Báo cáo Tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh: BÁO CÁO TỐT NGHIỆP “Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh” MỤC LỤC Chương I ................................................................................................................. 1 Những vấn đề lí luận chung ..................................................................................... 6 1.1 Tín dụng ngân hàng ................................................................................ 6 1.1.1 Khái niệm ......................................................................................... 8 1.1.2 Vai trò ............................................................................................... 9 1.1.2.1 Vai trò của tín dụng nói chung ...... Error! Bookmark not defined. 1.1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng nói riêngError! Bookmark not defined. 1.1.3 Các loại hình tín dụng ngân hàng ................................................. 11 1.1.3.1 Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá ............

pdf84 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP “Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh” MỤC LỤC Chương I ................................................................................................................. 1 Những vấn đề lí luận chung ..................................................................................... 6 1.1 Tín dụng ngân hàng ................................................................................ 6 1.1.1 Khái niệm ......................................................................................... 8 1.1.2 Vai trò ............................................................................................... 9 1.1.2.1 Vai trò của tín dụng nói chung ...... Error! Bookmark not defined. 1.1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng nói riêngError! Bookmark not defined. 1.1.3 Các loại hình tín dụng ngân hàng ................................................. 11 1.1.3.1 Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá ...................................... 11 1.1.3.2 Hình thức cho vay ........................................................................ 14 1.1.3.2.1 Cho vay thấu chi ..................................................................... 14 1.1.3.2.2 Cho vay trực tiếp từng lần ....................................................... 15 1.1.3.2.3 Cho vay theo hạn mức ............................................................. 15 1.3.2.4.1 Cho vay luân chuyển ............................................................... 17 1.1.3.2.5 Cho vay trả góp ....................................................................... 18 1.1.3.2.6 Cho vay gián tiếp .................................................................... 18 1.1.3.3 Hình thức tín dụng thuê mua ....................................................... 19 1.1.3.4 Hình thức tín dụng bảo lãnh ........................................................ 20 1.2 Chất lượng tín dụng ............................................................................. 21 1.2.1 Khái niệm ....................................................................................... 21 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ......................... 22 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng .................................... 22 Chương II: Thực trạng tín dụng tại đơn vị ............................................................. 26 2.1 NHNo& PTNT huyện Đông triều ............................................................. 26 2.1.1 Sự hình thành và phát triển ................................................................ 26 2.1.2 Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 28 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng (ba) năm gần đây ........ 30 2.1.3.1 §Æc ®iÓm t×nh h×nh kinh tÕ XH cña ®Þa ph­¬ng cã ¶nh h­ëng ®Õn ho¹t ®éng ng©n hµng ....... Error! Bookmark not defined. 2.1.3.2 T×nh h×nh ho¹t ®éng cña ng©n hµng ................... 32 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện đông triều ............................................................................ Error! Bookmark not defined. 2.2.1 công tác huy động vốn ........................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2 tình hình sử dụng vốn ,Công tác đầu tư tín dụngError! Bookmark not defined. 2.2.2.1 Dư nợ tín dụng ............................................................................... 42 2.2.2.2 T×nh h×nh nî xÊu ............. Error! Bookmark not defined. 2.2.2.3 Vßng quay cña vèn .......... Error! Bookmark not defined. 2.2.3 §¸nh gi¸ chung vÒ chÊt l­îng tÝn dông cña NHNo&PTNT huyÖn §«ng TriÒu ............ Error! Bookmark not defined. 2.2.3.1 KÕt qu¶ ®¹t ®­îc ............. Error! Bookmark not defined. 2.2.3.2 Những tồn tại chủ yều trong đầu tư tín dụngError! Bookmark not defined. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở NHNo&PTNT huyện Đông Triều ........................................................Error! Bookmark not defined. 3.1 Mục tiêu định hướng 5 năm 2008_2013 ...... Error! Bookmark not defined. 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụngError! Bookmark not defined. 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp líError! Bookmark not defined. 3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự quản lí điều hành ....... Error! Bookmark not defined. 3.2.3 Tăng cường huy đọng vón nhằm tạo nguồn cho công tác tín dụng ........................................................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.4 Mở rộng đầu tư tín dụng ..................... Error! Bookmark not defined. 3.2.5 Giải pháp hạn chế nợ quá hạn .............. Error! Bookmark not defined. 3.2.6 tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộError! Bookmark not defined. 3.3 Một số kiến nghị .......................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.1 Kiến nghị với chính phủ........................ Error! Bookmark not defined. 3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng ....................... Error! Bookmark not defined. 3.3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................................Error! Bookmark not defined. Tài Liệu Tham Khảo ...................................................Error! Bookmark not defined. Lời mở đầu Trong những năm qua nền Kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi như nguồn vốn FDI tăng nhanh, Kinh tế - Xã hội phát triển, đời sống nhân nhân không ngừng tăng cao…. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO ngày 01 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã và đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nền Kinh tế. Song song với quá trình đó Ngân Hàng Thương Mại và các tổ chức tín dụng cũng đang đứng trước trước nhiều thách thức khó khăn. Xuất phát từ yêu cầu đó hệ thống Ngân Hàng Việt Nam nói chung cũng như NHNo & PTNT Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh nói riêng phải phát triển toàn diện về mọi mặt như: hoạt động huy động vốn, nâng cao chất lượng dịch vụ,… và một trong những mặt đang được hệ thống ngân hàng rất chú trọng là chất lượng tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại. Vì lý do đó, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh”. Bằng việc kết hợp giữa lý luận và qua phân tích tình hình số liệu thực tế, chuyên đề đã được hình thành với các nội dung sau: Chương I: Những vấn đề lí luận chung về tín dụng ngân hàng Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Đông Triều Tỉnh Quảng Ninh. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở NHNo&PTNT huyện Đông Triều Chương I Những vấn đề lí luận chung về tín dụng ngân hàng 1.1 Tín dụng ngân hàng Tín dụng ra đời từ rất lâu gắn liền với sự phát triển của loài người mà không ai có thể xác định rõ thời điểm tín dụng ra đời. Dưới góc độ nghiên cứu sự hình thành và phát triển của tín dụng có thể chia thời kì phát triển của tín dụng thành hai thời kì như sau: Thời kì sản suất hàng hóa chưa phát triển và thời kì sản xuất hàng hóa phát triển. Thời kì sản xuất hàng hóa chưa phát triển: Trong thời kì xã hội phân cấp, xã hội nói chung chia thành hai giai cấp: giai cấp thống trị là giai cấp chiếm tỉ lệ nhỏ trong xã hội như cường hào, địa chủ, tu viện, …; giai cấp bị trị là nông dân, người lao động, nô lệ, …., lực lượng này chiếm phần đông trong xã hội, họ là những người vô sản không có tư liệu sản xuất trong tay. Giai cấp thống trị là người nắm tư liệu sản xuất trong tay (quy trình sản xuất trong tay) trong khi giai cấp bị trị không có tư liệu sản suất do đó nảy sinh quan hệ tín dụng. Đặc trưng thứ nhất của thời kì này là tín dụng nặng lãi bản chất là khả năng trang trải của người sử dụng vốn. Đặc trưng thứ hai thời kì này là mang tính chất phi sản suất vì nông dân (giai cấp vô sản) thường vay về để ăn chống đói. Đối với Vua chúa vay về xây thành quách hưởng thụ hoặc vay về xây dựng thành lũy phục vụ cho các cuộc chiến tranh. Hầu như đều là mục đích tiêu dùng. Do đó cho vay dưới hình thức này tạo ra hai hướng tiêu cực cho nền kinh tế. Thứ nhất là người sản xuất nghèo đi do không có tư liệu sản xuất trong tay vì vậy làm nghèo nàn nền kinh tế. Thứ hai, những người đi vay họ trở thành người vô sản mà vốn tích tụ tập trung trong tay địa chủ và đây là mầm mống cho hình thức sản xuất tư bản. Trong thời kì sản xuất hàng hóa phát triển, quan hệ tín dụng gồm nhiều chủ thể khác nhau như: Cá nhân, Doanh nghiệp… . Họ khác nhau về quyền sở hữu, khác nhau về đặc điểm tuần hoàn luân chuyển vốn,… do quá trình khác nhau trong các lĩnh vực sản xuất. Vì vậy xét trong bất kì thời điểm nào của nền kinh tế luôn có những doanh nghiệp bán được hàng hóa, đó là những doanh nghiệp thừa vốn một cách tương đối. Mặt khác, có những doanh nghiệp cần dự trữ nguyên vật liệu, hoặc là phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước… tại thời điểm nhất định là các doanh nghiệp đang trong giai đoạn thiếu vốn một cách tương đối. Đối với các doanh nghiệp thừa vốn họ có nhu cầu nhường lại quyền sử dụng vốn để tăng lợi nhuận trong quá trình sản xuất. Còn đối với các doanh nghiệp thiếu vốn có nhu cầu đi vay để duy trì sản xuất cũng vì mục tiêu tạo ra lợi nhuận sau này. Do vậy quan hệ tín dụng xảy ra. Đặc điểm tín dụng trong thời kì này là mang tính chất mùa vụ. Giả sử nếu không có quan hệ tín dụng, mà nhà nước điều tiết nền kinh tế một cách bao cấp thì các doanh nghiệp thừa vốn không muốn bị nhà nước chiếm dụng vốn, do họ không thích bị nhà nước lấy đi một phần vốn vì vậy họ kê khai không đúng. Còn đối với các doanh nghiệp thiếu vốn được nhà nước cấp vốn gây ra tình trạng ỷ lại không thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa. Do vậy hình thức điều tiết này của nhà nước gây khó khăn cản trở sự phát triển. Điều đó có nghĩa là quan hệ tín dụng có ý nghĩa hơn vì khi các doanh nghiệp cho vay tạo thêm lợi nhuận họ không muốn đồng vốn chết. Còn các doanh nghiệp đi vay có ý thức trả nợ khi có tiền để đỡ chịu thêm khoản lãi. Trong quan hệ tín dụng có một nguyên tắc muôn thủa đó là nguyên tắc về sự tin tưởng. Do vậy Cá nhân, Doanh nghiệp… đang thừa vốn một cách tương đối khi cho vay với Doanh nghiệp, Cá nhân… đang thiếu vốn một cách tương đối không phải tất cả họ đều tin tưởng lẫn nhau từ đó xuất hiện một người thứ ba có đủ năng lực tài chính đảm bảo cho sự tin tưởng của tất cả mọi người đứng ra làm trung gian. Có quan điểm cho rằng ngân hàng hình thành khi mà những người đãi vàng ở miền Tây nước Mĩ gửi tất cả số tiền của mình kiếm được cho một người trong giữ hộ (hình thức gửi tiền hình thành). Khi họ có nhiều người gửi mà không phải tất cả đều rút tiền ra cùng một lúc trong khi trong xã hội có những thương nhân thiếu vốn. Do đó những người nghĩ ra cho vay một phần vốn của mình để lấy lãi. Sau này, ngân hàng hình thành từ những ông chủ này cùng nhà nước chính quyền. Quan hệ tín dụng có hai chức năng chính là:  Tập trung vốn trong nền kinh tế : Trong nền kinh tế những người thừa vốn là: Dân cư, doanh nghiệp thừa vốn một cách tạm thời, Nước ngoài, Chính phủ, …. Và những người thiếu vốn là các doanh nghiệp, chính phủ, dân cư… như vậy qua hình thức tín dụng vốn được tập trung vào tay người sản xuất.  Kiểm soát giám đốc bằng đồng tiền đối với hoạt động kinh tế quốc dân: thông qua hoạt động tiền tệ kiểm soát tính hợp lệ thông qua quan hệ vay và cho vay. Nguyên nhân cơ bản hình thành ngân hàng thương mại:  Thứ nhất: Ngân hàng thương mại được thành lập từ những ông chủ có nguồn vốn lớn. Họ là những người có danh tiếng và sự tin tưởng của người dân vào chính quyền.  