Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển quận Thanh Xuân: Báo cáo tốt nghiệp
"Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông
nghiệp& phát triển quận Thanh Xuân".
Mục lục
Chương I: tổng quan về hoạt động tin dụng của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thươngmại trong nền kinh tế thị trường ......................
Khái niệm về Ngân hàng thương mại .........................................
Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại .....................
Hoạt động huy động vốn ..................................................................
Mua, bán ngoại tệ .............................................................................
Hoạt động cho vay ............................................................................
Bảo lãnh tài sản hộ ...........................................................................
Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán ............
Quản lý ngân quỹ .............................................................................
Tài trợ các hoạt động củ...
93 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển quận Thanh Xuân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
"Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông
nghiệp& phát triển quận Thanh Xuân".
Mục lục
Chương I: tổng quan về hoạt động tin dụng của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thươngmại trong nền kinh tế thị trường ......................
Khái niệm về Ngân hàng thương mại .........................................
Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại .....................
Hoạt động huy động vốn ..................................................................
Mua, bán ngoại tệ .............................................................................
Hoạt động cho vay ............................................................................
Bảo lãnh tài sản hộ ...........................................................................
Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán ............
Quản lý ngân quỹ .............................................................................
Tài trợ các hoạt động của Chính phủ ..............................................
Bảo lãnh ............................................................................................
Cho thuê trang thiết bị trung và dài hạn.........................................
Cung cấp dịch vụ uỷ thác tư vấn .....................................................
Cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán .........................................
Cung cấp dịch vụ bảo hiểm ..............................................................
Cung cấp dịch vụ đại lý ....................................................................
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại .............................
Vai trò của hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng thương mại .
Các hình thức tín dụng ngân hàng ..................................................
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn ...................................................
Căn cứ vào tài sản thế chấp .............................................................
Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng ..............................................
Căn cứ vào xuất xứ tín dụng ............................................................
Thời gian cho vay .............................................................................
Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại ...........................
Quan điểm về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại ....
Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân
hàng thương mại ........................................................................................
Hiệu suất sử dụng vốn ......................................................................
Vòng quay tín dụng ..........................................................................
Hệ số an toàn vốn lưu động ..............................................................
Tỷ lệ nợ quá hạn ...............................................................................
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của
Ngân hàng thương mại ...............................................................................
Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế ..............................................
Nhân tố thuộc về môi trường pháp lý..............................................
Nhân tố thuộc về phía Ngân hàng ...................................................
Nhân tố thuộc về khách hàng ..........................................................
Nhân tố khách quan .........................................................................
Sự cần thiết nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng
thương mại ..................................................................................................
Đối với chủ thể vay vốn ....................................................................
Đối với ngân hàng ............................................................................
Đối với nền kinh tế ...........................................................................
Chương II: thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNO quận Thanh Xuân
Tổng quan về NHNo Thanh Xuân
Quá trình hình thnàh và phát triển
Cơ cấu tổ chức của NHNo Thanh Xuân
Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo Thanh Xuân năm 2004
Công tác huy động vốn
Tình hình đầu tư vốn tín dụng năm 2004
Hoạt động khác
Bảo lãnh
Thanh toán quốc tế
Hoạt động dịch vụ
Hoạt động ngân quỹ
Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo Thanh Xuân
Huy động vốn
Tình hình sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng theo thời gian
Hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế
Tình hình thu nợ
Đánh gía chất lượng tín dụng
Những kết quả đạt được
Hiệu suất sử dụng vốn
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn theo thời gian
Tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu thu nhập
Những hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế
Nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó
Môi trường kinh tế chưa ổn định
Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện
Nhân tố xuất phát từ Ngân hàng
Nhân tố xuất phát từ phía khách hàng
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng nông nghiệp Thanh Xuân
Định hướng phát triển đối với hoạt động tín dụng tại NHNo Thanh
Xuân
Định hướng phát triển đến năm 2005
Định hướng phát triển trong những năm tới
Công tác nguồn
Sử dụng vốn
Chiến lược khách hàng
Công nghệ Ngân hàng
Nhân tố con người
Quản trị điều hành
Giải pháp ngân cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNO
Thanh Xuân
Công tác huy động vốn
Cho vay và thu nợ
Chất lượng thẩm định tín dụng ngăn hạn
Thực hiện thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác
Phân tích tài chính đơn vị vay vốn
Đánh giá khả thi phương án sản xuất kinh doanh
Xử lý các khoản nợ quá hạn
Xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý
Với vốn ngắn hạn
Với vốn trung và dài hạn
Tăng cường giám sát khoản vay
Đa dạng hoá hình thức tín dụng
Phân loại khách hàng
Thực hiện chiến lược Marketing Ngân hang
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ tín dụng
Nâng cao trang thiết bị, công nghệ ngân hàng
Kiến nghị
Đối với Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân
Đối với NHNo Viẹt nam
Đối với Ngân hàng Nhà nước
Đối với Nhà nước
Kết luận
Lời mở đầu
Trong những năm vừa qua, cùng với những thành tựu đổi mới của
đất nước, hệ thống Ngân Hàng Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc,
đóng góp tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định lưu thông tiền tệ và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng đồng thời, nền kinh tế vận hành theo
cơ chế thị trường, cùng với việc tạo ra triển vọng và điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngân hàng nói riêng, thì
còn nhiều khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
Đối với hệ thống Ngân hàng, rủi ro tín dụng như là vật cản trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tháo gỡ những khó khăn và hướng
tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận được xem là chiến lược kinh doanh của
ngân hàng.
Hoạt động cho vay là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất, nó
đem lại khoảng 80- 95% lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
Trong lĩnh vực tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng
thương mại là chỉ tiêu tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của hoạt
động Ngân hàng. Khi hiệu quả cho vay đạt ở mức cao sẽ tạo ra động lực
cho mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cùng hoạt động sản xuất của
toàn bộ nền kinh tế. Ngược lại, khi đồng vốn tín dụng không được sử dụng
tốt sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không ổn định và suy
yếu.
Chất lượng tín dụng hiện nay đang là mối quan tâm không chỉ đối với
nhà quản lý điều hành Ngân hàng mà còn là mối quan tâm của xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài"Nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp& phát triển quận
Thanh Xuân".
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về Ngân hàng thơng mại, làm
rõ vai trò của tín dụng trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại, từ đó
cho thấy tầm quan trọng của chất lượng tín dụng và ý nghĩa của công tác
nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại
NHNo&PTNT quận Thanh Xuân để thấy được những mặt mạnh cần phát
huy, đồng thời phát hiện những vấn đề còn tồn tại, tìm ra nguyên nhân cơ
bản của vấn đề để có những giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng
hoạt động tín dụng, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho hoạt động kinh
doanh Ngân hàng.
Đề tài: "Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo &PTNT quận
Thanh Xuân " được kết cấu làm 3 chương, ngoài lời nói đầu và kết luận:
Chương I: Tổng quan về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương
mại.
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quận Thanh Xuân
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại
NHNo&PTNT quận Thanh Xuân.
Chương I: tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương
mại
1.1. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát
triển của nền sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và
đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng; đến lượt mình sự phát triển của hệ thống
ngân hàng là động lực thúc đẩy nền kinh tế.
Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các
thợ vàng. Cùng với việc phát triển của nền kinh tế đòi hỏi việc trao đổi giữa
đồng tiền của khu vực này với khu vực khác, giữa quốc gia này với quốc gia
khác- đây là tiền đề cho nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ.
Sự không thường xuyên và cùng một lúc giữa người gửi tiền và người
lấy tiền ra đã tạo ra số dư trong két của các nhà buôn tiền. Do tính chất vô
danh của tiền, nhà buôn tiền có thể sử dụng tam thời một phần tiền gửi của
khách hàng để cho vay. Bằng cách cung cấp các tiện ích khác nhau mà ngân
hàng huy động được ngày càng thu hút nhiều tiền gửi vào, là điều kiện để mở
rộng cho vay. Thuật ngữ ngân hàng ngày càng gần gủi với người dân đặc biệt
những người có nhu cầu vay tiền và tạm thời dư tiền. Nhưng chưa có phân
định giữa ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng phát hành.
Đến cuộc khủng hoảng nền kinh tế 1929-1933 các quốc gia thấy rằng
cần phải quản lý việc phát hành tiền một cách chặt chẽ hơn. Các quốc gia lần
lượt quốc hữu hoá các ngân hàng phát hành hoặc thành lập các ngân hàng phát
hành thuộc sở hữu Nhà nước... Từ đó khái niệm Ngân hàng Trung Ương và
Ngân hàng thương mại được tách bạch rõ ràng.
Trước tiên ta tìm hiểu khái niệm về ngân ngân hàng nói chung và sau đó
là về ngân hàng thương mại.
Có rất nhiều cách để định nghĩa về ngân hàng, có thể thông qua chức
năng, các dịch vụ hoặc vai trò của chung thực hiện trong nền kinh tế.
Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trên
phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. Ngân hàng là các tổ
chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc
biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng
tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Một cách tiếp cận dựa khác trên các hoạt động chủ yếu- theo luật các tổ
chức tín dụng của nước Việt Nam:"Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền
gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh
toán".
Ngân hàng thương mại(NHTM) cũng thực hiện kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi của khách
hàng sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh
toán.
Như vậy, ta có thể hiểu được NHTM là:"NHTM là loại hình tổ chức
tín dụng thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng
với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi sử dụng số tiền này để cấp tín
dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán và thực hiện các hoạt động kinh
doanh khác có liên quan".
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Huy động vốn:
Đây là hoạt động đặc trưng của NHTM, Ngân hàng có thể huy động
vốn dưới các hình thức sau đây:
- Huy động tiền của các doanh nghiệp và dân cư: Ngân hàng được
nhận tiền gửi dưới các hình thức.
Tiền gửi không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi mà người gửi có thể rút ra
sử dụng bất kỳ lúc nào, bộ phận tiền gửi này bao gồm: Tiền gửi thanh toán
được bảo quản trên tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn.
Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi có quy định cụ thể thời gian rút
tiền của khách hàng. Nó có thể là tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp
hay các tầng lớp dân cư trong xã hội.
- Huy động vốn trên thị trường tiền tệ liên Ngân hàng:
NHTM có thể huy động vốn trên thị trường liên Ngân hàng dưới các
hình thức tiền gửi có kỳ hạn hoặc ký hợp đồng vay vốn có đảm bảo bằng tài
sản. NHTM có thể vay vốn NHTW mà cụ thể là xin tái cấp vốn và từ các tổ
chức tài chính, tín dụng quốc tế.
- Huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá:
Cùng với việc huy động tiền gửi, Ngân hàng còn huy động vốn bằng
các hình thức khác: Phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành trái phiếu
- Huy động vốn bằng các hình thức khác:
Ngoài ra NHTM còn huy động các nguồn vốn từ các nguồn khác như:
vốn trong thanh toán và vốn phát sinh từ nghiệp vụ đại lý.
1.1.2.2. Mua, bán ngoại tệ
Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao
đổi(mua, bán) ngoại tệ: Mua, ban một loại tiền này lấy một loại tiền khác và
hưởng phí dịch vụ.
1.1.2.3. Cho vay:
Đây là hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuận của NHTM. NHTM cho
vay đối với các đơn vị kinh tế nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh
của đơn vị được liên tục, công nghệ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng được
đầu tư đổi mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hoạt động này thường được NHTM thực hiện dưới các hình thức sau
đây:
- Cho vay thương mại
- Cho vay tiêu dùng
- Tài trợ cho dự án
1.1.2.4. Bảo quản tài sản hộ
Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng, các giấy tờ có giá và các
tài sản khác cho khách hàng trong két. Ngân hàng thường giữ hộ những tài
sản tài chính, giấy tờ cầm cố, hoặc những giấy tờ quan trọng khác của
khách hàng.
1.1.2.5. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh
toán:
Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng không chỉ bảo
quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng.Thanh toán qua
ngân hàng mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi
tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả
cho khách hàng, khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền-
đó gọi là dịch vụ cung cáp tài khoản cho khách hàng. Dịch vụ này ngày
càng được sử dụng một cách rộng rãi và tiện ích đối với khách hàng cũng
như ngân hàng
1.1.2.6. Quản lý ngân quỹ
Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh
nghiệp và cá nhân. Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với
nhiều khách hàng và uy tín cũng như kinh nghiệm nên nhiều ngan hàng đã
cung cấp các dịch vụ quản lý ngân quỹ của khách hàng, quản lý thu chi và
tiến hành đầu tư phần thặng dư tạm thời nhàn rỗi.
1.1.2.7. Tài trợ các hoạt động của Chính Phủ
Ngân hàng có khả năng huy động lớn và cho vay lớn vì thế trở thành
trọng tâm của Chính phủ khi có nhu cầu chi tiêu tạm thời hoặc lớn. Chính
phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngân hàng.
Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các
ngân hàng, ngân hàng cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách
của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các ngân hàng thường mua trái
phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân
hàng huy động được.
1.1.2.8. Bão lãnh:
Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và
do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tín
trong bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây nghiệp vụ bảo
lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho
khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng
khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác…
1.1.2.9. Cho thuê trang thiết bị trung và dài hạn(leasing)
Nhằm để bán được các thiết bị, đặc biệt là thiết bị có giá trị lớn,
nhiều hãng sản xuất và thương mại đã cho thuê. Cuối hợp đồng thuê, khách
hàng có thể mua. Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng quyền lựa
chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua,
trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê.
