Báo cáo Tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại chi nhánh quỹ hệ thống phát triển Hà Giang

Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại chi nhánh quỹ hệ thống phát triển Hà Giang: Báo cáo tốt nghiệp “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang”. Lời nói đầu Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước có tính quá độ trong một thời gian nhất định. Đó là thời kỳ quá độ chuyển đổi nền kinh tế, khi mà nguồn vốn NSNN còn bị hạn hẹp, đầu tư của các thành phần kinh tế khác ngoài Nhà nước còn bị hạn chế, nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế – xã hội theo mục tiêu của Nhà nước lớn. Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm, then chốt thuộc một số ngành, lĩnh vực trọng yếu, các dự án triển khai ở các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư, có ý nghĩa ở tầm vĩ mô đối với nền kinh tế chung của cả nước, hoặc ở những khâu xung yếu để làm mồi, tạo đà, tạo khâu đột phá nhằm kích thích sự tăng trưởng của các ngành, các vùng kinh tế phát triển. Để vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được sử dụng hiệu quả, đảm bảo khả năn...

pdf75 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại chi nhánh quỹ hệ thống phát triển Hà Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang”. Lời nói đầu Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước có tính quá độ trong một thời gian nhất định. Đó là thời kỳ quá độ chuyển đổi nền kinh tế, khi mà nguồn vốn NSNN còn bị hạn hẹp, đầu tư của các thành phần kinh tế khác ngoài Nhà nước còn bị hạn chế, nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế – xã hội theo mục tiêu của Nhà nước lớn. Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm, then chốt thuộc một số ngành, lĩnh vực trọng yếu, các dự án triển khai ở các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư, có ý nghĩa ở tầm vĩ mô đối với nền kinh tế chung của cả nước, hoặc ở những khâu xung yếu để làm mồi, tạo đà, tạo khâu đột phá nhằm kích thích sự tăng trưởng của các ngành, các vùng kinh tế phát triển. Để vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được sử dụng hiệu quả, đảm bảo khả năng hoàn vốn phải quan tâm đến hiệu quả của dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, điều đó đòi hỏi phải hoàn thiện cơ chế thẩm định dự án. Chất lượng công tác thẩm định quyết định đến chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư và công tác thu nợ vay của tổ chức quản lý tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trong khi nước ta đang thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đề ra là nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, đòi hỏi có những dự án lớn, có tổng vốn đầu tư lớn, thời gian vay vốn dài, mặt khác do hội nhập với thị trường thế giới mà thị trường thế giới luôn có những biến động mà ta không thể lường trước, do đó các dự án luôn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Để cho việc sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước có hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn thì phaỉ bắt đầu từ công tác thẩm định các dự án vay vốn, làm sao các dự án vừa đúng đối tượng vay vốn theo quy định của Chính phủ, vừa phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn vì nghiệp vụ thẩm định vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang, em đã tìm hiểu về hoạt động thẩm định và quyết định chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang”. Với mong muốn nghiên cứu để thấy những khó khăn, vướng mắc trong công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước hiện nay, từ đó đưa những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần vào việc khắc phục những khó khăn, bất cập mà Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang đang gặp phải, phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được trong những năm qua. Khoá luận tốt nghiệp bao gồm có 2 chương : Chương1 : Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang. Chương 2 : Đánh giá về công tác thẩm định, một số giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang. Chương 1 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang. 1.1 – Một số vấn đề cơ bản về tín dụng ĐTPT của Nhà nước. 1.1.1 – Bản chất của tín dụng ĐTPT của Nhà nước. 1.1.1.1 – Khái niệm về tín dụng ĐTPT của Nhà nước. - Tín dụng là quan hệ vay trả. Tín dụng của nhà nước là các hoạt động vay – trả giữa Nhà nước với các tác nhân hoạt động trong nền kinh tế, phục vụ cho mục đích của Nhà nước. Khác với các loại hình tín dụng khác, tín dụng nhà nước không phục vụ các đối tượng kinh tế đơn thuần, mà nhằm vào các đối tượng vừa có tính chất kinh tế, vừa có tính chất xã hội, để thực hiện vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, tín dụng nhà nước ra đời rất sớm. Tuy nhiên, tín dụng nhà nước trong giai đoạn đầu chủ yếu là các loại tín dụng phi kinh tế, nhằm phục vụ mục đích chi tiêu của Nhà nước, là nguyên nhân tiềm ẩn của việc tăng thuế má và lạm phát trong tương lai, nên hầu như có tính cưỡng chế. Để đáp ứng được hai tính chất trên, tín dụng đầu tư nhà nước phải có cả chức năng phân phối của tài chính ( phân phối, cấp phát) và chức năng tín dụng của ngân hàng. - Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là tín dụng đầu tư của nhà nước cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi theo kế hoạch của Nhà nước, hoặc theo mục tiêu, định hướng của Nhà nước. - Đối tượng của tín dụng ĐTPT của Nhà nước thường ở các lĩnh vực then chốt, trọng điểm của các ngành, các vùng làm mồi, tạo đà đối với phát triển kinh tế – xã hội, nhưng khả năng sinh lời thấp, quy mô đầu tư vốn quá lớn, hoặc quá mạo hiểm đối với nhà đầu tư. Do đó được Nhà nước định hướng khuyến khích và ưu tiên đầu tư trong từng thời kỳ với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường có tín dụng thương mại. Khái niệm tín dụng ĐTPT của Nhà nước chỉ ra đời khi mục đích của tín dụng nhà nước chuyển từ chi tiêu sang đầu tư dưới dạng có vay có hoàn trả. Tính kinh tế của của hoạt động tín dụng nhà nước xuất hiện khi các hoạt động đầu tư phát triển được sử dụng từ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để tạo ra nguồn thu có khả năng hoàn trả khoản vốn đã sử dụng. Đây cũng chính là lý do khiến cho tín dụng ĐTPT của Nhà nước không chỉ là công cụ củng cố tiềm lực tài chính quốc gia mà còn là công cụ để Nhà nước có thể thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô. Giống như các hình thức tín dụng khác, cơ chế tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển không chỉ giúp tập trung được nguồn vốn cần thiết – nền tảng cho Nhà nước tiến hành điều tiết nền kinh tế, mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. Qua đó, Nhà nước có thể mở rộng và chủ động trong vấn đề đầu tư phát triển. 1.1.1.2 - Đặc tính kinh tế – xã hội của tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Do tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một hình thức tín dụng đặc biệt, ở đó tính kinh tế của tín dụng nhà nước không phải là tính kinh tế đơn thuần. Nó bao gồm những đặc tính sau. - Đặc tính kinh tế vĩ mô : tín dụng ĐTPT của Nhà nước sẽ tập trung vào các lĩnh vực then chốt, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân cả nước, hoặc một ngành, một vùng, một khu vực. - Đặc tính xã hội: tín dụng ĐTPT của Nhà nước sẽ tập trung vào các lĩnh vực mà tín dụng thương mại với mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận có thể không giải quyết được ( do hiệu quả trực tiếp của nhà đầu tư không được đảm bảo, hoặc quy mô nguồn vốn quá lớn, thời gian thu hồi vốn đầu tư dài...) để giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước như : giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, điều chỉnh các cơ cấu kinh tế ...vv. 1.1.1.3 - Đặc điểm của tín dụng ĐTPT của Nhà nước. - Nguồn vốn để cho vay đầu tư là vốn của NSNN được cân đối để cho vay đầu tư, hoặc nguồn vốn huy động theo kế hoạch của Nhà nước. - Tổ chức tín dụng làm nhiệm vụ và cho vay tín dụng ĐTPT là hệ thống những đơn vị, cơ quan chuyên môn của Nhà nước, được thành lập theo quyết định của Chính phủ. Hiện nay việc cho vay tín dụng ĐTPT do hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển đảm nhiệm. - Đối tượng cho vay của tín dụng ĐTPT là những dự án đầu tư theo các chương trình, mục tiêu, định hướng về chủ trương đầu tư của Nhà nước, theo chính sách kinh tế vĩ mô, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng đã được quy định trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. - Lãi suất cho vay của tín dụng ĐTPT là lãi suất ưu đãi, do Nhà nước điều tiết phù hợp với yêu cầu, đặc điểm, điều kiện cụ thể của đất nước và chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. 1.1.2 – Vai trò của tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế. 1.1.2.1 - Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một công cụ sắc bén trong việc lành mạnh hoá nền tài chính – tiền tệ quốc gia. Đối với lĩnh vực tài chính, tín dụng ĐTPT của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc tạo dựng và phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả cho các hoạt động đầu tư thuộc trách nhiệm của tài chính quốc gia. Việc tập trung và phân bổ nguồn vốn luôn là hai mặt của một vấn đề, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nếu việc sử dụng nguồn vốn được thực hiện không có hiệu quả dưới hình thức cấp phát thì khả năng huy động nguồn vốn và can thiệp vào nền kinh tế của Nhà nước rất hạn chế. Nếu huy động vốn bằng các hình thức tăng thuế, phí, lệ phí ...thì không những mục đích huy động nguồn vốn khó có thể đạt được, mà nền sản xuất có thể sẽ bị bóp méo. Trong cả hai trường hợp, sự phát triển của nền tài chính quốc gia đều bị đe doạ. Ngược lại, vấn đề lại được giải quyết một cách hiệu quả bằng cơ chế tín dụng. Tính chất đòn bảy đi từ cơ chế sử dụng nguồn vốn hiệu quả tới hoạt động huy động vốn. Trên thị trường, động cơ đầu tư vào tín dụng nhà nước cũng tăng lên do các nguy cơ về lạm phát tiềm ẩn (hình thành do vấn đề chi tài chính quốc gia không hiệu quả, tiền tệ hoá thâm hụt ngân sách ...) không còn nữa. Như vậy tính cưỡng chế trong hoạt động vay mượn của Nhà nước trên thị trường không cần thiết nữa. Thực tế, với các công cụ nợ của Nhà nước hiện nay như trái phiếu, tín phiếu... Nhà nước đã có thể tập trung một cách nhanh chóng một khối lượng vốn theo nhu cầu với thời hạn dài và chi phí không cao. Khả năng này sẽ giúp Nhà nước chủ động trong việc điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự cải thiện tiềm lực tài chính quốc gia. Việc ra đời của cơ chế tín dụng nhà nước còn là một tác nhân quan trọng trên thị trường tài chính, đó là sự phát triển của thị trường chứng khoán và của khu vực các thể chế tài chính phi ngân hàng ( công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư...) Trái phiếu Chính phủ với quy mô lớn, tính thanh khoản cao đã trở thành một công cụ cơ bản trên thị trường chứng khoán và lãi suất chứng khoán Chính phủ đã trở thành mức lãi suất chỉ đạo trên thị trường tài chính. Hiệu quả hoạt động của của việc sử dụng vốn bằng cơ chế tín dụng đã tạo ra tính an toàn cho chứng khoán Chính phủ, thúc đẩy phát triển của hoạt động huy động vốn nói riêng và thị trường vốn nói chung. Chỉ có tính hiệu quả của các hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng nhà nước mới tạo ra được nguồn thu để trang trải các nghĩa vụ nợ, lúc đó việc huy động nguồn vốn dài hạn mới tồn tại và phát triển được. Đối với lĩnh vực tiền tệ, vai trò của tín dụng đầu tư nhà nước cũng hết sức quan trọng. Việc xoá bỏ cơ chế tiền tệ hoá thâm hụt ngân sách là nền tảng cho việc lành mạnh hoá khu vực tiền tệ ngân hàng, góp phần duy trì sự ổn định giá trị đồng nội tệ. Không dừng ở đó, cơ chế tín dụng đầu tư nhà nước ra đời còn là cơ sở để tách các hoạt động tín dụng mang tính kinh tế – xã hội ra khỏi hoạt động có tính thương mại của khu vực trung gian tài chính, chuyển hoạt động kinh doanh của các tổ chức trung gian tài chính sang cơ chế thị trường hoàn toàn. 1.1.2.2 – Góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Mục tiêu đầu tiên được đặt ra đối với tín dụng đầu tư nhà nước là thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nó chính là vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp. Nếu như khủng khoảng thừa, khủng khoảng thiếu, suy thoái kinh tế theo chu kỳ, phân hoá giàu nghèo... là hệ quả của cơ chế thị trường, thì đây chính là mục tiêu phải giải quyết của tín dụng nhà nước. Để có thể giải quyết