Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí: BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
“Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại
công ty tài chính dầu khí”
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN CHO DỰ ÁN
TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH...................................................... 3
1.1. Công ty tài chính .................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại công ty tài chính ................................................ 3
1.1.1.1 Khái niệm.................................................................................................. 3
1.1.1.2 Phân loại công ty tài chính ....................................................................... 4
1.1.2. Các hoạt động của công ty tài chính ........................................................ 6
1.2. Hoạt động thu xếp vốn ...
82 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
“Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại
công ty tài chính dầu khí”
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN CHO DỰ ÁN
TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH...................................................... 3
1.1. Công ty tài chính .................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại công ty tài chính ................................................ 3
1.1.1.1 Khái niệm.................................................................................................. 3
1.1.1.2 Phân loại công ty tài chính ....................................................................... 4
1.1.2. Các hoạt động của công ty tài chính ........................................................ 6
1.2. Hoạt động thu xếp vốn cho dự án của công ty tài chính ................................. 10
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thu xếp vốn cho dự án ................ 10
1.2.2 Nguồn vốn cho hoạt động thu xếp vốn cho dự án................................... 13
1.2.3 Quy trình thu xếp vốn cho dự án ............................................................ 15
1.2.4 Chỉ tiêu đánh giá hoat động thu xếp vốn cho dự án ................................ 18
1.2.4.1 Các chỉ tiêu định lượng .......................................................................... 18
1.2.4.2 Các chỉ tiêu định tính ............................................................................. 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu xếp vốn cho dự án của CTTC ... 20
1.3.1 Khả năng thu xếp vốn của CTTC .......................................................... 20
1.3.1.1 Chất lượng nhân sự ................................................................................ 20
1.3.1.2 Hoạt động Marketing ............................................................................. 20
1.3.1.3 Chất lượng thẩm định dự án .................................................................. 21
1.3.1.4 Uy tín mạng lưới hoạt động của CTTC trên thị trường tài chính .......... 22
1.3.2 Nhu cầu thu xếp vốn của các doanh nghiệp............................................ 22
1..3.2.1 Khả năng tài trợ dự án của các doanh nghiệp ...................................... 22
1.3.2.2 Mục tiêu, đường lối phát triển kinh tế xã hội của quốc gia ................... 23
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN TẠI CÔNG TY TÀI
CHÍNH DẦU KHÍ .............................................................. 24
2.1 Tổng quan về Công ty tài chính Dầu khí .......................................................... 24
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển ..................................................................... 24
2.1.2 Tình hình hoạt động của công ty tài chính dầu khí ................................. 25
2.2 Thực trạng hoạt động thu xếp vốn cho dự án đối với công ty tài chính dầu
khí .............................................................................................................................. 29
2.2.1 Khái quát về các dự án tại CTTC dầu khí .............................................. 29
2.2.2 Các hình thức thu xếp vốn ..................................................................... 34
2.2.2.1. Nguồn vốn từ nhận ủy thác .................................................................... 34
2.2.2.2 Đồng tài trợ ............................................................................................ 39
2.3 Đánh giá trực trạng hoạt động thu xếp vốn tại CTTC dầu khí ................... 45
2.3.1 Kết quả đạt được.................................................................................... 45
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 50
2.3.2.1 Hạn chế ................................................................................................... 50
2.3.2.2 Nguyên nhân ........................................................................................... 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU XẾP VỐN CHO DỰ ÁN CTTC
DẦU KHÍ ....................................................................... 53
3.1 Chiến lược phát triển của CTTC dầu khí giai đoạn 2007 – 2015 và định
hướng đến năm 2025 ................................................................................................ 53
3.1.1 Chiến lược phát triển của tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam đến
năm 2025 ....................................................................................................... 53
3.1.2 Nội dung chiến lược phát triển PVFC giai đoạn 2007 – 2015 và định
hướng đến năm 2025 ...................................................................................... 56
3.1.3. Chiến lược khách hàng ......................................................................... 59
3.1.3.1. Chiến lược về tổ chức và mạng lưới hoạt động .................................... 60
3.1.3.2. Chiến lược về con người........................................................................ 60
3.1.3.3. Chiến lược về công nghệ và quản lý ..................................................... 60
3.2 Giải pháp tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính
dầu khí ....................................................................................................................... 61
3.2.1 Nâng cao chât lượng nhân sự trong bộ phận thu xếp vốn ....................... 61
3.2.2 Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức năng, phòng ban, các tổ chức tín dụng 63
3.2.3 Thiết lập hệ thống thông tin thẩm định dự án ......................................... 65
3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động Marketing ............................................................. 66
3.2.5 Đa dạng hóa các nguồn huy động thu xếp vốn dự án.............................. 68
3.3 Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền ................................................................ 68
3.3.1 Kiến nghị với tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam ......................... 68
3.3.2 Kiến nghị với chính phủ và nhà nước .................................................... 69
KẾT LUẬN ..................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 71
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTTC : Công ty tài chính
PVFC : Công ty tài chính dầu khí
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TCTD : Tổ chức tín dụng
NHTM : Ngân hàng thương mại
XDCB : Xây dựng cơ bản
CBNV : Cán bộ nhân viên
GP : Giấy phép
ĐK : Đăng ký
HĐXD : Hợp đồng xây dựng
CSH : Chủ sở hữu
KNCD : Kho nổi chứa dầu
XNK : Xuất nhập khẩu
TXV : Thu xếp vốn
NH : Ngân hàng
TXV&TDDN: Thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
Bảng 1.1 : Cách tính phí của hoạt động thu xếp vốn tại CTTC
Sơ đồ 1.1 : Nguồn vốn cho hoạt động thu xếp vốn
Sơ đồ 1.2 : Quy trình thu xếp vốn
Hộp 1.1 : Các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án
Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu tổng hợp
Bảng 2.2 : Dự kiến kế hoạch đầu tư tài chính giai đoạn 2007 – 2011
Bảng 2.3 :Dự kiến vốn huy động giai đoạn 2007 – 2011
Bảng 2.4 : Dự kiến hoạt động tín dụng giai đoạn 2007 – 2011
Bảng 2.5 : Một số dự án công ty thu xếp vốn trong 3 năm 2005,2006,2007.
Bảng 2.6 : Chỉ tiêu tài chính chủ yếu của dự án Tàu đa năng 2
Bảng 2.7 : Độ nhạy của dự án Tàu đa năng 2
Sơ đồ 2.1 : Quy trình tiếp nhận cho vay vốn ủy thác
Bảng 2.8 : Bảng phí thu xếp vốn
Bảng 2.9 : Độ nhạy của dự án Cảng đạm phú Mỹ
Biểu đồ 2.1 : Tổng giá trị thu xếp vốn (2003 – 2007)
Bảng 2.10 : Vốn điều lệ của PVFC
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam đã, đang và chủ yếu trong tương lai là một
bộ phận của chiến lược kinh tế toàn cầu, đối với các nhà kinh tế - đặc biệt là các nhà
kinh tế trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng không thể không nghiên cứu, nhận thức
và vận dụng các vấn đề về vốn, các hình thức tạo vốn, thị trường vốn trong các nền
kinh tế thị trường vào thực tiễn Việt Nam để trên cơ sở đó xác lập một chiến lược
huy động vốn qua hệ thống CTTC nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn cho sự nghiệp phát
triển của đất nước.
Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Công ty tài chính Dầu khí thành viên
100% vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ra đời với phương châm hoạt động.
Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Thành lập Công ty Tài
chính Dầu khí là một dấu mốc quan trọng, một tầm nhìn mới trong chiến lược phát
triển của ngành năng lượng Dầu khí và hướng tăng trưởng vững bền nền kinh tế
Việt Nam trong thế kỷ 21. Năm 2000, Cty tài chính Dầu khí (PVFC) là thành viên
thứ 5 gia nhập “làng” các Công ty tài chính thuộc khối DNNN, với chức năng là
một định chế tài chính trên thị trường vốn, thị trường tài chính - tiền tệ; thu xếp các
nguồn tài chính cho đầu tư phát triển của ngành Dầu khí. Bên cạnh đó, PVFC cũng
như một nhà tư vấn tài chính tiền tệ và chuyển đổi cấu trúc tài chính đưa các DN
ngành Dầu khí gắn với hoạt động của thị trường vốn...
Với chức năng là định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia, hoạt động
thu xếp vốn cho các dự án của ngành dầu khí được PVFC coi là một nhiệm vụ then
chốt. Với chức năng "Đảm bảo thu xếp vốn tín dụng cho tất cả các dự án đầu tư của
ngành Dầu khí và các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật với các điều kiện tối ưu
nhất" vậy thu xếp vốn là gì? Các hình thức huy thu xếp ra sao? Làm thế nào để có
thể thu xếp vốn một cách tối ưu?...Chính vì vậy em chọn đề tài “Tăng cường hoạt
động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí” làm chuyên đề tốt
nghiệp của mình.
Chuyên đề gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
2
Chương II: Thực trạng hoạt động thu xếp vốn tại công ty tài chính dầu khí
Chương III:Giải pháp tăng cường thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN
CHO DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH
1.1. Công ty tài chính
1.1.1. Khái niệm và phân loại công ty tài chính
1.1.1.1 Khái niệm
Trên cơ sở các nghiệp vụ và quy định về loại hình tổ chức của Công ty tài
chính mà đưa ra khái niệm CTTC.
Ở Pháp, Công ty tài chính là các định chế tài chính sử dụng chủ yếu các nguồn
vốn vay thông qua các hợp đồng trên thị trường tiền tệ để cho vay.
Ở Đức, Công ty tài chính được định nghĩa là những doanh nghiệp không phải
là tổ chức tín dụng và hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực
- Mua những phần hùn vốn
- Mua lại những khoản tài sản Có phải đòi
- Ký kết những hợp đồng thuê bao
- Phát hành hoặc trao đổi các phương tiện thanh toán nước ngoài phục vụ
chính bản thân mình hoặc theo sự ủy nhiệm của khách hàng.
- Giao dịch các hợp đồng thời hạn, các quyền lựa chọn, các công cụ lãi suất
hoặc tỷ giá hối đoái phục vụ chính bản thân hoặc của khách hàng
- Tham gia vào các hoạt động phát hành chứng khoán và cung ứng những hoạt
động dịch vụ liên quan
- Tư vấn cho các doanh nghiệp về cơ cấu, về chiến lược công nghiệp và những
vấn đề liên quan cũng như việc tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc hợp nhất
hoặc sáp nhập các doanh nghiệp và cung ứng các hoạt động dịch vụ phục vụ cho
các nghiệp vụ này
- Mô giới những khoản cho vay dài hạn giữa các tổ chức tín dụng
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
4
- Điều hành những tài sản được đầu tư vào chứng khoán hay các công cụ tài
chính phục vụ khách hàng hoặc tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư vốn vào
những tài sản này
Các nước theo hệ thống ngân hàng của Anh: Công ty tài chính là một loại
hình tổ chức tài chính phi ngân hàng được thành lập để cung cấp các loại dịch vụ tài
trợ khác nhau cho các khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất hoặc các cá nhân.
Nghị định của chính phủ Việt Nam số 79/2002/NĐ – CP ngày 04/01/2002 về tổ
chức và hoạt động của Công ty tài chính quy định: “ Công ty tài chính là loại hình
tài chính tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động
và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính,
tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không
làm dịch vụ thanh toán không nhận tiền gửi dưới một năm”.
Công ty tài chính có thay đổi thế nào chăng nữa thì những đặc trưng cơ bản
dưới đây là thông điệp chính để chúng ta khẳng định đó là Công ty tài chính. Đó là
một đơn vị kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường tài chính, hạch toán độc lập,
có tên, biển hiệu được đăng ký hoạt động đúng pháp luật. Theo đó những nghiệp vụ
được phép kinh doanh phải được liệt kê rõ và mang tính chuyên nghiệp trong một
giới hạn số nghiệp vụ nhất định, không bao gồm nghiệp vụ nhận tiền gửi không kỳ
hạn hay ngắn hạn dưới hai năm và không được làm nghiệp vụ thanh toán Công ty
tài chính thu vốn bằng cách phát hành thương phiếu, cổ phiếu, trái phiếu và dung
tiền khai thác được để cho vay.
Công ty tài chính có thể là công ty con của Ngân hàng thương mại, của tổng
công ty hay của một tập đoàn tài chính, nhưng vẫn phải thỏa mãn các tiêu chí trên.
1.1.1.2 Phân loại công ty tài chính
* Căn cứ vào sự độc lập trong hoạt động: Công ty tài chính được chia thành 2
loại
- Công ty tài chính độc lập thực hiện hoạt động kinh doanh như: Hoạt động tín
dụng gồm cho vay và bảo lãnh cho các khách hàng thương mại và sản xuất công nghiệp;
các hoạt động cho thuê tài sản; bao thanh toán; kinh doanh tiền tệ; tư vấn tài chính….
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
5
- Các Công ty tài chính trong tập đoàn kinh doanh tham gia chủ yếu các hoạt
động sau: Tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư để cung ứng cho các thành viên trong tập
đoàn; quản lý và đầu tư các nguồn vốn chưa sử dụng trong tập đoàn; quản lý các
khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, điều hòa vốn giữa các thành viên; làm đầu mối tư vấn
cho tập đoàn; các công ty thành viên trong quan hệ với các ngân hàng; các đối tác
đầu tư; quản lý và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính; cung cấp các
dịch vụ tư vấn tài chính cho các khách hàng bên ngoài…
* Căn cứ vào các hoạt động kinh doanh: CTTC được chia thành 3 loại:
- Các CTTC bán hàng: Do các công ty sản xuất và bán hàng làm chủ sở hữu
và thực hiện các khoản cho vay tài trợ cho khách hàng mua các sản phẩm, hàng hóa
dịch vụ của chính công ty.
- Các CTTC tiêu dùng: Thực hiện các khoản cho vay cho khách hàng mua các
loại hàng hóa cụ thể. Các CTTC tiêu dùng là các doanh nghiệp riêng biệt hay do các
ngân hàng là chủ sở hữu (VD: Citicorp, owns person – to – Person, Finance company,
hoạt động khắp các nước trên thế giới). Thông thường, các công ty này cho các khách
hàng không có khả năng vay từ các nguồn khác và định lãi suất cao hơn.
- Các công ty tài chính doanh nghiệp: Cung cấp các hình thức tín dụng chuyên
biệt cho các doanh nghiệp bằng cách thực hiện các khoản cho vay và tài khoản mua
bán (hóa đơn thanh toán thuộc về công ty khách hàng) với chiết khấu: Dạng tín
dụng này còn được gọi là factoring. VD: một xí nghiệp may mặc có hóa đơn chưa
thanh toán từ các cửa hàng bán lẻ đã mua hàng từ xí nghiệp với giá trị 100.000$.
