Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại: Báo cáo tốt nghiệp
Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác
thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 2
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 7
Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ .............................................. 9
I. Vai trò của thanh toán quốc tế. ............................................................... 9
1. Thanh toán quốc tế. ................................................................................ 9
2. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với việc phát triển
kinh tế đối ngoại của Việt Nam. ........................................................... 10
II. Các phương thức thanh toán quốc tế. .................................................... 11
1. Phương thức chuyển tiền...
106 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác
thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 2
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 7
Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ .............................................. 9
I. Vai trò của thanh toán quốc tế. ............................................................... 9
1. Thanh toán quốc tế. ................................................................................ 9
2. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với việc phát triển
kinh tế đối ngoại của Việt Nam. ........................................................... 10
II. Các phương thức thanh toán quốc tế. .................................................... 11
1. Phương thức chuyển tiền ...................................................................... 12
1.1. Khái niệm. ............................................................................................. 12
1.2. Các bên tham gia. .................................................................................. 13
1.3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ. ................................................................. 13
1.4. Trường hợp áp dụng. ............................................................................. 14
1.5. Các yêu cầu chuyển tiền. ....................................................................... 14
2. Phương thức mở tài khoản .................................................................... 15
2.1. Khái niệm. ............................................................................................. 15
2.2.Trình tự tiến hành nghiệp vụ. .................................................................. 16
2.3. Ưu nhược điểm. ..................................................................................... 16
2.4. Trường hợp áp dụng. ............................................................................. 16
3. Phương thức thanh toán nhờ thu ........................................................... 18
3.1. Khái niệm. ............................................................................................. 18
3.2. Các bên tham gia. .................................................................................. 18
3.3. Các loại nhờ thu. ................................................................................... 18
3.3.1. Nhờ thu phiếu trơn.............................................................................. 18
3.3.2. Nhờ thu kèm chứng từ ........................................................................ 20
3.3.3. Vấn đề sử dụng phương thức nhờ thu. ................................................ 23
4. Phương thức tín dụng chứng từ............................................................. 23
4.1. Khái niệm. ............................................................................................. 23
4.2. Các bên tham gia. .................................................................................. 24
4.3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ. ................................................................. 24
III. Thư tín dụng thương mại là công cụ quan trọng
của phương thức tín dụng chứng từ .................................................... 26
1. Nội dung chủ yếu của L/C. .................................................................. 26
1.1. Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C. ........................................................... 26
1.2. Tên, địa chỉ những người liên quan đến L/C . ........................................ 27
1.3. Số tiền của L/C. ..................................................................................... 30
1.4. Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng. .................... 30
1.5. Những nội dung về hàng hóa. ................................................................ 31
1.6. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa. ................................... 32
1.7. Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình. ............................ 32
1.8. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C. ........................................... 32
1.9. Chữ ký trên L/C hay mã khoá. ............................................................... 33
1.10. Những điều khoản đặc biệt khác. ......................................................... 33
2. Tính chất của L/C. ................................................................................ 33
3. Các loại thư tín dụng. ........................................................................... 34
3.1. Thư tín dụng không hủy ngang .............................................................. 35
3.2. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận .......................................... 35
3.3. Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi ........................................ 36
3.4. Thư tín dụng chuyển nhượng ................................................................. 36
3.5. Thư tín dụng tuần hoàn .......................................................................... 36
3.6. Thư tín dụng thanh toán chậm ............................................................... 37
3.7. Thư tín dụng giáp lưng .......................................................................... 37
3.8. Thư tín dụng dự phòng .......................................................................... 38
3.9. Thư tín dụng đối ứng ............................................................................. 39
4. Ưu nhược điểm của thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ. ................................................... 40
4.1. Ưu điểm: ............................................................................................... 40
4.2. Nhược điểm. ......................................................................................... 41
5. Những vấn đề sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. ....................... 41
IV. Rủi ro và ngăn ngừa rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ. ............ 43
1. Những rủi ro phát sinh trong thanh toán tín dụng chứng từ. ................. 43
1.1. Rủi ro đối với ngân hàng mở ................................................................. 43
1.1.1. Rủi ro về tỷ giá. .................................................................................. 43
1.1.2. Rủi ro trong quá trình vận chuyển....................................................... 44
1.1.3. Rủi ro do nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. .... 44
1.2. Những rủi ro đối với ngân hàng thông báo. ........................................... 44
1.3. Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu chứng từ. ...................................... 45
1.3.1. Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng. ..................................... 45
1.3.2. Rủi ro trong quá trình vận chuyển....................................................... 45
1.3.3. Rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán. ...................................... 45
2. Khả năng ngăn ngừa rủi ro. .................................................................. 46
2.1. Đối với những rủi ro bất khả kháng. ...................................................... 46
2.2. Đối với những rủi ro trong vận chuyển hàng hóa. .................................. 46
2.3. Đối với những rủi ro về tỷ giá và tiền tệ. ............................................... 46
2.3.1. Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn. ................................................................. 46
2.3.2. Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn có quyền chọn .......................................... 47
2.3.3. Currency option. ................................................................................. 47
2.4. Đối với rủi ro trong thực hiện hợp đồng. ............................................... 47
Chương II: Thực trạng về công tác thanh toán xuất nhập khẩu thương
mại theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank. Error!
Bookmark not defined.
I. Quá trình hình thành và hoạt động của
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam....... Error! Bookmark not defined.
1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. ... Error! Bookmark
not defined.
2. Tình hình hoạt động của Vietcombank trong những năm gần đây. Error!
Bookmark not defined.
2.1. Tổng nguồn vốn của Vietcombank. ......... Error! Bookmark not defined.
2.2. Tình hình huy động vốn trên các thị trường. .......... Error! Bookmark not
defined.
2.3. Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Vietcombank. ... Error! Bookmark not
defined.
2.4. Công tác thanh toán quốc tế. .................... Error! Bookmark not defined.
2.5. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. ........ Error! Bookmark not
defined.
2.6. Công tác đối ngoại và công nghệ ngân hàng. ......... Error! Bookmark not
defined.
2.6.1. Công tác đối ngoại. ............................... Error! Bookmark not defined.
2.6.2. Công nghệ ngân hàng. .......................... Error! Bookmark not defined.
II. Thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu thương mại
theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank. ................. Error!
Bookmark not defined.
1. Tình hình chung. .................................... Error! Bookmark not defined.
2. Thanh toán xuất khẩu. ............................ Error! Bookmark not defined.
3. Thanh toán nhập khẩu............................. Error! Bookmark not defined.
III. Quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất-nhập khẩu theo
phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank. Error! Bookmark not
defined.
A. Vietcombank với trách nhiệm là ngân hàng mở L/C
và thanh toán tiền hàng trong thanh toán nhập khẩu .. Error! Bookmark
not defined.
1. Người nhập khẩu viết giấy “Yêu cầu mở thư tín dụng”
gửi đến Ngân hàng Ngoại thương xin mở L/C. .... Error! Bookmark not
defined.
1.1. Kiểm tra giấy yêu cầu mở L/C. ................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1. L/C nhập bằng nguồn vốn ngoại tệ tự doanh. ...... Error! Bookmark not
defined.
1.1.2. L/C nhập bằng nguồn vốn vay ngoại tệ của
cơ sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam . ........ Error! Bookmark not
defined.
1.2. Kiểm tra giấy yêu cầu để ký quỹ.............. Error! Bookmark not defined.
1.3. Kiểm tra hợp đồng vay ngoại thương để ký quỹ mở L/C. ............... Error!
Bookmark not defined.
1.4. Kiểm tra giấy yêu cầu chi ngoại tệ thủ tục phí. ...... Error! Bookmark not
defined.
1.5. Kiểm tra hạn ngạch nhập khẩu................. Error! Bookmark not defined.
2. Vietcombank mở L/C và gửi L/C tới ngân hàng thông báo. ........... Error!
Bookmark not defined.
3. Điều chỉnh L/C. ...................................... Error! Bookmark not defined.
4. Mở L/C. .................................................. Error! Bookmark not defined.
4.1. Mở bằng điện. ......................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Mở bằng thư. ........................................... Error! Bookmark not defined.
4.3. Mở bằng SWIFT. .................................... Error! Bookmark not defined.
5. Thanh toán L/C....................................... Error! Bookmark not defined.
B. Vietcombank với trách nhiệm là ngân hàng thông báo L/C
trong thanh toán xuất khẩu .................... Error! Bookmark not defined.
1. Nhận thư tín dụng và tư vấn cho đơn vị xuất khẩu. .... Error! Bookmark
not defined.
1.1. Nhậnthư tín dụng từ một ngân hàng tại nước ngoài gửi đến
và thông báo cho người hưởng lợi Việt Nam. ....... Error! Bookmark not
defined.
1.2. Nghiên cứu thư tín dụng để tư vấn cho đơn vị xuất khẩu tại Việt Nam.
............................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Sửa đổi thư tín dụng. .............................. Error! Bookmark not defined.
C. Vietcombank với trách nhiệm là ngân hàng thương lượng
(thanh toán) L/C trong thanh toán xuất khẩu ......... Error! Bookmark not
defined.
1. Nhận bộ chứng từ do khách hàng gửi đến và kiểm tra chứng từ. ... Error!
Bookmark not defined.
1.1. Kiểm tra hối phiếu ................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Kiểm tra hoá đơn thương mại ................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Kiểm tra vận đơn ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Kiểm tra chứng từ bảo hiểm .................... Error! Bookmark not defined.
1.5. Kiểm tra chứng từ khác. .......................... Error! Bookmark not defined.
2. Gửi bộ chứng từ đi đòi tiền. .................... Error! Bookmark not defined.
3. Thanh toán L/C (thương lượng L/C) ..... Error! Bookmark not defined.
3.1. Ứng trước tiền hàng hay chiết khấu truy đòi .......... Error! Bookmark not
defined.
3.2. Trường hợp không ứng trước tiền hàng. .. Error! Bookmark not defined.
Chương III: Một số giải pháp để phát triển công tác thanh toán
xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ................ 90
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế của Vietcombank
và một số phương hướng cần thực hiện. .............................................. 90
1. Các nhân tố ảnh hưởng tốt. .................................................................. 91
2. Các nhân tố ảnh hưởng xấu. ................................................................. 94
3. Những khó khăn thường gặp phải trong thanh toán
xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. ........................... 95
3.1. L/C xuất khẩu. ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. L/C nhập khẩu. ...................................................................................... 95
4. Một số phương hướng cần thực hiện trong thời gian tới. ..................... 96
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán xuất nhập
khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank. ................ 97
1. Thời gian thanh toán đối với bộ chứng từ: ........................................... 97
2. Tìm hiểu các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng tránh các
sai sót về thư chứng từ để có thể làm cho ngân hàng nước ngoài
từ chối thanh toán. ............................................................................... 98
3. Triển khai nghiệp vụ chiết khấu các bộ chứng từ. ................................ 99
4. Luật lệ chi phối hoạt động thanh toán quốc tế. ................................... 100
5. Cách thanh toán L/C trả ngay đối với L/C xuất khẩu. Error! Bookmark
not defined.