1.1.2.10. Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn
Hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng có
rất nhiều uy tín cung như kinh nghiệm. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh
nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ.
Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ
thác phát hành, uỷ thác đầu tư…Thậm chí, các ngân hàng đóng vai trò là
người được uỷ thác di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời.
Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính.
Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập,
mua bán, sáp nhập doanh nghiệp…
1.1.2.11. Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
Đây là dịch vụ ngân hàng mà ngân hàng bán các nghiệp vụ mua bán
chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và
các chứng khoán khác. Ngày nay một số ngân hàng thành lập, tổ chức ra
các công ty chứng khoán để cung cấp dịch vụ môi giới.
1.1.2.12. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng,
điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàngbị chết, bị tàn
phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. Ngân hàng
liên doanh với công ty bảo hiểm hoặc tổ chức công ty bảo hiểm con người,
ngân hàng cung cấp dịch vụ tiết kiệm gắn với bảo hiểm như tiết kiệm an
sinh, tiết kiệm hưu trí…
1.1.2.13. Cung cấp các dịch vụ đại lý
Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi
nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi. Nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ
ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ
chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ.
1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Vai trò của hoạt động tín dụng đối với NHTM
Sau gần hai mươi năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã có sự tăng trưởng
rõ rệt, đời sống cải thiện, đưa lại sự phồn vinh cho đất nước. Để đạt được
những kết quả đó phải kể đến một nhân tố góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế đất nước đó chính là tín dụng ngân hàng. Khác so với tín dụng
trước đây, trong thời kỳ bao cấp tín dụng được coi như là một công cụ cấp
phát thay ngân sách. Vì lẽ đó mà đã xảy ra tình trạng có nơi cần vốn sản xuất
thì không có, nhưng có nơi lại ứ đọng vốn. Ngày nay khi chuyển sang nền kinh
tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì tín dụng ngân hàng được sử dụng
như một đòn bẩy kinh tế, điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu một cách hiệu
quả, giúp cho nền kinh tế ngày một phát triển. Ta tìm hiểu về vai trò của tín
dụng:
1.2.1.1. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn
nhàn rỗi trong xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
Sự ra đời của tín dụng ngân hàng đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp
phát triển kinh tế trong những thập kỷ qua. Với chức năng là trung gian tài
chính đứng giữa người gửi tiền và người đi vay ngân hàng đã biến mọi nguồn
tiền tệ phân tán trong xã hội thành nguồn vốn tập trung, qua đó điều hoà quan
hệ cung cầu về tiền tệ trong xã hội, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Là một đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với mục đích lợi nhuận,
các ngân hàng thương mại luôn tìm cách để tối đa hoá lợi nhuận của mình. Lợi
tức thu được của các ngân hàng được hình thành từ hai hoạt động đó là: Hoạt
động tín dụng và các dịch vụ của ngân hàng trong đó thu từ hoạt động tín dụng
là chủ yếu. Tín dụng ở đây chúng ta hiểu là hoạt động cho vay của ngân hàng.
Vậy ngân hàng lấy vốn ở đâu ra để cho vay? Phải chăng là vốn tự có của ngân
hàng. Ơ đây các ngân hàng phải huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân
và các tầng lớp dân cư trong xã hội sau đó phân phối vốn trở lại một cách hợp
lý. Chính nhờ có tín dụng ngân hàng mà các chủ thể"thừa" vốn có cơ hội
không những bảo tồn vốn mà còn tạo thu nhập(thu lãi), còn đối với chủ thể
thiếu vốn, tín dụng ngân hàng giúp họ bổ sung vốn để đáp ứng nhu cầu sản
xuất, kinh doanh hoặc đời sống.
Thông qua công tác tín dụng, ngân hàng đã đáp ứng được hầu hết các
nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, giúp cho quá trình sản
xuất được liên tục, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất. Đồng thời việc tập trung
và phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế quốc
dân từ nơi thừa đến nơi thiếu. Bên cạnh việc đáp ứng vốn kịp thời đầy đủ cho
các doanh nghiệp, các ngân hàng còn có những ý kiến đóng góp cho phương
án sản xuất kinh doanh, lựa chọn đối tác thông qua quá trình sử dụng vốn của
doanh nghiệp...
Như vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng góp phần đẩy lùi lạm phát,
thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.
1.2.1.2. Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản
xuất mở rộng, đẩy mạnh đầu tư phát triển:
Có thể nói tín dụng ngân hàng là một nguồn cơ bản của các doanh
nghiệp nhằm mở rộng tái sản xuất. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường với
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh
nghiệp luôn luôn phải đổi mới và mở rộng sản xuất. Tín dụng ngân hàng là
nguồn vốn cơ bản hình thành nên vốn cố định và vốn lưu động của doanh
nghiệp. Thông qua việc đầu tư tín dụng, tín dụng ngân hàng sẽ góp phần hình
thành cơ cấu vốn hợp lý cho các doanh nghiệp. Muốn vậy các ngân hàng cần
phải làm tốt công tác huy động vốn tạm thời nhàn rỗi và xây dựng cho mình
những chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển của các
thành phần kinh tế. Có như vậy các ngân hàng mới có thể đáp ứng một cách
tốt nhất nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình tái
sản xuất đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển.
1.2.1.3. Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong tổ chức điều
hoà lưu thông tiền tệ:
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng của mình, các Ngân hàng
đã huy động và tập trung lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội, đồng thời rút ra
khỏi lưu thông một bộ phận tiền tệ. Như vậy, NHTM đã can thiệp vào việc
điều hoà lưu thông tiền tệ. Mặt khác, nhằm kiểm soát việc tạo tiền của NHTM,
Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh thông qua các công cụ của mình. Và
kết quả là lượng tiền trong lưu thông có sự thay đổi. Do đó sự vận động của
vốn tín dụng là phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế để tổ chức
điều hoà lưu thông tiền tệ.
Hơn nữa, quá trình hoạt động tín dụng ngân hàng gắn liền với việc
thanh toán không dùng tiền mặt góp phần giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông
trôi nổi trên thị trường mà không có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục đích
ổn định lưu thông tiền tệ. Điều này đồng nghĩa với việc làm giảm lạm phát -
một vấn đề mà nền kinh tế phải đương đầu khi có tốc độ tăng trưởng gia tăng
nhanh.
Như vậy tín dụng ngân hàng được coi là một công cụ có thể điều hoà
vốn trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
1.2.1.4. Tín dụng ngân hàng góp phần tăng cường việc chấp hành
chế độ hạch toán trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn:
Trong quá trình nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng trước khi cho vay,
Ngân hàng có nghiệp vụ giúp đỡ các đơn vị vay vốn xây dựng kế hoạch vay
vốn dựa trên cơ sở các kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính. Khi xét duyệt
cho vay ngân hàng còn căn cứ vào tình hình chấp hành các nguyên tắc cơ bản
của chế độ tín dụng ngân hàng, tình hình thực hiện nghĩa vụ hợp đồng kinh tế
đối với các đơn vị bạn cũng như tôn trọng các quy chế thủ tục cho vay. Đặc
biệt cần phải có các báo cáo tài chính kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong đó
nêu rõ mục đích và khẳng định tính khả thi và mức sinh lợi của dự án. Như
vậy muốn vay được vốn các doanh nghiệp cần phải thực hiện chế độ hạch toán
thật tốt. Tất cả những công tác trên giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn có
hiệu quả, Ngân hàng có khả năng thu hồi được vốn.
Đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng là sự vận động trên cơ sở hoàn
trả cả gốc lẫn lãi. Các đơn vị kinh tế, cá nhân khi vay vốn ngân hàng đều phải
cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện mà ngân hàng đưa ra nhằm đảm bảo sử
dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh
doanh của đơn vị. Trong trường hợp các đơn vị vay vốn không thực hiện đúng
cam kết thì ngân hàng sẽ dùng đến các biện pháp chế tài tín dụng. Do vậy, các
đơn vị sản xuất kinh doanh luôn luôn tìm mọi biện pháp để tăng hiệu quả sử
dụng vốn như: Đẩy nhanh vòng quay vốn, tăng năng xuất, giảm giá thành
nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận, để có thể hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn. Điều
này đã thúc đẩy đơn vị sản xuất kinh doanh tăng cường khâu hạch toán kế toán
một cách chặt chẽ đảm bảo doanh lợi ngày càng cao, tăng hiệu quả sử dụng
vốn tín dụng.
1.2.1.5. Tín dụng ngân hàng là công cụ chủ yếu để đầu tư, tài trợ cho
các ngành kinh tế then chốt và các ngành, vùng kinh tế kém phát triển:
Mục tiêu hoạt động của các Ngân hàng là an toàn và sinh lời. Vì thế khi
cung cấp tín dụng Ngân hàng luôn phải cân nhắc những rủi ro sao cho đó là
tối thiểu. Nhưng không phải tất cả các chủ thể có nhu cầu vay đều được Ngân
hàng đáp ứng, bởi để tránh rủi ro tín dụng các Ngân hàng chỉ thực hiện đầu tư
vào các đơn vị có đủ các điều kiện.
Tuy nhiên, trong điều kiện đất nước ta hiện nay phần lớn dân số sống
bằng nông nghiệp. ở hầu hết các tỉnh miền núi, nông thôn vấn đề đưa máy
móc vào nông nghiệp còn rất hạn chế. Vì vậy, thông qua công tác tín dụng,
Nhà nước cần tập trung vào phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu
cầu tối thiểu của xã hội đồng thời tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế
khác.
Bên cạnh đó nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Bởi vậy chúng ta cần phải tập trung vào việc phát triển các ngành mũi
nhọn như: công nghiệp chế biến, dầu khí... và tín dụng ngân hàng là một
trong những yếu tố cơ bản góp phần quan trọng vào việc phát triển các
ngành này điều đó được thể hiện qua việc cấp tín dụng cho các dự án, các
chương trình trọng điểm để khai thác triệt để nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch
vụ. Với một chính sách tín dụng và mức lãi suất hợp lý sử dụng trong việc
khuyến khích phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn sẽ là một công cụ
linh hoạt tích cực trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước một cách vững
chắc.
1.2.1.6. Tín dụng ngân hàng góp phần giải quyết các vấn đề xã hội:
Trong những năm qua với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước; nước ta đã và đang từng bước đi lên và đạt được những thành tựu đáng
kể như: Tốc độ tăng trưởng tương đối cao, tăng thu nhập, đời sống nhân dân
được cải thiện... Nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước đã nẩy
sinh các vấn đề xã hội lớn: Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt, chênh
lệch giữa nông thôn và thành thị, tham nhũng có dấu hiệu gia tăng cả về quy
mô và số lượng, thất nghiệp ở tỷ lệ cao... Nhận thức sâu sắc thực trạng này,
các nghị quyết của Đảng luôn luôn nhấn mạnh yêu cầu phải kết hợp tăng
trưởng với công bằng, giải quyết các yêu cầu về công bằng và tiến bộ xã hội
ngay trong từng bước tăng trưởng và tín dụng ngân hàng được sử dụng như
một công cụ để khắc phục tình trạng này.
Thông qua cơ chế tín dụng ưu tiên và ưu đãi chúng ta đang dần dần
khắc phục được các vấn đề xã hội. Tín dụng ưu tiên là hình thức tập trung
nguồn vốn cho một vùng, giới, ngành trong một thời gian nhất định nhằm đạt
tới một mục tiêu nào đó. Tín dụng ưu đãi là cho vay các đối tượng cần ưu đãi
với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường gọi là lãi suất ưu đãi.
Bằng cách các ngân hàng cung cấp nguồn vốn với lãi suất ưu đãi cho
người nghèo, người khó khăn để họ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh, áp dụng kỹ thuật mới, mở rộng thị trường từ đó tăng thu nhập.
Với mức lãi suất ưu đãi, tín dụng ngân hàng có vai trò to lớn trong việc giúp
người nghèo tự vươn lên, tự giải quyết được tình trạng nghèo đói của mình.
Ngoài ra các cán bộ tín dụng ngân hàng cần phải quan tâm đến vấn đề
làm sao để vốn được sử dụng đúng mục đích là phát triển sản xuất, cải tiến kỹ
thuật để tăng thu nhập, tránh rủi ro cho Ngân hàng không thu hồi được vốn...
Trong điều kiện hiện nay chúng ta hy vọng rằng tín dụng ngân hàng sẽ
phát huy tốt vai trò to lớn của mình trong việc cung cấp nguồn lực để giải
quyết các vấn đề xã hội theo hướng chủ động, tích cực, phù hợp với kinh tế thị
trường.
1.2.1.7. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển quan hệ đối
ngoại:
Ngày nay khi tất cả các quốc gia trên thế giới đều có xu hướng chuyển
từ đối đầu sang đối thoại thì việc phát triển kinh tế không chỉ bó hẹp trong
phạm vi đất nước mình mà phải hoà vào sự phát triển chung của các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới.
