Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thiệu Hoá - tỉnh Thanh Hoá: Báo cáo tốt nghiệp
“Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh
NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá - tỉnh Thanh Hoá”
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HỘ SẢN XUẤT CỦA NHTM8
1.1. Hộ sản xuất và tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất8
1.1.1. Hộ sản xuất8
1.1.1.1. Khái niệm về hộ sản xuất8
1.1.1.2. Phân loại HSX9
1.1.1.3. Đặc điểm của HSX10
1.1.1.4. Vai trò của HSX trong nền kinh tế thị trường11
1.1.1.5. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hộ sản xuất12
1.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với HSX13
1.1.2.1. khái niệm tín dụng13
1.1.2.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất13
1.1.2.3. Đặc điểm cơ bản của tín dụng đối với HSX15
1.2. Chất lượng tín dụng đối với HSX15
1.2.1. Khái niệm CLTD15
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá CLTD NH đối với HSX16
1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính16
1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng17
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới CLTD NH đới với HSX19
1.2.3.1. ...
55 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thiệu Hoá - tỉnh Thanh Hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
“Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh
NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá - tỉnh Thanh Hoá”
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HỘ SẢN XUẤT CỦA NHTM8
1.1. Hộ sản xuất và tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất8
1.1.1. Hộ sản xuất8
1.1.1.1. Khái niệm về hộ sản xuất8
1.1.1.2. Phân loại HSX9
1.1.1.3. Đặc điểm của HSX10
1.1.1.4. Vai trò của HSX trong nền kinh tế thị trường11
1.1.1.5. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hộ sản xuất12
1.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với HSX13
1.1.2.1. khái niệm tín dụng13
1.1.2.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất13
1.1.2.3. Đặc điểm cơ bản của tín dụng đối với HSX15
1.2. Chất lượng tín dụng đối với HSX15
1.2.1. Khái niệm CLTD15
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá CLTD NH đối với HSX16
1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính16
1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng17
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới CLTD NH đới với HSX19
1.2.3.1. Yếu tố môi trường19
1.2.3.2. Yếu tố thuộc về khách hàng20
1.2.3.3. Yếu tố thuộc về NH20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ
SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT HUYỆN THIỆU HOÁ22
2.1. Khái quát chung về CN NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá22
2
2.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện
Thiệu Hoá24
2.2.1. Về công tác huy động vốn
2.2.2. Về công tác sử dụng vốn
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
2.3. Thực trạng cho vay HSX và CLTD đối với HSX tại NHNo &
PTNT huyện Thiệu Hoá28
2.3.1. Quy trình tín dụng cho vay HSX .
2.3.1.1. Tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định và thực hiện các công việc cần
thiết khác
2.3.1.2. Giải ngân
2.3.1.3. Công tác kiểm tra
2.3.1.4. Quy trình thu nợ, thu lãi
2.3.1.5. Xử lý những tồn tại
2.3.2. Kết quả hoạt động cho vay và thu nợ đối với HSX
2.3.2.1.Doanh số cho vay và thu nợ đối với HSX tại chi nhánh NHNo &
PTNT huyện Thiệu Hoá
2.3.2.2. Tình hình dư nợ HSX
2.4. Chất lượng tín dụng đối với HSX chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu
Hoá
2.4.1. Tình hình nợ xấu
2.4.2. Vòng quay vốn tín dụng
2.4.3. Hiệu quả kinh tế đối với HSX từ vốn vay NH
2.5. Đánh giá CLTD đối với HSX tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu
Hóa
2.5.1. Những thành quả đạt được
2.5.2. Những mặt tồn tại
2.5.3. Nguyên nhân
2.5.3.1. Những nguyên nhân để có được kết quả
3
2.5.3.2. Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
CHƯƠNG 3. Ý KIẾN ĐỂ XUẤT VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT HUYỆN THIỆU
HOÁ.
3.1. Những định hướng cơ bản về hoạt động tín dụng đối với HSX
3.1.1. Chính sách của nhà nước
3.1.2. Định hướng và mục tiêu của NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá
3.2. Một số dề xuất nhằm nâng cao CLTD đối với HSX tại NHNo & PTNT
huyện Thiệu Hoá
3.2.1. Từ phía ngân hàng
3.2.1.1. Công tác cho vay tới HSX
3.2.1.2. Tiếp tục hoàn thiện, tăng cường công tác kiểm soát, thu nợ có hiệu
quả, ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn
3.2.1.3. Xây dựng chiến lược khách hàng
3.2.1.4. Phát triển loại hình cho vay theo dự án NH chủ động tìm kiếm các dự
án mới và tư vấn cho khách hàng
3.2.2. Về phía bản thân các HSX
3.2.3. Một số giải pháp bổ trợ
3.2.3.1. Giải pháp về huy động vốn
3.2.3.2. Giải pháp chỉ đạo điều hành và công tác cán bộ
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với NH cấp trên
3.3.2. Đối với chính quyền địa phương
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CLTD Chất lượng tín dụng
CNH – HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
HSX sản xuất
NH Ngân hàng
NHNo Ngân hàng nông nghiệp
NHNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
TCTD Tổ chức tín dụng
5
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Ngân hàng
cũng tỏ ra có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển không ngừng của
nền kinh tế như: ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy và
tăng trưởng kinh tế.
Xuất phát từ nhu cầu vốn của hộ sản xuất ngày càng lớn, có khi còn
vượt quá khả năng của họ. Hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam luôn xác định
đối tượng phục vụ chủ yếu của mình là hộ sản xuất. Chính vì vậy NHNo &
PTNT huyện Thiệu Hoá là một trong rất nhiều chi nhánh thuộc hệ thống này
được thành lập với nhiệm vụ cơ bản ban đầu là hỗ trợ vốn, giúp xoá đó giảm
nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn. Xác định kinh tế hộ là
một tế bào của xã hội nên đã sớm tiếp cận với thị trường nông thôn đáp ứng
nhu cầu vốn cho hộ sản xuất. Từ những buổi đầu mới thành lập, tuy gặp
không ít khó khăn, song trên cơ sở quán triệt tốt những chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực của toàn ngân hàng NHNo &
PTNT huyện Thiệu Hóa đã từng bước khắc phục khó khăn và đạt được những
thành tựu đáng kể.
Khách hàng của NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá đa số là nông dân,
họ vay vốn để phát triển sản xuất. Trên thực tế cho vay đối với hộ sản xuất
thường rất khó khăn do tính chất phức tạp của loại hình cho vay này, món vay
nhỏ lẻ, chi phí nghiệp vụ cao, đối tượng sản xuất thường gắn liền với điều
kiện tự nhiên nên nó ảnh hưởng rất lớn tới đồng cốn vay.Vì thế khả năng xảy
ra rủi ro luôn tiềm ẩn trong hoạt động đối với hộ sản xuất. Thêm vào đó do
đặc trưng của nền kinh tế là một thể chế đan xen giữa kế hoạch và thị trường,
khách thể là đối tác của Ngân hàng còn nhiều khó khăn và kinh doanh chưa
ổn định, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang phục hồi và phát triển
nhưng thực chất cạnh tranh trong môi trường pháp luật chưa đồng bộ.
6
Hoạt động tín dụng của ngân hàng bên cạnh những kết quả đạt được
vẫn còn có những hạn chế cần phải tiếp tục nghiên cứu và giải quyết. Nên
việc nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của NHTM về CLTD là hết sức cần
thiết. Xuất phát từ thực tế trên em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao
chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT
huyện Thiệu Hoá - tỉnh Thanh Hoá”. Với mục đích hướng tới ý nghĩa thực
tiễn và với sự hiểu biết của mình em mong muốn được góp phần nào đó vào
công cuộc của ngành NH nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Nội dung của đề tài được chia làm 3 chương, cụ thể như sau :
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng đối với HSX của NHTM.
Chương 2: Thực trạng và chất lượng tín dụng đối với HSX tại CN NHNo
& PTNT huyện Thiệu Hoá.
Chương 3: Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao CLTD đối với HSX tại CN
NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá.
Phương pháp nghiên cứu: chủ yếu là nghiên cứu theo phương pháp so sánh
theo chiều dọc và so sánh theo chiều sâu.
7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hộ sản xuất và tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất.
1.1.1. Hộ sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm về hộ sản xuất:
Hộ sản xuất (HSX) là đơn vị kinh tế tự chủ trực tiếp hoạt động sản xuất
kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thoạt tiên, có thể tưởng những khái niệm “hộ”, “hộ gia đình”, “hộ
nông dân”, “hộ sản xuất” là như nhau, song trên thực tế những khái niệm này
từng lúc, từng nơi có thể được hiểu khác nhau:
“Hộ” là một khái niệm xuất hiện từ rất lâu, với tư cách là một đơn vị
kinh tế được phân tích từ nhiều góc độ sau:
- Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, vốn, nhân lực.
- Là đơn vị tham gia vào các dạng hoạt động kinh tế phân theo ngành,
nghề, vùng, lãnh thổ…
- Trình độ phát triển của kinh tế hộ (tự cấp tự túc / hàng hoá).
- Hiệu quả hoạt động kinh tế của hộ.
Ở khía cạnh hẹp hơn, “hộ gia đình” được xác định dựa trên ba tiêu thức:
+ Quan hệ hôn nhân, huyết thống và thân tộc.
+ Cư trú chung.
+ Có cơ sở kinh tế chung.
Như vậy xét một cách tương đối, “hộ sản xuất” là một khái niệm hẹp
hơn “hộ” và rộng hơn khái niệm “hộ gia đình”. Ở nước ta hiện nay, trên 70%
dân số sống ở nông thôn, phần lớn trong số họ là hộ gia đình sản xuất nông,
lâm, ngư, diêm nghiệp mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu. Vì thế khi nói tới
“hộ sản xuất”, nhiều khi người ta thường đồng nhất với “ hộ gia đình ¸ ”, “ hộ
nông dân”, hoặc
thậm chí gọi vắn tắt là “hộ” cũng là điều dễ hiểu.
8
1.1.1.2. Phân loại HSX
Căn cứ vào vị trí và đặc điểm của HSX người ta phân loại HSX như sau:
- Hộ loại 1 bao gồm các loại sau:
+ Hộ cá thể tư nhân làm kinh tế theo nghị định 29 ngày 29/03/1998.
+ Hộ là những thành viên nhận khoán các tổ chức kinh tế hợp tác, các
doanh nghiệp nhà nước.
+ Hộ chuyên sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có tính chất tự sản
xuất, tự tiêu thụ sản phẩm và do cá nhân làm chủ hộ, tự chịu trách nhiệm về
toàn bộ kết quả kinh doanh.
- Hộ loại 2 có những đặc trưng sau:
+ Được cấp giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép thành lập do cơ quan
có thẩm quyền Nhà nước cấp.
+ Có giấy phép kinh doanh do trọng tài kinh tế Nhà nước cấp.
+ Có vốn điều lệ (nếu là công ty), vốn đầu tư ban đầu (nếu là doanh
nghiệp tư nhân) cao hơn vốn pháp định. Trường hợp vốn kinh doanh thấp hơn
vốn pháp định nhưng được cấp giấy phép kinh doanh để thực hiện theo nghị
định số 66/ HĐBT ngày 02/03/1992.
- Hộ loại 2 bao gồm các hộ sau:
+ Hộ tư nhân: là một nhóm thực hiện sản xuất kinh doanh theo nghị
định số 66/HĐBT ngày 02/02/1992.
+ Hộ là hợp tác xã tổ chức theo điều lệ HTX do Nhà nước quy định.
+ Công ty cổ phần, công ty TNHH được tổ chức theo luật doanh nghiệp
tư nhân ngày 21/12/1990 và luật công ty ngày 21/12/1990.
Theo cách phân loại trên thì hộ loại một là bao trùm nhất trong lĩnh vực
kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đây chính là thị trường rộng lớn và đầy tiềm
năng cho đầu tư tín dụng của NHNo & PTNT.
Như vậy các hộ trên đều hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
và dịch vụ trong ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp,
9
công nghiệp ở nông thôn, thị trấn, thị xã và các vùng ven đô đều là đối tượng
được vay vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam.
1.1.1.3. Đặc điểm của HSX:
HSX được hiểu là một gia đình có tên trong bảng kê khai hộ khẩu
riêng, gồm có một người làm chủ hộ và những người cùng sống chung trong
hộ gia đình ấy.
Ở nước ta hiện nay, phần lớn dân cư sống ở nông thôn và đại bộ phận
còn sản xuất mang tính tự cung, tự cấp. Trong điều kiện đó HSX mang những
đặc điểm cơ bản sau:
Đất đai canh tác hẹp, manh mún: đất đai canh tác ở các vùng kinh tế
nông nghiệp nước ta nói chung còn nhỏ bé,lại còn bị xé nhỏ do việc thực hiện
cơ chế khoán đến HSX. Do đó đất đai canh tác trở nên manh mún và mức sử
dụng trung bình trên một HSX ngày càng giảm xuống do quá trình tách hộ.
