Báo cáo Tốt nghiệp Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện: Báo cáo tốt nghiệp “ Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ_ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” Mục lục “ Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ_ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” ...................... 1 Lời mở đầu .......................................... 5 Chương 1 ............................................ 6 1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại ...................... 6 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại ....................... 7 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của một Ngân hàng thương mại ........ 7 1.2 thẩm định dự án đầu tư ............................... 8 1.2.1 Dự án đầu tư ..................................... 8 1.2.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư ........................... 9 1.2.1.2 Phân loại dự án đầu tư .............................. 9 1.2.1.3 Nội dung của một dự án đầu tư ....................... 11 1.2.1.4 Các giai đoạn của một dự án đầu tư .................... 12 1.2.1.5 Chi phí sử d...

pdf82 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp “ Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ_ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” Mục lục “ Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ_ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” ...................... 1 Lời mở đầu .......................................... 5 Chương 1 ............................................ 6 1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại ...................... 6 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại ....................... 7 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của một Ngân hàng thương mại ........ 7 1.2 thẩm định dự án đầu tư ............................... 8 1.2.1 Dự án đầu tư ..................................... 8 1.2.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư ........................... 9 1.2.1.2 Phân loại dự án đầu tư .............................. 9 1.2.1.3 Nội dung của một dự án đầu tư ....................... 11 1.2.1.4 Các giai đoạn của một dự án đầu tư .................... 12 1.2.1.5 Chi phí sử dụng vốn của một dự án đầu tư ............... 13 1.2.2 Thẩm định dự án đầu tư ............................ 13 1.2.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư ..................... 13 1.2.2.2 Yêu cầu, mục đích và ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư ..... 14 1.2.2.3 Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại ......... 15 1.3 Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại ............................................... 16 1.3.1 Hoạt động tài trợ dự án của NHTM ..................... 16 1.3.2 Sự cần thiết của hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư đối với NHTM............................................. 17 1.3.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư ............... 18 1.3.3.1 Thẩm định về vốn đầu tư của dự án .................... 18 1.3.3.2 Thẩm định về doanh thu, chi phí, lợi nhuận dự tính của dự án .. 21 Chi phí của dự án cũng là chi phí được dự tính cho từng năm thực hiện dự án. Do chi phí có ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của dự án nên thẩm định chi phí là quan trọng nhất. Dự trù chi phí dự án cho ta biết nhiều khoản mục cụ thể về tình hình sử dụng vốn. Các cán bộ thẩm định cũng cần chú ý đến tính chính xác và hợp lý trong từng khoản mục chi phí dự án. ............ 21 1.3.3.3 Thẩm định về khả năng trả nợ cho Ngân hàng của dự án ..... 21 1.3.4 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư ......... 22 1.3.4.1 Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV_Net Present Value) ... 22 1.3.4.2 Phương pháp tỷ lệ nội hoàn (IRR_ Internal Rate of Return).... 24 1.3.4.3 Phương pháp chỉ số doanh lợi (PI_ Profitability Index) ....... 26 PV ................................................ 26 PI = ............................................... 26 P ................................................. 26 1.3.4.4 Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP_ Payback Period) ...... 27 1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư......................................... 28 1.3.5.1 Thông tin ...................................... 28 1.3.5.2 Phương pháp thẩm định ............................ 28 1.3.5.3 Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định ............ 29 1.3.5.4 Trang thiết bị công nghệ cho hoạt động thẩm định .......... 29 1.3.5.5 Các nhân tố khác................................. 29 Trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức của chủ đầu tư dự án: Yếu tố này thuộc phía chủ quan nhà đầu tư, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thẩm định dự án. Nếu trình độ chuyên môn của chủ đầu tư thấp, dự án được lập có thể thiếu khoa học gây khó khăn cho việc thẩm định. Còn nếu tư cách đạo đức của chủ đầu tư không tốt, cố tình muốn lừa đảo Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ rất dễ gặp phải rủi ro lựa chọn đối nghịch. ................ 30 Chương 2 ........................................... 30 Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính .................... 30 2.1 Khái quát về NHNo&PTNT Láng Hạ ..................... 30 2.1.1 Lịch sử hình thành ................................ 30 2.1.2 Cơ cấu tổ chức ................................... 31 Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh ............................. 32 Cơ cấu nhân sự của chi nhánh: ............................ 32 2.1.3 Hoạt động kinh doanh thời gian qua .................... 33 2.1.3.1 Hoạt động nguồn vốn ............................. 33 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn ............................ 35 Sơ đồ: Cơ cấu dư nợ theo thời gian ......................... 36 2.1.3.3. Công tác Kế toán, Ngân quỹ ......................... 37 Nhận xét: ........................................... 39 2.1.3.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế ........ 39 Bảng 4: quy mô kinh doanh ngoại tệ ........................ 39 Bảng 5: Quy mô hoạt động thanh toán quốc tế ................. 40 2.2 Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ ................................. 41 2.2.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư ..................... 41 Các bước thực hiện : ................................... 41 Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư ................. 42 2.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư ............... 44 Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án ............. 45 Bước 2: Phân tích để tìm dữ liệu ........................... 45 Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở ................ 45 Bước 4: Lập bảng tính trung gian .......................... 46 Cách tính toán: ....................................... 47 Lập Báo cáo kết quả kinh doanh ............................ 48 Bảng6: Báo cáo kết quả kinh doanh .......................... 48 Diễn giải .......................................... 48 Trong đó ............................................ 48 DSCR = ........................................... 52 Bước 6: Lập Bảng cân đối kế toán ........................... 52 2.2.3 Thẩm định dự án đầu tư xây dựng văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ Đình – Từ Liêm- Hà Nội của công ty Sông Đà 9 ........... 54 a. Hồ sơ pháp lý: ...................................... 55 b. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: .............. 56 Đơn vị: triệu đồng ..................................... 58 Khả năng thu nợ .................................. 58 Đơn vị: đồng ......................................... 59 Đơn vị: triệu đồng ..................................... 61 c. Dự án vay vốn: ...................................... 61 Tổng số vốn đầu tư: 29.538.460.000đ ......................... 62 Nhược điểm: ......................................... 71 2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ ................................ 72 2.3.1 Kết quả đạt được .................................. 72 2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân ............................. 72 3.1 Định hướng của NHNo&PTNT Láng Hạ .................. 74 3.1.1 Định hướng chung ................................. 74 Công tác nguồn vốn: ................................... 74 Về đầu tư: .......................................... 74 Các chỉ tiêu cụ thể: .................................... 75 3.2 giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ ............................ 75 3.2.1 Giải pháp về thu thập và xử lý thông tin ................. 76 3.2.2 Giải pháp về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư ... 77 3.2.3 Giải pháp về con người ............................. 79 3.2.4 Giải pháp về trang thiết bị công nghệ.................... 80 3.3 một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ ....................... 80 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ ............................ 80 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .............. 81 3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam .................. 81 Kết luận ............................................ 82 Lời mở đầu “Không có đầu tư sẽ không có phát triển”, đó là chân lý đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Đầu tư là động lực, là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Trong một nền kinh tế, để có đầu tư phải có quá trình chuyển tiết kiệm thành đầu tư mà NHTM chính là một trong những trung gian tài chính thực hiện quá trình này. Thông qua hoạt động tài trợ cho các dự án đầu tư, các NHTM đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tài trợ dự án là hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho NHTM, song cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro (do quy mô lớn, thời gian dài,…). Để hạn chế rủi ro, hướng tới mục tiêu an toàn và sinh lời, các NHTM ngày càng ý thức được tầm quan trọng của việc thẩm định dự án đầu tư trước khi ra quyết định tài trợ. Thẩm định dự án đầu tư có rất nhiều nội dung (thẩm định về phương diện thị trường, thẩm định về phương diện tài chính,…), trong đó thẩm định dự án về mặt tài chính luôn được coi là trọng tâm, có lẽ bởi vì nó gần với lĩnh vực chuyên môn của Ngân hàng nhất và nó cũng trả lời câu hỏi mà Ngân hàng quan tâm nhất là khả năng trả nợ của khách hàng. Với nhận thức như trên, kết hợp với thực tế tình hình hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ còn nhiều bất cập, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là : “ Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ_ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. Qua chuyên đề này tôi mong muốn: - Tổng hợp lại những kiến thức mà tôi đã thu nhận được về hoạt động thẩm đinh tài chính dự án đầu tư trong suốt quá trình học tập vừa qua. - Đưa ra những đánh giá về thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ thông qua những kiến thức thực tế mà tôi có được sau một thời gian thực tập tại đây. - Đóng góp một số ý kiến chủ quan nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ. Về bố cụ, chuyên đề này được chia làm 3 chương như sau: Chương I: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư của các Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ Chương 1 hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư của các Ngân hàng thương mại 1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại Trong nền kinh tế tại một thời điểm nhất định luôn có sự thặng dư vốn ở nơi này và thâm hụt vốn ở nơi khác. Thị trường tài chính đã giúp nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn bằng cách di chuyển các luồng vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Điều này được thực hiện qua hai con đường là tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp. Tài chính trực tiếp là sự tiếp xúc và chuyển nhượng vốn giữa người thặng dư vốn và người thâm hụt vốn một cách trực tiếp trên thị trường. Tài chính trực tiếp có một số điểm hạn chế như mất thời gian tìm kiếm đối tác có nhu cầu tương hợp, người cho vay phải tự đánh giá người vay khiến chi phí bỏ ra trên một đồng vốn lớn,… Vì thế sự ra đời của tài chính gián tiếp giúp cho thị trường tài chính đạt lợi ích toàn vẹn hơn. Tài chính gián tiếp thực hiện việc chuyển nhượng vốn giữa người thặng dư và người thâm hụt vốn thông qua các trung gian tài chính. Một trong các trung gian tài chính có lịch sử phát triển lâu đời và gắn liền với nền sản xuất hàng hoá là Ngân hàng thương mại (NHTM). Có thể nói sự phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi của sự phát triển của Ngân hàng; đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Vậy NHTM là gì? “NHTM là một tổ chức tài chính trung gian mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động cho vay, đồng thời làm trung gian thanh toán và thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu nhằm tối đa hoá lợi nhuận”. NHTM là một chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất trên thị trường tài chính, góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế vận hành trôi chảy, thúc đẩy thương mại trong nước và quốc tế. 