được những vấn đề này, tín dụng nhà nước một mặt phải tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề cần thiết cho phát triển kinh tế bền vững, nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp lôi kéo các tác nhân thị trường phát triển các lĩnh vực ngành nghề, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng mong muốn...mặt khác, tín dụng đầu tư nhà nước sẽ tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực công nghệ mới, có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội...nhằm cải thiện đời sống, rút ngắn khoảng cách với các nước, cũng như không tụt hậu hoặc đi lệch xu hướng phát triển kinh tế thế giới, khu vực. 1.1.2.3 – Nâng cao hiệu quả đầu tư, xoá bao cấp về đầu tư. Nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư là vấn đề tiên quyết đối với tín dụng ĐTPT của nhà nước. Như đã đề cập trên đây, chỉ có hiệu quả của các dự án đầu tư tín dụng nhà nước mới tạo nền tảng cho sự phát triển của các hoạt động tín dụng đầu tư nhà nước nói riêng, thị trường nợ của Chính phủ và thị trường tài chính nói chung. Để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đầu tư, các cơ chế, chính sách quản lý tín dụng đầu tư nhà nước được đưa ra rất chặt chẽ nhằm kiểm tra, giám sát trước và trong khi cho vay một cách nghiêm ngặt. Dưới các áp lực này, chủ đầu tư buộc phải tăng cường công tác hạch toán kế toán, phải chứng minh và chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước về khả năng tạo ra nguồn thu nhập cao hơn chi phí đầu tư để không chỉ bù đắp được các chi phí đã bỏ ra mà phải trả lãi của khoản vay tín dụng đầu tư. Tiếp đó, việc quy định tài sản đảm bảo tiền vay và mức vốn tự có của chủ đầu tư cũng sẽ có tác dụng tích cực đối với việc nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của chủ đầu tư. Giá trị của tài sản đảm bảo tiền vay và tỷ lệ nguồn vốn tự có của chủ đầu tư so với quy mô nguồn vốn vay càng lớn, thì trách nhiệm của chủ đầu tư càng cao và hiệu quả sẽ càng được cải thiện. Ngoài ra, việc thực hiện cơ chế tín dụng còn có tác dụng nhất định trong việc giảm mức độ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế, hạn chế việc sử dụng nguồn vốn tín dụng sai mục đích, giảm chi phí trong nền kinh tế. Phát triển hoạt động tín dụng ĐTPT của nhà nước đi đôi với việc giảm các hoạt động bao cấp về chi đầu tư. Nếu như không có cơ chế tín dụng, thì mọi khoản chi đầu tư từ NSNN sẽ được thực hiện bằng cơ chế cấp phát và việc không ràng buộc nghĩa vụ phải trả nợ sẽ không tạo ra các động cơ thực hiện việc đầu tư một cách hiệu quả đối với chủ đầu tư. Bên cạnh đó với cơ chế tín dụng, khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ tăng lên vì quy mô nguồn vốn dành cho đầu tư ngày càng được cải thiện khi các khoản cho vay được truy hoàn thay vì việc cấp phát không hoàn lại trước đó. Đầu tư của Nhà nước vào các ngành công nghiệp then chốt như cơ sở hạ tầng, cầu cống, bến cảng, đặc biệt là lĩnh vực khoa học công nghệ ... tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn nền kinh tế. 1.1.2.4 – Giúp các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Cơ chế thị trường luôn tạo ra sự lệch pha giữ nhu cầu và khả năng thanh toán của các tổ chức, đơn vị kinh tế. Tín dụng ra đời như là một đòi hỏi tất yếu khách quan để giải quyết sự lệch pha này và như vậy nó có tác dụng duy trì sự liên tục cũng như khả năng mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất của các đơn vị kinh tế. Đối với tín dụng ĐTPT của Nhà nước, tác dụng mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thể hiện ở các khía cạnh. - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc diện đầu tư tín dụng của Nhà nước sẽ có động cơ mở rộng sản xuất kinh doanh dưới các hình thức đầu tư mới hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, tăng quy mô... thông qua việc trực tiếp nhận được các khoản tín dụng của Nhà nước hoặc sự bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng hay hỗ trợ lãi suất của Nhà nước. - Hoạt động đầu tư của Nhà nước sẽ lôi kéo các thành phần kinh tế trong nền kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua việc tạo ra các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất, hoặc phát triển một khâu nào đó của chu trình sản xuất. Vấn đề có nghĩa sâu rộng hơn nữa là sự phát triển của cơ chế tín dụng nhà nước đã tạo ra một thị trường tài chính năng động, thực hiện tốt chức năng chu chuyển, điều hoà các nguồn tài chính trong nền kinh tế – vấn đề thiết yếu đối với việc duy trì liên tục và mở rộng phát triển nền sản xuất hàng hoá. 1.1.3 – Hình thức hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước. 1.1.3.1 – Các hình thức tạo nguồn vốn. + Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu chính phủ. + Nguồn vốn vay nợ viện trợ của nước ngoài. + Nguồn vốn NSNN. + Nguồn vốn thu hồi nợ hàng năm. + Vốn tự huy động trên thị trường. + Nguồn nhận uỷ thác của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. 1.1.3.2 – Các hình thức sử dụng nguồn vốn. + Cho vay đầu tư. + Bảo lãnh tín dụng đầu tư. + Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. + Bảo hiểm tín dụng. 1.2 – Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang. 1.2.1 – Dự án đầu tư. 1.2.1.1 – Khái niệm. 1.2.1.1.1 - Đầu tư. - Hiểu đơn giản : Đầu tư là việc bỏ vốn ở thời điểm hiện tại để mong đạt được hiệu quả lớn hơn ( hiệu quả kinh tế – xã hội ) trong tương lai. - Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản chính ( tiền vốn ), tài sản vật chất ( nhà máy, đường xá...) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được thụ hưởng. - Đầu tư theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế – xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó. - Đứng trên góc độ nền kinh tế thì hoạt động đầu tư là một lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế. - Đứng trên góc độ các cơ sở sản xuất kinh doanh thì hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật mới, duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, là điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh. Như vậy về mặt bản chất, hoạt động đầu tư là quá trình thực hiện sự chuyển hoá vốn bằng tiền ( vốn đầu tư ) thành vốn hiện vật để tạo nên những yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt. Mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được những kết quả lớn hơn so với những hy sinh mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. 1.2.1.1.2 – Dự án đầu tư. Để mọi công cuộc đầu tư đạt hiệu quả mong muốn thì phải thực hiện theo dự án đầu tư. Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. - Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế – xã hội trong một thời gian dài. - Trên góc độ kế hoạch hoá, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, làm tiền đề cho các công cuộc đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung. - Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã khẳng định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. Như vậy một dự án đầu tư bao gồm 4 thành phần chính : + Mục tiêu của dự án đầu tư thể hiện ở 2 mức : - Mục tiêu phát triển : là những lợi ích kinh tế – xã hội do thực hiện dự án đem lại. - Mục tiêu trước mắt : là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. + Các kết quả : đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. + Các hoạt động : là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. + Các nguồn lực : về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Trong 4 thành phần trên thì các kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến bộ của dự án. 1.2.1.2 – Phân loại dự án đầu tư. Để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư cần tiến hành phân loại dự án đầu tư. Tuỳ theo mỗi tiêu thức khác nhau ta có cách phân loại dự án đầu tư khác nhau. + Theo cơ cấu tái sản xuất. - Dự án đầu tư theo chiều rộng : dự án này có vốn lớn để khô động lâu, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. - Dự án đầu tư theo chiều sâu : đòi hỏi khối lượng ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư không lâu, độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng. + Theo lĩnh vực hoạt động. - Dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. - Dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật. - Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ( kỹ thuật và xã hội ). + Theo nguồn vốn. - Dự án đầu tư có vốn huy động trong nước (vốn tích luỹ của ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư). - Dự án đầu tư có vốn nước ngoài ( vốn đầu tư gián tiếp, vốn đầu tư trực tiếp) + Theo phân cấp quản lý ( theo phân loại của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 và Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng). Đây là cách phân loại liên quan đến quá trình thẩm định của dự án đầu tư. Các dự án đầu tư ( không kể dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài) được phân loại thành 3 nhóm A, B, C theo các quy định sau đây. ( Xem Phụ lục 3.1 ) 1.2.1.3 – Các giai đoạn hình thành và thực hiện dự án đầu tư. Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua 3 giai đoạn. * Giai đoạn 1 : Chuẩn bị đầu tư.  * Giai đoạn 2 : Thực hiện đầu tư. Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư Nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn Nghiên cứu khả thi ( lập dự án, lụân chứngKTKT Đánh giá và quyết định ( thẩm định dự án) Hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình Thi công xây lắp công trình Chạy thử và nghiệm thu sử dụng * Giai đoạn 3 : Vận hành kết quả đầu tư. ( sản xuất, kinh doanh, dịch vụ). Trong 3 giai đoạn trên đây, giai đoạn chuẩn bị đầu tư có ý nghĩa quan trọng, nó tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư và ta cũng thấy rằng các bước công việc, các nội dung nghiên cứu ở các giai đoạn được tiến hành tuần tự nhưng không biệt lập mà đan xen, gối đầu cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao dần mức độ chính xác của kết quả nghiên cứu và tạo điều kiện, tạo thuận lợi cho việc tiến hành nghiên cứu ở các bước kế tiếp. 1.2.1.4 – Vai trò của dự án đầu tư. - Đối với Nhà nước và các định chế tài chính. Đối với Nhà nước và các định chế tài chính thì dự án đầu tư là cơ sở để thẩm định và quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho dự án đó. - Đối với Chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư thì dự án nghiên cứu khả thi là cơ sở để : + Xin phép được đầu tư ( hoặc được ghi vào kế hoạch đầu tư) và giấy phép hoạt động. + Xin phép nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị. + Xin hưởng các khoản ưu đãi ( nếu dự án được ưu đãi) về đầu tư. + Xin vay vốn của các định chế tài chính trong và ngoài nước. + Kêu gọi góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. 1.2.2 – Thẩm định dự án đầu tư. 1.2.2.1 – Khái niệm. Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của một dự án. Từ đó ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Sử dụng chưa hết công suất Sử dụng công suất ở mức cao nhất Công suất giảm dần và thanh lý Dưới góc độ của nhà tài trợ vốn, tổ chức cho vay quan niệm : thẩm định dự án đầu tư là một quá trình phân tích, đánh giá dự án trên cơ sở những chuẩn mực, nhằm rút ra những kết luận làm căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư xem như là công việc phản biện đối với việc thiết lập dự án. Yêu cầu của thẩm định : + Thu thập những căn cứ để nhận định và xử lý đúng mức về những đề nghị của dự án đầu tư. + Thẩm định phải đảm bảo yêu cầu toàn diện, khách quan, dựa trên các chuẩn mực kinh tế, kỹ thuật, cơ chế chính sách hiện hành và thông lệ quốc tế. 1.2.2.2 – Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư. 1.2.2.2.1 – Vai trò và mục đích của thẩm định. - Các dự án đầu tư có thể do các Bộ, ngành hữu quan đề xuất có thể xuất hiện trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch xây dựng hoặc có thể do các tổ chức kinh tế – xã hội, các nhà chính trị, các doanh nghiệp đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện. - Mọi dự án đầu tư mang tính xã hội đều bao gồm những mâu thuẫn tiềm ẩn về lợi ích giữa những người ủng hộ dự án và toàn xã hội. Lợi ích do dự án mang lại thường chỉ tập trung vào một bộ phận dân chúng tương đối hẹp ( xây dựng đường giao thông, đập thuỷ lợi, công viên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật...). - Trong khi những đối tượng được hưởng lợi do dự án mang lại có xu hướng ủng hộ mạnh mẽ ( bao gồm cả những người được lợi trong việc lập báo cáo, tư vấn...), nhất là đối với những dự án sử dụng nguồn vốn của xã hội ( chi phí được phân bổ cho toàn xã hội). Do chi phí được phân bổ rộng rãi cho các đối tượng nên không có nhóm người nào cảm thấy mình phải chịu phần lớn gánh nặng chi phí của dự án. Người được hưởng lợi sẽ có xu hướng ủng hộ mạnh mẽ (tạo thành nhóm ), những người bị thiệt thòi (gánh chịu chi phí của dự án) lại quá phân tán và vì những mất mát của họ không lớn nên khó có thể trở thành đối trọng chống lại nhóm được hưởng lợi. Trong những trường hợp ấy cán cân thường nghiêng về phe ủng hộ dự án ngay cả khi có hại cho sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. - Những dự án do các Bộ, ngành chức năng đề xuất thì lại được chính họ ủng hộ nhiệt tình, mặc dù sự ủng hộ đó chưa đủ để đảm bảo rằng những dự án đó thực sự có hiệu quả kinh tế – xã hội. Do đó phải thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư nhằm đảm bảo các vấn đề sau : + Xem xét đảm bảo sự đúng đắn, hạn chế rủi ro về nghiệp vụ trước khi quyết định. + Đảm bảo đầu tư đúng định hướng, chủ trương và đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư. + Phát hiện, bổ sung các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro. + Tạo căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tư. + Xác định hiệu quả và khả năng hoàn trả vốn đầu tư, vốn vay. + Tổng kết kinh nghiệm cho tương lai. 1.2.2.2.2 – Những nguyên tắc và quan điểm. + Đảm bảo sự đúng đắn về mục tiêu đầu tư. + Đảm bảo tính hiện thực. + Đảm bảo hiệu quả. + Đảm bảo sự phát triển. + Đảm bảo phù hợp với thị trường. + Đảm bảo sự kết hợp hài hoà lợi ích của các bên tham gia trong quá trình đầu tư ( Nhà nước, ngân hàng, chủ đầu tư và người dân). 