Điều này mâu thuẫn với yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa và ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Công cụ sản xuất thủ công, lạc hậu, năng suất lao động thấp: trong điều
kiện nền kinh tế thị trường, các hộ không nhất thiết phải mua sắm các loại
máy móc, công cụ mà thông qua các dịch vụ cho thuê, các hộ có thể giải
quyết nhu cầu này.
Lao động dôi thừa, sản xuất còn lệ thuộc vào thiên nhiên: hiện nay
lượng người thiếu việc làm ở nông thôn còn quá lớn. Đa phần số lao động còn
trẻ, khoẻ, sự gia tăng dân số còn khá cao. Mặt khác trình độ dân trí còn thấp,
điều đó làm cho sự tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh
còn hạn chế.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ diễn ra chậm: trong những năm gần
đây đã có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nhưng chủ yếu vẫn là ngành trồng
trọt, phát triển VAC, nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên sự dịch chuyển đó diễn
ra chậm chạp chưa đồng đều. Việc chuyển sang ngành phi nông nghiệp của
các HSX còn hạn chế.
10
Vốn kinh doanh nhỏ bé và luôn thiếu: qua điều tra cho thấy phần lớn hộ
nông dân thiếu vốn sản xuất. Do đó việc giải quyết vấn đề thiếu vốn cho HSX
là một giải pháp hàng đầu tạo tiền đề cho các hộ khai thác các nguồn lực để
đưa vào quá trình tái sản xuất.
Hộ sản xuất nói chung vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh theo tính
truyền thống, thái độ lao động thường bị chi phối bởi tình cảm, đạo đức, nếp
sinh hoạt gia đình và phong tục tập quán làng quê, trình độ quản lý thấp, vốn
ít, quy mô hoạt động nhỏ, chủ yếu trong phạm vi một gia đình hoặc lẻ tẻ, vài
ba hộ tập trung vốn để cùng nhau sản xuất.
1.1.1.4. Vai trò của HSX trong nền kinh tế thị trường:
Từ khi bộ chính trị ban hành nghị quyết 10, HSX được thừa nhận là
một đơn vị kinh tế tự chủ, đã tạo nên động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ,
năng động của nền kinh tế nông thôn. Nhờ đó người nông dân gắn bó hơn với
ruộng đất, chủ động đầu tư vốn để thâm canh, tăng vụ, khai thác hàng ngàn ha
đất mới, biết làm tăng thêm độ màu mỡ của đất bằng nhiều biện pháp, họ đã
mạnh dạn vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, HSX có thể dễ dàng đáp ứng
được những thay đổi của nhu cầu thị trường, tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất
hàng hoá phát triển cao hơn. Kinh tế hộ phát triển đã góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế của cả nước nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng và từ đó
đem lại sự gia tăng ngân sách địa phương cũng như ngân sách của cả nước.
Không những thế, HSX còn là bạn hàng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của
NHNo trên thị trường nông thôn. Mối quan hệ mật thiết giữa HSX và NHNo
& PTNT là điều kiện thuận lợi để mở rộng đầu tư tín dụng, mở ra nhiều vùng
chuyên canh cho năng suất và hiệu quả cao. Đồng thời kinh tế hộ phát triển
cũng gắn với tồn tại và phát triển của NHNo trong quá trình cạnh tranh.
11
1.1.1.5. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hộ sản
xuất:
Nước ta là một nước nông nghiệp, phần lớn dân số sống ở nông thôn,
chúng ta tiến lên CNXH dựa trên nền sản xuất thuần nông là chủ yếu. Sớm
nhận thức rõ vai trò của nông nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển
đất nước, Đảng và Nhà nước đã từng bước có những chính sách phát triển
nông nghiệp, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, làm nòng cốt để phát
triển kinh tế nông thôn.
Quá trình đổi mới nông nghiệp nông thôn có thể nói bắt đầu từ năm
1981 với chỉ thị 100/CT của Ban bí thư Trung ương Đảng về chương trình
khoán 100, sau đó được nâng cao thành khoán 10 (khoán hộ) theo tinh thần
của nghị quyết 10 - bộ chính trị (khoá VI). Một sự kiện quan trọng đánh dấu
sự đổi mới sâu sắc trong nông nghiệp là nghị quyết hội nghị Trung ương
Đảng (lần 6 khoá VI) tháng 3/1989 xác định “hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự
chủ ở nông thôn”. Từ đây hộ nông dân đã được công nhận về mặt pháp lý là
một thực thể kinh tế độc lập…
Những cơ chế chính sách trên đã bước đầu tạo điều kiện khách quan
thuận lợi và cần thiết cho hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ. Từ đó đến
nay kinh tế hộ luôn được đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu trong tiến trình
CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã
khẳng định: “Nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực có vai trò cực kỳ quan trọng
cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế xã hội”.
Chính vì thế, bên cạnh việc thúc đẩy phát triển đồng đều các thành phần kinh
tế, kinh tế hộ được đặc biệt chú trọng.
1.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với HSX
1.1.2.1. khái niệm tín dụng:
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la- tinh là credo (tin tưởng, tín
nhiệm). Trên thực tế, khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác về tín dụng,
tuy từng góc độ nghiên cứu mà người ta xác định ý nghĩa của thuật ngữ này.
12
Trên cơ sở xem xét tín dụng như một chức năng cơ bản của Ngân hàng
Thương mại, thì có thể hiểu như sau:
“Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có
và nguồn vốn huy động để cấp tín dụng” – (khoản 8, điều 20, luật các tổ chức
tín dụng). Trong đó:
“Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử
dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay,
cho thuê tài chính, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác” -
khoản 10 điều 20 luật các tổ chức tín dụng.
“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho khách
hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và trong một thời gian nhất
định theo thoả thuận, với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” - khoản 1 điều
3 quyết định 1627.
1.1.2.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất:
Trong nhiều năm qua, kể từ khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt
Nam (5/1951) cho đến nay, dù nước ta đã trải qua không ít khó khăn nhưng
Nhà nước luôn chú trọng đến việc hỗ trợ vốn cho đồng bào ở các vùng nông
thôn, đảm bảo phát triển kinh tế gia đình cũng như phát huy tiềm năng của
HSX trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm và các sản phẩm thiết yếu
cho xã hội. Việc tham gia hỗ trợ vốn phat tiển nông nghiệp, nông thôn mà chủ
yếu thông qua cho vay các HSX của hệ thống NH Việt Nam, đặc biệt là
NHNo & PTNT Việt Nam đã thể hiện được những vai trò tích cực của Tín
dụng NH đối với HSX, cụ thể:
Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục, góp phần đầu
tư phát triển kinh tế. Hiện tượng thừa thiếu vốn tạm thời thường xảy ra đối với
các tổ chức kinh tế nói chung và đối với HSX nói riêng là điều tất yếu. Việc
phân phối tín dụng cho các HSX đã góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế,
tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra vốn tín dụng còn
13
giúp HSX mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, giảm giá thành… là điều kiện để
tăng cường sức cạnh tranh của HSX trong nền kinh tế thị trường.
Đẩy nhanh quá trình tích tụ tập trung vốn, tập trung sản xuất trong nông
nghiệp, nông thôn. Thực hiện chức năng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư,
NH phải quan tâm đến nguồn vốn cho vay HSX, từ đó các NH sẽ thúc đẩy các
HSX sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm
vốn cho sản xuất lưu thông. Do vậy, các HSX cần phải biết cách tập trung vốn
để sản xuất có hiệu qủa nhất, góp phần tích cực vào quá trình vận động liên
tục của nguồn vốn.
Phát huy tối đa nguồn lực của các HSX, khai thác hết các tiềm năng về
lao động, đất đai và các điều kiện của địa phương một cách hợp lý và có hiệu
quả nhất. Giải quyết công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp
phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo điều kiện
nâng cao dân trí, hạn chế những tiêu cực xã hội, hình thành những thói quen
tốt trong hoạt động kinh tế phù hợp với yêu cầu CNH – HĐH đất nước.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tính hàng hoá của
sản phẩm nông nghiệp trong nền , kinh, tế thị trường theo định hướng XHCN
ở nước ta. Góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.
1.1.2.3. Đặc điểm cơ bản của tín dụng đối với HSX:
So với những loại hình tín dụng khác của NH, tín dụng HSX mang
những nét đặc thù cơ bản sau:
- Tính chất thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật
cụ thể như:
Vụ mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay thu
nợ. Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để tính toán thời
hạn cho vay.
- Môi trường tự nhiên có khả năng ảnh hưởng tới thu nhập và khả năng
trả nợ của khách hàng. Đối với các HSX nông nghiệp nguồn trả nợ vay chủ
yếu là thu từ bán nông sản và các sản phẩm chế biến từ nông sản. Như vậy,
14
sản lượng nông sản là yếu tố quyết định trong việc xác định khả năng trả nợ
của khách hàng. Tuy nhiên, sản lượng nông sản lại chịu ảnh hưởng rất lớn của
thiên nhiên như đất đai, nước, nhiệt độ, thời tiết khí hậu…Bên cạnh đó, yếu tố
tự nhiên cũng tác động tới giá cả nông sản làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
của khách hàng vay vốn.
- Chi phí tổ chức cho vay cao: Cho vay HSX có chi phí nghiệp vụ trên
một đồng vốn cho vay thường cao do quy mô món vay nhỏ. Địa bàn rộng,
khách hàng đông nên việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ cũng là yếu
tố làm tăng chi phí. Chi phí dự phòng rủi ro tương đối lớn so với các loại hình
cho vay khác. Thêm vào đó lãi suất huy động vốn tại chỗ cao, hoặc phải
chuyển dịch vốn từ nơi khác làm chi phí tăng lên.
1.2. Chất lượng tín dụng đối với HSX
1.2.1. Khái niệm CLTD:
Tín dụng là một trong những sản phẩm chính của NH, sản phẩm này
chỉ có thể đánh giá được chất lượng sau khi khách hàng đã sử dụng.
+ Xét trên góc độ hoạt động kinh doanh của NH: CLTD là khoản tín
dụng được đảm bảo an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách
tín dụng của NH, hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho
NH với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của NH trên thị
trường.
+ Xét trên góc độ lợi ích của khách hàng: CLTD là khoản tín dụng
được cho vay phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất, kỳ
hạn hợp lý, thủ tục tín dụng đơn giản và quan trọng hơn cả, khoản đi vay đó
phải mang lại lợi ích kỳ vọng cho khách hàng.
+ Đối với nền kinh tế: Tín dụng có chất lượng là phải góp phần phục vụ
sản xuất, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng mong muốn.
CLTD đối với HSX cũng không nằm ngoài CLTD nói chung. Có thể
hiểu, CLTD đối với HSX là vốn cho vay của NH được HSX đưa vào quá
15
trình sản xuất, kinh doanh tạo ra một số tiền đủ lớn để hoàn trả cả gốc và lãi,
trang trải các chi phí khác và có lợi nhuận, phù hợp với các điều kiện của NH
và nền kinh tế nói chung.
Tín dụng NH là một công cụ đắc lực của Nhà nước trong việc tạo ra
đòn bẩy kinh tế và động lực thúc đẩy HSX phát triển một cách toàn diện, từ
đó phát huy hết được vai trò to lớn của nó trong tiến trình CNH – HĐH nông
nghiệp – nông thôn. Chính vi vậy, thực hiện nâng cao CLTD đối với HSX là
điều rất cần thiết đối với các CN thuộc hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá CLTD NH đối với HSX
1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính
Việc đánh giá CLTD dựa vào các chỉ tiêu định tính thường mang nhiều
tính chủ quan của người đánh giá, trên cơ sở xem xét các yếu tố cơ bản sau:
Bảo đảm nguyên tắc cho vay: NH là một tổ chức kinh tế đặc biệt với
những nguyên tắc hoạt động rất chặt chẽ. Về cơ bản, để đánh giá chất lượng
của một khoản cho vay thì phải xem xét xem khoản vay đó liệu có đảm bảo
hai nguyên tắc tối thiểu của bất cứ khoản vay nào đó là: (1) sử dụng vốn vay
đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, (2) hoàn trả nợ gốc và
lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp tín dụng.
Ngoài ra, khách hàng phải hội đủ 5 điều kiện vay vốn nêu tại điều 7
quyết định 1627 như sau:
+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với HSX phải cư trú (thường
trú, tạm trú) tại địa bàn nơi CH NHNo cho vay đóng trụ sở, có xác nhận hộ
khẩu nơi cư trú và có xác nhận của uỷ ban nhân dân xã (phường) nơi cho
phép sản xuất kinh doanh.