Tín dụng ngân hàng đã trở thành một phương tiện nối liền nền kinh tế
các nước với nhau. Đặc biệt là các nước đang phát triển nói chung và Việt
Nam nói riêng. Tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc xuất nhập khẩu
hàng hoá và hiện đại hoá nền kinh tế. Sở dĩ nó có một tầm quan trọng như vậy
là bởi các hoạt động này đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn đặc biệt là vốn
ngoại tệ mà chính bản thân một tổ chức hay một cá nhân không thể có được.
Vì vậy, mà tín dụng ngân hàng sẽ là nguồn vốn tài trợ đắc lực cho các nhà đầu
tư, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Hơn nữa nếu Ngân hàng có
một chính sách tín dụng đúng đắn thì nó sẽ có tác động tích cực tới hoạt động
xuất nhập khẩu. Một chính sách tín dụng ưu đãi đối với các sản phẩm xuất
khẩu sẽ làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá này trên thị trường quốc tế,
nâng cao vị thế của quốc gia.
Sự phát triển của hoạt động tín dụng giữa các tổ chức tài chính quốc tế,
các quỹ tiền tệ quốc tế và các ngân hàng nước ngoài với chính phủ Việt Nam
sẽ góp phần to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước ta có những bước tiến
vượt bậc để có thể có khả năng hội nhập với các tổ chức kinh tế trong khu vực
và trên thế giới.
1.2.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hoá, các ngân
hàng phải luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau để
có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của quá trình tái sản xuất, từ đó đa
dạng hóa danh mục đầu tư để mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi
nhuận và thực hiện phân tán rủi ro.
Dựa vào các tiêu thức khác nhau mà có thể tiến hành phân loại các hình
thức tín dụng ngân hàng khác nhau:
1.2.2.1. Căn cứ vào mục đích sử dụng có các hình thức tín dụng sau:
- Cho vay bất động sản: Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và
xây dựng bất động sản nhà ở đất đai, bất động sản trong lĩnh vực thương mại
dịch vụ.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ
sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệp, thương
mại, dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp: Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản
xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động...
- Cho vay tiêu dùng cá nhân: Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu
tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền. Ngày nay ngân hàng còn thực
hiện cho vay để trang trải chi phí thông thường của đời sống thông qua phát
hành thẻ tín dụng.
1.2.2.2. Căn cứ vào tài sản thế chấp có các hình thức tín dụng ngân
hàng sau:
- Cho vay có tài sản thế chấp: Ngân hàng căn cứ vào tài sản của khách
hàng để đảm bảo cho việc trả nợ của khách hàng.
+ Cho vay cầm cố: Là việc ngân hàng căn cứ vào tài sản khách
hàng mang đến cầm cố tại ngân hàng. Tài sản của khách hàng do ngân hàng
bảo quản, trong suốt thời gian cầm cố khách hàng không được sử dụng
nhượng bán, cho thuê...
+ Cho vay thế chấp: Là việc ngân hàng căn cứ vào tài sản của
khách hàng để đảm bảo cho khả năng trả nợ của khách hàng. Tài sản không
cần mang đến ngân hàng, khách hàng có quyền sử dụng nhưng không có
quyền bán và cho thuê.
- Cho vay không có tài sản thế chấp (Tín chấp): Ngân hàng cho vay trên
cơ sở tin tưởng khách hàng, tài sản thế chấp là uy tín, danh dự của khách hàng.
Ngoài ra còn có hình thức cho vay thông qua việc bảo lãnh bằng tín chấp của
tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn.
1.2.2.3. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng:
- Cho vay bằng tiền: Là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng
được cung cấp bằng tiền như: Thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp...
- Cho vay bằng tài sản: Phổ biến là tài trợ thuê mua.
1.2.2.4. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng:
- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho khách hàng và
khách hàng trực tiếp trả lãi và gốc cho ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc
mua lại các khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn lại trong thời
hạn thanh toán gồm các hình thức:
1.2.2.5. Căn cứ vào thời hạn cho vay có các hình thức tín dụng sau:
- Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản tín dụng có thời hạn không quá 12
tháng. Được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của
cá nhân...
- Tín dụng trung hạn: Là những khoản tín dụng có thời hạn từ trên 12
tháng đến 60 tháng. Mục đích là vay vốn để sửa chữa, khôi phục, thay thế tài
sản cố định hoặc cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, đổi mới quy trình công
nghệ và xây dựng mới những công trình loại nhỏ, thời hạn thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: Là những khoản tín dụng có thời hạn từ 60 tháng trở
lên. Mục đích sử dụng là để sửa chữa, khôi phục, thay thế tài sản cố định, đổi
mới công nghệ và xây dựng mới đối với những công trình mới, với thời gian
thu hồi vốn lâu...
1.3. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.3.1. Quan điểm về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương
mại
Tín dụng Ngân hàng là mối quan hệ vay mượn theo nguyên tắc hoàn
trả giữa một bên là Ngân hàng và một bên là các đơn vị kinh tế các tổ chức
xã hội và dân cư.
Hoạt động tín dụng phát sinh từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, cùng
với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, các quan hệ tín dụng ngày càng
được phát triển và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân.
Nhờ khả năng về nguồn lực, khả năng huy động vốn rất lớn của Ngân
hàng, tín dụng Ngân hàng đã trở thành "bà đỡ" lý tưởng trong việc đáp ứng
nhu cầu vay vốn của các đơn vị, tổ chức kinh tế để phục vụ sản xuất, kinh
doanh và thúc đẩy lưu thông hàng hoá đóng góp phần làm tăng năng lực sản
xuất, khả năng cạnh tranh và phát triển của các lực lượng kinh tế, và nó là
một trong những động lực cơ bản, mang tính quyết định, tạo ra sức bật và
sự tăng trưởng bền vững, ổn định cho nền kinh tế quốc dân.
Nhưng bên cạnh đó hoạt động tín dụng luôn gắn liền và có mối quan
hệ hữu cơ với hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay vốn
cho nên kinh doanh tín dụng là một nghề đặc thù luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố
rủi ro nhất, vì ngoài việc phải đối đầu với những rủi ro nảy sinh trong thị
trường tín dụng (do thay đổi chủ trương, chính sách kinh tế, sự biến động
của thị trường... có thể tổn thất trong cho vay) thì Ngân hàng còn phải gánh
chịu rủi ro của người vay vốn.
Do đó, bất cứ NHTM nào cũng đặt chất lượng tín dụng là vấn đề
quan tâm hàng đầu, nó ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại hay suy vong của một
Ngân hàng.
Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng phù hợp
với sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
ngân hàng. Chất lượng tín dụng được hình thành và bảo đảm từ hai phía là
Ngân hàng và khách hàng. Bởi vậy, chất lượng hoạt động TD của Ngân
hàng không những phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của doanh nghiệp
mà còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng cao nhất các nhu cầu hợp pháp của
khách hàng từ phía Ngân hàng
Chất lượng tín dụng còn là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh
mức độ thích nghi của NHTM đối với sự thay đổi của môi trường bên
ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh
để tồn tại. Như vậy chất lượng tín dụng là gì?
"Chất lượng tín dụng ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu
cầu của khách hàng(người gửi tiền và người vay tiền) trong quan hệ tín dụng,
đảm bảo an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận cho ngân hàng phù
hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội "
1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng:
Với số lượng NHTM ngày càng gia tăng, tính cạnh tranh được thể
hiện ngày càng mạnh mẽ. Do đó, đối với mỗi Ngân hàng phải tìm cho mình
một nét riêng, một hướng đi để phù hợp với môi trường thể hiện sức mạnh
của Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh.
Để phân tích, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh tháng,
hàng quý, hàng năm, trong từng thời kỳ, chúng ta phải sử dụng các chỉ tiêu
phân tích
Có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hoạt động tín
dụng, sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản:
1.3.2.1. Hiệu suất sử dụng vốn:
"Đi vay để cho vay" là hoạt động chính của Ngân hàng. Trong hoạt
động đi vay, Ngân hàng là người phải trả các khoản lãi cho các nguồn vốn
huy động được. Đồng thời sẽ thu lại từ hoạt động cho vay. Việc phân bổ
các nguồn vốn đó như thế nào để đảm bảo tính hiệu quả. Nếu nguồn vốn
huy động lớn mà dư nợ thấp sẽ bị ứ đọng vốn.
Tổng dư nợ
Hiệu suất sử =
dụng vốn Tổng nguồn vốn huy động được
Qua công thức này ta ra rằng việc vận dụng một cách linh hoạt giữa
nguồn vốn đi vay và sử dụng vốn đó để cho vay góp phần không nhỏ trong
hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
1.3.2.2. Vòng quay tín dụng:
Doanh số thu nợ/năm
Vòng quay tín dụng =
Dư nợ bình quân/năm
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn. Nếu tỷ lệ vòng quay vốn
tín dụng càng cao, chứng tỏ kỳ luân chuyển vốn tín dụng nhanh, hiệu quả hoạt
động tín dụng tốt, bởi vì kỳ luân chuyển vốn tín dụng càng nhanh, chứng tỏ
công tác thu nợ trong kỳ tốt và ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp, phản ánh việc thu
nợ kém, vốn tín dụng bị"đóng băng".
1.3.2.3. Hệ số an toàn VLĐ:
Tài sản lưu động
Hệ số an toàn = * 100 ≥ 1
VLĐ Nợ ngắn hạn
1.3.2.4. Tỷ lệ Nợ quá hạn:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư Nợ
Đây là một chỉ tiêu quan trọng, đánh giá đúng hơn chất lượng hoạt
động tín dụng NHTM, tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lượng hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng cao, độ an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân
hàng cao hay nói cách khác mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng thấp.
Tỷ lệ nợ quá hạn cao biểu hiện chất lượng hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng thấp, rủi ro trong hoạt động cao. Phần lớn các khoản nợ quá hạn
là các khoản nợ"có vấn đề", có thể bị mất một phần, có thể bị mất toàn bộ
vốn cho vay.
Chất lượng hoạt động tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa
khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của Ngân hàng. Thu nhập từ
hoạt động cho vay là chỉ tiêu cần thiết để đo lường khả năng sinh lời của
Ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng
của NHTM:
Hiện nay vấn đề chất lượng tín dụng đang được các ngân hàng rất quan
tâm và đang tìm mọi cách để có thể nâng cao chất lượng tín dụng một cách tốt
nhất. Để quản lý và đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng một
cách có hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải có một sự hiểu biết sâu sắc các nhân tố
tác động đến nó. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân
hàng nhưng chúng ta có thể phân thành các nhóm nhân tố như:
1.3.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế :
Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân
hàng phát triển, làm cho quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
được tiến hành một cách bình thường, không bị ảnh hưởng bởi lạm phát,
khủng hoảng tài chính dẫn đến khả năng cho vay và khả năng trả nợ vay
không có biến động lớn.
Đất nước đang trong thời kỳ mở cửa, nước ta đã có quan hệ với nhiều
nước trên thế giới và đem lại nhiều thuận lợi. Song việc đầu tư nước ngoài vào
trong nước một cách ồ ạt sẽ làm mất cân bằng cung cầu tiền tệ gây ra lạm phát
làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Vì thế cần phải kiểm soát luồng tiền từ
nước ngoài vào trong nước, bởi luồng tiền này sẽ làm tăng khối lượng tiền
trong lưu thông gây ra lạm phát ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng.
Chu kỳ phát triển kinh tế cũng có tác động không nhỏ tới chất lượng tín
dụng. Trong thời kỳ sản xuất kinh doanh đình trệ, nhu cầu vốn tín dụng giảm
gây nên tình trạng ứ đọng vốn và các khoản tín dụng đã được thực hiện cũng
khó hoàn trả. Ngược lại, trong thời kỳ hưng thịnh của nền kinh tế, các doanh
nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh dẫn đến nhu cầu vay vốn ngày càng lớn.
1.3.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý:
Hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng cũng như hoạt động của nền
kinh tế nói chung muốn hoạt động có hiệu qủa thì cần phải có một hệ thống
pháp luật đồng bộ, thống nhất, đầy đủ đi kèm hỗ trợ. Không có pháp luật hoặc
một hệ thống pháp luật không đầy đủ, không phù hợp với những yêu cầu phát
triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động trong nền kinh tế sẽ trở nên hỗn độn.
Pháp luật tạo lập hành lang giúp cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh tiến
hành thuận tiện và đạt kết quả cao.
Trong điều kiện nước ta hệ thống văn bản chưa được hoàn thiện đã gây
khó khăn cho Ngân hàng trong hoạt động của mình. Vì vậy Ngân hàng Nhà
nước và các ban ngành có liên cần sớm ban hành các văn bản cần thiết nhằm
hoàn thiện dần hệ thống các văn bản; tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân
hàng trong hoạt động của mình, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
1.3.3.3. Nhóm nhân tố về phía ngân hàng:
Đây là những nhân tố thuộc về bản thân nội tại của Ngân hàng có liên
quan, ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng bao gồm:
- Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng có một ý nghĩa to lớn quyết định đến sự thành công
hay thất bại của cả hệ thống ngân hàng. Do vậy khi xây dựng chính sách tín
dụng cần phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của người gửi tiền,
của Ngân hàng và của người sử dụng vốn vay. Đồng thời chính sách tín dụng
phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và cần được
dựa trên những cơ sở thực tiễn và khoa học nhất định.
