tín dụng là sử dụng công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ
tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm
phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thẩm định
tín dụng ước lượng dự án một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả của dự án giảm
sút đến nỗi quyết định không cho vay.
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung
thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay.
Thẩm định khả năng trả nợ là mục tiêu tối quan trọng của thẩm định tín dụng
là đánh giá chính xác được khả năng trả nợ của khách hàng.
Khả năng trả nợ của một doanh nghiệp phụ thuộc vào :
o Tư cách của khách hàng vay vốn.
o Tình hình tài chính của khách hàng.
o Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư.
o Tài sản đảm bảo nợ vay.
o Khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro ( phân tích độ nhạy, tình huống và mô
phỏng ).
Việc đánh giá khả năng trả nợ được thông qua :
3.2.1.1. Thẩm định khả năng tài chính.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết là một trong
những điều kiện tiên quyết để xem xét cho khách hàng vay. Điều kiện này đặt ra
vừa tốt cho ngân hàng, vừa tốt cho khách hàng. Đối với khách hàng, có khả năng tài
chính đảm bảo trả nợ sẽ giúp cho khách hàng yên tâm rằng họ sẽ trả được nợ khi
đến hạn, do đó giữ được uy tín cũng như cam kết đã thỏa thuận. Đối với ngân hàng,
khả năng tài chính giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng trả nợ của khách hàng.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, bản thân khách
hàng cũng không thể đánh giá chính xác được khả năng tài chính của mình. Do vậy,
thẩm định khả năng tài chính của khách hàng là cần thiết. Để làm điều này, khi làm
thủ tục vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính của các
kỳ gần nhất ( khoảng 3 năm trở lên ). Dựa vào báo cáo tài chính này, nhân viên
thẩm định sẽ tiến hành phân tích nhằm thẩm định lại khả năng tài chính của khách
hàng. Nội dung thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp :
Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn, còn được gọi
là chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính (leverage ratios), cho thấy mức độ ổn định và tự chủ
tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp:
Hệ số nợ tổng tài sản = Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản.
Còn được gọi là hệ số nợ, xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với
các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường, tỷ lệ này thấp sẽ cho thấy một tình
hình tài chính lành mạnh hơn với doanh nghiệp.
Hệ số nợ vốn cổ phần = Tổng Nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay)/Lãi
vay
Hệ số cơ cấu tài sản = Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động/Tổng Tài sản
Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Tổng Vốn Chủ sở hữu/Tổng Nguồn vốn
Các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán, còn được gọi là các
chỉ tiêu thanh khoản (liquidity ratios) nhằm thấy được khả năng thanh toán nhanh,
bằng tiền mặt của doanh nghiệp:
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản Lưu động/ Nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh = (Vốn bằng tiền + các khoản phải thu)/Nợ ngắn
hạn.
Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền/Nợ đến hạn.
Các chỉ tiêu về khả năng lợi nhuận và năng lực hoạt động
(profitability ratios) được sử dụng để xem xét tính hiệu quả của doanh nghiệp trong
việc sử dụng các tài sản của họ:
Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần.
Hệ số sinh lợi của tài sản = (Lợi nhuận sau thuế + Tiền lãi phải trả)/Tổng
tài sản.
Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu.
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu Thuần/tài sản lưu động.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần/Tài sản cố định.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản.
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu/Doanh thu bình quân một
ngày
Các chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận, còn gọi là các tỷ suất giá trị thị
trường (market value ratios) cho thấy doanh nghiệp được các nhà đầu tư đánh giá ở
mức độ như thế nào. Tuy nhiên nhóm chỉ tiêu này chỉ được áp dụng với các doanh
nghiệp đã cổ phần hoá:
Thu nhập cổ phần = Lợi nhuận sau thuế/Số lượng cổ phiếu thường.
Cổ tức = Lợi nhuận đem chia/ Số lượng cổ phiếu thường.
Tỷ lệ trả cổ tức = Cổ tức/Thu nhập cổ phiếu.
Tuy nhiên, việc thẩm định khả năng tài chính của khách hàng để đánh giá
khả năng trả nợ có một nhược điểm là chỉ đánh giá được quá khứ và hiện tại trong
khi việc thu nợ lại xảy ra trong tương lai. Một khách hàng có tình hình tài chính tốt,
do đó, có khả năng tài chính đảm bảo nợ vay trong quá khứ và hiện tại chưa hẳn sẽ
có tình hình tài chính và khả năng đảm bảo trả nợ tốt trong tương lai.
3.2.1.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Ngân hàng thường đánh giá xếp loại tín dụng doanh nghiệp theo phương
pháp so sánh dựa vào loại hình doanh nghiệp và các chỉ tiêu tài chính đã xác định (
tính toán dựa trên báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, tình hình dư nợ của khách hàng, thông tin phi tài chính khác...)
Đối tượng khách hàng được phân tích, đánh giá xếp loại tín dụng là các
doanh nghiệp dự định vay vốn hoặc đang có quan hệ tín dụng tại ngân hàng và có
thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh được ít nhất hai năm.
a, Quy trình chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch.
Sơ đồ II.1 : quy trình chấm điểm tín dụng doanh nghiệp
b, Nội dung chấm điểm tín dụng tại SGD
(cách chấm chi tiết trong bảng phụ lục )
Chấm điểm tài chính :
- Chấm điểm quy mô doanh nghiệp. Bao gồm các tiêu chí : vốn, lao động,
doanh thu thuần, nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Thu thập và kiểm tra
thông tin
Xác định ngành
nghề, lĩnh vực sản
xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
Chấm điểm quy mô
doanh nghiệp
Chấm điểm các chỉ số
tài chính
Chấm điểm các chỉ số
phi tài chính
Tổng hợp điểm và
xếp hạng doanh
nghiệp
- Chấm điểm tài chính cho doanh nghiệp. Bao gồm 4 loại chỉ số tài chính :
chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập.
Có cách chấm điểm tài chính khác nhau giữa điểm tài chính của một doanh
nghiệp kinh doanh trong ngành nông lâm, thủy sản; thương mại và dịch vụ ; xây
dựng ;công nghiệp.
Chấm điểm phi tài chính :
- Chấm điểm dòng tiền : bao gồm các chỉ tiêu hệ số khả năng trả lãi ( từ thu
nhập thuần ), hệ số khả năng trả nợ gốc ( từ thu nhập thuần ), xu hướng của lưu
chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ, trạng thái lưu chuyển thuần từ hoạt động, tiền
và các khoản tương đương tiền/ vốn chủ sở hữu.
-Chấm điểm quản lý: gồm kinh nghiệm trong ngành của ban quản lý liên
quan đến dự án đề xuất, kinh nghiệm của ban quản lý, môi trường kiểm soát nội bộ,
các thành tựu đạt được và các bằng chứng về những lần thất bại của ban quản lý,
tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính.
- Chấm điểm uy tín giao dịch : gồm quan hệ tín dụng và quan hệ phi tín dụng
Quan hệ tín dụng : trả nợ đúng hạn, số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ, nợ quá
hạn trong quá khứ, số lần các cam kết mất khả năng thanh toán ( thư tín dụng, bảo
lãnh, các cam kết khác…), cung cấp các thông tin đầy đủ và đúng hẹn theo yêu cầu
của Vietcombank.
