Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Nghiên cứu những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam: Báo cáo tốt nghiệp
Những giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu mặt hàng thủy sản
của Việt Nam
Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng
thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong
những năm tới
LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế
giới của thế kỷ 21, không một quốc gia nào có thể phát triển nền kinh tế của
mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó
không ngoại trừ đối với Việt Nam, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng
nền kinh tế, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định
đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH-HĐH
hướng mạnh vào xuất khẩu.
Để tăng xuất khẩu trong thời gian tới, Việt nam chủ trương kết hợp xuất
khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất
khẩu truyền thống: hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, hàng giầy dép và dệt
may) và một số mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm:...
57 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Nghiên cứu những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
Những giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu mặt hàng thủy sản
của Việt Nam
Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng
thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong
những năm tới
LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế
giới của thế kỷ 21, không một quốc gia nào có thể phát triển nền kinh tế của
mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó
không ngoại trừ đối với Việt Nam, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng
nền kinh tế, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định
đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH-HĐH
hướng mạnh vào xuất khẩu.
Để tăng xuất khẩu trong thời gian tới, Việt nam chủ trương kết hợp xuất
khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất
khẩu truyền thống: hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, hàng giầy dép và dệt
may) và một số mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm: ôtô, xe
máy, hàng điện tử và dịch vụ phần mềm ...
Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trong
thời gian qua đã gặt hái được sự thành công rực rỡ. Từ mức kim ngạch xuất
khẩu là 550,6 triệu USD vào năm 1995, đã tăng lên mức 971,12 USD vào năm
1999, trung bình mỗi năm tăng gần 100 triệu USD, chiếm khoảng 10% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam và là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong nhiều năm vừa qua. Thị
trường xuất khẩu thủy sản đã và đang được mở rộng đáng kể, thủy sản của Việt
Nam đã chiếm được vị trí quan trọng trong thị trường nhập khẩu thuỷ sản của
thế giới.
Liên minh Châu Âu (EU), một thị trường nhập khẩu thủy sản đầy tiềm
năng trong thời gian qua đã có những tác động rất tích cực đến việc xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu to lớn của xuất khẩu thủy sản
sang EU, vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực, cố gắng
trong thời gian tới để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, nhằm tăng nhanh
kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước.
Xuất phát từ nhận thức trên đây, cũng như vai trò to lớn của xuất khẩu
thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, tôi đã chọn đề tài “ Những giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường
EU trong những năm tới “ để viết đề án môn học. Việc nghiên cứu đề tài này
có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân tôi, nhằm củng cố và nâng cao lý luận, vận
dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn. Đồng
thời qua phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU của nước
ta những năm gần đây, có thể mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu thủy sản trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu mà tôi sử dụng trong quá trình xây dựng đề án
này là: kết hợp những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập với những
quan sát đã thu thập trong thực tế, kết hợp tổng hợp tài liệu, sách báo với việc
đi sâu phân tích tình hình thực tế nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất để giải
quyết những vấn đề đặt ra trong đề án.
Đề án kết cấu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU
trong những năm qua.
Chương 3: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam sang EU trong những năm tới.
Do trình độ có hạn, thời gian nghiên cứu bị hạn chế, nên đề án khó tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong có được sự đóng góp của các thầy cô giáo
cùng bạn đọc để đề án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới PGS-TS:Nguyễn Duy Bột- Trưởng
Khoa Thương mạI đã giúp đỡ tôI hoàn thành đề án này.
Hà nội, ngày 26 tháng 1 năm 2002
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH XUẤT KHẨU
I. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho (ra) nước ngoài
dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường
nhằm mục đích lợi nhuận.
Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế thể hiện ở những điểm sau:
-Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng
ngoại .
-Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống dân cư.
-Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu được tổ chức, thực hiện với nhiều
nghiệp vụ, nhiều khâu, nhưng quy tụ lại hoạt động này gồm các bước sau.
1. Hoạt động Marketing
Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là: điều tra xem nên buôn bán gì,
bằng phương pháp nào, quyết định phương châm buôn bán (điều tra thị trường,
chọn bạn hàng).
Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với
bất cứ doanh nghiệp nào muốn tham gia kinh doanh xuất khẩu hàng hóa. Nghiên
cứu thị trường đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, phải trả lời được các
câu hỏi quan trọng sau đây:
-Nước nào là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm xuất khẩu
của doanh nghiệp?
-Khả năng số lượng xuất khẩu được bao nhiêu?
-Sản phẩm cần có những thích ứng gì trước đòi hỏi của thị trường đó?
-Nên chọn phương pháp bán nào cho phù hợp? Thương nhân trong giao
dịch là ai? Phương thức giao dịch xuất khẩu?
Nội dung của nghiên cứu thị trường xuất khẩu bao gồm các vấn đề sau:
hồng thường được chấp nhận là bao nhiêu, hậu quả của cạnh tranh như
thế nào; nó diễn biến ra sao... và khả năng phản ứng của nó trước một đối thủ
mới.
1.1.3 Phân tích các điều kiện của thị trường xuất khẩu
Trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải xác định và
phân tích cẩn thận các điều kiện sau:
-Điều kiện về quy chế và pháp lý:
+Quy chế về giá cả;
+Quy chế về những hoạt động thương mại;
+Hóa đơn Hải quan hoặc hóa đơn lãnh sự;
+Kiểm soát hối đoái;
+Chuyển tiền về nước;
+Hạn ngạch;
+Giấy phép xuất khẩu;
+Giấy chứng nhận y tế, chứng nhận phẩm chất v.v... những điều ghi chú
riêng trên sản phẩm v.v...
-Điều kiện về tài chính
+Thuế quan;
+Chi phí vận chuyển;
+Bảo hiểm vận chuyển;
+Bảo hiểm tín dụng;
+Chi phí có thể về thư tín dụng;
+Cấp vốn cho xuất khẩu;
+Thay đổi tỷ lệ hối đoái;
+Giá thành xuất khẩu;
+Hoa hồng cho các trung gian...
-Điều kiện về kỹ thuật
+Vận chuyển: kích thước, trọng lượng các kiện hàng;
+Lưu kho: vấn đề khí hậu và các vấn đề khác;
+Tiêu chuẩn sản phẩm;
+Khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
-Điều kiện về con người, về tâm lý
+Khả năng trình độ và đào tạo nhân viên;
+Trình độ ngoại ngữ;
+Những cách sử dụng và thói quen tiêu dùng;
+Những điều cấm kỵ về xã hội và văn hóa;
+Vấn đề an ninh;
+Liên kết không tốt giữa các bộ phận trong nội bộ.
1.2 Nghiên cứu về giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới
Giá cả hàng hóa trên thị trường phản ánh quan hệ cung- cầu hàng hóa trên
thị trường thế giới. Và nó có ảnh hưởng đối với hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
của doanh nghiệp.
1.2.1 Giá quốc tế
Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với một loại hàng hóa nhất định trên
thị trường thế giới. Giá đó được dùng trong giao dịch thương mại thông thường,
không kèm theo một điều kiện đặc biệt nào và được thanh toán bằng ngoại tệ tự
do chuyển đổi.
Trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, có thể coi những giá sau đây là giá
quốc tế.
-Đối với những hàng hóa không có trung tâm giao dịch truyền thống trên
thế giới, thì có thể lấy giá của những nước xuất khẩu hoặc những nước nhập
khẩu chủ yếu biểu thị bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được.
-Đối với những hàng hóa thuộc đối tượng buôn bán ở các sở giao dịch
(cao su thiên nhiên, kim loại màu) hoặc ở các trung tâm bán đấu giá (chè, thuốc
lá...), thì có thể tham khảo giá ở các trung tâm giao dịch đó.
-Đối với máy móc thiết bị rất đa dạng, việc xác định giá cả quốc tế tương
đối khó. Vì vậy, trong thực tế chủ yếu căn cứ vào giá cả các hãng sản xuất và
mức cung trên thị trường.
1.2.2. Dự đoán xu hướng biến động giá cả
Để có thể dự đoán được xu hướng biến động của giá cả của loại hàng hóa
mà doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới, phải dựa vào kết
quả nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trường hàng hóa đó, đồng thời đánh giá
chính xác các nhân tố tác động tới xu hướng biến đổi giá cả.
Có nhiều nhân tố tác động đến giá cả hàng hóa trên thế giới và có thể
phân loại theo nhiều cách khác nhau. Có thể nêu ra một số nhân tố chủ yếu là:
-Nhân tố chu kỳ: là sự vận động có tính chất quy luật của nền kinh tế.
-Nhân tố lũng đoạn và giá cả: có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình
thành và biến động giá cả.
-Nhân tố cạnh tranh: có thể làm cho giá cả biến động theo các xu hướng
khác nhau.
1.3. Lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh xuất khẩu
1.3.1. Lựa chọn thị trường
Trước hết, cần xác định những tiêu chuẩn mà các thị trường phải đáp ứng
được đối với việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn chung
-Về chính trị
-Về địa lý
-Về kinh tế
-Về kỹ thuật
-Biện pháp bảo hộ mậu dịch
-Tình hình tiền tệ
Tiêu chuẩn về thương mại
-Phần của sản xuất nội địa;
-Sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường;
-Sự cạnh tranh quốc tế trên các thị trường lựa chọn.
Những tiêu chuẩn trên phải được cân nhắc, điều chỉnh tùy theo mức quan
trọng của chúng đối với doanh nghiệp.
2. Lựa chọn đối tượng giao dịch, phương thức giao dịch trong hoạt động
kinh doanh xuất khẩu hàng hóa
2.1. Lựa chọn đối tượng giao dịch
Trong kinh doanh xuất khẩu, bạn hàng hay khách hàng nói chung là
những người hay tổ chức có quan hệ giao dịch với doanh nghiệp nhằm thực hiện
các hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp tác kỹ thuật liên quan tới việc xuất
khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Xét về tính chất và mục đích hoạt động, khách
hàng trong kinh doanh xuất khẩu có thể được chia làm ba loại:
-Các hãng hay công ty.
-Các tập đoàn kinh doanh.
-Các cơ quan nhà nước.
Việc lựa chọn thương nhân để giao dịch phải dựa trên cơ sở nghiên cứu
các vấn đề sau:
-Tình hình kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, khả
năng mua hàng thường xuyên của hãng.
-Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.
-Thái độ và quan điểm kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường hay cố gắng
giành lấy độc quyền về hàng hóa.
-Uy tín của bạn hàng.
Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch, tốt nhất là nên lựa chọn đối
tác trực tiếp, tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn
thâm nhập vào các thị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm.
2.2. Các phương thức giao dịch trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa
Trên thị trường thế giới, đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch trong
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm
và kỹ thuật tiến hành riêng. Căn cứ vào mặt hàng dự định xuất khẩu, đối tượng,
thời gian giao dịch và năng lực của người tiến hành giao dịch mà doanh nghiệp
chọn phương thức giao dịch phù hợp, chủ yếu là các phương thức sau đây:
-Giao dịch trực tiếp.
-Giao dịch qua trung gian.
-Phương thức buôn bán đối lưu.
-Đấu giá quốc tế.
-Đấu thầu quốc tế.
-Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.
-Giao dịch tại hội chợ và triển lãm.
-Phương thức kinh doanh tái xuất khẩu.
3. Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu
3.1. Các điều kiện cơ bản của hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu
Giao dịch buôn bán quốc tế thường xảy ra những tranh chấp, do các bên
không thống và hiểu lầm nội dung của hợp đồng buôn bán. Từ đó, một số điều
kiện cơ bản của hợp đồng ra đời nhằm thống nhất quyền lợi, nghĩa vụ và trách
nhiệm của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Xác định các điều kiện giao dịch công bằng, hợp lý là rất quan trọng, nó
đảm bảo quyền lợi cho các bên và khẳng định tính khả thi của hợp đồng bằng sự
ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên một cách hợp lý.
3.2 Chuẩn bị ký kết hợp đồng và phương thức ký kết hợp đồng
3.2.1 Chuẩn bị ký kết hợp đồng
Trước khi ký kết hợp đồng, phải chuẩn bị một số nội dung sau đây:
-Nghiên cứu tình hình thị trường các nước và khu vực cũng như thị
trường của mặt hàng dự định xuất nhập khẩu. Nếu là thị trường mới, mặt hàng
lần đầu tiên tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu phải chuẩn bị từ đầu và phải
nắm chắc thị trường mới đàn phán.
-Tìm hình thức và biện pháp phù hợp để chuẩn bị đàm phán giao dịch.
-Xác định hướng nhằm mục đích thu được hiệu quả tối đa.
-Đàm phán giao dịch để ký hợp đồng.
-Khi thực hiện hợp đồng, tranh thủ điều kiện hợp lý để đạt hiệu quả cao
nhất.
-Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ, kiểm tra và làm các thủ tục khi cần phải
khiếu nại. Nếu bị khiếu nại phải bình tĩnh giải quyết để đạt chi phí tối thiểu.
3.2.2. Phương thức ký kết hợp đồng
Việc ký kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng một số cách sau đây:
-Hai bên ký kết vào một hợp đồng mua- bán (một văn bản).
-Người mua xác định nhận thư chào hàng cố định của người bán (bằng
văn bản).
-Người bán xác nhận (bằng văn bản) là người mua đã đồng ý với các điều
khoản của thư chào hàng tự do, nếu người mua viết đúng thủ tục cần thiết và gửi
trong thời hạn quy định cho người bán.
-Người bán xác nhận (bằng văn bản) đơn đặt hàng của người mua.
Trường hợp này hợp đồng thể hiện bằng hai văn bản, đơn đặt hàng của người
mua và văn bản xác nhận của người bán.
-Trao đổi bằng thư xác nhận đạt được thỏa thuận trước đây giữa các bên
(nêu rõ các điều khoản đã thỏa thuận).
Hợp đồng có thể coi như đã ký kết chỉ trong trường hợp được các bên ký
vào hợp đồng. Các bên đó phải có địa chỉ pháp lý ghi rõ trong hợp đồng.
Hợp đồng được coi như ký kết chỉ khi những người tham gia ký có đủ
thẩm quyền ký vào các văn bản đó, nếu không hợp đồng không được công nhận
là một văn bản có cơ sở pháp lý.
4. Thực hiện hợp đồng trong kinh doanh xuất khẩu
Sau khi ký kết hợp đồng cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự
công việc phải làm, cố gắng không để xảy ra sai sót, tránh gây nên thiệt hại. Tất
cả các sai sót là cơ sở phát sinh khiếu nại. Phải yêu cầu đối phương thực hiện
các nhiệm vụ theo hợp đồng.
Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Khi nghiên cứu trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu cần lưu ý:
-Tùy thuộc vào từng hợp đồng mà cán bộ xuất nhập khẩu phải thực hiện
các nghiệp vụ khác nhau. Trình tự thực hiện các nghiệp vụ cũng không cố định.