Nếu xí nghiệp này cần tiền mặt ngay để mua trang thiết bị, họ có thể bán tài khoản
thanh toán này cho CTTC với giá ví dụ là 90.000$ và giao quyền thu lại số nợ
100.000$ cho CTTC. Ngoài nghiệp vụ factoring, CTTC doanh nghiệp còn chuyên
môn hóa vào cho thuê trang thiết bị máy móc (ví dụ: ô tô, xe tải, toa hàng, máy bay,
tàu thủy, máy tính…) mà họ mua về và cho các doanh nghiệp vay trong một khoảng
thời gian nào đó.
* Căn cứ vào quan hệ sở hữu: Đây là phương pháp phân loại các Công ty tài
chính theo pháp luật của Việt Nam.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
6
- Công ty tài chính nhà nước: Là Công ty tài chính do nhà nước đầu tư vốn,
thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.
- Công ty tài chính cổ phần: Là Công ty tài chính do tổ chức và cá nhân cùng
góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.
- Công ty tài chính trực thuộc của các tổ chức tín dụng: Là Công ty tài chính
do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo
quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.
- Công ty tài chính liên doanh: Công ty tài chính liên doanh được thành lập
bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh
nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước
ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
- Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài: Công ty tài chính 100% vốn nước
ngoài được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.1.2. Các hoạt động của công ty tài chính
Hoạt động của các CTTC rất đa dạng, phong phú ở các nước khác nhau cũng
như ở các thị trường khác nhau. Tuy nhiên nhìn về hình thức, Công ty tài chính
thường phổ biến có hai loại: Công ty tài chính độc lập và Công ty tài chính là công
ty thành viên của tập đoàn
Các Công ty tài chính độc lập tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh gồm:
Thực hiện nghiệp vụ tín dụng gồm cho vay và bảo lãnh cho khách hàng thương mại
và sản xuất công nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ cho thuê như cho thuê tài chính,
cho thuê vận hành và mua bán trả góp, thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, đây là
một dịch vụ mà một công ty tài chính hay ngân hàng ứng trước cho một doanh
nghiệp rồi thu trực tiếp từ khách hàng số tiền khác phải trả cho doanh nghiệp đó.
Công ty tài chính cũng tiến hành cấp các khoản tín dụng cho khách hàng là cá nhân.
Công ty tài chính trong tập đoàn chủ yếu đóng vai trò đầu tư trong nội bộ tập
đoàn với những hoạt động sau: Tìm kiếm nguồn vốn, cung ứng cho công ty thành
viên trong tập đoàn, quản lý và cung ứng tiền mặt cho các công ty thành viên, quản
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
7
lý và tiến hành đầu tư các khoản tiền, vốn chưa sử dụng đến trong tập đoàn, làm đầu
mối và tư vấn cho các công ty thành viên trong quan hệ với ngân hàng, các đối tác
đầu tư, quản lý và áp dụng những biện pháp giảm thiểu rủi ro tài chính trong toàn
tập đoàn. Các rủi ro này bao gồm: Rủi ro tín dụng, lãi suất, thời kỳ đáo hạn, hối
đoái, và các rủi ro về mất cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ.
Bên cạnh việc quản lý tài chính trong nội bộ tập đoàn, ở một số tập đoàn lớn,
các Công ty tài chính còn cung cấp tài chính cho những khách hàng bên ngoài nếu
họ muốn mua hàng của tập đoàn hay các công ty thành viên khác.
Thậm chí một số công ty trong tập đoàn còn hoạt động giống như Công ty tài
chính độc lập đối với những khách hàng bên ngoài tập đoàn như cho vay, bảo lãnh,
tư vấn cả khi khách hàng này không có quan hệ gì với tập đoàn. Thường đây là
Công ty tài chính trong một tập đoàn lớn với mức vốn tự có lên đến hàng trăm, hàng
ngàn triệu USD, có tầm cỡ hoạt động quốc tế. VD như GE Capital và ABS Finance.
Các công ty này đã phát triển mạnh thành những định chế tài chính lớn cung cấp
hàng loạt sản phẩm từ thuê mua tài chính, tài trợ XMC đến bảo hiểm. Các công ty
này cũng đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến
hoạt động của tập đoàn và các công ty thành viên khác.
Ở Việt Nam, hoạt động của Công ty tài chính còn rất hạn hẹp. Thông thường,
hoạt động chủ yếu của Công ty tài chính là tài trợ cho các dự án dưới hình thức đầu tư
hoặc cho vay trung và dài hạn, ngoài ra còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như: Cho
thuê tài chính, cho thuê vận hành, mua bán chuyển nhượng chứng khoán, bảo lãnh…
Nhưng các Công ty tài chính hiện nay ở Việt Nam chủ yếu cho vay ngắn hạn.
Song nhìn chung lại, hoạt động vủa Công ty tài chính bao gồm các hoạt động
cơ bản sau:
* Hoạt động huy động vốn: Đây là hoạt động khởi đầu của các hoạt động khác
của CTTC, CTTC bản chất là một trung gian tài chính hoạt động chủ yếu không
phải bằng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vậy nguồn vốn để hoạt động và cung cấp vốn
cho nền kinh tế thì ngoài nguồn vốn chủ sở hữu thì Công ty tài chính phải huy động
những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tổng nền kinh tế thông qua các hoạt động:
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
8
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn của các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp cùng
ngành, các tổ chức cá nhân.
- Phát hành trái phiếu chứng chỉ nợ:
+ Phát hành trái phiếu: Bên cạnh vốn điều lệ ban đầu khi thành lập, Công ty tài
chính có thể huy động thêm nguồn vốn trong xã hội thông qua việc phát hành trái
phiếu. Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ có thể được bổ sung và tăng dần
thông qua việc huy động vốn góp của tập đoàn hoặc phát hành thêm trái phiếu.
+ Phát hành chứng chỉ nợ: Là một giấy nhận nợ mà Công ty tài chính phát
hành để vay vốn trên thị trường tiền tệ dùng để giải quyết những nhu cầu về tiền
mặt, vốn ngắn hạn cấp thiết.
- Vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước: Công ty tài chính có thể đi
vay từ các ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác, nhưng không
được vay từ ngân hàng nhà nước như các ngân hàng thương mại.
- Nhận ủy thác đầu tư: Các Công ty tài chính có thể nhận ủy thác đầu tư của
các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư dài hạn. Nguồn vốn ủy
thác đầu tư bao gồm cả nguồn vốn của tập đoàn kinh doanh nếu Công ty tài chính
đó thuộc tập đoàn kinh doanh giao để đầu tư vào những công trình, dự án của tập
đoàn và các đơn vị thành viên.
- Ngoài ra đối với các Công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh doanh còn một
nguồn huy động lớn là vay từ tập đoàn kinh doanh. Dựa vào uy tín và lợi thế của
mình, các tập đoàn kinh doanh đứng ta phát hành trái phiếu để huy động vốn rồi
chuyển cho các Công ty tài chính vay. Mặt khác khi tập đoàn kinh doanh đứng ra
phát hành trái phiếu, nó không bị ràng buộc về dự trữ, lãi suất số lượng do ngân
hàng nhà nước quy định do nó không phải là một tổ chức tín dụng.
* Hoạt động cho vay:
Sau khi huy động được vốn, để bù đắp chi phí huy động vốn và có lợi nhuận
thì Công ty tài chính phải tìm cách sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này để thu
lãi. Đây là hoạt động chủ yếu và đem lại tỷ trọng thu nhập lớn nhất cho Công ty tài
chính. Các phương thức cho vay của Công ty tài chính được phân loại thành:
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
9
- Căn cứ vào thể thức cho vay, hoạt động cho vay gồm:
+ Tín dụng ứng trước: Được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó
khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) được sử dụng một mức cho vay trong một thời
hạn nhất định,
+ Thấu chi (tín dụng hạn mức): Là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt
thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng được phép sử dụng dư
nợ trong một giới hạn và thời hạn nhất định.
+ Chiết khấu thương phiếu: Người cung cấp hàng hóa, dịch vụ lập ra các
thương phiếu thể hiện cố hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp và chuyển nhượng quyền
sở hữu thương phiếu cho Công ty tài chính để được thanh toán trước hạn số tiền
bằng mệnh giá thương phiếu trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí, Công ty tài
chính chịu trách nhiệm thu tiền ở người mua hàng khi đến hạn.
- Căn cứ vào đối tượng cho vay, hoạt động này bao gồm:
+ Cho vay để kinh doanh: Là hình thức cho vay theo ngành công nghiệp,
thương mại, dịch vụ, nông nghiệp…..
+ Cho người tiêu dùng vay để mua vật dụng như: Xe hơi, các sản phẩm lâu
bền (mua nhà, mua thẻ tín dụng…)
+ Cho các tổ chức tín dụng vay: Đối với các Công ty tài chính thuộc tập đoàn
kinh doanh và các công ty thành viên vay.
- Căn cứ vào thời gian vay: Vay ngắn hạn(dưới 1 năm), vay trung hạn (từ 1
năm đến 5 năm), vay dài hạn (trên 5 năm).
* Hoạt động đầu tư
Ngoài các hoạt động cho vay, để sử dụng vốn một cách hiệu quả Công ty tài
chính còn thực hiện một số hoạt động đầu tư như:
- Hùn vốn, liên doanh hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp thành viên
bằng vốn tự có nhưng tổng số hùn vốn nói trên không quá 30% vốn tự có của Công
ty tài chính.
- Đầu tư chứng khoán: Đây là nguồn lợi quan trọng thứ hai sau cho vay, giúp
Công ty tài chính nâng cao khả năng thanh toán, bảo tồn ngân quỹ, đồng thời đa
dạng hóa các hoạt động đầu tư nhằm phân tán rủi ro và tăng hiệu quả kinh doanh.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
10
- Các hoạt động đầu tư khác: Ngoài hai hình thức đầu tư chính trên Công ty tài
chính còn thực hiện các hoạt động khác như bao thanh toán, tài trợ hay đồng tài trợ
cho các dự án…
* Các dịch vụ tài chính tiền tệ liên quan
Các dịch vụ tài chính tiền tệ liên quan khác bao gồm: Đại lý phát hành trái
phiếu, cổ phiếu, tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành,lưu giữ, bảo quản chứng
khoán, nhận lãi chứng khoán hộ khách hàng; cho thuê tài sản; các dịch vụ kinh
doanh ngoại hối và bán trực tiếp với khách hàng, đầu tư tài chính trên thị trường
quốc tế; các dịch vụ tài chính như cầm cố các loại hàng hóa, vật tư, ngoại tệ, các
giấy tờ có giá, kinh doanh vàng bạc đá quý, chuyển nhượng chứng khoán; các dịch
vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn tiền tệ và quản lý tài sản theo yêu cầu của
các thành viên…
1.2. Hoạt động thu xếp vốn cho dự án của công ty tài chính
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thu xếp vốn cho dự án
“ Thu xếp vốn cho dự án của CTTC là hoạt động trong đó CTTC tiến hành với
tư cách là trung gian giữa bên vay và bên cho vay nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời
nhu cầu vốn vay của dự án. Khách hàng của thu xếp vốn là chủ đầu tư dự án, bao
gồm tổng công ty, các đơn vị thành viên trong tổng công ty, các dơn vị khác cụng
ngành kinh tế kỹ thuật và các ngành khác”.
Một số đặc điểm TXV:
Hoạt động thu xếp vốn mang tính trung gian: . CTTC là cầu nối giữa khách
hàng và các cá nhân, tổ chức kinh tế (chủ yếu là các tổ chức tín dụng khác) để đáp
ứng một lượng vốn nhất định theo nhu cầu của khách hàng. CTTC đứng ra thực
hiện một tập hợp các nghiệp vụ nhằm thu xếp vốn một khoản vốn tín dụng cho
khách hàng bằng cách đưa ra các phương án tài trợ dự án để chủ đầu tư có thể lựa
chọnVới cùng một yêu cầu đặt ra là phải có một lượng vốn tín dụng cho dự án, nếu
đứng trên góc độ của chủ đầu tư thì đó là hình thức huy động vốn, còn đứng trên
góc độ của CTTC thì đó được xem là một hoạt động thu xếp vốn cho khách hàng,
tức là CTTC được khách hàng ủy quyền đại diện, thay mặt khách hàng làm việc với
các TCTD khác để thu xếp khoản vốn theo yêu cầu. Như vậy, hoạt động thu xếp
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
11
vốn đã trở thành một kênh cung cấp hàng hóa cho các NHTM, giúp cho thị trường
tài chính được mở rộng, bao trùm được nhu cầu vốn của xã hội, và vận hành có hiệu
quả hơn.
Hoạt động thu xếp vốn mang tính “tín dụng”: CTTC tìm kiếm một khoản
vốn vay cho chủ đầu tư dự án chứ không phải là một hoạt động đầu tư. Tính tín
dụng còn được thể hiện rõ ràng hơn trong trường hợp CTTC thu xếp vốn tín dụng
cho dự án bằng nguồn vốn của mình. Khi đó, quan hệ giữa CTTC và chủ đầu tư dự
án là quan hệ vay mượn trực tiếp (các nguồn vốn mà CTTC tìm kiếm để thu xếp
vốn cho khách hàng sẽ được trình bày ở phần sau)
Hoạt động thu xếp vốn là một loại hình dịch vụ tài chính: Thu nhập của
việc cung cấp loại hình dịch vụ này được tính bằng phí. Thu nhập của hoạt động
cho vay là tiền lãi, lãi suất được tính dựa trên 3 yếu tố (1) Chi phí cơ hội của khoản
tiền vay, (2) Giá trị theo thời gian của tiền và (3) Mức độ rủi ro thu nợ. Trong khi
đó, phí là khoản tiền “ trả công” cho CTTC đã thực hiện các giao dịch để thu xếp
vốn thành công cho khách hàng và các chi phí liên quan đến quản lý khoản vay
trong quá trình giải ngân và thu vợ. Thông thường có 2 cách tính phí:
Bảng 1.1: Cách tính phí của hoạt động thu xếp vốn tại CTTC
Cách 1 Cách 2
Cách tính Tính bằng một số tiền cụ thể
nhất định (một tỷ lệ phần
trăm trên tổng giá trị thu
xếp)
Tính trên cơ sở mức phí thu xếp (một
tỷ lệ phần trăm) trên tổng dư nợ thực
tế
Công thức
tính phí
Phí = (Mức phí)* (Tổng số
vốn thu xếp được)
[(Mức phí)*(Số dư nợ thực tế)*(Số
ngày vay thực tế)]/360
Thời gian
thu phí
Thu một lần duy nhất sau
khi khách hàng tiến hành
giải ngân lần đầu tiên
Thu theo kỳ thu lãi của khách hàng
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
12
Hoạt động thu xếp vốn có đối tượng là các dự án trung và dài hạn có mức
độ rủi ro cao: Các dự án thường có tổng số vốn đầu tư ban đầu là rất lớn nên một tổ
chức tín dụng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của dự án mà cần có một trung
gian đứng ra dàn xếp số vốn đó cho khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, đồng
thời đây cũng là biện pháp giảm thiểu rủi ro cho các nhà tài trợ thông qua việc đa
dàng hóa các nguồn tài trợ. Ngược lại, hoạt động thu xếp vốn không thích hợp với
các khoản vay ngắn hạn vì (1) Những khoản vay này thường dùng để tài trợ cho tài
sản lưu động, nhu cầu vay vốn không lớn và khả năng của một tổ chức tín dụng
hoàn toàn có thể đáp ứng mà không vi phạm các quy định uủa pháp luật về đảm bảo
tỷ lệ an toàn tối thiểu, (2)Hoạt động thu xếp vốn vần nhiều thời gian để tiến hành
giao dịch, thu xếp các khoản vay, thẩm định và quản lý khoản vay, do đó không
thích hợp cho những khoản vay có thời hạn dưới 1 năm.