Quan hệ phi tín dụng : thời gian duy trì tài khoản với Vietcombank, số lượng
Ngân hàng khác mà khách hàng duy trì tài khoản, số lượng giao dịch hàng tháng với
các tài khoản tại VCB, số lượng các loại giao dịch với VCB ( tiền gửi, tài trợ
thương mại/ thanh toán XNK, forex, thư tín dụng ), số dư tiền gửi trung bình tháng
tại VCB.
- Chấm điểm yếu tố bên ngoài: gồm triển vọng ngành, được biết đến, vị thế
cạnh tranh, số lượng đối thủ cạnh tranh, thu nhập của người đi vay chịu ảnh hưởng
của quá trình đổi mới và cải cách các doanh nghiệp Nhà nước.
- Chấm điểm các yếu tố khác : gồm đa dạnh các hoạt động theo ngành, thị
trường, vị trí ; thu nhập từ hoạt động xuất khẩu ; sự phụ thuộc vào các đối tác, lợi
nhuận sau thuế của công ty trong những năm gần đây, vị thế của công ty đối với các
DNNN và các chủ thể khác.
Việc tổng hợp điểm các yếu tố phi tài chính này sẽ được tổng hợp thành một
bảng riêng. Việc tính tổng điểm sẽ dựa trên điểm của từng yếu tố,trọng số của từng
yếu tố đó và loại hình doanh nghiệp ( DNNN, DNTN, DNĐTNN ).
c, Kết quả của việc xếp loại tín dụng :
Việc tổng hợp điểm và xếp loại tín dụng được dựa trên điểm tài chính và phi
tài chính vừa tính toán, loại hình doanh nghiệp, và tỷ trọng của chúng. Thông
thường, các thông tin tài chính dùng để chấm điểm chưa được kiểm toán thì điểm
tài chính có tỷ trọng 40%, còn điểm phi tài chính có tỷ trọng 60%. Các thông tin tài
chính được kiểm toán thì điểm tài chính có tỷ trọng 60%, điểm phi tài chính có tỷ
trọng 40%.
Hệ thống hạn mức tín nhiệm của các doanh nghiệp sẽ được phân loại chủ yếu
theo hệ thống hạn mức tín nhiệm sau đây (bao gồm 10 loại hạn mức tín nhiệm) :
"AAA": Đây là định mức tín nhiệm cao nhất trong hệ thống định mức tín
nhiệm của CRV. Các doanh nghiệp được xếp hạng AAA có khả năng hoàn trả cao
nhất các nghĩa vụ tài chính của mình.
"AA": Các doanh nghiệp được xếp hạng "AA" chỉ khác các doanh nghiệp
được xếp hạng "AAA"ở một mức độ rất nhỏ. Các doanh nghiệp được xếp hạng
"AA" cũng có khả năng hoàn trả các nghĩa vụ tài chính của mình rất cao.
"A": Các doanh nghiệp xếp hạng "A" có thể dễ bị tác động bởi những thay
đổi của hoàn cảnh và môi trường kinh tế hơn các doanh nghiệp xếp hạng cao hơn
Tuy nhiên, khả năng hoàn trả các nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp này vẫn
khá cao.
"BBB": Các doanh nghiệp xếp hạng "BBB" có mức độ an toàn tương đối tốt.
Tuy nhiên, môi trường kinh tế và các thay đổi bất lợi của môi trường có thể làm suy
yếu khả năng thực hiện các cam kết của doanh nghiêp.
"BB" Doanh nghiệp xếp hạng "BB" có mức độ biến động thấp nhất so với cá
doanh nghiệp có tính chất rủi ro biến động khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp ở thứ
hạng này phải đối mặt với các yếu tố không chắc chắn hoặc bị ảnh hưởng của điều
kiện kinh doanh, tài chính, không thuận lợi đáng kể, mà nó có thể gây khó khăn cho
doanh nghiệp trong việc thực hiện các cam kết tài chính của mình.
"B": Doanh nghiệp xếp hạng "B" dễ bị mất khả năng trả nợ hơn doanh
nghiệp xếp hạng "BB", tuy nhiên doanh nghiệp hạng "B" hiện vẫn có khả năng thực
hiện các cam kết tài chính của ho. Các yếu tố bất lợi về kinh doanh, tài chính và
kinh tế dễ ảnh hưởng xấu tới khả năng cũng như sự sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ
tài chính của doanh nghiêp.
"CCC": Doanh nghiệp xếp hạng "CCC" là doanh nghiệp hiện có nguy cơ
không trả được nợ, và phụ thuộc vào các điều kiện thuận lợi về kinh doanh, tài
chính, kinh tế để thực hiện các cam kết tài chính của họ. Trong điều kiện kinh
doanh, tài chính, kinh tế bất lợi, doanh nghiệp ít có khả năng thực hiện được các
cam kết tài chính của mình .
"CC": Doanh nghiệp xếp hạng "CC" hiện có nguy cơ không trả được nợ rất
cao.
"C": Hạng "C" được sử dụng trong trường hợp nộp hồ sơ phá sản đã được
thực hiện hoặc những hành động tương tự, tuy nhiện hiện doanh nghiệp vẫn đang
tiếp tục thực hiện việc trả nợ.
"D": Khác với các định mức tín nhiệm khác, hạng "D" không được dùng để
nói về tương lai, mà chỉ được sử dụng khi doanh nghiệp đã thực sự vỡ nợ.
3.2.1.3. Tính khả thi của dự án đầu tư.
Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư
là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Khách hàng
vay vốn của Ngân hàng và việc trả nợ cho Ngân hàng sẽ diễn ra trong tương lai.
Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh được nhân viên
tín dụng thực hiện khi xem xét quyết định cho khách hàng vay ngắn hạn để bổ sung
vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của thẩm định phương
án sản xuất kinh doanh là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi
của phương án sản xuất kinh doanh, qua đó, kết luận được khả năng thu hồi vốn khi
cho vay để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh đó.
Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư được nhân viên tín dụng thực hiện
khi xem xét quyết định cho khách hàng vay trung hoặc dài hạn để tài trợ cho việc
đầu tư vào dự án đầu tư. Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là đánh giá một cách
chính xác và trung thực tính khả thi của dự án, qua đó, kết luận được khả năng thu
hồi vốn khi cho vay để thực hiện dự án đầu tư đó.
Trong phần này chúng ta chỉ xét đến việc thẩm định khả năng trả nợ của dự
án thông qua việc thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư ( dự án cho vay trung và
dài hạn ) vì nó có thời gian hoạt động dài và gặp nhiều rủi ro.
Nội dung thẩm định khả năng trả nợ dựa trên tính khả thi của dự án
đầu tư.
Nguồn trả nợ ngân hàng của dự án đầu tư thường từ khấu hao cơ bản và lợi
nhuận sau thuế. Tuy nhiên, nguồn trả nợ có thể không sử dụng 100 % lợi nhuận sau
thuế và khấu hao mà còn dành một phần để chủ đầu tư tiếp tục tái đầu tư hoặc trích
lập các quỹ chia cổ tức. Về nguyên tắc, nguồn trên phải được ưu tiên sử dụng để trả
nợ gốc theo lịch cho Ngân hàng trước khi sử dụng vào các mục đích khác.