Đối với các Ngân hàng thương mại một chính sách tín dụng đúng đắn
phải đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi
ro, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo
công bằng xã hội.
- Công tác tổ chức của ngân hàng:
Tổ chức của ngân hàng cần được cụ thể hoá và sắp xếp một cách có
khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng đã
được quy định cả về huy động vốn cũng như cho vay, quản lý đựơc cơ cấu tài
sản nợ, tài sản có của Ngân hàng. Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín
dụng lành mạnh. Việc thiết lập các mối quan hệ tạo điều kiện cho việc quản lý
có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề
có liên quan đến tín dụng khi cần thiết.
- Chất lượng nhân sự:
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín
dụng nói riêng và trong hoạt động của Ngân hàng nói chung. Hiện nay khi
nghiệp vụ hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển thì đòi hỏi chất lượng
nhân sự ngày càng cao. Do vậy việc tuyển chọn nhân sự cần phải được tiến
hành kỹ lưỡng, cán bộ tín dụng phải là người có trách nhiệm cao, có đạo đức
nghề nghiệp tốt, phải có chuyên môn, như thế mới tăng khả năng cạnh tranh
của Ngân hàng mình trên thị trường và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu đa
dạng của một xã hội ngày càng phát triển.
- Quy trình tín dụng:
Đây là những giai đoạn, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục
nhất định trong việc cho vay, thu nợ bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của khách
hàng cho đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lượng tín
dụng phụ thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng có đảm bảo tính khoa
học không và việc thực hiện các giai đoạn trong quy trình tín dụng cũng như
sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giai đoạn như thế nào?
Quy trình tín dụng gồm 3 giai đoạn chính:
+ Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay: Đây là giai
đoạn rất quan trọng trong quy trình tín dụng, nó quyết định đến chất lượng tín
dụng của khoản tín dụng sẽ được thực hiện và là cơ sở định lượng rủi ro trong
khi cho vay. Trong giai đoạn này chất lượng tín dụng phụ thuộc nhiều vào
công tác thẩm định khách hàng và việc chấp hành các quy định về điều kiện,
thủ tục cho vay của ngân hàng.
+ Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro:
Việc thiết lập hệ thống kiểm tra hữu hiệu áp dụng có hiệu quả các hình
thức, biện pháp sẽ giúp cho Ngân hàng kịp thời nắm bắt những thông tin về
các khoản tín dụng đã cung cấp để có thể đưa ra kịp thời những quyết định can
thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra góp phần nâng
cao chất lượng tín dụng.
+ Thu nợ và thanh lý: Đây là giai đoạn mang tính chất quyết định đến
sự tồn tại của Ngân hàng bởi nếu không thu được nợ đến hạn, Ngân hàng sẽ
mất vốn kinh doanh, chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng,
khủng hoảng có thể xảy. Sự linh hoạt của Ngân hàng trong việc phát hiện kịp
thời điều kiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cùng những biện pháp xử lý
chính xác, kịp thời sẽ giúp Ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro, hạn chế
những khoản nợ quá hạn, bảo toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng.
- Thông tin tín dụng:
Thông tin tín dụng có tác động trực tiếp đến quyết định cho vay, giúp
cho các cán bộ tín dụng có câu trả lời đúng, cho vay hay không cho vay? Xét
trên tầm vĩ mô thông tin tín dụng là cơ sở đánh giá chất lượng tín dụng và đưa
ra các dự báo phát triển kinh tế. Thông tin tín dụng có thể thu được từ nhiều
nguồn: Hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, thông tin về tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh ... thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp
thời thì khả năng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao.
- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng:
Trang thiết bị góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín
dụng của ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức quản lý
ngân hàng, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thực hiện nghiệp vụ giao
dịch với khách hàng. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin hiện nay, các trang thiết bị tin học đã giúp cho Ngân hàng cập nhật được
thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định tín
dụng đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh, giúp cho quá trình quản
lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện, nhanh chóng.
1.3.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng:
Để đảm bảo khoản tín dụng đựoc sử dụng đúng mục đích và có hiệu
quả, mang lại lợi ích cho Ngân hàng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế xã hội thì khách hàng có vai trò hết sức quan trọng. Một khách hàng có
tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng
hoàn trả đầy đủ những khoản vay vốn của ngân hàng khi đến hạn qua đó đảm
bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng.
1.3.3.5. Các yếu tố khách quan:
Đây là những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn,
dịch bệnh... Khi xẩy ra thường gây ra hậu quả lớn tác động đến cả Ngân
hàng và khách hàng, Ngân hàng khó có khả năng thu hồi được vốn điều đó
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trước sự tác động của các yếu tố này,
Ngân hàng khi tiến hành đầu tư cần phải cân nhắc, báo cáo một cách cụ thể,
chủ động phòng ngừa nhằm giảm thiểu rủi ro nếu có thể.
Như vậy việc nắm vững các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng
ngân hàng và biết tận dụng các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế của ngân
hàng mình sẽ tạo ra một chất lượng tín dụng tốt, góp phần vào sự phát triển
vững mạnh của ngân hàng và của nền kinh tế quốc dân.
1.3.4. Sự cần thiết nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của
NHTM:
Với sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay ngoài các Ngân hàng
quốc doanh; đã xuất hiện hàng loạt các loại hình ngân hàng khác nhau như:
Các ngân hàng liên doanh, các Ngân hàng thương mại cổ phần, các chi nhánh
Ngân hàng nước ngoài. Chính sự xuất hiện này đã làm cho mức độ cạnh tranh
trên thị trường ngân hàng ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi các Ngân hàng
phải luôn luôn tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao uy tín, vị thế của mình
trên thị trường. Một trong những biện pháp đó chính là phải nâng cao chất
lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng được thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu có
thể tính toán được như kết quả kinh doanh, dư nợ, nợ quá hạn... đồng thời nó
cũng được thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng và mức độ tác động tới
nền kinh tế.Việc nâng cao chất lượng tín dụng là rất cần thiết không chỉ riêng
đối với bản thân Ngân hàng mà còn rất quan trọng đối với nền kinh tế và các
chủ thể có liên quan. Cụ thể:
1.3.4.1. Đối với chủ thể vay vốn:
Lợi nhuận được xem là mục tiêu hàng đầu, nhưng đồng thời nó cũng
là thách thức đối với các chủ thể kinh tế. Để đạt được mục tiêu đó, các chủ
thể kinh tế phải biết kết hợp hài hoà giữa điều kiện chủ quan và khách
quan, giữa nội lực và ngoại lực. Phần lớn các chủ thể kinh tế đều phải đối
mặt với một thực tế đó là vốn tự có của các đơn vị, tổ chức kinh tế không
đủ để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh cho nên việc vay vốn
Ngân hàng là một tất yếu, lúc này đồng nghĩa với quan hệ tín dụng ra đời.
Mối quan hệ này được thiết lập giữa một bên thiếu vốn và một bên tạm
thời thừa vốn. Do đó, để thắt chặt mối quan hệ và đảm bảo cho hai bên
cùng có lợi, đòi hỏi các khoản tín dụng phải có hiệu quả, chất lượng cao.
Nâng cao chất lượng tín dụng thực sự cần thiết với đơn vị, tổ chức
kinh tế bởi nó gắn liền với hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh. Kết
quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp phải đảm bảo bù đắp các chi
phí bỏ ra, hoàn trả cả gốc và lãi cho Ngân hàng đúng thời hạn và thu được
lợi nhuận. Có như vậy, mới tạo được sự tin tưởng với Ngân hàng. Ngoài ra
còn giúp cho doanh nghiệp duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, chiếm
được chỗ đứng trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngược lại, nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không có
hiệu quả, thua lỗ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong nhiều vấn đề, nhưng
nổi cộm sẽ là vấn đề tài chính, khả năng thanh toán với Ngân hàng, với các
đối tác trong kinh doanh, sự tin tưởng và uy tín giảm dần trong môi trường
kinh doanh. Không những không duy trì được sự tồn tại của mình trong nền
kinh tế mà còn làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng (thất
thoát vốn), ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội.
1.3.4.2. Đối với Ngân hàng:
Cũng như các tổ chức kinh tế khác, hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng cũng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Với tư cách là trung gian tín
dụng, hoạt động chính của Ngân hàng là "đi vay để cho vay".
Trong điều kiện hiện nay, số lượng NHTM ngày càng nhiều, cạnh
tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt cho nên Ngân hàng luôn phải có
các biện pháp để huy động vốn và sử dụng vốn một cách linh hoạt, có hiệu
quả, tạo ra được nguồn vốn đa dạng và dồi dào, làm cơ sở cho việc tạo ra
các tài sản có sinh lời, đồng thời đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay,
có khả năng thu hồi được nợ và lãi vay. Hơn nữa, tín dụng là hoạt động
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động của Ngân hàng(80-95%), nên lợi
nhuận mang lại phần lớn là từ hoạt động này.
Do đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng là điều kiện tiên quyết, tác
động tới tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng. Sự kết hợp giữa
đảm bảo khả năng thanh toán đồng thời tăng nguồn thu, lợi nhuận đạt được
ngày càng cao sẽ góp phần mở rộng quy mô, thực hiện các mục tiêu kinh tế
- xã hội góp phần hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển trên cơ sở
sử dụng vốn tín dụng của Ngân hàng.
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng sẽ giúp Ngân hàng tránh
được những tổn thất.
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng góp phần tăng khả năng sinh
lời cho Ngân hàng thông qua việc tăng dư nợ tín dụng, từ đó tăng lợi nhuận
thu được từ hoạt động tín dụng.
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng làm tăng khả năng cung cấp
dịch vụ của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay
vốn tín dụng và thu hút được thêm nhiều khách hàng.
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng còn góp phần củng cố mối
quan hệ xã hội của Ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo được môi
trường thuận lợi nhất cho hoạt động Ngân hàng.
1.3.4.3. Đối với nền kinh tế:
NHTM được xem là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt - kinh
doanh tiền tệ. Là một khâu quan trọng trong hệ thống tài chính của Quốc
gia, nếu hoạt động kinh doanh của NHTM có hiệu quả, nó sẽ ảnh hưởng
tích cực đến khu vực tài chính, góp phần ổn định tiền tệ, lạm phát. Tạo điều
kiện cho Ngân hàng Trung Ương thực hiện chính sách tiền tệ.
Mặt khác, NHTM là nơi đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế. Việc nâng cao chất lượng tín dụng đồng nghĩa
với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, tăng khả
năng cạnh tranh, có điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Như vậy, hoạt động tín dụng gắn liền với sự phát triển của cả nền
kinh tế, nâng cao chất lượng tín dụng thực sự là cần thiết và cấp bách đối
với các Ngân hàng thương mại nói riêng và cả hệ thống Ngân hàng nói
chung.
Chương II: thực trạng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp&phát
triển nông thôn quận thanh xuân
2.1. Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp quận Thanh Xuân
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông
nghiệp& phát triển nông thôn(NHNo&PTNT) Thanh Xuân:
Nhằm thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị
trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN, ngành
Ngân hàng đã có những bước chuyển biến tích cực vào sự nghiệp phát triển
kinh tế đất nước, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn,
lạc hậu, sánh vai cùng các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Bước chuyển biến đầu tiên lớn nhất của hệ thống Ngân hàng Việt
Nam phải kể đến đó là sự chuyển đổi từ hệ thống Ngân hàng một cấp sang
hệ thống Ngân hàng hai cấp với sự phân biệt rõ ràng giữa hai chức năng;
quản lý và kinh doanh tiền tệ. Sự chuyển biến này đánh dấu bước ngoặt
trong quá trình hoạt động của hệ thống Ngân hàng, tạo điều kiện cho các
Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn góp phần vào
sự phát triển chung của ngành Ngân hàng.
Quyết định số 59/QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vào tháng
08/1988 chuyển hệ thống Ngân hàng một cấp thành hai cấp và thành lập 4
Ngân hàng Thương mại Quốc doanh: Ngân hàng nông nghiệp& phát triển
nông thôn; Ngân hàng công thương; Ngân hàng ngoại thương và Ngân hàng
đầu tư và phát triển.
Cùng với Quyết định đó, NHNo&PTNT Hà Nội ra đời với trụ sở
chính tại số 77 Lạc Trung quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Xuất phát từ nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm đáp ứng
nhu cầu của nền kinh tế, ngày 01/04/1996 Tổng giám đốc NHNo&PTNT
Việt Nam ký Quyết định số 18/NHN-02 thành lập chi nhánh NHNo&PTNT
quận Thanh Xuân; địa chỉ giao dịch tại 106 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà
Nội.
Ngày 03/07/1996, Ngân hàng khai trương và chính thức đi vào hoạt
động với tư cách là một Ngân hàng cấp 4. Sau một thời gian hoạt động, ngày
01/01/1999 NHNo&PTNT quân Thanh Xuân được nâng lên thành Ngân hàng
cấp 3, loại 2. Sau một năm hoạt động NHNo & PTNT quận Thanh Xuân được
nâng lên thành Ngân hàng cấp 2 loại 4, trực thuộc NHNo&PTNT Chi nhánh
Thành phố Hà Nội. Sau mười năm hoạt động NHNo&PTNT quận Thanh
Xuân từng bước khẳng định vị trí của mình và có những thành tích đáng kể.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT quận Thanh Xuân:
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Thanh Xuân:
Giám đốc
Cơ cấu bao gồm các bộ phận, phòng, ban sau:
2.1.2.1. Ban giám đốc bao gồm:
Giám đốc
Phòng Kế toán -
ngân quỹ
Phòng kinh doanh
Phó Giám đốc
Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh, tổ
hành chính tổng hợp.