6. Thông báo L/C. .................................................................................. 101
7. Xác nhận L/C. ................................................................................... 101
7.1. L/C xuất khẩu. ......................................... Error! Bookmark not defined.
7.2. L/C nhập khẩu. ........................................ Error! Bookmark not defined.
Kết luận ..................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................105
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian qua, nước ta đã và đang đang thực hiện cải cách kinh tế
theo hướng mở cửa, trên nguyên tắc "Hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi", và với
tinh thần "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả". Một chủ trương như vậy chắc
chắn sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia
ngày càng sâu vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế.
Trong quá trình đó giao lưu thương mại của Việt Nam và thế giới ngày
càng phát triển đòi hỏi mặt dịch vụ kinh tế đối ngoại phát triển tương ứng.
Trong đó hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò hết sức quan trọng.
Thông qua thanh toán quốc tế, giá trị hàng hóa xuất-nhập khẩu được
thực hiện, hiệu quả thanh toán ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các bên
tham gia xuất-nhập khẩu, do đó việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt
động thanh toán quốc tế là yêu cầu thường xuyên, bức thiết đối với mỗi ngân
hàng thương mại.
Trước năm 1990 ở Việt Nam, hoạt động thanh toán quốc tế do một
ngân hàng ngoại thương đảm nhiệm, chủ yếu là thanh toán với các nước
XHCN theo những phương thức thanh toán đơn giản, thuận lợi như phương
thức ghi sổ,vv... Hiện nay ta thực hiện đa phương hóa quan hệ thương mại,
thanh toán chủ yếu vẫn theo các phương thức thanh toán thông dụng quốc tế
như ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ và nhiều ngân hàng thương mại cạnh
tranh với nhau trong hoạt động thanh toán và tín dụng quốc tế.
Từ thực tế đó, việc nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn. Tuy
nhiên để nghiên cứu một cách toàn diện về cơ chế tổ chức của hệ thống thanh
toán quốc tế, từ đó hoàn thiện các phương thức thanh toán là việc rất khó
khăn, đòi hỏi phải có thời gian, sự hiểu biết sâu sắc cả về lí luận cũng như
thực tiễn trong lĩnh vực này.
Với hiểu biết hạn hẹp của một sinh viên, với thời gian thực tập chưa
nhiều tại Hội Sở Giao Dịch Trung Ương Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
và sự giúp đỡ của giảng viên Hoàng Xuân Quế, trong bài viết này em chỉ xin
nêu được những hiểu biết sơ lược về lĩnh vực thanh toán quốc tế và một vài
suy nghĩ của bản thân em về hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam trong công tác thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại.
Theo hướng trên, bài viết này em xin trình bày như sau:
Lời Nói Đầu.
Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ .
Chương II: Thực trạng về công tác thanh toán xuất nhập khẩu thương
mại theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp để nâng cao công tác thanh toán xuất
nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ.
Kết Luận.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
I.VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ.
1. Thanh toán quốc tế.
Trong hoạt động thương mại quốc tế, việc thanh toán có thể diễn ra
dưới các hình thức như dùng hàng đổi hàng hay chỉ trả bằng tiền tệ. Khi chế
độ tiền tệ, tín dụng phát triển thì quan hệ thanh toán quốc tế phát triển thành
một hệ thống thanh toán hoàn chỉnh, dựa trên cơ sở một hệ thống các ngân
hàng thương mại đảm nhiệm toàn bộ quá trình thanh toán.
Thanh toán quốc tế phản ánh sự vận động có tính chất độc lập tương
đối của giá trị trong quá trình chu chuyển tư bản và hàng hóa giữa các quốc
gia, do sự không cân bằng đồng thời giữa sản xuất, tiêu thụ, đầu tư tín dụng
giữa các bên tại một thời điểm nhất định.
Về bản chất thanh toán quốc tế là chỉ việc chi trả lẫn nhau giữa các
quốc gia để hoàn tất các khoản về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư
vốn, vay nợ, viện trợ dưới hình thức chuyển tiền hay hình thức thanh toán bù
trừ.
2. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với việc phát triển kinh tế đối ngoại
của Việt Nam.
Với sự gia tăng mạnh mẽ của giao lưu kinh tế quốc tế, mối liên hệ giữa
các quốc gia ngày càng mật thiết và dần hình thành một thị trường thế giới
thống nhất. Các quốc gia có vai trò như một chủ thể kinh tế trên thanh toán và
cạnh tranh với nhau để phát triển. Tuy nhiên sự cạnh tranh để phát triển tự nó
lại phát sinh nhu cầu hợp tác và phân công lao động quốc tế nhằm giải quyết
những nhu cầu về tiền vốn, công nghệ, nhân lực, tài nguyên và thị trường tiêu
thụ.
Tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế, các
quốc gia có điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy các nước
phát triển đồng thời là những quốc gia tham gia mạnh mẽ vào phân công lao
động quốc tế. Các quốc gia chậm phát triển có chính sách phát triển kinh tế
hướng ngoại đều đạt một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhanh chóng vươn
lên đạt trình độ tiên tiến. Ngày nay các quốc gia đều thay đổi chiến lược phát
triển kinh tế, thực hiện chính sách kinh tế hướng ngoại, mở cửa để thu hút đầu
tư, công nghệ, phát triển giao lưu thương mại quốc tế .
Việt Nam đang trên con đường cải cách và mở cửa nền kinh tế, nỗ lực
tạo lập một môi trường thuận lợi cho quá trình hợp tác và phân công lao động
quốc tế, trong đó tập trung vào việc cải tạo cơ sở hạ tầng, dịch vụ thông tin,
dịch vụ ngân hàng và thanh toán quốc tế.
Về hoạt động ngân hàng, sau khi có hai pháp lệnh ngân hàng và công ty
tài chính, hợp tác xã tín dụng ra đời, chúng ta đã có một hệ thống ngân hàng
hoạt động theo cơ chế thị trường, đáp ứng tốt hơn quá trình lưu thông tiền tệ,
tín dụng và thanh toán. Trong đó thanh toán quốc tế đóng một vai trò hết sức
to lớn bởi vì thông qua thanh toán quốc tế giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu
mới được thực hiện qua các khoản tín dụng, đầu tư và mọi giao dịch đối
ngoại.
Với chính sách kinh tế mở cửa, hướng ngoại đòi hỏi chúng ta phải tổ
chức tốt hoạt động ngân hàng đối ngoại, đặc biệt là khâu thanh toán quốc tế,
đảm bảo một điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác và phân công lao động
quốc tế của Việt Nam chắc chắn ngày càng phát triển.
Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hóa
và dịch vụ. Thanh toán trong nội bộ một quốc gia đã phức tạp, thanh toán
quốc tế còn phức tạp và khó khăn hơn do ảnh hưởng của các yếu tố tiền tệ, tín
dụng, ngân hàng; sự khác biệt về ngôn ngữ, tập quán cũng như khả năng kiểm
soát toàn bộ quá trình từ sản xuất, lưu thông cho đến thanh toán. Nếu nghiệp
vụ thanh toán mà không theo kịp với nhu cầu phát triển kinh tế thì nó sẽ là
một nhân tố kìm hãm sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Do đó việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế là một
yêu cầu cấp bách, thường xuyên đối với bất cứ một quốc gia nào. Nghiên cứu
về thanh toán quốc tế giúp ta có đánh giá đúng đắn về thực trạng hoạt động
ngoại thương của Việt Nam, từ đó có biện pháp cải tiến, hoàn thiện và nâng
cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế.
II. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ.
Hoạt động thanh toán ở bất cứ một quy mô nào cũng phải đạt được yêu
cầu về việc đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia. Trong hoạt động thương
mại quốc tế, quyền lợi của người bán là phải thu được tiền hàng đầy đủ,
nhanh chóng với chi phí thấp nhất; với người mua thì phải nhận được hàng
hoá đúng số lượng, đảm bảo chất lượng và thời gian giao hàng; còn với trung
gian thanh toán thì lợi ích là các khoản tiền hoa hồng và sự an toàn trong kinh
doanh.
Việc đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia trong buôn bán thương
mại quốc tế phụ thuộc vào các đIều kiện thanh toán như: tiền tệ, địa điểm,
thời gian, phương thức thanh toán. Vì vậy, trong hoạt động thanh toán thương
mại quốc tế dần dần hình thành nên các phương thức thanh toán được thống
nhất áp dụng. Ngày nay trong thanh toán quốc tế những phương thức chủ yếu
sau thường được sử dụng.
1. Phương thức chuyển tiền (Remittance).
1.1. Khái niệm.
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách
hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất
định cho một người khác (người hường lợi) ở một địa điểm nhất định bằng
một phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Phương thức chuyển tiền là phương thức đơn giản, thuận lợi và hết ít
chi phí ngân hàng. Theo phương thức này việc thanh toán là thanh toán trực
tiếp giữa bên mua và bên bán. ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian. Trong thời
gian luân chuyển, số tiền này vẫn thuộc bên mua.
Phương thức chuyển tiền có nhược điểm là việc trả tiền cho người bán
phụ thuộc vào người mua. Bởi vậy quyền lợi của bên bán không được đảm
bảo. Ngược lại trường hợp bên bán nhận được tiền trước thì cũng không biết
được việc giao hàng của bên bán có đúng hợp đồng hay không, gây tình trạng
ứ đọng vốn, giảm vòng quay của vốn.
Phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho các bên mua bán trong
thanh toán xuất nhập khẩu thương mại.
1.2. Các bên tham gia.
a. Người trả tiền (người mua, người mắc nợ) hoặc người chuyển tiền
(người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra nước
ngoài) là người yêu cầu chuyển tiền ra nước ngoài.
b. Người hưởng lợi (người bán, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư,
hoặc người nào đó do người chuyển tiền chỉ định).
c. Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền
(thông thường là ngân hàng nước người trả tiền).
d. Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền thông thường là ngân
hàng ở nước người hưởng lợi.
1.3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ.
3
2 4
1
1. Giao dịch thương mại.
2. Viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư/điện) cùng với ủy nhiệm chi
(nếu có tài khoản tại ngân hàng).
Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng hưởng
lợi
Người chuyển tiền Người hưởng lợi
3. Chuyển tiền ra nước ngoài cho ngân hàng đại lý.
4. Chuyển tiền cho người nhận.
1.4. Trường hợp áp dụng.
1. Trả tiền nhập khẩu với nước ngoài
- Khi nào thì chuyển tiền: Thường là ngay sau khi nhận xong hàng hoá, hoặc
là sau khi nhận được chứng từ hàng hoá, cũng có khi chuyển tiền trước khi
giao hàng.
- Số tiền được chuyển dựa vào:
+ Trị giá của hoá đơn thương mại.
+ Kết quả của việc nhận hàng về số lượng và chất lượng để quy
ra số tiền phải trả.
