Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank): Báo cáo tốt nghiệp
Phát triển khách hàng sử dụng thẻ của
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Vietinbank)
MỤC LỤC
Chương 1: Những cơ sở phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Ngân
hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
1.1. Những vấn để cơ bản về thẻ ngân hàng và hoạt động kinh doanh thẻ ngân
hàng ....................................................................................................................... 1
1.1.1. Khái quát chung về thẻ ngân hàng ..................................................... 1
1.1.1.1. Sự ra đời của thẻ ngân hàng ................................................................ 1
1.1.1.2. Khái niệm và tính năng của thẻ ........................................................... 2
1.1.1.3. Vai trò của thẻ ngân hàng ................................................................... 3
1.1.1.4. Đặc điểm thể ngân hàng ..................................................................... 4
1.1.2. Phân loại thẻ ngân hà...
77 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
Phát triển khách hàng sử dụng thẻ của
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Vietinbank)
MỤC LỤC
Chương 1: Những cơ sở phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Ngân
hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
1.1. Những vấn để cơ bản về thẻ ngân hàng và hoạt động kinh doanh thẻ ngân
hàng ....................................................................................................................... 1
1.1.1. Khái quát chung về thẻ ngân hàng ..................................................... 1
1.1.1.1. Sự ra đời của thẻ ngân hàng ................................................................ 1
1.1.1.2. Khái niệm và tính năng của thẻ ........................................................... 2
1.1.1.3. Vai trò của thẻ ngân hàng ................................................................... 3
1.1.1.4. Đặc điểm thể ngân hàng ..................................................................... 4
1.1.2. Phân loại thẻ ngân hàng ...................................................................... 6
1.1.2.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất ...................................................... 6
1.1.2.2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ ......................................... 7
1.1.2.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ .......................................................... 8
1.1.2.4. Phân loại theo chủ thể phát hành......................................................... 8
1.1.3. Những yêu cầu đối với thẻ ngân hàng ................................................ 8
1.1.4. Hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng ................................... 9
1.1.4.1. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng ................. 9
1.1.4.2. Hoạt động phát hành thẻ ................................................................... 10
1.1.4.3. Hoạt động thanh toán thẻ .................................................................. 11
1.2. Khách hàng và hoạt động phát triển khách hàng sử dụng thẻ của các ngân
hàng thương mại .................................................................................................. 11
1.2.1. Khách hàng và sự cần thiết của hoạt động phát triển khách hàng sử
dụng thẻ ....................................................................................................... 11
1.2.1.1. Khái niệm và phân loại nhóm khách hàng ........................................ 11
1.2.1.2. Sự cần thiết của khách hàng và hoạt động phát triển khách hàng sử
dụng thẻ đối với các ngân hàng thương mại .................................................. 12
1.2.2. Nội dung hoạt động phát triển khách hàng ...................................... 13
1.2.2.1. Nội dung cơ bản trong hoạt động phát triển khách hàng ................... 13
1.2.2.2. Một số công cụ để phát triển khách hàng .......................................... 14
1.2.3. Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển khách hàng sử dụng thẻ ............... 16
1.2.3.1. Nhóm các yếu tố khách quan ............................................................ 16
1.2.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan ................................................................ 18
Chương 2: Thực trạng phát triển khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng của
Vietinbank
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam ..... 20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ..................................... 20
2.1.2. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt
Nam .............................................................................................................. 22
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietinbank ..................................... 25
2.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh và thị trường của Vietinbank .................. 25
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank trong những năm
qua ............................................................................................................... 27
2.2.2.1. Tình hình huy động vốn .................................................................... 28
2.2.2.2. Hoạt động tín dụng .......................................................................... 30
2.2.2.3. Khả năng thanh khoản ...................................................................... 32
2.2.2.4. Chỉ tiêu tăng trưởng .......................................................................... 33
2.2.2.5. Chỉ tiêu sinh lời ................................................................................ 34
2.3. Thực trạng khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank .................................. 35
2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng của Vietinbank trong
thời gian qua ................................................................................................ 35
2.3.2. Tình hình sử dụng thẻ của các nhóm khách hàng mục tiêu ............ 38
2.3.2.1. Nhóm khách hàng đã có thu nhập ổn định ........................................ 38
2.3.2.2. Nhóm khách hàng phụ thuộc ............................................................ 39
2.3.2.3. Nhóm khách hàng sắp có thu nhập ổn định ....................................... 39
2.3.3. Hoạt động phục vụ khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank .......... 40
2.3.3.1. Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ ................................................. 40
2.3.3.2. Dịch vụ tư vấn khách hàng ............................................................... 42
2.3.3.3. Các dịch vụ tiện ích .......................................................................... 43
2.3.3.4. Tham gia liên minh thẻ ngân hàng .................................................... 44
2.3.4. Cạnh tranh trong phát triển khách hàng sử dụng thẻ ..................... 44
2.4. Đánh giá thực trạng phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank .. 46
2.4.1. Những kết quả ..................................................................................... 46
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân .......................................................... 46
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển khách hàng sử dụng
thẻ của Vietinbank
3.1. Phương hướng phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank .......... 48
3.1.1 Xu thế phát triển kinh doanh thẻ trên thế giới và ở Việt Nam ......... 48
3.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển khách hàng thanh toán
bằng thẻ của Vietinbank ............................................................................. 49
3.1.2.1. Thuận lợi ......................................................................................... 50
3.1.2.2. Khó khăn ......................................................................................... 51
3.1.3. Mục tiêu và phương hướng của Vietinbank trong phát triển khách
hàng sử dụng thẻ ......................................................................................... 53
3.1.3.1. Mục tiêu chung của Vietinbank ........................................................ 53
3.1.3.2. Định hướng phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank......... 56
3.2. Giải pháp phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank ................... 57
3.2.1. Phát triển sản phẩm thẻ .................................................................... 57
3.2.2. Hoàn thiện và nâng cao dịch vụ thẻ .................................................. 63
3.3.3. Phát triển nghiệp vụ Marketing ngân hàng cho sản phẩm thẻ ....... 64
3.3.4. Thay đổi giá dịch vụ và điều kiện phát hành ................................... 65
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động phát triển khách hàng thanh
toán thẻ tại Việt Nam........................................................................................... 66
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty .................... 20
Bảng 2.1: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng ............................................................. 29
Bảng 2.2: Chỉ tiêu tăng trưởng của Vietinbank ...................................................... 34
Bảng 2.5: So sánh với các ngân hàng trong hệ thống (2007) .................................. 34
Bảng 2.6: Phân chia khách hàng dùng thẻ theo độ tuổi và trình độ học vấn ........... 38
Bảng 3.1: Số lượng phát hành thẻ ngân hàng qua các năm ..................................... 48
Bảng 3.2: Chỉ tiêu dự kiến thời kì 2009-2012 ........................................................ 55
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổng vốn huy động (2007) ...................................................... 28
Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động từ khách hàng qua các năm ............................ 29
Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng của Vietinbank .......................................................... 31
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu cho vay theo khách hàng (2007) ............................................. 32
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu cho vay theo ngành hàng (2007) ............................................ 32
Bảng 2.6: Số lượng thẻ ghi nợ phát hành qua các năm ........................................... 36
Bảng 2.7: Số lượng thẻ tín dụng phát hành qua các năm ........................................ 36
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình phát hành thẻ ........................................................................ 10
Sơ đồ 1.2: Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ ..................................................... 11
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức .................................................................................. 22
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy điều hành...................................................................... 22
Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức Vietinbank ........................................................ 22
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức: Cấp chi nhánh (Mô hình 1) .......................................... 24
Sơ đồ 2.5: Cơ cấu tổ chức: Cấp chi nhánh (Mô hình 2) .......................................... 24
Sơ đồ 2.6: Cơ cấu tổ chức: Phòng Giao dịch .......................................................... 24
Sơ đồ 2.7: Quy trình phát hành thẻ tín dụng Vietinbank Cremium: ........................ 40
Sơ đồ 2.8: Quy trình phát hành thẻ ghi nợ E-partner: ............................................. 40
Sơ đồ 2.9: Quy trình thanh toán thẻ do ngân hàng Vietinbank phát hành và được
khách hàng sử dụng ở trong nước hoặc nước ngoài ............................................... 41
Sơ đồ 2.10: Quy trình thanh toán thẻ do ngân hàng khác phát hành và được sử dụng
tại cơ sở chấp nhận thẻ của Vietinbnak .................................................................. 42
LỜI NÓI ĐẦU
Khoa học công nghệ tiến bộ không ngừng , đặc biệt là Công nghệ thông tin
phát triển như vũ bão trong giai đoạn cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã đưa nền
kinh tế thế giới lên một tầm cao mới với sự cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt.
Ngân hàng cũng là một trong những ngành kinh doanh có sự cạnh tranh hết sưc
khốc liệt và luôn ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào các hoạt động kinh
doanh của mình.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, khách hàng cũng ngày càng dễ dàng tiếp cận
với nguồn thông tin mình cần do những tiến bộ trong ngành công nghệ thông tin
mang lại. Do đó khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn trong việc mua ban hàng
hóa và dịch vụ, đồng thời khách hàng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn
sản phẩm, dịch vụ cho mình. Đặc điểm của ngân hàng là cung cấp các dịch vụ cho
khách hàng, trong khi đó khách hàng ngày càng khó tính và luôn muốn các dịch vụ
đó đáp ứng một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất. Dịch vụ thẻ ngân hàng cũng là
một trong các dịch vụ mà ngân hàng mong muốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
khách hàng. Vì vậy phát triển khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng nói chung
và dịch vụ thẻ nói riêng không chỉ là các biện pháp gia tăng số lượng khách hàng sử
dụng mà còn nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho khách
hàng trên nền tảng ứng dụng các công nghệ hiện đại ngày nay.
Dịch vụ thẻ xuất hiện trên thế giới từ khá lâu và đang phát triển mạnh mẽ. Ở
Việt Nam thị trường thẻ mới ra đời được khoảng 15 năm, nhưng 10 năm trở lại đây
thì dịch vụ thẻ thanh toán mới phát triển mạnh mẽ và có nhiều ngân hàng tham gia
vào thị trường thẻ trong nước.
Việt Nam với khoảng 86 triệu dân, trong khi đó số lượng chủ thẻ ở Việt Nam
vào khoảng hơn 10 triệu chủ thẻ. Như vậy thị trường cho lĩnh vực kinh doanh thẻ
còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Vietinbank là một trong những ngân hàng
hàng đầu ở Việt Nam và cũng tham gia vào thị trường thẻ từ khá sớm. Hiện nay,
Vietinbank có khoảng 2 triệu chủ thẻ và không ngừng gia tăng qua các năm. Với
tiềm lực tài chính, công nghệ và đội ngũ lao động có trình độ, Vietinbank luôn nỗ
lực không ngừng để phục vụ tốt nhất cho khách hàng sử dụng thẻ, gia tăng số lượng
chủ thẻ của mình, đồng thời củng cố vị thế của mình trên thị trường thẻ Việt Nam và
tạo niềm tin trong lòng người tiêu dùng.
Từ những yêu cầu cấp thiết trên, tôi lựa chọn đề tài: “ Phát triển khách hàng sử
dụng thẻ của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)” làm chuyên đề tốt
nghiệp của mình.
Về kết cấu của đề tài:
Tên đề tài: “ Phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng Công thương
Việt Nam (Vietinbank)”
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng – biểu đồ và danh mục các tài liệu tham
khảo, thì nội dung chuyên đề tốt nghiệp gồm ba phần chính:
Chương 1: Những cơ sở phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
Chương 2: Thực trạng phát triển khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng của
Vietinbank
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển khách hàng sử dụng thẻ của
Vietinbank
Chương 1: Những cơ sở phát triển khách hàng sử dụng thẻ của
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
(Vietinbank)
1.1. Lý thuyết chung về thẻ ngân hàng và hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng
1.1.1. Khái quát về thẻ ngân hàng
1.1.1.1. Sự ra đời của thẻ ngân hàng
Thanh toán sử dụng tiền là hình thức phổ biến từ rất lâu cho đến ngày nay,
nó là hình thức đơn giản và tiện dụng trong thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Nhưng
khi nền kinh tế phát triển và xuất hiện nhiều hình thức thanh toán thì việc sử dụng
tiền mặt trong thanh toán không đáp ứng được một cách tốt nhất cho mọi nhu cầu
trong giao dịch trên thị trường. Thanh toán không sử dụng tiền mặt đã đem lại nhiều
tiện ích vượt trội cho khách hàng trong giao dịch. Nhưng thanh toán không sử dụng
tiền mặt thì phải có loại hình thanh toán nào đó để thay thế cho nó. Từ đó đã xuất
hiện nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như: séc, ủy nhiệm chi, ủy
nhiệm thu… nhưng phổ biến hơn cả là phương thức thanh toán bằng thẻ thanh toán.
Vậy thẻ thanh toán xuất hiện từ khi nào? Một buổi tối năm 1949, lúc trả tiền
một bữa ăn đãi khách, luật sư người Mỹ Franck McNamara mới biết mình quên
mang ví lẫn chi phiếu. Năm sau, Franck vận động 14 nhà hàng tại New York chấp
nhận để mình và 200 đồng nghiệp cùng thân hữu được trả tiền bằng cách xuất trình
một tấm thẻ nhỏ. Diners Club - Câu lạc bộ ăn tối - ra đời và thành công nhanh
chóng. Một năm sau, 20.000 người đã được cấp thẻ Diners. Tổ chức này bắt đầu
phát triển ra nước ngoài năm 1952. Phương thức này đã được American Express bắt
chước vào năm 1958, cải tiến với một tấm thẻ nhựa có khả năng thanh toán khi đi
du lịch, và trong vòng năm năm đã đạt 1 triệu khách hàng. Cùng tiến bộ của khoa
học kỹ thuật đã hoàn thiện dần những tấm thẻ nhỏ với nhiều tiện ích kèm theo và
tăng tính bảo mật cho chúng. Từ đó những tấm thẻ bằng nhựa đã dần dần phổ biến
trong giao dịch thanh toán hàng hóa và dịch vụ.