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của một Ngân hàng thương mại NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, do đó các hoạt động của nó cũng rất đa dạng. Chúng ta có thể chia các hoạt động cơ bản của một NHTM vào ba nhóm như sau:  Huy động vốn Vốn kinh doanh của NHTM chủ yếu là vốn huy động trong nền kinh tế dưới hình thức cung cấp các dịch vụ như sau: Nhận tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế; Cung cấp các tài khoản giao dịch của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế_ cho phép người gửi tiền viết Séc thanh toán cho việc mua hàng hoá, dịch vụ hoặc trả nợ; Ngoài ra NHTM còn phát hành các chứng khoán như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và huy động bằng cách đi vay Ngân hàng Trung Ương, vay các tổ chức tín dụng khác.  Sử dụng vốn NHTM tìm kiếm lợi nhuận bằng cách chuyển những tài sản nợ huy động được thành các tài sản có. Đó là hoạt động cho vay và đầu tư, trong đó cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường từ 1/2 đến 3/4 tổng tài sản của Ngân hàng và cũng mang lại phần lớn thu nhập cho Ngân hàng (thường 70 đến 80% Thu nhập). Hoạt động tín dụng của NHTM có thể chia ra: - Các nghiệp vụ truyền thống: Chiết khấu thương phiếu, cho vay thương mại; Tài trợ các hoạt động của Chính phủ. - Các nghiệp vụ mới phát triển gần đây: Cho vay tiêu dùng; Dịch vụ thuê mua thiết bị; Cho vay tài trợ dự án. Qua quá trình phát triển của Ngân hàng, các nghiệp vụ tín dụng cũng ngày càng đa dạng, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu phong phú và những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.  Các hoạt động khác Ngoài hai nhóm hoạt động cơ bản và điển hình kể trên, các NHTM còn thực hiện một số hoạt động cơ bản khác nhằm tận dụng các nguồn lực sẵn có, đáp ứng nhu cầu khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận. Các hoạt động đó là: Thực hiện trao đổi ngoại tệ; Bảo quản vật có giá; Cung cấp dịch vụ uỷ thác; Thanh toán không dùng tiền mặt; Quản lý tiền mặt; Bán các dịch vụ bảo hiểm; Cung cấp các kế hoạch hưu trí; Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán; Cung cấp dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp; Cung cấp dịch vụ Ngân hàng đầu tư và Ngân hàng bán buôn. 1.2 thẩm định dự án đầu tư 1.2.1 Dự án đầu tư Đầu tư là một nhu cầu thiết yếu đối với mỗi nền kinh tế. Đầu tư là hoạt động hy sinh các nguồn lực (tiền, tài sản có sẵn, thời gian, công sức,…) vào một hoạt động nào đấy, trong một thời gian nhất định để đạt được lợi ích (tiền, lợi ích xã hội,…). Đặc điểm của hoạt động đầu tư là: quyết định đầu tư là một quyết định tài chính, phải được cân nhắc về tính khả thi của nó, cân nhắc giữa những gì phải bỏ ra và những kết quả kỳ vọng; và một đặc điểm rất quan trọng nữa là đầu tư mang tính rủi ro. Tính rủi ro của đầu tư bắt nguồn từ bản chất của hoạt động đầu tư là hy sinh nguồn lực ở hiện tại để kỳ vọng những lợi ích ở tương lai dài hạn. Vì thế để thực hiện đầu tư và đầu tư có hiệu quả cao nhất đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo, dự tính và lên kế hoạch cho các giai đoạn đầu tư cụ thể. Sự chuẩn bị này được thực hiện thông qua việc lập các dự án đầu tư. Vậy dự án đầu tư là gì? 1.2.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau trong cách định nghĩa dự án đầu tư, đó là: - Dự án đầu tư là một hệ thống các thuyết minh, được trình bày một cách chi tiết, có luận cứ về các giải pháp sử dụng nguồn lực để đạt mục tiêu cao nhất trong chủ trương đầu tư. - Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc đã tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực nhất định. - Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách thức sử dụng vốn, kết quả tương ứng thu được trong một khoảng thời gian xác định đối với hoạt động cụ thể để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển hoặc phục vụ đời sống. Trong chuyên đề này, khái niệm về da đầu tư sẽ được hiểu như sau: “Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch của một công cuộc đầu tư phát triển kinh tế xã hội hoặc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những kết quả nhất định và thực hiện được những mục tiêu xác định trong tương lai lâu dài”. 1.2.1.2 Phân loại dự án đầu tư Dự án đầu tư được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau  Phân loại theo quy mô Một doanh nghiệp có thể phân loại các dự án đầu tư căn cứ vào quy mô của dự án, dựa trên các tiêu thức sau: - Những dự án kéo theo nhiều dự án nhỏ. - Vốn đầu tư ban đầu đưa vào dự án không vượt quá một mức ấn định nào đó. - Tầm quan trọng của dự án. Mặt khác, quy mô của dự án thường được xác định không chỉ dựa vào kết quả phân tích toàn diện về mục tiêu của dự án, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong của công ty. Chẳng hạn nhiều công ty thiết lập những tiêu chuẩn về mặt tài chính để phân cấp quyết định và quản lý như: - Quản đốc phân xưởng: quyết định đầu tư và quản lý các dự án có giá trị nhỏ hơn 5 triệu VND. - Trưởng phòng chuyên môn: quyết định đầu tư và quản lý các dự án thuộc chuyên ngành của họ, có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10 triệu VND - Giám đốc: quyết định đầu tư và quản lý những dự án có quy mô từ 100 triệu VND trở xuống. - Chủ tịch Hội đồng quản trị: quyết định đầu tư và quản lý những dự án có quy mô trên 100 triệu VND Cũng cần lưu ý rằng, đối với những dự án nhỏ (chẳng hạn có giá trị nhỏ hơn 10 triệu VND) có thể không nhất thiết cần áp dụng những kỹ năng phân tích tinh vi. Nhưng đối với những dự án lớn thì nhất thiết phải sử dụng những kỹ thuật phân tích hữu hiệu.  Phân loại theo mục đích Sự phân loại các dự án đầu tư có thể dựa trên chức năng hay mục đích của chúng. Các dự án đầu tư có thể được phân chia thành các loại theo các mục đích sau: - Thay thế thiết bị hiện có. - Đẩy mạnh tiêu thụ những sản phẩm hiện có trong những thị trường mà doanh nghiệp đang kiểm soát. - Tung những sản phẩm hiện có vào các thị trường mới. - Cải tiến sản phẩm hiện có. Trong khi lợi nhuận và chi phí của việc thay thế những thiết bị có giá trị thấp thường chỉ được đánh giá một cách tương đối, thì đối với những dự án thuộc loại đẩy mạnh tiêu thụ, triển khai sản phẩm mới hay chiếm lĩnh thị trường của đối thủ cạnh tranh đòi hỏi phải được phân tích hết sức cẩn thận. Nói tóm lại, đối với những dự án lớn và quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự phân tích nghiêm túc và chặt chẽ.  Phân loại theo mối quan hệ giữa các dự án Sự phân loại các dự án đầu tư theo quy mô và mục đích nhằm xác định người sẽ ra quyết định chấp thuận hay từ chối dự án và những nguồn thông tin cần được đưa vào phân tích. Bên cạnh đó còn có một cách phân loại quan trọng hơn để đánh giá hiệu quả của dự án dựa trên các mối quan hệ của chúng. Có thể phân chia chúng thành các loại sau: - Những dự án độc lập - Những dự án lệ thuộc vào dự án khác - Những dự án loại trừ nhau Cách phân loại này rất quan trọng khi có nhiều dự án đầu tư được đánh giá trong cùng một thời điểm. 1.2.1.3 Nội dung của một dự án đầu tư Nội dung của dự án đầu tư phải thể hiện được các vấn đề sau: + Căn cứ lập dự án. + Địa điểm, đất đai. + Sản phẩm của dự án. + Thị trường. + Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào. + Quy mô và chương trình sản xuất. + Công nghệ trang thiết bị. + Tiêu hao yếu tố đầu vào. + Quy mô xây dựng và tiến độ xây dựng. + Tổ chức sản xuất và nhân lực. + Vốn và nguồn vốn. + Phân tích phương diện tài chính của dự án. + Phân tích phương diện kinh tế của dự án. + Phân tích các ảnh hưởng về mặt xã hội, môi sinh, môi trường. + Kết luận, kiến nghị. 1.2.1.4 Các giai đoạn của một dự án đầu tư Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua ba giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư. * Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Trong giai đoạn này vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán là quan trọng nhất. Trong quá trình soạn thảo dự án phải dành đủ thời gian và chi phí theo đòi hỏi của các nghiên cứu. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động: - Nghiên cứu, phát hiện các cơ hội đầu tư - Nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án - Nghiên cứu khả thi (lập dự án luận chứng kinh tế kỹ thuật) - Đánh giá và quyết định (thẩm định dự án) * Giai đoạn thực hiện đầu tư: trong giai đoạn này vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả, đồng thời ở giai đoạn này 85% đến 99,5% vốn đầu tư của dự án được chi ra và nằm khê đọng trong suốt những năm thực hiện đầu tư. Đây là quãng thời gian vốn không sinh lời, thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Lại thêm những tổn thất do thời tiết gây ra đối với vật tư, thiết bị chưa hoặc đang được thi công, đối với các công trình đang được xây dựng dở dang. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động: - Đàm phán và ký kết các hợp đồng - Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình - Thi công xây lắp công trình - Chạy thử và nghiệm thu sử dụng * Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư (giai đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ): Làm tốt hai giai đoạn trên sẽ tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động: - Sử dụng chưa hết công suất - Sử dụng công suất ở mức cao nhất - Công suất giảm dần và thanh lý 1.2.1.5 Chi phí sử dụng vốn của một dự án đầu tư Để tiến hành bất kỳ một quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có các yếu tố đầu vào như: vốn đầu tư, nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công, khấu khao,...Đối với dự án đầu tư, vốn đầu tư thường được thu hút từ nhiều nguồn như: vốn tự có, vốn vay, nguồn vốn khác. Cũng như bất kỳ một nhân tố nào khác, để sử dụng vốn, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư được hình thành từ sự tổng hợp chi phí sử dụng vốn từ tất cả các nguồn như vốn vay, vốn tự có,... Có thể hiểu chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, được tính bằng số lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn đầu tư vào dự án để giữ không làm giảm số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. Công thức tính chi phí vốn bình quân: WACC= ki.wi (ki là chi phí vốn từ nguồn i, wi là tỷ trọng nguồn vốn i trong tổng vốn đầu tư ) 1.2.2 Thẩm định dự án đầu tư 1.2.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của một dự án. Từ đó ra quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư. Đây là một quá trình độc lập và tách biệt với quá trình lập dự án, nó tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. 1.2.2.2 Yêu cầu, mục đích và ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư * Yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư: - Thu thập những căn cứ để nhận định và xử lý đúng mức về những đề nghị của dự án đầu tư - Thẩm định phải bảo đảm yêu cầu toàn diện, khách quan, dựa trên các chuẩn mực kinh tế, kỹ thuật, cơ chế chính sách hiện hành và thông lệ quốc tế. * Mục đích của thẩm định dự án đầu tư: Dự án đầu tư cần phải được thẩm định nhằm các mục đích sau: - Đánh giá tính hợp lý của dự án: tính hợp lý được biểu hiện một cách tổng hợp (biểu hiện trong tính hiệu quả và tính khả thi) và được biểu hiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án. - Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên hai phương diện, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án. - Đánh giá tính khả thi của dự án: đây là mục đích hết sức quan trọng trong thẩm định dự án. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có tính khả thi. Tất nhiên hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng để dự án có tính khả thi. Nhưng tính khả thi còn phải xem xét với nội dung và phạm vi rộng hơn của dự án (xem xét các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án,...). Trên đây là ba mục đích cơ bản của quá trình thẩm định một dự án đầu tư, tuy nhiên mục đích cuối cùng của việc thẩm định dự án còn tuỳ thuộc vào chủ thể thực hiện thẩm định dự án: - Các chủ đầu tư trong và ngoài nước thẩm đình dự án khả thi để đưa ra quyết định đầu tư. - Các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước (Bộ kế hoạch & Đầu tư, Bộ và các cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố,...) thẩm định dự án khả thi để ra quyết định cho phép đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư. - Các định chế tài chính (NHTM, Tổng cục đầu tư và phát triển,...) thẩm định dự án khả thi để ra quyết định tài trợ vốn cho dự án. * ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư giúp cho bảo vệ các dự án tốt khỏi bị bác bỏ, ngăn chặn những dự án tồi, góp phần đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. ý nghĩa của thẩm định dự án được thể hiện như sau: - Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất. - Giúp cho các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển chung của ngành, vùng lãnh thổ và của cả nước trên các mặt mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả. - Giúp cho việc xác định được những cái lợi, cái hại của dự án trên các mặt khi nó đi vào hoạt động, từ đó có biện pháp khai thác các khía cạnh có lợi và hạn chế các mặt có hại. - Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tài trợ cho dự án đầu tư. - Qua thẩm định giúp cho việc xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư. 1.2.2.3 Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại NHTM với tư cách là người tài trợ cho các dự án đầu tư rất quan tâm đến hiệu quả của dự án vì thế cũng quan tâm đến vấn đề thẩm định các dự án đó. a. Nội dung thẩm định NHTM thẩm định một dự án đầu tư theo các nội dung cơ bản sau:  Thẩm định các điều kiện pháp lý của dự án  Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư  Thẩm định dự án về phương diện thị trường  Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật, công nghệ  Thẩm định về phương diện tổ chức  Thẩm định về mặt tài chính của dự án  Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của dự án b. Phương pháp thẩm định Phương pháp thẩm định dự án là cách thức được sử dụng để xem xét, đánh giá dự án nhằm đạt được những yêu cầu của thẩm định dự án. Có các phương pháp sau trong thẩm định dự án: - Phương pháp thẩm định theo trình tự: theo phương pháp này, quá trình thẩm định được chia thành thẩm định tổng quát và thẩm định chi tiết. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án. Thẩm định chi tiết đi sâu vào từng nội dung của dự án như: mục tiêu của dự án, các công cụ tính toán, các phương pháp tính toán, nguồn vốn và số lượng vốn,... - Phương pháp so sánh các chỉ tiêu: giúp đánh giá tính hợp lý và tính ưu việt của dự án để có những quyết định đúng đắn. Các chỉ tiêu được dự tính và so sánh trong các trường hợp: + Có dự án và chưa có dự án + So với các dự án tương tự + So với các định mức, chuẩn mực hiện hành 1.3 Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại Là người tài trợ cho dự án, NHTM quan tâm nhiều nhất đến khả năng hoàn trả vốn và lãi của dự án, chính vì thế thẩm định dự án về mặt tài chính luôn được Ngân hàng đặt lên hàng đầu trong danh sách các nội dung cần thẩm định. Để tìm hiểu sâu hơn về hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM chúng ta lần lượt tiến hành nghiên cứu các phần sau: - Hoạt động tài trợ dự án của NHTM; - Sự cần thiết của hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư đối với các NHTM; - Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư của các NHTM; - Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM. 1.3.1 Hoạt động tài trợ dự án của NHTM Tài trợ cho các dự án nằm trong nhóm hoạt động tín dụng của NHTM. đây là hoạt động có mức độ rủi ro cao nhất trong các hoạt động của NHTM. Khoản vốn cho các dự án vay là khoản tín dụng tài trợ cho việc xây dựng những tài sản cố định được dự tính sẽ mang lại thu nhập trong tương lai. Một số ví dụ đáng chú ý bao gồm xây dựng nhà máy lọc dầu, lắp đặt đường ống dẫn dầu, xây dựng nhà máy năng lượng và các phương tiện bốc dỡ ở cảng. Có rất nhiều rủi ro quy mô lớn liên quan tới các dự án, như: - Quy mô vốn lớn thường cần tới vài tỷ USD - Các dự án đã được cấp vốn có thể phải bị hoãn lại do điều kiện thời tiết hoặc do không có đủ vật liệu xây dựng; - Quy định tại các vùng hoặc quốc gia nơi tiến hành hoạt động xây dựng có thể thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, gây khó khăn cho việc hoàn thiện hoặc làm tăng chi phí của dự án; - Lãi suất có thể thay đổi gây ảnh hưởng bất lợi tới việc thu hồi vốn của người cho vay (phần lớn các khoản cho vay mang lãi suất cố định) hoặc gây ảnh hưởng bất lợi tới khả năng trả nợ của dự án (nếu khoản vay mang lãi suất thả nổi). Do quy mô và mức độ rủi ro không nhỏ nên việc cho vay những dự án lớn nhiều khi đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức tài chính. Bên cạnh đó tài trợ dự án chứa đựng rủi ro cao, mà không phải lúc nào cũng có đảm bảo bằng tài sản (vì trị giá khoản vay lớn, khó có được một tài sản lớn hơn giá trị khoản vay lúc đó) nên vốn vay theo dự án đầu tư thường được đảm bảo bằng chính tính khả thi của dự án. Điều này cũng có nghĩa Ngân hàng phải coi trọng công tác thẩm định dự án đầu tư để lựa chọn được dự án tốt, tính khả thi cao, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. 1.3.2 Sự cần thiết của hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư đối với NHTM Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiện tệ- một lĩnh vực rất nhạy cảm của nền kinh tế. Ngân hàng dùng tiền của người khác để kinh doanh bằng cách cung cấp các khoản tín dụng cho những người có nhu cầu. Một trong những hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tài trợ cho các dự án đầu tư. Như đã đề cập ở trên, các dự án đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro (do thời gian dài, quy mô lớn,...) cho nên để ra quyết định tài trợ cho một dự án, hoặc lựa chọn dự án tài trợ, NHTM phải thực hiện thẩm định dự án đó. Thẩm định một dự án có rất nhiều nội dung, tuy nhiên mối quan tâm của Ngân hàng là khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn của khách hàng, đồng thời Ngân hàng có thế mạnh chuyên sâu về lĩnh vực tài chính cho nên thẩm định dự án đầu tư về mặt tài chính luôn được Ngân hàng chú trọng hơn cả. Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ giúp cho Ngân hàng đánh giá được mức độ khả thi của các dự án và ra quyết định: có tài trợ không?, tài trợ dự án nào?, quy mô tài trợ bao nhiêu, thời gian lãi suất, quá trình giải ngân, quản lý và thu hồi nợ như thế nào? Tóm lại, để đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời, NHTM nhất thiết phải thực hiện thẩm định tài chính dự án đầu tư trước khi ra quyết định tài trợ. 1.3.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3.3.1 Thẩm định về vốn đầu tư của dự án Vốn đầu tư của dự án là các khoản chi phí thành lập dự án (nghiên cứu thị trường, xin giấy phép đầu tư,…) và chi phí thực hiện dự án. Chi phí thực hiện dự án thường bao gồm: Chi phí xây dựng nhà xưởng, mua thiết bị, chạy thử, lắp đặt,…(tuỳ theo dự án đầu tư vào lĩnh vực gì, sản phẩm của dự án là gì). Từ khi lập một dự án đến khi dự án được đưa vào vận hành có rất nhiều chi phí phát sinh. Toàn bộ các chi phí mà dự án phải bỏ ra từ khi bắt đầu đến khi dự án chính thức đi vào vận hành được gọi là chi phí đầu tư. Tổng vốn đầu tư của một dự án sẽ được chia thành: + Vốn đầu tư vào tài sản cố định (hay còn gọi là vốn cố định) + Vốn đầu tư vào tài sản lưu động (hay còn gọi là vốn lưu động, thường là vốn lưu động thường xuyên) + Vốn dự phòng: Khi dự án đi vào hoạt động để đảm bảo những nhu cầu chi tiêu không dự tính trước được để dự án được thực hiện trôi chảy, chủ đầu tư phải trích riêng một phần trong tổng vốn đầu tư làm vốn dự phòng. Thẩm định vốn đầu tư của dự án là việc Ngân hàng xem xét, đánh giá vốn đầu tư của dự án trên ba khía cạnh:  Việc tính toán xác định tổng vốn đầu tư Vốn đầu tư được tính toán dựa trên việc dự trù chi phí phải bỏ ra trong quá trình đầu tư + Vốn đầu tư xây lắp: cán bộ thẩm định kiểm tra việc xác định nhu cầu xây dựng hợp lý của dự án và mức độ hợp lý của đơn giá xây lắp tổng hợp được áp dụng. Để thực hiện công việc này cán bộ thẩm định phải vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm được đúc kết từ các dự án hoặc loại công tác xây lắp tương tự. + Vốn đầu tư thiết bị: căn cứ vào danh mục thiết bị, cán bộ thẩm định kiểm tra giá mua và chi phí vận chuyển, bảo quản theo giá thị trường hiện hành và xu thế biến động giá. Nừu thiết bị có kèm theo chuyển giao công nghệ mới thì vốn đầu tư thiết bị còn bao gồm cả chi phí chuyển giao công nghệ. + Chi phí khác: đó là các chi phí được xác định theo định mức như chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế,…và nhóm các chi phí xác định bằng cách lập dự toán như chi phí cho việc điều tra, khảo sát thu thập dữ liệu phục vụ việc lập dự án, chi phí tuyên truyền quảng cáo, chi phí đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất của dự án. Các khoản mục chi phí này cần được kiểm tra lại hoặc tính toán lại theo quy định hiện hành của Nhà nước, ví dụ như chi phí quảng cáo không được vượt quá 10% tổng chi phí chung. + Ngoài các yếu tố về vốn đầu tư trên, cán bộ thẩm định cần kiểm tra một số nội dung thuộc chi phí đầu tư sau: - Nhu cầu vốn lưu động ban đầu (đối với dự án mới) hoặc nhu cầu vốn lưu động bổ sung (đối với dự án mở rộng, bổ sung thiết bị). - Chi phí thành lập gồm các chi phí để mua sắm các vật dụng cần thiết không phải là tài sản cố định và các chi phí để hoạt động ban đầu. - Chi phí trả lãi vay Ngân hàng trong thời gian thi công.  Nguồn hình thành vốn đầu tư Vốn đầu tư của dự án có thể xuất phát từ các nguồn sau: - Vốn của chủ đầu tư - Vốn của các cổ đông góp - Vốn vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính - Nguồn phát hành trái phiếu - Nguồn vay của người lao động - Những dự án của doanh nghiệp Nhà nước còn có khả năng tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển. - Ngoài ra, còn có nguồn vốn từ ODA (do Chính phủ ký kết, Bộ tài chính quản lý, NHTM giải ngân); nguồn FDI- đầu tư trực tiếp vào các dự án. Cán bộ thẩm định sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn này, kiểm tra độ xác thực của các thông tin; kiểm tra các doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính mà Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp. Bên cạnh đó có thể đề nghị doanh nghiệp yêu cầu các cổ đông cam kết bằng văn bản cụ thể về việc góp vốn (góp vốn đầy đủ và đúng thời gian yêu cầu). Doanh nghiệp cũng có xu hướng khai tăng vốn chủ sở hữu lên để tỷ lệ vốn tự tài trợ của dự án cao hơn thực tế, gây cảm giác an toàn cho Ngân hàng khi quyết định tài trợ dự án. Chính vì thế việc thẩm định sẽ giúp Ngân hàng kiểm tra lại xem vốn của nguồn vốn chủ đầu tư trong tổng vốn có chính xác không, và con số chính xác là bao nhiêu. Việc thẩm định nguồn hình thành tổng vốn đầu tư dự án cũng giúp Ngân hàng xác định quy mô tài trợ phù hợp nếu dự án được Ngân hàng lựa chọn tài trợ. Quy mô tài trợ của Ngân hàng cho dự án sẽ bằng tổng vốn đầu tư của dự án trừ đi phần vốn từ các nguồn khác, theo kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng và trong phạm vi phán quyết của Ngân hàng (không lớn hơn 15% vốn chủ sở hữu của Ngân hàng).  