Trên cơ sở nắm chắc các khâu nghiệp vụ mà tìm hiểu yêu cầu nghiệp vụ của
từng giai đoạn cụ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng.
-Trong khâu nghiệp vụ cụ thể có thể là nghiệp vụ của người bán hay
người mua phụ thuộc vào cách quy định điều kiện cơ sở giao hàng ghi trong
hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký kết.
Quá trình thực hiện hợp đồng trong kinh doanh xuất khẩu gồm:
- Xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa
- Chuẩn bị hàng xuất khẩu
- Kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá xuất khẩu
- Thuê tàu lưu cước
Ký kết hợp đồng
xuất khẩu
Xin giấy phép
(nếu có)
Kiểm tra L/C Chuẩn bị hàng
xuất khẩu
Thủ tục hải quan Kiểm tra hàng hóa
xuất khẩu
Mua bảo hiểm
(nếu được)
Thuê tàu
(nếu có)
Giao hàng cho
tàu
Thủ tục thanh
toán
Xử lý tranh
chấp (nếu có)
- Mua bảo hiểm
- Làm thủ tục hải quan
- Giao hàng xuất khẩu
- Thủ tục thanh toán
II. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU THỦY SẢN
1. Lợi thế của ngành thủy sản nước ta
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, 112 cửa sông lạch, vùng đặc quyền
kinh tế rộng khoảng 1triệu km2 với 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên, nhiều eo,
vịnh, vụng, đầm, phá và nhiều ngư trường, trữ lượng hải sản gần 3 triệu tấn.
Thềm lục địa nước ta rộng hơn 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền), diện
tích mặt nước 1triệu km2, trong đó diện tích khai thác đạt 553.000 km, nhưng
hiện tại mới chỉ khai thác được khoảng 65% nguồn lực hải sản cho phép.
Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ta rất lớn với 1,4 triệu ha
mặt nước nội địa, 300.000 ha bãi triều, 400.000 ha hồ chứa, sông suối, 600.000
ha ao hồ nhỏ ruộng trũng, có thể đưa vào sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Năng
suất nuôi trồng thủy sản mới chỉ bằng 10%- 25% năng suất của các nước trong
khu vực.
Theo Bộ Thủy sản, Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng
100 loài có giá trị kinh tế cao. Bước đầu đánh giá trữ lượng cá biển trong vùng
thềm lục địa khoảng trên 4 triệu tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 1,67
triệu/năm. Tình hình cụ thể của các loài cá:
-Cá tầng đáy: 856.000 tấn, chiếm 51,3%.
-Cá nổi nhỏ: 694.000 tấn, chiếm 41,5%.
-Cá nổi đại dương (chủ yếu là cá ngừ): 120.000 tấn, chiếm 7,2%.
Trong đó, phân bố trữ lượng và khả năng khai thác giữa các vùng như
sau:
-Vịnh Bắc Bộ: trữ lượng: 681.166 tấn, khả năng khai thác: 271.467 tấn
(chiếm 16,3%).
-Biển Trung Bộ: trữ lượng: 606.399 tấn, khả năng khai thác 242.560
tấn(chiếm 14,3%).
-Biển Đông Nam Bộ: trữ lượng: 2.075.889 tấn, khả năng khai thác:
830.456 tấn (chiếm 49,3%).
-Biển Tây Nam Bộ: trữ lượng: 506.679 tấn, khả năng khai thác: 202.272
tấn (chiếm 12,1%).
Việt Nam tuy có vùng biển trải dài khắp cả nước nhưng sản lượng khai
thác không đồng đều ở các vùng. Theo ước tính, vùng biển đặc quyền kinh tế
của Việt Nam có tổng trữ lượng trên 3 triệu tấn cá, 50.000- 60.000 tấn tôm,
30.000- 40.000 tấn mực.
Mặc dù vậy, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng như
đã nêu trên, trong thời gian hơn một thập kỷ qua, ngành thủy sản Việt Nam,
đứng trước nhu cầu mạnh mẽ của thị trường thế giới cũng như nhu cầu về thực
phẩm của đất nước đã có những bước phát triển ngoạn mục và trở thành một
trong những ngành kinh tế then chốt của đất nước.
2. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
Thủy sản là một ngành kinh tế- kỹ thuật đặc trưng gồm có các lĩnh vực:
khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại, là một trong
những ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sản xuất kinh doanh thủy
sản dựa trên khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thủy sinh, tiềm năng các
vùng nước, do vậy có mối liên ngành rất chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, vận
tải, dầu khí, hải quan...
Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, vai trò quan trọng của ngành
thủy sản trong sự phát triển kinh tế- xã hội, nhất là trong 20 năm qua, với tốc độ
phát triển kinh tế nhanh chóng về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Ngành kinh tế
thủy sản ngày càng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong
những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Ngành thủy sản được xác định là giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước, bởi vì nó khai thác và phát triển một trong những
nguồn tài nguyên có thể tái sinh của đất nước.
2.1. Đóng góp của ngành thủy sản trong tổng sản phẩm quốc dân
Theo số liệu thống kê, GDP của Việt Nam năm 1998 ước tính khoảng
368.692 tỷ đồng. Điều này tương ứng với mức GDP tính theo đầu người vào
khoảng 270 đôla Mỹ.
-Nghề nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp đã đáp ứng được nhu cầu cho
tiêu dùng trong và ngoài nước, đáng kể là sản lượng tôm nuôi phục vụ xuất khẩu
của nước ta đứng vào khoảng thứ 5 trên thế giới; thủy sản xuất khẩu cũng đã
được xác định là đối tượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng.
-Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp
đông lạnh thủy sản, với 164 cơ sở với tổng công suất là 760 tấn/ngày đã đóng
vai trò to lớn hàng đầu về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu
hút nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
-Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ, trước hết phải kể đến kỹ
thuật sinh sản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung
cấp hơn 1 tỷ tôm giống các cỡ. Trong công nghiệp đánh cá, dần dần tạo ra các
công nghệ để chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng hiệu quả cao, du
nhập nghề mới từ nước ngoài để có thể vươn ra khai thác xa bờ.
-Hoạt động hợp tác quốc tế trên cả ba mặt: thị trường xuất khẩu, nguồn
vốn nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt những kết quả khích lệ. Từ cơ
chế “ lấy phát triển xuất khẩu để tự cân đối, tự trang trải, tạo vốn đầu tư cho khai
thác và nuôi trồng “, qua các thời kỳ, Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa đến
nay, sản phẩm thủy sản nước ta đã có mặt tại hơn 50 nước và vùng lãnh thổ với
một số sản phẩm bắt đầu có uy tín trên các thị trường quan trọng. Trao đổi quốc
tế trên lĩnh vực công nghệ đã góp phần để có kết quả vừa nêu. Là thành viên
của NACA từ năm 1988, của SEAFDEC từ năm 1994, tham gia vào hoạt động
của ICLARM, quan sát viên của INFOFISH, cũng như sự hiện diện của nghề cá
thế giới. Đó là những nhân tố tạo tiền đề cho sự phát triển của chúng ta.
Dự tính toàn bộ sự đóng góp của ngành thủy sản đối với nền kinh tế quốc
dân sẽ tăng từ mức hiện nay năm 1998 từ 18.434,6 tỷ đồng lên 40.000 tỷ đồng
vào năm 2010. Tỷ trọng tương ứng của ngành thủy sản trong GDP sẻ giảm do có
sự tăng trưởng mạnh trong các ngành khác của nền kinh tế. Song sự đóng góp
của ngành thủy sản đối với ổn định xã hội và an toàn quốc gia là quan trọng vì
tiềm năng phân phối thu nhập của ngành thủy sản ở các vùng nông thôn. Một bộ
phận dân cư ở nông thôn, thường là các vùng nghèo vẫn tiếp tục sống dựa vào
nghề cá và nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả thiểu số ở vùng cao.
2.2. Vai trò của ngành thủy sản đối với hoạt động xuất khẩu
Nếu trong GDP, ngành thủy sản đóng góp tương đối yếu thì ngành đã có
sự bù đắp lại bởi sự đóng góp mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim
ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta qua các năm đã không ngừng tăng lên, điều đó
thể hiện rõ nét qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua một
số năm
Năm
1995 1996 1997 1998 1999
Giá trị xuất khẩu cả
nước (triệu USD) 5448,9 7255,9 8900 9356 10930
Giá trị xuất khẩu thủy
sản (triệu USD) 550,6 670 776,46 858,68 971,12
Tỷ trọng xuất khẩu thủy
sản so với cả nước (%) 10,1 9,23 8,27 9,18 8,9
Nguồn: - Bộ Thủy sản.
-Số liệu thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản thời kỳ 1990-
1998 và dự báo năm 2000.
Qua bảng số liệu trên đây ta thấy rằng: kim ngạch xuất khẩu thủy sản
nước ta đã tăng rất đáng kể qua các năm, trung bình mỗi năm tăng gần 100 triệu
USD. Từ năm 1995 đến 1999, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng 420,52 triệu USD,
hay tăng 76,37%, đóng vai trò là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam trong một số năm qua và trong nhiều năm tiếp theo.
Giá trị xuất khẩu thủy sản các năm qua đã đóng góp một phần không nhỏ
vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Từ năm 1995 đến 1999, năm nào kim
ngạch xuất khẩu thủy sản cũng chiếm tỷ trọng trên dưới 10% so với tổng giá trị
xuất khẩu, đặc biệt năm 1995, tỷ trọng này là 10,1%.
Xuất khẩu thủy sản chủ yếu là tôm và một số lượng lớn mực nang và mực
đông. Năm 1998, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 193.000 tấn (tăng
25% so với năm 1995), kim ngạch xuất khẩu đạt 858,68 triệu USD.
Dự kiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ tăng từ 971,12 triệu USD
năm 1999 lên 1,1 tỷ USD năm 2000, 2tỷ USD năm 2005 và 2- 2,2 tỷ USD vào
năm 2010.
2.3 Vai trò của ngành thủy sản trong việc tạo công ăn việc làm
Công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đảm bảo việc làm thường
xuyên cho khoảng 3 triệu lao động, đặc biệt là từ năm 1995, số lao động thủy
sản là 3,03 triệu người. Khoảng 3,8 triệu người sống trong các hộ gia đình làm
nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Như vậy, khoảng 6,8 triệu người chiếm
8,7% dân số sống phụ thuộc vào ngành thủy sản như một nguồn sinh sống.
Tổng số lao động có thu nhập từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng
như từ các ngành và các hoạt động hỗ trợ thủy sản ước tính lên tới 8 triệu người.
Ngoài ra, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn đảm bảo việc làm không thường
xuyên và thu nhập phụ cho hơn 20 triệu người.
Theo dự tính, số lao động trong ngành thủy sản năm 2000 sẽ là 3,4 triệu
người (trong đó: khai thác hải sản khoảng 420.000 người, nuôi trồng thủy sản
khoảng 559.364 người, chế biến thủy sản: 58.768 người, lao động dịch vụ nghề
cá khoảng 1.991.868 người). Do vậy số đân số dựa vào nghề cá sẽ tăng lên
khoảng 8,1 triệu người vào năm 2000 và 10 triệu người vào năm 2010. Hơn nữa,
thu nhập trực tiếp của những người lao động thường xuyên trong nghề cá và
nuôi trồng thủy sản dự tính sẽ tăng trung bình 16%/năm trong thời gian nêu trên.
Trên 1,2 triệu người trong các hộ gia đình phụ thuộc vào nghề cá và nuôi trồng
thủy sản sẽ có thêm thu nhập vào năm 2000. Điều đó có nghĩa là số dân được
ngành thủy sản hỗ trợ sẽ tăng 3 triệu người.
III. NHỮNG YÊU CẦU VỀ LUẬT PHÁP VÀ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM CỦA EU ĐỐI VỚI HÀNG THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM:
EU là thị trường khó tính, chọn lọc, với những yêu cầu nghiêm ngặt với
tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm cao. Chỉ thị 91/493/EEC ban
hành tháng 6 năm 1993 quy định các doanh nghiệp tại nước xuất khẩu phải có
điều kiện sản xuất tương đương như các doanh nghiệp của nước nhập khẩu và
phải được cơ quan kiểm tra chất lượng của EU công nhận. Đối với hàng thực
phẩm đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, thành phần, trọng lượng, thời gian và
cách sử dụng sản phẩm nơi sản xuất, các điều kiện để bảo quản và sử dụng, mã
số và mã vạch để nhận dạng lô hàng. Đặc biệt cấm nhập những sản phẩm thủy
sản bị nhiễm độc do tác động của môi trường hoặc do các chất phụ gia không
được phép sử dụng.
Do có những khó khăn từ đặc điểm của thị trường EU: như lượng hàng
cung cấp phải ổn định quanh năm, trong thanh toán quốc tế phải mở L/C trả
chậm 6 tháng hoặc 1 năm, sự khác biệt về luật lệ và thói quen mua bán, chi phí
vận chuyển và bảo hiểm cao... Nhưng cản trở lớn nhất hiện nay của các doanh
nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng thủy sản sang EU vẫn là chất lượng sản
phẩm. Yêu cầu chất lượng hàng thủy sản chia làm hai hướng: hoặc là giữ
nguyên trạng thái ban đầu (thủy sản tươi sống) hoặc là chế biến theo những công
nghệ nhằm duy trì tốt chất lượng nguyên thủy và tạo ra sản phẩm tiện lợi cho
người tiêu dùng.
Hiện nay EU đánh giá chất lượng sản phẩm thuỷ sản theo 3 chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu cảm quan: Trạng thái tự nhiên, mùi vị, màu sắc của sản phẩm.
- Chỉ tiêu hoá học: Quy định hàm lượng Nitơ dưới dạng Amoniăc, độ pH
trong 1 gam sản phẩm.
- Chỉ tiêu vi sinh: Quy định loại, lượng, khuẩn có trong sản phẩm như:
khuẩn hoá khí, khuẩn hiếm khí, khuẩn Coliforimen...
Hiện tại hàng thủy sản của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về
tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh thực phẩm của EU.
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU
TRONG NHỮNG NĂM QUA
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG EU
1. Về kinh tế - chính trị
Từ năm 1968, EU đã là một thị trường thống nhất hải quan, có định mức
thuế hải quan chung cho tất cả các nước thành viên. Ngày 07/02/1992, Hiệp ước
Maastricht được ký kết tại Hà Lan mở đầu cho sự thống nhất chính trị, kinh tế,
tiền tệ giữa các nước thành viên EU. Cho đến nay, EU đã là một thị trường rộng
lớn, bao gồm 15 quốc gia với gần 400 triệu người tiêu dùng. Thị trường EU
thống nhất cho phép tự do lưu thông người, hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các
nước thuộc Hiệp hội trao đổi tự do Châu Âu (AELE), tạo thành một thị trường
gồm 380 triệu người tiêu dùng.
