Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai: Báo cáo tốt nghiệp
” Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại NHNO&PTNT
chi nhánh Hoàng Mai”
Mục lục
Báo cáo tốt nghiệp ...................................... 1
” Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ tại NHNO&PTNT chi nhánh Hoàng Mai” ............... 1
DANh sách bảng chữ cái viết tắt ............................ 5
Danh sách các sơ đồ và bảng, biểu đồ ........................ 6
2.Bảng .............................................. 6
3.Biểu đồ ............................................ 6
Lời mở đầu .......................................... 7
2.Mục đớch nghiờn cứu .................................. 8
3. Đối tượng nghiờn cứu ................................. 8
4. Phạm vi nghiờn cứu ................................... 8
5.Phương phỏp nghiờn cứu ............................... 8
6.Kết cấu của chuyên đề ................................. 8
1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế ........
97 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
” Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại NHNO&PTNT
chi nhánh Hoàng Mai”
Mục lục
Báo cáo tốt nghiệp ...................................... 1
” Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ tại NHNO&PTNT chi nhánh Hoàng Mai” ............... 1
DANh sách bảng chữ cái viết tắt ............................ 5
Danh sách các sơ đồ và bảng, biểu đồ ........................ 6
2.Bảng .............................................. 6
3.Biểu đồ ............................................ 6
Lời mở đầu .......................................... 7
2.Mục đớch nghiờn cứu .................................. 8
3. Đối tượng nghiờn cứu ................................. 8
4. Phạm vi nghiờn cứu ................................... 8
5.Phương phỏp nghiờn cứu ............................... 8
6.Kết cấu của chuyên đề ................................. 8
1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế ......................... 11
1.2.1. Đối với nền kinh tế. ................................ 11
1.2.2. Ngân hàng thương mại với hoạt động thanh toán quốc tế ...... 12
1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu. .............. 13
1.4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) ............ 18
1.4.2.Đặc điểm của thư tín dụng L/C ........................ 18
1.4.2.1. L/C là hợp đồng kinh tế hai bên ....................... 18
1.4.4.Các bên tham gia phương thức L/C ..................... 22
1.4.5.Quy trình nghiệp vụ L/C ............................. 23
L/C có giá trị tại NHPH bao gồm hai trường hợp: ............... 25
1.4.5.2.Trường hợp L/C có giá trị tại NHđCĐ ................... 25
1.5.1.Đối với người nhập khẩu............................. 26
1.5.3.Đối với NHPH .................................... 29
1.6.1.Kinh nghiệm ..................................... 31
1.6.1.2.VPBANK ...................................... 32
CHƯƠNG 2 ......................................... 37
2.2. Hoạt động thanh toán Xuất khẩu ....................... 40
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ cụ thể ........................... 40
A. Tiếp nhận và thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C ............... 41
Bước 1: Tiếp nhận L/C / sửa đổi L/C ........................ 41
Bước 2: Thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C .................... 42
a. Thông báo trực tiếp đến khách hàng. ........................ 42
b. Thông báo qua ngân hàng thông báo khác. .................... 42
c. Thông báo kèm xác nhận ............................... 43
Thu phí thông báo, phí xác nhận và hạch toán: ................... 44
B. Tiếp nhận và xử lý bộ chứng từ thanh toán: ................. 45
Bước 3: Tiếp nhận bộ chứng từ ........................... 45
Bước 4: Xử lý bộ chứng từ ............................... 46
a. Kiểm tra và yêu cầu khách hàng sửa chữa chứng từ. .............. 46
b. In thư gửi chứng từ và đòi tiền ............................ 47
c. Gửi chứng từ đòi tiền và theo dõi tiền về ..................... 48
C. Thanh toán bộ chứng từ ................................ 49
Bước 6: Tiếp nhận báo có và xử lý báo có .................... 49
2.3. Hoạt động thanh toán Nhập khẩu ....................... 55
2.3.1. Quy trình nghiệp vụ cụ thể ........................... 55
A. Phát hành L/C ...................................... 56
Bước 3: Phát hành L/C ................................. 57
Đơn vị: Triệu USD ..................................... 62
2.4.3. Về chiến lược mở rộng khách hàng ..................... 66
CHƯƠNG 3 ......................................... 71
3.2.1.Về phía NHNO&PTNT Hoàng Mai ...................... 75
3.2.1.2 Nâng cao năng lực của thanh toán viên .................. 77
3.2.1.3. Chính sách tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng ....... 78
3.2.1.4. Quản lý và sử dụng tốt L/C trả chậm .................... 78
3.2.1.5. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. ............. 79
3.2.1.6. Mở rộng mạng lưới hoạt động ........................ 80
3.2.1.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng ..................... 80
3.2.1.8. Tăng cường các công tác phân tích đối thủ cạnh tranh......... 81
3.2.4.Về phía khách hàng ................................ 81
3.2.3. Kiến nghị đối với chính phủ .......................... 84
3.2.4. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước ................... 85
Kết luận ............................................ 86
MỘT SỐ MẪU THƯ THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG THANH TOÁN
BẰNG L/C .......................................... 88
LỆNH CHUYỂN TIỀN ................................. 88
KÍNH GỬI: TECHCOMBANK .................................................................... 88
KẾ TOÁN TRƯỞNG ............................... 89
TỔNG GIÁM ĐỐC ................................... 89
YÊU CẦU PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG ................... 89
Kớnh gửi: TECHCOMBANK ................................................. ........ 89
44C - Latest Date of Shipment: ............................ 90
45A - Description of goods and/or service (in brief): ............. 90
Term of Shipment: .................................... 90
46A - Documents required: .............................. 90
47A – Addition Conditions: .............................. 91
71B - Charges ........................................ 91
48 - Period for Presentation .............................. 91
49 - Confirmation ..................................... 91
Chỉ thị cho Techcombank ............................... 91
Cam kết của chỳng tụi .................................. 92
CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............... 93
YấU CẦU THANH TOÁN CHỨNG TỪ NHỜ THU ............. 93
KÍNH GỬI: TECHCOMBANK ……………………………… ........ 93
C/B: ............................................... 93
Số:…………………………………………….. .................. 94
YÊU CẦU THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG.................. 94
Kớnh gửi: TECHCOMBANK................................................................. .. 94
Số tiền Ngân hàng nước ngoài trả sau khi đó trừ đi phí của Ngân hàng ... 94
Danh mục tài liệu tham khảo ............................. 95
DANh sách bảng chữ cái viết tắt
TT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 KH Customer Khỏch hàng
2 L/C Letter of Credit Thư tín dụng
3 NH Bank Ngõn hàng
4 NHCT Vietcom Bank Ngân hàng công thương
5 NHđCĐ Nominated Bank Ngân hàng được chỉ
định
6 NHNO Ngõn hàng nụng nghiệp
7 NHNO&PTNT Ngõn hàng nụng nghiệp
và phỏt triển nụng thụn
8 NHTB Advising Bank Ngõn hàng thụng bỏo
9 NHTM Commercial Bank Ngân hàng thương mại
10 NHXN Confirming Bank Ngõn hàng xỏc nhận
11 QHKH Quan hệ khỏch hàng
12 QHQT Quan hệ quốc tế
13 SWIFT Society Worldwide
International Finance
Telecommunication
Tổ chức viễn thụng tài
chớnh liờn ngõn hàng
quục tế
14 TDCT Documentary Credit Tớn dụng chứng từ
15 TT Payment Thanh toỏn
16 TTQT International Payment Thanh toỏn quốc tế
17 VPBank Ngân hàng thương mại
cổ phần ngoài quốc
doanh Việt Nam
18 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới
19 UCP600 Uniform Customs and
Practice for Documentary
Credit No600
Quy tắc thực hành thống
nhất về tín dụng chứng
từ 600
19 URC522 The ICC Uniform Rules
for Collection NO522
Tập quán thực hành
ngân hàng quốc tế thống
nhất 522
20 USD United State Dollar Đồng đôla
Danh sách các sơ đồ và bảng, biểu đồ
1.Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán L/C có giá trị tại NHPH
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán L/C có giá trị tại NHđCĐ
Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh toán xuất khẩu theo phương thức TDCT
Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh toán nhập khẩu theo phương thức TDCT
2.Bảng
Bảng 2.1: Doanh số và tỷ trọng thanh toán xuất khẩu của NHNO&PTNT
Hoàng Mai.
Bảng 2.2: Doanh số và tỷ trọng sử dụng các phương thức thanh toán trong
thanh toán xuất khẩu tại NHNO&PTNT Hoàng Mai.
Bảng 2.3: Doanh số và tỷ trọng thanh toán nhập khẩu của NHNO&PTNT
Hoàng Mai năm 2005- 4 tháng đầu năm 2008.
Bảng 2.4: Doanh số và tỷ trọng sử dụng cỏc phương thức trong thanh toỏn
nhõp khẩu tại NHNO&PTNT Hoàng Mai.
Bảng 2.5: Phớ thu được từ thanh toán L/C của NHNO&PTNT Hoàng Mai
năm 2005- 4 tháng đầu năm 2008.
3.Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toỏn xuất khẩu của NHNO&PTNT Hoàng Mai
năm 2005-2007
Biểu đồ 2.2: Doanh số sử dụng các phương thức thanh toán xuất khẩu của
NHNO&PTNT Hoàng Mai năm 2005-2007.
Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toỏn nhập khẩu của NHNO&PTNT Hoàng Mai
năm 2005-2007
Biểu đồ 2.4: Doanh số sử dụng cỏc phương thức thanh toỏn nhập khẩu của
NHNO&PTNT Hoàng Mai năm 2005-2007
Biểu đồ 2.5: Phớ thu được từ thanh toỏn L/C năm 2005-2007
Lời mở đầu
1.Tính tất yếu
Trước xu thề kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia
đang gia sức phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, hợp tác,
trong bối cảnh đó thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế
trong nước với phần kinh tế thế giơí bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc
đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút
kiều hối và các quan hệ tài chính tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán
quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói
chung và hoạt động kinh tế đôi ngoại nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện
nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt
động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế
của mỗi nước. Việt Nam không nằm ngoài xu thế trên, và ngày nay thì thanh
toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng, các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Là một mắt xích quan trọng thúc đẩy hoạt kinh doạnh
khác của ngân hàng, đồng thời còn hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh
xuắt nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển.
Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng của thương mại quốc tế, là
khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức,
các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau, và để hoạt động thanh toán quốc tế
được nhanh chóng, an toàn, chính xác giải quyết được mối quan hệ lưu thông
hàng hoá, tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy, hiệu quá
thì mỗi nước phải tự lựa chọn cho mình một phương thức thanh toán quốc tế
phù hợp. Trong đó nổi bật nhất là phương thức Tín dụng chứng từ (TDCT), vì
nó đảm bảo được an toàn cho bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, đây là phương
thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất vì thế để mở rộng hoạt động thanh
toán quốc tế tại ngân hàng thì phần nhiều là nói đến mở rộng phương thức
TDCT.
Sau thời gian thực tập tại NHNO&PTNT Hoàng Mai, là một chi nhánh
nhỏ mới thành lập từ năm 2005, bên cạnh những thành tựu đạt được trong
hoạt động thanh toán quốc tế thì Agribank Hoàng Mai còn gặp rất nhiều khó
khăn
trong hoạt động thanh toán quốc tế của mình, nên chuyên đề ” Phát triển
hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại
NHNO&PTNT chi nhánh Hoàng Mai” đã được chọn để nghiên cứu..
2.Mục đớch nghiờn cứu
Xuất phỏt từ cơ sở thực tiễn hoạt động thanh toỏn quốc tế theo phương
thức tớn dụng chứng từ tại NHNO&PTNT Hoàng Mai kết hợp với cơ sở lý
luận chung vố thanh toỏn quốc tế, đề tài đó được chọn nghiờn cứu nhằm đề
xuất ra một số giải phỏp nhằm phỏt triển hoạt động thanh toỏn quốc tế theo
phương thức tớn dụng chứng từ tại NHNO&PTNT Hoàng Mai
3. Đối tượng nghiờn cứu
Luận văn tập trung nghiờn cứu cỏc cơ sở lý luận theo thụng lệ quốc tế,
kết hợp với cỏc tài liệu liờn quan thu thập được về hoạt động thanh toỏn quốc
tế theo phương thức TDCT tại NHNO&PTNT Hoàng Mai để đố ra giải phỏp
phỏt triển hoạt động nỏy của ngõn hàng.
4. Phạm vi nghiờn cứu
Luận văn tập trung nghiờn cứu về tỡnh hỡnh hoạt động thanh toỏn quốc
tế theo phương thức TDCT tại NHNO&PTNT Hoàng Mai từ 2005-2007
5.Phương phỏp nghiờn cứu
Luận văn sử dụng phương phỏp thống kờ, phõn tớch tổng hợp, tiếp cận
hệ thống lý luận và thực tiễn, kết hợp với phương phỏp logic lịch sử, duy vật
biện chứng để hoàn thành luận văn này.
6.Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục ra, thì kết cấu của chuyên đề còn bao gồm:
Chương1: Lý luận chung về thanh toán quốc tế theo phương thức
TDCT.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
TDCT tại NHNO&PTNT Hoàng Mai.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức TDCT tại NHNO&PTNT Hoàng Mai.
chương 1
Lý luận chung về phương thức thanh toán quốc tế theo phương thức
TDCT
1.1.Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.1.1.Cơ sở hình thành hoạt đông thanh toán quốc tế.
Thật hiếm khi một quốc gia lại tự sản xuất mọi thứ mình cần, điều kiện
tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển và các yếu tố khác của mỗi nước xác định
phạm vi và năng lực sản xuất của nước đó. Điều này nói lên rằng, các quốc
gia luôn phụ thuộc lẫn nhau về rất nhiều loại hàng hoá cần thiết cho sản xuất
và tiêu dùng.