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
+ Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời gian đã cam kết.
+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và
có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.
16
+ Thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định.
Thực hiện đúng quy trình thẩm định tín dụng: đây là khâu quan trọng,
không thể thiếu trong quá trình quyết định cho vay, trực tiếp ảnh hưởng tới
CLTD của khoản cho vay. Vì vậy một khoản vay có chất lượng còn phải đảm
bảo việc thực hiện nghiêm túc và đúng trình tự các bước của quá trình thẩm
định.
1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng
Các chỉ tiêu định lượng cho phép đánh giá CLTD một cách khách quan
dựa trên các số liệu có được từ hoạt động cho vay của NH đới với HSX, thông
qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
khả năng thu nợ cho vay HSX: chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng giữa tổng
doanh số thu nợ và tổng đoanh số cho vay HSX của NH trong một thời kỳ.
Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Khả năng thu nợ cho vay HSX =
Doanh số thu nợ HSX
x 100
Tổng doanh số cho vay HSX
Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay HSX:
Theo điều 6, quyết định 636 /QĐ – HĐQT – XLRR ban hành ngày
22/06/2007 của NHNo & PTNT Việt Nam, các NHNo & PTNT nơi cho vay
thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm sau: nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2
(nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5
(nợ có khả năng mất vốn).
Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 được quy định tại
điều 6 của quy định này. Tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ là tiêu chí để đánh
giá CLTD của chi nhánh. Trong cho vay HSX, tỷ lệ này được tính như sau:
Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay HSX =
Tổng dư nợ HSX từ nhóm 3 → 5
x 100
Tổng dư nợ HSX
17
Vòng quay vốn tín dụng của HSX: Vòng quay vốn tín dụng cho thấy
tốc độ chu chuyển của đồng vốn trong năm của NH. Chỉ tiêu này càng cao
càng phản ánh việc kinh doanh, đầu tư có hiệu quả và ngược lại.
Vòng quay vốn tín dụng HSX =
Doanh số thu nợ HSX bình quân
Dư nợ HSX bình quân
x 100
Một số chỉ tiêu khác:
+ Doanh số cho vay bình quân trên một HSX:
Doanh số cho vay bình quân trên 1 HSX =
Doanh số cho vay HSX
Tổng số lượt HSX vay vốn
x 100
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trung bình mà một HSX vay mỗi lần. Số
tiền vay càng cao càng chứng tỏ hiệu quả cũng như chất lượng cho vay tăng
lên, thể hiện sức sản xuất cũng như quy mô sản xuất kinh doanh của HSX
tăng lên.
+ Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn: Phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu
vốn trung và dài hạn của NH đối với HSX để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn HSX =
Dư nợ cho vay trung và dài hạn HSX
Tổng dư nợ HSX
x100
+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ HSX trong năm:
Tốc độ tăng trưởng dư nợ HSX trong kỳ =
Mức tăng dư nợ HSX trong kỳ
Dư nợ HSX kỳ trước
x 100
Chỉ tiêu này cho thấy kết quả hoạt động tín dụng. Sử dụng kết hợp với
chỉ tiêu nợ xấu trong cho vay HSX có thể đánh giá được CLTD. Từ chỉ tiêu
này có thể tính ra tốc độ tăng trưởng bình quân một giai đoạn và cho phép
đánh giá toàn diện hơn CLTD của một thời kỳ nào đó.
18
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới CLTD NH đới với HSX
1.2.3.1. Yếu tố môi trường
+ Môi trường tự nhiên: Là yếu tố tác động trực tiếp tới quá trình sản
xuất kinh doanh của HSX, nhất là đối với những HSX nông nghiệp. Điều kiện
tự nhiên thuận lợi góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giúp các
hộ nông dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả, từ đó có khả năng về tài chính
để trả nợ cho NH.
+ Môi trường kinh tế - xã hội: Nền kinh tế xã hội ổn định và phát triển
sẽ tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá, làm cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của các HSX phat triển thuận lợi, làm ăn có hiệu quả, đời sống người
dân được nâng cao. Do đó cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của NH,
đặc biệt là CLTD.
+ Môi trường chính trị - pháp lý: Môi trường chính trị, pháp lý ổn định
và thông thoáng tạo điều kiện cho hoạt động của mọi đối tượng trong nền
kinh tế được thuận lợi hơn. Những quy định của pháp luật về tín dụng là cơ sở
giải quyết những vướng mắc và tranh chấp tín dụng trong hoạt động NH.
1.2.3.2. Yếu tố thuộc về khách hàng:
+ Uy tín khách hàng.
+ Cơ cấu vốn của người vay: Thể hiện thông qua tỷ lệ giữa vốn đi vay
và vốn tự có của HSX. Tỷ lệ này phản ánh xác suất của việc không thu được
nợ. Nếu tỷ lệ này vượt quá một tỷ lệ cho phép thì rủi ro không thu được nợ
tăng lên.
+ Mức độ biến động của thu nhập: Với bất kỳ cơ cấu vốn nào, sự biến
động của thu nhập cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ NH của hộ.
+ Tài sản thế chấp: là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định
cho vay nào. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng các khoản cho vay có
thế chấp không tiềm ẩn rủi ro tín dụng, mà nguồn bán tài sản thế chấp cũng
chỉ được coi là nguồn trả nợ dự phòng, chưa kể đến những rủi ro do định giá
tài sản không chính xác, chi phí bán tài sản…
19
1.2.3.3. Yếu tố thuộc về NH:
+ Chính sách tín dụng của NH: nếu có chính sách tín dụng phù hợp sẽ
thu hút được khách hàng, chọn lọc những khách hàng có chất lượng tốt. Do
vậy, nó đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khách hàng vay vốn và NH.
+ Hệ thống thông tin và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của
NH cũng ảnh hưởng rất nhiều đến CLTD. Nó hỗ trợ đắc lực cho việc phục vụ
khách hàng một cách tốt nhất, thuận tiện nhất, đồng thời giúp NH nắm được
các thông tin về khách hành nhanh chóng và kịp thời.
+ Quy trình tín dụng: bắt đầu từ khi NH nhận được đơn xin vay của
khách hàng và kết thúc sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi. Sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín
dụng được luân chuyển theo đúng kế hoạch đã định, từ đó đảm bảo CLTD.
+ Cán bộ NH: năng lực, trình độ của cán bộ là yếu tố rất quan trọng.
Quá trình làm việc của cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến việc NH
quyết định cho khách hàng vay vốn là hợp lý hay không hợp lý, hay nói cách
khác là ảnh hưởng đến CLTD bởi cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc
và làm việc với khách hàng nhiều nhất. Ngoài ra, sự phối hợp nhịp nhàng, ăn
khớp giữa các cán bộ NH với nhau cũng đem lại hiệu quả rất lớn.
20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO &PTNT HUYỆN THIỆU HOÁ
2.1. Khái quát chung về CN NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá
NHNo & PTNT huyện Thiệu hóa trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh
Thanh hóa, nằm trong hệ thống NHNo & PTNT Việt nam được thành lập từ
năm 1989. Nhiệm vụ chủ yếu của NHNo & PTNT huyện Thiệu hóa là hoạt
động kinh doanh tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng trong địa bàn huyện
Thiệu hóa đối với mọi ngành kinh tế, thành phần kinh tế như: nông nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng, thương mại, và chủ yếu là phục vụ chương trình
phát triển nông nghiệp nông thôn theo nghị quyết TW Đảng lần thứ 5 khóa
VII BCHTW Đảng đã ra nghị quyết “Đảng đã chủ trương đổi mới quản lý
nông nghiệp, nhằm thực hiện giải phóng sức lao động...”
NHNo & PTNT huyện Thiệu hóa đã tập trung vốn đầu tư vốn cho nông
nghiệp, tăng năng suất cây trồng, đổi mới cơ cấu nông nghiệp hiện đại hóa
nông thôn. Với phương thức đi vay để cho vay NHNo & PTNT Thiệu hóa rất
coi trọng công tác huy động vốn thông qua huy động tại chỗ và đi vay, trong
đó đặc biệt chú ý đến huy động đến huy động vốn tại địa phương, một mặt
phát huy thế mạnh của mình là có mạng lưới rộng lớn so với các ngân hàng
khác trong tỉnh, có đội ngũ cán bộ tương đối đồng đều về trình độ nghiệp vụ,
có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nông thôn, hăng say tận tình với
công việc, mặt khác NHNo & PTNT Thiệu hóa liên tục có những hình thức
huy động vốn đa dạng, thích hợp như mở tài khoản tiền gửi tư nhân, kỳ phiếu
và tiết kiệm nội tệ và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất hấp dẫn,
phong cách phục vụ tận tình chu đáo, được khách hàng tín nhiệm do đó công
tác huy động vốn liên tục tăng trưởng.
Từ ngày thành lập đến nay NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá luôn luôn
ổn định và phát triển vững chắc, toàn diện cả về tổ chức bộ máy, nhân sự và
chuyên môn nghiệp vụ cụ thể.
21
- Nguồn vốn kinh doanh tăng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước.
Trong đó chủ yếu là vốn huy động tại chỗ. Vốn huy động được để phục vụ
trực tiếp cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
- Doanh số cho vay, thu nợ đều tăng qua các năm. Dư nợ bình quân 5 tỷ
đồng/1 cán bộ công nhân viên.
- Doanh số thu, chi tiền mặt qua các năm đều tăng thường xuyên đáp
ứng nhu cầu chi tiêu tiền mặt cho các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn.
- Trong suốt quá trình gần 19 năm xây dựng và trưởng thành NHNo &
PTNT huyện Thiệu hóa liên tục kinh doanh có lãi và đảm bảo đạt hệ số lương
tháng, năm theo quy định. Đời sống cán bộ công nhân viên trong cơ quan
luôn ổn định và từng bước được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, làm tròn
nghĩa vụ đối với ngân hàng cấp trên và đối với ngân sách Nhà nước.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật lúc đầu chuyển đổi còn nghèo nàn và không
phù hợp với hoạt động ngân hàng trong thời kỳ đổi mới, đến nay ngân hàng
trung tâm huyện đã được xây dựng bề thế, khang trang đáp ứng được mọi
hoạt động trực tiếp, gián tiếp liên quan tới nghiệp vụ của ngân hàng. Người
lao động không ngừng được đổi mới, nâng cao trình độ nhận thức và từng
bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Có thể nói quá trình xây dựng và
phát triển của NHNo & PTNT huyện Thiệu hóa là quá trình phát triển vững
chắc, ổn định và toàn diện.
Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của NHNo & PTNT huyện Thiệu
hóa: NHNo & PTNT huyện Thiệu hóa có trụ sở giao dịch chính đóng trên địa
bàn thị trấn Vạn hà, huyện Thiệu hóa, tỉnh Thanh hóa. Mạng lưới hoạt động
gồm 31 xã và 1 khối cơ quan. Địa bàn hoạt động giao dịch thuận lợi cho
khách hàng có nhu cầu giao dịch và rất có hiệu quả cho hoạt động huy động
vốn và cho vay của Ngân hàng.
NHNo & PTNT huyện Thiệu hóa có 40 người. Trong đó có một Giám
đốc; hai phó Giám đốc tham mưu cho Giám đốc và trực tiếp điều hành bộ
phận kế toán tiền tệ, kho quỹ, bộ phận tín dụng, kế hoạch.
22
+ Phòng hành chính nhân sự có : 02 người.
+ Phòng kế toán ngân quỹ có : 10 người.
+ Phòng tín dụng kế hoạch : 22 người.
+ Kiểm tra kiểm toán nộ bộ : 01 người.
+ Tổ thu lưu động : 02 người.
Về trình độ chuyên môn có 12 người có trình độ Đại học, 02 người có
trình độ Cao đẳng, số còn lại là trung cấp.