1.2.2.3 – Nội dung thẩm định dự án đầu tư. 1.2.2.3.1 – Các căn cứ pháp lý để tiến hành thẩm định dự án đầu tư. ( Xem Phụ lục 3.2 ) 1.2.2.3.2 – Nội dung thẩm định. A – Các nội dung thẩm định dự án đầu tư. ( Xem Phụ lục 3.3) B – Những nội dung chủ yếu trong công tác thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư. ( Xem Phụ lục 3.4) 1.2.2.4 – Chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. 1.2.2.4.1 – Khái niệm chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Việc thẩm định dự án đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến dự án, hoạt động cho vay của Chi nhánh Quỹ HTPT. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng hoàn vốn của dự án. Do đó việc nâng cao chất lượng thẩm định là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên của cơ quan Chi nhánh Quỹ HTPT. Chất lượng thẩm định dự án đầu tư là sự đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của hệ thống Quỹ HTPT trong hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng cho vay, hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định đầu tư, cho vay với phương châm đảm bảo dự án hiệu quả và khả năng hoàn vốn. Chất lượng thẩm định dự án thể hiện ở hiệu quả hoạt động của dự án đã được thẩm định và thời gian thẩm định của dự án, các dự án có khả năng thu hồi được nợ, không phát sinh nợ khó đòi, nợ quá hạn, dự án có hiệu quả kinh tế – xã hội, kết quả thu được tương đối chính xác. 1.2.2.4.2 – Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Chất lượng thẩm định dự án bị ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau có cả nhân tố chủ quan lẫn khách quan. Do đó, để có thể đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư thì trước hết chúng ta phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến nó để từ đó có các biện pháp phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế tối đa các nhân tố tiêu cực. Ta chia các nhân tố ảnh hưởng thành hai nhóm : a – Nhóm các nhân tố chủ quan (thuộc về hệ thống Quỹ HTPT). + Thông tin và xử lý thông tin trong quá trình thẩm định. Trong quá trình thẩm định dự án, Quỹ HTPT phải tiến hành thu thập các số liệu, thông tin cần thiết cho việc phân tích, đánh giá doanh nghiệp, dự án và tiến hành xắp xếp thông tin một cách hợp lý theo các nội dung của quy trình thẩm định. Nhưng để có những kết quả tính toán chính xác về hiệu quả dự án thì cán bộ thẩm định cần phải có lượng thông tin đầy đủ, chính xác về dự án trên nhiều mặt, nhiều góc độ khác nhau. Thông tin có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau : - Từ các chủ đầu tư xin vay vốn tín dụng ĐTPT ( trong đó hồ sơ xin vay vốn của khách hàng là nguồn thông tin cơ bản nhất ). - Từ hệ thống thông tin kinh tế – kỹ thuật của Quỹ HTPT. - Từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. - Từ các nguồn thông tin tài chính và phi tài chính khác. - Căn cứ vào các dự án, phương án vay vốn cùng loại đã và đang thực hiện. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, để có được thông tin về các chủ đầu tư ( khách hàng ) vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước không phải là quá khó, nhưng để có những thông tin chính xác mới là vấn đề đáng quan tâm. Thông tin không chính xác thì việc thẩm định không còn ý nghĩa. Sự thiếu thông tin sẽ khiến cho việc thẩm định có chất lượng không tốt hoặc không thể tiến hành thẩm định được, những thông tin không cân xứng sẽ dẫn đến việc lựa chọn đối nghịch, gây rủi ro. Tính kịp thời của thông tin cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ của hệ thống Quỹ HTPT với khách hàng mà còn có thể làm mất đi cơ hội tài trợ vốn cho dự án. Bên cạnh đó thì phương pháp thu thập, xử lý, lưu trữ và sử dụng thông tin của hệ thống Quỹ HTPT cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng thông tin và khả năng đảm bảo thông tin cho công tác thẩm định. Như vậy, vai trò của thông tin là rất quan trọng, để có thu thập xử lý lưu trữ thông tin một cách chính xác cần có các trang thiết bị tin học hiện đại, các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ cho quá trình thẩm định. + Phương pháp và tiêu chuẩn thẩm định. Phương pháp thẩm định cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Trên cơ sở nguồn thông tin có được, cán bộ thẩm định phải lựa chọn phương pháp thẩm định nào là quan trọng. Mỗi dự án vay vốn tín dụng ĐTPT có những đặc trưng nhất định, không phải bất cứ dự án nào cũng có thể áp dụng được tất cả các chỉ tiêu trong hệ thống thẩm định, việc sử dụng phương pháp nào cho thích hợp với từng dự án phụ thuộc vào quyết định riêng, vào “ nghệ thuật “ của cán bộ thẩm định. Với những phương pháp thẩm định tài chính trong giai đoạn hiện nay sẽ giúp cho việc phân tích, đánh giá dự án được thuận lợi, chính xác và toàn diện hơn. Và điều quan trọng trong quá trình thẩm định phải biết lựa chọn tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Khi thẩm định dự án đầu tư, việc tính đến giá trị thời gian của tiền trong các tiêu chuẩn thẩm định dự án là cực kỳ quan trọng. Trong nhiều dự án, nếu không tính đến giá trị thời gian của tiền thì dự án khả thi có hiệu quả, nhưng nếu tính đến giá trị thời gian của tiền thì dự án không có hiệu quả về mặt tài chính. Tỷ lệ chiết khấu các dòng tiền cũng có ảnh hưởng quan trọng tới các kết quả thẩm định tài chính, do đó việc sử dụng tỷ lệ chiết khấu phải hợp lý và có sự thống nhất giữa Chi nhánh Quỹ HTPT và chủ đầu tư cho cân bằng với lợi ích của mỗi bên. Ngoài ra, việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích tài chính phù hợp với các điều kiện của từng dự án cũng rất quan trọng. Nếu lựa chọn được các chỉ tiêu vừa đảm bảo tính chính xác, kết hợp được các mặt mạnh của chỉ tiêu vừa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, khu vực, mỗi dự án cũng như điều kiện cho vay của tín dụng ĐTPT thì chất lượng thẩm định dự án sẽ cao và hiệu quả hơn. + Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác thẩm định. Con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng thẩm định dự án đầu tư, bởi vì con người là chủ thể trực tiếp tổ chức và thực hiện hoạt động thẩm định theo phương pháp và kỹ thuật của mình, con người là nhân tố trung tâm liên kết phối hợp các nhân tố khác trong thẩm định, chi phối các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư không phải là nghiệp vụ đơn giản, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hiểu biết tổng hợp kiến thức về kinh tế xã hội, kinh tế đầu tư, tài chính, ngân hàng, pháp luật... và phải nhanh nhạy trong thực tế. Bên cạnh đó, tính kỷ luật cao và phẩm chất đạo đức tốt của người cán bộ thẩm định cũng là một nhân tố đảm bảo cho chất lượng thẩm định dự án, sự an toàn trong hoạt động cho vay, mối quan hệ giữa các khách hàng với hệ thống Quỹ HTPT. Kinh nghiệm của cán bộ thẩm định cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc thẩm định dự án đầu tư, qua tiếp xúc với chủ đầu tư có thể đánh giá về năng lực, khả năng của chủ đầu tư, từ đó đưa ra những kết luận thẩm định hoàn chỉnh hơn. Với xu thế phát triển kinh tế của đất nước, trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định ngày càng phải được nâng cao. + Tổ chức và điều hành thẩm định. Thẩm định dự án đầu tư là tập hợp nhiều công việc khác nhau, liên quan chặt chẽ với nhau. Nên việc phân cấp điều hành là rất cần thiết để kết hợp được các hoạt động tổng thể, kế thừa, hỗ trợ nhau sẽ có tác động đáng kể đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Công tác tổ chức thẩm định dự án được thực hiện chặt chẽ, khoa học sẽ phát huy được năng lực, sức mạnh của từng cá nhân, hạn chế được những mặt yếu của họ, liên kết các cá nhân trong toàn đơn vị, loại bỏ được những rủi ro đạo đức nghề nghiệp, khai thác tối đa mọi nguồn lực phục vụ cho công tác thẩm định, đồng thời tạo ra được cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ bằng cách thành lập các bộ phận kiểm tra – giám sát chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc thì hạn chế được những rủi ro trong công tác thẩm định. Do đó nâng cao chất lượng được công tác thẩm định dự án đầu tư. + Trang thiết bị kỹ thuật. Cùng với tốc độ phát triển nhanh của công nghệ thông tin, hệ thống Quỹ HTPT không ngừng hiện đại hoá mạng thông tin của mình. Bằng các trang thiết bị hiện đại ngày nay đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác thẩm định dự án đầu tư. Sự phát triển của các máy tính hiện đại và việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng giúp việc tính toán các chỉ tiêu được nhanh chóng, chính xác, rút ngắn được thời gian thẩm định dự án. Với sự giúp đỡ của hệ thống thông tin hiện đại, cán bộ thẩm định có khả năng truy cập nhanh chóng vào các cơ sở dữ liệu, khai thác các thông tin cần thiết cho thẩm định, áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại, sử dụng những mô hình ma trận, hàm số phức tạp nhưng vẫn có thể tính toán, phân tích và dự đoán một cách chính xác. Do đó chất lượng thẩm định dự án đầu tư ngày một nâng lên. + Ngoài các nhân tố trên, một số yếu tố khác như chiến lược, định hướng hoạt động, cơ chế chính sách, năng lực quản lý của Ban Lãnh đạo... cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. b – Nhóm các nhân tố khách quan. Nhân tố khách quan là những nhân tố từ môi trường bên ngoài tác động đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Do dự án đầu tư thường có tuổi thọ dài, các nhân tố môi trường bên ngoài như : tình hình kinh tế chính trị trong nước và quốc tế, sức ép cạnh tranh trong ngành, thay đổi về các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư. Những nhân tố này luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của cán bộ thẩm định và cơ quan cho vay. Các yếu tố về môi trường, kinh tế xã hội, về thị trường cũng gây ra những tác động bất thường tới dự án, do đó làm giảm chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư. Ví dụ ; những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh xảy ra...vv. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tín dụng ĐTPT cũng tác động tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Ngoài ra còn một vấn đề mà không thể không đề cập, đó là trình độ lập, thẩm định, quản lý và thực hiện dự án của các chủ đầu tư, tính trung thực của các báo cáo tài chính còn hạn chế đã làm giảm chất lượng công tác thẩm định dự án. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt nam, khả năng quản lý và tiềm lực tài chính còn hạn chế, rủi ro khi dự án hoạt động không hiệu quả như dự kiến thực sự là một thảm hoạ. Nó sẽ tác động không nhỏ đến chất lượng công tác thẩm định. 1.2.3 – Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang. 1.2.3.1 – Khái quát chung về hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang. 1.2.3.1.1 - Qúa trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang a - Thời gian trước ngày 01 / 01 / 2000. Trước ngày 01 / 01 / 2000 có tên là Cục Đầu tư phát triển Hà giang, với chức năng nhiệm vụ được xác định là quản lý tài chính đầu tư phát triển, trực tiếp quản lý cấp phát, cho vay phần lớn các nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển trên địa bàn Tỉnh. Về tổ chức trực thuộc Tổng cục Đầu tư phát triển nằm trong Bộ Tài chính. b - Từ ngày 01 / 01 / 2000 đến nay. Thực hiện Nghị định số 145/ 1999/ NĐ - CP ngày 20/ 9/ 1999 và Nghị định số 50/ 1999/ NĐ - CP ngày 8/ 7/ 1999 của Chính phủ về tổ chức lại hoạt động của Tổng cục Đầu tư phát triển, công tác quản lý, thanh toán các nguồn vốn ngân sách được bàn giao sang Sở Tài chính và Kho bạc nhà nước, thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển với chức năng nhiệm vụ mới là huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của nhà nước. Quỹ Hỗ trợ phát triển hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 231/1999/QĐ-TTg ngày 17 / 12 / 1999 của Thủ tướng Chính phủ. Tại địa phương Cục Đầu tư phát triển Hà giang được đổi tên thành Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang với chức năng nhiệm vụ mới là huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của nhà nước trên địa bàn Tỉnh. Năm 2001 theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 / 09 / 2001 của Thủ tướng Chính phủ, Quỹ Hỗ trợ phát triển được Thủ tướng Chính phủ giao thêm nhiệm vụ quản lý Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 / 09 / 2001. c - Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ phát triển nói chung và Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang nói riêng. * Chức năng : Huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của nhà nước. Quỹ Hỗ trợ phát triển là một tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí. Quỹ được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước để giảm lãi suất cho vay và giảm phí bảo lãnh. Quỹ Hỗ trợ phát triển là đơn vị hạch toán kinh tế tập trung, có chế độ tài chính do Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. * Nhiệm vụ : 1 - Huy động vốn trung hạn, dài hạn và ngắn hạn, tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước ( bao gồm cả trong và ngoài nước ) để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước. 2 – Sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ. 3 – Cho vay đầu tư, cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu và thu hồi nợ. 4 – Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. 5 – Thực hiện việc bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn đầu tư, tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh cho các quỹ đầu tư. 6 – Quỹ có thể uỷ thác, nhận uỷ thác cho vay vốn đầu tư. 7 - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao. 8 – Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ. 9 – Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan theo quy định. d - Tổ chức của hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển. Bộ máy tổ chức của Quỹ gồm có Hội đồng Quản lý, Ban Kiểm soát và cơ quan điều hành Quỹ. Cơ quan điều hành của Quỹ gồm có : - Hội đồng Quản lý, Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc Hội đồng Quản lý và Tổng Giám đốc ở Trung ương. - Các Chi nhánh Quỹ ở các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. - Văn phòng giao dịch ở trong và nước ngoài. 1.2.3.1.2 - Công tác tổ chức và quản trị nhân lực. a - Cơ cấu tổ chức, quản lý của đơn vị. Tổng số cán bộ, viên chức của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang tính đến 31 / 12 / 2003 là 20 người. Được bố trí như sau : - Ban Lãnh đạo 2 người ( Giám đốc, phó Giám đốc). - Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn -Thẩm định : 2 người. - Phòng Tín dụng - Bảo lãnh - HTLS : 6 người( 1 đ/c đi tăng cường). - Phòng Tài chính - Kế toán : 4 người. - Phòng Tổ chức - Hành chính : 6 người. Tổng số cán bộ còn thiếu so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Sơ đồ quản lý của cơ quan Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang như sau : Nhiệm vụ cụ thể của các phòng như sau : * Phòng Kế hoạch – Thẩm định – Nguồn vốn : + Chủ trì, phối hợp với các phòng khác trong công tác thẩm định. + Chủ trì, phối hợp với các phòng khác trong công tác xây dựng kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, các kế hoạch tác nghiệp khác hàng năm. + Chủ trì phối hợp với các phòng khác trong công tác huy động vốn, quản lý và điều hành nguồn vốn. + Thực hiện công tác kiểm tra giám sát trong cơ quan. + Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê. * Phòng Tín dụng – Bảo lãnh – Hỗ trợ lãi suất. + Thực hiện công tác cho vay, thu hồi nợ vay. + Thực hiện công tác bảo lãnh tín dụng đầu tư, cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. + Phối kết hợp với phòng kế hoạch trong công tác xây dựng kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, các kế hoạch tác nghiệp khác, công tác thẩm định. + Thực hiện các báo cáo nghiệp vụ theo quy định. * Phòng Tài chính – Kế toán. + Thực hiện việc tổ chức công tác hạch toán kế toán các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động thu – chi tài chính. Ban Giám đốc Phòng KH – NV – TĐ Phòng TD –BL – HTLS Phòng TC – KT Phòng HC- TC + Tổng hợp phân tích số liệu, lập báo cáo tổng hợp kế toán gửi Quỹ Hỗ trợ phát triển. + Hướng dẫn chủ dự án làm thủ tục mở tài khoản, tổ chức việc thanh toán vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đúng chế độ, thời gian quy định. + Xây dựng kế hoạch thu – chi của đơn vị. + Thực hiện công tác quản lý ngân quỹ và dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng, công tác quản lý giấy tờ, ấn chỉ có giá. + Phối hợp với phòng Tổ chức – Hành chính trong việc quản lý tài sản, vật tư của cơ quan, trong công tác mua sắm trang thiết bị, vật tư văn phòng. * Phòng Tổ chức – Hành chính. + Tổ chức thực hiện công tác văn phòng, công tác văn thư, lưu trữ. + Tham mưu cho lãnh đạo trong công tác tổ chức – quản trị nhân lực. + Phối hợp với phòng Tài chính – Kế toán trong việc quản lý tài sản – vật tư của cơ quan. + Xây dựng kế hoạch trang bị tài sản, kế hoạch sử dụng văn phòng phẩm hàng tháng, quý, năm trình lãnh đạo. + Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan. Nhận xét : Do đơn vị là một tổ chức tài chính nhà nước nên mô hình quản trị không giống như một doanh nghiệp truyền thống, qua sơ đồ trên cho thấy các mệnh lệnh được đưa ra từ Ban Giám đốc, các phòng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, tư vấn cho Ban Giám đốc ra mệnh lệnh và trực tiếp thực hiện các mệnh lệnh đó. Cấu trúc tổ chức này được Quỹ Hỗ trợ phát triển quy định chung trong toàn hệ thống và đang hoạt động tốt tại Chi nhánh. Về quan hệ của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang với cơ quan chủ quản, Quỹ Hỗ trợ phát triển là cơ quan chủ quản của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang, Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện công tác tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các nhiệm vụ khác trên địa bàn Tỉnh Hà giang theo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy chế, quy trình nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn, các kế hoạch hoạt động do Quỹ Hỗ trợ phát triển ban hành. Tại địa phương Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang chịu sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND và HĐND Tỉnh Hà giang, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, các sở ngành liên quan khác xây dựng kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trình UBND Tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, cơ quan tài chính trong việc thanh toán, thu nợ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tham mưu cho UBND Tỉnh trong lĩnh vực tín dụng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói giảm nghèo của Tỉnh Hà giang. b - Phương pháp quản lý nhân lực, môi trường lao động trong cơ quan. Để khuyến khích người lao động, hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển áp dụng đồng bộ các biện pháp trả lương, thưởng. Việc trả lương, thưởng được gắn với kết quả công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân có xem xét đến các yếu tố đặc thù của các đơn vị ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn tác động đến triển khai nhiệm vụ. Nhìn chung cán bộ, viên chức trong cơ quan đều ý thức được vấn đề này, đây là động lực để họ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hàng năm, 6 tháng cán bộ, viên chức của đơn vị đều được đánh giá, phân loại theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ A, B, C. Trên cơ sở đó để xét việc trả lương, thưởng hàng tháng, quý, năm. Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang xây dựng Quy định về chế độ trách nhiệm của cán bộ, viên chức Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang, trong đó quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng chức danh trong cơ quan, căn cứ vào đó để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Môi trường lao động tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang được cởi mở để phát huy tối đa trí tuệ tập thể. Trong cơ quan có Chi bộ, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công đều hoạt động có hiệu quả để đảm bảo quyền lợi của mọi người lao động, mọi người đều được phấn đấu, cống hiến và phát huy hết khả năng của mình. Cơ quan tổ chức thực hiện tốt bản Quy chế dân chủ ở cơ sở để đảm bảo tính dân chủ tại cơ quan, mọi cán bộ viên chức đều có quyền tham gia vào các hoạt động quản trị. c - Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Do nguồn cán bộ của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang được tiếp nhận từ Cục Đầu tư phát triển, khi chuyển sang nhiệm vụ mới nhiều cán bộ tốt nghiệp các ngành không phù hợp với chuyên môn hiện nay. Mặt khác do đặc thù hoạt động của ngành đòi hỏi cán bộ phải có kiến thức về 4 lĩnh vực là kinh tế xã hội, kinh tế đầu tư, ngân hàng, kinh tế ngoại thương, do vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ được đặt ra thường xuyên. Trong số 20 cán bộ, viên chức Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang thì cao đẳng, đại học có 14 người, trung cấp có 3 người, sơ cấp 3 người. Nhìn chung so với các cơ quan khác ở Tỉnh, đây là cơ quan có tỷ lệ cao đẳng, đại học khá cao. Biểu đồ cơ cấu nhân lực Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang Hiện nay Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ này hàng năm để có thể đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Các cán bộ trung cấp, sơ cấp được cử đi học để có bằng đại học, các cán bộ có bằng đại học ngành kỹ thuật được cử đi học đại học các ngành kinh tế. Hiện nay Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đang cử 6 cán bộ theo học đại học các trường Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Thương mại. Ngoài ra toàn bộ cán bộ, viên chức phải tự giác học tập để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với nguồn nhân lực mới chủ yếu trông chờ vào việc tuyển chọn. Việc tuyển chọn lao động tại đơn vị được thực hiện theo quy định chung của Ngành, hiện Chi nhánh chỉ tuyển chọn cán bộ làm nghiệp vụ, đối tượng tuyển chọn vào làm là tốt nghiệp Đại học các trường tin học, kinh tế, hệ chính quy, tốt nghiệp đạt từ loại khá trở lên, có trình độ B tin học, ngoại ngữ. Đối với Hà giang là một tỉnh miền núi, biên giới, trình độ dân trí còn thấp thì đây là tiêu chuẩn khá cao. Hiện tại cơ quan đang thiếu người nhưng không thể tuyển chọn được người theo tiêu chuẩn trên. 1.2.3.1.3 – Kết quả các hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang từ năm 2000 đến nay. a - Công tác chiến lược, kế hoạch của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang. * Kế hoạch chiến lược. Hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển được thành lập và hoạt động theo những chức năng, nhiệm vụ cụ thể đã được Chính phủ quy định. Việc xây dựng kế hoạch chiến lược cho hệ thống được cơ quan điều hành Quỹ trung ương thực hiện. Đối với Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang không xây dựng một chiến lược hoạt động cho riêng mình, tập trung vào việc thực hiện tốt các nhiệm vụ được quy định cụ thể. * Kế hoạch tác nghiệp. Cao dang, Dai hoc Trung cap So cap Đối với kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển nhà nước bao gồm : tín dụng đầu tư; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư, đầu tháng 9 hàng năm căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, vùng, lãnh thổ, Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang có trách nhiệm phối