Tiến độ sử dụng vốn Việc xem xét tiến độ sử dụng vốn của dự án sẽ giúp Ngân hàng chủ động lên kế hoạch về nguồn vốn phù hợp với tiến độ giải ngân. Ngân hàng yêu cầu chủ dự án cung cấp kế hoạch sử dụng vốn của dự án hoặc cán bộ thẩm định có thể tự xây dựng một tiến trình sử dụng vốn của dự án căn cứ vào các giai đoạn của dự án và từng loại dự án cụ thể. 1.3.3.2 Thẩm định về doanh thu, chi phí, lợi nhuận dự tính của dự án Vì dự án được thẩm định trước khi nó đi vào hoạt động cho nên các khoản mục doanh thu, chi phí và lợi nhuận chỉ là dự tính. Từ những nghiên cứu về thị trường, ta có được các thông tin về giá cả, xu hướng biến động giá cả của sản phẩm dự án; thị phần dự tính; nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh,… Doanh thu được xác định bằng tích giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả của sản phẩm Phân tích về doanh thu dự tính của dự án là dựa vào những thông tin có được ở trên để kiểm tra việc ước tính doanh thu cho từng năm thực hiện dự án của chủ đầu tư xem có hợp lý hay không, có khả thi hay không. Chi phí của dự án cũng là chi phí được dự tính cho từng năm thực hiện dự án. Do chi phí có ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của dự án nên thẩm định chi phí là quan trọng nhất. Dự trù chi phí dự án cho ta biết nhiều khoản mục cụ thể về tình hình sử dụng vốn. Các cán bộ thẩm định cũng cần chú ý đến tính chính xác và hợp lý trong từng khoản mục chi phí dự án. Lợi nhuận là phần doanh thu còn lại sau khi bù đắp chi phí. Qua các báo cáo tài chính dự trù, dựa trên doanh thu và chi phí để dự tính lợi nhuận. Khi dự án kết thúc, tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên sẽ được đem thanh lý, mang lại cho doanh nghiệp phần lợi nhuận từ hoạt động thanh lý: Lợi nhuận thanh lý = Thu nhập thanh lý – Chi phí thanh lý = Giá thanh lý – Chi phí bán – Giá trị còn lại 1.3.3.3 Thẩm định về khả năng trả nợ cho Ngân hàng của dự án Căn cứ vào lợi nhuận dự tính hàng năm và quỹ khấu hao tài sản cố định chủ đầu tư có thể lên kế hoạch trả nợ cho Ngân hàng. Cán bộ thẩm định kiểm tra kế hoạch trả nợ này hoặc tự lập bảng kế hoạch trả nợ Ngân hàng cho dự án căn cứ vào kết quả thẩm định về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của dự án. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong những năm đầu dự án có thể chưa tạo ra lợi nhuận hoặc lợi nhuận tạo ra không đáng kể, do đó Ngân hàng có thể xem xét để dự án có được một thời gian ân hạn hợp lý. Nếu dự án là một phần của doanh nghiệp thì ngoài hai nguồn lợi nhuận dự án và khấu hao kể trên, chủ doanh nghiệp có thể đề nghị thêm nguồn trả nợ từ kết quả hoạt động doanh nghiệp. 1.3.4 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư Có nhiều phương pháp đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một dự án đầu tư như Điểm hoà vốn, Tỷ lệ sinh lời kế toán (ARR),… Hiện nay, về lý thuyết cũng như trong thực tiễn, người ta sử dụng 4 phương pháp sau đây để thẩm định tài chính dự án đầu tư: - Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) - Phương pháp tỷ suất nội hoàn (IRR) - Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP) - Phương pháp chỉ số doanh lợi (PI) 1.3.4.1 Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV_Net Present Value) Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư Công thức tính NPV: CF1 CF2 CFn NPV = - CF0 + + + … + (1+i)1 (1+i)2 (1+i)n Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại ròng của dự án đầu tư CF: (Cashflow) luồng tiền ròng dự tính trong tương lai i: tỷ lệ chiết khấu n: số năm của dự án Xác định chính xác tỷ lệ chiết khấu của từng dự án đầu tư là một việc làm không đơn giản. Có thể hiểu tỷ lệ chiết khấu là phần lợi nhuận thích hợp bù đắp rủi ro. Rõ ràng là khi rủi ro của dự án bằng với mức rủi ro của doanh nghiệp và chính sách tài trợ của doanh nghiệp phù hợp với dự án thì tỷ lệ chiết khấu thích hợp bằng WACC (chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền) của doanh nghiệp.  ý nghĩa kinh tế của NPV: NPV cho ta biết lượng lợi nhuận ròng của dự án đầu tư tính ở thời điểm hiện tại sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư.  Theo đó, điều kiện để dự án được lựa chọn dựa vào chỉ tiêu NPV là: - Đối với các dự án đầu tư là độc lập nhau, thì dự án đầu tư được lựa chọn là dự án có NPV không âm. Dự án có NPV dương là dự án có lãi, chủ đầu tư thu được lợi nhuận từ dự án và Ngân hàng thu hồi được vốn tài trợ dự án. Dự án có NPV = 0 cũng có thể được lựa chọn nếu dự án mang lại những lợi ích không phải vật chất cho chủ đầu tư và vẫn hoàn trả đủ vốn cho Ngân hàng. - Đối với các dự án đầu tư loại trừ nhau, tức là chấp nhận đầu tư vào dự án này thì phải loại bỏ dự án khác, dự án đầu tư được lựa chọn sẽ là dự án có NPV cao nhất và NPV đó không âm.  Ưu điểm của phương pháp NPV - NPV đo lường trực tiếp phần lợi nhuận mà dự án đóng góp vào tài sản của chủ doanh nghiệp. - Sử dụng chi phí cơ hội về sử dụng vốn làm tỷ lệ chiết khấu - NPV giả định rằng những khoản thu nhập tạm thời được tái đầu tư với tỷ lệ sinh lời bằng tỷ lệ chi phí sử dụng vốn. - Quyết định chấp thuận hay từ chối và xếp hạng các dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.  Nhược điểm của phương pháp này: - Không tính đến sự khác nhau về thời gian hoạt động giữa các dự án . Ví dụ có hai dự án, dự án 1 có NPV1= 70 triệu, thời gian là 5 năm, dự án 2 có NPV2 = 170 triệu, thời gian là 50 năm. Theo phương pháp NPV thì dự án 2 sẽ được lựa chọn, tuy nhiên việc đầu tư vào dự án 2 chưa chắc đã tốt hơn dự án 1 do thời gian quá dài, những biến động về môi trường vĩ mô, về thị trường,.. khó có thể dự đoán chính xác được, dẫn đến rủi ro cao hơn. - Việc dùng chung một mức lãi suất chiết khấu cho tất cả các năm của dự án là không chính xác, do có nhiều yếu tố phát sinh và thay đổi theo thời gian (lạm phát, rủi ro, chi phí cơ hội). Chẳng hạn, mỗi năm có mức lạm phát khác nhau, do đó mức độ rủi ro theo lạm phát cũng khác nhau. - Dùng chung một mức lãi suất chiết khấu cho tất cả các dự án được so sánh là một nhược điểm của phương pháp giá trị hiện tại ròng. Thật vậy, hai dự án đem so sánh, cùng chịu tác động như nhau bởi lạm phát, cùng có chi phí cơ hội như nhau, nhưng hai chủ đầu tư khác nhau nên rủi ro của hai dự án là khác nhau. - Phương pháp NPV chỉ cho biết lợi nhuận tuyệt đối, không cho biết lợi nhuận tương đối do đó việc đánh giá không được toàn diện  Một số cách khắc phục các nhược điểm trên của phương pháp NPV - Để so sánh các dự án có thời gian không bằng nhau, chúng ta có thể dùng cách lặp lại nhiều lần dự án có thời gian ngắn hơn. Chẳng hạn với ví dụ về 2 dự án 5 năm và 50 năm ở trên thì ta lặp lại dự án 5 năm 10 lần, như vậy thời gian giữa chúng sẽ trở nên tương đương. - Kết hợp phương pháp này với các phương pháp khác như IRR, … 1.3.4.2 Phương pháp tỷ lệ nội hoàn (IRR_ Internal Rate of Return) Tỷ lệ nội hoàn (còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ) đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của một dự án. Về kỹ thuật tính toán, IRR của một dự án là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV= 0.  Cách tính IRR - Trường hợp dự án đầu tư có những luồng tiền trong tương lai bằng nhau. IRR có giá trị gần đúng như sau: NPV1(i2 – i1) (1) IRR = i1 + NPV1 + NPV2 Với i1, i2 là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV lần lượt nhận các giá trị NPV1, NPV2, và NPV2<0<NPV1 (như vậy IRR sẽ nằm trong khoảng (i1,i2)) - Trường hợp dự án đầu tư có những luồng tiền trong tương lai không bằng nhau: Để tìm IRR trong trường hợp này ta áp dụng hai phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp nội suy tuyến tính: + Chọn một lãi suất chiết khấu i bất kỳ + Dựa vào lãi suất này ta tính thừa số giá trị hiện tại 1/(1+i)n rồi tiến hành quy đổi các luồng thu nhập ròng và vốn đầu tư trong tương lai về các giá trị hiện tại. + So sánh, nếu giá trị hiện tại các khoản thu lớn hơn giá trị hiện tại vốn đầu tư thì ta tiếp tục nâng mức lãi suất chiết khấu i và ngược lại, cho đến khi đạt tới sự cân bằng hoặc sai số không đáng kể giữa hai giá trị này, khi đó lãi suất chiết khấu i chính là IRR của dự án đầu tư. Phương pháp tính trực tiếp: + Chọn hai lãi suất chiết khấu sao cho một lãi suất ứng với NPV dương, một lãi suất ứng với NPV âm; + Sau đó áp dụng công thức (1) để tính IRR. Chú ý rằng khoảng cách giữa i2 và i1 không vượt quá 5% để kết quả có được độ chính xác cao. Qua 2 phương pháp trên ta thấy IRR là tỷ suất nội hoàn từ những khoản thu nhập của một dự án. Điều đó có nghĩa là nếu dự án chỉ có tỷ lệ hoàn vốn IRR bằng lãi suất chiết khấu thì các khoản thu nhập từ dự án chỉ đủ để hoàn trả phần vón gốc và lãi đã đầu tư ban đầu vào dự án, chủ đầu tư chưa thu được lợi.  ý nghĩa kinh tế của IRR: Cho biết tỷ lệ sinh lời hàng năm của một đồng vốn. Tức là trong 1 năm 1 đồng vốn đem đầu tư sinh ra IRR đồng.  Điều kiện để dự án được lựa chọn dựa vào chỉ tiêu IRR: - Nếu các dự án độc lập nhau, dự án có IRR lớn hơn chi phí vốn bình quân sẽ được chọn. Bởi vì, IRR là tỷ lệ sinh lời của 1 đồng vốn, 1 đồng vốn sau một năm sinh ra IRR, trong năm đó để có được 1 đồng vốn đó cần phải bỏ ra một chi phí vốn bình quân, để có lợi thì IRR phải lớn hơn chi phí bình quân 1 đồng vốn. - Nếu các dự án loại trừ nhau, ta chọn dự án có IRR cao nhất và cao hơn chi phí vốn.  Ưu điểm của phương pháp IRR - Quyết định chấp thuận hay từ chối đối với các dự án độc lập phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ doanh nghiệp. - Đo lường bằng tỷ lệ phần trăm nên dễ dàng so sánh với chi phí sử dụng vốn  Nhược điểm - Không đo lường trực tiếp ảnh hưởng của một dự án đối với lợi nhuận của chủ doanh nghiệp. - Dễ tạo ra sự ngộ nhận rằng thu nhập của dự án có thể được tái đầu tư với tỷ lệ sinh lời bằng IRR. - Xếp hạng các dự án không phù hợp với mục tiêu tối đa hoá thu nhập của chủ doanh nghiệp. Sử dụng hai phương pháp NPV và IRR để đánh giá dự án đầu tư có thể đưa tới cùng một kết luận, đồng thời lại có thể lại có thể đưa tới hai kết luận trái ngược nhau, điều đó tuỳ thuộc vào các luồng tiền trong tương lai và tỷ lệ chiết khấu. Trong trường hợp có sự xung đột giữa hai phương pháp này thì việc lựa chọn dự án đầu tư theo phương pháp NPV cần được coi trọng hơn để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của dự án đầu tư. Bởi vì phương pháp NPV ưu việt hơn phương pháp IRR. Điều này thể hiện ở chỗ: phương pháp IRR không đề cập tới độ lớn, quy mô của dự án đầu tư và không giả định đúng tỷ lệ tái đầu tư. 1.3.4.3 Phương pháp chỉ số doanh lợi (PI_ Profitability Index) Chỉ số doanh lợi (PI) được tính dựa vào mối quan hệ tỷ số giữa thu nhập ròng hiện tại so với vốn đầu tư ban đầu.  Công thức xác định: PV PI = P Trong đó: PV: Thu nhập ròng hiện tại P: Vốn đầu tư ban đầu Với PV= NPV + P Phương pháp chỉ số doanh lợi có ưu điểm hơn phương pháp IRR  Điều kiện dự án được lựa chọn dựa vào chỉ tiêu PI - Đối với các dự án độc lập nhau, dự án được chấp thuận nếu PI>1 - Đối với các dự án loại trừ nhau, lựa chọn dự án có PI>1 và lớn nhất  Ưu điểm của phương pháp PI - Quyết định chấp thuận hay từ chối dự án phục vụ mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu. - Giả định tỷ lệ tái đầu tư là do NPV tạo ra - PI diễn đạt mối liên hệ giữa NPV với khoản tiền đầu tư ban đầu  Nhược điểm - Không đo lường trực tiếp tác động của một dự án đối với lợi nhuận của các chủ sở hữu. - Xếp hạng các dự án không dựa trên mục tiêu tối đa hoá thu nhập của chủ sở hữu. Cả 3 phương pháp trên bổ sung cho nhau và về căn bản không có gì trái ngược nhau khi đánh giá dự án. 1.3.4.4 Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP_ Payback Period) Thời gian hoàn vốn (PP) của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu.  Điều kiện để dự án được lựa chọn theo chỉ tiêu PP - Đối với các dự án độc lập nhau, dự án được lựa chọn nếu có PP không lớn hơn thời gian quy định. - Đối với các dự án loại trừ nhau, dự án được lựa chọn là dự án có PP không lớn hơn thời gian quy định và nhỏ nhất.  Ưu điểm của phương pháp này - Đơn giản và dễ sử dụng. - Nếu sử dụng hợp lý nó có thể tạo ra một cái nhìn ban đầu tổng quan về dự án.  Nhược điểm Phương pháp này có nhiều nhược điểm so với 3 phương pháp trên, đó là: - Phần thu nhập sau thời gian hoàn vốn được bỏ qua hoàn toàn - Yếu tố rủi ro đối với luồng tiền tương lai của dự án không được xem xét, đánh giá. - Yếu tố thời gian của tiền tệ không được đề cập - Xếp hạng các dự án không phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, cần biết lựa chọn phương pháp phù hợp và có sự kết hợp giữa các phương pháp để hoạt động thẩm định tài chính dự án đạt được hiệu quả cao. 1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư Thẩm định tài chính dự án đầu tư là xem xét, đánh giá về tài chính của dự án chưa được thực hiện, do đó hoạt động thẩm định sẽ chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây chúng ta chỉ xem xét một số yếu tố cơ bản có ảnh hưởng lớn tới việc thẩm định dự án về mặt tài chính. 