Hiện nay, hàng rào buôn bán giữa 15 nước thành viên của EU đã bị xóa
bỏ, do vậy thị trường chung Châu Âu là thị trường lớn nhất thế giới. Thị trường
chung Châu Âu không chỉ là thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới mà còn là thị
trường nhập khẩu hàng đầu thế giới, ngược nghĩa với “ bức tường thành Châu
Âu “.
Hơn nữa, buôn bán của EU với các nước đang phát triển cũng năng động
như với các nước công nghiệp trên thế giới. Trong thực tế, ĐôngNam Á là vùng
hiện đang có nhịp độ tăng trưởng buôn bán cao nhất với EU, cả xuất lẫn nhập
khẩu.
Về chính trị, Liên minh Châu Âu (EU) không phải là một tổ chức đế quốc
với hệ tư tưởng chính trị cứng nhắc, sắp sẵn. EU hiện nay gồm 15 chính phủ
nhưng những chính phủ này không bao giờ được bầu cùng một lúc và cũng
không bao giờ chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng chính trị cánh tả hoặc hữu.
Tất cả 15 chính phủ đều tuân theo một đường lối chung về đân chủ.Đặc điểm
nổi bật của các nước EU trong thời gian vừa qua là kinh tế của các nước đều
tăng trưởng, tuy có cao thấp khác nhau, nhưng ổn định. Điều đó thể hiện cụ thể
qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Dự báo của Bundesbank về tăng trưởng GDP tại
các nước EU năm 1999 - 2000 (%)
Tên nước 1998 1999 2000
Áo 3,3 2,5 3,0
Bỉ 2,9 2,0 2,3
Anh 2,3 1,0 1,5
Đức 2,8 2,0 2,5
Hy Lạp 3,5 3,0 2,8
Đan Mạch 2,7 1,5 2,3
Ai-rơ-len 9,5 7,5 7,5
Tây Ban Nha 3,8 3,4 3,3
Italia 1,4 1,6 2,6
Hà Lan 3,7 2,6 3,0
Bồ Đào Nha 4,2 3,2 2,5
Phần Lan 5,0 3,0 3,2
Pháp 3,2 2,5 2,8
Thụy Điển 2,9 2,2 2,6
Nguồn: Tạp chí Thương mại số 26/ 1999
2.Về mức sống dân cư
Liên minh Châu Âu là khu vực có mức GDP bình quân đầu người rất cao,
trong những năm gần đây mức bình quân đó là khoảng 20.000 đô la Mỹ. Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) trong một số năm qua là trên 8000 tỷ USD, chiếm gần
30% GDP của thế giới. Dân số khu vực EU khoảng 375 triệu người, chiếm 6,5%
dân số toàn thế giới.
Nếu như năm 1997, mức GDP bình quân đầu người là 21.893 đô la Mỹ
thì năm 1999 là 21.764 đô la Mỹ, năm 2000 được dự báo là 22.872 đô la Mỹ và
sẽ tăng lên 29.531 đô la Mỹ vào năm 2003.
EU là thị trường mà người dân có mức sống cao với số dân ít so với các
khu vực khác, nên nhu cầu ở EU là rất lớn (luôn đạt mức 2% tăng trưởng). Hàng
năm một người dân EU chi hơn một nửa mức GDP cho tiêu dùng cá nhân.
3. Về thói quen tiêu dùng
EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền của người tiêu dùng về độ
an toàn chung của các sản phẩm được bán ra. Tất cả các sản phẩm để có thể bán
được ở thị trường này phải được đảm bảo trên tiêu chuẩn chung của EU.
Đối với mặt hàng thủy sản, hàng năm EU chiếm tới 40% nhập khẩu toàn
thế giới. Mức tiêu thụ bình quân đầu người là 17 kg/ năm và tăng dần hàng năm
khoảng 3%. Trong đó thị trường chính là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia,
Hà Lan. Do vậy nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU hàng năm là rất lớn. Đây là
thị trường khó tính và có chọn lọc, với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn
chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ thị 91/493/EEC ban hành tháng 6
năm 1993 quy định các doanh nghiệp tại nước xuất khẩu phải có điều kiện sản
xuất tương đương như các doanh nghiệp của nước nhập khẩu và phải được cơ
quan kiểm tra chất lượng của EU công nhận. Đối với hàng thực phẩm đóng gói
phải ghi rõ tên sản phẩm, thành phần, trọng lượng, thời gian và cách sử dụng sản
phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện để bảo quản và sử dụng, mã số, mã vạch để
nhận dạng lô hàng. Đặc biệt cấm nhập những sản phẩm thủy sản bị nhiễm độc
do tác dụng của môi trường hoặc do các chất phụ gia không được phép sử dụng.
3.1. Các đặc tính của thị trường thủy sản EU
Mặc dù có sự khác biệt trong tiêu thụ giữa các nước khác nhau, các nhà
hàng và dịch vụ ăn uống luôn là mảng thị trường lớn nhất. Ở nhiều nước, mảng
thị trường này chiếm tới 3/4 mức tiêu thụ. Dù thủy sản được tiêu thụ tại nhà
hàng hay gia đình thì đều phải qua vài dạng sơ chế trước khi tới tay người mua.
Giữa các nước, thói quen ăn uống rất khác nhau. Mức tiêu thụ thủy sản theo đầu
người dao động từ 15- 17 kg. Việc thay đổi lối sống dẫn đến thay đổi cách ăn
uống và thói quen mua bán. Nhiều phụ nữ ngày nay đi làm chứ không ở nhà nên
họ đánh giá cao sự tiện lợi của các thực phẩm ăn liền, thường là ở dạng đóng gói
đông lạnh. Cũng như vậy, mức tiêu thụ sản phẩm đông lạnh tại nhà hàng và dịch
vụ ăn uống càng tăng. Người Bắc Âu không có truyền thống ăn thủy sản thì nay
đang quen dần với nó. Chính những chuyến nghỉ cuối tuần tới các nước khác
góp phần cho các thay đổi trên. Những khuynh hướng trên hy vọng sẽ đem đến
những thay đổi tích cực trong việc bán thủy sản.
3.2. Các yêu cầu của người nhập khẩu
Thủy sản được nhập khẩu chủ yếu dưới dạng đông lạnh. Hàng nhập
thường là khối đông lạnh, do phần lớn các mẻ lưới được làm lạnh ngay trên tàu.
Các hải sản đánh bắt được làm lạnh trên bờ cả khối hoặc làm đông lạnh nhanh
riêng rẽ (IQF). Nhìn chung sản phẩm đông lạnh trên tàu được ưa chuộng hơn vì
lý do chất lượng. Các nhà nhập khẩu hải sản được làm đông lạnh, nói chung,
thích loại sản phẩm được làm lạnh theo phương pháp IQF hơn.
Gần đây, nhu cầu nhập khẩu thủy sản đóng gói bán lẻ đang tăng lên, kể cả
ở các thị trường truyền thống như Đức. Tuy nhiên, phần lớn thủy sản đóng gói
bán lẻ trong buôn bán quốc tế được thực hiện ở Tây Âu cho dù xuất xứ của hàng
thô là từ các nước Châu Á.
Thủy sản đóng hộp cũng có chút ít thị trường như ở Hy Lạp hoặc Đức.
Thị trường có thể mở rộng cho loại rau câu, có lẽ nên đóng lọ thủy tinh hơn là
hộp thiếc để hấp dẫn người mua.
3.4. Tiếp cận thị trường
Biểu thuế nhập khẩu chung của EU áp dụng cho tất cả các nước EU. Tất
cả việc nhập khẩu cá và các sản phẩm cá từ các nước ngoài EU đều phải có giấy
phép.
Để tránh sự mất ổn định trong thị trường nội bộ do nhập khẩu, EU đã đưa
ra biểu giá tham khảo cho một số mặt hàng nhất định như mực ống và mực thẻ.
Quy định vệ sinh thực phẩm trong chế biến, kinh doanh cá và sản phẩm từ cá và
là một phần của Luật quốc gia về thực phẩm của các nước thành viên EU thì chỉ
các công ty có giấy phép mới được nhập hàng này.
Tất cả các thực phẩm đều là đối tượng của Bộ Luật quốc gia về thực
phẩm và có thể khác nhau giữa các nước.
Vấn đề cải thiện chất lượng và đóng gói là rất quan trọng đối với phần lớn
các nước đang phát triển nhằm thâm nhập các thị trường mới và tăng xuất khẩu
các sản phẩm có giá trị, phát triển sản xuất phù hợp hóa sản phẩm. Muốn thâm
nhập vào thị trường EU, cần phải tính đên sự thống nhất của thị trường này với
đồng Euro từ năm 1999, EU cũng có quy chế ưu đãi riêng đối với nhập khẩu từ
các nước ACP với việc miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu thủy sản theo hệ thống
thuế ưu đãi phổ cập GSP.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA
SANG EU TRONG THỜI GIAN QUA
1. Cấu trúc mậu dịch thị trường thủy sản EU
Phần lớn thủy sản ở EU là hàng nhập khẩu và hầu như không có nước EU
nào có thể tự cung, tự cấp mặt hàng này. Thị trường cá EU được hình thành bởi
nhiều nhà cung cấp. chế biến và phân phối. Tuy nhiên, càng ít người tham gia
thị trường này thì thương mại càng hiệu quả và tập trung hóa cao hơn.
Những người tham gia thị trường thủy sản EU thường có những mục đích
và hoạt động tương tự như nhau. Chính về thế mà thủy sản có thể qua nhiều
kênh mậu dịch khác nhau trước khi tới địa chỉ cuối cùng. Sự lựa chọn của các
kênh mậu dịch và các bạn hàng thương mại phụ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ
có thể được thực hiện bởi các bạn hàng thương mại đầy tiềm năng. Khi chọn
một kênh và bạn hàng thương mại đặc biệt, các nhà xuất khẩu có thể lựa chọn
nhiều kênh khác nhau trong thị trường. Một số nhà xuất khẩu sẽ giao dịch trực
tiếp với người sử dụng cuối cùng, còn một số khác lại bán cho các nhà kinh
doanh độc lập (các nhà nhập khẩu) hoặc qua các đại lý bán hàng.
Các nhà xuất khẩu tiềm năng cần liên lạc với các nhà nhập khẩu ở Châu
Âu. Những nhà trung gian này thường đã thiết lập những quan hệ làm ăn lâu dài
với người tiêu thụ của họ và có vị trí tốt hơn (so với các nhà chế biến nước
ngoài) để biết được những nhu cầu của thị trường địa phương và của người sử
dụng cuối cùng. Họ cung cấp trực tiếp tới các siêu thị, ngành chế biến hoặc các
nhà sản xuất thành phẩm. Họ có khả năng hỗ trợ tài chính, mở các chiến dịch
quảng cáo và phục vụ những nhu cầu đặc biệt.
Hầu hết các mặt hàng thủy sản dùng cho mục đích công nghiệp. Các nhà
sản xuất thành phẩm có thể mua được trực tiếp từ các nhà xuất khẩu, từ đại lý,
nhà nhập khẩu hoặc từ ngành chế biến.
Có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Một số công ty chỉ
chuyên chế biến, đông lạnh cá. Các công ty khác, đặc biệt ở Hà Lan và Bỉ,
chuyên hoạt động tái xuất khẩu thủy sản. Họ nhập khẩu ở các nước đang phát
triển và xuất khẩu sang các nước láng giềng ở Châu Âu.
Trong trường hợp muốn xuất khẩu thủy sản theo phương thức phục vụ tới
người tiêu dùng hoặc bán buôn thì phải có đại lý hoặc nhà nhập khẩu trong thị
trường EU. Các nhà bán lẻ hoặc bán sỉ rất khó khăn trong việc nhập khẩu trực
tiếp từ nước ngoài, trừ một vài siêu thị lớn.
Các quầy bán hàng trong siêu thị khác hẳn so với các sạp nhỏ truyền
thống. Các sạp nhỏ thường bán thủy sản tươi nóng hay hun khói.
2. Cơ cấu thị trường EU nhập khẩu thủy sản của Việt Nam
Thị trường EU luôn là một thị trường hấp dẫn không chỉ của các nước
Châu Á, trong đó có Việt Nam mà còn là mục tiêu của nhiều nước châu lục
khác, kể cả Bắc Mỹ. Bởi không chỉ số dân đông trên 350 triệu dân với mức sống
cao, ẩm thực đa dạng, với giá cả hấp dẫn, mà còn là thị trường uy tín, xuất khẩu
được hàng thủy sản vào EU cũng có nghĩa như có trong tay chứng chỉ về trình
độ, chất lượng sản phẩm cao. Tuy vậy, EU vẫn đang sử dụng vũ khí quan thuế
và phi thuế quan trừng phạt, chia nhóm ra để hạn chế, khống chế các nước xuất
khẩu theo những điều kiện có lợi nhất cho họ. Đối với Việt Nam, thị trường này
đã có một một số cải thiện đáng kể trong việc nhập khẩu tôm, bạch tuộc, cá
ngừ, mực. Trong một số năm, cơ cấu thị trường EU nhập khẩu thủy sản của
nước ta không ngừng gia tăng với giá trị ngày một cao.
Bảng 4: Các nước EU nhập khẩu thủy sản của Việt Nam
năm 1998-1999
Nước nhập
khẩu
Năm 1998
(USD)
Năm1999
(USD)
Chênh lệch
± USD
Anh 14.086.283 9.527.170 -4559.113
Áo 293.684 129.385 -164.299
Bỉ 19.076.000 25.466.772 +6.390.772
Bồ Đào Nha 92.873 126.189 +33.316
Đan Mạch 1.625.599 679.329 -946.270
Đức 10.034.280 10.840.216 +805.936
Hà Lan 27.675.547 23.187.799 -4.487.748
Italia 7.388.718 9.923.270 +2.534.808
Phần Lan - 52.268 -
Pháp 8.218.718 5.568.664 -2.650.054
Tây Ban Nha 2.483.196 2.898.832 +415.636
Thụy Điển 563.134 713.565 +150.431
Tổng 91.537.776 89.113.459 -2.424.317
Nguồn : Bộ Thủy sản
Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy rằng không phải tất cả 15 nước thành
viên EU đều nhập khẩu thủy sản của Việt Nam mà chỉ tập trung vào 12 nước,
ngoại trừ Lúc-xăm-bua, Hy Lạp và Ai-rơ-len. Trong số các nước Eu nhập khẩu
thủy sản của nước ta thì Anh, Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Italia luôn là những nước
có giá trị nhập khẩu thủy sản rất lớn, có thể nói đây là thị trường chính yếu của
thủy sản Việt Nam khi xuất sang EU.
Năm 1997, Việt Nam xuất sang EU với giá trị đạt được là 75.169.809
USD (22.629 tấn thủy sản xuất khẩu). Nhưng đến năm 1998, con số này đã tăng
lên rất lớn với giá trị là 91.537.776 USD (23.081 tấn thủy sản xuất khẩu). So với
năm 1997, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 1998 sang thị trường EU đã
tăng 16.367.967 USD hay tăng 21,8%. Điều này chứng tỏ rằng hàng thủy sản
Việt Nam ngày càng có được thế đứng vững chắc, được người tiêu dùng khó
tính của EU chấp nhận.
