Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại ngân hàng nông nghiệp Nam Hà Nội: BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
“Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại ngân
hàng nông nghiệp Nam Hà Nội”
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi bước vào hoạt động kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào
cũng vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận luôn là mục đích cuối cùng cấn
đạt được. Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu phản ánh kết quả của doanh
nghiệp mà nó còn phản ánh khả năng tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp . Ngân hàng cũng là một loại h ình doanh nghiệp – Doanh nghiệp
đặc biệt hoạt động kinh doanh trên l ĩnh vực tiền tệ nên lợi nhuận cũng là
vấn đề được đạt ra hàng đầu.
Trong thế kỷ thứ 21 này – thế kỷ mở cửa và hội nhập, khi kinh tế
thị trường các quốc gia là một, các ngân hàng không những cạnh tranh
với những đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng
đầy kinh nghiệm nước ngoài. Đây vừa là gánh nặng nhưng cũng đồng
thời cũng là thách thức đôi với các ngân hàng nước nhà. Vì vậy bài toán
lợi nhuận càng trở lên khó khăn hơn. Làm sao để ...
63 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại ngân hàng nông nghiệp Nam Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
“Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại ngân
hàng nông nghiệp Nam Hà Nội”
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi bước vào hoạt động kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào
cũng vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận luôn là mục đích cuối cùng cấn
đạt được. Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu phản ánh kết quả của doanh
nghiệp mà nó còn phản ánh khả năng tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp . Ngân hàng cũng là một loại h ình doanh nghiệp – Doanh nghiệp
đặc biệt hoạt động kinh doanh trên l ĩnh vực tiền tệ nên lợi nhuận cũng là
vấn đề được đạt ra hàng đầu.
Trong thế kỷ thứ 21 này – thế kỷ mở cửa và hội nhập, khi kinh tế
thị trường các quốc gia là một, các ngân hàng không những cạnh tranh
với những đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng
đầy kinh nghiệm nước ngoài. Đây vừa là gánh nặng nhưng cũng đồng
thời cũng là thách thức đôi với các ngân hàng nước nhà. Vì vậy bài toán
lợi nhuận càng trở lên khó khăn hơn. Làm sao để tăng thu nhập, tiết kiệm
chi phí để nâng cao lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh – đây là vấn
đề bức xúc của các ngân hàng. Vì vậy nên em chọn đề tài: “Một số giải
pháp nâng cao lợi nhuận tại ngân hàng nông nghiệp Nam Hà Nội” làm
chuyên đề thực tập cho mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đây là một đề tài rộng liên quan tới tất cả các mảng hoạt động của
NHTM. Vì vậy chuyên đề này chỉ đi sâu phân tích kết quả kinh doanh
của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu tổng
quát về các hoạt cơ bản của Chi nhánh Nam Hà Nội, chuyên đề này tiến
hành phân tích, đánh giá t ình hình thu nhập – chi phí từ đó đưa ra một số
giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ lý luận cơ bản về NHTM và lợi nhuận của NHTM
- Phân tích thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của
NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
- Đưa ra các giải pháp chủ yếu để hoàn thành và nâng cao hiệu quả
kinh doanh của ngân hàng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề xử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng
trong mối quan hệ với duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng phương pháp
thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp các vấn đề nghiên cứu. Trong quá
trình nghiên cứu phương pháp này được sử dụng một cách linh hoạt – kết
hợp hoặc riêng rẽ để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Ngoài ra
chuyên đề còn sử dụng các sơ đồ, bảng biểu để minh hoạ qua đó rút ra
kết luận tổng quát.
5. Bố cục của chuyên đề
Chuyên đề gồm 3 chương :
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về NHTM và lợi nhuận của NHTM
Chương 2:Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo &
PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận tại NHNo
& PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHTM VÀ
LỢI NHUẬN CỦA NHTM
1.1. Khái quát về NHTM trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh của NHTM .
1.1.1.1 Khái niệm NHTM
NHTM là một trung gian tài chính có vị trí quan trọng nhất, là một
bộ phận hợp thành trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường.
Nó hoạt động theo định chế tổ chức tài chính mang tính tổng hợp có chức
năng dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn nhằm tạo điều kiện cho
đầu tư phát tr iển kinh tế. Ngân hàng huy động vốn dưới nhiều h ình thức
và t iến hành cho vay các đối tượng có nhu cầu.
Để đưa ra được định nghĩa về NHTM người ta thường phải dựa vào
tính chất, mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi
còn kết hợp tính chất mục tiêu và đối tượng hoạt động.
1.1.1.2 Đặc điểm kinh doanh của NHTM
Ngày nay trong thế giới hiện đại hoạt động của các tổ chức tài chính
là môi giới trên thị trường tài chính ngày càng phát triển cả về số lượng
và quy mô hoạt động, đa dạng và phong phú, hoạt động đan xen lẫn nhau.
Người ta phân biệt NHTM với các tổ chức trung gian tài chính khác ở
đến t iền tệ. Đây là đặc trưng cơ bản nhất, phân biệt kinh doanh ngân
hàng những đặc trưng cơ bản sau:
- NHTM là các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và các d ịch vụ khác
liên quan với lĩnh vực kinh doanh khác và là đặc điểm nói lên t ính đặc
biệt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo cơ chế thị trường.
Các ngân hàng huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để
dùng vào mục đích cho vay, đầu tư vào những lĩnh vực được nhà nước
cho phép. Những hoạt động huy động vốn , cho vay là nghiệp vụ chủ yếu
của ngân hàng.
- Kinh doanh ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro. Với chức năng làm
trung gian thanh toán ngân hàng toạ ra cơ hội để thu lợi nhuận cao nhất
cho mình nhưng cũng nhận về mình ngững rủi ro cả từ phía người gửi
tiền và người vay tiền. Vì vậy ngân hàng luôn phải có những phương
pháp và kỹ thuật quản lý phòng ngừa và hạn chế rủi ro bảo vệ quyền lợi
của chính ngân hàng và khách hàng.
- Hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính hệ thống cao, chịu sự
quản lý nghiêm ngặt của nhà nước. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng
có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế , do đó rủi ro trong lĩnh
vực ngân hàng sẽ tác động đến toàn hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ
nền kinh tế. Vì vậy, ngoài việc chịu sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ
quan quản lý Nhà Nước hoạt động ngân hàng phải duy trì tính ràng buộc
theo hệ thống, đó là sự ràng buộc về kỹ thuật về tổ chức do ngân hàng tự
thiết lập hoặc do Nhà Nước quy định. Tính hệ thống giữa các ngân hàng
không chỉ đơn thuần là do yêu cầu có sự thống nhất về mặt kỹ thuật
nghiệp vụ trên phạm vi ngày càng rộng mà còn bởi nhu cầu phải hỗ trợ
nhau giữa các ngân hàng về thanh khoản, vốn kinh doanh, chia sẻ rủi ro
để đảm bảo an toàn của bản thân,của hệ thống và nền kinh tế.
1.1.2. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.2.1. Tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng
NHTM cũng như bất kỳ một DN khác đều có mục t iêu kinh doanh là
tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng. Trong xu thế mở cửa hội nhập kinh
tế hiện nay hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã vươn ra trên phạm vi
khu vực vaf toàn thế giới. Chính vì vậy, cùng với hoạt động tín dụng
mang tính chất truyền thống ,các NHTM còn mở rộng thêm nhiều nghiệp
vụ kinh doanh hiện đại mới trên th ị t rường và cùng với sự cạnh tranh
khốc liệt trong cơ chế thị t rường các ngân hàng đang muốn nâng dần tỷ
trọng lợi nhuận trong các nghiệp vụ mới này. Làm như vậy lợi nhuận của
Ngân hàng không ngừng tăng lên đồng thời cũng giúp ngân hàng phân tán
được rủi ro.
Tuy nhiên, do tính đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng là
kinh doanh t iền tệ nên mọi hoạt động của ngân hàng luôn chứa đựng rủi
ro.
1.1.2.2. Giảm thiểu rủi ro
Vậy rủi ro là gì ?
Trong thuật ngữ tài chính , rủi ro liên quan đến khả năng mất mát tài
chính của ngân hàng, rủi ro là một phần của bất cứ giao dịch tài chính và
cũng như bản thân các giao dịch tài chính có cần được sự quản lý một
cách khoa học .
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng được phân chia theo
nguyên nhân – các nhân tố tác động bao gồm:
- Rủi ro tín dụng : Là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng
phải gánh chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc
không trả đầy đủ cả vốn và lãi.
- Rủi ro hối đoái: Là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng
phải chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá sự thay đổi dự tính .
- Rủi ro lãi suất: là khả năng xảy ra những tổn thất khi lãi suất thay
đổi ngoài dự tính .
- Rủi ro thanh khoản: Là khả năng xảy ra những tổn thất cho ngân
hàng khi nhu cầu thanh khoản dự kiến làm gia tăng các chi phí để đáp
ứng nhu cầu thanh khoản hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh
toán.
- Rủi ro tồn đọng vốn: Xảy ra khi vốn bị tồn đọng lớn không cho vay
và đầu tư làm thu nhập của ngân hàng giảm sút.
Rủi ro luôn tồn tại song song cùng với quá trình hoạt động kinh
doanh của ngân hàng và nó có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nếu ở mức nhẹ thì gây ra tổn
thất cho ngân hàng, điều này làm thu nhập của ngân hàng giảm sút dẫn
đến tỷ suất lợi tức và thị giá cỏ phiếu của ngân hàng giảm. Việc cổ phiếu
giảm nếu không được kíp thời chấn chỉnh sẽ có thể kéo theo việc bán
hàng loạt cổ phiếu trên th ị trường, là điểm mở đầu của quá tr ình mua lại ,
sáp nhập và thay thế ban quản lý ngân hàng. Còn nếu rủi ro ở mức cao
thì có thể gây ra sự đổ vỡ ngân hàng, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến
nền kinh tế và xã hội. Chính vì vậy , an toàn trong hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng là mối quan tâm của nhiều người, nhiều tổ chức và
quốc gia. Để đảm bảo duy tr ì sự an toàn này các NHTM phải xây dựng
chiến lược về quản lý rủi ro , từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
1.1.3. Nội dung hoạt động kinh doanh của NHTM
Bản chất của NHTM là huy động vốn để cho vay , hoạt động huy
động vốn tạo nên nguồn vốn của ngân hàng và hoạt động cho vay hình
thành nên tài sản có sinh lời cho ngân hàng. Các ngân hàng hiện đại ngày
nay không chỉ thực hiện huy động vốn để cho vay mà còn phải đa dạng
hoá thêm nhiều loại hình dịch vụ để tối đa hoá lợi nhuận đồng thời phân
tán rủi ro cho ngân hàng. Toàn bộ hoạt động của NHTM được thể hiện
qua cac nghiệp vụ chủ yếu sau:
1.1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn
Các hoạt động huy động vốn là các nghiệp vụ bên nợ của bảng tổng
kết tài sản của ngân hàng , phục vụ cho việc tạo lập vốn của ngân hàng.
Nghiệp vụ huy động vốn bao gồm những hoạt động chủ yếu sau:
a) Nhận tiền gửi
Đây là nghiệp vụ phản ánh các khoản t iền gửi từ các doanh n ghiệp ,
các tổ chức ,cá nhân hay hộ gia đ ình vào ngân hàng để thanh toán hoặc
với mục đích bảo quản tài sản mà từ đó ngân hàng có thể sử dụng vao
mục đích kinh doanh. Vì thế các nguồn vốn huy động này khác nhau về
thời hạn , về lãi suất và có thể chia thành các nguồn tiền gửi như sau:
- Tiền gửi thanh toán : Là khoản tiền gửi không kỳ hạn, được gửi vào
ngân hàng với mục đích thanh toán , chi trả cho các hoạt động hàng hoá
dịch vụ và các khoản chi khác phát sinh trong quá tr ình kinh doanh một
các thường xuyên ,an toàn ,nhanh chóng và thuận tiện. Với loại tiền gửi
này, người giử tiền có thể phát hành séc, uỷ nhiệm chi và các phương
tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Loại tiền gửi này chỉ có mục đích
thanh toán nên khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào , do đó nguồn
vốn huy động này thường xuyên không ổn định .
- Tiên gửi có kỳ hạn: Là loại t iền mà người gửi t iền vào ngân hàng
với thời hạn cụ thể , với mục đích an toàn tài sản và hưởng lãi. Đây là
nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn khoản
tiền này vào hoạt động kinh doanh. Chính v ì vậy, các NHTM luôn t ìm
cách đa dạng hoá loại tiền gửi bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn với mức
lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng. Đối với
loại tiền gửi này người gửi tiền có thể rút trước hạn nhưng phải báo trước
cho ngân hàng và phải chịu phạt theo qui định của ngân hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm: Là loại t iền gửi của các tẩng lớp dân cư trong
xã hội với mục đích tích luỹ và hưởng lãi. Loại tiền gửi này có tính chất
ổn định nên ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn .
b) Nghiệp vụ đi vay
Nghiệp vụ đi vay thể hiện quan hệ vay mượn giữa NHTM với
NHTW hoặc giữa các NHTM với nhau hay vay của các TCTD khác.
NHTM vay để bổ sung vào vốn hoạt động của mình trong trường hợp
tạm thời thiếu hụt vốn khả dụng.