- Chuyển tiền bằng thư chậm hơn chuyển tiền bằng điện, SWIFT.
2. Thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch
3. Thanh toán các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá
(tiền phạt trả tiền ứng trước, hoa hồng, chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư,
chuyển kiều hối...).
4. Chuyển tiền kiều hối.
1.5. Các yêu cầu chuyển tiền.
1. Muốn chuyển tiền phải có giấy phép của Bộ chủ quản hoặc Bộ Tài
Chính.
2. Chuyển tiền thanh toán trong ngoại thương phải có:
- Hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Giấy phép xuất nhập khẩu và quota nhập khẩu.
- Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền.
3. Viết đơn chuyển tiền qua Vietcombank hoặc một ngân hàng thương
mại nào đó được phép thanh toán quốc tế ghi đủ:
- Tên, địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi
yêu cầu.
- Số ngoại tệ xin chuyển cần ghi rõ bằng số, chữ và các loại ngoại tệ xin
chuyển.
- Lý do chuyển tiền.
- Những yêu cầu khác có liên quan.
- Ký tên đóng dấu.
2. Phương thức mở tài khoản (ghi sổ) (Open Account).
2.1. Khái niệm.
Người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) trên đó ghi các
khoản tiền mà người mua nợ về tiền hàng hoá hay khoản chi khác có liên
quan đến việc mua hàng (theo tháng, quý hoặc nửa năm) thanh toán nợ hình
thành trên tài khoản.
Lưu ý: - Đây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của
các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán.
- Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu
người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi,
không có giá trị thanh toán giữa hai bên.
- Chỉ có hai bên tham gia thanh toán: người bán và người mua.
2.2.Trình tự tiến hành nghiệp vụ.
2
1
1. Giao hàng hặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hoá.
2. Báo nợ trực tiếp.
Chỉ sau khi hai bên mua bán kết thúc dịch vụ hoặc định ký, bên nào nợ
sẽ phải chuyển tiền thanh toán cho bên kia theo phương thức chuyển tiền.
2.3. Ưu nhược điểm.
- Ưu điểm: Phương thức này tạo điều kiện thuận lợi cho người nhập
khẩu mua hàng hoá mà chưa phải trả tiền ngay. Thực chất đây là một hình
thức tín dụng mà người bán dành cho người mua.
- Nhược điểm: Mức độ rủi ro lớn do việc trả tiền phụ thuộc vào người
mua, thời gian thu hồi vốn của nhà xuất khẩu chậm.
2.4. Trường hợp áp dụng.
- Thường dùng cho thanh toán nội địa.
- Hai bên mua bán phải thật sự tin cậy nhau.
- Dùng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng, nhiều lần thường
xuyên trong một định kỳ nhất định (6 tháng, 1 năm).
- Phương thức này chỉ lợi cho người mua.
- Dùng cho thanh toán tiền gửi bán hàng ở nước ngoài.
Người bán Người mua
- Dùng trong thanh toán phi mậu dịch như tiền cước phí vận tải, phí bảo
hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ môi giới, uỷ thác, tiền lãi trong cho vay
và đầu tư.
Khi áp dụng cần chú ý:
- Quy định thống nhất đồng tiền ghi trên tài khoản.
- Căn cứ ghi nợ của người bán là hoá đơn giao hàng.
- Căn cứ nhận nợ của người mua là:
+ Dựa vào giá trị hoá đơn giao hàng.
+ Dựa vào kết quả nhận hàng ở nơi nhận hàng.
- Phương thức chuyển tiền bằng thư, điện cần phải thống nhất thỏa
thuận của hai bên.
- Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán
ngay. Chênh lệch này là tiền lãi phát sinh ra của số tiền ghi sổ trong khoảng
thời gian bằng định kỳ thanh toán theo mức lãi suất được người mua chấp
nhận.
- Định kỳ thanh toán có hai cách quy định:
+ Quy định x ngày kể từ ngày giao hàng đối với từng chuyến
hàng.
+ Quy định theo mốc thời gian của niên lịch.
- Việc chuyển tiền thanh toán chậm của người mua được giải quyết như
thế nào, có phạt trả chậm không, mức phạt bao nhiêu, tính như thế nào?
- Nếu phát sinh sự khác nhau giữa số tiền ghi nợ của người bán và số
tiền nhận nợ của người mua thì giảI quyết như thế nào?
3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection Payment).
3.1. Khái niệm.
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó
người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho
khách hàng, ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên
cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.
3.2. Các bên tham gia.
a. Người nhờ thu là bên giao chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng (thường là
người bán hoặc cung ứng dịch vụ).
b. Ngân hàng chuyển là ngân hàng mà người nhờ thu giao chứng từ và
chỉ thị nhờ thu.
c. Ngân hàng xuất trình là ngân hàng nhận nhờ thu từ ngân hàng
chuyển để xuất trình chứng từ đến người trả tiền
d. Người trả tiền là người mà chứng từ xuất trình để đòi tiền theo chỉ thị
nhờ thu.
3.3. Các loại nhờ thu.
3.3.1. Nhờ thu phiếu trơn.
Là phương thức trong đó người bán hoặc người cung ứng dịch vụ ủy
thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu
do mình lập ra, còn chứng từ hàng hóa thì gửi thẳng cho người mua không
qua ngân hàng.
-Trình tự tiến hành nghiệp vụ:
3
Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua
6
2 7 5 4
1
1. Người bán giao hàng lập bộ chứng từ giao hàng gửi thẳng cho người
mua.
2. Người bán ký phát hối phiếu đòi tiền người mua và nhờ ngân hàng
thu hộ tiền hối phiếu đó.
3. Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên mua để yêu
cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
4. Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu cho người mua để trả tiền hoặc
chấp nhận trả tiền.
5. Người mua trả tiền mặt hoặc từ chối trả tiền.
6. Ngân hàng bên mua chuyển trả tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ
chối trả tiền cho ngân hàng bên bán.
7. Ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc trả lại hối phiếu bị từ chối trả
tiền cho người bán.
- Phương thức nhờ thu phiếu trơn không thích hợp trong thanh toán
hàng hoá xuất nhập khẩu, bởi vì nếu người mua không tốt thì họ có thể nhận
hàng nhưng lại có thể gây khó dễ cho việc trả tiền cho người bán hoặc người
mua trả tiền hối phiếu (đối với hối phiếu trả tiền ngay) nhưng họ không biết
Người bán Người mua
người bán giao hàng như thế nào vì chứng từ gửi hàng không đi kèm hối
phiếu, tốc độ thanh toán theo cách này chậm và ngân hàng chỉ đóng vai trò
trung gian đơn thuần mà thôi. Do đó trong Ngân hàng Ngoại thương ít dùng
phương thức này.
- Phương thức nhờ thu phiếu trơn được áp dụng trong các trường hợp
sau:
+ Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên
doanh với nhau dưới dạng công ty mẹ và công ty con hoặc là chi nhánh của
nhau.
+ Thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất-nhập khẩu
hàng hóa, vì việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ như
tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt bồi thường...
3.3.2. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection).
Là phương thức trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng hoặc cung ứng dịch vụ, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ
gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền của tờ hối phiếu đó với
điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới
trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng.
Tuỳ theo thời hạn trả tiền mà phương thức này chia làm hai loại:
Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents against payment - D/P ).
Được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay.
- Trình tự tiến hành nghiệp vụ:
1. Người bán giao hàng cho người mua.
2. Người bán lập bộ chứng từ thanh toán (hối phiếu + chứng từ gửi
hàng) nhờ ngân hàng thu hộ.
3. Ngân hàng chuyển toàn bộ bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng
bên mua và nhờ ngân hàng này thu hộ tiền ở người mua.
4. Ngân hàng bên mua yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu để nhận
chứng từ đi nhận hàng, ngược lại nếu người mua từ chối trả tiền sẽ giữ lại bộ
chứng từ và báo cho ngân hàng bên bán biết.
5.6.7. Giống như trình tự nhờ thu phiếu trơn.
Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documents against acceptance -
D/A).
Trình tự thanh toán giống như D/P nhưng khác ở chỗ người mua chỉ
phải ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu thì sẽ được trao toàn bộ chứng từ gửi
hàng. Đến kỳ hạn trả tiền ghi trên hối phiếu, người mua sẽ chuyển trả tiền cho
người bán theo các phương tiện thích hợp. Trong nhờ thu kèm chứng từ,
người bán ủy thác cho ngân hàng ngoài việc nhờ thu hộ tiền còn có việc nhờ
ngân hàng khống chế bộ chứng từ hàng hoá đối với người mua. Đây là điểm
khác nhau cơ bản với nhờ thu phiếu trơn. Với cách khống chế chứng từ như
vậy, quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn.
Trong giấy uỷ nhiệm ngân hàng thu hộ, người bán thường nêu rõ cách
sử lý để ngân hàng căn cứ vào đó mà giải quyết khi xảy ra những tình huống
cụ thể:
1. Có nên hay không nên yêu cầu người mua trả tiền ngay khi ngân
hàng giao bộ chứng từ hoặc chờ đến khi hàng đến bên người mua thì mới trả
tiền.
2. Trả tiền theo tỷ giá nào, nếu như hối phiếu và hoá đơn được lập theo
một loại tiền mà được trả theo một loại khác.
3. Phải xử lý như thế nào trong thường hợp hàng hoá đến sớm hơn vận
tải đơn. Có thể nêu rõ là người mua trả tiền theo hoá đơn khi có sự đảm bảo
của ngân hàng là vận đơn sẽ được giao cho người mua ngay sau khi ngân
hàng nhận được. Trong những trường hợp khác, uỷ nhiệm ngân hàng lưu kho
hàng hoá cho đến khi nhận được chứng từ.
4. Ngân hàng phải xử lý như thế nào khi người mua từ chối chấp nhận
trả tiền hoặc người mua không có khả năng thanh toán.
Tuy nhiên nhờ thu kèm chứng từ còn bộc lộ nhược điểm là mặc dù
người bán thông qua ngân hàng mới chỉ khống chế được quyền định đoạt
hàng hóa của người mua, nhưng chưa khống chế được việc trả tiền của người
mua, người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách dây dưa chưa nhận
chứng từ hàng hóa hoặc có thể không trả tiền cũng được nếu tình hình thị
trường bất lợi cho họ hoặc người mua về mặt tài chính thiếu hụt không có khả
năng thanh toán. Mặt khác việc trả tiền còn quá chậm, từ lúc gửi hàng cho đến
khi nhận được tiền trong phương thức này có khi kéo dài vài tháng hoặc nửa
năm. Trong phương thức này, ngân hàng chỉ có vai trò là người trung gian thu
tiền hộ, còn không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua.
- Thường được áp dụng trong những trường hợp sau:
+ Số tiền hàng xuất khẩu thường là hàng mẫu.