1.3.5.1 Thông tin Thu thập các thông tin về dự án là công việc đầu tiên được thực hiện để chuẩn bị cho quá trình thẩm định dự án. Đối với thẩm định tài chính thì các thông tin đó là các số liệu về tình hình tài chính doanh nghiệp, về dự trù tài chính dự án,… Thông tin đóng một vai trò quan trong và có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động thẩm định. Nếu thiếu hoặc không đầy đủ các thông tin này công tác thẩm định tài chính sẽ không thể thực hiện được. Nếu thông tin được cung cấp bị sai lệch thì còn nguy hiểm hơn vì lúc đó kết quả thẩm định sẽ không chính xác, Ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro lựa chọn đối nghịch, gây thiệt hại cho Ngân hàng. 1.3.5.2 Phương pháp thẩm định Phương pháp thẩm định là các kỹ thuật, cách thức áp dụng trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Hiện nay, có nhiều phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư. Để hoạt động thẩm định có hiệu quả, cán bộ thẩm định cần lựa chọn được phương pháp thẩm định phù hợp, cũng có thể phải phối hợp áp dụng nhiều phương pháp cùng lúc để các phương pháp bổ trợ cho nhau. Cũng cần lưu ý rằng, việc sử dụng các phương pháp thẩm định có tính tới giá trị thời gian của tiền ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó phải coi trọng việc kiểm tra độ tin cậy của các thông tin mà chủ đầu tư cung cấp vì nếu các thông tin này không chính xác thì việc áp dụng phương pháp thẩm định nào không còn ý nghĩa gì nữa. 1.3.5.3 Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định Trong bất kỳ hoạt động nào con người luôn có một vị trí hết sức quan trọng. Đối với công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư cũng vậy. Con người là yếu tố chủ động nhất thực hiện việc liên kết tất cả các yếu tố còn lại như thông tin, phương pháp,…Chính vì thế trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động thẩm định. Một cán bộ thẩm định có trình độ và kinh nghiệm sẽ dễ dàng quyết định thu thập những thông tin gì, sử dụng phương pháp gì để thẩm định với một dự án cụ thể. Họ cũng sẽ có những phân tích, đánh giá sâu sắc và chính xác hơn về các thông tin dự án. 1.3.5.4 Trang thiết bị công nghệ cho hoạt động thẩm định Trang thiết bị công nghệ ngày càng có tác động mạnh tới hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư. Các phương tiện điện tử, viễn thông, thông tin góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ cán bộ thẩm định trong quá trình thẩm định. Chúng giúp tiết kiệm thời gian, công sức so với phương thức thủ công mà lại đem lại kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên cũng cần tính đến những rủi ro có thể xảy ra khi các phương tiện này bị hỏng hóc, gặp sự cố về công nghệ (rủi ro công nghệ cao). 1.3.5.5 Các nhân tố khác Ngoài các nhân tố kể trên, hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác như: Sự thay đổi của cơ chế, chính sách liên quan: Các yếu tố này thuộc môi trường vĩ mô của hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư. Những thay đổi trong cơ chế, chính sách liên quan tới lĩnh vực Ngân hàng tài chính (như cơ chế lãi suất) hoặc liên quan tới tài chính doanh nghiệp (như thuế TNDN, chế độ kế toán, quy định về đầu tư,…) đều có ảnh hưởng tới thẩm định tài chính dự án. Cán bộ thẩm định cần luôn theo dõi và cập nhật thông tin về những sự biến đổi này để hoạt động thẩm định đạt hiệu quả cao. Trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức của chủ đầu tư dự án: Yếu tố này thuộc phía chủ quan nhà đầu tư, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thẩm định dự án. Nếu trình độ chuyên môn của chủ đầu tư thấp, dự án được lập có thể thiếu khoa học gây khó khăn cho việc thẩm định. Còn nếu tư cách đạo đức của chủ đầu tư không tốt, cố tình muốn lừa đảo Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ rất dễ gặp phải rủi ro lựa chọn đối nghịch. Những biến cố bất ngờ (về kinh tế, tự nhiên, xã hội,…): Những biến cố này khó dự đoán và gây bất ngờ cho cả chủ đầu tư lẫn Ngân hàng. Cần phải có sự phối hợp giữa hai chủ thể này để phòng chống và tìm cách giải quyết nếu rủi ro xảy ra. Chương 2 Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ 2.1 Khái quát về NHNo&PTNT Láng Hạ 2.1.1 Lịch sử hình thành NHNo&PTNT Việt Nam là một trong bốn NHTM Quốc doanh hàng đầu Việt Nam với mạng lưới chi nhánh phân bố rộng khắp và phục vụ một lượng khách hàng lớn và rất đa dạng. Cùng với các NHTM Quốc doanh khác, hệ thống NHNo&PTNT đã góp phần không mhỏ đáp ứng nhu cầu cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế trên mọi miền đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những tháng cuối năm 1996, NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện định hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng: Củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từng bước chiếm lĩnh thị phần còn lại tại thị trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, góp phần húc đẩy nền kinh tế đất nước. Chính vì thế, cùng với việc ra đời của một số chi nhánh lớn của NHNo&PTNT tại các thành phố lớn, khu đô thị và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước trong giai đoạn 1996 – 1997, ngày 1/8/1996 tại quyết định số 334/QĐ- NHNo-02 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 17/3/1997. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là chi nhánh cấp 1, loại 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc chi nhánh. Ngoài ban Giám đốc, chi nhánh có 8 phòng ban chức năng, 1 chi nhánh cấp 2 và 7 phòng giao dịch : - Các phòng chức năng: 1. Phòng Kế toán Ngân quỹ 2. Phòng Tín dụng 3. Phòng Kế hoạch Nguồn vốn 4. Phòng Thẩm định 5. Phòng Thanh toán quốc tế 6. Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ 7. Phòng Tổ chức cán bộ 8. Phòng Hành chính quản trị - Chi nhánh cấp hai: Chi nhánh Bách khoa. - Các phòng giao dịch :  Phòng giao dịch số 2 (29 Ngõ Trạm)  Phòng giao dịch số 3 (Phường Mai Dịch)  Phòng giao dịch số 4 (170 Lò Đúc)  Phòng giao dịch số 5 (Nhà C7 Đường Trung Kính)  Phòng giao dịch số 7 (92 Đào Tấn)  Phòng giao dịch số 8 (22 Đường Hồng Liên) Phòng Vi tính chưa được thành lập chính thức, trên thực tế mới chỉ là Tổ tin học, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu sử dụng công nghệ càng ngày càng hiện đại và để không bị tụt hậu so với đơi thủ cạnh tranhthì việc cho ra đời một phàng vi tính với các chức năng và nhiệm vụ cụ thể là rất cần thiết và sẽ được hoàn thành trong một tương lai không xa. Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh Cơ cấu nhân sự của chi nhánh: Theo số liệu thống kê đến 31/12/2003 tổng số nhân sự của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là 183 người. Trong đó: Nam: 64 người (chiếm 38%) Nữ : 119 người (chiếm 65%) Phó GĐ phụ trách tín dụng Giám đốc Phó GĐ phụ trách TTQT Phòng tín dụng Phòng TTQT Các phòn g giao dịch Phó GĐ phụ trách kế toán Phòn g Hành chín h quản Phòn g Kiểm tra kiểm toán Phòn g Kế toán Phòn g Tổ chức cán bộ Phòn g Kế hoạc h nguồ n Phòn g Vi tính Các chi nhán h cấp 2 Về chất lượng nhân sự của chi nhánh: - Số người trình độ trên Đại học: 3 người (chiếm 1,6%) - Số người trình độ Đại học, Cao đẳng: 139 người (chiếm 75,9%) - Số người có trình độ Trung cấp, Sơ cấp: 18 người (chiếm 9,8%) - Số người chưa qua đào tạo: 23 người (12,5%) Bên cạnh đó, cán bộ viên chức của chi nhánh có tuổi đời bình quân khá trẻ (38,31 tuổi). Xác định yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và phát triển, công tác tổ chức cán bộ và đào tạo luôn được chi nhánh chú trọng. Hàng năm các chương trình đào tạo được tiến hành nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức cho số cán bộ viên chức cũ, đào tạo kịp thời trên cơ sở kèm cặp thực hành với số cán bộ mới. Thời gian đào tạo bình quân trong năm cho số cán bộ viên chức cơ quan đạt 30 ngày/ người/năm. Về cơ cấu nhân sự theo phòng: Phòng tín dụng : 25 người; Phòng Kế hoạch: 5 người; Phòng kế toán Ngân quỹ: 50 người; Phòng Thanh toán quốc tế: 15 người; Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ: 4 Người; Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: 5 người; Phòng hành chính nhân sự: 13 người; Phòng Thẩm định: 3 người; Phòng giao dịch số 5: 6 người; Phòng giao dịch số 6: 6 người; Phòng giao dịch số 7: 6 người; Chi nhánh Bách khoa: 21 người; Phòng giao dịch số 4 trực thuộc chi nhánh Bách khoa: 6 người. 2.1.3 Hoạt động kinh doanh thời gian qua 2.1.3.1 Hoạt động nguồn vốn Bảng 1: Quy mô nguồn vốn Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng nguồn vốn kinh doanh 2.630 3.812 4.037 * Phân theo loại tiền 1. Nội tệ 2.276 3.299 3.091 2. Ngoại tệ ( Quy VND ) 354 513 946 * Phân loại theo kỳ hạn 1. TG không kỳ hạn 469 962 1.046 2. TG kỳ hạn dưới 12 tháng 1.587 863 1.053 3. TG kỳ hạn trên 12 tháng 574 1.987 1.938 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2001,2002,2003) Qua bảng trên ta thấy: Tổng nguồn vốn huy động toàn chi nhánh đến 31/12/2003 đạt 4.037 tỷ đồng, tăng 1.047 tỷ đồng so với năm 2001 (tốc độ tăng trưởng đạt 154%), tăng 225 tỷ đồng so với năm 2002 (tốc độ tăng trưởng 106%), đạt 81% kế hoạch năm 2003 (kế hoạch là 4.987 tỷ đồng). Tổng nguồn vốn năm 2002 tăng 1.182 tỷ đồng (tốc độ tăng trưởng 145%) so với năm 2001, vượt kế hoạch năm 2002 là 5,89% (kế hoạch là: 3600 tỷ đồng). Về cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền: Cũng qua bảng trên ta thấy nguồn vốn nội tệ năm 2002 tăng so với nnm 2001 (tăng 1.023 tỷ đồng, tức 44,9%) và chiếm 86,5% trong tổng nguồn vốn, nhưng nguồn vốn nội tệ năm 2003 lại giảm so với năm 2002 (giảm 208 tỷ đồng, tức 63%), mặc dù vẫn tăng so với năm 2001 (tăng 815 tỷ đồng, tức 35,8%) và chiếm 76,6% trong tổng nguồn vốn.Trong khi đó, nguồn vốn ngoại tệ tăng liên tiếp qua các năm: năm 2002 tăng 159 tỷ so với năm 2001 (tương đương 44,9%); năm 2003 tăng 433 tỷ đồng so với năm 2002 9tương đương 84,4%). Như vậy, qua sự tăng trưởng của nguồn vốn ngoại tệ ta thấy việc thu hút vốn ngoại tệ của chi nhánh đã có sự phát triển đáng kể, mang lại những kết quả khả quan. Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: Nguồn vốn không kỳ hạn tăng liên tục qua các năm: năm 2002 tăng 496 tỷ đồng so với năm 2001 (tương đương tăng 105%), năm 2003 tăng 84 tỷ đồng so với năm 2002 (tương đương 8,7%); nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng giảm qua các năm: năm 2002 giảm 724 tỷ đồng so với năm 2001 (tương đương giảm 45,6%), năm 2003 tăng so với năm 2002 là 190 tỷ đồng (tương đương tăng 22%) nhưng so với năm 2001 thì vẫn thấp hơn nhiều. Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng tăng: năm 2002 là 1413 tỷ đồng so với năm 2001 (tương đương 246%), một sự tăng trưởng rất nhanh, năm 2003 tuy giảm 49 tỷ đồng so với năm 2002( tương đương giảm 2,5%) nhưng con số này là nhỏ và so với năm 2001 thì nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng của năm 2003 vẫn cao hơn rất nhiều. Năm 2003, nguồn vốn đã khôn đạt được kế hoạch đề ra, đó là do một số nguyên nhân như sau: -Việc tách chuyển và bàn giao chi nhánh Bà Triệu cho NHNo&PTNT Đông Hà Nội đã làm giảm nguồn vốn 172 Tỷ đồng. -Trả tiền vay các Tổ chức tín dụng với lãi suất cao nên làmở giảm 250 tỷ so với năm 2002. -Một số nguyên nhân khách quan nổi bật nhất là môi trường cạnh tranh trên địa bàn thủ đô, tác động của các quy định về lãi suất huy động vốn. -Mặt khác, trong năm có hai khách hàng lớn chuyển sang ngân hàng khác là: Kho Bạc Ba Đình và BHXH Hà Nội với tổng số 100 tỷ đồng. 