kết hợp với các Sở Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính dự kiến các dự án đưa vào kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển nhà nước năm sau trình UBND Tỉnh xem xét, quyết định để đăng ký với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính và Quỹ Hỗ trợ phát triển tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ quyết định giao kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển nhà nước hàng năm cho Quỹ Hỗ trợ phát triển. Quỹ Hỗ trợ phát triển có thông báo kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cho các bộ, ngành, địa phương. Căn cứ vào kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển nhà nước đã được Quỹ Hỗ trợ phát triển thông báo, Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang có trách nhiệm phối hợp các ngành chức năng, bố trí danh mục và mức vốn của từng dự án, tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Vào tháng 9 hàng năm, căn cứ vào tiến độ thực hiện, kế hoạch đó có thể được xem xét điều chỉnh. Đối với công tác thu nợ căn cứ vào kế hoạch thu trong Hợp đồng tín dụng đã ký giữa Chủ đầu tư và Chi nhánh Quỹ, hàng năm Chi nhánh Quỹ lập kế hoạch trình Quỹ Hỗ trợ phát triển quyết định. Các kế hoạch tác nghiệp khác như huy động vốn, chi tiêu nội bộ đều do Quỹ Hỗ trợ phát triển quyết định giao trên cơ sở đề nghị của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang. Nhìn chung việc lập kế hoạch tác nghiệp của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang còn tương đối cứng nhắc, các chỉ tiêu kế hoạch đều do cấp trên giao xuống, quy trình lập kế hoạch tương đối phức tạp nhưng lại không chính xác, do trong quá trình thực hiện kế hoạch thường có những khó khăn do cơ chế, do nguyên nhân khách quan không lường trước. b - Tình hình quản trị nguồn vốn và các yếu tố vật chất. * Tình hình huy động, quản lý nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển. + Tình hình nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển do Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang quản lý qua các năm ( số liệu tính vào ngày 31 / 12 hàng năm ): Bảng 1.1 : Bảng tổng hợp cơ cấu nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển do Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang quản lý qua các năm Đơn vị : Triệu đồng Các năm Tổng nguồn vốn tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh Quỹ Trong đó Nguồn do Quỹ HTPT chuyển về Nguồn Chi nhánh Quỹ tự huy động 2000 112.707 112.707 0 2001 181.202 181.202 0 2002 229.303 226.303 3.000 2003 268.625 265.000 3.625 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2000 2001 2002 2003 Tong nguon Nguon Quy TW chuyen Nguon Chi nhanh tu huy dong Nhận xét : Nhìn chung tổng nguồn vốn của Chi nhánh quản lý có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, đều đặn. Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn Quỹ Trung ương chuyển về vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nguồn vốn Chi nhánh tự huy động vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Do vậy cần có các giải pháp để tăng tỷ trọng các nguồn vốn Chi nhánh tự huy động. + Công tác huy động vốn : Từ năm 2002 trở đi thực hiện chủ trương của Quỹ Hỗ trợ phát triển, Chi nhánh phải tự huy động nguồn vốn để cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu, cho vay các dự án tín dụng đầu tư trung, dài hạn theo phân cấp. Tuy nhiên là một tỉnh miền núi, ngân sách khó khăn, nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản nhiều, tình hình tài chính các doanh nghiệp còn rất yếu kém nên các nguồn vốn Chi nhánh có thể huy động được rất hạn chế. Công tác quản lý và điều hành nguồn vốn được Chi nhánh chú trọng, đối với nguồn vốn huy động tại Chi nhánh có kỳ hạn 1 năm trở lên, nếu chưa sử dụng để cho vay các dự án theo phân cấp thì tiến hành điều chuyển về Quỹ trung ương trong phạm vi 3 ngày làm việc, chỉ huy động vốn có kỳ hạn dưới 1 năm khi Chi nhánh có nhu cầu cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên Chi nhánh xác định cần tiếp tục đổi mới công tác huy động, quản lý và điều hành nguồn vốn theo Quy định của Quỹ Hỗ trợ phát triển nhằm quản lý nguồn vốn tại Chi nhánh được hiệu quả, đáp ứng đầy đủ nguồn vốn cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu và cho vay các dự án theo phân cấp trên địa bàn. * Tình hình quản trị tài sản. Bảng 1.2 :Bảng cân đối tài sản đến 31 tháng 12 năm 2003 Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền I – Tài sản lưu động - Tiền mặt - Tiền gửi ngân hàng - Phải thu tạm ứng II – Các khoản chi phí - Dư nợ vay - Chi hoạt động NV - Chi hoạt động QL - Chi bất thường 25.150.108.372 32.706.046 25.117.402.326 0 266.538.429.244 264.824.165.813 323.865.159 1.341.789.434 48.608.838 I – Cộng nợ phải trả -Phải trả KH( Tiền gửi) - Phải trả tiền SCTS - Phải trả tiền tạm giữ CP II – Vốn chủ sở hữu - Nguồn vốn hoạt động - Thu lãi hoạt động NV - Thu hoạt động T. chính - Thu khác 18.340.953.975 17.548.625.878 212.723.555 579.604.542 273.347.583.641 268.078.730.643 5.234.252.798 0 34.600.200 Tổng cộng 291.688.537.616 291.688.537.616 * Tình hình thu nhập và chi phí. 1 - Các nguồn thu ( Theo Quy định của Quỹ HTPT): + Thu từ hoạt động nghiệp vụ. + Thu từ hoạt động tài chính. + Thu từ hoạt động bất thường. 2 - Các khoản chi ( Theo quy định của Quỹ HTPT). + Chi hoạt động nghiệp vụ. + Chi phí quản lý. 3 - Tình hình thu – chi tài chính qua các năm. Bảng 1.3 : Tình hình thu chi tài chính qua các năm. Năm Thu Chi Chênh lệch 2000 2001 2002 2003 3.065.826.532 5.970.106.545 4.802.607.303 5.268.852.998 863.795.462 1.221.557.418 1.293.249.810 1.714.263.431 2.202.031.070 4.748.549.127 3.509.357.493 3.554.589.567 4 - Tình trạng nợ đọng - Nợ khách hàng : Đối với Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang qua các năm hoạt động không có nợ của khách hàng cung ứng. Do đơn vị được dùng số tiền lãi thu được để phục vụ chi phí trong số kinh phí được Quỹ Trung ương thông báo cụ thể cho từng năm căn cứ vào số lượng cán bộ công chức và các nhiệm vụ cụ thể Chi nhánh đang thực hiện. - Khách hàng nợ : Là đơn vị cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nên số lãi tiền vay khách hàng phải trả hàng tháng cho đơn vị lớn (dư nợ vay trên 200 tỷ đồng). Nhưng vì một số điều kiện của các Chủ dự án nên số lãi này chưa thu được cụ thể số nợ như sau : Năm 2000 : Lãi phải thu chưa thu được : 320.000.000 đ Năm 2001 : Lãi phải thu chưa thu được : 236.000.000 đ Năm 2002 : Lãi phải thu chưa thu được : 178.000.000 đ Năm 2003 ; Lãi phải thu chưa thu được : 682.000.000 đ c- Công tác cho vay và thu nợ. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang, được Chi nhánh quan tâm tổ chức thực hiện. Nhìn chung từ năm 2000 đến nay nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển do Chi nhánh quản lý năm sau cao hơn năm trước, đóng góp một phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh. 1 - Tín dụng trung ương : + Cho vay : - Kế hoạch cho vay năm 2000 : 24.890 triệu đồng. Giải ngân 10.630 triệu đồng. - Kế hoạch cho vay năm 2001 : 61.902 triệu đồng. Giải ngân 46.652 triệu đồng. - Kế hoạch cho vay năm 2002 : 66.853 triệu đồng. Giải ngân 55.953 triệu đồng. - Kế hoạch cho vay năm 2003 : 51.102 triệu đồng. Giải ngân 50.855 triệu đồng. + Thu nợ gốc : - Kế hoạch năm 2000 là 154 triệu đồng. Thu nợ gốc được 154 triệu đồng. - Kế hoạch năm 2001 là 871 triệu đồng. Thu nợ gốc được 963 triệu đồng. - Kế hoạch năm 2002 là 1.124 triệu đồng. Thu nợ gốc được 1.176 triệu đồng. - Kế hoạch năm 2003 : 6.014 triệu đồng. Thu nợ gốc được 4.621 triệu đồng. + Thu lãi : - Kế hoạch 2000 là 8,8 triệu đồng. Thu lãi được 12 triệu đồng. - Kế hoạch 2001 là 155 triệu đồng. Thu lãi được 155 triệu đồng. - Kế hoạch 2002 là 221 triệu đồng. Thu lãi được 211 triệu đồng. - Kế hoạch 2003 : 2.252 triệu đồng. Thu lãi được 2.177 triệu đồng. 2 - Tín dụng địa phương : + Cho vay : - Kế hoạch cho vay năm 2000 : 58.530 triệu đồng. Giải ngân 55.440 triệu đồng. - Kế hoạch cho vay năm 2001 : 31.690 triệu đồng. Giải ngân 22.600 triệu đồng. - Kế hoạch cho vay năm 2002 : 18.651 triệu đồng. Giải ngân 9.940 triệu đồng. - Kế hoạch cho vay năm 2003 : 25.600 triệu đồng. Giải ngân 25.600 triệu đồng. + Thu nợ gốc : - Kế hoạch năm 2000 là 5.817 triệu đồng, thu nợ gốc được 6.058 triệu đồng. - Kế hoạch năm 2001 là 19.140 triệu đồng, thu nợ gốc được 17.913 triệu đồng . - Kế hoạch năm 2002 là 23.485 triệu đồng, thu nợ gốc được 24.160 triệu đồng . - Kế hoạch năm 2003 là 25.910 triệu đồng, thu nợ gốc được 19.899 triệu đồng. + Thu lãi : - Kế hoạch năm 2000 là 1.356,5 triệu đồng, thu lãi được 2.371triệu đồng . - Kế hoạch năm 2001 là 4.487 triệu đồng, thu lãi được 4.481 triệu đồng. - Kế hoạch năm 2002 là 4.049 triệu đồng, thu lãi được 3.925 triệu đồng. - Kế hoạch năm 2003 là 2.771 triệu đồng, thu lãi được 2.628 triệu đồng. 3 - Cho vay chương trình kiên cố hoá kênh mương và đường giao thông nông thôn . + Cho vay : - Kế hoạch năm 2000 là 15.000 triệu đồng. Giải ngân được 15.000 triệu đồng. - Kế hoạch năm 2001 là 28.000 triệu đồng. Giải ngân được 20.000 triệu đồng. - Kế hoạch năm 2002 là 23.000 triệu đồng. Giải ngân được 23.000 triệu đồng. - Kế hoạch năm 2003 là 35.000 triệu đồng. Giải ngân được 35.000 triệu đồng. + Thu nợ gốc : - Kế hoạch năm 2002 là 7.500 triệu đồng, thu nợ gốc được 7.500 triệu đồng. - Kế hoạch năm 2003 là 15.000 triệu đồng, thu nợ gốc được 15.000 triệu đồng. Thể hiện trên đồ thị việc thực hiện giải ngân, thu nợ gốc, thu lãi và dư nợ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước các năm 2000, 2001, 2002, 2003 ( đơn vị : triệu đồng ) như sau : Biểu đồ tình hình giải ngân, thu nợ qua các năm 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2000 2001 2002 2003 Giai ngan Thu no goc Thu lai Du no Nhận xét : Nhìn chung dư nợ vay nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, việc thu nợ gốc, thu lãi các dự án trung, dài hạn do Chi nhánh quản lý có sự tăng trưởng đều đặn về quy mô. 4 - Cho vay vốn tạm thời nhàn rỗi. + Năm 2000 : Chi nhánh Quỹ đã triển khai ký được 43 Hợp đồng tín dụng cho vay vốn tạm thời nhàn rỗi. Tổng số vốn vay theo các Hợp đồng tín dụng trong năm là 27.650 triệu đồng, số vốn đã cho vay từ đầu năm đến 31/12/2000 là 27.150 triệu đồng. Tổng số thu nợ gốc của Chi nhánh Quỹ từ đầu năm đến 31/12/2000 là 13.306 triệu đồng. Tổng số thu lãi của Chi nhánh Quỹ từ đầu năm đến 31/12/2000 là 581 triệu đồng. + Năm 2001 : Chi nhánh Quỹ đã triển khai ký được 17 Hợp đồng tín dụng cho vay vốn tạm thời nhàn rỗi. Tổng số vốn vay theo các Hợp đồng tín dụng trong năm là 16.500 triệu đồng, số vốn đã cho vay từ đầu năm đến 31/12/2001 là 16.500 triệu đồng. Tổng số thu nợ gốc của Chi nhánh Quỹ từ đầu năm đến 31/12/2001 là 28.386 triệu đồng. Tổng số thu lãi của Chi nhánh Quỹ từ đầu năm đến 31/12/2001 là 1.038 triệu đồng. + Năm 2002 : Chi nhánh Quỹ đã triển khai ký được 6 HĐTD cho vay vốn tạm thời nhàn rỗi, số vốn đã cho vay từ đầu năm là 5.600 triệu đồng. Theo chỉ đạo của Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển, Chi nhánh không cho vay thêm vốn tạm thời nhàn rỗi, tập trung chủ yếu vào công tác thu nợ. Tổng số thu nợ gốc của Chi nhánh Quỹ từ đầu năm đến 31/12/2002 là 8.564 triệu đồng. Tổng số thu lãi của Chi nhánh Quỹ từ đầu năm đến 31/12/2002 là 389 triệu đồng. Tính đến ngày 31/12/2002 dư nợ vốn tạm thời nhàn rỗi của Chi nhánh Quỹ là 0. 