Kết quả là, một nước sẽ nhập khẩu những hàng hoá với giá rẻ, đồng thời
xuất khẩu những hàng hoá có ưu thế về năng suất lao động, nhằm tận dụng
những lợi thế so sánh trong ngoại thương. Sự di chuyển hàng hoá giữa các
nước tạo nên hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia, từ đó hình thành
nên chuyên ngành: “Quan hệ kinh tế quốc tê” và “ Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”.
Hàng hoá xuất nhập khẩu được chuyên chở từ nước này sang nước khác
bằng các phương thức vận tải khác nhau, từ đó hình thành nên chuyên
ngành:”Vận tải hàng hoá trong ngoại thương”.
Việc chuyên chở hàng hoá từ nước này sang nước khác có thể gặp rủi ro
bất trắc trong quá trình chuyên chở, do đó có thể đảm bảo an toàn và tạo sự ổn
định trong kinh doanh cho các nhà xuất nhập khẩu, thì hàng hoá xuất nhập
khẩu phải được bảo hiểm, từ đó hình thành nên chuyên ngành: “ Bảo hiểm
hàng hoá trong ngoại thương”.
Thông thường, một thương vụ được kết thúc bằng việc bên mua thanh
toán, nhận hàng và bên bán giao hàng, nhận tiền theo các điều kiện quy định
trong hợp đồng mua bán. Và người mua và người bán không thanh toán trực
tiếp cho nhau, mà thông qua sự trợ giúp của ngân hàng, từ đó hình thành nên
chuyên ngành: “Kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế”.
Trong hoạt động ngoại thương, đối với nhà xuất khẩu từ khi nhận được
đơn đặt hàng cho đến khi nhận được tiền hàng xuất khẩu thường phải mất một
thời gian khá dài, do đó, ngoài nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng như
thông báo, mua bán ngoại tệ... nhà xuất khẩu còn có nhu cầu được tài trợ cho
hoạt động xuất khẩu trước và sau khi giao hàng. Tương tự, nhà nhập khẩu sau
khi ký kết hợp đồng ngoại thương cũng có nhu cầu tài trợ, như tài trợ ký quỹ
mở L/C, tài trợ trên cơ sở thế chấp bộ chứng từ và hàng hoá nhập khẩu, bảo
lãnh hối phiếu nhờ thu... Từ đó hình thành nên chuyên ngành: “ Tài trợ xuất
nhập khẩu”.
Vì tiền tệ sử dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế có thể là đồng tiền
của nước người mua, của nước người bán hoặc đồng tiền của nước thứ ba, từ
đó hình thành nên: “Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ”.
Hoạt động kinh tế đối ngoại nêu trên liên quan đến các bên ở các nước
có vị trí địa lý và tập quán khác nhau, nguồn luật điều chỉnh vừa mang tính
địa phương vừa mang tính quốc tế, do đó các tranh chấp cũng thường phát
sinh, từ đó hình thành nên chuyên ngành: “Luật kinh tế quốc tế”.
Vậy cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động ngoại
thương. Ngày nay, nói đến hoạt động ngoại thương là nói đến thanh toán quốc
tế; và ngược lai, nói đến thanh toán quốc tế thì chủ yếu là nói đến ngoại
thương, nhưng hoạt động ngoại thương là hoạt động cơ sở, còn hoạt động
thanh toán quốc tế là hoạt động phái sinh. Vì hoạt động thanh toán quốc tế
được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, cho nên khi nói đến hoạt động thanh
toán quốc tế là nói đến hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM, và không
một ngân hàng nào lại không muốn phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế,
trong đó lấy hoạt động thanh toán quốc tế làm trọng tâm phát triển.
1.1.2. Khái niệm về thanh toán quốc tế.
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực, như kinh tế,
chính trị, ngoại giao, văn hoá, khoa học kỹ thuật... trong đó quan hệ kinh tế
(mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ
quốc tế khác tồn tại và phát triển. Qúa tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn
đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau,
từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó, ngân
hàng là cầu nối trung gian giữa các bên.
Từ đó, ta có khái niệm: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa
vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động
kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân
nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ
giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Và trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các NHTM, người ta
thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ ràng là:
Thanh toán trong ngoại thương và Thanh toán phi ngoại thương.
+ Thanh toán quốc tế trong ngoại thương: là việc thực hiện thanh toán
trên cơ sở hàng hoá xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho
nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua
bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.
+ Thanh toán quốc tế phi ngoại thương: là việc thực hiện thanh toán
không liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như cung ứng dịch vụ cho
nước ngoài, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương
mại như: chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại
ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân, các nguồn tiền quà
biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các
nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thể
trong nước...
1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
1.2.1. Đối với nền kinh tế.
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia
đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong
bối cảnh đó, thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong
nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút
kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán
quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói
chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện
nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt
động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế
của mỗi nước.
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá,
dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu hoạt
động thanh toán quốc tế được nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết
được mối quan hệ lưu thông hàng hóa - tiền tệ giữa người mua và người bán
một cách trôi chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán,
người bán giao hàng thể hiện chất lượng của một chu kỳ kinh doanh, phản
ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp.
1.2.2. Ngân hàng thương mại với hoạt động thanh toán quốc tế
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu
cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông
qua ngân hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng
đại lý rộng khắp toàn cầu. Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh
toán quốc tế, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai
bên mua bán.
Với vai trò là trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán
theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao
dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật kỹ
thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng
trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Mặt khác trong quá trình
thực hiện TTQT, khách hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ
của ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng
một cách chủ động và tích cực.
Tóm lại trong dây truyền hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia, hệ
thống ngân hàng tham gia và đóng vai trò trung tâm trong hầu hết các giai
đoạn như: Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo
lãnh ngân hàng trong ngoại thương... Thanh toán giữa các nước sẽ được thực
hiện thông qua ngân hang và vai trò của ngân hàng trong TTQT chính là chât
xúc tác, là cầu nối, là điều kiện để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các bên
tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời tài trợ cho các doanh nghiệp
trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.2.3.Thanh toán quốc tế- Hoạt động sinh lời của NHTM
Một thực tế là hầu hết các NHTM mới chỉ tập trung chủ yếu vào khâu
làm thế nào để mở rộng và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, mà chưa
chú trọng đến khâu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động này.
Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ trở nên quan
trọng đối với các NHTM, nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số
lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng. Thanh toán quốc tế còn là một mắt xích
quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh
doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu,
bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường nguồn vốn huy động, đặc
biệt là vốn ngoại tệ...
Thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân
hàng thu một khoản phí để bù đắp cho các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi
nhuận kinh doanh cần thiết. Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có
vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, nó không chỉ là một
dịch vụ thanh toán thuần tuý mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong
dây truyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinh
doanh khác của ngân hàng.
1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu.
Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình điều kiện quy định
để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán nhận tiền và giao hàng
trong thương mại quốc tế. Trên thực tế, có nhiều phương thức thanh toán khác
nhau nhưng các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay chủ yếu đang áp
dụng các phương thức thanh toán quốc tế như sau:
1.3.1.Phương thức ứng trước - Ađvanced Payment
*Khái niệm: Người mua chấp nhận giá hàng của người bán và chuyển
tiền thanh toán cùng với đơn đặt hàng chắc chắn (không huỷ ngang), nghía là
việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hoá được người bán gửi đi.
* Ưu điểm đối với các bên:
Đối với nhà nhập khẩu:
+ Khả năng chắc chắn nhận được hàng hoá ngay cả khi nhà xuất khẩu vì
một lý do nào đó không còn muốn giao hàng.
+ Do thanh toán trước, nên người nhập khẩu có thể thương lượng với nhà
xuất khẩu để được giảm giá.
Đối với nhà xuất khẩu:
+ Do được thanh toán trước, nên nhà xuất khẩu tránh được rủi ro vỡ nợ
từ phía nhà nhập khẩu.
+ Tiết kiệm được chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng.
+ Do nhậnh được tiền thanh toán trước, nên trạng thái tiền tệ của nhà
xuất khẩu được tăng cường.
* Rủi ro đối với các bên:
Đối với nhà nhập khẩu:
Uy tín và khả năng của người bán: sau khi nhận tiền, nhà xuất khẩu có
thể chủ tâm không giao hàng, giao hàng thiếu, không có khả năng giao hàng
như thoả thuận, hoặc thậm chí bị phá sản .
Đối với nhà xuất khẩu:
Sau khi đặt hàng, nhà nhập khẩu không thực hiện chuyển tiền trước,
trong khi đó hàng hoá đã được nhà xuất khẩu thu mua, nên nhà xuất khẩu có
thể phải chịu chi phí quản lý, chi phí lưu kho, tiền bảo hiểm, hoặc nếu như
hàng đã gửi đi, thì phải chở hàng quay trở về và phải tìm khách hàng mua
khác rất tốn kém hay phải giảm giá bán.
1.3.2.Phương thức ghi sổ - Open Account
*Khái niệm: Là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi
hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn
sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường
theo định kỳ như đã thoả thuận
*Ưu điểm đối với các bên tham gia:
Đối với nhà nhập khẩu:
+ Chưa phải trả tiền cho đến khi nhận được tiền hàng hoá và chấp nhận
hàng hoá.
+ Giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm
Đối với nhà xuất khẩu:
+ Là phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thường
được thực hiện giữa các đối tác không có sự hoài nghi về độ tín nhiệm và các
rủi ro trong thanh toán không phát sinh.
+ Do chi phí bán hàng thấp nên nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán nhằm
tăng khả năng cạnh tranh, thu hút thêm đơn đặt hàng mới với số lượng lớn,
tăng được doanh thu và lợi nhuận.
+ Ưu điểm cho cả người mua và người bán là không có sự tham gia của
ngân hàng trong khâu xử lý bộ chứng từ, nên giảm được công việc giấy tờ, từ
đó giảm được phí giao dịch.
* Rủi ro đối với các bên tham gia:
Đối vời nhà nhập khẩu:
Nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, hoặc giao hàng không đúng thời
gian, không đúng chủng loại và chất lượng.
Đối với nhà xuất khẩu:
Sau khi nhận hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể không thanh toán, hoặc
không thể thanh toán hoặc chủ tâm trì hoãn kéo dài thời gian thanh toán. Về
lý thuyết, cho dù quyền sở hữu hàng hoá có thể được bảo lưu, nhưng thực tế
nhà xuất khẩu khó lòng ma kiểm soát được hàng hóa một khi đã chuyển cho
nhà nhập khẩu. Ngoài ra, nhà nhập khẩu có thể dàn dựng tranh chấp về chất
lượng hoặc khiếu nại về sự khiếm khuyết hay thiếu hụt hàng hoá như là
những nguyên cớ để yêu cầu giảm giá.
1.3.3.Phương thức chuyển tiền- Remittance
*Khái niệm
Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người
chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định
cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định va trong
một thời gian nhất định.
*Có hai hình thức chuyển tiền là :
Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer -M/T): là hình thức chuyển tiền,
trong đó lệnh thanh toán (bank draft) của ngân hàng chuyển tiền được chuyển
bằng thư cho ngân hàng trả tiền.
Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer - T/T): là hình thức chuyển
tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong
nội dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng fax, telex hay mạng
swift.
Có thể nói trong thanh toán chuyển tiền, việc có trả tiền hay không phụ
thuộc vào thiện chí của người mua. Người mua sau khi nhận hàng có thể
không tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển
tìên nhằm chiếm dụng vốn của người bán, do đó, làm cho quyền lợi của người
bán không được đảm bảo. Chính vì nhược điểm này mà trong ngoại thương
chuyển tiền thường chỉ áp dụng trong các trường hợp các bên mua bán có uy
tín và tin cậy lẫn nhau.
1.3.4.Phương thức nhờ thu - Payment Collection
* Khái niệm:
Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó, bên bán (nhà xuất khẩu)
sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình
xuất trình bộ chứng từ thông qua Ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà nhập
khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện
và điều khoản khác.
Trong phương thức này, các ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán
sâu rộng và toàn diện hơn các phương thức trên, mức độ tham gia của ngân
hàng vào quá trình nhờ thu phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung các chỉ thị và
những gì mà người bán uỷ quyền cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ.
*Ưu điểm của nhờ thu:
Đối với người bán: là ngân hàng phục vụ mình tham gia với vai trò là
ngân hàng đại lý cho mình. Hơn nữa, ngân hàng phục vụ người bán có thể
chọn ngân hàng ở nước người mua làm ngân hàng đại lý thu hộ tiền từ người
mua. Điều này hàm ý, người bán có được các đại lý uy tín và được thừa nhận
là các ngân hàng, ngay cả tại nước người mua. Hơn nữa, toàn bộ quy trình
nhờ thu được xử lý theo một quy tắc và tập quán thực hành ngân hàng quốc tế
thống nhất (URC), trong đó, các ngân hàng tham gia với vai trò trung gian.
Chính vì thế mà người bán có được vị thế và điều kiện tốt hơn trong việc xử
lý các tình huống khi mà người mua không thanh toán hoặc không chấp nhận
thanh toán.
Đối với người mua: nếu không tính đến các điều kiện thanh toán đặc biệt
khác (D/OT), thì thông thường việc trả tiền chỉ xảy ra sau khi hàng hoá đã tới
đích nước người mua, hơn nữa, việc nhận hàng thường diễn ra không muộn
hơn thời điểm phải trả tiền.
Cho dù ngân hàng tham gia quá trình nhờ thu, nhưng nếu không có sự
đồng ý rõ ràng, thì trong tất cả các loại nhờ thu, NH không có bất kỳ bảo lãnh
thanh toán nào cho người mua và bảo lãnh thực hiện hợp đồng nào cho người
bán, sự tham gia của NH nhằm trợ giúp cho thương mại quốc tế có được một
trật tự cần thiết và giúp cho nhờ thu trở thành phương thức thanh toán hiệu
quả hơn so với trường hợp không có NH tham gia.