Hoạt động thu xếp vốn đòi hỏi các dịch vụ tư vấn tài chính đi kèm: Bên
cạnh việc được CTTC thu xếp đủ vốn và kịp thời, chủ đầu tư còn được tư vấn về
các phương án tài trợ vốn tín dụng sao cho lãi suất là cạnh tranh, giảm thiểu chi phí
trả cho khoản vay, thuận tiện và nâng cao hiệu quả dự án đầu tư. Chức năng tư vấn
của hoạt động thu xếp vốn còn được thể hiện ở chỗ CTTC có trách nhiệm đến cùng
đối với dự án thông qua việc hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả đối với các vấn đề phát
sinh trong quá trình giải ngân cho dự án; đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý
khoản vay (chịu trách nhiệm về các giao dịch thu gốc, thu lãi) và sử dụng hiệu quả
các nguồn vốn; dàn xếp thuê mua tài chính…
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
13
1.2.2 Nguồn vốn cho hoạt động thu xếp vốn cho dự án
Sơ đồ 1.1: Nguồn vốn cho hoạt động thu xếp vốn
(1)Số vốn tự có hiện tại của CTTC là cơ sở xem xét đầu tiên để CTTC đưa ra
các phương án thu xếp vốn cho dự án. Khi nhận được giấy đề nghị yêu cầu thu xếp
vốn của chủ đầu tư, CTTC phải tính xem bản thân công ty có thể cho vay bao nhiêu
và lãi suất cho vay như thế nào? Vì điều này phụ thuộc vào quy mô vốn điều lệ
cũng như hạn mức tín dụng theo quy định. Tiếp đó là CTTC sẽ phải tìm kiếm nguồn
vốn bên ngoài để có thể cung cấp đủ số vốn thu xếp theo yêu cầu của khách hàng.
Vốn tự có của CTTC bao gồm nguồn vốn huy động, vốn chủ sở hữu và các
nguồn khác. Trong đó, nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và chiếm một
tỷ trọng lớn trong tổng trong tổng nguồn vốn. Nó được huy động bằng cách nhận
tiền gửi kỳ hạn từ 1 năm trở lên của các cá nhân, tổ chức, phát hành các giấy tờ có
giá như như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi (CDs), và vốn vay từ các tổ
chức tín dụng khác.
(2) Nguồn vốn thứ 2 mà CTTC có thể huy động để thu xếp vốn cho dự án là
nguồn vốn ủy thác cho vay từ các cá nhân, tổ chức kinh tế. Đây là một nguồn vốn
chủ yếu và quan trọng phục vụ cho hoạt động thu xếp vốn của CTTC.
Dự án
CTTC – Đầu mối thu xếp vốn
Nguồn vốn
từ các tổ
chức tín
dụng trong
và ngoài
nước (3)
Nguồn gốc
ủy thác cho
vay của
các cá nhân,
tổ chức
(2)
Nguồn
vốn tự
có của
CTTC
(1)
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
14
Đối với các TCTD, đây là nghiệp vụ để họ có thể giải quyết vấn đề hạn mức
tín dụng khi cho vay. Nhờ nghiệp vụ ủy thác cho vay, không những CTTC có thể
huy động được lượng vốn lớn với thời hạn dài cho các dự án, mà các NHTM cũng
có thể tiếp tục cho vay những dự án tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao thông qua
CTTC. Đồng thời, đây cũng là một kênh để các NHTM tiếp cận được với dự án
ngành, đòi hỏi phải có sự am hiểu nhất định về ngành khi thẩm định dự án cho vay.
Ngoài ra, CTTC thường nhận vốn ủy thác cho vay từ chính phủ, tổng công ty
và các đơn vị thành viên để cho vay dự án. Như thế, CTTC có thể thực hiện được
mục tiêu đặt ra của mình là vận hành có hiệu quả các nguồn vốn của ngành, kinh
doanh nó trên thị trường tài chính.
(3) CTTC thường huy động nguồn vốn từ các TCTD khác để thu xếp vốn tín
dụng cho dự án. Tuy nhiên, để tài trợ cho một dự án có tổng mức đầu tư ban đầu
lớn, thông thường các tổ chức tín dụng thường hùn vốn với nhau để cho vay dự án
dưới hình thức đồng tài trợ.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
15
1.2.3 Quy trình thu xếp vốn cho dự án
Sơ đồ 1.2: Quy trình thu xếp vốn
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thu xếp vốn của khách hàng. Bộ hồ sơ thu
xếp vốn bao gồm: Giấy đề nghị thu xếp vốn; hồ sơ pháp lý; hồ sơ kinh tế (chứng
minh khả năng tài chính của chủ đầu tư); hồ sơ dự án; hồ sơ về đảm bảo tiền vay
(nếu vay có đảm bảo tài sản)
Trong trường hợp có lí do để từ chối thu xếp vốn, CTTC phải thông báo với
khách hàng dưới hình thức công văn chính thức hoặc từ chối miệng.
Bước 2: Thu thập thông tin, đánh giá khách hàng và thẩm định dự án.
1.Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thu xếp vốn của khách
hàng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ
2.Thu thập thông tin, đánh giá khách hàng,
và thẩm định dự án
3. Lập phương án thu xếp vốn
4.Ký kết hợp đồng thu xếp vốn, và các hợp đồng
liên quan khác (hợp đồng đồng tài trợ, hợp đồng ủy
thác cho vay, hợp đồng tín dụng…)
5. Thực hiện hợp đồng, theo dõi
và thu phí thu xếp vốn
6. Thanh lý các hợp đồng, kết thúc và lưu hồ sơ
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
16
Ngay sau khi nhận được đủ hồ sơ đề nghị thu xếp vốn của khách hàng, cán bộ
thu xếp vốn tiến hành thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình lãnh đạo phòng
nghiệp vụ.
Trong báo cáo thẩm định, cán bộ thu xếp vốn đề xuất việc có hay không thực
hiện dịch vụ thu xếp vốn cho khách hàng (có nêu rõ lý do). Lãnh đạo phòng nghiệp
vụ có trách nhiệm xem xét báo cáo thẩm định và quyết định việc kết thúc giao dịch
thu xếp vốn hoặc tiếp tục lập phương án thu xếp vốn.
Các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án là mối quan tâm lớn nhất của cán bộ TXV
Hộp 1.1: Các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án
1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)
- Khái niệm: NPV là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại ròng là chênh lệch
giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án
với tổng số vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa
- Công thức:
0
1 )1(
CF
k
CFNPV
n
i
i
- Ý nghĩa: NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ dự án đầu tư. NPV mang
giá trị dương nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu
tư; hay nói cách khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra, mà còn tạo
lợi nhuận; lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị theo thời gian của tiền.
Ngược lại, nếu NPV âm có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua
lỗ cho chủ đầu tư.
2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
- Khái niệm: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết
khấu ở đó NPV bằng không
- Ý nghĩa: IRR được xác định dựa trên giả định các dòng tiền thu được trong
các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên nhược điểm
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
17
của chỉ tiêu này là lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi trong các năm, thể hiện chi phí cơ
hội của chủ đầu tư trong từng năm sẽ thay đổi.
3. Chỉ số doanh lợi (PI)
- Khái niệm: Chỉ số doanh lợi (Profit index) là chỉ số phản ánh khả năng sinh
lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chi
cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
- Công thức:
0
1 )1(
CF
k
CF
PI
n
i
i
- Ý nghĩa: PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo bao nhiêu đồng thu
nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra. Chi tiêu này khắc
phục được nhược điểm của dự án có thời gian khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau.
PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất
chiết khấu.
4. Thời gian hoàn vốn (PP)
- Khái niệm: Thời gian hoàn vốn đầu tư là thời gian để chủ đầu tư thu hồi
được số tiền đầu tư vào dự án.
- Công thức:
PP = n +
Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi
Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn
(Trong đó, n là năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư)
- Ý nghĩa: PP cho biết sau bao lâu dự án thu hồi đủ vốn đầu tư; do vậy, PP cho
biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện đến khi thu hồi đủ vốn.
5. Độ nhạy cảm của dự án: Thực chất độ nhạy của dự án không phải là một
chỉ tiêu thẩm định tài chính của dự án nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc
xác định mức độ rủi ro của dự án. Phân tích độ nhạy của dự án là chỉ ra chính xác
các chỉ tiêu tài chính trên thay đổi như thế nào (Thường là NPV hoặc IRR) khi các
biến đầu vào thay đổi.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
18
Bước 3: Lập phương án thu xếp vốn. Cán bộ thu xếp vốn tiến hành khảo sát
nguồn và lập phương án thu xếp vốn. Các cán bộ thu xếp vốn sẽ gửi văn bản hoặc
giao dịch bằng miệng để chào mời các tổ chức khác tham gia tài trợ cho dự án. Thư
mời phải có các nội dung chủ yếu về dự án như tên dự án, chủ đầu tư, tổng nguồn
vốn đầu tư, đánh giá về tính khả thi của dự án và phương thức trả nợ….Trong
trường hợp chưa có cam kết chính thức bằng văn bản của các chủ nguồn về việc cam
kết tài trợ (trường hợp có sử dụng nguồn khác ngoài nguồn của CTTC cho vay trực
tiếp), cán bộ tín dụng có trách nhiệm lập ít nhất một phương án thu xếp vốn dự phòng.
Bước 4: Ký hợp đồng thu xếp vốn. Sau khi có văn bản cam kết hợp tác tài trợ
vốn tín dụng dự án từ phía các cá nhân, tổ chức kinh tế; đông thời phương án thu
xếp vốn mà CTTC đưa ra được khách hàng chấp nhận. CTTC và chủ đầu tư sẽ ký
kết hợp đồng thu xếp vốn.
Bước 5: Thu phí thu xếp vốn. Trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết và các giấy
tờ liên quan (Khế ước nhận nợ của bên vay…), phòng nghiệp vụ sẽ theo dõi quá
trình giải ngân để làm cơ sở tính phí và thông báo thu phí cho khách hàngBước 6:
Thanh lý hợp đồng. Sau khi CTTC và khách hàng thực hiện thanh lý hợp đồng, cán
bộ thu xếp vốn chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan vào kho lưu trữ tài liệu theo quy
định hiện hành.
1.2.4 Chỉ tiêu đánh giá hoat động thu xếp vốn cho dự án
1.2.4.1 Các chỉ tiêu định lượng
Mặt lượng của hoạt động thu xếp vốn được đánh giá dựa trên những tiêu chí sau:
- Tổng giá trị vốn được thu xếp
- Số lượng dự án được thu xếp vốn được thực hiện tại CTTC, bao gồm cả số
dự án trong ngành và số dự án ngoài ngành.
- Tỷ trọng tru nhập do hoạt động thu xếp vốn mang lại trong tổng số thu nhập
của CTTC
Các tiêu chí nói trên được xác định căn cứ vào kế hoạch của từng CTTC.
Tăng cường hoạt động thu xếp vốn nghĩa là các tiêu chí số lượng nói trên đạt được
kế hoạch đề ra hàng năm và tăng theo thời gian.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
19
1.2.4.2 Các chỉ tiêu định tính
Đánh giá mặt chất của hoạt động thu xếp vốn bao gồm các tiêu chí sau:
- Quy trình hoạt động thu xếp vốn chặt chẽ: Quy trình thu xếp vốn phải được
thiết kế sao cho có thể tiên liệu những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực
hiện để kịp thời điều chỉnh, đồng thời phải đảm bảo tính chặt chẽ, logic để giảm
thiểu rủi ro. Trong đó, khâu lập phương án thu xếp vốn cần phải được chú trọng vì
thu xếp vốn là hoạt động trung gian, nếu bên CTTC ký hợp đồng đồng ý thu xếp
vốn cho khách hàng nhưng khi mời chào các TCTD tham gia tài trợ mà không có
kết quả sẽ làm giảm uy tín của bên thu xếp vốn.
- Khả năng bao quát của hoạt động thu xếp vốn tới các ngành nghề, thành
phấn kinh tế: Là một trong những vấn đề cần quan tâm ở đây là dự án thuộc thành
phần kinh tế, thuộc lĩnh vực ngành nghề nào? Trước hết đối với một CTTC thuộc
tổng công ty thì dự án mà bên thu xếp vốn thực hiện chủ yếu là các dự án thuộc
tổng công ty và các đơn vị thành viên. Tuy nhiên, hoạt động thu xếp vốn sẽ không
được coi là mở rộng nếu chỉ dừng lại ở đó. CTTC cần dựa vào mối quan hệ được
hình thành sẵn có để thực hiện hoạt động thu xếp vốn cho các dự án thuộc các tổng
công ty, tập đoàn khác nữa.
