Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam: Báo cáo tốt nghiệp
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân
hàng Ngoại Thương Việt Nam”
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ .......................................8
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................... 8
1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM) .................................... 8
1.1.2. Hoạt động của NHTM ................................................................... 9
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn ........................................................ 10
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn .......................................................... 12
1.1.2.3. Hoạt động khác ...................................................................... 13
1.2. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ .................................................. 16
...
80 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân
hàng Ngoại Thương Việt Nam”
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ .......................................8
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................... 8
1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM) .................................... 8
1.1.2. Hoạt động của NHTM ................................................................... 9
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn ........................................................ 10
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn .......................................................... 12
1.1.2.3. Hoạt động khác ...................................................................... 13
1.2. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ .................................................. 16
1.2.1 Khái niệm ngân hàng điện tử ........................................................ 16
1.2.2. Các dịch vụ ngân hàng điện tử: .................................................... 18
1.2.2.1. Các điểm chấp nhận thanh toán( EFTPOS- Electronic Fund
Transfer At Point Of Sale) .................................................................. 18
1.2.2.2. Hệ Thống máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine-
ATM) ................................................................................................. 19
1.2.2.3. Ngân hàng qua điện thoại (Phone & mobile-Banking) ........... 20
1.2.2.4. Ngân hàng tại nhà (Homebanking) ........................................ 21
1.2.2.5. Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) ............................... 22
1.2.3. Sự cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ......................... 22
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngân hàng điện
tử: .......................................................................................................... 24
1.2.4.1. Vấn đề về vốn: ....................................................................... 25
1.2.4.2. Vấn đề về công nghệ ............................................................. 25
1.2.4.3.Vấn đề an toàn bảo mật: ......................................................... 26
1.4.4.Vấn đề quản trị và phòng ngừa rủi ro ............................................ 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .................................................................................... 28
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG.................................. 28
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. .................................................. 28
2.1.2 Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 30
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh.................................................... 31
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn ......................................................... 32
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng: ............................................................... 32
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế ................................................ 33
2.1.3.4. Hoạt động kinh doanh thẻ. ..................................................... 34
2.1.3.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. ............................................. 35
2.1.3.6. Hoạt động kinh doanh chứng khoán (thông qua công ty
con- công ty chứng khoán VCB VCBS) ............................................. 35
2.2. THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ EBANKING TẠI VCB ........................... 36
2.2.1 Những dịch vụ E-Banking mà VCB đang cung cấp ...................... 36
2.2.1.1 Hệ thống máy ATM và thẻ thanh toán của VCB ..................... 36
2.2.1.2 VCB iB@anking .................................................................... 40
2.2.1.3.SMS Banking ......................................................................... 41
2.2.1.4 VCB Money ........................................................................... 42
2.2.2. Đánh giá về khả năng phát triển. .................................................. 47
2.2.2.1.Quan hệ đối với khách hàng, các tổ chức tín dụng trong và
ngoài nước ......................................................................................... 47
2.2.2.2. Các kế hoạch triển khai sản phẩm mới ................................... 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG..................................................................................... 58
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN E-BANKING ...................................... 58
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ................................................ 59
3.2.1. Vốn đầu tư. .................................................................................. 60
3.2.2. Hạ tầng cơ sở và giải pháp công nghệ .......................................... 62
3.2.3. Nguồn nhân lực trình độ cao. ....................................................... 66
3.2.4. Hỗ trợ về mặt pháp lý, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực. ............... 67
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 71
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1. Số lượng thẻ thanh toán .............................................. 37
Biểu đồ 2.2. POS ............................................................................ 37
Biểu đồ 2.3. Số lượng máy ATM .................................................... 38
Bảng 2.4.Quá trình triển khai dịch vụ VCB-Money ........................ 42
Hình 2.5 Mẫu của cổng kết nối RSA secureID. ............................... 44
Biểu đồ 2.6. Số lượng khách hàng của VCB iB@king và SMS
banking tính đến cuối 2007 ............................................................. 47
Biểu 2.7. Tỷ trọng sử dụng các dịch vụ trong VCB iB@nking ........ 49
Biểu đồ 2.8. Số lượng giao dịch qua kênh ....................................... 51
Bảng 2.9. Tổng kết hiệu quả 3 năm hoạt động ................................ 52
Danh mục các chữ cái viết tắt
1. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – VCB
2. Ngân hàng điện tử E-Banking
3. Ngân hàng thương mại NHTM
4. Tổ chức tín dụng TCTD
5. Tổ chức kinh tế TCKT
6. Ngân hàng nhà nước NHNH
7. Công ty chứng khoán CTCK
8. Nhà đầu tư NĐT
LỜI NÓI ĐẦU
Xu hướng phát triển tất yếu của ngân hàng hiện đại trong thời kì hội
nhập là xu hướng điện tử hóa các dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng Việt
Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Các hội thảo về E-Banking được tổ
chức hàng năm thu hút ngày một nhiều sự quan tâm chú ý của các ngân hàng
cũng khẳng định xu thế này.
Các NHTM Việt Nam hiện nay nếu so sánh với trình độ phát triển của
các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn có 1 khoảng cách rất
xa và các ngân hàng cần phải nỗ lực hết sức để có thể đuổi kịp. Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam có thể coi là ngân hàng đi đầu trong việc phát triển
các dịch vụ ngân hàng điện tử, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở những bước đầu
tiên. Các dịch vụ ngân hàng điện tử cần phải được quan tâm và đầu tư hơn
nữa, cần phải được coi là trọng tâm trong chiến lược phát triển ngân hàng
hiện đại đã thúc đẩy em lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam”. Trong chuyên đề này, ngoài
việc giới thiệu một cách cụ thể về các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử mà
ngân hàng đang cung cấp, người viết còn đánh giá về tình hình phát triển của
các dịch vụ này trong những năm qua đồng thời tìm hiểu về phương hướng
phát triển trong thời gian tới.
Kết cấu của chuyên đề này được chia làm 3 phần như sau:
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử- chương này sẽ
tập trung giới thiệu khái quát về dịch vụ ngân hàng điện tử. Giới thiệu tổng
quan về các loại hình dịch vụ hiện đang được cung cấp trên thế giới, về những
thuận tiện và lợi ích mà những dịch vụ này mang lại cho khách hàng và nền
kinh tế.
Chương 2: Thực trạng các dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam(VCB). Phần này sẽ đi vào cụ thể các dịch vụ ngân
hàng điện tử mà VCB đang cung cấp cho khách hàng, đánh giá những mặt
tích cực và những hạn chế của các dịch vụ này
Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Phần này sẽ tập trung vào việc
xác định xu hướng phát triển của ngân hàng điện tử trong thời gian tới, qua đó
đưa ra những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử từ góc độ
của ngân hàng là VCB và góc độ từ phía cơ quan quản lý nhà nước là ngân
hàng nhà nước (NHNN) và các cơ quan chức năng khác có liên quan.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM)
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nến
kinh tế. Với vai trò là một tổ chức tài chính trung gian chuyển vốn từ nơi thừa
vốn sang nơi thiếu vốn trong nền kinh tế. Trên thực tế có nhiều cách định
nghĩa khác nhau về NHTM tuy nhiên cách định nghĩa dựa trên phương diện
những loại hình dịch vụ mà nó cung cấp được coi là cách tiếp cận tổng quát.
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài
chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực
hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào
trong nền kinh tế.
Theo luật các tổ chức tín dụng thì định nghĩa Hoạt động ngân hàng là
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên
là nhận tiền gửi và sử dựng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ
thanh toán.
1.1.2. Hoạt động của NHTM
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ
tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và
thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh
doanh nào trong nền kinh tế.
Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Với
các chức năng như: trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán, trung
gian thanh toán… ngân hàng đang ngày càng khẳng định vị thế của mình, trở
thành một tổ chức không thể thiếu trong sự đi lên và phát triển của bất kỳ một
quốc gia nào.
Để thực hiện tốt chức năng của mình, ngân hàng đã đưa ra nhiều loại
hình dịch vụ trong đó có thể kể đến các hoạt động sau:
Hoạt động huy động vốn
Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động khác
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Đây là hoạt động rất quan trọng và ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động
của NHTM. Theo đó, ngân hàng sẽ huy động từ đó tạo nguồn vốn cho
NHTM. Có nhiều cách khác nhau để hình thành nên nguồn vốn này.
- Tiền gửi
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
tiền của ngân hàng. Đây là nghiệp vụ đầu tiên của một NHTM khi đi vào hoạt
động. Ngân hàng mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho
khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền gửi của các tổ chức doanh
nghiệp và dân cư. Để có được nguồn tiền chất lượng và dồi dào, ngân hàng đã
đưa ra nhiều hình thức huy động tiền gửi như
Tiền gửi thanh toán: là tiền của doanh nghiệp hoặc các nhân gửi vào
ngân hàng đẻ nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Loại tiền này chiếm tỷ
trọng khá lớn( khoảng trên dưới 50%) nguồn vốn của NHTM. Đặc điểm của
nguồn tiền này là lãi suất rất thấp hoặc không phải trả lãi nhưng tính chất vận
động khá phức tạp đòi hỏi khi ngân hàng sử dụng phải thận trọng, tránh rơi
vào tình trạng mất khả năng thanh toán
Tiền gửi có kỳ hạn: theo đó, khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) tự
mang tới ngân hàng gửi trong một thời gian xác định với lãi suất xác định,
nếu khách hàng rút ra trước hạn sẽ chỉ được nhận lãi suất rất thấp. Loại hình
tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tiền gửi thanh toán, có dặc điểm là
lãi suất cao hơn, vận động ổn định hơn tạo cho ngân hàng chủ động hơn trong
thanh toán.
Một nguồn khác mà ngân hàng có thể huy động là vay từ NHNN.
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của
NHTM.Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán)
NHTM thường vay NHNN dưới hình thức tái chiết khâu hoặc tái cấp vốn.
NHTM cũng có thể đi vay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị
trường liên ngân hàng. Nguồn này cũng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu dự
trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung và thay thế cho
nguồn vay từ NHNN.
Bên cạnh đó, cũng giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng
cũng vay mượn bằng cách phát hành giấy nợ như: kỳ phiếu, tín phiếu, trái
phiếu… trên thị trường vốn. Thông thường đây là nguồn vay trung và dài hạn
nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. Những ngân
hàng có uy tín và trả lãi cao sẽ vay mượn được nhiều hơn. Khả năng vay
mượn còn phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng
chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng.
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Từ những nguồn đã huy động ở trên, ngân hàng đưa vào sử dụng để thu
lợi nhuận
- Ngân quỹ: bản chất là dự trữ của NHTM. Ngân quỹ tồn tại dưới
hình thức sau:
Dự trữ bắt buộc: Ngân hàng luôn phải giữ lại một tỷ lệ tiền nhất
định theo quy định của NHNN khi nhận tiền gửi từ các tổ chức và cá nhân.
Lượng tiền này sẽ nộp cho NHNN và chỉ được rút ra khi ngân hàng lâm vào
tình trạng phá sản.
Dự trữ vượt quá: được tồn tại dưới dạng tồn quỹ nghiệp vụ của ngân
hàng. Cũng như dự trữ bắt buộc, ngân hàng luôn phải giữ lại một lượng tiền
nhất định (không bắt buộc theo tỷ lệ của NHNN) để ngăn chặn khả năng mất
khả năng thanh toán của chính mình.
- Cho vay
Theo đó, ngân hàng sẽ nhường quyền sử dụng vốn cho khách hàng
trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện nhất định về: lãi suất, thời
han, tài sản thế chấp…Đây là hoạt động sử dụng vốn lớn nhất của ngân hàng.
Các hình thức cho vay của ngân hàng rất đa dạng từ cho vay thương
mại, cho vay tiêu dùng và cho vay để tài trợ cho dự án. Cho vay thương mại
là hình thức cho vay được áp dụng ở thời kì đầu của các ngân hàng. Các ngân
hàng thực hiện họat động chiết khấu thương phiếu mà xét về bản chất chính là
tài trợ cho người bán, thông qua việc chiết khấu thương phiếu, người bán
được nhận tiền hàng bán chịu trước thời hạn, giúp làm giảm thời gan thu nợ,
tăng vòng quay tiền qua đó mà tăng hiệu quả kinh doanh. Sau đó ngân hàng
tiến tới tài trợ cho trực tiếp cho cả người mua bằng cách cho họ vay tiền để dự
trữ hàng hóa nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng có hình thức tài trợ cho các cá nhân thông qua việc cho vay
tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay
đối với các cá nhân và hộ gia đình do các khoản cho vay tiêu dùng có rủi ro
vỡ nợ khá cao khi mà người có nguồn thu nhập chính cho cả gia đình gặp tai
nạn, ốm đau, bệnh tật hay mất khả năng lao động thì việc hoàn trả các khoản
nợ gần như là không thể. Tuy nhiên sau này khi đời sống người lao động, cán
bộ công cức được nâng lên đồng thời cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay
gắt giữa các ngân hàng với nhau nên đã buộc các ngân hàng chú ý tới đối
tượng khách hàng tiềm năng này. Nhờ có động lực này, tín dụng cá nhân ngày
càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Các ngân hàng thường cũng rất quan tâm đến việc tài trợ cho các dự án.
Ngân hàng xem xét các dự án khả thi và ra quyết định tài trợ cho các dự án
này. Việc tài trợ cho các dự án có tính rủi ro cao nhưng lại mang lại lợi nhuận
cao nên các ngân hàng trước khi tài trợ cho dự án thường thẩm định rất kĩ.