1.3.5.Phương thức tín dụng chứng từ
Trong phương thức ứng trước và ghi sổ, ngân hàng đơn thuần chỉ thực
hiện chức năng chuyển tiền trên danh nghĩa người mua và nhận tiền trên danh
nghĩa người bán. Trong nhờ thu, các ngân hàng tham gia xử lý chứng từ do
người bán gửi đến và hành động với vai trò là đại lý của người bán. Ngoại trừ
vai trò là đại lý và chức năng giám sát, trong cả ba phương thức thanh toán
nêu trên, các ngân hàng không có bất kỳ cam kết, trách nhiệm hay nghĩa vụ
nào. Tuy nhiên, trong phương thức tín dụng chứng từ, các ngân hàng đã tham
gia chủ động và tích cực hơn nhiều, theo đó các ngân hàng thực hiện trả tiền
theo cam kết của mình.Và sau đây chuyên đề sẽ làm rõ về phương thức
TDCT.
1.4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)
1.4.1.Khái niệm về thư tín dụng
Một cách khái quát, Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả
thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một
ngân hàng (ngân hàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C
(Letter of Credit), theo đó, NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu
cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuât trình cho
NHPH bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản
quy định của L/C.
Bằng ngôn ngữ luật, định nghĩa về Tín dụng chứng từ được nêu tai Điều
2, UCP 600, như sau: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù
được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và
không huỷ ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.
1.4.2.Đặc điểm của thư tín dụng L/C
1.4.2.1. L/C là hợp đồng kinh tế hai bên
Thực tế, L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên là NHPH và
người thụ hưởng, mọi yêu cầu và chỉ thị của người xin mở L/C đã do NHPH
đại diện, do đó, tiếng nói chính thức của người xin mở L/C không được thể
hiện trong L/C. Và bất kỳ một sự sửa đổi L/C đã được người XK và người
NK đồng ý, nhưng nếu NHPH không chấp nhận thì sửa đổi đó sẽ không bao
giờ trở nên có giá trị.
1.4.2.2.L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa
L/C có tính chất rất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng
ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp
đồng này. Một khi L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận, thì cho dù
nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không, cũng không
làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến L/C.
1.4.2.3.L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng
từ
Các ngân hàng, chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết
định xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay
không. Việc nhà xuất khẩu có thu được tiền hay không, phụ thuộc duy nhất
vào xuất trình chứng từ có phù hợp; đồng thời, ngân hàng cũng chi trả tiền khi
bộ chứng từ xuất trình phù hợp, nghĩa là ngân hàng không chịu trách nhiệm
về sự thật của hàng hoá mà bất kỳ chứng từ nào đại diện.
Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều
kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hoá có thể không được giao
hoặc được giao không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ. Như vậy, việc
thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hoá, nếu hàng
hoá không khớp với chứng từ, thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết với
nhau trên cơ sở hợp đồng mua bán, không liên quan đến ngân hàng.
1.4.2.4.L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ
Vì giao dịch chỉ bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ,
nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch
L/C. Để được thanh toán, người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù
hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/C, bao gồm số loại,
số lượng mỗi loại và nội dung chứng từ phải đáp ứng được chức năng của
chứng từ yêu cầu.
1.4.3.Phân loại L/C cơ bản.
* L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C):
Là loại L/C mà người mở có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc
huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước của
người thụ hưởng.
Tuy nhiên, khi hàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh
huỷ bỏ hoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị: nghĩa là khi đó
NHPH L/C vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, coi như
không có việc huỷ bỏ xảy ra.
Vì tình trạng thanh toán bấp bênh, đặc biệt là quyền lợi người xuất khẩu
không được đảm bảo, do đó, loại L/C này hầu như không được sử dụng trong
thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết.
* L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C):
Là loại L/C mà sau khi đã mở, thì NHPH không sửa đổi, bổ sung hay
huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người
thụ hưởng và NHXN (nếu có).
Do quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo, do đó, loại L/C này
được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế.
Một L/C không ghi chữ “Irrevocable” thì vẫn được coi là không huỷ ngang,
trừ khi nó nói rõ là có thể huỷ ngang.
* L/C không huỷ ngang có xác nhận (Congirmed Irrevocable L/C):
Là L/C không thể huỷ bỏ, theo yêu cầu của NHPH, một ngân hàng
khác xác nhận trả tiền cho L/C này, trách nhiệm trả tiền L/C củ NHXN là
giống như NHPH, do đó NHPH phải trả phí xác nhận và thường là phải ký
quỹ tại NHXN. Tỷ lệ ký quỹ có khi lên tới 100% trị giá của L/C.
Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền, nên L/C này là loại L/C
đảm bảo nhất cho nhà xuất khẩu. Và nhu cầu xác nhận L/C tuỳ thuộc vào mức
độ tín nhiệm và tình hình tài chính của NHPH, vào tình hình kinh tế chính trị
của quốc gia nơi NHPH có trụ sở.
*L/C chuyển nhượng (Tranferable L/C):
Là L/C không huỷ ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển
nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi
tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng
lợi thứ hai cho mình một phần của thương vụ.
L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần, và chi phí
chuyển nhượng thường do người hưởng lợi ban đầu chịu, được sử dụng khi
người hưởng lợi thứ nhất không tự cung cấp được hàng hoá mà chỉ là một
người môi giới ,sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo L/C gốc
*L/C giáp lưng (Back to Back L/C)
Sau khi nhân được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà
xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp
mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống L/C ban đầu.
L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc: L/C sau gọi là
L/C giáp lưng hay còn gọi là L/C đối, L/C phụ; còn người xin mở L/C giáp
lứng gọi là trung gian.
Giữa L/C chủ và L/C đối không có mối liên hệ pháp lý nào. Người mở
L/C chủ không liên quan gì đến L/C đối, còn ngưới thụ hưởng L/C đối cũng
không có liên quan gì đến L/C chủ.
*L/C tuần hoàn (Revolving L/C):
Là loại L/C không huỷ ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó
hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục
được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi
tổng giá trị hợp đông được thực hiện.
Thông thường có 3 cách tuần hoàn:
+ Tuần hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị như cũ mà không cần
có sự thông báo của NHPH cho nhà xuất khẩu biết.
+ Tuần hoàn bán tự động: Nếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày
L/C hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà NHPH không có ý kiến gì thì
L/C kế tiếp tự động có giá trị như cũ.
+ Tuần hoàn hạn chế: Là chỉ khi nào NHPH thông báo cho người bán
thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực.
*L/C dự phòng (Standby L/C):
Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu
đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng không có khả năng
giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã qui định trong
L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó
cam kết với người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng
trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu. Một L/C như vậy gọi là L/C dự
phòng.
*L/C đối ứng (Reciprocal L/C):
L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở, trong
hai L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi: “ L/C này chỉ có hiệu lực khi người
hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng”; và trong
L/C đối ứng phải ghi câu: “ L/C này đối ứng với L/C số...mở ngày...tại
ngân hàng...”
*L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C):
Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để
mua hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hoá theo L/C đã mở. Điều
cần hiểu là tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín
dụng thương mại, mà không phải là tín dụng của NHTB hay NHPH. NHTB
chỉ thực hiện các thủ tục theo điều khoản của L/C mà không cam kết hoặc
chịu trách nhiệm về số tiền đó. Sau đó ( hoặc trước đó) NHPH sẽ (hoặc đã)
trích tài khoản của người mở chuyển (hoặc hoàn trả) cho NHTB.
Gọi là L/C có điều khoản đỏ vì trước đây được in bằng mực đỏ để tăng
sự chú ý, Từ “Red Clause” ngày nay được dùng bởi nhiều thuật ngữ khác
nhau như: “Advance Clause” (điều khoản ứng trước), hoặc “Special Clause”
(điều khoản đặc biệt). Theo đó, người mở L/C cam kết tài trợ cho nhà xuất
khẩu ngay khi L/C được mở.
1.4.4.Các bên tham gia phương thức L/C
* Người yêu cầu, Người mở, Người xin mở (applicant): Là bên mà
L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong thương mại quốc tế, Người
mở thường là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành
một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiền cho Người thụ
hưởng L/C. Trong một số trường hợp, Người mở L/C còn được goi là
“opener”, “accountee” hay “principal”.
*Người thụ hưởng, Người hưởng, Người hưởng lợi (beneficiary): Là
bên hưởng lợi L/C được phát hành, nghĩa là được hưởng số tiền thanh toán
hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán của L/C. Tuỳ hoàn cảnh cụ thể
mà người thụ hưởng có thể có những tên gọi khác nhau như: người bán
(seller), nhà xuất khẩu (exporter), người ký phát hối phiếu (drawer), người
thắng thầu (contractor).
*NHPH (Issuing Bank): Là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo
yêu cầu của Người mở, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho Người mở. NHPH
thường được hai bên mua bán thoả thuận và quy định trong hợp đồng mua
bán. Nếu không có sự thoả thuận trước, thì nhà nhập khẩu được phép tự chọn
NHPH, NHPH còn có tên gọi khác là ngân hàng mở (Opening Bank).
*NHTB (advising bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho
Người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là ngân hàng đại lý
hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu.
*NHXN (confirming bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của
mình đối với L/C theo yêu cầu hoặc theo sự uỷ quyền của NHPH.
*NHđCĐ (Nominated Bank): Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị
thanh toán hoặc chiết khấu, hoặc là bất cứ ngân hàng nào nếu L/C có giá trị tự
do.
1.4.5.Quy trình nghiệp vụ L/C
1.4.5.1.Trường hợp L/C có giá trị tại NHPH (L/C available with the issuing bank)
Sơ đồ 1.1:Quy trình thanh toán L/C có giá trị tại NHPH
(3
)
(6
)
NHTB
NHPH
(7
)
Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh
toán theo phương thức L/C.
Bước 2: Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương,
nhà nhập khẩu làm đơn theo mẫu gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu
phát hành một L/C cho người xuất khẩu hưởng.
Bước 3: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông
báo qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu để thông báo về
việc phát hành L/C và chuyển L/C đến người xuất khẩu.
Bước 4: Khi nhận được thông báo L/C, NHTB sẽ thông báo L/C cho nhà xuất
khẩu.
Bước 5: Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không
thì đề nghị nhập khẩu thông qua NHPH sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với
hợp đồng ngoại thương.
Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và
xuất trình (thông qua một NH khác) cho NHPH để thanh toán.
Bước 7: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C do
mình phát hành thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu; nếu thấy không
phù hợp, thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng
từ cho nhà xuất khẩu.
Bước 8: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập
khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
(6
)
(10
)
(2
)
(8
)
(9
)
(4
)
(7
)
(1
) Người thụ
hưởng
(Nhà XK)
Người mở
(Nhà NK) (5
)
Bước 9: Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì
trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối
trả tiền
L/C có giá trị tại NHPH bao gồm hai trường hợp:
Thứ nhất: Là loại L/C trực tiếp, quy định người hưởng chỉ được xuất
trình chứng từ cho NHPH để được ngân hàng này thanh toán trực tiếp. NHPH
không thanh toán cho ai ngoài người hưởng. L/C như vậy có điều khoản thanh
toán quy định :”Available with the Issuing bank by...”
Thứ hai: L/C có chỉ dịnh NHđCĐ (không phải la NHXN), nhưng ngân
hàng này không thực hiện chức năng được uỷ quyền, mà đơn thuần chỉ là
ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting Bank) cho NHPH, nghĩa là bộ chứng
từ được thanh toán tại NHPH.
1.4.5.2.Trường hợp L/C có giá trị tại NHđCĐ
Các bước từ (1) - (5) giống như trường hợp L/C có giá trị tại NHPH.
Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của
L/C và xuất trình cho NHđCĐ để được thanh toán.
Bước 7: NHđCĐ sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì
tiến hành thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu; nếu thấy không phù hợp, thì từ
chối thanh toán và gửi lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất
khẩu.
Sơ đồ 1.2:Quy trình thanh toán L/C có giá trị tại NHđCĐ
(3
)
(8
)
NHPH
NHđCĐ
(7
)
(6
)
(11
)
(10
)
(4
)
(2
)
(7
)
(1
) Người thụ
hưởng
(Nhà XK)
Người mở
(Nhà NK)
Bước 8: NHđCĐ gửi bộ chứng từ cho NHPH để được hoàn trả.
Bước 9: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì
tiền hành thanh toán cho NHđCĐ, nếu thấy không phù hợp, từ từ chối thanh
toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho NHđCĐ.
Bước 10: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người
nhập khẩu sau khi đã được nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
Bước 11: Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì
trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối
trả tiền.
1.5.Những lợi ích và rủi ro đối với các bên tham gia L/C
1.5.1.Đối với người nhập khẩu
* Lợi ích:
+ Người nhập khẩu sẽ nhận được các chứng từ về hàng hoá do mình quy định
như NHPH ghi rõ trong L/C, đồng thời NHPH giúp kiểm tra bộ chứng từ với
chuyên môn và trách nhiệm cao nhất.
+ Người nhập khẩu được bảo đảm rằng sẽ chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền L/C
khi tất cả các chỉ thị trong L/C được thực hiện đúng.
+ Người nhập khẩu có khả năng bảo toàn được vốn vì anh ta không phải ứng
trước tiền cho nhà xuất khẩu.
+ Đảm bảo hàng hoá phù hợp với bộ chứng từ theo các điều kiện và điều
khoản đã ký kết trong hợp đồng ngoại thương, như số lượng, chât lượng, thời
gian giao hàng...
(5
)
+ Vì có sự bảo đảm về thanh toán, người nhập khẩu có thể thương lượng để
đạt được giá cả tốt hơn và mở rộng được quan hệ khách hàng cũng như quy
mô kinh doanh.
*Rủi ro:
+ Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ
chứng từ xuất trình, mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá. Như vậy, sẽ
không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn
đặt hàng hay không bị hư hại gì. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn
phải hoàng trả đẩy đủ tiền đã thanh toán cho NHPH.