- Quyền lợi của khách hàng được đảm bảo tối ưu: Nếu quan niệm khách hàng
của hoạt động thu xếp vốn bao gồm người nhận tài trợ và người tài trợ thì khi
CTTC với tư cách là trung gian thu xếp vốn cho chủ đầu tư phải đảm bảo lợi ích của
cả hai bên. Chủ đầu tư khi sử dụng dịch vụ thu xếp vốn của CTTC phải nhận được
đủ số vốn theo yêu cầu và quá trình giải ngân phải được công ty sắp xếp sao cho
đáp ứng được tiến độ thi công của dự án. Đối với bên tài trợ, bên thu xếp vốn phải
có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về dự án và chủ đầu tư để có thể ra quyết
định đúng đắn. Như vậy, chỉ tiêu về thời gian hoàn thành dịch vụ cung ứng vốn tín
dụng cho dự án có thể được coi là sự tiến bộ về mặt chất của hoạt động thu xếp vốn
cho dự án.
- Mở rộng mạng lưới thu xếp vốn tới các tổ chức tín dụng trong nước: Hoạt
động thu xếp vốn không chỉ được đánh giá về sự gia tăng về quyền lợi của khách
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
20
hàng, mức độ chặt chẽ của quy trình hoạt động thu xếp vốn, các ngành nghề mà
CTTC khác với tư cách là bên tham gia tài trợ cho dự án. Dự án càng lớn, đòi hỏi
mức vốn đầu tư ban đầu càng lớn thì càng có sự tham gia tài trợ của nhiều thành
phần kinh tế, cá nhân, tổ chức kinh tế và đặc biệt là huy động vốn từ các tổ chức tín
dụng. Như vậy, muốn cho hoạt động thu xếp vốn phát triển thì phải đa dạng hóa các
hình thức tài trợ hay nói cách khác, đa dạng hóa các nguồn có thể huy động.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu xếp vốn cho dự án của CTTC
1.3.1 Khả năng thu xếp vốn của CTTC
1.3.1.1 Chất lượng nhân sự
Con người vừa là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp vừa góp phần vận hành
doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Quá trình cung ứng dịch
vụ thu xếp vốn không chỉ đòi hỏi cán bộ thu xếp vốn phải nắm vững nhu cầu thị
trường và thị yếu của khách hàng mà còn phải có một trình độ chuyên môn nhất
định mới có thể thẩm định, lựa chọn và theo dõi các dự án hiện thời, hay tìm kiếm
các dự án mới hấp dẫn và có khả năng thu hút nhà tài trợ. Đồng thời cán bộ thu xếp
vốn phải có sự nhạy bén, năng động, sáng tạo và linh hoạt để thích ứng kịp thời với
những thay đổi của thị trường tài chính, những thay đổi trong chính sách, pháp luật
và những tiến bộ trong công nghệ hiện đại. Muốn vậy, Ban lãnh đạo công ty cần
phải coi trọng công tác tuyển dụng và đánh giá thực hiện công việc thường xuyên,
liên tục. Mặt khác, cần giúp nhân viên của mình đạt được các mục tiêu cá nhân của
họ ( như mục tiêu lương bổng, thăng tiến hoặc đào tạo). Nếu lãng quên mục tiêu cá
nhân của nhân viên, năng suất lao động cũng như việc hoàn thành công tác sẽ giảm.
1.3.1.2 Hoạt động Marketing
Đối với xu hướng phát triển kinh tế như hiện nay thì Marketing giữ vai trò vô
cùng quan trọng. Marketing còn đặc biệt có ý nghĩa hơn đối với một loại hình mới
phát triển như hoạt động thu xếp vốn. Do đó, bằng việc xây dựng cho mình một
chính sách Marketing riêng, CTTC có thể xác định được thị trường mục tiêu cho
sản phẩm thu xếp vốn của mình, từ đó hoàn thiện dịch vụ thu xếp vốn cho dự án để
có thể đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn các đối thủ cạnh tranh, các hoạt động giao
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
21
tiếp, khuếch trương trong chính sách Marketing sẽ góp phần làm tăng sự nổi tiếng
của dịch vụ, kích thích sự tiêu dùng thử, làm tăng mức độ trung thành của khách
hàng hiện tại, đồng thời thay đổi cấu trúc thị trường cho phù hợp với khả năng cung
ứng dịch vụ, là cho sự tham gia của khách hàng trong quá trình chuyển giao dịch vụ
được dễ dàng hơn.
1.3.1.3 Chất lượng thẩm định dự án
Để có thể khẳng định chắc chắn hơn mức độ hợp lý, hiệu quả và tính khả thi
của dự án và quyết định đầu tư thì CTTC cần tiến hành công tác thẩm định dự án.
Nghĩa là phải tiến hành rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn
diện mọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án (kỹ thuật, kinh tế xã hội, tài
chính) nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án. Như vậy,
chất lượng thẩm định sẽ quyết định nhiều đến việc đảm bảo tính hiệu quả của việc
tài trự cho các dự án, từ đó tác đông đến quyết định tài trợ dự án của bản thân
CTTC, khả năng mời chào các nhà tài trợ khác cũng như uy tín của CTTC vì CTTC
sẽ phải đại diện cho chủ đầu tư tiến hành các giao dịch tìm kiếm nguồn tài trợ.
Hơn nữa, việc thẩm định càng có ý nghĩa quan trọng khi CTTC thu xếp vốn
cho dự án bằng vốn tự có của mình hoặc nguồn vốn ủy thác cho vay. Chất lượng
thẩm định dự án sẽ ảnh hưởng đến mức độ an toàn của các khoản vay. Tăng cường
hoạt động thu xếp vốn không chỉ gia tăng về số lượng các dự án được thu xếp vốn
tín dụng mà còn là sự nâng cao về độ an toàn, giảm thiểu rủi ro cho các nhà tài trợ.
Khó khăn trong công tác thẩm định dự án chính là khâu thu thập và xử lý số
liệu đầu vào. Công tác thẩm định phải được đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác và
kịp thời. Ví dụ, các thông tin liên quan đến dự án xây dựng cầu đường như giá cả
của nguyên vật liệu đầu vào, xu hướng biến động của các yếu tố đó ở Việt Nam và
trên thế giới… Các thông số đầu vào không chính xác, các yếu tố trong phân tích độ
nhạy biến thiên ngoài dự kiến đều là những nguyên nhân dẫn đến sai lệch trong kết
quả thẩm định. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án,
CTTC cần hết sức coi trọng khâu thu thập và xử lý dữ liệu đầu vào.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
22
1.3.1.4 Uy tín mạng lưới hoạt động của CTTC trên thị trường tài chính
Do đặc thù của hoạt động thu xếp vốn dự án là bên thu xếp vốn là trung gian, cầu
nối vốn giữa chủ đầu tư và các nhà tài trợ vốn tín dụng. Do đó, uy tín và mối quan hệ
của bên thu xếp vốn với các đối tượng trên nhất thiết phải đủ lớn và đa dạng.
Thứ nhất, về mạng lưới hoạt động của CTTC trên thị trường tài chính. Điều
này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một nhà cung cấp dịch vụ trung gian.
Bên thu xếp vốn cần phải có mối quan hệ tốt, lâu dài với các tổ chức tín dụng, các
nhà tài trợ lớn để khi có nhu cầu vốn bên thu xếp có thể đáp ứng kịp thời cho khách
hàng. Mạng lưới này còn là kênh thông tin hữu hiệu để cung cấp thông tin cho
CTTC trong việc quản lý khoản vay sau khi thu xếp thành công.
Thứ hai, về mức độ uy tín, uy tín được thể hiện ở sự tin tưởng của các bên
nhận tài trợ và bên tài trợ đồng ý cho CTTC là đầu mối thu xếp vốn. Mặc dù các
chủ dự án không thể thông thạo bằng các CTTC trong vấn đề thu hút vốn trên thị
trường tài chính nhưng một khi CTTC ký kết hợp đồng thu xếp vốn cho khách hàng
thì phải thực hiện được, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và thời gian thi công
của dự án. Không chỉ đối với chủ đầu tư mà sự uy tín còn phải được thể hiện đối với
các nhà tài trợ dự án. Bởi vì các nhà tài trợ cho vay dự án thông qua trung gian là
bên thu xếp vốn nên họ cần phải biết được vốn của họ được sử dụng đúng mục đích,
hiệu quả, quá trình giải ngân và thu nợ phải được sự giám sát theo dõi của bên thu
xếp vốn.
1.3.2 Nhu cầu thu xếp vốn của các doanh nghiệp
1..3.2.1 Khả năng tài trợ dự án của các doanh nghiệp
Hiện nay có rất nhiều phương thức tài trợ hco dự án khác nhau: Chủ đầu tư tự
tài trợ, tài trợ thông qua tín dụng trung – dài hạn, tài trợ thông qua thuê tài sản, tài
trợ thông qua cấp phát vốn hay tài trợ kết hợp. Mỗi loại hình doanh nghiệp phù hợp
với phương thức tài trợ khác nhau.
Các doanh nghiệp tư nhân thường tự tài trợ độc lập cho dự án của mình hoặc
góp vốn đầu tư cho dự án. Nếu doanh nghiệp không đủ khả năng về vốn tự có,
phương thức tài trợ được lựa chọn sẽ là thông qua tín dụng trung – dài hạn. Các
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
23
TCTD có thể cấp tín dụng độc lập cho các khách hàng quy mô phù hợp với khả
năng cho vay của mình. Tuy nhiên, với những dự án lớn, nhu cầu vốn vay của
khách hàng vượt quá giới hạn tín dụng cho phép hoặc vượt quá khả văng cho vay
của một TCTD, phương thức tìm kiếm nguồn tài trợ từ nhiều TCTD thông qua hình
thức tín dụng hợp vốn được sử dụng. Phương thức này phù hợp với các doanh
nghiệp quy mô lớn, các công ty tập đoàn xuyên quốc gia. Hơn nữa với xu hướng cổ
phần hóa, tư nhân hóa như hiện nay thì hình thức cấp phát vốn cho dự án bằng
nguồn Ngân sách nhà nước đối với các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp
độc quyền ngành tỏ ra không hiệu quả và sẽ giảm dần trong tương lai, buộc vác tập
đoàn lớn này phải tự mình tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường tài chính. Như vậy,
trong tương lai, nhu cầu vốn tín dụng sẽ là rất lớn, tạo thị trường cho hoạt động thu
xếp vốn phát triển.
1.3.2.2 Mục tiêu, đường lối phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
Mục tiêu, đường lối phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia có tác động lớn tới
bất kỳ hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng, nó
càng có ý nghĩa đối với hoạt động thu xếp vốn mà đối tượng khách hàng là chủ đầu
tư của các dự án lớn. Chẳng hạn, nếu trong những năm tới, định hướng phát triển
của Quốc gia là chú trọng tới một số ngành công nghiệp mũi nhọn thì tức là nhu cầu
vốn đầu tư cho ngành đó phải rất lớn bao gồm vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng
sản xuất kinh doanh…Điều đó kéo theo sự gia tăng của các dự án đầu tư, và do đó
tạo hàng hóa cho các TCTD.
Xu hướng phát triển của hoạt động thu xếp vốn của CTTC trực thuộc tổng công
ty còn phụ thuộc vào chiến lược phát triển của tổng công ty, tổng số vốn đầu tư vào
ngành công nghiệp mà tổng công ty hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
24
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN TẠI CÔNG TY
TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
2.1 Tổng quan về Công ty tài chính Dầu khí
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển
+ Ngày 30/ 3/2000: Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký quyết định số
04/2000/QĐ/VPCP về việc thành lập Công ty Tài chính Dầu khí.
+ Ngày 19/6/2000: Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ký
quyết định số 903/QĐ-HĐQT thành lập Công ty Tài chính Dầu khí.
+ Ngày 1/10/2000: Công ty Tài chính Dầu khí chính thức đặt trụ sở hoạt động đầu
tiên tại 34B Hàn Thuyên - Hà Nội và Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 10.
+ Ngày 5/2/2001: Lễ khai trương hoạt động Công ty Tài chính Dầu khí đã
được tổ chức trọng thể tại Hà Nội.
+ Ngày 21/5/2003: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu
khí tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Ngày 5/5/2004:
- Ra mắt Hội đồng quản trị đầu tiên của Công ty Tài chính Dầu khí.
- Nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000
do tổ chức SGS (Thuỵ Sỹ) cấp.
+ Ngày 1/1/2005: Tăng vốn điều lệ của PVFC lên 300 tỷ đồng.
+ Ngày 15/12/2005: PVFC được xếp hạng Công ty Nhà nước loại 1.
+ Tháng 12/2005: Quy mô hoạt động của PVFC đạt trên 800 tỷ đồng.
+ Ngày 26/4/2006: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
25
+ Ngày 14/2/2007: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng, đánh
dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của Công ty.
+ Tháng 4/2007: PVFC vinh dự đón nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh
Việt Nam” và lọt vào “TOP 50 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam”.
+ Ngày 5/5/2007: PVFC nhận giải thưởng “Quả Cầu Vàng” dành cho doanh
nghiệp Nhà nước hoạt động trong ngành tài chính.
+ Ngày 15/7/2007: PVFC đón nhận “Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu
2007".
+ Ngày 8/9/2007: PVFC là đơn vị duy nhất trong ngành Tài chính – Ngân
hàng được cùng lúc trao tặng hai giải thưởng “Nhà quản lý giỏi 2007” và “Cúp vàng
ISO 2007”.
+ Ngày 8/10/2007: Khai trương hoạt động ba công ty thành viên: Công ty Cổ
phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest); Công ty Cổ phần Kinh
doanh Bất động sản Tài chính Dầu khí (PVFC Land); Công ty Cổ phần Truyền
thông Tài chính Dầu khí (PVFC Media).
+ Ngày 18/03/2008: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 5000 tỷ đồng
2.1.2 Tình hình hoạt động của công ty tài chính dầu khí
Sau 7 năm hoạt động, PVFC đã có được những thành công rất đáng khích lệ.
Là định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam, PVFC đã thực hiện
tốt chức năng thu xếp vốn cho đầu tư phát triển ngành, bước đầu thực hiện chức
năng kinh doanh vốn của Tập đoàn.
Trong 5 năm trước cổ phần hoá, hoạt động kinh doanh của Công ty luôn phát
triển ổn định và tăng trưởng cao, các chỉ tiêu tài chính của năm sau luôn vượt năm
trước cụ thể như sau:
Tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận qua các năm rất khả quan, phản ánh tốc
độ tăng trưởng bền vững và hiệu quả trong mọi hoạt động của Công ty, đặc biệt là
năm 2006 với tổng tài sản đạt 18.143 tỷ đồng gấp 2,65 lần so với năm 2005 và tốc
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
26
độ tăng trưởng tài sản bình quân trong giai đoạn 2002 - 2006 đạt 130%. Tốc độ tăng
trưởng tài sản của PVFC gắn liền với chiến lược tăng vốn điều lệ của Công ty qua
các năm như: Năm 2004 tăng lên 300 tỷ đồng; Năm 2006 tăng lên 1.000 tỷ đồng.