- NHTM đi vay NHTW thông qua h ình thức vay ngắn hạn hoặc tái
cấp vốn . Vay ngắn hạn là hình thức các NHTM xin vay vốn để bổ sung
vốn ngắn hạn của mình . Trong hình thức vay này , các NHTM ch ỉ được
vay khi còn HMTD và trong HMTD đã thoả thuận. Còn hình thức tái cấp
vốn là việc NHTW cho NHTM vay trên cơ sở tái chiết khấu GTCG hay
cho vay có bảo đảm bằng các GTCG như thương phiếu và các công cụ nợ
khác.
- Một nguồn khác mà NHTM có thể sử dụng là vay của NHTM và các
TCTD khác dưới hình thức vay ngắn hạn trên th ị trường liên ngân hàng,
hoặc vay từ nước ngoài để xử lý những biến động bất thường của bản
thân và thị trường. Việc vay vốn này có nhiều hình thức và thời hạn vay
linh hoạt nhằm bổ sung nguồn vốn của nhân hàng trong trường hợp không
tự huy động được. Tuy nhiên vốn đi vay của NHTM thường phải trả chi
phí cao hơn so với vốn tự huy động.
c) Phát hành giấy tờ có giá
GTCG là các công cụ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên
thị trường. Nguồn vốn này tương đối ổn định, lãi suất của loại này phụ
thuộc vào mức độ cấp thiết của việc huy động vốn và thường cao hơn lãi
suất tiền gửi có kỳ hạn. Thông thường các NHTM có thể phát hành
GTCG chủ yếu dưới 3 hình thức:
+ Kỳ phiếu thường có thời hạn 3 đến 12 tháng
+ Trái phiếu có thời hạn trên 12 tháng
+ Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và dài hạn
Các loại GTCG này được phát hành từng đợt với quy mô, thời hạn
tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn và thường được định trước lãi suất và
cách trả lãi.
1.1.3.2. Cho vay đầu tư tài chính
a) Nghiệp vụ cho vay
Hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ vhur yếu và quan trọng của các
NHTM , nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của NHTM.
Do đó , đây là nghiệp vụ mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng, nó
vừa giúp ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh vừa giúp ngân hàng
tăng thêm lợi nhuận. Các NHTM thực hiện nghiệp vụ này thông qua các
hình thức chủ yếu sau:
- Cho vay chiết khấu : Là nghiệp vụ mà trong đó khách hàng phải
chuyển giao cho ngân hàng những GTCG còn thời hạn thanh toán và số
tiền được vay sẽ bằng mệnh giá trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí
.
- Cho vay ứng trước: Là nghiệp vụ mà ngân hàng cho khách hàng vay
bằng cách mở cho khách hàng một tài khoản và chuyển số tiền vay vào
tài khoản tiền gửi cho họ, khách hàng có thể phát hành séc, uỷ nhiệm chi
để mua hàng hoá dịch vụ.
- Cho vay thấu chi: Là nghiệp vụ mà ngân hàng cho phép khách hàng
được sử dụng dư nợ vượt quá số dư trên tài khoản vãng lai.
- Cho vay theo dự án: Là hình thức cho vay trung dài hạn, là phương
pháp tài trợ vốn cho dự án đã được xây dựng trước. Trong đó việc cho
vay được tiến hành trên một văn bản hoàn chỉnh về việc vay và trả nợ đã
được nghiên cứu , soạn thảo, được ký kết giữa chủ dự án và ngân hàng.
- Cho vay thuê mua: Là hình thức tín dụng trung dài hạn được thực
hiện thông qua việc cho thuê tài sản như máy móc, thiết bị, động sản và
bất động sản giữa bên cho thuê là ngân hàng và khách hàng thuê. Bên
thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn
thuê và đặc biệt không đươc đơn phương huỷ bỏ hợp đồng. Khi hết thời
hạn thuê , khách hàng được quyền mua lại hoặc t iếp tục thuê tài sản đó
theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Cho vay hợp vốn: Là nghiệp vụ mà một nhóm các ngân hàng sẽ
cùng cho vay đối với cùng một dự án vay vốn, trong đó sẽ có một tổ chức
đứng ra làm đầu mối để dàn xếp theo quy định.
Ngoài ra nghiệp vụ tín dụng còn có các loại hình khác như t ín dụng
ngân quỹ, tín dụng bằng chữ ký , tín dụng tiêu dùng….rất phong phú và
đa dạng.
b) Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Đầu tư tài chính là nghiệp vụ phổ biến trong nghiệp vụ tài sản có
của các NHTM. Ngân hàng có thể đầu vào trái khoán chính phủ , hoặc
trái khoán công ty để thu lợi tức đầu tư mang lại thu nhập cho ngân
hàng. Nghiệp vụ này cũng nâng cao khả năng thanh toán cho ngân hàng,
bảo tồn ngân quỹ ,đặc biệt khi đầu tư vào trái khoán chính phủ vì loại
trái khoán này co t ính lỏng cao. Đồng thời nó còn làm đa dạng hoá các
hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm phân tán rủi ro và nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Việc sử dụng vốn để đầu tư vào nghiệp cụ này các NHTM phải tuân
theo những quy định chặt chẽ và chỉ được sử dụng nguồn vốn tự có để
góp vốn , mua cổ phần của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.
1.1.3.3. Dịch vụ ngân hàng
Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân
hàng càng cao. Do đó , ngoài các nghiệp vụ chính các NHTM còn thực
hiện nhiều các dịch vụ khác nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khach
hàng và góp phần làm tăng thu nhập cho mình với mức rủi ro thấp nhất.
Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp rất phong phú và đa dạng bao gồm:
a) Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và vàng bạc, đá quý trên thị
trường trong nước và quốc tế. Nghiệp vụ này được thực hiện khi NHNN
cho phép, NHTM có thể thực hiện kinh doanh giao ngay, giao dịch ngoại
hối kỳ hạn hoặc giao dịch kép và giao dịch mua bán quyền lựa chọn.
b) Dịch vụ tư vấn: Là loại dịch vụ được thực hiện trên cơ sở hợp
đồng ký kết và cung cấp cho bên được tư vấn những trợ giúp của những
nhân viên được đào tạo về chuyên môn một cách khách quan độc lập.
Ngân hàng là một doanh nghiệp có quan hệ với nhiều khách hàng, lưu trữ
nhiều thông tin của các tổ chức kinh tế và các nhân viên ngân hàng có
kinh nghiệm trong lĩnh vực t iền tệ. Bởi vậy các chuyên gia của ngân hàng
có thể đưa ra những lời khuyên tối ưu cho khách hàng, giúp họ giải quyết
các vần đề trong hoạt động kinh doanh của m ình có hiệu quả nhất. Dịch
vụ của ngân hàng không ch ỉ giúp cho ngân hàng nâng cao uy tín trong
mắt khách hàng mà còn giúp ngân hàng thu được các khoản phí.
c) Dịch vụ thanh toán: Đây là d ịch vụ khá phổ biến của các NHTM,
dịch vụ này giúp ngân hàng thu được một khoản phí nhất định đồng thời
giúp cho các khách hàng thanh toán mà không cần phải tốn nhiều thời
gian.
d) Dịch vụ uỷ thác: Bao gồm uỷ thác cho cá nhân và uỷ thác cho
doanh nghiệp. Trong đó uỷ thác cho cá nhân có quản lý thanh lý tài sản
theo di chúc, quản lý điều hành tài sản theo hợp đồng với nội dung là
chuyển nhượng tài sản từ người uỷ thác sang người chịu uỷ thác, giám hộ
và bảo quản tài sản, dịch vụ đại diện.còn dịch vụ uỷ thác đối với doanh
nghiệp nhằm phục vụ cho các mục đích trợ cấp hưu trí, phân chia lợi
nhuận, thực hiện các dịch vụ quản lý hưu trí, uỷ thác và làm đại lý cho
các tổ chức từ thiện, các tổ chức khác.
Thực hiện dịch vụ uỷ thác không những mang lại cho ngân hàng một
nguồn thu nhập khá lớn (nguồn thu lệ phí và hao hồng uỷ thác hàng năm)
mà còn giúp ngân hàng củng cố và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách
hàng.
Ngoài các dịch vụ chủ yếu đó ra thì trong hệ thống dịch vụ của các
NHTM còn bao gồm nhiều các dịch vụ khác như: dịch vụ bảo lãnh, d ịch
vụ bảo hiểm, dịch vụ bảo quản và ký gửi….
1.2. Lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM
1.2.1. Lợi nhuận của NHTM
1.2.1.1. Khái niệm
NHTM là những doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín
dụng và dịch vụ ngân hàng với nhiệm vụ cơ bản của các NHTM là kinh
doanh và phục vụ cho các chính sách kinh tế của đất nước. Do đó lợi
nhuận của NHTM cũng xuất phát từ hoạt động kinh doanh này.
Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kính doanh của NHTM bao
gồm lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận thu được
từ các hoạt động khác. Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được
xác định giữa tổng doanh thu trừ đ i tổng các khoản chi phí hợp lý , hợp lệ
trong năm tài chính. Thời điểm xác định lợi nhuận hàng năm được thực
hiện vào cuối ngày 31/12 khi quyết toán niên độ, lập báo cáo tài chính
năm. Để việc xác định lợi nhuận được chính xác thì phải xác định được
chính xác tổng doanh thu và tổng chi phí của toàn hệ thống trong năm.
Công thức xác định lợi nhuận:
Lợi nhuận trước thuế = tổng thu nhập – tổng chi phí
Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập
Thuế thu nhập = lợi nhuận trước thuế x thuế suất thuế thu nhập
Thông thường, việc xác định lợi nhuận được thực hiện tại các đơn vị
thành viên ( chi nhánh ) , sau đó tổng hợp lên cấp chủ quản ( hội sở
chính ) để xác định lợi nhuận của toàn hệ thống và phân phối lợi nhuận
theo kết quả kinh doanh đạt được trong năm tài chính .
1.2.1.2. Thu nhập của NHTM
Doanh thu của NHTM được hình thành từ thu lãi cho vay , đầu tư, từ
kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và từ các dịch vụ thanh toán , ngân
quỹ…trong đó , thu lãi từ cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Ngày nay, do hoạt đọng ngân hàng rất đa dạng nên nội dung các khoản
thu trong NHTM cũng rất đa dạng và phong phú. Nhìn chung các khoản
thu cơ bản của NHTM bao gồm:
- Thu nhập từ hoạt động t ín dụng : Bao gồm thu lãi tiền gửi, thu lãi
cho vay, thu lãi đầu tư chứng khoán, thu lãi cho thuê tài chính và thu lãi
khác.
- Thu phí từ hoạt động dịch vụ : Gồm thu từ dịch vụ thanh toán , thu
từ nghiệp vụ bảo lãnh,thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ uỷ thác
và đại lý , thu từ dịch vụ tư vấn, thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm,
thu phí nghiệp vụ chiết khấu , thu từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản,
cho thuê tủ , két và thu khác.
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: Gồm thu về kinh
doanh ngoại tệ và kinh doanh vàng.
- Thu hoạt động kinh doanh khác: Thu kinh doanh chứng khoán,
thu nghiệp vụ mua bán nợ và thu về hoạt động kinh doanh khác.
- Thu lãi góp vốn, mua cổ phần: Là số lãi thu được từ việc góp vốn
mua cổ phần , góp vốn liên doanh của ngân hàng với các tổ chức khác.
- Thu nhập bất thường: Là các khoản thu nhập của ngân hàng ngoài
các khoản thu nhập nói trên, những khoản thu nhập phát sinh do chủ quan
hoặc khách quan đưa tới mà ngân hàng không dự tính trước hoặc dự tính
trước nhưng ít có khả năng thực hiện , những khoản thu không mang tính
chất thường xuyên .
1.2.1.3 Chi phí của NHTM
Chi phí của NHTM gồm các khoản: chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi
tiền vay, chi kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quí, chi quản lý …trong đó
chi trả lãi t iền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Mỗi khoản chi phí có t ính
chất và vai trò khác nhau.
Chi phí của ngân hàng rất đa dạng và phức tạp , xuất phát từ đặc
điểm kinh doanh của ngân hàng và tính chất vô hình của sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng. Việc xác định mức chi phí hợp lý là rất quan trọng và cũng
là một công việc khó khăn vì nó quyết định đến sự tồn tại và lợi nhuận
của ngân hàng. Hiện nay, các khoản chi phí chủ yếu của ngân hàng gồm
có :
*) Chi phí cho nghiệp vụ kinh doanh: Đây là chi phí thường xuyên,
chiếm tỷ trọng lớn gắn liền với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trong khoản mục này chi phí gồm có:
- Chi phí hoạt động huy động vốn: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng
lớn nhất bao gồm :
+ Chi trả lãi tiền gửi: Là khoản tiền mà ngân hàng phải bỏ ra để
được sử dụng nguồn vốn từ người gửi tiền. Qui mô của khoản chi này
phụ thuộc vào số dư các loại tiền gửi, cơ cấu vốn huy động và mức lãi
suất phải trả.
+ Chi trả lãi tiền vay: Là khoản phải trả cho các khoản tiền vay như
vay NHNN, vay các TCTD khác trong và ngoài nước.
+ Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá: Là khoản lãi mà ngân hàng
phải trả khi phát hành GTCG để huy động vốn trên thị t rường. Tuy nhiên,
đây không phải là hình thức mà các NHTM thường xuyên sử dụng do đó
chi phí cho việc phát hành GTCG chiếm tỷ trọng nhỏ.
