Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Hoạt động khai thác và chế biến đá khu vực Kiện Khê - Phủ Lý: Báo cáo tốt nghiệp
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ KHU
VỰC KIỆN KHÊ - PHỦ LÝ
Mục lục
Báo cáo tốt nghiệp ..................................... 1
Chương I: .......................................... 6
1.1. Vị trí địa lý ....................................... 6
1.2. Địa hình ......................................... 6
1.2.1. Địa hình núi cao .................................. 6
1.2.2 Địa hình đồng bằng tích tụ ............................ 6
1.3. khí hận .......................................... 7
1.3.2. nhiệt độ ........................................ 7
1.3.2. chế độ mưa ...................................... 7
1.3.3. chế độ gió: ...................................... 7
Nguồn tài liệu Trạm khí tượng Nam Định năm 2000 ............... 8
1.4. Điều kiện thủy văn .................................. 8
1.5. địa chất thủy van ................................... 8
1.6.1. tài nguyên đất: .................................... 9
1.6.2. tài nugyên lâm nghiệp .....
65 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Hoạt động khai thác và chế biến đá khu vực Kiện Khê - Phủ Lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ KHU
VỰC KIỆN KHÊ - PHỦ LÝ
Mục lục
Báo cáo tốt nghiệp ..................................... 1
Chương I: .......................................... 6
1.1. Vị trí địa lý ....................................... 6
1.2. Địa hình ......................................... 6
1.2.1. Địa hình núi cao .................................. 6
1.2.2 Địa hình đồng bằng tích tụ ............................ 6
1.3. khí hận .......................................... 7
1.3.2. nhiệt độ ........................................ 7
1.3.2. chế độ mưa ...................................... 7
1.3.3. chế độ gió: ...................................... 7
Nguồn tài liệu Trạm khí tượng Nam Định năm 2000 ............... 8
1.4. Điều kiện thủy văn .................................. 8
1.5. địa chất thủy van ................................... 8
1.6.1. tài nguyên đất: .................................... 9
1.6.2. tài nugyên lâm nghiệp ............................... 9
1.6.3. tài nguyên khoáng sản .............................. 10
1.6.4. tiềm năng du lịch ................................. 10
1.7. điều kiện kinh tế xã hội .............................. 11
1.7.1. diện tích ....................................... 11
Bảng 1.4. Dân số của xã Châu Sơn và thị trấn Kiện Khê ........... 11
1.7.3. kinh tế ........................................ 12
1.8. cơ sở hạ tầng ..................................... 12
1.8.1. đường giao thông ................................. 12
1.8.2. điện .......................................... 13
1.8.3. nguồn nước ..................................... 13
1.8.4. y tế .......................................... 13
1.8.5. giáo dục ....................................... 13
1.8.6. văn hoá xã hội ................................... 14
1.9. Tình hình quản lý tài nguyên, môi trường khu vực nghiên cứu..... 14
Hoạt động khai thác và chế biến đá khu vực kiện khê - phủ lý ........ 16
2.1. Tình hình khai thác và chế biến đá khu vực nghiên cứu ........... 16
2.2. Các cơ sở khai thác chính trong khu vực mỏ đá kiện khê ........ 16
2.2.1. Công ty đá vôi kiện khê ............................. 16
1. Công nghệ và thiết bị khai thác .......................... 16
2. Cơ cấu tổ chức ..................................... 17
Có hai hình thức sản xuất là thủ công và cơ giới kết hợp thủ công ..... 17
4. Lao động: ........................................ 19
5. Sản phẩm và doanh thu ............................... 19
2.2.2. xí nghiệp đá phủ lý ................................ 19
1. Cơ cấu tổ chức ..................................... 20
2. Công nghệ và thiết bị khai thác: .......................... 20
Bảng 2.6. Hệ thống thiết bị khai thác ........................ 20
4. Sản lượng và doanh thu ............................... 21
Bảng 2.7 sản lượng và doanh thu của xí nghiệp ................. 21
2.2.3. xí nghiệp xây lắp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng ....... 21
1. Cơ cấu tổ chức ..................................... 21
2. Công nghệ và thiết bị khai thác .......................... 22
Hệ thống thiết bị ..................................... 22
Bảng 2.8 Hệ thống thiết bị khai thác của xí nghiệp ............... 23
3. Công nghệ và thiết bị chế biến ........................... 23
4. Lao động ......................................... 23
5. Sản lượng và doanh thu ............................... 24
Sản lượng của xí nghiệp được thống kê trong bảng 2.9 ............ 24
2.2.4. Khu khai thác đá của nhân dân địa phương ................ 24
Sơ đồ khai thác thủ công được mô tả trong sơ đồ 2.1. ............ 25
2. Công nghệ chế biến đá ................................ 27
3. Hệ thống thiết bị và lực lượng lao động ..................... 28
Bảng 2.4 Thống kê thiết bị khu vực khai thác đá Kiện Khê .......... 28
Bảng 2.5. sản lượng trung bình của các cơ sở trong khu vực ......... 28
Bảng 2.6. Lực lượng lao động khai thác trong khu vực nghiên cứu ..... 29
3.1. các lại chất thải và khả năng gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai
thác. ............................................. 30
3.1.2. tải lượng chất thải ................................ 31
1. Chất thải rắn: ...................................... 31
2. Tải lượng bụi ...................................... 33
Bảng 3.3. Tải lượng bụi do khai thác và vận chuyển đá ............ 33
3. Khí thải: ......................................... 33
3.2. Mức độ tác động của sản xuất đến môi trường ............... 34
3.2.1. tác động tới môi trường đất .......................... 34
3.2.2. tác động đến môi trường nước ........................ 35
1. Tình hình sử dụng nước của khu vực ...................... 36
2. Tác động đến môi trường nước do quá trình khai thác đá: ......... 36
3.2.3. Tác động tới môi trường không khí: ..................... 37
1. Trong khu vực khai thác đá: ............................ 37
2. Tác động môi trường do quá trình nghiên sàng đá: .............. 40
Bảng 3.7. Hàm lượng bụi và tiếng ồn ở khu vực Kiện Khê .......... 41
3.3. Tác động môi trường sinh thái - cảnh quan ................. 42
3.4. Tác động môi trường kinh tế xã hội ...................... 43
3.4.1. thay đổi cơ cấu lao động địa phương .................... 44
3.4.2. gia tăng dân số cơ học .............................. 45
3.4.3. phát triển các ngành dịch vụ .......................... 45
3.5. tác động môi trường lao động .......................... 46
3.6. tai nạn lao động, rủi ro môi trường thiên tai ................. 46
3.7. tác động môi trường của các cơ sở khác cùng nằm trong khu vực kiện
khê .............................................. 47
Các phương án giảm thiểu tác động môi trường ................. 49
4.1. Các giải pháp tổ chức - hành chính....................... 49
4.1.1. Phối hợp giữa các cơ sở sản xuất và các cơ quan quản lý bảo vệ môi
trường ............................................ 49
1. Ô nhiễm bụi ở khu vực khai trương ....................... 49
2. Biện pháp khống chế ô nhiễm bụi từ các khu vực sản xuất ........ 49
3. Giảm thiểu ô nhiễm bụi giao thông. ....................... 50
4.1.2. Phối hợp với địa phương trong công tác quy hoạch và tổ chức khai
thác. ............................................. 50
1. ổn định tình hình khai thác, sản xuất và kinh doanh đá trong khu vực . 50
4.2. Các giải pháp kỹ thuật công nghiệp ..................... 51
4.2.1. Các giải pháp khống chế ô nhiễm môi trường trong công đoạn khai
thác đá ............................................ 51
1. Thực hiện đúng kỹ thuật trong khoan nổ mìn, nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất và an toàn lao động ở các khai trường. .................... 51
2. Tiến hành khai thác theo đúng thiết kế kỹ thuật ................ 51
4.2.2. khống chế ô nhiễm bụi của các trạm nghiền sàng đá ........ 52
1. Thay đổi vị trí trạm nghiền của xí nghiệp đá Phủ Lý .......... 52
2. áp dụng các bịên pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi ở khu vực gia công đá:
................................................. 52
3. Cải tạo mặt bằg các khai trường nhằm sử dụng tiết kiệm tài nguyên
và đất đai. ......................................... 53
4.2.3. các biện pháp khống chế ô nhiễm bụi giao thông .......... 53
Hình 4.1 Sơ đồ nguyên tắc hệ thống tưới ẩm đường giao thông..... 54
4.3. toàn lao động và chăm sóc sức khoẻ người lao động ......... 54
4.4. Giảm thiểu tác động môi trường sinh thái cảnh quan ........ 54
4.4.1. an toàn lao động ................................. 55
Bảng 4.1. quy định vành đai an toàn khi nổ mìn .............. 55
4.2.2. Chăm sóc sức khoẻ người lao động .................... 56
4.5. Phòng chống thiên tai, sự cố và rủi ro môi trường ........... 56
1. Thiên tai và các biện pháp phòng chống: .................... 57
2. Rủi ro, sự cố và các biện pháp phòng chống: ................. 57
1. Phục hồi và cải tạo môi trường đất sau khi khai thác, giải phóng mặt
bằng công nghiệp và thiết ị sản xuất ....................... 57
3. Vấn đề việc làm và đời sống người lao động ................ 58
4.6. kế hoạch quan trắc, giám sát bảo vệ môi trường ............ 58
4.6. kế hoạch quan trắc, giám sát bảo vệ môi trường ............ 58
Bảng 4.2.Chương trình quan trắc môi trường ................ 59
4.7. Ma trận ưu tiên, kế hoạch hành động và khái quát toán kinh phí
môi trường ......................................... 59
Kết quả thành lập ma trận nêu trong bảng 4.2................... 60
Kết luận và kiến nghị ................................. 62
Kết luận ........................................... 62
Kiến nghị .......................................... 64
Tài liệu tham khảo ................................... 65
Chương I:
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường khu vực
nghiên cứu
1.1. Vị trí địa lý
Khu khai thác và sản xuất đá vôi Kiện Khê - Hà Nam cách thị xã Phủ Lý
4km về phía Tây, cách nhà máy xi măng Bút sơn 3km về phía Đông Nam. Đây là
khu vực có trữ lượng đá vôi rất lớn và là một trong những nơi sản xuất vật liệu xây
dựng lớn nhất Miền Bắc có điều kiện giao thông thuận lợi: nằm gần QL1A, có hệ
thống sông ngòi tương đối phong phú. Sông lớn nhất chảy qua khu vực là Sông
Đáy, ngoài ra còn có các phụ lưu và một số suối nhỏ.
Khu vực còn có lực lượng lao động dồi dào. Có thể nói đây là khu mỏ lớn
và điều kiện khai thác rất thuận lợi.
1.2. Địa hình
Khu vực thuộc địa hình bán sơn địa gồm 2 dạng địa hình chính là núi cao và
đồng bằng tích tụ:
1.2.1. Địa hình núi cao
Gồm các dãy núi phân bố ở phía Tây - Tây Nam thị xã Phủ Lý, chạy theo
hướng Đông Bắc - Tây Nam. Đây là dạng địa hình núi đá lởm chởm, đỉnh nhọn,
góc dốc thay đổi từ 45 - 75%s. Độ cao trung bình từ 100 đến hơn 700m. Cấu tạo
của dạng địa hình này gồm đá vôi, đôlômít cacstơ hoá mạnh. Trên dạng địa hình
này thảm thực vật thường không phát triển, chủ yếu là các dạng cây bụi và dây leo
đặc trưng của vùng núi đá vôi.
1.2.2 Địa hình đồng bằng tích tụ
Dạng địa hình này tương đối bằng phẳng, độ cao không lớn, khoảng 2,5 đến
3m so với mặt nước biển, phân bố ở phần rìa Tây Nam của đồng bằng Bắc Bộ,
được cấu tạo bởi các trầm tích aluivi với thành phần chủ yếu gồm các đá bở rời
như cát, sét bùn. Trên các dạng địa hình này là ruộng lúa và đất canh tác trồng
màu.
1.3. khí hận
1.3.2. nhiệt độ
Khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Trong năm có hai mùa
chính, mùa lạnh từ 10 đến tháng 3 với nhiệt độ trung bình từ 12 đến 150c, thấp nhất
có thể xuống dưới 70c. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình
thay đổi từ 20 đến 300c. Những tháng nóng nhất nhiệt độ có thể lên tới 35 đến
390c. Tuy nhiên với địa hình núi đá vôi và lớp phủ thực vật đặc trưng nên khu vực
có điều kiện vi khí hậu tương đối mát mẻ hơn so với các vùng lân cận.
1.3.2. chế độ mưa
Chế độ mưa của khu vực cũng chia làm hai mùa: Mùa khô từ tháng 11 năm
trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng tháng về mùa này thay đổi
trong khoảng 17 - 63,mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng5 đến hết tháng 10 có lượng
mưa trung bình tháng từ 81 đến 310mm.
1.3.3. chế độ gió:
Có hai mùa gió chủ đạo: Về mùa khô thường có gío Bắc - Đông Bắc, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 gió mạnh hơn với hướng gió chủ đạo là Tây Nam
hoặc Đông - Nam. Do nằm gần biển nên khu vực này thường có gió mạnh cấp 5,
cấp 6 vào các tháng7 đến tháng 9 thường có bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo
mưa lớn. Một số giá trị trung bình về khí tượng của khu vực được thể hiện ở bảng
sau:
Bảng 11: Các đặc trưng về khí hậu của khu vực
Đặc trưng 46 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ 0c 15,
1
16,
1
19 23,
7
26,
8
29,
3
29,
3
28,
2
27,
4
25,
7
20,
1
17,
3
Mưa mm 42 17 63 18 135 290 254 310 72 103 81 17
Bốc hơi mm 39 41 49 58 756 67 64 55 57 56 46 46
Độ ẩm tương
đối
% 88 88 89 92 86 84 82 87 85 80 81 81
Nguồn tài liệu Trạm khí tượng Nam Định năm 2000
1.4. Điều kiện thủy văn
Khu vực có hệ thống sông ngòi và hồ ao tương đối phong phú. Sông lớn
nhất chảy qua khu vực là Sông Hồng và Sông Đáy. Sông Hồng chảy qua khu vực
Duy Tiên có lòng sông rộngt rung bình từ 200 đến 300 m, về mùa khô nước chảy
chậm, về mùa mưa lũ từ tháng 7 đến tháng 9 nước sông dầng cao, chảy mạnh bồi
đắp lượng phù sa đáng kể cho vùng đất bãi ven sông.