Thứ hai: Do vị trí quan trọng của ngân hàng trên thị trường cùng với vai trò của nó trong việc “tạo tiền” trong nền kinh tế cũng như quản lí của chính quyền về tài chính đối đất nước. Chính vì các lí do nói trên, từ đó ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng hình thành như một tất yếu trong quá trình phát triển của loài người. 1.1.1 Khái niệm Từ sự hình thành và phát triển của ngân hàng và tín dụng ngân hàng ta có thể đưa ra một khái niệm chung về tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng: Là mối quan hệ tín dụng của ngân hàng với các chủ thể còn lại trong nền kinh tế trong đó ngân hàng vừa là người đi vay và vừa là người cho vay bằng tiền. Như vậy chủ thể trong quan hệ này một bên là ngân hàng hoặc là các tổ chức tương tự như ngân hàng (quĩ tín dụng nhân dân) nhưng đều là hoạt động dưới hình thức huy động vốn cho vay với nền kinh tế. Điều khác biệt của tín dụng ngân hàng đối với tín dụng thương mại đó là cho vay bằng tiền. Về mặt ưu điểm thì tín dụng ngân hàng khắc phục gần hết nhược điểm của tín dụng thương mại, như chiều vận động thì tiền ưu điểm hơn hẳn so với chiều vận động của hàng hóa. Hơn nữa về quy mô các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thì quy mô là rất lớn do hoạt động ngân hàng có thể đi vay và cho vay. Bất cứ đối tượng nào có nhu cầu vay mà nhu cầu đó là chính đáng, hiệu quả thì ngân hàng đều đáp ứng được nhu cầu đó. Khác với tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng cho phép chính phủ có thể kiểm soát với các doanh nghiệp và từ đó kiểm soát nền kinh tế. Tuy nhiên tín dụng ngân hàng có nhược điểm so với tín dụng thương mại đó là rủi ro trong tín dụng ngân hàng. Các rủi ro này chia ra 2 loại rủi ro trong hoạt động đi vay & rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Rủi ro trong việc đi vay là việc khách hàng rút tiền ra đột ngột trước hạn ảnh hưởng cân đối vốn. Trong khi tín dụng thương mại khó có thể sử dụng tài sản sai mục đích. Nhưng trong tín dụng ngân hàng thì đối tượng vay vốn rất dễ sử dụng vốn sai mục đích. Hơn nữa mức độ tín dụng ngân hàng tăng trưởng quá mức gây ra tình trạng lạm phát. Có thể thấy được vai trò vô cùng quan trọng của ngân hàng đối với nền kinh tế. Nó được gắn liền với sự phát triển tất yếu của loài người. 1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng Trong quá trình phát triển kinh tế tín dụng ngân hàng đã phát huy được tính ưu việt của mình thể hiện qua các vai trò sau:  Tín dụng giúp cho quá trình sản suất kinh doanh diễn ra một cách liên tục giúp ổn định nền kinh tế: Vốn của doanh nghiệp là nhất định tuy nhiên nhu cầu vốn trong từng giai đoạn, quá trình sản xuất khác nhau. Có thể họ cần nhiều hơn vốn họ có hay cần ít hơn số vốn mà họ có tùy từng thời điểm khác nhau. Từ đó nếu không có quan hệ tín dụng thì hoạt động sản xuất kinh doanh không diễn ra một cách liên tục. Vì vậy, hàng hóa trong các thời điểm khác nhau trên thị trường cũng khác nhau và có thể tạo ra cú sốc về cung cầu hàng hóa làm mất ổn định nền kinh tế. Chính vì vậy quan hệ tín dụng góp phần duy trì sự ổn định và phát triển nền kinh tế một cách liên tục. Khi đó các doanh nghiệp có thể là con nợ của doanh nghiệp này nhưng lại có thể là chủ nợ của doanh nghiệp khác.  Tín dụng góp phần vào thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển cho nền kinh tế : Theo mô hình tăng trưởng kinh tế của hadossma I = F×K và mô hình của keyns G = I×K. Do vậy muốn có tăng trưởng phải có tiết kiệm và phải biến tiết kiệm thành đầu tư mà đây lại là chức năng của tín dụng. Do vậy tín dụng tạo ra sự tăng trưởng một cách nhảy vọt. Như các nước đang phát triển vẫn có thể sản xuất hàng hóa ở trình độ công nghệ cao tạo động lực phát triển cho nền kinh tế.  Tín dụng góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng: Sử dụng tín dụng để xóa đói giảm nghèo. Cho vay có phương tiện tạo ra của cải vật chất nâng cao mức sống.  Tín dụng ngân hàng có vai trò là phân bổ các nguồn lực như một công cụ chính sách của nhà nước. Thông qua chính sách tín dụng, hạn mức tín dụng, qui chế ưu tiên vốn có thể di chuyển nơi được sử dụng theo đúng chính sách định hướng của nhà nước. Có thể coi tín dụng là công cụ vĩ mô của nhà nước. Ví như khuyến khích cho hoạt động đánh bắt xa bờ người ta đầu tư ưu tiên cho vay mua thuyền, hay khuyến khích cho công nghiệp hóa dầu thì ưu tiên đầu tư khu công nghiệp Dung Quất...  Tín dụng ngân hàng được sử dụng chống lạm phát ổn định tiền tệ như việc thay đổi lãi suất ảnh hưởng nhu cầu tín dụng có tác dụng quan trọng đối với tổng đầu tư, tác động đến tổng cầu, sản lượng…  Tín dụng ngân hàng là cửa ngõ thực hiện giao lưu về kinh tế. Thông qua tín dụng người ta kiểm soát lượng vốn đi ra đi vào của nền kinh tế. Như vậy vai trò của tín dụng ngân hàng là rất lớn đối với nền kinh tế. 1.1.3 Các loại hình tín dụng ngân hàng Khi nghiên cứu về các hình thức tín dụng ngân hàng theo quan điểm chung nhất người ta phân chia thành bốn hình thức tín dụng: Chiết khấu thương phiếu, Cho vay, Tín dụng thuê mua, Tín dụng hình thức bảo lãnh. 1.1.3.1 Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá Đây là hình thức tín dụng ngân hàng chiết khấu các thương phiếu trong hoạt động tín dụng thương mại. Để tìm hiểu rõ về vấn đề này trước hết ta phải hiểu Tín dụng thương mại, Tín dụng nhà nước là gì? - Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng được thể hiện giữa những người sản xuất và kinh doanh với nhau. Đối tượng là hàng hóa, chủ thể cho vay là những người sản xuất và người kinh doanh hàng hóa. Do vậy tín dụng thương mại không có sự tham gia của ngân hàng hay chính phủ, hộ gia đình. Ở đây chỉ có sự quan hệ giữa những người sản xuất và kinh doanh hàng hóa với nhau trên giác độ hàng hóa. Chỉ là quan hệ bán chịu hàng hóa và bên mua hàng trả cho bên sản xuất một thương phiếu. Thương phiếu có hai loại. Loại thứ nhất do người mua phát hành ra người ta gọi kì phiếu. Loại thứ hai do người bán phát hành ra là hối phiếu. Ngày nay hình thức chủ yếu là hối phiếu tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chưa có hối phiếu. Đặc điểm của thương phiếu  Thứ nhất là trên thương phiếu không có mục đích của khoản nợ. Chỉ cho người ta biết nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp mua đối với doanh nghiệp bán. Khắc phục tính pháp lí cho biết nghĩa vụ tài chính từ đó xác định cung bậc xử lí căn cứ vào số tiền ghi trong thương phiếu.  Thứ hai là tính phải trả một cách vô điều kiện khi đến hạn. Khi không thực hiện được nghĩa vụ tài chính doanh nghiệp bắt buộc phải tuyên bố phá sản. Luật thanh toán quốc tế: Tất cả các hối phiếu LC1931. Nếu không có tiền phải tuyên bố phá sản. Thực tế các ngân hàng phục vụ cho doanh nghiệp có trách nhiệm trả tiền, người ta thường thông báo trước từ 2 đến 3 ngày làm việc của ngân hàng để cho doanh nghiệp chuẩn bị trước tránh rủi ro.  Thứ ba là thương phiếu được lưu thông như tiền (ví dụ: thương phiếu này có thể trả nợ thay cho thương phiếu khác, …). Với các lí do trên, tín dụng thương mại góp phần giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông giảm áp lực lạm phát. Ở Việt Nam đang cấm áp dụng hình thức tín dụng thương mại bởi ảnh hưởng của một số nhược điểm: Ví dụ như qui mô doanh nghiệp tăng một cách không giới hạn. Mặt khác tín dụng thương mại gây ra tình trạng vượt quá sự kiểm soát của nhà nước. - Tín dụng nhà nước: Là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với dân cư và với các chủ thể khác. Trong đó nhà nước là người đi vay tiền nhằm mục đích bù đắp cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Việc nhà nước vay tiền của dân cư chi phí cơ hội sẽ thấp hơn việc nhà nước vay tiền của các doanh nghiệp. Việc nhà nước vay tiền của các doanh nghiệp sẽ làm giảm tăng trưởng của nền kinh tế. Do vậy đối tượng huy động vốn chủ yếu của nhà nước nên là dân cư. Về công cụ chính phủ sử dụng trái phiếu chính phủ:  Loại thứ nhất là trái phiếu chính phủ do chính quyền nhà nước trung ương phát hành ra thường có thời hạn dài.  Loại thứ hai là trái phiếu địa phương đáp ứng nhu cầu chi tiêu của địa phương. Tuy nhiên, để được phát hành trái phiếu địa phương phải được sự cho phép của Chính phủ.  Loại thứ ba là trái phiếu công trình huy động nguồn lực tài chính đáp ứng cho nhu cầu công trình. Ở Việt Nam có trái phiếu công trình đường dây 5000KW… . Sự khác nhau của trái phiếu công trình với trái phiếu khác là trái phiếu công trình có mục đích cụ thể. Đặc điểm giống nhau là thời hạn dài.  Loại thứ tư là tín phiếu kho bạc. Đó là các công cụ huy động vốn trong nước.  Loại thứ năm là trái phiếu quốc tế. Đó là trái phiếu của nước này nhưng phát hành ở nước khác bằng đồng tiền của nước sở tại.  Loại thứ sáu là trái phiếu Châu Âu. Đó là trái phiếu phát hành nước khác nhưng bằng đồng tiền của nước phát hành. Xét về ưu điểm thì tín dụng nhà nước có ưu thế tuyệt đối. Với nhà nước thì tín dụng nhà nước đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của nhà nước, không gây ra lạm phát và không bao giờ phải trả nợ bởi vì đây là loại nợ luân chuyển. Vậy chiết khấu thương phiếu là việc doanh nghiệp bên bán nhận thương phiếu của doanh nghiệp bên mua. Để đáp ứng nhu cầu thanh toán, doanh nghiệp bên bán đem thương phiếu (kì phiếu) đến ngân hàng chiết khấu. Ngân hàng sẽ thu khoản phí gọi là lãi suất chiết khấu. Ngân hàng giữ thương phiếu chờ đến hạn, ngân hàng sẽ chuyển thương phiếu đến doanh nghiệp bên mua đòi tiền (nếu doanh nghiệp bên mua không trả tiền, ngân hàng có quyền đòi tiền của các bên kí tên trên thương phiếu). Số tiền ngân hàng ứng trước phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu. Ví dụ: Nếu lãi suất chiết khấu là 6%/năm, doanh nghiệp bên bán có thương phiếu là 100tr, thời gian đáo hạn còn lại của thương phiếu là 9 tháng thì: Số tiền ngân hàng đưa ra là: 100 × (1 – 3×0,06/4) = 95,5 tr Sau 9 tháng ngân hàng nhận khoản tiền là 100 tr. Như vậy lãi trong 9 tháng là 4,5tr Lãi suất thực là : 4,5/95,5 × 4/3 = 6,28 %/năm Ngoài hình thức tín dụng chiết khấu thương phiếu, ngân hàng còn chiết khấu giấy tờ có giá, như một số loại trái phiếu chính phủ mà chính phủ cho phép ngân hàng trung ương tái chiết khấu cho các ngân hàng thương mại. Hình thức này thường nảy sinh từ hình thức tín dụng nhà nước. Tuy vậy, do tín dụng thương mại không áp dụng ở việt nam. Vì vậy hình thức chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá rất ít được áp dụng trong các ngân hàng ở Việt Nam. Hình thức tín dụng ngân hàng thứ 2 là hình thức cho vay bằng tiền. Ta tiếp tục đi tìm hiểu 1.1.3.2 Hình thức cho vay Cho vay là hình thức tín dụng phổ biến nhất tại các ngân hàng hiện nay. Dưới góc độ chung, người ta phân thành sáu hình thức cho vay khác nhau bao gồm: Cho vay thấu chi, Cho vay trực tiếp từng lần, Cho vay theo hạn mức, Cho vay luân chuyển, Cho vay trả góp, Cho vay gián tiếp. Sau đây là nội dung cụ thể của từng hình thức cho vay. 1.1.3.2.1 Cho vay thấu chi Cho vay thấu chi là nghiệp vụ cho vay, qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi vượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình, đến một giới hạn nhất định và trong một khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là giới hạn thấu chi. Các hình thức thực hiện thấu chi bao gồm: kí séc, lập ủy nhiệm chi, mua thẻ … . Hình thức thấu chi dựa trên cơ sở các khoản thu chi của khách hàng không phù hợp về thời gian và qui mô. Do vậy hình thức cho vay thấu chi thường áp dụng cho khách hàng trong quá trình thanh toán, đáp ứng nhu cầu chủ động nhanh chóng và kịp thời. Cho vay thấu chi là hình thức cho vay ngắn hạn, thủ tục đơn giản linh hoạt và áp dụng với khách hàng truyền thống có độ tin cậy cao, chu kì kinh doanh ngắn và thường không có tài sản đảm bảo. Hình thức cho vay này thường áp dụng cho các doanh nghiệp thương mại, hoặc đối với các doanh nghiệp sản suất hàng hóa khi mua nguyên vật liệu trong ngắn hạn. Số lãi thấu chi phải trả = thời gian thấu chi × lãi suất thấu chi × số tiền thấu chi Trong tương lai thì hình thức cho vay này sẽ ngày càng phổ biến khi khách hàng doanh nghiệp với nhu cầu thanh toán tăng lên. Tiếp theo em xin nghiên cứu tiếp hình thức cho vay trực tiếp từng lần. 1.1.3.2.2 Cho vay trực tiếp từng lần Đây là hình thức cho vay phổ biến tại các ngân hàng hiện nay. Đây thường là các khách hàng không có quan hệ thường xuyên đối với ngân hàng. Hình thức này thường cho vay khi khách hàng đầu tư vào các tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh hay một khâu nào đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích sử dụng vốn thường mang tính chất dài hạn và thường bắt buộc có tài sản đảm bảo. Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ, khế ước nhận nợ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu vốn của khách hàng tại các thời điểm khác nhau dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh. Cho vay từng lần dựa trên tài sản đảm bảo: Số lượng cho vay = Giá trị tài sản đảm bảo × tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo. 1.1.3.2.3 Cho vay theo hạn mức Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng được cấp theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kì (hình thức này thường có tài sản đảm bảo). Vấn đề đặt ra mỗi khách hàng đi vay ai cũng muốn có hạn mức cao. Xác định hạn mức dựa vào tài sản đảm bảo của khách hàng và tỉ lệ cho vay đối với tài sản đảm bảo đó. Trong trường hợp tài sản đảm bảo giá trị lớn mà nhu cầu vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh không cần thiết lượng vốn đó, ta cần xây dựng một hạn mức tín dụng phù hợp với khách hàng nhằm đảm bảo mục tiêu trả nợ với khách hàng, tránh lãng phí khi khách hàng có hạn mức tín dụng cao và vay nhiều hơn vốn họ cần từ đó có thể tạo ra rủi ro. Hơn nữa không có tình trạng nợ xấu đối với các món vay hay phải xử lí tài sản đảm bảo của khách hàng bởi ngân hàng luôn muốn khách hàng của mình làm ăn có lãi. Khi xây dựng hạn mức tín dụng cho khách hàng có ba phương pháp xác định một cách tương đối hạn mức tín dụng đối với một doanh nghiệp. * Xác định hạn mức dựa vào phương pháp xác định dự trữ hợp lí cao nhất của kì (thường áp dụng với các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa nguyên vật liệu,hoặc với các doanh nghiệp thương mại): Bước 1: Xác định dự trữ hợp lí cao nhất của kì trước: Dự trữ hợp lí cao nhất của kì trước = Dự trữ thực tế cao nhất – hàng kém phẩm chất không thuộc đối tượng tài trợ của NH. Bước 2: Xác định dự trữ hợp lí cao nhất của kì này: Dự trữ hợp lí cao nhất của kì này = Dự trữ cao nhất của kì trước + tăng (giảm) do giá hàng hóa tăng + Dự trữ do kế hoạch tăng (giảm) sản lượng tiêu thụ. Bước 3: Hạn mức tín dụng cao nhất trong kì = Dự trữ hợp lí cao nhất của kì này – vốn chủ sở hữu và các nguồn tham gia dự trữ khác. * Xác định dựa vào nhu cầu sử dụng hàng hóa bình quân (thường áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa): Bước 1: Xác định chênh lệch giữa dự trữ bình quân và dự trữ cao nhất của kì trước. Chênh lệch dự trữ kì trước = Dự trữ cao nhất của kì trước – Dự trữ bình quân Bước 2: Xác định nhu cầu dự trữ bình quân của kì này. Nhu cầu dự trữ bình quân của kì này = Doanh số dự đoán theo giá vốn của kì này/Vòng quay hàng hóa dự trữ kì này Vòng quay dự trữ hàng hóa kì này = Doanh số bán ra của kì trước/Dự trữ hàng hóa bình quân của kì trước Bước 3: Nhu cầu tín dụng cao nhất của kì này Nhu cầu tín dụng cao nhất của kì này = Nhu cầu dự trữ hàng hóa bình quân của kì này + chênh lệch dự trữ (tính theo kì trước) – Hàng hóa kém phẩm chất không thuộc đối tượng tài trợ của ngân hàng - Vốn chủ sở hữu tham gia và các nguồn tài trợ khác * Hạn mức tín dụng nếu nhu cầu vốn là dài hạn Hạn mức tín dụng = Nhu cầu đầu tư × tỷ lệ lạm phát – các nguồn tài trợ khác Đây là hình thức cho vay thuận tiện đối với khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Do trong nghiệp vụ này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ miễn là thời gian hạn mức tín dụng chưa hết. Khi khách hàng có thu nhập thì ngân hàng sẽ thu tạo sự chủ động cho khách hàng trong việc quản lí ngân quỹ doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên do ngân hàng không ấn định được kì hạn trả nợ nên việc quản lí với từng loại vốn vay khó có thể kiểm soát được mà chỉ có thể phát hiện khi khách hàng nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng hay dư nợ lâu không giảm. Hình thức cho vay này sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Một hình thức cho vay khác là hình thức cho vay luân chuyển cũng đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.1.3.2.4.1 Cho vay luân chuyển Cho vay luân chuyển là hình thức cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hóa. Tức là ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay khi doanh nghiệp mua hàng hóa, nguyên vật liệu và thu nợ khi khách hàng bán hàng hóa. Trong hình thức cho vay này ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau về phương thức cho vay, hạn mức tín dụng, nguồn cung cấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ trong tương lai. Hạn mức tín dụng ở đây không phải là hạn hoàn trả mà là thời hạn để ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng quyết định có quan hệ nữa hay không. Hình thức cho vay này khi khách hàng gửi chứng từ, hóa đơn nhập hàng và số tiền cần vay tới ngân hàng. Với hình thức cho vay này thường áp dụng đói với các doanh ghiệp thương mại hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kì tiêu thụ ngắn, có quan hệ thường xuyên đối với ngân hàng. Cho vay dưới hình thức luân chuyển thuận tiện cho khách hàng thủ tục ngắn gọn chỉ cần làm một lần (hình thức cho vay cần có tài sản đảm bảo). Tuy nhiên nếu doanh nghiệp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thực tế hình thức cho vay này ít được áp dụng trong thực tế. Trong thời gian tới khả năng cho vay dưới hình thức này sẽ ngày càng ít. Một hình thức cho vay khác cũng khá phổ biến là cho vay trả góp. 1.1.3.2.5 Cho vay trả góp Cho vay trả góp là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng trong việc cho vay trung và dài hạn. Phù hợp với hình thức cho vay tiêu dùng tài trợ cho các loại hàng hóa lâu bền thường là bất động sản nhà cửa. Thường việc cho vay thì ngân hàng sẽ trả tiền cho người bán và khách hàng thế chấp cho ngân hàng bằng tài sản trả góp. Thời hạn trả góp phụ thuộc vào khả năng trả nợ của người mua, thường thời hạn cho vay trả góp dài. Do rủi ro khi cho vay dưới hình thức này là cao nên lãi suất thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất của ngân hàng. Khách hàng của hình thức cho vay này chủ yếu là khách hàng cá nhân. 1.1.3.2.6 Cho vay gián tiếp Phần lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hình thức cho vay trực tiếp. Bên cạnh đó ngân hàng cũng phát triển hình thức cho vay gián tiếp. Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, … . Các tổ chức liên kết các thành viên với nhau mục đích chủ yếu là hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, … . Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu sang tổ chức trung gian như thu nợ, phát tiền vay, … . Tổ chức trung gian đứng ra bảo đảm cho các thành viên vay. Điều thuận lợi khi khách hàng vay có thể không có đủ tài sản thế chấp và ngân hàng cho người bán lẻ vay phục vụ quá trình đầu vào của sản xuất. Hình thức cho vay như thế này đảm bảo người nhận tiền vay khó sử dụng vốn sai mục đích tránh những rủi ro không đáng có cho ngân hàng. Tuy nhiên hình thức này đang gặp phải những nhược điểm như sau: Các trung gian lợi dụng uy tín của mình để tăng lãi suất cho vay lại đối với các thành viên, hay giữ số tiền của các thành viên phục vụ cho mục đích của riêng mình… . Tuy vậy dưới hình thức cho vay này ngân hàng gắn trách nhiệm quản lí việc sử dụng vốn của các thành viên cho tổ chức trung gian, tiết kiệm chi phí quản lý cho ngân hàng. Hình thức thường áp dụng cho khu vực thị trường phân tán các món vay nhỏ, các món cho vay cá thể. Nguồn vốn cho vay ít, chủ yếu mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn. Tóm lại hình thức cho vay là hình thức tín dụng ngân hàng mà các ngân hàng hiện nay hoạt động thường xuyên và phổ biến nhất. Ngoài các hình thức cho vay trên, hình thức tiếp theo của tín dụng ngân hàng mang nhiều ưu điểm đảm bảo cho người vay sử dụng vốn đúng mục đích là hình thức tín dụng thuê mua. 1.1.3.3 Hình thức tín dụng thuê mua Hình thức tín dụng thuê mua là hình thức tín dụng ngân hàng mua tài sản cho khách hàng thuê phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh. Hình thức này được áp dụng khi khách hàng không có đủ điều kiện vay, ngân hàng muốn mở rộng tín dụng. Ngân hàng có thể thu hồi tải sản để bán (do quyền sở hữu đối với tài sàn cho thuê) khi khách hàng không trả được nợ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Có ba hình thức chủ yếu của hoạt động thuê mua tài sản  Ngân hàng mua để cho thuê.  Ngân hàng mua tài sản của người đi thuê cho thuê lại: Trong trường hợp doanh nghiệp có tài sản cố định mà không có tiền mua nguyên vật liệu sản xuất thì ngân hàng sẽ đứng ra mua tài sản đó của doanh nghiệp để cho thuê lại. Khi đó doanh nghiệp sẽ có tiền mua nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh.  Ngân hàng thuê tài sản để cho thuê hoặc mua trả góp tài sản để cho thuê: Tùy theo điều kiện cụ thể ngân hàng với nhà cung cấp thỏa thuận mà ngân hàng mua trả góp tài sản hay thuê của nhà cung cấp. Hình thức nay thực chất ngân hàng dựa vào uy tín của mình để cho thuê lại. Tuy trong khi cho thuê tài sàn ngân hàng bắt buộc các doanh nghiệp mua bảo hiểm cho tài sản của mình. Tuy nhiên ngân hàng có thể gặp một số rủi ro như khi khách hàng kinh doanh không hiệu quả, tài sản thuê mang tính đặc chủng khó bán, khó thu hồi, khi thu hồi chi phí tháo dỡ cao, hay chi tiết của tài sản đã bị thay đổi không đồng bộ… . Ưu điểm của hình thức cho vay này là khách hàng khó có thể sử dụng tài sản sai mục đích. Hình thức tín dụng này chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro. Hình thức tín dụng tiếp theo là hình thức tín dụng bảo lãnh. 1.1.3.4 Hình thức tín dụng bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện được đúng nghĩa vụ như cam kết với bên thứ 3. Hiện nay trên thị trường có 5 hình thức bảo lãnh là:  Bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu: Là hình thức bảo lãnh của ngân hàng đối với chủ đầu tư về việc thanh toán tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm những qui định của hợp đồng. Đây là hình thức chủ đầu tư yêu cầu bên dự thầu kí quỹ tránh tình trạng bỏ thầu. Bên dự thầu không muốn đọng vốn nên yêu cầu ngân hàng bảo lãnh.Ngân hàng sẽ thu phí bảo lãnh và tất nhiên doanh nghiệp được bảo lãnh phải là doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên và uy tín đối với ngân hàng hay có tài sản thế chấp.  Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là hình thức bảo lãnh của ngân hàng về việc thanh toán chi trả tổn thất thay cho khách hàng nếu khách hàng vi phạm những qui định của hợp đồng, gây tổn thất cho bên thứ ba.  Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước: Nhiều nhà cung cấp yêu cầu bên mua hàng hóa phải đặt trước một khoản tiền đặt cọc để bên sản xuất đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh hay đảm bảo khi nhà cung cấp sản xuất hàng hóa thì bên mua sẽ mua. Tuy nhiên cũng phải đề phòng người cung cấp không trả tiền cọc bên mua yêu cầu bên cung cấp phải được bảo lãnh của ngân hàng về việc trả tiền ứng trước do vậy bão lãnh tiền ứng trước là cam kết của ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước cho bên mua nếu bên cung cấp không trả.  Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay: Nhiều tổ chức tín dụng khi cho vay yêu cầu đảm bảo bằng tài sản khi uy tín của người vay chưa cao nảy sinh nhu cầu bảo lãnh vay vốn. Bảo lãnh vay vốn là việc đảm bảo hoàn trả vốn vay về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếu người vay không trả được nợ.  Bảo lãnh thanh toán: Là hình thức cam kết của ngân hàng sẽ thanh toán tiền đúng hợp đồng cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng không thanh toán đầy đủ. Thường áp dụng bảo lãnh cho du học. 1.2 Chất lượng tín dụng Khi tìm hiểu về một ngân hàng, dưới góc độ quan sát tìm hiểu khác nhau, mà người ta đặt những câu hỏi khác nhau đại loại như: Ngân hàng này có những hình thức cho vay nào? Hiện nay có mối quan hệ tín dụng với đơn vị kinh tế nào? Nợ quá hạn là bao nhiêu? Có nợ khó đòi hay không? Dư nợ tín dụng là bao nhiêu?...Tất cả các câu hỏi trên đều liên quan đến một vấn đề quan trọng mang tính chất sống còn với một ngân hàng thương mại đó là chất lượng tín dụng. 1.2.1 Khái niệm Cho đến nay, định nghĩa về chất lượng tín dụng còn nhiều tranh cãi. Bởi đây là khái niệm hết sức trừu tượng và những chuẩn mực của nó luôn luôn thay đổi ở nơi này hay nơi khác, tại thời điểm này hay thời điểm khác. Nhưng có thể hiểu: “Chất lượng tín dụng là chất lượng của các khoản cho vay của Ngân Hàng”. Để tìm hiểu về chất lượng tín dụng, chúng ta cần hiểu một khoản tín dụng được coi là có chất lượng khi thỏa mãn một số yêu cầu cơ bản sau:  Ngân hàng có khả năng thu hồi khoản tiền cho vay hay không.  