2.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT
huyện Thiệu Hoá
2.2.1. Về công tác huy động vốn.
Với phương thức đi vay để cho vay ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Thiệu Hoá rất coi trọng công tác huy động
vốn thông qua các nghiệp vụ huy động tạ i chỗ và đi vay, trong đó
đặc biệt chú ý tới huy động vốn tại địa phương, một mặt phát huy
thế mạnh của m ình là có mạng lưới rộng lớn so với các ngân hàng
thương mại trong Tỉnh, có đội ngũ cán bộ tương đối đồng đều về
trình độ nghiệp vụ, hăng say tận t ình với công việc, mặt khác ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thiệu hoá liên tục có
những hình thức huy động vốn đa dạng, thích hợp như : mở tài
khoản tiền gửi tư nhân, kỳ phiếu và tiết kiệm cả nội tệ lẫn ngoại tệ
với nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất hấp dẫn, phong cách phục vụ
tận tình chu đáo, được khách hàng tín nhiệm , với nhiều giải pháp
huy động vốn như điều tra phân loại khách hàng, áp dụng chính
sách khách hàng, huy động vốn thu và trả tại nhà, huy động tiết
kiệm gửi góp thông qua tổ…do đó công tác huy động vốn liên tục
tăng trưởng. Số liệu thể hiện qua biểu sau:
23
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động vốn từ năm 2004 - 2007
Đơn vị Triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
(+),(-)
2007 so
2004
Tỷ lệ
(%)
2007 so
2004
Tổng nguồn vốn 59.476 87.743 99.998 125.601 66.125 211%
I Huy động vốn nội tệ 59.476 83.284 92.265 115.289 55.813 194%
1 TG KB, BHXH, TCTD 4.095 11.385 2.690 2.007 -2.088 49%
2 Tự huy động 55.381 71.899 89.575 113.283 57.902 205%
2.1 Không kỳ hạn 4.590 4.063 4.674 6.280 1.690 137%
2.2 Có kỳ hạn < 12 tháng 8.710 13.688 17.643 20.071 11.361 230%
2.3 Có kỳ hạn từ 12 - 24 tháng 30.842 42.755 55.282 77.264 46.422 251%
2.4 Tiền gửi trên 24 tháng 11.239 11.393 11.976 9.668 -1.571 86%
II Ngoại tệ qui đổi 0 4.459 7.733 10.312 10.312
* Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn:
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
Tæng nguån vèn ( § ¬n vÞ triÖu ®ång)
N¨ m 2004
N¨ m 2005
N¨ m 2006
N¨ m 2007
Như vậy lượng tiền gửi tại NH liên tục tăng và khá ổn định. Trong đó,
lượng tiền gửi trung và dài hạn tăng nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng
nguồn vốn huy động của NH. điều này là một phần do năm 2007 trên địa bàn
2005
2004
2006
2007
24
huyện có một lượng lớn số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu và NH đã thành công
trong việc thu hút hầu hết số người này tham gia gửi tiết kiệm tại NH khoảng
trên 70%. Mặt khác, những người hưu trí thường tích luỹ số tiền của nình
trong thời gian dài. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn trong tổng vốn huy động
trên địa bàn càng cao càng chứng tỏ mức độ tích luỹ và tăng trưởng nguồn
vốn nhàn rỗi từ dân cư tại NH là ổn định và khá bền vững.
2.2.2. Về công tác sử dụng vốn:
Thực hiện đầu tư kinh doanh trên địa bàn, NHNo & PTNT
Thiệu hoá luôn bám sát mục tiêu phát tr iển kinh tế xã hội trên địa
bàn huyện, thông qua đó sử dụng linh hoạt các mặt nghiệp vụ,
chọn những phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi để đầu
tư, bám sát định hướng chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Tỉnh.
Từ đó làm căn cứ cho vay cá nhân, hộ gia đ ình và doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật Việt nam đa
dạng hoá các phương thức cho vay, loại cho vay, chính v ì vậy mà
công tác sử dụng vốn của NHNo & PTNT Thiệu hoá ngày càng
tăng trưởng được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 2.2: Tăng tưởng dư nợ theo thành phần kinh tế từ năm 2004 - 2007.
Đơnvị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Tổng dư nợ 130.800 152.014 173.169 199.151
Trong đó:
Doanh nghiệp nhà nước 1.200 700 550 120
Hợp tác xã 2.692 3.450 4.598 5.200
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10.584 17.737 26.401 31.097
Hộ gia đình, cá nhân 116.324 130.127 141.620 162.734
25
0
50,000
100,000
150,000
200,000
D nî ( § ¬n vÞ triÖu ®ång)
N¨ m 2004
N¨ m 2005
N¨ m 2006
N¨ m 2007
Thiệu hoá là một huyện đông dân thứ 4 trong số 26 huyện thị
trong toàn T ỉnh với tổng số hộ là 47000, mật độ dân số đứng thứ 7
toàn tỉnh, b ình quân một hộ nông dân trồng lúa chỉ có 4,5 sào
ruộng. Năm 2004 NHNo & PTNT Thiệu hóa đã cho 21000 hộ vay
và đến năm 2007 đã cho 26000 hộ vay, chiếm 55% trên tổng số hộ
trên toàn huyện. Qua số liệu trên cho thấy NHNo & PTNT Thiệu
hoá cho vay chủ yếu là hộ sản xuất phù hợp với một huyện thuần
nông tốc độ tăng trưởng tín dụng ở lĩnh vực này tương đối nhanh,
tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất trên tổng dư nợ là 82%
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 là: 199.151 triệu đồng,
tăng so với năm 2004 là 68.351 triệu.
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm qua, chi nhánh liên tục kinh doanh có lãi
với mức tăng trưởng khá. Tổng thu tăng liên tục và ngày càng
tăng hơn so với mức tăng của tổng chi. Năm 2006, chênh lệch thu
chi đạt 8.667 trđ, tăng gần 40% so với năn 2005 và gần 80% so
với năm 2004.
2005
2004
2006
2007
26
Tình hình kinh doanh như hiện nay là tương đối tố và ổn
định. Mặc dù xuất hiện sự cạnh tranh của các TCTD khác nhưng
NH luôn chiếm thị phàn tín dụng cao nhất trên địa bàn huyện. Đơn
cử năm 2006, trong tổng lượng vốn huy động của tất cả các TCTD
trên địa bàn, NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá chiếm 70,9% và
hoạt động cho vay của NH chiếm gần 75%.
2 .3. Thực trạng cho vay HSX và CLTD đối với HSX tại NHNo
& PTNT huyện Thiệu Hoá
2.3.1. Quy trình tín dụng cho vay HSX
2.3.1.1. Tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định và thực hiện các công việc
cần thiết khác
Khách hàng có nhu cầu vay vốn tại NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá
có thể trực tiếp thực hiện giao dịch tín dụng tại địa phương hoặc tại trụ sở
chính của NH theo quy trình cụ thể sau:
*Quy trình giao dịch tín dụng qua sổ đăng ký xin vay vốn tại địa
phương:
(1) Mọi khách hàng có nhu cầu vay vốn đến xin vay đều phải được
đăng ký vào sổ đăng ký xin vay vốn đặt tại địa phương. Riêng khách hàng là
tổ viên tổ vay vốn thì đăng ký với tổ trưởng. Tổ trưởng đăng ký chung cho cả
tổ theo tên tổ trưởng, số lượng tổ viên và tổng số tiền xin vay.
(2) Theo lịch đã định của NH, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn xuống
cơ sở. Căn cứ thông tin khách hàng đăng ký trong sổ đăng ký vay vốn tại xã
để tiến hành:
+ Trực tiếp đi thẩm định cho vay đối với các hộ đăng ký xin vay vốn
riêng lẻ.
+ Đối với các tổ viên tổ vay vốn: cán bộ tín dụng phối hợp cùng các tổ
trưởng, tiến hành thẩm định để tham mưu cho Giám đốc xem xét quyết định
khoản vay.
(3) Sau khi hoàn thành bước thẩm định các món vay:
27
+ Những hộ đã đủ điều kiện vay vốn, có thể cho vay được thì:
- Đối với hộ vay trực tiếp riêng lẻ thì hướng dẫn luôn cho hộ lập hồ sơ
vay vốn theo đúng quy định của quyết định 72 – NHNo & PTNT Việt Nam.
- Đối với hộ sản xuất là tổ viên tổ vay vốn thì thống nhất với tổ trưởng
nhận hồ sơ và hướng dẫn các tổ viên hoàn thành thủ tục hồ sơ vay vốn NH.
+ Đối với các trường hợp không cho vay thì cũng phải lập báo cáo
thẩm định nêu rõ lý do tại sao không cho vay, tham mưu cho Giám đốc có văn
bản trả lời cho khách hàng.
(4) Các hồ sơ sau khi lập (kể cả trường hợp không cho vay) cán bộ tín
dụng mang về trụ sở NH, đăng ký vào sổ nhật ký tín dụng trước khi chuyển
cho trưởng phòng và Giám đốc phê duyệt.
(5) Kết quả phê duyệt của Giám đốc phải qua bô phận trực tiếp ghi
chép theo dõi sau đó mới chuyển cho bộ phận liên quan để làm thủ tục giải ngân
hoặc thông báo cho khách hàng biết đối với các trường hợp không cho vay.
(6) Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn có trách nhiệm ghi chép vào sổ
đăng ký vay vốn của khách hàng đặt tại địa phương về kết quả phê duyệt của
Giám đốc
làm cơ sở để đối chiếu kiểm tra khi cần thiết.
* Quy trình giao dịch tín dụng tại trụ sở:
Phòng tín dụng bố trí một cán bộ trực tiếp làm đầu mối cho mọi giao
dịch tín dụng tại trụ sở NH.
(a) Khi khách hàng đến xin vay vốn, cán bộ trực tiếp hướng dẫn cho
khách hàng làm thủ tục vay vốn:
Nếu khách hàng nộp thiếu hoặc có sai sót về hồ sơ thì cán bộ tín dụng
hướng dẫn cụ thể về bổ sung chỉnh sửa. Mọi chậm trễ do khách hàng chịu
trách nhiệm.
Nếu khách hàng nộp đủ hồ sơ, đúng như cơ chế đã quy định thì:
+ Đối với các món vay không phải thẩm định và năm trong quyển hạn
cán bộ trực có thể giải quyết được thì giải quyết ngay cho khách hàng.
28
+ Đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng, tiếp tục vay vốn thuộc
trách nhiệm của mình, hoặc khách hàng thuộc cán bộ tín dụng khác quản lý
nhưng đã được bàn giao làm thay, nếu nội dung công việc có thể thực hiện
ngay thì cán bộ trực tiếp giải quyết.
+ Trường hợp phải thẩm định thì báo cáo ngay với lãnh đạo phòng tin
dụng viết phiếu hẹn cho khách hàng biết thời gian xuống cơ sở thẩm định giải
quyết. Với những món này lãnh đạo phòng tín dụng có trách nhiệm phân công
cán bộ đi thẩm định hoặc tái thẩm định để đảm bảo đúng thời gian như đã hẹn.
+ Trường hợp hồ sơ cho vay đã hoàn tất nhưng cần một thời gian để
thực hiện các công việc nội bộ chưa thể giải ngân ngay được thì có thể lập
phiếu hẹn…
(b) Đối với khách hàng đến giao dịch các nghiệp vụ tín dụng khác thì
tuỳ thuộc tính chất ông việc để trực tiếp xử lý hoặc làm đầu mối chuyển cho
các bộ phận có trách nhiệm khác xử lý.
(c) Ghi chép, theo dõi kết quả công việc mà bộ phận trực tín dụng
chuyển cho Trưởng phòng tín dụng, Giám đốc và các bộ phận khác có liên
quan để giải quyết.
(d) Cán bộ tín dụng, kể cả cán bộ trực tiếp cho vay sau khi nhận dược
hồ sơ xin vay của khách hàng đã được Giám đốc phê duyệt do Trưởng phòng
tín dụng chuyển sang phải thực hiện việc tách hồ sơ:
- Hồ sơ kinh tế lưu lại phòng tín dụng.
- Lập bảng kê danh mục các văn bản hồ sơ theo quy định thuộc phòng
kế toán lưu trữ.
2.3.1.2. Giải ngân
Kế toán cho vay sau khi nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng đã
được Giám đốc phê duyệt tiến hành đầy đủ về số lượng, các yếu tố pháp lý
của từng văn bản trong các loại hồ sơ theo chức năng của phòng kế toán cho
vay đã được NHNo Việt Nam quy định. Nội dung hồ sơ do phòng tín dụng
29
chịu trách nhiệm. Số lượng văn bản nhận phải khớp đúng với số lượng kê trên
bảng kê danh mục bàn giao.
- Nếu phát hiện hồ sơ còn thiếu hoặc có sai sót thì phải báo cáo lại
Giám đốc để chi đạo phòng tín dụng bổ sung, sửa chữa.
- Nếu hồ sơ đã hoàn chỉnh thì:
Đối với khách hàng đăng ký vay tại trụ sở NH: hướng dẫn khách hàng
làm các thủ tục và chuyển sang bộ phận ngân quỹ thực hiện giải ngân.
Đối với khách hàng đăng ký vay tại địa phương: cán bộ kế toán tiến
hành các thủ tục cần thiết và lên danh sách, sắp xếp hồ sơ để cán bộ làm công
tác giải ngân tiến hành giải ngân cho khách hàng ngay tại địa phương vào
ngày đã hẹn.
- Thực hiện việc lưu trữ và bảo quản hồ sơ, thực hiện nghiêm túc quy
trình xuất nhập hô sơ như chế độ đã quy định.