+ Những thay đôỉ trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C làm kéo dài thời
gian giao dịch, tăng chi phí.
+NHXN hay một NHđCĐ khác có thể mắc sai lầm khi đã thanh toán cho một
bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ NHPH. Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại
do người nhập khẩu chỉ định, thì NHPH có quyền truy hoàn số tiền đã bị ghi
nợ. Hơn nữa,trong một số trường hợp, nhà nhập khẩu phải chấp nhận điều
khoản hoàn trả cho NHPH ngay cả khi ngân hàng mắc sai lầm do NHPH chỉ
định.
+Nhà nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đã cập cảng.
Vì bộ chứng từ bao gồm vận đơn, mà vận đơn lại là chứng từ sở hữu hàng
hoá, nên thiếu vận đơn thì hàng hoá không được giải toả.
+ Nếu không qui định “bộ vận đơn đầy đủ” thì một người khác có thể lấy
được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó
người trả tiền hàng hoá lại là nhà nhập khẩu.
1.5.2.Đối với người xuất khẩu
*Lợi ích:
+Là người hưởng lợi L/C, người xuất khẩu được bảo đảm rằng khi xuất trình
(cho NHPH, NHXN hoặc ngân hàng được chỉ định) bộ chứng từ phù hợp với
các điều khoản của L/C thì sẽ nhận được tiền thanh toán, mà không cần phải
chờ đến khi người nhập khẩu chấp nhận hàng hoá hay chấp nhận bộ chứng từ.
+Tình trạng tài chính của người mua được thay thế bằng cam kết của NHPH
là sẽ trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu trên cơ sở chứng từ xuất trình phù
hợp với các điều khoản của L/C.
+Khi L/C không huỷ ngang được mở, nó không thể sửa đổi hoặc thanh toán
mà không cần có sự đồng ý của người bán. Một L/C không huỷ ngang có xác
nhận sẽ đặt trách nhiệm thanh toán không những cho NHPH mà còn cho
NHXN, do đó, nó cung cấp sự an toàn tốt nhất cho người XK.
+Để có ưu thế trong việc ký kết hợ đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu có thể
đồng ý để nhà nhập khẩu trả chậm trên cơ sở NHPH chấp nhận thanh toán hối
phiếu kỳ hạn. Nhà xuất khẩu có thể mang hối phiếu đã chấp nhận đến ngân
hàng phục vụ mình để chiết khấu nhận tiền tức thời.
+ Để đảm bảo quyền lợi của mình, nhà xuất khẩu phải ký được hợp đồng
ngoại thương có các điều khoản, điều kiện khả thi và trong tầm khả năng thực
hiện của mình.
*Rủi ro:
+ Đòi hỏi người bán phải có kinh nghiệm trong giao dịch L/C. Những thay
đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải
tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C.
+Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C, thì mọi khoản
thanh toán/chấp nhận có thể chậm trễ, thậm chí bị từ chối thanh toán, và nhà
xuất khẩu phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề
được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay
về nước.
+ Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu NHPH mất khả năng thanh
toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh
toán. Tương tự, nếu NHPH đã chấp nhận hối phiếu nhưng bị phá sản trước
khi hối phiếu đến hạn, thì hối phiếu cũng không được trả tiền.
+ Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ NHPH (không gửi thông
qua NHTB), thì đó có thể là một L/C giả. Nhà xuất khẩu phải yêu cầu có một
ngân hàng trong nước xác nhận L/C hay phải được ngân hàng phục vụ mình
xác minh L/C là thật.
1.5.3.Đối với NHPH
*Lợi ích :
+ Thu phí từ phát hành L/C và các khoản phí khác liên quan đến giao dịch
L/C; các khoản thu nhập liên quan đến chuyển đổi ngoại tệ.
+Thông qua việc cung cấp dịch vụ thanh toán giúp khách hàng phát triển kinh
doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát triển theo. Ví dụ, tăng
được tài khoản ký quỹ, hoặc tăng được quan hệ tín dụng với nhà nhập khẩu,
tăng được doanh số mua bán ngoại tệ...
+Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh
doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau.
*Rủi ro:
+ Hệ số tín nhiệm của người mở: NHPH phải thực hiện thanh toán cho người
thụ hưởng theo qui định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ
tâm không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả.Với lý do này, rủi ro tín
dụng đối NHPH là rất hiện hữu, do đó, trước khi chấp nhận phát hành L/C,
ngân hàng cần áp dụng một qui trình thẩm định khách hàng chặt chẽ giống
như việc cấp tín dụng cho khách hàng.
+ Rủi ro nghiệp vụ: Khi L/C không có xác nhận, NHđCĐ có thể yêu cầu
NHPH chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ
chứng từ. Trong trường hợp này, nếu không có sự chấp thuận trước của người
nhập khẩu về việc hoàn trả, thì NHPH sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót,
nên nhà nhập khẩu không chấp nhận, do đó ngân hàng sẽ không truy hoàn
được tiền từ nhà nhập khẩu.
+ Rủi ro chủ quan: Nếu NHPH chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà
không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi,
nhà nhập khẩu không chấp nhận, thì không thể đòi tiền nhà nhập khẩu được.
1.5.4.Đối với NHTB/NHđCĐ/NHXN
*Lợi ích:
+ Thu phí từ việc thông báo/thanh toán/xác nhận L/C và các khoản thu nhập
khác liên quan đến chuyển đổi tiền tệ.
+ Thông qua việc cung cấp dịch vụ thông báo/thanh toán/chấp nhận giúp
khách hàng phát triển kinh doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng
phát triển theo. Ví dụ, mở rộng khoản tín dụng xuất khẩu, chiết khấu bộ
chứng từ...
+ Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh
doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau.
*Rủi ro:
+ Đối với NHTB: NHTB chịu trách nhiệm phải có sự “quan tâm hợp lý” để
bảo đảm rằng L/C là chân thật, bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã,
mẫu điện trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu.
+ Đối với NHđCĐ: Trừ khi là NHXN, các NHđCĐ không có một trách nhiệm
nào phải thanh toán cho người xuất khẩu với điều kiện truy đòi để trợ giúp
nhà xuất khẩu, do đó, ngân hàng này phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với
NHPH hoặc nhà xuất khẩu.
+ Đối với NHXN:
--> Nếu bộ chứng từ là hoàn hảo, thì NHXN phải trả tiền cho người xuất khẩu
bất luận là có truy hoàn được tiền từ NHPH hay không. Như vậy, NHXN
chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH, cũng như rủi ro chính trị và rủi ro cơ chế
(hạn chế ngoại hối) của nước NHPH.
--> Nếu NHXN trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không
có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, NHPH
không chấp nhân, thì không thể đòi tiền NHPH.
1.6.Kinh nghiệm và bài học của một số ngân hàng ,trong việc phát triển
hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT.
1.6.1.Kinh nghiệm
1.6.1.1.NHCT Hưng Yên
Trong chiến lược phát triển hoạt động thanh toán quốc tế NHCT Hưng Yên đã
thực hiện một số giải pháp sau khiến cho hoạt động thanh toán tại NHCT
Hưng Yên ngày một phát triển cụ thể:
+ NHCT Hưng Yên đã xây dựng chiến lược khách hàng một cách hiệu quả
như: phân nhóm khách hàng để có chế độ ưu đãi hợp lý, quan tâm đến nhu
cầu của khách hàng...
+ Ngân hàng còn luôn quan tâm đến việc hoàn thiện công nghệ quy trình
thanh toán bằng L/C ( NHCT Hưng Yên đã thực hiện hiện đại hoá công nghệ
theo chương trình INCAS, thực hiện giao dịch một cửa, là một bước ngoặt
quan trọng đánh dấu sự phát triển thêm một bậc về công nghệ của NHCT
Hưng Yên).
+ Tăng nguồn ngoại tệ để thực hiện thanh toán L/C:
-->Đa dạng hoá các hình thức huy động, thời hạn huy động tạo điều kiện thu
hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền.
-->Mở rộng thu hút ngoại tệ từ dân cư đặc biệt là thu hút lượng kiều hối, đây
là nguồn ngoại tệ tương đối lớn và có xu hướng gia tăng.
+ Nầng cao năng lực của thanh toán viên: bằng cách tăng cường đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, bảo đảm cán bộ có đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên
môn tốt, phát triển đội ngũ chuyên gia và đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng
lực, trình độ cao phù hợp với công nghệ ngân hàng tiên tiến
Ngoài ra có thể tổ chức những buổi nói chuyện về tình hình thực sự trong
nước và thế giới chẳng hạn “cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp
Việt Nam khi gia nhập WTO”,”Hành trang hội nhập AFTA của Việt Nam”,
giúp thanh toán viên giỏi về nghiệp vụ và am hiểu về mọi lĩnh vực của đời
sống kinh tế xã hội, có thể chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường và những
biến động phức tạp của thị trường.
Cần có chế độ đãi ngộ đối với thanh toán viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ,
hoàn thành tốt công việc được giao, có nhiều đóng góp góp phần làm tăng
doanh số thanh toán, có như vậy họ mới có động lực hơn nữa trong việc học
hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.
Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong trong cán bộ công
nhân viên nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch và có năng lực.
+ Tăng cường phân tích đối thủ cạnh tranh: xem những điểm mạnh, điểm yếu
của NH bạn, chính sách khách hàng của họ như thế nào, họ đã làm được
những gì, từ đó NH sẽ rút kinh nghiệm cho mình để đề ra cho mình những
chiến lược khách hàng hiệu quả nhất.
1.6.1.2.VPBANK
Để phát triển hoạt động thanh toán của mình VP Bank đã thực hiện một
số giải pháp như sau:
+ Nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên: Hoàn thiện việc tuyển dụng cán
bộ mới, tổ chức tâp huấn, đào tạo nghiệp vụ bài bản, tạo cho nhân viên nền
tảng nghiệp vụ vững chắc, phong cách làm việc chuyên nghiệp, có chế độ
khen thưởng hấp dẫn đối với các nhân viên có thành tích xuất sắc để khuyến
khích họ không ngừng nâng cao nghiệp vụ (chẳng hạn như VP Bank đã làm
là: những nhân viên có điểm TOEIC từ 600 trở lên được thêm
300.000VND/tháng)
+ Thực hiện chính sách Marketing đồng bộ : bao gồm 4 chính sách (sản
phẩm, phân phối, giá cả, quảng bá khuyếch trương), và trong đó chú trọng
chiến lược quảng bá khuyếch trương.
+ Thực hiện tốt chính sách khách hàng.
Hoàn thiện chính sách tín dụng đồi với KH để giữ chân KH lại, khi tiến hành
cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là lô hàng nhập khẩu, NH đã lưu ý về tính
thời gian của lô hàng (ví dụ : không cho vay đối với các doanh nghiệp nhập
khẩu mặt hàng hoa quả, lương thực dễ bị hỏng), tính thiết yếu của lô hàng (ví
dụ: không cho vay đối với doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ
phẩm)...như vậy đã giúp ngân hàng hạn chế thất thoát lớn nhất khi khách hàng
không trả được nợ. Ngoài ra VP Bank luôn thể hiện sự quan tâm và đề cao
mối quan hệ với khách hàng, có chính sách ưu đãi riêng đối với từng nhóm
khách hàng (phân nhóm khách hang: nhóm khách hàng là doanh nghiệp,
nhóm khách hàng là cá nhân)
+ Hiện đại hóa hoạt động thanh toán L/C
VP Bank cũng luôn chú trọng hiện đại hoá công nghệ phục vụ thanh toán L/C,
hiện nay VP Bank đang sử dụng dịch vụ telerate, cho phép theo dõi được sự
biến động liên tục của tỷ giá trên thị trường tiền tệ thế giới và mỗi phòng
được trang bị 1 máy Reuteur để thực hiện giao dịch liên NH như mua bán
ngoại tệ, cho vay...Hơn nữa, hiện nay phòng thanh toán quốc tế đang sử dụng
phần mềm Access phục vụ cho việc cập nhật thông tin.
Ngoài ra ngân hàng VP Bank còn chú ý quan tâm mở rộng chi nhánh để thuận
tiện cho hoạt động của ngân hàng và thu hút được nhiều khách hàng đến với
mình hơn.
1.6.2.Bài học kinh nghiệm cho NHNO&PTNT Hoàng Mai
Từ kinh nghiệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín
dụng chứng từ của NHCT Hưng Yên và VPBank có thể rút ra được bài học
cho NHNO&PTNT Hoàng Mai trong việc đề ra giải pháp phát triển hoạt động
thanh toán quốc tế của mình và đặc biệt là hoạt động TTQT bằng phương
thức TDCT, cụ thể như sau:
Thứ nhất: NHNO&PTNT Hoàng Mai cần phải xây dựng cho mình một chiếc
lược khách hàng hợp lý để thu hút khách hàng qua việc:
+ Xây dựng nghệ thuật giao dịch: để làm sao tạo được tâm lý thoải mái cho
khách hàng khi thực hiện giao dịch tại NH Hoàng Mai, và để làm được điều
này đòi hỏi các nhân viên của NH Hoàng Mai nói chung và các thanh toán
viên của NH nói riêng phải có cách cư xử, cử chỉ thân thiện, nhiệt tình chắc
chắn sẽ tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng.
+ NH cần tư vấn cho khách hàng của mình biết và hiểu rõ những ưu nhược
điểm của phương thức TDCT, và đồng thời giúp đỡ khách hàng trong việc lập
và hoàn thiện bộ chứng từ phù hợp với các yêu cầu của L/C.
+ NH Hoàng Mai cần phân nhóm khách hàng như: khách hàng là doanh
nghiệp và cá nhân hoặc KH làm ăn lâu năm và KH mới. Để đưa ra những
chính sách ưu đãi phù hợp đối với từng nhóm khách hàng này.