Ngân hàng không những thu hồi được số tiền gốc cho vay mà còn thu hồi được cả số tiền lãi kèm theo đúng hạn đã kí kết hợp đồng tín dụng.  Khả năng tín dụng ấy không chỉ mang lại thu nhập cho ngân hàng, mà còn tạo điếu kiện thuận lợi cho người đi vay thực hiện được kế hoạch đặt ra. Tiếp tục phát triển duy trì mối quan hệ với ngân hàng – khách hàng lâu dài. Ngoài ra còn có những yêu cầu khác ở mức cao hơn, ví dụ như khoản tín dụng đó tạo điều kiện phát triển một ngành, một lĩnh vực mà nhà nước đang khuyến khích phát triển. Là ngành trọng điểm của nền kinh tế, đồng thời có khả năng tránh được những rủi ro khác có thể xảy ra… . Tuy nhiên do những hạn chế nhất định , không thể đòi hỏi quá cao đối với chất lượng tín dụng trong điều kiện thị trường. Nước ta còn nước kém phát triển nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều rủi ro bất khả kháng có thể xảy ra. Tóm lại việc nâng cao chất lượng tín dụng là các hoạt động nhằm đạt được những yêu cầu cơ bản trên một số yêu cầu cụ thể khác. Tất cả đều nhằm vào mục tiêu mà bất cứ ngân hàng thương mại nào cũng phải đặt ra, đó là đảm bảo khả năng sinh lời, vừa đảm bảo tính an toàn của đồng vốn đầu tư cũng như khả năng hoàn thành kế hoạch của khách hàng. Nói đến chất lượng tín dụng không thể không nói đến quá trình thẩm định, đánh giá dự án. Bởi vậy trong quá trình nghiên cứu em tìm hiểu một cách tương đối chung nhất về các chỉ tiêu chất lượng tín dụng. 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng  Đánh giá về tài sản: Đối với tài sản Ngân hàng bao gồm có ngân quỹ (gồm tiền gửi tại Ngân hàng khác, tiền mặt trong két và các khoản phải thu), các trái phiếu chính phủ và các giấy tờ có giá khác.  Đánh giá các khoản nợ: - Về thời gian: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn. Nhìn chung các khoản huy động không kỳ hạn tài trợ cho các hình thức cho vay ngắn hạn. Các khoản huy động có kỳ hạn thì tài trợ cho các khoản trung và dài hạn. - Đánh giá về tỷ lệ nợ quá hạn. - Đánh giá về các khoản nợ ưu đãi, nợ có đảm bảo và nợ khác.  Đánh giá về khả năng thanh khoản: Khả năng thanh toán của Ngân hàng có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và sống còn của Ngân hàng. Tỷ lệ thanh toán càng cao thì ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của Ngân hàng. Tỷ lệ thanh toán thấp thì ảnh hưởng đến khả năng chi trả của Ngân hàng. Tỷ lệ thanh toán nhanh = Ngân quỹ của người vay / Các khoản nợ hiện hành Tỷ lệ thanh toán trung bình = Tài sản lưu động / Nợ hiện hành  Đánh giá luồng tiền: Ngân hàng tạo ra lợi nhuận lớn. Nhưng khả năng thanh toán của Ngân Hàng phụ thuộc vào ngân quỹ. Kỳ hạn thu nợ có thể lệch pha với việc chi trả. Do vậy, các Ngân hàng cần phải chú trọng đến khả năng chi trả.  Đánh giá về khả năng tài trợ bằng vốn chủ: Thông thường các Ngân Hàng phải có vốn chủ đảm bảo một phần cho tài sản lưu động. Tỷ lệ tài trợ bằng vốn chủ = Vốn chủ sỡ hữu / Tổng tài sản. Tỷ lệ này cho thấy khả năng tài chính của Ngân Hàng. Thường đối với Ngân hàng tỷ lệ này ≈ 25 %.  Đánh giá về điều kiện kinh tế: Khi đánh giá về các chỉ tiêu tín dụng của Ngân Hàng cần bám sát thực tế của nền kinh tế, cũng như chính sách tiền tệ của chính phủ.  Đánh giá về hệ số an toàn vốn: Hệ số an toàn vốn = Vốn chủ / Tổng tài sản có thể chuyển đổi Hiện nay tại các Ngân hàng trên thế giới hệ số này ≈ 8% (Hệ số Cook) đối với Ngân Hàng thương mại. Hệ số này cho phép đảm bảo khả năng thanh toán của các Ngân hàng. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng  Năng lực vay nợ của người đi vay Đây là một ràng buộc mang tính chất pháp lí. Bởi vì hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng dân sự, đòi hỏi người tham gia hợp đồng phải có tư cách pháp lí, cụ thể người đi vay phải là người trưởng thành có đủ năng lực hành vi dân sự tham ra vào các quan hệ tín dụng, hơn nữa những trường hợp đi vay không phải cho một cá nhân, mà cho đơn vị có tư cách pháp nhân thì những ràng buộc phải chặt chẽ hơn nữa. Đó là người đứng tên xin vay phải là người đại diện hợp pháp cho đơn vị có thể là thủ trưởng cơ quan hoặc là người được thủ trưởng cơ quan ủy quyền một cách hợp pháp. Nếu doanh nghiệp do nhiều người góp phải có sự thống nhất của hội đồng thành viên vốn góp hay hội đồng quản trị. Hơn nữa ngân hàng còn phải xác định khả năng được ưu tiên trả nợ trước hay sau của các chủ nợ khác trong trường hợp tranh chấp xảy ra. Khi những điều kiện pháp lí được thỏa mãn thì ngân hàng có thể yên tâm khi biết được đối tượng quan hệ với mình là ai? Có vị trí như thế nào trong doanh nghiệp và ai sẽ là người chịu trách nhiệm về mặt pháp lí khi những rủi ro xảy ra.  Uy tín của người vay, của doanh nghiệp đi vay Uy tín của người vay là một vấn đề hết sức quan trọng thể hiện ở tinh thần sẵn sàng trả nợ đúng hạn của người vay, bởi thực tế có những người đi vay tại thời điểm đi vay có sẵn ý đồ không thanh toán nợ hoặc thanh toán không đúng kì hạn, cũng có người làm ăn kinh doanh có lãi nhưng vẫn chây ỳ, cố ý không trả nợ, những khách hàng như thế này ít nhiều gây khó khăn cho ngân hàng. Nói đến uy tín của người đi vay hay doanh nghiệp đi vay là đề cập đến tính thật thà của người đi vay (góc độ cá nhân đi vay) và uy tín hoạt động kinh doanh trên thị trường của doanh nghiệp. Ví dụ như qua tiếp xúc trao đổi trực tiếp, qua xác minh về tính đúng đắn của các báo cáo, số liệu thông kê của người đi vay, cán bộ tín dụng biết được phần nào sự thành thật liêm khiết của người đi vay. Đối với các đơn vị kinh tế thì uy tín được xác định thông qua các quan hệ và khả năng cạnh tranh với các đơn vị khác trên thị trường hay uy tín được tạo lập với các khách hàng và nhà cung cấp thông qua lịch sử quan hệ với các ngân hàng trên thị trường.  Khả năng phát triển của doanh nghiệp trên thị trường Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng bởi vì những lí do sau đây: Thứ nhất theo kế hoạch kinh doanh hay dự án, kinh tế thị nguồn vốn doanh nghiệp dùng để trả nợ ngân hàng chủ yếu lấy từ lợi nhuận. do đó kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp khả năng tạo ra lợi nhuận thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng. Thứ hai là ngân hàng luôn luôn mong muốn thu được nợ gốc và lãi từ lợi nhuận của doanh nghiệp chứ không phải từ phần vốn tự có của doanh nghiệp. thực chất là ngân hàng muốn khách hàng của mình làm ăn phát đạt để tiếp tục mối quan hệ duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Đánh giá khả năng tạo ra lợi tức của doanh nghiệp đi vay, trong thực tế việc xem xét kế hoạch kinh doanh hay đánh giá dự án kinh tế của doanh nghiệp có tính khả thi hay không? Hơn nữa cán bộ tín dụng phải dùng những thông tin thu thập được, những hiểu biết sẵn có của mình để đánh giá về thị trường, tiềm năng phát triển khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trưởng trong tương lai. Những yếu tố ngân hàng quan tâm đó là: Đặc điểm của doanh nghiệp, chất lượng hàng hóa, khả năng cạnh tranh, trình độ kĩ thuật của lực lượng lao động . khả năng khai thác giá thành, nguyên vật liệu đầu vào, quản lí doanh nghiệp, định hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp trong tương lai… . Mặc dù những hiểu biết trên thực tế thị trường về quản lí doanh nghiệp là vô cùng cần thiết giúp cho cán bộ tín dụng có thể đánh giá tương đối chính xác về khách hàng. Tuy nhiên những điều này là rất khó, thông thường căn cứ chủ yếu để quyết định cho vay thông qua phân tích kế hoạch kinh doanh hay dự án kinh tế của doanh nghiệp. Và thông qua một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. Chương II Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Đông Triều Tỉnh Quảng Ninh 2.1 Giới thiệu về NHNo& PTNT Huyện Đông Triều 2.1.1 Sự hình thành và phát triển Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là mục tiêu kinh tế hàng đầu để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. Để làm được điều đó hàng loạt cá chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước trong phát triển kinh tế theo hướng tư duy mới, cơ chế mới đã hình thành xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp tạo dựng cơ chế thị trường lành mạnh. Ngân Hàng No & PTNT được ra đời trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, suy nghĩ cũ còn đè nặng tư duy mới đang được hình thành, gánh nặng của thời bao cấp với đội ngũ cán bộ vừa thừa vừa thiếu, hành lang pháp lí cho hoạt động ngân hàng còn chưa đồng bộ và những khó khăn của thời vạn sự khởi đầu nan cho một ngân hàng phục vụ trên lĩnh vực nông nghiệp còn non trẻ. Nhưng sự quyết tâm cao,Với những tên gọi khác nhau, nhiệm vụ khác nhau của từng thời kì phát triển của nền kinh tế của đất nước NHNo&PTNT Việt Nam đã vượt qua nhiều rào cản và vươn lên trỏ thành ngân hàng thương mại hàng đầu có sức cạnh tranh mạnh mẽ. Ngày 26/3/1988, Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) ban hành nghị định số 53 / HĐBT về việc chuyển hệ thống Ngân Hàng sang hạch toán kinh doanh, thành lập các ngân hàng chuyên doanh.Trong đó có Ngân Hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam( NHNo& PTNT Việt Nam) tiền thân Ngân hàng Phát triển nông nghiệp thành lập trên cơ sở một số cục, vụ của ngân hàng Nhà Nước. Ngày nay NHNo & PTNT Việt Nam(AGRIBANK) là một Ngân Hàng phục vụ trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn trải qua những thăng trầm song NHNo & PTNT Việt Nam luôn vươn lên những khó khăn đã có những đột phá sáng tạo, cách làm mới trên nhiều phương diện để hướng tới chuẩn mực một Ngân Hàng hiện đại, phấn đấu là một ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng. Từ ngày thành lập đến nay NHNo & PTNT Việt Nam đã có những bước đi vững chắc đủ sức cạnh tranh trên thương trường. Những bước phát triển khả quan trên, dã tạo động lực cho ngân hàng cơ sở bắt tay vào thực hiện. Nhìn tổng thể có thể khẳng định NHNo & PTNT Việt Nam đang trên đà phát triển vượt bậc có tầm vóc cả trong và ngoài nước. Là một chi nhánh cấp huyện trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh, trong những năm qua theo xu thế hội nhập đã ra sức vươn lên xây dựng nền móng cho các bước tiếp theo. Từ cơ chế bao cấp chuyển sang thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng & các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn theo cơ chế thị trường, tự chủ về tài chính theo cơ chế khoán 946A của NHNo & PTNT Việt Nam. Nằm trong tình trạng chung của các Ngân Hàng Thương Mại nền Kinh tế thị trường có nhiều biến động. Từ khi Việt Nam chuẩn bị và gia nhập WTO nên phải trải qua nhiều thách thức mới. Nền kinh tế khu vực và trong nước lạm phát trong khi các tổ chức ngân hàng đang hoàn thiện các qui chế về hoạt động nghiệp vụ Ngân Hàng nói riêng, qui định pháp luật cho Ngân Hàng nói chung chưa đồng bộ. Từ chỗ cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu cồng kềnh, đội ngũ cán bộ quá đông, trình độ nghiệp vụ quản lí kinh doanh tiếp cận khoa học kĩ thuật, theo cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế cả về lí luận & thực tiễn. Song dưới sự chỉ đạo của Ngân Hàng cấp trên, sự quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn của ban lãnh đạo, tập thể CBCNV qua từng thời kỳ. Do vậy hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Đông Triều luôn hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ chính trị của Đảng. Đời sống CBCNV không ngừng được nâng lên, đơn vị luôn đạt danh hiệu đơn vị đứng đầu NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT Huyện Đông Triều là một Ngân Hàng có doanh số hoạt động lớn nhất trong 12 huyện thị của NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh. Có mạng lưới hoạt động tương đối hoàn thiện. Thực hiện các chức năng của Ngân Hàng , là một Ngân Hàng cấp 2 gồm: 1 trụ sở chính, một Ngân Hàng cấp 3 Mạo Khê và 4 phòng giao dịch được phân bố hợp lí trên địa bàn huyện. * Cơ sở vật chất kĩ thuật: Cơ sở vật chất kĩ thuật được khang trang, bố trí hợp lí, hoạt động vi tính được nối mạng toàn quốc (tổng số có 37 máy tính trong đó có 6 máy chủ và một máy ATM). * Tổng số CBCNV: CBCNV có đến 31/12/2007 là 66 người trong đó lao động nữ chiếm 67%, lao động hợp đồng có 17 người trong đó có lao động nghiệp vụ, tạp vụ, bảo vệ và lái xe. Trong đó: Cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay là 22 người chiếm tỉ lệ 33,4%. Cán bộ kế toán kho quỹ là 25 người chiếm tỉ lệ 393,4%. Cán bộ hành chính là 4 người chiếm tỉ lệ 6% Cán bộ quản lý là 14 người chiếm tỉ lệ 21,2% Ban lãnh đạo gốm có 4 đồng chí: 1 đồng chí giám đốc, 3 đồng chí phó giám đốc (trong đó 1 phó trực tiếp phụ trách giao dịch NHC3 Mạo Khê, 1 phó trực tiếp phụ trách kinh doanh, 1 phó phụ trách kế toán kho quỹ. * Về trình độ: Cán bộ có trình độ Đại Học & tương đương ĐH là 36 người chiếm tỷ trọng 54,5%, cán bộ có trình độ trung cấp là 30 người chiếm tỷ lệ 45,5% số CBCNV là Đảng viên 30 người chiếm 45,5%. * Các phòng ban:  Phòng kế hoạch kinh doanh: - Thực hiện đầu tư vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ sản xuất.Hoạch định kế hoạch kinh doanh ,xây dựng kế hoạch cân đối vốn sử dụng vốn thực hiện chế độ thông tin báo cáo tổng hợp. - Nghiên cứu , xây dựng chiến lược khách hàng , phân loại khách hàng và đề xuất ưu đãi đối với khách hàng . - Phân tích kinh tế theo nghành nghề , xây dựng danh mục khách hàng từ đó lựa chọn biện pháp cho vay đạt hiệu quả . - Phân tích kế toán tài chính ,lãi lỗ của ngân hàng ,thường xuyên phân loại dư nợ ,phân tích nợ quá hạn tìm ra nguyên nhân giải pháp khắc phục. - Phòng kinh doanh thẩm định dự án và đề xuất cho vay các dự án có hiệu quả . - Tổng hợp báo cáo ,kiểm tra chuyên môn theo qui định ,thực hiện các nhiệm vụ của Giám Đốc giao.  