5 - Cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. Công tác cho vay tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu được Chi nhánh tích cực triển khai, tuy nhiên do địa phương là một tỉnh miền núi, kinh tế chưa phát triển, trong danh mục 18 mặt hàng được vay vốn ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu năm 2003. Trong năm 2003 Chi nhánh Quỹ đã hoàn chỉnh được 2 hồ sơ vay vốn ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. - Giải ngân : 4.500 triệu đồng. 6 - Các dự án vay vốn ODA. Kế hoạch thu lãi + phí năm 2001 : 41,3 triệu đồng. Thực hiện 41,3 triệu đồng, đạt 100 % Kế hoạch. Kế hoạch thu lãi + phí năm 2002 : 103 triệu đồng. Thực hiện 103 triệu đồng, đạt 100 % Kế hoạch. Nhìn chung với với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, Quỹ Hỗ trợ phát triển, sự nỗ lực, cố gắng của mỗi cán bộ, đảng viên trong đơn vị các chỉ tiêu về dư nợ, thu nợ gốc, thu lãi, huy động vốn, cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, cấp phát vốn uỷ thác trong các năm 2000, 2001, 2002, 2003 đều đạt yêu cầu của Quỹ Hỗ trợ phát triển trung ương. Trong các năm 2000, 2001, 2002, 2003 từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang đã đầu tư 370.670 triệu đồng vốn tín dụng trung dài hạn, 49.250 triệu đồng vốn ngắn hạn, 4.500 triệu đồng vốn cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu phục vụ cho nền kinh tế của Tỉnh. Dư nợ vay nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển do đơn vị quản lý có sự tăng trưởng mạnh, dư nợ đến ngày 31 / 12 / 2000 là 112.707 triệu đồng, dư nợ đến ngày 31 / 12 / 2001 là 175.052 triệu đồng, dư nợ đến ngày 31 / 12 / 2002 là 229.003 triệu đồng và đến ngày 31 / 12 / 2003 là 287.030 triệu đồng. Cơ cấu dư nợ đến ngày 31/12/2003 như sau : Tín dụng trung ương 137.892 triệu đồng, chiếm 48%; Tín dụng địa phương 55.433 triệu đồng, chiếm 19,3%; Chương trình kiên cố hoá kênh mương và đường giao thông nông thôn 70.500 triệu đồng, chiếm 24,6%; nguồn vốn ODA 18.705 triệu đồng, chiếm 6,5%, cho vay tín dụng hỗ trợ xuất khẩu 4.500 triệu đồng, chiếm 1,6%. Biểu đồ cơ cấu dư nợ vốn tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang Nhận xét : Nhìn vào cơ cấu dư nợ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển do Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang quản lý thấy rằng nguồn tín dụng trung ương chiếm một tỷ trọng lớn, đây cũng do yếu tố khách quan các dự án tín dụng trung ương do các Bộ, ngành quản lý có tổng mức đầu tư lớn, các dự án đầu tư trực tiếp cho kinh tế địa phương chiếm một tỷ trọng khiêm tốn, nguồn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu chiếm một tỷ trọng nhỏ bé. Vì vậy Chi nhánh cần có các biện pháp đẩy mạnh cho vay các dự án đầu tư trực tiếp cho kinh tế địa phương và tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. d- Công tác cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và cấp phát vốn uỷ thác. * Công tác cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Đây là một hoạt động nghiệp vụ mới được Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang bắt đầu triển khai từ năm 2002 trở đi và sẽ tiếp tục phát triển trong các năm tới. Năm 2002 Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ được 11 dự án đầu tư thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh ra quyết định phân khai kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư năm 2002 với tổng số vốn 246 triệu đồng. Quỹ hỗ trợ phát triển trung ương quyết định, ra Thông báo chỉ tiêu cho 11 dự án là 221 triệu đồng. Chi nhánh Quỹ đã cấp hỗ trợ lãi suất được 211 triệu đồng. Đạt 90,03 % kế hoạch. Năm 2003 Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang tiếp tục cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 16 dự án đầu tư thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh ra quyết định phân khai kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư năm Co cau du no Tin dung TW Tin dung DP CT KCHKM & DGTNT Nguon von ODA Tin dung NH HTXK 2003 với tổng số vốn 431,3 triệu đồng. Tính đến ngày 31/12/ 2003 Chi nhánh đã cấp hỗ trợ lãi suất được 335 triệu đồng, bằng 77,7% kế hoạch năm 2003. * Công tác cấp phát vốn uỷ thác. Quỹ Hỗ trợ phát triển được giao nhiệm vụ quản lý cấp phát nguồn vốn khấu hao cơ bản của ngành điện và vốn của ngành Bảo hiểm xã hội. Việc cấp phát được Chi nhánh Quỹ thực hiện nhanh gọn, theo đúng trình tự trong đầu tư xây dựng cơ bản. + Năm 2000 tổng nguồn Chi nhánh nhận được là 21.753 triệu đồng, cấp phát tính đến 31/12/2000 là 16.738 triệu đồng. + Năm 2001 tổng nguồn Chi nhánh nhận được là 39.285 triệu đồng, cấp phát tính đến 31/12/2001 là 35.262 triệu đồng. + Năm 2002 tổng nguồn nhận là 32.849 triệu đồng, cấp phát tính đến ngày 31/12/2002 Chi nhánh cấp phát 31.338 triệu đồng. + Năm 2003 thực hiện cấp phát 59.108 triệu đồng. g- Những kết quả đạt được và các tồn tại vướng mắc trong hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang. * Đánh giá về hiệu quả đầu tư của nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển tại Tỉnh Hà giang trong những năm qua. Trong các năm 2000, 2001, 2002 và năm 2003 nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các nguồn vốn khác do Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang quản lý đã đóng góp một phần tích cực cho sự tăng trưởng chung của kinh tế tỉnh Hà giang. Cụ thể đem lại hiệu quả trên một số lĩnh vực sau : + Đầu tư 146.890 triệu đồng cải tạo, nâng cấp, xây mới 91,5 km đường nhựa và 2 cầu trên các trục quốc lộ 34, 279, 4C. + Thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương và đường giao thông nông thôn Chi nhánh đã cho vay 93.000 triệu đồng ( chuyển nguồn sang Sở Tài chính ). + Đầu tư 17.200 triệu đồng cho trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng nguyên liệu giấy cho 3 lâm trường thuộc Công ty Nguyên liệu giấy Vĩnh phú. + Tham gia vào các chương trình kinh tế của Tỉnh như đầu tư 10.840 triệu đồng phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản ( khai thác, chế biến Angtimon Mậu duệ, Man gan Đồng tâm), đầu tư 6.600 triệu đồng cho chế biến nông lâm sản ( chè, sản xuất đũa), phát triển kinh tế trang trại, dịch vụ du lịch, thương mại ...vv. + Đối với các dự án ngân sách tạm thời thiếu vốn Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã ký 66 Hợp đồng tín dụng vay tạm thời nhàn rỗi với các Chủ dự án, cho vay 49.250 triệu đồng ( vốn ngắn hạn ), cho 42 dự án khác vay 48.000 triệu đồng vốn tín dụng trung hạn để hỗ trợ cho các dự án này đẩy nhanh tiến độ thi công nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư. + Cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong hai năm 2002 – 2003 được 546 triệu đồng chủ yếu cho các dự án đầu tư máy móc thiết bị phục vụ thi công, phát triển kinh tế trang trại, khai thác khoáng sản. Công tác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được triển khai đã khuyến khích động viên các chủ dự án phát huy tối đa nội lực, tích cực sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng công việc qua đó giảm áp lực đối với nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. + Cấp phát vốn uỷ thác : Cấp phát vốn uỷ thác của ngành Bảo hiểm xã hội là 3.283 triệu đồng để đầu tư xây dựng trụ sở bảo hiểm xã hội huyện, tỉnh. Cấp phát vốn uỷ thác nguồn khấu hao cơ bản của ngành điện 139.163 triệu đồng đầu tư xây dựng đưa điện về các xã, cải tạo chống quá tải các khu vực trung tâm, xây dựng các trạm biến áp, trạm cắt, nhà điều hành và các đường dây trung, cao thế từ trung tâm tỉnh lỵ đến các huyện và từ huyện xuống các xã. Các nguồn vốn của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã giúp các Chủ dự án phát triển sản xuất, đổi mới trang thiết bị, khắc phục tình trạng thiếu vốn trong xây dựng cơ bản, vốn sản xuất ban đầu, tham gia tích cực vào xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng của Tỉnh, phát huy tốt hiệu quả kinh tế vốn đầu tư. * Những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang. - Việc tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước, văn bản nghiệp vụ của Quỹ Hỗ trợ phát triển chưa được kịp thời hoặc hình thức học tập chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả chưa cao. - Do hệ thống văn bản, chính sách, chế độ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thay đổi nhiều, gây khó khăn, lúng túng trong công tác lãnh, chỉ đạo điều hành. - Việc tham mưu cho cấp trên, chính quyền địa phương về hoạch định chiến lược lâu dài, quản lý, sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn chưa chủ động, thường xuyên, phối hợp với các ngành chức năng có lúc chưa kịp thời, ăn ý. - Do địa phương là một tỉnh kinh tế kém phát triển, xa các vùng kinh tế động lực, nên rất khó khăn trong việc tìm các dự án đúng đối tượng, đủ điều kiện để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển. Công tác huy động vốn, thu nợ trên địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục những tồn tại nêu trên Ban lãnh đạo, cán bộ Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển cần phải làm tốt hơn mọi hoạt động nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan, năng động trong việc tìm ra các giải pháp để sử dụng tốt các nguồn vốn mà Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển được Nhà nước giao quản lý góp phần thúc đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo của Tỉnh Hà giang. 1.2.3.2 – Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang từ năm 2000 đến nay. 1.2.3.2.1 – Tình hình thực hiện công tác thẩm định từ năm 2000 đến nay tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang. Công tác thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, quyết định cho vay các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang. Nó đảm bảo việc vay vốn các dự án được nhanh gọn, tránh phiền hà, đảm bảo chặt chẽ, đúng chính sách chế độ hiện hành, các dự án vay vốn đảm bảo có hiệu quả kinh tế – xã hội và có khả năng trả nợ. Việc thực hiện trong các năm qua như sau : Trong năm 2000 Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã phối hợp với các ngành chức năng thẩm định và quyết định cho vay 17 dự án với Tổng mức đầu tư là 48.893 triệu đồng, thẩm định được 3 dự án của kế hoạch 2001 với Tổng mức đầu tư là 12.325 triệu đồng. Trong năm 2001 Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã phối hợp với các ngành chức năng thẩm định đựơc 8 dự án với Tổng mức đầu tư là 52.420 triệu đồng, vốn đề nghị vay Quỹ Hỗ trợ phát triển là 34.834 triệu đồng. Chấp thuận cho vay 6 dự án có Tổng mức đầu tư là 47.747 triệu đồng với số vốn chấp nhận cho vay sau thẩm định là 25.339 triệu đồng (Trong đó có ý kiến chấp thuận cho vay 04 dự án theo phân cấp, 02 dự án trình Quỹ Hỗ trợ phát triển quyết định), từ chối 2 dự án với Tổng mức đầu tư là 4.673 triệu đồng vì dự án không đảm bảo khả năng trả nợ, tình hình tài chính của đơn vị yếu kém. Trong năm 2002 Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã phối hợp với các ngành chức năng thẩm định đựơc 3 dự án với Tổng mức đầu tư là 22.782 triệu đồng, vốn đề nghị vay Quỹ Hỗ trợ phát triển là 11.100 triệu đồng. Chấp thuận cho vay 3 dự án có Tổng mức đầu tư là 22.782 triệu đồng với số vốn chấp nhận cho vay sau thẩm định là 11.100 triệu đồng (Trong đó có ý kiến chấp thuận cho vay 02 dự án theo phân cấp, 01 dự án trình Quỹ Hỗ trợ phát triển quyết định). Trong năm 2003 tiến hành thẩm định 02 dự án với Tổng vốn đầu tư là 46.840,2 triệu đồng, đồng ý cho vay 1 dự án với số vốn là 4.744 triệu đồng (trình Quỹ Hỗ trợ phát triển theo phân cấp), từ chối 1 dự án với tổng mức đầu tư là 41.569,2 triệu đồng. Công tác thẩm định còn tập trung vào thẩm tra phiếu giá thanh toán khối lượng, thẩm định giá trị tài sản đảm bảo tiền vay và thẩm định hồ sơ vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. 1.2.3.2.2 – Quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang. a - Quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang. Công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang được thực hiện theo đúng Quy trình công tác thẩm định trong hệ thống Quỹ HTPT được ban hành theo Quyết định số 304/QĐ - HTPT, ngày 17 / 05 / 2000 của Tổng Giám đốc Quỹ HTPT. Việc thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư, hạn chế được rủi ro và thu hồi vốn đầu tư. Công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang được thực hiện trong suốt quá trình đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khâu kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng, cụ thể như sau : + Thẩm định trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ( báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi ) : tiến hành thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay các dự án và có ý kiến tham gia bằng văn bản gửi cơ quan quyết định đầu tư. + Thẩm định trong giai đoạn thực hiện đầu tư dự án, bao gồm : - Tham gia xét thầu đối với dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại hệ thống Quỹ HTPT. - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ giá trị khối lượng XDCB hoàn thành của các dự án sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, các dự án sử dụng vốn uỷ thác của các tổ chức kinh tế phục vụ cho công tác giải ngân theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. - Kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả theo đúng Hợp đồng tín dụng đã ký. + Thẩm định trong giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác, sử dụng : - Tham gia ý kiến với cơ quan phê duyệt quyết toán vốn đầu tư về tình hình quản lý, sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, xác nhận tổng số vốn đã cho vay và số lãi vay phát sinh đến thời điểm hoàn thành dự án đưa vào sử dụng. - Xác định giá trị tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Quỹ HTPT và tài sản do Quỹ bảo lãnh. - Kiểm tra tình hình trả nợ vay ( gốc và lãi ) của doanh nghiệp đối với dự án sử dụng vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Quỹ HTPT. - Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản đảm bảo nợ vay. - Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật ( quy mô, công suất, chất lượng sản phẩm...) của dự án so với yêu cầu đặt ra. Đối với công tác thẩm định nói chung và công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng, tại Chi nhánh Quỹ HTPT, phòng Kế hoạch – Nguồn vốn – Thẩm định là đầu mối tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp công tác thẩm định. Đối với công tác thẩm định dự án đầu tư, sau khi nhận đầy đủ hồ sơ dự án theo quy định, phòng Kế hoạch – Nguồn vốn – Thẩm định phối hợp chặt chẽ với phòng Tín dụng – Bảo lãnh – Hỗ trợ lãi suất tiến hành thẩm định dự án. Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn – Thẩm định thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, phòng Tín dụng – Bảo lãnh – Hỗ trợ lãi suất thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư, kết hợp báo cáo thẩm định của 2 phòng, phòng Kế hoạch – Nguồn vốn – Thẩm định lập báo cáo thẩm định tổng hợp trình Giám đốc Chi nhánh Quỹ, trong đó kết luận về dự án có đúng đối tượng và đủ điều kiện vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước không, các đề suất và kiến nghị, nếu đồng ý cho vay, ra quyết định cho vay. Việc thẩm định dự án được tiến hành theo Quy trình công tác thẩm định trong hệ thống Quỹ HTPT, các nội dung thẩm định cụ thể đã được trình bày tại phụ lục III và phụ lục IV. b – Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang. Để hiểu rõ về việc thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang, chúng ta hãy xem xét một cách sơ lược quá trình thẩm định một dự án cụ thể. Trong số các dự án đã thẩm định có dự án Khai thác và luyện Angtymon xuất khẩu Mậu duệ – Yên minh của Công ty Cơ khí và khai thác khoáng sản Hà giang là tiêu biểu. 1- Giới thiệu khách hàng. + Tên khách hàng : Công ty Cơ khí và khai thác khoáng sản Hà giang. + Trụ sở giao dịch : Phường Nguyễn trãi – Thị xã Hà giang. Công ty được thành lập theo Quyết định số 604/ QĐ - UB, ngày 09/08/1995 của UBND Tỉnh Hà giang, Công ty Cơ khí và khai thác khoáng sản Hà giang là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc, các Ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định. Công ty Cơ khí và khai thác khoáng sản Hà giang có các ngành nghề kinh doanh là sản xuất và sửa chữa cơ khí phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, công nghiệp và XDCB, tổ chức thăm dò, khai thác các loại khoáng sản, tuyển luyện và chế biến khoáng sản. Họ tên của người đại diện doanh nghiệp : Ông Ma ngọc Tiến, chức vụ : Giám đốc Công ty. 2 – Thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư : Tình hình tài chính của chủ đầu tư vào thời điểm 31/12/2002 như sau : + Nguồn vốn chủ sở hữu : 8.647.823.967 đồng. Trong đó : Nguồn vốn kinh doanh : 6.716.985.987 đồng. + Nợ phải trả : 812.698.097 đồng. Trong đó : Nợ ngắn hạn : 780.043.909 đồng. Nợ dài hạn : Không. Nợ khác : 32.654.188 đồng. + Tài sản cố định và đầu tư dài hạn : 4.213.493.760 đồng. + Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn : 5.247.028.304 đồng. + Doanh thu hàng hoá thực hiện : 801.524.037 đồng. + Lợi tức thực hiện : 16.672.143 đồng. + Các khoản nợ ngân sách : 110.055.658 đồng. Bảng 1.4 : Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty ( năm 2000, năm 2001, năm 2002) TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 I Bố trí cơ cấu 1 Tài sản cố định / Tổng tài sản(%) 48,7 46,05 44,45 2 Tài sản lưu động/Tổng tài sản(%) 50,8 49,7 55,46 II Tỷ suất lợi nhuận 1 Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu(%) 3,35 0,224 2,08 2 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn CSH (%) 0,342 0,056 0,193 III Tình hình tài chính 1 Tỷ lệ nợ phải trả/toàn bộ TS(%) 7,733 3,912 8,6 2 Khả năng thanh toán a Tổng quát:TSLĐ/Nợ ngắn hạn(lần) 6,565 13,2 6,46 b TT tức thời : Tiền hiện có/Nợ NH 0,475 0,457 0,15 c Vốn chủ sở hữu tham gia vào DA IV Tỷ suất tài trợ Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn 92,27 96,1 91,4 Nhận xét tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2000, năm 2001 và năm 2002. + Tình hình tài chính và khả năng thanh toán : Từ năm 2000 đến năm 2002 tình hình tài chính của Công ty lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu, nợ vay chiếm tỷ trọng nhỏ, các chỉ tiêu thanh toán nhanh và tổng quát đều đảm bảo. + Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng trưởng của Công ty : Qua các năm, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên lợi nhuận đạt thấp, không đáng kể so với doanh thu và nguồn vốn chủ sở hữu, mới chỉ đủ bù đắp chi phí, tăng trưởng có phần giảm sút do một số nguyên nhân ; hoạt động các năm trước chủ yếu là khai thác quặng Angtymon đến năm nay phần lộ thiên đã hết, hiện đang lập dự án khai thác sâu và tuyển luyện quặng tinh, doanh thu từ hoạt động cơ khí không đáng kể, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách đầy đủ. + Đánh giá về tình hình quản lý và khả năng của Ban lãnh đạo Công ty : Ban Lãnh đạo có năng lực quản lý và chuyên môn trong khai thác và chế biến khoáng sản, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hoạt động này, có uy tín với các tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn. 3 – Thẩm định dự án đầu tư. Tên dự án : Khai thác và luyện Angtimon xuất khẩu – Mỏ Mậu duệ – Yên minh. Đơn vị vay vốn : Công ty Cơ khí và khai thác khoáng sản Hà giang. Địa điểm xây dựng : Xã Mậu duệ – Yên minh – Hà giang. Hồ sơ dự án : Các văn bản của UBND Tỉnh Hà giang cho phép Công ty Cơ khí và khai thác khoáng sản Hà giang xây dự án khai thác và luyện Angtimon xuất khẩu, Dự án nghiên cứu khả thi và các tài liệu có liên quan khác. + Sự cần thiết đầu tư . Thực hiện chủ trương của Nhà nước hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, khuyến khích chế biến sâu khoáng sản, góp phần đáp ứng nhu cầu Angtimon chất lượng cao trong nước, thay thế nhập khẩu. Góp phần thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh Hà giang về phát triển công nghiệp Tỉnh Hà giang. + Mục tiêu đầu tư. Đầu tư xây dựng mới một dây chuyền khai thác, luyện Angtimon xuất khẩu bao gồm từ khâu khai thác, thiêu kết, luyện, công suất thiết kế 1000 tấn Angtimon thành phẩm 1 năm, hàm lượng Sb  99,65% ( Tương đương loại II – Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm quốc tế). + Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Theo đánh giá hiện nay nhu cầu sản phẩm Angtimon trên thế giới khoảng 220.000 tấn/ 1 năm, trong đó Trung quốc cung cấp khoảng 120.000 tấn/ 1năm. Về giá cả : Giá Angtimon trên thị trường thế giới tương đối ổn định, giá bán Angtimon loại II tại thị trường Luânđôn là 1370 USD/ Tấn. Với công suất 1000 tấn Angtimon loại II/ 1năm, sản phẩm của dự án chỉ chiếm 0,45% thị phần Angtimon thế giới. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là sản phẩm của dự án phải đảm bảo đạt loại II – Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm quốc tế (hàm lượng Sb  99,65%). Giá bán Angtimon của dự án được xác định là 1080 USD ( giá FOB tại Hải phòng) sẽ đảm bảo tiêu thụ được trên thị trường thế giới. + Phân tích sự đảm bảo của các yếu tố đầu vào của dự án. - Điện : hiện đã có hệ thống điện lưới ( Đường dây 35KV, TBA 320 KVA) tại nơi xây dựng. Ngoài ra còn có 1 máy phát diezen 100 KVA cung cấp điện cho xưởng thiêu luyện, 5 máy phát điện 1 KVA cung cấp điện cho xưởng khai thác. - Nước : đối với xưởng khai thác dùng nước ngầm, suối, đối với xưởng thiêu, luyện dùng nước sông Nhiệm qua hệ thống cấp nước gồm trạm bơm, bể lọc, bể xử lý, hệ thống ống dẫn. - Xăng, dầu : mua tại Hà giang và vận chuyển lên theo Hợp đồng với Công ty xăng dầu Hà giang. - Thuốc nổ, kíp, dây cháy chậm phục vụ khai thác : Theo Hợp đồng cung ứng với Công ty Hoá chất Bộ Quốc phòng. - Các loại than kokc, than mỡ, than mỏ, vật liệu sửa lò, xô đa công nghiệp: được nhập khẩu từ Trung quốc. Nhìn chung việc cung cấp các yếu tố đầu vào đảm bảo. Tuy nhiên toàn bộ các loại than, vật liệu sửa lò, xô đa công nghiệp ( 3450 tấn / 1 năm) phục vụ sản xuất được nhập khẩu từ Trung quốc. + Hình thức đầu tư. Đầu tư mới 100% từ khâu khai thác, thiêu kết đến tuyển luyện. + Quy mô và công suất lựa chọn. Công suất lựa chọn là 1000 tấn Angtimon loại II đạt Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Quốc tế. + Phân tích về địa điểm xây dựng dự án. Địa điểm xây dựng tại xã Mậu duệ – Yên minh – Hà giang. Địa điểm thiêu kết, luyện đặt gần khu mỏ khai thác, cự ly vận chuyển quặng về xưởng gần. Tuy nhiên các loại nguyên, nhiên vật liệu khác phải vận chuyển từ Hà giang hoặc cửa khẩu đến. Mặt bằng xây dựng rộng rãi hoàn chỉnh. + Cơ sở hạ tầng. Nhìn chung tương đối thuận lợi, đã có điện lưới, thông tin liên lạc, đường giao thông đến chân công trình. Giao thông nội bộ là đường cấp phối, đảm bảo các phương tiện vận chuyển có thể đi lại. + Phương thức thực hiện dự án. Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án. + Tổng mức đầu tư : 21.912.083.013 đồng. Vốn cố định : 19.776.537.013 đồng. Vốn lưu động : 2.135.546.000 đồng. + Nguồn vốn đầu tư : Vốn vay Chi nhánh Quỹ HTPT : 14.731.074.306 đồng. Vốn vay NHTM : 1.391.204.000 đồng. Vốn Ngân sách tỉnh đầu tư : 2.000.000.000 đồng. Vốn tự có : 1.654.258.707 đồng. Vốn lưu động vay NHTM : 2.135.546.000 đồng. + Cơ cấu vốn đầu tư ( Vốn cố định ): 19.776.537.013 đồng. Chi phí xây lắp : 8.051.162.798 đồng. Chi phí thiết bị : 6.178.414.025 đồng. Chi phí dự phòng : 1.027.830.778 đồng. Chi phí khác : 4.519.129.414 đồng. + Lịch trả nợ vốn vay ( gốc + lãi ) của dự án. Thời gian vay 6 năm. Thời gian trả nợ 5 năm + 1 năm ân hạn. + Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tài chính của dự án. - Lãi vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại thời điểm vay vốn : 5,4%/năm. - Lãi suất chiết khấu dùng để tính toán ( bình quân gia quyền các lãi suất) : 8% / năm. - NPV = 2.235.099.859 đồng > 0. - IRR = 8,58% > 5,4%. - B/C = 1,32. - Thời gian hoàn vốn theo quan điểm chiết khấu : 5 năm + 2 tháng. + Nguồn vốn trả nợ. - Quỹ khấu hao TSCĐ. - Lãi vay vốn CĐ tính vào giá thành sản phẩm. - Lợi nhuận sau thuế. + Phân tích khả năng rủi ro. - Trữ lượng mỏ không đạt như khảo sát thăm dò. - Sản lượng khai thác không đảm bảo theo yêu cầu công suất hoạt động. - Nguyên, nhiên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu. - Giá Angtimon phụ thuộc vào biến động trên thị trường thế giới. 4 – Nhận xét và kiến nghị của cán bộ thẩm định. - Hồ sơ pháp lý của dự án đảm bảo. - Chủ dự án là doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, quan hệ với các tổ chức tài chính, tín dụng có uy tín, Ban lãnh đạo có năng lực quản lý và kinh doanh. - Dự án đầu tư phù hợp với mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đất nước. - Góp phần phát triển công nghiệp của Tỉnh tại vùng khó khăn, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu cho ngân sách, gia tăng giá trị xuất khẩu. - Với các chỉ tiêu định mức kinh tế – kỹ thuật do dự án đưa ra, giá tiêu thụ dự kiến là 1080 USD/ 1 tấn Angtimon loại II ( giá FOB Hải phòng). Các chỉ tiêu kinh tế kiểm tra đều đảm bảo. - Những vấn đề cần lưu ý : Cần xem xét, phân tích những khả năng rủi ro có thể xảy ra với dự án. * Kết luận : Có thể xem xét đầu tư, cho vay. Chương 2 đánh giá về công tác thẩm định,Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại chi nhánh quỹ htpt hà giang. 2.1 - Đánh giá về công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại chi nhánh quỹ htpt hà giang. 