2.3.1.3. Công tác kiểm tra
- Kiểm tra ngay trong khi cho vay để xác định lại khách hàng nhận tiền
vay của NH có sử dụng đúng như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hay
không.
- Luôn theo dõi, kiểm tra sau khi cho vay để nắm bắt tình hình hoạt
động kinh doanh và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng kể cả tài sản
đảm bảo cho khoản vay.
Định kỳ cán bộ tín dụng có trách nhiệm tiếm hành xem xét, đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng thanh toán của khách hàng để phân loại
nợ, lập hồ sơ đưa vào các nhóm nợ rủi ro cho phù hợp. Phân tích nợ để có
hướng xử lý nợ quá hạn , nợ khó đòi. Phân tích tài chính của khách hàng
nhằm phát hiện những tiềm ẩn rủi ro để đưa ra giải pháp xử lý.
Do khối lượng công việc nhiếu nên công tác kiểm tra sau khi cho vay
các HSX có thể tiến hành như sau:
- Cán bộ tín dụng chậm nhất là sau khi giải ngân 10 ngày, phải đi kiểm
tra. Đồng thời tiến hành kiểm tra định kỳ ít nhất 1 tháng 1 lần.
30
- Được phép xây dựng kế hoạch kiểm tra luân phiên giữa các xã trong
toàn huyện.
Trong trường hợp đột xuất khách hàng vay vốn có dấu hiệu vi phạm
không bình thường thì cán bộ tín dụng phải thực hiện việc kiểm tra ngay. Nội
dung kiểm tra do cán bộ tín dụng đề xuất, Trưởng phòng tín dụng xem xét
quyết định. Các trường hợp cần thiết do yêu cầu nội dung kiểm tra và chỉ đạo
cán bộ tín dụng có thể đặt ra yêu cầu nội dung kiểm tra và chỉ đạo cán bộ tín
dụng thực hiện trong tháng, quý.
2.3.1.4. Quy trình thu nợ, thu lãi
Cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ kỳ hạn nợ, thời hạn
nợ để thực hiện việc đôn đốc thu nợ đến từng khách hàng.
Phải thường xuyên nắm bắt diễn biến sản xuất kinh doanh, tài chính
của từng khách hàng để có biện pháp xử ký kịp thời.
Trong quá trình theo dõi phải dự kiến, phán đoán khả năng trả nợ của
khách hàng. Nếu xét thấy khả năng khách hàng không trả nợ đúng hạn, thì
trước 10 ngày nợ đến hạn phải thông báo và làm việc với khách hàng để tìm
nguồn trả nợ, nếu khách hàng không trả được nợ thì cán bộ tín dụng xem xét
để trình Trưởng phòng và Giám dốc cho gia hạn hoặc xử lý.
Doanh số thu nợ, thu lãi của từng khách hàng phải được ghi chép đầy
đủ vào sổ theo dõi cho vay.
2.3.1.5. Xử lý những tồn tại
- Vốn vay trong trường hợp bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất
khả kháng như bão lũ, hạn hán…Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho
người vay, và NH cho xoá, miễn, giảm, gian nợ tuỳ theo mức độ thiệt hại.
- Nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cán bộ tín dụng kiểm
tra và có biên bản kiểm tra trình Trưởng phòng và Giám đốc. Đề nghị hộ trả
nợ trước hạn hoặc chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn để xử lý.
31
2.3.2. Kết quả hoạt động cho vay và thu nợ đối với HSX
2.3.2.1.Doanh số cho vay và thu nợ đối với HSX tại chi nhánh NHNo &
PTNT huyện Thiệu Hoá
Bảng 2.3: Doanh số cho vay và thu nợ đối với HSX tại NHNo & PTNT
huyện Thiệu Hoá
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Tổng
doanh số
cho vay
các loại
Tổng
doanh số
thu nợ các
loại
Doanh số
cho vay đối
với HSX
Doanh số
thu nợ đối
với HSX
Tỷ lệ(%)
DSTN/
DSCV đối
với HSX
2005 144.017 144.561 62.953 54.295 88
2006 204.849 183.121 100.545 73.44 73
2007 267.341 246.186 128.093 119.132 93
Mặt khác, tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay đối với HSX rất
cao. Có thể nói đây là một tín hiệu đáng mừng bởi kết quả thu nợ có ý nghĩa
quan trọng, phản ánh CLTD của NH, đảm bảo kinh doanh an toàn và có lãi.
Tất nhiên, NH nên cố gắng duy trì xu hướng tăng ổn định của tỷ lệ này.
2.3.2.2. Tình hình dư nợ HSX
Trong hệ thống NHNo Việt Nam, tính trung bình dư nợ HSX luôn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ đạt 62%. Vì thế chi nhánh NHNo Thiệu
Hoá cũng không là ngoại lệ khi số dư nợ HSX tại chi nhánh luôn ở mức khá
cao (trung bình luôn chiếm tỷ trọng trên 85% tổng dư nợ), đồng thời không
ngừng tăng nhanh cả về chất luợng và số lượng.
Năm 2006 tổng số hộ được vay vốn NH là 22.541 hộ trên tổng số
28.796 hộ có nhu cầu vay vốn trên địa bàn huyện. Với tổng số dư nợ HSX đạt
146.170 trđ . Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay HSX có thu
nhập thấp là chưa cao so với tốc độ tăng trưởng cho vay HSX nói chung. Điều
này có thể là do việc cho vay tới đối tượng này tiềm ẩn nhiều rủi ro, họ hầu
như ít đáp ứng được những điều kiện vay vốn của NH. Vì vậy việc NH cho
32
vay tới các HSX có thu nhập thấp phần nhiều là do chính sách của cấp trên và
sự mạo hiểm của NH.
Bảng 2.4: Tình hình thu nợ HSX tại NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Cho vay HSX
Cho vay HSX
có thu nhập
thấp
Phân loại theo tời hạn vay
Ngắn hạn Trung hạn
Dư nợ
Số
khách
hàng
Dư nợ
Số
khách
hàng
Dư nợ
Số
khách
hàng
Dư nợ
Số
khách
hàng
2005 118.712 11.949 13.256 1.425 57.784 4.835 60.928 7.114
2006 133.527 15.509 20.152 2.351 82.802 10.450 50.725 5.059
2007 146.170 15.176 22.015 2.456 92.167 8.970 54.003 6.206
(Nguồn: báo cáo tình hình cho vay HSX hàng năm của NHNo & PTNT
huyện Thiệu Hóa).
Trong tổng số các HSX vay vốn NH, thì số hộ vay vốn để phát triển
nông nghệp là chủ yếu. Năm 2006 trong số 22.541 hộ có quan hệ tín dụng với
NH thì số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 94% với dư nợ ngắn hạn đạt trên
80%, còn lại là các hộ sản xuất thuỷ hải sản, nông nghiệp, thương nghiệp -
dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Cho vay trung hạn chiếm ít hơn, còn hầu như
NH không cho vay dài hạn tới HSX. Điều này cho thấy, NH đang thiếu những
khoản đầu tư theo chiều sâu về khối lượng lớn và lâu dài cho các HSX.
Nguyên nhân của tình hình này thuộc về cả NH và khách hàng, một lý do
khác là việc cho vay HSX ngay bản thân nó đã tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên nếu
kỳ hạn cho vay càng dài thì tín dụng rủi ro càng lớn hơn.
Một điểm nổi bật là công tác cho vay HSX thông qua tổ vay vốn được
đẩy mạnh. Sau một thời gian thực hiện thí điểm tại những xã có điều kiện, đến
cuối năm 2006, mô hình này đã được triển khai ở diện rộng (24/31 xã trong
toàn huyện) và đã đem lại những hiệu quả thiết thực, rất khả thi. Trong quá
trình thực hiện có một số xã có tính chất đặc thù riêng (như hộ đi làm ăn xa
chiếm tỷ lệ lớn hơn), do đó không thực hiện được theo nội dung ban đầu của
đề án.
33
2.4. Chất lượng tín dụng đối với HSX chi nhánh NHNo & PTNT huyện
Thiệu Hoá
Như đã trình bày ở phần trước, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá CLTD
đối với HSX, trong dó dược chi thành 2 nhóm chính là các chỉ tiêu định tính
và các chỉ tiêu định lượng.Việc xem xét các chỉ tiêu định tính mang tính chủ
quan nhiều hơn, và nhìn chung các NH đều thực hiện tương đối đạt yêu cầu.
Nếu chỉ dừng lại ở chỉ tiêu này, chúng ta chưa thể có cái nhìn chính xác và
khách quan về CLTD đối với HSX tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu
Hoá. Vì vậy, các chỉ tiêu định lượng sẽ cung cấp cho chúng ta những thông
tin hữu ích và khách quan hơn về vấn đề này. Trong số rất nhiều các chỉ tiêu
định lượng, em xin được tập trung vào một vài chỉ tiêu quan trọng nhất sau:
2.4.1. Tình hình nợ xấu
Trên cơ sở phân chia các nhóm nợ theo quyết định 636 của NHNo &
PTNT việt Nam, tình hình quản lý nợ xấu trong cho vay HSX của chi nhánh
NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu trong cho vay HSX tại NHNo & PTNT
huyện Thiệu Hoá
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
(+),(-)
2007 so
2004
Tỷ lệ
(%)
2007
so
2004
Tổng dư nợ
130.800
152.014
173.169
199.151
68.351
152
Nợ nhóm 2 → 5 732 2.521 1.261 2.223 1.491 304
Trong đó: nợ xấu
(nhóm 3→ 5)
732
164
747
1.529
797
209
Tỷ lệ nợ nhóm 2→5/
tổng DN
0,56
1,66
0,73
1,12
0,56
199
Trong đó:
Tỷ lệ nợ nhóm 3 →
5/ tổng DN
0,56
0,11
0,43
0,77
0,21
137
34
Cụ thể hơn được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.6:
Năm
2004
2005
2006
Phân loại nợ Ngắn
hạn
Trung
hạn
Tổng Ngắn
hạn
Trung
hạn
Tổng Ngắn hạn
Trung
hạn
<
Tổng
Nhóm 2 400 203 603 1.017 1.138 2.155 157 310 467
Nhóm 3 91 11 102 16 34 50 0 413 413
Nhóm 4 0 0 0 98 3 101 30 30 60
Nhóm 5 0 0 0 0 0 0 85 11 96
tổng nợ xấu 91 11 102 114 37 151 115 454 569
Tỷ lệ nợ xấu
(HSX)
0,086%
0,4%
0,39%
Tỷ lệ nợ
xấu(chung)
0,5%
0,2%
,
0,43%
(Báo cáo tình hình nợ xấu và báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm
của NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá)
Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của NH được duy trì ở mức tương đối tốt, thấp
hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn (tỷ lệ nợ xấu tối đa là 3 %) mà NHNo &
PTNT Việt Nam đã dề ra, và cùng thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu trung bình của
toàn hệ thống NHNo Việt Nam (1.9 % tổng dư nợ). Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu
trong cho vay HSX nhìn chung không ổn định. Năm 2004, tỷ lệ này đạt ở
mức thấp nhất, thấp hơn 0,1 % thấp hơn nhiều lần so với tỷ lệ nợ xấu chung
của NH, trong đó phần lớn là nợ xấu ở nhóm 3 và là nợ ngắn hạn. Điều này
cho thấy, trong năm này công tác quản lý nợ xấu trong cho vay hộ sản xuất
của NH khá tốt. Sang năm 2005, tình hình có xu hướng đi xuống, tỷ lệ nợ xấu
trong cho vay HSX cao gấp đôi tỷ lệ chung của NH. Nợ nhóm 3 giảm, còn lại
phần lớn là nợ trung hạn, đặc biệt là nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng lớn nhưng chủ
yếu là nợ ngắn hạn.
Tuy nợ nhóm 2 không được sử dụng để tính toán nợ xấu, nhưng cung
nên lưu y rằng nhóm nợ này chứa đựng nhiều nguy cơ dẫn tới nợ xấu. Năm
2005, nợ nhóm 2 không những không giảm mà còn tăng gấp nhiều lần so với
35
năm 2004. Vì vậy với dư nợ HSX luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư
nợ của NH, những tỷ lệ này phản ánh chất lượng tín dụng HSX của NH trong
năm 2005 giảm sút đáng kể so với năm trước. Sang năm 2006, tỷ lệ này được
cải thiện chút ít, nợ nhóm 4 giảm và tương đối đồng đều, đặc biệt nợ nhóm 2
đã giảm đáng kể, xuống mức thấp hơn cả năm 2004.
Tuy nhiên nợ nhóm 3 tăng mạnh, cao gấp hơn 8 lần so với năm 2005.