- Chi phí hoạt động dịch vụ: Gồm các khoản chi như chi lệ phí tham
gia hệ thống thanh toán l iên hàng, chi về giấy tờ thanh toán, phí bưu điện
và mạng viễn thông trong dịch vụ thanh toán, chi kiểm đếm, phân loại
bảo quản tiền.
- Chi về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế: bao
gồm các khoản chi trực tiếp cho hoạt động kinh doanh ngoại hối như mua
bán ngoại tệ , vàng bạc, phí nhờ thu t iêu thụ ngoại tệ, phí dịch vụ thanh
toán quốc tế, chi phí vận chuyển , đóng gói bảo quản chế tác vàng bạc.
- Chi về hoạt động khác.
*) Chi phí cho nhân viên và chi phí cho quản lý: Là các khoản chi
cho các hoạt động của bộ máy ngân hàng. Nội dung của khoản ch i này
bao gồm:
- Chi lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên ngân hàng theo
chế độ qui định
- Các khoản chi theo lương như chi nộp bảo hiểm xã hội, đóng bảo
hiểm y tế, bảo hiểm lao động, nộp kinh phí công đoàn và các khoản chi
đóng góp theo chế độ.
- Chi trợ cấp: Trợ cấp khó khăn , trợ cấp khác theo qui định.
- Chi trang phục giao dịch và phương t iện bảo hộ lao động
- Chi hoạt động quản lý và công cụ gồm: Chi về vật liệu giấy tờ in,
chi công tác phí , chi đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, chi nghiên cứu và
ứng dụng khoa học công nghệ, chi bưu phí và điện thoại, chi xuất bản tài
liệu tuyên truyền quảng cáo, chi phí quản lý khác,
*) Chi về tài sản: Chi khấu hao tài sản cố định , bảo dưỡng và sửa
chữa tài sản, xây dựng, nhỏ, mua sắm công cụ lao động, bảo hiểm tài
sản, thuê tài sản.
*) Chi nộp thuế làm ngh ĩa vụ với ngân sách nhà nước bao gồm chi
nộp thuế và các khoản phí, lệ phí .
*) Chi phí khác: Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi
của khách hàng, chi trả lệ phí hao hồng và các nghiệp vụ uỷ nhiệm.
*) Các khoản chi phí bất thường: Chi về thanh lý tài sản, tổn thất tài
sản …
1.2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của NHTM
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM người ta
thường sử dụng các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời. Trong đó có hai
chỉ tiêu thường được dử dụng phổ biến nhất là tỷ lệ thu nhập trên vốn
chủ sở hữu ( ROE ) và tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) .
ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng sau thuế chia cho vốn
chủ sở hữu. Đây được xem là thước đo gần như chuẩn nhất, phản ánh
trình độ cảu ban điều hành trong việc tối đa hoá tài sản của chủ sở hữu
ngân hàng. Hệ số này cho biết ngân hàng đã sản sinh ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trên mỗi trăm đồng vốn tự có , biểu thị gián tiếp về khả năng
tạo ra thu nhập, hiệu quả hoạt động, đòn bẩy tài chính và kế hoạch thuế.
ROA được t ính bằng cách lấy lợi nhuận ròng sau thuế chia cho tổng
tài sản có . Hệ số này phản ánh khả năng của ban điều hành ngân hàng
trong việc tận dụng các nguồn vốn để tạo ra thu nhập.
Hai chỉ số ROE và ROA có mối quan hệ chặt chẽ, được thể hiện qua
biểu thức sau:
ROE = ROA x tổng tài sản/vốn chủ sở hữu.
Từ đẳng thức trên cho thấy thu nhập củ ngân hàng rất nhạy cảm với
phương thức tài trợ tài sản – sử dụng nhiều nợ hơn hoặc nhiều vốn chủ
sở hữu hơn. Một ngân hàng có ROA thấp có thể đạt được ROE khá cao
thông qua việc sử dụng nhiều nợ (đòn bẩy tài chính ) và sử dụng tối
thiểu vốn chủ sở hữu .
Sử dụng chỉ tiêu phân tích ROE không những cho thấy nguyên nhân
gây ra kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong, một ngân hàng
mà còn cung cấp cho nhà phân t ích một sợi dây kết nối các hiện tượng
tài chính nhờ đó có thể đưa ra một kế hoạch tổng thể có tính đồng bộ
cao.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM
Mỗi hoạt động đều diễn ra trong một môi trường nhất định . Mỗi môi
trường đó đều có tính hai mặt của nó , một mặt nó tạo điều kiện cho hoạt
động kinh doanh nhưng mặt khác nó cũng có thể hạn chế sự phát triển
của những hoạt động đó của các doanh nghiệp. Vì vậy hoạt động kinh
doanh chịu sự tác động của môi trường xung quanh rất lớn. Hoạt động
kinh doanh của NHTM cũng không nằm ngoài quy luật đó. Những nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM rất đa dạng và phong
phú . Song tựu chung lại những nhân tố đó được chia làm hai nhóm:
Nhóm nhân tố mang tính khách quan và nhóm nhân tố mang tính chủ
quan
*) Nhân tố khách quan: Đây là những nhân tố luôn hiện hữu cùng
với quá trình tồn tại và phát triển của bất cứ một doanh nghiệp nào. Các
nhân tố này rất phong phú và đa dạng bao gồm :
- Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô như môi trường kinh tế, chính
trị, văn hoá xã hội, môi trường pháp luật, công nghệ …sự tác động của
các nhân tố này là tác động hai chiều. Nếu một nền kinh tế đang ở giai
đoạn phát tr iển , tốc độ tăng trưởng GDP, GNP tăng đều đặn và ổn định
qua các năm sẽ tạo cơ hội cho ngân hàng có thêm được nguồn thu nhập
từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Hoặc khi có sự thay đổi trong chính
sách tiền tệ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Nếu thực
hiện chính sách tiền tệ thắt chặt các ngân hàng phải tăng dự trữ bắt buộc ,
vốn được sử dụng cho vay giảm cơ hội kinh doanh bị giảm sút. Chúng ta
đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ , ngày càng có nhiều công
nghệ tiên tiến hiện đại giúp cho hoạt động của ngân hàng thực hiện nhanh
chóng, an toàn và t iện lợi, tạo diều kiện cho nhiều sản phẩm dịch vụ mới
ra đời. Tuy nhiên công nghệ mới ra đời làn cho công nghệ hiện hữu trở
nên lỗi thời, ngân hàng phải đổi mới công nghệ thường xuyên ,điều này
sẽ gây áp lực về chi phí cho ngân hàng.
- Các nhân tố thuộc môi trường vi mô cũng hết sức quan trọng như
đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế… với sự phát tr iển mạnh mẽ của
công nghệ ngân hàng đã tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể mở rộng,
đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng thì sự ra đời các TCTD sẽ tạo nên
sự cạnh tranh gay gắt. Thông thường các ngân hàng lớn có điều kiện cạnh
tranh hơn những ngân hàng nhỏ, tất nhiên sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao
hơn . Các ngân hàng lớn có nguồn vốn lớn , mạng lưới rộng sẽ có điều
kiện mở rộng các nghiệp vụ , phân bố đầu tư vào nhiều ngành nghề, khu
vực khác nhau từ đó phân tán được rủi ro , tăng thu nhập.
Tóm lại, sự biến động của môi trường kinh tế chính trị , xã hội tạo
cho ngân hàng những thuận lợi trong kinh doanh nhưng đồng thời cũng
gây ra những khó khăn đe doạ hoạt động của ngân hàng. Vì vậy ngân
hàng phải biết phát huy, tận dụng những thuận lợi đó cũng như chế
những điểm bất lợi để hoạt động ngân hàng mình có hiệu quả nhất.
*) Nhân tố chủ quan
Nếu nhân tố khách quan là nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tồn
tại khách quan thì nhân tố chủ quan là những nhân tố bên trong thuộc bản
thân ngân hàng, bao gồm: nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực , cơ cấu tổ
chức , sản phẩm dịch vụ…
Nguồn tài chính của ngân hàng được xem xét dựa trên các yếu tố như
qui mô vốn chủ sở hữu, qui mô kết cấu tài sản , kết cấu nguồn vốn có hợp
lý không, sự hợp lý thể hiện tiềm lực tài chính vững mạnh , có tác động
tích cực , tạo uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, nguồn nhân lực đóng vai trò
trung tâm. Nếu ngân hàng có đội ngũ cán bộ có năng lực , trình độ chuyên
môn cao, có khả năng sáng tạo, ý thức thái độ lao động tốt sẽ nâng cao
hiệu quả công việc. Để có đội ngũ như vậy đòi hỏi công tác tuyển dụng
đầu vào phải hết sức nghiêm túc, chặt chẽ, đồng thời trong quá trình công
tác phải không ngừng nâng cao chuyên môn.
Hoạt động ngân hàng có đem lại doanh thu cao hay không chủ yếu
do sản phẩm của ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Khách hàng thường
quan tâm đến danh mục sản phẩm của ngân hàng có đa dạng không, tính
năng tiện ích như thế nào, thái độ phục vụ nhân viên ra sao, công nghệ sử
dụng trong cung ứng sản phẩm dịch vụ có hiện đại hay không … V ì vậy
để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất ngân hàng cần có các chính
sách sản phẩm, xây dựng cơ cấu sản phẩm hợp lý .
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT
CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu chung về NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Chi
nhánh Nam Hà Nội
Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hệ thống NHTM
Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trong sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội. NHNo & PTNT Việt Nam cũng không nằm ngoài quy
luật này, đây là NHTM lớn nhất cả nước về tổ chức và quy mô hoạt động.
Kể từ ngày thành lập năm 1988, hệ thống mạng lưới giao dịch của NHNo
& PTNT Việt Nam đã được phát triển không ngừng nhưng việc mở rộng
thị phần ở các địa bàn có điều kiện kinh doanh thuận lợi vẫn bị chậm.
Để giải quyết vấn đề này và đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh
tế NHNo & PTNT Nam Hà Nội được thành lập ngày 12/3/2001 theo quyết
định số 48/QĐHĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt
Nam về việc thành lập chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội trực thuộc
NHNo & PTNT Việt Nam trụ sở chính tại C3 Phương Liệt – Thanh Xuân
- Thành phố Hà Nội.
Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội là đơn vị phụ thuộc của
NHNo & PTNT Việt Nam, có con dấu riêng để thực hiện hoạt động kinh
doanh theo uỷ quyền của NHNo & PTNT Việt Nam, hoạt động theo điều
lệ của NHNo & PTNT Việt Nam, theo quy chế tổ chức và hoạt động của
chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ban hành theo quyết định
169/QĐ/HĐQT ngày 7/9/2000 của Chủ tịch Hội đồng quản tr ị NHNo &
PTNT Việt Nam.
Ban đầu thành lập biên chế của ngân hàng gồm 36 người, trong đó:
. Từ trụ sở chính chuyển về 22 người
. Từ các ngân hàng địa phương chuyển về 11 người
. Tuyển dụng mới từ bên ngoài 3 người
Về chuyên môn trình độ:
. Đại học và trên đại học : 28 người chiếm 78%
. Cao đẳng , trung cấp : 7 người chiếm 19%
. Chưa qua đào tạo :1 người chiếm 2.7%
NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội thực hiện các chức năng kinh
doanh đa năng, chủ yếu là kinh doanh tiền tệ , tín dụng và các dịch vụ
ngân hàng đối với khách hàng trong và ngoài nước, đầu tư cho dự án phát
triển kinh tế xã hội , uỷ thác tín dụng đầu tư cho Chính phủ, các chủ đầu
tư trong và ngoài nước trong các ngành kinh tế trước hết là trong l ĩnh
vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong kinh tế đối ngoại, NHNo &
PTNT chi nhánh Nam Hà Nội thực hiện các dịch vụ mua bán ngoại tệ,
thanh toán quốc tế , thu đổi ngoại tế, các nghiệp vụ bảo lãnh….
Ngày 8/5/2001 chi nhánh tổ chức khai trương hoạt động ngay tại
tầng 1 trụ sở C3 Phương Liệt. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là nhanh
chóng ổn định hoạt động của chi nhánh , về con người cũng như trang
thiết bị, cơ sở vật chất , triển khai các hoạt động kinh doanh với phương
châm hành động là “Vì sự thành đạt của khách hàng và ngân hàng”. Tuy
nhiên cho đến nay ngân hàng đã đạt được những thành tựu nhất định:
Tổng nguồn vốn đạt 8320 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 1938 tỷ đồng. Trong
năm 2007 tổng số cán bộ nhân viên là 131 người đồng thời chi nhánh
cũng thành lập thêm 2 PGD trực thuộc chi nhánh cấp II, chuyển trụ sở
mới cho 2 chi nhánh cấp II. Đánh giá chung các đơn vị đều hoạt động tốt,
tự trang trải chi phí và có lãi. Các tổ chức chính trị và đoàn thể chi
nhánh vẫn duy trì hoạt động tốt và đi vào chiều sâu , hỗ trợ đắc lực cho
công tác chuyên môn.