Năm 1998, các nước Anh, Bỉ, Đức, Hà Lan đã nhập khẩu thủy sản của
Việt Nam với giá trị rất lớn (trên 10 triệu USD), đặc biệt là Anh, Bỉ và Hà Lan
(Anh: 14.086.283 USD , Bỉ: 19.076.000 USD, Hà Lan: 27.675.547 USD). Ngoài
ra, Pháp và Italia cũng là những nước có giá trị nhập khẩu thủy sản khá lớn của
EU.
Nói chung, trong 2 năm 1997-1998, EU là thị trường có tốc độ tăng
trưởng ổn định, sức mua cao nên xuất khẩu thủy sản của nước ta có nhiều thuận
lợi.
Đến năm 1999, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU chỉ đạt
89.113.459 USD, giảm 2.424.317 USD hay giảm 2,65% so với năm 1998. Các
nước EU có giá trị nhập khẩu Việt Nam rất lớn trong năm 1998, thì năm 1999 đã
giảm mạnh, trong đó: Anh giảm 32,4%9 (giảm 4.559.113 USD), Hà Lan:
4.487.748 USD (giảm 16,2%), Pháp: 2.650.054 USD (giảm 32,2%), Áo giảm
55,9%, Đan Mạch giảm 58,2% (giảm 946.270USD). Với giá trị nhập khẩu của
từng nước giảm mạnh như vậy, tất yếu dẫn đến sự suy giảm trong tổng giá trị
mhập khẩu thủy sản của cả EU. Nhưng năm 1999 cũng đánh dấu mức gia tăng
giá trị nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam của Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Italia, Tây
Ban Nha, Thụy Điển và Phần Lan. Đặc biệt là Bỉ, giá trị nhập khẩu thủy sản
năm 1999 so với năm 1998 đã tăng 6.390.772 USD (tăng 25,1%). Bồ Đào Nha
năm 1998, trị giá nhập khẩu thủy sản Việt Nam là 92.873 USD, đã tăng lên
126.189 USD vào năm 1999 (tăng 26,4%); Đức tăng 7,4% (tăng 805.936 USD).
Italia có mức tăng rất lớn là 2.534.808 USD (tăng 26%); Tây Ban Nha tăng
14,3% (tăng 415.636 USD); Thụy Điển từ mức giá trị nhập khẩu là 563.134
USD năm 1998, đã tăng lên 713.565 USD năm 1999 (tăng 21%).
Với 5 nước trong tổng số 12 nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam có
mức giá trị nhập khẩu giảm rất mạnh so với năm 1998, đã tác động rất lớn đến
tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta sang EU trong năm 1999. Mặt khác,
những nước còn lại có tổng mức gia tăng không đáng kể so với tổng mức suy
giảm của 5 nước trên.
Sự suy giảm trong tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của EU năm 1999 chịu
sự tác động mạnh mẽ của tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước EU. Mặt khác,
tiêu chuẩn chất lượng cho hàng thủy sản mà EU áp dụng vẫn là bài toán nan giải
cho thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
3. Cơ cấu mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU
Năm 1997, Việt Nam được chính thức xuất khẩu thủy sản sang thị trường
EU. Hiện nay EU là thị trường lớn thứ hai về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.
Nhập khẩu chủ yếu là tôm đông, cá đông, cá hộp, mực, thịt tôm hỗn hợp và các
sản phẩm thủy sản khác.
Cho đến nay, phần lớn hàng thủy sản Việt Nam xuất đi EU đều thông qua
các công ty của ASEAN như Singapore, Thái Lan và Hồng Kông.
Năm 1997, Việt Nam xuất sang EU 22.629 tấn thủy sản các loại, trong
đó: tôm đông là 11.528 tấn, cá đông: 2708 tấn, mực đông: 1.650 tấn, thủy sản
khác là 6743 tấn. Cũng trong thời gian này, EU đã thông qua quyết định bắt đầu
từ năm 1997 cấm nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ (sò, hến...) từ nhiều nước
trong đó có Việt Nam, vì EU chưa kiểm tra được điều kiện nuôi, đánh bắt và chế
biến ở các nước xuất khẩu. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng thủy
sản của Việt Nam sang EU, do đó tác động đến kim ngạch xuất khẩu sang thị
trường này.
Để xem xét cụ thể hơn về cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất sang
EU, ta có bảng sau đây:
Bảng 5: Cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất sang
EU năm 1997-1998
Năm Tôm đông (tấn)
Mực đông
(tấn)
Cá đông
(tấn)
Thủy sản
khác (tấn)
Tổng
(tấn)
1997 11.528 1.650 2.708 6.743 22.629
1998 11.849,5 1.685,64 3.432,5 6.113,36 23.081
Nguồn: Bộ Thủy sản
Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy rằng khối lượng sản phẩm thủy sản xuất
khẩu sang EU năm 1998 so với năm 1997 có tăng nhưng tăng không đáng kể,
chỉ tăng 452 tấn hay tăng 1,96%, trong khi giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng
21,8% (tăng 16.367.967 USD). Điều đó là do cơ cấu từng loại sản phẩm đã gia
tăng về khối lượng và giá trị.
Năm 1997, Việt Nam xuất sang EU được 11.528 tấn tôm, nhưng năm
1998, khối lượng này đã tăng lên là 11.849,5 tấn với kim ngạch trị giá là
68.585.541 USD. Về khối lượng tôm, thì năm 1998 so với năm 1997 chỉ tăng
321,5 tấn hay tăng 2,79%, nhưng về giá trị kim ngạch thì đã tăng 28% hay tăng
15.003.088 USD. Điều này chứng tỏ, sản phẩm thủy sản xuất khẩu mạnh nhất
của Việt Nam sang tất cả các thị trường trên thế giới vẫn là con tôm. Năm 1998,
xuất khẩu tôm đông lạnh đạt giá trị 450 triệu USD, chiếm 55% tổng giá trị xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam. Vì tôm là một mặt hàng có giá trị cao và nhu cầu
tăng trưởng mạnh trên thế giới, do đó có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam tập
trung kinh doanh duy nhất mặt hàng này. Năm 1998, Việt Nam đã xuất sang
Nhật Bản 30.842 tấn tôm, Mỹ: 6.125 tấn, EU được 11.849 tấn (nếu khai thông
hoàn toàn thị trường này hẳn giá trị còn tăng hơn nữa, vì vào thời điểm này vẫn
còn quá nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có “ CODE “ xâm nhập vào EU),
Hồng Kông: 7.132 tấn, Trung Quốc: 313 tấn và các thị trường khác là 8.712 tấn.
Về sản phẩm mực đông, năm 1998 tăng so năm 1997 là 35,64 tấn hay
tăng 2,16%, nhưng về giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 80% so với năm
1997 hay chỉ đạt 4.067.693 USD. Điều này là do công nghệ chế biến mực hiện
nay của ta đã có nhiều cải tiến, song việc tạo ra những sản phẩm có giá trị cao
vẫn còn hạn chế, chủ yếu là xuất nguyên liệu.
Về sản phẩm cá đông lạnh, năm 1998 sản lượng xuất khẩu là 3432,5 tấn,
tăng 724,5 tấn so với năm 1997 trong khi giá trị kim ngạch là 15.176.655 USD,
tăng 81,27% so với năm 1997 và bằng 230% các chỉ tiêu tương ứng của 5 năm
trước. Có được sự gia tăng này là do mặt hàng cá đông lạnh của Việt Nam ngày
càng đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường EU (nhất là cá bơn, cá ba sa Việt
Nam), cho nên đã tác động tốt tới giá cả xuất khẩu, tới tổng giá trị kim ngạch
xuất khẩu. Năm 1998 là năm mà sản phẩm cá đông lạnh Việt Nam có sự tăng
trưởng cao ở thị trường EU và thị trường Mỹ.
Các sản phẩm thủy sản khác như: mực khô, bạch tuộc, cá hộp, cá hun
khói... năm 1998 giảm 629,64 tấn so với năm 1997 là bởi vì các sản phẩm này
có giá trị không cao, ít doanh nghiệp Việt Nam tham gia kinh doanh. Các doanh
nghiệp chỉ tập vào các sản phẩm có giá trị cao như tôm đông, cá đông nên đã tác
động rất lớn đến tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU năm 1998.
Năm 1999, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU của Việt Nam
giảm 2,65% hay giảm 2.424.317 USD so với năm 1998. Điều này là do các sản
phẩm thủy sản nước ta xuất đi EU phần lớn là thông qua các công ty của
ASEAN. Đây là vấn đề bức xúc đối với ngành thủy sản nước ta trong việc giao
dịch xuất khẩu, phải làm sao hạn chế các trung gian, tăng cường xuất khẩu trực
tiếp với các nước EU.
III ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU THỦY SẢN SANG EU
1. Chính sách thuế, lệ phí
Thuế là công cụ điếu tiết nền kinh tế, đồng thời là nguồn thu ngân sách
cho Nhà nước. Đối với nghề cá, tính từ khâu đầu là sản xuất tạo ra nguyên liệu
đến sản phẩm cuối cùng phục vụ cho tiêu dùng hoặc xuất khẩu, thông thường
chịu các loại thuế: môn bài, tài nguyên, thuế sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sản
và nhiều loại phí như: phí trước bạ, đăng kiểm tàu đánh bắt, giấy di chuyển ngư
trường, bến bãi. Ngoài ra, ngư dân còn phải nộp nhiều khoản khác như tham gia
bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm nhân mạng... Để phù hợp với thực tiễn và khuyến
khích sản xuất phát triển, thuế và lệ phí đối với nghề cá đã được sửa đổi tích
cực.
Về Luật thuế tài nguyên, khung thuế suất 2-7%, theo Nghị định của Chính
phủ, Thông tư số 30 BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thống nhất thuế suất là
4% với khai thác hải sản và 3% với khai thác cá sông.
Đối với khai thác hải sản xa bờ, năm 1993 tại Quyết định số 400 Ttg của
Chính phủ đã cho miễn thuế tài nguyên, thuế lợi tức 3 năm đầu.Và trong năm
1997, ngày 29/5/1997, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 358/ Ttg cho tàu
thuyền khai thác hải sản xa bờ được giảm 50% thuế tài nguyên và thuế doanh
thu phải nộp trong 3 năm đầu, thuế lợi tức cũng được giảm trong 3 năm đầu kể
từ khi có lợi tức chịu thuế. Về lệ phí trước bạ, chỉ phải nộp 1% trên giá trị tài
sản. Ngày 3/9/1998, Chính phủ đã quy định tại Nghị định 68/NĐ-CP về thuế
suất phải nộp và chính sách miễn giảm thuế tài nguyên thủy sản. Nếu khai thác ở
vùng biển xa bờ bằng phương tiện có công suất lớn được miễn thuế tài nguyên 5
năm đầu kể từ khi được cấp giấy phép khai thác và giảm 50% trong 5năm tiếp
theo. Đối với sản phẩm qúy khai thác là ngọc trai, bào ngư, hải sâm là 10% còn
tôm, cá, mực và các loại thủy sản khác là 2%.
Hiện nay để cạnh tranh với các nhà sản xuất xuất khẩu thủy sản của các
nước trên thế giới và đặc biệt đối với các nước khu vực ASEAN, ngày 2/6/1998,
Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 103 QĐ/BTC về việc đánh thuế 0% đối với
hàng thủy sản xuất khẩu. Việc đánh thuế 0% này đã làm tăng sức cạnh tranh về
giá cả hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời với mức
thuế này là sự phù hợp của nó với công nghệ sản xuất và chất lượng hàng thủy
sản xuất khẩu hiện nay của nước ta so với các nước xuất khẩu thủy sản khác.
2. Chính sách đầu tư và quản lý vốn
Trong thời gian hơn 10 năm vừa qua, ngành thủy sản có mức tăng trưởng
bình quân hàng năm về tổng sản lượng khoảng 4% và giá trị kim ngạch xuất
khẩu tăng từ 10-15%. Nhưng, nếu so với tiềm năng lớn của vùng biển đặc quyền
kinh tế rộng trên 1 triệu km2 thì con số này mới chỉ là biểu hiện bước đầu, chưa
đáng kể. Muốn thủy sản có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế đất nước, cần phải
tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh của
ngành, đồng thời Nhà nước cần ban hành những chính sách mới để khuyến
khích, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực thủy sản, nhất là trong khu vực nuôi trồng và
đánh bắt xa bờ.
Bảng 6: Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành thủy sản giai đoạn
1986-1998(triệu đồng)
Chỉ tiêu 1986-1990 1991-1995 1996-1998 Tổng số Tỷ
lệ(%)
1.Tổng mức
đầu tư 853.200 2.829.340 4.112.700 7.795.200 100
-Trong nước 614.310 2.352.350 3.546.857 6.513.317 83,6
+Ngân sách 41.420 275.620 656.857 973.897 12,5
+Tín dụng - 236.730 2.130.000 2.666.730 30,4
+Huy động 572.890 1.840.000 760.000 3.172.890 40,7
-Ngoài nước 238.890 476.990 560.843 1.281.723 16,4
+ODA 30.650 111.200 183.700 325.550 4,17
+FDI 98.685 320.290 368.765 787.740 10,1
+Doanh nghiệp
tự vay 109.555 45.500 13.387 168.443 2,17
2. Theo lĩnh vực 853.200 2.829.340 4.112.700 7.795.200 100
-Nuôi trồng 226.098 850.490 899.299 1.975.887 25,4
-Khai thác 237.364 891.896 1.327.103 2.456.363 31,5
-Chế biến 255.960 735.350 1.075.382 2.066.692 26,5
-Hạ tầng, hậu cần
dịch vụ 115.320 311.110 785.000 1.211.430 15,5
-Giáo dục, đào
tạo 3.532 5.020 7.760 16.212 0,21
-Nghiên cứu 12.660 32.650 15.080 60.390 0,77
-Lĩnh vực khác
(quy hoạch, điều
tra nguồn lợi và
phúc lợi)
2.266 2.824 3.176 8.266 0,11
Nguồn: Bộ Thủy sản
Theo bảng số liệu trên đây cho thấy, mức đầu tư vào ngành thủy sản đã
tăng đáng kể trong 3 giai đoạn từ năm 1986 đến 1998: giai đoạn 1(1986-1990),
mức đầu tư bình quân năm là 170.640 triệu đồng, giai đoạn 2 (1991-1995) đạt
565.868 triệu đồng và giai đoạn 3 lên tới 1.370.900 triệu đồng, tăng gấp hơn 8
lần so với giai đoạn đầu.