1.1.1.2. Khái niệm và tính năng của thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ
phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng
công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
+ Tính năng của thẻ ngân hàng:
- Nạp tiền: chủ thẻ có thể đến ngân hàng, hay trực tiếp tại máy ATM hoặc
chuyển khoản từ ngân hàng khác sang để nạp tiền vào tài khoản.
- Rút tiền: chủ thẻ đến ngân hàng, ATM… để rút tiền mặt.
- Chuyển khoản: ngày nay những chủ thẻ có thể thực hiện chuyển khoản để
thanh toán các giao dịch trong kinh doanh, hay thậm chí là thanh toán các
hóa đơn trong sinh hoạt hàng ngày như: điện thoại, nước…
- Nhận chuyển khoản: chủ thẻ có thể nhận tiền từ các ngân hàng trong và
ngoài nước, hay nhận lương từ chính công ty của mình. Hiện nay hình thức
nhận lương qua tài khoản ở Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến và được
nhà nước khuyến khích.
….
1.1.1.3. Vai trò của thẻ ngân hàng
a. Đối với kinh tế - xã hội
Thứ nhất, thanh toán bằng thẻ ngân hàng giúp huy động vốn nhàn rỗi trong
dân cư, đáp ứng một phần nhu cầu vốn nền kinh tế. Nếu mỗi chủ thẻ trong tài khoản
tồn tại số dư là 1 triệu đồng và số lượng chủ thẻ là 1 triệu thẻ thì ngân hàng huy
động được 1000 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động được này khá rẻ để đầu tư cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, thẻ ngân hàng giúp hoạt động thanh toán trở nên an toàn, nhanh
chóng và tiết kiệm thời gian. Thanh toán bằng thẻ sẽ giúp cho hoạt động thanh toán
tiền hàng hóa và dịch vụ được diễn ra an toàn, chính xác và tiết kiệm được thời gian
cũng như giảm chi phí cho các hoạt động kiểm đếm tiền, lập báo cáo … và mọi hoạt
động giao dịch đếu được tự động hóa.
Thứ ba, góp phần thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia. Hoạt động
thanh toán bằng thẻ sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh
toán của dân cư, nền kinh tế và vòng quay của đồng tiền. Từ đó giúp cho chính sách
tiền tệ của Nhà nước được thực thi.
Thứ tư, hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm. Mọi hoạt động giao dịch thanh
toán đều được ngân hàng kiểm soát, góp phần hạn chế các giao dịch bất hợp pháp
và việc điều tiết nền kinh tế của Nhà nước được tăng cường.
Thứ năm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
b. Đối với khách hàng sử dụng thẻ
Thứ nhất, thẻ thanh toán đem lại sự tiện lợi trong thanh toán hàng hóa và
dịch vụ cho người sử dụng thẻ ở cả trong và ngoài nước. Với một tấm thẻ nhỏ gọn
và dễ dàng cất giữ, chủ thẻ có thể thanh toán tiền hàng hóa và dịch vụ ở các điểm
chấp nhận thẻ trên phạm vi toàn cầu.
Thứ hai, thẻ ngân hàng đem lại an toàn trong thanh toán giao dịch. Việc
mang theo một khối lượng tiền mặt lớn khi đi mua sắm, du lịch, công tác… đem lại
nhiều rủi ro. Rủi ro về tiền giả trong thanh toán cũng không ít. Khi sử dụng thẻ
thanh toán sẽ hạn chế được những rủi ro đó. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ
hiện đại vào việc sản xuất thẻ nên việc làm giả thẻ là rất khó. Chữ ký và các thông
tin khác của chủ được mã hóa đã hạn chế được rất nhiều tình trạng thẻ bị chiếm
dụng.
Thứ ba, thẻ ngân hàng giúp chủ thẻ tiết kiệm thời gian mua hàng. Việc đếm
tiền, kiểm tra tiền khi thanh toán hàng hóa và dịch vụ có giá trị lớn tốn khá nhiều
thời gian. Trong những dịp có đột biến về nhu cầu mua sắm như tết nguyên đán…
thì phải xếp hàng chờ đến lượt thanh toán. Nhưng khi sử dụng thẻ sẽ tiết kiệm được
nhiều thời gian cho khách hàng và tạo được văn minh trong giao dịch thanh toán.
Thứ tư, thẻ ngân hàng giúp chủ thẻ kiểm soát được chi tiêu của mình. Ngân
hàng sẽ gửi cho chủ thẻ bản sao kê chi tiết các giao dịch phát sinh trong tháng vào
cuối mỗi tháng và các khoản lãi mà chủ thẻ phải trả.
Thứ năm, thẻ ngân hàng mang lại sự văn minh trong tiêu dùng.
c. Đối với ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ
Thứ nhất, tăng doanh thu, lợi nhuận và vốn huy động cho ngân hàng. Với
mỗi tấm thẻ được mở và tồn tại số dư trong tài khoản thì ngân hàng huy động được
một nguồn vốn không nhỏ. Bên cạnh đó ngân hàng còn thu thêm các khoản phí từ
việc phát hành thẻ, phí thường niên, phí giao dịch…
Thứ hai, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng. Thẻ thanh toán làm
phong phú thêm các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng và mang đến một
phương thức thanh toán hiện đại, tiện ích, văn minh và thỏa mãn ngày càng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng. Đi kèm mỗi tấm thẻ là các dịch vụ giá trị gia tăng khác cho
khách hàng như: mua thẻ điện thoại trả trước, thanh toán trực tuyến…
Thứ ba, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Thanh toán bằng thẻ đòi hỏi các
ngân hàng phải đẩu tư các trang thiểt bị hiện đại, kỹ thuật công nghệ cao và cải tiến
bộ máy quản lý cho phù hợp.
1.1.1.4. Đặc điểm thẻ ngân hàng
Về cấu tạo: thẻ làm bằng chất liệu plastic, gồm 3 lớp ép sát: 2 lớp tráng
mỏng ở bên ngoài và ở giữa là lõi thẻ làm bằng nhựa.
Về hình dáng và kích cỡ: theo tiêu chuẩn quốc tế thẻ có kích thước 84mm x
54mm x 0.76mm và thẻ có 4 góc tròn.
Mặt trước của thẻ gồm:
- Nhãn hiệu thương mại của thẻ.
- Tên và logo của nhà phát hành.
- Biểu tượng (Hologram) in nổi ba chiều (đối với một số loại thẻ quốc tế):
Thẻ VISA: biểu tượng chim bồ câu tung cánh trong hình chữ nhật nằm bên
phải thẻ. Khi nghiêng thẻ qua lại, bạn sẽ thấy như cánh chim chập chờn vẫy. Với
loại thẻ mới biểu tượng chim bồ câu được chuyển về phía sau trên dải băng từ của
thẻ.
Thẻ MasterCard: biểu tượng hai quả địa cầu lồng vào nhau, xung quanh là
những dòng chữ “MasterCard” thành nhiều dòng song song nhau. Khi nghiêng thẻ
qua lại, bạn sẽ thấy đủ 5 châu lục trong hình địa cầu. Ngoài ra, nếu bạn nhìn qua
kính lúp bạn sẽ thấy chữ MC xung quanh hai hình vòng tròn
- Tên chủ thẻ (in hoặc dập nổi)
- Số thẻ (in nổi): Gồm 16 số, chia làm 4 nhóm mỗi nhóm bốn số cách đều
nhau. Thẻ MasterCard bắt đầu bằng số “5”, Visa bắt đầu bằng số “4”.Thẻ
Saigonbank card bắt đầu bằng dãy số “1610.87”. Thẻ Đông Á bắt đầu bằng dãy số
“1792”.
- Ngày hiệu lực của thẻ (in hoặc dập nổi): được in dưới số thẻ, dập nổi theo
trình tự tháng/năm hết hạn của thẻ, được hiểu ngày hết hạn là ngày cuối cùng của
tháng đó. Giao dịch phải được thực hiện trong thời hạn hiệu lực của thẻ.
Ví dụ thẻ tín dụng quốc tế Cremium của Vietinbank:
Tùy ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ có thể có thêm một số yếu tố khác
như: ký hiệu riêng của từng tổ chức (để đảm bảo tính an toàn), chữ ký và hình của
chủ thẻ, con chip (đối với thẻ điện tử), v.v…
Mặt sau của thẻ gồm:
- Dải từ tính: Chứa các thông tin từ tính liên quan đến thẻ.
- Băng chữ ký: không bị tẩy xóa, cạo sửa và chữ ký của Chủ thẻ phải trùng
khớp với chữ ký trên hóa đơn thanh toán. Thẻ MasterCard: Trên băng chữ ký có in
chữ MasterCard ba màu đỏ, xanh và vàng xếp thành nhiều dòng song song và các
dòng nghiêng 45
0
so với băng chữ ký. Thẻ VISA: Trên băng chữ ký có in chữ VISA
hai màu xanh và vàng và thẻ VISA Electron trên băng chữ ký có in chữ Electron ba
màu xanh, đỏ và vàng nhiều dòng song song và các dòng nghiêng 45
0
so với băng
chữ ký.
1.1.2. Phân lạo thẻ ngân hàng
1.1.2.1. Phân loại thẻ theo công nghệ sản xuất:
- Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ
đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng
loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.
- Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa
thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong những năm qua
, nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá
được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng
được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin...
Dải từ tính
Băng chữ ký
- Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ có
cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính.
1.1.2.2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ:
a. Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người
chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm
hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại
thẻ này. Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng
mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc
điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit
card) hay chậm trả.
b. Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài
khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi đợc sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị
những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua
những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập
tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để
rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó
phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
- Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào
tài khoản chủ thẻ.
- Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đợc khấu trừ vào tài khoản chủ
thẻ sau đó vài ngày.
c. Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động
hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra
đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc
chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.
Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành.
Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được sử
dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân hàng
phát hành thẻ.
1.1.2.3.. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:
- Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng
tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.
- Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại
tệ mạnh để thanh toán.
1.1.2.4.Phân loại theo chủ thể phát hành:
- Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành
giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.
- Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các
tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn... phát
hành như Diner's Club, Amex...
1.1.3. Những yêu cầu đối với thẻ ngân hàng
- Tính bảo mật: là yều cầu đầu tiên đặt ra cho ngân hàng khi tiến hành phát
hành thẻ và có đem lại được sự tin cậy cho khách hàng hay không. Thẻ ngân hàng
phảo đảm bảo an toàn cho tài khoản cùng với các thông tin liên quan về khách hàng
bằng việc mã hóa trên thẻ các thông tin về chủ thẻ, mã PIN, chữ ký… Trong mọi
trường hợp xảy ra thì ngân hàng đều phải đảm bảo sao cho chỉ có chủ thẻ là người
duy nhất có thể sử dụng thẻ. Nếu trong trường hợp chủ thẻ bị mất thẻ thì chủ thẻ chỉ
cần thông báo cho ngân hàng kịp thời thì chủ thẻ không phải lo lắng gì về tài khoản
của mình.
- Tính tiện ích: của thẻ thể hiện ở việc có thể được sử dụng để thanh toán
các loại hàng hóa và dịch vụ, sử dụng được trong nhiều giao dịch khác như: gửi tiền,
rút tiền, nhận tiền gửi, chuyển khoản… Hiện nay thẻ ngân hàng đã được tích hợp rất
nhiều tiện ích như: thanh toán tiền điện, tiền nước, điện thoại, Internet, mua thẻ trả
trước cho thuê bao di động, nhận kiều hối…
- Tính thanh khoản: Thẻ thanh toán phải được chấp nhận rộng rãi ở nhiều
nơi, dùng được trong nhiều giao dịch ở trong nước và nước ngoài. Điều này đòi hỏi
các ngân hàng phải liên kết với nhau để cho các chủ thẻ của mình không phải chỉ
thanh toán được trong hệ thống của chính ngân hàng mình.
1.1.4. Hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng
1.1.4.1. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng
- Chủ thẻ (Cardholder): Chủ thẻ là những cá nhân hoặc người được ủy quyền (nếu
là thẻ do công ty ủy quyền sử dụng), có tên được in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ theo
những điều khoản mà ngân hàng quy định, để chi trả thanh toán tiền mua hàng hóa,
dịch vụ. Chỉ có chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ của mình để thực hiện các giao dịch.
- Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer): Ngân hàng phát hành thẻ là ngân hàng được tổ
chức thẻ quốc tế hoặc công ty thẻ trao quyền phát hành thẻ mang thương hiệu của tổ
chức và công ty này, đây cũng là ngân hàng cung cấp thẻ cho khách hàng.
- Ngân hàng thanh toán (Acquirer): là ngân hàng xin gia nhập tổ chức thẻ quốc tế
hoặc là những ngân hàng chỉ làm chức năng trung gian thanh toán giữa chủ thẻ và
ngân hàng phát hành thẻ.
- Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant): hay còn được gọi là đơn vị chấp nhận thẻ, là
các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ ký hợp đồng với ngân hàng về việc chấp
nhận thẻ thanh toán như một phương tiện thanh toán. Các đơn vị chấp nhận thanh
toán thẻ như: Khách sạn, nhà hàng, cửa hàng…
- Tổ chức thẻ quốc tế: là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn có mạng lưới
hoạt động rộng khắp, là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh toán thẻ
trong mạng lưới của mình. Tổ chức thẻ quốc tế cấp giấy phép thành viên cho các
ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thẻ. Tổ chức thẻ quốc tế không có
quan hệ trực tiếp với chủ thẻ hay đơn vị chấp nhận thẻ mà chủ yếu cung cấp mạng
lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh toán, đưa ra các luật lệ và quy
định về thẻ thanh toán, là trung gian giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các
thành viên.