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn Để đánh giá tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ trong mấy năm gần đây ta nghiên cứu bảng tổng hợp số liệu sau: Bảng 2: Tình hình cho vay: Đơn vị : tỷ đồng ( Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003) Sơ đồ: Cơ cấu dư nợ theo thời gian 197 833 501 965 642 873 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 tû ®ång 2001 2002 2003 n¨ m D­ nî cho vay ng¾n h¹ n D­ nî cho vay trung, dµi h¹ n Chỉ tiêu 2001 2002 So 2001 2003 So 2002 ± % ± % Tổng dư nợ 1.030 1.466 436 42 1.515 49 3 * Phân theo kỳ hạn - Ngắn hạn 197 502 305 155 643 141 28 - Trung hạn 833 26 131 16 17 -9 -34 - Dài hạn 938 855 -83 -8,8 * Phân theo loại tiền - Nội tệ 601 1.090 489 81 1.005 -85 -7,8 - Ngoại tệ (quy ra VND) 429 376 -53 12 510 134 35,6 * Phân theo loại hình - DNNN 1382 1.238 -144 -10 - DN ngoài Quốc doanh 84 267 183 218 + Trong đó Hộ, cá thể, HTX… 17 38 21 124 Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tổng dư nợ tại chi nhánh tăngiảm liên tiếp qua các năm, năm 2002 tăng 49 tỷ đồng so với năm 2001 (tương đương 42,33%); năm 2003 tăng 49 tỷ đồng so với năm 2002 ( tương đương 3%). Theo kỳ hạn, tổng dư nợ ngắn hạn tăng liên tục qua các năm, năm 2002 tăng 305 tỷ so với năm 2001 (tương đương 155%) nhưn vậy suy ra tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn 2002 so 2001 là 255%, một con số rất cao; năm 2003 tăng 141 tỷ đồng so với năm 2002 (tương đương 28%). Dư nợ trung và dài hạn năm 2002 tăng so với năm 2001 là 131 tỷ đồng (16%), nhưng đến năm 2003 thì lại giảm so với năm 2002; trung hạn giảm 9 tỷ (34%), dài hạn giảm 83 tỷ (8,8%). Ta thấy tổng dư nợ tăng qua các năm, dư nợ ngắn hạn cũng tăng qua các năm mà dư nợ dài hạn lại không tăng đáng kể hoặc giảm, điều này chứng tỏ có sự thay đổi trong cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, giảm tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn. Dựa vào các số liệu ta tính được tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm như sau: năm 2001 chiếm 19,1%, năm 2002 chiếm 34,22%; năm 2003 chiếm 42%. Theo loại hình, dư nợ đối với DNNN giảm, dư nợ đối với DN ngoài Quốc doanh tăng. Điều này cho thấy Chi nhánh đang triển khai mở rộng tín dụng đối với các thành phần Kinh tế ngoài Quốc doanh, đó là những khách hàng tiềm năng rất cần được thu hút và khai thác nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng. Mặc dù có tăng trưởng, song Tổng Dư nợ năm 2003 vẫn không đạt kế hoạch ( Kế hoạch 2003 là 1774 tỷ đồng), đó là do một số nguyên nhân sau: - Một số dự án cho vay dài hạn đã ký hợp đồng tín dụng song chưa giải ngân hết trong năm: - Do tách chuyển chi nhánh Bà Triệu cho NHNo&PTNT Đông Hà Nội nên dư nợ giảm 146 tỷ đồng. - Chi nhánh đã quan tâm đến việc mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty tư nhân, công ty cổ phần và hộ sản xuất song kết quả còn thấp. 2.1.3.3. Công tác Kế toán, Ngân quỹ Năm 2001, chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ mới có gần 400 khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán và khoảng 700 tài khoản cá nhân, đến năm 2002 là 485 tài khoản doanh nghiệp và 2295 tài khoản cá nhân, năm 2003 Chi nhánh trở thành đầu mối thanh toán cho 29 tỉnh thành với gần 600 tài khoản doanh nghiệp và 3500 tài khoản cá nhân. Để tìm hiểu và đánh giá công tác kế toán thanh toán, kế toán tài chính và ngân quỹ của Chi nhánh ba năm qua, chúng ta nghiên cứu bảng tổng hợp số liệu sau đây: Bảng 3 : Quy mô tài chính, thanh toán, ngân quỹ Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. Tổng doanh số thanh toán 64.009 80.926 132.804 - Tiền mặt 2.752,39 3.479,82 5.710,6 - Chuyển khoản 61.256,61 77.446,18 127.093,4 2. DS thanh toán điện tử - Chuyển tiền đi 11.851 7.127,3 10.192 - Chuyển tiền đến 4.061 6.905 4.143 - Chuyển tiền liên ngân hàng 1.421 2.611,3 11.072 3. Doanh số thu chi tiền mặt - Doanh số thu 1.692 3.315 5.771 - Doanh số chi 1.683 3.311 5.735 4. Doanh số tài chính - Tổng thu 946A 171,969 215,877 302,921 - Tổng chi 946A 134,575 168,289 191,593 - Tổng thu nhập 946A 37,394 47,588 111,328 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003) Nhận xét: Về công tác kế toán thanh toán: Tổng doanh số thanh toán tăng liên tục qua các năm, năm 2002 tăng 16.917 tỷ đồng so với năm 2001 (tương đương tăng 25%), năm 2003 tăng 51.878 ỷ đồng so 2002 (tương đương 64%). Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng doanh số thanh toán thấp và ổn định qua các năm ở mức 4,3%, còn thanh toán chuyển khoản chiếm 95,7%. Về công tác ngân quỹ: Qua bảng trên ta thấy doanh số thu, chi tiền mặt tăng liên tiếp qua các năm, năm 2002 doanh số thu tiền mặt tăng 1.623 tỷ đồng so 2001 (96%), doanh số chi tiền mặt tăng 1.628 tỷ đồng (97%); năm 2003 doanh số thu tiền mặt tăng 2.396 tỷ đồng so 2002 (72%), doanh số chi tiền mặt tăng 2.424 tỷ đồng (73%). Mặc dù doanh số thu chi tiền mặt rất lớn, tốc độ bình quân một ngày tới 4 đến 5 tỷ đồng, nhưng các cán bộ kho quỹ vẫn làm việc một cách khẩn trương và chính xác, cho nên không để xảy ra trường hợp nào nhầm lẫn, thiếu mất gây tổn hại đến uy tín của Ngân hàng. Bên cạnh đó, với việc trả lại tiền thừa cho khách hàng (năm 2001 trả lại 123 triệu VND, năm 2002 là 244 triệu VND, năm 2003 là 129 triệu VND) các cán bộ Chi nhánh đã thể hiện được phẩm chất cao quý và lương tâm nghề nghiệp của người cán bộ kiểm ngân- ngân hàng. Về công tác tài chính: Nhìn vào bảng ta thấy quỹ thu nhập 946A tăng liên tiếp qua các năm, năm 2002 tăng 11 tỷ đồng so 2001 (tăng 30%); năm 2003 tăng 63,74 tỷ đồng so 2002 (tăng 133%). Như vậy, ba năm qua Chi nhánh liên tục làm ăn có lãi, đặc biệt năm 2003 quỹ thu nhập 946A của Chi nhánh tăng nhảy vọt (tỷ lệ tăng trưởng so 2002 là 233%). Điều này có thể được giải thích bởi uy tín của Chi nhánh, Chi nhánh đã có được chỗ đứng thực sự trong lòng khách hàng sau 8 năm phát triển. Bên cạnh đó cũng do tình hình xã hội trên địa bàn thủ đô tương đối ổn định, tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực và nhanh chóng. 2.1.3.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh ba năm qua, chúng ta nghiên cứu hai bảng tổng hợp số liệu sau: Bảng 4: quy mô kinh doanh ngoại tệ Năm Kinh doanh ngoại tệ Mua (triệu USD) Bán (triệu USD) Phí (PB - PM) (triệu VNĐ) 2001 183,864 182,480 194 2002 285,865 295,316 321 2003 361,801 377,571 535 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003) Sơ đồ: Qui mô kinh doanh ngoại tệ 183 182 285 295 361 377 0 50 100 150 200 250 300 350 400 TriÖu USD 2001 2002 2003 n¨ m mua b¸n (Nguồn báo cáo tổng kết 3 năm 2001 – 2003) Bảng 5: Quy mô hoạt động thanh toán quốc tế Năm Thanh toán quốc tế Doanh số (triệu USD) Phí thu từ TTQT (USD) 2001 152,579 67.926,20 2002 265,089 96.829,04 2003 527,360 93.434,40 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003) Nhận xét: Qua bảng 4 ta thấy quy mô mua bán ngoại tệ tăng liên tiếp qua các năm, do đó phí thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng tăng, góp phần nâng cao lợi nhuận cho Chi nhánh. Qua bảng 5 ta thấy doanh số thanh toán quốc tế của Chi nhánh qua các năm đều tăng, năm 2002 tăng 112,51 triệu USD so 2001, năm 2003 tăng 262,27 triệu USD so 2002. Doanh số tăng làm cho phí thu từ thanh toán quốc tế cũng tăng theo, góp phần mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho Chi nhánh. 2.2 Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ 2.2.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư Các bước thực hiện : Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn, nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định. Bước 2: Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuốc quy trình thẩm định, cán bộ thẩm định xem xét, thẩm định dự án đầu tư. Nừu cần thiết có thể đề nghị cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giảI trình rõ thêm. Bước 3: Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định dự án, trình trưởng phòng thẩm định xem xét. Bước 4: Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửâ, làm rõ các nội dung. Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng. Có thể biểu diễn quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh bằng lưu đồ dưới đây: Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định Chưa đủ điều kiện thẩm định Thẩm định Kiểm tra sơ bộ hồ sơ Chưa đạt yêu cầu Kiểm tra, Kiểm soát Đưa yêu cầu, giao Bổ sung, giải trình Nhận lại hồ sơ và kết Nhận hồ sơ để thẩm định Lập báo cáo thẩm định Lưu hồ sơ/tài liệu Tiếp nhận hồ sơ Đạt 2.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư Với tư cách là người cho vay, Ngân hàng quan tâm hàng đầu tới hiệu quả tài chính và khă năng trả nợ của dự án. Để đánh giá dự án đầu tư về mặt tài chính, Ngân hàng NHNo & PTNT Láng Hạ thực hiện hoạt động thẩm định tài chính dự án theo các nội dung sau: Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án Khi bắt tay vào tính toán hiệu quả của dự án, tuỳ theo đặc điểm, loại hình và quy mô của dự án, cán bộ thẩm định cần xác định mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp nhằm đảm bảo khi tính toán phản ánh trung thực, chính xác hiệu quả và khă năng trả nợ của dự án. Bước 2: Phân tích để tìm dữ liệu  Thông thường phân tích tài chính dự án được tiến hành sau khi đã phân tích các phương diện khác của dự án (như thanh toán, ký thuật,…). Do đó cần đọc kỹ Báo cáo nghiên cứu khả thi trên các phương diện khác nhau của dự án để tìm ra các dữ liệu phục vụ cho công tác tính toán hiệu quả tài chính dự án.  Xác định các giả định tính toán cho trường hợp cơ sở (phương án cơ sở): Tính toán hiệu quả tài chính và khă năng trả nợ của dự án với các giả định dự kiến ở mức sát với thực tế dự báo dễ xảy ra nhất.  Xác định các tình huống khác ngoài trường hợp cơ sở: Đánh giá độ tin cậy của các dữ liệu trong trường hợp cơ sở, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả dự án, từ đó thiết kế các tình huống khác có thể xảy ra. Xác định dữ liệu cơ sở có độ tin cậy chưa cao và nhạy cảm đơi với hiệu quả dự án để chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy sau này. Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Các chỉ tiêu cần thiết của bảng thông số tùy thuộc vào từng dự án. Nội dung của bảng thông số như sau: Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Diễn giải I/ Sản lượng, doanh thu - Công suất thiết kế - Công suất hoạt động - Giá bán II/ Chi phí hoạt động - Định mức NVL - Giá mua - Chi phí nhân công - Chi phí quản lý - Chi phí bán hàng… III/ Đầu tư - Chi phí xây dựng nhà xưởng - Chi phí thiết bị - Chi phí đầu tư khác - Thời gian khấu hao, phân bổ chi phí IV/ Vốn lưu động Các định mức về nhu cầu vốn lưu động - Tiền mặt - Dự trữ nguyên vật liệu - Thành phẩm tồn kho - Các khoản phải thu - Các khoản phải trả V/ Tài trợ - Số tiền vay - Thời gian vay - Lãi suất VI/ Các thông số khác - Thuế suất, tỷ giá,… Việc lập bảng thông số được thực hiện trước khi bát tay vào tính toán, tuy nhiên các thông số phát sinh được bổ sung trong quá trình tính toán cho đến khi hoàn chỉnh bảng thông số. Bước 4: Lập bảng tính trung gian Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, cần phải lập các bảng tính trung gian. Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn cho các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp ban đầu vào cho Bảng tính hiệu quả dự án, Bảng lưu chuyển tiền tệ và Bảng cân đối kế hoạch sau này. Tùy đặc điểm và mức độ phức tạp của từng dự án mà còn có số lượng, nội dung các Bảng tính trung gian khác nhau (Xem phụ lục: Bảng 1; Bảng 2; Bảng 3; Bảng 4; Bảng 5). Cách tính toán: Nhu cầu tiền mặt tối thiểu: được xác định dựa trên các yếu tố sau: + Số ngày dự trữ (thông thường từ 10 đến 15 ngày) + Bằng tổng các khoản chi phí bằng tiền mặt trong năm (chi lương, chi phí quản lý…) chia cho số vòng quay. Thông thường trong các dự án đơn giản, nhu cầu tiền mặt có thể tính theo tỷ lệ % doanh thu. Các khoản phải thu: + Số ngày dự trữ: dựa vào đặc điểm của ngành hàng và chính sách bán chịu của doanh nghiệp + Bằng tổng doanh thu trong năm chia cho số vòng quay. Nguyên vật liệu: + Số ngày dự trữ: dựa vào điểm của nguồn cung cấp (ổn định hay không, trong nước hay ngoài nước, thời gian vận chuyển,…) thường xác định riêng cho từng loại. + Bằng tổng chi phí của từng loại nguyên vật liệu trong năm chia cho số vòng quay. Bán thành phẩm: + Số ngày dự trữ: dựa vào chu kỳ sản xuất + Bằng tổng giá thành phân xưởng chia cho số vòng quay Thành phẩm: + Số ngày dự trữ: dựa vào chính sách bán chịu của nhà cung cấp nguyên vật liệu. + Bằng tổng giá vốn hàng bán trong năm chia cho số vòng quay. Các khoản phải trả: + Số ngày dự trữ: dựa vào chính sách bán chịu của các nhà cung cấp nguyên vật liệu + Bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu trong năm chia cho số vòng quay. Để chính xác nên xác định cụ thể cho từng loại nguyên vật liệu. Bước 5: Lập Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh Bảng6: Báo cáo kết quả kinh doanh Khoản mục Diễn giải Năm 1 Năm 2 Năm… 1. Doanh thu sau thuế Bảng 1 2. Chi phí hoạt động sau thuế Bảng 2 3. Khấu hao Bảng 3 4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay = 1-2-3 5. Lãi vay Bảng 4.1,4.2 6. Lợi nhuận trước thuế = 4 – 5 7. Lợi nhuận chịu thuế = (a) 8. Thuế thu nhập doanh nghiệp = 7 x TS 9. Lợi nhuận sau thuế = 7 - 8 10. Chia cổ tức, chi quỹ KT, PL 11. Lợi nhuận tích luỹ 12.Dòng tiền hàng năm từ dự án - Luỹ kế dòng tiền - Hiện giá dòng tiền - Luỹ kế hiện giá dòng tiền = (b) Tính toán các chỉ số: - LN trước thuế/DT - LN sau thuế/vốn tự có (ROE) - LN sau thuế/Tổng VĐT (ROI) - NPV - IRR Trong đó (a) được tính: (a)= LN trước thuế- Lỗ luỹ kế các năm trước được khấu trừ theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc luật đầu tư nước ngoài (b) được tính: (b)= Khấu hao cơ bản+ lãi vay vốn cố định+ LN sau thuế. Việc tính toán chỉ tiêu này chỉ áp dụng trong trường hợp không lập bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để tính các chỉ số NPV, IRR. Bảng 7: Bảng cân đối trả nợ (Khi không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ) Khoản mục Diễn giải Năm 1 Năm 2 Năm… 1. Nguồn trả nợ:nước - Khấu hao cơ bản - Lợi nhuận sau thuế để lại - Nguồn bổ sung Bảng 3 Bảng 6 Tuỳ từng khách hàng 2. Dự kiến trả nợ hàng năm Liên kết với bảng 4.1 3. Cân đối: 1 - 2  Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tính toán khă năng trả nợ của dự án Nguồn trả nợ của một dự án là tiền mặt tạo ra từ dự án, vì thế việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cần thiết để tính toán khă năng trả nợ của dự án. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng cho phép đánh giá được hiệu quả tài chính của dự án dựa trên các chỉ tiêu NPV, IRR. Dòng tiền của một dự án gồm có: - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh : Lợi nhuận ròng sau thuế cộng với cac khoản chi phí tiền mặt như khấu hao và lãi vay và sau đó điều chỉnh cho khoản thay đổi nhu cầu vốn lưu động. - Dòng tiền từ hoạt động đầu tư : + Dòng tiền ra: Bao gồm các khoản chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động ban đầu. + Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lý tài sản cố định và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ. - Dòng tiền từ hoạt động tài chính : + Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản như vốn tự có, vốn vay. + Dòng tiền ra: Bao gồm các khoản trả gốc và lãi vay, chi cổ tức hay khoản chi phúc lợi, khen thưởng. Bảng 9: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp gián tiếp) Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm … Diễn giải I. Dòng tiền từ hoạt động SXKD 1. Lợi nhuận ròng: (lãi +, lỗ -) Bảng 6 2. Khấu hao cơ bản: (+) Bảng 3 3.Chi phí trả lãi vay: (+) Bảng 4.1,4.2 4. Tăng giảm nhu cầu vốn lưu động: (tăng -, giảm +) Bảng 5 Dòng tiền ròng = 1+2+3+4 II. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 1. Chi phí đầu tư TSCĐ: (-) Bảng 3 2. Vốn lưu động ban đầu: (-) Bảng 5 3. Giá trị thu hồi - Giá trị thanh lý TSCĐ: (+) - Vốn lưu động thu hồi cuối kỳ:(+) Bảng 3 Bảng 5 Dòng tiền ròng =1+2+3 III. Dòng tiền từ hoạt động tài chính 1. Vốn tự có: (+) KH góp vốn 2. Vay dài hạn: (+) Bảng 4.1 3. Trả nợ vay dài hạn: (-) Bảng 4.1 4. Vay ngắn hạn: (+) (a) 5. Trả vốn vay ngắn hạn: (-) (a) 6. Trả lãi vay: (-) Bảng 4.1,4.2 7. Chi cổ tức (chi quỹ phúc lợi, khen thưởng): (-) Chính sách Cty Dòng tiền ròng =1+2+3+4+5+6+7 IV. Dòng tiền ròng của dự án - Dư tiền mặt đầu kỳ - Dư tiền mặt cuối kỳ = I+II+III = cuối kỳ trước = Đầu kỳ+ IV V. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư (b) - Lũy kế dòng tiền - Hiện giá dòng tiền - Lũy kế hiện giá dòng tiền I +II Các tỷ số đánh giá hiệu quả tài chính : - NPV - IRR - DSCR (c) Ghi chú: (a): Nhu cầu vay, trả nợ ngắn hạn được xác định dựa trên tình hình thiếu hụt nguồn tiền mặt tạm thời của từng năm (đảm bảo dòng tiền cuối kỳ không âm) nhưng dư nợ vay ngắn hạn không được vượt quá tổng nhu cầu vốn lưu động tại từng thời điểm. (b): Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư là dòng tiền thực sự, là dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án, được xác định để tính các chỉ tiêu hiệu quả dự án như NPV, IRR. (c): DSCR (Debt Service Coverage Ratio) là chỉ số đánh giá khă năng trả nợ dài hạn của dự án, được tính theo công thức sau: LN sau thuế + Lãi vay trung, dài hạn DSCR = Nợ gốc trung, dài hạn phải trả + lãi vay trung, dài hạn Bước 6: Lập Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán cho biết sơ lược tình hình tài chính của dự án, tính các tỷ số (tỷ số thanh toán, đồn cân nợ…) của dự án trong các năm kế hoạch. Bảng 10 : Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu Diễn giải Năm 1 Năm 2 Năm … A. Tài sản I. Tài sản lưu động 1. Tiền mặt - Nhu cầu tiền mặt tối thiểu - Thặng dư thêm tiền mặt 2. Các khoản phải thu 3. Hàng tồn kho - Nguyên vật liệu - Bán thành phẩm - Thành phẩm II. Tài sản cố định - Nguyên giá - Khấu hao lũy kế Cộng tài sản =1+2+3 Bảng 5 Bảng ngân lưu Bảng 5 Bảng 5 Bảng 5 Bảng 5 Bảng 3 Bảng 3 = I + II B. Nguồn vốn I. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn - Vay ngắn hạn - Nợ dài hnạ đến hạn trả - Các khoản phải trả 2. Nợ dài hạn II. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn tự có = 1+2 Bảng 4.2 Bảng 4.1 Bảng 5 Bảng 4.1 =1+2 Bảng ngân lưu 2. Lợi nhuận giữ lại Cộng nguồn vốn Bảng 6 C. Các tỷ số 1. Tỷ số thanh toán ngắn hạn (TSLĐ/ Nợ ngắn hạn) 2. Tỷ số thanh toán nhanh [( Tiền + Đầu tư ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn] 3. Hệ số nợ (Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn) Ghi chú: Tỷ số thanh toán ngắn hạn= TSLĐ/Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh= (Tiền+ Đầu tư ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn Hệ số nợ= Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn Bước 7: Phân tích độ nhạy và tính các chỉ số tương ứng và đưa ra kết luận Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi của một hay vài nhân tố trọng yếu nhất tác động đến hiệu quả tài chính và khă năng trả nợ của dự án. Các bước thực hiện như sau: - Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khă năng trả nợ (thường là NPV, IRR, DSCR) theo các nội dung đã trình bày ở trên. - Lập Bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thông số thay đổi đồng thời theo mẫu dưới đây: Bảng tính độ nhạy khi biến thay đổi Trường hợp cơ bản Giá trị 1 Giá trị 2 … IRR Kết quả NPV Kết quả DSCR Kết quả …….. Kết quả Trong đó: + Trường hợp cơ bản: là trường hợp đã được giả định sát với thực tế nhất, các kết quả đã được tính toán trong Bảng tính hiệu quả và khă năng trả nợ. + Giá trị 1,2… là giá trị của biến được gán để khảo sát sự ảnh hưởng của các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính dự án và khă năng trả nợ. Tính các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư : Để tính toán các chỉ số NPV, IRR ta ứng dụng phần mềm Excel Công thức hàm NPV: NPV (rate, value 1, value 2,…) Trong đó: value 1, value 2,… là giá trị các dòng tiền ròng trong từng năm của dự án; rate là tỷ lệ lãi suất chiết khấu. Công thức hàm IRR: IRR (values, guess) Trong đó: Values là các ô tham chiếu chứa các giá trị dòng tiền ròng từng năm của dự án; Guess là số dự đoán gần đúng với giá trị IRR. Thông thường chúng ta không cần đưa vào giá trị này do trong phần mềm Excel đã ngầm định sẵn là Guess= 0,1 (10%). 2.2.3 Thẩm định dự án đầu tư xây dựng văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ Đình – Từ Liêm- Hà Nội của công ty Sông Đà 9 Để hiểu rõ về thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, chúng ta sẽ nghiên cứu việc thẩm định một dự án cụ thể, dự án “Đầu tư xây dựng văn phòng điều hành sản xuất” của công ty Sông Đà 9. Năm 2003, Công ty Sông Đà 9 quyết định đầu tư xây dựng một toà nhà làm văn phòng điều hành sản xuất với tổng vốn đầu tư ước tính là 28 tỷ VND. Công ty đã đề nghị NHNo&PTNT Láng Hạ tham gia tài trợ cho dự án này với mức vốn là 23,6 tỷ VND (bằng 85% tổng vốn đầu tư). Tài sản đảm bảo sẽ là toà nhà hình thành từ vốn vay. Dưới đây là báo cáo thẩm định, tổng hợp quá trình thẩm định dự án mà NHNo&PTNT Láng Hạ đã thực hiện. 2.2.3.1 Giới thiệu doanh nghiệp vay vốn Tên doanh nghiệp: Công ty Sông Đà 9 Địa chỉ: Tầng 7, nhà G10 Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Đống Đa, Hà nội Hồ sơ pháp lý của công ty Sông Đà 9 được liệt kê tại báo cáo thẩm định mở rộng quan hệ tín dụng. Giấy phép đầu tư số: 1252/GP ngày 08/11/2001 do Bộ Kế hoạch đầu tư cấp. Loại hình công ty: Công ty hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty Sông Đà. Ngành nghề kinh doanh: San lấp, đào đắp, nạo vét cơ giới. Xây dựng công trình công nghiệp, công trình công cộng, xây dựng đường day và trạm biến thế; xây dựng công trình thuỷ lợi. Sản xuất cấu kiện bê tông và cấu kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng, khai thác đá, cát sỏi. Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình; lắp đặt cấu kiện xây dựng, thiết bị cơ điện nước và thiết bị xây dựng, hoàn thiện xây dựng, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị công nghệ xây dựng. Kinh doanh vận tải hàng hoá; sản xuất kinh doanh bê tông thương phẩm, kinh doanh lắp đặt thang máy, lắp ráp ô tô có trọng tải đến 25 tấn, sửa chữa xe, máy thiết bị thi công; nhận thầu thi công bằng phương pháp khoan, nổ mìn, kinh doanh lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh. 2.2.3.2 Nội dung thẩm định a. Hồ sơ pháp lý: - Quyết định số 247- TCT/HĐQT của chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây dựng Sông đà về việc phê duyệt báo cáo cơ hội đầu tư dự án giao cho Tổng giám đốc chỉ đạo thực hiện. - Quyết định số 14/TCT/HĐQT ngày 19/01/2000 của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi “ Nhà điều hành và giới thiệu sản phẩm tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội.” - Quyết định số 1132/QĐ-UB ngày 20/03/2000 của UBND Thành phố Hà Nội về việc cho công ty Sông Đà 15 thuê 2997m2 đất tại Mỹ Đình, Từ Liêm để xây dựng nhà điều hành và giới thiệu sản phẩm, thời hạn thuê 25 năm kể từ ngày 20/03/2000 - Các thoả thuận về cấp thoát nước, điện của các cơ quan chức năng, thoả thuận môi trường nguyên tắc, - Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. - Tờ trình số 498 CT/QL-KT ngày 12/10/2001 của công ty Sông Đà 9 được Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đồng ý ngày 23/10/2001 cho xây dựng công trình nhà làm việc của công ty Sông Đà 9 tại xã Mỹ Đình với quy mô 10 tầng. - Quyết định số 183 TCT/HĐQT ngày 11/04/2002 của HĐQT công ty Sông Đà về việc ban hành quy chế về quản lý và phân cấp thực hiện đầu tư. - Quyết định số 578 TCT/HĐQT ngày 25/10/2002 của HĐQT công ty Sông Đà về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. - Quyết định số 73 TCT/HĐQT ngày 24/01/2003 của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Sông Đà về việc phê duyệt điều chỉnh thiết kế kỹ thuật thi công và Tổng dự toán công trình: “ Nhà làm việc công ty Sông Đà 9, thuộc dự án đầu tư xây dựng văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ Đình- Từ Liêm- Hà Nội. Nhận xét: Hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn tương đối đầy đủ, song còn thiếu: + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Giấy phép xây dựng b. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp:  Các chỉ tiêu tài chính Tài liệu thẩm định: - Bảng cân đối tài khoản năm 2001, 2002 - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001, 2002 Đơn vị: triệu đồng Tài sản 2001 2002 A I II III TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn Tiền Các khoản phải thu Hàng tồn kho Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 134.941 5.246 73.076 50.038 41.530 217.046 5.151 88.165 113.930 105.775 IV B TSLĐ khác TSCĐ và Đầu tư dài hạn Cộng tài sản 6.581 105.508 240.449 9.799 240.842 457.888 Nguồn vốn 2001 2002 A I 1 2 3 4 II 1 III B 1 Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Vay ngắn hạn Phải trả người bán Người mua trả tiền trước Phải trả nội bộ Nợ dài hạn Vay dài hạn Nợ khác Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn kinh doanh Cộng nguồn vốn 215.239 145.641 1.177 48.081 71.248 15.746 68.650 68.650 948 25.210 21.231 240.449 427.328 202.792 34.747 52.993 78.822 11.163 207.334 207.334 17.202 30.560 18.506 457.888 Qua số liệu từ báo cáo tài chính, tính toán một số chỉ tiêu tài chính ta có thể tính toán được các chỉ tiêu tài chính như sau: STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 A 1 2 B 1 2 3 4 5 Khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Tỷ suất lợi nhuận/vốn Khả năng thanh toán Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh Vòng quay vốn lưu động Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu % % lần lần vòng vòng vòng 4 3 0,93 0,54 1,47 3,74 2,74 5 2 1,05 0,46 0,99 2,12 2,15 C 1 2 Cơ cấu vốn Tỷ suất nợ Tỷ suất tự tài trợ % % 93,33 6,67 89,5 10,5 Phân tích các chỉ tiêu: - Vốn chủ sở hữu của công ty ở mức khoảng 10% trong tổng nguồn vốn hoạt động của công ty, tỷ lệ này phản ánh đúng bản chất của đơn vị xây dựng, thi công, so sánh với tỷ lệ chung của các đơn vị xây dựng thì tỷ lệ này là tương đối chủ động. Phần thiếu hụt vốn chủ yếu được bù đắp bằng vốn vay ngắn hạn và chiếm dụng, tạm ứng của khách hàng. Cụ thể: Năm 2001: khoản tạm ứng của người mua và phải trả người bán là 120 tỷ, năm 2002 lên đến 130 tỷ. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2002 tăng gần 5 tỷ so với năm 2001, điều này là do lợi nhuận năm 2002 đạt tương đối tốt (trên 8 tỷ đồng). - Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty trên 1 cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh của công ty hiện tại dưới 0,5 điều này là do hàng tồn kho của công ty ở mức rất cao so với thời điểm năm 2001, tuy nhiên hàng tồn kho hầu hết là loại hàng cần tiêu thụ ngay. Chúng ta sẽ phân tích kỹ hàng tồn kho của đơn vị ở phần sau.  