Thu - Chi = Lãi gộp
Lãi gộp - Thuế TNDN = Lợi nhuận ròng
Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả tiền vay ( gốc ) cho ngân hàng tùy theo tính
chất của từng doanh nghiệp, mà lợi nhuận dùng để trả nợ là phần lợi nhuận còn lại
sau khi doanh nghiệp đã trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo quy định của Nhà
nước, hoặc quyết định của Hội đồng quản trị.
Lợi nhuận dùng để trả nợ X 100%
Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả nợ = --------------------------------------------
Tổng số lợi nhuận ròng
Nguồn trả nợ hàng năm của dự án gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao cơ bản
và lãi phải trả hàng năm, các nguồn khác như thuế lợi tức để lại, lợi nhuận kinh
doanh phụ khác.
Dựa vào công suất khả dụng của dự án, cán bộ thẩm định lập ra bảng phân
tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án. Để lập được bảng chi tiết này,
cán bộ thẩm định dự án cần thu thập các thông tin cần thiết và dựa vào dự án đầu tư
vay vốn dài hạn. Cụ thể cần xác định được những nội dung sau :
Xác Định Công Suất của Thiết Bị Có thể Đạt Được Trong Thời Gian Vay Nợ
Ngân Hàng:
Việc xác định được công suất có thể đạt được của máy móc thiết bị trong
thời gian vay nợ Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng
sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm và nguồn thu để trả nợ của Doanh nghiệp.
Trong khi xem xét đánh giá mức công suất có thể đạt được của thiết bị, cần thống
nhất về các khái niệm sau:
Công suất lý thuyết:
Là công suất lớn nhất mà dự án có thể đạt đến trong các điều kiện sản xuất lý
thuyết: máy móc thiết bị chạy suốt 24h/ngày và 365ngày/năm. Do vậy, công suất lý
thuyết chỉ tính để biết chứ không thực hiện được.
Công suất thiết kế:
Là công suất mà dự án có thể thực hiện được trong điều kiện sản xuất bình
thường. Các điều kiện sản xuất bình thường được kể đến là:
- Máy móc thiết bị hoạt động theo đúng qui trình công nghệ, không bị
gián đoạn vì những lý do không được dự tính trước như hỏng hóc đột xuất, cúp
điện...
- Các yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ, liên tục.
Công suất thiết kế được xác định như sau:
Công suất
thiết kế
(1 năm)
=
Công suất thiết kế
trong 1h của máy
móc thiết bị chủ yếu
x
Số giờ
làm việc
trong 1
ca
X
Số ca
trong 1
ngày
x
Số ngày làm
việc trong 1
năm
(Lưu ý: Khi mua máy móc thiết bị chú ý xem công suất thiết kế tính trên cơ
sở nào, như số giờ làm việc trong ca, số ca làm việc trong ngày, số ngày làm việc
trong năm là bao nhiêu)
Công suất khả dụng:
Công suất thiết kế đã mang tính thực tế hơn công suất lý thuyết
nhưng vẫn khó đạt được vì trong sản xuất khó đảm bảo đầy đủ các điều kiện sản
xuất bình thường như có thể mất điện, sự cố máy móc, nguồn cung vấp các yếu tố
đầu vào không ổn định... Công suất khả dụng là công suất có thể đạt được trong
điều kiện sản xuất thực tế có tính đến cả trường hợp ngừng hoạt động do các sự cố
xảy ra.
Tuỳ theo tính chất, đặc điểm của thiết bị đầu tư, công suất khả dụng
của thiết bị trong những năm đầu sản xuất thường đạt thấp do năng lực điều hành, tổ
chức, do yếu tố sản phẩm, thị trường...
Đối với các dự án mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào trình
độ tay nghề của công nhân, ví dụ như ngành sản xuất giầy, may mặc... qua thực tế
cho thấy trong năm đầu thường chỉ sản xuất đạt 40-50% công suất thiết kế, năm sau
đạt 60-70%, từ năm thứ 3 trở đi mới có thể đạt được mức công suất trên 70% phụ
thuộc vào các điều kiện như nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản
phẩm...
Đối với các ngành sản xuất không đòi hỏi người lao động phải có kỹ
năng tay nghề cao, công suất sản xuất thực tế vẫn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố
khách quan và chủ quan: nguồn cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm,
hiệu quả sản xuất, quản lý... do vậy công suất năm đầu thường đạt 60-70% công
suất thiết kế, năm thứ hai có thể đạt 79-80%, từ năm thứ ba trở đi đạt trên 80% công
suất thiết kế.
Đối với các công trình xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, căn
hộ cao cấp cho thuê cần tham khảo tình hình kinh doanh tại địa phương về cung,
cầu, giá cả, kiểu dáng kiến trúc đang thịnh hành... để xác định khả năng khai thác
trong các năm đầu.
Sau khi đã xác định được khả năng công suất của thiết bị, ta tính tổng
các chi phí đầu vào tương ứng với công suất đã xác định và xác định doanh số đầu
ra tương ứng và nguồn trả nợ.
Xác định Doanh thu Theo Công Suất Dự kiến:
a, Xác định giá bán bình quân:
Sản phẩm sản xuất ra bán theo phương thức gì? Bán buôn hay bán lẻ? Giá
bán hiện tại là bao nhiêu? So sánh với giá bán các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
Xu hướng biến động giá cả trong tương lai là thuận lợi hay bất lợi?
Để có thể đánh giá được chính xác khả năng biến động của giá cả, cần thu
thập và phân tích các số liệu thống kê về giá cả của sản phẩm trong các năm trước
đó, kết hợp với việc tham khảo các số liệu về cung/cầu sản phẩm trên thị trường
quốc tế và trong nước, xác định qui luật biến động của giá cả để ước tính cho tương
lai.
Giá bán sản phẩm cao hay thấp gắn liền với chất lượng sản phẩm, uy tín, tên,
nhãn, mác của sản phẩm. Kinh nghiệm cho thấy các sản phẩm mang tên chính hãng
sản xuất có uy tín lớn trên thế giới (như SONY, CocaCola... ) thường có lợi thế về
giá cả và khả năng tiêu thụ.
Đơn giá bán bình quân tính theo phương pháp bình quân gia quyền như sau:
n
Pi . Qi
i=1
Đơn giá bán bình quân = ---------------
n
Qi
i=1
Trong đó: Pi : đơn giá bình quân sản phẩm loại i
Qi : số lượng sản phẩm loại i
n : số sản phẩm loại i
b, Xác định khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm
Sau khi đã xác định được công suất, ta xác định được sản lượng sản xuất ra
trong năm kế hoạch, ước tính tỷ lệ tồn kho cuối kỳ và từ đó tính được sản lượng tiêu
thụ trong năm kế hoạch.
c, Xác định doanh số tiêu thụ trong năm kế hoạch
Doanh số tiêu thụ = Đơn giá bình quân x Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Hoặc: n
Doanh số tiêu thụ = Pi . Qi
i=1
Trong đó:
Pi : Đơn giá sản phẩm loại I; Qi : Số lượng sản phẩm I; i = 1n; n : số loại
sản phẩm.
Xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong thời gian trả nợ.
Chi phí sản xuất được chia thành hai loại:
a, Chi phí biến đổi (biến phí):
Là những chi phí biến động tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất và
tiêu thụ. Mặc dù vậy, các chi phí này không nhất thiết luôn tăng giảm theo cùng một
tốc độ với mức tăng giảm của sản lượng sản xuất.
Các chi phí biến đổi bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính, (các năm khác nhau thì giá nguyên vật liệu
khác nhau, cần xác định quy luật biến động của giá, tỷ lệ lạm phát... để tính giá cho
sát thực tế).
- Nguyên vật liệu phụ
- Nhiên liệu, điện, nước
- Bao bì đóng gói
- Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất (Lương khoán sản phẩm)
- Phụ tùng thay thế, vật rẻ tiền mau hỏng
- Lãi vay ngắn hạn Ngân hàng (vay vốn lưu động)
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí tiếp thị, quảng cáo
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Thuế doanh thu
Chi phí biến đổi = Biến phí cho một đơn vị sản phẩm x Sản lượng
b, Chi phí cố định (định phí):
Là những chi phí không thay đổi theo sự biến đổi theo sự biến đổi của sản
lượng sản xuất và tiêu thụ. Thuộc về chi phí cố định bao gồm những khoản mục chi
phí sau:
- Khấu hao tài sản cố định: được áp dụng theo Chế độ Quản lý, Sử
dụng và Trích Khấu hao TSCĐ, ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-
BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài Chính.
- Chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc định kỳ.
- Chi phí thuê mướn đất đai, nhà xưởng
- Tiền lãi vay trung dài hạn
- Chi phí quản lý xí nghiệp.
- Chi phí thành lập doanh nghiệp
- Phí bảo hiểm tài sản cố định và kho nguyên vật liệu, thành phẩm.
- Lương công nhân (trường hợp không sản xuất công ty vẫn phải trả
lương tối thiểu)
- Lương công nhân học nghề
- Lương gián tiếp, công tác phí (bộ phận lương cố định)
- Các khoản phải trả cố định hàng năm
Định phí trên tính chung cho cả năm sản xuất
Chi phí hàng năm = Định phí + Biến phí.
Sau khi xác định công suất khả dụng, giá bán, số lượng sản phẩm và chi phí để sản
xuất sản phẩm ấy. Cán bộ thẩm định sẽ lập ra một bảng phân tích hiệu quả tổng hợp
– khả năng trả nợ của dự án như sau :
Bảng II.1 : bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án.
Năm thứ Đơn vị tính 1 2 3 4 5
I. Công suất thiết bị (%)
II. Doanh thu
1. Sản lượng tiêu thụ
2. Đơn giá bình quân
III. Chi phí sản xuất
1. Tổng định phí
2. Tổng biến phí
IV. Các khoản nộp Ngân sách
- Thuế VAT A%
- Thuế lợi tức B%
V. Nguồn trả nợ Ngân hàng
- Từ KHCB
- lợi nhuận ròng
VI. Nợ trung dài hạn phải trả ngân hàng
- Nợ gốc
- Lãi
Thừa/ Thiếu (VI - VII)
VIII.Nguồn vốn khác bù đắp thiếu hụt và
trả nợ vay
Nguồn : phòng ĐTDA- SGD
Từ bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án trên đây, ta
biết được trong thời gian vay vốn, dự án có tự trả được nợ đúng hạn hay không, bao
lâu thì thu hồi được vốn cho vay, kỳ hạn nào trả được, kỳ hạn nợ nào còn thiếu, biện
pháp bù đắp thiếu hụt như thế nào...
Bảng II.2 : Bảng kế hoạch hoàn trả vốn vay
Diễn giải Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm n
Giá trị tiền vay
Trả gốc vay
Trả lãi vay
Dư nợ khoản vay
Nguồn : phòng ĐTDA- SGD
Căn cứ vào lịch trả nợ gốc hàng năm, cán bộ thẩm định cần cân đối xem liệu
nguồn trả nợ gốc có bị thiếu hụt năm nào ( thông thường, nếu lịch trả nợ đều thì
trong những năm đầu hoạt động. Dự án có thể bị thiếu hụt nguồn trả nợ ). Tổng lợi
nhuận sau thuế và Khấu hao lũy kế trong thời gian vay vốn của dự án mà lớn hơn
Tổng số nợ vay trung dài hạn ban đầu thì dự án có khả năng trả nợ trong thời gian
vay vốn và ngược lại.
Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ ( nợ gốc
và lãi phải trả hàng năm của dự án. Việc xem xét này còn được thông qua bảng cân
đối thu chi và tỷ số khả năng trả nợ của dự án :
Nguồn nợ hàng năm của dự án
Tỉ số khả năng trả nợ của dự án = ------------------------------------------------------------
Nợ phải trả hàng năm của dự án ( gốc và lãi )
Nợ phải trả hàng năm của dự án do người vay quyết định có thể theo mức
đều đặn hàng năm hoặc có thể là trả nợ gốc đều trong một số năm, lãi phải trả hàng
năm tính theo số vốn vay còn lại, có thể trả nợ theo mức lãi thay đổi hàng năm.
Tỷ số khả năng trả nợ của dự án được so sánh với mức quy định chuẩn. Mức
này được xác định theo từng ngành nghề. Dự án được đánh giá có khả năng trả nợ
khi tỷ số khả năng trả nợ của dự án phải được ở mức quy định chuẩn.
Ngoài ra khả năng trả nợ của dự án còn được đánh giá thông qua việc xem
xét sản lượng và doanh thu tại điểm hòa vốn trả nợ. Điểm hòa vốn trả nợ là điểm mà
tại đó dự án có đủ tiền để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập.
Công thức xác định điểm hòa vốn trả nợ cho một năm của đời dự án như sau
- Sản lượng tại điểm hòa vốn trả nợ :
f- D + N+ T
xn = -------------------
p- v
- Doanh thu tại điểm hòa vốn trả nợ :
Ohn = X n. p
f – D + N +T
Ohn = -------------------------
1 – p/v
Trong đó :
N : nợ gốc phải trả trong năm ; T : thuế thu nhập doanh nghiệp; f: định phí tính toán
cho năm xem xét của đời dự án; D : khấu hao của năm xem xét ; N: nợ gốc; v: biến
phí cho năm xem xét ; p: giá bán một sản phẩm.
Tính thời gian thu hồi nợ và thời gian hoàn vốn theo phương pháp tĩnh :
Tổng số vốn vay cho vào dự án
Thời gian thu hồi vốn vay = -----------------------------------------------------------------
KHCB năm + phần lợi nhuận để trả nợ + nguồn khác
Tổng số vốn đầu tư vào dự án
Thời gian thu hồi vốn đầu tư = ---------------------------------------------------------------
KHCB năm + Phần lợi nhuận để trả nợ + nguồn khác
Khả năng trả nợ của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an
toàn về mặt tài chính của dự án đồng thời cũng là chỉ tiêu được các nhà cung cấp tín
dụng cho dự án đặc biệt quan tâm và coi là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận
cung cấp tín dụng cho dự án hay không.