Phó giám đốc: Được sự uỷ quyền của giám đốc phụ trách phòng kế
toán và ngân quỹ.
2.1.2.2. Các phòng chức năng:
- Phòng kinh doanh bao gồm 10 người: Trong đó có hai phó phòng
kinh doanh.
+ Chủ yếu đảm nhiệm nghiệp vụ tín dụng, có chức năng quản lý điều
hành chỉ đạo thực hiện các chủ trương về công tác tín dụng.
+ Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô sản xuất vừa và lớn,
tập trung các thông tin đã thu thập được để từ đó phân tích, đưa ra những
phương hướng thực hiện công tác tín dụng tháng tới, cả năm và năm tới.
+ Đề xuất ý kiến cho vay hay không cho vay đối với các dự án thuộc
quyền hạn của mình.
+ Cố vấn cho Ban Giám đốc trong quá trình đưa ra quyết định cho
vay hay không cho vay các dự án vượt quá quyền hạn của mình.
- Phòng kế toán và ngân quỹ bao gồm 18 người: Trong đó có một
trưởng phòng, một phó phòng và bốn trưởng phòng giao dịch đảm nhiệm cả
hai việc: kế toán nội bộ và kế toán giao dịch.
+ Kế toán nội bộ:
. Thực hiện công tác kế toán và quản lý chi tiêu nội bộ như: chi trả
lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí và công tác hành chính.
. Báo cáo tổng hợp thu, chi hàng tháng, hàng quý và cả năm với Ban
Giám đốc.
+ Kế toán giao dịch:
. Xử lý các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế và cá nhân.
. Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và thanh toán cho khách hàng.
. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: Uỷ
nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, L/C, chuyển tiền, cung cấp
dịch vụ phone banking, dịch vụ WERTUION .
. Tổ chức ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời
từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các hoạt động huy động vốn và sử dụng
vốn.
. Tổ chức thanh toán bù trừ và thanh toán liên hàng.
. Lập bảng cân đối ngày, tuần, tháng, quý và cả năm.
. Hàng tháng tổng hợp báo cáo gửi lên Ngân hàng cấp trên.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2004 của
NHNo&PTNT Thanh Xuân
2.1.3.1. Công tác huy động vốn:
Là một tổ chức chuyên"đi vay để cho vay", do vậy công tác tạo vốn ở
ngân hàng là tiền đề để mở rộng thị trường tín dụng và là điều kiện sống còn
trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Thấy được tầm quan trọng của việc huy
động vốn Chi nhánh Thanh Xuân luôn đề cao công tác này. Năm 2004 đã thực
hiện nghiêm túc chủ chương và chỉ tiêu kế hoạch Tổng giám đốc giao về
nguồn vốn huy động. Với nhiều hình thức, nhiều thể loại huy động và tuỳ từng
địa điểm mà Chi nhánh Thanh Xuân đã áp dụng các biện pháp năng động
mềm dẻo để thu hút nguồn vốn cả ngoại tệ và nội tệ đáp ứng nhu cầu tín dụng.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2004:
Tổng nguồn vốn huy động đạt 345.018 triệu đồng, tăng gần 6% so với
năm 2003
Cơ cấu nguồn vốn như sau :
+ Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ lệ 20,89% tổng nguồn vốn
+ Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ 26,02% tổng nguồn
vốn
+ Nguồn kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ lệ 56,69% tổng nguồn vốn
+ Nội tệ đạt 280.237 triệu đồng, chiếm 80,52%trên tổng nguồn vốn,
tăng so với 31/12/2003 là: 304 triệu đồng, riêng kỳ phiếu giảm do phần lớn do
đến hạn, khách hàng chuyển sang sổ tiết kiệm ngoại tệ.
+ Nguồn vốn ngoại tệ đạt 79.790 triệu đồng (quy đổi), chiếm
19,47%/tổng nguồn vốn, tăng 19.044 triệu đồng so với 31/12/2003, tăng chủ
yếu ở tiết kiệm 12 tháng USD và EUR.
2.1.3.2. Tình hình đầu tư vốn tín dụng năm 2004:
Tổng doanh số cho vay 223 tỷ đồng tăng 59 tỷ đạt 135% so với năm
2000 trong đó:
Đầu tư vốn đến 31/12/2004 đạt 159.769 triệu đồng, tăng 19% so với
năm 2003, tuy nhiên vẫn không đạt được chỉ tiêu theo kế hoạch được giao.
Như vậy tốc độ tăng tín dụng toàn Chi nhánh là 19%, trong đó cơ cấu đầu tư
như sau:
- Dư nợ ngắn hạn đạt 116.495 triệu đồng, chiếm 73%/tổng dư nợ.
- Dư nợ trung hạn đạt 43.274 triệu đồng, chiếm 27%.
Trong đó, nội tệ chiếm 95%, ngoại tệ chiếm 5%/tổng dư nợ. Đặc biệt
Chi nhánh đã phục vụ được cả các doanh nghiệp vừa nhập khẩu và vừa xuất
khẩu, về cơ bản cân đối được cung cầu ngoại tệ như: Cty CP điện tử chuyên
dụng HANEL, Cty CP Thiền Quang, Cty TNHH Vĩnh Phát...
Dư nợ của Chi nhánh ước tính chiếm 7- 8% trên tổng số các đơn vị
đóng trên địa bàn. Mặc dù có sự phát triển tốt các chỉ tiêu nhưng công nợ còn
gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín
dụng trên địa bàn quận, như: NHNNo Nam Hà nội, NHNNo Hà Tây, NHCT
Thanh Xuân, NHCT Hà Tây, NHĐT Hà Tây, NHCP quân đội, NHTMCP
Phương Nam, NGTMCP Đông á... Đối với các đơn vị lớn như NHCT Thanh
Xuân, NHĐT Hà Tây đều trực thuộc địa bàn, mỗi ngân hàng lại có những
chính sách thu hút khách hàng, có sự cạnh tranh về lãi suất, các sản phẩm dịch
vụ hoàn hảo, đồng bộ cũng như khuyến mãi khác nhau đã có những tác động
không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Đây không chỉ là yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển dư nợ và ảnh hưởng cả đến tăng trưởng
nguồn vốn, phí dịch vụ.
+ Tín dụng DNNN: Hiện có 4 doanh nghiệp nhà nước quan hệ tín dụng
tại chi nhánh, chiếm 8%/tổng dư nợ. Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước
kinh doanh đều gặp nhiều khó khăn do cơ chế, chính sách thay đổi. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp đều trả gốc, lãi đều hàng tháng, chưa có nợ quá hạn phát
sinh cuối tháng.
+ Tín dụng DN ngoài Quốc doanh: Đây là đối tượng đầu tư trọng điểm
của Chi nhánh, các dự án vay vốn của đối tượng này có tính hiệu quả cao và
an toàn vốn, đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn của ngành. Dư nợ
của thành phần kinh tế này chiếm 74%/tổng dư nợ. Tuy nhiên, để phát triển
được cần phải có chính sách phát triểm sản phẩm ngân hàng đồng bộ, đáp ứng
được các nhu cầu của các đơn vị này.
+ Tín dụng hộ gia đình, cá nhân: Tỷ trọng dư nợ của đối tượng này
không nhiều, chiếm 16,5% bao gồm các hộ SXKD và cho vay phục vụ tiêu
dùng.
+ Cho vay ngoại tệ đạt 4000 ngàn USD giảm 4518 ngàn USD và đạt
46,33% so với năm 2003.
+ Cho vay nội tệ là 169 tỷ đồng tăng 120 tỷ, đạt 344,9% so với 2003
+ Doanh số thu nợ trong năm đạt 230 tỷ đồng tăng 107 tỷ, đạt 186,9%
so với năm 2000.
Tóm lại công tác tín dụng năm 2004 của Chi nhánh Thanh Xuân đã có
nhiều cố gắng và thực sự đi vào chất lượng: Đối với những món vay mới thực
hiện nghiêm túc thể lệ, chế độ, quy trình, nghiệp vụ tín dụng; đảm bảo tất cả
các món vay đều được kiểm tra trước, trong và sau khi phát tiền vay, thực hiện
quy chế thế chấp tài sản, không tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng, chiếm đoạt
tài sản hoặc sử dụng vốn sai mục đích. Tiến hành phân loại khách hàng, chọn
lựa các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, sản xuất kinh doanh đúng hướng, có
tín nhiệm để tạo ra một đội ngũ khách hàng tin cậy và mang tính chiến lược
lâu dài.
Năm 2004 Chi nhánh đã đôn đốc thu nợ, đồng thời Chi nhánh phối hợp
với chính quyền địa phương nơi con nợ cư trú, với cơ quan bảo vệ pháp luật
để xử lý đối với khách hàng không có khả năng thanh toán, nợ dai do làm ăn
thua lỗ, phá sản hoặc khách nợ có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân
hàng. Vì vậy năm 2004 dư nợ quá hạn đã có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên tỷ lệ đầu tư trung và dài hạn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong
tổng doanh số cho vay trong năm, đặc biệt là đầu tư dài hạn - phải chăng
nguyên nhân ở đây là do hầu hết các khách hàng của Chi nhánh đều có quy mô
nhỏ, không đồng đều và không ổn định. Vì vậy, trong năm 2004 mặc dù Chi
nhánh đã thực sự cố gắng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cho các doanh
nghiệp, các công ty song sang năm 2005 Chi nhánh cần phải tích cực hơn nữa
trong công tác tìm kiếm những khách hàng có dự án đầu tư hiệu quả, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình..
2.1.3.3. Các hoạt động khác
2.1.3.3.1. Nghiệp vụ bảo lãnh:
Chi nhánh thường thực hiện các loại hình bảo lãnh như: bảo lãnh dự
thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành sản phẩm trong thẩm
quyền phán quyết của Chi nhánh. Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2004 đạt 8.442
triệu đồng, doanh số cả năm Chi nhánh đã bảo lãnh tổng cộng 16.323 triệu
đồng bao gồm 160 món, thu phí bảo lãnh đạt trên 70 triệu đồng.
2.1.3.3.2. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
- Nhập khẩu: Tổng cộng khối lượng thanh toán qua Chi nhánh đạt gần 3
triệu USD (quy đổi), phí thu được đạt 270 triệu đồng. Bao gồm: 49 món mở
L/C, 71 món thanh toán L/C và 145 món chuyển tiền và nhờ thu.
- Xuất khẩu: Chi nhánh đã thu hút được một số khách hàng tham gia
nhập khẩu về giao dịch như: Công ty CP Thiền Quang, Cty SX hàng XK Bình
Thuận, Cty Thực phẩm Thông Tấn, Cty TM&XD Vĩnh Phát và đã một phần
cân đối được nhu cầu ngoại tệ chi Chi nhánh.
Thanh toán quốc tế ngày càng mở rộng. Số lượng các doanh nghiệp
thanh toán quốc tế qua chi nhánh ngày càng nhiều, đây là một dịch vụ hỗ
trợ tích cực cho việc mua bán ngoại tệ, nghiệp vụ bảo lãnh. Do vậy phí thu
được từ dịch vụ thanh toán quốc tế, phí bảo lãnh ngày càng cao.
2.1.3.3.3. Dịch vụ:
+ Năm 2004, Chi nhánh đã phát hành tổng số 1.217 thẻ ATM, vượt so
với kế hoạch 17 thẻ, luỹ kế là 1.469 thẻ với số dư 2.669,961 triệu đồng- Đây
là nguồn tiền gửi không kỳ hạn rẻ nhất.
+ Chi nhánh đã thực hiện chuyển 4.623 món tiền với tổng số tiền là
560.918 triệu đồng, thu được 135 triệu đồng phí dịch vụ. So với cùng kỳ năm
trước tăng 706 món, tuy nhiên phí thu nhờ dịch vụ này giảm 9 triệu đồng
(những món chuyển tiền cùng hệ thống NHNo HN không đuợc thu phí).
+ Dịch vụ chi trả tiền WESTERN UNION đạt 29 món với số tiền là
13.423 USD phí thu được luỹ kế 7 triệu đồng.
+ Số khách hàng mở tài khoản tiền gửi:
- Doanh nghiệp: 180 khách hàng với số dư 13.347 triệu. Số khách hàng
tăng so với năm 2003 là 7%.
- Cá nhân: 1.590 khách hàng với số dư 3.085 triệu, so với năm 2003 số
khách hàng mở TK cá nhân tăng 26%.