Doanh thu, lợi nhuận năm 2006 có sự tăng trưởng vượt bậc: Doanh thu đạt 1.023 tỷ
đồng vượt 28% so kế hoạch và bằng 242% năm 2005, lợi nhuận đạt 126,3 tỷ đồng
vượt 29% kế hoạch và bằng 502% năm 2005. Năm 2006 đánh dấu một mốc quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Sau 6 năm thành lập và hoạt động,
PVFC đã chính thức gia nhập CLB các Doanh nghiệp có doanh thu trên 1.000 tỷ
đồng. Các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước và Tập đoàn đều hoàn thành vượt
mức kế hoạch giao. Năm 2006 nộp ngân sách Nhà nước đạt 31,269 tỷ đồng, nộp
Tập đoàn là 9,71 tỷđồng, bằng 129% và 130% kế hoạch được giao.Hoạt động thu
xếp vốn được triển khai mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư của
ngành. Giai đoạn 2002- 2006, PVFC đã thực hiện thu xếp vốn thành công 4.000 tỷ
đồng cho các dự án của ngành Dầu khí, trong đó có các dự án lớn như: Cảng Hạ
Lưu Vùng Tàu, Cảng Đạm Phú Mỹ, Tàu FPSO, Tàu Đa năng 01, Tàu Đa năng 02,
Tàu Đa năng 03, Tàu chứa dầu FSO5 của PTSC, Hệ thống phân phối khí thấp áp,
GDC mở rộng của PVGAS, Tàu chứa dầu thô của PVTRANS, Đường ống dẫn khí
Phú Mỹ - Thủ Đức của Tập đoàn Dầu khí,... Ký kết các Hợp đồng nguyên tắc thu
xếp vốn với các đơn vị: PV Engineering, PV Construction, Petrosetco, PIDC,
PVFCCo. Bên cạnh việc thu xếp vốn cho các dự án trong ngành, PVFC đã tích cực
bám sát, thực hiện các phương án thu xếp vốn cho một số dự án thuộc ngành điện
lực, than, xây dựng, du lịch cao cấp…với số vốn thu xếp thành công gần 3.000 tỷ
đồng. Hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định và bền vững, đáp ứng nhu cầu vốn
cho các dự án và vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên
của Tập đoàn. Mức tăng trưởng cho vay các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2002 -
2006 trung bình đạt164%/năm; Mức tăng trưởng cho vay trực tiếp các các tổ chức
kinh tế, cá nhân trong giai đoạn 2002 - 2006 trung bình đạt 148%/năm. Số dư nợ tín
dụng năm 2006 đạt 5.350 tỷ đồng, tăng 177% so với năm 2005. Cơ cấu tín dụng có
sự thay đổi hợp lý hơn, dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 43% trên tổng dư nợ,
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
27
cho vay tổ chức kinh tế chiếm 47% tổng dư nợ. Công ty luôn duy trì và đảm bảo các
hệ số an toàn tín dụng theo đúng quy định của NHNN. Hoạt động huy động vốn của
Công ty đã có bước tiến vững chắc đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty. Tốc
độ tăng trưởng vốn huy động cao và ổn định, giai đoạn 2002 - 2006 đạt bình quân
151%/năm. Nguồn vốn quan trọng nhất là nguồn vốn vay các TCTD và nguồn uỷ
thác của tổ chức và cá nhân. Năm 2006 nguồn vốn vay và nguồn uỷ thác đầu tư đạt
trên 11.000 tỷ đồng, bằng 309% so với năm 2005. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn
trung và dài hạn tăng chậm so với tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn, nguồn vốn
ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao trong quy mô vốn (chiếm 83% trong tổng vốn huy
động). Huy động vốn bằng ngoại tệ vẫn còn hạn chế và mới tập trung ở một số
khách hàng nhất định. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, năm 2006
PVFC đã phát hành thành công Trái phiếu Tài chính Dầu khí với tổng số tiền thu
được từ phát hành trái phiếu là 665 tỷ đồng. Dịch vụ tư vấn tài chính trong 5 năm
qua đã trở thành dịch vụ đặc trưng của Công ty, phát huy tốt thế mạnh đầu tư một
cách uy tín. Trong giai đoạn 2002 – 2006, Công ty đã thực hiện tư vấn tài chính dự
án cho một số công trình lớn và triển khai công tác tư vấn cổ phần hoá cho các đơn
vị thành viên của Tập đoàn như: PVEngineering, PVECC, DMC, PVD, PTSC,
Petrosetco, PVI, PVGasN, PVGasS, phương án án chuyển đổi thành công ty
TNHH 01 thành viên Petechim, PVGas… Với mục tiêu đa dạng hoá danh mục đầu
tư và đảm bảo vốn đầu tư tham gia hiệu quả, trong 5 năm qua Công ty đã tích cực
tìm kiếm cơ hội đầu tư và thực hiện góp vốn vào hàng loạt các dự án lớn trong
ngành điện, xăng dầu, xây dựng: Công ty Thuỷ điện Sông Vàng, Công ty Xi măng
Hạ Long, Công ty Xi măng Long Thọ II, Công ty cổ phần Dầu khí Tản Viên, Nhà
máy sản xuất vỏ bình Gas...Trong năm 2005, Công ty cũng tiếp nhận phần góp vốn
trong liên doanh PetroTower do Tập đoàn Dầu khí chuyển giao sang. Song song với
hoạt động đầu tư dự án và góp vốn cổ phần, Công ty cũng đẩy mạnh đầu tư mua cổ
phần của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá và các công ty cổ phần khác:
Công ty Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Công ty Vận tải xăng dầu
KV1(Vipco), Công ty Vận tải xăng dầu KV2(Vitaco), Công ty Dịch vụ kỹ thuật
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
28
Dầu khí (PTSC), Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI), Công ty CP thuỷ điện Vĩnh Sơn
- Sông Hinh, Công ty lắp điện I, Công ty Xi măng Bỉm Sơn, Công ty Xi măng Bút
Sơn, Công ty Nhiệt điện Phả lại, Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp HCM,
Ngân hàng thương mại An Bình, Ngân hàng TMCP Phương Nam…Để đáp ứng nhu
cầu vốn cho hoạt động đầu tư tài chính, Công ty đã triển khai thành công dịch vụ
nhận uỷ thác đầu tư với nhiều hình thức đa dạng. Đến nay PVFC trở thành một tổ
chức tài chính có uy tín nhất trên thị trường tài chính Việt Nam trong hoạt động
này. Số dư nhận uỷ thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân, các dự án và công ty cổ
phần đến 31/12/2006 đạt trên 860 tỷ đồng; Nhận uỷ thác đầu tư không chỉ định mục
đích đạt 500 tỷ đồng.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tổng hợp
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
1 Tổng tài sản, Tỷ đồng 1.230 2.895 4.207 6.828 18.143
2 Nguồn vốn chủ sở hữu,
tỷ đồng
106 112 318 359 1.134
3 Vốn điều lệ, tỷ đồng 100 100 300 300 1000
4 Doanh thu, tỷ đồng
- Thu từ lãi, tỷ đồng
- Thu ngoài lãi, tỷ đồng
65
31
34
133
114
19
214
185
29
422
418
4
1.023
955
68
5 Lợi nhuận trước thuế, tỷ
đồng
5,1 5,9 8,3 28,8 126
6 Nộp ngân sách, tỷ đồng 1,6 1,1 10,5 34
7 Lợi nhuận sau thuế, tỷ
đồng
3,5 5,9 8,3 18 92
8 Nợ phải trả, tỷ đồng 216 803 3.887 6.456 16.330
9 Nợ phải thu, tỷ đồng 900 2.072 3.949 5.917 14.874
10 LN sau thuế/ Vốn CSH
bình quân, %
3.31% 5.28% 7.00% 5.10% 10.23%
11 Lao động, người 201 263 285 350 490
12 Thu nhập bình quân
(1.000 / Người / tháng),
tỷ đồng
3,0 3,3 3,7 5,3 7,0
( Nguồn: Báo cáo tài chính PVFC – Trang nội bộ)
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
29
2.2 Thực trạng hoạt động thu xếp vốn cho dự án đối với công ty tài chính dầu khí
2.2.1 Khái quát về các dự án tại CTTC dầu khí
- Đầu tư tài chính: PVFC tiếp tục đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư tài chính, đẩy
mạnh việc nhận ủy thác và quản trị vốn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng song
song với cung cấp các dịch vụ tài chính hỗ trợ như: Quản lý tiền mặt, quản lý rủi ro
bằng các sản phẩm hedging,... và phát triển derivatives (phái sinh), chiết khấu
chứng từ có giá....
Bảng 2.2: Dự kiến kế hoạch đầu tư tài chính giai đoạn 2007 – 2011
Đơn vị: Tỷ đồng
STT chỉ
tiêu
Giá trị đầu tư Tỷ trọng nguồn vốn cho
đầu tư/ Tổng nguồn vốn
Tốc độ tăng trưởng
hoạt động đầu tư
2007 7.600 15.8% 25%
2008 9.500 16% 25%
2009 12.000 16.1% 30%
2010 15.500 17% 35%
2011 21.000 18.4% 40%
( Nguồn: Phương án cổ phần hóa PVFC)
- Các dịch vụ tài chính khác:
Về hoạt động tư vấn tài chính: PVFC thực hiện các hoạt động tư vấn liên
quan đến hoạt động tài chính doanh nghiệp, trong đó xác định các hoạt động tư vấn
trọng tâm là:
+ Tư vấn tài chính dự án: Từ tư vấn đầu tư, lập FS dự án đến thanh quyết toán;
làm cơ sở để PVFC quyết định tham gia các hoạt động đầu tư tài chính tại đơn vị đó.
+ Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Tư vấn và hướng dẫn xây dựng hệ thống lập
kế hoạch và kiểm soát tài chính gồm các khâu lập ngân sách, tính chi phí, định giá,
thẩm định quyết toán đầu tư XDCB, dự báo các nguồn thu nhập và quản lý tài sản,
tư vấn và hướng dẫn việc tổ chức vận hành bộ máy tài chính kế toán của các doanh
nghiệp.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
30
+ Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp: Đẩy mạnh phát triển tư vấn cổ phần hoá,
đại lý phát hành cổ phiếu, tham gia trực tiếp vào quá trình cổ phần hoá của Tập
đoàn. Không ngừng tiếp cận, tham gia vào quá trình đổi mới doanh nghiệp ở các
Tổng Công ty, các Tập đoàn khác.
+ Tư vấn phát hành chứng từ có giá: Tư vấn phương án phát hành trái phiếu
doanh nghiệp và các chứng từ có giá khác.
+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: Phát triển các dịch vụ tư vấn đầu tư chứng
khoán tập trung vào các Công ty cổ phần của Tập đoàn, triển khai có trọng điểm các
Công ty cổ phần khác của các Tổng Công ty 90 và 91.
+ Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp và mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Quản lý vốn và tài sản: Đẩy mạnh dịch vụ liên quan đến ngoại hối, nhận uỷ
thác đầu tư, quản lý dòng tiền cho khách hàng.
Thẩm định: từng bước cung cấp dịch vụ thẩm định cho các đơn vị trong và
ngoài ngành. Đến năm 2010, thực hiện thẩm định tất cả các dự án đầu tư phát triển
của Tập đoàn.
Bao thanh toán: Tập trung vào đối tượng khách hàng là các đơn vị thành viên
của Tập đoàn, một số doanh nghiệp khác có quan hệ mật thiết đến hoạt động của
Công ty và hoạt động Dầu khí.
Hoạt động ngoại hối: Triển khai song song với các sản phẩm dịch vụ sử dụng
đồng Việt nam, trong đó ưu tiên thực hiện các nghiệp vụ như thu xếp chuyển đổi
ngoại tệ không kỳ hạn, có kỳ hạn. Chú trọng đầu tư kỹ thuật, xây dựng đội ngũ
chuyên gia để hoạt động có hiệu quả các hoạt động ngoại hối.
- Các sản phẩm dịch vụ nền tảng
Duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ nền tảng làm cơ sở để
phát triển các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn của Công ty.
+ Huy động vốn:
Đảm bảo tạo dựng được nguồn vốn vững chắc, ổn định đáp ứng nhu cầu kinh
doanh của Công ty đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Các nguồn huy động vốn đa
dạng, chú trọng tạo vốn từ nguồn tiền tệ của Tập đoàn và các đơn vị thành viên
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
31
thông qua tài khoản trung tâm của Tập đoàn, các nguồn vốn từ hệ thống Ngân hàng
thương mại Việt nam, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
Bảng 2.3:Dự kiến vốn huy động giai đoạn 2007 – 2011
Đơn vị: Tỷ đồng
TT
chỉ
tiêu
Tiền gửi và
tiền vay của
các tổ chức tài
chính khác
Nguồn vốn
vay khác
và nguồn
vốn ủy
thác
Tiền
gửi của
khách
hàng
Phát
hành giấy
tờ có giá
Tổng
cộng
Tốc độ
tăng
trưởng
bình
quân
2007 12.000 29.500 786 2.200 44.486 25.08%
2008 14.100 36.900 943 3.700 55.643 25.44%
2009 18.000 46.100 1.200 4.500 69.800 24.93%
2010 22.200 57.600 1.400 6.000 87.200 24.77%
2011 28.600 72.100 1.600 6.500 108.800
( Nguồn: Phương án cổ phần hóa PVFC)
+ Hoạt động tín dụng:
Bảng 2.4: Dự kiến hoạt động tín dụng giai đoạn 2007 – 2011
Đơn vị: Tỷ đồng
TT chỉ
tiêu
Cho vay
các
TCTD
Cho vay trực tiếp các
TCKT, cá nhân trong
nước
Cho vay
ủy thác
Tổng
cộng
Tốc độ tăng
trưởng bình
quân
2007 1.800 9.200 750 11.750
2008 2.000 11.000 900 13.900 18.30%
2009 2.200 13.200 1.100 16.500 18.71%
2010 2.500 15.800 1.300 19.600 18.79%
2011 2.700 18.900 1.500 23.100 17.86%
( Nguồn: Phương án cổ phần hóa PVFC)
Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2007 – 2011 ước tính 90.000 tỷ đồng, trong đó
dự kiến cho vay các doanh nghiệp và dự án trong ngành khoảng 30% (tương đương
hơn 30.000 tỷ đồng), đáp ứng gần 40% nhu cầu vốn vay của ngành.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
32
- Thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí
PVFC thực hiện nhiệm vụ là trung tâm tài chính tiền tệ và công cụ quản lý đầu
tư tài chính của Tập đoàn. Thực hiện các nhiệm vụ do Tập đoàn uỷ quyền như phát
hành trái phiếu Dầu khí trong và ngoài nước, quản lý và vận hành hiệu quả các
nguồn vốn uỷ thác của Tập đoàn, quản lý dự án... Nâng cao chất lượng dịch vụ và
thực hiện thu xếp vốn thành công cho mọi dự án đầu tư phát triển của Tập đoàn và
tạo ra các sản phẩm tài chính phục vụ CBNV ngành Dầu khí.