Ngoài việc lập bảng tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ dựa trên công suất
khả dụng kể trên cũng cần phải tính toán mức độ dao động của các số liệu tính toán
được bằng cách thay đổi các giá trị công suất, giá bán sản phẩm (giảm đi 10 – 15%),
... để xác định tính ổn định, chắc chắn của dự án.
3.2.1.4. Thẩm định tài sản bảo đảm ( hay còn gọi là nguồn thu dự phòng ).
Khi thực hiện công tác thẩm định tín dụng, nhân viên tín dụng trước tiên cần
thẩm định khả năng hoàn trả nợ vay từ thu nhập của khách hàng. Thế nhưng việc
đánh giá thu nhập kỳ vọng của khách hàng là việc phức tạp và không chắc chắn. Do
đó, cần thiết xem xét thêm khả năng sử dụng tài sản đảm bảo nợ như là một nguồn
khác nữa đảm bảo cho khả năng nợ. Tuy nhiên, thực tế đối khi xảy ra nhiều rắc rối
phức tạp liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Do vậy, ngoài thẩm định thu
nhập của khách hàng để trả nợ, nhân viên còn phải thẩm định cả tài sản đảm bảo nợ
vay.
Mục tiêu của việc thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay là đánh giá một cách
chính xác và trung thực khả năng thanh lý các tài sản đảm bảo nợ vay khi cần thiết.
Khả năng thanh lý tài sản nói chung phụ thuộc vào tính chất pháp lý và giá trị thị
trường của tài sản. Do vậy, nội dung của thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay chủ yếu
là tập trung vào thẩm định các khía cạnh pháp lý của tài sản và khả năng thanh lý tài
sản đó theo giá trị thị trường.
Nội dung thẩm định :
a/ Các trường hợp bảo đảm tiền vay
Nhất thiết phải thực hiện theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999
về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; Nghị định của Chính phủ
85/2002/NĐ-CP ngày 25.10.2002 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-
CP ngày 29.12.1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và Thông tư
07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 về hướng dẫn thực hiện một số quy định về
bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng do NHNN ban hành. Ngoài ra, các quy
định riêng của nội bộ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (ví dụ, công văn số
364/CV-NHNT.QLTD ngày 31.03.2003 về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất
thế chấp, bảo lãnh...).
Như vậy có thể có những hình thức như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài
sản, bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bằng tín chấp...
b/ Xác định trị giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh
Tổng trị giá thiết bị nhập khẩu phân ra 2 phần, phần vật chất (TSCĐ) và phi
vật chất (TSCĐ vô hình), thực tế chúng ta đã gặp những dự án phi vật chất chiếm
tới 45% tổng trị giá hợp đồng nhập thiết bị, vì phần phi vật chất sẽ không thu được
tiền khi phát mại nên ngân hàng chỉ chấp thuận tính giá trị phần vật chất làm giá trị
đảm bảo vốn vay.
- Phần vật chất: gồm tổng trị giá mua các thiết bị lẻ, giá phụ tùng thay thế
kèm theo hoặc mua thêm để dự phòng... giá trị tài sản vật chất tính theo giá nhập
CIF.
- Phần phi vật chất như chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí hoa
hồng, lãi vay, chi phí chuyên gia, chi phí tham quan khảo sát... không được tính là
giá trị đảm bảo vay vốn vì khi phát mại phần phi vật chất không bán được.
Do vậy, giá trị tài sản thiết bị nhập khẩu bằng vốn vay ngân hàng sẽ nhỏ hơn
số tiền vay vì không tính phần phí phi vật chất. Trường hợp trong tổng giá trị tài sản
thiết bị nhập khẩu không có phí phi vật chất thì trị giá thiết bị nhập khẩu bằng đúng
với số tiền xin vay.
Để đảm bảo nguyên tắc trị giá tài sản thế chấp phải lớn hơn số tiền xin vay ít
nhất 30% (tuỳ theo tính chất và độ rủi ro của dự án, tỷ lệ giá trị tài sản thế chấp có
thể phải cao hơn mức quy định chung, có thể yêu cầu 50%, để đảm bảo khi phát mại
có thể thu hồi đủ vốn và lãi vay), người đi vay phải cam kết dùng toàn bộ trị giá
công trình đầu tư mới bao gồm toàn bộ văn phòng, nhà xưởng, kho tàng, công trình
xây dựng, thiết bị máy móc, giá trị thuế đất của dự án... để thế chấp cho ngân hàng.
Thực tế sẽ xảy ra trường hợp các công trình đầu tư mới (như nhà xưởng, kho tàng,
vật kiến trúc khác...) chưa hình thành, hoặc đang xây dựng dở dang do vậy việc xác
định trị giá tài sản này phải dựa trên luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh
tế kỹ thuật và tổng dự toán công trình đã được cấp có đủ thẩm quyền duyệt. Trường
hợp toàn bộ giá trị công trình đầu tư mới vẫn không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn vay,
người đi vay phải có tài sản khác kèm theo để thế chấp cho ngân hàng. Trong mọi
trường hợp, tổng trị giá tài sản thế chấp phải lớn hơn hoặc bằng tổng tiền vay như
quy định hiện hành.
Lưu ý: Những câu hỏi cần được đặt ra khi xem xét tài sản thế chấp, cầm cố,
bảo lãnh (tài sản):
•Phải có giá trị thực tế: Giá trị của tài sản được đưa ra là bao nhiêu?
Phải có khả năng bán được - nếu cần thiết tài sản đó có thể được ngân hàng
bán và như vậy thì số tiền bán được sẽ là bao nhiêu?
•Người xin vay có quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản đó không?
•Tài sản đó được giữ, cất ở đâu?
•Người xin vay có quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản đó không?
•Tài sản đó được giữ, cất ở đâu?
•Tài sản đưa ra làm bảo đảm có được chấp nhận không?
• Tài sản đó có dễ bị hư hỏng không ? và có nhanh xuống giá không?
3.2.1.5. Từ việc kinh doanh phụ khác, từ nguồn tài trợ, vốn khác, thuế lợi tức
được để lại…
Thu từ sản xuất kinh doanh : doanh nghiệp chỉ có thể lấy một phần lợi nhuận
trả nợ còn vốn quan vòng tái sản xuất đảm bảo hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, cán bộ vẫn phải tính toán để biết được doanh nghiệp còn sản xuất
hay không? và sản xuất có lãi hay lỗ? Để đánh giá chính xác doanh nghiệp sản xuất
lỗ hay lãi và khẳng định có lợi nhuận để trả nợ hay không? cần lưu ý một số khoản
chi phí mà doanh nghiệp hay trốn như khấu hao tài sản cố định, lãi vay ngân hàng...
Thu từ nguồn khác (nếu có): Ngoài các khoản thu trên có thể doanh nghiệp
còn một số khoản khác có thể thu được như các nguồn kinh phí hỗ trợ từ đơn vị chủ
quản, các khoản đầu tư đến hạn, bán các tài sản khác, phát hành cổ phiếu... cần phải
được thẩm định, đánh giá cụ thể cho từng trường hợp.