Như vậy, dưới sự chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo Nam
Hà Nội ngày càng phát triển lớn mạnh , là bằng chứng khẳng định rằng
việc thành lập chi nhánh Nam Hà Nội là một hướng đi đúng đắn.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức:
GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH CHUNG
PGĐ PHỤ
TRÁCH TÍN
DỤNG
PGĐ PHỤ
TRÁCH KẾ
TOÁN
PGĐ PHỤ
TRÁCH TTQT
PGD
SỐ 4
PGD
SỐ 5
PGD SỐ
6
PGD SỐ
9
PHÒNG
TTQT
P.KTK
T NỘI
BỘ
P.NV-
KHTH
PHC-NSỰ
P.THẨM
ĐỊNH
P. TÍN
DỤNG
CHI NHÁNH
TÂY ĐÔ
CHI NHÁNH
NAM ĐÔ
CHI NHÁNH
GIẢNG VÕ
PGD
SỐ 1
PGD
SỐ 1
PGD
HVNH
PGD
SỐ 1
PGD
KHÂM THIÊN
P. KT -
NQ
2.2. Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo &
PTNT Nam Hà Nội.
2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo &
PTNT Nam Hà Nội.
Kể từ khi đi vào hoạt động ,chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội
đã gặp không ít những khó khăn nhưng cũng có những thuận lợi nhất
định. Cùng với việc khắc phục khó khăn ngân hàng đã biết nắm bắt
những cơ hội để từ đó đề ra mục tiêu. Bước đi và giải pháp phù hợp. Vì
vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã đạt được một số kết quả nhất
định. Sau đây ta nghiên cứu các nghiệp vụ chính của ngân hàng:
a) Nghiệp vụ tài sản nợ (nguồn vốn ).
Hoạt động nguồn vốn là một trong những hoạt động tạo tiền đề , cơ
sở cho các hoạt động khác , làm sao có được nguồn vốn ổn định luôn là
vấn đề được các NHTM quan tâm. Nếu như năm 2001 nguồn vốn của
ngân hàng chỉ đạt 635 tỷ thì năm 2007 nguồn vốn đã lên tới 8320 tỷ
đồng. Đây là kết quả phản ánh quá trình nỗ lực phấn đấu của bản thân
ngân hàng.
Diễn biến quy mô huy động vốn của chi nhánh từ năm 2005 – 2007
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Diễn biến quy mô nguồn vốn 2005 - 2007
Đơn vị : tỷ đồng
Năm Tổng nguồn vốn
Tăng giảm so với năm trước
Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng(%)
2005 4439 - -
2006 7953 +3414 79.2
2007 8320 +367 4.6
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2007
Ở đây chỉ xem xét nguồn vốn trên phương diện là nguồn vốn huy
động từ bên ngoài.
Năm 2006 là năm thắng lợi vượt bậc của NHNo & PTNT Nam Hà
Nội trong công tác nguồn vốn. Tổng nguồn vốn tăng 3514 tỷ đồng so với
năm trước tương ứng với tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 5 năm hoạt
động là 79,2%. Năm 2007 tổng nguồn vốn cũng tăng nhưng với tốc độ
chậm hơn với số tiền là 8320 tỷ đồng tăng 367 tỷ đồng so với năm 2006
tương ứng với tốc độ tăng trưởng 4,6%.
Để đánh giá hiệu quả của hoạt động nguồn vốn, th ì bên cạnh việc
đánh giá quy mô của nguồn vốn, ta cũng phải quan tâm tới cơ cấu của
chúng. Bởi mỗi loại nguồn vốn khác nhau sẽ đem lại cho ngân hàng
những lợi ích khác nhau. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng được thể hiện
cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2 .2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%)
1. Huy động từ dân cư 1390 31 4226 53 4182 50
2. Tiền gửi các TCKT 2497 56 2903 37 3565 43
3. Tiền gửi của TCTD 552 13 824 10 572 7
Tổng NV huy động 4439 100 7953 100 8320 100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005 -2007
Qua bảng trên ta thấy trong năm 2006 nguồn vốn dân cư tăng 2836
tỷ đồng so với năm trước (Trong đó có 2186 tỷ đồng trái phiếu dài hạn),
tỷ trọng tăng từ 31% năm 2005 lên 53% năm 2006, vượt mức kế hoạch
TSC giao. Nguồn vốn từ các tổ chức KT-XH tăng 406 tỷ đồng nhưng tỷ
trọng giảm so với trước. Nguồn vốn từ các TCTD tăng 272 tỷ đồng song
tỷ trọng cũng giảm so với năm 2005. Như vậy ngân hàng đang có xu
hướng tăng TSC từ nguồn TG dân cư và giảm dần nguồn tiền gửi của các
tổ chức kinh tế và tín dụng.
Trong năm 2007 NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội đã chấp
hành nghiêm ch ỉnh chủ trương của TSC về việc giảm dần tiền gửi, tiền
vay TCTD. Đến 31/12/2007 TG của TCTD là 572 tỷ đồng chiếm 7%
trong tổng nguồn vốn và giảm 252 tỷ đồng so với năm 2006. Tiền gửi
TCKT có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2006 mặc dù trong năm 2007
TSC có chủ trương giảm TG của TCTD, công ty chứng khoán, và công ty
bảo hiểm. Đến 31/12/2007, TG TCKT là 3565 tỷ, tăng 662 tỷ với tốc độ
tăng 23% so với năm 2006. Tiền gửi dân cư có xu hướng giảm so với năm
trước. Năm 2007, tiền gửi dân cư là 4182 tỷ đồng chiếm 50% tổng nguồn
vốn và bằng 99% năm 2006. Nguyên nhân do sự phát triển của thị trường
chứng khoán nên việc thu hút nguồn tiền từ dân cư gặp khó khăn.
Như vậy, mặc dù trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt và vị trí giao
dịch chưa thuận t iện nhưng nguồn vốn của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng
trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng b ình quân một năm là 174%,
là một trong những đơn vị dẫn đầu trong việc hoàn thành vượt mức chỉ
tiêu nguồn vốn của đề án phát triển kinh doanh của NHNo & PTNT Việt
Nam trên địa bàn đô thị loại I. Cơ cấu của nguồn vốn trong năm cũng đã
thay đổi theo hướng tích cực, mục tiêu của chi nhánh là nâng cao tỷ trọng
vốn huy động trung và dài hạn, chú trọng huy động vốn ngoại tệ. Để xem
xét khả năng tiếp cận với từng loại vốn huy động của chi nhánh như thế
nào, chúng ta hãy nghiên cứu bảng cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng
tiền và theo kỳ hạn sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng tiền và theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
Stiền Stiền
TL tăng giảm so
với 2005 Stiền
TL tăng giảm
so với 2006
Tđối % Tđối %
1. Theo đồng tiền
- Nội tệ 3600 5187 2167 60,2 5562 375 7,2
- Ngoại tệ 839 580 -258 -30,75 572 -8 -1,4
2. Theo kỳ hạn
Không KH 906 1189 283 31,2 1238 49 4
KH < 12 tháng 939 1489 550 58,6 1591 102 6,8
KH > 12 tháng 2594 5275 2681 103,4 5491 216 4,1
Tỷ trọng vốn trung
và dài hạn 79,6% 85% 85%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005 -2007
Qua số liệu trên ta thấy:
- Nguồn vốn nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 80% đến
90% tổng nguồn vốn huy động. Đây là điều bình thường vì chi nhánh
hoạt động trong môi trường kinh doanh nội địa, khách hàng chủ yếu là cá
nhân, doanh nghiệp trong nước. Tốc độ tăng vốn huy động nội tệ khá cao
năm 2006 tăng 2167 tỷ so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ tăng 60,2%,
đến năm 2007 số tiền nội tệ huy động đã đạt 5562 tỷ tăng 375 tỷ so với
năm 2006, với tốc độ tăng tương ứng 7,2%. Vượt so với kế hoạch được
giao là 48%.
- Nguồn vốn ngoại tệ ngày càng giảm, năm 2006 giảm 258 tỷ so với
năm 2005 tương ứng với tốc độ giảm 30,75%. Năm 2007 giảm 8 tỷ so với
năm 2006 tương ứng với tốc độ giảm 1,4%. Nguyên nhân sự suy giảm
nguồn ngoại tệ là do sự biến động mạnh về tỷ giá đồng thời giá vàng liên
tục tăng trong thời gian qua nên người dân có xu hướng mua vàng về dự
trữ thay vì dự trữ đô la .
- Về mặt kỳ hạn ta nhận thấy trong năm 2006 cơ cấu nguồn vốn đã
thay đổi theo hướng ổn định hơn, tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn
chiếm hơn 85% tổng nguồn, tăng 5,4% so với năm trước. Trong năm 2007
cơ cấu nguồn vốn thay đổi không đáng kể so với năm 2006, nguồn vốn
trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn (Chiếm 85%
tổng nguồn vốn và không thay đổi so với năm 2006). Đây là một ưu thế
rất lớn của ngân hàng bởi kỳ hạn càng dài thì sự ổn định của nguồn vốn
càng cao, cơ hội mở rộng tín dụng t rung và dài hạn sẽ tăng lên đem lại
nguồn thu lớn cho ngân hàng.
Nhìn chung, hoạt động nguồn vốn của chi nhánh trong những năm
qua là khả quan. Sự tăng trưởng ổn định cùng với sự đa dạng hoá nguồn
vốn chứng tỏ vị trí của ngân hàng trong khách hàng và đây cũng là cơ sở
vững chắc cho hoạt động sử dụng vốn. Sở dĩ, chúng ta nghiên cứu kỹ về
hoạt động huy động vốn bởi trong cơ cấu các khoản chi của NHTM, chi
trả lãi huy động là khoản chi lớn nhất.
b) Về sử dụng vốn.
Nếu coi huy động vốn là đầu vào trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng, thì công tác tín dụng được coi là đầu ra của hoạt động này. Do
đó, vấn đề mở rộng tín dụng đối với khách hàng có vai trò quan trọng
và ngày càng trở nên cấp thiết hơn đối với một chi nhánh mới thành lập,
chưa có nhiều điều kiện mở rộng, phát triển các nghiệp vụ mua bán
ngoại tệ, thanh toán quốc tế…Nhận thức rõ điều này, ngay từ khi bắt
đầu hoạt động, việc triển khai cho vay đối với khách hàng đã được quan
tâm, các phòng nghiệp vụ đã xác định rõ định hướng đầu tư tín dụng đối
với các thành phần kinh tế, từng loại h ình doanh nghiệp.
Định hướng đầu tư t ín dụng của NHNo & PTNT Nam Hà Nội là
trên cơ sở lấy an toàn t ín dụng và hiệu quả kinh doanh đặt lên hàng đầu,
trước hết tập trung đầu tư cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, cho vay hộ gia
đình, cầm cố các GTCG, thực hiện chính sách thu hút khách hàng và
tiếp cận các doanh nghiệp Nhà nước.
Xuất phát từ quan điểm kinh doanh đó, chi nhánh cũng như các
phòng giao dịch đã triển khai thực hiện và đạt được kết quả như sau:
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
Stiền Stiền
TL tăng giảm
so với 2005 Stiền
TL tăng giảm
so với 2006
Tđối % Tđối %
1. Dư nợ theo thời
gian
- Ngắn hạn 805 952 147 18,3 862 -90 -9,5
- Trung hạn & dài hạn 314 649 335 106,7 1076 427 65,8
2. Dư nợ theo TPKT 1119 1601 1938
- Doanh nghiệp NN 876 840 -36 -4,1 780 -60 -7,1
- DN ngoài QD 182 573 391 214,8 824 251 43,8
-Hộ gia đình 61 188 127 208,2 334 146 77,6
Tổng dư nợ 1119 1601 482 43,1 1938 337 21,1
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005 -2007
Nếu xét cơ cấu dư nợ theo thời gian, ta có thể thấy:
Trong các năm qua cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay của
Nam Hà Nội đã thay đổi đáng kể, tỷ lệ cho vay trung dài hạn tăng nhanh
gần đạt mức chỉ đạo của Hội đồng quản trị.Việc tăng trưởng dư nợ trung
dài hạn năm qua chủ yếu giải ngân dự án đầu tư dài hạn. Tuy nhiên do
các dự án này chủ yếu còn đang xây dựng dở dang nên trong 1 vài năm
tới số thu nợ còn rất thấp , tỷ lệ cho vay trung dại hạn sẽ tăng hơn
50%/tổng dư nợ.
- Còn nếu xét cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế, ta thấy cho vay
đối với DNNN vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của Chi
nhánh.Sự khó khăn của loại doanh nghiệp này trong những năm vừa qua
có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác t ín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên
cho vay dối với DNNQD và hộ gia đình ngày càng tăng, sở dĩ như vậy là
do ngân hàng đã mở rộng nhiều loại h ình dịch vụ để đáp ứng được mọi
nhu cầu của người dân. Việc mở rộng t ín dụng đối với doanh nghiệp vừa,
nhỏ va hộ gia đ ình đang là mục tiêu của ngân hàng trong những năm tới.
2.3.2. Kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội.
Kết quả kinh doanh của NHTM phản ánh nỗ lực của ngân hàng dưới
tác động của nhiều nhân tố. NHTM thường xuyên theo dõi và phân tích
các chỉ t iêu kết quả đáng chú ý để thấy rõ thành công và chưa thành công
trong hoạt động ngân hàng. Việc đánh giá kết quả đúng sẽ cho thấy vị thế
của ngân hàng, lợi thế cũng như khó khăn mà ngân hàng phải đối đầu.
Để làm nổi bật được thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của chi
nhánh thì trước tiên phải xem xét và phân tích tình hình thu nhập và chi
phí của ngân hàng. Làm được điều đó tài liệu quan trọng nhất được sử
dụng là báo cáo thu nhập – chi phí – kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Báo cáo này phản ánh một cách đầy đủ và chi t iết các khoản thu nhập
cũng như các khoản chi phí, lợi nhuận của ngân hàng sau một năm tài
chính và cho biết ngân hàng có đạt được kế hoạch tài chính hay không.