- Đầu tư:
NHTM tiến hành đầu tư với ngoài mục đích tìm kiếm lợi nhuận thì
ngân hàng còn có các mục tiêu về làm giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, chẳng hạn như việc đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn
ngoiaf mục tiêu sinh lời, các chứng khoán đõ còn là tấm đệm để đỡ cho ngân
hàng không mất khả năng thanh khoản khi thiếu hụt tiền mặt. Bên cạnh các
ngân hàng tiến hành đầu tư vào các loại cổ phiếu của các công ty thuộc các
lĩnh vực khác nhau để thâm nhập vào nền kinh tế, có thể hình thành tập đoàn
tài chính, điều tiết doanh nghiệp…
1.1.2.3. Hoạt động khác
Ngoài hai hoạt động trên, NHTM còn tiến hành nhiều hoạt động trung
gian khác nhằm thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính, trung gian thanh
toán của mình
Theo đó, ngân hàng đứng giữa các chủ thể tiến hành cung cấp các dịch
vụ tài chính. Có thể kể ra một vài hoạt động sau:
- Mua bán ngoại tệ: Hoạt động này là hoạt động cơ bản đầu tiên của
ngân hàng lúc mới sơ khai. Việc mua bán ngoại tệ hiện nay ngoài hình thức
đơn giản và thông dụng là giữa khách hàng với ngân hàng. Các ngân hàng còn
tham gia mua bán ngoại tệ lẫn nhau trên thị trường ngoại hối (FOREX). Thị
trường này còn có các công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi ro như SWAP,
FUTURE, FORWARD...
- Quản lý ngân quỹ: các ngân hàng thường quản lý tài khoản tiền gửi
thanh toán của doanh nghiệp và các cá nhân và vì thế ngân hàng có mối liên
hệ khá chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do đó hiện nay các ngân hàng còn
cung câp thêm dịch vụ quản lý ngân quỹ cho khách hàng, trong đó ngân hàng
đảm nhiệm việc quản lý thu chi, tiến hành đầu tư phần tiền mặt tạm thời dư
thừa vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách
hàng có nhu cầu thanh toán cần sử dụng đến tiền.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán: ngân hàng sẽ giữ vai trò là trung
gian thực hiện các hoạt động thanh toán theo yêu cầu cho khách hàng. Thông
qua ngân hàng khách hàn có thể trực tiếp tự thực hiện việc thanh toán thông
qua hoạt động chuyển tiền.Chuyển tiền là việc ngân hàng làm theo yêu cầu
của khách hàng chuyển trả tiền cho một người ở một địa phương hoặc quốc
gia khác. Ở đây ngân hàng chỉ đóng vai trò là người thay mặt người trả tiền
chuyển tiền đến người nhận đã được chỉ định từ trước. Ngoài ra các ngân
hàng còn cung cấp dịch vụ thanh toán bằng các phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt như: séc, L/C, hối phiếu, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi… Các
tiện ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt như là an toàn, nhanh chóng,
chính xác, tiết kiệm chi phí đã góp phần rút ngắn thời gian thu hồi vốn, nâng
cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.Nhiều hình thức thanh toán được
chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các
ngân hàng trong nước mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các ngân
hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ cho nhau thông qua hệ thống thanh toán
điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng trung ương, Quy mô của hoạt động thanh
toán ngày càng được mở rộng, việc áp dụng các công nghệ hiện đại cũng làm
cho hoạt động thanh toán đạt hiêu quả cao.
- Cung cấp các dịch vụ tiện ích như:
Uỷ thác: ngân hàng sẽ thay mặt khách hàng thực hiện nghĩa vụ tài
chính với chủ thể khác. Dịch vụ ủy thác vay hộ, ủy thác vốn để cho vay hộ, ủy
thác phát hành, thậm chí là ủy thác trong các di chúc, quản lý tài sản cho
người đã qua đời...
Tư vấn: Ngân hàng là một tổ chức chuyên về tài chính, có trong
tay rất nhiều các chuyên gia tài chính do vậy ngân hàng sẵn sàng tư vấn về
đầu tư, quản lý tài chính, thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và được
khá nhiều khách hàng tin tưởng.
Bảo lãnh: Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng mua chịu
trang thiết bị hoặc hàng hóa, phát hành chứng khoán hoặc vay vốn của các tổ
chức tín dụng khác...Dịch vụ bảo lãnh đang phát triển mạnh và ngày càng đa
dạng trong những năm gần đây. Đặc biệt đối với những ngân hàng có uy tín
thì tỷ trọng của hoạt động này là khá cao trong tổng nguồn thu của ngân hàng.
Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: Do tính cạnh tranh
giữa các ngân hàng ngày càng cao, nên các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ
môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái
phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh
chứng khoán. Trong một vài trường hợp, các ngân hàng tự thành lập các công
ty chứng khoán trực thuộc để hoạt động thuận tiện hơn.
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: Từ nhiều năm nay, ngân hàng đã
bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường
hợp khách hàng bị chết, tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng
lao động.
Ngoài ra ngân hàng còn liên doanh với các công ty bao hiểm để trở
thành địa lý bán bảo hiểm cho họ. Các ngân hàng, với lợi thế là có một mạng
lưới chi nhành rộng khắp có thể giúp các công ty bảo hiểm triển khai các hợp
đồng của mình được thuận tiện và tiết kiệm chi phí một cách tối đa còn về
phía ngân hàng thì được hưởng hoa hồng cho hoạt động này.
1.2. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
1.2.1 Khái niệm ngân hàng điện tử
Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mọi người đều quá bận rộn với
công việc của mình thì các dịch vụ được cung cấp dựa trên các ứng dụng mới
về công nghệ đang là một trảo lưu không thể thiếu của cuộc sống. Ngân hàng
với vai trò là người cung cấp các dịch vụ cao cấp, dịch vụ tài chính cho các
khách hàng đang cố gắng làm cho việc giao dịch qua ngân hàng trở nên ngày
càng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Các dịch vụ ngân hàng điện tử lần lượt
ra đời trên thế giới từ các hệ thống thanh toán liên ngân hàng nhỏ lẻ phát triển
thành những hệ thống thanh toán toàn cầu, các máy rút tiền tự động ATM
được lần đầu tiên ra mắt công chúng vào năm 1969 tại Chemical Bank ở New
York (Mỹ). Sự ra đời của máy ATM thực sự là một dấu mốc quan trọng trong
sự phát triển của ngân hàng điện tử, ngân hàng Chemical đã tuyên bố: “Kể từ
ngày 2/9, ngân hàng chúng tôi sẽ mở cửa lúc 9 giờ sáng và sẽ không bao giờ
đóng cửa nữa". Đó thực sự là một sự tiện lợi tuyệt với cho các chủ sở hữu thẻ
tín dụng.
Tuy chưa có một định nghĩa đầy đủ về ngân hàng điện tử nhưng ngân
hàng điện tử được hiểu như là một phương thức cung cấp các sản phẩm mới
và sản phẩm truyền thống đến người tiêu dùng thông qua con đường điện tử
và các kênh truyền thông tương tác. Các chuyên gia công nghệ ngân hàng cho
rằng, xu hướng toàn cầu hoá môi trường kênh phân phối điện tử trong lĩnh
vực ngân hàng đang dịch chuyển sự tập trung từ chú trọng sản phẩm thành
chú trọng khách hàng.
Các dịch vụ ngân hàng điện tử ngày nay không chỉ giới hạn trong các
kênh truyền thống như ATM mà phát triển dựa trên một nền tảng khoa học
công nghệ mới mà Internet chính là cầu nối mang lại sự phát triển cho ngân
hàng điện tử. Sự tiện lợi của Internet khi mà bạn có thể ngồi ở bất cứ đâu
trong phòng riêng, tại văn phòng cơ quan hay thậm chí tại một quán cafe
Internet mà vẫn có thể sử dụng được các dịch vụ ngân hàng. Internet đã tạo ra
một nền tảng lớn lao cho sự phát triển dựa trên một hệ thống mạng toàn cầu
(world wide web). Các trang mua sắm trực tuyến như www.emuasam.com
hay www.sieuthi8x.com ngày càng phỏ biến thì nhu cầu đối với các cách thức
thanh toán trực tuyến thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử lại càng lớn do
việc mua sắm qua mạng đặt ra yêu cầu đối với phương thức thanh toán nhanh
chóng, tiện lợi mà lại an toàn, đảm bảo được lợi ích cho cả hai bên mua và
bán.
1.2.2. Các dịch vụ ngân hàng điện tử:
Dịch vụ ngân hàng điện tử là một hệ thống các dịch vụ được cung cấp
cho phép khách hàng truy nhập từ xa đến ngân hàng. Các dịch vụ này được
phát triển dựa trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin. Các dịch
vụ này nhằm giúp khách hàng thu thập thông tin, thực hiện các giao dịch
thanh toán, tài chính dựa trên các khoản lưu kí tại ngân hàng. Các dịch vụ
ngân hàng điện tử bảo gồm:
1.2.2.1. Các điểm chấp nhận thanh toán( EFTPOS- Electronic Fund
Transfer At Point Of Sale)
Các thiết bị vi tính được trang bị trong siêu thị hay tại các cửa hàng cho
phép khách hàng thanh toán một cách nhanh chóng các hóa đơn cho hàng hóa
và dịch vụ tại nơi mua hàng thông qua hệ thống điện tử. Hệ thống này được
đặt tại các điểm bán lẻ khách hàng sau khi lựa chọn loại hàng hóa mình cần
thì tiến hành thanh toán bằng cách đưa thẻ cho nhân viên thanh toán kiểm tra
thẻ trên máy. Khách hàng xác nhận giao dịch bằng cách kí vào hóa đơn hay
sử dụng mã số cá nhân PIN (Personal Identity Number). Ngân hàng sau khi
có thông tin về giao dịch anfy sẽ lập tức hạch toán nợ vào tài khoản của khách
hàng và ghi có tương ứng vào tài khoản cảu cảu hàng. Hoạt động thanh toán
sử dụng thẻ qua các máy thanh toán tại điểm bán hàng làm giảm chi phí về in
ấn hóa đơn, kiểm đếm cũng như làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông. Cả
thẻ tín dụng (Credit Card) và thẻ ghi nợ (Debit Card) đều có thể sử dụng hình
thức này.
Đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông dụng hiện nay.
Ở các nước hiện đại, việc sử dụng tiền mặt để thanh toán cho hàng hóa hay
dịch vụ là việc hiếm gặp, trừ các trường hợp mà giá trị hóa đơn nhỏ như việc
bạn đi mua 1 cốc cafe hay thanh toán cho 1 chiếc pizza gọi đến nhà. Điều này
góp phần đáng kể đến việc làm giảm lượng tiền mặt lưu thông vì lượng tiền
được sử dụng trong hoạt động mua sắm tiêu dùng là khá lớn. Hiện nay tỷ lệ
sử dụng tiền mặt ở Việt Nam là rất cao, lên tới hơn 90% việc thanh toán là sử
dụng tiền mặt, Đặc biệt là đối với các cá nhân khi mà việc thanh toán thông
qua các điểm chấp nhận thanh toán còn hạn chế trên nhiều phương diện, nhiều
khi không thuận tiện hoặc gây khó khăn cho khách hàng. Còn đối với các
doanh nghiệp thì việc sử dụng tiền mặt tuy tỷ lệ có thấp hơn nhưng cũng ở
mức khá sao so với mức trung bình của thế giới
1.2.2.2. Hệ Thống máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine- ATM)
Máy ATM còn được coi là một địa điểm giao dịch thu nhỏ của ngân
hàng. Chỉ cần có tài khoản mở tại ngân hàng, khách hàng sẽ được cấp 1 thẻ và
có mã PIN để sử dụng. Máy ATM không đơn thuần chỉ là nơi khách hàng có
thể rút tiền mặt phục vụ cho chi tiêu mà còn có nhiều dịch vụ khác kèm theo
như kiểm tra số dư tài khoản, chuyển khoản, thanh toán không dùng tiền mặt,
kiểm tra các giao dịch gần đây. Mỗi máy ATM đều được nối mạng với hệ
thống thanh toán của ngân hàng lắp đặt hay của cả hệ thống thanh toán của
mạng lưới các ngân hàng cùng liên minh thanh toán. Với máy ATM thì thời
gian giao dịch không còn ý nghĩa gì khi các khách hàng có thể được đáp ứng
như cầu 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày 1 tuần.
Về phía ngân hàng, việc sử dụng máy ATM cũng giúp ngân hàng giảm
chi phí in ấn các loại giấy tờ phục vụ thanh toán, tăng doanh số, đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh...
Các nhà bán lẻ cũng có lợi khi sử dụng máy ATM do giảm thiểu được
thời gian kiểm tra đối chiếu, lưu trữ thông tin về tài khoản của mình nhanh
hơn đồng thời cũng tạo nên hình ảnh một nhà bán lẻ chuyên nghiệp, hiện đại.
Hệ thống máy ATM còn góp phần làm giảm chi phí hoạt động của các
doanh nghiệp. Chẳng hạn như việc thực hiện trả lương qua tài khoản, các
nhân viên có thể nhận được lương ngay trong ngày mà không cần chờ đợi đến
lượt mình để lên nhận lương ở phòng quỹ, doanh nghiệp thì tiết kiệm được
nhân công cũng như tạo điều kiện để hạch toán dễ dàng và chính xác hơn
trước.
1.2.2.3. Ngân hàng qua điện thoại (Phone & mobile-Banking)
Phone-Banking là hệ thống tự trả lời các thông tin về dịch vụ, sản phẩm
Ngân hàng qua điện thoại của Ngân hàng. Thông qua hình thức này ngân
hàng cung cấp cho tất cả các khách hàng các thông tin về Thông tin về tỷ giá
hối đoái, về lãi suất các sản phẩm tiền gởi hiện hành,giá chứng khoán, các
thông báo sản phẫm mới nhất của Ngân Hàng, Kiểm tra số dư tài khoản (đảm
bảo bí mật thông tin của khách hàng), Thông tin liệt kê giao dịch nợ/có mới
nhất phát sinh trên tài khoản, và còn có thể có các thông tin mang tính chất tư
vấn...