3.2.2. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.
Phần trên, ta đã xét nội dung thẩm định của một doanh nghiệp vay vốn tại Sờ
Giao Dịch. Tuy nhiên đối tượng vay vốn và thẩm định của Ngân hàng bao gồm
nhiều thành phần, cả các doanh nghiệp lẫn cá nhân. Vì thế mà nội dung thẩm định
của doanh nghiệp sẽ khác với nội dung thẩm định của một cá nhân xin cấp tín dụng.
a, Mục tiêu của thẩm định tín dụng cá nhân tại ngân hàng :
Là đánh giá chính xác và trung thực khả năng trả nợ của cá nhân khách hàng
đang đề nghị vay vốn tại Ngân hàng. Khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi cấp tín
dụng cho khách hàng cá nhân phụ thuộc vào những yếu tố sau đây :
Thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay.
Thu nhập cá nhân của khách hàng.
Các nguồn thu nhập khác mà khách hàng có thể trả nợ.
Tài sản khách hàng dùng để đảm bảo nợ vay.
b, Nội dung thẩm định.
Khi cho vay khách hàng cá nhân, nguồn thu nợ trước hết là từ thu nhập của
cá nhân đó, kế đến là từ các nguồn thu nhập khác. Do đó, yếu tố tiên quyết cần phân
tích và thẩm định là tình hình nguồn thu nhập của khách hàng.
Tuy nhiên, nếu chỉ thẩm định tình hình nguồn thu nhập cũng chưa đủ vì khả
năng hoàn trả nợ vay của khách hàng còn phụ thuộc vào thái độ và sự sẵn lòng trả
nợ của họ. Đôi khi có những khách hàng có thu nhập, nhưng khả năng thu hồi nợ
thấp vì họ không sẵn lòng trả nợ. Những khách hàng như vậy thường có khuynh
hướng đánh lừa nhân viên tín dụng bằng những hành vi che đậy và gây nhiễu thông
tin khiến cho nhân viên tín dụng phán quyết sai về khả năng trả nợ của họ.
Ngược lại, có nhiều khách hàng khi vay vốn lúc nào cũng sẵn lòng trả nợ,
trong thâm tâm họ rất muốn trả nợ nhưng vì không có tiền nên dẫu có muốn cũng
không trả nợ được. Do đó, phân tích và thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng
không chỉ đơn giản xem họ có sẵn lòng trả nợ hay không mà còn phải xem họ có
nguồn tiền để trả nợ hay không.
Khi thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, thường chúng ta tập
trung vào một số yếu tố liên quan đến khách hàng hình thành nhóm nội dung cần
thẩm định. Nhiều ngân hàng vẫn thường sử dụng phương pháp truyền thống để
đánh giá tín dụng của một khách hàng cá nhân, chẳng hạn phân tích và đánh giá 5C,
bao gồm :
Character – Tư cách của khách hàng vay vốn. Đánh giá tư cách của khách
hàng là xem xét sự trung thực, ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành và lập trường
của họ, kể từ đó, phán quyết về sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng.
Capacity – Năng lực của khách hàng. Đánh giá năng lực của khách hàng là
xem xét khả năng kiếm tiền của khách hàng, để từ đó, phán quyết xem khách hàng
có thể tạo ra được thu nhập dùng để trả nợ hay không. Năng lực trả nợ của khách
hàng cá nhân có thể xem qua nghề nghiệp, mức lương, hay sự thành đạt của họ
trong kinh doanh.
Capital – Vốn riêng của khách hàng. Đánh giá nguồn vốn riêng của khách
hàng là xem xét khách hàng có tài sản lưu động nào có thể thanh lý nhanh chóng để
trả nợ cho ngân hàng hay không. Chẳng hạn những tài sản như tài sản tài chính,
khoản phải thu, hàng hóa tồn kho có thể xem như là vốn mà khách hàng có thể
thanh lý để trả nợ ngân hàng một cách nhanh chóng.
Collateral – Tài sản đảm bảo nợ vay. Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay là
xem xét xem khách hàng có tài sản đảm bảo hay không và khả năng thanh lý tài sản
mà khách hàng dùng để thế chấp hoặc cầm cố khi vay tiền ngân hàng như thế nào.
Coditions – Điều kiện trả nợ. Đánh giá điều kiện trả nợ là xem xét những yếu
tố kinh tế và hoàn cảnh môi trường nằm ngoài sự kiểm soát nhưng có ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của khách hàng. Chẳng hạn như đánh giá sự ổn định của nền
kinh tế, ổn định nghề nghiệp của khách hàng, ổn định của chính sách thuế thu nhập
cá nhân… là những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát nhưng có ảnh hưởng đến thu
nhập của khách hàng.
3.3. Ví dụ minh họa cho công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp
vay vốn trung dài hạn tại SGD Ngân hàng Ngoại Thương.
3.3.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp.
1. Quyết định số 1424/ QĐ-BTM của Bộ thương mại ngày 04 tháng 10 năm
2004 về việc chuyển Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ thành Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ.
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần lần đầu số
0103006536 ngày 18 tháng 01 năm 2005 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
nội cấp.
3. Thay đổi đăng ký kinh doanh lần 1 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
nội cấp ngày 08 tháng 04 năm 2005.
4. Thay đổi đăng ký kinh doanh lần 3 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
nội cấp ngày 15 tháng 11 năm 2006.
5. Quyết định số 03/QĐ ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Đại Hội đồng cổ đông
Công ty về việc tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng.
6. Quyết định số 04/QĐ-HĐQT, ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Hội đồng
quản trị Công ty về việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu.
7. Giấy chứng nhận đăng ký thuế ngày 27 tháng 01 năm 2005.
8. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ
Artexport ngày 15 tháng 12 năm 2004.
9. Biên bản họp Hội đồng quản trị lần thứ nhất sau đại hội cổ đông thành lập
Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ số 01/HĐQT ngày 24 tháng 12 năm 2004.
10. Biên bản họp Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ
lần thứ hai số 02/HĐQT ngày 20 tháng 01 năm 2005.
Nhận xét: Căn cứ vào các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, quy chế
cho vay của Ngân hàng Ngoại thương VN tại thời điểm thẩm định Dự án, Chủ đầu
tư có đủ các điều kiện pháp lý để vay vốn ngân hàng.
Hồ sơ dự án:
11. Công văn số 4869/QĐ-UB ngày 24 tháng 11 năm 1998, của UBND thành
phố Hà nội về việc cho Artexport chuyển đổi mục đích sử dụng 607 m2 đất tại số
2A, Phạm Sư Mạnh để xây dựng biệt thự cho thuê.
12. Công văn số 1525/QHKT- P2 ngày 22 tháng 09 năm 2005 của Sở quy hoạch
kiến trúc Hà nội về việc thông tin QHKT khu đất tại số 02 Phạm Sư Mạnh.
13. Công văn số 662/VQH- T3 ngày 27 tháng 10 năm 2005 của Sở quy hoạch
xây dựng Hà nội, về việc Số liệu hạ tấng kỹ thuật khu đất tại số 2A phố Phạm Sư
Mạnh.