Trên cơ sở xem xét, phân tích các khoản thu, chi để có biện pháp tăng
cường các khoản thu đồng thời quản lý để giảm tối đa các khoản chi còn
lãng phí. Sau đây là tình hình thu nhập, chi phí của NHNo& PTNT Nam
Hà Nội.
2.3.2.1. Tình hình thu nhập của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà
Nội.
Trong những năm qua, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động NHNo &
PTNT Nam Hà Nội luôn cố gắng để nâng cao các khoản thu nhập tạo tiền
đề cho sự phát triển tiếp theo của ngân hàng trong những năm tới. Tuy
vậy, cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế th ì NHNo & PTNT
Nam Hà Nội cũng gặp không ít những trở ngại. Song nhờ sự chỉ đạo đúng
hướng nên thu nhập của Ngân hàng không ngừng tăng trong suốt thời
gian qua. Cụ thể:
Bảng 2.5: Thực trạng thu nhập
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 So với năm trước(+/-)
ST TT (%) ST
TT
(%) ST
TT
(%)
2006/2005 2007/2006
TĐ % TĐ %
1.Thu
HDTD 324481 97.5 689402 88.1 718950 88 364921 112.5 29548 4.3
2.thu HD
dịch vụ 6602 2 16525 2.1 17322 2.1 9923 150.3 797 4.8
3.thu
HDKD
ngoại tệ
1845 0.5 1732 0.2 1752 0.2 -113 -6.2 20 1.2
4.Thu
HDKD
khác
0 0 5 18 5 13 -
5.thu nhập
khác 0 0 75340 9.6 79173 9.7 75340 3833 5.1
Tổng thu
nhập 332929 783004 817215 450075 135.2 34211 4.4
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005 -2007
Nhìn chung tổng thu nhập của chi nhánh tăng qua các năm, sở dĩ như
vậy là do các khoản mục của nó đều tăng ngoại trừ thu hoạt động kinh
doanh ngoại tệ có giảm chút ít. Tổng thu nhập năm 2006 tăng 450075
triệu đồng so với năm 2005 ứng với mức tăng 4,4%. Ta đi vào xem xét
các khoản mục thu nhập chủ yếu sau:
a) Thu từ hoạt động tín dụng: Cũng giống như các NHTM khác,
nguồn thu từ nghiệp vụ truyền thống của NHNo Nam Hà Nội vẫn chiếm
tỷ trọng lớn nhất. Để thấy rõ được tình hình tăng trưởng của khoản thu
này ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 2.5.1: Thu từ hoạt động tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 So với năm trước(+/-)
ST ST ST
2006/2005 2007/2006
TĐ (%) TĐ (%)
1. Thu lãi TG 0 6489 6489 6489 0 0
2.thu lãi CV 324481 682913 712461 358432 110.5 29548 4.3
Tổng thu
HDTD
324481 689402 718950 364921 112.5 29548 4.3
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005 -2007
Thu nhập từ hoạt động t ín dụng đã tăng liên tục trong hai năm qua
trong đó thu từ lãi cho vay vẫn chiếm chủ đạo. Năm 2006 so với năm
2005 tăng 358432 triệu đồng ứng với 110,5%, năm 2007 thu lãi cho vay
vẫn tăng nhưng tốc độ tăng giảm đi ứng với tỷ lệ 4,3% khoản mục này
tăng do ngân hàng đã triển khai nhiều hình thức cho vay, dịch vụ mới an
toàn, nâng cao chất lượng thông tin khách hàng. Đặc biệt ngân hàng thực
hiện cơ chế thi đua khen thưởng, khoán lương để tăng trưởng tín dụng.
Trong năm 2006, 2007 ta thấy ngân hàng cũng thu được một khoản t iền
nhất định từ t iền gửi ở các tổ chức tín dụng khác là 6489 triệu đồng. Đây
được coi như một khoản dự t rữ để đáp ứng khả năng thanh khoản, nó phụ
thuộc vào tình hình hoạt động của ngân hàng.
b) Thu hoạt động dịch vụ .
Đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập nhưng nó
đang có xu hướng phát triển trong tương lai. Trong năm 2006 khoản mục
này tăng 9923 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 150,3% so với năm 2005.
Năm 2007 khoản mục này tăng chậm hơn với tốc độ tăng 4,8% tương
ứng với 797 tr iệu đồng. Sự phát triển hoạt động dịch vụ trong tương lai
sẽ thu hút cho ngân hàng nhiều khách hàng hơn và từ đó tăng thêm nhiều
nguồn thu cho ngân hàng.
c) Thu kinh doanh ngoại tệ.
Kinh doanh ngoại tệ là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro tuy nhiên
đây là khoản mục có thể đem lại nguồn thu bất ngờ cho ngân hàng. Hiện
nay tỷ trọng nguồn thu này rất nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng
chỉ khoảng 0,22%.
d) Thu khác.
Trong năm 2006, 2007 khoản mục này xuất hiện với con số khá lớn
mà chủ yếu là do lãi dự chi kỳ trước tăng.
Qua phân tích về thực trạng thu nhập của Chi nhánh ta thấy kết quả
này phản ánh rất đúng t ình hình thực tế hoạt động của NHNo & PTNT
Nam Hà Nội. Trong năm 2007 vừa qua, Ngân hàng đã chuyển dịch theo
hướng tăng dần các hoạt động dịch vụ để tăng các khoản thu phí bên
cạnh các khoản thu truyền thống là hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi
ro. Hiện nay, các dịch vụ ngân hàng mà NHNo Nam Hà Nội cung cấp
gồm có: Rút tiền tự động qua máy ATM, dịch vụ chuyển tiền nhanh
Western union, dịch vụ ngân hàng tại nhà, làm đầu mối thanh toán cho
Trung tâm chuyển tiền bưu điện…
2.3.2.2. Tình hình chi phí của Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà
Nội.
Để hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả thì song song với
các biện pháp tăng thu nhập, giảm chi phí cũng là vấn đề mà các nhà
quản lý ngân hàng rất chủ trọng. Trong những năm qua, NHNo Nam Hà
Nội luôn thực hiện tốt việc theo dõi kiểm soát quản lý chặt chẽ các
khoản chi phí của mình. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau :
Bảng 2.6: Tình hình chi phí
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005 -2007
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 So với năm trước (+/-)
ST TT ST TT ST TT
2006/2005 2007/2006
TĐ % TĐ %
1.CF HĐV 243902 87,6 520871 78,2 527417 79,2 276969 114 6546 1,25
2.CF HĐDV 616 0,22 798 0,12 831 0,12 182 30 33 4,13
3.CF HĐKD ngoại tệ 6 120 0,02 174 0,03 114 1900 54 45
4.CF nộp thuế và phí 237 0,09 219 0,03 228 0,03 -18 -7,6 9 4,11
5.CF HĐKD khác 70 0,03 938 0,14 938 0,14 868 1240 0 0
6.CF cho nv 5830 2,1 10654 1,6 12127 1,82 4824 83 1473 13,8
7.CFHĐ quản lý và công cụ 9720 3,5 12120 1,82 9611 1,44 2400 25 -2509 -20,7
8.CF tài sản 9361 3,36 18248 2,74 12852 1,93 8887 95 -5396 -29,57
9.Chi DP,bảo hiểm TGKH 8581 3,08 58968 8,85 58968 8,85 50387 587 0 0
10.CF khác 0 43166 6,48 43166 6,48 43166 0
Tổng chi phí 278323 666103 666313 38778 139,33 210 0,03
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng chi phí liên tục tăng, trong đó
năm 2006 tăng đáng kể so với năm 2005 với 38778 triệu đồng ứng với
tốc độ tăng 139,33% . Việc tăng chi phí không có gì là bất b ình thường
mà chính là do ngân hàng đã mở rộng và nâng cao chất lượng các sản
phẩm dịch vụ. Năm 2007 cũng tăng so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng
rất chậm chỉ là 0,03%, nguyên nhân chủ yếu là do khoản mục chi phí
quản lý, công cụ và chi phí tài sản giảm. Tuy nhiên chi phí huy động vốn
luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí khoảng 80% do vậy sự biến
động của khoản chi phí này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí của chi
nhánh, ta sẽ di vào nghiên cứu chi tiết khoản mục này.
Bảng 2.6.1: Chi hoạt động huy động vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 So với năm trước (+/-)
ST TT ST TT ST TT
2006/2005 2007/2006
TĐ % TĐ %
I. Chi huy
động vốn
27832
3
66610
3
6663
13
3877
80
113,
6
210 1,25
1. Chi trả lãi
tiền gửi
15398
9
63,1 34950
3
67 3550
71
67,3 1955
14
126,
9
5568 1,6
2. Chi trả lãi
phát hành
GTCG
37569 15,4 10610
8
20,4 1061
08
20,1 6853
9
182,
4
0 0
3. Trả lãi tiền
vay
52053 21,3 64881 12,5 6585
8
12,5 1282
8
24,6 977 1,5
4. Chi khác 292 0,2 379 0,1 379 0,1 87 29,7
9
0 0
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005 -2007
Chi hoạt động huy động vốn tăng qua các năm đặc biệt năm 2006
tăng 387780 tr iệu đồng so với năm 2005 ứng với tỷ lệ tăng 113,6%. Chi
phí tăng nhiều trong năm 2006 là hợp lý bởi huy động vốn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, để cạnh tranh được ngân
hàng phải tăng lãi suất huy động. Năm 2007 so với năm 2006 tăng chậm
hơn với tốc độ tăng 1,25% ứng với 210 triệu đồng. Chi t iết từng khoản
mục như sau:
- Chi trả lãi tiền gửi: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong chi hoạt động huy động vốn. Năm 2006 so với năm 2005 tăng
195514 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 126,9%. Năm 2007 so với năm
2006 tăng 5568 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 1,6%. Trong năm 2007 chi
trả lãi tiền gửi có tăng nhưng tốc độ tăng chậm là do ngân hàng đã kiên
quyết giảm dần các nguồn vốn không hiệu quả (Lãi suất cao, trả trước)
đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào các khách hàng có nguồn vốn lớn.
Mặt khác trong năm 2007 do lạm phát quá cao người dân không gửi tiền
vào ngân hàng nữa mà họ mua vàng về dự trữ.
- Chi trả lãi tiền vay: Trong hai năm 2007, 2006 đều tăng và có
tăng cao hơn năm 2005. Năm 2006 tăng 12828 triệu đồng so với năm
2005 ứng với tỷ lệ tăng là 24,6%, năm 2007 cũng tăng nhưng với tốc độ
chậm hơn. Như vậy ngoài nguồn vốn huy động từ bên ngoài ngân hàng
còn phải huy động thêm từ Hội Sở và từ NHNN.
- Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá: Năm 2006 so với năm 2005
tăng 68539 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 182,43%. Trong năm 2007
không có sự biến động nào về trả lãi phát hành giấy tờ có giá. Nhìn
chung, tỷ trọng của nguồn vốn này còn cao trong tổng nguồn vốn huy
động, nhưng thực chất đây là nguồn vốn mà chi nhánh thực hiện huy
động hộ trung ương theo cơ chế điều hành mới. Vì vậy, không thể dựa
vào khoản này để đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh.
Chi cho hoạt động dịch vụ í t biến động qua các năm, năm 2006 tăng
182 triệu đồng so với năm 2005 và năm 2007 tăng 33 tr iệu đồng so với
năm 2006. Hơn nữa tỷ trọng của loại chi phí này chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng chi phí. Nguyên nhân chủ yếu của t ình trạng này là do hoạt
động này chưa thực sự phát tr iển, vì vậy trong thời gian tới ngân hàng
cần phải đầu tư hơn nữa, hiện đại hóa hệ thống thanh toán, mở rộng các
loại hình dịch vụ để tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.
Chi hoạt động kinh doanh ngoại tệ rất thấp, năm 2006 tăng 114 triệu
so với năm 2005 và năm 2007 tăng 54 triệu đồng so với năm 2006,
nguyên nhân là do do hoạt động kinh doanh ngoại tệ chưa phát triển.
Chi cho nhân viên ngày càng tăng, năm 2006 tăng 4824 triệu đồng
so với năm 2005 ứng với tỷ lệ tăng 82,74%, năm 2007 tăng 1473 triệu
đồng so với năm 2006 ứng với tỷ lệ tăng 13,83%. Sở dĩ có sự tăng lên
này là do ngân hàng đã mở các khóa học đào tạo cho nhân viên như tập
huấn các văn bản nghiệp vụ quản lý ngoại hối, nghiệp vụ kế hoạch, luật
doanh nghiệp, nghiệp vụ IPCAS, nghiệp vụ phát hành thẻ cho cán bộ làm
kế toán… Đồng thời ngân hàng còn thường xuyên khen thưởng cho cá
nhân tập thể mang lại hiệu quả thiết thực cho chi nhánh.
Chi cho hoạt động quản lý và công cụ chiếm tương đối trong tổng
chi phí. Năm 2006 tăng 2400 tr iệu đồng so với năm 2005 ứng với tỷ lệ
tăng 24,7%, năm 2007 giảm 2509 triệu đồng với tỷ lệ giảm 20,7%. Việc
giảm chi phí trong năm 2007 là do khoản chi phí về điện nước giảm, như
vậy trình độ quản lý của lãnh đạo ngân hàng rất tốt. Điều này giúp ngân
hàng có thể tăng thu nhập.