Thứ hai: NHNO&PTNT Hoàng Mai cũng cần phải hoàn thiện công nghệ, qui
trình thanh toán bằng L/C. Trong đó phải luôn coi công nghệ là nền tảng của
mọi sự phát triển, luôn chủ động áp dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến
nhất, nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt đông kinh doanh của NH nói chung và
hoạt động TTQT nói riêng, đặc biệt là hoạt động TTQT bằng phương thức
TDCT.
Thứ ba: NH Hoàng Mai cần phải chú trọng làm sao tăng được nguồn ngoại tệ
phục vụ cho thanh toán hàng xuất nhập khẩu bằng việc: thu hút ngoại tệ từ
dân cư, thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động, thời hạn huy động, để
tạo điều kiện thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền, sử dụng
các công cụ hỗ trợ, phát triển các dịch vụ kèm theo như tiết kiệm dự thưởng
để thu hút khách hàng tham gia, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu bằng việc
triển khai rộng rãi nghiệp vụ chiết khấu chứng từ, điều này sẽ cung cấp ngoại
tệ cho thanh toán xuất nhập khẩu và cân đối giữa hoạt động thanh toán xuất
khẩu và nhập khẩu.
Thứ tư: NHNO&PTNT Hoàng Mai cần tích cực nâng cao năng lực của các
thanh toán viên, bằng cách tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bô, bảo đảm
cán bộ có đạo đức nghề nghiệp tốt và năng lực chuyên môn giỏi, phát triển
đội ngũ chuyên gia và đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực, trình độ cao, phù
hợp với công nghệ NH tiên tiến. Ngoài ra còn có thể học tập ở VPBank là nên
có chế độ khen thưởng hấp dẫn hơn nữa đối với các nhân viên có thành tích
xuất sắc trong quá trình làm việc để khuyến khích họ không ngừng nâng cao
trình độ nghiệp vụ.
Thứ năm: NHNO&PTNT Hoàng Mai phải tăng cường công tác phân tích đối
thủ cạnh tranh, cụ thể là NH cần tận dụng tối đa những ưu thế của mình đồng
thời phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Trong
phân tích đối thủ cạnh tranh, NH cần tìm hiểu về các sản phẩm của NH bạn,
chính sách khách hàng của họ như thế nào, họ đã làm được những gì và từ đó
NH sẽ rút kinh nghiệm cho mình và để ra cho mình những chiến lược kinh
doanh hiệu quả nhất.
Thứ sáu: Một điều quan trọng nữa là NHNO&PTNT Hoàng Mai cũng cần
phải quan tâm hơn nữa là việc chú trọng chính sách quảng bá, khuếch trương
mà các NH hiện nay thường dùng là đứng ra tài trợ cho các chương trình
truyền hình có lượng khán giả xem lớn như AgrBank tài trợ hẳn cúp bóng đá
AgiBank, ACB tài trợ cho chương trình tổng hợp kinh tế cuối tuần, VPBank
tài trợ chương trình khởi nghiệp (VTV3) là chương trình thu hút đông các bạn
trẻ và doanh nghiệp theo dõi. Ngoài ra NH Hoàng Mai cũng cần phải tích cực
tham gia vào các cuộc hội trợ, triển lãm lớn như triển lãm các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng... Như vậy sẽ tiếp thị tốt được hình ảnh của NHNO&PTNT
Hoàng Mai đến với đông đảo doanh nghiệp, khách hàng cá nhân.
Ngoài những bài học trên NH Hoàng Mai cũng cần kết hợp các giải pháp trên
với các giải pháp như: tăng cường công tác Marketing, mở rộng mạng lưới
các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh theo yêu cầu của thị trường, mạnh
dạn đề bạt các cán bộ trẻ có năng lực... Với hoạt động Marketing thì NH
Hoàng Mai cũng phải luôn bám sát thị trường, nhận thức những sự thay đổi
của thị trường để thay đổi cho phù hợp, dự toán sự biến động của thị trường
trong tương lai.
CHƯƠNG 2
Thực trạng hoạt động thanh toán TDCT tại
chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Mai
2.1.Giới thiệu chung về NHNO&PTNT Hoàng Mai
2.1.1.Vài nét khái quát về NHNO&PTNT Hoàng Mai
Hoạt động dưới hình thức là một Chi nhánh NHNO&PTNT cấp 1, Chi nhánh
NHNO&PTNT Hoàng Mai được thành lập theo quyết định số 305/QĐ/HĐQT-
TCCB của Hội đồng quản trị NHNO&PTNT Vịêt Nam này 16/08/2004, là
đơn vị phụ thuộc NHNO&PTNT Việt Nam có con dấu để hoạt động kinh
doanh, được tổ chức và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của
NHNO&PTNT Việt Nam, có đầy đủ chức năng kinh doanh chuyên doanh về
tiền tệ, tín dụng và dịch vụ... Chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Mai rất chú
trọng phục vụ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập
khẩu. Sau nhiều tháng chuẩn bị mọi hoạt động và hoàn thiện các thủ trục pháp
lý, chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Mai chính thức bắt đầu đi vào hoạt động
ngày 15/12/2004 và cũng bắt đàu thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế
và thông qua NHNO&PTNT Việt Nam thiết lập quan hệ đại lý, quan hệ tài
khoản với các ngân hàng nước ngoài. Kể từ đó đến nay, ngân hàng đã và đang
tăng dần tốc độ phát triển về mọi mặt để có thể đuổi kịp các ngân hàng khác
về tầm cỡ cũng như về trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Mọi sự cố gắng đều
tập trung vào trang thiết bị kỹ thuật ngân hàng ngày càng hiện đại để trở thành
ngân hàng có uy tín cao.
Chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Mai với vai trò là một chi nhánh câp 1 thuộc
hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam chủ trương hoạt động về mọi lĩnh vực, và
cũng như các chi nhánh khác của NHNO&PTNT Việt Nam có quan hệ với
hơn 1.000 ngân hàng tại 82 quốc gia trên thế giới. Điều này đã mang lại cho
Chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Mai sự thuận lợi khi cung cấp những sản
phẩm dịch vụ ngân hàng đối ngoại cho khách hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh
toán quốc tế.
Dịch vụ thanh toán quốc tế đang là một lĩnh vực mới và đang đần phát triển
của Chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Mai, thông qua việc sử dụng nhiều loại
phương thức thanh toán khác nhau như: phương thức chuyển tiền, phương
thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức thẻ tín dụng. Chi
nhánh NHNO&PTNT Hoàng Mai ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách
hàng.
2.1.2.Nhiệm vụ của phòng TTQT tại Chi nhánh Hoàng Mai
NHNO&PTNT Hoàng Mai là một chi nhánh mới thầnh lập, và phòng thanh
toán quốc tế là một trong những phòng có đội ngũ nhân viên trẻ trung năng
động, phòng gồm có 5 nhân viên đều là những nhân viên trẻ (trình độ đại học
100%, Tiếng anh bằng C), có khả năng tiếp thu và học hỏi những cái mới,
nhạy bén trong kỹ thuật nghiệp vụ, làm việc hết sức hiệu quả , góp phần làm
tăng doanh số thanh toán cho ngân hàng.
Các nhiệm vụ cụ thể của phòng TTQT là:
+ Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như mua, bán, chuyển đổi
ngoại tệ.
+ Thực hiện công tác TTQT thông qua mạng SWIFT của NHNO.
+Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhâp khẩu hàng hoá,
dịch vụ và bảo lãnh của khách hàng là tổ chức:
-->Hàng nhập: Nhận hồ sơ mở L/C đã được duyệt từ cán bộ quan hệ khách
hàng thực hiện mở L/C, kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán với nước ngoài,
thông báo bộ chứng từ nhờ thu nhận từ ngân hàng nước ngoài và thanh toán
với nước ngoài khi khách hàng chấp nhận. Trực tiếp nhận hồ sơ và mở L/C ký
quỹ 100%.
-->Hàng xuất: Thông báo L/C hàng xuất khẩu nhận từ nước ngoài, kiểm tra
bộ chứng từ hàng xuất khẩu do khách hàng xuất trình thực hiện gửi chứng từ
thuộc L/C hoặc chứng từ nhờ thu hàng xuất đi đòi tiền, hạch toán tiền báo có
cho khách hàng.
+ Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài của khách hàng là tổ chức.
+Trực tiếp nhận hồ sơ và thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và nước
ngoài, L/C trả chậm đối với trường hợp ký quỹ 100%. Phát hành thư bảo lãnh
đối với các hồ sơ bảo lãnh có mức ký quỹ 100% đã được duyệt do bộ phận
QHKH chuyển đến.
+ Nhận điện từ trung tâm thanh toán của NHNO, chuyển điện cho các phòng
ban liên quan, in bảng kê điện đã nhân.
+Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các NH nước ngoài.
+Thực hiện công tác báo cáo, thống kê định kỳ theo qui định của NHNO,
Ngân hàng Nhà nước và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám
Đốc.
+Thực hiện các nghiệp vụ khác do Ban Giám Đốc giao.
Và để xem NHNO&PTNT Hoàng Mai đã làm được những gì qua hoạt động
thanh toán quốc tế, thì sau đây bài báo cáo sẽ đi sâu tìm hiểu cụ thể hoạt động
(2)
(3
)
(1)
(3)
(4
)
(6
) (6)
(6
)
(1
)
(5
)
thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu bắng phương thức L/C của
ngân hàng Hoàng Mai.
2.2. Hoạt động thanh toán Xuất khẩu
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ cụ thể
Trong quy trình thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng
từ, Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai là ngân hàng thông báo, giữ vai trò
là người thay mặt người xuất khẩu đòi tiền người nhập khẩu ở nước ngoài.
Toàn bộ các nghiệp vụ này do phòng thanh toán xuất khẩu đảm nhận, bao
gồm các nghiệp vụ cơ bản sau:
- Tiếp nhận thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C.
- Tiếp nhận và xử lý bộ chứng từ thanh toán.-
- Thanh toán bộ chứng từ
Mọi nghiệp vụ liên quan đến tiếp nhận L/C từ nước ngoài đến, nhận tin
đến, truyền tin đi ... của phòng thanh toán xuất được thực hiện thông qua
mạng thông tin điện tử được kết nối trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Có thể khái quát nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng L/c theo sơ đồ
sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh toán xuất khẩu theo phương thức TDCT
Thanh toán
viên
Bộ phận
nhận
chứng từ
Người hưởng
lợi
Kiểm soát
viên
Trưởng
(phó) phòng
thanh toán
Ngân hàng mở
L/C
A. Tiếp nhận và thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C
Bước 1: Tiếp nhận L/C / sửa đổi L/C
Lãnh đạo phòng hoặc người được phân công sẽ nhận L/C/ sửa đổi L/C từ
mạng Swift từ Trung ương truyền tới (đối với L/C / sửa đổi L/C gửi bằng
TELEX/SWIFT) hoặc phòng hành chính đối với L/C / sửa đổi L/C gửi bằng
thư), sau đó giao lại cho bộ phận thông báo L/C xử lý.
Bộ phận thông báo L/c chịu trách nhiệm vào sổ nhận điện /thư đến, kiểm
tra xem L/C / sửa đổi L/C có được phòng QHQT kiểm tra tính xác thực hay
chưa (SWIFT) được Authenticated, chữ ký hữu quyền được kiểm đúng, số
Test được giải mã đúng, Nếu chưa được xác thực thì chuyển các điện, thư cần
xác thực đến phòng QHQT để được xác thực (kiểm chữ ký hữu quyền, giải
mã số Test). Sau đó bộ phận này sẽ lấy số và vào sổ nhận L/C (đối với L/C).
vào bìa hồ sơ L/C (điền đầy đủ các chi tiết theo mẫu có sẵn). Đồng thời, kiểm
tra chi tiết trên L/C / sửa đổi L/C để lựa chọn thình thức thông báo thích hợp,
bao gồm:
+ L/C phải có dẫn chiếu UCP 600. Đối với L/C mở bằng Swift MT700
hoặc thông báo bằng Swift MT 700, hoặc chuyển nhượng bằng MT720 dù
không có dẫn chiếu UCP600 vẫn được hiểu là tuân thủ UCP600 trừ khi có
quy định khác.
+ Tên và địa chỉ người hưởng lợi.
+ Các chỉ dẫn thông báo L/C (thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi
hay qua ngân hàng thông báo khác).
+ Loại L/C (L/C xác nhận, tuần hoàn, chuyển nhượng...)
+ Có bị chập, sai sót, mâu thuẫn, không rõ ràng không. Nếu có lưu ý đơn
vị (đối với các sai sót về nội dung L/C) hoặc yêu cầu ngân hàng nước ngoài
lập lại (nếu bị chập).
Tiếp theo là nhập các chi tiết cần thiết vào phần "Thông báo L/C/ sửa đổi
L/C" của chương trình vi tính mạng Ipacad (theo mẫu có sẵn trong chương
trình).
Bước 2: Thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C
a. Thông báo trực tiếp đến khách hàng.
Bộ phận thông báo L/C in thư thông báo theo mẫu thích hợp. Thư thông
báo làm thành hai bản: một bản có tiêu đề NHNo&PTNT Hoàng Mai đính
kèm bản gốc L/C hoặc sửa đổi L/C giao cho khách hàng, một bản đính kèm
bản sao L/C hoặc sửa đổi L/C được lưu hồ sơ L/C tại phòng. Sau khi chuyển
kiểm soát viên để kiểm tra nội dung L/C / sửa đổi L/C và thư thông báo
những người này sẽ trình lãnh đạo phòng ký thư thông báo và L/C gốc.
Điện thoại mời khách hàng đến NHNo&PTNT Hoàng Mai nhận L/C /
sửa đổi L/C (có ghi lại ngày, giờ, tên người đã được liên hệ) hoặc gửi L/C /
sửa đổi L/C qua bưu điện nếu khách hàng có yêu cầu. Trường hợp L/C yêu
cầu thông báo cho người thụ hưởng qua Ngân hàng khác thì thực hiện theo
yêu cầu.