Hệ thống Phone-Banking mang đến cho khách hàng một tiện ích ngân
hàng mới, khách hàng có thể mọi lúc - mọi nơi dùng điện thoại cố định, di
động đều có thể nghe được các thông tin về sản phẩm dịch vụ Ngân Hàng,
thông tin tài khoản cá nhân
Phone-Banking là hệ thống hoạt động 24/24h, khách hàng nhấn vào các
phím trên bàn phím điện thoại theo mã do Ngân Hàng quy định để yêu cầu hệ
thống trả lời các thông tin cần thiết
Với hệ thống này khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian không cần đến
Ngân Hàng vẫn giám sát được các giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình
mọi lúc.
Khách hàng chỉ cần phương tiện đơn giản là điện thoại kết nối vào hệ
thống Phone-Banking để nghe các thông tin về Ngân Hàng theo yêu cầu ở
mọi nơi trong phạm vi cả nước và quốc tế.
Mobile-Banking cũng tương tự như Phone-Banking nhưng ở đây, thay
vì dùng điện thoại cố định, khách hàng sử dụng một số điện thoại di động đã
đăng kí với ngân hàng để thực hiện việc truy vấn thông tin tài khoản hay thực
hiện các giao dịch phù hợp với quy định của ngân hàng.
1.2.2.4. Ngân hàng tại nhà (Homebanking)
HomE-Banking là kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng cho phép
khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản tại nhà, văn phòng,
công ty.
Để sử dụng được dịch vụ này khách hàng cần có:
Máy tính cá nhân.
Modem .
Line điện thoại
Dịch vụ ngân hàng điện tử này chủ yếu phục vụ đối tượng là khách
hàng doanh nghiệp, quy trình giao dich được thực hiện phức tạp hơn để đảm
bảo giao dịch không bị lợi dụng một cách bất hợp pháp. Đầu tiên, người soạn
thảo lệnh, thường là kế toán của doanh nghiệp, dùng mã số truy cập và mật
khẩu của mình để đăng nhập vào trang chủ của ngân hàng lập lệnh hay sử
dụng các mẫu có sẵn, sau đó dùng chữ kí điện tử để xác nhận. Bước tiếp theo
là xác nhận lệnh. Người xác nhận lệnh, thường là lãnh đạo doanh nghiệp,
cũng dùng mã số truy cập và mật khẩu của minh đăng nhập vào trang chủ của
ngân hàng ký xác nhận lệnh cụ thể như kiểm tra số tiền, số tài khoản
nhận....Nếu chứng từ giao dịch đúng so với chứng từ gốc, lãnh đạo doanh
nghiệp sử dụng chữ kí điện tử xác nhận lệnh, lúc này lệnh mới bắt đầu có hiệu
lực.
Ngoài ra, ngân hàng sẽ thống nhất với doanh nghiệp một số quy định
khác nhằm đảm bảo an toán cho tài khoản như: hạn mức giao dịch (bao nhiêu
lần/ngày, số tiền/1 lần giao dịch)...
Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch thực hiện trên HomE-
Banking chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, kiểm tra số dư, kiểm tra giao dịch
nợ/có, liệt kê tài khoản, chuyển đổi ngoại tệ, cung cấp các thông tin về biểu
phí dịch vụ, lãi suất tiền gửi và nhiều tiện ích khác nữa.
Dịch vụ HomE-Banking mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích, tiêu
biểu như tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại vì không phải trực tiếp đến các chi
nhánh ngân hàng, thuận tiện giao dịch mọi lúc mọi nơi, giám sát được tình
hình tài khoản của mình hay của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, chính
xác.
1.2.2.5. Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking)
Internet Banking là loại hình dịch vụ tương tự như HomE-Banking, tuy
nhiên xét về tính bảo mật, HomE-Banking có tính bảo mật cao hơn do đó mà
các dịch vụ được cung cấp thông qua Internet Banking là chưa nhiều và có giá
trị chưa lớn, bao gôm các dịch vụ như kiểm tra số dư tài khoản và số dư thẻ,
kiếm tra giao dịch, xem mức biếu phí dịch vụ và mức lãi suất...
1.2.3. Sự cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Sự phát triển của khoa học công nghệ đang tác động đến tất cả các lĩnh
vực của nền kinh tế. Ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế chung
đó. Ứng dụng khoa học công nghệ vào ngành ngân hàng đã mang lại bước
tiến to lớn trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng mà dịch vụ E-Banking
là một ví dụ tiêu biểu.
Dịch vụ E-Banking là dịch vụ ngân hàng điện tử có tính tiện ích cao,
khách hàng chỉ cần quan hệ, giao dịch và thanh toán với ngân hàng qua mạng
Ngân hàng điện tử có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí liên quan đến
các hoạt động giao dịch như chi phí tả lương cho nhân viên, thuê địa điểm, chi
phí thanh toán, chi phí kiểm đếm, chi phí đi lại... Bên cạnh đó, thông qua các
dịch vụ của ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng
được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh,
thuận lợi, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền- hàng, qua đó, đẩy
nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây
là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống không thể làm được.
Đồng thời các dịch vụ này được thực hiên với với tốc độ nhanh, chính xác
hơn hẳn. Đặc biệt, ngân hàng điện tử có thể cung cấp dịch vụ chéo. Theo đó,
các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán,
công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích nhằm đáp ứng mọi nhu
cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan: ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư,
chứng khoán... Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng, từ phần
mềm, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng,... đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng,
quan hệ, giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân
hàng.
Ngân hàng điện tử góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương
mại, dịch vụ và du lịch của đất nước, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế
thương mại với khu vực và thế giới. Đặc biệt góp phần thúc đẩy các hoạt
động thương mại điện tử phát triển. Ưu điểm của ngân hàng điện tử là có khả
năng phục vụ khách hàng trên phạm vi rộng. Khách hàng có thể thực hiện
giao dịch 24/24 giờ trong ngày, với mọi khoảng cách về không gian, thời
gian. Chính điều này giúp cho các ngân hàng tiếp cận được khách hàng tốt
hơn, tiết kiệm được chi phí giao dịch, chi phí phát triển mạng lưới chi nhánh,
phòng giao dịch, chi phí quản lý... Đây là lợi thế rất lớn mang lại cho các
ngân hàng trong quá trình phát triển ngân hàng điện tử.
Thực hiện các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho phép các
ngân hàng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, điều
chỉnh kịp thời phí, lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến của tình hình thị
trường; hạn chế rủi ro do biến động về giá cả của thị trường gây ra, mang lại
lợi ích cho ngân hàng và khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ của ngân hàng
điện tử. Đây là những lợi ích vượt trội so với ngân hàng truyền thống.
Ngoài ra, phát triển ngân hàng điện tử, cho phép các TCTD tiếp cận
nhanh với các phương pháp quản lý hiện đại. Sự kết hợp hài hoà trong quá
trình phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống và một số dịch
vụ ngân hàng điện tử, sẽ cho phép các TCTD đa dạng hoá sản phẩm, tăng
doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động và đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh
tranh trong nền kinh tế hội nhập.
Những tiện ích mà E-Banking mang lại cũng như lợi thế cạnh tranh so
với các dịch vụ ngân hàng truyền thống đã tạo ra nhu cầu lớn từ phía khách
hàng cũng như mong muốn chủ quan của ngân hàng về việc phát triển, đa
dạng hóa các dịch vụ E-Banking cũng như gia tăng các dịch vụ tiện ích kèm
theo khác.
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngân hàng điện tử:
Để phát triển ngân hàng điện tử, những vấn đề cần phải được đề cập
đến bao gồm : Vốn, công nghệ, tính an toàn bảo mật và quản trị rủi ro.
1.2.4.1. Vấn đề về vốn:
Xây dựng và phát triển ngân hàng điện tử đòi hỏi nguồn vốn lớn để
phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị làm
việc,Chẳng hạn như chi phí cho việc lắp đặt và vận hành của một máy ATM
lên đến 70.000 usd/ năm còn chi phí lắp đặt một máy quẹt thẻ thanh toán tại
điểm bán hàng cũng gần 1000usd/chiếc. Ngoài ra còn cần đến các chi phí
khách như khoản chi đầu tư nghiên cứu và triển khai, phát triển các phần mền
ứng dụng sao cho các chương trình vừa dễ dử dụng đối với khách hàng mà lại
có thể đảm bảo sự an toàn và bảo mật cho cả hệ thống E-banking của ngân
hàng, chi cho đào tạo nguồn nhân lực... Qúa trình này phụ thuộc rất lớn vào
năng lực tài chính của mỗi TCTD. Đây là một trong khó khăn vướng mắc
hiện nay trong quá trình hiện đại hoá hoạt động ngân hàng, quá trình phát
triển các dịch vụ của E-Banking. Bên cạnh đó việc lựa chọn công nghệ, phần
mềm ứng dụng cũng có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của E-
Banking.
1.2.4.2. Vấn đề về công nghệ
Lựa chọn công nghệ và phần mềm ứng dụng có tính quyết định đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng điện tử. Việc lựa chọn công nghệ nào
không chỉ phụ thuộc vào chi phí cần cho công nghệ đó mà còn phải tính đến
sự tương thích giữa phần mềm, công nghệ mới nhập về với hệ thống Core-
banking mà ngân hàng hiện đang sử dụng.
Việc phát triển công nghệ cho E-Banking có những lợi thế là công nghệ
hiện nay đang ở trong thời kì phát triển thần tốc, các công nghệ mới được
nghiên cứu và ứng dụng trong rất nhiều nên các công nghệ ngày càng hiện địa
và hiệu quả hơn trong việc phát triển E-Banking, tuy nhiên để sử dụng được
công nghệ đó và sử dụng nó có phù hợp với mục tiêu của ngân hàng hay
không, cân nhắc với các chi phí ngân hàng phải bỏ ra là có đạt hiệu quả kinh
tế hay không.
Vào tháng 12/2007 thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức triển lãm “E-
Banking tại Thành phố Hồ Chí Minh”, một số công nghệ mới đã được giới
thiệu. Rất nhiều công nghệ mới đang được các ngân hàng cân nhắc để triển
khai. Tuy nhiên một trong những yếu tố dẫn tới thành công của ngành tài
chính ngân hàng là xây dựng được một kiến trúc ứng dụng công nghệ thông
tin đảm bảo tính bảo mật, ổn định và tính mở, để không chỉ tích hợp các hệ
thống sẵn có của mình, mà còn có thể tương tác tốt với các hệ thống của các
đối tác. Các tổ chức tài chính ngân hàng cần nhận thức được lợi ích của việc
triển khai phần mềm sao cho có thể tái sử dụng trong quá trình phát triển, đó
chính là mô hình kiến trúc hướng dịch vụ
1.2.4.3.Vấn đề an toàn bảo mật:
Khi triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử vấn đề an toàn và bảo mật
thông tin, bảo mật nguồn dữ liệu là vấn đề sống còn đến sự tồn tại và phát
triển của mỗi ngân hàng. Rủi ro lớn nhất trong hoạt động Ebanking là hệ
thống bị xâm phạm, bị giả mạo, lừa đảo trong thanh toán, chi trả. Vấn đề này
phụ thuộc rất lớn vào các giải pháp công nghệ, giải pháp kỹ thuật, các chương
trình phần mềm về mã khoá, chữ ký điện tử, cũng như hệ thống pháp lý về
hoạt động của Ebanking.
Vai trò quan trọng của bảo mật ngân hàng điện tử trong môi trường
web, sự cần thiết phải Đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh, các giải pháp
bảo mật cho các hệ thống công nghệ ngân hàng đã được các tập đoàn công
nghệ hàng đầu như Lumension Security, Check Point Software Technologies
Ltd, Singapore,... cung cấp cho các hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới
hiện cũng đang triển khai hoạt động của mình tại Việt Nam.
1.4.4.Vấn đề quản trị và phòng ngừa rủi ro
Vấn đề quản trị và phòng ngừa rủi ro, phải gắn liền với quá trình phát
triển các hoạt động của E-banking, là quá trình đổi mới phương pháp quản lý,
quản trị ngân hàng, hệ thống bộ máy tổ chức và cơ cấu hoạt động, hệ thống
quản trị rủi ro, kiểm soát và các biện pháp phòng ngừa. Các TCTD cần phân
tích, xem xét các mô hình E-banking đã và đang phát triển của một số nước
trên thế giới, để học tập tham khảo và xây dựng hệ thống quản trị E-banking
phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam, đảm bảo hoạt động lành
mạnh phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng Ngoại Thương được chính thức thành lập vào ngày mùng 1
tháng 4 năm 1963 theo quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban
hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối
trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên,
VCB đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt
Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho
vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo
hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi
tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ
thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ).
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, VCB chính thức chuyển từ một ngân hàng
chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM
NN hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm
1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số
286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại VCB trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-
NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, VCB được
hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số
90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên
giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là
Vietcombank,có trụ sở chính tại tòa nhà Vietcombank 189 Trần Quang khải.
VCB là một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam hiện này
và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.Năm 2003, VCB được tạp chí
EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam.Năm
2004, VCB được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt
Nam" năm thứ 5 liên tiếp.Năm 2007, VCB được bầu chọn là "Ngân hàng
cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí
Asia Money bình chọn. Ngoài ra, VCB cũng nhiều lần được trao tặng các giải
thưởng uy tín trong nước như giả thưởng Sao khuê năm 2005 và gải thưởng
“Thương hiệu mạnh Việt Nam” năm 2006.
Sau 45 năm, VCB đã trở thành một hệ thống vững mạnh bao gồm:
- 01 Sở giao dịch, 58 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên toàn quốc
- Công ty con ở trong nước bao gồm Công ty Cho thuê Tài chính
Vietcombank - VCB Leasing, Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank –
VCBS, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Vietcombank - VCB AMC,
Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 -VCB Tower.