1.1.4.2. Hoạt động phát hành thẻ
Sơ đồ 1.1: Quy trình phát hành thẻ:
Quy trình phát hành thẻ gồm 5 bước cơ bản sau:
Bước 1: Khách hàng tới chi nhánh phát hành làm thủ tục theo quy định của ngân
hàng
Bước 2: Những thông tin và các thủ tục của khách hàng được xét duyệt, thẩm định
và phân loại, sau đó chi nhánh sẽ tạo và cập nhật hồ sơ quản lý thẻ và gửi tới trung
tâm thẻ.
Bước 3: Các thông tin về khách hàng được mã hóa và gửi tới ngân hàng phát hành.
Bước 4: Ngân hàng phát hành gửi thẻ và số PIN cho chi nhánh phát hành để giao
cho khách hàng.
Bước 5: Chi nhánh phát hành giao thẻ cùng mã PIN cho khách hàng và hướng dẫn
cho khách hàng cách sử dụng thẻ và những vấn đề liên quan đến thẻ…
Trung tâm thẻ Ngân hàng phát
hành
Chi nhánh phát
hành
Khách hàng
3
2
3 4
5
1
1.1.4.3. Hoạt động thanh toán thẻ
Sơ đồ 1.2: Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ:
Hoạt động thanh toán thẻ bao gồm các bước sau:
(1): Chủ thẻ mua hàng hóa và dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ
(2): Đơn vị chấp nhận thẻ gửi hóa đơn giao dịch tới ngân hàng thanh toán.
(3): Ngân hàng thanh toán tạm ứng tiền để trả cho đơn vị chấp nhận thẻ.
(4): Ngân hàng thanh toán gửi dữ liệu tới Tổ chức thẻ quốc tế.
(5),(6),(7): Tổ chức thẻ quốc tế báo Có cho ngân hàng thanh toán, gửi tiếp dữ liệu và
báo Nợ cho ngân hàng phát hành thẻ.
(8): Ngân hàng phát hành thẻ gửi bản thông báo giao dịch cho chủ thẻ.
(9): Chủ thẻ thanh toán cho giao dịch của mình.
1.2. Khách hàng và hoạt động phát triển khách hàng sử dụng thẻ của các ngân
hàng thương mại
1.2.1. Khách hàng và sự cần thiết của hoạt động phát triển khách hàng sử dụng
thẻ
1.2.1.1. Khái niệm và phân loại nhóm khách hàng
Có nhiều cách hiểu về khách hàng, nhưng hiểu một cách chung nhất hiện nay
thì khách hàng là những người mua hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân
hoặc thả mãn nhu cầu của tổ chức. Khách hàng cũng được hiểu là những cá nhân, tổ
Ngân hàng
phát hành
Tổ chức
thẻ quốc tế
Ngân hàng
thanh toán
Chủ thẻ Đơn vị
chấp nhận
thẻ
1
2 3
7 Báo nợ
6 gửi dữ liệu
9 8
4 gửi dữ liệu
5 Báo có
chức có nhu cầu, có khả năng thanh toán và đang hướng tới doanh nghiệp để được
thỏa mãn nhu cầu.
Tùy theo tiêu thức khác nhau và tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của
doanh nghiệp mà ta có thể phân loại khách hàng của doanh nghiệp thành từng nhóm
khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ xét đặc điểm của sản phẩm
ngân hàng và tình hình thực tế của thị trường thì khách hàng của doanh nghiệp
thương mại được phân loại củ yếu theo hai tiêu thức saiu:
- Phân loại theo đối tượng: gồm có khách hàng là doanh nghiệp và khách hàng là
cá nhân.
Khách hàng là doanh nghiệp: bao gồm các loại hình doanh nghiệp kinh
doanh trên thị trường, có đầy đủ tư cách pháp nhân và hoạt động theo pháp luật Việt
Nam.
Khách hàng là cá nhân: bao gồm tất cả các cá nhân hay hộ gia đình … có đủ
năng lực hành vi dân sự và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
- Phân loại theo loại hình dịch vụ: bao gồm dịch vụ ngân hàng bán lẻ và dịch vụ
ngân hàng doanh nghiệp.
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ: chủ yếu là các sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ
nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh nhỏ của cá nhân, hộ gia đình. Các dịch vụ chính
bao gồm: dịch vụ thẻ, tiết kiệm, tín dụng…
Dịch vụ ngân hàng ngân hàng doanh nghiệp: bao gồm các sản phẩm dịch vụ
nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: dịch vụ tài
khoản, tín dụng doanh nghiệp, thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước…
1.2.1.2. Sự cần thiết của khách hàng và hoạt động phát triển khách hàng sử
dụng thẻ đối với các ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp được tự chủ trong mọi hoạt
động kinh doanh của mình và cố gắng giành lấy càng nhiều khách hàng, và họ hiểu
rằng chính khách hàng là người quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Và ngân hàng cũng vậy.
Khi khách hàng lựa chọn dịch vụ nào của ngân hàng thì không chỉ mang lại
doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng đó mà còn giúp ngân hàng đó đứng vững trên
thị trường và tạo danh tiếng cho ngân hàng. Không phải bất cứ sản phẩm nào sản
xuất ra khách hàng đều tiêu thụ mà khách hàng chỉ mua sản phẩm để thỏa mãn nhu
cầu của mình. Chính vì vậy chỉ khi nào ngân hàng cung cấp các dịch vụ mà khách
hàng có nhu cầu thì dịch vụ của ngân hàng đó mới có được khách hàng.
Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu
của khách hàng cũng ngày càng tăng lên cả về lượng và chất của sản phẩm, dịch vụ.
Khách hàng là người hiểu biết, có quan niệm giá trị khác nhau… và họ là người
quyết định có nên mua sản phẩm của doanh nghiệp nào. Ngân hàng kinh doanh thẻ
là một nghiệp vụ kinh doanh trong đó ngân hàng bán sản phẩm thẻ và các dịch vụ đi
kèm. Do đó ngân hàng cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và nắm rõ các yếu tố nào
quyết định sự thỏa mãn khách hàng của mình. Trên cơ sở đó đề ra các kế hoạch,
phương án và các biện pháp hiệu quả để tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ mà mình cung
cấp thì mới giữ được các khách hàng truyền thống, thu hút và lôi kéo thêm khách
hàng mới.
Như vậy khách hàng có vai trò rất quan trọng và là mục tiêu trung tâm của
ngân hàng. Phát triển khách hàng là hoạt động không thể thiếu và xuyên suốt trong
quá trình hình thành, phát triển của ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt
của thị trường ngày nay. Với nhiệm vụ kinh doanh thẻ của ngân hàng cần phải có
chiến lược phát triển khách hàng riêng, đúng đắn trong điều kiện kinh doanh và mục
tiêu phát triển khách hàng chung của cả ngân hàng.
1.2.2. Nội dung hoạt động phát triển khách hàng
1.2.2.1. Nội dung cơ bản trong hoạt động phát triển khách hàng
Thứ nhất: Nghiên cứu khách hàng
Với khách hàng là người tiêu dùng trung gian: là người mua hàng hóa, dịch
vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của tổ chức chứ không phải thỏa mãnnc cá nhân.
Với khách là người tiêu dùng cuối cùng là những người sống trong khu vực
địa lý cụ thể và mua hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
Thứ hai: Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng
Chiến lược giữ chân khách hàng cũ: khách hàng cũ của doanh nghiệp có tầm
rất quan trọng vì để giũ chân họ ít tốn kém hơn so với việc lôi kéo nhóm khách hàng
mới. Vì vậy doanh nghiệp cần theo dõi và có những biện pháp để duy trì và hạn chế
số lượng khách hàng cũ bỏ đi bằng cách:
- Doanh nghiệp cần phải đo lường được tỷ lệ khách hàng giữu lại của mình.
- Doanh nghiệp cần tìm ra nguyên nhân làm mất dần khách hàng và trên cơ sở đó
tìm ra những biện pháp để khắc phục tình trạng đó một cách tối ưu nhất.
- Doanh nghiệp cần phải xác định được khi mất đi những khách hàng thì doanh
nghiệp sẽ mất đi một khoảng lợi nhuận là bao nhiêu.
- Doanh nghiệp cũng cần dự tính được khoảng chi phí là bao nhiêu để giảm bớt tỷ lệ
khách hàng bỏ đi. Doanh nghiệp cũng phải cân đối giữa khoản chi phú bỏ ra để giữ
khách hàng với khoản lợi nhuận bị mất.
Chiến lược thu hút khách hàng mới: Để thu hút được khách hàng mới, việc
đầu tiên doanh nghiệp áp dụng là chiến lược marketing, trong đó trình tự các bước
thực hiện là : phân đoạn thị trường, định vị thị trường mục tiêu, chọn và quản trị các
kênh marketing, thiết kế chiến lược và chương trình định giá, thiết kế chiến lược
truyền thông và khuyến mại, thiết kế các chương trình quảng cáo có hiệu quả, thiết
kế các chương trình marketing trực tiếp và quan hệ công chúng phù hợp.
1.2.2.2. Một số công cụ để phát triển khách hàng
Công cụ để phát triển khách hàng của doanh nghiệp chính là 5 công cụ phát
triển cảu marketing mix, bao gồm:
- Sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất các yếu tố liên
hệ chặt chẽ với nhau nhằm thỏa mãn đồng bộ nhu cầu cảu khách hàng bao gồm sản
phẩm vật chất (hiện vật), bao bì, nhã hiệu hàng hóa, dịch vụ, cách thức bán hàng…
Sản phẩm có chu kỳ sống bao gồm bốn giai đoạn: Giới thiệu sản phảm (xâm nhập
thị trường), thị trường phát triển, thị trường chín muồi (thị trường bão hòa), thị
trường suy giảm.
Giới thiệu sản phẩm: Ở giai đoạn này, sản phẩm có thể hoàn toàn mới (chưa
có sản phẩm tương tự trên thị trường ) nên tính độc quyền là khá cao. Doanh nghiệp
hoàn toàn có khả năng định giá và định giá ở mức cao nhất có thể để thu được lợi
nhuận tối đa. Với sản phẩm cải tiến thì có sự cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh. Trong
khi khách hàng đang quen với sản phẩm cũ thì doanh nghiệp sẽ rất vất vả để chen
chân vào thị trường. Do đó doanh nghiệp nên dùng giá “xâm nhập” thấp để thu hút
khách hàng làm quen với sản phẩm của doanh nghiệp.
Thị trường phát triển: Ở phân kỳ thứ 2, khách hàng đã quen thuộc và ưa
chuộng sản phẩm. Doanh số bán trong phân kỳ này tăng rất nhanh, do đó doanh
nghiệp cần đẩy nhanh tốc độ bán để thu được lợi nhuận cao nhất và thường trong
giai đoạn này lợi nhuận của doanh nghiệp đạt đến điểm cực đại.
Thị trường chín muồi (thị trường bão hòa): Là giai đoạn kém hấp dẫn trong
kinh doanh. Doanh số bán tăng chậm và giảm dần. Để tiếp tục duy trì mức bán hoặc
không giảm sút quá nhanh, doanh nghiệp bắt buộc phải đưa ra những giải pháp đòi
hỏi chi phí cao: giảm giá, tăng chi phí xúc tiến. Hoặc doanh nghiệp có thể tìm những
công cụ khác như: cải tiến sản phẩm và cần có chiến lược marketing hiệu quả hơn.
Thị trường suy giảm: là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống của sản phẩm.
Doanh số và lợi nhuận giảm xuống rất nhanh bởi nhu cầu tiêu thụ giảm, cạnh tranh
và chi phí tăng cao. Nguy cơ bị thua lỗ là rất lớn. Doanh nghiệp cần tiến hành cải
tiến sản phẩm và thay thế sản phẩm cũ bằng sản phẩm mới.
- Sử dụng công cụ giá: Doanh nghiệp cần theo dõi sự thay đổi của mức cầu theo
giá, trên cơ sở đó doanh nghiệp đưa ra các chính sách định giá cho phù hợp đẻ giữ
chân khách hàng cũ và lôi kéo thêm khách hàng mới.
- Sử dụng công cụ kênh phân phối: Khách hàng không chỉ cần một sản phẩm tốt
với giá cả phù hợp mà sản phẩm đó còn phải đáp ứng được kịp thời gian và đúng về
địa điểm. Tùy từng lĩnh vự kinh doanh mà đặc điểm khách hàng quyết định yếu tố
thời gian hay địa điểm quan trọng hơn hay cả hai đều quan trọng như nhau. Do đó
doanh nghiệp cần phải giải quyết tốt vấn đề thời gian và địa điểm trong chiến lược
marketing của mình.
- Sử dụng công cụ là các công cụ xúc tiến bán hàng: Xúc tiến thương mại là các
hoạt động có chủ đích trong lĩnh vực marketing của các doanh nghiệp nhằm tìm
kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại. Xúc tiến
thương mại bao gồm các hoạt động chính như: quảng cáo, khuyến mại, hội chợ,
quan hệ công chúng…
Với mỗi doanh nghiệp, trong từng giai đoạn phát triển khác nhau, vị trí của xúc tiến
trong marketing hỗn hợp cũng có thể khác nhau. Nhưng để phát triển khách hàng thì
các hoạt động xúc tiến bao giờ cũng giữ vị trí quang trọng trong chiến lược
marketing của doanh nghiệp.