Sau khi thông báo qua điện thoại, sau đó nhắc lại (mỗi ngày một lần)
trong vòng ngày làm việc từ ngày NHNo&PTNT Hoàng Mai nhận được L/C
/sửa đổi L/C, nếu khách hàng không đến Ngân hàng nhận, bộ phận thông báo
L/c phải gửi thư nhắc khách hàng đến nhận. Trong những trường hợp thời hạn
giao hàng, thời hạn hiệu lực sắp hết (trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được
L/C/sửa đổi L/C ) thì một mặt phải điện thoại lưu ý khách hàng và yêu cầu
khách hàng ra nhận gấp, mặt khác gửi thư yêu cầu khách hàng đến nhận ngay
trong ngày.
Khi giao L/C /sửa đổi L/C, phải yêu cầu khách hàng ký nhận và ghi rõ
ngày giờ nhận. Nếu khách hàng từ chối nhận L/C /sửa đổi L/C (bằng văn bản
chính thức), điện thông báo ngay cho ngân hàng nước ngoài.
b. Thông báo qua ngân hàng thông báo khác.
Có thể thông báo thư, Swift hoặc Telex.
Bộ phận thông báo L/C:
- Thông báo bằng thư: in thư thông báo theo mẫu thích hợp. Thư thông
báo làm thành hai bản, một bản đính kèm bản gốc L/C hoặc sửa đổi L/C gửi
bằng thư bảo đảm/EMS/trao tay cho ngân hàng thông báo khác được quy định
trong L/C, một bản đính kèm bản sao L/C hoặc sửa đổi L/C được lưu tại hồ
sơ L/C.
- Thông báo bằng Swift: dùng MT710, MT711 hoặc 799 tuỳ từng trường
hợp cụ thể.
- Thông báo bằng Telex: phải có Test (do phòng QHQT cung cấp)
Khi thông báo bằng TELEX hoặc SWIFT MT, phải chuyển nguyên văn
nội dung nhận được đồng thời nêu rõ " NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh
Hoàng Mai thông báo L/C và sửa đổi L/C mà không chịu trách nhiệm gì".
Đồng thời, theo dõi và nhắc ngân hàng thông báo thứ 2 trả phí thông báo và
các phí có liên quan (nếu có).
c. Thông báo kèm xác nhận
Đối với các L/C mà ngân hàng phát hành yêu cầu thì Chi nhánh
NHNo&PTNT Hoàng Mai thông báo kèm xác nhận: Bộ phận thông báo L/c
kiểm tra uy tín của ngân hàng phát hành thông qua bảng: "Danh sách ngân
hàng có quan hệ đại lý với NHNo&PTNT Việt Nam tại các thị trường quan
trọng trên thế giới được tín nhiệm" do phòng QHQT cung cấp. Sau đó tiến
hành kiểm tra các điều kiện, điều khoản L/C , khả năng thực hiện L/C. Tham
khảo ý kiến của kiểm soát viên và đề xuất việc xác nhận có ký quỹ (mức ký
quỹ) hay không ký quỹ hoặc không xác nhận. Trên cơ sở đề xuất đó, phụ
trách phòng xem xét lại và trình GĐ quyết định, trước khi thông báo cho
khách hàng và ngân hàng phát hành. Có các trường hợp sau:
TH1: Nếu không đồng ý xác nhận: thông báo ngay cho ngân hàng phát
hành, nội dung thông báo ghi rõ "Chúng tôi không đồng ý xác nhận L/C này.
Chúng tôi đã thông báo cho người thụ hưởng không kèm theo sự xác nhận".
Đồng thời, lập thông báo không kèm sự xác nhận gửi khách hàng.
TH2: Nếu đồng ý nhận xác nhận miễn ký quỹ, lập thông báo kèm xác
nhận gửi khách hàng.
TH3: Nếu đồng ý xác nhận có ký quỹ: lập thông báo không kèm xác
nhận gửi khách hàng và ghi thêm "L/C này chỉ được xác nhận khi chúng tôi
nhận được tiền ký quỹ từ ngân hàng phát hành". Đồng thời thông báo ngay
cho ngân hàng phát hành số tiền yêu cầu ký quỹ và chỉ định ngân hàng giữ tài
khoản đẻ chuyển tiền ký quỹ.
Trường hợp Ngân hàng phát hành chấp nhận ký quỹ như yêu cầu, lập
thông báo bổ sung việc xác nhận cho khách hàng.
Trường hợp ngân hàng phát hành không chấp nhận ký quỹ và từ bỏ yêu
cầu xác nhận, lập thông báo bổ sung khẳng định việc không xác nhận cho
khách hàng.
Trường hợp Ngân hàng phát hành không chấp nhận ký quỹ nhưng vẫn
yêu cầu Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai xác nhận, phải báo cáo Lãnh
đạo phòng để trình Giám đốc quyết định.
* Trong các trường hợp NHNo&PTNT Hoàng Mai đồng ý xác nhận đều
phải có ý kiến chấp nhận của khách hàng thì mới thực hiện.
Thu phí thông báo, phí xác nhận và hạch toán:
- Nếu phí thông báo L/C, sửa đổi L/C, phí xác nhận do khách hàng chịu
thì bộ phận thông báo L/C có trách nhiệm thông báo trực tiếp cho khách
hàng: việc thu phí phái được thực hiện trước khi giao thông báo (kể cả thông
báo sơ bộ), hoặc thông báo qua ngân hàng thông báo khác: thu phí trực tiếp
ngân hàng thông báo đó và ghi rõ mức phí phải thu trên thư thông báo. Trong
cả hai trường hợp thì mức phí đều áp dụng theo biểu phí thu hiện hành của
NHNo&PTNT Việt Nam. Bộ phận này sau đó sẽ hạch toán nhập ngoại bằng
tài khoản "L/C EIB thông báo" trị giá L/C sửa đổi tăng hoặc xuất ngoại bảng
giá trị giá sửa đổi giảm.
- Nếu phí thông báo L/C, sửa đổi L/C, phí xác nhận do người mở L/C
chịu thì bộ phận thông báo L/C lập ngay điện thu đòi ngân hàng phát hành
theo biểu phí áp dùng cho các ngân hàng đại lý hiện hành. Khi nhận được
tiền thanh toán phí từ ngân hàng phát hành, họ sẽ hạch toán nội bảng thu phí
nghiệp vụ và điện phí (nếu có) của Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai số
tiền phí ngân hàng phát hành trả.
Tiếp theo, số tiền ký quỹ của ngân hàng xác nhận được hạch toán. Bộ
phận thông báo L/C khi nhận đựơc tiền kỹ quỹ từ ngân hàng xác nhận, hạch
toán số tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ thích hợp (trường hợp thông báo
kèm xác nhận có yêu cầu ngân hàng phát hành ký quỹ), đồng thời theo dõi
các khoản quỹ đã đòi: Theo dõi các khoản quỹ đã đòi phải báo cáo cho lãnh
đạo phòng về những khoản phí nước ngoài/ phí khách hàng trong nước chưa
thanh toán để có biện pháp xử lý.
Thông báo sơ bộ L/C (Pre-advice Letter of Credit):
- Khi nhận được điện L/C hoặc sửa đổi L/C ghi "Các chi tiết đầy đủ gửi
sau" hoặc một câu có nội dung tương tự, bộ phận thông báo L/C lập tức
thông báo sơ bộ gửi khách hàng, xử lý tương tự như khi tiếp nhận và thông
báo L/C hoặc sửa đổi L/C nêu trên. Tuy nhiên trên thư thông báo sơ bộ đến
khách hàng, phải ghi rõ "đây chỉ là thông báo sơ bộ, chưa có hiệu lực thi
hành". Theo dõi cho đến khi nhận được L/C , sửa đổi chính thức, thực hiện
kiểm tra và thông báo như quy định đối với L/C hoặc sửa đổi L/C nêu trên.
Tuy nhiên, sau 5 ngày làm việc mà không nhận được L/C sửa đổi chính thức,
phải tra soát với ngân hàng phát hành.
B. Tiếp nhận và xử lý bộ chứng từ thanh toán:
Bước 3: Tiếp nhận bộ chứng từ
Bộ tiếp nhận bộ chứng từ nhận bộ chứng từ từ khách hàng xuất trình
kèm theo bản gốc L/C, các sửa đổi L/C liên quan (nếu có) có xác nhận
mã/chữ ký đúng. Sau đó kiểm tra đủ loại chứng từ, lượng của từng loại chứng
từ kê trên "Giấy xuất trình chứng từ hàng xuất theo phương thức tín dụng
chứng từ trước khi ký nhận chứng từ phải ghi rõ ngày, giờ nhận chứng từ
trên "Giấy xuất trình chứng từ hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng
từ", tìm hồ sơ L/c tương ứng. Đối với những bộ chứng từ xuất trình lần đầu
theo L/C do ngân hàng khác thông báo: vào số L/C do Ngân hàng khác thông
báo và lấy số tham chiếu của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai (theo ký
hiệu của loại L/C này), vào bìa riêng cho loại L/C này và điền đầy đủ các chi
tiết trên bìa. Sau đó vào số chứng từ và chuyển chứng từ cho lãnh đạo phòng
để phân chứng từ cho thanh toán viên xử lý.
Bước 4: Xử lý bộ chứng từ
a. Kiểm tra và yêu cầu khách hàng sửa chữa chứng từ.
Thanh toán viên kiểm tra đầy đủ và ghi liệt kê số lượng chứng từ vào
"Phiếu kiểm chứng từ". Trường hợp L/C do ngân hàng khác thông báo, phải
kiểm tra chữ ký hữu quyền của Ngân hàng thông báo. Ghi chú các chi tiết bộ
chứng từ vào bảng: "Danh sách bộ chứng từ đang xử lý" của từng thanh toán
viên để theo dõi trên giấy. Tiếp theo là bước ký xác nhận (vào mặt sau của
L/C gốc) trị giá bộ chứng từ xuất trình, ngày xuất trình. Họ phải ghi số tiền
trên bìa hồ sơ L/C và kiểm tra số dư của L/C có đủ không. Kiểm tra tính hợp
lệ của chứng từ theo điều kiện quy định của L/C và sửa đổi L/C liên quan
(nêu có) và UCP 600, kiểm tra các chi tiết trên "Giấy đề nghị chiết khấu
chứng từ hàng xuất theo L/C xuất " (nếu có) theo quy chế của NHNo&PTNT
Việt Nam.
Sau khi kiểm tra, thanh toán viên ghi ý kiến của mình trrên "phiếu kiểm
chứng từ", ngày giờ kiểm tra xong, ký tên và chuyển Kiểm soát viên kiểm tra
toàn bộ chứng từ và giấy đề nghị chiết khấu trên. Sau khi đã kiểm tra, Kiểm
soát viên ghi rõ ý kiến của mình, ngày giờ kiểm tra xong, ký tên và chuyển
lại cho Thanh toán viên. Nếu kiểm soát viên không đồng nhất ý kiến với
Thanh toán viên về tình trạng của bộ chứng từ thì trình lãnh đạo phòng quyết
định (lãnh đạo phòng có thể trình Phó giám đốc phụ trách để xin ý kiến). Nếu
bộ chứng từ có sai sót, thanh toán viên phải thông báo ngay cho khách hàng,
nêu rõ từng sai sót của chứng từ để yêu cầu khách hàng sửa chữa hoặc thay
thế. Sau đó giao lại cho khách hàng (có kỹ nhận của khách hàng) những
chứng từ cần sửa chữa hoặc thay thế. Trườnghợp khách hàng không đồng ý
với ý kiến của Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai về những sai sót đã nêu,
thanh toán viên báo cáo lại phụ trách phòng để xử lý. Khi khách hàng bổ
sung, sửa chữa lại chứng từ, yêu cầu khách hàng ký xác nhận ngày giờ hoàn
tất sửa chữa chứng từ trên " phiếu kiểm chứng từ"
b. In thư gửi chứng từ và đòi tiền
- Trong trường hợp chứng từ phù hợp, nếu L/C quy định đòi tiền bằng
điện: thanh toán viên lập điện đòi tiền (sử dụng Telex/Swift có mã hoặc Swift
MT 754 nếu đòi tiền ngân hàng phát hành, MT 742 nếu đòi tiền ngân hàng
bồi hoàn được chỉ định đồng thời lập thư gửi chứng từ cho ngân hàng phát
hành nêu rõ là đòi tiền bằng Swift MT ngày ....) Nếu L/C quy định đòi tiền
ngân hàng phát hành bằng thư: thanh toán viên lập thư gửi chứng từ kèm chỉ
thị chuyển tiền để đòi tiền ngân hàng phát hành. Còn nếu L/C quy định đòi
tiền ngân hàng bồi hoàn bằng thư: thanh toán viên lập thư đòi tiên ngân hàng
bồi hoàn và thứ gửi chứng từ cho ngân hàng phát hành (trong đó có ghi rõ là
đã đòi tiền ngân hàng bồi hoàn và đính kèm thư đòi tiền đó).