Sông Đáy đoạn qua Phủ Lý khoảng 30km chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, có lòng sông rộng từ 30 - 50m, mùa mưa nước sông có thể dâng cao gây
ngập lụt, vì vậy ở khu vực này đã xây dựng hệ thống đê bao quanh. Ngoài ra còng
có sông Nhuệ chảy qua Phủ Lý dài khoảng 20km được bắt nguồn từ sông Hồng đổ
vào Sông Đáy. Sông Lấp dẫn nước từ Sông Đáy đến Sông Hồng có nhiệm vụ dẫn
nước và tưới tiêu cho khu vực.
Với mạng lưới sông ngòi dày đặc như vậy nên khu vực có thể phát triển
giao thông đường thuỷ phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hoá và phát triển du
lịch đường thuỷ.
1.5. địa chất thủy van
Khu vực có hai tầng chứa nước chính là nước trong đá gốc nứt nẻ casctơ và
tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích đệ tứ.
Đặc tính chứa nước đựơc mô tả sơ lước bảng sau:
Bảng 1.2. Đặc điểm các tầng nước trong khu vực
TT Tầng chứa nước (đất đá chứa
nước)
Chiều
dày (m)
Tính chất chứa nước và thấm nước
1 Nước lỗ hổng trong trầm tích
đệ tứ (cuội, sỏi, cát, sét, phù
sa)
5 - 8 Do nằm ở rìa đồng bằng nên tầng
chứa có chiều dày mỏng trữ lượng
không lớn, dễ nhiễm bẩn
2 Nước khe nứt cacstơ trong đá
vôi
> 100m Nứt nẻ và cacstơ hoá mạnh khả năng
chứa nước tương đối lớn, tính chất
chứa nước không đồng đều. ậ độ sâu
> 50m nước có tổng khoáng hoá>
0,5g/l
1.6. Tài nguyên môi trường khu vực nghiên cứu
1.6.1. tài nguyên đất:
Phần đồng bằng tương đối màu mỡ, thích hợp cho việc trồng lúa nước và
một số cây hoà màu. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 54,67% tổng diện tích
đất tự nhiên của khu vực chủ yếu được sử dụng vào việc trồng lúa và trồng mầu.
Nhìn chung diện tích đất này chưa bị ô nhiễm và do được thâm canh lâu năm nên
vẫn giữ được độ màu mỡ của đất.
1.6.2. tài nugyên lâm nghiệp
Mặc dù diện tích đất đồi núi trong khu vực tương đối lớn (chiếm 18,32%
diện tích đất tự nhiên) nhưng hầu hết là núi đá với hệ thực vật kém phát triển nên
tài nguyên lâm nghiệp của khu vực hằunh không có gì. Một số diện tích đất đồi
mới được nhân dân địa phương trồng cây ngắn ngày và trồng rừng.
- Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt tương đối dồi dào, phân bố chủ yếu trong hệ thống
sông hồ của khu vực. Nước ngầm có hai tầng là nước ngầm nông có trong trầm
tích đệ tứ không bị nhiễm mặn, có thể sử dụng trong mục đích sinh hoạt nhưng trữ
lượng nhỏ và nước trong khe nứt cacstơ rất phong phú nhưng chưa được nghiên
cứu để sử dụng. Nước dưới tầng sâu bị mặn nên không thể sử dụng trong mục đích
kinh tế.
1.6.3. tài nguyên khoáng sản
Đá vôi và sét là khoáng sản chủ yếu của khu vực. Trữ lượng đá vôi chưa
được đánh giá đầy đủ, nếu chỉ tính riêng phần địa hình dương thì cũng đến hàng
triệu m3. Đây không những là nguồn tài nguyên quý giá cho việc khai thác và chế
biến vật liệu xây dựng mà còn là tiềm năn phát triển du lịch vùng núi đá - hang
động. Ngoài ra trong khu vực còn có hai thành tạo địa chất là đá vôi điệp Đồng
giao và trầm tích bể rời đệ tứ.
- Điệp đồng giao: gồm chủ yếu là đá vôi, dolomit và phiến sét vôi phân bố
trên địa hình núi cao phía Tây khu vực Kiện Khê.
- Trầm tích đệ tứ: Phân bố và chiếm phần lớn diện tích đồng bằng, thành
phần gồm đất sét, cát pha, cát và ít cuội sỏi.
- Sét trong trầm tích đệ tứ từ lâu đã được khai thác làm gạch ngói phục vụ
nhu cầu xây dựng của địa phương.
1.6.4. tiềm năng du lịch
Có thể nói cảnh quan thiên nhiên nơi đây rất đepọ. Nhìn từ quốc lộ 1A có
thể thấy những dãy núi đá vôi nối tiếp nhau nổi nên ở Phía Tây Nam đồng bằng và
trên đó có một mầu xanh đặc trưng bao phủ. Phía dưới là những thửa ruộng trồng
lúa và hoa mầu trải rộng, tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ vừa êm đềm. Trong
khu vực còn có nhiều chùa và miếu thờ, ở một vài địa điểm như: thị trấn Kiện Khê,
Bút Sơn có nhà thờ Thiên Chúa Giáo phục và tín ngưỡng của cộng đồng. Nếu
được đầu tư thì đây sẽ là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước
và nước ngoài đến Việt Nam. Tuy nhiên các núi đá vôi đang là đối tượng khai thác
tài nguyên của khu vực. Tình trạng khai thác đá một cách ồ ạt đang làm cho tình
hình môi trường của diễn ra theo chiều hướng xấu.
1.7. điều kiện kinh tế xã hội
1.7.1. diện tích
Tổng diện tích tự nhiên của xã Châu Sơn và thị trấn Kiện Khê là1626,04 ha
trong đó đất nông nghiệp là 889ha, đất núi đá là 297,8 ha, còn lại là đất khác. Tình
hình sử dụng đất của khu vực thể hiện trong bảng 1.2.
Bảng 1.3. Phân bố các loại đất của xã Châu Sơn và thị trấn Kiện Khê
TT Loại đất Diện tích (ha) %
1 Đất nông nghiệp 889,0 54,67
2 Đất đồi và núi đá 297,8 18,32
3 Đất chuyên dùng 134,6 8,28
4 Đất thổ cư, đất ở 109,7 6,75
5 Diện tích mặt nước 45,6 2,80
6 Đất khác 149,34 9,18
7 Tổng diện tích tự nhiên 1626,04 100
1.7.2 Dân số lao động
Tổng dân số của xã Châu Sơn và thị trấn Kiện Khê với phân bố lao động
của khu vực được nêu trong bảng sau (tính đến ngày 31.12.2000)
Bảng 1.4. Dân số của xã Châu Sơn và thị trấn Kiện Khê
TT Hạng mục Đơn vị tính Số lượng
1 Tổng dân số Người 19450
2 Số người trong độ tuổi lao động Người 6034
3 Lao động nông nghiệp % của tổng số lao động 60- 80
4 Lao động khai thác đá % của tổng số lao động 10 - 20
Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm khoảng 5 - 10%. Tỷ lệ
tăng dần số hàng năm là 1,5%.
Từ bảng phân bố dân cư và lao động trên ta thấy: số người trong độ tuổi lao
động, chiếm 31% tổng dân số, trong đó lao động nông nghiệp là chính. Mật độ dân
số là 1196 người/ km2 thuộc loại trung bình so với các khu vực khác. Tuy nhiên
trên thực tế, số lao động dư thừa còn lớn hơn con số thống kê, vì lực lượng lao
động nông nghiệp lớn và thời kỳ nông nhàn dài khoảng 3 - 5 tháng/năm.
1.7.3. kinh tế
Sản phẩm nông nghiệp chiếm 70 - 80% giá trị kinh tế của khu vực. Sản xuất
phi nông nghiệp chủ yếu là khai thác và chế biến đá, một số hộ tư nhân có tổ chức
khai thác và chế biến đá, nung vôi chủ yếu sử dụng lực lượng lao động nông
nghiệp dư thừa. Nghề sản xuất đá trong khu vực có từ lâu đời nhưng vẫn là nghề
phụ, tập trung khai thác vào những lúc nông nhàn. Nghề khai thác đá đã góp phần
tăng nguồn thu ngân sách địa phương và nâng cao đời sống của một bộ phận lao
động dư thừa trong khu vực. Ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp kém phát triển
và lẻ tẻ. Các doanh nghiệp lớn của nhà nước hoạt động trong khu vực cũng góp
phần phân tích cực trong việc cải thiện và nâng cao mặt bằng phát triển kinh tế xã
hội và đang tích cực đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực.
1.8. cơ sở hạ tầng
1.8.1. đường giao thông
Hệ thống giao thông trong khu vực tương đối phát triển bao gồm:
- Đường bộ:
Có các tuyến đường chính sau;
+ Quốc lộ 21A rải nhựa từ thị xã Phủ Lý đến thị xã Hoà Bình
+ Quốc lộ 1A nối thị xã Phủ Lý với hầu hết các địa phương trong cả nước.
+ Hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã và giao thông nông thôn
có chất lượng tốt, hầu hết đã được bê tông hoặc nhựa hoá.
- Đường sắt:
+ Ga Phủ Lý và đường sắt thống nhất cách khu vực mỏ 6km
+ Đường sắt nhanh chạy qua khu mỏ nối ga Phủ Lý với nhà máy xi măng
Bút Sớn.
+ Cạnh khu mỏ có ga Thịnh Châu đóng vai trò vận chuyển đá bằng đường
sắt đi các nơi.
- Đường thuỷ:
+ Ngay trên khu mỏ có cảng sông Kiện Khê nối với sông Đáy
+ Tàu vận tải cỡ nhỏ có thể có thể chạy dọc sông Đáy thông thương với các
nơi.
Như vậy, hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ và đường sắt trong khu
vực là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa khu vực này và các nơi
khác trong nước.
1.8.2. điện
Khu vực sử dụng điện lưới quốc gia với chất lượng cung cấp tương đối ổn
định.
1.8.3. nguồn nước
Trong khu vực có trữ lượng nước tương đối dồi dào, nhưng việc đáp ứng
nước cho sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn do nước trong đá vôi có độ cứng cao ,
nước trong trầm tích đệ tử có trữ lượng nhỏ còn nước mặt bị đục và nhiễm bẩn.
1.8.4. y tế
Mạng lưới y tế trong khu vực gồm có các trạm xã của địa phương với đội
ngũ 4 - 5 bác sỹ, y sỹ và 5 - 7 y tá và trạm xá, trạm y tế của các cơ sở quốc doanh,
đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và thực hiện tốt các chương trình y tế
bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
1.8.5. giáo dục
Tình hình giáo dục của Xã Châu Sơn và thị trấn Kiện Khê được tóm tắt
trong bảng sau:
Bảng 1.5. Tình hình giáo dục của xã Châu Sơn và thị trấn Kiện Khê
TT Hạng mục Nhà trẻ Mẫu giáo Tiểu học PTCS PTH
1 Số trường 14 15 4 2 0
2 Số lớp 16 19 80 41 0
3 Số giáo viên 48 22 145 63 0
4 Số học sinh 440 550 2700 1862 0
Nguồn tài liệu: Thống kê của xã Châu Sơn và thị trấn Kiện Khê, năm 2001
Từ bảng thông kê trên cho thấy tình trạng giáo dục của xã tương đối phát
triển từ bậc nhà trẻ, mẫu giáo đến cấp phổ thông cơ sở. Đến nay cả hai xã đã được
công nhận là phổ cập cấp hai.
1.8.6. văn hoá xã hội
- Hầu hết các gia đình trong xã đều có máy thu hình (40 - 50%) và radio,
các xã có ban văn hoá, xã hội, các đội văn nghệ, các đội bóng chuyền và đội bóng
đá. Ban văn hoá xã thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn, thi đấu vào các ngày
lễ góp phần nâng cao sức khoẻ và dân trí cho nhân dân.
- Tình hình trật tự an ninh nhìn chung tương đối tốt, tuy nhiên còn có một
số tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng như: ma tuý, trộm cắp, cờ bạc…
1.9. Tình hình quản lý tài nguyên, môi trường khu vực nghiên cứu
Từ khi tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh, thị xã Phủ Lý trở thành tỉnh lẻ của
Tỉnh Hà Nam và đang được đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng, một số cơ sở
kinh tế lớn của trung ương đang được xây dựng và mở rộng. Do là tỉnh lị mới
được tách nên mọi hoạt động chưa đi vào nề nếp. Việc quản lý tài nguyên, môi
trường còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng khai thác tự do phát triển. Hơn nữa trong
khu vực tập trung lực lượng lao động lớn nhưng đa số đều là những người có trình
độ thấp, hầu hết chưa qua bậc phổ thông vì vậy ý thức về việc bảo vệ tài nguyên và
môi trường còn kém. Lực lượng cán bộ quản lý mỏng, sự kết hợp giữa quản lý Nhà
nước với các địa phương và cơ sở chưa tốt, tài nguyên và môi trường đang bị suy
thoái và cạn kiệt.
Chương II
Hoạt động khai thác và chế biến đá khu vực kiện khê - phủ lý
2.1. Tình hình khai thác và chế biến đá khu vực nghiên cứu
Hoạt động khai thác và chế biến đá ở Kiện Khê đã diễn ra liên tục từ nhiều
năm nay với quy mô ngày càng lớn. Tham gia vào hoạt động khai thác và chế biến
đá trong khu vực có nhiều doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân và bộ phận đáng kể
nhân dân địa phương.
Trên một diện tích khoảng 1200 ha có rất nhiều cơ sở cùng tham gia khai
thác và nghiền sàng đá. Trong luận văn sử dụng tài liệu ĐTM của 4 cơ sở khai thác
điển hình ở khu vực này là: Công ty đá vôi Kiện Khê thuộc sở xây dựng Hà Nam,
xí nghiệp xây lắp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng thuộc Bộ phận xây dựng,
xí nghiệp đá phủ lý thuộc Liên Hiệp đường sắt Việt Nam và các số liệu điều tra
môi trường ở khu vực khai thác đá địa phương q. Việc khai thác diễn ra ở các khu
vực Núi Bùi, Thung Mơ và Đồng Ao trong dải núi đá vôi phía Tây - Tây Nam thị
xã Phủ Lý.