Chi tài sản là khoản chi khá lớn trong tổng chi phí. Năm 2006 tăng
8867 triệu đồng so với năm 2005 ứng với tỷ lệ tăng 95%, trong năm này
ngân hàng đã mở các phòng giao dịch, tăng cường cơ sở vật chất từ đó
tăng quy mô hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm 2007 chi về
tài sản giảm với tốc độ giảm là 29,6% ứng với 5396 triệu đồng. Nguyên
nhân của sự giảm này là do trong năm 2007 ngân hàng đã thanh lý các
tài sản cũ.
Chi dự phòng là khoản chi quan trọng đối với ngân hàng, năm 2006
khoản chi này có sự tăng đột biến tăng gần 50387 tr iệu đồng ứng với tỷ
lệ tawgn khoảng 587,2%. Nguyên nhân của sự tăng này là do năm 2006
công tác tín dụng của ngân hàng thực sự còn nhiều khó khăn, cho đến
tháng 9 đầu năm dư nợ tại địa phương còn thấp hơn số đầu năm. Các dự
án đầu tư dài hạn có chỉ tiêu kế hoạch cao nhưng giải ngân rất chậm.
Năm 2007 khoản chi phí này không tăng, so với năm 2006 nợ xấu của
ngân hàng giảm 26375 triệu đồng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 cũng giảm so
với năm 2006 và thấp hơn nhiều mức cho phép của trụ sở chính (Năm
2007 thực hiện 0,12% kế hoạch giao là 2%).
Tóm lại, sau khi đã phân tích tình hình thực tế chi phí của NHNo &
PTNT Nam Hà Nội qua 3 năm 2005-2007 có thể đánh giá khái quát rằng
trong điều kiện lĩnh vực ngân hàng mang tính cạnh tranh ngày càng gay
gắt, NHNo Nam Hà Nội đã chịu những ảnh hưởng không nhỏ của biến
động thị trường. Tuy nhiên, ngân hàng đã luôn luôn t ìm biện pháp hợp lý
để kiểm soát và tiết kiệm chi phí nhằm đảm bảo được sự ổn định trong
hoạt động kinh doanh. Hơn thế, hầu hết các mặt nghiệp vụ của ngân
hàng đều có xu hướng phát triển, uy tín của ngân hàng ngày càng được
khẳng định trên thị trường.
2.3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà
Nội.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong số các báo cáo
tài chính quan trọng của ngân hàng hay bất cứ một doanh nghiệp nào
khác. Qua việc phân tích các chỉ tiêu: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận chúng
ta mới có thể đánh giá chính xác về t ình hình kinh doanh của ngân hàng
trong năm qua là có hiệu quả hay chưa có hiệu quả. Để đưa ra được các
biện pháp hữu hiệu nhằm tăng lợi nhuận của NHNo Nam Hà Nội chúng ta
cần xem xét đến kết quả mà NHNo Nam Hà Nội đã đạt được trong những
năm gần đây.
Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
So với năm trước (+/-)
2006/2005 2007/2006
Tđối % Tđối %
1. Tổng thu 332929 783004 817215 450075 135,2 34211 4,4
2. Tổng chi 278323 666103 666313 387780 139.3 210 0.03
3. Lợi nhuận 54606 116901 150902 62295 114 34001 29
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005 -2007
Theo số l iệu của bảng trên, nhìn chung lợi nhuận của NHNo Nam
Hà Nội năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006, sau khi lấy thu nhập trừ
đi các khoản chi phí thì lợi nhuận thu được là 116901 tr iệu đồng tăng
hơn 62295 triệu đồng so với năm 2005. Lợi nhuận năm 2007 đạt được là
150902 tr iệu đồng tăng 34001 triệu so với năm trước tương ứng với tỷ lệ
tăng 29%, hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao 44%. Đây là dấu
hiệu của sự tăng trưởng ổn định và bền vững trong kinh doanh của
NHNo Nam Hà Nội.
Ngoài ra, để đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận thì bên
cạnh việc phân t ích trên ta còn phải căn cứ vào các chỉ t iêu phản ánh khả
năng sinh lời của bản thân ngân hàng. Các chỉ tiêu này được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 2.8: Phân tích hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch 07/06
1. Lợi nhuận trước thuế trên tổng
tài sản có (ROA)
1,15 % 1,2 % +0,05%
2. Lợi nhuận trước thuế trên vốn
và các quỹ (ROE)
10,41% 5,95% - 4,46%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2006 -2007
Từ bảng trên ta thấy, mặc dù các chỉ t iêu lợi nhuận của Ngân hàng
đều có sự tăng trưởng qua các năm song do việc tăng này chưa tương
xứng với việc tăng của quy mô vốn chủ sở hữu nên tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu của ngân hàng có xu hướng giảm. Năm 2006 đạt 10,41%,
năm 2007 chỉ đạt 5,95% giảm 4,46% so với năm 2006. Bên cạnh đó, tỷ
suất lợi nhuận trên tổng tài sản có xu hướng tăng lên, nhưng tốc độ tăng
còn chậm. Năm 2006 đạt 1,15%, sang năm 2007 đạt 1,2% tức tăng 0,05%
so với năm 2006. Nhưng nhìn chung các chỉ tiêu này khá cao so với mặt
bằng chung của các Ngân hàng khác trên địa bàn, chứng tỏ ngân hàng đã
phân bổ tài sản một cách hợp lý để tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận
của Ngân hàng.
Trong năm 2007 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá mạnh tuy
nhiên đây cũng là năm lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh xảy ra ở nhiều địa
phương thiệt hại nhiều đến sản xuất và đời sống nhân dân. Giá dầu thô
và giá vật tư trên thế giới tiếp tục tăng cao gây áp lực lớn vào trong
nước. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao so với những năm trước đây ảnh
hưởng xấu đến sản xuất và đời sống. Tất cả các yếu tố trên phần nào tác
động đến hoạt động của ngành Ngân hàng trong đó có chi nhánh Nam Hà
Nội.
Thị trường bất động sản trầm lắng, Nghị định chống rửa t iền của
Chính Phủ và tiến tr ình cổ phần hóa doanh nghiệp được diễn ra nhanh
chóng và mạnh mẽ đã hạn chế dòng tiền gửi vào ngân hàng.
Sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn Hà Nội diễn ra gay gắt
trên tất cả các mặt như huy động vốn, cho vay, cung cấp dịch vụ và mở
rộng mạng lưới…
Trong bối cảnh đó, lợi nhuận của NHNo Nam Hà Nội vẫn không
ngừng tăng lên qua các năm quả là một thành tích đáng được biểu
dương.
Thành quả đó là sự kết tinh từ sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của
Ban lãnh đạo, ban giám đốc và sự đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu
của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên. Nhất là định hướng các hoạt
động kinh doanh theo định hướng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.4. Đánh giá kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội.
2.4.1. Thành tích đạt được.
Trong các năm qua với sự nỗ lực cố gắng của bản thân và sự giúp
đỡ của NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh đang từng bước khẳng định
mình và đã đạt được một số thành tựu đáng kể.
- Ngân hàng hiện nay đã triển khai được hầu hết các hoạt động cơ
bản của ngân hàng, và đặc biệt có những bước phát triển nhanh chóng ở
hai nghiệp vụ chính, đó là hoạt động huy động vốn và cho vay.
+ Hoạt động huy động vốn:
Năm 2007 nguồn vốn chi nhánh Nam Hà Nội hoàn thành vượt mức
kế hoạch được giao. Tổng nguồn vốn đạt 8320 tỷ trong đó nguồn vốn
huy động tại địa phương đạt 6134 tỷ đồng tăng 6% so với năm 2006 và
vượt mức 36% KH giao. Nguồn nội tệ đạt 5562 tỷ đồng tăng 7% so với
năm 2006 và vượt kế hoạch 48%. Đặc biệt chi nhánh đã nghiêm chỉnh
thực hiện chủ trương của TSC về việc giảm dần tiền gửi tiền vay TCTD.
Đến 31/12/2007 TG TCTD là 572 tỷ, chiếm tỷ trọng 7% tổng nguồn và
giảm 252 tỷ so với năm 2006.
+ Đối với hoạt động t ín dụng.
Năm 2007 công tác tín dụng của Chi nhánh Nam Hà Nội có sự tăng
trưởng nhanh, tăng 337 tỷ vượt 21% so với đầu năm trong đó dư nợ
ngoại tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu (53%). Đây là một trong những cố gắng
của chi nhánh trong việc giảm dần dư nợ cho vay bằng ngoại tệ nhằm
hạn chế việc sử dụng vốn ngoại tệ của Trung ương và cải thiện chênh
lệch lãi suất đầu vào, đầu ra. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn tăng nhanh gần
đạt mức chỉ đạo của Hội đồng Quản trị (Thực hiện la 56%, kế hoạch giao
là 57%), tỷ lệ nợ xấu của Nam Hà Nội giảm 26357 triệu đồng và thấp
hơn mức cho phép của trụ sở chính.
Ngoài hai hoạt động chính ngân hàng còn đạt được một số thành
tích trong các hoạt động khác. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của sản
phẩm dịch vụ trong ngân hàng hiện đại và tăng cường t ính cạnh tranh
lành mạnh, Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các
sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, thanh toán quốc tế, đại lý Wester
union, thanh toán diện tử, thẻ ATM, ngân hàng đầu mối, ngân hàng phục
vụ dự án… Bên cạnh đó còn phát triển một số sản phẩm dịch vụ mới
như: Duy trì hoàn thiện dịch vu cho trung tâm chuyển tiền Bưu điện,
ngân hàng phục vụ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, duy trì t iền mặt
tại chỗ của sinh viên, trả lương qua thẻ ATM.
Chênh lệch thu nhập – chi phí (Chưa có lương) đạt 91684 triệu
đồng, giảm 2875 triệu đồng so với năm trước và vượt 44% kế hoạch
giao. Trong năm chi nhánh đã trích đủ dự phòng rủi ro theo kế hoạch
giao của TSC là 57552 triệu đồng. Quỹ thu nhập bình quân đầu người
đạt 732 triệu đồng/1 cán bộ/ năm. Trong năm ngân hàng cũng đã thành
lập thêm được 2PGD trực thuộc chi nhánh cấp II. Về hiện đại hóa ngân
hàng, ngày 10/12/2007 chi nhánh đã tiến hành chuyển đổi chương tr ình
giao dịch từ ngân hàng bán lẻ sang chương trình IPCAS từ Hội sở đến
các PGD.
2.4.2. Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của NHNo Nam
Hà Nội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của ngân hàng cũng
còn những tồn tại cần khắc phục.
- Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào một số đơn
vị lớn, tính ổn định không cao và thường chỉ tăng vào cuối năm, việc thu
hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư gặp khó khăn do sự phát triển của thị
trường chứng khoán.
- Dư nợ với DNNN vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của
chi nhánh. Sự khó khăn của các doanh nghiệp này giai đoạn vừa qua có
ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tín dụng của chi nhánh.
- Công tác dịch vụ tuy có nhiều tiến bộ và có nhiều sản phẩm dịch
vụ mới song so với các sản phẩm tham gia trên thị trường tài chính còn
nghèo nàn ,đơn điệu ,các điệu kiện hỗ trợ cạnh tranh còn hạn chế.
- Hệ thống thông tin tuy có phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu
cầu kinh doanh ngoại hối và sự phát triển các loại dịch vụ khác.
- Chênh lệch lãi suất đầu vào , đầu ra thấp không đạt mức quy định .
- Trình độ cán bộ còn nhiều bất cập , thiếu cán bộ phụ trách. Cơ chế
khoán cho chi nhánh cấp 2 , PGD chưa toàn diện ,quy định về lương
khoán hàng tháng có nhiều điểm chưa thay đổi kịp tình hình , chưa gắn
kết quả b ình xét với kết quả thi đua theo từng đợt thi đua . Mặt khác tại
chi nhánh có rất ít cán bộ có thể đáp ứng được yêu cầu mới khi ngân
hàng hội nhập thế giới.
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Ngân hàng chưa quyết liệt trong công tác huy động vốn , việc đề
xuất các sản phẩm mới về huy động vốn còn hời hợt chưa t ích cực .
- Công tác xây dựng chiến lược tín dụng chưa được quan tâm đúng
mức
+ Ngân hàng còn quá thận trọng với khách hàng vay vốn đặc biệt là
khách hàng ngoài quốc doanh. Ngân hàng cần mạnh dạn đa dạng hóa đối
tượng thành phần vay vốn hơn nữa để mọi đối tượng có thể tiếp cận
được nguồn vốn của ngân hàng.
- Ngân hàng chưa xác định rõ định hướng chiến lược về nghiên cứu
thị trường, khách hàng. Ngân hàng còn ít đầu tư cho việc nghiên cứu
phát triển sản phẩm dịch vụ.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị còn yếu, tr ình độ ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc phát triển phát triển sản phẩm dịch vụ
còn hạn chế và chưa kịp thời. Chất lượng đường truyền và tốc độ xử lý
chưa ổn định ảnh hưởng đến chất lượng , làm giảm tốc độ phục vụ khách
hàng.
- Việc tuyển dụng của ngân hàng không được quan tâm đúng mức
nên chất lượng đầu vào không cao.
- Chính sách lương, thưởng của ngân hàng còn nhiều bất cập.
2.4.3.2.Nguyên nhân khách quan.
- Các doanh nghiệp không đáp ứng được một trong những điều kiện
vay vốn đó là tài sản bảo đảm , không có hoặc có mà không hợp pháp
không đủ đảm bảo cho khoản vay.