- Trường hợp chứng từ không phù hợp, nếu L/C quy định đòi tiền ngân
hàng phát hành bằng điện thì không gửi điện mà chỉ lập thư gửi chứng từ nêu
rõ các điểm không phù hợp kèm chỉ thị thanh toán. Nếu L/C quy định đòi tiền
ngân hàng bồi hoàn bằng điện: không điện đòi tiền ngân hàng bồi hoàn mà
chỉ lập thư gửi chứng từ cho ngân hàng phát hành kèm theo chỉ thị chuyển
tiền. Nếu ngân hàng phát hành chấp nhận chứng từ nhưng không thực hiện
việc thanh toán mà uỷ quyền cho chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai đòi
tiền ngân hàng bồi hoàn, thanh toán viên sẽ điện đòi tiền ngân hàng bồi hoàn,
nói rõ là tiền theo sự chấp thuận của ngân hàng mở L/C bằng... ngày ....). Nếu
L/C quy định đòi tiền ngân hàng phát hành bằng thư thì lập thư gửi chứng từ
có nêu các điểm không phù hợp, và chỉ thị chuyển tiền. Trường hợp L/C quy
định đòi tiền ngân hàng bồi hoàn bằng thư: thanh toán viên không đòi tiền
ngân hàng bồi hoàn mà chỉ lập chứng từ có kèm chỉ thị chuyển tiền cho ngân
hàng phát hành. Nếu ngân hàng phát hành chấp nhận chứng từ nhưng không
thực hiện việc thanh toán mà uỷ quyền cho Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng
Mai đòi tiền ngân hàng bồi hoàn, thanh toán viên sẽ lập thư đòi tiền ngân
hàng bồi hoàn.
* Lưu ý: Hối chiếu được gửi theo quy định của L/C
c. Gửi chứng từ đòi tiền và theo dõi tiền về
Thanh toán viên gửi bộ chứng từ (có photo copy lại một bộ chứng từ để
lưu hồ sơ) cho bộ phận văn thư hoặc phòng hành chính (có ký nhận) để gửi
đòi tiền ngân hàng nước ngoài qua bưu điện thư, thư đảm bảo hoặc dịch vụ
chuyển phát nhanh (tuỳ điều kiện L/C). Sau đó nhập các chi tiết cần thiết của
bộ chứng từ vào máy- phần “xuất trình chứng từ” của chương trình Ipcad
(theo mẫu có sẵn trong chương trình), làm bút toán thu thủ tục phí thương
lượng và các phí liên quan, chiết khấu chứng từ theo yêu cầu khách hàng
(theo quy chế của Agribank), xuất ngoại bảng tài khoản “L/C do Chi nhánh
NHNo&PTNT Hoàng Mai thông báo”, số tiền trị giá bộ chứng từ và nhập
ngoại bảng tài khoản “chứng từ hàng xuất bằng L/C gửi nước ngoài đòi tiền”.
Thanh toán viên phải theo dõi hồ sơ chờ thanh toán và nhắc ngân hàng nước
ngoài thanh toán bộ chứng từ do mình xử lý.
+ Đối với L/C trả ngay: Trừ khi L/C có quy định khác, nếu quá 5 ngày
làm việc kể từ ngày điện đòi tiền (trường hợp đòi tiền bằng điện), hoặc đối
với bộ chứng từ đòi tiền bằng thư chuyển phát nhanh (courior express) thì
nếu quá 7 ngày làm việc từ ngày ngân hàng nước ngoài nhận được bộ chứng
từ (ngày ngân hàng nước ngoài nhận được chứng từ được xác định qua dịch
vụ chuỷen phát nhanh báo lại) hoặc quá 20 ngày kể từ ngày gửi chứng từ
bằng thư bảo đảm, mà không nhận được báo trả tiền hoặc báo có, thanh toán
viên phải điện nhắc ngân hàng nước ngoài trả tiền đối với những chứng từ
phù hợp, chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về tình trạng chứng từ đối với
những bộ chứng từ không phù hợp.
+ Đối với L/C trả chậm: Thanh toán viên phải theo dõi và yêu cầu ngân
hàng nước ngoài thông báo việc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ của người
mua và xác nhận ngày đáo hạn. Trong vòng 01 ngày làm việc sau ngày đáo
hạn, nếu chưa nhận được thanh toán từ ngân hàng nước ngoài, thanh toán
viên phải làm điện nhắc.
- Trường hợp chứng từ bị từ chối thanh toán, Thanh toán viên phải kiểm
tra lý do từ chối thanh toán của ngân hàng nước ngoài, thông báo cho khách
hàng về việc từ chối thanh toán để khách hàng định đoạt chứng từ. Đồng thời
điện ngày cho ngân hàng nước ngoài phản đối nếu việc từ chối không xác
đáng. Sau 5 ngày kể từ ngày Agribank điện phản đối mà không nhận được
thông tin hoặc tiếp tục bị NHNN từ chối, thanh toán viên phải thông báo
ngay cho khách hàng yêu cầu khách hàng chỉ thị giải quyết, đồng thời vẫn
tiếp tục gửi điện, thư đấu tranh với NHNN. Trường hợp ngân hàng nước
ngoài từ chối thanh toán và trả lại chứng từ gốc.
+ Nếu không có chiết khấu: Thanh toán viên trả lại bộ chứng từ cho
khách hàng (có ký nhận) thu các phí có liên quan và hạch toán xuất ngoại
bảng tài khoản “chứng từ hàng xuất bằng L/C gửi nước ngoài đòi tiền” trị giá
bộ chứng từ.
+ Nếu có chiết khấu: Thực hiện theo quy chế chiết khấu của EIB và hạch
toán xuất ngoại bảng tài khoản “Chứng từ hàng xuất bằng L/C gửi nước
ngoài đòi tiền” trị giá bộ chứng từ.
+ Trích tài khoản của khách hàng để chuyển trả phí liên quan cho ngân
hàng nước ngoài (nếu có).
C. Thanh toán bộ chứng từ
Bước 6: Tiếp nhận báo có và xử lý báo có
Bộ phận báo có, nhận báo có hợp lệ từ phòng SWIFT của NHNo&PTNT
Việt Nam vào sổ nhận điện đến/công văn đến và chuyển lãnh đạo phòng hoặc
người được phân công kiểm tra báo có là của bộ chứng từ nào để giao lại cho
Thanh toán viên đang xử lý bộ chứng từ làm bút toán.
Thanh toán viên kiểm tra ngân hàng nước ngoài có thanh toán đúng
không, nhập các chi tiết cần thiết vào máy tính phần “thanh toán L/C” của
chương trình Ipcad (theo mẫu sẵn có trong chương trình). Đồng thời làm bút
toán thanh toán, thu tiền gốc và lãi chiết khấu và phí phát sinh (nếu có) và
xuất ngoại bảng tài khoản “chứng từ hàng xuất bằng L/C gửi nước ngoài đòi
tiền” trị giá bộ chứng từ. Sau đó gọi điện thoại báo khách hàng bộ chứng từ
đã được thanh toán và xem lại toàn bộ hồ sơ sau khi thanh toán, trước khi xếp
hồ sơ để lưu.
Hiện nay, Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai đang áp dụng 3 hình
thức thanh toán sau:
- Thanh toán khi nhận được báo có của ngân hàng nước ngoài là việc
ngân hàng thanh toán tiền cho người xuất khẩu chỉ khi ngân hàng thanh toán
chấp nhận việc trả tiền ngay hoặc đã ghi có vào tài khoản của Chi nhánh
NHNo&PTNT Hoàng Mai. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất
hiện nay của ngân hàng.
- Chiết khấu miễn truy đòi: là việc Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai
mua đứt bộ chứng từ thanh toán và chịu mọi rủi ro trong việc đòi tiền người
nhập khẩu nước ngoài. Đây là hình thức thanh toán ít được sử dụng vì khả
năng chịu rủi ro và thiệt hại do phía nước ngoài không thanh toán rất lớn.
- Chiết khấu truy đòi: là việc ngân hàng chiết khấu chứng từ nhưng nếu
nước ngoài từ chối thanh toán thì ngân hàng có thể truy đòi người xuất khẩu.
Thực chất đây là nghiệp vụ ứng trước tiền hàng hay cho vay thế chấp L/C
chứ chưa phải là nghiệp vụ mua đứt bán đoạn. Bởi vì, trong trường hợp ngân
hàng chiết khấu 98% trị giá bộ chứng từ, khi ngân hàng nước ngoài trả tiền
thì Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai sẽ trả 2% còn lại sau khi đã thu lãi
và phí liên quan. Nếu ngân hàng nước ngoài không thanh toán được thì
NHNo&PTNT Hoàng Mai sẽ đòi lại số tiền đã chiết khấu, nếu lúc này người
xuất khẩu không thể thanh toán được thì NHNo&PTNT Hoàng Mai sẽ tự
động ghi nợ vào tài khoản của khách hàng và nếu trên tài khoản của khách
hàng không có tiền thì trong vòng 5 ngày làm việc ngân hàng sẽ chuyển
thành nợ quá hạn và xử lý như với trường hợp cho vay quá hạn.
2.2.2.Thực trạng hoạt động thanh toán xuât khẩu tại NHN&PTNT
Hoàng Mai
2.2.2.1.Về thị phần thanh toán xuất khẩu của NHNO&PTNT Hoàng Mai
từ năm 2005-2007.
NHNO&PTNT Hoàng Mai là một ngân hàng luôn chú trọng phát triển
dịch vụ của mình nhất là dịch vụ kinh doanh phục vụ trong lĩnh vực đối
ngoại, chính vì vậy ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng tin
tưởng đến với mình. Chính vì thế NHNO&PTNT Hoàng Mai luôn có tỷ trọng
thanh toán xuất khẩu tăng liên tục qua các năm. Và được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Doanh số và tỷ trọng thanh toán xuất khẩu của NHNO&PTNT
Hoàng Mai
Đơn vị tính : Triệu USD
Năm
Thanh toán xuất khẩu của NHNO&PTNT
Hoàng Mai
Doanh số
Tỷ trọng (%) so với toàn hệ
thống NHNO&PTNT
Việt Nam
2005 150,25 1,51
2006 186,37 1,65
2007 386,089 2
4 tháng đầu năm 2008 148,15 1,35
Nguồn :Báo cáo kinh doanh ngoại tê năm 2005-2007
Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toỏn xuất khẩu của NHNO&PTNT Hoàng Mai
năm 2005 – 4 tháng đầu năm 2008
Doanh số TTXK
150.25 186.37
386.089
148.15
0
100
200
300
400
500
2005 2006 2007 4thang 2008
Năm
T
riệ
u
U
SD
Từ bảng trên ta thấy, NHNO&PTNT Hoàng Mai là một ngân hàng tuy mới
được thành lập nhưng ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động, doanh số
xuất khẩu của NHNO&PTNT Hoàng Mai liên tục tăng qua các năm. Cụ thể
năm 2005 đã đạt 150,25 triệu USD, chiếm 1,51% tỷ trọng của toàn hệ thống
NHNO&PTNT Việt Nam, có được kết quả như vậy là do ngay từ năm đầu đi
vào hoạt động NHNO&PTNT Hoàng Mai đã chú trọng nâng cao chất lượng
phục vụ khách hàng, tập thể cán bộ NHNO&PTNT Hoàng Mai đã không
ngừng lỗ lực trên mọi phương diện từ học hỏi đổi mới nghiệp vụ, công nghệ
đến việc trao dồi kiến thức cập nhật mọi thông tin liên tục thay đổi của thị
trường. Sự tiến bộ về áp dụng công nghệ hiện đậi hoá ngân hàng, kỹ thuật
cộng với phương châm hoạt động tất cả vì khách hàng của NHNO&PTNT
Hoàng Mai đã đem lại lòng tin của nhiều bạn hàng là người xuất khẩu có nhu
cầu tìm kiếm ngân hàng phục vụ mình trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
Đến năm 2006, NHNO&PTNT Hoàng Mai tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát
triển hoạt động thanh toán xuất khẩu đạt được doanh số 186,37 triệu USD
tăng lên 36,12 triệu USD (tức tăng 20,039%) so với năm 2005 chiếm 1,65%
so với tổng kim ngạch của toàn hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam, và đến
năm 2007 đã đạt được 386,089 triệu USD tăng lên 199,719 triệu USD (tức
tăng 107,162%) so với năm 2006 và chiếm 2% so với tổng kim ngạch của
toàn hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam và chỉ trong 4 tháng đầu năm 2008
con số này đã đạt là 148,15 triệu USD chiếm 1,35% so với tổng kim ngạch 4
tháng đầu năm 2008 của toàn hê thống NHNO&PTNT Việt Nam. Ta thấy,
doanh số của NHNO&PTNT Hoàng Mai liên tục tăng năm sau so với năm
trước một tỷ lệ nhất định nhưng không nhiều.
Do đó, nhiệm vụ của NHNO&PTNT Hoàng Mai trong những năm sau là phải
khắc phục mọi khó khăn trở ngại là một Chi nhánh ra đời muộn, phải đối mặt
với sự cạnh tranh ác liệt không những giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống
mà cả các ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng quốc tế ngày một
tăng lên trong điều kiện mở cửa hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng theo cam
kết của WTO.
2.2.2.2.Tỷ trọng và doanh số sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong
thanh toán xuất khẩu
Trong các phương thức thanh toán cơ bản như: phương thức chuyển tiền,
phương thức nhờ thu, và phương thức tín dụng chứng từ, thì NHNO&PTNT
Hoàng Mai chủ yếu áp dụng phương thức tín dụng chứng từ nhiều nhất để
phục vụ thanh toán xuất khẩu, thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.2: Doanh số và tỷ trọng sử dụng các phương thức thanh toán trong
thanh toán xuất khẩu tại NHNO&PTNT Hoàng Mai
Đơn vị: Triệu USD
phương
thức
thanh
toán
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh
số
TTg(%)
Doanh
số
TTg (%)
Doanh
sô
TTg
(%)
Chuyển
tiền
31,7 17,16 37 16,43 58 16,82
Nhờ thu 15 8,12 17 7,55 28 8,12
TDCT 138 74,72 171,12 79,02 258,65 75,06
Nguồn: Báo cáo kinh doanh ngoại tệ năm 2005-2007
Biểu đồ 2.2:Doanh số của các phương thức thanh toán xuât khảu của
NHNO&PTNT Hoàng Mai năm 2005-2007
Doanh số sử dụng cac phương thức
TTXK
31.7 37 5815 17 28
138 171.12
258.65
0
100
200
300
2005 2006 2007
Năm
T
riệ
u
U
SD Chuyển tiền
Nhờ thu
TDCT
Từ bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch thanh toán xuất khẩu thực hiện tại
NHNO&PTNT Hoàng Mai chủ yếu là sử dụng phương thức tín dụng chứng
từ. Kim ngạch thanh toán của phương thức này năm sau tăng lên nhanh so
với năm trước. Cụ thể, năm 2005 chỉ đạt 138 triệu USD chiếm 74,72% (trong
khi phương thức chuyển tiền chỉ chiếm 17,16% và nhờ thu là 8,12%) thì đến
năm 2006 đã lên tới 171,12 triệu USD chiếm 79,02% (trong khi phương thức
chuyển tiền là 16,43% và nhờ thu 7,55%) và đến năm 2007 thì con số này đã
lên đến 258,65 triệu USD chiếm 75,06% (trong khi phương thức chuyển tiền
là 16,82% và nhờ thu là 8,12%).