+ Hàng xuất khẩu chưa ký hợp đồng, chỉ gửi bán hoặc trường hợp khó
bán nhờ người nhập khẩu tiêu thụ hộ.
+ Người xuất khẩu không thực hiện đúng các điều kiện của thư tín
dụng phải chuyển sang uỷ thác thu
3.3.3. Vấn đề sử dụng phương thức nhờ thu.
Văn bản pháp lý thông dụng của phương thức nhờ thu là bản “ Quy tắc
thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại” của phòng thương mại quốc tế,
bản sửa đổi năm 1995 số xuất bản 522 có hiệu lực từ 1-1-1996.
Muốn sử dụng được bản quy tắc này, hai bên mua và bán phải thống
nhất quy định trong hợp đồng. Hiện nay phương thức này còn được áp dụng
trong các trường hợp như xuất khẩu thăm dò thị trường đối với những mặt
hàng mới bán trong thị trường lần đầu, mặt hàng có giá trị thấp, chất lượng
không đồng đều, hoặc trong trường hợp áp dụng phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ mà bộ chứng từ có sai sót nghiêm trọng khoong khắc phục
được thì người bán cũng lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu qua ngân hàng
của mình. Trong trường hợp người mua từ chối thanh toán vì lý do nào đó thì
khi đó người bán phải tự giải quyết việc bán số hàng đã gửi đi này. Lúc này
quyền lợi của bên bán sẽ thiệt hại.
4. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit).
Đây là phương thức thanh toán thông dụng nhất hiện nay, khối lượng
thanh toán ngày càng rộng lớn, do đó Phòng Thương Mại Quốc tế tại Pari đã
ban hành quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ để các bên
xuất khẩu và nhập khẩu, các ngân hàng có liên quan đến nhu cầu áp dụng,
nhằm tránh những sự hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra.
4.1. Khái niệm.
Phương thức tín dụng chứng từ là một cam kết thanh toán có điều kiện
của ngân hàng. Một cách đầy đủ hơn, tín dụng chứng từ là một văn bản cam
kết của một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng - Issuing Bank) cho người
bán (hoặc người hưởng lợi - Beneficiary) theo yêu cầu và sự chỉ thị của người
mua (Applicant) để trả ngay hoặc tới một thời điểm xác định trong phạm vi
thời hạn đã xác định và căn cứ vào các chứng từ đã được quy định.
4.2. Các bên tham gia.
- Người mua tức là người yêu cầu mở L/C (the Applicant for the
Credit).
- Người hưởng lợi L/C tức là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ
người nào khác do người bán chỉ định (the Benificiary).
- Các ngân hàng thường có rất ít, nhất là ngân hàng mở L/C (the
Issuing Bank), ngân hàng thông báo ( the Advising Bank ) ngoài ra còn có thể
có các ngân hàng khác tham gia như:
+ Ngân hàng xác nhận (the Confirming Bank).
+ Ngân hàng hoàn trả (the Reimbursing Bank) tức là một ngân
hàng khác được ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng xác nhận chỉ định thay
mình trả tiền.
+ Ngân hàng chuyển tiền (the Remitting Bank) tức là ngân hàng
chuyển chứng từ.
+Ngân hàng chiết khấu (the Negotiating Bank) là ngân hàng
đứng ra mua hối phiếu hay thương lượng chứng từ do người bán ký phát cho
ngân hàng theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C.
Trong thực tế, nghiệp vụ về tín dụng chứng từ không nhất thiết phải có
đủ các loại ngân hàng nói trên cùng tham gia. Thông thường chỉ có 3 ngân
hàng tham gia là ngân hàng mở, ngân hàng thông báo và ngân hàng hoàn trả.
4.3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ.
2
5
6
8 7 1 6 5 3
4
1. Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình
yêu cầu mở L/C cho người xuất khẩu hưởng.
2. Căn cứ vào nội dung, yêu cầu của thư xin mở L/C thì ngân hàng mở
L/C sẽ lập một L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài
thông báo việc mở L/C và chuyển L/C đến người xuất khẩu.
3. Khi nhận được L/C này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo toàn bộ
nội dung về việc mở L/C đó và chuyển bản gốc L/C cho người xuất khẩu.
4. Ngườixuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu có
điều nào trong L/C chưa thoả mãn thì tiến hành đề nghị mở sửa đổi L/C, bổ
sung L/C cho phù hợp với hợp đồng.
5. Sau khi giao hàng, người xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từ thanh
toán theo yêu cầu của L/C xuất trình thông qua ngân hàng thông báo hoặc một
ngân hàng nào đó (nếu L/C không hạn chế thanh toán) để yêu cầu đòi tiền
ngân hàng này kiểm tra chứng từ và làm thủ tục đổi tiền theo chỉ thị của L/C
và gửi chứng từ cho ngân hàng mở L/C.
Ngân hàng mở L/C
Ngân hàng thông báo
Người nhập khẩu Người xuất khẩu
6. Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù
hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, nếu thấy không phù
hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho ngân hàng gửi
chứng từ.
7. Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ
hàng hóa cho người nhập khẩu.
8. Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì
hoàn trả tiền lại cho ngân hàng mở L/C, nếu không phù hợp thì có quyền từ
chối trả tiền.
III. THƯ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI LÀ CÔNG CỤ QUAN TRỌNG
CỦA PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C) là văn bản pháp lý trong đó ngân
hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu họ xuất trình được
một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C đó.
Thư tín dụng có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở hợp
đồng mua bán tức là phải căn cứ vào nội dung và yêu cầu của hợp đồng.
Người nhập khẩu làm đơn yêu cầu mở L/C và sau khi L/C đã được mở rồi thì
nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.
1. Nội dung chủ yếu của L/C.
1.1. Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C.
- Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số hiệu
là dùng để trao đổi, thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C.
- Địa điểm mở L/C là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền
cho người xuất khẩu. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn
luật pháp áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó.
- Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở
L/C với người xuất khẩu, là ngày ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu
chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, là ngày bắt đầu
tính thời gian hiệu lực của L/C và cuối cùng là ngày căn cứ để người xuất
khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng thời hạn
quy định trong hợp đồng hay không.
1.2. Tên, địa chỉ những người liên quan đến L/C .
Những người liên quan đến L/C được chia làm hai loại:
* Các thương nhân: Bao gồm người nhập khẩu (người mở L/C)và
người xuất khẩu (người hưởng lợi).
* Các ngân hàng liên quan đến L/C: Bao gồm ngân hàng mở L/C, ngân
hàng thông báo, ngân hàng hoàn trả, ngân hàng xác nhận ngân hàng chiết
khấu.
- Ngân hàng mở L/C (the Opening Bank or the Issuing Bank) là ngân
hàng được hai bên mua bán thỏa thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng,
nếu chưa có quy định trước thì người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Quyền lợi
và nghĩa vụ của ngân hàng mở L/C như sau:
+ Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu để mở L/C
và tìm cách thông báo nội dung L/C đó cùng với việc gửi bản gốc L/C cho
người xuất khẩu. Thông thường việc thông báo và gửi L/C cho người xuất
khẩu phải thông qua một ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu.
+ Sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người xin mở L/C, của
người xuất khẩu đối với L/C đã được mở, nếu có sự đồng ý của họ.
+ Kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến, nếu
thấy các chứng từ phù hợp với những điều quy định trong L/C và không mâu
thuẫn lẫn nhau thì có thể thương lượng và trả tiền cho người xuất khẩu và đòi
lại tiền ngân hàng người nhập khẩu, ngược lại thì từ chối thanh toán.
+ Kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến,
ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra “bề ngoài” của chứng từ xem có phù
hợp với L/C hay không, chứ không chịu trách nhiệm về kiểm tra tính chất
pháp lý của chứng từ, tính chất xác thực của chứng từ... Mọi sự tranh chấp về
tính chất “bên trong” của chứng từ là do người xuất khẩu và người nhập khẩu
tự giải quyết.
+ Ngân hàng được miễn trách nhiệm khi ngân hàng rơi vào các
trường hợp bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn, khởi nghĩa,
lụt lội, động đất, hoả hoạn... Nếu L/C hết hạn giữa lúc đó, ngân hàng cũng
không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ
khi đã có những quy định dự phòng.
+ Mọi hậu quả phát sinh do lỗi lầm của mình, ngân hàng mở L/C
phải chịu trách nhiệm, ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở L/C
theo quy định của từng ngân hàng.
- Ngân hàng thông báo (the Advising Bank): Thường là các ngân hàng
đại lý của ngân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu. Quyền lợi và nghiã vụ
của ngân hàng thông báo như sau:
+ Khi nhận được điện thông báo của ngân hàng mở L/C về việc
mở L/C, ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận được cho
người xuất khẩu dưới hình thức văn bản.
+ Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn
bức điện đó, chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên
môn ra tiếng địa phương. Nếu ngân hàng thông báo sai thì phảI chịu trách
nhiệm. Do đó cuối bức đIện mở L/C thường có câu: “Please note that we
assume no responsibility for any error and/or ommision in the transmisson
and/or translation of the cable”. Tức là: “Xin lưu ý, chúng tôi không chịu
trách nhiệm về bất cứ sự lỗi lầm hay thiếu sót trong khi chuyển và dịch bức
điện này”.
+ Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu
chuyển đến, ngân hàng phảI chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ thanh
toán đó đến ngân hàng mở L/C. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những
hậu quả phát sinh do sự chậm trễ hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến
ngân hàng mở L/C, miễn là chứng minh được rằng mình đã gửi nguyên vẹn
và đúng hạn bộ chứng từ đó qua bưu điện.
- Ngân hàng hoàn trả (the Negotiating Bank or the Paying Bank): Có
thể là ngân hàng thông báo mở L/C và có thể là một ngân hàng khác do ngân
hàng mở L/C ủy nhiệm. Nếu địa điểm trả tiền được quy định tại nước người
nhập khẩu thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng mở L/C. Trách nhiệm
của ngân hàng trả tiền giống như ngân hàng mở L/C khi nhận được bộ chứng
từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến.
- Ngân hàng xác nhận (the Confirming Bank): Là ngân hàng đứng ra
xác nhận cho ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của họ, ngân hàng xác nhận
thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính
quốc tế hoặc ngân hàng thông báo.
Ngân hàng mở L/C phải yêu cầu một ngân hàng khác phải xác nhận
cho mình sẽ làm giảm uy tín của mình. Mặt khác, muốn được xác nhận thì
ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí rất cao và đôi khi phải đặt cọc trước,
mức tiền đăt cọc có thể đạt tới 100% giá trị của thư tín dụng (full cash cover).
1.3. Số tiền của L/C.
- Phải được ghi bằng số và bằng chữ, phải thống nhất với nhau, không
thể chấp nhận một L/C có số tiền ghi bằng chữ và bằng số mâu thuẫn với
nhau.
- Tên của đơn vị tiền tệ phải được ghi rõ ràng, vì cùng một tên gọi là
đôla nhưng trên thế giới có nhiều loại đôla khác nhau.