Xem xét cả giai đoạn 1986-1998, thì vốn trong nước vẫn giữ vai trò chủ
đạo, chiếm đến 83,56% trong tổng vốn đầu tư (tổng vốn đầu tư cả 3 giai đoạn là
7.795.200 triệu đồng). Tỷ trọng vốn ngân sách đầu tư cho thủy sản cả 3 giai
đoạn chỉ được 12,49%, khoảng 974.000 triệu đồng. Vốn tín dụng ưu đãi cũng
chỉ đạt trên 30%, trong đó vốn trung và dài hạn ít, còn phần lớn là vốn ngắn hạn
với lãi suất cao nên không khuyến khích người vay. Rất ít doanh nghiệp vay vốn
để đầu tư đổi mới công nghệ; sản phẩm có giá trị gia tăng mới chỉ chiếm 6-7%
kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh nguồn vốn trong nước, chúng ta đã khai thác khá mạnh các
nguồn lực bên ngoài. Với những chính sách thích hợp, từ năm 1991 đến nay
nguồn lực bên ngoài đầu tư cho ngành tăng nhanh. Thời kỳ 1991-1995, nguồn
vốn này đạt bình quân 95.398 triệu đồng/năm, sang thời kỳ 1996-1998 tăng lên
188.614,3 triệu đồng/năm, tăng 97,7%/năm so với bình quân thời kỳ 1991-1995.
Với nguồn tài trợ và đầu tư trên, chủ yếu là nguồn ODA, các nước và các
tổ chức quốc tế đã tập trung giúp Việt Nam xây dựng quy hoạch phát triển
ngành; nghiên cứu nguồn lợi biển; phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá; tăng cường
năng lực chế biến thủy sản và nâng cao chất lượng sản phẩm; phát triển nguồn
nhân lực và tăng cường thể chế cho ngành thủy sản. Tuy nhiên, do chưa có quy
hoạch phát triển ngành cụ thể, thiếu số liệu điều tra khảo sát và thiếu các dự án
khả thi, nên nguồn vay từ ODA và FDI mới chỉ đạt khoảng 6,2% và 8%, mặc dù
có không ít các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến tiềm năng thủy sản của Việt
Nam. Cho đến nay, chỉ còn khoảng 42 dự án FDI với số vốn hơn 144 triệu USD
và 10 dự án ODA (150 triệu USD) đã được cấp phép còn tiếp tục hoạt động.
Về đầu tư lĩnh vực, trong cả 3 thời kỳ đã có sự đầu tư đáng kể vào lĩnh
vực nuôi trồng, chế biến và khai thác thủy sản. Tuy nhiên, sự đầu tư này còn rất
nhỏ bởi nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, phải có sự huy động vốn nhiều hơn nữa
thì sự đầu tư này mới có hiệu quả cao.
Dự kiến trong thời kỳ 1999-2010, tổng mức đầu tư cho phép phát triển
ngành thủy sản sẽ là 35.590.000 triệu đồng:
-Trong đó:
+ Vốn huy động: 15.610.000 triệu đồng (chiếm 44%).
+ Vốn tín dụng: 11.710.000 triệu đồng (chiếm 33%).
+ Vốn ngân sách: 4.610.000 triệu đồng (chiếm 13%).
+ Vốn liên doanh với nước ngoài: 3.660.000 triệu đồng (chiếm 10%).
Cơ cấu đầu tư giai đoạn 1999-2010 được chia theo lĩnh vực như sau:
- Nuôi trồng thủy sản: 9.580 tỷ đồng, chiếm 27%.
-Khai thác hải sản: 10.200 tỷ đồng, chiếm 28,75%.
-Chế biến thủy sản: 9.580 tỷ đồng, chiếm 27%.
-Hạ tầng dịch vụ: 5680 tỷ đồng, chiếm 16%.
-Nghiên cứu khoa học: 300 tỷ đồng, chiếm 0,85%.
-Đào tạo, giáo dục: 88 tỷ đồng, chiếm 0,25%.
-Các lĩnh vực khác: 62 tỷ đồng, chiếm 0,15%.
Qua xem xét, phân tích nguồn vốn đầu tư của ngành thủy sản của các giai
đoạn, ta nhận thấy rằng: muốn đạt được các mục tiêu đặt ra và hội nhập với nghề
cá thế giới, sự huy động nguồn lực trong nước là cơ bản, nhưng sự giúp đỡ của
quốc tế là không thể thiếu và rất quan trọng. Trong nguồn lực quốc tế, về chỉ đạo
chúng ta cần khơi thông nguồn FDI, sao cho tỷ trọng này ngày càng cao, giá trị
ngày càng lớn và tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 nguồn FDI và ODA để bổ
sung, hỗ trợ lẫn nhau.
3. Chính sách về khai thác thủy sản
Tới nay, tổng sản lượng thủy sản của cả nước đã vượt qua mức 1 triệu
tấn/ năm, song cũng để lại một vùng biển cạn kiệt nguồn lợi, năng suất đánh bắt
giảm 1/2, giá thàng sản phẩm tăng gấp đôi. Tuy phát triển nghề cá xa bờ để bảo
vệ nguồn lợi ven biển và tăng chất lượng sản phẩm nhưng lại chưa triển khai
đồng bộ, hiệu quả còn thấp.
Hơn 10 năm qua, ngành khai thác hải sản Việt Nam đã tăng trưởng với
nhịp độ khá cao về tổng sản lượng, đạt hơn 1 triệu tấn/ năm (riêng năm 1998,
sản lượng khai thác hải sản đạt 1,13 triệu tấn , bằng 170% năm 1988).
Từ khi có Nghị định số 13/CP của Chính phủ (ký ngày 02/3/1993), tiếp
đến là Thông tư liên bộ số 02 LB/TT hướng dẫn thi hành Nghị định số 13/CP
cho thấy công tác khuyến ngư đã tác động rất hiệu quả đến phong trào nuôi
trồng, khai thác và sơ chế bảo quản thủy sản. Vì trước hết, khuyến ngư là chủ
trương đúng đắn, hợp với điều kiện hiện nay của các ngư dân và rất được đông
đảo ngư dân ủng hộ, hưởng ứng. So với lĩnh vực khai thác và sơ chế bảo quản
thủy sản thì hiệu quả của khuyến ngư trong nuôi trồng đa dạng và phong phú
hơn, nhờ có hoạt động khuyến ngư mà diện tích và năng suất tăng lên đáng kể.
Từ các loại cá thông thường đến các loại đặc sản có giá trị kinh tế cao ngày
càng được phát triển mạnh. Có thể nói Nghị định 13/CP của Chính phủ đã khơi
dậy tiềm năng của cả miền biển, đồng bằng và miền núi. Trong những năm qua,
Nghị định 13/CP đã đi sâu vào thực tiễn và có tác dụng đối với việc phát triển
sản xuất thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, qua thực hiện Nghị định này còn bộc
lộ những hạn chế cả về lý luận lẫn thực tiễn. Chính vì vậy mà cần có sự hoàn
thiện và điều chỉnh Nghị định này theo tinh thần tập trung kinh phí cho những
vùng khai thác, sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Đối với việc đánh bắt xa bờ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 400/ Ttg ngày 7/8/1993 cho miến thuế tài nguyên, thuế doanh thu, thuế
lợi tức và hoàn thuế xuất khẩu trong 3 năm đầu đối với tàu thuyền đánh bắt hải
sản xuất khẩu ở Biển Đông Trường Sa.
Chính sách ưu đãi trên đã có tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển nghề
cá khai thác xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời,
cũng hạn chế việc đánh bắt hải sản gần bờ khi mà nguồn hải sản gần bờ đang bị
cạn kiệt.
Đầu năm 1997, Chính phủ đã chỉ đạo ngành thủy sản thực hiện chương
trình đánh cá xa bờ. Đến hết năm 1998, cả nước đã có trên 300 tàu công suất lớn
(90-350 CV) đưa vào sử dụng, năng lực khai thác xa bờ đã có bước chuyển biến
đáng kể. Nhưng theo đó lại nổi lên nhiều vấn đề về ngư trường và dự báo khai
thác vùng khơi, trình độ sử dụng tàu lớn của thuyền trưởng, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm khai thác được, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Điều đáng lo ngại là
chỉ có khoảng 20% sản lượng khai thác xa bờ có thể dùng để xuất khẩu. Còn lại
80% dùng tiêu thụ nội địa hay làm bột cá, phơi khô và làm nước mắm. Cá đánh
được nhiều mà bán giá lại rẻ và khó bán thì hiệu quả thấp. Lại chưa có cơ quan
dự báo ngư trường và khai thác ngắn hạn để hướng dẫn các tàu đi đánh bắt cá xa
bờ đi đến đúng nơi có cá mà đánh. Trình độ các thuyền trưởng non yếu, sử dụng
tàu lớn và máy móc khá hiện đại sẽ gây ra những sự cố hỏng hóc. Nhất là vào
thời vụ chính, cá về nhiều lại không có kho lạnh dự trữ hải sản, điều kiện trên
tàu bảo quản kém, bến bãi thiếu... càng làm cho sản lượng bị thất thoát nhiều và
giá hạ hơn.
Rõ ràng là có nhiều vấn đề đang đặt ra để bảo đảm cho việc đầu tư đóng
tàu khai thác hải sản xa bờ có hiệu quả. Đó không phải là việc một sớm, một
chiều có thể giải quyết được .
Tóm lại, chương trình đánh bắt hải sản xa bờ không chỉ là việc đóng tàu
đi khơi, mà nó là dây chuyền đồng bộ từ khai thác, bảo quản, chế biến và tiêu
thụ sản phẩm thật tốt.
4. Vấn đề đảm bảo chất lượng thủy sản chế biến cho xuất khẩu
Để đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu,
tháng 6/1995, Bộ Thủy sản đã ban hành Chỉ thị số 13/CT/KHCN. Tuy nhiên,
trong thời gian qua những hiện tượng tạp chất vào hàng thủy sản xuất khẩu vẫn
có chiều hướng gia tăng do một số doanh nghiệp thiếu nguồn hàng vì chỉ nghĩ
đến lợi nhuận vẫn mua hàng có cho thêm tạp chất về chế biến, làm thiệt hại cho
người tiêu dùng trong nước, làm giảm uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam
trên thị trường thế giới. Và chính vì một trong những nguyên nhân như vậy, mà
hàng thủy sản Việt Nam có nguy cơ bị mất dần, đặc biệt là thị trường tôm
nguyên liệu, trước tình hình cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực.
Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu trên thế giới đối với nhiều loại
sản phẩm thủy sản mà Việt Nam có khả năng sản xuất đang và sẽ tăng lên mạnh
chủ yếu theo các hướng: sản phẩm giá trị cao; sản phẩm ăn liền đóng gói nhỏ và
các loại thủy sản tưới sống. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu cũng đặt ra những
thách thức mới, nhất là các qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm; yêu cầu chất
lượng tiêu dùng ngày càng cao hơn và những yêu cầu, qui định này cũng khác
nhau ở từng thị trường. Thực tiễn đòi hỏi ta phải chủ động nắm bắt và đáp ứng
những qui định này một cách linh hoạt, nếu muốn mở rộng thị trường xuất khẩu.
Theo Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản (NAFIQACEN)
thì: EU và Mỹ là những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh
thực phẩm thủy sản rất cao.
Đối với EU, việc kiểm soát phải được thực hiện dưới sự giám sát của
chính họ mới có giá trị và được công nhận. Để xuất khẩu thủy sản vào thị trường
EU, các nước phải có đủ ba điều kiện sau:
⇒ Xây dựng hệ thống pháp luật hữu hiệu về kiểm soát chất lượng,
an toàn vệ sinh thủy sản tương đương với EU.
⇒ Có cơ quan kiểm soát an toàn vệ sinh cấp quốc gia tương đương
EU về tổ chức, trang thiết bị kiểm soát (ở Việt Nam, cơ quan này là
NAFIQACEN).
⇒ Các doanh nghiệp ở nước xuất khẩu phải tương đương về điều
kiện sản xuất, quản lý chất lượng với các doanh nghiệp sản xuất những
sản phẩm cùng loại của EU.
Số doanh nghiệp Việt Nam hội tụ đủ ba điều kiện trên chỉ có 33/186
doanh nghiệp được EU công nhận đủ tiêu chuẩn hàng thủy sản vào thị trường
của họ. Các doanh nghiệp này đã phải nâng cấp điều kiện sản xuất bao gồm: nhà
xưởng, dây chuyền công nghệ, các trang thiết bị đi kèm; áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP (Giấy chứng nhận về tập quán sản xuất tốt
áp dụng từ tháng 7/1997) và HACCP (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, tập
trung vào việc phòng ngừa các mối nguy hại đã biết và nguy cơ xảy ra chúng ở
một số điểm đặc biệt trên dây chuyền sản xuất thực phẩm). Hiện nay, không chỉ
thị trường Mỹ mà EU cũng chỉ chấp nhận mua sản phẩm từ những cơ sở chế
biến có áp dụng HACCP. Áp dụng GMP và HACCP có nghĩa là thực hiện an
toàn vệ sinh thủy sản từ nuôi trồng-đánh bắt-chế biến, để cho ra sản phẩm đạt
các chỉ tiêu đặc trưng cho chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay, EU đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản theo 3 chỉ tiêu sau:
-Chỉ tiêu cảm quan: trạng thái tự nhiên, mùi vị, màu sắc của sản phẩm.
-Chỉ tiêu hóa học: qui định hàm lượng Nitơ dưới dạng Amôniắc, độ pH
trong một gam sản phẩm.
-Chỉ tiêu vi sinh: qui định loại, lượng khuẩn có trong sản phẩm như khuẩn
hóa khí, khuẩn hiếm khí, khuẩn Ecôli, Coliforime...
Trong thời gian vừa qua, Bộ Thủy sản đã xây dựng và ban hành hàng loạt
tiêu chuẩn trong quản lý chất lượng, đó là tiêu chuẩn về Cơ sở chế biến thủy sản,
về Chương trình quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo HACCP và các
tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở sản xuất kinh
doanh.
Với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của ngành thủy sản trong việc vệ
sinh an toàn thủy sản cho xuất khẩu, ngày 20/10/1999, Ủy ban Thú y thường
trực của EU đã bỏ phiếu nhất trí đưa Việt Nam vào danh sách 1 được phép xuất
khẩu vào EU ở cấp liên minh và ngày 16/11/1999, Cộng đồng Châu Âu (EC) đã
phê chuẩn 18/33 doanh nghiệp nói trên được xuất khẩu ở cấp liên minh vào EU.
Tính đến nay cả nước có 60 cơ sở áp dụng HACCP và 33 cơ sở đủ tiêu chuẩn
xuất khẩu vào EU. Tuy nhiên, số doanh nghiệp này vẫn còn quá ít, nếu muốn
đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư, đổi mới theo
tiêu chuẩn chất lượng GMP và HACCP, đảm bảo vệ sinh an toàn thủy sản xuất
khẩu.