- Thu xếp vốn và tài trợ tài chính các dự án:
Dự kiến giai đoạn 2007 – 2011 giá trị thu xếp vốn khoảng 5 – 6 tỷ USD tương
ứng khoảng 90 – 95 ngàn tỷ đồng.
Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
- Thực hiện tư vấn phương án thu xếp vốn và thực hiện thu xếp vốn tín dụng
cho các dự án đầu tư trong và ngoài tổng công ty, đàm phán, chuẩn bị nội dung và
theo dõi các hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước cho tổng công ty hoặc các
doanh nghiệp khi được ủy quyền;
- Nhận và cho vay các nguồn vốn ủy thác của tổng công ty và các tổ chức khác;
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn các doanh nghiệp
- Thực hiện cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp;
- Tổ chức triển khai hoạt động Bao thanh toán cho các doanh nghiệp
- Thực hiện việc dàn xếp tài chính và nhận ủy thác quản lý tài sản cho thuê
Có thể nói, hoạt động thu xếp vốn là một hoạt động mới nhưng lại được tiến
hành ngay từ những ngày đầu thành lập công ty. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng
của hoạt động này không chỉ đối với PVFC mà còn đối với Tổng công ty Dầu khí
Việt Nam.
Hiện nay các dự án đầu tư PVFC đang tham gia:
- Các dự án trong ngành Dầu khí:
+ Dự án đầu tư sản xuất nhà máy vỏ bình khí.
+ Hợp đồng hợp tác đầu tư và kinh doanh tàu FPSO.
- Các dự án phát triển và phân phối sản phẩm, dịch vụ của ngành Dầu khí:
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
33
+ Dự án “Hệ thống mạng phân phối Gas khu đô thị mới Mỹ Đình II”.
+ Dự án “Hệ thống mạng phân phối Gas khu đô thị mới Mỹ Đình I”.
- Lĩnh vực Năng lượng:
+ Dự án Thuỷ điện An Điềm II.
- Lĩnh vực đầu tư hạ tầng đô thị và khu công nghiệp:
+ Dự án Khu đô thị mới Nghi phú – Vinh – Nghệ An.
- Lĩnh vực kinh tế môi trường:
+ Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn và sản xuất phân hữu cơ Bỉm Sơn.
- Lĩnh vực Vật liệu xây dựng:
+ Dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức – Hà Tây.
+ Dự án nhà máy xi măng Thanh Liêm – Hà Nam.
- Các công ty cổ phần PVFC đã tham gia góp vốn:
+ Công ty Cổ phần Dầu khí Sông Hồng.
+ Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư Việt nam (CAVICO)
Ta có một số dự án mà công ty đã thu xếp vốn trong 3 năm vừa qua:
Bảng 2.5: Một số dự án công ty thu xếp vốn trong 3 năm 2005,2006,2007.
Năm Dự án Số tiền
2005 -Công ty TNHH Minh Tuấn
-Dự án CDC bổ sung
-Dự án trạm phân phối khí thấp áp
-40 tỷ
-43 tỷ
-28 tỷ
2006 -CTy Đầu tư Bất động sản & Thương Mại Thăng Long
-Nối dài cầu tàu bến Dung Quất
-Đường dây Tuyên Quang-Thái Nguyên-EVN
-21 tỷ
-24,6 tỷ
-67 tỷ
2007 -Mở rộng mạng lưới viễn thông
-Dán thủy điện Nậm Chiến
-Cty CP giấy An Hòa
-400 tỷ
-400 tỷ
-350 tỷ
( Nguồn: Thông tin nội bộ PVFC)
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
34
Từ những phân tích nói trên, ta nhận thấy rằng hoạt động thu xếp vốn tín dụng
dự án có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của các ngành kinh tế
lớn trong nước, của quốc gia mà còn đối với PVFC. Thu xếp sẽ trở thành một thế
mạnh của PVFC trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, nhất là trên thị trường
tài chính.
2.2.2 Các hình thức thu xếp vốn
Sơ đồ 2.2.2:
2.2.2.1. Nguồn vốn từ nhận ủy thác
* Các sản phẩm đang cung cấp:
- Nhận Uỷ thác đầu tư cổ phiếu Công ty cổ phần Thuỷ điện Sông Vàng.
- Nhận Uỷ thác đầu tư cổ phiếu Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí
(PTSC).
- Nhận Uỷ thác đầu tư cổ phiếu Công ty cổ phần Khoan và Dung dịch Khoan
Dầu khí (PV Drilling)
- Nhận Uỷ thác đầu tư cổ phiếu Công ty cổ phần Thuỷ điện Thác Bà
- Nhận Uỷ thác đầu tư cổ phiếu Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
2.2.2.1.1. Công ty tài chính dầu khí nhận ủy thác đàm phán, ký kết các hoạt
động tín dụng với các nhà tài trợ trong và ngoài nước cho các chủ đầu tư dự án.
Đây là hình thức thu xếp trong đó PVFC toàn quyền thay mặt cho chủ đầu tư
tìm kiếm nguồn tài trợ mà không dùng vốn của mình để tài trợ cho dự án. PVFC
nhận uỷ thác đàm phán, ký kết các hợp đồng tín dụng với các nhà tài trợ trong và
ngoài nước cho các chủ đầu tư dự án.
Đối với những dự án có nhu cầu vốn vay rất lớn hoặc các điều kiện vay vốn
có đặc thù riêng, phức tạp, các dự án vay vốn nước ngoài với những loại hình tín
Nhà tài trợ Chủ dự án PVFC –
đầu mối thu
xếp vốn
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
35
dụng, luật pháp, chế tài rất khác biệt, PVFC nhận uỷ thác của chủ đầu tư dự án để
trực tiếp:
- Đàm phán, ký kết các Hợp đồng tín dụng cho dự án.
- Hỗ trợ giải ngân
- Quản lý khoản vay.
Chúng ta xem xét ví dụ sau: Dự án Tàu dịch vụ đa năng 2
Khách hàng: Tổng Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC)
Tên dự án: Dự án Tàu dịch vụ đa năng 2
Tổng nhu cầu vốn của dự án: USD 12.650.000
Trong đó ủy quyền cho PVFC: USD 10.120.000
Thẩm định dự án:
- Các chỉ tiêu tài chính:
Bảng 2.6: Chỉ tiêu tài chính chủ yếu của dự án Tàu đa năng 2
1 Tổng vốn đầu tư 12.5000.000 USD
2 Thời gian kinh doanh 20 năm
3 NPV 289.890 USD
4 IRR 12.48%
5 Thời gian thu hồi vốn 7 năm 5 tháng
( Nguồn: Hồ sơ dự án Tàu đa năng 2)
Sự cần thiết đầu tư dự án
Thị trường dịch vụ tàu thuyền là tiềm năng, nhu cầu về tàu dịch vụ dầu khí
cón rất lớn và lâu dài. Các mỏ đang khai thác Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng và tới đây
là các mỏ Lan Tây – Lan đỏ và các mỏ mới được phát triển được đưa vào khai thác
thì nhu cầu về tàu dịch vụ dầu khí sẽ tăng và công ty sẽ phải đi trước để chuẩn bị
đón nhận thời cơ này bằng cách đầu tư thêm tàu dịch vụ.
Độ nhạy của dự án:
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
36
Bảng 2.7: Độ nhạy của dự án Tàu đa năng 2
Điều kiện NPV( $) IRR(%) Thời gian trả
nợ
Thời hạn hoàn
vốn ( năm)
Khi giá tàu tăng 10% 494,51 7 8 10
Khi giá tàu giảm 10% 2696.86 10 3 8
Khi doanh thu tăng 10% 3145,73 9,67 3 7
Khi doanh thu giảm 10% 45,63 6,06 5 10
Khi chi phí tăng 10% 1216,58 7,48 4 9
Khi chi phí giảm 10% 1974,79 8,34 4 8
(Nguồn: Hồ sơ dự án Tàu đa năng 2)
Điều kiện thu xếp vốn:
+ Số tiền thu xếp tối đa: 10.120.000 USD
+ Thời hạn: 84 tháng ( Thời gian ân hạn 12 tháng)
+ Lãi suất vay vốn:L Sibor 6 tháng + 1,4%/năm
+ Hình thức đảm bảo khoản vay: thư bảo lãnh của petro Vieetnam cho 100%
giá trị khoản vay
+ Mức phí thu xếp khoản vay: 0,2%/năm ( đã bao gồm VAT)
+ Số vốn tối đa được ký kết trong hợp đồng tín dụng là 9.400.000 USD, lãi
suất không đổi
Nhận xét: Theo tính toán của Chủ đầu tư, hiệu quả kinh tế của dự án là hoàn
toàn chấp nhận được. Dự án hoàn toàn có lãi và khả thi.
2.2.2.1.2 Công ty tài chính dầu khí cấp tín dụng trực tiếp cho dự án bằng
nguồn vốn của công ty hoặc nguồn vốn ủy thác của tổng công ty, các tổ chức tín
dụng khác
Với hình thức này, PVFC vừa đóng vai trò là người thu xếp vốn, vừa là nhà tài
trợ chính thức và trực tiếp cho dự án vì hợp đồng tín dụng vay vốn cho dự án được
ký kết giữa PVFC và chủ đầu tư. Tuy nhiên, nếu PVFC tài trợ cho dự án thông qua
nguồn ủy thác cho vay của các tổ chức khác thì về bản chất, nhà tài trợ cho dự án lại
chính là tổ chức đó. Các loại hợp đồng được ký kết:
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
37
- Hợp đồng tín dụng giữa PVFC và chủ đầu tư
- Hợp đồng thu xếp vốn (nếu có)
- Hợp đồng ủy thác cho vay giữa PVFC (bên nhận ủy thác) và nhà tài
trợ dự án (bên ủy thác)
Đối với hình thức này PVFC được hưởng lãi suất mà bên vay trả và phí ủy
thác – là khoản chênh lệch giữa lãi suất ủy thác và lãi suất cho vay
* Quy trình tiếp nhận cho vay vốn ủy thác
Sơ đồ 2.1: Quy trình tiếp nhận cho vay vốn ủy thác
Hình thức thu xếp vốn 2.2.2.1.2 sẽ được làm rõ hơn qua dự án cảng đạm Phú Mỹ:
Tên dự án: Dự án Cảng đạm và dịch vụ Phú Mỹ
Chủ đầu tư: Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí ( PTSC)
Tổng nguồn vốn: 500 tỷ đồng. Trong đó: 50% là của PTSC đầu tư, 50% là vốn
vay thương mại
3. Soạn thảo và ký kết HĐ Ủy thác và HĐ tín dụng
4. Tiếp nhận và cho vay từ nguồn ủy thác
5. Thu hồi nợ gốc, lãi cho vay, xử lý nợ
6. Chuyển trả nợ gốc. lãi ủy thác và thu phí ủy thác
7. Thanh lý HĐ, kết thúc và lưu hồ sơ
1. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng
2. Lập phương án tiếp nhận nguồn ủy thác cho vay
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
38
PTSC đề nghị vay PVFC tối đa là 209.106.509.000 VNĐ và 3.714.145,6 USD
Thẩm định dự án:
- Tên khách hàng: Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)
- Sự cần thiết của dự án: Cảng đạm phú Mỹ ra đời phục vụ nhu cầu nhập
xuất hàng cho các dự án trong ngành các vùng lân cận, hỗ trợ đắc lực cho cụm cảng
Hồ chí Minh.
- Độ nhạy của dự án:
Bảng 2.8: Độ nhạy của dự án Cảng đạm phú Mỹ
Điều kiện NPV IRR Thời gian
hoàn vốn
Lãi suất chiết khấu 11%, lãi vay 11%
đối với VNĐ và 4% đối với USD
78.865.314.000 13,35 17,66
Lãi suất chiết khấu 10%, doanh thu
giảm 10%
84.723.590.000 12,4 17,55
Lãi suất chiết khấu 10%, doanh thu
tăng 10%
119.985.470.000 13,4 15,99
( Nguồn: Hồ sơ dự án Cảng đạm Phú Mỹ)
Các chỉ tiêu tài chính dự án:
- Lãi suất chiết khấu: 10%/năm
- Lãi vay: 9,5%/năm
- NPV: 167.484.837.000 VNĐ
- IRR: 14,37%/năm
- Thời gian hoàn vốn: 13,9 năm
Nguồn trả nợ của dự án: Quỹ khấu hao, lợi nhuận sau thuế
PVFC đã thu xếp vốn bằng nguồn vốn ủy thác của tổng công ty, các tổ chức
tín dụng khác theo tỷ lệ như sau:
+ NH Đầu tư và phát triển VN: 29,85% VNĐ ( 45 tỷ ), 46% USD (1.714.146)
+ PVFC: 49,25% VNĐ ( 74,229 tỷ ), 54% USD (2.000.000)
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
39
+ NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN: 20,90% VNĐ ( 31,5 tỷ )
Thời hạn và lãi suất:
+ VNĐ: 120 tháng ( thời gian ân hạn 36 tháng), lãi suất = Bình quân lãi suất
huy động tiết kiệm 12 tháng của Ngân hàng Quốc doanh bà rịa vũng tàu, Ngân hàng
công Thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và phát Triển, Ngân
hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn) + 1,73%
+ USD: 72 tháng ( thời gian ân hạn 18 tháng), lãi suất = Sibor 6 tháng +
1,85%/ năm và không thấp hơn 3%/năm
Phí đầu mối và phí thu xếp: 0.05%.năm trích trong phần lãi mà thành viên đồng tài
trợ được hưởng
+ PVFC: 0.02%/năm
+ BIDV: 0.03%/năm
Theo tính toán của chủ đầu tư hiệu quả kinh tế của dự án là hoàn toàn chấp
nhận được. Dự án hoàn toàn có lãi và khả thi
2.2.2.2 Đồng tài trợ
Với mối quan hệ hợp tác rộng khắp với các tổ chức tài chính, tín dụng trong
và ngoài nước, PVFC đảm bảo chắc chắn dự án của khách hàng có nhu cầu vay vốn
lớn vượt khả năng cung ứng vốn cũng như hạn mức cho vay của một tổ chức tín
dụng sẽ được hợp vốn tài trợ từ những nguồn tối ưu nhất, lãi suất cạnh tranh nhất.