2.1.1 – Những kết quả đạt được. Kể từ năm 2000 trở lại đây Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang đã thẩm định 33 dự án đề nghị vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước với Tổng mức đầu tư là 183.260,2 triệu đồng, chấp nhận cho vay 30 dự án với số vốn đồng ý cho vay sau thẩm định là 102.401 triệu đồng, từ chối 3 dự án với các lý do như tình hình tài chính yếu kém, không đúng đối tượng vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước...vv. Nhìn chung đa số các dự án đã thẩm định đều đảm bảo hiệu quả, trả nợ theo đúng kế hoạch. * Nguyên nhân : - Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy trình công tác thẩm định trong hệ thống Quỹ HTPT được ban hành theo Quyết định số 304/QĐ - HTPT, ngày 17 / 05 / 2000 của Tổng Giám đốc Quỹ HTPT cùng các văn bản khác hướng dẫn về công tác thẩm định trong hệ thống Quỹ HTPT. - Đội ngũ cán bộ thẩm định, tín dụng của Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang trẻ, năng động, chịu khó học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt, được tổ chức tốt trong quá trình thẩm định, có đạo đức nghề nghiệp, có lòng nhiệt tình và sự tận tuỵ với công việc, họ luôn nhận thức được trách nhiệm, tầm quan trọng của công việc mình thực hiện, họ không ngừng bổ sung kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong công tác thẩm định ngoài dự án, số liệu, báo cáo do chủ đầu tư cung cấp, cán bộ thẩm định, tín dụng đã đi thực tế doanh nghiệp, theo sát dự án từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khi dự án vận hành đi vào hoạt động để kết hợp giữa lý thuyết và thực tế để đánh giá hiệu quả của dự án, qua đó đúc rút kinh nghiệm, số liệu cho cá nhân cán bộ thẩm định và Chi nhánh. - Ngoài ra cũng phải kể đến sự đoàn kết, gắn bó, tin tưởng lẫn nhau trong tập thể Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang tạo lên sức mạnh, trí tuệ tập thể, trong Chi nhánh luôn có bầu không khí vui vẻ, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau, sự tin tưởng giữa nhân viên và Ban Lãnh đạo. - Mặt khác cơ sở vật chất kỹ thuật của Chi nhánh trong thời gian qua cũng được đầu tư, nhất là hệ thống trang thiết bị và xử lý thông tin, các bộ phận đều được trang bị máy tính và phần mềm chuyên dụng nhằm hỗ trợ cho soạn thảo, tính toán, lưu trữ đã góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định. 2.1.2 – Một số hạn chế. Nhìn chung việc thẩm định, quyết định cho vay được Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang tiến hành chặt chẽ theo đúng trình tự quy định. Tuy nhiên chất lượng thẩm định, quyết định cho vay của một vài dự án cũng chưa được cao, được thể hiện qua số nợ quá hạn và lãi đến hạn trả chưa trả được của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang năm sau cao hơn năm trước. Bảng 2.1 : Biểu nợ quá hạn và lãi treo qua các năm Đơn vị : Triệu đồng Năm 2000 2001 2002 2003 Nợ quá hạn 344 751 727 2.816 Lãi đến hạn trả chưa trả 320 236 178 682 Thể hiện trên đồ thị : 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2000 2001 2002 2003 No qua han Lai den han tra chua tra Nhận xét : Công tác thẩm định, quyết định cho vay được Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên cũng nổi nên các vấn đề sau : + Số lượng dự án ( chủ yếu là kinh tế địa phương ) được Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang thẩm định, quyết định cho vay năm sau ít hơn năm trước : Năm 2000 có 20 dự án; Năm 2001 có 8 dự án; Năm 2002 có 3 dự án; năm 2003 có 2 dự án. Điều này cho thấy đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển càng này càng bị thu hẹp, tuy nhiên cũng có những nguyên nhân khác là nguồn vốn hạn hẹp, Hà giang là một Tỉnh có nền kinh tế kém phát triển, chất lượng các dự án do các doanh nghiệp lập còn thấp, công tác tư vấn về lập dự án của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang cho các Chủ dự án còn hạn chế. + Nợ quá hạn và lãi đến hạn trả chưa trả của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là năm 2003. Điều đó cho thấy chất lượng công tác thẩm định, quyết định cho vay tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang còn thấp. Vì vậy cần có các giải pháp khắc phục các tồn tại trên. * Nguyên nhân : - Mặc dù cán bộ thẩm định thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin về khách hàng từ các nguồn thông tin khác nhau. Nhưng để lấy được thông tin nhanh chóng, chính xác về dự án thì hệ thống Quỹ HTPT cần xây dựng một hệ thống thông tin kinh tế kỹ thuật đầy đủ, đa dạng về nhiều mặt phục vụ cho công tác thẩm định. Điều đó hiện nay Quỹ HTPT mới đang trong quá trình thực hiện. - Đội ngũ cán bộ thẩm định, tín dụng của Chi nhánh tuy trẻ, năng động, nhiệt tình, nhưng phải khẳng định là thiếu kinh nghiệm. Đối với công tác thẩm định đòi hỏi một lượng kiến thức tổng hợp, rộng lớn ở tất cả các ngành nghề, không ai có thể tích luỹ ngay được. Cán bộ thẩm định thường chỉ được đào tạo chuyên sâu về một ngành nghề, nên không bao quát được tất cả các lĩnh vực. - Việc ứng dụng công tác tin học vẫn còn nhiều hạn chế. - Công tác đào tạo của hệ thống Quỹ HTPT chưa có một kế hoạch đào tạo, phát triển tổng thể, cơ bản cho đội ngũ cán bộ thẩm định. Hiện nay chủ yếu do cán bộ thẩm định tự học hỏi. - Ngoài ra không thể nói đến một nguyên nhân khách quan là chất lượng dự án NCKT, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp không được cao, số liệu không chính xác. Các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế của các ngành nghề chưa đầy đủ. Việc đầu tư một dự án chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, mà từ các mệnh lệnh hành chính của các cấp chính quyền, thiếu cơ sở khoa học. Vẫn còn tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. 2.2 – Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang trong những năm tới. 2.2.1- một số quan điểm định hướng với công tác tín dụng đầu tư phát triển trong thời gian tới. 1 – Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước có tính quá độ trong một thời gian nhất định. Đó là thời kỳ quá độ chuyển đổi nền kinh tế, khi mà nguồn vốn NSNN còn eo hẹp, đầu tư của các thành phần kinh tế khác ngoài Nhà nước còn bị hạn chế, nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế – xã hội theo mục tiêu của Nhà nước lớn. Thông qua tín dụng ĐTPT của Nhà nước, Nhà nước khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực, khu vực Nhà nước cần khuyến khích đầu tư trong từng thời kỳ nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội theo ý đồ, chủ trương của Nhà nước. Khi nền kinh tế đất nước đã phát triển tương đối đồng đều, việc kêu gọi và khuyến khích đầu tư của Nhà nước không còn là bức xúc thì vai trò của tín dụng ĐTPT của Nhà nước sẽ thu hẹp dần, đầu tư qua hình thức tín dụng thương mại phát triển theo điều tiết của kinh tế thị trường. Quan điểm này đặt ra các vấn đề sau : + Khi xây dựng cũng như khi thẩm định dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ kế hoạch 5 năm và chiến lược 10 năm của Nhà nước. + Quán triệt tư tưởng xoá bao cấp. Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là hình thức cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi thấp hơn thị trường của tín dụng thương mại. Vì vậy, trong thực tế không ít chủ đầu tư đã coi tín dụng ĐTPT của Nhà nước như hình thức biến tướng của cấp phát vốn NSNN, nên có tư tưởng ỷ lại, trông chờ, không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trình tự đầu tư và thủ tục đầu tư XDCB...làm cho việc triển khai thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn, làm mất cơ hội đầu tư. + Quan tâm đến tính hiệu quả của dự án đầu tư. Từ đó chú ý khi lập cũng như quá trình thực hiện dự án phải kiểm tra các căn cứ, các điều kiện đảm bảo hiệu quả của dự án. Đó là quá trình tập dượt để nâng dần trình độ quản lý của các chủ dự án, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất dịch vụ được vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước vươn lên, theo kịp, đủ sức cạnh tranh để đứng vững trong nền kinh tế thị trường khi vai trò của Nhà nước thu hẹp dần. Nhận thức đúng quan điểm này có tác dụng định hướng khi xây dựng chính sách, cơ chế tín dụng ĐTPT của Nhà nước cho đầu tư phải hướng các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng, hệ thống Quỹ HTPT thực hiện tốt các vấn đề trên. Đó là động lực, là vai trò thúc đẩy xã hội phát triển của cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực này. 2 – Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm, then chốt thuộc một số ngành, lĩnh vực trọng yếu, các dự án triển khai ở những vùng khó khăn... có ý nghĩa ở tầm vĩ mô đối với nền kinh tế chung của cả nước, hoặc ở những khâu xung yếu để làm mồi, tạo đà, tạo bản lề, tạo khâu đột phá nhằm kích thích sự tăng trưởng của các ngành, các vùng kinh tế phát triển. Đối với các lĩnh vực khác các chủ đầu tư chủ động tiếp xúc, vay vốn trực tiếp từ các ngân hàng thương mại. Các tổ chức tín dụng thương mại cho vay theo lãi suất thị trường, tự chịu trách nhiệm về phương án vay trả...Dự án đầu tư phải đảm bảo đúng quy hoạch được duyệt, về các quy định về sử dụng đất, về khai thác tài nguyên của Nhà nước. Qua quan điểm này thấy rằng khi đưa ra chính sách, cơ chế quản lý tín dụng ĐTPT của Nhà nước cần hướng dẫn các ngành, các địa phương, các chủ đầu tư, các tổ chức quản lý tín dụng tránh sự dàn trải, phân tán khi phân phối vốn để triển khai kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn này. Các lĩnh vực tín dụng ĐTPT của Nhà nước quan tâm có nội dung chính sách rất lớn nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia theo chủ trương của Nhà nước. Những lĩnh vực này, các tổ chức tín dụng thương mại khó thực hiện vì lãi suất tín dụng thương mại cao. Để khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực này, Nhà nước thông qua tín dụng ĐTPT của Nhà nước với lãi suất ưu đãi để thực hiện chính sách phát triển kinh tế của mình, nhằm tạo bước đột phá đưa nền kinh tế đất nước phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực. 3 – Tín dụng ĐTPT của Nhà nước cần tạo ra cho các doanh nghiệp, tập thể và cá nhân có nhu cầu vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước có cơ hội như nhau, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đồng thời từng bước tham gia thị trường có cạnh tranh và có thể cạnh tranh. Theo quan điểm này Nhà nước sẽ chuyển dần cơ chế hỗ trợ trực tiếp theo hình thức cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi như hiện nay để rồi chuyển sangcơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất dịch vụ một cách gián tiếp theo hình thức bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Hiện tại theo Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/06/1999 của Chính phủ về tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã đưa hai hình thức này vào cơ chế quản lý tín dụng đầu tư Nhà nước, nhưng cần khuyến khích mạnh hơn. 4 – Cần có sự quản lý tập trung thống nhất vào một đầu mối đối với hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Mọi nguồn vốn để cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi được thực hiện theo mục tiêu chỉ đạo của Chính phủ thông qua kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước và quản lý theo một cơ chế thống nhất. Cơ chế, chính sách quản lý tín dụng ĐTPT của Nhà nước cần được ổn định trong một thời gian dài, ít nhất là 5 năm để phục vụ với niên độ của các kỳ kế hoạch 5 năm, công khai về đối tượng, phạm vi, điều kiện vay, mức vốn cho vay, thời hạn vay, hình thức vay và trả nợ đúng hạn theo hợp đồng đã ký kết. 5 - Tín dụng ĐTPT của Nhà nước chỉ có tính chất hỗ trợ, cơ chế lãi suất phải theo sát tình hình thực tế, vừa đảm bảo khuyến khích đầu tư. 2.2.2 – Phương hướng hoạt động của chi nhánh quỹ htpt hà giang trong những năm tới. 2.2.2.1 – Cơ hội và thách thức đối với hoạt động của Chi nhánh trong những năm tới. Những năm tới, đặc biệt là 2 năm 2004 – 2005, là những năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và kế hoạch 5 năm 2001 – 2005. Do ảnh hưởng của quá trình hội nhập quốc tế ngày càng tăng, hệ thống pháp luật đang từng bước được xây dựng hoàn chỉnh, sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin. Kinh tế nước ta đang từng bước thực hiện các điều kiện của AFTA, hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, Việt nam đang đàm phán để được ra nhập Tổ chức thương mại thế giới. Xu hướng tự do hoá tài chính và mở cửa nền kinh tế. Đối tượng cho vay của tín dụng ĐTPT của Nhà nước sẽ được Chính phủ thu hẹp dần. Đó chính là những cơ hội nhưng cũng là những thử thách đối với hoạt động của Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang nói riêng và hệ thống Quỹ HTPT nói chung. 2.2.2.2 – Phương hướng hoạt động của Chi nhánh trong những năm tới. + Đối với công tác kế hoạch, huy động và quản lý điều hành nguồn vốn. Đẩy mạnh việc huy động vốn trung, dài hạn đảm bảo đủ vốn cho vay các dự án trung, dài hạn theo phân cấp, đảm bảo huy động đủ vốn ngắn hạn cho vay tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. Tăng cường quản lý và điều hành nguồn vốn một cách chủ động, linh hoạt. + Đối với công tác giải ngân, thu nợ. Tiếp tục đẩy mạnh công tác giải ngân, thu hồi nợ vay bằng nhiều biện pháp kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang..pdf
Tài liệu liên quan