- 1 Công ty con ở nước ngoài: Công ty Tài chính Việt Nam –
Vinafico Hongkong.
- 2 Văn phòng đại diện tại Singapore và Paris.
- 3 Công ty liên doanh (Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank – VCBF,
Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina, Công ty Liên doanh TNHH
Vietcombank – Bonday - Bến Thành).
Hoạt động của VCB còn được Sự hỗ trợ của mạng lưới các ngân hàng
đại lý lên tới con số 1300 tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2008, với sự thay đổi về cơ cấu sở hữu, chuyển từ một ngân hàng
thương mại quốc doanh thành một ngân hàng cổ phần, VCB sẽ đạt được
những bước tiến trong việc quản trị ngân hàng hiện địa theo hướng quốc tế
hóa, đầu tư vào công nghệ ngân hàng mở rộng các loại hình kinh doanh, phát
triển các sản phầm và dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn,
hướng đến mục tiêu là trở thành một tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu của
khu vực trong giai đoạn 2015-2020.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Theo điều lệ của VCB,cơ cấu tổ chức của VCB bao gồm:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của VCB, nhiệm kì của
hội đồng quản trị là 05 năm. Hội đồng quản trị gồm có 07 thành viên, trong
đó có chủ tịch hội đồng quản trị, 01 thành viên hội đồng quản trị kiêm tổng
giám đốc, 01 thành viên hội đồng quản trị kiêm trưởng ban kiểm soát.
- Ban kiểm soát: thực thi chức năng kiểm toán và kiểm soát nội bộ. Ban
kiểm soát gồm có 6 thành viên, trong đó có 01 trưởng ban, 03 thành viên
chuyên trách và 02 thành viên kiêm nhiệm (một thành viên do bộ trưởng bộ
tài chính giới thiệu, một thành viên do thống đốc NHNN giới thiệu).
- Tổng giám đốc, ban điều hành và bộ máy giúp việc: tổng giám đốc là
đại diện theo pháp luật của VCB, là người chịu trách nhiệm trước hội đồng
quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm
vụ, quyền hạn quy định. Giúp việc cho tổng giám đốc là các phó tổng giám
đốc, kế toán trưởng và bộ máy các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Trước những biến động về giá huy động vốn trên thị trường, VCB đã
chủ động áp dụng lãi suất linh hoạt trên cơ sở đánh giá tình hình cung và cầu
trên thị trường, tích cực cỉa thiện chênh lệch giữa lãi suất cho vay – huy động
và chênh lệch lãi suất giữa các chi nhánh, cải thiện quản trị thanh khoản dựa
trên hệ thống thông số an toàn đồng thời phát triển thêm nhiều công cụ huy
động mới như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo an, chứng chỉ tiền gửi, lãi
suất bậc thang...)
Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong chính sách lãi suất đối với
khách hàng cả cá nhân lẫn doanh nghiệp, bằng đồng Việt Nam cũng như bẳng
ngoại tệ đã góp phần làm giảm thiểu tác động của biến động thị trường đối
với việc huy động vốn, nâng cao hệ số sử sụng vốn, chất lượng quản trị vốn
và sau cùng là tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Hiện nay, thị phần huy động vốn của VCB chiếm 18,2% tổng huy động
vốn toàn ngành.
Vốn huy động năm 2006 đạt trên 152.000 tỷ VND, tăng 21.5% so với
2005 và 37,52% so với năm 2004. Năm 2006 cũng là năm tăng trưởng mạnh
trong công tác huy động vốn từ kênh phát hành giấy tờ có giá bao gồm các
loại kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tăng hơn 66.87% so với năm
2005, góp phần làm sôi động thị trường các công cụ nợ ngắn hạn và dài hạn
vốn là một phần không thể tách rời của thị trường tài chính.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng:
Trong giai đoạn 2001-2006, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt
là năm 2002. Dự nợ tín dụng trung bình tăng 32,7%/năm. Dư nợ cho vay tăng
trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được quan tâm hàng đầu. VCB
đã sử dụng một số mô hình quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng,
kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay đã liên tục
giảm. Đến 31/12.2006, tỷ lệ này còn 2,28% so với tỷ lệ 2,44% của năm 2005
theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về phân
loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Nhìn chung cơ cấu tín dụng của VCB được phân bố khá hợp lý
(i) Dư nợ theo lĩnh vực đầu tư hợp lý: tổng dư nợ cho vay của 10 mặt
hàng lĩnh vực đầu tư lớn nhất của VCB chiếm khoảng 40% so với tổng dư nợ
và không có lĩnh vực đầu tư nào có tỷ trọng dư nợ trên 10%
(ii) Khu vực đầu tư được chỉ đạo tập trung hơn cho các khu vực kinh tế
phát triển
(iii) Mảng tín dụng bán lẻ đã được mở rộng tại các khu vực đô thị và
thành phố đông dân cư...
VCB tiến hành phân loại nợ theo quyết định 493, nợ xấu của VCB bao
gồm nợ từ nhóm 3 trở lên là 1.624.004 triệu VND,chiếm 2.66% tổng dư nợ
nội bảng. Do đó tổng số dự phòng rủi ro mà VCB phải trích lập nếu tính theo
thời điểm 31/12/2006 là 1.871.569 VND, bao gồm 1.011.436 triệu VND dự
phòng cụ thể và 860.133 triệu VND là dự phòng chung.
Để xử lý tổng số rủi ro lũy kế từ năm 1996 đến 31/12/2006, VCB đã sử
dụng khoảng 4.467 tỷ VND, trong đó nợ tín dụng là 4.195 tỷ VND, L/C quá
hạn từ thời bao cấp 146 tỷ đồng, rủi ro khác 126 tỷ.
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động thế mạnh
truyền thống của VCB. TRong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu liên
tục tăng trưởng với tốc độ cao, tạo điều kiện để hoạt động thanh toán quốc tế
của VCB phát triển.
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB năm 2006 đạt 22,8 tỷ
USD tăng 31,3% so với năm 2005, chiếm thị phần 27,4% so với kim ngạch
xuất nhập khẩu của cả nước.
Hoạt động thanh toán quốc tế của VCB đạt được tốc độ tăng trưởng ổn
định. Trong giai đoạn 2004-2006, VCB duy trì tỷ trọng 28.32% tổng kim
ngach thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước với mức tăng bình quân
18.31%/năm.
2.1.3.4. Hoạt động kinh doanh thẻ.
VCB cũng được coi như là một ngân hàng tiên phong đi đầu cho việc
triển khai các dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Đồng thời VCB cũng có tốc độ phát
triển của hoạt động này rất nhanh.Tốc độ phát triển thẻ ghi nợ nội địa
connect24 liên tục ở mức 200-300%/năm trong những năm gần đây. Năm
2006 tốc độ phát triển tuy có giảm sút nhưng vẫn duy trì ở mức cao 63%. Tốc
độ phát hành thẻ quốc tế cũng tăng trưởng nhanh.
VCB cũng gia tăng việc liên kết với các nghành kinh tế chủ lực khác
như điện lực, viễn thông, hàng không, bảo hiểm... cho phép gia tăng tiện ích
cho người sử dụng.
VCB hiện đang tiên phong dẫn đầu trong việc phát triển các tiện ích gia
tăng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như dịch vụ thẻ connect
24 và dịch vụ thương mại điện tử VCB-P cho phép khách hàn mua thẻ
internet, thẻ điện thoại, thẻ game, thanh toán tiền điện, cước internet, phí bảo
hiểm, cước phí điện thoại cố định và di động qua hệ thống máy ATM.
VCB hiện đang là đối tác chiến lược tin cậy hàng đầu tại Việt Nam với
các tổ chức thẻ hàng đầu trên thế giới như Visa card, Master Card, Amerrica
Express, ICB, Diners Club. VCB hiện là ngân hàng phát hành đọc quyền thẻ
Amex tại Việt Nam.
2.1.3.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong vài năm gần đây có nhiều thuận
lợi như kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nguồn kiều hối dồi dào, tỷ giá
giữa USD và VND tương đối ổn định. Doanh os mua bán ngoại tệ trong nước
tăng mạnh từ xấp xỉ 12 tỷ USD năm 2004 lên 19 tỷ USD vào năm 2006, mức
tăng trung bình là 26%/năm. Doanh số mua và bán khá cân bằng. Các tổ chức
kinh tế và các cá nhân bán một lượng ngoại tệ chiếm 85% tổng số ngoại tệ
VCB mua vào và lượng ngoại tệ cá nhân và tổ chức kinh tế bán ra chiếm 90%
tổng lượng VCB bán ra.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng từ mức 207 tỷ VND
năm 2004 lên 274 tỷ VND năm 2006.
2.1.3.6. Hoạt động kinh doanh chứng khoán (thông qua công ty con- công
ty chứng khoán VCB VCBS)
Công ty chứng khoán VCB được thành lập năm 2002 theo mô hình
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mức vốn điều lệ là 60 tỷ
VND, do VCB sở hữu 100% vốn. Năm 2006, Vốn điều lệ của công ty chứng
khoán VCB tăng lên 200 tỷ VND do VCB cấp thêm vốn.
Hoạt động của công ty chứng khoán VCB bao gồm môi giới, tự doanh,
bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp...
Công ty chứng khoán VCB hoạt động có hiệu quả sau 5 năm và đạt
được tốc độ tăng trưởng cao về quy mô cũng như hiệu quả. Tính đến
31/12/2006 quy mô tổng tài sản của công ty chứng khoán VCB đạt 2.545 tỷ
VND, vốn chủ sở hữu đạt 309 tỷ VND.
2.2. THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ EBANKING TẠI VCB
2.2.1 Những dịch vụ E-Banking mà VCB đang cung cấp
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng đi
đâu trong việc phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Hiện nay ngân hàng
đang triển khai các sản phẩm ngân hàng điện tử bao gồm
Hệ thống máy ATM và thẻ thanh toán Của VCB.
Dịch vụ truy vấn thông tin qua kênh ngân hàng trực tuyến VCB
iB@anking
Dịch vụ truy vấn thông tin qua điện thoại di động SMS Banking
Dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Money
2.2.1.1 Hệ thống máy ATM và thẻ thanh toán của VCB
Thị trường thẻ tại Việt Nam hiện nay được đánh giá là còn rất tiềm
năng. Với việc nhiều ngân hàng tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực thẻ thị
trường sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới.
Trong biểu đồ dưới đấy ta có thể nhận thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ
của số lượng thẻ được phát hàng từ năm 2003 đến quý I năm 2007.
Biểu đồ 2.1. Số lượng thẻ thanh toán
2.1.So luong the thanh toan
234677
560082
3500000
4500000
6200000
0 2000000 4000000 6000000 8000000
2003
2004
2005
2006
I/2007
So luong the
Nguồn : Báo cáo của Ngân hàng nhà nước
Đối với máy quẹt thẻ (POS) và máy ATM cũng có sự gai tăng đáng kể
trong thời gian qua
Biểu đồ 2.2. POS
2.2. POS
12000
14000
21875
0
5000
10000
15000
20000
25000
2005 2006 I/2007
So luong may
Nguồn: Báo cáo của ngân hàng nhà nước.
Hiện nay VCB đang là ngân hàng hiện có hệ thống máy ATM lớn nhất
cả nước với số lượng máy ước tính vào khoảng 900 máy, riêng khu vục thành
phố Hồ Chí Minh đã chiếm tới 305 máy. Tổng số thẻ phát hành cũng lên tới
ba triệu thẻ. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến hết tháng 3/2007,
tổng số thẻ thanh toán nội địa và quốc tế được các ngân hàng phát hành tại
Việt Nam đạt 6,2 triệu thẻ, ta có thể thấy là số lượng thẻ của VCB chiến tới
gần một nửa tổng lượng thẻ đang lưu hành. Tổng số lượng máy ATM vào
khoảng 3800 máy thì VCB với 900 máy cũng đã chiếm gần một phần tư số
lượng này.
Biểu đồ 2.3. Số lượng máy ATM
273
830
1772
2546
3820
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
2003 2004 2005 2006 I/2007
2.3. SO LUONG MAY ATM
SL may
Ngoài việc sở hữu một hệ thống mạnh về cơ sở vật chất như vậy, VCB
cũng hiện đang làm chủ quản liên minh thanh toán thẻ bao gồm 20 ngân hàng.
Liên minh này đã thành lập ra dịch vụ thẻ Smartlink kết nối thẻ của tất cả các
ngân hàng trong cùng liên minh. Smartlink ra đời với chức năng chính là cung
cấp các dịch vụ liên quan tới thẻ thanh toán, quản lý và vận hành mạng thanh
toán thẻ toàn liên minh và phát triển các phương thức thanh toán điện tử.
SmartLink sẽ cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng của các
ngân hàng thành viên. Thông qua mạng thanh toán SmartLink, chủ thẻ của
ngân hàng này có thể sử dụng ATM và POS của ngân hàng khác trong liên
minh, đem lại sự tiện lợi cho khách hàng cũng như tiết kiệm chi phí và nguồn
lực cho các ngân hàng thành viên. Cùng với các ngân hàng thành viên và đối
tác, SmartLink cũng cung cấp tới khách hàng các dòng sản phẩm tiên tiến như
dòng sản phẩm thẻ SmartLink trả trước bao gồm thẻ quà tặng, thẻ thanh toán
điện tử, thẻ du lịch...