- Không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối vì ghi như thế
người xuất khẩu khó có thể giao hàng có giá trị đúng như L/C quy định, đặc
biệt là đối với những mặt hàng rời (quạng, than, gỗ...). Một khi giá trị hàng
giao đã không khớp với giá trị trên L/C thì khó có thể được thanh toán, vì
ngân hàng sẽ đưa ra lý do bộ chứng từ thanh toán không phù hợp với điều
kiện quy định trong L/C. Cách ghi tiền tốt nhất là ghi một số giới hạn mà
người xuất khẩu có thể đạt được dù là hàng giao có tính chất nguyên chiếc
hay cái rời.
1.4. Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng.
- Thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết
trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ
thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều kiện quy định trong
L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C (Date of Issue)
đến ngày hết hiệu lực (Date of Espiry).
- Thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau phụ thuộc vào quy định của
hợp đồng. Nếu việc đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định
ở yêu cầu ký phát hối phiếu. Ví dụ: “Available agianst presentation of your
draft at sight on Bank of Tokyo” (thanh toán khi xuất trình hối phiếu trả tiền
ngay). Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu như
trả tiền ngay, hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả
tiền có kì hạn. Song có điều quan trọng là những hối phiếu có kỳ hạn phải
được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C .
- Thời gian giao hàng (Date of Delivery): Thời hạn này cũng được ghi
trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định. Thời hạn giao hàng có thể có
quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
Trong trường hợp vì lý do nào đó, hai bên thoả thuận phải kéo dài thời
hạn giao hàng thêm x ngày mà không đề cập đến việc kéo dài thời hạn hiệu
lực của L/C, thì đương nhiên ngân hàng mở L/C cũng phải hiểu rằng thời hạn
hiệu lực mặc nhiên cũng được kéo dài thêm x ngày sau đó. Song để tránh
tranh chấp, trong điện đề nghị điều chỉnh thời hạn giao hàng, người xuất khẩu
cũng đề nghị kéo dài thời hạn hiệu lực của L/C. Ngược lại nếu hai bên thoả
thuận kéo dài thời hạn hiệu lực của L/C mà không nói đến kéo dài thời hạn
giao hàng thì không thể hiểu là thời hạn giao hàng cũng tự động được kéo dài.
1.5. Những nội dung về hàng hóa.
Tên hàng, số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất bao bì, ký mã
hiệu... cũng được ghi vào L/C.
1.6. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa.
Các điều kiện cơ sở giao hàng ( FOB, CIP, C&F), nơi gửi và nơi giao
hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng... cũng được ghi vào trong L/C.
1.7. Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.
Đây là nội dung then chốt của L/C, bởi vì bộ chứng từ thanh toán quy
định trong L/C là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng
mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng như điều quy định trong
L/C, do vậy ngân hàng mở L/C phải dựa vào đó để tiến hành trả tiền cho
người xuất khẩu, nếu bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều quy
định trong L/C.
1.8. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C.
Đây là nội dung cuối cùng của L/C và nó ràng buộc trách nhiệm của
ngân hàng mở L/C đối với L/C này. Sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối
với L/C phải nêu bật được ba ý sau:
+ Đây là sự cam kết thực sự (Engagement), tức là ngân hàng mở L/C
cam kết sẽ trả tiền bằng uy tín và trách nhiệm của mình đối với khách hàng.
+ Là sự cam kết có điều kiện (Conditional Engagement), tức là ngân
hàng chỉ thực hiện sự cam kết của mình với điều kiện là người xuất trình hối
phiếu phải có bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung đã quy định của
L/C.
+ Là sự cam kết dự phòng (bảo lưu), tức là ngân hàng chỉ cam kết tôn
trọng các hối phiếu xuất trình đúng hạn và phù hợp với các đIều kiện của L/C,
còn có trả tiền hay không tùy thuộc vào việc xem xét bộ chứng từ thanh toán
phù hợp với L/C và không mâu thuẫn với nhau.
1.9. Chữ ký trên L/C hay mã khoá.
L/C thực chất là một cam kết trả tiền có điều kiện của ngân hàng mở
L/C nên người kí nó phải là người có chữ ký uỷ quyền. Nếu L/C mở bằng
Telex thì L/C phải có mã khoá đúng do hai bên quy định thì L/C mới có giá
trị.
1.10. Những điều khoản đặc biệt khác.
Ngoài những nội dung kể trên khi cần thiết, ngân hàng mở L/C và
người nhập khẩu có thể thêm những nội dung khác như có thể đòi hoàn trả
tiền bằng điện, về điều kiện đóng gói hoặc ghi chú khác.
2.Tính chất của L/C.
Điều 3 trong “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”
bản sửa đổi năm 1993 số 500 của phòng thương mại quốc tế quy định: “ Các
thư tín dụng về bản chất là những giao dịch riêng biệt với hợp đồng này có
thể làm cơ sở cho L/C, nhưng các ngân hàng không hề có liên quan gì hoặc
không hề bị ràng buộc bởi những hợp đồng đó, thậm chí ngay cả khi có bất kỳ
một điều dẫn chiếu nào đến các hợp đồng đó được ghi vào L/C ”.
Như vậy, thư tín dụng có các tính chất sau:
- Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng
sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Tính chất này cực
kì quan trọng đối với việc sử dụng L/C trong thanh toán quốc tế.
- Thư tín dụng là một văn bản thể hiện sự cam kết của ngân hàng nước
người nhập khẩu đối với người xuất khẩu để thực hiện nghĩa vụ trả tiền quy
định trong điều khoản thanh toán của hợp đồng thương mại. Do đó thư tín
dụng phải dựa trên cơ sở hợp đồng. Những nội dung cơ bản của hợp đồng
mua bán như tên hàng, số lượng, giá cả và tổng trị giá hợp đồng, quy cách
phẩm chất, bao bì, thời hạn giao hàng, nơi hàng đến, người trả tiền, người
hưởng lợi... là căn cứ duy nhất của người mua để dựa vào đó mở L/C cam kết
trả tiền cho người bán. Khi nhận được thư tín dụng, người bán phải kiểm tra
L/C đó. Hợp đồng mua bán là căn cứ để người bán kiểm tra L/C. Nếu L/C
không mâu thuẫn với hợp đồng thì người bán sẽ giao hàng và thực hiện nghĩa
vụ của mình. Còn ngược lại thì người bán đề nghị người mua sửa đổi thư tín
dụng cho phù hợp rồi mới giao hàng.
Nhưng vì L/C lại do ngân hàng mở để cam kết trả tiền theo yêu cầu của
người mua, cho nên sau khi L/C đã được mở tại một ngân hàng nhất định vào
một thời gian nhất định thì nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.
Tính chất độc lập của thư tín dụng thể hiện ở chỗ là nghĩa vụ của ngân hàng
đối với người hưởng lợi L/C (tức là người bán) không phụ thuộc vào mối
quan hệ giữa người mua và người bán. Ngân hàng mở thư tín dụng chỉ căn cứ
vào đơn yêu cầu mở L/C của người mua chứ không căn cứ vào hợp đồng và
chỉ căn cứ vào nội dung L/C để trả tiền cho người bán, căn cứ vào những
chứng từ mà người bán xuất trình. Việc thanh toán của ngân hàng không căn
cứ vào thực trạng hàng hóa. Nếu thực trạng hàng hóa không đúng với chứng
từ thì hai bên mua bán phải trực tiếp giải quyết với nhau không liên quan gì
đến ngân hàng, không liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ; nếu người mua không thanh toán tiền với ngân hàng thì ngân hàng vẫn
phải hoàn thành nghĩa vụ trả tiền cho người bán làm đầy đủ và đúng với các
điều khoản trong L/C.
Những tính chất nêu trên của L/C đã tạo cho nó có những đặc thù riêng
và có những lợi thế mà các phương thức thanh toán khác không có được.
3. Các loại thư tín dụng.
Các loại thư tín dụng thương mại trong thanh toán quốc tế gồm:
3.1. Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit).
Là loại L/C sau khi được mở ra thì ngân hàng mở L/C không được sửa
đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời gian hiệu lực của nó trừ khi có sự thỏa
thuận khác của các bên tham gia L/C.
Một thư tín dụng không ghi chữ Irrevocable thì đương nhiên coi là
không thể hủy bỏ được, tức là ngân hàng mở L/C muốn hủy bỏ bổ sung hay
sửa đổi nó thì phải có sự đồng ý của các bên tham gia.
L/C không hủy ngang được áp dụng rộng rãi nhất trong quốc tế và nó là
loại L/C cơ bản nhất.
3.2. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Cofirmed Irrevocable L/C).
Là loại L/C không thể hủy bỏ được, một ngân hàng khác đảm bảo trả
tiền theo yêu cầu của khách hàng mở L/C. Theo L/C này người xuất khẩu ký
phát hối phiếu đòi tiền ngân hàng mở L/C nhưng nếu ngân hàng mở L/C
không có khả năng thanh toán thì chứng từ đòi tiền được gửi thẳng cho ngân
hàng xác nhận (the Confirming Bank) để yêu cầu thanh toán.
Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận giống như ngân hàng mở L/C, do
đó ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí xác nhận (full cash cover), có khi
còn phải đặt cọc tiền tới 100% giá trị L/C tại ngân hàng xác nhận.
Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, hơn
nữa ngân hàng xác nhận là ngân hàng có uy tín về tài chính và tín dụng quốc
tế nên loại L/C này là loại L/C có đảm bảo nhất cho quyền lợi của người xuất
khẩu.
3.3. Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without
recourse Credit).
Là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi người bán đã được ngân
hàng trả tiền rồi, nếu về sau có sự tranh chấp về chứng từ thanh toán thì người
bán không hoàn trả số tiền họ đã nhận được trong bất cứ một trường hợp nào.
Khi dùng loại L/C này, người xuất khẩu phải ghi lên hối phiếu câu:
“Without recourse to drawers” tức là “Miễn truy đòi lại người ký phát” và
trong đó L/C cũng phải ghi nhận như vậy.
Loại L/C này cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
3.4. Thư tín dụng chuyển nhượng ( Transferable Credit).
Là thư tín dụng không thể hủy bỏ trong đó quy định quyền của ngân
hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay
nhiều người theo lệnh của người hưởng lơi đầu tiên. L/C chuyển nhượng chỉ
được chuyển nhượng một lần và chi phí chuyển nhượng là do người hưởng lợi
đầu tiên chịu.
3.5. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Credit).
- Là loại L/C không thể huỷ bỏ sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời
hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và như vậy nó tuần hoàn cho đến khi
nào tổng giá trị được thực hiện.
- Thư tín dụng tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số
lần tuần hoàn và giá trị tối thiểu của mỗi lần đó.
- Nếu việc tuần hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực của L/C trong mỗi
lần tuần hoàn cần ghi rõ: Có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào
những L/C kế tiếp hay không, nếu không cho phép thì gọi là L/C tuần hoàn
khong tích lũy (Revoling non - Cumulative Credit). Còn nếu có gọi là thư tín
dụng tuần hoàn tích luỹ (the Irrevoling Cumulative Credit).