2.2. Các cơ sở khai thác chính trong khu vực mỏ đá kiện khê
2.2.1. Công ty đá vôi kiện khê
Công ty đá vối Kiện Khê là doanh nghiệp thuộc sở xây dựng Hà Nam được
thành lập năm 1958, trong đó công trường khai thác đá Núi Bùi chuyên sản xuất
các sản phẩm đá giao thông, đá xây dựng phục vụ nhu cầu của địa phương và các
vùng lân cận. Trong 39 năm hoạt động, sản phẩm đá của Công ty đã có mặt ở hầu
hết công trình xây dựng lớn của tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của
địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm người lao động.
Công trường khai thác đá ở khu vực Núi Bùi gồm hai bộ phận: Mỏ đá Núi
Bùi và trạm nghiền sàng đá đặt ở chân Núi Bùi thuộc thôn Thịnh Châu, xã Châu
Sơn, Huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
1. Công nghệ và thiết bị khai thác
Từ năm 1962 đến năm 1993 Công ty đã khai thác hết Núi La Mát và tới
năm 1993 trở lại đây Công ty đã chuyển vị trí khai thác đến mở đá Tân Lâm -
Đông Ao, cách La Mat 2km về phía Tây - Nam. Khu vực mỏ đá Tân Lâm - Đông
Ao (còn gọi là Thung Mơ) của Công ty có diện tích được cấp quản lý là 20 ha với
trữ lượng khoảng 10 triệu m3
2. Cơ cấu tổ chức
Công ty đá vối kiện Khê được bố trí như sau:
Có hai hình thức sản xuất là thủ công và cơ giới kết hợp thủ công
- Khai thác thủ công
Công ty đá vôi
Kiện Khê
Các phòng
ban
Ban Giám
đốc
P. Tài Vụ
P. Kinh
doanh
P. Tổ chức
Ban kỹ thuật
P. Vật tư
Đôi khi khí
Các đơn vị sản
xuất
Tổ máy nghiền
Tổ sản xuất cơ
giới
Tổ khoan
Tổ bốc xếp thủ
công
Một số đơn vị sản
xuất trực thuộc
Sử dụng thiết bị, dụng cụ thô sơ được tổ chức ở công trường mới Tân Lâm
với quy mô nhỏ.
- Khai thác cơ giới kết hợp thủ công
Công nghệ khai thác cơ giới kết hợp thủ công bằng ô tô, máy xúc. Bắn đá,
phá đá bằng khoan bắn mìn.
Thiết bị khai thác được thống kê trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Hệ thống thiết bị khai thác
Tên thiết bị Nhãn hiệu Số lượng
Nén khí DK9 của Nga 2
Máy khoan Cby - 100 - YN - 30 2
Máy nổ mìn KTIM - 1 2
Máy xúc UB1414, UB1202 3
Gáy gạt Rumani 2
Ô tô tự đổ Kpaz 256b loại 10 tấn 5
3.Công nghệ và thiết bị chế biến khai thác
- Công nghệ: Chế biến đá trên thiết bị nghiền sàng liên hợp công suất
50m3/h gồm;
- Thiết bị: Công ty có hệ thống thiết bị sau:
+ Mạng trượt: 1 hệ
+ Băng tải xích: 1 cái.
+ Máy đập hàm côg suất 135KVA: 1 cái
+ Sàng chấn động (từ 1 đến 7 KVA, 11KVA) 2 cái
+ Đập trục công suất 2 x 45 KVA: 1 cái.
+ Đập búa công suất 55KVA: 1 cái
+ Băng tải: 11 bộ (dùng thay thế hàng năm).
4. Lao động:
Số cán bộ công nhân v iên của xí nghiệp đến năm 2002 là 124 người đang
làm việc và 23 người nghỉ chờ chế độ, trong đó cí 148 nam và 36 nữ. Năm cao
nhất số lượng cán bộ công nhân viên của xí nghiệp là 776 người.
5. Sản phẩm và doanh thu
Sản phẩm của Công ty gồm: đá hộc, đá 4 x 6 đá 1x 2 (chiếm 75%) đá mạt
chiếm 20 * 25%.
Sản lượng của Công ty được thống kê trong bảng 2.5.
Bảng 2.5 Sản lượng khai thác của Công ty trong những năm gần đây:
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Sản lượng
(100m3)
30 30 30 30 32 44,5 32 55
Doanh thu hàng năm của xí nghiệp hơn 1,9 tỷ đồng, năm 2001 đạt 2,2 tỷ
đồng, năm, 2002 đạt 2,7 tỷ đồng.
2.2.2. xí nghiệp đá phủ lý
Thuộc liên hiệp đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải được thành lập
năm 1985 với tên gọi ban đầu là công trường đá Phủ Lý thuộc tổng cục đường sắt.
Với nhiệm vụ là sản xuất và cung ứng các loại đá hộc, đá dăm làm nền đường sắt
khu vực Nam Sông Hồng dốc xây (Ninh Bình) và đáp ứng nhu cầu của thị trường
trong khu vực về giao thông, đá xây dựng các loại.
Xí nghiệp có 2 khu khai thác: Khu Nam Núi Bùi với diện tích rộng 20 ha đã
được khai thác gần hết. ở khu vực này có trạm nghiền sàng đá, bến bãi và khu văn
phòng của xí nghiệp. Khu khai thác mới thuộc mỏ đá Tân Lâm - Đồng Ao có diện
tích cấp đợt đầu là 4 ha.
1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp như sau:
- Ban giám đốc.
- Các phòng ban chức năng
- 5 đội khai thác
- 1 đội chế biến ( nghiền sàng đá)
- 1 phân xưởng cơ khí
2. Công nghệ và thiết bị khai thác:
Có 2 hình thức là khai thác đá thủ công và khai thác cơ giới kết hợp thủ công.
- Khai thác thủ công
ở Thung Mơ (công trương khai thác cơ giới cũ) công trường phụ khai thác
thủ công chủ yếu sử dụng công nhận hợp đồng, công nhân đã về hưu, con em công
nhân mỏ chưa có việc làm.
- Khai thác cơ giới kết hợp thủ công
Các thiết bị sử dụng để khai thác cơ giới kết hợp thủ công được thống kê
trong bảng 2.6
Bảng 2.6. Hệ thống thiết bị khai thác
Tên thiết bị Nhãn hiệu Số lượng
Ôtô Ben - 4
Máng trượt - 2
Đập hàm 135KW 2
Đập Ro to - 1
Sàng 7KW 2
Băng tải - 8
3. Lao động
Tổng số cán bộ công nhân viên của xí nghiệp đá Phủ Lý hiện nay là 314
người trong đó có 7 kỹ sư, 17 trung cấp, 137 công nhân kỹ thuật, còn lại là lao
động thủ công. Vào thời kỳ cao điểm nhất 1996 - 1998 xí nghiệp có tới 750 lao
động.
4. Sản lượng và doanh thu
Từ năm 1991 trở lại đây xí nghiệp còn mở rộng sản xuất đá các loại đáp
ứng nhu cầu của thị trường. Sản lượng và doanh thu của xí nghiệp được thống kê
trong bảng 2.7.:
Bảng 2.7 sản lượng và doanh thu của xí nghiệp
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001
sản
lượng(m3)
58.871 86.182 116.497 109.860 80.282 90.000
Doanh thu 1.400 2.700 3.200 3.800 4.600 5000
2.2.3. xí nghiệp xây lắp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng
Thuộc Công ty xây dựng Sông Đà 8 được thành lập và bắt đầu hoạt động từ
năm 1962 với tên gọi ban đầu là xí nghiệp đá vôi số 1 thuộc liên hiệp các xí nghiệp
đá, cát sỏi - bộ xây dựng
Xí nghiệp được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là khai thác và chế biến
các loại đá phục vụ nhu cầu về xây dựng và giao thông ở các tỉnh đồng bằng Bắc
Bộ.
Quá trình hoạt động của xí nghiệp trong 35 năm qua đã đạt được hiệu quả
kinh tế - xã hội tích cực và cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm đá các loại, sản
phẩm đá của xí nghiệp có mặt ở nhiều công trình lớn như QL1A, QL21A đường
cao tốc Bắc Thăng Long- Nội Bài.
Từ năm 1962 đến năm 1993 xí nghiệp đã khai thác hết núi La Mát và từ
năm 1993 trở lại đây xí nghiệp đã chuyển vị trí khai thác đến mỏ đá Tân Lâm -
Đồng Ao, cách La Mát 2km về phía Tây Nam.
Khu vực mỏ đá Tân Lâm - Đồng Ao (còn gọi là Thung Mơ) của xí nghiệp
có diện tích được cấp quản lý là 20 ha với trữ lượng khoảng 10 triệu m3.
1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp như sau:
- Các ban quản lý hành chính:
+ Ban kinh tế - kế hoạch
+ Ban tổ chức - hành c hính
+ Ban vật tư - cơ giới.
- Các đơn vị sản xuất gồm:
+ Đội khai thác Tân Lâm.
+ Đội nghiền sàng.
+ Ban vật tư - cơ giới
- Các đơn vị sản xuất gồm
+ Đội khai thác Tân Lâm
+ Đội nghìên sàng
Phân xưởng cơ khí
Đội xây dựng cơ bản
Tổ bảo vệ
2. Công nghệ và thiết bị khai thác
- Công nghệ khai thác
Công nghệ khai thác là thủ công kết hợp cơ giới khai thác cơ giới
+ Khai thác thủ công kết hợp cơ giới.
Sử dụng thiết bị, dụng cụ thô sơ được tổ chức ở công trường mới Tân Lâm
với quy mô nhỏ.
Khai thác cơ giới
Công nghệ khai thác cơ giới bằng ô tô, máy xúc. Bắn đá, phá đá bằng khoan
bắn mìn.
Hệ thống thiết bị
Hệ thống thiết bị được thống kê trong bảng 2.8
Bảng 2.8 Hệ thống thiết bị khai thác của xí nghiệp
Tên thiết bị Nhãn hiệu Số lượng
Nén khí KG 9 của Nga 2
Máy khoan Cb - 100 - YB- 30 2
Máy nổ mìn KIIM - 1 2
Máy xúc UB 1414, UB 1202 3
Gáy gạt Rumani 1
Ô tô tự đổ Kpaz 126b loại 10 tấn 5
3. Công nghệ và thiết bị chế biến
Công nghệ nghiền sàng đá bằng cơ giới.
- Thiết bị nghiền sàng đá liên hợp gồm:
+ Máng trượt: 1 hệ
+ Băng tải xích: 1 cái.
+ Máy đập hàm công xuất 135 KVA: 1 cái
+ Sàng chấn động (1 - 7 KVA, 11KVA): 2 cái
+ Đập trục công suất 2 x 45 KVA: 1 cái
+ Đập búa công xuất 55KVA: 1 cái
+ Băng tải: 11 bộ (dùng thay thế hàng năm).
+ Máy bơm nước: 1 cái
Với hệ thống thiết bị theo thiết kế có khả năng đạt được năng xuất 50m3/h.
Thực tế sản xuất khoảng 30m3/h (70 tấn/h).
4. Lao động
Số cán bộ công nhân viên của xí nghiệp đến năm 1997 là 124 người đang
làm việc và 2 3 người nghỉ chờ chế độ, trong đó có 98 nam và 26 nữ. Năm cao
nhất số lượng cán bộ công nhân viên của xã hội là 776 người.
5. Sản lượng và doanh thu
sản phẩm của xí nghiệp gồm: Đá hộc đá 4 x6 đá 1 x2 (chiếm 75%) đá mạt
chiếm 20 - 2%.
Sản lượng của xí nghiệp được thống kê trong bảng 2.9
Bảng 2.9 sản lượng khai thác của xí nghiệp
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 200 2001
Sản lượng
(100m3)
30 30 30 30 32 44,5 32 55
Doanh thu hàng năm của xí nghiệp hơn 1,5 tỷ đồng năm 1996 đạt 1,7 tỷ
đồng năm 1997 đạt 2,4 tỷ đồng.
2.2.4. Khu khai thác đá của nhân dân địa phương
UBND
cấp đất
Sở công
nghiệp cấp
mỏ
Người đăng
ký sản
xuất
Khai
thác
Nghiền (Máy
nghiền mini
TQ)
Vận chuyển
(thuê ôtô,
xe công
2.2.5. công nghệ khai thác, chế biến đá và hệ thống thiết bị của khu vực kiện khê:
1. Công nghệ khai thác
Các cơ sở thường sử dụng 2 hình thức công nghệ là khai thác thủ công và
khai thác cơ giới kết hợp thủ công.
- Khai thác thủ công:
Là hình thức khai thác bằng sức lao động của con người. Từ nổ mìn phá đá,
đập đá quá cỡ sau đó bốc xúc bằng thủ công và vận chuyển bằng ô tô đến nơi tiêu
thụ. Khai thác thủ công thường được tiến hành ở những vị trí không thể thi công cơ
giới nhằm tận thu tài nguyên ở khai trường vũ hoặc ở những vị trí khai thác cơ giới
kém hiệu qủa. Thông thường công trường nthủ công được tổ chức thành nhiều
nhóm, có hạch toán riêng, mỗi nhóm có thể là một gia đình công nhân hoặc vài ba
gia đình kết hợp.
ở khu vực khai thác đá của nhân dân địa phương: Quá trình khai thác hoàn
toàn bằng thủ công.
Sơ đồ khai thác thủ công được mô tả trong sơ đồ 2.1.
- Khai thác cơ giới kết hợp thủ công.
Là hình thức khai thác dùng máy móc thay thế sức lao động của con người
ở một số khâu chính. Hình thức này được tiến hành ở các cơ sở của nhà nước
nhằm giảm bớt chi phí vận hành máy móc tận dụng sức lao động sẵn có của cơ sở
và tận thu khoáng sản ở những vị trí mà thiết bị cơ giới hoạt động kém hiệu quả.
Pha đá bằng
mìn
Xúc bốc cơ khí
+ thủ công
Đập thủ công
Đập đá quá
cỡ
Ô tô
Mỏ đá
Hình thức này được sử dụng ở các cơ sở khai thác lớn, khai trường rộng. Các bước
khai thác như sau:
Mở moong phá đá bằng khoan nổ mìn, dùng phương pháp cắt tầng và tạo
lớp xiên để tạo khai trường. Trình tự khai thác từ tầng thấp nhất lên tầng cao và
đến một lúc nào đó khai thác lớp xiên từ tầng cao xuống thấp theo thiết kế khai
thác. Sau đó được làm tơi bằng nổ mìn và sự va đập của đá khi rơi xuống tầng thấp
nhất. Tại đây máy xúc hoặc dùng sức người bốc xúc đá lên ô tô vận tải.