Mảng quan trọng nhất của SmartLink là phát triển các kênh thanh toán
điện tử kết nối các ngân hàng thành viên với các nhà cung ứng hàng hóa dịch
vụ. Mạng thanh toán điện tử SmartLink còn cho phép khách hàng thực hiện
mua sắm hàng hóa dịch vụ, trả cước phí điện thoại, tiền điện, nước qua các
kênh giao dịch điện tử như internet, điện thoại di động, ATM và POS. Việc
đẩy mạnh các phương thức thanh toán điện tử sẽ thúc đẩy khách hàng dịch
chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang các công cụ thanh toán điện tử, từng
bước giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần xây dựng hạ tầng thanh
toán văn minh, hiện đại - một trong những trọng tâm phát triển kinh tế của
Chính phủ trong quá trình hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân và hội nhập quốc
tế
Hiện Smartlink đang vận hành một mạng lưới thanh toán gồm 25 ngân
hàng thành viên, trong đó 17 ngân hàng đã triển khai kết nối thành công và
hoạt động ổn định với công suất xử lý trung bình của hệ thống đạt 300.000
giao dịch/ ngày, số lượng thẻ phát hành đạt 3 triệu thẻ và được chấp nhận
thanh toán tại hơn 1.500 ATM và 10.000 đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn Việt
Nam.
Ngoài việc tham gia là thành viên chủ đạo trong hệ thống thanh toán
Smartlink, các loại thẻ của riêng VCB cũng có những lợi thể kachs biệt. Một
sản phẩm điển hình mới xuất hiện của VCB là VCB Connect24 Visa. Đây là
sản phẩm kết hợp giữa VCB và tên tuổi lớn trong lĩnh vực thanh toán là Visa.
Chủ thẻ Vietcombank Connect 24 Visa có thể rút tiền mặt tại hơn 1.000
máy ATM của Vietcombank và chi tiêu, sử dụng dịch vụ trên toàn cầu theo
phương thức trừ trực tiếp vào tài khoản. Đây là tấm thẻ ngân hàng có tính
năng ưu việt với nhiều tiện ích nhất trên thị trường hiện nay kèm theo độ an
toàn bảo mật hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thẻ Vietcombank Connect 24 Visa là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai
thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp tài chính là
Vietcombank và Visa International. Tấm thẻ Ngân hàng hiện đại này được
xây dựng trên nền tảng thẻ Connect 24 của Vietcombank với thương hiệu
Visa. Thẻ Vietcombank Connect 24 Visa phát huy tối đa những tính năng ưu
việt sẵn có của thẻ Vietcombank Connect 24 như kết nối trực tiếp vào tài
khoản của khách hàng, thực hiện các giao dịch truy vấn thông tin tài khoản,
rút tiền mặt miễn phí, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn dịch vụ qua hệ thống
máy ATM của Vietcombank cùng các ngân hàng liên minh. Khi kết hợp với
Visa, thẻ Vietcombank Connect 24 Visa được nâng lên tầm quốc tế, giúp cho
chủ thẻ có thể chi tiêu tại hơn 30 triệu điểm chấp nhận thẻ Visa trên toàn cầu.
2.2.1.2 VCB iB@anking
Dịch vụ ngân hàng VCB iB@nking là một chương trình phần mềm cho
phép khách hàng thực hiên truy vấn thông tin về tài khoản của mình của
Internet. thời gian cung ứng của dịch vụ này là 24/24 và 7 ngày trong tuần. Để
được sử dụng dịch vụ này chỉ cần khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức có tài
khoản tiền gửi tại VCB. Các dịch vụ được cung cấp bao gồm truy vấn thông
tin về tỷ giá, lãi suất, biểu phí, số dư tài khoản, sao kê tài khoản theo thời
gian, thông tin thẻ tín dụng và thanh toán các hóa đơn hàng hóa dịch vụ.
Trong VCB iB@anking còn có dịch vụ cho phép khách hàng thanh
toán tự động các loại dịch vụ điện nước, viễn thông, bảo hiểm, truyền hình,
học phí, du lịch... Loại dịch vụ này được gọi chung là V-CBP.
Khách hàng khi đăng kí dịch vụ được cấp tên truy cập, đối với khách
hàng cá nhân chỉ được cấp 1 tên truy cập, đối với khách hàng tổ chức chỉ
được cấp tối đa là 3 tên truy cập và chỉ được đăng kí số lượng tên truy cập
ngay lần đầu đăng kí sử dụng dịch vụ. Mật khẩu chương tình được tự động
tạo và gửi vào địa chỉ email mà khách hàng đăng kí. Đối với khách hàng tổ
chức, chương trình sẽ chỉ tạo một mật khẩu chung cho các tên truy cập. Mật
khẩu bắt buộc phải có 10 kí tự bao gồm 5 chữ cái và 5 chữ số. Khách hàng
được yêu cầu đổi mật khẩu ngay trong lần đầu tiên sử dụng dịch vụ
2.2.1.3.SMS Banking
SMS Banking là dịch vụ truy vấn thông tin ngân hàng qua hình thức
gửi tin nhắn bằng điện thoại di động. Loại dịch vụ này được cung cấp cho các
khách hàng là cá nhân có sử dụng dịch vụ của ngân hàng của VCB, yêu cầu
các khách hàng phải sử dụng dịch vụ điện thoại di động của Mobifone,
Vinafone hoặc của Viettel.
Dịch vụ SMS Banking chỉ được sử dụng để khách hàng truy vấn thông
tin về tỷ giá, lãi suất, điểm giao dịch, điểm mđặt máy ATM, số dư, sao kê,
hạn mức thẻ tín dụng
Nguyên tắc chung của dịch vụ SMS Banking, tên truy cập là số điện
thoại di động của khách hàng. Dịch vụ không yêu cầu có password khi sử
dụng và mỗi khách hàng chỉ được đăng kí duy nhất 01 số điện thoại để sử
dụng dịch vụ. Khi muốn truy vấn các thông tin, khách hàng soạn tin nhắn theo
cú pháp đã quy định của ngân hàng rồi gửi đến số 8170 để nhận được tin nhắn
trả lời từ máy trả lời tự động.
Các cú pháp được sử dụng để truy vấn thông tin qua SMS Bankinh rất
đơn giản và dễ sử dụng. Chẳng hạn như soạn tin nhắn
“vcb atm ” để truy vấn địa điểm đặt máy ATM
“vcb pgd ls” để truy vấn lãi suất
“ vcb sd” để truy vấn số dự tài khoản
“vcb gd” để liệt kê 5 giao dịch được thực hiện gần nhất...
Việc đăng kí SMS Banking là rất đơn giản, có thể được thực hiện tại
bất kì một máy ATM nào. Sau khi đăng nhập vào tài khoản của mình, khách
hàng chọn đăng kí dịch vụ, lựa chọn SMS Banking rồi làm theo hướng dẫn.
Ngay sau khi đăng kí xong, khách hàng sẽ nhận được 1 tin nhắn thông báo
đăng kí thành công và khách hàng có thể bắt đầu sử dụng dịch vụ SMS
Banking.
2.2.1.4 VCB Money
Dịch vụ ngân hàng điện tử VCB-Money là một hệ thống phần mềm do
ngân hàng Ngoại Thương cung cấp cho phép khách hàng thực hiện giao dịch
với ngân hàng thông qua một hệ thống mạng đã được bảo mật. Các giao dịch
của khách hàng thông qua hệ thống này cũng được kiểm soát chặt chẽ bởi hệ
thống phần mềm kế toán để đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách
an toàn, chính xác
Bảng 2.4.Quá trình triển khai dịch vụ VCB-Money
4/2001 Triển khai VCB-
Money cho KH là TCTD
tại Hà Nội
1/2006 áp dụng
công nghệ bảo mật
SecureID RSA
Token
3/2007 triển khai dịch vụ
báo có oline trong toàn
hệ thống, dịch vụ thanh
toán UNT
2001 2003 2006 2007
Dịch vụ VCB-Money chủ yếu được cung cấp cho khách hàng là TCTD,
tổ chức kinh tế có tài khoản tiền gửi giao dịch tại VCB. Sử dụng dịch vụ
VCB-Money khách hàng có thể truy vấn thông tin về tỷ giá, lãi suất, biểu phí,
xem số dư tài khoản, sao kê các giao dịch, báo nợ, báo có, sử dụng để thanh
toán UNC, UNT, chuyển tiền ra nước ngoài, trả lương cho nhân viên và mua
bán ngoại tệ.
VCB Money là hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử có tính bảo mật cao.
Hệ thống bảo mật sử dụng cho VCB Money là hệ thống mã hóa theo tiêu
11/2001 triển
khai dịch vụ
VCB-Money
cho KH là
TCTD tại HCM
11/2003 triển khai thí
điểm cho là KH là TC
kinh tế tại 5 chi
nhánh: HN, HCM,
SGD, Đà nẵng, Tân
thuận
3/2006 triển khai mở
rộng cho KH là TCKT
11/2206 triển khai dịch
vụ báo có online cho
citibank HN
chuẩn quốc tế 228 SSL. Hệ thống này có chức năng quản lý người sử dụng,
quản lý máy tính và số điện thoại kết nối vào hệ thống của ngân hàng Ngoại
Thương Việt Nam. Mã truy cập được kiểm soát chặt chẽ bởi công nghệ
SecureID RSA Token. Công nghệ bảo mật SecureID là phương pháp quả lý
dựa trên 2 yếu tố là mật khẩu/ số PIN và dãy số trên thông báo thương mại
điện tử (Passcode). Passcode là một dãy số động thay dổi theo thuật toán xác
định. Nó có chu kì thay đổi 60 giây/lần và không lặp lại do đó mà chỉ người
giữ mới biết được dãy số sau khi nhập mã PIN. Sử dụng công nghệ SecureID
làm cho hệ thống có tính an toàn bảo mật cao.
Hình 2.5 Mẫu của cổng kết nối RSA secureID.
Ví dụ như tại thời điểm kết nối với VCB RSA SecureID hiện thị
passcode là 832849 và mã PIN của khách hàng là 1234 thì phải nhập đồng
thời 1234832849 vào ô connect thì kết nối mới được thực hiện, đảm bảo an
toàn cao cho giao dịch.
Với dịch vụ VCB Money khách hàng được cung cấp một hệ thống các
dịch vụ đa dạng và phong phú phù hợp với như cầu sử dụng chứ không chỉ
đươn thuần là truy vấn thông tin như dịch vụ SMS Banking hay trả các hóa
đơn tự động như V-CBP. Đối với việc truy vấn thông tin, khách hàng có thể
được cung cấp các thông tin đầy đủ về lãi suất, tỷ giá, biểu phí của ngân hàng,
sao kê tài khoản và số dư tài khoản, ngoài ra còn có tiện ích khác là báo có
online
Đối với hoạt động thanh toán, VCB Money được sử dụng để thanh toán
lương tự động, chuyển tiền trong hệ thống VCB, chuyển tiền ngoài hệ thống,
thanh toán điện tử liên ngân hàng IBPS, chuyển tiền ra nước ngoài, mua bán
ngoại tệ và đặc biệt trong năm 2007 VCB đã hoàn thành việc cung cấp dịch
vụ ủy nhiệm thu qua hệ thống VCB Money.
Ngoài ra còn có các tiện ích khác được cung cấp quan VCB Money như
cung cấp thư điện tử trên VCB Money, khách hàng có thể quản lý tập trung
vốn, ví dụ như hiện nay tổng công ty dầu khí Việt Nam đnag sử dụng hệ
thống này để quản lý số dư tại tài khoản của các đơn vị thành viên, do đó mà
kiểm soát được lưu lượng và nhu cầu vốn giữa các thành viên với nhau mà có
sự luân chuyển vốn cho hợp lý. Ngoài ra hệ thống VCB Money còn có một
tiên ích khác là kiểm soát được trang thái của giao dịch. Đối với các phương
thức thanh toán thông thường, khách hàng không thể biết lệnh của mình đang
ở trạng thái nào mà luôn phải gọi điện tới ngân hàng để kiểm tra. Với VCB
Money, khách hàng có thể kiểm soát khi nào giao dịch của mình được thực
hiện, giao dịch nào đang chờ thực hiện và những giao dịch nào không hợp lệ
cần phải bổ xung sửa đổi...
Các trạng thái của lệnh giao dịch:
Pending: lệnh vừa được kế toán viên lập, chờ duyệt.
Waiting for approve: lệnh đã được kế toán viên xác nhận
Waiting to send: lệnh đã được chủ tài khaorn duyệt
Waiting to response: lệnh đã được gửi tới ngân hàng
Accepted: lệnh đã được ngân hàng chấp nhận
Not Accepted 1: ngân hàng từ chối vì sai định danh (sai tên chủ tài
khoản, passcode hoặc mã PIN)
Not Accepted 2: ngân hàng từ chối vì nhập lệnh sai.
Not receive: ngân hàng không nhận được lệnh
Time out: lệnh đã được gửi tới ngân hàng nhưng chương trình
không cập nhập được trang thái của lệnh.
Mức phí để khách hàng tham gia dịch vụ là rất hấp dẫn, việc cài đặt
dịch vụ, cài đặt chương trình là hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra đối với phí sử
dụng thường niên và phí nâng cấp sửa chữa chương trình tại thời điểm này
cũng đnag cung cấp miễn phí cho khách hàng, dự kiến sẽ thu trong vài năm
tới. Do vạy hiên nay khách hàng chỉ phải trả duy nhất một loại phí là phí tính
trên giao dịch.
Quy trình giao dịch của VCB Money và trách nhiệm của từng bộ phận.
Quy trình xử lý lệnh giao dịch
KH lập và gửi
lệnh đến ngân
hàng thông qua
hệ thống VCB
Money
Hệ thống tự động kiểm
tra định danh khách
hàng (thông qua
passcode, PIN, số điện
thoại và số IP của máy
tính kết nối)
Lệnh giao dịch
được chuyển
đến trung tâm
xử lý VCB
Money
Tại trung tâm xử lý VCB Money, lệnh giao dịch được sử lý theo yêu
cầu của khách hàng. Hệ thống tự động tạo giao dịch IBT Online, hạch toán
các bút toán mua bán, chuyển đổi ngoại tệ... cho các chi nhánh liên quan và
tạo giấy báo nợ, báo có cho khách hàng hoặc báo nợ, báo có cho tài khoản
trung gian để làm chứng từ hạch toán chuyển tiếp. Nội dung lệnh giao dịch và
nội dung hạch toán được lưu lại tại trung tâm xử lý VCB Money.