- Có ba cách tuần hoàn:
+ Tuần hoàn tự động: Tức là nó có giá trị như cũ, không cần có
sự thông báo của ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu biết.
+ Tuần hoàn không tự động: Tức là chỉ khi nào ngân hàng mở
L/C cho người xuất khẩu biết thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực về mặt giá trị.
+ Tuần hoàn hạn chế ( hay nửa tự động): tức là sau khi L/C trước
sử dụng xong hoặc hết hạn hiệu lực, nếu sau một vài ngày mà ngân hàng mở
L/C không có ý kiến về L/C kế tiếp thì nó có giá trị như cũ.
Thư tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng khi các bên tin cậy lẫn
nhau mua hàng thường xuyên, định kỳ, khối lượng lớn và trong thời hạn dài.
3.6. Thư tín dụng thanh toán chậm (Deferred Payment Credit).
Đây là L/C không hủy ngang, trong đó ngân hàng mở L/C hay ngân
hàng xác nhận cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần toàn bộ số tiền
của L/C trong những thời hạn quy định rõ ràng trong L/C đó. Khi xuất trình
chứng từ số tiền của L/C cũng có thể được thu như một khoản tiền ứng trước.
Loại này áp dụng cho hợp đồng giao hàng nhiều lần.
3.7. Thư tín dụng giáp lưng (Back - to - Back Credit).
Là loại thư tín dụng mà bên xuất khẩu căn cứ vào một thư tín dụng của
bên nhập khẩu đã mở, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở một L/C cho
người khác hưởng.
Như vậy về cơ bản L/C gốc và L/C giáp lưng giống nhau. Ngoài ra
chúng có một số điểm khác nhau như sau:
+ Người hưởng lợi (xuất khẩu) của L/C gốc lại là người xin mở
L/C giáp lưng.
+ Kim ngạch của L/C gốc phải lớn hơn (hoặc bằng) kim ngạch
của L/C giáp lưng.
+ Thời gian giao hàng của L/C giáp lưng phải lớn hơn L/C gốc...
Loại L/C giáp lưng thường đựơc áp dụng trong việc mua bán chuyển khẩu, tái
xuất hay trong trường hợp người mua muốn mua hàng của khách nước ngoài
nhưng họ không thể mở L/C trực tiếp cho người ấy hưởng, vì vậy phải thông
qua trung gian đứng ra mua hộ. Để có thể áp dụng loại L/C này yêu cầu hai
thư tín dụng gốc và giáp lưng phảI được thực hiện thông qua một ngân hàng
trực tiếp phục vụ nhà xuất khẩu (theo L/C gốc).
3.8. Thư tín dụng dự phòng (Standby Credit).
Là loại thư tín dụng được sử dụng phổ biến ở Mỹ. Sau khi ngân hàng
phục vụ mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng, thì người nhập khẩu
cũng yêu cầu người xuất khẩu mở L/C dự phòng cho mình hưởng.
L/C dự phòng khác L/C thông thường ở những điểm sau:
- Người làm đơn xin mở L/C là người xuất khẩu (không phải là người
nhập khẩu), trên cơ sở đó ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu phát hành L/C dự
phòng.
- Người hưởng lợi L/C dự phòng là người nhập khẩu (không phải là
ngưòi xuất khẩu).
- L/C dự phòng được sử dụng không phải như một phương tiện cấp vốn
hay là một phương tiện trả tiền, mà là một phương thức đảm bảo thực hiện
hợp đồng. Nếu người xuất khẩu không thực hiện đúng việc giao hàng thì ngân
hàng mở L/C dự phòng phải chịu trách nhiệm về tài chính đối với người nhập
khẩu.
L/C dự phòng ra đời do yêu cầu của việc nhập khẩu ngày càng cao.
Người nhập khẩu phải cấp tín dụng cho người xuất khẩu dưới dạng: tiền đặt
cọc, ký quỹ, tiền ứng trước, chi phí mở L/C... Các khoản tín dụng này chiếm
tới 10-15% tổng giá trị đơn đặt hàng. Vì vậy việc đảm bảo hoàn lại số tiền đó
cho người nhập khẩu khi người xuất khẩu không thực hiện đúng nghĩa vụ
giao hàng có một ý nghĩa quan trọng. Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu
phải mở L/C dự phòng để cam kết với người mua, thực hiện việc hoàn trả
này.
3.9. Thư tín dụng đối ứng (The Reciprocal Credit).
Loại L/C không thể hủy ngang này chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C kia
đối ứng với nó được mở. L/C đối ứng được áp dụng trong phương thức mua
bán hàng đổi hàng hay thương mại gia công, nó đảm bảo quyền lợi cho người
gia công hàng kém, bởi vì sản phẩm làm ra có đặc điểm riêng do người đặt
hàng quy định, nên nhìn chung chỉ có người đặt hàng tiêu thụ.
Trong quan hệ giao dịch này thì người bán đồng thời là người mua và
ngược lại. Như vậy bên nhập khẩu nguyên liệu mở cho bên xuất khẩu một
L/C bảo đảm thanh toán giá trị nguyên liệu nhập khẩu và L/C này chỉ có hiệu
lực khi bên xuất khẩu về phần mình cam kết nhập khẩu lại những thành phẩm
được sản xuất ra từ những nguyên liệu đó bằng việc mở lại L/C đối ứng. L/C
này chỉ có hiệu lực nếu thành phẩm được sản xuất chính từ nguyên liệu cung
cấp trên.
Hai L/C đối ứng với nhau, tuy đối tượng thanh toán có khác nhau
nhưng các L/C này đều có những điều kiện cơ bản chung, dựa trên cơ sở hợp
đồng thương mại mà hai bên đã kí. Mỗi một L/C vừa manh tính chất đôc lập
về đối tượng thanh toán, vừa mang tính chất ràng buộc về nội dung pháp lý
của quá trình thanh toán qua lại đó.
4. Ưu nhược điểm của thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ.
4.1. Ưu điểm:
Hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi phổ
biến trong thanh toán quốc tế giữa các quốc gia với nhau. Trong tương lai,
phương thức này chắc chắn vẫn là phương thức chủ yếu trong thanh toán
thương mại quốc tế.
Bởi lẽ trong quan hệ mua bán thì người bán muốn thu hồi nhanh, an
toàn số tiền bán của họ, còn người mua thì lại muốn có hàng trong tay thì mới
trả tiền, nếu trả tiền trước họ không biết được hàng hóa có được giao đúng
theo hợp đồng hay không, người bán thì khi giao hàng họ không biết chắc
được có thu hồi được tiền hay không. Biện pháp thỏa hiệp giữa hai bên là việc
thanh toán sẽ được tiến hành sau khi giao hàng tượng trưng, tức là giao các
chứng từ di chuyển sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua và ngân
hàng có chức năng trung gian thanh toán là người thích hợp nhất để thực hiện
quá trình này.
Đồng thời khi tiến hành nghiệp vụ này ngân hàng thu được một khoản
lợi ích như thủ tục phí khá lớn, ngoài ra ngân hàng còn huy động thêm một
khoản tiền gửi (khi có kí quỹ) phục vụ cho các hoạt động của các nghiệp vụ
khác như cho vay xuất nhập khẩu, bảo lãnh, xác nhận.
Theo phương thức tín dụng chứng từ thì quyền lợi của người bán được
bảo đảm trên cam kết bằng L/C của ngân hàng mở L/C miễn là họ xuất trình
được chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện thanh toán của L/C. Quyền
lợi của người nhập khẩu được bảo đảm vì họ chỉ phải trả tiền khi người bán
đã giao hàng theo đúng L/C. Đây chính là lí do khiến cho phương thức tín
dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
4.2. Nhược điểm.
Tuy nhiên, phương thức thanh toán này cũng còn hạn chế, xuất phát từ
việc ngân hàng chỉ có thể khống chế được về mặt hình thức của chứng từ, chứ
không thể kiểm soát được tính chất pháp lí hay tính xác thực của các loại
chứng từ đó. Việc người bán có thể không trung thực trong việc lập chứng từ
thanh toán như giả mạo chứng từ, hoặc thay đổi chứng từ để đi nhận tiền
trong khi giao hàng không phù hợp với các điều khoản đã ghi trong L/C là
điểm hạn chế của phương thức tín dụng chứng từ.
Bên cạnh đó, nếu người mua và người bán không thiện chí với nhau,
người mua có thể tìm ra lỗi rất nhỏ trên chứng từ để từ chối thanh toán tiền
mặc dù hàng hóa rất đúng phẩm chất, chất lượng và thời hạn như quy định.
Ngoài ra nhược điểm lớn nhất là phải thanh toán theo quy trình rất tỉ
mỉ, máy móc đòi hỏi các bên tiến hành rất cẩn thận, nhất là khâu lập và kiểm
tra chứng từ. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ và kiểm tra
chứng từ cũng có thể trở thành nguyên nhân bác bỏ việc thanh toán.
5.Những vấn đề sử dụng phương thức tín dụng chứng từ.
Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của tín dụng chứng từ là “Quy tắc
và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” bản sửa đổi 1995 của
phòng thương mại quốc tế phát hành số 500. Bản quy tắc này mang tính chất
pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi áp dụng nó các bên tham gia phải thỏa thuận ghi
vào văn bản của hợp đồng và phải được dẫn chiếu trong L/C.
UCP (Uniform Customs and Pratice for Documentary Credit) là văn
bản pháp lý chứa đựng những nguyên tắc không có tính chất bắt buộc do vậy
các bên sử dụng có quyền lựa chọn. Những quy tắc và thực hành thống nhất
về tín dụng chứng từ là một yếu tố quan trọng trong buôn bán quốc tế và nó
ngày càng trở nên cần thiết hơn trong thanh toán quốc tế. Đó là do thực tiễn
buôn bán quốc tế tiếp tục đòi hỏi phải có một tập hợp các quy phạm quốc tế
thừa nhận để đIều chỉnh việc sử dụng tín dụng chứng từ. Từ khi ra đời đến
nay “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP) đã được
điều chỉnh thường xuyên. Mỗi lần điều chỉnh sửa đổi đều do những thay đổi
trong kỹ thuật vận tải và thủ tục chứng từ đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời.
Thanh toán quốc tế được tiến hành giữa người mua và người bán hàng, giữa
người xuất khẩu và người nhập khẩu nên phải tôn trọng các luật lệ và tập
quán của hai nước đang áp dụng có liên quan các quan hệ kinh tế đối ngoại
của họ.
UCP không ràng buộc về mặt pháp lý với các nước trên thế giới cũng
như không mang tính luật pháp quốc tế. Việc các nước tham gia áp dụng quy
tắc này là hoàn toàn tự nguyện. Các bên tham gia vào tín dụng chứng từ sẽ bị
ràng buộc bởi UCP mỗi khi tín dụng chứng từ có dẫn chiếu đến việc áp dụng
UCP để giải quyết các tranh chấp nếu có.