1.2.3. Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển khách hàng sử dụng thẻ
1.2.3.1. Nhóm các yếu tố khách quan
- Trình độ dân trí: Thanh toán bằng thẻ là một phương thức thanh toán hiện đại và
nhiều tiện ích, vì vậy việc sử dụng thẻ thanh toán đòi hỏi người sử dụng phải có
trình độ nhất định. Trình độ dân trí của người dân Việt Nam hiện nay đang tăng và
nền kinh tế cũng ngày càng phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật mạnh mẽ. Điều
đó tạo điề kiện cho người dân nhanh chóng nắm bắt được tính hữ dụng của thẻ
thanh toán và đó là nguồn khách hàng tiềm năng rất lớn cho doanh nghiệp. Với
những khách hàng hiện tại thì thực tế ở Việt Nam cho thấy chủ yếu người dân sử
dụng chưa hết các tính năng của thẻ thanh toán mà chủ yếu là để rút tiền mặt.
- Thói quen tiêu dùng của người dân: Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từ sản
xuất hàng hoá nhỏ, bao cấp, tập trung sang nền kinh tế thị trường, việc thanh toán
trong dân cư với nhau phổ biến vẫn là bằng tiền mặt. Thu nhập của dân cư nói
chung còn ở mức thấp, những sản phẩm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của dân cư vẫn
chủ yếu được mua sắm ở chợ “tự do” cộng với thói quen sử dụng tiền mặt, đơn giản,
thuận tiện bao đời nay không dễ nhanh chóng thay đổi. Những người có thói quen
sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ có xu hướng sử dụng thẻ
nhiều hơn và thích ứng với sự thay đổi về công nghệ nhanh hơn.
- Yếu tố kinh tế: Thu nhập của người dân là một trong những nhân tố tác động trực
tiếp đến quyết định sử dụng thẻ ATM, thông thường những cá nhân và gia đình có
thu thập càng cao thì khả năng sử dụng thẻ càng nhiều. Những người có thu nhập
cao thường yêu cầu những dịch vụ kèm theo thẻ cao hơn (như hạn mức thấu trừ chi,
khả năng rút tiền tại các máy giao dịch tự động khác nhau…). Mặt khác, trong điều
kiện Việt Nam, việc phát triển kinh tế không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố,
dòng tiền tiêu dùng chủ yếu là thanh toán nhỏ lẻ đã gây nên những khó khăn nhất
định trong việc triển khai hệ thống thanh toán thông qua thẻ ATM.
- Môi trường pháp lý: Thị trường thẻ là một thì trường khá mới mẻ tại Việt Nam,
tuy nhiên, đây là thị trường cạnh tranh khá quyết liệt bởi các ngân hàng đều nhận
thức vai trò quan trọng của việc nắm giữ thị phần thẻ trong hiện tại đối với sự thành
công của kinh doanh trong tương lai. Để một thị trường thẻ hoạt động được tốt,
Chính phủ cần vạch ra một lộ trình hội nhập nhất định, theo đó, cần có những văn
bản pháp quy cụ thể (như luật giao dịch, thanh toán điện tử, chữ kí điện tử…) nhằm
quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Mặt khác, Chính phủ cũng cần có
những chính sách, quy định việc bảo vệ an toàn của người tham gia, những ràng
buộc giữa các bên liên quan đến những sai sót, vi phạm vô tình hoặc cố ý gây nên
rủi ro cho chính bản thân người chủ thẻ hoặc các chủ thể khác, kể cả những quy
định liên quan đến những tầng lớp dân cư không phải là chủ thẻ cũng có thể gây nên
tổn thất, rủi ro cho ngân hàng như làm hỏng các trang thiết bị giao dịch tự động đặt
tại nơi công cộng.
- Hạ tầng công nghệ: Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc kinh
doanh thẻ là hạ tầng công nghệ của đất nước nói chung và công nghệ của đơn vị cấp
thẻ nói riêng. Những cải tiến về công nghệ đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, nó đã mang đến những thay đổi kì diệu của nghiệp vụ kinh
doanh ngân hàng như chuyển tiền nhanh, máy gửi – rút tiền tự động ATM, card điện
tử, phone-banking, mobile-banking, internet banking (ngân hàng internet). Việc lựa
chọn giao dịch và mở thẻ đối với ngân hàng nào còn tùy thuộc rất lớn vào kĩ thuật
mà ngân hàng sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Hiện nay, một vấn đề mà các ngân hàng tham gia dịch vụ thẻ tại thị trường Việt
Nam gặp phải là hệ thống chấp nhận thẻ (ATM và POS) còn chưa đủ lớn để khuyến
khích các tầng lớp dân cư sử dụng thẻ trên diện rộng. Ngoài ra, nhiều ngân hàng của
chúng ta với quy mô kinh doanh không lớn nên gặp rất khó khăn trong việc đầu tư
đồng bộ hạ tầng công nghệ, các giải pháp phần mềm để triển khai hệ thống kinh
doanh thẻ.
1.2.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan
- Khả năng sẵn sàng của hệ thống ATM và dịch vụ cấp thẻ của ngân hàng:
Trong điều kiện chi phí đầu tư thiết đặt cho một máy ATM khá lớn thì ngân hàng
nào đủ khả năng mang lại sự sẵn sàng cho người sử dụng (số lượng, địa điểm đặt
máy, mức độ bao phủ thị trường) thì ngân hàng đó sẽ chiếm ưu tế trên thị trường.
Thực tế tại Việt Nam cũng cho thấy, việc một số ngân hàng có số lượng máy ATM
nhiều (như Vietcombank, Đông á…), thiết đặt tại những nơi hợp lí như siêu thị, sân
bay, các trung tâm thương mại, trường học… đã giành được khá nhiều ưu thế về
khai thác thị trường thẻ. Một khách hàng sử dụng không thể và không chấp nhận tốn
quá nhiều thời gian để đến nơi có máy rút tiền. Mặt khác, có một số ngân hàng cung
cấp thẻ như hệ thống máy ATM không phục vụ 24/24 (có thể do vấn đề an ninh)
cũng là một trong những trở ngại cho việc tìm kiếm thị trường. Khả năng sẵn sàng
không chỉ thể hiện ở số máy chấp nhận thẻ mà còn thể hiện ở công tác phát hành.
Hiện nay, các ngân hàng đã cạnh tranh quyết liệt và đưa ra nhiều chính sách ưu đãi
trong việc phát hành thẻ (như mở thẻ tại nơi làm việc, mở thẻ lấy ngay trong ngày,
miễn phí phát hành thẻ…) giúp cho người sử dụng có nhiều sự lựa chọn hơn và khả
năng nắm giữ nhiều loại thẻ hơn.
- Chính sách marketing của đơn vị cấp thẻ: Để đưa mạng lưới thẻ đến gần công
chúng và thay đổi thói quen dùng tiền mặt của khách hàng, nhiều ngân hàng cấp thẻ
đã thành lập luôn dịch vụ tư vấn và làm thủ tục phát hành thẻ ATM tại các máy
ATM đặt nơi công cộng hoặc nơi làm việc đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng làm thẻ. Những chính sách như cho đăng kí sử dụng ATM tại các quầy dịch vụ
tại nơi công cộng, miễn phí mở thẻ, hướng dẫn và cho giao dịch thử đã củng cố lòng
tin, sự trung thành và cũng khẳng định được thương hiệu của chính ngân hàng đó
đối với người sử dụng. Là loại sản phẩm thuộc công nghệ mới, vai trò marketing và
truyền thông về công dụng, tính an toàn, tiện ích và sự phù hợp với sự phát triển của
nền kinh tế đóng một vai trò quan trọng, giúp cho người dân có một cái nhìn và sự
hiểu biết toàn diện về loại hình dịch vụ này.
- Tiện ích của thẻ: Với đặc trưng là loại công nghệ mới, những ngân hàng phát
hành và cấp thẻ có càng nhiều tiện ích thì càng có khả năng thu hút sự quan tâm sử
dụng của khách hàng. Ngoài những chức năng thường có đối với thẻ ATM như gửi,
rút tiền, chuyển khoản, một số thẻ hiện nay tại Việt Nam còn mở rộng các tiện ích
thông qua việc cho phép thanh toán tiền hàng hóa, thanh toán tiền điện, nước, bảo
hiểm, chi lương… đã cho phép người sử dụng thuận tiện hơn trong việc sử dụng khi
có nhu cầu liên quan phát sinh. Những tiện tích của thẻ không chỉ tạo ra bởi duy
nhất ngân hàng phát hành thẻ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc ngân hàng đó có
tham gia các liên minh thẻ hoặc BankNet hay không, điều đó cho phép một người
nắm giữ thẻ của ngân hàng này cũng có thể rút và thanh toán tiền thông qua máy
của ngân hàng khác.
Chương 2: Thực trạng phát triển khách hàng sử dụng thẻ ngân
hàng của Vietinbank
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên Công ty: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: VIETNAM BANK FOR
INDUSTRY AND TRADE. Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VIETINBANK
- Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Hà nội
- Logo:
- Số vốn điều lệ của Vietinbank (2008) là: 13.400.000.000.000 đồng.
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng thương mại
lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, có quan hệ đại
lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới. Ngân Hàng Công Thương Việt
Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000
và ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. VietinBank là
thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á,
Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát
hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Bảng 1.1: Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty:
Mốc sự kiện Sự kiện/ Tình hình
26/03/1988
Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh (theo Nghị định số
53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).
14/11/1990
Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Theo Quyết định số 402/CT
của Hội đồng Bộ trưởng)
27/03/1993 Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương
Việt Nam (Theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN
Việt Nam)
21/09/1996
Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Theo Quyết định
số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
08/02/1991
Thành lập mới 69 chi nhánh NHCT (Theo Quyết định số 12/NHCT
của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam).
20/04/1991
Thành lập Sở giao dịch II NHCT VN (theo Quyết định số 48/NH-
QĐ của Thống đốc NHNN Việt Nam).
29/10/19911
Thành lập Ngân hàng liên doanh INDOVINA (theo giấy phép số
08/NH-GP VN).
27/03/1993
Thành lập và thành lập lại 77 chi nhánh NHCT trên cả nước (theo
Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
30/03/1995
Thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam (theo Quyết định số
83/NHCT-QĐ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị).
28/10/1996
Thành lập Công ty Cho thuê Tài chính Quốc tế Việt nam (theo giấy
phép số 01/GP-CTCTTC của Thống đốc NHNN Việt Nam).
01/07/1997
Thành lập Trung tâm BDNV (theo Quyết định số 37/QĐ-NHCT1
của Tổng Giám đốc).
29/06/1998
Đổi tên thành Trung tâm Đào tạo (theo Quyết định số 52/QĐ-
HĐQT-NHCT1)
30/10/2001
Đổi tên thành Trung tâm Đào tạo và Phát triển Công nghệ thông tin
(theo Quyết định số 089/QĐ-HĐQT-NHCT1).
27/06/2005 Thành lập Văn phòng đại diện NHCT khu vực miền Trung tại Tp.
Đà Nẵng, (theo quyết định số 249/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch
HĐQT NHCT Việt Nam).
28/09/2007 Thành lập Trung tâm Thẻ NHCT Việt Nam (theo quyết định số
358/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam).
17/03/2008 Thành lập Sở giao dịch III NHCT Việt Nam (theo quyết định số
160/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam).
19/09/2008 Thành lập trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHCT Việt
Nam (theo quyết định số 410/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch
HĐQT NHCT Việt Nam)
2.1.2. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương
Việt Nam
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức
Nguồn: Vietinbank
Cơ cấu tổ chức của NHCT bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm
soát và một số phòng ban giúp việc khác thực hiện báo cáo cho HĐQT. Cơ cấu tóm
tắt như sau:
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy điều hành
Nguồn: Vietinbank (Con số trong ngoặc đơn chỉ số người trong bộ phận)
Hiện nay, NHCT được tổ chức theo mô hình một ban điều hành cao cấp bao
gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. Cơ cấu tổ chức của NHCT được
phân chia thành các khối chức năng như sau:
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức (Trụ sở chính)
Khối CNTT
Trung tâm CNTT
Phòng quản lý và hỗ
trợ Incas
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng
Ban kiểm soát HĐQT
Khối hỗ trợ
Văn phòng TGĐ Phòng quản lý kế toán tài
Phòng kế hoạch và hỗ
trợ ALCO
Phòng chế độ kế toán
Phòng TCCB & đào
tạo
Phòng quản lý đầu tư
XDCB
Phòng quản lý chi
nhánh và thông tin
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng QLLĐ - tiền
lương
Ban thi đua
Phòng pháp chế Phòng thanh quyết toán vốn kinh doanh
Trung tâm đào tạo Ban thông tin tuyên
truyền
Phòng xây dựng và
quản lý ISO
Phòng quản trị
TT hỗ trợ khách hàng
Khối kinh doanh Khối dịch vụ Khối quản lý rủi ro
Trung tâm thẻ Phòng quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư
Sở giao dịch 3 Phòng chế độ tín dụng,
đầu tư
Phòng dịch vụ ngân hàng
điện tử
Phòng quản lý rủi ro thị
trường và tác nghiệp
Phòng Thanh toán
VND
Phòng quản lý nợ có
vấn đề
Phòng thanh toán ngân
quỹ
Ban KTKS nội bộ
Phòng khách hàng DN
lớn
Phòng khách hàng DN
vừa và nhỏ
Phòng khách hàng cá
nhân
Phòng định chế tài
chính
Phòng kinh doanh dịch
vụ
Phòng kinh doanh
ngoại tệ
Phòng đầu tư
Phòng dịch vụ
kiều hối
Hội đồng tín dụng
Nguồn: Vietinbank
Các chi nhánh của NHCT được cơ cấu theo hai mô hình tổ chức sau:
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức: Cấp chi nhánh (Mô hình 1)
Nguồn: Vietinbank
Sơ đồ 2.5: Cơ cấu tổ chức: Cấp chi nhánh (Mô hình 2)
Nguồn: Vietinbank
Cơ cấu tổ chức của Phòng Giao dịch được thể hiện như sau:
Sơ đồ 2.6: Cơ cấu tổ chức: Phòng Giao dịch
Nguồn: Vietinbank
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietinbank
2.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh và thị trường của Vietinbank
Các lĩnh vực kinh doanh của Vietinbank:
a. Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức
kinh tế và dân cư.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm
không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm
tích luỹ...