Bên cạnh những việc làm được, công tác quản lý chất lượng và an toàn
vệ sinh thực phẩm thủy sản còn nhiều tồn tại: Hệ thống văn bản pháp qui của
Nhà nước, của Bộ chưa đầy đủ, đồng bộ và còn chồng chéo; tổ chức quản lý
Nhà nước về chất lượng chưa hoàn chỉnh, đặc biệt ở các địa phương; việc quản
lý điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản chưa được thực hiện ở
các công đoạn: nuôi trồng, đánh bắt, thu hoạch, vận chuyển và các khâu khác
của dây chuyền sản xuất thủy sản...
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG
EU TRONG NHỮNG NĂM QUA
1. Những thành tựu đạt được
Việt Nam hiện là nước thứ 29 trên thế giới, đứng thứ 4 trong khối
ASEAN về xuất khẩu thủy sản và mặt hàng thủy sản của Việt Nam hiện đã xuất
khẩu được sang hơn 50 nước và khu vực.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm
qua đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, cụ thể là :
∗ Kim ngạch xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng lên qua các
năm, từ mức chỉ chiếm tỷ trọng dưới 10% trong tổng giá trị xuất khẩu
thủy sản (năm 1997) thì nay tỷ trọng này đã tăng lên rất đáng kể (11,3%
vào năm 1998).
∗ Thủy sản của Việt Nam đã và đang được ưa chuộng ở khắp các
thị trường, trong đó có EU. Thủy sản Việt Nam đã khẳng định được vị trí
của mình trên thị trường này ngày một mạnh mẽ, trở nên quen thuộc đối
với người tiêu dùng EU.
∗ Thị phần xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào EU đã tăng lên rất
đáng kể, từ mức 11% năm 1997 lên 18% năm 1998 trong tổng kim ngạch
xuất khẩu.
∗ EU luôn là một trong 3 thị trường hàng đầu của thủy sản Việt
Nam, luôn đứng vị trí thứ 2 sau Nhật Bản trong việc nhập khẩu thủy sản
Việt Nam trong những năm qua.
∗ Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam như: tôm, nhuyễn thể chân
đầu, cá đáy, cá nước ngọt thịt trắng ít xương; các sản phẩm truyền thống
như: nước mắm, bánh phồng tôm, cua, ghẹ, tôm và đặc biệt là tôm sú đã
đang và sẽ có sức cạnh tranh rất cao trong EU trong thời gian tới.
∗ Xuất khẩu thủy sản sang EU nói riêng hay ra các thị trường trên
thế giới trong những năm qua đã đóng góp không nhỏ trong việc tăng thu
ngoại tệ cho đất nước, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đồng thời xuất khẩu thủy sản nói chung đã góp phần giải quyết công ăn
việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định
đời sống cho nhiều vùng nông thôn ven biển.
∗ Đã đạt được sự ưu đãi về thuế của EU: theo qui chế mới của EU
bắt đầu từ tháng 7/1999 đến tháng 12/2000 thì hàng thủy sản đông lạnh
của Việt Nam thuộc nhóm hàng khuyến khích nhập khẩu nên sẽ được
hưởng mức thuế bằng 35% mức thuế Tối huệ quốc.
∗ Ủy ban Thú y thường trực của EU đã bỏ phiếu nhất trí đưa Việt
Nam vào danh sách 1(ngày 20/10/1999) được phép xuất khẩu thủy sản
vào EU ở cấp liên minh và ngày 16/11/1999 EU đã chấp thuận 18/33
doanh nghiệp đã kiểm tra đủ điều kiện. Cũng theo quyết định này, tổ chức
của Việt Nam có thẩm quyền trong việc chứng nhận chất lượng, điều kiện
vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản là
Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản (NAFIQACEN). Điều
này khẳng định uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt
Nam, uy tín về chất lượng của các mặt hàng thủy sản và uy tín của
NAFIQACEN trên trường quốc tế. Đến nay, Việt Nam đang có 29 doanh
nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào EU. Các doanh nghiệp còn lại
muốn xuất khẩu sang EU, không còn con đường nào khác ngoài việc phải
thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn của
EU.
∗ Ngày 10/5/2000, Ủy ban Châu Âu đã ra quyết định cho phép
Việt Nam xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ, loài da gai, loài có vỏ và
chân bụng biển từ Việt Nam. Việc được vào nhóm 1 các nước xuất khẩu
nhuyễn thể sang EU sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản Việt Nam.
∗ Được sự hỗ trợ của dự án SEAQIP nhằm giúp đỡ các nhà máy
thủy sản đông lạnh đạt tiêu chuẩn HACCP là giấy thông hành vào EU.
∗ Việt Nam đã mở gian hàng thủy sản đầu tiên tại Hội chợ thủy
sản quốc tế Bruc-xen với sự tham gia của 11 doanh nghiệp.
∗ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam mặc dù mới
thành lập nhưng đã có đóng góp tích cực trong việc mở rộng thị trường,
tăng khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế
giới.
∗ Nhiều nhà máy chế biến thủy sản đã đầu tư theo chiều sâu, nâng
cấp điều kiện sản xuất, thực hiện quản lý chất lượng theo HACCP, nên
hiện nay đã có 60 cơ sở áp dụng HACCP và 33 cơ sở chế biến đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu vào EU.
2. Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà xuất khẩu thủy sản sang EU đạt
được trong những năm qua, không phải là tất cả đều thuận lợi, vẫn còn những
khó khăn, những vướng mắc đang tồn tại đòi hỏi được khắc phục càng sớm càng
tốt, cụ thể là:
∗ Hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU phần lớn là thông
qua các công ty của ASEAN như Singapore, Thái lan và Hồng Kông.
∗ Chủng loại sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ yếu là tôm, mực
đông lạnh sơ chế, tỷ lệ sản phẩm có giá trị cao gia tăng thấp chủ yếu là
xuất nguyên liệu.
∗ Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU cũng như vào các
thị trường khác có sự mất cân đối (hơn 90% là dạng sản phẩm tươi, ướp
đông, đông lạnh). Điều này làm mất lợi thế cạnh tranh của thủy sản nước
ta, cũng như sự yếu kém của công nghệ chế biến thủy sản.
∗ Giá cả sản phẩm xuất khẩu nhìn chung là thấp (chỉ bằng khoảng
70% mức giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Inđônêxia) nhưng vẫn
không cạnh tranh nổi với hàng của các nước xuất khẩu khác.
∗ Số lượng doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản sang EU và số
doanh nghiệp thực hiện theo tiêu chuẩn GMP và HACCP còn quá ít.Vẫn
còn hàng trăm doanh nghiệp chưa đổi mới được công nghệ, cải thiện điều
kiện sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, chưa được các đoàn thanh
tra của Châu Âu chấp nhận. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn
còn biết rất ít thông tin về thị trường EU.
∗ Nhiều doanh nghiệp chế biến không có khả năng tài chính để
thay đổi công nghệ và các điều kiện tiêu chuẩn theo GMP và HACCP, để
có thể chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang EU.
∗ Giữa các doanh nghiệp xuất khẩu đã không có được sự cạnh
tranh lành mạnh, làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam
khi sang thị trường EU nói riêng, cũng như sang tất cả các thị trường
khác.
∗ Nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu còn bị thiếu trầm
trọng, các nhà máy chế biến mới chỉ sử dụng hết 60-70% công suất,
nguồn nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, do đó ảnh hưởng
đến sản phẩm chế biến cho xuất khẩu.
∗ Hàng thủy sản của Việt Nam vào EU, bên cạnh những yêu cầu
về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh thực phẩm, mã số nhập khẩu (Code)...,
thuế nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU còn cao hơn một số
nước. Thuế suất EU đang áp dụng cho Việt Nam là 6%, trong khi đó
Bănglađét là 0% và Ấn Độ chỉ khoảng 3%. Điều này đã làm giảm sức
cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trong thị trường EU.
∗ Trình độ khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu
kinh nghiệm trong quản lý khiến cho lợi thế so sánh trong xuất khẩu thủy
sản không đạt được hiệu quả mong muốn vì quá thấp.
∗ Cơ sở hạ tầng nghề cá còn yếu kém nên không đáp ứng được nhu
cầu tổ chức bảo quản sau thu hoạch, số lượng tàu thuyền nhỏ dưới 90 CV
còn chiếm tỷ trọng cao từ 65-70%.
∗ Mối quan hệ hữu cơ giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu
thụ chưa được liên kết chặt chẽ để tạo một chiến lược sản phẩm xuyên
suốt qua tất các khâu. Các doanh nghiệp chế biến chưa coi việc góp phần
thúc đẩy sản xuất nguyên liệu là trách nhiệm của mình.
∗ Chưa có được một kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến
hàng thủy sản Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là ở EU.
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG NHỮNG NĂM TỚI
I. CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU THỦY SẢN TRONG NHỮNG NĂM TỚI
1.Những quan điểm và định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản
1.1. Quan điểm
Thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nghề cá với môi
trường kinh tế mở, tích cực và chủ động trong xu thế hòa nhập quốc tế, lấy xuất
khẩu thủy sản là mũi nhọn, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nghiêng về xuất khẩu, vừa
khai thác tiềm năng nguồn lợi có hiệu quả, vừa quản lý bảo vệ môi trường, phát
triển tái tạo nguồn lợi để duy trì tốc độ tăng trưởng cao của kinh tế thủy sản, tạo
khả năng tích lũy nhanh chóng trong nội bộ ngành, đồng thời đóng góp ngày
càng nhiều hơn cho nền kinh tế quốc dân.
Phát triển kinh tế thủy sản theo tuyến, theo vùng sinh thái nhằm phát huy
lợi thế đặc thù, tạo thành hệ thống liên hoàn giữa các khâu khai thác-nuôi trồng-
chế biến-tiêu thụ- cơ khí hậu cần dịch vụ, với sự phối hợp liên ngành, giữa kinh
tế Trung ương với kinh tế địa phương theo một quy hoạch thống nhất, bảo đảm
phát triển ổn định, bền vững.
Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, mọi thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế Nhà nước cùng kinh tế tập thể giữ vai trò nền tảng. Khuyến
khích các chủ vựa, chủ thuyền, chủ trang trại, chủ hộ mạnh dạn bỏ vốn đầu tư
sản xuất kinh doanh nghề cá, đưa nghề cá nhân dân phát triển trên cơ sở một nền
công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Phát triển kinh tế thủy sản gắn liền với xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
hạ tầng và giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn ven biển, hải đảo, tạo nhiều
việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, năng cao dân trí, bồi
dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, giữ vững trật tự xã hội, xây dựng các làng cá văn
minh, giàu đẹp.
Phát triển kinh tế- xã hội thủy sản gắn kết với yêu cầu an ninh và quốc
phòng kết hợp với các chương trình phát triển kinh tế biển và hải đảo; tạo ra
những cơ sở hậu cần dịch vụ thuận lợi cho nhân dân sản xuất an toàn, phòng
tránh thiên tai.
Không ngừng tăng phần đóng góp của ngành thủy sản vào công cuộc phát
triển kinh tế xã hội đất nước. Tăng cường khả năng thu ngoại tệ cho đất nước,
đáp ứng ngày càng nhiều mặt hàng thủy sản phong phú cho nhu cầu thủy sản nội
địa góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm.
1.2. Các định hướng cho từng lĩnh vực
Hợp lý hóa khai thác thủy sản, bao gồm phát triển có hiệu quả khai thác
hải sản xa bờ và điều chỉnh hợp lý nghề cá ven bờ; vừa khai thác, vừa bảo vệ,
phát triển và tái tạo nguồn lợi, đảm bảo phát triển nghề cá ổn định, bền vững.
Mở rộng hợp tác với nước ngoài để du nhập công nghệ mới, thúc đẩy khai thác
hải sản xa bờ và tiến tới nghề cá viễn dương. Xây dựng đồng bộ ngành công
nghiệp khai thác hải sản (đội tàu, bến, cảng cá, cơ khí đóng, sửa chữa tàu
thuyền, dệt lưới, dịch vụ hậu cần an toàn trên biển...), trong mối quan hệ thống
nhất với các lĩnh vực khác, các ngành nghề khác.
Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản là một hướng phát triển chiến lược; tạo ra
bước ngoặt lớn trong lĩnh vực nuôi trồng, đặc biệt là nuôi biển. Xây dựng các
vùng nuôi công nghiệp tập trung ở những vùng điều kiện sinh thái cho phép;
đồng thời mở rộng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở các vùng eo, vụng,
vịnh ven biển, các vùng còn hoang hóa, vùng sâu, vùng xa, ruộng trũng... Tập
trung mọi lực lượng nghiên cứu và du nhập công nghệ mới tạo được bộ giống
nuôi thủy sản có chất lượng cao.
Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng chiến lược sản phẩm và định
hướng thị trường, gia tăng giá trị thương mại. Khai thác và sử dụng tối ưu nguồn
nguyên liệu (kể cả nguyên liệu nhập khẩu), hết sức coi trọng công nghệ bảo
quản sau thu hoạch. Quy hoạch lại và nâng cấp hệ thống các nhà máy chế biến
thủy sản. Đầu tư nghiên cứu và phát triển mặt hàng mới. Tăng cường và hoàn
thiện hệ thống kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản. Đẩy mạnh chế biến, kinh
doanh và chú trọng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản tiêu
thụ nội địa phục vụ nhân dân, nhất là các vùng sâu, vùng xa.
Phát triển lĩnh vực cơ khí hậu cần dịch vụ nghề cá theo hướng vừa đầu tư
củng cố nâng cấp, kết hợp chặt chẽ với việc chuyển đổi quản lý các cơ sở hiện
có, vừa xây dựng các cơ sở mới hiện đại, bảo đảm đủ năng lực phục vụ hiệu quả
cho đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, thương mại thủy sản... trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Củng cố hệ thống đóng sửa tàu cá và các dịch vụ cơ
khí hàng hải, lưới cụ cho tàu cá. Xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cảng, bến cá, chợ
cá gắn liền với phát triển nông thôn, làng cá.
Bảng 7: Các chỉ tiêu quy hoạch cơ bản đến 2010
Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2010
GDP (100 tỷ VND) 6.664 12,6 28,8 57,6
Tổng sản lượng thủy
sản (1000 tấn)
1.414,590
(459,95)
1.600
(600)
1.900
(800)
2400
(1.200)
Bình quân thủy sản
tiêu thụ nội địa
(kg/người/năm)
13,5 14 14,5 16
Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD) 550 1.100 1.800 2700-3000
Nguồn: Bộ Thủy sản
Ghi chú: Số liệu trong ngoặc chỉ sản lượng nuôi trồng thủy sản
2. Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển xuất khẩu thủy sản
2.1. Mục tiêu
-Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản, đưa
kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng nhanh, đạt 1,1 tỷ USD vào năm 2000, 2 tỷ
USD vào năm 2005 và 3 tỷ USD vào năm 2010; đưa kinh tế thủy sản phát triển
thành ngành mũi nhọn trong nền kinh tế đát nước, tạo thêm nhiều việc làm, góp
phần nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện bộ mặt nông thôn và vùng ven biển,
đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái.