Công nghệ khai thác đá bằng cơ giới kết hợp thủ công được mô tả trong sơ
đồ 2.2.
Sơ đồ 2.2. sơ đồ công nghệ khai thác bằng cơ giới kết hợp thủ công
- Sản lượng khai thác qua các năm
Khoan nổ
mìn
Máy gạt Đập thủ
công
Xúc bốc gầu
thuận (hoặc thủ
công)
Nổ mìn
phá đá quá
cỡ
Vận tải ô tô
Nơi tiêu
thụ
Bốc xúc cơ
giới lên ô
tô
Sản phẩm đá
dăm các loại
và đá mạt
Hệ thống
đập
nghiền,sàn
g
Sản phẩm
đá
Mỏ đá
Nơi
tiêu
thụ
Bụi
Bảng 2.3 Sản lượng khai thác qua các năm.
Cơ sở sản xuất 1996 1997 1998 1999 2000 2001 TB/năm
Công ty. đá vôi
Kiện Khê
81000 108000 121000 148500 162000 189000 118.750
XN xây lắp -
SXVLXD
- - 32000 44500 32000 55000 92.045
XN đá Phủ Lý 58.871 86.182 116.497 109.860 80860 100000 40.875
Nhân dân địa
phương
720.000
Tổng 139871 194182 269497 302860 1002860 344000 971.670
Các doanh nghiệp do phải chi lớn hơn, để duy trì bộ máy,bảo dưỡng thiết bị
sản xuất, bảo hiểm lao động, nộp thuế cho Nhà nước, nên khó cạnh tranh với tư
nhân về giá cả và gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
2. Công nghệ chế biến đá
Đối với công nghệ nghiền sàng: Các cơ sở lớn đều trang bị dây chuyền
nghiền sàng liên hợp (sơ đồ 2.3.)
Sơ đồ 2.3. Dây chuyền nghiền sàng liên hợp
Đá thô Máng
trượt
Đập hàm Sàng
rung
Sàng
rung
Đập Rô
to
Sản phẩm
Đá 1x2 Đá 2x4 Đá 4x6 Đá dăm
Sau nghiền sàng, đá được phân cấp thành các loại có kích thước khác nhau:
Đá 1 x2, Đá 2 x4 đá 4 x6 và đá mạt. ở khu vực tư nhân khai thác nhỏ thường trang
bị nghiền mini do Trung quốc sản xuất .
3. Hệ thống thiết bị và lực lượng lao động
Trong khu vực tập trung một số lượng lớn các thiết bị khai thác và chế biến
đá. Số liệu thống kê thiết bị khu vực trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.4 Thống kê thiết bị khu vực khai thác đá Kiện Khê
Tên thiết bị Số lượng thiết
bị
XN Kiện Khê
Số lượng thiết bị
XN đá
Phủ Lý
XN xây lắp
SXKDVLX
Nhân dân
địa
phương
Máy khoan 1 2 1 -50
Máy xúc 2 2 3 Thuê
Dây chuyền nghiền
sàng
2 2 1 0
Ôtô tải 5 4 5 Thuê
Máy nghiền mini - - - >100chiếc
Sản lượng trung nình năm của các cơ sở được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2.5. sản lượng trung bình của các cơ sở trong khu vực
Tên cơ sở
Sản phẩm
Đá dằm Đá hộc Tổng
Tấn % Tấn % Tấn %
Công ty. đá vôi Kiện Khê 23750 20 95000 80 118,750 100
Xí nghiệp xây lắp - SXVLXD 18409 20 73636 80 92.045 100
Xí nghiệp đá Phủ Lý 6131,25 15 34743,75 85 40.875 100
Nhân dân địa phương 432000 60 288000 40 720.00 100
Tổng 480290,2 491379,75 971.670 100
Lực lượng lao động khai thác đá trong khu vực được thống kê trong bảng
sau:
Bảng 2.6. Lực lượng lao động khai thác trong khu vực nghiên cứu
Cơ sở sản xuất Số người Lao động
trực tiếp
Lao động gián tiếp
Công ty đá vôi Kiện Khê 117 80% 20%
Xí nghiệp Xây Lắp - SXVLXD 124 85% 15%
Xí nghiệp đá Phủ Lý 314 85% -
Khai thác tự do -1000 -100% -
Tổng 1555 -
Trong khu vực có lực lượng lao động lớn cùng với hệ thống dây chuyền sản
xuất liên hợp hàng năm đã tạo ra một khối lkượng sản phẩm khổng lồ. Vì vậy, mức
độ tác động của hoạt động khai thác và chế biến đá tới môi trường kinh tế - xã hội,
môi trường sinh thái cảnh quan, cũng như môi trường lao động là rất lớn.
Chương 3
Đánh giá tác động môi trường của các hoạt động khai thác và chế biến đá
Hoạt động khai thác và chế biến đá trên quy mô lớn ở khu mỏ đá vôi đã ảnh
hưởng sâu sắc đến môi trường vật lý, môi trường sinh thái và môi trường kinh tế
xã hội của khu vực.
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác đá bao gồm:
chất thải rắn, bụi và khí thải công nghiệp
3.1. các lại chất thải và khả năng gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai
thác.
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong khai thác và nghiền sàng đá nêu
trong bảng 3.1.
Bảng 3.1 Các nguồn ô nhiễm môi trường do khai thác đá.
TT Loại
chất
thải
Nguồn phát
sinh
Đặc điểm và mức độ gây ô nhiễm
(1) (2) (3) (4)
1
Bụi
Khoan lỗ mìn Phạm vi phát tán hẹp, gây ô nhiễm môi trường
lao động
Nổ mìn phá
đá
Không liên tục (2 - 3 ngày 1 lần). Nồng độ bụi
lớn, khả năng phát tán rộng, xa
Bốc xúc đá
thô
Mức độ tác động không lớn, bụi thô lắng ảnh
hưởng trực tiếp tới người lao động
Nghiền sàng Lương bụi rất lớn, có khả năng phát tán nhanh
theo chiều gió. Mức độ tác động lớn, liên tục
theo thời gian
Vận chuyển Bụi cuốn theo do xe. Mức độ tác động lớn diện
tích phát tán rộng
1 2 3 4
2 Tiếng ồn rung Khoan đá, nổ mìn Tác động chủ yếu tới người lao động
trực tiếp(công nhân khoan)
3 Khí thải Hoạt động của các
động cơ, ô tô VT
Tác động lớn ở khai trường và dọc theo
đường giao thông
4 Chất thải Rắn
CN
Độg cơ chạy xăng
dầu, ô tô VT
Mức độ tác động nhẹ tới môi trường
khôngkhí do nồng độ thấp không gian
phát tán rộng
5 Chất thải SH Đất phủ, đá thải Gây ô nhiễm đất xung quanh khai
trường, trên bến bãi và sân công nghiệp
mức độ nhẹ do được xử lý liên tục (làm
đất san nền)
Rác thải, nước thải Mức độ tác động nhẹ do thải phân
tán,khối lượng ít
Qua bảng trên, có thể thấy nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
trong khai thác đá chủ yếu là do bụi phát sinh từ các hoạt động khai thác, nghiền
sàng và vận chuyển gây ra.
3.1.2. tải lượng chất thải
Khối lượng chất thải của toàn khu vực được tính dựa trên sản lượng hàng
năm của khu vực (bảng 2.5) và hệ số ô nhiễm tương ứng (theo WHO)
1. Chất thải rắn:
- Chất thải công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp trong khai thác và gia công đá bao gồm:
+ Đất, đá phong hoá, đá kẹp, đá loại. Tỷ lệ chất thải này phụ thuộc vào điều
kiện địa chất của đất đa và loại sản phẩm. Theo số liệu thống kê của xí nghiệp
chiếm khoảng 10% tổng sản lượng đá khai thác.
+ Đá mạt: dạng thải đá mạt chiếm 10% sản lượng đá đưa vào nghiền sàng.
+ Chất thải rắn công nghiệp hàng năm của các cơ sở thống kê ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Chất thải rắn công nghiệp hàng năm của các cơ sở trong khu vực
nghiên cứu
Tên cơ sở sản xuất Sản lượng trung
bình (m3/năm)
Tải lượng chất thải
rắn (m3/năm)
Tỷ lệ chất thải
Xí nghiệp xây lắp
SXKD - VLXD
Đá thải: 9204,5 0,1
92045 Đá mạt: 18409 0,2
Tổng: 27613,5
XN đá Phủ Lý
40875 Đá thải: 4087,5 0,1
Đá mạt: 8175 0,2
Tổng: 12262,5
Công ty đá vôi Kiện Khê 118750 Đá thải: 11875 0,1
Đá mạt: 23750 0,2
Tổng: 35625
Nhân dân địa phương
Biện pháp xử lý chất thải rắn hiện nay là: Đất đá phong hoá, đá kẹp bán làm
vật liệu san nền, còn đát mạt sử dụng làm vật liệu đúc gạch khôngnung, cát xây
dựng.. Vì vậy tác động do đất đá thải tới môi trường không đáng kể.
- Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt không tập trung ở khu vực trụ sở của các cơ sở khai
thác, rác thải được thu gom và định kỳ đưa đi chôn lấp hoặc đốt, còn nước t hải,
chất thải lỏng cũng được thu gom xử lý sau đó cho ngấm tự nhiên xuống đất hoặc
thải ra chỗ trũng như ao hồ hoặc sông Đáy. Cho nên tác động của chúng tới môi
trường khu vực là không đáng kể.
2. Tải lượng bụi
Kết quả tính tải lượng bụi do khai thác và vận chuyển đá của khu vực nêu ở
bảng 3.3. Hệ số ô nhiễm lấy t heo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới
( WHO) khối lượng khai thác hàng năm tính trung bình 5 năm trở lại đây
Bảng 3.3. Tải lượng bụi do khai thác và vận chuyển đá
TT Các dạng hoạt động Khối lượng Hệ số ô nhiễm Tải lượng bụi
1 Khoan, nổ mìn 971670 0,4 388668
2 Bốc xếp và vận chuyển 1166004 0,17 198220,68
3 Nghiền sàng 971670 0,46 446968,2
4 1033856,88
(ghi chú:) Trường hợp có tưới ẩm thường xuyên, hệ số ô nhiễm giảm một
nữa
3. Khí thải:
Các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra do vận hành các thiết bị khai thác,
vận chuyển đất đá gồm bụi khói, SO2, NO2, CO2, CO,…
Tải lượng các chất ô nhiễm trong khi thải được tính toán như sau:
Lượng đá dăm và đá hộc của 3 doanh nghiệp là: 251670 (m3/năm).
Lượng đá do nhân dân khai thác là: 720000 (m3/năm).
Lượng đá mạt chiếm 20% sẽ là:
(251670 + 720000) x 20%= 194334 (m3/năm).
Vậy tổng lượng đá khai thác trong khu vực là:
194334 + 251670 + 720000 = 4466044 (m3).
Mà thể trọng trung bình của đá là 1,6 (tấn /m3).
Vậy: 1166044 x 1.6 = 186506 (tấn).
Giả sử trọng tải xe là 7 tấn thi số chuyến xe phải chở trong 1 năm là:
1865606: 7 = 266515 (chuyến).
Quãng đường mỗi chuyến mà xe phải chạy là 20km.
Tổng quãng đường mỗi chuyến đá trong 1 năme là;
266515 x 20 = 5330300 (km).
Theo WHO tải lượng các khí thải trung bình của khu vực trong 1 năm như
sau:
Bảng 3.4. Tải lượng khí thải trung bình của khu vực trong
một năm
Loại khí thải Tải lượng khí thải với 100km
vận chuyển (kg)
Tải lượng khí thải trung
bình năm của khu vực (kg)
Muội khói 0,9 4797.27
SO2 4.76 25372.228
CO 18.2 97011.46
NOx 10.3 54902.09
THC 4.2 22387.26
3.2. Mức độ tác động của sản xuất đến môi trường
3.2.1. tác động tới môi trường đất
Các công trường khai thác và chế biến đá ở Kiện Khê tập trung ở khối núi
đá phía Tây Nam thị xã gần Núi Bùi, Thung Mơ rộng 20 và cánh Tây của khối núi
xung quanh Thung Mơ (mỏ Đồng Ao) rộng 4ha (gồm cả các khu văn phòng, trạm
nghiềm sàng nhưng khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác đá có thể rộng
tới hàng ngàn ha).
Những tác động chính của quá trình khai thác và nghiền sang đá đến môi
trường đất là:
- Làm thay đổi địa hình tự nhiên và thay đổi mặt bằng khu vực.
- Chiếm dụng lâu dài diện tích núi đá, sử dụng vào mục đích sản xuất đá.
- Đổ thải gây ô nhiễm môi trường đất xung quanh khai trường.
Địa hình khu vực Núi Bùi trước 1956 là các khối đá vôi có độ cao vài trăm
mét nổi lên giữa đồng bằng. Trên diện tích đã khai thác xong được đang sử dụng
làm sân bãi và trạm nghiền sàng. Trên thực tế, một khối lương jlớn đá đã và đang
được chi chuyển khỏi vị trí cân bằng tự nhiên của nó. Trong tương lai, cả một vùng
rộng lớn trở thành khoảng trống.
Với tốc độ khai thác hiện nay, sản lượng trung bình hàng năm của cả khu
vực là 1166004 m3 và chiều cao của núi đá trung bình là 150 m thì cứ 10 năm khai
thác sẽ làm biến mất 46640160m3 diện tích núi đá.
Khối lượng các chất thải rắn tuy lớn nhưng được sử dụng hầu hết làm vật
liêu san nền nên tác động tới môi trường đất là khống đáng kể.
Những thay đổi về địa hình cảnh quan do khai thác đá ở khu vực này với sự
biến mất dần của các núi đá là rất rõ rệt mặc dù chưa có những số liệu cụ thể và tất
yếu ảnh hưởng tới điều kiện vi khí hậu của vùng núi Kiện Khê và các khu vực lân
cận, vì cùng với nó là sự thay đổi về hướng và tốc độ gió, cơ cấu dòng chảy, điều
kiện tập trung nước, độ ẩm, nhiệt độ không khí, lượng bốc hơi, lớp phủ thực vật.