Trách nhiệm của các bộ phận, dựa trên quyết định 184/QĐ-VCB, được
phân định như sau:
Chi nhánh (bộ phận quan hệ khách hàng, kế toán, vi tính) có trách
nhiệm giới thiệu, quản bá dịch vụ, tiếp nhận cà xử lý yêu cầu của khách hàng,
kiểm tra, định danh đúng khách hàng, kiểm tra đối chiếu nghiệp vụ đảm bảo
số liệu đúng, chính xác.
Trung tâm xử lý VCB Money: có trách nhiệm tạo mã truy cập và
chữ kí điện tử cho khách hàng, xử lý lệnh giao dịch theo yêu cầu của khách
hàng, thu các khoản phí theo quy định, phối hợp với chi nhánh và các phòng
liên quan thu thập thông tin và đề xuất nâng cấp đổi mới.
Trung tâm tin học hội sở chính: có trách nhiệm quản lý và duy trì hệ
thống hoạt động chính xác, an toàn, ổn định; đảm bảo tính an toàn cho cả hệ
thống, xử lý các vấn đề kĩ thuật liên quan đến hệ thống, tiến hành hỗ trợ kĩ
thuật đối với khách hàng của hội sở chính.
2.2.2. Đánh giá về khả năng phát triển.
2.2.2.1.Quan hệ đối với khách hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài
nước
Biểu đồ 2.6. Số lượng khách hàng của VCB iB@king và SMS banking tính
đến cuối 2007
82500
78000
75000
76000
77000
78000
79000
80000
81000
82000
83000
VCB iB@nking SMS Banking
2.6. So luong khach hang cua VCB iB@king và SMS
banking tinh den cuoi 2007
So luong khach hang
Biểu 2.7. Tỷ trọng sử dụng các dịch vụ trong VCB iB@nking
2.7 Ty trong su dung cac dich vu trong VCB iB@nking
26%
74%
Thanh toan Truy van thong tin
Nguồn: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Qua biểu đồ trên ta có thể dễ dàng nhận thấy khách hàng khi sử dụng
dịch vụ VCB iB@aking chủ yếu dử dụng để truy vấn thông tin, việc sử dụng
các tiện ích đi kèm như V-CBP để thanh toán là chưa nhiều. Về phía ngân
hàng thì việc các dịch vụ như SMS Banking hiện nay mới chỉ cung cấp cho
khách hàng khả năng truy vấn thông tin cũng là một hạn chế.
Đối với việc phát hành thẻ và hệ thống mày ATM thì hiện nay VCB là
ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất trong lĩnh vực phát hành thẻ thanh toán.
Ngoài ra trong việc hợp tác với các tổ chức nước ngoài, VCB cũng đã có
những cam kết, thảo thuận hợp tác mà tiêu biểu là giữa VCB và Visa
International để phát hành thẻ VCB connect24 Visa, VCB cũng là Trung tâm
xử lý giao dịch (3rd-party processor) cho tất cả các Tổ chức thẻ Quốc tế tại
Việt Nam như Visa, MasterCard, American Express, China Union Pay, JCB,
Diners Club. Theo đó, các giao dịch thẻ quốc tế sẽ được xử lý ngay tại hệ
thống của VCB, giải quyết triệt để bài toán hiệu quả kinh tế trong mạng lưới
thanh toán thẻ. Ngoài ra VCB cũng có kế hoạch liên kết với các mạng thanh
toán thẻ nội địa của các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan,
Malaysia…để mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ.
Tuy nhiên, đối với các dịch vụ sử dụng máy ATM vẫn còn nhiều bất
cập, chẳng hạn như là sự phân bổ hệ thống máy ATM hiện nay còn nhiều
điểm bất hợp lý, nhiều địa điểm có khá nhiều máy trong khi số lượng giao
dịch tại khu vực đó không thực sự cao, còn tại một số khu vực thì rất khó
khăn để tìm ra được một máy ATM. Ngoài ra ,máy ATM thường xảy ra 1 số
vấn đề về mặt kĩ thuật và đôi khi là việc máy ATM hết tiền mặt đã gây ra bất
tiện cho nhiều khách hàng.
Hiện nay, VCB đang thực hiện việc cho phép khách hàng thanh toán
tiền điện nước thông qua hệ thống máy ATM, tuy nhiên việc này chỉ thực
hiện được ở một số khu vực, những khu vực còn lại thì vẫn nằm trong giai
đoạn chờ triển khai. Nguyên nhân là do thiếu sự kết nối giữa ngân hàng và chi
nhánh điện, nước của khu vực. Hệ thống máy tính tại các công ty điện và
nước chưa đồng bộ, mỗi nơi sử dụng một hệ thống phần mềm quản lý khác
nhau và không Online trực tiếp trên mạng nên việc kết nối đã gây không ít
khó khăn cho ngân hàng do phải kết nối với hàng trăm ngàn cơ sở điện lực
quận huyện khác nhau.
Biểu đồ 2.8. Số lượng giao dịch qua kênh
540639
673672
911977
0
200000
400000
600000
800000
1000000
2004 2005 2006
2.8.So luong giao dich qua kenh
VCB Money
So luong giao dich
Trong 5 năm triển khai VCB Money, số lượng khách hàng không
ngừng tăng lên. từ năm 2004 đến 2005 số lượng khách hàng đã tăng thêm
240%, đến năm 2006 tốc độ tăng lên tuy có chậm lại nhưng vẫn duy trì ở
mức cao là 135%. VCB cũng được đánh giá là ngân hàng đi đầu trong việc
phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Bảng 2.9. Tổng kết hiệu quả 3 năm hoạt động
Đơn vị tổng giá trị thanh toán : nghìn tỷ
VCB money 2004 2005 2006
Số lượng khách hàng 28200 67900 91700
Số lượng khách hàng thanh toán 9000 24800 33600
Tổ chức tín dụng 6700 9600 n/a
Tổ chức kinh tế 2300 15200 n/a
Số lượng khách hàng truy vấn 19200 43100 58100
Số lượng giao dịch 540 639 873 672 917 977
Tổng giá trị thanh toán quy VND 661 784 688
Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Qua bảng 2.9. ta có thể thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ
VCB- Money. Nếu như năm 2004 số khách hàng của dịch vụ này mới chỉ
khoảng ba muơi nghìn người thì chỉ sau 1 năm, con số này đã tăng lên hơn
gấp 2 lần và đến năm 2006 thì đã tăng gấp 3, tốc độ tăng trưởng cao và ổn
định là những kết uqr khả quan mà ngân hàng VCB đã đạt được. Ngoài ra, sự
tăng lên của tổng số khách hàng không chỉ tăng lên mà còn được tích cực tập
trung vào khu vực khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.
Mặc dù vậy, tổng doanh số vẫn chưa tăng theo tỷ lệ trên mà với một mức thấp
hơn nhiều ( năm 2006 tỷ lệ tăng trưởng là xấp xỉ 20%, còn đến năm 2007 tỷ lệ
này thậm chí còn giảm âm). Từ đó ta có thể đi đến nhận xét là mặc dù số
lượng khách hàng có tăng lên nhưng lượng khách hàng này vẫn chưa được
khai thác một cách triệt để và hiệu quả.
Tuy nhiên hiện nay các dịch vụ E-Banking của VCB vẫn còn nhiều
hạn chế. Nếu so sánh với tổng doanh thu của VCB thì doanh thu từ việc cung
cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung và VCB Money nói riêng là vẫn
còn khá nhỏ. Số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ E-Banking mới chỉ
chiếm 20% tổng số khách hàng hiện tại của VCB. Dịch vụ VCB Money chủ
yếu là để cung cấp cho các doanh nghiệp nên mức độ phục vụ đại chúng chưa
cao. Các doanh nghiệp do vẫn e dè về việc đảm bảo an toàn bảo mật của hệ
thống mặc dù hệ thống bảo mật của VCB là một hệ thống tiên tiến hiện đại
theo tiêu chuẩn quốc tế. Do hạn chế về mặt thông tin nên số lượng khách hàng
đăng kí dịch vụ cũng chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trong tổng số khách hàng doanh
nghiệp của VCB chứng tỏ việc quảng bá về sản phẩm chưa được chú trọng,
chưa thu hút được sự chú ý cũng như tạo lòng tin đối với khách hàng.
Việc tiếp thị sản phầm cũng còn nhiều hạn chế. Khách hàng đòi hỏi
ngày càng cao, bên cạnh mong muốn có các sản phẩm và dịch vụ chất lượng
cao với một giá cạnh tranh, họ đòi hỏi ngân hàng cần phải hiểu biết họ nhiều
hơn, phục vụ họ với các sản phẩm đặc trưng phù hợp, đối xử với họ theo lợi
ích họ mang lại cho ngân hàng. VCB là một ngân hàng năng động trên thị
trường, tuy nhiên để có thể phát triển hoạt động của mình hơn nữa thì VCB
phải cung câp đầy đủ hơn nữa các thông tin về sản phẩm và dịch vụ vủa mình,
có sự tập trung đúng vào từng bộ phận khách hàng để có những thông tin hiệu
quả hơn trong việc phát triển các sản phẩm của mình theo hướng phù hợp.
Hiện nay thông tin về khách hàng vẫn chưa được đầy đủ. Thông tin chỉ dựa
trên cơ sở tài khoản nên không thể cung cấp một cách đầy đủ và toàn diện về
khách hàng. Cần nắm rõ các thông tin về đặc điểm địa lý, tiền gửi, tổng số dư
nợ, giao dịch các loại và các chi tiết cá nhân khác.
2.2.2.2. Các kế hoạch triển khai sản phẩm mới
Lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng cũng đã
chứng kiến những bước phát triển to lớn. Tuy nhiên những phát triển này
cũng đặt ra yêu cầu về định hướng xây dựng một thị trường công bằng và
minh bạch, đảm bảo quyền lợi cho mọi nhà đầu tư. Từ yêu cầu trên, ủy ban
chứng khoán nhà nước đã đưa ra một quyết định nhằm bảo vệ quyền lợi nhà
đầu tư. Đó là quyết định tách bạch việc quản lý chứng khoán và tiền gửi để
mua chứng khoán. Trước đây các công ty chứng khoán thường chiếm dụng
vốn của các nhà đầu tư thông qua các khoản tiền trong tài khoản mà chưa sử
dụng tới của nhà đầu tư mà không phải trả lãi. Hiện nay theo quy định của
UBCK NN thì các công ty chứng khoán chỉ có quyền quản lý chứng khoán
của nhà đầu tư còn tiền chưa sử dụng sẽ giao cho ngân hàng quản lý. Để đáp
ứng nhu cầu của nhà đầu tư về sự thuận tiện cho giao dịch chứng khoán và dễ
dàng quản lý, VCB đnag triển khai việc cung cấp dịch vụ VCB Securities
Online.
VCB Securities Online là dịch vụ kết nối hệ thống dữ liệu giữa VCB và
công ty chứng khoán, Phía công ty chứng khoán quản lý tài khoản chứng
khoán của nhà đầu tư (NĐT), phía VCB quản lý tài khoản tiền gửi đầu tư
chứng khoán của NĐT.
-Các giao dịch mua/bán chứng khoán của NĐT được phản ánh qua tài
khoản tiền gửi thanh toán của NĐT tại VCB. Do đó NĐT có thể kiểm soát
được tình hình tài khoản của mình.
- Mọi giao dịch đều thực hiện theo nguyên tắc “online” và tự động. Tức
là các lệnh giao dịch đều được xử lý trên hệ thống đảm bảo NĐT có thể truy
cập vào tài khoản của mình để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các lệnh mua
và bán chứng khoán.
Dịch vụ này cung cấp các tiện ích khá đa dạng bao gồm : Mở tài khoản
chứng khoán, truy vấn số dư tiền gửi và phong toả tiền phục vụ cho việc đặt
lệnh mua chứng khoán của NĐT, giải toả tiền đặt lệnh nếu lệnh không khớp
theo qui định hiện hành và thanh toán tự động tiền mua chứng khoán, thanh
toán tự động tiền bán chứng khoán, nhận/hoàn trả tiền đặt cọc đấu giá chứng
khoán, thực hiện quyền liên quan đến tiền cho NĐT như trả cổ tức, trích tiền
từ tài khoản của NĐT để thực hiện quyền mua chứng khoán, truy vấn thông
tin 02 chiều giữa VCB và CTCK
Dịch vụ VCB Securities Online của VCB cung cấp rất nhiều tiện ích
không chỉ cho khách hàng mà còn cho cả các công ty chứng khoán đăng kí
dịch vụ với VCB.
Đối với khách hàng,
Nhờ hệ thống xử lý tự động, các lệnh đặt mua của NĐT được đưa
vào sàn giao dịch tức thời, mọi thông tin giao dịch được cập nhật nhanh
chóng, chính xác,
NĐT không phải duy trì, quản lý tài khoản tiền tại CTCK, thuận lợi
trong việc chuyển tiền, nộp tiền, hay rút tiền tại mạng lưới các quầy giao dịch,
ATM rộng khắp toàn quốc của VCB
Tiết kiệm chi phí đi lại cũng như thời gian giao dịch chứng khoán
Được hưởng các dịch vụ, tiện ích gia tăng của ngân hàng như SMS
banking, Internet banking, thẻ Vietcombank Connect24…
Đối với các công ty chứng khoán,
Tăng số lượng khách hàng mở tài khoản, giao dịch tại CTCK nhờ
mạng lưới giao dịch (tại quầy, ATM) rộng khắp của VCB
Tăng sự thoả mãn của khách hàng với dịch vụ nhờ tốc độ xử lý giao
dịch nhanh chóng, tức thời.