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
b. Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài
- Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG,
KFW) và các hiệp định tín dụng khung
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính
trong nước và quốc tế
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
c. Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực
hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
d. Thanh toán và Tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư
tín dụng nhập khẩu.
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ
thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế
- Chuyển tiền nhanh Western Union
- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM
- Chi trả Kiều hối…
e. Ngân quỹ
- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương
phiếu…)
- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát
minh sáng chế.
f. Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA,
MASTER CARD…)
- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
- Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
g. Hoạt động khác
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
- Tư vấn đầu tư và tài chính
- Cho thuê tài chính
- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký
chứng khoán
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai
thác tài sản.
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank trong những năm qua
Với số vốn điều lệ 7.626 tỷ, Vietinbank hiện đứng thứ 2 về quy mô vốn trong
khối các ngân hàng thương mại Nhà nước và đứng thứ 3 trong toàn bộ hệ thống
ngân hàng (chỉ sau Vietcombank và Agribank). Là một trong những ngân hàng có
mạng lưới hoạt động lớn nhất, các chi nhánh của Vietinbank được phân bố rộng rãi
trên 56 tỉnh thành trong cả nước, bao gồm 1 Hội sở chính, 3 Sở giao dịch, 138 chi
nhánh, 188 phòng giao dịch, 258 điểm giao dịch, 191 quỹ tiết kiệm và 742 máy
ATM. Mạng lưới rộng khắp tạo điều kiện để Vietinbank mở rộng thị phần và đẩy
mạnh hoạt động, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
2.2.2.1. Tình hình huy động vốn
Tăng trưởng huy động của Vietinbank đạt bình quân 20%/năm giai
đoạn 2004-2007, chủ yếu do tăng trưởng từ các nguồn chính như tiền gửi khách
hàng (16%), vốn tài trợ, ủy thác đầu tư (24%), tiền gửi, vay các TCTD (52%).
Nguồn vốn huy động từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
vốn huy động, 72,5%. Năm 2007, tăng trưởng huy động từ khách hàng đạt 23%,
cao hơn các năm trước nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành
35%. Hết quý III/2008, nguồn vốn huy động từ khách hàng đạt 112.513 tỷ, dự
báo con số này của cả năm 2008 sẽ không tăng nhiều so với 2007. Đây là tình
trạng khó khăn chung của toàn ngành ngân hàng trong hoạt động huy động vốn.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổng vốn huy động (2007):
Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động từ khách hàng qua các năm:
Nguồn: Vietinbank
Bảng 2.1: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng:
72.5%
Tiền gửi và vay các TCTD 18.6%
2.4%
2.6%
0.5% 3.5%
Nợ CP và NHNN
Tiền gửi khách hàng
Vốn tài trợ, ưu tiên đầu tư
Phát hành giấy tờ có giá
Nợ khác
2004 2005 2006 2007 2008
72.258 t ỷ
84.387 t ỷ
91.505 t ỷ
112.692 t ỷ 135.231 t ỷ
Nguồn: Vietinbank
2004
2005
2006
2007
2008
Tiền gửi tiết kiệm 46,5% 46,7% 48,7% 45,6% 46,8%
Tiền gửi có kỳ hạn 13,0% 13,2% 22,7% 25,6% 27,3%
Tiền gửi không kỳ hạn 33,5% 32,6% 26,3% 25,5% 21,2%
Tiền gửi khác 7,0% 7,5% 2,3% 3,3% 4,7%
Tổng tiền gửi khách hàng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%
Nguồn: Vietinbank
Trong cơ cấu tiền gửi khách hàng, các loại tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm dần, thay vào đó, loại
tiền gửi có kỳ hạn đang tăng dần qua các năm. Nhu cầu khách hàng đang dần dịch
chuyển sang các loại tiền gửi có kỳ hạn với mức lãi suất cao hơn thay vì tiền gửi
không kỳ hạn.
2.2.2.2. Hoạt động tín dụng
Dư nợ tín dụng của Vietinbank tăng dần qua các năm, đặc biệt năm 2007,
tổng dư nợ cho vay đạt 100.482 tỷ, tăng 25% so với năm 2006. Đây là năm
tăng trưởng mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng nói chung, đi đầu là các
NHTMCP với tốc độ tăng trưởng tín dụng hết sức ấn tượng như STB -
146%, ACB - 87%. Tuy nhiên, sang năm 2008, những khó khăn của nền kinh
tế cộng với chính sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ đã ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động cho vay của hầu hết các ngân hàng, trong đó có Vietinbank.
Trong cơ cấu tài sản của Vietinbank, dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn
nhất (60%). Những năm gần đây, tỷ trọng này đã giảm dần trong khi các hoạt
động dịch vụ lại tăng dần tỷ trọng, đây chính là chiến lược chuyển dịch cơ cấu
hoạt động sang kinh doanh dịch vụ của nhiều ngân hàng hiện nay. Chiếm tỷ trọng
lớn thứ 2 trong cơ cấu tài sản là các khoản đầu tư, kinh doanh chứng khoán
(23%). Khoản đầu tư chứng khoán với tỷ trọng lớn này chắc chắn sẽ ảnh hưởng
đến tính an toàn trong cơ cấu tài sản của Vietinbank.
Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng của Vietinbank:
Nguồn: Vietinbank
Sản phẩm tín dụng của Vietinbank được chia làm 2 loại chính là tín dụng
doanh nghiệp và tín dụng cá nhân, trong đó tín dụng doanh nghiệp chiếm đến
75% tổng dư nợ, tín dụng cá nhân chưa phải lĩnh vực kinh doanh trọng tâm của
Vietinbank. Thu nhập từ cho vay doanh nghiệp cũng là nguồn thu chính trong
doanh thu nghiệp vụ ngân hàng thương mại của Vietinbank.
Hoạt động tín dụng truyền thống của Vietinbank là cho vay công
nghiệp, thương nghiệp nhưng đến nay, Vietinbank đã mở rộng sản phẩm tín dụng
cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các khách hàng lớn
của Vietinbank bao gồm các Tập đoàn và TCT như: Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn
điện lực, Tập đoàn than và khoáng sản, TCT Xi măng, TCT Thép, Vinaconex v.v.
Năm 2006, Vietinbank đã ký kết cấp tín dụng cho 23 dự án lớn với tổng số
tiền cam kết 10.858 tỷ, có thể kể đến như Dự án vệ tinh viễn thông Vinasat, Dự
án xi măng Bỉm Sơn, Dự án thủy điện Sơn La, Dự án thủy điện Sông Tranh
v.v. Tuy nhiên, khách hàng mục tiêu của Vietinbank tập trung vào các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Đến nay, nhóm khách hàng này chiếm khoảng 80% số lượng
khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank với dư nợ chiếm trên 40% dư nợ toàn
hệ thống.
65.170 tỷ 70.692 tỷ
80.142 tỷ
100.482 tỷ
121.583 tỷ
2004 2005 2006 2007 2008
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu cho vay theo khách hàng (2007):
Nguồn: Vietinbank
Danh mục tín dụng theo ngành hàng của Vietinbank rất đa dạng nhưng
chủ yếu nằm ở các ngành thương mại, dịch vụ, sản xuất, chế biến, điện và năng
lượng. Dư nợ tín dụng trong các ngành nông, lâm, thủy sản đang giảm dần qua
các năm. Đặc biệt, dư nợ tín dụng trong bất động sản của Vietinbank rất nhỏ, chỉ
chiếm 0.16% tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu cho vay theo ngành hàng (2007):
Nguồn: Vietinbank
2.2.2.3. Khả năng thanh khoản
Xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo khả năng thanh
khoản ở mức hợp lý cho NHCT- VN. Năm 2007, các chỉ số về khả năng chi trả đều
đạt tỷ lệ như mục tiêu đề ra. Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi khách hàng đến
31/12/2007 là 87,8%, phản ảnh NHCTVN thực hiện cho vay nền kinh tế chủ yếu
37%
32%
29%
32%
20%
26%
27%
24%
15%
14%
13%
11
5%
8%
9%
9%
6%
6%
5%
8
13%
9%
5%
7%
5%
5%
10%
11% 2007
2006
2005
2004
Thương mại, dịch vụ
Sản xuất, chế biến
Xây dựng
Điện, năng lượng
Vận tải
Nông lâm, thủy sản
Ngành khác
26%
tín
dụng
cá 74%
tín
dụng
doanh
bằng nguồn vốn huy động từ khách hàng - là nguồn tiền gửi mang tính ổn định cao.
Tỷ lệ dư nợ cho vay nền kinh tế trên nguồn vốn huy động ổn định đạt 67,5%.
Chỉ số tài sản có “lỏng”/tổng tài sản đạt 31,1%, cao hơn so với mức 30,7%
của năm 2006. Tài sản có “lỏng” chủ yếu là các loại chứng khoán có tính thanh
khoản cao, dễ dàng chuyển hoá thành tiền hoặc trở thành vật bảo đảm để vay vốn
khi cần thiết, đó là các giấy tờ có giá sẵn sàng để bán như tín phiếu kho bạc, tín
phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tiền gửi ngắn hạn trên thị trường
liên ngân hàng, tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước. Như vậy
có thể khẳng định rằng NHCTVN đã duy trì được khả năng thanh khoản cao và
là ngân hàng thương mại có năng lực thanh khoản hàng đầu ở Việt Nam.
Năm 2007, Dự án quản lý dữ liệu tập trung đã được hoàn tất, NHCTVN
thực hiện triển khai ứng dụng phần mềm để lập báo cáo về khả năng chi trả (Theo
QĐ 457/2005/QĐ-NHNN), nhằm nâng cao chất lượng quản lý khả năng thanh
khoản, phòng ngừa rủi ro thanh khoản trong hệ thống.
Hiện nay, nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn rất lớn. Để đảm bảo
phục vụ tốt, an toàn đồng thời tiết kiệm tối đa lượng vốn không sinh lời tồn đọng,
hoạt động quản lý tiền mặt, kho quỹ, NHCTVN tiếp tục chủ trọng đầu tư nâng cấp
kho tiền và thiết bị phục vụ cho kho quỹ. Số dư tồn quỹ bình quân giảm so với
năm 2006, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Phát hiện thu hồi 846,8 triệu đồng tiền giả.
Tổng thu chi tiền mặt toàn hệ thống đạt hơn 592 ngàn tỷ đồng và 612 triệu USD,
tăng 16% so với năm 2006.
2.2.2.4. Chỉ tiêu tăng trưởng
Nhìn chung các chỉ tiêu tăng trưởng của Vietinbank tương đối tốt trong
một vài năm gần đây. Giá trị tổng tài sản tăng nhanh do tăng trưởng huy động và
tăng trưởng tín dụng. Nếu như 2 năm 2004-2005 ngân hàng không có lợi nhuận
thì đến năm 2006-2007, con số lợi nhuận đã bắt đầu hình thành và tăng trưởng.
Năm 2007 là năm hoạt động khá hiệu quả của Vietinbank, các chỉ tiêu như
Tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay, doanh thu, lợi nhuận đều đạt tốc độ
tăng trưởng cao. Đặc biệt, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt 91%, chủ yếu là do
chi phí lãi giảm và lợi nhuận từ các nguồn khác tăng như thu hồi nợ xấu, thu phí
dịch vụ, kinh doanh chứng khoán và góp vốn mua cổ phần.
Bảng 2.2: Chỉ tiêu tăng trưởng của Vietinbank
Đơn vị: triệu đồng
2004 2005 2006 2007
Tổng tài sản Có 95.016.529 111.891.318 135.442.520 166.112.971
Tăng trưởng tài sản 18% 21% 23%
Tổng doanh thu 6.943.582 8.457.198 11.142.729 14.734.570
Tăng trưởng doanh thu 22% 32% 32%
Lợi nhuận sau thuế (3.106.890) (48.753) 602.800 1.149.442
Tăng trưởng lợi nhuận 98% 1.336% 91%
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex
2.2.2.5. Chỉ tiêu sinh lời
Bảng 2.3: Chỉ tiêu sinh lời của Vietinbank so với STB và ACB
Chỉ tiêu Vietinbank STB ACB
ROA 0,8% 3,1% 2,7%
ROE 14,1% 27,0% 44,0%
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu 17,3% 55,1% 58,2%
Tỷ lệ lãi biên (NIM) 3,1% 3,2% 2,3%
Tỷ lệ thu phi lãi 15,2% 67,8% 77,3%
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex
Nếu so sánh với 02 ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khoán là STB và
ACB thì chỉ tiêu sinh lời của 02 ngân hàng này cao hơn hẳn Vietinbank. Điều này
cho thấy các NHTMCP tuy có quy mô vốn chưa thực sự lớn nhưng hiệu quả
hoạt động lại rất cao.