Về công nợ - Khoản phải thu: Khoản phải thu chủ yếu tập trung trong quá trình thi công công trình cho khách hàng, việc phát sinh các khoản phải thu trong năm là tương đối ổn định. Trong đó có thể đưa ra một số khoản phải thu lớn trong năm và khả năng thanh toán theo bảng sau: Đơn vị: triệu đồng Số tiền Đối tượng Đơn vị Khả năng thu nợ 559 KL CT Yaly Đại diện TCT tại miền trung Có khả năng thu (đây là đơn vị trong TCT) 1.820 KL CT Sêsan 3 BĐH Thuỷ điện Nguồn vốn thanh toán đảm bảo Sêsan 3 792 Đường Hà nội- Bắc ninh BQL quốc lộ 1A Đây là khối lượng thanh toán lần 2. Lần 1 đã thanh toán đầy đủ 2.251 CT Thường tín Công ty Sông Đà 8 Nguồn vốn thanh toán đảm bảo 4.210 KLCT Cạm báng CT cạm báng Tạm ứng thi công bằng tiền chiếm dụng vốn 3.666 KLCT Mỹ đình Công ty Sông Đà 9 Nằm trong dự án vay vốn toà nhà Mỹ Đình 6.845 Công ty đầu tư đô thị Sông Đà Thuộc cơ quan công ty (có khả năng thu hồi) Nói chung, các khoản phải thu phát sinh của công ty có đối tượng rất rộng, tuy nhiên hầu hết là các khoản lớn, phát sinh những công trình có nguồn vốn thi công đảm bảo, khả năng thu hồi tốt khi đến hạn. Có một số khoản cần lưu ý, đó là công trình nhà máy rượu Sâmpanh, Cạm báng,… phát sinh 202 tỷ đồng chủ yếu là người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng 39% và phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng 26% khoản phải thu phát sinh lớn sẽ lưu ý trong thời gian tới về khả năng thu của đơn vị và có báo cáo kịp thời. Trong tổng khoản phải thu là 88.165 triệu đồng, khoản phải thu khó đòi là 2.597 triệu đồng. - Các khoản phải trả: Khoản phải trả năm 2002 vào khoảng 427 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 202792 triệu đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2001. Điều này phản ánh quy mô đầu tư, khối lượng công trình của đơn vị tăng đáng kể, khoản vay ngắn hạn và đầu tư dài hạn tăng mạnh, điều này cũng lý giải cho việc tăng khối lượng các công trình thuỷ điện đầu tư dài hạn của công ty tăng mạnh. Khả năng thu lợi nhuận từ các công trình này là rất cao. Xem báo cáo chi tiết khoản phải trả khách hàng ta có thể nhận thấy các khối lượng công trình mà đơn vị thi công đều có khoản chiếm dụng vốn tương ứng so với khoản phải thu phát sinh với các công trình đó. Tỷ lệ vay ngắn hạn Ngân hàng có tăng lên đáng kể do quy mô thi công năm 2002 tăng cao.  Tình hình quan hệ với các Ngân hàng Đơn vị: đồng Khoản mục Ngân hàng Số tiền 1. Vay ngắn hạn 1. Sở giao dịch NHĐT&PT Việt Nam 2. Ngân hàng Công thương Hà Tây 9.723.767.560 24.999.848.637 2. Vay dài hạn 1. Sở giao dịch NHĐT&PT Việt Nam 2. NHĐT&PT Hà Tây 3. NH Công thương Hà Tây 91.834.933.919 33.606.534.174 81.892.722.096 Đơn vị không có nợ quá hạn Ngân hàng, các khoản vay dài hạn của đơn vị đầu tư các nhà máy thuỷ điện công suất nhỏ tại Nậm mu (Hà Giang), Na hang (Tuyên Quang) hiện có hiệu quả cao.  Hàng tồn kho Đơn vị: triệu đồng Năm 2002 Hàng tồn kho 113.930 Chi phí SXKD dở dang 105.775 Hàng tồn kho của công ty ở mức 114 tỷ đồng (chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang), đây là con số phản ánh ở một thời điểm tức thời cho thấy việc kinh doanh của công ty đúng với đặc thù ngành xây dựng, việc thi công xây lắp nhiều công trình lớn, thời gian kéo dài và tại một thời điểm thì chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lớn là điều tất yếu. So với năm 2001, tồn kho năm 2002 tăng gấp đôi ở phần chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, điều này cũng phản ánh đúng quy mô hoạt động của đơn vị năm 2002 tăng nhiều so với năm 2001 ở các công trình thuỷ điện. Trong chi tiết hàng tồn kho, phần khối lượng xây lắp thi công dở dang vào khoảng 106 tỷ đồng, trong đó có một số khoản chi phí dở dang phát sinh lớn ở một số công trình như sau: Công trình thuỷ điện Sêsan 3: 24 tỷ đồng; Công trình đường Hồ Chí Minh: 18 tỷ đồng; Công trình Cần đơn_902: 14 tỷ đồng; Thuỷ điện Tuyên Quang: 8,7 tỷ đồng; Thuỷ điện Nậm mu: 10 tỷ đồng; Công trình Mỹ Đình: 5,6 tỷ đồng,…  Kết quả kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 Doanh thu thuần Lợi tức trước thuế Tỷ suất lợi nhuận 164.393 5.340 3,2% 173.485 8.802 5% Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả kinh doanh của hai năm 2001, 2002 đều có lãi, năm 2001 ở mức 3,2% so doanh thu, năm 2002 ở mức 5% so với doanh thu. Hiện tại công ty vay dài hạn tại các Ngân hàng để tiến hành thực hiện một số dự án. Việc trả nợ của công ty được trích từ nguồn khấu hao và lợi nhuận của công ty thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập từ cho thuê văn phòng. Việc trích khấu hao tài sản cố định như sau: ăm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Khấu hao cơ bản 68.9 34 87.0 00 131.0 00 131.0 00 131.0 00 131.0 00 131.0 00 140.1 70 149.9 82 160.4 80 Khấu hao toà nhà 1.18 2 1.18 2 1.182 1.182 1.182 1.182 1.182 1.182 1.182 1.182  Nhận xét trong điều kiện hiện tại: - Công ty Sông Đà 9 có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng thanh toán tốt, cụ thể - Nguồn vốn chủ sở hữu tăng - Kết quả kinh doanh trong hai năm gần đây tăng đều  Kết luận: Công ty cần được đầu tư để tăng cường khả năng, năng lực hoạt động. c. Dự án vay vốn: Tên dự án: Đầu tư xây dựng văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ Đình-Từ Liêm Hà Nội Địa điểm xây dựng: Xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm-TP Hà Nội. Chủ đầu tư: Công ty Sông Đà 9- Trụ sở: Tầng 7 Nhà G10 Thanh Xuân Nam- Thanh Xuân Hà Nội. Tổng số vốn đầu tư: 29.538.460.000đ Trong đó: + Chi phí xây lắp: 18.760.2580.722đ + Chi phí thiết bị: 6.822.949.221đ + Lãi vay vốn xây dựng: 1.762.048.000đ + Dự phòng phí: 249.950.000đ Nguồn vốn: Vốn tự có và vốn vay tín dụng. Tính đến thời điểm thẩm định, toà nhà văn phòng điều hành sản xuất trên đã được xây dựng xong phần thô bằng nguồn vốn tự có và nguông vốn chiếm dụng do vậy chi phí lãi vay sẽ loại trừ khỏi tổng mức đầu tư. Cụ thể: Tổng mức đầu tư: 27.777.412.000đ Trong đó: + Vốn tự có: 4.777.412.000 đồng chiếm 17% trong tổng mức đầu tư + Vốn vay NH No&PTNT Láng Hạ: 23.000.000.000 đồng chiếm 83% trong tổng mức đầu tư. Quy mô của dự án: + Công trình thuộc dự án nhóm B + Tòa nhà được khởi công xây dựng vào ngày 20/12/2001, sau hơn 1 năm xây dựng đến ngày 7/4/1999 toà nhà đã được khai trương đi vào hoạt động. + Diện tích sàn xây dựng là 6.500 m2. Hợp đồng thuê đất có giá trị đến tháng 3 năm 2025. + Tòa nhà làm việc Mỹ Đình cao 36m, 9 tầng và 1 tầng hầm, mặt bằng 778m2. Toà nhà có tổng diện tích xây dựng 6.500 m2 kết cấu bê tông cốt thép, sàn BTCT đỗ tại chỗ, tường xay gạch. Vật liệu bao che và chia phòng sử dụng vách ngăn nhẹ, mái tôn chống nóng, chống thấm, cửa kính khung nhôm và cửa kim loại.  Đánh giá về dự án đầu tư xây dựng toà nhà văn phòng và giới thiệu sản phẩm của công ty Sông đà 9 - Sự cần thiết đầu tư: Hiện tại công ty Sông đà 9 đang phải thuê trụ sở văn phòng làm việc tại tầng 7 nhà G10 của Tổng công ty và phải trả tiền thuê 264 triệu/năm với diện tích quá chặt hẹp không tịên cho làm việc và giao dịch để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, một số đơn vị trực thuộc công ty sông đà 9 chưa có trụ sở giao dịch như: Xí nghiệp 903 đang phải thuê trụ sở tại tầng 5 nhà chung cư Hà Đông của Tổng công ty, xí nghiệp 906 đang làm việc tạm tại khu đất Mỹ đình…Dẫn đến việc gặp khó khăn trong quá trình làm việc, các đơn vị thành viên có cơ sở sản xuất sẽ rất bị động, mất ổn định. Thêm vào đó, theo yêu cầu bắt buộc quy định về sử dụng đất thì thành phố sẽ thu hồi đất nếu tổng công ty không xây dựng mới tại phần đất được giao. Qua khảo sát thị trường văn phòng nhà làm việc trên địa bàn Hà Nội, Phòng tín dụng nhận thấy hiện nay việc xây mới các toà nhà văn phòng đang là nhu cầu cấp thiết của rất nhiều đơn vị có khả năng tài chính ổn định. Bên cạnh đó ngày càng nhiều công ty muốn làm việc tập trung trong các toà nhà cao tầng kiên cố hơn là đặt tại các văn phòng nhỏ bé thuê bên ngoài như trước đây. - Tài chính của dự án: Tính đến thời điểm 31/12/2002 công trình đã xây dựng xong phần thô, đang trong quá trình hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào khai thác với những chi phí phát sinh cụ thể như sau: (Nguồn: Dự toán chi phí quyết toán các hạng mục công trình) Các chi phí nêu trên là phần dự toán làm quyết toán (đã có hồ sơ dự toán), phần chi phí phát sinh còn lại chưa tập hợp được.  Tính khả thi, hiệu quả của dự án vay vốn: Cơ sở tính toán: - Quyết toán (chưa được phê duyệt của TCT) của Dự án: “Đầu tư, xây dựng văn phòng điều hành sản xuất tại: Mỹ Đình- Từ Liêm- Hà Nội” Danh mục Giá trị đầu tư 1.Tài sản cố định hữu hình a. HM phần thô và hoàn thiện nhà chính. b. HM mái che tiền sảnh c. HM ống thoát rác d. HM hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tại chỗ và bình chữa cháy xách tay. e. HM gia công và lắp đặt vách ngăn g. HM sân vườn, cổng tường rào, rãnh hố ga. h. HM phần nước và chống sét i. HM sàn gỗ k. HM cửa tự động, cửa thuỷ lực, vách kính l. HM cửa chống cháy nhà chính m. HM hệ thống điều hoà không khí và thông gió n. HM nhà thường trực o. HM gia công và lắp dựng thành giả thạch cao p. HM sàn nền, tường chắn đất q. HM hệ thống điện chiếu sáng 2. Tài sản cố định vô hình a. Chi phí trước hoạt động b. Quyền sử dụng đất 23.149.884.915 13.472.357.000 79.794.164 29.667.240 219.509.664 688.953.210 469.788.000 260.966.000 32.475.925 328.750.362 132.352.000 5.363.000.000 15.312.000 815.559.350 120.000.000 1.121.400.000 Tổng cộng tài sản đã đầu tư 23.149.884.915 - Khấu hao tính theo Quyết định 166/1999-QĐ-BTC: đối với các công trình xây dựng nhà hiện đại, kiên cố thời gian tính khấu hao tổi thiểu là 25 năm. - Thuế thu nhập doanh nghiệp: ở mức 25% từ năm 2002 về trước và mức 32% kể từ năm 2003. - Lãi suất chiết khấu: 15%/năm Mặc dù việc tính toán các chỉ số phân tích đầu tư cho dự án là cần thiết (NPV,IRR) tuy nhiên phải dự đoán được số liệu của cả đời dự án (25 năm- theo thời hạn thuê) nên kết quả tính toán chỉ mang tính hình thức. Những thay đổi do diễn biến thị trường, môi trường chính sách trong một thời gian dài sẽ khó kiểm soát được. Tuy nhiên, nguồn trả nợ của dự án chính từ hoạt động sản xuất kinh doanh nên phụ thuộc nhiều vào kết quả hoạt động của đơn vị. Do nguồn trả nợ chính của dự án là từ nguồn thu sản xuất kinh doanh, phần cho thuê không phải là nguồn khai thác thêm cho nên việc tính toán khả năng trả nợ của dự án sẽ bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh theo dự kiến tăng trưởng của công ty trong 10 năm tới. Các giả thiết: + Doanh thu 3 năm đầu theo kế hoạch TCT, các năm sau tăng trưởng theo tỷ lệ 15%. Phần doanh thu từ toà nhà một phần sẽ được trích để bảo dưỡng và sửa chữa lớn (khoảng 25% doanh thu từ toà nhà) + Lợi nhuận 3 năm đầu theo kế hoạch TCT, các năm sau tăng trưởng 7%/năm. Dựa trên những số liệu và xem xét dòng tiền cho vay trong thời gian 10 năm để tìm ra hướng đầu tư như sau: Các biểu tính toán (đính kèm) có tính đến các yếu tố ảnh hưởng đã cho kết quả như sau: Chỉ tiêu Trường hợp cơ bản Vay 23 tỷ NPV 10 năm IRR 10 năm 28.680.264 36,08% Thời gian hoàn vốn 3 năm 3 tháng Phân tích hiệu quả dự án có xét đến các yếu tố độ nhạy cho thấy Dự án có độ nhạy tương đối cao. Các yếu tố như chi phí và kết quả kinh doanh ảnh hưởng rất nhiều đến dòng tiền của Dự án. Dự án chỉ chịu được sự biến động nhỏ của các yếu tố đầu vào cũng như các yếu tố đầu ra. Tuy nhiên, Công ty Sông đà 9 là đơn vị thi công trong ngành xây dựng, chính vì lý do đó việc biến động chi phí và doanh thu khó xảy ra bởi vì phần lợi nhuận phụ thuộc lớn vào hai yếu tố trên, việc biến động doanh thu và chi phí không đưa vào làm cơ sở tính toán. Có thể thấy được rằng với khả năng kinh doanh như hiện nay, việc có thể hoàn trả nợ vay là hoàn toàn có cơ sở.  Đánh giá thuận lợi và khó khăn của dự án: - Thuận lợi: + Khi công trình hoàn thành, công ty sẽ không phải thuê trụ sở vì thế góp phần chủ động trong hoạt động kinh doanh, giúp việc quản lý tập trung các đơn vị thành viên do đó nâng cao hiệu quả quản lý của công ty. + Ngoài ra công trình còn được khai thác cho thuê đối với các khách hàng là doanh nghiệp thành viên của các tổng công ty với thời gian thuê ổn định (3 năm). - Khó khăn: + Đơn vị hiện đang tiến hành làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất vì trước đây khu vực đất trên được giao cho công ty Sông Đà 15 (nay thuộc công ty Sông đà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ_ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.pdf
Tài liệu liên quan