Đặc biệt xuất hiện nợ nhóm 5 ở mức cao. Trên thực tế, khả năng thu hồi nợ ở
nhóm này là rất thấp. Rõ ràng, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay HSX tuy có giảm so
với năm 2005 và thấp hơn so với tỷ lệ chung của NH nhưng qua dấu hiệu trên
cho thấy công tác quản lý nợ xấu trong cho vay HSX còn nhiều hạn chế. Điều
này có thể giải thích được là do trong năm 2006, NH mở rộng cho vay hỗ trợ
các hộ có thu nhập thấp. Trên thực tế, điều này khá mạo hiểm bởi những đối
tượng này hầu như không thể đáp ứng được những điều kiện vay vốn của NH.
Bên cạnh đó, tình hình sản xuất nông nghiệp không mấy thuận lợi, dịch bệnh
bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuat kinh doanh của người
dân. Ngoài ra công tác cho vay, kiểm tra giám sát tín dụng HSX của NH
không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Tóm lại, bên cạnh việc tăng trưởng tích cực của ccho vay HSX, tỷ lệ nọ
xấu được duy trì ở mức thấp là một điều đáng mừng, tuy nhiên tỷ lệ này còn
chưa ổn định nên không đủ dể đánh giá CLTD HSX. Vì vậy, chúng ta sẽ xem
xét vòng quay vốn tín dụng của NH để có thể nhìn nhận vấn đề chính xác hơn.
2.4.2. Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng cho thấy tốc độ chu chuyển vốn trong năm của
NH. Vòng quay vốn tín dụng càng cao thì càng phản ánh việc kinh doanh, đầu
tư có hiệu quả của NH.
36
Bảng 2.7 : Vòng quay vốn tín dụng của NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Doanh số thu nợ HSX 54.259 73.414 119.131
Dư nợ HSX bình quân trong năm 51.873 65.438 83.485
Vòng quay vốn tín dụng 1,046 1,12 1,43
Qua bảng ta thấy, vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh khá cao,qua
các năm đều có xu hướng tăng lên. Điều này là do dư nợ ngắn hạn chiếm đa
số nên thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn tăng thêm
gần 50% so với năm 2004, năm 2006 tăng lên tới 9.167 trđ, chiếm gần 64 %
tổng dư nợ HSX. Cũng trong năm 2006, vòng quay vốn tín dụng là lớn nhất,
do năm này bên cạnh việc tăng dư nợ cho vay, doanh số thu nợ HSX cũng
tăng lên nhờ thu hồi được một khối lương lớn nợ qúa hạn của năm 2005. Với
xu hướng tăng của vòng quay vốn tín dụng NH trong cho vay HSX như trong
các năm vừa qua, có thể thấy chất lượng tín dụng HSX của NHNo & PTNT
huyện Thiệu Hoá nhìn chung là chấp nhận được vì luôn đảm bảo kinh doanh
có lãi và hiệu quả.
2.4.3. Hiệu quả kinh tế đối với HSX từ vốn vay NH
Trong quá trình tìm hiểu CLTD, việc chỉ xem xét từ phía NH là chưa
đủ. Để có cái nhìn đa diện và chính xác, chúng ta nên xem xét hiệu quả kinh
tế mà đồng vốn vây NH thực sự đem lại cho các HSX.
Vốn tín dụng tai chi nhánh đã và đang từng bước tạo ra một sự dịch
chuyển biến tích cực về kinh tế, xã hội trên địa bàn với mức kinh tế tăng
trưởng hàng năm trên 8%. Vốn tín dụng NH đối với HSX không chỉ tăng lên
về số lượng mà còn cả về chất lượng.
Trong 3 năm qua với nguồn vốn vay từ NH, ngoài việc góp phần cho
vay nặng lãi ở nông thôn, các HSX đã kịp thời có đủ vốn để đâu tư mở rộng
37
sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo xu
hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập trên một đơn vị đất canh tác
hoặc đất sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập hộ gia đình, cải thiện đời
sống nhân dân…
2.5. Đánh giá CLTD đối với HSX tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện
Thiệu Hóa
Cho vay HSX là một chủ trương lớn, tác động tới đời sống kinh tế,
chính trị của nhân dân toàn huyện, nhưng với xuất đầu tư nhỏ lẻ nên gây ra áp
lực về công việc, tăng chi phí, khả năng kiểm soát của món vay rời rạc, việc
mở rộng và nâng cao CLTD gặp nhiều khó khăn. Để làm tốt công tác đó, NH
đã tranh thủ được sự chỉ đạo và giúp sức của chính quyền địa phương, cung
với sự nỗ lực cố gắng của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong NH
để khắc phục khó khăn, mở rộng đầu tư tín dụng, đặc biệt là chú trọng nâng
cao cả về số lượng và chất lượng trong cho vay HSX.
2.5.1. Những thành quả đạt được
Về công tác huy động vốn: Luôn được đẩy mạnh với nhiều hình thức
huy động hấp dẫn, NH đã tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, gia
tăng lượng tiền gửi trung và dài hạn. Do vậy NH luôn đáp ứng được nhu cầu
vay vốn của các HSX.
Công tác chỉ đạo điều hành: trong thời gian qua chi nhánh đã chỉ đạo
thực hiện tốt việc điều tra tình hình kinh tế, điều tra phân loại khách hàng, xác
định cơ cấu đàu tư phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội trên từng
xã. Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng để có những chính sách tín dụng
cho phù hợp. NH cũng đồng thời tăng cường các biện pháp giáo dục chính trị,
tư tưởng và các giải pháp quản lý đội ngũ cán bộ tín dụng, cương quyết chống
gâp phiền hà, sách nhiễu khách hàng. NH cũng mở tra nhiều thể thức cho vay,
tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn tại NH.
Chất lượng thẩm định được nâng cao nhờ việc tăng cường công tác
lãnh đạo , tập huấn các trương trình nghiệp vụ, các phương pháp phân tích, kỹ
38
năng thẩm định và các kiến thức về pháp luật, các quy định của NH cấp trên,
kiến thức ngoại ngành.
Việc cho vay, thu nợ: việc cho vay trực tiêp HSX thông qua các tổ vay
vốn được đẩy mạnh, kết hợp với việc đơn gian hoá hồ sơ, thủ tục vay vốn…
nhờ đó số tổ vay vốn và số tổ viên qua các năm liên tục tăng nhanh, dư nợ cho
vay thông qua tổ vay vốn đên năm 2006 chiếm 50% tổng dư nợ cho vay HSX,
người dân ngay càng hiểu rõ chủ trương, thủ tục, trình tự cho vay của NH, đồng
thời đã giảm tình trạng quá tải cho cán bộ tín dụng, nâng cao chất lượng sử dụng
vốn vay của hộ nông dân. Thông qua các tổ vay vốn, quy mô cho vay nhanh
chóng được mở rộng, chất lượng tín dụng được đảm bảo và hiệu quả hơn.
2.5.2. Những mặt tồn tại
Một số cán bộ do yếu về năng lực, trình độ nên chất lượng công tác
thẩm định tuy đã được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc đánh
giá hiệu quả của phương án kinh doanh, việc thẩm định nhiều khi còn mang
tính hình thức đối phó, chưa nêu cao ý thức trách nhiệm. Mặt khác do độ tuổi
trung bình của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh còn cao hơn so với bình
quân chung, nên không tránh khỏi tình trạng thiếu nhiều cán bộ ngại nghiên
cứu, không sáng tạo trong công việc, có tư tưởng ỷ lại… điều này không tốt
đối với một bộ phận khách hàng.
Trình độ cán bộ kế toán còn hạn chế không đồng đều, thường xử lý
nghiệp vụ theo lối mòn, chưa rõ nguyên lý hạch toán, hạn chế về trình độ tin
học. Trong khi đó nhận thức về trách nhiệm chưa cao, công tác chỉ đạo điều
hành của phòng kế toán còn yếu, thiếu cán bộ có năng lực dẫn đến năng suất
lao động chưa cao, tình trạng kéo dài thời gian lao động tuy giảm nhưng vẫn
chưa được như mong muốn. Việc để khách hàng phải chờ đợi và thúc dục
nhiều khi vẫn còn xảy ra khiến cho không ít khách hàng thấy ái ngại khi tiến
hành giao dịch với NH.
39
Chưa có nhiều giải pháp thực sự hữu hiệu để mở rộng tín dụng ngay từ
đầu năm, vẫn còn tình trạng dồn mức tăng trưởng vào những tháng cuối năm,
tạo sức ép rất lớn về cân đối nguồn.
Trong khi đa số cán bộ tín dụng quan tâm đến công tác thu nợ tồn
đọng, bám sát con nợ vận động, đôn đốc thu nợ thì vẫn còn một bộ phận cán
bộ chưa mấy quan tâm, thể hiện ở việc không nắm rõ các con nợ, không biết
có khả năng thu được nợ hay không. Việc phân tích nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5
và nợ tồn đọng 238 đã được lãnh đạo quán triệt nhưng phần lớn cán bộ thực
hiện chưa rõ ràng, cụ thể tình trạng để nợ lơ lửng vẫn còn. Tỷ lệ nợ xấu tuy
được duy trì ở mức thấp nhưng vẫn chưa ổn định gây ảnh hưởng tới CLTD.
2.5.3. Nguyên nhân
2.5.3.1. Những nguyên nhân để có được kết quả
Ngoài sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể đội ngũ lãnh đoạ và cán bộ công
nhân viên trong chi nhánh, NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá luôn nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền địa phương từ huyện đến xã, và
sự chỉ đạo, hỗ trợ tích cực của NHNo & PTNT tỉnh Thanh Hoá trên tất cả các
mặt nghiệp vụ.
Nền kinh tế trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân cao, quốc
phòng an ninh ổn định, trình độ dân trí được nâng lên không ngừng. Cơ chế
chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành NH ngày càng hoàn thiện và cụ
thể hơn , đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện cho NH
hoạt dộng kinh doanh.
2.5.3.2. Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
Trong khi doanh số hoạt động của đơn vị tăng trưởng với tốc độ khá
cao, địa bàn hoạt đọng rộng, số hộ vay vốn ngày càng nhiều và nhỏ lẻ, nhưng
số lượng cán bộ còn thiếu, một số cán bộ còn hạn chế về năng lực trình độ
dẫn đến nhiều cán bộ khong đáp ứng đu điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
Nhiều khi cán bộ còn chưa sát dân, sát việc, đôi lúc còn thực hiện sai
quy trình, việc thực hiện kiểm tra, giám sát chưa cao.
40
Việc cấp quyền sử dụng đất cho nhân dân vẫn còn chậm, dẫn đến NH
gặp khó khăn trong việc nâng suất đầu tư, hạn chế việc tăng quy mô và
CLTD.
Trong những năm qua bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia
súc… bùng phát trên phạm vi toàn quốc cũng phần nào gây ảnh hưởng tới
hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, từ đó hạn chế việc tăng số
lượng và CLTD của NH.
Vốn tự có của các hộ sản xuẩt trong quá trình sản xuất kinh doanh còn
thấp, việc đầu tư phát triển dịch vụ còn ít, phần lớn là vay vốn NH để phát
triển sản xuất nông nghiệp, nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Việc
tiếp thu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế nên năng
suất lao động tuy được nâng cao nhưng chưa được như mong muốn.
41
CHƯƠNG 3. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO &PTNT HUYỆN THIỆU HOÁ
3.1. Những định hướng cơ bản về hoạt động tín dụng đối với HSX
3.1.1. Chính sách của nhà nước
Xuất phát từ quan điểm coi kinh tế HSX luôn có vị rí quan trọng đặc
biệt, Đảng, Nhà nước ta đà có nhiều chính sách trong lĩnh vực nhằm thúc đẩy
phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và HSX nói riêng.
Kể từ sau khi văn bản số 53/NHHg “Biện pháp cho vay ngắn hạn,
trung hạn dối với hộ nông dân” - quy định cho vay hộ nông dân đầu tiên của
NHNo Việt Nam được ban hành và đi vào thực thi có hiệu quả, ngày
26/06/1991 Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã ký chi thị 202/CT về
cho vay HSX. Chỉ thị nên rõ: “Việc cho vay của NH để phát triển sản xuất
nông, lâm, ngư, diêm nghiệp cần được chuyển sang cho vay trực tiếp đến
HSX tạo điều kiện cho HSX ở nông thôn thực ssự trở thành đơn vị kinh tế tự
chủ”. Đây chính là chính sách đầu tiên của đảng và nhà nước về cho vay đối
với HSX, đã chính thức công nhận cho vay trự tiếp đến hộ nông dân là một
chủ trương, chính sách của chính phủ, là một hoạt động qua trọng của NH và
yêu cầu các cấp,các ngành cần có sự ủng hộ.