3.2.2. tác động đến môi trường nước
Sự vắng mặt dần của các khối đá vôi trong khu vực có ảnh hưởng tới nguồn
nước trong khu vực. Khi các khối núi dần dần bị khai thác hết, nước mưa nhanh
chóng chảy tràn mặt đất và thoát t heo các dòng chảy khu vực ra sông Đáy. Lượng
nước cònlại trong các hồ nước (do khai thác đá tạo nên) không lớn, một phần bị
bay hơi vào mùa khô cũng làm thay đổi cân bằng nước khu vực. Thêm vào đó là
những biến đội về thành phần hoá học nước do tăng quá trình hoà tan các khoáng
vật trong đất đá. Sự thay đổi về môi trường nước còn dẫn đến những thay đổi về hệ
sinh thái khu vực.
1. Tình hình sử dụng nước của khu vực
Như trong phần 2.1. đã trình bày, các nguồn nước ở khu vực mỏ đá gồm có
nước mặt và nước dưới đất. Nước sử dụng chủ yếu vào các mục đích sau:
- Nước mặt sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt.
- Nước mưa và nước ngầm sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt
Quá trình sản xuất đá sử dụng rất ít nước, và hầu như không có nước thải.
2. Tác động đến môi trường nước do quá trình khai thác đá:
Các kết quả nghiên cứu từ các báo cáo đánh giá tác động đến môi trường
cho thấy có những tác động chính sau đây:
- Thay đổi diện tích phân bố và dòng chảy của nước mặt, nước ngầm do
khai thác đá làm thay đổi địa hình và mặt bằng công nghiệp: Khu vực này trước
đây là núi đá với các dòng suối nhỏ đóng vai trò thoát nước mưa ra sông Đáy Sau
thời gian khai thác đá, một số khối núi bị san phẳng và đã tạo nên nhiều hố khai
thác sâu, làm biến đổi địa hình, dẫn tới làm thay đổi diện tích tập trung nước, làm
tăng nguồn nước mặt dự trữ, lượng bốc hơi, độ ẩm không khí và hướng dòng chảy
của dòng mặt….
- Làm biến đổi một số chỉ tiêu hoá - lý và vi sinh của nước mặt và nước
dưới đất: việc khai thác, đập, nghiên cứu đá làm tăng khả năng hoà tan của đá vôi,
có thể làm biến đổi một số chỉ tiêu về t hành phần hoá học của nước ở các hồ, suối
gần khu khai thác và sản xuất (Tổng khoáng hoá, độ cứng, và anion
CO3…HCO3…)
Kết quả phân tích thành phần hoá học nước nêu trong bảng 3.5. cho thấy
những tác động biến đổi thành phần hoá lý của nước do khai thác đá là không đáng
kể.
Bảng 3.5. Thành phần hoá học nước mặt khu vực Châu Sơn
Kiện Khê.
Chỉ tiêu Đơn
vị
tính
Nước mặt
khu La Mát
Nước hồ khu
dân KT đá
Nước sông
Đáy
Nước ao
nhà thờ La
Mát
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
pH mg 8,1 7,88 7,15 7,27
SS Mg 9,0 10,0 17,0 33,0
Ca++ Mg 18,35 18,35 7,82 18,34
Mn++ Mg 0,007 0,01 0,05 0,075
Na+ + K+ Mg 2,17 4,3 7,05 10,43
Fe++ Mg 0,236 0,073 0,32 0,925
Cl- Mg 4,26 6,248 7,952 7,579
HCO3 Mg 75,39 54,83 0 6,85
SO4 8,93 12,09 8,72 4,70
kh. Hoá 248 160 191 226
Độ cứng TP 0,250 0,21 0,12 0,18
Độ cứng VV 0,110 0,08 0 0,01
Độ cứng TT 0,140 0,13 0,12 0,17
Mẫu nước do Trung tâm TCĐLCL 1 - Hà Nội phân tích.
3.2.3. Tác động tới môi trường không khí:
1. Trong khu vực khai thác đá:
Trong quá trình khai thác đá, lượng bụi chủ yếu được tạo ra từ các khâu nổ
mìn, bốc xúc và vận chuyển.
+ Bụi do khoan lỗ mìn.
Khoan lỗ nổ mìn được thực hiện bằng búa khoan, tạo ra một lượng bụi phát
tán ra xung quanh lỗ khoan. Do bụi đã có tỷ trọng nên thường chỉ gây tác động
trong vòng bán kính 3 - 5m đối với công nhân thao tác máy. Trong trường hợp
không có chụp cản bịu lắp vào cần khoan và bản thân công nhân khoan không sử
dụng khẩu trang trong lúc thao tác máy trong suốt thời gian khoan, bụi có thể gây
nên những tác hại đáng kể đến người công nhân.
+ Tác động của bụi khi nổ mìn:
Bụi do nổ mìn tồn tại trong vài chục phút sau khi nổ, tuỳ thuộc vào tốc độ
gió ở thời điểm nổ mìn và có thể phát tán trên một diện tích rộng. Theo kết quả đo
đạc được thực hiện ngay sau khi nổ mìn (bảng 3.6) cho thấy nồng độ bụi sau nổ
mìn, vượt quá TCCP nhiều lần trong khoảng 1.000m tính từ vị trí nổ mìn theo
chiều gió.
Bảng 3.6. kết quả đo hàm lượng bụi phát tán khi nổ mìn
(Lượng thuốc nổ 90kg)
Khoảng cách(m) 200 300 500 1000
Hàm lượng bụi
(mg/m3)
>20,00 16,79 11,78 3,0
Quá trình phát tán bụi phụ thuộc vào các yếu tố sau: chiều cao nổ: lượng
thuốc nổ, điều kiện về thời tiết lúc phát nổ như tốc độ gió, hướng gió.
Bụi nổ mìn ở khu vực khai thác Núi Bùi có khả năng phát tán bụi rất lớn, có
thể lan toả đến khu vực xung quanh đường QUảN Lí 21A theo chiều gió Đông
Bắc.
+ Tác động của bụi do vận chuyển đất đá:
Lượng xe vận chuyển trên đường rất lớn. Theo số liệu đo đếm tại hiện
trường, trung bình có khoảng 192 xe tải và 45 xe công nông qua lại khu vực Kiện
Khê để chuyên chở đá. Mật độ xe qua lại ở khu vực này, còn cao hơn cả trên QL
1A. Vì vậy mặc dù từ năm 1995, một số đường lớn trong khu vực và đường giao
thông mỏ đã được cải tạo, nâng cấp và nhựa hoá, nhưng nồng độ bụi phát tán do
giao thông vẫn cao và liên tục
Các nguồn gây bụi giao thông gồm: bụi phát tán từ thùng xe chở sản phẩm,
đặc biệt là các xe không được che bạt chống phát tán bụi, bụi do xe chạy cuốn
theo: bụi bổ sung từ các nguồn khác do gió…
Trong thực tế, do hướng gió chủ đạo giữa các mùa và vận tốc gió khác
nhau, đặc điểm địa hình khu vực, nên mức độ phát tán bụi theo thời gian và không
gian cũng khác nhau.
Về mùa khô, có hướng gió chủ đạo là ĐB - TN, vì vậy bụi do vận chuyển
đá gây tác động chủ yếu tới môi trường khu vực dân cư ở Thôn La Mát, nằm cách
khu vực mỏ đá 300m về phía TN.
Ngược lại ,về mùa mưa, hướng gió chính theo hướng ĐN - TB, lượng mưa
lớn, độ ẩm cao nên tác động của bụi đến môi trường giảm đáng kể: các khu dân cư
ở phía TB nằm xa khu khai thác (cách hơn 1000m) nên tác động của bụi đến cộng
đồng dân cư là không đáng kể.
Các số liệu đo hàm lượng bụi ở khu vực khai thác trong bảng 3 - 9 và 3 - 10
cho thấy: Bụi chủ yếu chỉ ảnh hưởng tới những người lao động trực tiếp trong khu
vực khai thác.
Lượng bụi phát tán ra xung quanh khu mỏ ở khoảng cách vài trăm mét
thường thấp hơn TCCP. Trên đường vận chuyển, lượng bụi do giao thông thường
xuyên vượt quá TCCP vài lần. Bụi giao thông không những ảnh hưởng trong khu
công nghiệp mà còn gây tác động tới dân cư trong vùng, đặc biệt là dân cư nằm sát
2 bên đường trong khoảng 300 - 500m.
- Tác động của tiếng ồn.
Tiếng ồn chủ yếu sinh ra do các hoạt động sau:
+ Hoạt động của khoan đá, nổ mìn.
_ Hoạt động của các loại động cơ có công suất lớn như máy xúc, máy gạt,
máy ủi.. hệ thống nghiền sàng liên hợp, các máy nghiền mini.
+ Bốc xúc, vận chuyển đá bằng cơ giới.
+ Từ các khu khai thác lân cận.
Giá trị trung bình và thường xuyên về tiếng ồn trên đương vận tải khu vực
từ 70 - 92 dba. Lúc nổ mìn, tiếng nổ tức thời tại khai trường đạt tới trên 100 dba.
Các số đo về tiếng ồn ở khu vực khai thác đá (bảng 3 - 9) hầu hết đều nằm trong
TCCP đối với môi trường công nghiệp.
2. Tác động môi trường do quá trình nghiên sàng đá:
- Tác động của bụi
Công nghệ gia công đá gồm đập, xay, nghiền, sàng phân cấp, đổ đống, xúc
bốc sản phẩm. Quá trình sản xuất đá đã phá vỡ cấu trúc của đá và tạo ra một lượng
hạt đá nhỏ từ vài um đến dưới 1um (bụi lơ lửng) có khả năng phát tán trong khí
gây ô nhiễm môi trường.
Kết quả khảo sát và đo đạc thực tế về nồng độ bụi ở các khu vực đặt trại
nghiền sàng đá ( bảng 3.7) cho thấy.
+ Khi lặng gió, lượng bụi tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất, gây ô
nhiễm nặng diện tích có bán kính 80 - 100m2. chủ yếu tác động gây ô nhiễm môi
trường lao động.
Khi có gió, nhất là vào mùa khô, gió ĐB tới cấp 2 -3 lượng bụi đá này có
thể phát tán ra xa theo gió tới 200 - 300 m và gây ô nhiễm khu vực đường 21A,
khu văn phòng các xí nghiệp và thôn La Mát.
+ Cần nhấn mạnh rằng, các cơ sở chế biến đá trong vùng cùng hoạt động
một lúc. Vì vậy, không khí vực này bị ô nhiễm rất nặng.
- Tác động của tiếng ồn.
Các động cơ, các thiết bị nghiền sàng đá, ô tô, máy xúc hoạt động trong khu
vực trạm nghiền sàng đá đã gây ra mức ồn cao thường xuyên trong khu vữc. Giá trị
tiếng ồn đo được thường giao động từ80 - 110 dba. ở khu vực xa đường giao thông
và khu sản xuất thường ở vào khoảng 75 89 dba ( (bảng 3.7).
Mức ồn cao thường xuyên có tác động tới sức khoẻ người lao động và nhân
dân trong vùng với các biểu hiện sau:
+ Gây hiện tượng mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, khó chịu thường xuyên
đối với người lao động.
+ Gây mất tập trung đối với người qua đường, nên tai nạn ô tô tăng cao.
Nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn chính trong khu vực này là hoạt động
của quá trình nhều phương tiện giao thông như các loại xe công nông và các loại
xe có trọng tải lớn, không còn đủ tiêu chuẩn vận hành.
Bảng 3.7. Hàm lượng bụi và tiếng ồn ở khu vực Kiện Khê
TT Vị trí đo Bụi
(mg/m3)
Tiếng ồn Ghi chú
Ngoài đồng xã Châu Sơn 1,2 75
Cách cầu Độ Xá 200m 1,2 70 - 85
Đối diện trạm bơm Châu Sơn 1,2 85 - 92
Cổng nhà máy xi măng Kiện Khê 0,64 85 - 90 Không có xe qua
Ngã ba rẽ đi Đồng Ao 0,4 75
Đối diện chợ Châu Sơn 4,68 80 - 95
Cổng trạm nghiền nhà máy XLSKD
VLXD
4,5 85 - 92
Khu dân cư 0,28 - 0,3 85 - 92
Công cảng Kiện Khê
Cổng cảng Kiện Khê
1,9
4
80
90
Khu vực trạm nghiền sàng đá
Cách trạm 20m
Cách trạm 30m
Cách trạm 50m
Cách trạm 100m
8,73
6,02
3,78
2,40
85 - 90
83- 87
77 - 80
72 - 75
Tây núi Bùi
Cách máy nghiền 10m
Cách máy nghiền 80m
Cách máy nghiền 10m
Cách máy nghiền 10m
5,58
3,96
2,07
7,2
85 - 90
80 - 82
80 - 82
Đông Ao
Cách máy khoan 15m
288
80-82
Theo gió
Lúc máy khoan không làm việc
Chung toàn khu
Cách máy nghiền đá 5m
Cách máy nghiền đá 50m
Cách máy nghiền đá 100m
Cách máy nghiền đá 200m
0,54
1,08
8,7
6,3
4,23
2,8
75 - 85
75 - 80
75 - 80
75 - 80
75 - 80
Theo gió
- Tác động của khí thải
Khí thải do khai thác và chế biến đá là các l oại khí CO, CO2, SO2.. chủ yếu
do đốt cháy xăng, dầu của các động cơ, phương tiện vận tải cơ giới và một phần
nhỏ do nổ mìn, chú ý rằng trong khu vực có rất nhiều xe công nông và xe chạy dầu
hoạt động. Tải lượng khí thải phát tán môi trường rất lớn (bảng 3.3.) Nhưng ở hiện
trường do điều kiện phát tán lớn nên nồng độ các chất độc hại đo được ở hiện
trường không cao.
Lượng khí thải phát tán do nổ mìn nhanh chóng phát tán vào môi trường,
trong không gian rộng. Nhìn chung, lượng khí thải trong không khí ở khu vực này
cao hơn các khu vực khác, nhưng còn nằm trong giới hạn cho phép đối với khu
công nghiệp, chưa ảnh hưởng tới khu vực dân cư. Đối với các khu vực dân cư mới
nằm sát đường, tác động của khí thải là đáng kể và không thể tránh khỏi, vì vậy địa
phương cần có những điều chỉnh và quy định rõ ràng về quy hoạch đất ở trong
vùng sản xuất công nghiệp này để bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.
Việc khai thác và sản xuất đá trong khu vực đã gây ra những ảnh hưởng lớn
tới môi trường vật lý khu vực trong đó môi trường không khí chịu tác động mạnh
mẽ của bụi, tiếng ồn và khí thải, đặc biệt là đối với khu dân cư ở sát đường giao
thông, khu vực khai trường, khu vực nghiền sàng đá. Các nguồn ô nhiễm này do
nhiều cơ sở lớn và hơn 100 tổ hợp tư nhân cùng tham gia khai thác và vận chuyển
đá gây ra.