2.1.3.3.4. Công tác kế toán ngân quỹ:
Năm 2004 Chi nhánh đạt được kết quả kinh doanh như sau :
- Tổng thu từ lãi và các khoản có tính chất lãi: 25.232 triệu đồng tăng
6%so với năm 2003 trong đó:
+ Thu lãi tiền vay: 13.956 triệu đồng, tăng 43% so với năm 2003
+ Thu lãi tiền gửi : 1.710 triệu đồng, tăng 28% so với năm 2003
+ Thu lãi từ trái phiếu, tín phiếu: 40 triệu đồng
+ Thu khác về huy động vốn: 0
+ Thu phí thừa vốn: 9.526 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2003
+ Thu cấp bù lãi suất: 0
- Thu ngoài lãi: Tổng thu 537 triệu đồng
+ Thu dịch vụ: 447 triệu đồng, tăng 76% so với năm 2003
+ Thu kinh doanh ngoại tệ: 56 triệu đồng
+ Thu bất thường: 34 triệu đồng, giảm 19% so với năm 2003
- Chi trả lãi: 16.501triệu đồng, trong đó:
Chi trả lãi tiền gửi: 16.125 triệu đồng, tăng 36% so với năm 2003
Chi trả lãi tiền : 0
Chi trả lãi phát hành kỳ phiếu: 376 triệu đồng
- Chi ngoài lãi: tổng chi :2.750 triệu đồng, trong đó
. Chi nộp thuế : 8 triệu đồng chiếm tỷ lệ 300% so với năm 2003
. Chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: 17 triệu đồng,tăng 55% so với
năm 2003
. Chi cho cán bộ công nhân viên : 840 triệu đồng,tăng 13% so với
năm 2003
. Chi phí kinh doanh ngoại tệ: 8 triệu đồng 100% so với năm 2003
. Chi về tài sản : 1.050 triệu đồng, tăng 13% so với năm 2003
. Chi bảo hiểm tiền gửi: 211 triệu đồng, giảm 18% so với năm 2003
. Trích dự phòng rủi ro : 0
Chênh lệch thu chi 25.769 - 19.251 = 6.518 triệu đồng tăng 62% so
với năm 2003.
Nguồn thu ở đây chủ yếu là thu từ lãi tiền gửi đạt 59,887 tỷ đồng chiếm
tỷ lệ 48% tổng thu. Nguồn thu lãi cho vay chiếm tỷ lệ 34,2 % so với tổng thu
đạt thấp hơn so với năm trước là do nhiều khách hàng vay vốn gặp khó khăn
về tài chính dẫn đến nợ quá hạn cao không thu được lãi.
Năm 2004 là năm đã áp dụng nhiều biện pháp giảm chi phí và đã dẫn
đến tốc độ tăng chi phí là 17% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng thu nhập
(30,4%). Vì vậy đã đảm bảo chênh lệch thu chi tăng trưởng 62% so với năm
2003 góp phần đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên, khuyến khích
công nhân viên hăng say làm việc với tinh thần đoàn kết cống hiến nhiều lợi
ích của toàn hệ thống.
Như vậy với rất nhiều hoạt động đa dạng Chi nhánh Thanh Xuân đã đáp
ứng hầu hết các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao hiệu quả
kinh doanh, tự khẳng định mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế
góp phần tăng trưởng và phát triển đất nước.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thanh
Xuân:
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong những năm
qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã có những bước tiến
mới từ hệ thống ngân hàng một cấp với hình thức cấp phát tín dụng sang hệ
thống ngân hàng hai cấp: Quản lý nhà nước và kinh doanh đầu tư tín dụng
theo đúng nghĩa của nó, đáp ứng được nhu cầu lớn về vốn phát triển cho nền
kinh tế, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.
Bên cạnh những thành tựu đạt được các ngân hàng thương mại hiện nay
cũng đang gặp một số khó khăn cần được khắc phục như: Chất lượng, hiệu
quả đầu tư tín dụng còn thấp, tỷ lệ quá hạn đang ở mức cao. Các ngân hàng
thương mại đang tiếp nhận và quản lý một khối lượng lớn tài sản gán nợ, xiết
nợ và việc sử lý vô cùng khó khăn phức tạp... Vấn đề này sẽ được cụ thể hoá
thông qua thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Thanh
Xuân.
2.2.1. Công tác huy động vốn:
bảng 1: Biến động nguồn vốn huy động giai đoạn 2002-2004
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số tiền
%so
với
2001
Số tiền
%so
với
2002
Số tiền
%so
với
2003
Tổng nguồn
huy động 258.716 138 325.670 125 345.018 106
Nội tệ 215.952 149 279.933 129 280.237 100,1
Ngoại tệ quy
đổi ra VND 43.800 105 45.737 104 64.781 142
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004 của
NHNo Thanh Xuân)
biểu đồ so sánh nguồn huy động qua các năm:
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
2002
2003
2004
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2002, Chi nhánh đạt kế hoạch Thành phố
giao (260 tỷ đồng), so với năm 2001 tăng 71.535 triệu đồng, tỷ lệ tăng 38,2%.
Nguồn vốn tăng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm( 29 tỷ ), tiền gửi kỳ phiếu.
Năm 2003 tổng nguồn vốn tăng 66.954 triệu đồng so với năm 2002,
tăng25,88% so với năm trước.
Năm 2004 tổng nguồn vốn tăng 19.348, tăng 5,94% so với năm 2003.
Mạng lưới các phòng giao dịch huy động tiền gửi dân cư ngày càng ổn định và
phát triển tạo nguồn vốn ổn định cho toàn Chi nhánh. Đặc biệt trong năm qua
Chi nhánh đã đứng thứ hai trong toàn thành phố Hà nội về công tác huy động
vốn.
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn:
bảng 2: tình hình sử dụng vốn:
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Tổng dư nợ 85.625 134.022 159.463
Tổng nguồn vốn huy động 258.716 325.670 345.018
Chênh lệch huy động và
cho vay 173.091 191.648 185.555
(Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2002, 2003, 2004 của NHNo Thanh
Xuân)
Chi nhánh chú trọng mở rộng tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất
lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn.... Thường xuyên nhắc nhở về đạo đức,
tác phong nghề nghiệp để có niềm tin từ khách hàng. Tập trung thu nợ quá hạn
thông thường và nợ quá hạn đã xử lý rủi ro để tăng thu nhập bất thường. Hạn
chế nợ quá hạn mới phát sinh. Trong năm đã thu được 222.823 triệu đồng tiền
nợ quá hạn đã xử lý rủi ro, trong đó 173.002 triệu đồng tiền gốc và 49.821
triệu đồng tiền lãi.
Kiểm tra hồ sơ và chuyển lên thành phố hàng trăm món thanh toán quốc
tế, thu được hơn 100 triệu đồng tiền phí thanh toán, góp phần tạo thuận lợi cho
khách hàng hưởng các dịch vụ ngân hàng hoàn thiện hơn.
Thực hiện khoán việc, giao việc cụ thể từng cán bộ và đánh giá hưởng
lương, thi đua theo A,B,C từ đó thúc đẩy trách nhiệm, lòng nhiệt tình say mê
nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên và thực sự đã có hiệu quả.
2.2.2.1. Hoạt động tín dụng theo thời gian:
Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thanh Xuân
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm, 2002, 2003, 2004 của Ngân hàng No
Thanh Xuân)
Qua bảng trên ta thấy được rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng
được mở rộng. Năm 2002 mức dư nợ rất cao, đạt 85.652 triệu đồng.
Tổng dư Nợ năm 2002 đạt 39.909 triệu đồng tăng 47.743 triệu đồng
tương đương 114,5% so với năm 2001. Năm 2003 mức dư nợ đạt 134.022
triệu đồng tăng 46.373 triệu đồng tương đương 53% so với năm 2002. Năm
2004 mức dư nợ đạt 159.463 triệu đồng tăng 25.441 triệu đồng tương
đương 18,98% so với năm 2003.
Nhìn một cách tổng quát ta thấy, tốc độ dư nợ tăng mạnh qua các
năm, đây là dấu hiệu tốt về hoạt động tín dụng của Ngân hàng, thị phần
ngày càng được mở rộng. Đi vào cụ thể theo thời hạn của từng khoản cho
vay, ta thấy rằng:
Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng dần qua các năm, tốc độ ngày một cao.
Năm 2002 đạt 65.818 triệu đồng tăng 35.977 triệu đồng tương đương với
Chỉ tiêu
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số tiền
So
với
2001
(%)
Số tiền
So
với
2002
(%)
Số tiền
So
với
2003
(%)
Tổng dư Nợ 85.652 114,5 134.022 53 159.463 18,98
Cho vay
ngắn hạn 65.818 121 95.133 45 108.760 14,3
Cho vay trung
và dài hạn 21.834 117 38.889 78 50.703 30,4
121% so với năm 2001. Năm 2003 đạt 95.133 triệu đồng tăng 29.315 triệu
đồng tương đương với 45% so năm 2002. Năm 2004 đạt 108.760 triệu đồng
tăng 13.627 triệu đồng tương đương với 14% so năm 2003.
Dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng tăng với tốc độ cao. năm 2002
đạt 21.834 triệu đồng, tăng 11.766 triệu đồng tương đương với 117%. Năm
2003 đạt 38.889 triệu đồng tăng 17.055 triệu đồng, tương đương với 78%
so với năm 2002. 9 Tháng đầu năm 2004 đạt 50.703 triệu đồng tăng 11.814
triệu đồng, tương đương với 30% so với năm 2003. Chênh lệch tỷ trọng
giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn và dài hạn lớn dần qua các
năm.
Qua việc phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng NHNo & PTNT
quận Thanh Xuân, có thể rút ra một số nhận xét:
Thứ nhất: mức dư Nợ cho vay hàng năm của Ngân hàng tăng đều, nó
khẳng định một điều rằng Ngân hàng đã có chiến lược kinh doanh tốt, thể
hiện hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng, thị phần tăng lên, số
lượng khách hàng ngày càng đông hơn.
Thứ hai: Đối với cho vay ngắn hạn đây là một trong những hoạt động
sôi nổi nhất hiện nay trong công tác sử dụng vốn của Ngân hàng. Nó phục
vụ cho nhu cầu vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp, là nguồn vốn thiết thực
để tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Với nguồn vốn huy động cho
vay ngắn hạn dồi dào, đội ngũ khách hàng đông đảo mức lãi suất được điều
chỉnh nhanh nhạy và hợp lý của NHNo & PTNT quận Thanh Xuân đã gia
tăng dư Nợ cho vay ngắn hạn. Chính nhờ sự tăng trưởng về hoạt động cho
vay ngắn hạn mà tốc độ phát triển nói chung của hoạt động cho vay tăng
lên. Đây cũng là một thành công trong hoạt động tín dụng, làm tiền đề quan
trọng cho sự phát triển của Ngân hàng trong cơ chế kinh doanh mới.
Thứ ba: Vốn đầu tư trung và dài hạn, Ngân hàng chủ yếu tập trung
cho các dự án đầu tư mua máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến,
xây dựng cơ sở vật chất... có tính chất quyết định cơ cấu phát triển kinh tế
của các ngành, địa phương trong quận cũng như trong Thành phố.
2.2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế:
bảng 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:
Đơn vị: Triệu đồng
Đơn vị
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số tiền
% so
với
2001
Số tiền
% so
với
2002
Số tiền
% so
với
2003
Quốc doanh 54.348 61,5 52.312 -4 49.136 -6,1
Ngoài Quốc
doanh 148.531 145 207.002 39,3 245.074 141
Tư nhân, hộ
gđình, cá thể 18.287 15,4 21.635 18,3 24.268 12,2
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2002, 2003, 2004, của NHNo Thanh
Xuân)
Đối với thành phần kinh tế quốc doanh, doanh số cho vay năm 2002
doanh số là 54.348 triệu đồng, tăng 61,5% so với năm 2001. Năm 2003 doanh
số là: 52.312 triệu đồng giảm 4%. Cho vay khu vực kinh tế quốc doanh ngày
càng thu hẹp, cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng tương
đối lớn trong doanh số cho vay của Ngân hàng. Thực tế, khu vực này có môi
trường kinh doanh tương đối ổn định, đầu tư tín dụng có độ rủi ro thấp hơn
thành phần kinh tế quốc doanh nên hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT
quận Thanh Xuân luôn chú trọng tập trung vào khu vực này. Biểu hiện là
doanh số cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2002 doanh số cho
vay là 148.531 triệu đồng, tăng 87.883 tiệu đồng so với năm 2001, năm 2003
doanh số cho vay là 207.002 triệu, tăng 58.491 triệu đồng so với năm 2002.
Theo sự phát triển của nền kinh tế, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
ngày càng sôi động, điều đó tác động đến cơ cấu của doanh số cho vay. Tỷ
trọng doanh số cho vay của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên rất
cao. Tuy nhiên, mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh còn cao.
Đối với thành phần kinh tế cá nhân, cá thể, hộ gia đìnhcó xu hướng
tăng, nhưng cũng tăng không đáng kể. Năm 2002 đạt 18.287 triệu đồng,
tăng 2.817 triệu đồng. Năm 2003 đạt 21.635 tăng 3.348 triệu đồng so với
năm 2002. Năm 2004 đạt 24.268 triệu đồng, tăng 2.633 triệu đồng so với
năm 2003.
Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT quận
Thanh Xuân đã được mở rộng, khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân
hàng ngày càng tăng và đa dạng.