PVFC sẽ thực hiện các vai trò:
- Người thu xếp vốn: Thay mặt bên vay tìm kiếm nguồn vốn cho dự án; Soạn
thảo, đàm phán các điều kiện của Hợp đồng vay vốn; Hỗ trợ bên vay và các thành
viên đồng tài trợ, giải ngân, thu nợ, thu lãi, giải quyết các tranh chấp phát sinh liên
quan đến Hợp đồng tín dụng.
- Đầu mối cấp tín dụng: Đại diện cho các thành viên đồng tài trợ soạn thảo,
đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng với bên vay
- Thành viên đồng tài trợ: PVFC trực tiếp tham gia đồng tài trợ cho dự án (từ
nguồn vốn của mình hoặc và từ nguồn vốn uỷ thác)
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
40
Ví dụ: Để hiểu rõ thêm về hình thức thu xếp vốn đồng tài trợ chúng ta đi tìm
hiểu ví dụ sau:
Khách hàng: Tổng Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC)
Tên dự án: Đầu tư Tàu chở dầu
Tổng nhu cầu vốn của dự án: USD 130.427.350
Trong đó đề nghị vay PVFC: USD 91.000.000
NPV (10%): 14.248.080 USD
IRR: 12.19%
A – Thẩm định về khách hàng vay vốn.
Giới thiệu khách hàng:
- Tên khách hàng: Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)
- Tên giao dịch quốc tế: Tetroleum Technical Services Joint Stock Company
- Địa chỉ: 154 Nguyễn Thái Học, Phường kim Mã, Quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội
- Điện thoại: 04-7226588 Fax: 04-7336589
- GP Đăng ký KD số: 0103015189 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
Nội cấp ngày 29/12/2006
- Tổng Giám đốc: Ông Thái Quốc Hiệp
- Ngành nghề KD: Kinh doanh các dịch vụ dầu khí
- Vốn điều lệ: 1.000.000.000.000 đồng ( Một nghìn tỷ đồng)
Hồ sơ khách hàng:
* Hồ sơ pháp lý:
- GP Đăng ký KD số 0103015198 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
Nội cấp ngày 29/12/2006
- Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí
- Biên bản họp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng
Giám đốc.
- Báo cáo, thuyết minh tài chính năm 2004,2005, quý 2 năm 2006.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
41
Sau khi tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng PVFC đã có:
Tổng quan nhất về hoạt động của khách hàng qua hai năm 2004 và 2005 và 6
tháng đầu năm 2006 là hoạt động của khách hàng ổn định, óc tăng trưởng. Tổng tài
sản tại thời điểm 31/12/2005 tăng 12,34% so với thời điểm 31/12/2004, tại ngày
30/06/2006 tương đương với thời điểm 31/12/2005.
Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng hơn 40% tổng tài sản, mức tăng của năm
2005 so với năm 2004 là 26,95%, thời điểm 30/06/2006 so với 31/12/2005 tăng
9,72%. Các khoản phải thu ngắn hạn 31/12/2005 tăng 14.44% so với 31/12/2005,
đến 30/06/2006 phải thu ngắn hạn tăng 3,16%, trong khi đó các khoản hàng tồn kho
và tài sản ngắn hạn giảm trên dưới 20%.
Tài sản dài hạn chiếm hơn 50% tổng tài sản, phù hợp với cơ cấu nguồn của
Công ty.
Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả năm 2004 là 1.127 tỷ đồng, chiếm 52.8%
tổng nguồn vốn. Năm 2005, các con số này lần lượt là 1.27 tỷ và 53%, thời điểm
30/06/2006 là 1.234 tỷ đồng bằng 51.61%. Hệ số nợ của PTSC cho thấy PTSC đang
hoạt động ở nức an toàn khá cao. Nguồn vốn CSH năm 2005 tăng 9.18% so với
năm 2004, đạt 1.082 tỷ đồng, thời điểm 30/06/2006 là 1.132 tỷ đồng tăng 4.62% so
với năm 2005, điều này cho thấy PTSC đồng thời với việc tăng trưởng vẫn đảm vảo
khả năng tự chủ tài chính.
Một số chỉ tiêu phân tích tài chính:
Chỉ số về khả năng thanh toán của PTSC: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
ngắn hạn và thanh toán nhanh các năm gần đây của PTSC thể hiện xu hướng tốt lên
do PTSC đã để một lượng tiền mặt dồi dào tại quỹ.
Chỉ số về hoạt động của PTSC: Các chỉ số vòng quay vốn, vòng quay hàng tồn
kho và vốn lưu động năm 2005để tăng so với năm 2004, điều này chứng tỏ PTSC đã
thực hiện các biện pháp tốt để tăng nhanh vòng quay của vốn nhằm tạo ra nhiều doanh
thu, thể hiện ở các chỉ tiêu về doanh thu năm 2005 đều tăng so với năm.
Chỉ số về sinh lời của PTSC: Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trước và sau
thuế trên tổng tài sản/ doanh thu đều tăng lên, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
42
chủ sở hữu tăng nhiều nhất chứng tỏ hoạt động kinh doanh của PTSC ngày càng tốt
và đem lại hiệu quả cao.
B- Thẩm định dự án đầu tư và nhu cầu vốn của khách hàng.
Sự cần thiết đầu tư dự án
Theo đà phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, nhu cầu năng lượng
của nước ta cũng sẽ tăng rất nhanh. Vì vậy, ngành công nghiệp dầu khí cũng đã đặt
cho mình nhiệm vụ hết sức to lớn là đẩy nhanh hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thẩm
định và khai thác mỏ nhằm nâng trữ lượng tiềm năng lên 250 – 300 triệu tấn dầu
quy đổi vào năm 2010 bằng việc đưa thêm 06 mỏ vòa khai thác đến năm 2010, nâng
sản lượng dầu quy đổi vào năm 2010 là 27 triệu tấn
Hiện nay, các kho nổi chứa dầu ( KNCD) của Vietsopetro một số đã ngừng
khai thác ( FSO Chi Lăng), một số sẽ ngừng khai thác trong tương lai gần, điều này
ảnh hưởng lớn đến kế hoạch khai thác và xuất bán dầu thô của VSP. Ngoài ra, một
số KVCD của Vietsopetro đều gần 30 tuổi nên thường xuyên phải tiến hành duy tu,
bảo dưỡng nhằm đảm bảo an toàn trong khai thác đồng thời duy trì tình trạng kỹ
thuật đáp yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng kiểm. Do đó, Vietsopetro sẽ phải yêu
cầu thay thế các KNCD đã hết hạn.
Hiện tại, chỉ có PTSC là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có khả năng tham gia và
thực hiện việc cung cấp dịch vụ tàu FSO/FPSO phục vụ việc khai thác dầu khí. Việc
đưa tàu FSO-5 vào hoạt động sẽ mở rộng thị trường dịch vụ dầu khí, phù hợp với chủ
trương và định hướng của Tập đoàn. Đồng thời, nếu FSO-5 đi vào hoạt động tại các
mỏ của VSP sẽ tạo chủ động hoàn toàn trong việc điều hành va khai thác tàu chứa cũng
như tăng cường việc hợp tác hỗ trợ giữa các đơn vị trong Tập đoàn.
Tiến độ dự án: Dự kiến hoàn thành vào quý II/2008
Tài chính dự án
* Vốn đầu tư và cơ cấu vốn
- Tổng vốn đầu tư: USD 130.427.350
Trong đó:
+ Vốn vay: USD 91.000.000
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
43
+ Vốn PTSC tự cân đối: USD 39.427.350
* Kế hoạch trả nợ
- Thời hạn vay: 12 năm. Trong đó: Ân hạn 02 năm
- Trả gốc: 10 năm. Sáu tháng trả gốc 1 lần
- Trả lãi vay: Lãi vay sẽ được trả 06 tháng/ lần. Lãi sẽ được nhập vào gốc
trong suốt thời gian ân hạn.
- Nguồn trả nợ: Quỹ khấu hao, Chi phí trả lãi vay và lợi nhuận sau thuế.
* Hiệu quả kinh tế của dự án
Hiệu quả kinh tế của việc đóng mới KNCD được xác định theo phương án
phục vụ khai thác mỏ Bạch Hổ từ năm 2008 đến hết năm 2020.
Giá cho thuê tàu được xác định trên cơ sở nhu cầu thị trường từ năm 2008 là
100.000 USD/ngày ( Chưa bao gồm VAT).
Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của dự án:
NPV 14.248.080 USD
IRR 12.19%
Thời gian hoàn vốn 7 năm 11 tháng
Hiệu quả đầu tư của Chủ đầu tư PTSC
NPV 48.957.030 USD
ROE 31.13%
Thời gian hoàn vốn 4 năm 7 tháng
Độ nhạy của dự án
Chỉ tiêu Base case Giá thuê
tàu giảm
5%
Giá thuê
tàu giảm
10%
OPEC tăng
5%
OPEC tăng
10%
IRR 12.19 10.98 9.74 12.02 11.84
ROE 31.13 27.74 24.33 30.62 30.11
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
44
Nhận xét: Theo tính toán của Chủ đầu tư, hiệu quả kinh tế của dự án là hoàn
toàn chấp nhận được. Dự án hoàn toàn có lãi và khả thi.
Kiến nghị:
Theo phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả về mặt tài chính cũng như khả
năng trả nợ của dự án “ Đầu tư đóng mới kho nổi chứa dầu FSO-5” của PTSC, thì
đây là dự án có hiệu quả kinh tế tương đối cao, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của
VSP. Theo kết quả tính toán thì thời gian hoàn vốn của dự án là 7 năm 11 tháng.
PTSC đề nghị vay vốn trong 12 năm, trong đó thời gian ân hạn là 2 năm. Điều này
là hợp lý vì thời gian đóng tàu dự kiến sẽ là 02 năm. Trong thời gian này FSO-5
không thể có doanh thu để trả nợ. PTSC sẽ trả nợ trong vòng 10 năm.
Sau khi làm việc với một số Ngân hàng, Phòng TXV &TDDN đã lựa chọn
phương án thu xếp vốn cho dự án như sau:
- Nguồn vốn của Ngân hàng Bankok Bank: 40 triệu USD. Hình thức tài trợ: ủy
thác qua PVFC.
- Nguồn vốn của Cathay Bank: 38 triệu USD. Hình thức tài trợ: ủy thác qua
PVFC.
- Nguồn vốn trực tiếp của PVFC: 13 triệu USD.
Đề xuất
Trên cơ sở dự án có tính khả thi và trên cơ sở phương án thu xếp nguồn vốn như
trên đồng thời đã có chấp thuận từ phía PTSC về các điều kiện cơ bản về số tiền cho
vay và lãi suất cho vay, Phòng TXV & TDDN đề xuất cho vay dự án “ Đầu tư đóng
mới kho nổi chứa dầu FSO-5” với các nội dung sau:
- Số tiền cho vay: USD 91.000.000
Trong đó:
+ Nguồn vốn của Ngân hàng Bankok Bank: 40 triệu USD
+ Nguồn vốn của Cathay Bank: 38 triệu USD
+ Nguồn vốn trực tiếp của PVFC: 13 triệu USD
- Lãi suất cho vay: 7.5%/năm
- Thời gian vay: 12 năm ( trong đó 02 năm ân hạn)
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
45
- Kỳ trả nợ: Toàn bộ số tiền gốc và lãi được trả 06 tháng/1 lần. Lãi nhập gốc
trong thời gian ân hạn.
- Đảm bảo: Tài sản hình thành từ vốn vay
- Các điều kiện khác sẽ được quy định chi tiết trong hợp đồng tín dụng
- Hình thức: Tài trợ trực tiếp hoặc ủy thác qua PVFC
2.3 Đánh giá trực trạng hoạt động thu xếp vốn tại CTTC dầu khí
2.3.1 Kết quả đạt được
Bảng 2.9: Bảng phí thu xếp vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007
Số dự
án
Giá trị Số dự
án
Giá trị Số dự
án
Giá trị
Tổng dự án trong ngành 5 80.5 2 28 2 2080
Tổng dự án ngoài ngành 11 238.7 3 218 5 4142
Phí thu xếp vốn 0.675 0.5449 1.4
( Nguồn: Thông tin nội bộ PVFC)
PVFC được thành lập ngày 19/6/2000, là một trong ba trụ cột phát triển
PetroVietnam,trở thành một tập đoàn "công nghiệp - tài chính - thương mại" lớn
trong nước, có thể vươn ra khu vực và quốc tế. Với chức năng là định chế tài chính của
Tập đoàn Dầu khí quốc gia, hoạt động thu xếp vốn cho các dự án của ngành dầu khí
được PVFC coi là một nhiệm vụ then chốt. Từ năm 2000 - 2006, PVFC đã thu xếp tài
chính thành công cho trên 50 dự án, với tổng vốn thu xếp đạt gần 7.000 tỷ đồng.
Riêng 6 tháng đầu năm 2006, PVFC đã thực hiện thành công nhiều phương án
thu xếp vốn, tìm kiếm nguồn tài trợ cho các dự án của ngành dầu khí như: tàu chở
sản phẩm dầu của Công ty Vận tải dầu khí (PV Trans Co), khu Dịch vụ dầu khí tổng
hợp tại khu Công nghiệp Dung Quất; đồng thời ký hợp đồng nguyên tắc thu xếp
vốn với các đơn vị: Công ty Tư vấn Đầu tư và thiết kế dầu khí (PVEngineering),
Công ty Dịch vụ du lịch dầu khí (Petrosetco), Công ty Đầu tư phát triển Dầu khí
(PIDC), Công ty Phân đạm và hoá chất dầu khí (PVFCCo), Công ty Dịch vụ kỹ
thuật dầu khí (PTSC)...