14. Công văn số 1733/CPV- QLCT ngày 18 tháng 11 năm 2005 của Cục phục vụ
ngoại giao đoàn về việc trả lời việc xin phép xây dựng ở số 2A phố Phạm Sư Mạnh
15. Công văn số 65/STNMTNĐ-QL ngày 04 tháng 01 năm 2006, của Sở Tài
nguyên môi trường và nhà đất về việc chuyển mục đích sử dụng nhà, đất tại 2A
Phạm Sư Mạnh.
16. Công văn số 313/UB-NNĐC của UBND thành phố Hà nội ngày 24 tháng 01
năm 2006 về việc chấp thuận về nguyên tắc cho Artexport chuyển mục đích sử
dụng đất tại 2A Phạm Sư Mạnh để xây dựng trụ sở và giới thiệu sản phẩm.
17. Quyết định số 5054/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà nội, ngày 10 tháng
11 năm 2006 về việc cho phép Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ (Bộ
Thương mại) chuyển đổi mục đích sử dụng 603m2 đất tại số 2A phố Phạm Sư
Mạnh, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm để xây dựng Văn phòng giao dịch
và giới thiệu sản phầm – Artexport House.
18. Công văn số 629/QHKT – P2 ngày 05/05/2006 của Sở quy hoạch kiến trúc
Hà nội,về việc QHTMB và PAKT xây dựng VPGD và GTSP tại 2A phố Phạm Sư
Mạnh, phố Phan Chu Trinh,Q.Hoàn Kiếm, Hà nội.
19. Công văn số 814/TĐ – SXD của Sở Xây dựng ngày 16 tháng 06 năm 2006
về Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở dự án văn phòng giao dịch và giới thiệu sản
phẩm Artexport House.
20. Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành giữa Artexport và Công ty Cổ
phần Khảo sát thiết kế và xử lý nền móng công trình.ngày 05 tháng 09 năm 2005.
21. Công văn số 529/ Tth – EVN – ĐLHN – P04 ngày 06 tháng 02 năm 2006
ccủa Công ty điện lực TP Hà nội về thoả thuận cấp điện cho Cty XNK Thủ công mỹ
nghệ tại trụ sở sô 2A Phạm Sư Mạnh.
22. Công văn số 20/KDNS/HK ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Xí nghiệp
KDNS Hoàn kiếm thông báo việc cấp nước sạch cho công trình và các bước cần
triển khai tiếp theo.
23. Công văn số 302.CV- DA/PC23(TM) ngày 13 tháng 09 năm 2005 cảu Công
an thành phố Hà nội về việc thoả thuận PCCC.
24. Công văn số 132/TNHN, ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Công ty TNHH
NN một thành viên thoát nước Hà nội đồng ý về nguyên tắc cho hệ thống thoát
nước của dự án Artexport House được thoát và hệ thống thoát nước chung của
Thành phố.
25. Công văn số 1226/TCMN của Artexport gửi Chi cục thuế Q.Hoàn Kiếm
ngày 14 tháng 11 năm 2006 v/v xác nhận nộp tiền thuê đất tại 2A Phạm Sư Mạnh,
và được xác nhận vào ngày 16/11/2006.
26. Hợp đồng thi công xây dựng công trình số 01/HĐ-KT-HUD1 ngày 02 tháng
11 năm 2006.
27. Hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng số GT0009/06EA04TS
28. Hồ sơ vay vốn:
29. Quyết định số 43/ HĐQT của Chủ tịch HĐQT Công ty về việc phê duyệt dự
án đầu tư xây dựng công trình ARTEXPORT HOUSE ngày 20/06/2005.
30. Biên bản cuộc họp HĐQT số 58/HĐQT ngày 15 tháng 11 năm 2006 về việc
uỷ quyền cho Tổng giám đốc thay mặt Công ty đứng ra vay vốn NHNTVN để đầu
tư xây dựng công trình ARTEXPORT HOUSE và ký kết các hợp đồng có liên quan.
31. Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ.
32. Báo cáo tài chính 3 năm: 2005,2004,2003, báo cáo nhanh tình hình tài chính
9 tháng 2006.
Nhận xét: căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật, của NHNN và của NHNT
VN, hồ sơ vay vốn và hồ sơ pháp lý của Dự án hợp lệ, nhưng còn thiếu:
- Hợp đồng thuê đất
- Giấy phép xây dựng.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3.3.2. Thẩm định chi tiết doanh nghiệp
Tên Công ty: Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ
Tên tiếng Anh:HANDICRAFT AND ART ARTICLES EXPORT IMPORT JOINT
STOCK COMPANY
Tên viết tắt: ARTEXPORT
Địa chỉ: 31-33 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm,Hà nội.
Điện thoại: 04.8266574 Fax: 04.8259275
E-mail: trade@artexport.com.vn Website:
Giấy CNĐKKD: Số 0103006536 đăng ký lần đầu ngày 18/01/2005, đăng ký
thay đổi lần thứ 1 ngày 08/04/2005, đăng ký thay đổi lần 3 ngày 15 tháng 11 năm
2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng chẵn)
Số tài khoản tiền gửi VND: 0011000013175 tại SGD NHNT VN
Số tài khoản tiền gửi USD: 0011370076653 tại SGD NHNT VN
Ngành nghề kinh doanh chính:
o Kinh doanh XNK: KD XNK (trực tiếp và uỷ thác) hàng thủ công mỹ nghệ và các
mặt hàng tổng hợp khác Nhà nước không cấm.
o Sản xuất và gia công chế biến: Sản xuất và gia công chế biến các sản phẩm gỗ mỹ
nghệ, gốm sứ, thêu ren và các mặt hàng tổng hợp khác để bán tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu.
o Kinh doanh dịch vụ: Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà; Kinh
doanh cho thuê kho bãi, nhà xưởng sản xuất.
Mô hình tổ chức quản lý sản xuất :
– Trước đây, Công ty là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định
số 617/BNgT-TCCB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại thương với tên giao dịch là
Công ty XNK Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam. Căn cứ vào Quyết định số 1424/QĐ-
BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công ty được cổ phần hoá
và trở thành Công ty Cổ phần XNK Thủ công Mỹ nghệ.
Bảng II.3 : Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần XNK Thủ công Mỹ nghệ.