2.2.3. Tình hình thu nợ:
Bảng 5: Doanh số thu nợ tại NHNo & PTNT quận Thanh Xuân
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số tiền
So
với
2001
(%)
Số tiền
So
với
2002
(%)
Số tiền
So
với
2003
(%)
Tổng doanh số
thu nợ 126.320 57,1 212.944 68,6 288.577 35,5
Khu vực quốc
doanh 44.309 9,4 45.520 3 47.156 3,6
Ngoài quốc
doanh 82.011 29,5 167.424 104 241.421 44,2
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2002, 2003,2004 của NHo Thanh
Xuân)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
Doanh số thu nợ qua các năm 2002, 2003 và 2004 đều tăng khá
mạnh. Cụ thể là năm 2002 doanh số thu nợ là 126.320 triệu đồng tăng so
với năm 2001 là 57,1% tương đương với 45.895 triệu đồng. Năm 2003
doanh số thu nợ 12.944 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 68,6% tương
đương với 98.624 triệu đồng. Năm 2004 doanh số thu nợ 288.577 triệu
đồng tăng so với năm 2003 là 35,5% tương đương với 75.633 triệu đồng.
Trong đó: khu vực kinh tế quốc doanh tăng mạnh và khá ổn định:
Doanh số thu năm 2002 tăng 9,4% so với năm 2001.
Còn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, doanh số thu nợ tăng
mạnh qua các năm: Năm 2002 tăng 29,5% so với năm 2001. Năm 2003 là
167.424 triệu đồng tăng 104%, số tuyệt đối là 85.413 triệu đồng so với năm
2002.
Về cơ cấu thu nợ thì doanh số thu nợ khu vực ngoài quốc doanh
chiếm tỷ trọng rất lớn: tỷ trọng doanh số thu nợ ngoài quốc doanh, năm
2001 là 78,76%, năm 2002 là 64,9% năm 2003 là 78,6 % trên tổng số thu
nợ của năm.
Qua việc xem xét tỷ trọng thu nợ quốc doanh và tốc độ tăng trưởng của
nó ta cũng thấy được rằng đối với Chi nhánh Thanh Xuân, là một chi nhánh
cấp 2 loại 4 quy mô đang còn nhỏ cho nên tỷ trọng cho vay và thu nợ ở khu
vực quốc doanh và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng. Đây là
dấu hiệu tốt cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT
Thanh Xuân
2.3.1. Những kết quả đạt được:
- Thực hiện tốt nội dung đề án cơ cấu lại ngân hàng của Ngân hàng
No&PTNT TP Hà Nội.
Các biện pháp tạo nguồn lực trong kinh doanh:
+ Ban giám đốc thực sự đoàn kết nhất trí trong chỉ đạo điều hành, luôn
năng động, sáng tạo và nghiêm túc nên việc triển khai nhiệm vụ đạt hiệu quả,
cùng bàn bạc và đưa ra những quyết định trong kinh doanh một cách hợp lý,
dân chủ.
+ Tạo nguồn nhân lực: Mặc dù cán bộ có nhiều bất cập, nhưng Chi
nhánh đã bố trí cán bộ hợp lý theo năng lực. Cán bộ hợp đồng không thời hạn
giảm 1 người so với đầu năm, hợp đồng tăng 1 người.
+ Tập hợp được sức mạnh tập thể trong hoạt động kinh doanh, chú
trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm và phong cách giao dịch.
+ Trụ sở được mở rộng và được ổn định lâu dài từ việc thuê thêm trụ sở
và được cải tạo với diện tích sử dụng hơn 300m2, mặt tiền, vị trí đẹp và đã
làm lại biển, bàn quầy, xây kho tạo thuận tiện cho việc giao dịch của khách
hàng.
Những giải pháp nâng cao năng lực tài chính:
Tập trung huy động nguồn vốn để cho vay và thực hiện các dịch vụ
khác;
Lựa chọn khách hàng để cho vay nhằm tạo lãi suất chênh lệch cao.
Tăng các nguồn thu từ các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh, cầm cố,
chuyển tiền.
Thực hiện xoá bao cấp trong điều hành bằng cách thay đổi thường
xuyên chỉ đạo điều hành để phù hợp với cơ chế kinh doanh thị trường, cơ chế
cạnh tranh giữa các ngân hàng. Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho
các trưởng phòng và cán bộ nhân viên bằng giao khoán công việc trên cơ sở
mức lương và khả năng chuyên môn nghiệp vụ;
Để nâng cao chất lượng tín dụng Ban lãnh đạo điều hành bằng cách tập
thể cùng thẩm định cùng kiểm tra cùng chịu trách nhiệm. Sáng kiến trên đã
mang lại hiệu quả cao trong tăng trưởng tín dụng, đặt biệt là chất lượng tín
dụng.
Việc khoán tài chính đến người lao động đã kích thích tính tự giác của
CBCNV.
Thường xuyên khuyến khích cán bộ làm tốt, phê bình, giúp đỡ những
cán bộ còn yếu kém.
Thực hiện tốt các phong trào thi đua của Thành phố và của Chi nhánh
đề ra và có đánh giá tổng kết.
Công tác phát triển thị trường: Chi nhánh đã tích cực quảng bá, vận
động khách hàng bằng nhiều hình thức như: phát tờ rơi, thông tin trên đài phát
thanh của phường … và từng bước đã tiếp cận được một số các doanh nghiệp,
tổ chức… Tuy nhiên vẫn chỉ chiếm ít thị phần trên địa bàn quận.
- Để đánh giá được kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của
ngân hàng (hoạt động tín dụng là chủ đạo), chúng ta phải sử dụng những
chỉ tiêu phản ánh một cách rõ nét nhất.
Phân tích chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT quận
Thanh Xuân thông qua một số chỉ tiêu sau:
2.3.1.1. Hiệu suất sử dụng vốn:
Tổng dư nợ
Hiệu suất sử dụng vốn =
Tổng nguồn vốn huy động được
Bảng 6: Hiệu suất sử dụng vốn của NHNo Thanh Xuân
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Tổng dư nợ 85.625 134.022 159.463
Tổng nguồn vốn huy động 259.752 325.670 361.567
Chênh lệch huy động và
cho vay 172.127 191.648 202.104
Hiệu suất sử dụng vốn 33,7% 41% 44%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2002,2003,2004 của NHNo Thanh
Xuân)
Năm 2002, nguồn vốn huy động 259.752 triệu đồng trong khi tổng dư
nợ 85.625 triệu đồng hiệu suất sử dụng vốn là 33,7%. Năm 2003, hiệu suất sử
dụng vốn tăng lên rất nhanh là 41%. Năm 2004 hiệu suất sử dụng vốn tăng là
44% mặc dù nguồn vốn năm 2002 và năm 2003 tăng rất cao so với năm 2001
nhưng hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng lại tăng.
Nguyên nhân do Ngân hàng tăng cường tìm kiếm khách hàng, có
phương án khả thi mở rộng cho vay với tất cả các thành phần kinh tế, huy
động nguồn vốn để điều chuyển vốn thừa lên NHTW, Ngân hàng được hưởng
một khoản phí tương đối cao mà NHTW trả cho các NHTM. Đây là chiến
lược kinh doanh của Ngân hàng, vừa có lãi mà vốn lại được đảm bảo an toàn.
2.3.1.2. Tỷ lệ nợ quá hạn:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn tại NH No Thanh Xuân
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Tổng dư nợ 85.652 134.022 159.463
Nợ quá hạn 27 14 115
% so với tổng nợ 0,032% 0,01% 0,072%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2002, 2003, 2004 của NHNo Thanh
Xuân)
NHNo& PTNT Thanh Xuân là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, do đó
trong hoạt động của mình NHNo& PTNT Thanh Xuân không thể tránh khỏi
rủi ro, mà chủ yếu hàng đầu là rủi ro tín dụng. Biểu hiện trực tiếp và đầu
tiên của rủi ro tín dụng là tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi.
Trong những năm qua, NHNo& PTNT quận Thanh Xuân đã không
ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế cho vay đối với những doanh
nghiệp làm ăn không hiệu quả, tình hình tài chính không rõ ràng, dự án
không đảm bảo tính khả thi. Do đó đã hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn.
Tuy nhiên, rủi ro tất yếu vẫn xảy ra, nợ quá hạn vẫn còn tồn tại.
Qua các thông số về nợ quá hạn, ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn của
Ngân hàng giảm nhiều qua các năm do Ngân hàng đã có những biện pháp
phòng ngừa rủi ro có hiệu quả cho nên. Đến cuối năm 2002 thì tỷ lệ nợ quá
hạn giảm xuống và chỉ còn 0,032%, năm 2003 chỉ còn lại 0,01%, nhưng
năm 2004 lại là 0,072%.
Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tương đối thấp (dưới 3% qui định)
chứng tỏ chất lượng tín dụng tốt. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động
tín dụng của Ngân hàng.
2.3.2.2.1. Nợ quá hạn theo thời gian:
biểu đồ: về nợ quá hạn theo thời gian của NHNo Thanh Xuân từ 2002-2004
0
2
4
6
8
10
12
Ng¾n h¹ n Trung h¹ n
2002
2003
2004
Như vạy ta thấy nợ quá hạn tại Chi nhánh chỉ tập trung ở trung hạn,
còn ngắn hạn không có nợ quá hạn
2.3.2.1.2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế:
Bảng 8: nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của NHo Thanh Xuân từ 2002-
2004
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số tiền
% so
với
2001
Số tiền
% so
với
2002
Số tiền
% so
với
2003
DN quốc
doanh 0 0 0 0 0 0
DN ngoài quốc
doanh 0 0 0 0 0 0
Tư nhân,cá
thể, hộ gđình 15 14 6 -6 105 104
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2000, 2003, 2004 của NHNo Thanh
Xuân)
- Các món vay chuyển nợ quá hạn chủ yếu là vay tiêu dùng của các cá
nhân là cán bộ công nhân viên có thu nhập không ổn định, bản thân bị ốm đau
(cán bộ hưu trí) dẫn đến chậm trả.
- Biện pháp thu hồi nợ quá hạn: Lãnh đạo phòng cùng cán bộ tín dụng
kết hợp cùng với cơ quan quản lý người vay (Các doanh nghiệp, đơn vị,
UBND phường xã), thu dần hàng tháng từ thu nhập của người vay.
- Đối với nợ quá hạn đã XLRR: Chi nhánh kết hợp với chính quyền địa
phương nơi người vay cư trú để đôn đốc thu hồi nợ dần hàng tháng.
Tuy nhiên có một vấn đề là nợ quá hạn của các doanh nghiệp là không
có hay thực chất là Ngân hàng chưa thu hút được một lượng doanh nghiệp đến
với Ngân hàng.
2.3.1.3. Chỉ tiêu thu nhập:
Để đánh giá chính xác hơn về hoạt động tín dụng của NHNo& PTNT
quận Thanh Xuân ta phải xem xét đến lợi nhuận và lãi suất thu được từ hoạt
động tín dụng của Ngân hàng. Mặc dù điều kiện kinh doanh ngày càng khó
khăn, chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp nhưng Ngân hàng vẫn giữ được
tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 9: Kết quả tài chính
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Tổng thu nhập 4.110 21.900 22.794
Tổng chi phí 6.810 15.959 14.045
Quỹ thu nhập -2.700 5.941 8.749
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002, 2003, 2004 của
NHNo Thanh Xuân)
Tổng thu nhập năm 2002 đạt 4.110 triệu đồng tăng 1.862 triệu đồng
so với năm 2001 tuy nhiên tổng chi phí là 6.810 triệu đồng do đó quỹ thu
nhập năm 2002 bị âm là 2.700 triệu đồng. Năm 2003 đạt 21.900 triệu đồng
tăng 17.790 triệu đồng so với năm 2002, tổng chi phí là 15.959 triệu đồng
do đó quỹ thu nhập năm 2003 là 5.941 triệu đồng. Năm 2004 đạt 22.794
triệu đồng tăng 894 triệu đồng so với năm 2003. tổng chi phí là 14.045 triệu
đồng do đó quỹ thu nhập năm 2004 là 8.749 triệu đồng.
Nguyên nhân quỹ thu nhập năm 2002"âm" chủ yếu là do Ngân hàng
phải trả lãi trước cho các loại tiền gủi tiết kiệm và kỳ phiếu. Ngoài ra, sự mất
cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn, việc phải bù cho chi phí năm trước
dồn sang, và do những năm gần đây NHNo&PTNT Thành phố Hà Nội chưa
thực hiện cơ chế khoán đến các chi nhánh, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu
ra trong cơ chế cạnh tranh quyết liệt là rất thấp, không được phép tự chủ trong
lãi suất huy động vốn.
Nhưng đến năm 2003 đã có quĩ thu nhập 5.959 triệu đồng vì Ngân
hàng phân bổ đều số tiền lãi trả trước cho các tháng thì quĩ thu nhập của Ngân
hàng không bị âm mà vẫn đảm bảo quĩ thu nhập và quỹ tiền lương theo cơ
chế khoán, mở rộng tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng.
Dư nợ ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng mạnh chiếm 71% trong tổng
dư nợ, dư nợ trung và dài hạn tăng trưởng và đảm bảo cân bằng trong tổng
dư nợ(chiếm 29% tổng dư nợ) tốc độ tăng trưởng phù hợp và bảo đảm chất
lượng tốt, tỷ trọng thu dịch vụ ngày càng cao, thu lãi cho vay triệt để và có
chênh lệch dương so với đầu vào, nên góp phần lớn trong việc tạo nên lợi
nhuận lớn.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân:
2.3.2.1. Những hạn chế:
Trong hoạt động tín dụng ngắn hạn, ngân hàng vẫn chưa khai thác
triệt để thị phần tín dụng vốn ngắn hạn trên địa bàn Thủ đô.