Hiện nay, UCP 1993 bản 500 được coi là hoàn chỉnh nhất và ngày càng
nhiều ngân hàng các nước khác nhau thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong
thanh toán quốc tế. UCP này thực sự được coi là cẩm nang cho nghiệp vụ
thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
Do vậy hiện nay ở Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và
các đơn vị kinh doanh ngoại thương đã thống nhất sử dụng bản quy tắc này
như là một văn bản pháp lý điều chỉnh các loại thư tín dụng được áp dụng
trong thanh toán quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài.
IV.RỦI RO VÀ NGĂN NGỪA RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ.
Chúng ta biết rằng, ngoại thương là việc buôn bán của một nước với
một nước khác, bao gồm toàn bộ các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ. Buôn bán quốc tế thường từ hai nước trở lên tham gia vào một dịch
vụ ít nhất là hai thương nhân từ hai nước khác nhau. Chính vì vậy trong giao
dịch sẽ gặp một số khó khăn, trở ngại như không cùng ngôn ngữ, mỗi nước lại
có một luật lệ khác nhau về dân sự, về chính sách ngoại thương cũng như các
luật lệ khác. Mỗi nước sử dụng đồng tiền riêng của mìnhvà có những chế độh
quản lý ngoại hối riêng. Ngoài ra người mua và người bán ở cách xa nhau về
địa lý, phong tục, tập quán buôn bán cũng có những nét khác nhau. Tất cả
những điểm khác biệt trên thường gây ra những trở ngại, khó khăn trong giao
dịch buôn bán giữa nước này với nước khác.
1. Những rủi ro phát sinh trong thanh toán tín dụng chứng từ.
1.1. Rủi ro đối với ngân hàng mở (the Issuing Bank).
1.1.1. Rủi ro về tỷ giá.
Khi nhập hàng, nhà nhập khẩu không thể lường trước được mức độ
trượt giá đồng nội tệ so với ngoại tệ mạnh nên khi nhập hàng về, tỷ giá trượt
mạnh, đối với những mặt hàng giá bán cạnh tranh không thể tăng được, nhà
nhập khẩu không muốn nhận hàng vì sợ bị lỗ. Khi đó, nếu tỷ lệ ký quỹ không
bù đắp được tỷ lệ trượt giá của nội tệ thì rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng
mở.
1.1.2. Rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ nước nhà xuất khẩu đến nước
nhà nhập khẩu có thể xảy ra rủi ro. Do đó để phân chia chi phí và rủi ro một
cách cụ thể cho từng bên, ICC đã ban hành “Các điều kiện thương mại quốc
tế” để các bên thoả thuận lựa chọn, nhà nhập khẩu thích chọn những điều kiện
với chi phí nhập hàng càng thấp càng tốt mà ít coi trọng đến hậu quả rủi ro
xảy ra. Do đó nếu rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển thì trách nhiệm
không thuộc về nhà nhập khẩu nên ngân hàng mở gặp rủi ro.
1.1.3. Rủi ro do nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản.
Đây là loại rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngân hàng mở, bởi vì
ngân hàng mở buộc phải thanh toán cho người bán trong khi không thể thu
hồi được vốn lại từ phía người mua. Nguyên nhân là do ngân hàng mở không
tiến hành thẩm định khi doanh nghiệp lần đầu tiên đến quan hệ mở L/C hoặc
do trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà nhập khẩu bị thua lỗ liên tục mà
ngân hàng mở không hay biết.
1.2. Những rủi ro đối với ngân hàng thông báo.
Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng thông báo khi ngân hàng này quyết
định thông báo phải một L/C giả trong khi chính ngân hàng này chưa đồng ý
với tình trạng mã khoá (hay mẫu chữ ký uỷ quyền đối với trường hợp phát
hành L/C) mà không có bất kỳ một ghi chú nào về tình trạng mã khoá hay
mẫu chữ ký uỷ quyền đó cho người bán biết (cũng như khi ngân hàng thông
báo nhận được L/C không đầy đủ, không rõ ràng), hoặc khi ngân hàng thông
báo quyết định không thông báo L/C mà không gửi thông báo về quyết định
của mình cho ngân hàng mở biết.
1.3. Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu chứng từ.
1.3.1. Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng.
Đó là khi xảy ra thiên tai, nổi loạn, bạo động, chiến tranh, đảo chính...
Nếu ngày xuất trình chứng từ hoặc ngày hết hạn hiệu lực của L/C rơi đúng
vào các ngày này thì theo UCP là ngân hàng mở được miễn trách nhiệm thanh
toán trong khi nhà xuất khẩu đã giao hàng và ngân hàng đã chiết khấu bộ
chứng từ.
1.3.2. Rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Trong quá trình vận chuyển hàng hoá, rủi ro có thể xảy ra mà trách
nhiệm thuộc về nhà nhập khẩu do không mua bảo hiểm. Nếu nhà nhập khẩu
không thể dựa vào lỗi chứng từ để từ chối thanh toán trước thì người ta sẽ căn
cứ vào trách nhiệm ký kết hợp đồng ngoại thương để phân xử. Nhưng nếu
tình hình tài chính của nhà nhập khẩu xem như vô vọng, nhà xuất khẩu bị rủi
ro và ngân hàng chiết khấu cũng có thể gặp rủi ro do bị gia tăng các khoản nợ
khó đòi.
1.3.3. Rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán.
Đây là loại rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho người bán, nếu người
bán không có khả năng thanh toán thì ngân hàng chiết khấu sẽ gánh chịu rủi
ro. Trong trường hợp này, ngân hàng mở buộc phải từ chối thanh toán khi bộ
chứng từ có lỗi mặc dù lỗi đó rất nhỏ mà nếu bình thường người mua thấy
không cần thiết phải bắt và đã bỏ qua.
2. Khả năng ngăn ngừa rủi ro.
2.1. Đối với những rủi ro bất khả kháng.
Tại một số nước để có thể giảm bớt những thiệt hại về rủi ro người ta
đã hình thành nên các hãng bảo hiểm. Tại Cộng hoà liên bang Đức, có hãng
bảo hiểm và tín dụng là HERMES, HAMBURG. Đây là hãng bảo hiểm của
chính phủ, nó đảm nhiệm bảo hiểm 85-90% các rủi ro. Như vậy các nhà xuất
khẩu ở Cộng hoà liên bang Đức chỉ chịu trách nhiệm 10% rủi ro về thanh toán
với nguyên nhân về chính trị hoặc 15% rủi ro về nguyên nhân kinh tế
2.2. Đối với những rủi ro trong vận chuyển hàng hóa.
Trong trường hợp này, các bên tham gia ký hợp đồng với các hãng bảo
hiểm tư nhân hoặc nhà nước thì hợp đồng bảo hiểm sẽ được bảo hiểm cho
hàng hóa tới mức 110% trị giá hàng hóa tổn thất (các bên ký kết hợp đồng có
thể chuyển giao cho nhau những rủi ro thông qua các điều kiện giao hàng
tương ứng)
2.3. Đối với những rủi ro về tỷ giá và tiền tệ.
Các bên tham gia ký hợp đồng thương mại khi muốn tránh những rủi ro
này thông thường thực hiện các biện pháp sau:
2.3.1. Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn.
Việc mua bán ngoạI hối mà tỷ giá được xác định xác định ngay lúc ký
hợp đồng, những việc giao ngoại hối sẽ được thực hiện sau đó một thời gian
xác định, chảng hạn 1tháng, 2 tháng hay 3 tháng. Để tránh rủi ro do biến động
của tỷ giá gây nên, các nhà xuất nhập khẩu quy định với ngân hàng mình một
tỷ giá ở thời điểm cố định để mình phải mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ
nhất định.
2.3.2. Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn có quyền chọn (option).
Nghiệp vụ này cũng tương tự như nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn nhưng
đồng thời có thêm quyền chọn.
2.3.3. Currency option.
Nhà xuất khẩu mua hoặc bán một khối lượng ngoại tệ nhất định và vào
một thời điểm cố định trong tương lai mà mình cấn để trả hoặc bán.
Ngoài ra còn có thể thực hiện việc mở tài khoản ngoại tệ hạch toán
bằng bản tệ để tránh rủi ro trong tiền tệ và tỷ giá.
2.4. Đối với rủi ro trong thực hiện hợp đồng.
Để tránh những rủi ro trong thực hiện hợp đồng thương mại đã ký kết,
các bên tham gia hợp đồng cần có sự thoả thuận với nhau về những điều kiện
thanh toán hợp lý cũng như các điều kiện khác. Theo đó các bên tham gia sẽ
trao đổi với nhau về những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng
như các chi phí phát sinh.
Các bên tham gia có thể yêu cầu ngân hàng đứng ra bảo lãnh cũng như
bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh về sự đảm bảo thực hiện
hợp đồng.
Ngoài ra để có sự xem xét kỹ càng trước lúc ký hợp đồng, người nhập
khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu gửi hàng mẫu đến trước hay yêu cầu giấy
kiểm tra chất lượng hàng hoá do các tổ chức trung gian có tiếng cấp.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
ĐỐNG ĐA.
I. Quá trình hình thành và hoạt động của Ngân hàng Công thương Đống Đa
1. Tổng quan về Ngân hàng Công thương Đống Đa
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Cách đây 50 năm, ngày 6/5/1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam- nay là
Ngân hàng nhà nước Việt Nam được thành lập. Đây là mốc lịch sử quan trọng
đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt Nam, của công cuộc kháng chiến
trường kỳ chống thực dân pháp nói chung và của nền tiền tệ- tín dụng nước
nhà nói riêng.
Chuyển từ Ngân hàng nhà nước thành chi nhánh Ngân hàng Công thương
Đống đa từ tháng 7 năm 1988, để kịp hoà nhập với sự nghiệp đổi mới kinh tế,
đổi mới hoạt động toàn ngành Ngân hàng, tập thể lãnh đạo và cán bộ CNV chi
nhánh Ngân hàng Công thương Đống đa đã quyết tâm phấn đấu thực hiện có
hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được Ngân hàng cấp trên giao phó, với mục
tiêu: “ Kinh tế phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý”,
thực hiện theo phương châm “ Tiếp tục đổi mới, nâng cao trách nhiệm, trân
trọng khách hàng”. Đến nay Ngân hàng Công thương Đống đa đã khẳng định
được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế, đứng vững và phát triển trong
cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các mặt kinh
doanh, dịch vụ tiền tệ- Ngân hàng, thường xuyên tăng cường cả nguồn vốn và
sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần theo định hướng Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nền kinh tế, tăng
cường vật chất kỹ thuật để từng bước đổi mới công nghệ hiện đại hoá Ngân
hàng ...Kết quả kinh doanh dịch vụ Ngân hàng Công thương Đống đa năm sau
cao hơn năm trước, đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng lớn, đời
sống cán bộ CNV được cải thiện, uy tín Ngân hàng Công thương Đống đa
ngày càng được khách hàng mến mộ.