-Gắn chế biến, xuất khẩu thủy sản với nuôi trồng, khai thác, bảo quản
nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất và khai thác
có hiệu quả tiềm năng thủy sản, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng tích
lũy để tái sản xuất mở rộng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát
triển thị trường tiêu thụ hàng thủy sản Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ đối với từng lĩnh vực
2.2.1. Khai thác hải sản
Về cơ cấu sản lượng khai thác
Trong giai đoạn 1995-2000, giảm sản lượng khai thác hải sản gần bờ 5%
so với năm 1995, trung bình giảm 1%/ năm. Sau đó ổn định sản lượng khai thác
hải sản gần bờ đến năm 2010 (700.000 tấn/ năm).
Tăng sản lượng khai thác hải sản xa bờ 9%/ năm cho cả giai đoạn 1995-
2010, tốc độ tăng gấp hơn 2 lần so với giai đoạn 1985-1995 (4,1%/ năm). Giai
đoạn 1995-2000 tốc độ tăng 15,3%/ năm (sản lượng từ 186.000 tấn/ năm lên
300.000 tấn/ năm); giai đoạn 2000-2005 tăng 6,7%/ năm (từ 300.000 tấn/ năm
lên 400.000 tấn/ năm); giai đoạn 2005-2010 tăng 5%/ năm (từ 400.000 tấn/ năm
lên 500.000 tấn/ năm), như vậy sản lượng hải sản xa bờ chiếm 42% trong tổng
sản lượng khai thác hải sản vào năm 2010.
Bảng 8: Chỉ tiêu quy hoạch các lĩnh vực khai thác hải sản đến năm
2010
Chỉ tiêu
Số liệu
1995
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
NL NK Tổng NL NK Tổng NL NK Tổng
Số lượng tàu
cá
(1000 chiếc)
68(64,4
tàu nhỏ và
3,4 tàu
lớn)
62 4,2 66,2 56 4,8 60,8 50 5,4 55,4
Công suất
đánh bắt
(1000 tấn)
1500 1000 455 1455 1000 600 1600 1000 750 1750
Sản lượng
đánh bắt
(1000 tấn)
943,435 700 300 1000 700 400 1100 700 500 1200
Lao động
(người) 446,615 434 50,4 484,4 392 57,6 449,6 350 64,8 414,8
Nguồn: Bộ Thủy sản
Ghi chú: NL: nghề lộng, NK: nghề khơi
Về cơ cấu nghề
Đối với vùng nước gần bờ: Sắp xếp lại cơ cấu nghề nghiệp theo hướng
phù hợp với nguồn lợi.
Đối với vùng nước xa bờ: Phát huy nghề truyền thống kết hợp vận dụng
các nghề khơi phù hợp của nước ngoài để khai thác nguồn lợi vùng khơi.
Loại bỏ các nghề mang tính hủy diệt môi trường nguồn lợi như: đánh
mìn, dùng hóa chất độc, xung điện.
Về tổ chức sản xuất
Tiến hành cổ phần hóa các quốc doanh khai thác hải sản để nâng cao hiệu
quả kinh tế. Phát triển nhanh các loại hình công ty tư nhân, các hợp tác xã, tập
đoàn đánh cá theo các đơn vị thuyền nghề, trên cơ sở tự nguyện. Mở rộng sự
hợp tác quốc tế trong khai thác viễn dương.
Các dịch vụ hỗ trợ
Hoàn thiện các công trình xây dựng bến, cảng cá nhất là ở tuyến đảo, tạo
ra hệ thống đồng bộ các cơ sở hạ tầng hậu cần dịch vụ từ ven bờ đến các đảo
lớn, các đảo tiền tiêu để phục vụ cho khai thác khơi, phòng tránh bão, bảo vệ an
ninh quốc phòng. Xây dựng các trục giao thông nối liền cảng, bến cá với các thị
xã, thành phố. Xây dựng các chợ cá ngay tại bến cảng. Phát triển các hình thức
tín dụng, hỗ trợ nguồn vốn cho ngư dân khi thác xa bờ.
2.2.2. Nuôi trồng thủy sản
Nuôi thủy sản nước ngọt
Nuôi cá ao hồ nhỏ:
Theo mô hình VAC với hình thức nuôi bán thâm canh, thâm canh, nuôi
xen ghép. Đối tượng nuôi là các loài: mè, trắm, trôi, rô phi và các loài đặc sản:
baba, lươn, ếch... Năng suất bình quân từng vùng khác nhau, đồng bằng sông
Hồng: 3 tấn/ ha; đồng bằng sông Cửu Long: 10 tấn/ ha; trung du miền núi: 2 tấn/
ha.
Nuôi cá ruộng trũng:
Phát triển nuôi cá ruộng trũng kết hợp với nông nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị trên 1 ha canh tác. Tiếp tục gia tăng sử dụng diện tích mặt nước tiềm
năng để nuôi đến năm 2010, dự kiến diện tích nuôi là 310.000 ha và sản lượng là
465.000 tấn, chiếm 38% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản. Năng suất bình
quân đạt 1,5 tấn/ ha. Đối tượng nuôi: ngoài các đối tượng nuôi truyền thống ở
từng vùng, chú ý nuôi các đối tượng có giá trị cao như: chép lai, tôm càng xanh,
rô phi...
Nuôi mặt nước lớn:
Diện tích mặt nước lớn đưa vào nuôi thủy sản sẽ được tăng nhanh. Đến
năm 2010, dự kiến diện tích đạt 190.000 ha; sản lượng tương ứng là 180.000
tấn, năng suất bình quân: 0,09 tấn/ ha. Điều quan trọng đối với nghề cá hồ chứa
là gắn nuôi cá với phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng dân cư ven hồ, tạo ra
cơ cấu sản xuất mới trên vùng trung du, miền núi, góp phần vào chương trình
xóa đói giảm nghèo vùng sâu, vùng xa.
Nuôi thủy sản lồng bè trên vùng nước ngọt:
Tiếp tục phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên các sông, hồ chứa nước. Dự
kiến tổng số lồng bè năm 2010 sẽ là 39.000 lồng, đạt sản lượng 77.000 tấn. Lựa
chọn các đối tượng nuôi có giá trị cao như: bống tượng, lóc bông, basa, trắm
cỏ... và chú ý đến khâu phòng trị bệnh và thị trường tiêu thụ.
Nuôi trồng thủy sản nước lợ
Diện tích nuôi trồng sẽ tăng không đáng kể, tuy có một số vùng có khả
năng tăng thêm, nhưng nhiều vùng phải điều chỉnh lại diện tích đã nuôi cho phù
hợp với điều kiện cân bằng sinh thái nhất là vùng rừng ngập mặn ở Cà Mau, Bạc
Liêu có thể giảm bớt 30.000-40.000 ha.
Dự báo đến năm 2010, diện tích nuôi nước lợ sẽ là 280.000 ha, đạt sản
lượng 189.000-259.000 tấn, năng suất bình quân là 0,65-0,93 tấn/ ha. Đối tượng
nuôi chủ yếu là tôm, cua, rong câu, một số loài cá thị trường có nhu cầu.
-Đối với các vùng đã khoanh nuôi:
Theo các dự án 327 và 773 cần tổng kết đánh giá cả về kỹ thuật lẫn hiệu
quả kinh tế-xã hội để điều chỉnh hợp lý, đầu tư nâng cấp có chọn lọc, đưa năng
suất bình quân nuôi tôm lên 1-2 tấn/ ha/ năm.
-Đối với các vùng đầm, phá:
Cần hạn chế khoanh nuôi xung quanh ven bờ, có thể tăng thêm nuôi lồng,
phân chia mặt nước hợp lý cho cộng đồng ngư dân sống ven đầm, phá để bảo vệ
và tái tạo nguồn lợi.
-Vùng rừng ngập mặn:
Điều chỉnh lại diện tích nuôi hợp lý để kết hợp hài hòa giữa trồng, bảo vệ
rừng ngập mặn-nuôi tôm-với quyền lợi của cộng đồng ngư dân tại đó.
-Vùng cao triều:
Áp dụng hình thức nuôi công nghiệp để đạt năng suất 4-5 tấn/ ha/ năm với
đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú.
Nuôi nước mặn (nuôi biển)
Nuôi biển sẽ là hướng phát triển đột phá trong nuôi trồng thủy sản nói
riêng và phát triển kinh tế thủy sản nói chung. Tổ chức rộng rãi việc nuôi cá biển
có giá trị xuất khẩu cao như: song, hồng, vược, bống, giò... bằng phương thức
nuôi lồng bè và nuôi cao triều để có sản lượng cá biển nuôi từ 4000-5000 tấn
vào năm 2000 và 8000-10000 tấn vào năm 2005; đưa nhanh việc nuôi các loài
thủy đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, chủ yếu là nhuyễn thể hai mảnh vỏ như:
nghêu, ngao, sò lông, điệp, bào ngư, trai... các vùng ven biển, để có sản lượng
nhuyễn thể hai mảnh vỏ nuôi đạt 100.000 tấn vào năm 2000 và 150.000 tấn vào
năm 2005.
Về sản xuất giống
Tập trung đầu tư các cơ sở sản xuất tôm giống tại Nam Trung Bộ để đảm
bảo cung ứng 80% nhu cầu tôm sú bột P15 cho cả nước. Nâng cấp hệ thống
giống quốc gia để có thể cho đẻ nhân tạo được một số giống thủy sản mới và
thuần hóa giống nhập nội.
Giải quyết đồng bộ các khâu: tạo đàn bố mẹ thuần thục-sinh sản tôm bột-
ươm nuôi thành giống nhất là bộ giống cho nuôi biển và nuôi nước lợ; với một
quy trình hoàn chỉnh từ kỹ thuật, thức ăn, kiểm soát dịch bệnh, chất lượng và
cung ứng giống đến đầm nuôi.
Về sản xuất thức ăn
Xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn nuôi thủy sản đến năm 2010 đạt sản
lượng là 275.000-383.000 tấn/ năm.
Về phòng và chữa bệnh
-Quy hoạch lại các vùng nuôi thủy sản phù hợp với môi trường sinh thái.
-Tiến hành kiểm tra chặt chẽ giống nhập nội, giống trước khi thả xuống
ao đầm nuôi.
-Xây dựng hệ thống quan trắc kiểm soát dự báo môi trường và nguy cơ
gây bệnh cho tôm, cá ở các vùng nuôi trồng thủy sản.
Các giải pháp hỗ trợ
Nhà nước hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản thông qua các hoạt động như:
xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi, dịch vụ khuyến ngư, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin hướng dẫn tiếp thị, vốn tín dụng ...
Bảng 9: Các chỉ tiêu quy hoạch cho lĩnh vực nuôi trồng
thủy sản đến năm 2010
Dạng mặt nước Tiềm năng 1995 2000 2005 2010
Nuôi cá
ao hồ
nhỏ
Diện tích (1000 ha) (1) 127 110 110 110
Năng suất (tấn/ha) (2) 2,85 3 3,69
Sản lượng (1000 tấn) (3) 313 330 406
Lao động (1000 người)(4) 144 167 193
Nuôi cá
ruộng
trũng
(1) 580 85 148 225 310
(2) 1,1 1,2 1,5
(3) 163 270 465
(4) 180 260 390
Nuôi
nước
lợ
(1) 619 275 280 285 290
(2) 0,26 0,3 0,39 0,65
(3) 71 84 112 189
(4) 330 373 400
Nuôi
lồng
bè
Số lồng ( 1000 chiếc ) 16 25 31 39
Năng suất( kg/m3 lồng) 95 97 99
(3) 47 60 77
(4) 10 11 12
Nuôi
mặt
nước
lớn
(1) 314 100 130 160 190
(2) 0,04 0,06 0,09
(3) 5 10 18
(4) 4,3 5,2 6,5
Nuôi
eo
vụng,
vịnh
(1) 350 23,4 30 38 49
(2)
(3)
(4)
Tổng
(1) 576 698 818 949
(3) 460 612 782 1.155
(4) 560 688,3 816,2 1.001,5
Nguồn: Bộ Thủy sản
2.2.3. Chế biến và thương mại thủy sản
Nghiên cứu đổi mới công nghệ và thiết bị, nâng cấp các cơ sở chế biến
thủy sản theo hướng hiện đại hóa, đổi mới cơ cấu mặt hàng theo nhu cầu của
từng thị trường. Từng bước giảm tỷ lệ chế biến bán thành phẩm, tập trung tinh
chế các mặt hàng thủy sản có hàm lượng giá trị cao, tạo hiệu quả tối ưu cho toàn
bộ chu trình sản xuất kinh doanh nghề cá.
Đối với chế biến tiêu thụ nội địa, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm
thủy sản, ngoài các sản phẩm truyền thống, chế biến các sản phẩm mới, phục vụ
nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước.
Mở rộng chủng loại và khối lượng cá mặt hàng thủy sản chế biến có giá
trị gia tăng, đưa tỷ trọng các mặt hàng có giá trị tăng từ 17,5% hiện nay lên 25%
đến 30% vào năm 2000 và 40-50% vào năm 2005.
Nâng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tươi sống từ 4-5% trong
tổng sản phẩm xuất khẩu hiện nay lên 10% vào năm 2000 và 14-16% vào năm
2005.
Bảng 10: Các chỉ tiêu quy hoạch lĩnh vực chế biến thủy sản giai đoạn
1996-2010
STT Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2010
1 Tổng sản lượng thủy sản (1000 tấn) 1.414,59 1.600 1.900 2.400
2
Lượng nguyên liệu sử
dụng cho chế biến
(1000 tấn)
500 850 1.000 1.250
3 Công suất cấp đông (tấn/ ngày) 830 830 1.000 1.450
4 Kho lạnh (tấn) 23.000 25.000 32.000 45.000
5 Lao động (người) 58.768 77.000 93.000 128.000
Nguồn: Bộ Thủy sản
Khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu cung ứng cho chế biến xuất khẩu, chế biến và tiêu thụ nội
địa, dự tính sẽ từ 3 nguồn: nuôi trồng thủy sản: 42-45%; khai thác thủy sản: 43-
46% và nhập khẩu nguyên liệu: 9-12%.
Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản không chỉ để bù đắp cho sự thiếu hụt
nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước mà còn góp phần cân đối nguyên liệu
khi trái vụ, nhờ vậy sẽ tăng hiệu quả của các cơ sở chế biến thủy sản. Nguyên
liệu có thể nhập từ các nước có giá nguyên liệu thấp hoặc từ các nước có chi phí
nhân công chế biến cao.
Giải pháp công nghệ chế biến
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, công nghệ chế biến thủy sản sẽ có
những bước biến chuyển đáng kể. Cần chú trọng đầu tư cho nghiên cứu công
nghệ chế biến các sản phẩm mới và đa dạng hóa các sản phẩm bao gồm cả cải
tiến bao bì, quy cách sao cho tiện sử dụng. Dây chuyền chế biến sẽ được áp
dụng phù hợp với từng loại nguyên liệu và sản phẩm. Việc lựa chọn kỹ thuật và
quy trình công nghệ phải trên cơ sở nghiên cứu thị trường.