Danh sách cổ đông sáng lập
Số
cổ phần
Tỷ lệ % trong
sở hữu vốn cổ
phần
Bộ Thương mại, trong đó:
Ông Đỗ Văn Khôi (CT HĐQT) đại diện
Ông Vũ Văn Phúc (UV HĐQT) đại diện
640.000
12,8%
Ông Nguyễn Văn Bình 407.630 8,15%
Ông Nguyễn Văn Cấn 20.800 0,42%
Bà Lê Thị Mỹ Hoàn 135.950 2,72%
Bà Nguyễn Thị Kim Hường 20.000 0,40%
Ông Hà Xuân Khang 97.250 1,95%
Ông Đỗ Văn Khôi 161.060 3,22%
Ông Vũ Văn Phúc 72.800 1,46%
283 cổ đông khác 3.444.5 68,89%
Cộng 5.000.0 100%
Nguồn : báo cáo thẩm định dự án
Bảng II. 4 : Các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Công ty
Chức vụ Họ tên Lĩnh vực
quản lý
Tuổi Trình
độ
Số năm
công tác
Thời gian bổ
nhiệm
Chủ tịch
HĐQT
Đỗ Văn Khôi Cử nhân
KTNT
51 Đại
học
30 2004
Tổng
Giám đốc
Nguyễn Văn
Bình
Cử nhân
KTTC
45 Đại
học
22 2004
Kế toán
Trưởng
Nguyễn Thị
Minh Nguyệt
Cử nhân
KTTC
44 Đại
học
21 2004
Nguồn : báo cáo thẩm định dự án
– Tổng số lao động của Công ty đến thời điểm 31/12/2005 là 210 lao động, cơ cấu
lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng II.5 : Tổng số lao động của công ty XNK Thủ công Mỹ nghệ.
Trình độ 31/12/2005 Tỷ lệ %
Đại học và trên đại học 130 61,90%
Trung cấp 13 6,19%
Sơ cấp 3 1,43%
Lao động phổ thông 64 30,48%
Tổng 210 100,00%
Bảng II. 6 : Cơ cấu tổ chức của Artexport
Hoạt động kinh doanh của công ty tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực:
Kinh doanh hàng nhập:
Doanh số hàng nhập trong những năm qua của đơn vị chiếm từ 50-60% tổng doanh
số. Ngoài những mặt hàng truyền thống như: máy móc thiết bị, sắt thép, hạt nhựa,
máy xây dựng đã qua sử dụng…trong năm 2005 đơn vị còn mở rộng thêm những
mặt hàng như: bông, thang máy, máy in. Các mặt hàng này được bán lại cho các
khách hàng có quan hệ truyền thống: Cty Thép Hoà Phát, Cty Thép Thành Long,
Cty CP Thiết bị Sài Gòn, Cty Hoàng Sơn, Cty CP Thiết bị máy công trình…Đây là
những khách hàng có uy tín, quan hệ lâu năm, thanh toán sòng phẳng. Phương thức
thanh toán thường là khách hàng đặt cọc trước 10-15%, sau khi hàng về Artexport
quản lý hàng, trong khoảng thời gian 4-5 tháng đơn vị trả tiền đến đâu nhận hàng
đến đó.
– Tình hình thị trường đầu năm 2006 với những mặt hàng như máy móc thiết bị,
máy xây dựng đã qua sử dụng nói chung không có biến động đáng kể, có khả năng
tiêu thụ, Công ty đang đẩy mạnh sang kinh doanh các mặt hàng khác như đồng, hạt
nhựa, ... nên doanh thu hàng nhập không có biến động nhiều.
Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống:
– Xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (gốm, sơn mài, mỹ nghệ, thêu
ren….) hàng năm đóng góp khoảng 35% tổng doanh thu của Công ty. Đơn vị là
doanh nghiệp xuất khẩu lâu năm trong lĩnh vực này, với các thị trường truyền thống
và các bạn hàng truyền thống tại Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.
Phương thức thanh toán: trả trước 50%, trả tiếp phần còn lại sau khi nhận hàng hoặc
L/C trả chậm 3 tháng
– Công ty đã thiết lập được mối quan hệ tốt với các đối tác là các tổ hợp sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ để cung cấp các mặt hàng tinh xảo cho các thị trường khó
tính như Hàn Quốc, Nhật Bản. Cụ thể các nguồn hàng: mây tre tại Chương Mỹ - Hà
Tây; gốm sứ Bát Tràng; đá xẻ Thanh Hoá …Phương thức thanh toán: trả sau.
Kinh doanh bất động sản:
Hoạt động này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh thu của Công ty và
mang lại hiệu quả cao. Tình hình cho thuê các toà nhà và xưởng sản xuất của
ARTEXPORT như sau:
– Toà nhà ARTEXPORT BUILDING, 31 - 33 Ngô Quyền, Hà Nội:
Doanh thu hàng năm: khoảng13 tỷ đồng
Giá thuê bình quân: 25 USD/m2/tháng
Khấu hao: khoảng 3,4 tỷ đồng/năm trong 5 năm đầu và 1,1
tỷ đồng/năm trong những năm tiếp theo.
Chi phí quản lý, điện nước khoảng 2,8 tỷ đồng
Lợi nhuận trên 3 tỷ đồng.
Toà nhà đi vào hoạt động từ tháng 5/2004, đến 31/12/2004 diện tích cho thuê đạt
95%.Đến năm 2005 diện tích cho thuê đạt 100%. Các hợp đồng thường ký từ 3-20
năm.
– Toà nhà CFM BUILDING, 23 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội:
Doanh thu hàng năm: trên 3 tỷ đồng
Giá thuê bình quân: 10 USD/m2/tháng
Khấu hao: 670 triệu đồng/năm
Toà nhà cao 7 tầng có diện tích xây dựng 2.800 m2, diện tích cho thuê khoảng
2.200 m2. Toà nhà được hoàn thiện vào đưa vào khai thác cuối năm 1998. Vốn đầu
tư toà nhà là vốn tự có của doanh nghiệp. Tổng vốn đầu tư là 9.850 triệu đồng được
đầu tư làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là 3.200 triệu đồng, giai đoạn 2 là 6.650 triệu
đồng. Toà nhà đã cho thuê hết diện tích đạt 100% công suất.
– Nhà kho Thanh Lân, Thanh Trì :
Khu nhà kho này có diện tích 6000 m2 gồm ba nhà kho diện tích 3000 m2 . Vốn đã
đầu tư nâng cấp kho 2.000 triệu đồng. Công ty đã để lại 1000 m2 làm nhà kho của
công ty còn lại 2000 m2 đã cho thuê, giá thuê bình quân đạt 15.000-20.000
đ/m2/tháng. Doanh thu hàng năm đạt khoảng 400 triệu đồng.chi phí hết
250.000.000đ,lãi 150.000.000đ, khấu hao 300 triệu đồng/năm.
– Nhà số 37 Hàng Khay, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội:
Ngôi nhà mặt tiền phố Hàng Khay có diện tích 198 m2, diện tích xây dựng 500 m2,
ngôi nhà hiện cũng đang được cho công ty Đồng hồ mới thuê từ, thời gian 10 năm,
lợi nhuận thu được hàng năm là 300 triệu đồng. Mọi chi phí điện nước, bảo trì do
khách thuê chịu.
Đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư :
Tình hình tài chính qua các năm và các chỉ tiêu tài chính thể hiện chi tiết tại bảng
báo cáo tài chính đính kèm. Trong đó, có một số điểm đáng chú ý sau:
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 9T 2006
Doanh thu 346.214 470.113 608.152 421.645
Chi phí lãi vay 2.219 3.542 8.803 5.153
Lợi nhuận 1.395 1.575 4.250 2.617
Đơn vị : triệu đồng
– Từ cuối năm 2004, Công ty chuyển sang mô hình cổ phần, đã quản lý hiệu quả
hơn, tiết kiệm chi phí. Tính đến thời điểm 30/09/2006, doanh thu và lợi nhuậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.pdf