Phòng kế toán ngân quỹ: Thực hiện nghiệp vụ giải ngân, cho vay, thu nợ, thu lãi, thu chi tiền mặt, quản lí tài sản, nhận tiền gửi. Thực hiện thanh toán các đơn vị tổ chức kinh tế thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống ngân hàng. Thực hiện cơ chế tài chính của ngành theo văn bản chế độ hiện hành. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo qui định. Quản lí sử dụng thiêt bị thông tin, điện toán phục vụ cho nghiệp vụ kinh doanh theo qui định của ngân hàng nhà nước việt nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, hạch toán chính xác.Quản lí kho quĩ theo qui định của Ngân Hàng Nhà Nước và chấp hành các qui định về an toàn kho quĩ. Định mức tồn quĩ theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam.  Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng qui chế lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với các phòng tổ trong cơ quan .Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn .thực hiện công tác thi đua khen thưởng .Trực tiếp quản lí con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính ,văn thư lễ tân , bảo vệ…phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.  Ngân hàng cấp 3 Mạo Khê: Thực hiện các hoạt động huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn khu vực Mạo Khê.  Bốn phòng giao dịch ( các phòng đếu có các tổ nghiệp vụ): Thực hiện các hoạt động huy động vốn trên các địa bàn cụ thể. Các phòng được thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng, nhìn chung cơ cấu phân công bố trí lao động gọn nhẹ, phù hợp với trính độ chuyên môn của từng người. 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng ba năm gần đây 2.1.3.1 Đặc điểm tình hình kinh tế XH của địa phương có ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Đông Triều là một Huyện Nông nghiệp của Tỉnh Quảng Ninh. Có sản lượng lương thực chiếm 30% sản lượng lương thực của tỉnh. Gồm 21 xã và thị trấn. Có diện tích đất tự nhiên 40.191 ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 9.045 ha, đất lâm nghiệp chiếm 20.495 ha, diện tích mặt nước 10.642 ha. Về dân số theo điều tra năm 2007 là 230.000 người. Trong đó nông dân chiếm 80%, có 38.197 hộ có diện tích cây ăn quả như na, vải là 3.000 ha. Kinh tế xã hội ổn định và phát triển, nhiều ngành nghề phát triển hình thành khu công nghệp. Nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động cải tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng công nghiệp chiếm 56,1%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 21%. Dịch vụ thương mại 23%, các chỉ tiêu kinh tế xã hội qua các năm đều vượt kế hoạch đề ra. Tổng gía trị sản xuất năm 2007 đạt 1.464 tỷ, tốc độ tăng 15,7%, bình quân các năm đạt gần 10%. An ninh xã hội được ổn định và giữ vững. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế giải pháp phát triển nông nghiệp nông thôn, hành lang pháp lí cho hoạt động Ngân Hàng được quan tâm & từ thiện. Từ tình hình trên đã tác động thuận lợi đến hoạt động Ngân Hàng. Thị trường trong nước đã có nhiều chuyển biến song sán xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết, dich bệnh, sản xuất nông nghiệp còn mang tính độc canh, nền sản xuất hàng hóa chưa phát triển, thị trường hạn hẹp, chuyên môn hóa lao động chưa cao, các dự án đầu tư vốn còn ít chủ yếu tập trung cho nông nghiệp nông thôn, chi phí lớn, trong khi giá trị nông sản thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế và hoạt động kinh doanh ngân hàng. 2.1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Năm 2006 là năm thực hiện kế hoạch 5 năm trong quá trình hội nhập quốc tế. Do vậy, trước những khó khăn của nền Kinh tế, nhiệm vụ đặt ra với ngành Ngân Hàng là rất nặng nề. Vừa đáp ứng được nhu cầu vốn cho tăng trưởng của nền kinh tế vừa thực hiện tốt đề án cơ cấu lại Ngân Hàng giai đoạn giai đoạn 2001 – 2010 đã được thủ tướng phê duyệt và khi Việt Nam gia nhập WTO. Cùng với định hướng và năng động trong điều hành của tổng giám đốc và sự phấn đấu của toàn hệ thống và sự ủng hộ của khách hàng. Với phương châm “ AGRIBANK mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Dưới sự chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh, sự phấn đấu của tập thể CBCNV Ngân Hàng Đông Triều , kết quả kinh doanh trong những năm qua các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng trưởng tốt vượt mức chỉ tiêu tăng trưởng của Ngân Hàng cấp trên giao cả về chỉ tiêu nguồn vốn, sử dụng vốn, đáp ứng đủ vốn cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn. Luôn đảm bảo khả năng chi trả đối với khách hàng, hoàn thành vượt mức kế hoạch tài chính, đảm bảo hệ số tiền lương và có lương năng suất, đảm bảo an toàn vốn. Ngoài các hoạt động lĩnh vực tín dụng truyền thống, NHNo & PTNT Huyện Đông Triều còn mở rộng nhiều sản phẩm dịch vụ, chuyển tiền điện tử, nhận làm ủy thác đầu tư… Không ngừng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng với yêu cầu kinh doanh. Coi trọng và đào tạo cán bộ và đầu tư vốn để hiện đại hóa tin học, mở rộng mạng lưới hoạt động tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nâng cao kỷ cương kỷ luật trong chỉ đạo điều hành theo quy chế. Chức năng niệm vụ phân rõ người, rõ việc, xây dựng và bổ sung cơ chế khoán đến từng người gắn liền với thu nhập, kích thích nguồn lao động phát huy tính năng động sáng tạo trong công việc, sự phối kết hợp với các cấp ủy đảng chính quyền địa phương. Qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành trong điều kiện khó khăn song dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, sự đoàn kết phấn đấu nỗ lực của tập thể ban lãnh đạo CBCNV, với việc thực hiện huy động vốn tại địa phương năm 2005 là 274,426 tỷ và 26,075 tỷ vốn ủy thác.Tổng dư nợ là 315,323 tỷ năm 2006 là 339,861 tỷ và 32,425 tỷ vốn ủy thác.Tổng dư nợ là 358,446 tỷ năm 2007 là 446,659 tỷ và 32,425 tỷ vốn ủy thác.Tổng dư nợ là 506,674 tỷ. với tỷ lệ tăng trưởng trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn bình quân là khoảng 50% - 60%, NHNo & PTNT Huyện Đông Triều luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, đơn vị luôn dẫn đầu khối của NHNo & PTNT Tỉnh. 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Huyện Đông Triều. Xuất phát từ môi trường kinh doanh và đặc điểm nội tại của chi nhánh, sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Đông Triều có nhiều khó khăn. Song NHNo & PTNT huyện Đông Triều đã từng bước khẳng định vị trí vai trò của mình để tồn tại và phát triển trong nền Kinh tế thị trường. Trong những năm qua tập thể CBCNV Ngân Hàng Đông Triều đã cố gắng vươn lên khắc phục những tồn tại yếu kém, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, các ngành các cấp thiết lập mối quan hệ thành tín đối với khách hàng, xác định thị trường Nông nghiệp nông thôn và nông dân là người bạn đồng hành, là nhiệm vụ chính trị quan trọng đồng thời cũng là thị trường truyền thống, xây dựng chiến lược kinh doanh và con người. Coi sự thành đạt của khách hàng là phương châm hoạt động của NHNo & PTNT huyện Đông Triều. Với nội dung: “Đoàn kết kỉ cương, sáng tạo chất lượng và hiệu quả“. NHNo & PTNT Huyện Đông Triều đã đạt được kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu của các năm 2005 – 2006 – 2007 như sau: 2.2.1 Công tác huy động vốn Nhận thức rõ nguồn vốn có nghĩa rất to lớn đến sự tồn tại và phát triển. NHNo & PTNT Huyện Đông Triều luôn coi trọng nguồn vốn với phương châm “đi vay để cho vay”, nó là nền tảng để mở rộng kinh doanh. Từ đó đã triển khai thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn theo văn bản 165 của tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. Như mở rộng mạng lưới hoạt động, thực hiện các hình thức huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi các tổ chức kinh tế, phát hành kì phiếu, trái phiếu, tranh thủ các nguồn vốn có kì hạn, lãi suất thấp của các tổ chức tài chính kinh tế nhu tiền gửi kho bạc, bưu điện, BHXH, nguồn vốn ủy thác đầu tư… . Sự chỉ đạo linh hoạt về lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất chung trên địa bàn, đặc biệt là công tác kế hoạch hóa, cơ chế khoán và phân phối tiền lương kinh doanh, tác động làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của CBCNV trước yêu cầu đòi hỏi của công tác kinh doanh là ý thức trách nhiệm, phong cách phục vụ của cán bộ ngày được nâng cao. Trong những năm qua từ một đơn vị luôn luôn thiếu vốn đến nay không những đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu tín dụng tại địa phương mà có lúc còn thừa vốn. Từ đã có tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Đông Triều được thể hiện ở các bảng dưới đây: (Bảng 2.1). Bảng 2.1: Huy động nguồn vốn tại địa phương qua các năm Đơn vị triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tăng(giảm) so với 2005 Tăng(giảm) so với 2006 Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn 300.501 372.286 479.084 178.583 59.43 106.798 28.69 I- Nguồn vốn huy động tại địa phương 274.426 339.861 446.659 172.233 62.76 106.798 31.42 1- Nguồn vốn nội tệ 266.466 320.591 420.787 154.321 57.91 100.196 31.25 a) Phân theo thời gian 266.466 320.591 420.787 154.321 57.91 100.196 31.25 Dưới 12 tháng 84.326 72.624 99.068 14.742 17.48 26.444 36.41 Từ 12 - 24 tháng 78.781 79.622 98.469 19.688 24.99 18.847 23.67 Từ 24 tháng trở lên 103.359 168.344 223.251 119.892 116.00 54.907 32.62 b) Theo thành phần kinh tế 266.466 320.591 420.787 154.321 57.91 100.196 31.25 Tiền gửi dân cư 197.943 261.285 357.085 159.142 80.40 95.8 36.66 Tổ chức kinh tế 67.641 59.022 61.947 -5.694 -8.42 2.925 4.96 Tổ chức tín dụng 883 283 1755 872 98.75 1472 520.14 2- Nguồn vốn ngoại tệ qui đổi 7.961 19.271 25.872 17.911 224.98 6.601 34.25 Tiền gửi dân cư 7.264 18.351 24.888 17.624 242.62 6.537 35.62 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 696 920 984 288 41.38 64 6.96 II- Nguồn vốn từ chương trình ủy thác 26.075 32.425 32.425 6.35 24.35 0 0.00 III- Nguồn vốn huy động bình quân 351.97 426.384 74.414 21.14 Nội tệ 310.716 403.395 92.679 29.83 Ngoại tệ qui đổi 12.004 22.989 10.985 91.51 Nguồn vốn ủy thác 29.251 32.425 3.174 10.85 (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007) Tổng nguồn vốn qua các năm đều có sự tăng trưởng cao và ổn định. Đến cuối năm 2007 là 479.084 triệu tăng so với năm 2006 là 28,69% và so với năm 2005 tăng 59,43%, so với kế hoạch đạt 110%. Trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương là 446.659 triệu so với năm 2006 tăng 31,42% và so với năm 2005 tăng 62,76%.  Nguồn vốn nội tệ 420.787 triệu tăng so với năm 2006 là 31,25% và tăng so với năm 2005 là 57,91%.  Nguồn vốn ngoại tệ qui đổi là 25.872 triệu do đó có USD và EUR tăng so với năm 2006 là 34,25% và so với năm 2005 là 224,98%, công tác chuyển tiền và mua bán ngoại tệ ngầy càng tăng, doanh số mua vào và bán ra so với năm 2006 tăng 13% và so với năm 2005 là 18% đã tạo điều kiện tăng nhanh nguồn vốn.  Nguồn vốn huy động tại địa phương bình quân là 426.384 triệu, so với hai năm 2005 và 2006 đều tăng, tăng so với năm 2006 là 21%, tăng ở tất cả các loại tiền gửi theo thời gian và cả thành phần kinh tế.  