Bảng 2.5: SO SÁNH VỚI CÁC NGÂN HÀNG TRONG HỆ THỐNG (2007):
(Đơn vị: tỷ đồng) Vietcombank STB SHB ACB Vietinbank
1. Vốn điều lệ 15.000 5.116 2.000 2.630 7.626
2. Tổng tài sản Có 198.457 64.572 12.367 85.391 166.112
Tăng trưởng (%) 19% 161% 835% 91% 23%
3.Tổng tài sản Nợ 183.772 57.223 10.189 79.133 155.466
Tăng trưởng (%) 18% 161% 1.156% 84% 20%
4. Vốn chủ sở hữu 14.684 7.349 2.178 6.257 10.646
Tăng trưởng (%) 31% 156% 326% 269% 89%
5.Thu nhập lãi thuần 4.171 1.335 107 1.347 4.683
Tăng trưởng (%) 3% 93% 303% 58% 32%
6. Lợi nhuận sau thuế 2.397 1.397 126 1.759 1.149
Tăng trưởng (%) (16%) 197% 1.699% 248% 91%
7. ROA 1,3% 1,2% 1,9% 2,7% 0,8%
8. ROE 18,6% 11,9% 9,4% 44% 14,1%
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex
2.3. Thực trạng khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank
2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng của Vietinbank trong thời
gian qua
NHCT có kế hoạch trở thành ngân hàng phát hành thẻ hàng đầu Việt Nam
bằng việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ với sự đa dạng về sản phẩm, nâng cao
năng lực cạnh tranh với thương hiệu uy tín và phong cách chuyên biệt. NHCT chủ
trương tăng cường phân phối các sản phẩm và dịch vụ thẻ tới khách hàng với tỷ lệ
là 40% thông qua chi nhánh, 50% thông qua các kênh phân phối gián tiếp và 10%
thông qua phân phối tự động trong giai đoạn 2008 - 2010.
Năm 2008 NHCTVN phát hành thêm 870 nghìn thẻ, đưa tổng số thẻ ATM
đã phát hành lên trên 2 triệu thẻ, thu hút thêm 416 tỷ đồng tiền gửi. Chủ thẻ E-
Partner có thể giao dịch tại 742 máy ATM của VietinBank và 4000 máy ATM của
các ngân hàng trong liên minh Banknet và Smartlink. Phát hành trên 3.900 thẻ tín
dụng quốc tế, tăng 94% so với năm trước. Doanh số thanh toán thẻ đạt trên 626 tỷ
đồng, tăng 40% so với năm 2007.
Riêng đối với thẻ ATM, thị phần của NHCT chiếm 15%-20% thị trường thẻ
trong nước. Hoạt động kinh doanh thẻ thực sự trở thành một dịch vụ ngân hàng hiện
đại mang tính nền tảng, là mũi nhọn cho chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng
bán lẻ, mở ra một hướng mới cho việc huy động vốn, giúp giảm lãi suất đầu vào cho
NHCT.
Bảng 2.6: Số lượng thẻ ghi nợ phát hành qua các năm:
41958
210521
588008
1273799
2143799
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
2004 2005 2006 2007 2008
Nguồn: Vietinbank
Bảng 2.7: Số lượng thẻ tín dụng phát hành qua các năm:
169
1354 1390
2410
3911
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
2004 2005 2006 2007 2008
Nguồn Vietinbank
Vietinbank hiện đang sở hữu mạng lưới ATM với 742 máy, tăng hơn 150%
so với năm 2007, đặt tại trụ sở các chi nhánh, các phòng giao dịch của Ngân hàng,
khu dân cư tập trung, cơ quan, trường học, v.v trên toàn quốc. Thẻ ATM được cải
tiến nhiều chức năng và tiện ích, đáp ứng ngày càng nhiều dịch vụ thông qua thẻ
ATM như nhận tiền kiều hối qua thẻ, thanh toán hóa đơn tiêu dùng, tra cứu thông
tin và thanh toán cước phí điện thoại trực tuyến, có thể mua các loại thẻ viễn thông
trả trước của Vinaphone, Mobiphone, Vietel, S – Fone và EVN v.v., gửi tiết kiệm
có kỳ hạn tại ATM, thanh toán vé tàu với Công ty Đường sắt Sài Gòn tại các chi
nhánh và ATM của NHCT tại khu vực Tp. HCM, tra cứu biến động số dư tài khoản
qua SMS v.v.
Ngoài các chức năng thông thường như rút tiền, chuyển khoản, thẻ E-Partner
còn được bổ sung rất nhiều tính năng, tiện ích như: tự động nhận tiền kiều hối; mua
thẻ viễn thông trả trước; thanh toán cước viễn thông, tiền điện, thanh toán vé tầu tại
ATM; gửi tiền có kỳ hạn tại ATM; dịch vụ nạp tiền tài khoản viễn thông (dịch vụ
VNTopup), tra cứu số dư tài khoản, sao kê giao dịch bằng SMS v.v.
Bên cạnh đó, NHCT hiện đang hoàn tất thủ tục trở thành đại lý thanh toán
thẻ JCB tại các POS (chủ thẻ JCB vẫn có thể rút tiền tại hệ thống VietinBank
ATM). Với tổ chức thanh toán thẻ Diner Club và AMEX, hiện NHCT đang xúc tiến
các bước đàm phán để trở thành ngân hàng đại lý thanh toán cho các tổ chức này.
Tính đến hết năm 2008, NHCT đã phát hành được gần 4000 thẻ tín dụng
quốc tế VISA, MasterCard. NHCT có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng thẻ ghi nợ và
gấp 5 lần số lượng thẻ tín dụng quốc tế vào năm 2010. NHCT cũng dự kiến sẽ triển
khai sản phẩm thẻ Ghi nợ quốc tế và thẻ Trả trước mới vào đầu năm 2009 nhằm đa
dạng sản phẩm dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của các khách hàng.
Ngày 23/05/2008, hệ thống Banknetvn (gồm 14 ngân hàng với 3.480 máy
ATM và 11.750 POS, chiếm gần 67% thị phần về máy ATM tại Việt Nam) đã kết
nối thành công với hệ thống Smartlink. Trong giai đoạn đầu kết nối 2 liên minh thẻ
này, NHCT trở thành 1 trong 3 ngân hàng đầu tiên trong liên minh Banknetvn kết
nối thành công với 2 ngân hàng trong liên minh Smartlink (gồm Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam).
Với việc kết nối thành công này, chủ thẻ E-partner của NHCT không chỉ thực hiện
giao dịch được tại hệ thống các ATM của các ngân hàng trong liên minh Banknetvn
mà còn thực hiện được giao dịch tại hệ thống ATM của 2 ngân hàng trong liên minh
Smartlink với hơn 3.600 máy trên toàn quốc và 90% thị phần thẻ trên thị trường thẻ
Việt Nam. Trong thời gian tới NHCT dự định sẽ liên thông Banknet với một tổ
chức thẻ của Trung Quốc thông qua liên kết của Smartlink với tổ chức này.
NHCT đã phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa và Master trên toàn hệ thống,
chính thức trở thành ngân hàng thương mại thứ hai ở Việt Nam thực hiện kết nối
thành công thẻ tín dụng quốc tế với hệ thống ATM của NHCT từ tháng 12 năm
2005, cho phép chủ thẻ Visa và Master có thể rút tiền tại máy ATM của NHCTVN.
Bên cạnh đó, NHCT còn là đại lý thanh toán cho của các tổ chức thẻ quốc tế bao
gồm Dinner Club và JCB. Với tổ chức thẻ thanh toán Amex, hiện NHCT đang xúc
tiến các bước đàm phán để trở thành ngân hàng đại lý thanh toán cho tổ chức này.
2.3.2. Tình hình sử dụng thẻ của các nhóm khách hàng mục tiêu
2.3.2.1. Nhóm khách hàng đã có thu nhập ổn định
Nếu phân chia khách hàng theo độ tuổi và trình độ học vấn của nhóm khách
hàng có thu nhập ổn định, ta có bảng sau:
Bảng 2.6: Phân chia khách hàng dùng thẻ theo độ tuổi và trình độ học vấn
Phân theo độ tuổi Phân theo trình độ học vấn
Độ tuổi Tỷ lệ % Trình độ Tỷ lệ %
Từ 18 – 25 40,6% Trên đại học 43,5
Từ 26 – 36 37,7% Đại học 37,8
Từ 36 – 46 19,6% PTTH 17,8
Khác 2.1% Khác 0,9%
Nguồn: Vietinbank
Khách hàng sử dụng thẻ chủ yếu của Vietinbank là đối tượng tuổi từ 18 – 36
chiếm 78,3% tổng số khách hàng. Các nhóm khách hàng tuổi từ 18 – 25 và từ 26 –
36 là hai nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng cao, nhanh chóng tiếp cận và cập
nhật với các phương tiện hiện đại. Bên cạnh đó, mức thu nhập của khách hàng cũng
là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến tỷ lệ khách hàng có tài khoản và sử dụng thẻ.
Như vậy có thể thấy khách hàng có độ tuổi trên 50 thường ít sử dụng thẻ, nhưng
trình độ học vấn của khách hàng càng cao thì tỷ lệ khách hàng sử dụng thẻ càng
cao. Theo thống kê của Trung tâm thẻ Vietinbank khách hàng có thu nhập từ 10 –
20 triệu/ tháng thì có tơi 95% khách hàng sử dụng thẻ thanh toán. Còn đối tượng
khách hàng có mức thu nhập từ 1,5 – 3 triệu/tháng, chỉ có khoảng 24% khách hàng
sử dụng thẻ thanh toán.
2.3.2.2. Nhóm khách hàng phụ thuộc
Nhóm khách hàng phụ thuộc bao gồm những đối tượng khách hàng chưa có
thu nhập, chủ yếu là học sinh, sinh viên đang đi học ở xa nhà hoặc học sinh đi du
học ở nước ngoài và được gia đình trợ cấp. Đối với những đối tượng này thì chủ
yếu sử dụng thẻ vào mục đích chuyển khoản và rút tiền mặt để chi tiêu. Với những
trường hợp này, Vietinbank có hai hình thức cho khách hàng lựa chon là phát hành
thẻ mới hoặc làm thẻ phụ. Đa số khách hàng lựa chọn hình thức phát hành thẻ phụ
bởi chủ thẻ chính (người thân) có thể kiểm soát cả chi tiêu của mình và của người
sử dụng thẻ phụ thông qua sao kê các giao dịch hàng tháng của chủ thẻ phụ được
gửi về cho chủ thẻ chính.
2.3.2.3. Nhóm khách hàng sắp có thu nhập ổn định
Nhóm khách hàng này chủ yếu là sinh viên, các lao động trẻ mới vào nghề…
Đây được coi là đối tượng khách hàng tiềm năng của Vietinbank, bởi họ chưa có
thu nhập ổn định nhưng chỉ trong một thời gian ngắn trong tương lai họ sẽ trở thành
đối tượng khách hàng có thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, đây cũng là đối tượng tiếp
cận nhanh chóng với các phương tiện hiện đại và cũng là đối tượng chịu tác động
lớn của các hoạt động marketing. Với đặc thù là những người trẻ tuổi, tiếp cận với
nhiều nguồn thông tin và dễ dàng ứng dụng các thành tựu của công nghệ hiện đại
nên họ có tỷ lệ nhận biết về thẻ khá cao. Ngoài những hiểu biết về các loại thẻ,
nhóm khách hàng này còn hiểu biết nhiều về các tính năng tiện ích của thẻ. Đây sẽ
là nhóm khách hàng rất có tiềm năng nếu khách hàng biết cách tiếp cận và khai thác
2.3.3. Hoạt động phục vụ khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank
2.3.3.1. Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ
Sơ đồ 2.7: Quy trình phát hành thẻ tín dụng Vietinbank Cremium:
Quy trình phát hành thẻ tín dụng bao gồm:
1: Chủ thẻ tới chi nhánh ngân hàng Vietinbank làm các thủ tục phát hành thẻ tín
dụng theo hướng dẫn của ngân hàng.
2: Chi nhánh ngân hàng Vietinbank xem xét hồ sơ và thực hiện các thủ tục thẩm
định cần thiết, sau đó chi nhánh sẽ chuyển các thông tin về khách hàng cho trung
tâm thẻ, đồng thời mở hồ sơ khách hàng để theo dõi những thông tin cần thiết.
3: Nhận được thông tin từ chi nhánh, trung tâm thẻ Vietinbank sẽ hoàn thiện việc
mã hóa các thông tin về khách hàng và sẽ gửi thẻ về chi nhánh cho khách hàng.
4: Chi nhánh giao thẻ, mã PIN và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ.
5: Vào cuối mỗi tháng ngân hàng sẽ in sao kê chi tiết những khoản giao dịch của
khách hàng trong tháng gửi tới cho khách hàng và yêu cầu thanh toán.
Sơ đồ 2.8: Quy trình phát hành thẻ ghi nợ E-partner:
1: Khách hàng chỉ cần mang theo chứng minh thư nhân dân tới chi nhánh ngân hàng
và làm đơn đề nghị phát hành thẻ.
2: Chi nhánh phát hành kiểm tra hồ sơ khách hàng và chuyển thông tin cho trung
Trung tâm thẻ Chi nhánh
phát hành
Chủ thẻ
3
2
4 5 1
Khách hàng Chi nhánh
phát hành
Trung tâm thẻ 1 2
3 4
tâm thẻ.
3: Trung tâm thẻ lập hồ sơ khách hàng quản lý thẻ, in thẻ và chuyển cho chi nhánh
phát hành.
4: Chi nhánh giao thẻ, mã PIN và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ.