Công tác quản lý chất lượng cũng cần được tăng cường cả đối với sản
phẩm xuất khẩu và sản phẩm tiêu thụ nội địa. Các tiêu chuẩn chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm cần được đưa vào áp dụng bắt buộc ở tất cả các cơ sở
chế biến thủy sản. Phấn đấu đến năm 2001, các cơ sở chế biến thủy sản đều
được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo các tiêu chuẩn HACCP
và GMP nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm xuất
khẩu.
Phát triển các nhà máy chế biến
Tới năm 2010, dự tính sản lượng chế biến thủy sản đông lạnh là trên
340.000 tấn/ năm, trong khi công suất cấp đông hiện nay là 800 tấn/ ngày, tương
đương khoảng 250.000 tấn/ năm. Vì vậy, phải đầu tư thêm công suất cấp đông
khoảng trên 100.000 tấn/ năm, nâng tổng công suất cấp đông lên khoảng 1.500
tấn/ ngày. Bên cạnh các cơ sở đông lạnh đã được đầu tư đổi mới thì trong các
năm tới, những cơ sở chế biến đông lạnh đã có thời gian hoạt động lâu (trên 15
năm) cũng cần được nâng cấp, thay thế để đáp ứng các yêu cầu công nghệ hiện
đại.
Không nhập mới các thiết bị sử dụng các tác nhân gây lạnh có thể gây phá
hủy tầng ôzôn như: R22, R502... Quá trình nâng cấp, thay thế thiết bị trong các
cơ sở chế biến đã có cũng phải gắn liền với việc thay thế tác nhân lạnh. Bên
cạnh các dây chuyền chế biến hiện đại, các thiết bị cấp đông tiên tiến, các thiết
bị phụ trợ như: hệ thống thông gió, chiếu sáng, lọc nước, thiết bị đóng gói...
cũng cần được đầu tư đúng mức để đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn môi
trường, công nghệ theo yêu cầu của thị trường.
Các cơ sở chế biến đông lạnh sẽ quy hoạch lại một cách hợp lý tại các tụ
điểm nghề cá lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên
Giang, Cà Mau... trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010.
Thị trường xuất khẩu
Mức giá xuất khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam hiện tại thấp hơn nhiều
so với mức giá nhập khẩu của các thị trường chính trên thế giới. Do vậy, các sản
phẩm thủy sản Việt Nam có thể có được sức cạnh tranh cao nếu đáp ứng được
các tiêu chuẩn quốc tế và hoạt động tiếp thị có hiệu quả.
Để giảm bớt tình trạng quá phụ thuộc vào thị trường Nhật Bản, hoạt động
tiếp thị sẽ phải được cải tổ và hoàn thiện nhằm mục đích đa dạng hóa thị trường
và thâm nhập vào các thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm có ưu thế của
Việt Nam. Đến năm 2010, dự kiến tỷ trọng giá trị xuất khẩu sang các thị trường
chính sẽ thay đổi đáng kể so với hiện nay: Nhật Bản: 35-40%, Đông Nam Á (kể
cả Trung Quốc): 20-22%, EU: 12-20%, Bắc Mỹ: 15-20%, thị trường khác: 5-
10%.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG
EU TRONG NHỮNG NĂM TỚI
1. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU
1.1. Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi
trồng thủy sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu
Để đạt được những phương hướng lớn và nhiệm vụ trong xuất khẩu thủy
sản sang EU cũng như sang tất cả các thị trường, thì điều trước tiên là phải giải
quyết được vấn đề nguyên liệu cho chế biến thủy sản xuất khẩu. Trong khi
nguồn tài nguyên ven bờ của nước ta đã bị cạn kiệt do khai thác quá công suất
trong thời gian qua, chỉ còn tiềm năng tăng sản lượng đánh bắt xa bờ và nuôi
trồng thủy sản.
Theo Bộ Thủy sản, nguồn tài nguyên thủy sản xa bờ của nước ta có trữ
lượng 1.932.382 tấn, khả năng khai thác là 771.775 tấn. Đến năm 1997, ta mới
khai thác được khoảng 200.000 tấn chiếm trên 10% trữ lượng và khoảng 25-
26% khả năng khai thác cho phép. Đây thực sự là tiềm năng nguyên liệu lớn mà
Việt Nam có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Tuy nhiên, vấn đề khai thác được tiềm năng này đến mức nào lại phụ thuộc rất
lớn vào khả năng quản lý cũng như năng lực, trình độ công nghệ của nghề cá
Việt Nam.
Bên cạnh việc đánh bắt xa bờ, một lợi thế so sánh khác của Việt Nam để
tham gia thương mại quốc tế trong thời gian tới là phát triển nuôi trồng thủy sản.
Đặc biệt, phát triển nuôi tôm sú và tôm càng xanh có giá trị xuất khẩu cao để
xuất khẩu sang EU cũng như sang các thị trường khác. Tuy nhiên, diện tích mặt
nước nuôi trồng không phải là vô hạn, hơn nữa các vấn đề kỹ thuật nuôi trồng
như: giống, thức ăn chăn nuôi và những ràng buộc về môi trường sinh thái... rất
cần tới sự quản lý và trợ giúp tài chính, kỹ thuật của Nhà nước và Cộng đồng
quốc tế.
Vì vậy, để khai thác được tiềm năng nguyên liệu còn rất lớn cho chế biến
thủy sản xuất khẩu, Nhà nước phải giữ vai trò quyết định bằng việc tạo ra môi
trường pháp lý thông thoáng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia và
bản thân Nhà nước thực thi các chính sách quản lý, đầu tư thỏa đáng để đảm bảo
khai thác tốt nguồn lợi hải sản xa bờ cũng như cải tiến kỹ thuật nuôi trồng thủy
sản để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến thủy sản
xuất khẩu.
1.2. Tăng cường năng lực công nghệ chế biến, cải tiến chất lượng và an toàn
vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn HACCP
Tăng cường năng lực công nghệ chế biến, mở rộng và xây mới các cơ sở
chế biến nâng công suất chế biến lên 1000 tấn/ ngày vào năm 2000 và 1500 tấn/
ngày vào năm 2005. Cần định hướng, đầu tư thích hợp cho đổi mới công nghệ,
nâng cấp các điều kiện sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm
bớt lao động chân tay để tăng khả năng cạnh tranh của thủy sản nước ta tại EU
cũng như ở các thị trường khác. Các doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới
công nghệ, trang thiết bị để sản xuất những sản phẩm thủy sản có giá trị xuất
khẩu cao, giá cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng khó tính EU.
Nhà nước cùng các cơ quan hữu quan cần triển khai mạnh mẽ việc xây
dựng quy chế công nhận các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn chất lượng tiên
tiến là HACCP và GMP, thực hiện việc đào tạo về các hệ thống quản lý chất
lượng cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp khuyến khích
cho các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này.
Hướng xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới của nước ta là phải tăng
được thị phần ở các nước EU và Bắc Mỹ, nơi mà mọi vấn đề liên quan tới chất
lượng đều được quy tụ trong việc thực hiện các tiêu chuẩn HACCP. Vì vậy,
không có cách nào khác là sự vươn lên của các doanh nghiệp Việt Nam cùng với
sự trợ giúp về kỹ thuật, tài chính của Nhà nước và quốc tế để cải tiến chất lượng
hàng thủy sản Việt Nam. Mặc dù đã đạt được kết quả là 33 doanh nghiệp đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu thủy sản vào EU, 29 doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản cấp
liên minh vào EU nhưng điều thách thức là bất kỳ lúc nào EU cũng có thể tuyên
bố cấm vận nếu có vi phạm.
Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường thẩm quyền của Trung tâm Kiểm tra
chất lượng và vệ sinh an toàn thủy sản (NAFIQACEN), để đảm bảo các điều
kiện tương đương của EU về cơ quan quản lý chất lượng. Cần có chính sách hỗ
trợ về tài chính và kỹ thuật để các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện nâng cao
chất lượng sản phẩm thủy sản để đáp ứng yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn
hàng thủy sản của EU. Các doanh nghiệp Việt Nam là người trực tiếp thực hiện
chất lượng sản phẩm phải quán triệt quan điểm chất lượng cùng với giá cả hợp
lý là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, từ đó nâng cao ý thức đối với việc
cung cấp những sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của EU cũng như của các
thị trường khác.
1.3. Phát triển thêm nhiều mặt hàng thủy sản cho xuất khẩu, tăng giá thủy
sản xuất khẩu trong điều kiện đảm bảo cạnh tranh
Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU cũng như sang các thị
trường khác trong thời gian qua khoảng hơn 90% là dạng sản phẩm tươi, ướp
đông, đông lạnh (riêng giáp xác và nhuyễn thể là 80-85%). Sự mất cân đối về cơ
cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu đã làm hạn chế kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy,
cần phải tăng hơn nữa tỷ trọng hàng đông lạnh sơ chế. Nếu như làm được điều
này, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thay đổi sẽ có khả năng tăng kim ngạch xuất
khẩu.
Giá thủy sản xuất khẩu của nước ta so với giá cả trung bình thế giới là
tương đối thấp. Vì thế, việc tăng giá sản phẩm phải đảm bảo hàng thủy sản Việt
Nam có sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường quốc tế nhằm tăng kim ngạch
xuất khẩu. Việc thay đổi cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu sẽ là yếu tố quyết
định để nâng cao mức giá thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới,
không chỉ ở EU mà còn ở nhiều thị trường khác. Việc nâng tỷ trọng hàng chế
biến sâu như đồ hộp hay thủy sản ăn liền trong tổng xuất khẩu hàng thủy sản,
cũng như việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới để có khả năng xuất
khẩu các loại thủy sản sống giá trị cao là một công việc khó khăn, đòi hỏi phải
được sự đầu tư thích đáng và hiệu quả.
1.4. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU
Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương
mại, đáp ứng thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp. Ngoài những nỗ lực của
bản thân doanh nghiệp trong việc duy trì, mở rộng thị trường, Nhà nước cần có
chính sách cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các thị trường
mới.
Nhà nước nên cho phép Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt
Nam được mở Văn phòng đại diện tại EU, cụ thể là đặt tại Brucxen (Bỉ) để tăng
cường công tác tiếp thị cho sản phẩm thủy sản nước ta.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam với tư cách là người
đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần cung cấp đầy đủ, kịp thời
thông tin về thị trường EU cho các doanh nghiệp và giúp đỡ giải quyết những
vấn đề phát sinh trong các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu thủy sản
sang EU. Ngoài ra, Hiệp hội cần tiến hành nghiên cứu thị trường thủy sản EU,
nghiên cứu và đề xuất việc tham gia các hội chợ, tổ chức các chiến dịch quảng
cáo hàng thủy sản Việt Nam ở các nước EU, phối hợp với các nhà nhập khẩu và
phân phối ở thị trường tiềm năng để quảng cáo khuếch trương hàng thủy sản
Việt Nam ở EU hay trợ giúp và đào tạo kỹ thuật cho cán bộ thị trường của các
doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thủy sản xuất khẩu.
1.5. Tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật với các nước, đặc biệt là các nước
EU trong sản xuất, chế biến hàng thủy sản xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ
hội nhập khu vực và thế giới
Việt nam đã gia nhập Hiệp hội nghề cá các nước Đông Nam Á, APEC và
chuẩn bị gia nhập WTO, hội nhập với khu vực và thế giới, mở ra nhiều khả năng
to lớn cho Việt Nam học tập kinh nghiệm của các nước có ngành thủy sản phát
triển (nhất là các nước thuộc EU), hạn chế được những tranh chấp có thể xảy ra
giữa các nước trong vùng và tận dụng tốt hơn nguồn tài nguyên biển và đảm bảo
một thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Việc Việt Nam tham gia vào AFTA, APEC... chắc chắn sẽ mở ra những
cơ hội vô cùng to lớn để Việt Nam tranh thủ nguồn vốn đầu tư, đổi mới công
nghệ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ
khoa học kỹ thuật để phát huy tốt nhất nội lực của đất nước, mở ra thị trường
rộng lớn hơn cho hàng thủy sản nước ta, do vậy mà nâng cao được kim ngạch
xuất khẩu(đặc biệt là EU) cũng như hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
2. Một số giải pháp tài chính tín dụng khuyến khích xuất khẩu thủy sản
sang EU
2.1. Miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu hàng thủy sản
Lợi thế cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam nay đã giảm đi rất nhiều
vì chi phí tàu thuyền ngày càng cao, giá lao động cũng tăng lên nhiều trong khi
máy móc thiết bị cho đánh bắt và chế biến trong tình trạng quá lạc hậu so với
trình độ chung. Vì vậy, để tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản
xuất, chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, Nhà nước cần ban hành chính sách thuế
thỏa đáng. Việc Nhà nước không đánh thuế xuất khẩu hàng thủy sản từ ngày
15/02/1998 có ý nghĩa rất tích cực để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
có thể tăng cường năng lực cạnh tranh về giá cả xuất khẩu.
Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ cho chế biến xuất khẩu,
Nhà nước nên áp dụng chính sách hoàn trả 100% thuế nhập khẩu. Chế độ miễn
giảm thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, phí giao thông đường
bộ trong giá xăng dầu... đối với các doanh nghiệp khai thác thủy- hải sản cũng
cần được thay đổi theo hướng có lợi hơn cho các doanh nghiệp. Nhà nước nên
khuyến khích việc đầu tư đổi mới trang thiết bị cho chế biến hàng thủy sản xuất
khẩu thông qua quy định về thuế nhập khẩu hay phương pháp tính khấu hao hợp
lý để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị ...
2.2. Cần tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu và thành lập qũy hỗ trợ sản
xuất, xuất khẩu hàng thủy sản
Vấn đề tài trợ xuất khẩu
Tài trợ xuất khẩu bao trùm toàn bộ các biện pháp tài chính, tạo điều kiện
thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản, đây là một trong những yếu tố quyết định
thành công của hoạt động xuất khẩu thủy sản. Nhu cầu tài trợ xuất khẩu bao
gồm:
◊ Tài trợ trước khi giao hàng: Để đảm bảo đầu vào cho sản xuất chế biến
hàng xuất khẩu (vốn mua nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị phụ tùng
cần thiết, nhu cầu về vốn này là rất quan trọng do đặc điểm hàng thủy sản
là sản xuất nguyên liệu có tính thời vụ cao và nhiều loại nguyên liệu cần
thiết cho chế biến lại phải nhập khẩu...).
◊ Tài trợ trong khi giao hàng: Hàng thủy sản đã được chế biến và phải
được lưu kho chờ ký được hợp đồng bán hàng, muốn thắng lợi trong chào
hàng và giành được hợp đồng thì doanh nghiệp phải chào hàng với những
điều kiện hấp dẫn về giá cả (giảm giá) hay thỏa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam.pdf