Trong điều 8 luật các TCTD Đảng, Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ
của TCTD trong tiến trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn như sau:
“Các TCTD tạo điều kiện về vốn, lãi suất, điều kiện, kỳ hạn vay vốn đối với
nông nghiệp- nông thôn và nông dân nhằm góp phần xây dựng cơ sở vật chất,
kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch ccơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát
triển sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn”.
3.1.2. Định hướng và mục tiêu của NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá
Để thực hiện hướng đầu tư và chính sách tín dụng NH phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn do nhà nước đề ra, đồng thời căn cứ định hướng
của NHNo Việt Nam, chi nhánh đưa ra định hướng: tăng cương năng lực tài
42
chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường quyền tự chủ kinh
doanh- tự chịu trách nhiệm để thực hiện tốt vai trò chủ lực và chủ đạo trong
hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn; nang cao chất lượng kinh doanh,
giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng hoá và hiện đại hoá các hoạt động dịch vụ
NH. Trong thời gian tới, NH phấn đấu mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy
động tăng 21%, tăng trưởng dư nợ tăng 15 % đén cuối năm 2008, khống chế
tỷ lệ nợ xấu dưới 1 %.
Thường xuyên phối hợp với chính quyền xã thị trấn ra quyết định thành
lập các đoàn xủ lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng đối với những món nợ có điều
kiện trả nhưng cố tình chây ì không trả nợ NH ở tất cả các xã trong huyện.
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay
nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro trong kinh doanh tín dụng.
NHNo huyện Thiệu Hoá tiếp tục xác định thị trường nông nghiệp, nông
thôn là thị trường chủ yếu cua NH, chú trọng cho vay hộ gia đình sản xuất
hàng hoá, hộ kinh tế trang trại, làng nghề truyền thống. Đa dạng hoá các
phương thức đầu tư, mạnh dạn đầu tư vào các đối tượng cho vay mới như:
cho vay đầu tư thâm canh tăng vụ, xây dựng cánh đồng 50 trđ/ha/năm…
Đồng thời tiếp tục chuyển hướng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.2. Một số dề xuất nhằm nâng cao CLTD đối với HSX tại NHNo &
PTNT huyện Thiệu Hoá
3.2.1. Từ phía ngân hàng
Để nâng cao CLTD nhằm phát triển kinh tế HSX, NHNo & PTNT
huyện Thiệu Hoá cần kết hợp đồng bộ các giải pháp sau:
3.2.1.1. Công tác cho vay tới HSX
Trong công tác cho vay đối với HSX như hiện nay, việc tăng trưởng dư
nợ phải đi đôi với CLTD, cần điều chỉnh cỏ cấu đầu tư nâng dần tỷ trọng cho
vay trung hạn, đặc biệt là thông qua việc tiếp tục mở rộng hình thức cho vay
mua máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời tăng dư
nợ ngắn hạn một cách hợp lý. Riêng cho vay HSX nông nghiệp cần cho vay
43
khép kín chu trình góp phần tăng giá trị trong khâu sản xuất nông nghiệp, từ
khâu giống, kỹ thuật đến chế biến và tiêu thụ để gắn kết khách hàng và quản
lý tốt hơn dư nợ tín dụng.
Nên hợp vốn viới các TCTD khác trên địa bàn để mở rộng cho vay tới
HSX có thu nhập thấp. Đây là một cách để vừa mở rộng tín dụng trong nông
dân, vừa phân tán rủi ro ín dụng khi cho vay đối tượng này.
Cần tiếp tục đơn giảm hồ sơ, thủ tục cho vay. Không ngừng đổi mới và
áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kỹ thuật trong quy trình tín dụng.
Đối với món vay nhỏ cần áp dụng thủ tục rien để làm cho quy trình thẩm định
đơn giản hơn, đối với những món vay trung dài hạn NH cần phải cải tiến thủ
tục thẩm định.
Đồng thời soạn thảo các mô hình tài chính cho quá trình sản xuất, chăn
nuôi gia súc…
Để giúp cán bộ tín dụng thẩm định món vay cả về phương diện kỹ thuật
và tài chính. Xây dựng cơ chế chính sách tín dụng riêng cho đối tượng khách
hàng là HSX kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt đề án “Phát triển và mở rộng cho vay
thông qua tổ vay vốn”. Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi
cho vay. Đối với các khoản vay có tài sản thế chấp, cần quan tâm đến rủi ro
pháp lý cũng như tính thanh khoản của tài sản, nhất là trong cho vay lĩnh vực
nông nghiệp. Giám sát và đôn đốc tổ trưởng tổ vay vốn trong việc theo dõi
tình hình sản xuất kinh doanh của các tổ viên.
3.2.1.2. Tiếp tục hoàn thiện, tăng cường công tác kiểm soát, thu nợ có
hiệu quả, ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn
Công tác kiểm soát và xử lý nợ quá hạn không phải là vấn đề mới. Tuy
nhiên vấn đề đặt ra ở đây là cần phải tiếp tục hoàn thiện và tăng cường hoạt
động kiểm soát và xử lý nợ quá hạn có hiệu quả hơn nữa. Cần tăng cường
kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất cùng với kiểm toán, coi đó là
công tác đắc lực giúp cho lãnh đạo chi nhánh NH điều hành hoạt động kinh
44
doanh có hiệu quả, đúng pháp luật, nhằm ngăn chặn kịp thời những sai sót
phát sinh trong quá trình tín dụng. Để làm tốt công tác này cần chú trọng tăng
cường cả về năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm
soát để công tác này thực sụ trở thành chỗ dựa của lãnh đạo NH.
Để xử lý tốt nợ quá hạn cần phải xây dựng một quy trình tổng quát cho
việc xử lý nợ quá hạn: NH cần thường xuyên duy trì tổ chức, phân tích tình
hình dư nợ đến từng xã, từng cán bộ, từng khách hàng. Trên cơ sở đó, phân
loại các nhóm nợ, xác định rõ món vay có vấn đề theo mức độ khác nhau, xác
định xã trọng điểm, khách hàng trọng điểm cần lưu ý. Định kỳ hàng tháng,
NH nên chia các món nợ thành từng phần để phân tích và chỉ đạo thực hiện
như sau:
+ Đối với nợ quá hạn: phân thành các loại như thu được ngay, loại thu
dần từng phần và loại có khả năng mất vốn. Từ đó xác định nguồn thu, biện
pháp thu và thời gian phù hợp:
Nợ quá hạn phải thu ngay: là loại nợ quá hạn do định kỳ hạn nợ chưa
sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh, do thu hoạch mùa vụ chậm,tiêu thụ sản
phẩm và thanh toán chậm do nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch
bệnh… thì cán bộ phải bám sát để theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ, cho phép
khách hàng được gia hạn nợ nhưng cán bộ tín dụng phải xác định được các
nguồn hoàn trả của hộ vay, nếu điều này không thể thực hiện được thì không
được phép gia hạn. Khi khách hàng có khả năng trả nợ thì phải thu hồi nợ
ngay và thu đủ 100%.
Nợ quá hạn phải thu dần: cán bộ tín dụng phải chia số nợ ra thành
nhiều kỳ để khách hàng trả dần, mỗi lần ít nhất 20% số nợ ghi trên khế ước.
Nợ có khả năng mất vốn: cần chú trọng tới khâu vận động, hoà giải.
Nếu hộ không trả nợ thì tiến hành thực hiện theo phán quyết của toà án, phát
mãi các tài sản thế chấp… để thu hồi vốn.
+ Đối với nợ sắp hết hạn: cần in ra trước những món nợ sắp hết hạn của
tháng sau, thông báo cho cám bộ tín dụng, cán bộ tín dụng có trách nhiệm đi
45
thâm nhập khách hàng để thông báo cho khách hàng biết, dồng thời xác định
khả năng trả nợ của từng khách hàng. Nếu có khó khăn phải báo cáo ngay cho
lãnh đạo để có biện pháp giúp đỡ nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh.
+ Đối với nợ chưa đến hạn và các món vay mới: yêu cầu thực hiện
nghiêm chỉnh, đồng thời tăng cương kiểm tra, giám sát để đảm bảo khách
hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và nếu khách hàng có khó khăn gì trong
quá trình sản xuất kinh doanh thì NH có thể tư vấn cho họ. Nhwng một điểm
đáng bàn ở đây nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đạt hiệu
quả không như mong đợi , do gặp khó khăn về vốn, và khách hang muốn NH
hỗ trợ thêm vốn, thì NH nên làm gì? Trên thực tế nhiều khi trong trường hợp
này các NH thường có suy nghĩ thiếu tích cực, và khá dè dặt trong việc cấp
thêm vốn. Chính vì thế lại càng đẩy vấn đề trở nên xấu hơn. Thiết nghĩ rằng,
NH nên xem xét kỹ toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của hộ, đánh giá
tính hợp lý cũng như lợi ích của việc tăng thêm vốn, nếu thấy khả thi thì NH
nên có biện pháp linh hoạt hỗ trợ kịp thời, và phải theo sát quá trình sản xuất
kinh doanh của hộ, đưa ra lời tư vấn nếu cần thiết.
Ngoài ra, trong quy trình tổng quát kiểm tra giám sát và xử lý nợ vay,
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa NH, chính quyền, và các tổ chức đoàn thể
chính trị - xã hội trên địa bàn và các cơ quan có liên quan để quản lý có hiệu
quả việc cho vay, mở rộng tín dụng an toàn đối với HSX.
3.2.1.3. Xây dựng chiến lược khách hàng
NH cần đặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng chiến lược khách
hàng, để trên cơ sở đó tăng cường giữ vững khách hàng truyền thống, đồng
thời tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới. Trong chiến lược khách hàng cần
chú ý củng cố, hoàn thiện các tiêu thức phân loại đối với HSX hợp lý để có
thể tài trợ vốn hợp lý và tăng khả năng tiếp cận với các dự án khả thi.
Cho vay nâng mức, hoặc áp dụng lãi suất ưu đãi đối với khách hàng
truyền thống có dự án sãnuất kinh doanh khả thi, hiệu quả.
46
Chi nhánh tuỳ theo điều kiện của mình mỗi năm nên mở hội nghị
khách hàng mở rộng, có thể kết hợp hội nghị khách hàng thông qua tham
quan, học hỏi những mô hình sản xuất điển hình trong và ngoài địa bàn
3.2.1.4. Phát triển loại hình cho vay theo dự án NH chủ động tìm kiếm
các dự án mới và tư vấn cho khách hàng
Thời gian gần đây, một hình thức tín dụng đang được NH chú trọng là
cho vay theo dự án, bởi nó thực sự đem lại hiệu quả cho cả NH và các HSX.
Để áp dụng cho vay theo dự án, chi nhánh cần đào tạo cho mình những
cán bộ tín dụng có khả năng và tham gia trực tiếp vào việc lựa chọn xây dựng
các dự án sản xuất, hoặc có khả năng xem xét, đánh giá các dự án để xác định
mức độ khả thi của dự án.
NH cần bám sát các dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội 2006 - 2010 trên địa bàn huyện và phối hợp các chương trình
hoạt động của hội đồng khoa học và chuyển giao công nghệ huyện Thiệu Hoá
để cho vay đầu tư xây dựng hầm Biogas, đầu tư páht triển chăn nuôi bò đực
giống ngoại hướng nạc…
Bên cạnh việc tư vấn cho khách hàng về các vấn đề pháp lý liên quan
đến hợp đồng sản xuất kinh doanh, hợp đồng dự án có nhu cầu, NH cần chủ
động phối hợp cùng các ngành khác tìm hiểu thị trường cung ứng và thị
trường tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng. Đồng thời NH cũng nên mở rông
hình thức cho vay gián tiếp tới HSX thông qua công ty cung ứng vật tư và các
tổ chức bao tiêu sản phẩm.
3.2.2. Về phía bản thân các HSX
Cần giữ uy tín với NH bằng cách sử dụng vốn vay đúng mục đích đã
cam kết và cố gắng trả nợ đúng hạn.
Để sử dụng vốn vay có hiệu quả, các HSX cần phải:
+ Trước mắt cần phải học cách tiết kiệm, trong quá trình sản xuất kinh
doanh nên có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, phải có sự cân nhắc, và biết tận
dụng những gì có sẵn, tránh lãng phi một cách không cần thiết.
47
+ Nên chủ động đăng ký tham gia các tổ vay vốn để có thể tiếp cận với
vốn NH dễ dàng hơn và được truyền đạt những kiến thức cần thiết trong quá
trình sản xuất, đồng thời tăng cường trao đổi, học hỏi lẫn nhau giữa các HSX.