- Quy trình thanh toán thẻ tín dụng: Bao gồm 2 mảng:
Sơ đồ 2.9: Quy trình thanh toán thẻ do ngân hàng Vietinbank phát hành và
được khách hàng sử dụng ở trong nước hoặc nước ngoài
Sơ đồ 2.10: Quy trình thanh toán thẻ do ngân hàng khác phát hành và được sử
dụng tại cơ sở chấp nhận thẻ của Vietinbnak
Ngân hàng phát
hành thẻ
Chi nhánh ngân
hàng Vietinbank
thanh toán
Chủ thẻ Đơn vị chấp
nhận thẻ
Trung tâm thẻ
quốc tế
2.3.3.2. Dịch vụ tư vấn khách hàng
Chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá hoàn hảo hay không phụ thuộc
rất nhiều vào các nhân viên trong ngân hàng. Vì khách hàng là người tiếp xúc trực
tiếp với nhân viên của ngân hàng nên mọi cử chỉ, hành động, lời nói của nhân viên
đều tác động trực tiếp đến khách hàng. Thực tế khách hàng thường đánh giá ngân
hàng qua nhân viên ngân hàng đó. Nắm rõ được tầm quan trọng của dịch vụ ngân
hàng, Vietinbank hết sức chú trọng đên năng lực và tác phong làm việc của đội ngũ
nhân viên, đặc biệt là những nhân viên thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng. Bên cạnh đó Vietinbank cũng chú trọng đến các dịch vụ tư vấn cho khách
hàng về các lĩnh vực mà họ quan tâm.
Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, khi lập kế hoạch
vay vốn, khách hàng cần tham khảo ý kiến của cán bộ tín dụng Ngân hàng để đáp
ứng đầy đủ các thủ tục cần thiết, đưa ra những chỉ tiêu phù hợp với kế hoạch sử
dụng vốn của doanh nghiệp
Khi có nhu cầu mở L/C để thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, khách hàng
cần có tư vấn về các điều kiện trong hợp đồng: Phương thức thanh toán, điều kiện
giao hàng, chọn ngân hàng thông báo... Ngân hàng Công thương sẽ giúp khách hàng
giải quyết với những điều kiện có lợi cho doanh nghiệp của khách hàng, thời gian
Chi nhánh ngân
hàng Vietinbank
phát hành thẻ
Ngân hàng đại lý
thanh toán
Chủ thẻ Đơn vị chấp
nhận thẻ
Trung tâm
thẻ quốc tế
Trung tâm thẻ
Vietinbank
chu chuyển vốn nhanh, đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính của khách hàng .
Thẩm định dự án đầu tư trước khi tiến hành đầu tư vốn: Để đảm bảo yêu cầu
sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả, Ngân hàng sẽ giúp khách hàng thẩm định dự
án đầu tư, chọn hình thức đầu tư có hiệu quả nhất.
Ngân hàng Công thương còn giúp khách hàng trong việc kêu gọi, dàn xếp huy động
các nguồn vốn từ nhiều định chế tài chính khác nhau trong và ngoài nước để cùng
đầu tư vào một hay nhiều dự án
2.3.3.3. Các dịch vụ tiện ích
- SMS Banking: SMS Banking là dịch vụ tra cứu thông tin Ngân hàng qua điện
thoại di động, bằng cách dùng điện thoại di động của mình nhắn tin theo cú pháp
quy định của VietinBank, gửi tới số 8149.
24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, dịch vụ SMS Banking của VietinBank
qua tổng đài 8149 sẽ cung cấp cho khách hàng các tiện ích: Tra cứu số dư tài khoản;
Sao kê chi tiết 5 giao dịch gần nhất; Tra cứu tỷ giá ngoại tệ; Tra cứu lãi suất ngân
hàng; Tra cứu vị trí đặt ATM; Dịch vụ hỗ trợ; Nhận thông báo biến động số dư tài
khoản (sẽ tiến hành ở bước tiếp theo)
- VietinBank at Home: Dịch vụ ngân hàng tại nhà – Home Banking của Ngân
Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank at Home) là kênh phân phối dịch vụ
ngân hàng điện tử của VietinBank, cho phép Khách hàng thực hiện các giao dịch
ngân hàng tại nhà, văn phòng, công ty … thông qua mạng Internet mà không cần
phải đến Trụ sở Ngân hàng. Dịch vụ này đặc biệt thích hợp với các Khách hàng là
Định chế tài chính hoặc Tổ chức kinh tế có tài khoản tiền gửi thanh toán tại
VietinBank.
- Dịch vụ Internet Banking: là kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Ở
bất kỳ đâu, khi nào khách hàng cũng có thể biết được những thông tin về sản phẩm,
dịch vụ của Vietinbank. Chỉ cần 1 máy tính kết nối Internet, khách hàng truy cập
vào website www.vietinbank.vn để: kiểm tra số dư tài khoản, số dư thẻ; xem và in
những giao dịch từng tháng; tham khảo những thông tin về sản phẩm dịch vụ mới
của Vietinbank; tham khảo tỷ giá ngoại tệ…
2.3.3.4. Tham gia liên minh thẻ ngân hàng
Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam được thành lập
ngày 09 tháng 07 năm 2004 với sự tham gia góp vốn của 8 cổ đông sáng lập gồm 7
ngân hàng hàng đầu Việt Nam và Công ty Điện toán và Truyền số liệu. Các cổ đông
sáng lập là:
1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (VBARD)
2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
3. Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB)
4. Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC)
5. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
6. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (SACOMBANK)
7. Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB)
8. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SAIGONBANK)
Vietinbank là một trong 8 cổ đông sáng lập của Banknetvn. Điều này giúp
cho những khách hàng sở hữu thẻ của Vietinbank có thể giao dịch tại tất cả các máy
ATM và POS của các ngân hàng thành viên trong hệ thống.
Banknetvn được thành lập với mục tiêu chính là xây dựng hệ thống chuyển
mạch tài chính quốc gia nhằm kết nối các hệ thống thanh toán thẻ nói chung, hệ
thống ATM/POS nói riêng của các ngân hàng Việt Nam. Việc kết nối này sẽ tạo
điều kiện cho các ngân hàng thành viên có khả năng mở rộng mạng lưới dịch vụ của
mình với đầu tư hợp lý, tránh được việc đầu tư trùng lặp của các ngân hàng cho hệ
thống cơ sở hạ tầng và mạng lưới các thiết bị đầu cuối trên phạm vi toàn quốc.
2.3.3. Cạnh tranh trong phát triển khách hàng sử dụng thẻ
Việc ra đời phương thức thanh toán điện tử là nhằm giảm áp lực việc lưu
thông tiền mặt trên thị trường. Với phương thức thanh toán điện tử, các giao dịch
được giải quyết qua hệ thống ngân hàng thông qua hình thức chuyển khoản qua đó
giúp mọi người tiết kiệm được về thời gian, chi phí đi lại. Đến nay, số đông người
dân sống ở các thành phố lớn đã quen dần với việc sử dụng ATM để cất giữ khoản
tiền thu nhập hàng tháng. Với thẻ ATM mọi người đã có thể dễ dàng thực hiện việc
rút tiền, gửi tiền cho người khác ngay trên máy ATM. Bên cạnh đó, một số ngân
hàng cũng đã có ý tưởng tạo sự tiện ích thêm chức năng của thẻ đơn cử như ngân
hàng Đông Á đã cải tiến chiếc thẻ và hệ thống máy ATM của mình có thể thực hiện
nhu cầu gửi tiền vào tài khoản trực tiếp ngay trên máy ATM, không phải đến trực
tiếp ngân hàng, ngoài ra còn có thể thực hiện thanh toán tiền điện, tiền nước, cước
phí điện thoại…
Đến nay, đã có một số loại thẻ thanh toán được phát hành như: Ngân hàng
Techconbank có thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa, thẻ F@stAccess với
chức năng 3 trong 1 là thẻ thanh toán, chuyển tiền từ các tài khoản nhàn rỗi vào tài
khoản tiết kiệm và có thể sử dụng vượt hơn số tiền trong tài khoản thanh toán của
mình ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, còn có thẻ thanh toán quốc tế Sacombank
Visa Debit (có thể thanh toán trong và ngoài nước) của Sacombank phối hợp với
Visa phát hành, thêm 1 loại thẻ thanh toán nữa là Vietcombank Connect - 24 của
ngân hàng Vietcombank hợp tác với công ty truyền thông sáng tạo Việt Nam và
ngân hàng ACB cũng đưa ra thẻ thanh toán ACB Ecard...
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến 31/12/ 2007, cả nước có 32 tổ
chức đã triển khai phát hành thẻ thanh toán. Theo thống kê của Hội Thẻ ngân hàng
Việt Nam, đến cuối năm 2008, trên cả nước đã có trên10 triệu thẻ.
Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường như vậy, Vietinbank
cũng hết sức nỗ lực để tăng khả năng cạnh tranh và khẳng định là một trong những
ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Để mở rộng thị trường và nâng cao khă năng
phục vụ khách hàng, trong năm 2009 Vietinbank dự kiến sẽ lắp đạt thêm các máy
ATM trên toàn quốc, nâng tổng số máy ATM cua mình lên 1200 chiếc. Cũng trong
đầu năm 2009 Vietinbank giới thiệu với khách hàng thẻ ghi nợ E-partner 12 con
giáp, nhằm nâng cao khả năng phục vụ mọi đối tượng khách hàng. Đồng thời
Vietinbank cũng nghiên cứu và cho ra các sản phẩm thẻ mới với công nghệ cao,
đảm bảo tính năng an toàn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2.4. Đánh giá thực trạng phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank
2.4.1. Những kết quả
Trung tâm thẻ là một đơn vị hoạt động hiệu quả của Vietinbank. Lợi nhuận
kinh doanh thẻ hàng năm luôn đóng góp đáng kể cho Vietinbank. Lợi nhuận năm
2006 đạt 68.4 tỷ đồng, năm 2007 đạt 81.5 tỷ và đạt gần 90 tỷ trong năm 2008. Lợi
nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ bình quân từ năm 2006 đến 2008 chiếm
từ 7-10% tổng lợi nhuận hàng năm của Vietinbank. Đây là chỉ tiêu kinh tế cho thấy
sự thành công trong kinh doanh dịch vụ thẻ của Vietinbank.
Năm 2008 NHCTVN phát hành thêm 870 nghìn thẻ, đưa tổng số thẻ ATM đã
phát hành lên gần 2 triệu thẻ, thu hút thêm 416 tỷ đồng tiền gửi. Chủ thẻ E-Partner
có thể giao dịch tại 742 máy ATM của VietinBank và 4000 máy ATM của các ngân
hàng trong liên minh Banknet và Smartlink. Thẻ tín dụng quốc tế được phát hành
trên 3.900 thẻ tín dụng quốc tế, tăng 94% so với năm trước. Doanh số thanh toán thẻ
đạt trên 626 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2007.
Ngoài ra, hoạt động tăng trưởng khách hàng sử dụng thẻ cũng như phát triển
đại lý thẻ luôn được Vietinbank quan tâm đẩy mạnh bằng cách không ngừng gia
tăng tiện ích và ưu đãi cho khách hàng, nhăm tăng số lượng khách hàng làm thẻ và
duy trì khách hàng thường xuyên sử dụng thẻ của Vietinbank.
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong kinh doanh thẻ trong thời gian qua
nhưng trong hoạt động phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank còn một
số hạn chế cần khắc phục. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế cần khắc
phục như nguyên nhân khách quan: sức cạnh tranh… có những nguyên nhân chủ
quan như: hoạt động xúc tiến, marketing thu hút khách hàng …
Về hoạt động marketing thu hút khách hàng: Vietinbank luôn là ngân
hàng thành công trong việc quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
tới khách hàng. Tuy nhiên đối với sản phẩm thẻ thì các hoạt động xúc tiến để thu
hút khách hàng cũng như các cơ sở chấp nhận thẻ của Vietinbank lại không được
chú ý nhiều và thực hiện chưa hiệu quả. Bằng chứng là khách hàng biết đến thẻ qua
các kênh thông tin từ bạn bè,người thân, website của ngân hàng chủ yếu. Do đó
ngân hàng không dễ tác động vào khách hàng để thu hút họ.
Về cạnh tranh của giá dịch vụ: Hiện nay Vietinbank còn thu thêm phí
thường niên theo tháng song song với phí thường niên theo năm. Như vậy tổng số
phí thường niên mà Vietinbank thu của khách hàng trong năm là khá nhiều. Điều
này dễ gây nên sự không hài lòng cho các khách hàng đang sử dụng vì họ phải đóng
hai khoản phí thường niên trong 1 năm, trong khi đó các ngân hàng khác chỉ thu phí
thường niên 1 lần trong 1 năm. Bên cạnh đó, hiện nay chủ thẻ khi gửi tiền tại các
chi nhánh không trực tiếp quản lý tài khoản thẻ thì đều phải mất một khoản phí từ
0,0022 – 0,0055% trên số tiền chuyển. Như vậy khi gửi tiền khách hàng cũng có
khả năng mất tiền, đây là điểm không hợp lý và tạo cảm giác không thoải mái cho
khách hàng khi sử dụng tài khoản thẻ.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển khách hàng
sử dụng thẻ của Vietinbank
3.1. Phương hướng phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank
3.1.1 Xu thế phát triển kinh doanh thẻ trên thế giới và ở Việt Nam
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin thì các phương tiện
thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có sản phẩm và dịch vụ thẻ cũng phát
nhanh chóng. Các tổ chức thẻ quốc tế liên tục ứng dụng các công nghệ mới vào hệ
thống và đưa ra nhiều sản phẩm mới tiên tiến hơn, an toàn hơn, tiện ích hơn. Hệ
thống mạng toàn cầu kết nối các thành viên MasterCard và Visa có thời gian hoạt
động đạt mức trung bình 99,8% và thời gian xử lý giao dịch 0,37 giây. Các tổ chức
thẻ quốc tế cũng đưa ra các chuẩn công nghệ mới để các thành viên ứng dụng vào
việc phát triển sản phẩm mới như chuẩn về thẻ chip (EMV)… Việc ứng dụng công
nghệ mới vào hoạt động thanh toán bằng thẻ đã đem lại những bước phát triển
nhanh chóng cho các sản phẩm thẻ trên thế giới. Thống kê của tổ chức thẻ quốc tế
MasterCard thì hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 4 tỷ thẻ các loại đang lưu hành,
hơn 32 triệu đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng thẻ và
hơn 1,5 triệu máy giao dịch ATM.