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
46
PVFC cũng đã mở rộng hoạt động thu xếp vốn ra các đơn vị, dự án thuộc
nhiều ngành kinh tế khác như điện lực, than, du lịch cao cấp… Điển hình là thoả
thuận nguyên tắc thu xếp khoản vốn vay cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam
(EVN) để đầu tư vào dự án đầu tư đường dây 220 KV Tuyên Quang – Thái Nguyên;
Hợp đồng thu xếp vốn cho dự án thủy điện Nậm Chiến với tổng số vốn thu xếp là 400
tỷ đồng được PVFC phối hợp thực hiện cùng EVN và ngân hàng An Bình…
PVFC hiện đã và đang thực hiện các hợp đồng tư vấn cổ phần hoá và chuyển
đổi thành công ty TNHH 1 thành viên cho Công ty Cổ phần dung dịch khoan và hoá
phẩm dầu khí (DMC), Công ty Thiết kế và xây dựng dầu khí (PVECC), Công ty
Dịch vụ và kỹ thuật dầu khí, Công ty Bảo hiểm dầu khí, Công ty Phân đạm và hoá
chất dầu khí... Thành công trong việc đấu giá cổ phần lần đầu cho PV Drilling,
Petrosetco và gần đây nhất là PTSC
PVFC còn là Công ty tài chính đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy
phép kinh doanh ngoại hối.
PVFC đã đảm nhiệm xuất sắc nhiệm vụ của một tổ chức tín dụng phi ngân
hàng.Tính đến 30/10/2006, tổng nguồn vốn huy động của Công ty đạt 17.312 tỷ
đồng; tổng số dư cho vay đạt 4.055 tỷ đồng; Đặc biệt, nhằm đa dạng hoá các kênh
huy động vốn, tháng 9/2003, PVFC đã nhận uỷ thác phát hành thành công trái phiếu
trong nước của Tập đoàn Dầu khí với số vốn huy động là 300 tỷ đồng và trở thành
doanh nghiệp nhà nước đầu tiên phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp. Đó
cũng là nền tảng, tiền đề để tháng 6/2006, PVFC thực hiện phát hành Trái phiếu tài
chính dầu khí 2006 với tổng số vốn huy động lên tới 690 tỷ đồng.
Trong năm 2007, Ban TXV & TDDN luôn tích cực và nỗ lực thực hiện thu
xếp vốn cho các dự án trong và ngoài ngành. Cụ thể:
Trong năm, Ban TXV & TDDN đã hoàn thành việc thu xếp vốn cho 06 dự án với
tổng khoản giá trị thu xếp vốn hơn 8.222 tỷ đồng, trong đó có một số dự án lớn như:
* Kho nổi chứa dầu FSO5 của PTSC: 91 triệu USD
* Đóng mới tàu Aframax của PVTrans: 150 triệu USD
* Đường ống dẫn khí Phú Mỹ của PVGas: 39 triệu USD.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
47
* Nhà máy giấy An Hoà của Công ty XNK Tổng hợp Hà Nội: 155 triệu USD
và 350 tỷ đồng...
Hiện tại, Phòng cũng đang triển khai thu xếp vốn cho một số dự án khác: Cẩu
bánh xích 600T; Tàu đa năng 10.000HP và 7.000HP; Phát triển Cảng 46.7ha; Cảng
hạ lưu giai đoạn 3... Ban đã hoàn thành kế hoạch TXV ngoài ngành và vượt mức kế
hoạch được giao 3.642 tỷ đồng, đạt 707%. Phí thu được từ hoạt động Thu xếp vốn
hơn: 1,27 tỷ đồng.
Tình hình cụ thể về tổng số vốn thu xếp qua các năm và số các dự án được
PVFC thu xếp vốn được thể hiện qua biểu đồ 2.1 dưới đây:
Biểu đồ 2.3: Tổng giá trị thu xếp vốn (2003 – 2007)
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000Tổng giá
trị TXV
2003 2004 2005 2006 2007Năm
Tổng giá trị TXV ( tỷ đồng)
Tổng số vốn thu xếp được và số dự án tăng dần qua cá năm được biểu thị
trên biểu đồ là hoàn toàn phù hợp với tốc độ tăng trưởng của quy mô vốn điều lệ
của PVFC, một yếu tố chi phối khả năng thu xếp vốn cho dự án thông qua hạn mức
tín dụng đối với từng khách hàng của công ty. Trong năm năm qua tất cả các dự án
là thuộc trong ngành và chủ yếu là được thu xếp bằng nguồn vốn ủy thác hoặc
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
48
PVFC chỉ đứng ra làm trung gian giữa tổ chức tín dụng và dự án chứ không tài trợ
trực tiếp cho dự án.
Bảng 2.10: Vốn điều lệ của PVFC
Thời gian Vốn điều lệ của PVFC (tỷ đồng)
2000 - 2004 100
2005 – 6/6/2006 300
7/2006 – 12/2006 1000
1/1/2007 – 18/3/2008 3000
18/3/2008 - nay 5000
( Nguồn: Tổng hợp của PVFC)
* Có được những thành quả trên là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, CBCNV Công ty rất kiên trì học hỏi, phấn đấu triển khai công việc,
tìm và xác định được định hướng để triển khai các hoạt động nghiệp vụ của mình.
Hoạt động ngày càng được triển khai mạnh mẽ đem lại hiệu quả và bước đầu thực
hiện được mục tiêu nhiệm vụ đặt ra khi thành lập Công ty. Các sản phẩm mới lần
lượt được ra đời, thể hiện tinh thần sáng tạo của đội ngũ PVFC và trở thành những
sản phẩm đặc trưng góp phần tạo nên nét riêng của PVFC trên thị trường tài chính
tiền tệ như: Uỷ thác đầu tư, tư vấn đầu tư, tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp, Đồng
tài trợ, uỷ thác cho vay, …Bên cạnh đó, PVFC là một nhà tư vấn tài chính và
chuyển đổi cấu trúc tài chính đưa các doanh nghiệp ngành Dầu khí gắn với hoạt
động của thị trường vốn… Hoạt động kinh doanh của PVFC ngày càng được mở
rộng, thương hiệu Tài chính Dầu khí ngày càng được khẳng định vững chắc trên thị
trường, và tăng trưởng hàng năm của Công ty rất cao. Khi mới ra đời, Công ty có số
vốn điều lệ khoảng 100tỷ đồng, nhưng sau 7 năm hoạt động, đặc biệt là từ sau khi
thực hiện thắng lợi công tác cổ phần hoá (CPH), vốn điều lệ của Công ty đã lên tới
5.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 700 tỷ đồng.
Thứ hai, Ngay từ năm đầu thành lập, PVFC đã kiên trì mục tiêu chiến lược
kinh doanh của mình theo sự chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
49
Nhiệm vụ chính trị mà PVFC phải thực hiện là bám sát thu xếp vốn cho các dự án
của ngành Dầu khí, tư vấn cổ phần hoá các doanh nghiệp dầu khí, quản trị sinh lời
các nguồn tài chính to lớn của Tập đoàn; tham gia thực hiện tốt chính sách nhân
viên của Tập đoàn. Bên cạnh đó PVFC triển khai rộng rãi các sản phẩm dịch vụ,
từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính tiền tệ, tạo dựng được mối
quan hệ gắn bó với khách hàng. Phát triển vững chắc, tích cực chuẩn bị các điều
kiện để hội nhập và phát triển.
Thứ ba, Chiến lược kinh doanh của PVFC đã được tập trung nghiên cứu, hoàn
chỉnh nhiều năm qua và đã được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phê duyệt.
Chiến lược PVFC gắn liền với chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam. Đảng và Nhà nước đang thực hiện chủ trương ưu tiên phát triển ngành
công nghiệp Dầu khí, hàng loạt các dự án lớn của ngành Dầu khí đã, đang và sẽ
được triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của PVFC trong tương lai.
Thứ tư, Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế góp phần quan trọng vào việc phát
triển kinh tế trong nước, quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế mở ra cơ hội mới
thu hút các nguồn vốn lớn.
Thứ năm, Lợi thế về tăng quy mô vốn điều lệ rất nhanh tạo thuận lợi cho
PVFC trong việc triển khai nghiệp vụ ủy thác cho vay
Thứ sáu, sản phẩm thu xếp vốn cho dự án là một sản phẩm hoàn toàn mới, hầu
hết các CTTC cũng như các tổ chức tín dụng khác đều chưa triển khai được, do đó
PVFC chưa có đối thủ cạnh tranh về sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây chính
là điều kiện đặc biệt thuận lợi của PVFC. Ngoài ra, đặc tính của sản phẩm này là ngoài
việc thu xếp vốn cho khách hàng mà PVFC còn chịu trách nhiệm đến cùng với các dự
án đầu tư của khách hàng thông qua việc hỗ trợ trong việc tư vấn quản lý, sử dụng hiệu
quả nguồn vốn. Như thế, PVFC đã làm gia tăng giá trị sản phẩm của mình và làm khác
biệt hóa sản phẩm đó so với các sản phẩm tín dụng thông thường.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
50
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
Thứ nhất, Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động của một
định chế tài chính hiện đại, công tác thu thập thông tin về kết quả hoạt động thu xếp
vốn chưa được quan tâm đúng mức.
Hoạt động thu xếp vốn là hoạt động mới của PVFC nên hệ thống thông tin còn
nhiều hạn chế, chưa được coi trọng là một hoạt động mang tính chuyên nghiệp,
chưa được hạch toán riêng
Có rất nhiều dự án phí thu xếp vốn thường được coi như đã nằm trong lãi suất
cho vay, phí ủy thác cho vay…PVFC chưa phản ánh thu phí thu xếp vốn một cách
đúng nghĩa. Không có các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh dịch vụ này, PVFC khó có
thể đề ra mục tiêu kế hoạch phát triển.
Thứ hai, số lượng dự án thu xếp vốn mặc dù tăng đáng kể song còn chưa nhiều
vẫn còn quá ít so với tổng vốn đầu tư hàng năm của tổng công ty dầu khí Việt nam.
PVFC vẫn chưa tiếp cận được hết các dự án của tổng công ty và các đơn vị thành
viên. Mục tiêu “ không bỏ sót dự án nào” vẫn chưa được thực hiện
Thứ ba, hệ thống quản trị rủi ro và đánh giá chất lượng tín dụng chưa hiệu quả.
PVFC đã gặp phải một số khó khăn trong việc cắt giảm nợ xấu cũng như chứa đựng
nhiều rủi ro cho PVFC
Thứ tư, hoạt động thu xếp vốn còn có độ trễ về thời gian, chưa được linh hoạt
kịp thời đáp ứng được một định chế tài chính hiên đại. Thời gian thu xếp vốn còn
kéo dài và mang tính không ổn định
Thứ năm, thu nhập từ hoạt động thu xếp vốn tuy có tăng liên tục hàng năm
song so với tốc độ phát triển của đất nước mà đặc biệt là các tổ chức tài chính khác
trên thế giới vẫn còn khiêm tốn.
Thứ sáu, quy mô của công ty ngày càng tăng, số lượng các công ty con ngày
càng nhiều, các chi nhánh của PVFC được nhanh chóng mở rộng trên toàn quốc.
Điều này làm dãn đội ngũ nhân viên, chuyên viên có tay nghề cũng như số lượng
cán bộ nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu xu thế phát triển hiện nay của PVFC.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
51
2.3.2.2 Nguyên nhân
- Với lợi thế vượt trội trong ngành dầu khí, ngoài các lợi ích của từng loại hình
đã nêu trên, dịch vụ huy động vốn, cho vay, chiết khấu của PVFC cũng gặp không ít
khó khăn khi phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành tài chính. Cùng
với sự "trỗi dậy" của thị trường tài chính mới nổi như hiện nay đang tạo nên sự
"bùng nổ" việc phát triển và ra đời thêm các tổ chức tín dụng, ngân hàng mới...
trong nước. Điều đó đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh khốc liệt trên chính "sân nhà"
đối với các tổ chức mới thành lập sẽ ngày càng gay gắt.
- Mặc dù đã được cải thiện, nợ xấu vẫn là một vấn đề phổ biến trong các tổ
chức tín dụng VN. Đây là hệ lụy của hệ thống quản trị rủi ro và đánh giá chất lượng
tín dụng chưa hiệu quả.
- Với việc mở cửa hội nhập, các tổ chức tín dụng nước ngoài, chi nhánh NH
nước ngoài, các NH liên doanh, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính
100% vốn nước ngoài, các công ty cho thuê tài chính và các định chế mới như bảo
hiểm, các quỹ đầu tư, tổ chức phi ngân hàng…được phép hoạt động tại Việt Nam.
Một mặt, phải cạnh tranh về công nghệ, thu hút vốn đầu tư, kỹ năng quản lý; mặt
khác nó tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về thị phần giữa các tổ chức tài chính trong và
ngoài nước...
- Bước ngoặt lớn của PVFC chính là sự chuyển đổi cơ câu tổ chức từ một
công ty 100% vốn Nhà nước sang thành Tổng công ty Tài chính Cổ phần
Dầu khí Việt Nam với vốn điều lệ trên 5000 tỷ đồng. Thay đổi căn bản về cơ chế
hoạt động và quản lý doanh nghiệp của PVFC đã đưa PVFC vào một cơ hội khó
khăn và thách thức. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển Công ty Tài chính
Dầu khí thành Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam đã tạo thế và lực
mới cho PVFC. Đây cũng là điều kiện thuận lợi, nền tảng phát triển để PVFC đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh, phấn đấu đến năm 2010 phải trở thành Tập đoàn Tài
chính Dầu khí mạnh trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.Trên lộ trình đi lên
Tập đoàn, PVFC sẽ phải mở rộng mạng lưới tại khắp các tỉnh thành trên cả nước và
vươn ra quốc tế, phấn đấu đến năm 2010 quốc tế hoá thương hiệu “Tài chính Dầu
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Yến Lớp Tài chính Doanh nghiệp 46A
52
khí Việt Nam”. Để đạt được mục tiêu lớn đó, trong năm 2008 PVFC sẽ mở Văn
phòng đại diện tại 1 trong những nước có nền kinh tế phát triển mạnh trong khu vực
Châu Á, niêm yết cổ phiếu PVFC trên thị trường trong nước và thị trường Quốc tế. Bên
cạnh đó, PVFC phải đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, tăng cường mở rộng các
sảm phẩm dịch vụ mới, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 30% so với năm 2007.
- PVFC có các công ty con, công ty liên kết như Công ty Quản lý quỹ, Công ty
cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí, Công ty cổ phần Bất động sản Dầu
khí, Công ty cổ phần truyền thông Tài chính Dầu khí, Công ty cổ phần Chứng
khoán Tài chính Dầu khí... Các công ty này đều thuộc lĩnh vực "thời thượng" hiện
nay. Tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là những công ty mới thành lập, bộ máy tổ
chức vừa mới thiết lập, hoạt động sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn của các doanh
nghiệp cùng ngành. Sự cạnh tranh này diễn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí.pdf