Sử dụng tôt nguồn vốn từ chương trình ủy thác đã góp phần đảm bảo cân đối vốn, đáp ứng cho nhu cầu tín dụng trên địa bàn. Bảng 2.2: Bảng cơ cấu nguồn vốn STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tăng(giảm) so với năm 2005 Tăng(giảm) so với năm 2006 Nguồn vốn 100% 100% 100% 1) Phân theo kì hạn Không kì hạn& có kì hạn dưới 12 tháng 31% 22.4% 24.4% -6.6% 2.0% Có kì hạn 69% 77.6% 75.6% 6.6% -2.0% 2) Phân theo thành phần kinh tế T/G Dân cư 74.8% 82.3% 85.5% 10.7% 3.2% T/G Các tổ chức tín dụng 25.2% 17.7% 14.5% -10.7% -3.2% (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007) Tiền gửi không kì hạn có xu hướng giảm tỷ trọng không đáng kể, tiền gửi có kì hạn tăng cụ thể: Năm 2005 chiếm tỷ trọng 69%, đến năm 2006 chiếm 77,6% và năm 2007 chiếm 75,6%. Tiền gửi theo thành phần kinh tế : Tiền gửi các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng giảm năm sau so với năm trước song nguồn vốn tiền gửi của kho bạc tăng so với năm 2006 là 16% và tiền gửi BHXH tăng 75%. Tiền gửi dân cư có tốc độ tăng cao và ổn định đến cuối năm 2007 là 357.085 triệu, tăng so với năm 2005 là 80,4% và so với năm 2006 là 37%. Về cơ cấu: năm 2005 chiếm 74,8%, năm 2006 chiếm 82,3% và năm 2007 chiếm 85.5% trên tông nguồn vốn nội tệ. Trong những năm qua NHNo & PTNT Huyện Đông Triều từ một Ngân Hàng luôn thiếu vốn đầu tư nay đã thực hiện tốt các hình thức huy động,xử lí linh hoạt về lãi suất,thực hiện tốt chính sách khách hàng, tranh thủ mọi nguồn vón nhàn rỗi tử dân cư nên đảm bảo được cân đối vốn đáp ứng tốt cho nhu cầu tín dụng, tăng hệu quả kinh doanh Ngân Hàng. Tuy nhiên cũng còn một số vấn đề lưu ý trong công tác huy động vốn. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt đã có nhiều chuyển biến song chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Công tác tổ chức điều hành lưu thông tiền mặt tuy nhanh so với năm 2006, doanh số thu tăng 63% nhưng doanh số chi tăng 58%, khối lượng công việc tăng, cơ cấu mệnh giá tiền nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác kiểm đếm giải phóng khách hàng cần nhanh chóng hơn. Công tác cung cấp thông tin, chăm sóc phục vụ khách hàng đôi lúc làm chưa tốt từ đó ảnh hưởng đến uy tín, khả năng cạnh tranh của Ngân Hàng so với tổ chức tín dụng trên địa bàn, làm giảm hiệu quả kinh doanh. 2.2.2 Tình hình sử dụng vốn, công tác đầu tư tín dụng  Công tác huy động vốn Quán triệt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trong quá trình hôị nhập, sự chỉ đạo đúng hướng của ngành trước sự cạnh tramh gay gắt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. NHNo&PTNT Huyện Đông Triều đã phát huy khả năng nội lực, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các cấp ủy đảng chính quyền địa phương các cấp các ban ngành đoàn thể công tác chỉ đạo điều hành có nhiều tiến bộ, tổ chức triển khai thực hiện tốt QĐ 67 của thủ tướng chính phủ, nghị quyết liên tịch 2038 giữa trung ương hội nông dân Việt Nam và NHNo VN đã làm cho toàn thể CBCNV thấy rõ nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của công tác mở rộng đầu tư tín dụng, chất lượng và hiệu quả tín dụng đối với kinh doanh của ngân hàng, là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, đã xây dựng được qui chế điều hành, qui chế phân phối tiền lương đến đơn vị phòng tổ và người lao động. Do vậy kết quả đầu tư tín dụng không ngừng được mở rộng và có hiệu quả đạt vượt mức tăng trưởng của trung ương đề ra và mục tiêu của tỉnh giao cho NH Đông Triều là bình quân tăng từ 18 -20% đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân địa phương. Tổng dư nợ năm 2007 là 506674 quản lý 10218 khế ước, tăng so với năm 2006 là 41% và tăng so với năm 2005 là 60% về doanh số hoạt động tăng cao so với cac năm. Doanh số cho vay tăng cao, doanh số năm 2007 là 863.784 tăng so với năm 2006 là 71% và so với năm 2005 là 35% . Trong đó dư nợ ngắn hạn tăng so với năm 2006 là 73% và tăng so với năm 2005 là 87% doanh số cho vay tăng so với năm 2006 là 78% và so với năm 2005 là 105%. Trung dài hạn dự nợ tăng so với năm 2006 là 17% và tăng so vơí năm 2005 là 39 % doanh số với năm 2006 là 53% và so với năm 2005 là 68%. Cho vay DN nhà nước được ổn định và giữ vững. Dư nợ cho vay DN ngoài quốc doanh năm 2007 tăng so với năm 2006 là 61% và tăng so với 2005 là 95%. Chủ yếu cho vay các DN vừa và nhỏ 75 doanh nghiệp tăng so với năm 2006 là 9 doanh nghiệp. Doanh số cho vay năm 2007 tăng so với năm 2006 là 101% và tăng so với năm 2005 là 30% Cho vay hộ sản xuất dư nợ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 34% và tăng so với năm 2005 là 50% Trong đó cho vay tiêu dùng tăng so với năm 2006 là 37% và tăng so với năm 2005 là 59% Nguồn vốn chủ yếu sử dụng nguồn vốn của NHNo.  Tình hình sử dụng vốn NHNo & PTNT huyện Đông Triều là một Ngân Hàng Thương Mại xuất phát từ môi trường kinh doanh, gắn liền với sản xuất nông nghiệp và nông thôn đòi hỏi hoạt động Ngân Hàng cũng phải đổi mới cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh nông nghiệp nông thôn. Những khách hàng truyền thống trước kia của Ngân Hàng là các thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể nay được cổ phần hóa và được thay thế bằng các thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất và đã trỏ thành khách hàng truyền thống của Ngân Hàng. Đặc biệt là sau khi có quyết định 67/QĐ – TTg của thủ tướng chính phủ. NHNo & PTNT Huyện Đông Triều đã xác định công tác triển khai QĐ 67 là biện pháp cơ bản để mở rộng qui mô tín dụng, đáp ứng vốn kịp thời cho nông dân. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện quyết định là một trong nhiệm vụ chủ yếu xuyên suốt quá trình kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Đông Triều. Hoạt động tín dụng NHNo & PTNT huyện Đông Triều có nhiều khó khăn song Ngân Hàng Đông Triều đã từng bước khẳng định vị trí vai trò của mình để tồn tại và phát triển, sử dụng tốt nguồn vốn cho vay, bám sát mục tiêu định hướng của Nhà Nước và của Ngân Hàng cấp trên, Chương trình phát triển kinh tế huyện để mở rộng đầu tư đúng hướng và hiệu quả với phương châm “An toàn và Hiệu quả” . Tình hình tín dụng của NHNo & PTNT huyện Đông Triều qua các năm (Bảng 2.3): Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình sử dụng vốn NHNo & PTNT Huyện Đông Triều qua các năm. Đơn vị triệu đồng (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007) STT Chỉ Tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Cho vay Thu Nợ Dư nợ Cho vay Thu Nợ Dư nợ Cho vay Thu Nợ Dư nợ Dư nợ 2004: 273.420 A Tổng dư nợ 315.323 358.446 506.764 I Phân theo thời gian 640.023 598.120 315.323 505.335 462.212 358.446 863.784 715.556 506.674 Cho vay ngắn hạn 313.058 287.396 142.679 360.325 348.289 154.715 641.942 529.099 267.558 Cho vay trung&dài hạn 326.965 310.724 172.644 145.010 113.923 203.731 221.842 186.457 239.116 II Phân theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp nhà nước 36.387 31.348 29.662 45.212 44.518 30.356 55.599 57.164 28.791 Hợp tác xã 250 235 80 70 150 0 45 45 0 DN ngoài quốc doanh 305.174 284.055 110.37 196.868 175.281 131.957 396.620 313.754 214.823 Hộ sản xuất 298.212 282.482 175.211 263.185 242.263 196.133 411.520 344.593 263.060 Tiêu dùng 108.372 96.827 60.642 111.675 101.675 70.46 169.421 143.390 96.491 III Theo nguồn vốn Nguồn vốn của ngân hàng 587.480 528.921 282.638 473.141 434.334 321.445 817.933 675.996 463.382 Nguồn vốn ủy thác 52.543 69.199 32.685 32.194 27.878 37.001 45.851 39.560 43.292 B Dư nợ bình quân 290.731 321.654 409.886 Về dư nợ tín dụng xem sự biến động cơ cấu và loại cho vay theo thành phần kinh tế thông qua mẫu biểu sau : 2.2.2.1 Dư nợ tín dụng Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng cho vay Đơn vị triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Ngắn hạn 142.679 45,3% 154.715 43,2% 267.558 53% 2 Dài hạn 172.644 54,7% 203.731 56,8% 239.116 47% Cộng 315.323 100% 358.446 100% 506.674 100% (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007) Về cơ cấu Dư nợ qua các năm đều ổn định phù hợp với tỉ trọng cuả ngân hàng NHNo & PTNT VN. Và ngân hàng NHNo&PTNT Tỉnh Quảng Ninh giao cụ thể năm 2005 : Dư nợ ngắn hạn chiếm 45,3%, năm 2006 chiếm 43,2% và năm 2007 chiếm 53%. Tổng dư nợ trung dài hạn năm 2005 chiếm 54,7%, năm 2006 chiếm 56,8% và năm 2007 chiếm 47% trên tổng Dư nợ. Đầu tư cho các dự án lớn không có chủ yếu đầu tư cho các DN vừa và nhỏ ngoài quốc doanh và kinh tế hộ. Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng loại cho vay Đơn vị triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Ngắn hạn 142.679 100% 154.715 108,4% 267.558 173% 2 Dài hạn 172.644 100% 203.731 118% 239.116 117% Cộng 315.323 100% 358.446 114% 506.674 141% (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007) Tốc độ tăng trưởng dư nợ quá các năm đều tăng và năm sau cao hơn năm trước .Năm 2006 tăng so với 2005 là 14% và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 41% Cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng cao hơn và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 73%, phương thức cho vay vốn lưu động được vận dụng phù hợp hầu hết các doanh nghiệp đều cho vay theo hạn mức, cho vay kinh tế hộ, cho vay theo hạn mức ngân hàng càng tăng chủ yếu cho vay phát triển nông nghiệp và phục vụ nông thôn. Cho vay trung dài hạn tăng so với năm 2006 là 17%. Bảng 2.6: Cơ cấu Dư nợ theo thành phần kinh tế. Đơn vị triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 DN nhà nước 29.662 9,4% 30.356 8,5% 28.791 5,6% 2 Hợp tác xã 80 0.03% 0 0 0 0 3 DN ngoài QD 110.370 35% 131.957 36,8% 214.823 42,4% 4 Hộ sản xuất 175.211 55,6% 196.133 54,7% 263.060 52% Trong đó c/vay tiêu dùng 60.642 34,6% 70.460 36% 96.491 37% Tổng 315.323 100% 358.446 100% 506.674 100% (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007) Số liệu trên thì thấy: cho vay DNNN. Trên địa bàn chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng giảm. DNNN nằm trên địa bàn ít và đã được cổ phần hóa trong những năm qua. Một số doanh nghiệp không mở rộng đầu tư đi vào ổn định sản xuất. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng tương đối cao trên tổng dư nợ. Nhiều doanh nghiệp được thành lập và kinh doanh có hiệu quả, số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng ngày một tăng đến nay đã có 75 doanh nghiệp tăng so với năm 2006 là 9 doanh nghiệp Cho vay kinh tế hộ tỉ trọng qua các năm luôn giữ vững và ổn định chiếm tỉ trọng cao hơn các thành phần kinh tế trên tổng dư nợ. Chứng tỏ thị trường nông nghiệp nông thôn là chủ yếu. Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 DN nhà nước 29.662 9,4% 30.356 8,5% 28.791 5,6% 2 Hợp tác xã 80 0.03% 0 0 0 0 3 DN ngoài QD 110.370 35% 131.957 36,8% 214.823 42,4% 4 Hộ sản xuất 175.211 55,6% 196.133 54,7% 263.060 52% Trong đó c/vay tiêu dùng 60.642 34,6% 70.460 36% 96.491 37% Tổng 315.323 100% 358.446 100% 506.674 100% (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007) Tốc độ tăng tổng dư nợ trong 3 năm qua cao.Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 14% và năm 2007 .Tăng so với năm 2006 là 41% năm 2006. Vượt chỉ tiêu của Ngân Hàng cấp trên giao. Nhìn chung các ngân hàng thương mại cạnh tranh tăng trưởng dư nợ trong đó có NHNo&PTNT huyện Đông Triều chưa quan tâm đến thực hiện quyết định115 /QĐ của Hội đồng quản trị về quản lý kế hoạch và bám sát tốc độ tăng trưởng để điều chỉnh kịp thời đặc biệt là tốc độ tăng trưởng dư nợ của doanh nghiệp đã góp phần ảnh hưởng đến lạm phát của nền kinh tế trong nước. Bảng 2.8: Bảng cơ cấu người vốn sử dụng. Đơn vị triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) 1 Nguồn vốn của ngân hàng 282.638 89.6 321.445 89.7 463.382 91.5 2 Nguồn vốn ủy thác 32.685 10.4 37.001 10.3 43.292 8.5 Tổng 315.323 100 358.446 100 506.674 100 (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007) Nguồn vốn của NHNo qua các năm ngày một tăng chứng tỏ NHNo Đông Triều thực hiện tốt công tác huy động vốn tại địa phương, luôn ổn định vững chắc đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Nguồn vốn từ chương trình ủy thác tranh thủ nguồn vốn đã có và nguồn bổ sung, tỷ trọng so với tổng dư nợ thấp song NHNo Đông Triều rất tích cực tranh thủ nguồn vốn này để cho vay. Do vậy luôn chiếm 50% nguồn vốn ủy thác toàn tỉnh. Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn sử dụng Đơn vị triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) 1 Nguồn vốn của ngân hàng 282.638 100% 321.445 113.7 463.382 144.2 2 Nguồn vốn ủy thác 32.685 100% 37.001 113.2 43.292 117.0 Tổng 315.323 100% 358.446 113.7 506.674 141.4 (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007) Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn sử dụng năm sau cao hơn năm trước đặc biệt là năm 2007 có tốc độ tăng cao so với năm 2006 như đã phân tích ở trên trong đó nguồn vốn từ NHNo là chủ yếu tăng 43%. Nguồn vốn từ chương trình ủy thác tốc độ tăng 3 năm từ 13% đến 17% ổn định và giữ vững. 2.2.2.2 Tình hình nợ xấu Về quy mô và tốc độ: cơ cấu tăng cao xong để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư ta đi vào đánh giá chất lượng tín dụng thông qua các bảng sau đây. Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu (quá hạn) Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ Nợ Nhóm 2 Nợ nhóm 3-5 Dư nợ Nợ Nhóm 2 Nợ nhóm 3-5 Dư nợ Nợ Nhóm 2 Nợ nhóm 3-5 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng Dư Nợ 315.323 28.731 9.1 742 0.24 358.446 33.633 9.38 2016 0.56 506.974 15.105 2.98 4.624 0.91 Phân theo thời gian vay *) Cho vay ngắn hạn 142.679 12.073 8.5 573 0.4 154.715 7.645 4.94 472 0.3 267.558 6.562 2.45 3.075 1.15 *) Cho vay ngắn hạn 172.644 16.658 9.6 169 0.1 203.731 25.988 12.8 1.544 0.76 239.116 8.543 3.57 1.549 0.65 Phân theo thành phần kinh tế *) Doanh nghiệp nhà nước 29.662 4.006 13.5 30.356 28.791 2.873 9.98 *) Hợp tác xã 80 0.0 *) Doanh nghiệp ngoài QD 110.370 17.737 16.1 26 0.02 131.957 24.205 18.3 214.823 4.383 2.04 *) Hộ sản xuất 175.211 6.988 4.0 716 0.41 196.133 9.428 4.81 2016 0.13 263.060 10.722 4.08 1.751 0.67 Trong đó cho vay tiêu dùng 32.685 695 2.1 117 0.36 70.460 2.992 4.25 848 1.2 96.491 3.767 3.9 526 0.55 (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007 Chất lượng tín dụng được năng cao. Thể hiện việc chấp hành chế độ quy trình nghiệp vụ tín dụng. Coi trọng hiệu quả của phương án vay. Do vậy phải bám sát qui hoạch, định hướng phát triển của địa phương để có phương án mở rộng đầu tư phương án có hiệu quả. Khả năng trả nợ, tư cách người vay, tài sản đảm bảo, cho vay đúng đối tượng, phù hợp với phương án, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, để chỉnh sửa những sai sót, thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng đặc biệt là khách hàng có tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay... Do vậy mà thông qua phân tích đánh giá lấy hiệu quả kinh doanh cuả phương án làm cơ sở quyết định cho vay, tài sản thế chấp chỉ được coi làm phao cứu hộ đề phòng rủi ro có như vậy thì chất lượng tín dụng mới được nâng lên. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định lâu dài ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chất lượng tín dụng. Phân loại nợ được dựa vào các tiêu chí đánh giá theo Quyết định 636 HĐQT –XLRR của NHNN VN. Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro.Tín dụng được phân theo 5 nhóm  Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn. Được đánh giá là có khả năng thu được gốc và lãi đúng thời hạn và khoản có nợ quá hạn dưới 10 ngày.Được đánh giá thu đúng theo hợp đồng và các khoản đựơc phân vào nhóm 1  Nhóm 2: Nợ cần chú ý Gồm các khoản có nợ qua hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.Và các khoản điều chỉnh lần đầu và các khoản đựơc phân theo quy định.  Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn. Gồm các khoản có nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, các khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.Các khoản đựơc miễn hoặc giảm lãi và các khoản phân theo quy định.  Nhóm 4: Nợ nghi ngờ. Các khoản quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và các khoản phân theo quy định.  Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn. Gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và các khoản được phân theo quy định. Chất lượng tín dụng nợ xấu được đánh giá từ nhóm 3 đến nhóm 5. Công tác phân loại nợ ngày càng đựơc chặt chẽ, chính xác thực hiện nghiêm túc theo văn bản chỉ đạo của NH cấp trên, tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu đều dưới tỷ lệ trung ương cho phép. Nợ xấu là dưới 1% tuy nhiên chất lượng tín dụng đã có nhiều tiến bộ song chất lượng đầu tư cần phải quan tâm. Hiệu quả kinh doanh của khách hàng chưa thực sự bền vững Chưa phản ảnh đúng được thực chất vẫn còn những tiềm ẩn rủi ro. Che giấu chất lượng tín dụng. Làm giảm chức năng quản lý đối với CB tín dụng thể hiện....Tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng cao.Trong đó năm 2007 tăng cả về số tuyệt đối và tỷ lệ xấu, đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng no Đông Triều cần đề ra giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh. Bảng 2.11: Bảng phân loại theo cơ cấu thành phần kinh tế: Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ xấu (Từ nhóm 3-5) 742 100% 2.016 100% 4.642 100% *)DN nhà nước 2.873 62,% *)DN ngoài QD 26 3,5 *)Hộ sản xuất 716 96,5 2.016 100% 1.751 38% Trong đó cho vay tiêu dùng 117 16,3 848 42% 526 30% (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007) Qua bảng cơ cấu nợ xấu trên cho thấy 2 năm 2005 và năm 2006. Doanh nghiệp nhà nước không có tỷ lệ nợ xấu: Kinh tế DNNQD, năm 2005 chiếm tỷ trọng không đáng kể mà chủ yếu là kinh tế hộ sản xuất, năm 2005 chiếm 96,5% năm 2006 chiếm 100% tiền tổng nợ xấu. Trong kinh tế hộ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ tương đối lớn: năm 2006 chiếm 42% và năm 2007 chiếm 30% trên tổng nợ xấu kinh tế hộ cho vay tiêu dùng đối với CBCNV. Nguồn trả nợ bằng tiền lương hàng tháng, do vậy khi thực hiện trả nợ gốc và lãi không đúng theo hợp đồng đã thỏa thuận thì toàn bộ dư nợ được phân loại sang nhóm cao hơn. Đến năm 2007 doanh nghiệp nhà nước lại chiếm tỷ lệ 62% và kinh tế hộ giảm chỉ còn 38% trên tổng nợ xấu. Nguyên nhân DNNN đơn vị SXVLXD cát số 3, khi chuyển đổi cơ chế trong lúc cổ phần hóa và đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo đối với doanh nghiệp gặp khó khăn trong khi chưa đựơc vay vốn nhưng vẫn phải duy trì SXKD, nên việc thanh toán nợ vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Bảng 2.12: Phân tích nợ xấu theo thời gian. Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % % % % % Tổng nợ xấu 742 100% 2.016 100% 4.624 100% *) Trong đó nhóm 3 304 40,9% 1.242 61,6% 3.629 78,4% *) Trong đó nhóm 4 293 39,4% 549 27,2% 761 16,4% *) Trong đó nhóm 5 145 19,7% 225 11,2% 234 5,2% (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007) Qua các năm tỷ trọng nợ nhóm 3 đều tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Năm 2005 là 304 triệu chiếm 41%, năm 2006 là 1.242 triệu chiếm tỷ trọng 62% và đến năm 2007 số tiền 3.629 triệu chiếm 78% trên tổng nợ xấu. Nợ nhóm 5 có tỷ trọng thấp hơn nhóm 4. Chứng tỏ nợ đến hạn gốc, lãi khách hàng chưa thanh toán kịp thời đúng theo hợp đồng đã thỏa thuận mặt khác khi thực hiện theo phân loại thì các khoản nợ đó đựơc chuyển sang nhóm cao hơn, nợ nhóm 5 .Ngân hàng Đông Triều đã tích cực tìm mọi biện pháp, phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng đôn đốc thu hồi .Tỷ trọng năm sau đều giảm so với năm trước. Thực hiện trích dự phòng rủi ro năm 2007 là 23678 triệu rủi ro được xử lý 77 món số tiền 22558 triệu trong quỹ dự phòng rủi ro cuối năm 2007 là 2709 . Vòng Quay Vốn Tín Dụng. Chất lượng tín dụng còn đựơc đánh giá thông qua vòng quay vốn TD đựơc thực hiện qua bảng 2.13 sau đây. 2.2.2.3 Vòng quay của vốn Bảng 2.13: Vòng quay vốn tín dụng Đơn vị triệu đồng (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 D/số thu nợ Dư nợ b/q Vòng quay Vốn D/số thu nợ Dư nợ b/q Vòng quay Vốn D/số thu nợ Dư nợ b/q Vòng quay Vốn Tổng Dư Nợ 598.12 290.731 2.06 462.212 321.654 1.44 715.556 409.886 1.75 Phân loại theo thời gian Cho vay ngắn hạn 287.396 131.7 2.18 348.289 138.954 2.51 529.099 217.24 2.44 Cho vay trung & dài hạn 310.724 159.031 1.95 113.923 182.7 0.62 186.457 192.646 0.97 Phân loại theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp nhà nước 31.633 25.6 1.24 44.518 27.3 1.63 57.164 27.5 2.08 Doanh nghiệp ngoài QD 284.005 105 2.7 175.431 117 1.5 313.754 176 1.78 Hộ sản xuất 282.482 160.131 1.76 242.263 177.354 1.37 344.638 206.386 1.67 Vòng quay vốn tín dụng được xác định bằng công thức: Doanh số thu nợ /Dư nợ bình quân. Chỉ tiêu vòng quay vốn TD càng lớn chứng tỏ vốn đầu tư phát huy hiệu quả. Ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp trong khi dư nợ càng cao thì vốn quay vòng bị đọng do ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu vòng quay tăng quá nhanh biểu hiện không bình thường qua biểu trên thấy vòng quay tín dụng năm 2007 là 1,75 và so với năm 2006 tăng 0,31 vòng và so với năm 2005giảm 0,25 vòng. Cho vay ngắn hạn đều tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007 tăng 2,4 vòng so với năm 2005 .2006 tăng giảm không đáng kể . Cho vay trong dài hạn cuối năm 2007 là 0,97% so với năm 2006 tăng 0,37% vòng, tốc độ tăng 62%, năm 2005 là 1,95 vòng. Năm 2005 chủ yếu là cho vay vốn trung hạn, NH Đông Triều đã thực hiện tốt thu lãi cho vay tổng thu là 60093tr , lãi dự thu là 4.210 tr cụ thể là lãi cho vay thực thu so với dự nợ bình quân là 1,08 % và tỷ lệ lãi cho vay thực thu B/Quân là 1% nên đã thực hiện tốt KH tài chính qua các năm. 2.2.3 Đánh giá chung về chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Đông Triều 2.2.3.1 Kết quả đạt được Thực hiện tốt phương châm “Đi vay để cho vay” NHNo & PTNT Huyện Đông Triều luôn bám sát định hướng của ngân hàng cấp trên. Chương trình phát triển kinh tế của địa phương để đầu tư đúng hướng. Thực hiện tốt cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện tốt các hình thức huy động vốn, nguồn vốn từ chương trình ủy thác. Đặc biệt là quan tâm khai thác nguồn vốn từ tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, có lãi suất thấp. Luôn chú trọng từ nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao như tiền gửi từ dân cư, từ một đơn vị luôn thiếu vốn đến nay đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn và có công tác đầu tư không ngừng được mở rộng và có chất lượng, đầu tư đúng hướng phục vụ cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn, cho vay kinh tế hộ và DNNQD. Ngày càng có hiệu quả góp phần đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương và kết quả kinh doanh của Ngân Hàng. Từ những kết quả chuyển biến trong hoạt động kinh doanh, ngoài sự tác động chuyển biến của nền kinh tế thị trường. Đảng và nhà nước đã ban hành các chính sách về phát triển kinh tế, chính sách về tiền tệ tín dụng đúng đắn, văn bản pháp luật về hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Song về phía chủ quan của NHNo & PTNT Huyện Đông Triều cũng có những chuyển biến tích cực đó là:  Sự nhạy bén linh hoạt tích cực trong nắm bắt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nước về phát triển kinh tế. Vận dụng phương thức cho vay phù hợp cho vay ngắn hạn DNNN theo phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.  Đã chọn đúng thời điểm chuẩn bị tốt cơ sở pháp lý từng bước xử lý phát mại tài sản của công ty cường thịnh,để thu hồi nợ một các nhanh chóng, chất lượng tín dụng có nhiều chuyển biến tích cực. Nhìn chung hoạt động tín dụng cho vay đều có khả năng thu hồi. Thể hiện sản xuất kinh doanh trên địa bàn có sự phát triển tốt cả về kinh tế doanh nghiệp và kinh tế hộ, ý thức trả nợ của khách hàng đều tốt, thu gốc lãi cuả khách hàng cũng được thực hiện mua hợp đồng tín dụng tránh tình trạng tập vào những tháng cuối quí như trước đây.Việc phân loại nợ cũng được thực hiện một cách kiên quyết theo chỉ đạo của Ngân Hàng cấp trên. Nợ xấu thấp hơn mức khống chế của Ngân Hàng cấp trên cả về số tuyệt đối và tương đối.  Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy đảng chính quyền địa phương các cấp các ban ngành đoàn thể, phát huy nội lực của cơ quan, công tác chỉ đạo đã có nhiều tiến bộ, không ngừng nâng cao khả năng quản lý, năng động, sáng tạo dám nghĩ dám làm trong khi hành lang pháp lý còn chưa đồng bộ đầy đủ. Song NHNo & PTNT Huyện Đông Triều đã lấy hiệu quả kinh doanh làm gốc, từng bước vượt qua những khó khăn để đi lên. Triển khai kịp thời QĐ 67 của chính phủ.Nghị quyết liên tịch 2038 quĩ trung ương hội Nông dân Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam. Làm cho toàn thể CBCNV thấy rõ đựơc nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của công tác mở rộng đầu tư TD. Thực hiện tốt chiến lựơc khách hàng, thái độ phục vụ, khả năng cạnh tranh –Trách nhiệm .Hiệu quả tín dụng đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển .Nâng cao đời sống CBCNN.  Đã xây dựng qui chế điều hành, qui chế phân phối tiền cơ chế khoán đến phòng tổ và nguồn lao động để mọi người phát huy tính năng động chủ động trong công việc.Để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do vậy kết quả đầu tư tín dụng hoạt động kinh doanh đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Kết quả tài chính tốt đảm bảo lương V1 + V2 có lương năng suất cho CBCNV bên cạnh những kết quả đạt đựơc cũng còn 1 số tồn tại cần khắc phục. 2.2.3.2 Những tồn tại chủ yếu trong đầu tư tín dụng  Công tác kế hoạch, điều hành thực hiện chỉ tiêu dư nợ chưa thực hiện tốt theo văn bản 115 còn vượt kế hoạch, chưa cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn . Nguyên nhân do đã có thời gian dài nguồn vốn của các tổ chức tín dụng nói chung và NHNo nói riêng luôn thừa, cung lớn hơn cầu chính vì vậy việc thực hiện quản lý kế hoạch theo QĐ 115 /QĐ -HĐQT –KHTH ngày 19/5/2005 ít được quan tâm. Chủ quan khi tăng đầu tư vượt kế hoạch. chưa báo cáo ngân hàng cấp trên để xin điều chỉnh kịp thời. Việc tiếp cận khai thác các dự án lớn để mở rộng hoạt động tín dụng còn hạn chế.  