- Do thay đổi của những cơ chế đã làm cho hoạt động tín dụng của
Ngân hàng chưa ổn định. Các cơ quan chịu trách nhiệm về xác lập quyền
sở hữu tài sản và công chứng Nhà Nước đối với bất động sản chưa thực
hiện kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ sở hữu làm cho việc thế
chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng khó khăn , phức tạp.
- Diễn biến lãi suất, tỷ giá trong nước có nhiều biến động , phức tạp
ảnh hưởng không lợi đến việc huy động vốn .
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CHI NHÁNH NHNo &
PTNT NAM HÀ NỘI
3.1. Định hướng và mực tiêu phát triển của NHNo & PTNT Chi
nhánh Nam Hà Nội.
Năm 2008 là năm thứ 3 Việt Nam gia nhập WTO và đây cũng là năm
thứ 2 Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng
Bảo An Liên Hợp Quốc. Ngân hàng sẽ chịu sức ép cạnh tranh của các
ngân hàng nước ngoài và những điều khoản quốc tế. Đây là thách thức
lớn mà toàn hệ thống phải tập trung thực hiện. Để quán triệt nhiệm vụ
trên NHNo & PTNT Việt Nam xác định mục tiêu tổng quát như sau : “
Tập trung sức toàn hệ thống thực hiện bằng được những nội dung cơ bản
theo tiến độ Đề án cơ cấu lại NHNo & PTNT Việt Nam giai đoạn 2005 -
2010 đã được phê duyệt tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức độ hợp lý đảm
bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời , đáp ứng được yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn, mở rộng và nâng cao chất
lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh tập trung đầu tư hiện đại
hóa, đào tạo nguồn nhân lực đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với
hiện đại hóa. “ Nhận thức rõ vai trò là một trong những đơn vị thành viên
lớn của NHNo & PTNT Việt Nam , mục t iêu phấn đấu của NHNo &
PTNT Nam Hà Nội trong năm 2008 là phát huy tính dân chủ ,đoàn kết, tự
chủ phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm
2008 tạo tiền đề để cuối năm đạt hạng doanh nghiệp loại AAA. Để đạt
được mục tiêu đó ngân hàng cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Về nguồn vốn cuối năm đạt khoảng 9000 tỷ đồng( tăng 8% với năm
2007) trong đó tỷ lệ tiền gửi dân cư giữ ở mức 50% /tổng nguồn vốn .
Ngân hàng từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và
hiệu quả.
- Dư nợ tín dụng tăng từ 15-20% so với năm 2007 trong đó dư nợ cho
vay trung dài hạn chiếm 44% tổng dư nợ. Nợ xấu chiếm tối đa 2% tổng
dư nợ đồng thời ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn theo chỉ tiêu
TSC phê duyệt cho công ty, đơn vị trực thuộc NHNo Nam Hà Nội.
- Công tác tài chính : Phấn đấu quĩ thu nhập cuối năm tăng 10-15%
năm 2007, thu nhập của cán bộ nhân viên cao hơn năm trước, tỷ lệ thu
nhập dịch vụ trên 10%.
Tóm lại, với những thành tích đã đạt được trong năm 2007 Ngân hàng có
đủ cơ sở để tin tưởng rằng trong năm tới NHNo & PTNT Nam Hà Nội sẽ
thực hiện thắng lợi mục t iêu, định hướng tạo nền tảng vững chắc để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực cho sự nghiệp CNH-
HĐH và hội nhập quốc tế.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận tại NHNo &
PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
3.2.1. Một số giải pháp nhằm tăng thu nhập cho NHNo & PTNT
Nam Hà Nội.
3.2.1.1. Mở rộng mạng lưới khách hàng đi đôi với nâng cao chất
lượng các khoản tín dụng .
Hiện nay các hình thức tín dụng của NHNo Nam Hà Nội nhìn chung
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng. Vì vậy, để có
thể thực hiện tốt hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời cũng tạo điều
kiện tăng thu nhập cho ngân hàng và phân tán rủi ro thì ngân hàng cần
nghiên cứu và mở rộng thêm các hình thức t ín dụng, đa dạng hóa các
hình thức tín dụng và thu hút khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
Cụ thể:
- Đa dạng hóa hình thức cho vay: ngân hàng cần mở rộng thêm hình
thức cho vay thiếu hụt trong thanh toán, cho vay thấu chi trên tài khoản
vãng lai, cho vay đồng tài trợ …Ngoài ra, trên thị trường tài chính ngày
càng phát triển vì thế ngân hàng cần chú ý mở rộng hơn nữa h ình thức
cho vay chiết khấu đối với GTCG, đây là hình thức cho vay hạn chế được
rất nhiều rủi ro cho ngân hàng.
- Đa dạng hóa đối tượng cho vay: Đối tượng cho vay chủ yếu của
ngân hàng hiện nay nhìn chung vẫn chưa phong phú , mặc dù tỷ trọng vay
vốn của các DNQD lớn nhất trong tổng dư nợ ( 75% ) nhưng chủ yếu là
dư nợ ngắn hạn . Vì vậy, ngân hàng cần tìm biện pháp tăng dư nợ tín
dụng trung và dài hạn thông qua việc t iếp thị phát triển tín dụng và dịch
vụ đối với các doanh nghiệp khả thi .
Với DNNQD, ngân hàng nên có những chính sách thông thoáng hơn
để tạo điều kiện cho các DN mới thành lập. Làm tốt được công tác thẩm
định này, ngân hàng không những tăng cả doanh số cho vay lẫn số lượng
khách hàng mà còn vẫn đảm bảo an toàn tín dụng.
Với cá nhân , hộ gia đ ình :Hiện nay ngân hàng cũng đã cung cấp
nhiều sản phẩm tiện ích, tuy nhiên trong thời gian tới cũng cần nâng cao
chính sách ưu đãi để tạo điều kiện thuân lợi hơn cho khách hàng .
Đi đôi với việc mở rộng hoạt động t ín dụng th ì điều kiện cần thiết
kèm theo là ngân hàng phải có các biện pháp hữu hiệu để quản lý và nâng
cao chất lượng tín dụng. Hiện nay, chất lượng tín dụng của NHNo &
PTNT Nam Hà Nội chưa phải là cao, tỷ lệ nợ quá hạn nh ìn chung đã giảm
so với năm 2006 nhưng vẫn cần có biện pháp để hạn chế tỷ lệ này.
Trong thực tiễn hoạt động, để đáp ứng các biện pháp cho vay, quản
lý vốn phù hợp với từng loại khách hàng ngân hàng cần tiến hành đánh
giá phân loại khách hàng, hoàn thiện các đề cương đánh giá toàn diện
phù hợp với các đối tượng khách hàng. Đồng thời ngân hàng phải xây
dựng và hoàn thiện qui trình , chuẩn mực trong hoạt động quản lý tín
dụng, từng bước triển khai công tác quản lý danh mục cho vay. Ngân
hàng cần tìm ra cách phân phối tín dụng một cách hợp lý để tránh rủi ro
như không tập trung vốn đầu tư quá lớn vào một hoặc một nhóm khách
hàng hay thực hiện cho vay hợp vốn. Bên cạnh đó ngân hàng cần tham
gia bảo hiểm tín dụng nhằm giảm bớt thiệt hại rủi ro xảy ra.
3.2.1.2. Làm tốt các dịch vụ truyền thống kết hợp với phát triển hoạt
động dịch vụ và sản phẩm mới.
Mức độ cạnh tranh cao là đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngân
hàng. Ngày nay, các ngân hàng không ch ỉ cạnh tranh gay gắt với nhau là
còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong quá
trình cung ứng các sản phẩm tài chính để thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng. Việc làm tốt các dịch vụ truyền thống và tr iển khai nhanh các dịch
vụ t iện ích mới có vai trò quan trọng bởi nó tạo ra nguồn thu không nhỏ
cho ngân hàng, tạo cơ sở để ngân hàng tăng lợi nhuận hoạt động và hạn
chế rủi ro. Do vậy NHNo & PTNT Nam Hà Nội cần cố gắng hơn nữa để
nâng cao chất lượng sản phẩm tài chính và phát tr iển nhiều sản phẩm mới
để thu hút lôi kéo khách hàng ,tăng thị phần của NHNo & PTNT Nam Hà
Nội trên đại bàn.
3.2.1.3. Phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại hối .
Hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với các NHTM là một hoạt động
hấp dẫn, có khả năng mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng ,cơ hội kinh
doanh từ hoạt động này rất phong phú và đa dạng nhưng luôn đi kèm với
rủi ro. Đối với chi nhánh khoản thu từ hoạt động này còn khá khiêm tốn,
vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động
này. Cụ thể ngân hàng cần có phòng ban chuyên trách phân tích sự biến
động tỷ giá trên thị trường để từ đó đưa ra quyết định kinh doanh đúng
đắn. Thực hiện được điều đó sẽ giúp ngân hàng tăng doanh số kinh
doanh, góp phần làm tăng thu nhập nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh cho ngân hàng.
3.2.2. Giải pháp quản lý và tiết kiệm các khoản chi phí của Ngân
hàng.
3.2.2.1. Giải pháp đối với chi trả lãi huy động.
Có thể nói nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của
Ngân hàng bởi nó quyết định đến đầu vào cho quá trình hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Trong những năm qua, ngân hàng đã không ngừng
tìm ra giải pháp để nâng cao khả năng huy động vốn. Tuy nhiên,do cạnh
tranh ngày càng gay gắt ngân hàng luôn phải đối đầu tăng lãi suất huy
động của các ngân hàng trên cùng địa bàn. Sự tác động đó đã làm tăng
chi phí về trả lãi huy động không ngừng tăng.
Tuy nhiên nếu tình trạng cứ kéo dài trong tương lai th ì sẽ tác động
trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trước t ình hình đó
ngân hàng đã đưa ra các giải pháp khắc phục như tăng cường huy động
các nguồn vốn nhàn rỗi có lãi suất thấp (đó là những khoản t iền gửi
không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn của khách hàng – họ chỉ quan tâm đến
tiện ích của những sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung ứng chứ không
vì mục đích hưởn lãi) . Đặc biệt trong thời gian không xa h ình thức thanh
toán không dùng t iền mặt sẽ trở nên phổ biến, vì vậy mà ngân hàng cần
chú trọng hơn nữa đến việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ để
khai thác tốt nhất nguồn khách hàng này.
Song đây là nguồn vốn có t ính ổn định không cao nên ngân hàng
cũng pảh chú trọng đến việc duy tr ì mức huy động trung và dài hạn một
cách hợp lý để tránh tình trạng không cân xứng về kỳ hạn.
3.2.2.2. Chi trả lãi tiền vay.
Các ngân hàng thường đi vay NHNN hoặc các TCTD để bù đắp sự
thiếu hụt trong thanh toán, chi phí cho nguồn vốn này thường cao. Thực
tế trong những năm qua chi cho khoản mục này vẫn tăng lên, tốc độ tăng
ngày càng cao. Điều đó đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
của Ngân hàng. Trước thực trạng đó, ngân hàng nên đề ra biện pháp cụ
thể để quản lý khoản chi này bằng cách tuân thủ đúng quy định về dự trữ
bắt buộc và đồng thời mở rộng quan hệ với các ngân hàng cùng hệ thống
để có thể giúp đỡ nhau trong các trường hợp cần thiết.
3.2.2.3. Giải pháp đối với chi quản lý, công cụ.
Đây là khoản chi không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng. Các
máy móc, thiết bị quản lý của chi nhánh được đầu tư khá đầy đủ , tuy
nhiên hiện nay vẫn chưa có phần mềm quản lý các khoản chi phí này. Các
chi nhánh cấp dưới hàng năm vẫn được NHNo Nam Hà Nội phân bổ
khoản chi phí này, vì vậy vẫn có hiện tượng lãng phí. Ngân hàng cần căn
cứ vào t ình hình, nhu cầu cụ thể của từng chi nhánh để có mức phân bổ
hợp lý hoặc có thể khoán khoản chi phí này đến từng chi nhánh, từng
PGD vừa đảm bảo tiết kiệm vừa phù hợp và hiệu quả .
3.2.2.4.Giải pháp đối với chi nhân viên.
Đây là khoản chi quyết định hiệu quả công việc hoạt động kinh
doanh của chi nhánh. Dường như khó có thể giảm khoản chi này, bởi như
thế sẽ không kích thích sự hăng say sáng tạo, làm việc t ích cực. Vì vậy
chi nhánh cần có kế hoạch chi lương, chi thưởng cụ thể ,chi đúng chế độ
đồng thời xác định biên chế lao động hợp lý. Bên cạnh chi lương , các
khoản chi như phụ cấp , công tác phí . . Cũng cần được theo dõi cụ thể
tránh lạm dụng dẫn đến lãng phí tăng chi phí .
3.2.2.5. Giải pháp đối với các khoản chi khác.
- Các khoản chi khác rất đa dạng và phức tạp, việc quản lý hết sức
khó khăn như các khoản chi cho lễ tân, hội nghị … do vậy đòi hỏi có sự
rõ ràng và hóa đơn cụ thể kèm theo đồng thời thực hiện tốt việc kiểm tra
kiểm soát các chứng từ, hóa đơn của các khoản chi hoạt động này.
- Chi dự phòng là khoản chi đảm bảo bù đắp cho những trường hợp
gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Để giảm bớt khoản chi này ngân
hàng cần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, làm tốt công tác thu
hồi nợ.