Sự đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng
ở Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc phát triển dịch vụ
thẻ ngân hàng. Các ngân hàng tích cực đổi mới hệ thống công nghệ, triển khai chuẩn
hóa hệ thống core-banking, ứng dụng các công nghệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế vào
hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó các sản phẩm thẻ của các ngân hàng Việt
Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Năm 1997 Việt Nam
mới có khoảng 460 thẻ nhưng đến năm 2007 số lượng thẻ tăng lên khoảng
8.300.000 thẻ trong đó có 4512 thẻ tín dụng quốc tế.
Bảng 3.1: Số lượng phát hành thẻ ngân hàng qua các năm
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Số thẻ
phát hành
5000 15000 40000 235000 560000 1250000 3500000 8300000 11421800
Số máy
ATM
- 20 200 320 600 1200 2354 4512 6983
Nguồn: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (www.vnba.org.vn)
Tốc độ tăng trưởng bình quân của số lượng thẻ phát hành qua các năm gần
đây khoảng 150-300%. Đến hết năm 2008 cả nước có 32 tổ chức phát hành thẻ với
khoảng 7000 máy ATM.
Về cơ sở pháp lý, Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin được ban
hành trong năm 2007, cũng trong năm 2007 Chính phủ đã ban hành liên tiếp ba nghị
định quan trọng, đó là Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật
Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số
27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định số
35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Ngày 15/5/2007,
thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN
ban hành “Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt
động thẻ ngân hàng” đã mở rộng tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ
ngoài ngân hàng, như tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ
chức khác không phải tổ chức tín dụng cũng có thể được phát hành thẻ. Ngân hàn
Nhà nước cũng sửa đổi quy định về cấp phép phát hành thẻ, thanh toán thẻ. Theo đó
các ngân hàng được phát hành thẻ mà không cần phải được cấp phép của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Quy định mới này sẽ góp phần thúc đẩy thị trường thẻ phát
triển sôi động.
Qua đó lĩnh vực kinh doanh thẻ tại Việt Nam trong những năm qua phát triển
mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu, góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát
triển và cũng cho thấy sự thay đổi trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
trước xu thế mở cửa thị trường tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế.
3.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển khách hàng thanh toán bằng thẻ
của Vietinbank
3.1.2.1. Thuận lợi
- Về các yếu tố kinh tế vĩ mô: Ở tầm chính sách vĩ mô, đầu năm 2007 một văn bản
quan trọng liên quan tới thanh toán điện tử đã có hiệu lực, đó là Quyết định số
291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến
năm 2020. Ngay trong năm 2007 triển khai Quyết định này ngành ngân hàng đã đạt
được nhiều thành tựu nổi bật. Trước hết, toàn ngành ngân hàng đã có 15 ngân hàng
lắp đặt và đưa vào sử dụng 4.300 máy ATM, 24.000 máy POS. Thứ hai, 29 ngân
hàng đã phát hành gần 8,4 triệu thẻ thanh toán và hình thành nên các liên minh thẻ.
Trong đó, hệ thống các ngân hàng thành viên của Smartlink và Banknetvn chiếm
khoảng 90% thị phần thẻ cả nước và đang liên kết với nhau để từng bước thống nhất
toàn thị trường thẻ. Các ngân hàng thương mại đã xây dựng lộ trình để chuyển dần
từ công nghệ sử dụng thẻ từ sang công nghệ chip điện tử. Thứ ba, hầu hết các
nghiệp vụ từ Ngân hàng Nhà nước tới các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín
dụng đã được ứng dụng công nghệ thông tin.
- Về các yếu tố tâm lý xã hội: Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của
người dân tuy vẫn còn phổ biến nhưng thói quen này đã dần thay đổi. Trong thời
gian gần đây người dân đã quen dần sử dụng thẻ ngân hàng ở trong các siêu thị,
trung tâm thương mại,… để thanh toán. Việc các ngân hàng liên kết với các trường
học, hãng hàng không, các doanh nghiệp khác để mở thẻ liên kết và chi trả lương
qua thẻ cũng giúp cho thói quen ưa dùng tiền mặt dần thay đổi. Bên cạnh đó, thu
nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu đi công tác và du lịch ngày càng tăng
cũng khiến cho nhu cầu sử dụng thẻ để thanh toán tăng nhanh. Các ngân hàng cũng
không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ và tiện ích khi sử dụng thẻ ngân hàng
góp phần giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian trong cac giao dịch hàng
ngày cũng như trong công việc và không phải mang theo nhiều tiền mặt trong
người.
- Về yếu tố nội lực của Vietinbank: Tháng 9/2008 Ngân hàng Công Thương Việt
Nam tiến hành cổ phần hóa. Khi chuyển đổi sang hình thức ngân hàng cổ phần, cơ
chế sở hữu có sự thay đổi, có sự tham gia của nhiều thành phần sở hữu và đặc biệt là
các đối tác chiến lược nước ngoài sẽ cải thiện văn hóa kinh doanh, công tác quản trị
Ngân hàng phù hợp với tình hình mới, tăng tính cạnh tranh của NHTMCPCT trên
thị trường đồng thời mở ra nhiều cơ hội được tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến
trong kinh doanh ngân hàng.
Là một trong những ngân hàng sáng lập công ty cổ phần chuyển mạch quốc gia
(Banknetvn). Tính đến nay, Vietinbank đã phát hành nhiều loại thẻ như: thẻ ghi nợ
E-partner, thẻ tín dụng quốc tế Visa và Master Card. Trong dòng thẻ E-partner lại
chia ra thành các loại thẻ sau: thẻ E-partner S – card, C – Card, G – Card, Pink –
Card và thẻ 12 con giáp. Mỗi loại thẻ nhằm vào từng đối tượng cụ thể, S-Card thì
nhằm vòa đối tượng là sinh viên và giới trẻ, C-Card thì nhằm vào cán bộ công nhân
viên, G-Card hướng tới những người thành đạt và giàu có, Pink Card hướng tới đáp
ứng các nhu cầu của phụ nữ hiện đại, có thu nhập cao… Với từng loại thẻ hướng
vào phục vụ các đoạn thị trường mục tiêu khác nhau, điều này tạo điều kiện thuận
lợi cho Vietinbank phục vụ khách hàng được tốt hơn và phù hợp nhu cầu sử dụng
của khách hàng.
3.1.2.2. Khó khăn
Yếu tố khó khăn nhất trong phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank là
tâm lý ưa chuộng và thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày của
người dân. Một số siêu thị và trung tâm thương mại cũng không chấp nhận thanh
toán bằng thẻ mặc dù giá trị thanh toán của các hàng hóa khá cao, trong khi khách
hàng ngại phải mang theo một lượng tiền mặt lớn trong người.
Việc phát triển mạng lưới thanh toán thẻ đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, đội
ngũ lao động có khả năng quản lý, vận hành hệ thống theo các tiêu chuẩn quốc tế và
cần có tiềm lực tài chính để đầu tư.
Mặc dù công nghệ ngân hàng của Vietinbank đã được đổi mới và hiện đại
hóa nhưng vẫn chưa theo kịp các ngân hàng trong khu vực. Tính năng “Hệ thống
ngân hàng lõi” còn hạn chế (chương trình hiện đại hóa INCAS cần bổ sung nhiều
tiện ích để đáp ứng nhu cầu phân tích quản trị và điều hành), việc tổ chức triển khai
đầu tư công nghệ đang trong quá trình hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu cấp bách của
hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập.
Hệ thống kế toán của NHCT còn thiếu tính đồng bộ, hệ thống thanh toán
giữa các ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước chưa thống nhất, cần phải
tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa.
Kênh thanh toán qua ATM/POS bước đầu ứng dụng cho thanh toán hoá đơn,
trả phí dịch vụ, mua thẻ trả trước, nhưng còn gặp trục trặc ở việc kết nối giữa các
đơn vị hay nhiều POS chỉ chấp nhận thẻ quốc tế. Điểm yếu này đòi hỏi các mạng
thanh toán hay liên minh thẻ đẩy nhanh tiến trình liên thông hệ thống giữa các ngân
hàng thành viên và với các liên minh khác. Kênh thanh toán qua SMS vẫn bị hạn
chế do quy mô giao dịch còn nhỏ và phải nhớ cú pháp khi phát lệnh.
Thẻ ATM hiện tại chưa phát huy hết chức năng vốn có của nó: Tiện ích chủ
yếu của thẻ ngân hàng là dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ thay vì dùng tiền
mặt, nhưng thực tế hơn 70% các giao dịch của khách hàng trên máy ATM hiện nay
chỉ để rút tiền. Thẻ ATM ở Việt Nam hiện nay hầu hết mới chỉ dừng lại ở chức
năng thay thế cho chiếc ví. “Khi tiêu dùng, đi chợ, siêu thị, người ta lại đứng trước
máy ATM để rút tiền mặt ra thanh toán. Như vậy thì không thể nói là nó hạn chế
thanh toán bằng tiền mặt được”.
Ách tắc trong sử dụng: Các ngân hàng đa số vẫn mạnh ai nấy làm, chưa chia
xẻ cơ sở hạ tầng (máy móc, thiết bị cho nhau) và chưa kết nối mạng với nhau nên
không thể làm đại lý thanh toán cho nhau. Dự án Banknet nhằm kết nối hệ thống
thanh toán điện tử của các ngân hàng thương mại đã khởi động từ lâu, nhưng đến
nay vẫn chưa thể hoàn tất do những trục trặc về thủ tục và một vài lý do tế nhị khác
nảy sinh trong nội bộ các đơn vị thành viên. Trong khi đó, VIETINBANK và một
vài ngân hàng thương mại cổ phần đang tìm cách bắt tay nhau, song những hợp tác
đó mới giới hạn ở quan hệ song phương và mang tính cục bộ. Và kết quả là các đơn
vị vẫn đua nhau bỏ tiền lắp đặt thêm máy ATM, trong khi lượng khách hàng mới
tăng thêm chẳng đáng là bao.
3.1.3. Mục tiêu và phương hướng của Vietinbank trong phát triển khách hàng
sử dụng thẻ
3.1.3.1. Mục tiêu chung của Vietinbank
- Tầm nhìn: Xây dựng NHTMCP CTVN thành Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng
với 2 trụ cột chính là Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư trên cơ sở áp
dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiêu chuẩn hóa các dịch vụ, quản trị ngân hàng và
quản trị nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu
tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và vươn xa tầm hoạt động ra thế giới.
Sau khi chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần, Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương sẽ tiến hành cổ phần hoá các công ty con, đông
thời tiếp tục mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác thông qua hình thức liên
doanh, liên kết ở mức các công ty con nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu, tận dụng
kinh nghiệm của các đối tác chiến lược, đặc biệt là các đối tác chiến lược nước
ngoài nhằm góp phần xây dựng và phát triển NHTMCP CTVN. NHTMCP CTVN
cùng với các công ty con sẽ tạo thành nhóm công ty hoạt động theo mô hình công ty
mẹ - công ty con. Giai đoạn tiếp theo, NHTMCP CTVN sẽ tiếp tục các bước chuyển
đổi để thành lập Tập đoàn tài chính Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.
- Chiến lược của Vietinbank: Xây dựng mô hình hoạt động của một nhà cung cấp
dịch vụ tài chính toàn diện Với mục tiêu trở thành một tổ chức cung cấp dịch vụ tài
chính toàn diện, NHTMCPCT định hướng xây dựng mô hình hoạt động cho phép
thực hiện chiến lược tổng thể của Ngân hàng. Triển khai thành công mô hình này sẽ
giúp Ngân hàng tiết kiệm chi phí trong hệ thống ngân hàng và đẩy mạnh tăng
trưởng trong các mảng thị trường khách hàng chủ chốt. Điều này còn giúp
NHTMCPCT xác định rõ trách nhiệm giữa các nhóm sản phẩm và các phòng ban
chịu trách nhiệm cung cấp các sản phẩm.
Chiến lược tăng cường năng lực tài chính, phát triển mạng lưới, đa dạng hóa
sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh: Tập trung nguồn lực củng cố và
mở rộng hệ thống mạng lưới kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính, nâng cao
chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Duy trì vị thế thị phần phát triển mở
rộng hoạt động hiện tại trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và đẩy mạnh ngân hàng bán
buôn và tập trung mở rộng thị phần tại các khu vực khách hàng trọng điểm trên cơ
sở an toàn và sinh lời cao. Tận dụng hệ thống mạng lưới và cơ sở hạ tầng sẵn có để
phát triển thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Đa dạng hóa danh mục đầu
tư có kiểm soát đảm bảo làm chủ được tình hình tài chính, chú trọng tăng mạnh vốn
chủ sở hữu, bảo đảm đạt các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt
động, phát triển bền vững của VietinBank Việt Nam như: Tốc độ tăng trưởng, tỷ
suất lợi nhuận (ROE, ROA), tỷ lệ an toàn vốn (CAR), các tỷ lệ về khả năng thanh
toán,… đạt mức cao, tỷ lệ nợ xấu thấp ở thị trường Việt Nam và phù hợp với thông
lệ quốc tế.
Chiến lược về chuẩn hóa mô hình tổ chức, quản trị điều hành và minh bạch
hóa tài chính: Chuẩn hoá mô hình tổ chức, cơ chế quản trị, điều hành hệ thống phù
hợp với xu hướng phát triển của thị trường và chuẩn mực quốc tế. Thực hiện cổ
phần hoá VietinBank để huy động các nguồn lực cho phát triể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- Phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank).pdf