Chất lượng tín dụng tuy đã có nhiều tiến bộ xong chất lượng đầu tư vốn là vấn đề đòi hỏi chúng ta đặc biệt quan tâm, hiệu quả sx kinh doanh của khách hàng chưa thực sự bền vững còn chịu ảnh hưởng chi phối nhiều từ nhân tố khách quan. Dư nợ trên cân đối chưa phản ánh đúng thực chất lượng tín dụng vì vậy rủi ro trong đầu tư cho vay vốn thường trực và là vấn đề chúng ta quan tâm. Thể hiện : - Hiện tượng đảo nợ còn diễn ra nhiều. Nợ kỳ hạn nhỏ, lãi đến hạn không trả kịp thời phải chuyển quá hạn. Song đã sử dụng nguồn vốn vay nóng để tất toán hơp đồng tín dụng sau đó vay lại. Tình trạng này để che giấu chất lượng đầu tư, sai lệch khả năng thanh toán của khách hàng, vi phạm qui chế cho vay làm giảm tác dụng biện pháp quản lý đối với các bộ tín dụng với đơn vị. Chính vì đó tạo nên vòng quay vốn tín dụng tăng nhanh không bình thường. - Xử lý chuyển phân loại nợ chưa kịp thời, thiếu chính xác qua kiểm tra phân loại nợ đến 30/11/2007. Theo báo cáo cuả đơn vị còn 291 hợp đồng tín dụng (HĐTD) phân loại tỷ lệ sai 25%. Trong đó: Nhóm 2 sai 200 HĐTD tỷ lệ sai 22%. Số tiền thiếu 3.672 tr thiếu 21%. Nhóm 3 sai 59 HĐTD tỷ lệ sai 46 %. Số tiền thiếu 4.512 tr thiếu 766%. Nhóm 4 sai 14 HĐTD tỷ lệ sai 21%. Số dư thiếu 442 tr thiếu 86%. Nhóm 5 sai 13 HĐTD tỷ lệ sai 24%. Số dư thiếu 245 tr thiếu 213%. Từ những tồn tại trên rút ra đựơc những nguyên nhân.  Những nguyên nhân khách quan :  Nền kinh tế phát triển xong biến động giá cả, hàng hóa tăng nhìn chung lãi suất cơ bản luôn biến động , thiên tai dịch bệnh sảy ra liên tiếp ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của nhân dân,  Trình độ sử dụng tin học cuả cán bộ còn thấp , nghiệp vụ thẻ đơn điệu tốc độ thanh toán chậm, quản lý phần mềm cũng như khả năng quản lý mạng hệ thống còn hạn chế so với yêu cầu của nền kinh tế và một số tổ chức tín dụng khác.  Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động và cho vay tăng dư nợ,tình hình lạm phát cao.  Khối lượng công việc tăng nhanh trong khi đó lao động hạn chế về chất lượng, năng suất lao động thấp. Do đó chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế. Đây vừa là nguyên nhân khách quan. Đa phần cán bộ được đào tạo từ thời bao cấp và cũng vừa là nguyên nhân chủ quan. Chưa chịu khó học tập tìm tòi để nâng cao trình độ nhận thức cũng như thực tiễn.  Sự cạnh tranh trong đầu tư giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt, lãi suất huy động cũng như cho vay của NHNo & PTNT kém hấp dẫn khách hàng so với các tổ chức tín dụng khác. Hơn nữa 1 số tổ chức tín dụng bỏ qua quy chế cho vay của ngân hàng nhà nước nhằm cạnh tranh giành giật khách hàng làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh ngân hàng .  Nguyên nhân chủ quan  Tư tưởng , nhận thức của số ít cán bộ chưa đúng mức khi ngân hàng đã chuyển sang cơ chế kinh doanh, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.Tư tưởng ban phát của quyền tuy không còn trong CBCNV xong vẫn còn tư tưởng bao cấp , chưa nhạy bén trong công việc, chưa nhận thức đầy đủ tôn chỉ của NHNo & PTNT là “Mang phồn thịnh đến với khách hàng” chưa thấy rõ lợi ích của ngân hàng gắm liền với lợi ích của khách hàng do đó trong hành động chưa tận tình, chu đáo với khách hàng.  Trong tổ chức kinh doanh ,Sự phối kết hợp và xử lý công việc tránh tư tưởng cục bộ .Vai trò của lãnh đạo các đơn vị , các phòng tổ có ý nghĩa quyết định trong thực hiện sự phối hợp phải luôn lấy uy tín của ngân hàng trước khách hàng để giải quyết công việc. Phục vụ tốt khách hàng là biện pháp có ý nghĩa quan trọng giữ vững, tăng thị phần và hiệu quả kinh doanh của NHNo & PTNT.  Đôi lúc đến nơi một số cán bộ chưa tập trung triệt để sử dụng thời gian cho công việc còn xảy ra bố trí sử dụng thời gian làm việc riêng hoặc hiệu quả chưa cao.  Cơ chế khoán và phân phối tiền lương kinh doanh tuy đã trở thành động lực xong chưa đủ mạnh để lôi cuốn tinh thần làm việc, sức sáng tạo cao nhất của CBNV do chưa gắn với kết quả công việc của từng cán bộ, hiệu quả từng đơn vị. Do vậy việc kích thích người lao động cũng còn hạn chế. Từ những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, hiệu quả, kinh doanh. Do vậy cần phải có những giải pháp cụ thể. Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở NHNo&PTNT Huyện Đông Triều 3.1 Mục tiêu định hướng 5 năm 2008_2013 tại NHNo & PTNT Huyện Đông Triều Hai mươi năm xây dựng và phát triển .Đặc biệt là trong những năm vừa qua NHNo & PTNT Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao. Đẩy mạnh việc huy động vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế đặc biệt là nông nghiệp nông thôn, từ một ngân hàng nhỏ trở thành một ngân hàng lớn, có vị thế, uy tín trong cả nước, khu vực và thế giới. Đánh dấu bước chuyển biến đột phá của NHNo và để tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.Trong đó có sự đóng góp của NHNo &PTNT Huyện Đông Triều. Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Và những năm tiếp trong tiến trình hội nhập quốc tế, với những thành tích đạt được của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Song trước mắt còn nhiều khó khăn của nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ đặt ra với ngành ngân hàng là rất nặng nề. Vừa đáp ứng được nhu cầu vốn cho tăng trưởng của nền kinh tế, vừa thực hiện tốt tiến độ đề án cơ cấu tại ngân hàng. Theo định hướng và lộ trình, xây dựng tập đoàn tài chính, xây dựng một Ngân Hàng hiện đại đa năng, lớn mạnh với các dịch vụ tiên tiến. Bám sát mục tiêu định hướng của ngành, chương trình pháp triển kinh tế của địa phương tập thể CBCNV NHNo&PTNT huyện Đông Triều phát huy những thành tích đã được trong những năm vừa qua. Đoàn kết phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ chính trị 5 năm 2008 – 2013 theo định hướng của ngành và chương trình phát triển Kinh tế của địa phương. Vừa đảm bảo nâng cao đời sống CBNV. Mục Tiêu Định Hướng 5 năm 2008 – 2013 1. Chỉ tiêu huy động vốn - đến cuối năm 2008 là 555 tỷ và đến năm 2013 phấn đấu đạt 894 tỷ tốc độ tăng b/q từ 20 – 22%. Trong đó đến 31/12/2008 555 tỷ tốc độ tăng 24% so với năm 2007 2. Sử dụng vốn đến cuối năm 2008: Dư nợ 620 tỷ đến 2013 là 962 tỷ, tốc độ tăng bình quân 18 - 20%. Trong đó dư nợ đến cuối năm 2008 là 620 tỷ tốc độ tăng so với đầu năm là 22% (Dư nợ bằng nguồn vốn của NHNo tăng 24%) 3. Nợ Xấu dưới 3% . Trong đó năm 2008 dưới 2% 4. Thu chi tài chính: Thực hiện tiết kiệm chi phí hợp lý đảm bảo đủ lương V1 +V2 theo hệ số trung ương cho phép và có hưởng năng suất. 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Đông Triều Hiệu quả tín dụng là một chỉ tiêu quyết định sự tồn tại và phát triển trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Khi hiệu quả cao sẽ tạo cho hoạt động ngân hàng càng phát triển và ngược lại, hiệu quả sử dụng vốn thấp, rủi ro lớn sẽ dễ dàng đưa hoạt động ngân hàng đến thế bất ổn định, chậm phát triển. Vì vậy hiệu quả tín dụng được xem như một chỉ tiêu quan trọng nhất, cho nên việc tăng cường quản lý chất lượng tín dụng trong hoạt động ngân hàng là đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn vốn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng. Do vậy cần phải có quan điểm, mục tiêu và định hướng nâng cao chất lượng tín dụng. Quan điểm nâng cao chất lượng tín dụng. Phải trên cơ sở tạo lập một ngân hàng đủ mạnh mẽ về năng lực quản lý kinh doanh, về trình độ công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại, triển khai tổ chức thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ để hoạt động ngân hàng. Đáp ứng được nhu cầu cơ chế thị trường, phục vụ cho sự tăng trưởng nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ để hoạt động ngân hàng tăng trưởng và bền vững . Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng. Làm cho họat động tín dụng ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường. Hiện đại hóa qui trình nghiệp vụ tín dụng hoàn thiện hệ thống bộ máy tổ chức và phương thức điều hành hoạt động tín dụng, nâng cao trình độ cán bộ, tăng cường chất lượng kiểm tra kiểm soát nội bộ để phát triển ngăn ngừa và điều chỉnh các hoạt động tín dụng. Mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng là huy động tối đa nguồn vốn tạm thời nhận rồi để đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho nền kinh tế, sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn hiện có, thực hiện cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật vì mục tiêu lợi nhuận, vì sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội để hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất trong quá trình hoạt động luôn phải tìm cách đề phòng. Né tránh và hạn chế đến mức tối đa. Sự xuất hiện của rủi ro. Trong cơ chế quản lý và kế hoạch hóa tập trung quan liệu bao cấp, hệ thống ngân hàng độc quyền, rủi ro tín dụng ít được đề cập. Khi rủi ro xảy ra thì nhà nước sử dụng các biện pháp hành chính để ngăn chặn như pháp hành tiền, hạn chế tiền mặt ra lưu thông. Khi chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, chịu nhiều sức ép của nền kinh tế. Hiện tượng mất khả năng thanh toán, kinh doanh thua lỗ trong hoạt động Ngân Hàng là bình thường, người rủi ro ồ ạt khỏi Ngân Hàng, người vay có trả được trong tương lai hay không, điều đó khó có thể biết được, khả năng rủi ro đang chờ đón họ. Do vậy, rủi ro tín dụng chính là xuất hiện các biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng. Gây hậu quả xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng do vậy phải đề ra các giải pháp cho phù hợp trên cơ sở các văn bản quy định, hướng dẫn của ngành. NHNo & PTNT Huyện Đông Triều trong những năm qua đã có nhiều cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ được giao, tạo tiền đề tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ những năm tiếp theo, năm 2008 ngành Ngân Hàng nói chung, NHNo & PTNT Huyện Đông Triều nói riêng đứng trước nhiều khó khăn thách thức đó là: lạm phát năm 2007 lên tới 12,6% và những nhân tố khách quan, chủ quan: giá cả vật tư hàng hóa tăng cao, thị trường bất động sản vẫn đang nóng, giá vàng tăng cao. Ngân hàng nhiều nước đang thực hiện biện pháp mạnh, can thiệt ngăn chặn lạm phát (Tăng chi phiếu bắt buộc,mua trái phiếu bắt buộc...). Tình hình trên dẫn đến khó khăn trong huy động nguồn vốn, trong khi nhu cầu đầu tư của nền kinh tế tăng cao. Ngân hàng thiếu vốn nhu cầu đầu tư của nền kinh tế tăng cao. Ngân hàng thiếu vốn cho vay, lãi suất đầu vào tăng nhanh, lãi suất cho vay tốc độ tăng chậm, chênh lệch lãi suất giảm. Dẫn đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng giảm. Để khắc phục được những tồn tại trên phải thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra. Định hướng đề ra là:“Thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ được giao. Đổi mới hơn nữa phong cách giao dịch, mở rộng nâng cao các dịch vụ ngân hàng tạo điều kiện tăng cường huy động nguồn vốn tại địa phương. Cơ cấu lại dư nợ và mở rộng đầu tư tín dụng hợp lý, hiệu quả và vững chắc nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín NHNo trên địa bàn”. Xuất phát từ tình hình thực tế tại địa phương từ những tồn tại nguyên nhân chủ quan khách quan trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh Nh và đầu tư tín dụng của NHNo Đông Triều .Để thực hiện tốt Mục tiêu định hướng đề ra. Sinh viên thực tập tại NHNo Đông Triều đề ra những biện pháp chủ yếu sau đây: 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Luật ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng là các văn bản pháp qui hiện hành để các Ngân hàng thương mại chấp hành. Tuy nhiên trong thực tế, cũng cần được bổ sung hoàn thiện bằng các văn bản pháp qui để phù hợp và cụ thể hóa với tình hình thực tế. Đây là môi trường pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng. Vậy môi trường pháp lý là gì. Mô tả 1 cách tổng quát. Môi trường pháp lý về ngân hàng bao gồm các yếu tố sau: Các qui phạm về pháp lý luật ngân hàng và các luật khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng (luật dân sự, luật đất đai, luật công ty …) Sự tuân thủ theo pháp luật cuả các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế , xã hội đựơc pháp luật ngân hàng điều chỉnh cho phù hợp. Hội nhập quốc tế với việc ra nhập WTO sẽ thúc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Tài liệu liên quan