Giảm thiểu chi phí về nhân lực và máy móc thiết bị
Hưởng các dịch vụ, tiện ích gia tăng khác của ngân hàng như dịch
vụ VCB Money, Internet banking, Thấu chi, Trả lương tự động…
Quảng bá hình ảnh hai bên từ việc kết hợp thương hiệu của VCB
Quy trình giao dịch của dịch vụ VCB Securities Online được thực hiện
theo sơ đồ sau:
Khách hàng CTCK TTGD CK
(1) (4)
(2) (3)
(1): Đặt lệnh mua
(2): Gửi y/c phong toả tiền
(3): Thông báo tình trạng số dư của khách hàng
(4): Chuyển lệnh mua của khách hàng vào sàn khi nhận được thông báo
số dư đủ
(5): Huỷ lệnh mua của khách hàng nếu số dư không đủ
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN E-BANKING
Xu thế phát triển những công nghệ hiện đại là điều tất yếu. Trong bối
cảnh sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt đối với
một nước đang trong quá trình hội nhập như nước ta hiện nay, các yêu cầu về
việc áp dụng và phát triển các công nghệ hiện đại là điều kiện đầu tiên để ta
có thể đạt được những mục tiêu của mình. Sự phát triển của công nghệ không
chỉ mang lại những lợi ích to lớn mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành
khác từ sản xuất cơ bản, xây dựng... Ngành tài chính ngân hàng cũng không
nằm ngoài xu thế đó. Hiện đại hóa ngân hàng, phát triển các dịch vụ ngân
hàng hiện đại là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu mà các
ngân hàng VIệt Nam đang hướng tới.
Ngoài sự phát triển của công nghệ, việc các ngân hàng hiện nay cũng
chú trọng vào xu thế phát triển hướng vào các dịch vụ bán lẻ, với đối tượng
chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đông đảo người tiêu dùng trong cả
nước. Thị trường bán lẻ lớn và đầy tiềm năng với 80 triệu dân, GDP tính theo
đầu người tăng lên đều đặn dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm ngày càng tăng lên trong tỷ
trọng tổng thu nhập của cả hộ gia đình. Hơn thế nữa, nếu xét trong mối tương
quan với các nguồn vốn tiết kiệm chủ yếu (tư nhân, nhà nước, tổ chức và
nước ngoài) thì đây vẫn là nguồn vốn lớn nhất và sẵn sàng nhất. Thêm vào đó
trình độ dân trí cao hơn dẫn đến xu hướng sử dụng nhiều hơn và khả năng tiếp
cận dễ dàng hơn tới các phương tiện hiện đại như Internet, Mobile phone,
ATM cho phép ngân hàng cung cấp các dịch vụ dựa trên các phương tiện này.
Điều này cho thấy cơ hội lớn đối với thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Tuy
nhiên, để phát triển dịch vụ NH bán lẻ trên thì công nghệ mới là yếu tố then
chốt giúp các NH tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt thời hội nhập
Một vấn đề lớn vừa có tính lâu dài, vừa thời sự là "Thanh toán không
dùng tiền mặt" luôn được đề cập tới. Theo thống kê của NH Nhà nước VN, tỷ
lệ thanh toán bằng tiền mặt có xu hướng ngày càng giảm, từ 31,7% năm 2001
xuống 18,13% vào năm 2005, và còn 17,21% vào năm 2006 và khả năng còn
tiếp tục giảm do Thủ tướng Chính phủ phê đã phê duyệt Đề án "Thanh toán
không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại
Việt Nam", và thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng
hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ và Chỉ thị 05/2007/CT-NHNN, ngày 11/10/2007 của Thống
đốc NHNN.
Do sự thúc đẩy của nhu cầu trên, các ngân hàng không thể không theo
đuổi việc hiện đại hóa hệ thống của mình nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của
khách hàng, trong đó việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử là ưu tiên
hàng đầu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng trong giai đoạn trước
mắt và cả đối với các chiến lược dài hạn khác.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Sự phát triển của ngân hàng điện tử phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
trong đó những yếu tố như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, trình độ
phát triển kinh tế, trình độ phát triển của các doanh nghiệp và của khách hàng
cá nhân có ý nghĩa quyết định rất lớn. Phát triển ngân hàng điện tử là tất yếu,
song đôi với VCB cần hết sức thận trọng, đảm bảo sự phát triển phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước, phát triển an toàn, bền
vững và hiệu quả. Sự học tập kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước, cùng
quan điểm đi tắt, đón đầu trong phát triển công nghệ cần được các ngân hàng
xem xét và thực hiện. Trong điều kiện hiện nay, để phát triển ngân hàng điện
tử, trước hết các VCB Việt Nam cần thực hiện một số “bước đi” thích hợp,
các giải pháp cụ thể, như tiếp tục hoàn thiện và phát triển các hoạt động dịch
vụ ngân hàng truyền thống: Dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ
ngoại hối, kho quỹ, tư vấn... Đây là cơ sở đảm bảo cho VCB phát triển đạt
trình độ nhất định, tạo tiền đề để phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng
điện tử.
Sự phát triển ngân hàng điện tử phải mang tính chiến lược. Tuy nhiên,
để phát triển vững chắc, trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình, VCB cần lựa
chọn phương án tối ưu nhất để triển khai thực hiện. Trước mắt, VCB nên phát
triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử ở mức độ nhất định, phù
hợp với tình hình thực tế, trình độ phát triển của nền kinh tế; nhu cầu của
khách hàng như: Xây dựng và phát triển trang web của ngân hàng; phát triển
hoạt động ngân hàng qua mạng điện thoại di động (mobile-Banking); phát
triển dịch vụ homebanking. Các sản phẩm dịch vụ này sẽ phục vụ cho chính
các đối tượng khách hàng của ngân hàng (khách hàng truyền thống), đồng
thời thu hút khách hàng mới sử dụng bằng chính tiện ích và hiệu ứng thông
tin về dịch vụ từ các khách hàng truyền thống.
3.2.1. Vốn đầu tư.
Xây dựng và phát triển ngân hàng điện tử, đòi hỏi nguồn vốn lớn để
phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị làm việc,
xây dựng, phát triển phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực. Đối với các sản
phẩm ngân hàng điện tử phục vụ cho mảng ngân hàng bán lẻ, lượng vốn đầu
tư lớn như vậy là gia tăng chi phí của ngân hàng, bao gồm thêm các chi phí về
mạng lưới, cơ sở hạ tầng... trong khi thu nhập lại dựa trên những món nhỏ lẻ
nên muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải dựa trên doanh số, số lượng các
giao dịch lớn mới có thể hy vọng sự đầu tư có khả năng thu hồi vốn và sinh
lời. Đồng thời do yêu cầu về vốn đầu tư khá lớn nên quá trình này phụ thuộc
rất lớn vào năng lực tài chính của mỗi TCTD, VCB là một trong những ngân
hàng hàng đầu Việt Nam có tiềm lực về vốn và VCB cũng đã nỗ lực đẩy
mạnh việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ tuy nhiện sự đầu tư này chưa
đáp ứng được nhu cầu đối với việc phát triển.
Trước hết cần phải đầu tư vốn cho hệ thống CorE-Banking. Hệ thống
này tuy là khá hiện đại so với mặt bằng chung trong khu vực tuy nhiên để có
thể đạt được độ an toàn và bảo mật cao cũng cần phải đầu tư một cách đồng
bộ từ các phần mền quản lý cho tới các phần cứng an ninh mạng Việc bảo mật
có thể coi là ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng ngân hàng điện tử cho
nên nâng cấp hệ thống bảo mật chống lại xự xâm nhập từ bên ngoài là điều
không thể bỏ qua. Hiện nay, việc các hacker tấn công các hệ thống của ngân
hàng trên thế giới đã không còn là điều hiếm thấy tuy nhiên với sự đầu tư
thích đáng thì hầu như các ngân hàng này đều không gặp phải các vấn đề thực
sự nghiêm trọng. VCB cần phải chú trọng đến vấn đề này và có sự phân bổ
nguồn vốn cho hợp lý. Ngoài ra việc đầu tư vốn cho các thiết bị máy móc mới
là phần không thể thiếu được.
Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, việc đầu tư vốn cũng cần chú
trọng đến đầu tư có trọng điểm, không dàn trải gây làng phí nguồn vốn mà lại
không đạt được các mục tiêu như dự kiến, có dự kiến đầu tư mở rộng khi điều
kiện cho phép. VCB cần lên kế hoạch triển khai thật cụ thể, xác định sản
phẩm nào là sản phẩm chiếm lược để có thứ tự ưu tiên. Đầu tư ưu tiên vào các
công nghệ mà ngân hàng VCB còn đag yếu hoặc chưa có so với các ngân
hàng nước ngoài như:
1. Công nghệ thanh toán để nâng cao tốc độ , độ chính xác, an toàn.
2. Công nghệ phục vụ quản trị ngân hàng, nhât là về mặt quản trị rủi
ro, quản trị vốn khả dụng, quản trị tài chính
Tăng cường đầu tư cho việc quảng bá hình ảnh sản phầm, đưa sản
phẩm tới gần khách hàng hơn nữa. Hiện nay tiềm năng của các dịch vụ E-
Banking của VCB chưa thực sự được khai thác hết. Nhiều khách hàng mặc dù
đã biết ngân hàng có cung cấp dịch vụ này nhưng chưa thực sự an tâm tin
tưởng do đó cần phải tăng cường công tác Marketing cho sản phẩm, giới thiệu
về sản phẩm, thuyết phục khách hàng về độ an toàn cũng như sự tiện lợi mà
nó mang lại làm cho việc sử dụng sản phẩm trở nên quen thuộc. Đối với
những khách hàng là giới trẻ, họ ưa thích công nghệ nên việc quảng bá có thể
dễ dàng hơn đối với những khách hàng đã ở tuổi trung niên, tuy vậy thì cũng
không nên bỏ qua nhóm khách hàng này vì họ là những khách hàng rất tiềm
năng.
Ngân hàng cũng cần đầu tư vào việc mở rộng thị phần, khai thác những
khách hàng tiềm năng. Các dịch vụ mới nên được đầu tư để triển khai, còn đối
với những nhóm sản phẩm sẵn có thì cần phải khai thác hiệu quả, phát triển
thêm theo hướng ngày càng có nhiều tiện ích đi kèm.
3.2.2. Hạ tầng cơ sở và giải pháp công nghệ
Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, VCB cần quan tâm hơn
nữa đến hạ tầng cơ sở công nghệ của mình. Hệ thống máy chủ nên thường
xuyên được bảo trì để đảm bảo tính chính xác của những giao dịch, các giao
dịch của dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB đều được xử lý tại trung tâm xử
lý E-Banking của VCB nên nếu có bất kì trục trặc nào tại hệ thống sẽ ảnh
hưởng đến toàn bộ các giao dịch của khách hàng tại VCB. Hậu quả của những
sự cố do không thường xuyên bảo trì hệ thống máy chủ nhiều khi rất khó
lường, các số liệu có thể bị thay đổi gây ra nhầm lẫn và sẽ mất rất nhiều thời
gian để khắc phục.
Việc triển khai ứng dụng công nghệ nào cần phải qua quá trình nghiên
cứu, lựa chọn, xây dựng và thử nghiệm, kể cả phương thức chuyển giao công
nghệ trọn gói cũng qua một quy tình phức tạp. Ngoài việc tham khảo các kinh
nghiệm của ngân hàng trên thế giới trong chiến lược đầu tư vào công nghệ tin
học và mua sắm trọn gói, VCB cũng cần tự nghiên cứu, phát triển, quá trình
nâng cấp để có được sự tự chủ trong quá trình sử dụng và từ đó có thể mang
lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí.
Đối với hệ thống phần mềm, việc xây dựng các chương trình phần mềm
cần chú ý hơn tới khả năng ứng dụng, mở rộng dịch vụ. Hiện nay và tỏng vài
năm tới, VCB nên chọn các phương án nhập khẩu phần mềm trọn gói vì
phương thức này cho phép ngân hàng rút ngắn thời gian triển khai dịch vụ và
thuận tiện hơn trong việc xử lý các sự cố sẽ xảy ra.
Đối với phần cứng thì việc nâng cấp, đổi mới cần đặc biệt quan tâm đến
dung lượng, tốc độ xử lý, các phần cứng có cấu trúc mở để có thể sẵn sàng
thích ứng với các thiết bị phụ trợ bên ngoài và thích ứng được với các phần
mềm đa dạng, do việc sử dụng các phần mềm có thể có sự khác nhau giữa các
ngân hàng. VCB cần một hệ thống phần cứng chủ động trong việc kết nối
thanh toán với các ngân hàng khác.
Những sự cố trên dù lớn hay nhỏ đều có sự ảnh hưởng nhất định đến
ngân hàng, đặc biết là ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng từ đó ảnh hưởng
tới doanh thu, lợi nhuận cũng như các kế hoạch phát triển và triển khai sản
phầm mới sau này. Kể cả đến việc mất các đối tác nước ngoài do không đáp
ứng được các yêu cầu của họ.
Ngay cả trong điều kiện bình thường, việc lập các trung tâm thông tin
dự phòng cũng là điều cần thiết để đảm bảo lưa trữ các số liệu trong điều kiện
có sự cố như hỏa hoạn, cháy nổ tại trung tâm xử lý chính. Trung tâm thông tin
sự phòng hay còn gọi là trung tâm phục hồi thảm họa có ý nghĩa rất to lớn đối
với các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng VCB nói riêng. Phần lớn
trong các trường hợp nếu xảy ra các sự cố thì các ngân hàng phải mất rất
nhiều thời gian để phục hồi lại hoạt động kinh doanh, và nhiều khi nếu mất đi
các dữ liệu quan trọng thì các ngân hàng có thể bị tổn thất lên tới hàng chục
thậm chí hàng trăm tỷ USD. Do vậy mà trung tâm này có nhiệm vụ đảm bảo
kinh doanh liên tục 24x7x365, tổng hợp dữ liệu được lưu trữ một cách an
toàn.