3.2.3.Các giải pháp khác.
3.2.3.1. Đổi mới mô hình tổ chức và đào tạo lại đội ngũ cán bộ.
Ngân hàng cần có chương trình đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ
bằng nhiều h ình thức khác nhau nhằm bổ sung những kiến thức về kinh tế
thị trường, kinh tế vĩ mô , vi mô về kinh doanh ngân hàng trong nền kinh
tế thị trường, bổ túc những kiến thức về tin học , ngoại ngữ…
Trong quá tr ình hoạt động luôn phải tìm tòi phát hiện ra những yếu kém
trong mô hình tổ chức từ đó tinh gọn bộ máy để giảm những chi phí
không cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
3.2.3.2. Tính toán chi phí đầu vào đúng để giải quyết lãi cho vay hợp
lý.
Trên cơ sở tính toán các khoản chi phí đầu vào như chi phí huy động
vốn , trả lãi tiền gửi ,lạm phát …ngân hàng đưa ra mức lãi suất cho vay
hợp lý để vừa đảm bảo có lãi những vẫn cạnh tranh được trên thị trường.
Để làm được điều này đòi hỏi ngân hàng phải thành lập được ban lãnh
đạo có đầu óc chiến lược, nhanh nhạy và quyết đoán.
Trên đây là một vài biện pháp giúp ngân hàng tăng thu giảm chi trong
thời gian tới. Tuy nhiên các biện pháp có khả thi hay không phụ thuộc
rất nhiều vào việc ngân hàng ứng dụng linh hoạt trước t ình hình thay đổi
của thị trường. Trong giai đoạn hiện nay việc giảm chi phí là vô cùng
khó khăn bởi tình hình tiền tệ luôn biến động, các ngân hàng ngày càng
nhiều . Do đó để cạnh tranh được, ngân hàng cần đầu tư có chọn lọc hạn
chế những chi phí bất hợp lý , nên ưu tiên những khoản chi mang lại
hiệu quả cho nhiều hoạt động đồng thơi thực hiện nhiều biện pháp để tốc
độ tăng thu nhập nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. Nhờ đó mà chênh lệch
giữa thu nhập và chi phí sẽ ngày càng cao , đảm bảo kết quả hoạt động
của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.
3.3. Một số kiến nghị.
3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ.
Để thực hiện được các giải pháp chung ở tầm vĩ mô cũng như giúp
ngân hàng thực hiện được các giải pháp cụ thể của m ình thì Nhà Nước
cần có một số biện pháp sau:
- Tiếp tục củng cố và sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật. Xây dựng
hành lang pháp lý đồng bộ với hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ
quốc tế trên cơ sở áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế
, tạo điều kiện củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh t iền tệ trong
xu thế hội nhập.
- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng,cải tiến và sớm hoàn thiện các quy
chế , tiêu chuẩn của hệ thống thanh toán quốc tế, các quy tr ình nghiệp vụ
có liên quan đến thanh toán điện tử. Nhà nước cần có giải pháp đồng bộ
vừa khuyến khích , động viên nhưng vừa có tính hướng dẫn bắt buộc một
số cá nhân , một số lĩnh vực có liên quan ,có điều kiện thực hiện trước
một bước mở tài khoản như cơ quan thuế quan, bưu điện..
- Có chính sách ưu đãi , khuyến khích đối với hệ thống ngân hàng
trong nước có đủ sức mạnh cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước
ngoài và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ thống ngân hàng trong nước
đối với nền kinh tế. Việc đổi mới , hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
phải được thực hiện đầy đủ mới phát huy được hiệu quả hoạt động, mặt
khác phải đòi hỏi rất nhiều tiền vốn. Do đó, Nhà nước cần hỗ trợ giải
pháp và vốn cho ngân hàng trong việc nâng cấp đổi mới trang thiết bị
phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Địa bàn hoạt động của ngân hàng nông nghiệp chủ yếu ở nông thôn,
trình độ dân trí còn thấp. Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm nâng cao h iệu
lực quản lý nhà nước ở địa phương hơn nữa. Bên cạnh đó , cần có những
chính sách ưu đãi khuyến khích hiệu quả và thiết thực hơn nữa đối với
khu vực nông nghiệp nông thôn.
- Chính phủ cần hoàn thiện cơ chế chính sách đẻ đẩy nhanh quá tr ình
đổi mới, đặc biệt là t iến độ cổ phần hóa, trong đó chính phủ cần có
hướng dẫn cụ thể cho đặc thù hoạt động của các ngân hàng thương mại
khi cô phần.
- Chính phủ cần phát tr iển, tổ chức và vận hành an toàn, hiệu quả
TTCK bởi TTCK và hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, kết hợp và tác động đến nhau cùng phát triển.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước.
- NHNN cần thực hiện chính sách t iền tệ linh hoạt, phù hợp với biến
động của thị trường thông qua việc sử dụng hữu hiệu các công cụ chính
sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy
tăng trưởng. Đổi mới chính sách tiền tệ theo hướng sử dụng đồng bộ các
công cụ, sử dụng hiệu quả các công cụ gián tiếp , theo sát tín hiệu thị
trường.
- Ban hành và áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế vào lĩnh vực
ngân hàng nhằm phản ánh chính xác chất lượng tín dụng của TCTD theo
thông lệ quốc tế, từ đó giúp nhà đầu tư ,các tổ chức tài chính quốc tế, các
khách hàng có căn cứ đánh giá đúng đắn , giúp NHNN thêm một công cụ
hữu hiệu điều chỉnh hoạt động của các NHTM.
- Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống NHTM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động.
- Xây dựng chiến lược tổng thể về cạnh tranh và hội nhập. Chiến
lược này cần xác định rõ và cụ thể lộ tr ình hội nhập, các mức cam kết đối
với từng tổ chức kinh tế để định hướng cho cả t iến trình, đồng thời có kế
hoạch hành động cụ thể với lộ trình rõ ràng trong việc thực hiện các cam
kết quốc tế. Chiến lược này phải gắn chặt chẽ với việc cải cách NHNN ,
tái cơ cấu NHTM. Trong chiến lược tổng thể về cạnh tranh và hội nhập
của ngân hàng, NHNN cần chú trọng vào chiến lược phát triển nguồn
nhân lực của ngành ngân hàng.
3.3.3. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam.
- NHNo & PTNT Việt Nam cần xây dựng định hướng chiến lược kinh
doanh toàn ngành , phù hợp với thực tế từng địa phương.
- Ban hành qui chế huy động vốn trong toàn ngành để phù hợp với
quá tr ình hiện đại hóa ngân hàng, tạo thêm nhiều sản phẩm tiện ích cho
người gửi tiền và sử dụng dịch vụ của NHNo.
- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn , bám sát lãi suất thị
trường để thu hút khách hàng nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng
khác.
- Có biện pháp quản lý lãi suất huy động của các đơn vị trong cùng
hệ thống
- Xem xét lại tỷ lệ dự trữ thanh toán và lãi suất điều vốn dự trữ
thanh toán để đảm bảo tính cạnh tranh.
- Mở rộng hơn các lớp đào tạo , tập huấn về nghiệp vụ , cử cán bộ đi
đào tạo tại nước ngoài để đáp ứng yêu cầu mới khi Ngân hàng hội nhập
thế giới.
- Cải tiến hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu kinh doanh
đối ngoại.
3.3.4. Kiến nghị với NHNo & PTNT Nam Hà Nội.
- Ngân hàng phải cập nhật và triển khai mọi văn bản mới của ngành,
của nhà nước tại trụ sở và các phòng giao d ịch.
- Tăng cường kiểm tra giám sát tại chi nhánh để phát hiện kịp thời
những tồn tại để có phương pháp khắc phục
- Giao chỉ t iêu kế hoạch hợp lý cho các phòng ban , các điểm giao
dịch để toàn chi nhánh phải cố gắng hoàn thành mục tiêu.
- Trong những năm qua , tỷ trọng thu dịch vụ của chi nhánh còn thấp
do vậy ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác Marketing
ngân hàng., tạo mối thiện cảm đối với khách hàng thông qua hoạt động
khuyến mại, tặng quà, dự thưởng….
- Mạnh dạn có những ưu đãi để thu hút khách hàng như giảm bớt một
số thủ tục đối với khách hàng uy tín lâu năm, giảm lãi suất đối với khách
hàng vay nhiều , thời hạn dài. Hoặc đối với huy động vốn thì bên cạnh lãi
suất cạnh tranh cũng nên tăng cường các tiện ích cho sản phẩm tiền gửi
để thu hút khách hàng.
KẾT LUẬN
Tất cả các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh đều
mong muốn đạt được lợi nhuận cao nhất. Ngân hàng là một doanh nghiệp
kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và lợi nhuận cũng là một trong những
mục tiêu chính của ngân hàng.
Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam nói
chung và hệ thống ngân hàng nói riêng có nhiều cơ hội để phát triển
nhưng cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức. Các ngân hàng trong nước
không chỉ đối mặt với sự phát triển ồ ạt các tổ chức phi ngân hàng mà
còn đối mặt với hàng loạt các ngân hàng nước ngoài xâm chiếm thị
trường Việt Nam. Các NHTM Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT
Nam Hà Nội nói riêng cần xây dựng chiến lược cạnh tranh tối ưu nhất.
Làm sao giữ vững được thị phần và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh
doanh là một bài toán khó.
Qua quá trình thực tập tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội được sự giúp
đỡ của các anh, chị cán bộ ngân hàng em đã hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp với đề tài: “ Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận tại chi
nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội “. Trong đó em đã trình bày những
vấn đề lý luận, thực tiễn về thực trạng thu, chi tài chính và mạnh dạn nêu
ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận,
hạn chế đến mức tối thiểu các rủi ro trong hoạt động của NHNo & PTNT
Nam Hà Nội nói riêng và NHNo & PTNT Việt Nam nói chung.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHTM VÀ LỢI NHUẬN CỦA
NHTM ..................................................................................................................... 4
1.1. Khái quát về NHTM trong nền kinh tế thị trường. ......................................... 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh của NHTM. ....................... 4
1.1.2. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của NHTM ............................... 5
1.1.3. Nội dung hoạt động kinh doanh của NHTM .............................. 7
1.2. Lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM .................. 13
1.2.1. Lợi nhuận của NHTM ................................................................... 13
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM ................................ 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHNo & PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI ...................................................... 21
2.1. Giới thiệu chung về NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội ..................... 21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Chi
nhánh Nam Hà Nội .................................................................................... 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức: ............................................................................... 23
2.2. Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT
Nam Hà Nội. ...................................................................................................... 24
2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT
Nam Hà Nội. ................................................................................................... 24
2.3.2. Kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội. .............. 30
2.4. Đánh giá kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 41
2.4.1. Thành tích đạt được. .................................................................... 41
2.4.2. Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của NHNo Nam
Hà Nội. ........................................................................................................ 43
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ................................................. 44
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN TẠI
CHI NHÁNH NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI ....................................................... 46
3.1. Định hướng và mực tiêu phát triển của NHNo & PTNT Chi
nhánh Nam Hà Nội. ...................................................................................... 46
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận tại NHNo &
PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội .................................................................... 47
3.2.1. Một số giải pháp nhằm tăng thu nhập cho NHNo & PTNT
Nam Hà Nội. ............................................................................................... 47
3.2.2. Giải pháp quản lý và tiết kiệm các khoản chi phí của Ngân
hàng. ............................................................................................................ 50
3.2.3.Các giải pháp khác. ....................................................................... 52
3.3. Một số kiến nghị. .................................................................................. 53
3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ. ............................................................ 53
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước. ......................................... 54
3.3.3. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam. .................................. 55
3.3.4. Kiến nghị với NHNo & PTNT Nam Hà Nội. ............................ 56
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Diễn biến quy mô nguồn vốn 2005 – 2007 .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động . . . . . . . . . . 24
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng t iền và theo kỳ hạn . . . 26
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
Bảng 2.5: Thực trạng thu nhập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
Bảng 2.5.1: Thu từ hoạt động tín dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
Bảng 2.6: Tình hình chi phí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
Bảng 2.6.1: Chi hoạt động huy động vốn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
Bảng 2.8: Phân tích hoạt động kinh doanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT
1. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn : NHNo&PTNT
2. Ngân hàng thương mại : NHTM
3. Ngân hàng Nhà nước : NHNN
4. Nguồn vốn : NV
5. Giấy tờ có giá : GTCG
6. Kinh tế xã hội : KTXH
7. Phòng giao dịch : PGD
8. Thị trường chứng khoán : TTCK
9. Doanh nghiệp Nhà nước : DNNN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NGƯT. Vũ Thiện Thập & TS. Nguyễn Thanh Hương: Giáo tr ình Kế
toán Ngân Hàng – Học Viện Ngân Hàng – Nhà xuất bản thống kê.
2. TS. Tô Ngọc Hưng: Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng
Chủ biên: TS. Tô Ngọc Hưng – Nhà xuất bản thống kê.
3. PGS.TS. Lê Văn Tề: Sách Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – Nhà
xuất bản thống kê.
4. David cox: Sách Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.
5. Perte S.Rose: Sách Quản tr ị Ngân hàng thương mại – Nhà xuất bản tài
chính.
6. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 1+2/2007.
7. Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng số 58/2007.
8. Tạp chí Ngân hàng số 24/2006; 1, 2, 5/2008.
9. Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007.
10. Luật Ngân hàng Nhà Nước và luật các tổ chức t ín dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại ngân hàng nông nghiệp Nam Hà Nội.pdf