3.3. Tác động môi trường sinh thái - cảnh quan
Cũng như đối với môi trường đất, môi trường sinh thái- cảnh quan là một
trong những thành phần môi trường bị tác động nặng do khai thác đá. Tuy nhiên,
không thể xem xét tác động môi trường sinh thái cảnh quan do riêng đơn vị nào
gây ra mà phải xem xét tổng thể do hoạt động của các đơnvị khác cùng đóng trên
địa bàn. Hoạt động khai thác đá liên tục của nhiều cơ sở sản xuất đá trong nhiều
năm qua đã làm thay đổi đáng kể địa hình và sinh thái cảnh quan khu vực. Có 2
khối núi đá vôi lớn đã bịn biến mất hoàn toàn. Các khối núi khác đang bị phá huỷ,
với tốc độ nhanh. Ước tính trong khoảng 50 năm tới, các khối núi đá ở đây có thể
bị biến động đáng kể hoặc san phẳng, và điều đó tất yếu dẫn đến những thay đổi về
vị khí hậu, sinh thái - cảnh quan khu vực.
Nhưng tác động của việc sản xuất đá tới môi trường sinh thái - cảnh quan
bao gồm:
- Phá huỷ địa hình, xâm hại cảnh quan núi đá vôi trên 1 phạm vi rộng lớn
hàng ngàn ha.
- Làm biến đổi hệ sinh thái núi đá vô do sự thay đổi về hình dạng địa hình,
nguồn nước và điều kiện vi khí hậu của khu vực.
Trên diện tích này hầu như không có hoạt động kinh tế nào khác ngoài khai
thác và nghiền sàng đá. Hầu hết lớp phủ thực vật trong khu vực đang dần dần bị
phá huỷ đến hết và đồng thời với nó là một hệ sinh thái và cảnh quan mới được
hình thành với sự chuyển đổi từ điều kiện rừng núi sang điều kiện đồng bằng,
thung lũng. Hệ động, thực vật của núi đá được thay thế bằng các sinh vật thuỷ sinh
trong các hồ nước mới tạo thành.
Những biến đổi này, tuy chậm chạp nhưng là nghiêm trọng và khó khắc
phục. Hiện nay, đi trên QL 1A không còn nhìn thấy cảnh quan của các khối núi đá
vôi với lớp phủ thực vật đặc trưng của nó, mà thay vào đó là những khoảng trống
đang bị hoang hoá hoặc các sờn núi đang bị phá huỷ nham nhở với quy mô ngày
càng rộng và tốc độ ngày càng nhanh. Đây là một sự đánh đổi đắt giá giữa mục
tiêu kinh tế với cảnh quan môi trường. Nxx cảnh quan núi đá sẽ mất đi vĩnh viễn,
không thể tái tạo.
3.4. Tác động môi trường kinh tế xã hội
Một trong những tác động môi trường đáng lưu ý ở các khu vực khai thác
và chế biến khoáng sản là môi trường kinh tế xã hội. Sự xuất hiện, tồn tại và phát
triển các hoạt động khoáng sản dẫn tới những biến đổi đáng kể trong cơcấu kinh tế
xã hội như: dân số lao động, thị trường khoáng sản, an ninh… Trong đó có những
tác động tích cực và tác động tiêu cực.
ở khu vực Kiện Khê nói chúng và ở các mỏ đá nói riêng, thực trạng môi
trường kinh tế xã hội bị tác động cụ thể như sau:
3.4.1. thay đổi cơ cấu lao động địa phương
Trước khi có mỏ đá, lực lượng lao động địa phương chủ yếu làm nghề
nông, thu nhập chính dựa vào sản lượng nông nghiệp hàng năm, mức sống thấp,
thu nhập bình quân đầu người quy ra thóc chỉ khoảng 80 - 100kg/ tháng (theo báo
cáo ĐTM ở Châu Sơn - Kim Bảng - Hà Nam của xí nghiệp đá Phủ Lý).
Trước những 1970, nhu cầu về đá chưa lớn, số lao động địa phương tham
gia khai thác đá chỉ chiếm khoảng 2 - 3% lao động. Từ 1970 - 1980 trở lại đây,
cùng với nhu cầu nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, đá vối trở thành một khoáng
sản thiết yếu dùng để sản xuất VLXD như: sản xuất xi măng, nung vôi, đá giao
thông, đá xây dựng.. .vì vậy, thị trường đá vôi ngày càng trở nên sôi động. Thêm
vào đó, chính sách mở cửa đối với các hoạt động kinh tế của Nhà nước đã tạo điều
kiện thuận lợi cho người lao động tham gia tích cực trong việc khai thác và chế
biến đá. Số người lao động tham gia khai thác đá vôi ở địa phương ngày càng tăng,
từ 10 - 20% vào cuối những năm 1970, đến nay có trên 80% số hộ gia đình địa
phương có người tham gia khai thác, chế biến đá.
Với đặc điểm đồng trũng, diện tích nông nghiệp chia theo đầu người không
cao, mỗi năm chỉ có một vụ lúa, thu nhập thấp, nhân dân địa phương đã chuyển đổi
sang nghề sản xuất đá vôi với nhiều hình thức khác nhau. Hầu hết hệ thống thiết bị
của quốc doanh không thể hoạt động hết công suất thiết kế mà phải sản xuất cầm
chừng theo lượng bán ra. Còn khu vực khai thác của tư nhân thì làm không kịp
bán. Thực trạng này đã kéo dài từ nhiều năm nay, khiến cho một số Công ty đang
đứng trước nguy cơ phải đóng cửa vì lỗ vốn.
Đối với hình thức cai thầu: các cai thầu bỏ vốn, đầu tư cho một số cá nhân
mua máy, thuê người làm và bán sản phẩm cho nhà thầu, trừ dần vào vốn đầu tư.
Giá bán ra từ khu vực này bằng 3/4 gĩưa các xí nghiệp quốc doanh bán ra và do
nhà thầu điều chỉnh. Vì vậy, các cơ sở quốc doanh luôn phải đứng trước một khó
khăn lón về tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay trong vùng đá vôi Kiện Khê có tới trên
100 máy nghiền đã mini, hoạt động trung bình 15giờ/ ngày. Theo tính toán, lực
lượng lao động này có khoảng hơn 1000 người, sản lượng trung bình đạt trên
2.000 tấn đá thành phẩm trong một ngày.
Nghề khai thác đá từ nhiều năm nay thực sự đã góp phần nâng cao mức
sống của nhân dân trong vùng. Mặc dù lao động nặng nhọc, nhưng t hu nhập bình
quân đầu người có thể đạt 200 - 300 ngàn đồng/ tháng, gấp nhiều lần so với sản
xuất nông nghiệp.
3.4.2. gia tăng dân số cơ học
Sự có mặt của các cơ sở khai thác và chế biến đá trong khu vực trong nhiều
năm nay đã góp phần làm tăng dân số của địa phương, đó là số cán bộ công nhân
viên từ nơi khác đến làm việc, một số thân nhân, họ hàng của công nhân mỏ cũng
di cư tới để làm nghề khai thác đá. Sau nhiều năm sinh sống ở mỏ con số này lên
tới hàng ngàn người. Sự gia tăng dân số tất yếu dẫn đến những nhu cầu về y tế,
giáo dục, kinh tế, xã hội… mà không thể đáp ứng được trong một thời gian ngắn.
3.4.3. phát triển các ngành dịch vụ
Liên quan tới sự gia tăng dân số là một loạt các ngành dịch vụ phát triển.
Đó là các nghề sửa chữa máy móc, phương tiện giao thông; buôn bán nhỏ; các dịch
vụ về văn hoá, sinh hoạt như băng hình, tạp hoá, may mặc, ăn uống.
Các ngành dịch vụ này góp phần đáng kể vào việc nâng cao mức sống của
nhân dân, giải quyết một phần nhu cầu về việc làm của người lao động. Tuy nhiên
cũng cần lưu ý tới mặt trái của nó là những tác động tới môi trường kinh tế và tình
trạng an ninh khu vực và sự phát triển các hoạt động văn hoá không lành mạnh
như cờ bạc, rượu chè.. .ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của cộng đồng. Sự có
ặmt của các cơ sở sản xuất đá trong khu vực đã tạo nên những thay đổi lớn về lực
lượng lao động trong khu vực. Hàng ngàn người làm nghề khai thác đá và sản xuất
VLXD, trong đó, mỗi xí nghiệp quốc doanh có trên 100 người, dân khai thác tự do
hàng ngày có trung bình từ 1000 - 1200 người làm cho mật độ lao động tập trung
cao, cùng với việc quản lý tài nguyên lỏng lẻo và thiếu kế hoạch đã tạo nên những
tác động đáng kể tới môi trường kinh tế khu vực: cạnh tranh bạn hàng, tăng các
nhu cầu về bảo hiểm xã hội (chăm sóc sức khoẻ, đời sống cộng đồng…) phát triển
các hiện tượng mất an ninh trật tư trị an, gia tăng tệ nạn xã hội, các tai nạn lao
động và giao thông.
Khu vực khai thác tư nhân đã góp một phần đáng kể trong việc làm tăng
những biểu hiện tiêu cực trên.
3.5. tác động môi trường lao động
Bụi và tiếng ồn là những yếu tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất tới môi
trường lao động ở khu vực mỏ. Lượng bụi do được tại các vị trí làm việc của công
nhân thường trên 10mg/m3, vượt quá TCCP đối với khu công nghiệp.
Trên thực tế, do thường xuyên làm việc trong điều kiện nắng nóng, chỉ một
số công nhân đứng gần nguồn bụi mới dùng cụ bảo hộ lao động cá nhân như khẩu
trang, mũ găng tay…
Số công nhân bốc xếp đá hộc hầu như không dùng găng tay nên các va
chạm gây trầy xước, chảy máu tay thường xảy ra.
Đáng chú ý là ở các khai trường, các công nhân khoan, nổ mìn, làm việc ở
độ cao hàng trăm mét vách núi, trong điều kiện nắng, nóng tiếng ồn à bụi liên tục
phát ra từ máy khoan. Phần lớn những công nhâ này ngại sử dụng dây an toàn
(mặc dù có trang bị) nên rất nguy hiểm đến tính mạng.
3.6. tai nạn lao động, rủi ro môi trường thiên tai
Các tai nạn đã và có thể xảy ra trong vùng khai thác đá gồm có:
Đát trượt, lở đè vào người.
- Điện giật.
- Tai nạn do đá vưng khí nổ mìn.
- Tai nạn do ngã từ trên cao xuống khi thao tác nổ mìn, khoan đá, cạy đá…
- Một số rủi ro do sự cố kỹ thuật, chập điện, hỏng xe đột ngột…
- Tai nạn giao thông.
Trong những năm qua, trong khu vực khai thác đá Phủ Lý đã xảy ra nhiều
tai nạn do ngã, đá trượt và tai nạn giao thông làm chết người, nhất là ở khu vực
nhân dân địa phương khai thác. Nguyên nhân của các vụ tai nạn này là do khai
thác không đúng kỹ thuật và không tuân thủ các nguyên tắc về an toàn lao động.
Thiên tai xảy ra trong khu vực gồm thường là tình trạng ngập lụt đài ngày
vào mùa mưa và những đợt mưa kéo dài làm đình trệ sản xuất. Về mùa mưa công
tác khai thác mỏ phải tạm ngừng do mưa có thể gây trượt lở đá.
3.7. tác động môi trường của các cơ sở khác cùng nằm trong khu vực kiện
khê
Ngoài những tác động môi trường do hoạt động khai thác đá, trong khu vực
còn có 1 nhà máy xi măng lò đứng công suất 8 vạn tấn/ năm đang hoạt động và
nhà máy xi măng Bút Sơn công suất 1,4 triệu tấn/ năm sắp đi vào hoạt động, một
số cơ sở khai thác đất đá san nền cũng tham gia khai thác và vận chuyển đất đá từ
khu vực này đi các nơi. Có thể nói đây là một khu công nghiệp khai thác đá và sản
xuất VLXD lớn nhất ở Miền Bắc và đã gây những tác động lớn tới môi trường.
Nhận xét về tác động môi trường của quá trình sản xuất đá ở khu vực Kiện
Khê - Phủ Lý.
Qua phân tích tài liệu và đánh giá tác động của việc khai thác đá tới từng
yêu tố môi trường, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
1. Việc khai thác đá đã gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường sinh
thái cảnh quan, môi trường giao thông, môi trường kinh tế xã hội của khu vực..
2. Các môi trường nghiêm trọng cần sớm được khắc phục là ô nhiễm bụi do
nghiền sàng đá, bụi giao thông, môi trường cảnh quan và tình trạng khai thác đá ồ
ạt của nhân dân địa phương.
3. Các tác động môi trường hiện tại đòi hỏi phải đưa ra những biện pháp
giảm thiểu với các mục tiêu sau:
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực nghiền sàng đá và
trên các tuyến giao thông mỏ.
- Thống nhất quan điểm với địa phương về việc không quy hoạch khu dân
cư vào diện tích đất đã khai thác đá và gần khu vực khai thác đá.
- Chấn chỉnh tổ chức lại lực lượng khai thác đá của nhân dân địa phương
nhằm góp phần cải tạo môi trường khu vực, quản lý tài nguyên chặt chẽ và tạo
điều kiện cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh đá giữa tư nhân và các xí nghiệp
quốc doanh.
4. Lưu ý tới công tác cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái - cảnh quan
trong khai thác đá và giải quyết sớm phần diện tích đa cho các cấp quản lý đất và
tài nguyên.
Chương 4
Các phương án giảm thiểu tác động môi trường
Quá trình khai thác và nghiền sàng đá của ở khu mỏ Kiện Khê - Phủ Lý đã
gây ra những tác động tiêu cực làm suy thoái các thành phần môi trường khu vực,
đặc biệt là môi trường không khí, đất, sinh thái cảnh quan và kinh tế xã hội.
Trong quá trình sản xuất, những khu vực máy đậ hàm, không để tồn đọng
chất thải trên khu khai thác. Tuy nhiên việc tiến hành các biện pháp bảo vệ môi
trường chưa mang tính tích cực và triệt để nên hiệu quả rất thấp.