Công nghệ phát triển càng nhanh thì sự lựa chọn của các ngân hàng đối
với công nghệ cũng ngày càng được mở rộng. Sự phong phú và đa dạng về
các loại công nghệ cũng là một vấn đề đặt ra để VCB đưa ra lựa chọn của
mình. Việc lựa chọn công nghệ nào cho thích hợp với trình độ phát triển, khả
năng tận dụng nguồn lực sãn có cũng như tiết kiệm dược chi phí mà vẫn duy
trì độ an toàn cao chính là điều mà các nhà đưa ra quyết định cần tính đến.
Rủi ro lớn nhất trong hoạt động ngân hàng điện tử là vấn đề an ninh, an
toàn. Đáp ứng nhu cầu này, hiện đã có nhiều phần mềm mã hóa kép dữ liệu,
bảo mật,… nhằm tăng tính bảo mật, an toàn khi hệ thống bị xâm phạm. Tuy
nhiên, tính bảo mật và an toàn của hệ thống phụ thuộc rất lớn vào các giải
pháp công nghệ, giải pháp kỹ thuật, các chương trình phần mềm về mã khoá,
chữ ký điện tử, cũng như hệ thống pháp lý về hoạt động của ngân hàng điện
tử.
Quản trị và phòng ngừa rủi ro cũng là một vấn đề đặt ra trong hoạt
động của ngân hàng điện tử. Gắn liền với quá trình phát triển các hoạt động
của ngân hàng điện tử là quá trình đổi mới phương pháp quản lý, quản trị ngân
hàng, hệ thống bộ máy tổ chức và cơ cấu hoạt động, hệ thống quản trị rủi ro,
kiểm soát và các biện pháp phòng ngừa. VCB cần phân tích, xem xét các mô
hình ngân hàng điện tử đã và đang phát triển của một số nước trên thế giới để
xây dựng hệ thống quản trị ngân hàng điện tử của mình, đảm bảo phát triển an
toàn và hiệu quả.
Các sản phẩm như SMS Banking hay VCB iB@nking cần phải được
gia tăng thêm các tiện ích khác nữa chứ không chỉ sử dụng để truy vấn thông
tin tài khoản như hiện nay.
Cũng cần phải quan tâm chứ ý đến việc xây dụng trang Web của ngân
hàng và giao diện đăng nhập của VCB Money và các dịch vụ khác sao cho
thuận tiện cho khách hàng nhưng cũng đảm bảo được việc kiểm tra user name
và password, chữ kí điện tử... được chính xác. Trang Web cũng chính là
phương tiện hiệu quả đến ngân hàng tổ chức quản cáo, tiếp thi tư vấn cho
khách hàng nhằm cung cấp thêm các thông tin về sản phẩm và thu hút sự
quan tâm và chú ý đến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử qua đó tạo
điều kiện thuận lợi để thu hút thêm các khách hàng mới. Ngân hàng cần có
các chiến lược Marketing hiệu quả.
Phối hợp với các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh khách tiếp tục
triển khai và mở rộng thanh toán VCB Money và tăng cường thêm các hình
thức khác.
3.2.3. Nguồn nhân lực trình độ cao.
Quá trình phát triển hạ tầng công nghệ ngân hàng mà nòng cốt của nó
là công nghệ kĩ thuật và công nghệ tin học sẽ đạt kết quả thấp nếu quy trình
nghiệp vụ và con người xử lý không được đổi mới tương ứng. Do đó việc
nghiên cứu, tiếp tục đối mới quy trình quản lý, giao dịch và quan trọng nhất
là cần có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu ,theo kịp được tiến độ đổi
mới công nghệ.
Hiện nay nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng tài chính nói chung là
đang vẫn còn thiếu, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao. Ngoài việc tuyển
thêm nguồn lực từ bên ngoài vào thì việc tích cực đào tạo, tập huấn cho nhân
viên là việc cần làm thường xuyên.
Việc đào tạo nguồn nhân lực, có thể tổ chức đào tạo dài ngày hoặc ngắn
ngày, hình thức đào tạo tập trung hoặc từ xa. Đối tượng tham gia là các càn
bộ trực tiếp tại các chi nhánh, được thực hành trên hệ thống thật, tập trung và
được nghe các chuyên gia triển khai giảng trực tiếp.
Chính sách chế độ tiền lương cần phải có ưu đãi và thu hút cán bộ làm
công nghệ thông tin tại các ngân hàng, đủ để giữ các cán bộ có trình độ
chuyên môn cao.
Ngoài việc tự mình đào tạo nguồn nhân lực, ngân hàng có thể sử dụng
nguồn lực thuê ngoài chẳng hạn như đi thuê các công ty an ninh mạng thiết kế
và quản lý hệ thống an ninh của mình,. Những công ty này có trình độ chuyên
môn cao và am hiểu sâu về an ninh mạng, có khả năng thiết kế những chương
trình phù hợp hơn và đảm bảo việc quản lý có hiệu quả.
3.2.4. Hỗ trợ về mặt pháp lý, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực.
Ngân hàng nhà nước là đơn vị chủ quản về mặt nhà nước đối với các
NHTM. Việc quản lý của NHNN có tác động đến các NHTM dưới nhiều góc
độ. Ngân hàng nhà nước nên có các chính sách để thúc đẩy sự phát triển của
các dịch vụ ngân hàng điện tử, khuyến khích sự đầu tư của các ngân hàng bên
cạnh đó đặc biệt chú ý đến việc hợp tác giữa các ngân hàng, chẳng hạn như hệ
thống AMT hiện nay của các ngân hàng chưa kết nối với nhau mà chỉ có
những liên minh thẻ độc lập gây lãng phí nguồn vốn cũng như kìm hãm sự
phát triển chung của hệ thống ngân hàng điện tử
Ngân hàng nhà nước nên có các quy định cụ thể hơn về việc điều hành,
quản lý rủi ro, các cơ chế về giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các ngân
hàng. Có quy chế rõ ràng về việc phát hành và sử dụng các phương tiện thanh
toán điện tử.
NHNN cũng hỗ trợ các NHTM về cho vay vốn để đầu tư cở sở hạ tầng
và mua công nghệ hiện đại.
Về mặt nhân lực, NHNN hỗ trợ các NTHM về đào tạo nguồn nhân lực
trình độ cao.
NHNN tiếp tục phát triển hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân
hàng của mình, rút ngắn thời gian thanh toán đảm bảo cho các ngân hàng
thành viên tham gia đạt được hiệu quả tốt
Hạ tầng cơ sở của Việt Nam hiện nay là một bài toán khó đối với sự kết
nối cảu các ngân hàng. Đường truyền Internet hiện nay không được đảm bảo
về sự thông suốt cũng như tốc độ mà các nhà cung cấp dịch vụ đã cam kết.
Như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc khách hàng kết nối với ngân hàng và sẽ gây
ra những vấn đề về giao dịch của khách hàng. Do đó để có thể phát triển một
cách đông bộ ngân hàng điện tử tại Việt Nam cần có những sự nâng cấp tích
cực về mặt hạ tầng công nghệ
Về mặt cơ chế pháp lý, hiện nay ngoài quyết định 35/QĐ-NHNN/2007
quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử ra, chưa có một
quy chế nào khác đề cập một cách cụ thể tới vấn đề này. Những quy định cụ
thể hơn nữa về việc công nhận tính pháp lý của chứng từ điện tử, chữ kí điện
tử, cho phép thành lập cơ quan chứng thực điện tử tạo điều kiện cho ngân
hàng điện tử có các cơ chế để hoạt động và giải quyết các tranh chấp có thể
phát sinh.
Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng đòi hỏi các cơ quan quản lý
nhà nước có những quy định chặt chẽ hơn và có nhữ biện pháp ngăn chặn
những xâm nhập hay can thiệp trái phép lên hệ thống của ngân hàng, tạo điều
kiện cho các dịch vụ ngân hàng thương mại điện tử phát triển.
Đối với hệ thống đường truyền viễn thống, đây là khâu mà VCB phải
phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp dịch vụ nên khá bị động trong việc đảm
bảo chất lượng kết nối, do đó mà ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Do vậy
cần có chính sách phát triển thích hợp đối với hạ tầng cơ sở, cải thiện tốt hơn
quá trinh cung cấp dịch vụ của các nhà cung cấp viễn thông. Tuy nhiên để hạn
chế sự cố có thể xay ra, các ngân hàng cũng nên liên kết tạo ra mạng lưới
truyền thông riêng phục vụ cho hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt
Nam hoặc có sự liên kết quản lý, hợp tác giữa các ngân hàng và các đối tác
cung cấp dịch vụ viễn thông trên cơ sở đôi bên cùng có lợi
Ngoài ra cũng cần có các chính sách khuyến khích phát triển ngân hàng
điện tử, việc thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các biện pháp như
kiểm soát chặt chẽ hơn , yêu cầu nhiều cơ quan nhà nước cũng như tư nhân
tham gia vào việc trả lương thông qua tài khoản tại ngân hàng, vừa tạo ra tính
minh bạch trong thu nhập của cán bộ viên chức nhà nước vừa tạo điều kiện
kiểm saots và hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Các chi phi về
in ấn hay lưu thông, kiểm đếm cũng được giảm bớt. Ưu tiên cho việc thanh
toán qua ngân hàng hay yêu cầu một số khoản phải thanh toán qua ngân hàng
như các khoản phải nộp như thuế, các loại phí...
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các NHTM thực hiện việc thanh
toán và cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, tài trợ vốn hoặc hỗ trợ cho
các ngân hàng có thể được tiếp cận được với các dự án tài trợ quốc tế cho quá
trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng một cách tổng thể, tạo điều kiện để các
ngân hàng thương mại có thể giao dịch tốt hơn hoặc cho vay ưu đãi để đầu tư
vào cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, và cần có cơ chế thông thoáng hơn để
các ngân hàng tái đầu tư. Bên cạnh đó còn cần có các chính sách khuyến
khích các dự án đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại
Chính phủ nên là cơ quan nhà nước đi đầu trong việc sử dụng các dịch
vụ ngân hàng điện tử, sử dụng các dịch vụ này làm công cụ thanh toán cho
việc chi tiêu của nhà nước. Hiện nay, rất nhiều chính phủ các nước đang áp
dụng các quy định bắt buộc việc chi tiêu của ngân sách nhà nước phải dựa
trên cơ sở thanh toán điện tử và cơ chế này đã mang lại hiệu quả lớn không
chỉ trong việc thúc đầy ngân hàng điện tử phát triển mà còn nhằm tạo ra tính
công bằng minh bạch trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, chống tham
nhũng, lãng phí.
KẾT LUẬN
Hoạt động ngân hàng cũng đang trong xu thế hội nhập của cả nến kinh
tế. Trong bối cảnh hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, không chỉ giữa
các ngân hàng trong nước mà còn có cả sự tham gia của ngân hàng nước
ngoài ngay trên “sân nhà” theo cam kết mở cửa thị trường tài chính. Đứng
trước những thách thức ấy, việc tự đổi mới bản thân ngân hàng theo hướng
hiện đại hơn, áp dụng các công nghệ mới để gia tăng khả năng cạnh tranh là
điều cần thiết.
Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng điện
tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh trên quy mô toàn thế giới, các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam nói chung và ngân hàng ngoại thương nói riêng đang có
những chuẩn bị tích cực để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Tuy nhiên
những nỗ lực này còn cần phải được tiếp tục nghiên cứu sâu để có thê có
những bước đi đúng đắn đồng thời các cơ quan chức năng, các bộ ban ngành
có liên quan cũng cần phối hợp với nhau để phát triển đồng bộ các nền tảng
để dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam có thể phát triển ngang tầm với
khu vực và thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Ngân Hàng Thương Mại – Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân. Chủ biên PGS.TS Phan thị Thu Hà
2. Giáo trình Marketing ngân hàng – Học viện ngân hàng. Chủ biên
PGS.TS Nguyễn thị Minh Hiền
3. Báo cáo thường niên của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam các năm
2003 đến 2007.
4. Báo cáo của hội thảo Banking VietNam năm 2007
5. Báo cáo của chương trình tập huấn về ngân hàng điện tử và ngân hàng
bán lẻ của ngân hàng Ngoại Thương tháng 07/2007
6. Kỉ yếu hội thảo khoa học “Công nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện đại”
2006.
7. Tạp chí tin học ngân hàng
8. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ
9. Trang web của bộ tài chính www.mof.gov.vn
10.Trang web của ngân hàng nhà nước Việt Nam www.sbv.com.vn
11.Báo điện tử Việt Nam net www.vietnamnet.com.vn
Lê Thu Hà
Ngân hàng 46A
Phụ lục: Trích dẫn 1 số điều của quyết định của ngân hàng nhà nước số
35/2006/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 7 năm 2006 ban hành quy định về các
nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử.
Điều 1. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động ngân hàng điện tử là hoạt động ngân hàng được thực
hiện qua các kênh phân phối điện tử.
2. Kênh phân phối điện tử là hệ thống các phương tiện điện tử và quy
trình tự động xử lý giao dịch được tổ chức tín dụng sử dụng để giao tiếp với
khách hàng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
3. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử là khả năng xảy ra tổn thất
khi thực hiện các hoạt động ngân hàng điện tử.
4. Khách hàng là các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với tổ chức
tín dụng.
5. Bên thứ ba là các tổ chức chuyên môn được tổ chức tín dụng thuê
hoặc hợp tác với tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt
động ngân hàng điện tử.
Điều 2. Nguyên tắc giao dịch
1. Bảo mật và bảo đảm tính toàn vẹn và chín
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.pdf