+ Nên tham gia các buổi phổ biến kiến thức tại địa phương, theo dõi
các chương trình tư vấn “Giúp nhà nông làm giàu” trên các phương tiện
truyền thông để nắm bắt chính xác quy trình sản xuất kinh doanh, tham khảo
những cách làm hay, tăng hiểu biết về quy luật sinh trưởng của các loại cây
con mà mình sản xuất…
+ Cần nhanh nhạy mạnh dạn đầu tư vào những loại hình sản xuất kinh
doanh mới, dự tính đem lại kết quả khả quan.
cần mạnh dạn đề xuất đóng góp ý kiến với NH thông qua những buổi
tiếp xúc trực tiếp giữa NH với khách hàng.
3.2.3. Một số giải pháp bổ trợ
3.2.3.1. Giải pháp về huy động vốn
Để đáp ứng đủ cho nhu cầu về vốn của HSX, đặc biệt là vốn trung và
dài hạn để tập trung phát triển chiều sâu, với mức chi phí hợp lý, trong thời
gian tới NH cần tăng cường các biện pháp huy động vốn sau:
Tăng cường vận động mọi đối tượng khách hàng mở tài khoản thực
hiện các dịch vụ thanh toán qua NH. Từng bước mở rộng thanh toán không
dùng tiền mặt nhằm huy động những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư vào
NH tạo một bước tiến nhảy vọt trong công tác huy động vốn.
Ngoài việc quảng cáo, tiếp thị, khuyến khích và giao chỉ tiêu cụ thể đến
từng cán bộ trong chi nhánh, cần áp dụng công cụ lãi suất một cách linh hoạt
vừa để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, vừa mở rộng tín dụng. Song
song với việc khuyến khích thông qua công cụ lãi suất, cần chú ý đến những
hình thức khuyến khích phi lãi suất như: lập thẻ “khách hàng truyền thống”,
“khách hàng bạc”, “khách hàng vàng”… nhằm thu hút khách hàng.
Thành lập tổ huy động vốn, và cho vay thu nợ lưu động trên 31 xã, thị
trấn trên địa bàn huyện.
48
Rà soát thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng và khuyến mại
theo định hướng chỉ đạo của giám đốc NHNo Thanh Hoá, đồng thời có những
giải pháp thu hút những khách hàng, những doanh nghiệp kinh doanh hiệu
quả đang có tài khoản tại các TCTD khác mở tài khoản hoạt động tại NHNo
Hiệu Hoá để tăng lượng tiền mặt luân chuyển, tạo số dư có, phát triển nguồn
vốn, tăng thu dịch vụ, tăng thu nhập cho NH.
Thực hiện chính sách ưu đãi, đầu tư vốn với những doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh mang tính chất thời vụ, có số lượng tiền nhàn rỗi gửi tịa NH.
Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, bao
gồm năng lực của nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hang và tăng cường
trang thiết bị hiện đại.
3.2.3.2. Giải pháp chỉ đạo điều hành và công tác cán bộ
Con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong hoạt
động kinh doanh của NH, cũng như trong việc nâng cao CLTD NH. Nghiệp
vụ NH càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao. Để giải
quyết vấn đề này, NH cần thực hiện những giải pháp sau:
+ Đổi mới toàn diện trong lãnh đạo điều hành để tác động thay đổỉ lề
lối, tác phong làm việc, nhận thức của mọi cán bộ viên chức. Từng bước giáo
dục nâng cao hơn nữa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp, tính kỷ cương, tinh thần và trách nhiệm và chất lượng hậu quả trong
công tác.
Nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý điều hành hoạt động NH, tăng
cường quản lý chi phí, đặc biệt là quản lý chi phí hành chính, quản lý rủi ro
nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại. Bảo đảm nền tài chính đơn vị luôn lành
mạnh và có uy tín trên thị trường.
Không ngừng đổi mới, rà soát điều chỉnh, bổ sung và nâng cao chất
lượng quy hoạch đào tạo cán bộ, và phân công lao động phù hợp với năng lực
trình độ theo quy định của Giám Đốc NHNo Thanh Hoá. Bố trí và phân công
49
đúng người, đúng việc, đồng thời chọn lọc những cán bộ có năng lực trình độ,
khả năng phát triển tôt tạo điều kiện gửi đi đào tạo và đào tạo lại.
Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, phối kết hợp với cán bộ kiểm
tra kiểm toán chuyên trách xây dựng kế hoạch, lên phuơng án và đề cương
kiểm tra cụ thể cho từng chuyên đề, tiếp tục phương châm hiệu quả đã làm
năm 2006 là: “vừa làm, vừa tìm sai và tự chỉnh sửa”, tránh tình trạng chạy
theo số lượng mà không quan tâm đến kiểm tra chất lượng. Quán triệt quan
điểm kiểm tra, phát hiện phải đi đôi với việc kiến nghị chỉnh sửa và sử lý
nghiêm túc các sai phạm phát hiện qua kiểm tra.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua khen thưởng hàng tháng, xây
dựng các chỉ tiêu thi đua, khen thưởng; tổ chức cho tập thể, cá nhân đăng ký
thi đua, xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện theo dõi sơ kết, tổng kết cụ
thể cho từng phong trào, khen thưởng kịp thời đối với nhưũng tập thể, cá nhân
đạt thành tích cao trong thi đua.
Tổ chức khoán tài chính đến người lao động, thực hiện công khai hoá
tiền lương và các quyền lợi hợp pháp đối với cán bộ, công nhân viên. Từ đó,
khuyến khích cán bộ viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và chấp
hành tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Quan tâm chú trọng đến việc đáp ứng khoa học công nghệ, đặc biệt là
thành tựu công nghệ thôn tin trong quản trị điều hành, khai thác và sử dụng
thành công các chương tình tiện ích của ngành phục vụ có hiệu quả trong
công việc, nhiệm vụ được giao.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với NH cấp trên
NH cấp trên cần lưu ý bổ sung những cán bộ có năng lực, đã qua đào
tạo bài bản giúp NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá bố trí vào những lĩnh vực
chuyên môn còn hạn chế, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành cung
như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trên địa bàn huyện.
50
Không nên phân biệt giữa lãi suất tiền gửi thành thị và nông thôn, mà
nên quy định mức lãi suất trần – sàn để tạo điều kiện cho các NH cơ sở chủ
động hơn trong hoạt động kinh doanh.
NHNo & PTNT Việt Nam cần nghiên cứu, tổng kết và cải tién cho phù
hợp hơn về co chế cho vay qua tổ, nhóm, có chế giải ngân, thu nợ, mô hình tổ
chức cho vay lưu động… để việc thực hiện quy trình cho vay thêm chặt chẽ,
thuận lợi cho việc mở rộng và nâng cao CLTD đối với HSX.
NHNo Việt Nam cần xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ độc
lập,tự chủ từ Hội sở chính đến từng chi nhánh thành viên để tránh sự chi phối
của ban điều hành các chi nhánh NH cơ sở, nhằm hạn chế tình trạng kết quả
kiểm tra không phản ánh đúng thực trạng, thiếu trung thực, sai phạm kéo dài
không được phát hiện…, giúp phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro tín dụng.
3.3.2. Đối với chính quyền địa phương
Cần có kế hoạch cụ thể triển khai định hướng phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn để có sự chuyển biến thực sự và từng bước đi vào phái triển
bền vững, tránh tình trạng chung chung dẫn đến sự phát triển tự phát theo kiểu
phong trào, bất chấp sự biến động của thị trường, giá cả dẫn đến rủi ro.
Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, triển khai công
nghệ sinh học rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với cây, con đã
được lựa chọn là có thế mạnh trên địa bàn. Việc tạo ra những giống vật nuôi,
có chất lượng, năng suất cao, có giá trị kinh tế là hết sức quan trọng trong
phát triển nông nghiệp có hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó cần chú trọng
phát triển sau thu hoạch, chú trọng đến sự liên kết giữa sản suất nông sản, chế
biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm chống thất thoát và bảo vệ được chất lượng
hàng hóa, và tạo nên chu trình tái sản xuất mở rộng thích ứng với cơ chế thị
trường, phat triển vững chắc có hiệu quả để trả được vốn vay nợ, có lời, có
tích luỹ là điều kiện quan trọng để tăng cung vốn và mở rộng tín dụng.
Liên kết với các trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, đại học Nông
lâm, các trường đại học Kinh tế… trong sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
51
thuật, chuyên gia kinh tế nghiên cứu hỗ trợ các đề án phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn; đồng thời có chính sách thu hút các sinh viên là con em
trong huyện sau khi tốt nghiệp đại học về công tác tại quê hương. Cần học tập
kinh nghiệm và sớm có kế hoạch tạo được sự liên kết giữa 4 nhà: Nhà nông –
nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà ngân hang nhằm tạo nên sức mạnh
tổng hợp thúc đẩy nhanh, vững chắc sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp,
nông thôn.
Nhanh chóng hiện đại hoá cơ sở hạ tầng nông thôn, hoàn thành các
công trình thuỷ nông phục vụ tưới tiêu cho cây trồng, cơ giới hoá sản xuất
nông nghiệp. Cải tiến chương trình tập huấn khuyến nông thiét thực, sâu rộng
và có hiệu quả. Tiếp tục thực hiện việc đồn điền, đổi thửa tạo vùng thâm canh
sản xuất, tao điều kiên sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp.
Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận “quyền sử
dụng đất” và “quyền sở hữu nhà ở” để khách hàng có đủ điều kiện cần thiết
khi vay vốn NH đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
52
KẾT LUẬN
Có thể nói, việc nghiên cứu về vấn đề CLTD nói chung và đặc biệt là
CLTD đối với HSX không phải là vấn đề mới, nhưng chưa bao giờ hết cần
thiết, bởi tín dụng là snr phẩm chủ yếu của NHTM. Để thực sự thích ứng với
những thay đổi của nền kinh tế, hoạt động tín dụng của NHTM luôn cần phải
có những sự đổi mới cho phù hợp và kịp thời.
Trong tiến trình hội nhập của nước ta hiện nay, nông nghiệp nông thôn
đang tường bước đổi thay, nhu cầu về vốn của người dân để đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh trong tình hình mới tăng lên nhanh chóng. Chính vì thế,
yêu cầu đặt ra đối với các NH, đặc biệt là các chi nhánh NHNo Việt Nam là
vừa phai đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng, đồng thời phải cải thiện
CLTD. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện chủ trương cơ cấu lại NH ở
nuớc ta hiện nay, đồng thời làm tiền đề giúp NHTM hội nhập kinh tế quốc tế
trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Trên cơ sở xác định con đuờng tồn tại duy nhất và lâu dài của mình là
“nông nghiệp, nông thôn và nông dân”, chi nhánh NHNo & PTNT huyện
Thiệu Hoá đang tích cực đổi mới nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao
CLTD để từng bước khẳng định vị thế và uy tín của mình trên địa bàn
huyện.Qua việc mở rộng đầu tư tín dụng, NH đã phần nào tác động đến nếp
nghĩ, nếp sinh hoạt của người dân, giúp các HSX xoá đói giảm nghèo, giải quyết
công ăn việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
theo hướng sản xuất hàng hoá, sớm thích nghi với nền kinh tế thị trường.
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thiện Nhiên (2003), “Một số quan điểm về chiến lược công nghiệp
hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với định hướng đầu tư vốn
của các tổ chức tín dụng”, Tạp chí Ngân hàng số 12, tr 43-44.
2. CEP (2005), “Tham luận hội thảo tài chính vi mô”, Việt Nam.
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), “Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X”, NXB chính trị quốc gia , Hà Nội.
4. Đinh Ngọc Thạch (2003), “Vai trò của NHTM đối với quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá ở Việt
Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 10,tr 30-32.
5. Đỗ Tất Ngọc, Đoàn Chương (2005), “Sự hình thành và phát triển của
tín dụng Ngân hàng đối với nền kinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân
hàng, số 11, tr 48-51.
6. NHNo & PTNT Việt Nam (2004), “Sổ tay tín dụng”, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Hưng (2007), “Phân loại khách hàng trong quản trị rủi ro
tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo
Ngân hàng, số 62, tr 34-36.
8. Nguyễn Văn Lâm (2007), “Cho vay vốn kinh tế hộ sản xuất ở vùng
Đông Nam Bộ của NHNo & PTNT Việt Nam”, Tạp chí khoa học và
đào tạo Ngân hàng, số 62, tr 37-40.
9. Nguyễn Văn Phận (2007), “Giải pháp mở rộng tín dụng Ngân hàng,
góp phần đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp-nông
thôn tỉnh Đăk Lăk”, Tạp chí Ngân hàng, số 19, tr 47-50.
10. Trịnh Hữu Đản, Vũ Hiền (1998), “Nghị quyết Trung ương IV (khoá
VIII) về vấn đề tín dụng nông nghiệp - nông thôn”, NXB chính trị quốc
gia, Hà Nội.
54
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá - tỉnh Thanh Hoá.pdf