Nhằm từng bước giảm thiểu tác động môi trường để phát triển sản xuất bền
vững, trong thời gian tới cần thực hiện các biện pháp sau:
4.1. Các giải pháp tổ chức - hành chính
4.1.1. Phối hợp giữa các cơ sở sản xuất và các cơ quan quản lý bảo vệ môi
trường
Như đã trình bày ở trong các phần trên trong khu vực nghiên cứu có nhiều
tổ chức doanh nghiệp và tư nhân cùng tham gia khai thác và sản xuất đá. Sắp tới,
khi nhà máy xi măng Bút Sơn đi vào hoạt động thì đây sẽ trở thành khu công
nghiệp VLXD lớn của tỉnh Hà Nam và khu vực.
Do có nhiều đơn vị cùng hoạt động trên cùng một khu mỏ nên việc khắc
phục và khống chế ô nhiễm phải có sự kết hợp đồng bộ của tất cả các đơn vị mới
có thể đạt hiệu quả. Những biện pháp chung như sau:
1. Ô nhiễm bụi ở khu vực khai trương
Trong khu vực mỏ có 6 công trường khai thác của các đơn vị là Xi nghiệp
Đá Phủ Lý (LHĐSVN) xí nghiệp sản xuất VLXD (huyện Thanh Liêm), Công ty
liên doanh Việt úc và xí nghiệp XL SXKD VLXD (Công ty xây dựng sông đà 8 )
các cơ sở tư nhân phân bổ ở khu vực Núi Bùi và Thung Mơ. Các đơn vị phải phối
hợp với nhau để thực hiện việc giảm thiệu ô nhiễm bụi và an toàn nổ mìn.
2. Biện pháp khống chế ô nhiễm bụi từ các khu vực sản xuất
Trong khu vực có 3 trạm nghiền đá của xí nghiệp Đá Phủ Lý (LHĐSVN) xí
nghiệp XL SXKD VLXD (Công ty Xây dựng sông Đà 8) và Công ty đá Kiện Khê
(sở XD Hà Nam) và có khoảng 100 máy nghiền đá mini của tư nhân. Tất cả các cơ
sở này cần phối hợp với nhau và có trách nhiệm trong việc giảm thiểu tác động của
bụi phát tán từ các máy nghiền sàng đá ở khu vực này (giải pháp cụ thể nêu ở mục
4.2.)
3. Giảm thiểu ô nhiễm bụi giao thông.
Phối hợp các Công ty với các nhà máy xi măng Hà Nam và Nhà ma ỹi
măng Bút Sơn trong việc giảm thiểu ô nhiễm bụi giao thông trên QL 21A dài
khoảng 2Km, từ cầu Độ xá Quakhu La mát kiện khê đến cuối thị trấn Kiện Khê
(phương án cụ thể sẽ được trình bày ở mục 4.2.)
4.1.2. Phối hợp với địa phương trong công tác quy hoạch và tổ chức
khai thác.
1. ổn định tình hình khai thác, sản xuất và kinh doanh đá trong khu vực
Hiện nay, ở khu vực Thịnh Châu - Kiện Khê - Đồng Ao có tới hàng trăm
hộ tư nhân khai thác và sản xuất đá. Lực lượng này là nguyên nhân chính gây ra sự
lộn xộn trong khai thác và kinh doanh đá và các vấn đề môi trường trong khu vực
,do khai thác thủ công không có kỹ thuật, gây thât thoát lớn về tài nguyên đá vôi,
gây thất thu ngân sách và góp phần gây ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động.
Các xí nghiệp cần phối hợp với chính quyền địa phương thị trấn Kiện Khê,
xã Châu Sơn và 2 huyện Thanh Liêm, Kim Bảng thực hiện các giải phgáp nhằm
lập lại trật tư trong khai thác, sản xuất kinh doanh đá ở khu vực này:
- Đối với việc khai thác và sản xuất đá của nhân dân địa phương:
+ Phân định rõ khu vực khai t hác của các doanh nghiệp Nhà nước và của
doanh nghiệp địa phương.
+ Địa phương đưa dân khai thác tự do vào các tổ hợp hoặc các đơn vị tập
thể dưới sự quản lý của chính quyền.
+ Các tổ hợp này phải tuân thủ các quy định pháp luật về khai thác khóang
sản quản lý đất đai, bảo vệ môi trường,. Như đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
+ Các doanh nghiệp Nhà nước sẽ hỗ trợ địa phương trong kỹ thuật khai
thác, xay nghiền đá, bao tiêu sản phẩm và các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Đối với quy hoạch khu dân cư:
Khu vực Thịnh Châu - La Mát nhìn chung dân cư còn thưa thớt, nhiều gia
đình làm nghề khai thác và dịch vụ mỏ. Do dân số ngày càng tăng dần đến phải
quy hoạch thêm các cụm dân cư. Tuy nhiên không nên để khu dân cư lấn vào khu
vực công nghiệp đang bị ô nhiễm nặng.
4.2. Các giải pháp kỹ thuật công nghiệp
4.2.1. Các giải pháp khống chế ô nhiễm môi trường trong công đoạn khai
thác đá
Mỏ đá có 2 khu khai thác lớn. Khu 1 ở Núi Bùi và khu 2 ở Thung Mơ. Để
hạn chế tác động môi trường của quá trình khai thác đá trên các khai trường, các xí
nghiệp cần thực hiện những giải pháp sau đây:
1. Thực hiện đúng kỹ thuật trong khoan nổ mìn, nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất và an toàn lao động ở các khai trường.
- Chọn thuốc nổ hợp lý, nổ mìn om hoặc nổ định hướng để hạn chế chế đá
văng.
- Nổ mìn chỉ được giao cho các công nhân đã qua đào tạo, được cấp chứng
chỉ và phải kiểm tra lại tay nghề định kỳ.
- Tổ chức nổ mìn theo lịch cố định.
- Thực hiện nghiêm ngặt chế độ kiểm tra vành đai an toàn nổ mìn để đảm
bảo an toàn cho người và gia súc.
2. Tiến hành khai thác theo đúng thiết kế kỹ thuật
- Phá đá bằng khoan nổ mìn.
- Khai thác cắt tầng tạo moong khai thác lớn từ trên xuống.
- Bốc xúc đá bằng cơ giới hoặc thủ công.
- Vận chuyển đá đến trạm nghiền bằng ô tô chuyên dùng:
- Nâng cao tỷ lệ khai thác, bốc xúc bằng cơ giới nhằm giảm nhẹ lao động
thủ công nặng nhọc của công nhân.
4.2.2. khống chế ô nhiễm bụi của các trạm nghiền sàng đá
1. Thay đổi vị trí trạm nghiền của xí nghiệp đá Phủ Lý
Đối với trạm nghiền sàng đá Tân Lâm của xí nghiệp đá Phủ Lý hiện nay
nằm trên diện tích khai thác cũ ở Nam núi Bùi. Vị trí lắp đặt này đã tạo nên những
bất lợi trong việc bảo vệ môi trường. Về mùa hè, khi có hướng gió chủ đạo là
Đông - Nam hoặc ĐN - TB thì toàn bộ bụi từ trạm nghiền sàng gây ô nhiễm đường
quốc lộ 21A và thổi sang khu vực khai thác của Công ty đá vôi Kiện Khê (sở xây
dựng). Ngược lại, về mùa đông, hướng gió chính là ĐB - TN hoặc TB - ĐN, thì
bụi từ trạm nghiền sàng đá sẽ thổi hắt về phía QL 21A gây ô nhiễm cho trạm
nghiền sàng của xí nghiệp XL SXKD VLXD và xa hơn về phía Nam là Thôn La
Mát - Kiện Khê. Do đó nếu di dời vị trí cùa trạm nghiền sàng đá Tân Lâm để đáp
ứng các yêu cầu gần khu dân cư.
2. áp dụng các bịên pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi ở khu vực gia công
đá:
+ Cải tạo và hoàn thiện hệ thống tưới ẩm theo hướng tăng lượng nước tưới
và tăng vị trí tưới ẩm đối với tất cả các trạm nghiền trong khu vực.
+ Vị trí cần tưới ẩm bao gồm: Đập hàm, sàng, nghiền trung gian, nghiền
côn, sàng phân cấp, các đầu rót sản phẩm. ở khu vực tư nhân cần có biện pháp
chắn và tưới ẩm sự phát tán bụi ra khu vực xung quanh.
+ Hệ thống ống dẫn nước thiết kế bằng ống nhựa hoặc cao su. Các đầu tưới
sẽ gắn thêm vòi sen để tạo thành tia nước tạo thành tia nước tạo độ ẩm đều, không
làm ướt sũng đá.
+ Tăng dung tích bình chứa nước trung gian ở các dây chuyền nghiền sàng.
+ Tăng áp suất của bình chứa nước bằng cách đưa bình lên cao,nhằm tạo đủ
áp suất cho c c tia nước chảy đều xuống các vị trí tưới ẩm.
+ Các cơ sở thay thế hệ thống tưới ẩm hiện nay bằng hệ thống tưới ẩm phun
sương cao áp nhằm đảm bảo khả năng khống chế ô nhiễm triệt để hơn mà không
làm ướt sản phẩm đá các loại.
3. Cải tạo mặt bằg các khai trường nhằm sử dụng tiết kiệm tài nguyên
và đất đai.
+ Khai thác gọn đá trên các khai trường để tránh lãng phí tài nguyên và giải
phóng mặt bằng.
Các xí nghiệp tiến hành bàn giao diện tích đất đã khai thác xong cho địa
phương sử dụng vào mục đích khác.
Phần phía Tây Núi Bùi, nơi tập trung lực lượng khai thác của địa phương,
cân quy định nhân dân khai thác đúng kỹ thuật (cắt tầng, nổ mìn, phun nước chống
bụi). Để giảm tai nạn lao động và giảm bụi.
4.2.3. các biện pháp khống chế ô nhiễm bụi giao thông
việc khống chế ô nhiễm bụi giao thông do vận chuyển đất đá phải có sự
phối hợp giưã các đơn vị và với chính quyền địa phương để đạt tới những thống
nhất sau:
+ Thống nhất phương án kỹ thuật giảm thiểu bụi giao thông
+ Phương án phối hợp và phân công trách nhiệm giữa các bên.
+ Biện pháp tổ chức thực hiện.
* Phương án giảm thiểu bụi giao thông trong khu vực.
+ Phân công trách nhiệm cho các cơ sở dùng xe phun nước thường xuyên
trên các đoạn đường giao thông trong mỏ (1 tiếng 1 lần).
+ Khi có điều kiện, xây dựng hệ thống đường ống dẫn dài 2,5km từ trạm
bơn ở hồ nước từ chân núi Bùi (cạnh khu khai thác tự do của dân ở Tây Núi Bùi)
đến trạm xăng dầu K125 và các vòi phun dọc đường ống
( hình 4 - 1)
Hệ thống tưới ẩm hoạt động định kỳ 1 tiếng một lần.
Kinh phí để xây dựng trạm bơm và hệ thống đường ống do các đơn vị tham
gia hoạt động khai thác khoáng sản trong khu vực cùng đóng góp.
Kinh phí bơm nước để tưới ẩm thường xuyên có thể trích từ phí thu qua
trạm thu phí xe vận tải ra vào mỏ.
Hình 4.1 Sơ đồ nguyên tắc hệ thống tưới ẩm đường giao thông
* Phương án giảm thiểu bụi giao thông
+ Định kỳ tưới ẩm trong bãi nhận hàng và hệ thống giao thông nội bộ.
+ Xe chở đá sản phẩm các loại khi ra khỏi bến phải có bạt che chắn và chở
đúng trọng tải.
4.3. toàn lao động và chăm sóc sức khoẻ người lao động
Nổ mìn phá đá là công tác bắt buộc để khai thác đá vôi và có thể gây nên
những tác đông tiêu cực về an toàn lao động và môi trường.
Ngoài các biện pháp giảm thiểu tác dộng môi trường như đã nêu ở trên, thì
việc đảm bảo an toàn lao động cho công nhân khi nổ mìn phá đá cần phải tuân thủ
các quy định sau:
- Trước khi nổ mìn, người và gia súc phải ra ngoài vành đai an toàn
- Công nhân chỉ được phép vào vị trí thao tác sau khi nổ mìn 30 phút để
tránh ô nhiễm của mây buịu - khí độc.
4.4. Giảm thiểu tác động môi trường sinh thái cảnh quan
Trạm
bơm
ống dẫn
nước
Trạm phun
nước
Đường giao
thông
Hồ Núi
Bùi
Tài nguyên rừng, thảm thực vật và hệ động vật ở khu vực này rất nghèo
nằn, ngoài nguyên nhân do cấu tạo đất đá, thổ nhưỡng,còn do hoạt động khai thác
quá lớn gây ra.
Hoạt động khai thác và sản xuất đá ở khu vực này sẽ triệt phá hoàn toàn khu
vực Nam Núi Bùi và sẽ khai thác tiếp ở Thung Mơ.
Để hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình khai thác đá đến môi
trường sinh thái - cảnh quan, cần áp dụng các biện pháp sau đây:
- Sử dụng tiết kiệm quỹ đất và tài nguyên bằng cách khai thác gọn từng lô
nhỏ, khai thác đến đâu sạch đến đó.
Không đổ đất đá thải bừa bãi quanh khai trường.
Tổ chức khai thác tận thu ở khu vực Núi Bùi, san gạt, tạo mặt bằng tương
đối để sớm giải quyết trả lại đất cho địa phương sử dụng vào các mục đích kinh tế
khác.
- Trồng cây xanh ở các khu vực có thể để lấy bóng mát, tạo cảnh quan xung
quanh các khai trường và giảm thiểuô nhiễm bụi.
- Không tổ chức khai thác ở các khu vực đã được quy hoạch cho du lịch.
4.4.1. an toàn lao động
Bảng 4.1. quy định vành đai an toàn khi nổ mìn
TT Các thông số Lượng thuốc 90kg/lần
nổ (m)
Lượng thuốc
500kg/ lần nổ
(m)
1 Khoảng cách an toàn về chấn
động đối với công trình XD
30 30
2 Khoảng cách an toàn về tác
động của sóng không khí
với người
72 120
3 Khoảng cách đá văng (vì bắn 200 300
mìn khi trên cao)
- Xí nghiệp sẽ duy trì việc đào tạo, nâng cao tay nghề. Tổ chức các lớp huấn
luyện về an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định hiện hành cho công
nhân
- Trong quá trình sản xuất và điều hành, phải tuân thủ các quy trình quy
phạm bắt buộc như sau:
+ Quy phạm và nội dung về an toàn lao động, an toàn nổ mìn.
+Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên: TCVN
- 5178- 90.