Con số này tăng cho thấy sự ưa chuộng ngày càng nhiều của giới kinh
doanh xuất nhập khẩu đối với phương thức tín dụng chứng từ. Điều này là
hoàn toàn hợp lý vì hiện nay, rủi ro đối với các nhà kinh doanh xuất nhập
khẩu là rất lớn do hoạt động thương mại quốc tế ngày càng trở lên phức tạp
do chịu sự tác động mạnh mẽ của những biến động về chính trị, kinh tề đang
diễn ra trên thế giới, và nhất là xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng
phát triển mạnh mẽ, kéo theo thương mại quốc tế ngày càng phát triển theo
và nhất là khi Viêt Nam đã chính thưc trơ thành thành viên của tổ chức
thương mại thế giới WTO như hiện nay.
NHNO&PTNT Hoàng Mai là một chi nhánh ngay từ khi ra đời đã áp
dụng luôn công nghệ hiện đai hoá ngân hàng, vì thế hoạt động thanh toán
quốc tế được áp dụng rất thuận lợi nhanh chóng, do đó NHNO&PTNT Hoàng
Mai là một chi nhánh ngân hàng được nhiều nhà xuất khẩu trong nước lựa
chọn làm ngân hàng để thực hiện thanh toán. Bạn hàng giao dịch của
NHNO&PTNT Hoàng Mai là tại các thị trướng Châu Âu với mặt hàng chủ
yếu là dệt may, thực phẩm, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; thị trường Nhật
Bản với mặt hàng là cà phê, thực phẩm...và một số thị trường khác như Pháp,
Mỹ, Italia, Singapore, Thái lan,...
Mặc dù NHNO&PTNT Hoàng Mai có khối lượng khách hàng trong nước
thanh toán lớn nhưng giá trị thanh toán mỗi lần thường thấp, làm tăng chi phí
giao dịch cho cả ngân hàng và khách hàng khi áp dụng phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ. Hơn thế nữa, việc thu hồi và thanh toán tiền đôi khi
còn gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân từ phía người thanh toán nước
ngoài hoặc từ người nhập khẩu hoặc từ chính bản thân ngân hàng. Và thực tế
cho thấy có một số khách hàng trước đây giao dịch với NHNO&PTNT Hoàng
Mai nhưng thời gian gần đây lại chuyển sang giao dịch với các ngân hàng
khác. Ngoài ra, một số nhà xuất khẩu trong nước thiết lập được mối quan hệ
vững chắc với người nhập khẩu nước ngoài thì họ thường chuyển sang sử
dụng phương thức thanh toán khác nhằm đạt hiệu quả hơn như nhờ thu hay
chuyển tiền. Đó là những vấn đề mà NHNO&PTNT Hoàng Mai phải xem xét,
tìm hiểu và đưa ra biện pháp xử lý nhằm thu hút được nhiều khách hàng hơn
để phát huy thế mạnh vốn có của mình trong lĩnh vực thanh toán quốc tế
thông qua việc sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ phục vụ
người xuất khẩu trong nước.
2.3. Hoạt động thanh toán Nhập khẩu
2.3.1. Quy trình nghiệp vụ cụ thể
Trong quy trình thanh toán nhập khẩu sử dụng phương thức tín dụng
chứng từ, NHNo&PTNT Hoàng Mai đóng vai trò là ngân hàng phát hành thư
tín dụng. Ngân hàng có trách nhiệm cam kết thanh toán cho người hưởng lợi
nước ngoài. Nghiệp vụ chủ yếu của NHNo&PTNT Hoàng Mai bao gồm hai
nghiệp vụ cơ bản sau:
Phát hành L/C
Tiếp nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ và thanh toán.
Có thể tóm tắt quy trình thanh toán nhập khẩu qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2. Quy trình thanh toán nhập khẩu theo phương thức TDCT
(3
)
(4
)
(6
)
(1
)
(6
)
Người
Nhập khẩu
Bộ phận nhận
chứng từ
Ngân hàng Thanh toán
A. Phát hành L/C
Bước 1: Khách hàng viết đơn yêu cầu ngân hàng phát hành L/C
Hồ sơ bao gồm: thư yêu cầu phát hành L/C (theo mẫu) có đầy đủ chữ ký
của chủ tài khoản và kế toán trưởng: bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương
hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng: bản sao giấy chứng nhận
đăng ký mã số doanh nghiệp; văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại
hoặc Bộ quản lý chuyên ngành. Bộ phận tiếp nhận chứng từ tại
NHNo&PTNT Hoàng Mai sẽ kiểm tra số lượng và sự hợp lệ của các giấy tờ
trên, sau đó ký và ghi rõ ngày giờ nhận.
Bước 2: Thanh toán viên kiểm tra nội dung thư yêu cầu mở L/C
Nếu nội dung không rõ ràng, các điều kiện, chỉ thị có sự mâu thuẫn thì
thanh toán viên sẽ hướng dẫn và yêu cầu khách hàng thanh toán hoàn chỉnh
lại trước khi phát hành L/C chứ không được tự động sửa chữa hoặc bổ sung
thay cho khách hàng.
Sau đó, thanh toán viên sẽ kiểm tra nguồn vốn đảm bảo thanh toán L/C
của khách hàng. Nếu L/C được phát hành bằng vốn tự có, khách hàng ký quỹ
100% thì phải kiểm tra đảm bảo là khách hàng có đủ số tiền đó. Nếu khách
hàng không ký quỹ đủ hoặc có yêu cầu miễn giảm mức ký quỹ, các bộ phận
có liên quan sẽ nghiên cứu để xuất trình hội đồng tín dụng và /hoặc lãnh đạo
ngân hàng quyết định. Nếu L/C được phát hành bằng vốn vay của
NHNo&PTNT Hoàng Mai thì thanh toán viên sẽ căn cứ vào phiếu duyệt phát
hành L/C của bộ phận tín dụng đã được ban lãnh đạo NHNo&PTNT Hoàng
Mai phê duyệt để phát hành L/C. Trường hợp L/C được phát hành do có một
bên thứ ba bảo lãnh thì thanh toán viên sẽ căn cứ vào thư bảo lãnh ngân hàng
phê duyệt để phát hành L/C. Nếu điều kiện đã được người nhập khẩu thực
hiện đầy đủ thì NHNo&PTNT Hoàng Mai sẽ tiến hành mở thư tín dụng.
Bước 3: Phát hành L/C
Thanh toán viên mở L/C cho khách hàng đăng ký số tham chiếu L/C và
đưa dữ liệu vào máy tính. Nếu L/C được phát hành bằng điện thì phải có
Testkey, hoặc sử dụng mẫu điện MT700, MT701 nếu phát hành qua mạng
SWIFT, hoặc nếu phát hành bằng thư thì sử dụng toàn bộ hai mẫu điện trên
kèm theo mẫu. Sau đó, thanh toán viên sẽ hạch toán nội bảng số tiền ký quỹ,
nhập ngoại bảng số tiền phát hành L/C và thu phí phát hành. Toàn bộ hồ sơ
cùng điện / thư phát hành L/C được trình phụ trách phòng ký duyệt. Sau đó,
giao một bản sao L/C cho khách hàng đồng thời lập hồ sơ L/C và lưu hồ sơ
theo dõi, chuyển gửi L/C cho người hưởng lợi.
Trường hợp khách hàng yêu cầu mở L/C xác nhận, thanh toán viên sẽ
kiểm tra thêm điều khoản quy định xác nhận. Nếu phí xác nhận do người mua
chịu thì phải xác định rõ nguồn tiền trả phí xác nhận. Nếu phí xác nhận do
người bán chịu thì phải ghi rõ trong L/C tên, địa chỉ đầy đủ của ngân hàng xác
nhận. Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng phát
hành L/C chỉ định.
Sau khi phát hành L/C, nếu khách hàng có yêu cầu sửa đổi thì phải xuất
trình thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu) kèm văn bản thoả thuận giữa người
mua và người bán (nếu có). Căn cứ vào yêu cầu khách hàng, thanh toán viên
sẽ phát hành sửa đổi gửi ngân hàng thông báo. Sửa đổi có thể đựơc lập bằng
SWIFT MT707 hoặc Telex có mã hoặc thư có đầy đủ chữ ký được uỷ quyền.
Mọi hồ sơ cùng điện, thư sửa đổi L/C phải trình phụ trách phòng ký duyệt và
vào bìa hồ sơ L/C để theo dõi, đồng thời phải thông báo cho ngân hàng người
xuất khẩu biết.
B. Tiếp nhận chứng từ, kiểm tra, giao chứng từ và thanh toán
Bước 4 và 5: Ngân hàng người xuất khẩu đòi tiền NHNo&PTNT
Hoàng Mai
Nếu L/C cho phép đòi tiền bằng điện, phụ trách phòng hoặc người được
phân công sẽ kiểm tra điện trước khi nhận. Nếu điện không thuộc phòng xử
lý, phải trả lại ngay chứng từ cho trung tâm thanh toán ngân hàng
NHNo&PTNT Hoàng Mai trên mạng. Nếu đúng thì nhận điện, giao hoặc đẩy
điện trên mạng cho các thanh toán viên liên quan và in bảng kê điện đã nhận.
Đối với điện đòi tiền thông báo chứng từ thì thanh toán viên kiểm tra đối
chiếu với điều kiện thanh toán, chỉ dẫn thanh toán quy định trong L/C, kiểm
tra nguồn tiền thanh toán. Nếu phù hợp thì lập điện trả tiền bằng SWIFT theo
mẫu quy định hoặc bằng Telex. Sau đó tất toán tài khoản ký quỹ vào lần
thanh toán cuối cùng (nếu có), hạch toán xuất ngoại bằng số tiền thanh toán
cho nước ngoài, rút số dư trên hồ sơ L/C. Cuối cùng, trình toàn bộ điện trả
tiền và các chứng từ liên quan và hồ sơ L/C cho phụ trách phòng ký duyệt.
Đối với điện đòi tiền thông báo chứng từ không phù hợp thì thanh toán viên
phải lập thông báo cho khách hàng kèm một bản sao điện ngân hàng nước
ngoài thông báo chứng từ không phù hợp. Nếu người nhập khẩu chấp nhận sai
sót và đồng ý thanh toán thì ngân hàng thực hiện đúng như các bước nêu trên,
nếu người nhập khẩu không chấp nhận thanh toán thì lập điện từ chối thanh
toán trình phu trách phòng ký gửi ngân hàng nước ngoài cho nhận bộ chứng
từ để xử lý.
Khi bộ chứng từ đến, bộ phận tiếp nhận chứng từ sẽ ký nhận chứng từ do
bộ phận văn thư giao lại cho thanh toán viên liên quan, đồng thời mở sổ theo
dõi. Thanh toán viên đối chiếu chứng từ với hồ sơ L/C, kiểm tra tất cả chứng
từ trong vòng hai ngày làm việc kể từ ngày nhận đựơc chứng từ về sự phù
hợp của nội dung, số lượng chứng từ so với các điều khoản quy định trong
L/C và sửa đổi L/C (nếu có) và ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng
từ. Sau đó, trình kiểm soát viên hoặc phụ trách phòng kiểm tra lại.
Nếu qua kiểm tra phát hiện bộ chứng từ có sai sót mà ngân hàng nước
ngoài điện đòi tiền xác nhận chứng từ phù hợp hoặc có thông báo chứng từ có
sai sót nhưng khách hàng đã chấp nhận sửa sai sót đó thì thanh toán viên phải
trình cho phụ trách phòng để thông báo cho khách hàng. Nếu khách hàng
chấp nhận sai sót đó, thanh toán viên sẽ giao chứng từ cho khách hàng. Nếu
kahchs hàng từ chối thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán một phần thì thanh
toán viên cũng sẽ lập điện từ chối thanh toán /chấp nhận thanh toán một phần
gửi ngân hàng nước ngoài.
Đối với những chứng từ mà ngân hàng nước ngoài điện thông báo có sai
sót, khách hàng chưa chấp nhận sai sót. NHNo&PTNT Hoàng Mai đã điện từ
chối, và qua kiểm tra bộ chứng từ phát hiện thêm lỗi thì thanh toán viên phải
thông báo trình phụ trách phòng để tiếp tục từ chối thanh toán và ghi rõ chờ
sự định đoạt của họ, đồng thời thông báo để khách hàng cho ý kiến. Nếu
khách hàng đồng ý thanh toán thì thanh toán viên sẽ lập điện trả tiền và thu
phí sai sót.
Nếu L/C cho phép đòi tiền bằng thư, sau khi kiểm tra chứng từ phù hợp
thì thanh toán viên lập thông báo cho khách hàng (theo mẫu). Sau 3 ngày làm
việc kể từ ngày thông báo mà khách hàng không có ý kiến phản đối thì thanh
toán viên thực hiện trả tiền theo hướng dẫn của L/C và quy định cảu
NHNo&PTNT Hoàng Mai.
Nếu chứng từ không phù hợp, thanh toán viên sẽ lập điện từ chối thanh
toán gửi ngân hàng nước ngoài và chỉ ra những điểm không hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNO&PTNT chi nhánh Hoàng Mai.pdf