Nguồn vốn và dư nợ không đạt chỉ tiêu so với kế hoạch. Nguyên nhân
do nguồn vốn không tăng dẫn đến không mở được dư nợ.
Công tác khách hàng tại Ngân hàng đã được xem xét, cân nhắc nhưng
vẫn chưa được chú trọng đúng mức.
Trong công tác phân tích, thẩm định khách hàng, phương án kinh
doanh chưa khai thác hết các thông tin liên quan, do đó chưa đánh giá đúng
vấn đề quan tâm.
Hiện nay, các Tổng Công ty lớn, các dự án đang có nhu cầu đầu tư rất
lớn, nhưng khả năng tìm kiếm các dự án của ngân hàng còn chưa triển khai,
vẫn còn hạn chế.
Cán bộ tín dụng còn chiếm tỷ lệ thấp (30%) so với tổng số cán bộ của
Ngân hàng, trình độ và năng lực còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm
trong chuyên môn. Đây cũng là một vấn đề còn tồn tại của Ngân hàng.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc, khác địa bàn với Chi nhánh Ngân hàng
No cấp I nên việc ủng hộ của chính quyền địa phương, đoàn thể trong địa bàn
về phát triển các mối quan hệ với các doanh nghiệp nhằm tăng nguồn vốn và
tín dụng còn gặp khó khăn.
Trên đây là một số tồn tại còn vướng mắc tại NHNo&PTNT quận
Thanh Xuân tìm ra nguyên nhân để có các giải pháp phù hợp là rất cần
thiết.
2.3.2.2. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó:
2.3.2.2.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh tế chưa ổn định:
Cơ chế và chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong
quá trình điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, sản xuất kinh doanh trong
nước phải cạnh tranh gay gắt với nạn hàng giả và hàng nhập lậu. Chính vì vậy
mà các doanh nghiệp phải chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất
kinh doanh để theo kịp với sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô của nhà
nước cũng như tình hình thực tế. Trên thị trường hiệm nay doanh nghiệp phải
đối mặt với vô vàn khó khăn như: hàng giả. hàng tồn kho, không tiêu thụ được
…dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, mất khả năng thanh toán.
Ngay như biểu thuế suất đối với vật tư hàng hóa xuất khẩu mỗi năm cũng thay
đổi nhiều lần và mỗi lần thay đổi đã làm cho nhiều doanh nghiệp đang kinh
doanh có lãi lại bị lỗ, ảnh hưởng đến công tác thanh toán chi trả của doanh
nghiệp.
Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trên thị trường tiền tệ tín
dụng đã buộc ngân hàng đôi khi phải bỏ qua những nguyên tắc tín dụng cũng
như hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để thu hút khách hàng.
2.3.2.2.2. Môi trường pháp lý trong lĩnh vực tín dụng chưa thực sự
hoàn thiện:
Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã được kỳ họp thứ 2 khóa X
của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua vào tháng 12 năm 1997 và
đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 10/ 1998. Cả một thời gian dài trước khi
Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng ra đời đã có sự tham gia đóng góp để
hoàn chỉnh của rất nhiều các cấp, các ngành, song thực tế khi đã được thông
qua vẫn còn rất nhiều vướng mắc và chưa thực sự hoàn thiện để tạo ra hành
lang pháp lý an toàn cho hoạt động tín dụng của các NHTM.
Các văn bản pháp lý chưa đồng bộ nên khi thực hiện gặp nhiều khó
khăn, trong đó nổi cộm lên là vấn đề cầm cố thế chấp tài sản để vay vốn ngân
hàng của các DNNN. Trong thời gian trước, mặc dù đã có Thông tư liên bộ
01/ TT - LB ngày 03/ 07/ 1996 hướng dẫn về thủ tục thế chấp cầm cố tài sản
đối với DNNN nhưng trong quá trình thực hiện cho đến nay, đây vẫn là vấn đề
gặp nhiều khúc mắc nhất. Lý do là phần lớn các DNNN vẫn chưa được quyền
sử dụng đất, một tài sản thế chấp để vay vốn phổ biến nhất. Hơn nữa, việc quy
định vay vốn có tài sản thế chấp bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan có
thẩm quyền là chưa cụ thể và chưa rõ ràng nên nhiều doanh nghiệp không thể
xác định được cơ quan đó là cơ quan nào. Đối với ngân hàng, việc xem xét
giấy tờ gốc về quyền sử hữu tài sản gặp nhiều khó khăn do thông tư chưa quy
định rõ như tại điểm 1.2 nên đối với tài sản là bất động sản mà DNNN được
sử dụng để cầm cố theo quy định của pháp luật thì lập danh mục riêng kèm
theo các bản gốc giấy tờ về quyền sở hữu và quản lý nếu có.
Cho nên nhiều DNNN thắc mắc giấy tờ gốc là loại giấy tờ nào và có thể
coi hóa đơn xuất nhập kho là một loại giấy tờ gốc không. Đối với việc cho
phép các dây chuyền sản xuất được là vật cầm cố thế chấp cũng rất nguy hiểm
cho những khoản vay dài hạn bởi nó chỉ có giá trị tương đương ở thời điểm
vay. Sau một thời gian sử dụng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
nó sẽ trở nên mất giá do đã bị lạc hậu, đó là chưa kể đến sự hao mòn hữu hình
xảy ra trong quá trình sản xuất cho nên khi phát mại để thu hồi vốn sẽ là rất
khó khăn.
Hay như Quyết định số 198/ QĐ - NH ngày 16/ 9/ 1994 của NHNN về
thể lệ tín dụng ngắn hạn và Quyết định số 02/ 07/QĐ - NH ngày 17/ 6/ 1996
của NHNN về việc ban hành quy chế thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn,
ngân hàng đều quy định mức tiền vay tối đa là 70% giá trị tài sản thế chấp
được xác định ghi trên hợp đồng. Căn cứ để xác định giá trị tài sản thế chấp
cầm cố này lại quy định tổ chức và người có tài sản thế chấp thỏa thuận định
giá trên cơ sở giá thị trường địa phương tại thời điểm đó. Nhưng mà ở mỗi địa
phương không có một cơ quan nào quyết định giá cả của thị trường đối với
từng loại tài sản. Nếu căn cứ vào Quyết định số 02/07/QĐ - NH1 ngày
17/8/1996 và Thông tư liên bộ số 01/TT - LB ngày 03/08/1996 và Quyết định
số 198/QĐ - NH ngày 16/9/1994 thì việc chấp hành quy định cho vay phải
tuân theo đúng chế độ. Do đó, NHNN đã có công văn 417/CV - NH14 ngày
31/05/1997 và công văn 02/04/CV - TD2 ngày 16/7/1997 để bổ sung, sửa đổi
đảm bảo tính thực tiễn của các chính sách, chế độ nhằm tháo gỡ ách tắc rào
cản trong quan hệ cung cầu về vốn giữa các doanh nghiệp với ngân hàng.
Nhưng trong thực tế, khi thực hiện các công văn trên thì việc đảm bảo an toàn
vốn vay của ngân hàng lại có nhiều vướng mắc.
Trước đây, DNNN khi vay vốn các tổ chức tín dụng phải thế chấp tài
sản, điều này quy định cụ thể trong luật DNNN. Nay vay vốn không có điều
kiện này, gặp rủi ro DNNN phá sản thì ngân hàng sẽ thu nợ như thế nào vì
trong Nghị định 59/ CP của Chính phủ đã quy định DNNN chỉ chịu trách
nhiệm hữu hạn về dân sự trong phạm vi vốn của mình và theo luật phá sản thì
chỉ ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ có đảm bảo trước.
Như vậy, chính môi trường pháp lý chưa đồng bộ trong khi môi trường
xã hội còn nhiều nhức nhối đã gây không ít khó khăn cho hoạt động tín dụng
của hệ thống NHTM nói chung và NHNo & PTNT Thanh Xuân nói riêng.
2.3.2.2.3. Các nguyên nhân về phía khách hàng:
Điều đầu tiên phải nói ở đây, đó vốn tự có của các doanh nghiệp. Mặc
dù đã có những bước phát triển nhảy vọt, nhưng nhìn chung thì vốn của các
doanh nghiệp còn ít ỏi, nghèo nàn, để hoạt động được các nhà kinh doanh đều
phải dựa vào vốn vay của Ngân hàng do đó chỉ cần một sự biến động nhỏ của
thị trường… cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn về tài
chính. Cũng vì đồng vốn ít ỏi đã khiến cho các doanh nghiệp thiếu khả năng
chủ động trong sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ.
Sự yếu kém về trình độ kỹ thuật, máy móc thiết bị lạc hậu làm cho
năng suất lao động thấp, chất lượng kém, giá thành cao dẫn đến hàng hóa
ứ đọng, thua lỗ trong kinh doanh.
Ngoài ra, chúng ta nhận thấy rằng không ít chủ doanh nghiệp, cá nhân
vay vốn của Ngân hàng không chỉ kém về năng lực quản lý điều hành kinh
doanh mà còn yếu kém cả về tư cách, đạo đức khi xét theo góc độ ý muốn trả
nợ Ngân hàng.
Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế. Trong
nền kinh tế thị trường, muốn thành công trong kinh doanh thì các doanh
nghiệp cần phải có kiến thức, kỹ năng quản trị kinh doanh chứ không thể
thành đạt chỉ bởi lòng nhiệt tình và sự chịu đựng gian khổ. Nhưng ở nước ta,
đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà quản lý chưa đáp ứng được
những yêu cầu đó. Một số doanh nghiệp khi vay vốn, họ lập phương án kinh
doanh có hiệu quả, chứng minh đầu vào, đầu ra khả thi nhưng do bỏ qua
những biến động thị trường nên đã bị thua lỗ.
2.3.2.2.4. Các nguyên nhân về phía ngân hàng:
Để thực hiện một khoản cho vay hoàn chỉnh, cán bộ tín dụng thường
phải thực hiện kiểm tra đánh giá khoản vay trước, trong và sau khi cho vay.
Đánh giá rủi ro trước khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng. Mức độ rủi ro đối
với những khoản vay sẽ là rất lớn nếu khâu này làm không chính xác. Để làm
tốt việc này, các cán bộ tín dụng phải tập hợp và xử lý các thông tin về mọi
mặt của khách hàng bao gồm cả tình hình tài chính, kinh doanh, tư cách đạo
đức của khách hàng, nghĩa là cán bộ tín dụng phải hiểu rõ khách hàng trước
khi có quyết định cho vay. Đánh giá rủi ro trong khi giải ngân giúp cho cán bộ
tín dụng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình tài sản thế chấp và khả
năng thanh toán của khách hàng. Cuối cùng, sau khi khách hàng trả nợ xong,
ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và đánh giá hiệu quả vốn vay. Đánh
giá giai đoạn này giúp cán bộ tín dụng thấy được khả năng sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
Từ các khâu đánh giá kiểm tra như vây, có thể rút ra một số thiếu sót từ
phía cán bộ tín dụng của ngân hàng như sau:
+ Mặc dù đã được quan tâm đào tạo, song vẫn chưa đáp ứng được kịp
với những diễn biến thay đổi liên tục của nền kinh tế thị trường: sự am hiểu về
nền kinh tế còn hạn chế nên quá trình tính toán cho vay còn chưa sát.
+ Chưa quan tâm nhiều đến tính khả thi của dự án vay, mới chỉ chú
trọng vào tài sản thế chấp đảm bảo tiền vay của khách hàng dẫn đến tình trạng
khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
+ Chưa phân tích hết được năng lực tài chính của khách hàng, thường là
vốn tự có tham gia vào dự án thấp, dẫn đến hiệu quả của dự án không cao, khả
năng trả nợ thấp.
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản vay tuy đã được chú trọng và
tăng cường nhưng công tác tự sửa sai còn chậm nên chưa đáp ứng được yêu
cầu.
Chương III: giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại
NHNo& PTNT Thanh Xuân
3.1. Định hướng phát triển đối với họat động tín dụng của NHNo
Thanh Xuân
3.1.1. Định hướng phát triển năm 2005:
Bằng mọi biện pháp nâng nguồn vốn huy động đối với các thành phần
kinh tế như: Tổ chức kinh tế, đặc biệt là tiền gửi dân cư có tính ổn định cao.
Thâm nhập vào các trường học, bệnh viện trên địa bàn tăng nguồn vốn và phát
triển các dịch vụ ngân hàng như phát hành, thanh toán bằng thẻ ATM cho các
học sinh, sinh viên.
- Tổ chức màng lưới marketing một cách khoa học từ việc tiếp cận, tư
vấn, chăm sóc khách hàng nhằm thu hút nhiều khách hàng về giao dịch tại Chi
nhánh. Mở rộng các dịch vụ tiện ích như thẻ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán
quốc tế, phonbanking. Lấy nguồn thu dịch vụ làm mũi nhọn.
- Mở rộng đầu tư tín dụng một cách an toàn, có hiệu quả bằng nhiều
hình thức. Chấp hành tốt quy trình tín dụng. Chú trọng các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, đặc biệt sẽ quy hoạch lại tín dụng đối với từng phường, thông qua các
tổ chức như Hội cự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp& phát triển quận Thanh Xuân..pdf