+ Quy phạm khai thác đá lộ thiên: TCVN - 5326 - 91.
+ Thực hiện quy định phòng cháy, chữa cháy theo quy định của cơ quan
quản lý chuyên ngành.
+ Thực hiện các quy định về sử dụng chất cháy, nổ theo quy định của Bộ
quốc phòng và nội vụ
+ Các xí nghiệp sẽ duy trì việc trang bị đầy đủ các phương tiện an toàn cá
nhân cho công nhân như: găng tay, mũ bảo hiểm, dây bảo hiểm….
4.2.2. Chăm sóc sức khoẻ người lao động
- Người lao động phải thường xuyên được trang bị phương tiện bảo hộ lao
động các nhân như găng tay, mũ, ủng hộ và các dụng cụ phòng chống ô nhiễm buị,
khí thải độc hại.
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho toàn thể cán bộ, công nhân
để phân loại sức khoẻ và có hướng xử lý kịp thời đối với số cán bộ, công nhân bị
bệnh nghề nghiệp hoặc có sức khoẻ yếu. Có chế độ khám sức khoẻ riêng cho cán
bộ nữ.
- Tổ chức các đợt nghỉ ngơi, điều dưỡng theo chế độ. Bồi dưỡng độc hại
theo quy định của ngành đối với lao động nặng nhọc và độc hại.
4.5. Phòng chống thiên tai, sự cố và rủi ro môi trường
1. Thiên tai và các biện pháp phòng chống:
Khu vực khai thác và nghiền sang đá Kiện Khê thường hay xảy ra gió bão
và áp thấp nhiệt đới. Có thể có gió bão cấp 10 - 11 vào các tháng 7, 8, 9. Các biện
pháp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong mùa mưa bão như sau:
- Chằng chống nhà cửa, kho tàng .v.v trước mùa mưa bão.
- Thành lập và duy trì hoạt động của đội cứu hộ.
- Có kế hoạch sản xuất phù hợp vào mùa mưa lũ
2. Rủi ro, sự cố và các biện pháp phòng chống:
Các biện pháp đề phòng và giải quyết rủi ro, sự cố trong khai thác và nghiền
sàng đá của các xí nghiệp như sau:
- Giáo dục, huấn luyện đi đôi với việc thiết lập và ban hành các quy chế về
an toàn lao động trong công tác khai thác mỏ và sản xuất đá.
- Tổ chức tập huấn, nâng cao tay nghề cho công nhân chuyên nghiệp làm
việc với các thiết bị nặng như máy xúc, máy ủi, nổ mìn, lái xe vận tải…
- Kiểm tra định kỳ kho thuốc nổ, thực hiện nghiêm túc các quy địnhvề
phòng cháy, chưa cháy, cấp phát và sử dụng thuốc nổ.
- Đảm bảo an toàn từ mỏ Thung Mơ về xí nghiệp (đoạn đường làm mới
giảm tới mức thấp nhất đảm bảo chiều rộng, hai bên có hàng cây xanh tạo bóng
mát, che chắn buịu và giảm thiểu tiếng ồn).
1. Phục hồi và cải tạo môi trường đất sau khi khai thác, giải phóng mặt
bằng công nghiệp và thiết ị sản xuất
Vịêc khai thác đá sẽ để lại những sự cố môi trường đất, sinh thái cảnh quan.
Mặt bằng công nghiệp của các xí nghiệp gồm trạm nghiền sàng, bãi đỗ xe máy, sân
công nghiệp và các công trình xây dựng khác như khu xuất xi măng, khu điều
hành sản xuất….
Khi đóng cửa mỏ các xí nghiệp cần có kế hoạch chuyển đổi mặt bằng công
nghiệp cho các mục đích khác của các đơn vị hoặc chuyển nhượng cho địa phương
làm các công trình phúc lợi tập thể.Đối với hệ thống thiết bị sản xuất: thiết bị sản
xuất của quá trình khai thác và nghiền sàng đá bao gồm các thiết bị khai thác và
vận chuyển đá như máy xúc, máy ủi, ô tô vận tải, các thiết bị nghiền sàng..
Khi bộ phận nào ngừng hoạt động cần tiến hành phân loại chuyển nhượng
và sử dụng phù hợp tránh lãng phí.
3. Vấn đề việc làm và đời sống người lao động
Khi một cơ sở nào đó ngừng hoạt động vấn đề giải quyết việc làm và đời
sống cho người lao động sẽ thực hiện theo các phương án sau:
- Tổ chức đào tạo lại tay nghề đối với một số công nhân được tuyển c chọn
để chuyển họ sang làm việc ở khu vực mới của xí nghiệp. số lao động còn không
có khả năng chuyển đổi thì có thể giải quyết chuyển công tác khác hoặc giải quyết
nghỉ chế độ.
4.6. kế hoạch quan trắc, giám sát bảo vệ môi trường
+ Mỗi cơ sở cần có cán bộ chuyển trách hoặc kiêm nhiệm theo dõi công tác
môi trường với các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức đào tạo lại tay nghề đối với một số công nhân được tuyển chọn để
chuyển họ sang làm việc ở khu vực mới của xí nghiệp. Số lao động còn không có
khả năng chuyển đổi thì có thể giải quyết chuyển công tác khác hoặc giải quyết
nghỉ chế độ.
4.6. kế hoạch quan trắc, giám sát bảo vệ môi trường
+ Mỗi cơ sở cần có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo dõi công tác
môi trường với các nhiệm vụ sau:
+ Tư vấn cho ban giám đốc về công tác môi trường của các xí nghiệp.
+ Theo dõi, giám sát các vấn đề môi trường ở cơ sở.
+ Hàng năm, lập các báo cáo các kiểm tra về môi trường các cơ quan quản
lý môi trường địa phương.
+ Chương trình quan trắc, giám sát môi trường đối với hoạt động khai thác
đá nêu ở bảng 4.1
Bảng 4.2.Chương trình quan trắc môi trường
TT Vị trí quan trắc Các chỉ tiêu quan trắc Chu kỳ quan
trắc
Khai trường
- Vị trí khoan
- Bốc xúc
- Nổ mìn
Nồng độ bụi, mức ổn
Khu nghiền sàng
- Trung tâm
- Cách 100m
- Cách 500m (theo chiều gió)
Nồng độ bụi mức ổn
Đường vận chuyển đá
Cách mép đường 5m
Khu dân cư cách đường
+ 50m
+ 100m
+500m
Nồng độ bụi, mức ổn, khí t
hải
Tai nạn lao động
Khám sức khoẻ công nhân
4.7. Ma trận ưu tiên, kế hoạch hành động và khái quát toán kinh phí
môi trường
Mục đích của việc thành lập mà trận là xác định các bước thực hiện các giải
pháp khắc phục sự cố, cải tạo và bảo vệ môi trường theo khả năng thực thi nhằm
đạt được sự phát triển bền vững trong sản xuất.
Cơ sở để xây dựng ma trận như sau:
- Xác định mức độ suy thoái của các thành phần môi trường và xếp thứ tự
ưu tiên theo mức độ cần thiết và tính khả thi (cả về kỹ thuật và kinh tế) của việc
khắc phục.
- Khai toán sơ bộ kinh phí thực hiện và khả năng đáp ứng kinh phí.
Kết quả thành lập ma trận nêu trong bảng 4.2
Bảng 4.3. Ma trận ưu tiên, kế hoạch hành động và khái toán kinh tế
MT.
TT Các giải pháp môi trường Thứ tự ưu
tiên
K.
Phí
(tr.đ)
Nguồn kinh phí
1 2 3
1 Đầu tư bổ sung để hoàn chỉnh
hệ thống tưới ẩm ở các trạm
nghiền đá để có thể tưới ẩm
thường xuyên về mùa khô ở tất
cả các vị trí sinh bụi trong các
trạm nghiền
+ 20 Kinh phí của xí
nghiệp
2 Giảm thiểu bụi giao thông và
khai trường bằng xe phun nước
hoặc xây dựng hệ thống tưới
cố định thường xuyên về mùa
khô
+ 100 Kinh phí kết hợp
nhiều đơn vị
3 Giảm thiểu bụi bằng cách
trồng và chăm sóc cây xung
quanh mỏ và trạm nghiền
+ 100 Kinh p9hí của
từng đơn vị
4 Cải tạo mặt bằng các khai
trường sau khi thác
+ 200 Kinh phí của các
đơn vị
4.8. Các biện pháp cải tạo môi trường khi đóng cửa mỏ
Quá trình khai thác đã ở khu vực sẽ có diễn ra trong nhiều năm sau khi khai
thác xong tiến hành và giải quyết các vấn đề sau:
- Giải quyết vấn đề lao động
- Hoàn phục môi trường
- Các vấn đề khác.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Những tác động do khai thác nói chung và khai thác khoảng sản nói riêng
có tác động tới môi trường là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên mức độ và quy
mô của sự tác động phụ thuộc vào loại khoáng sản, quy mô và công nghệ khai thác
và đặc biệt là ý thức của con người trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
Khu vực mỏ đá Kiện Khê có quy mô khá lớn với diện tích chiếm dụng cho
các hoạt động khai thác chế biến đá và diện tích bị ảnh hưởng lớn hàng ngàn ha.
Các hoạt động này đã gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực do bụi,
tiếng ồn, khí thải.. .và suy thoái môi trường sinh thái cảnh quan đồng thời tạo ra
một số vấn đề tiêu cực đối với môi trường kinh tế xã hội ở địa phương.
Trong những năm gần đây, từ khi có luật môi trường và luật khoáng sản ra
đời, các vấn đề quản lý tài nguyên và môi trường ở khu vực này đã ít nhiều được
các cơ quan quản lý địa phương và các cơ sở tham gia hoạt động quan tâm đến với
những biện pháp cụ thể nhằm giảm bớt những tác động xấu tới môi trường. Tuy
nhiên, trên thực tế còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng, đã và đang
gây những hậu quả đáng kể tới môi trường. Đó là:
- Tài nguyên bị khai thác bừa bãi, không có quy hoạch.
- Môi trường không khí bị ô nhiễm
- Môi trường sinh thái cảnh quan bị xâm hại khá nặngnề
- Tình hình thị trường khoáng sản không ổn định.
Sở dĩ những vấn đề trên còn tồn tại là do những nguyên nhân sau:
- Chưa có sự nhất quán và thi hành luật pháp triệt để trong quản lý Nhà
nước về tài nguyên - môi trường
- ý thức tự giác sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường của cộng
đồng còn thấp (từ những người lãnh đạo cơ sở đến công nhân).
- Trình độ công nghệ lạc hậu
- Hệ thống thiết bị cũ, không đồng bộ.
- Công tác quản lý tài nguyên và môi trường của địa phương còn lỏng lẻo.
Để khắc phục tình trạng trên cần tiến hành các biện pháp sau:
+ Đối với các cơ sở sản xuất:
- Từng bước cải tiến hệ thống thiết bị khai thác.
- Thực hiện tuới ẩm các tuyến đường trong toàn khu mỏ.
- Giảm thiểu ô nhiễm bụi từ khi nghiền sàng bằng giải pháp tưới ẩm trên tất
cả các điểm sinh buị. Đối với khu vực nghiền sàng thủ công thì tiến hành tổ chức
lại thành các tổ theo sự quản lý của địa phương.
- Tổ chức trồng cây xanh 2 bên đường và xung quanh khu vực mỏ.
+ Đối với các cơ quan quản lý:
- Cần quy hoạch cụ thể từng khu vực khai thác, phân định rõ ràng các khu
vực của Nhà nước và tư nhân tránh tình trạng khai thác bừa bãi gây tổn thất tài
nguyên thiên nhiên.
- Cần đôn đốc và kiểm tra công tác quản lý tài nguyên và môi trường một
cách chặt chẽ.
Kiến nghị
Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản và môi trường bao
gồm cả văn bản dưới luật. Tổ chức hướng dẫn đô đốc và kiểm tra.
- Sắp xếp, tổ chức hợp lý các đơn vị hoạt động phù hợp với năng lực.
Nhanh chóng giải quyết những khu vực khai thác tự do.
- Đẩy mạnh công tác đánh giá tác động môi trường làm cơ sở cho việc cải
tiến công nghệ sản xuất và bổ xung hoàn chỉnh các hệ thống bảo vệ môi trường đối
với các cơ sở đang hoạt động.
- Tăng cường công tác quản lý khoa học công nghệ khoáng sản mà từ lâu bị
coi nhẹ cũng như công tác quản lý môi trường. Tổ chức định kỳ kiểm tra giám sát,
khi phát hiện sai phạm kết hợp chặt chẽ các biện pháp xửlý như: giáo dục, phát
hành chính, kinh tế, thậm trí truy tố trước pháp luật.
- Kiến nghị với Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Hà Nam tổ
chức thẩm định báo cáo ĐTM, coi đó là cơ sở pháp lý để nghiên cứu lập các
phương án và kế hoạch cụ thể về bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất.
- Kiến nghị với chính quyền sở tại và các đơn vị khai thác đá cùng đóng
trên địa bàn phối hợp trong việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường chung
của khu vực.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy xi măng Bút sơn, do
trường Đại học Xây dựng lập năm, 1996. Lưu trữ Cục môi trường - Bộ Khoa học
Công nghệ và môi trường
2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu khai thác và nghiền sàng đá ở
Kiện Khê của xí nghiệp XL SXKD vật liệu xây dựng do phân viện CNKS & MT -
Viện khoa học vật liệu lập năm 1997. Lưu trữ tại phân viện CNKS & MT.
4. Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường: Tập 1 Chất lượng
nước Hà Nội 1995
5. Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường. Tập 2: Chất lượng
không khí, chất lượng đất, giấy loại. Hà Nội 1995.
6. Luận chứng kinh tế kỹ thuật cải tạo mặt bằng mỏ đá Phủ Lý Tỉnh Hà
Nam Ninh, do trường Đại học Giao thông lập năm 1995. Lưu trữ tại xí nghiệp đá
Phủ Lý.
7. Luận chứng kinh tế kỹ thuật khai thác mỏ đá Thanh Lâm - Thanh Liêm -
Nam Hà. Năm 1988. Lưu trữ tại Công ty sản xuất sông đà 8
8. Văn bản pháp luật mới về khoa học Công nghệ và Môi trường, tập 1 -
NXB Khoa học kỹ thuật - 1999
9. Cơ sở công nghệ khai thác đá. Hồ Sĩ Giao - NXB giáo dục - 1996.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ KHU VỰC KIỆN KHÊ - PHỦ LÝ.pdf