Quá trình đổi mới và phát triển của Ngân hàng Công thương Đống đa gắn
liền với sự đổi mới của hệ thống Ngân hàng Việt nam, là hệ quả của công
cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước do Đảng ta khởi xướng và tổ
chức thực hiện.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng Công thương Đống Đa có trên 300 cán bộ CNV đang làm việc
thuộc biên chế với kinh nghiệm dày dạn, thực hiện tốt các công tác nhiệm vụ
và là cơ sở cho Chi nhánh đạt được mục tiêu đề ra và thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao. Tổ chức bộ máy kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Công
thương Đống Đa gồm trụ sở chính tại 187 Tây Sơn và 2 phòng giao dịch Cát
Linh và Kim Liên cùng với 14 quỹ tiết kiệm nằm rải rác trong khu vực, chịu
sự chỉ đạo, điều hành tập trung của Ngân hàng Công thương Đống Đa.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng Công thương Đống Đa
Giám Đốc
Phó GĐ phụ
trách kinh doanh
Phó GĐ phụ
trách KT-TC
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng
kiểm tra
kiểm soát
Phòng kế
toán tài
chính
1.2.1. Ban lãnh đạo:
- Chịu trách nhiệm điều hành việc sử dụng vốn trong kinh doanh theo
phương án sử dựng đảm bảo phát triển vốn. Thực hiện phương án
phân phối lợi nhuận sau khi nộp các khoản cho ngân sách theo qui
định.
Phòng tiền
tệ kho quỹ
Phòng
nguồn vốn
Tổ bảo hiểm
Phòng
thông tin
điện toán
Phòng giao
dịch Cát
Linh
Phòng giao
dịch Kim
Liên
Phòng kinh
doanh đối
ngoại
Phòng kinh
doanh
- Chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc huy động và sử dụng các
nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh. Cử người thực hiện việc quản
lý phần vốn đầu tư liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác.
- Chịu trách nhiệm vật chất đối với những thiệt hại do lỗi chủ quan
gây ra cho doanh nghiệp
- Xây dựng các định mức phù hợp với điều kiện kinh doanh của
doanh nghiệp theo qui đinh của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo tài chính, số liệu quyết toán và
các thông tin tài chính khác.
- Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch tài chính hàng
năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh trình Ngân hàng Công
Thương Trung ương thông qua và đăng ký với cơ quan tài chính nhà
nước.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của nhà nước.
1.2.2. Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh quyết định phần lớn thu nhập của ngân hàng, là nơi
tiến hành cho vay đối với các tổ chức kinh tế công, nông thương nghiệp và tư
nhân cá thể. Phòng kinh doanh chia làm 4 tổ: Tín dụng thương nghiệp quốc
doanh, tín dụng công nghiệp quốc doanh, tín dụng ngoài quốc doanh và tổ
tổng hợp.
Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ sau:
- Đề xuất chiến lược kinh doanh, chính sách kinh doanh và các loại
hình kinh doanh từng thời kỳ.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý, kế hoạch phát
triên rnguồn vốn, kế hoạch phát triển tài sản, kế hoạch cân đối của toàn chi
nhánh trên cơ sở định hướng của ngân hàng Công Thương Việt Nam.
- Theo dõi kế hoạch thu nợ tín dụng
- Tổng hợp số liệu,phân tích đánh giá tình hìnhhoạt đông kinh doanh
nói chung và các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu theo định kỳ hàng thán, quý,
năm của toàn chi nhánh và của từng phòng. Từ đó đề xuất các chính sách và
biện pháp thích hợp.
1.2.3. Phòng kinh doanh đối ngoại:
Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại:
- Thanh toán quốc tế
- Kinh doanh ngoại tệ
- Đại lý thanh toán.
1.2.4. Phòng kế toán tài chính:
- Thực hiện các công việc liên quan đến thanh toán qua ngân hàng (
thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt) như
mở tài khoản tiền gửi, thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm
chi, chuyển tiền...; thực hiện thanh toán nội bộ, thanh toán điện tử,
thanh toán bù trừ
- Phòng kế toán còn tiến hành xây dựng kế hoạch thu chi tài chính
hàng tháng, quý, năm phù hợp với yêu cầu kinh doanh, giữ gìn bảo
quản hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ và các tài sản thuộc phòng kế
toán tài chính quản lý theo chế độ qui định
- Quản lý việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi, thực
hiện chế độ kiểm kê sao kê tài sản vật tư tiền vốn theo qui định
- Trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc
kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ thanh toán, về các
quyết định chuyển tiền đi, chuyển tiền đến cũng như hạch toán vào
các tài khoản thích hợp.
1.2.5. Phòng nguồn vốn:
- Quản lý 14 quỹ tiết kiệm nằm rải rác khắp khu vực quận Đống Đa
với chức năng chủ yếu là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong
dân cư bằng các loại tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn hoặc huy
động bằng cách phát hành kỳ phiếu.
- Phòng nguồn vốn còn có nhiệm vụ xác định cơ cấu nguồn vốn, cơ
cấu huy động vốn phù hợp, xây dựng và vận dụng chính sách lãi
suất, khách hàng, dịch vụ, đề xuất các biên pháp giảm chi phí.
- Xác định và tìm hiểu nhu cầu vốn cụ thể cả về số lượng, thời hạn,
đồng tiền phù hợp với điều kiện nghiệp vụ tăng trưởng kinh doanh
của chi nhánh.
- Tham mưu tổ chức mạng lưới huy động vốn ở những nơi cần thiết
và có điều kiện.
- Đề xuất những biện pháp cụ thể để có và giữ được khách hàng có
tiền gửi lớn và ổn định đồng thời đề xuất các hình thức marketing
nhằm nâng cao công tác tín dụng, đưa ra các biện pháp để xây dựng
nguồn vốn vững chắc
1.2.6. Phòng tổ chức cán bộ:
- Thực hiện việc sắp xếp, tuyển dụng nhân viên, đề bạt nâng lương,
thưởng cho cán bộ nhân viên
- Nghiên cứu đề xuất các phương án nhằm không ngừng củng cố,
hoàn thiện và phát triển bộ máy tổ chức cho phù hợp với yêu cầu
hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Ngoài ra phòng tổ chức còn giúp Giám đốc trong việc xây dựng kế
hoạch và có biện pháp tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ, tin học... cho cán bộ
nhân viên.
- Giúp giám đốc thực hiện quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên của
chi nhánh theo quy chế phân công và uỷ quyền quản lý cán bộ của
Tổng Giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
1.2.7. Phòng tiền tệ -kho quỹ:
- Đảm nhận việc thu chi tiền mặt, điều hoà lượng tiền mặt lưu thông
theo chỉ định của cấp trên
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối kho tiền, chấp hành đầy đủ các quy trình
nghiệp vụ mà chế độ kho quỹ đã quy định.
- Tổng hợp các báo cáo thống kê, điện báo tuần, tháng, quý,năm theo
mẫu qui định và các báo cáo đột xuất khác.
- Tổ chức hạch toán kho, mở sổ theo dõi kho, thẻ kho, kiểm tra việc
xuất nhập, bảo quản tiền và các chứng từ có giá trong kho, chế độ
quản lý chìa khoá, chế độ ngân quỹ cuối ngày và kiểm kê kho cuối
năm.
- Vận chuyển tiền đi đến giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống và
giữa các chi nhánh ngoài hệ thống, thực hiện việc thu chi tiền mặt,
ngân phiếu thanh toán,vốn sử dụng cho khách hàng tại chi nhánh nội
thành và các bàn tiết kiệm tại chi nhánh thành phố.
1.2.8. Phòng kiểm tra-kiểm soát:
- Phòng này có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của
ngân hàng, hàng tháng phải báo cáo những hoạt động đó về trung
ương.
- Kiểm tra giám sát việc chấp hành chủ trương chính sách pháp luật
của nhà nước, điều lệ hoạt động, qui chế nghiệp vụ của ngành về
hoạt động kinh doanh và tài chính, đảm bảo an toàn tài sản của chi
nhánh
- Kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra nội bộ, đảm bảo các hoạt động
kế toán tài chính của chi nhánh theo đúng pháp luật.
- Thực hiện công tác lưu trữ, hệ thống hoá các văn bản pháp chế, chế
độ. Trực tiếp hoặc phối hợp với các phòng chức năng chuyên trách
để tổ chức hướn dẫn, triển khai và kiểm tra thực hiện theo chỉ đạo
của giám đốc
1.2.9. Phòng thông tin điện toán:
- Nhận truyền tin kịp thời, cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác
và đầy đủ, phản ánh trung thực các hoạt động nghiệp vụ tiền tệ tín
dụng, thanh toán và dịch vụ ngân hàng trong toàn chi nhánh bằng hệ
thống máy tính và các thiết bị tin học, tạo điều kiện thuận lợi cho
ban lãnh đạo trong công tác quản lý điều hành đạt hiêu quả cao.
- Chủ động báo cáo giám đốc cho mở lớp đào tạo về lĩnh vực tin học,
tổ chức huấn luyện, nâng cao trình độ, kỹ thuật nghiệp vụ cho cán
bộ trực tiếp làm công tác thông tin điện toán, cán bộ quản lý, cán bộ
nghiệp vụ có liên quan trong viẹc thực hiện công nghệ ngân hàng
của chi nhánh.
- Định kỳ hàng tháng,quý giúp Giám đốc tổng hợp phân tích, đánh giá
chất lượng báo cáo thống kê của các chi nhánh trực thuộc, đảm bảo
báo cáo thống kê, thông tin báo cáo ngày càng có chất lượng cao.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thống kê, thông tin quảng cáo, báo cáo
sơ kết và tổng kết theo định kỳ và đột xuất.
1.2.10. Các phòng giao dịch:
- Phòng giao dịch Kim Liên
- Phòng giao dịch Cát Linh
Các phòng giao dịch có chức năng hoạt dộng như một ngân hàng thu
nhỏ và có đầy đủ các chức năng huy động vốn, cho vay, kinh doanh, đối nội,
đối ngoại... do Giám đốc uỷ quyền.
1.2.11. Tổ Bảo hiểm:
Làm đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt, tổ này mới được thành lập nên doanh thu
đạt được từ hoạt động này không lớn những cũng tạo thêm thế mạnh cho
Ngân hàng Công thương Đống Đa trong việc đa dạng hoá kinh doanh.
1.2.12. Các quỹ tiết kiệm:
Với tổng số 14 quỹ tiết kiệm trên toàn địa bàn dẫ giúp cho Ngân hàng Công
thương Đống Đa trong công tác huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm
của dân cư. Hầu hết các quỹ này hoạt động rất có hiệu quả trong việc huy
động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Đống Đa
Với những quyền hạn được giao, Ngân hàng Công thương Đống Đa có các
chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tăng cường nguồn vốn huy động là tiền đề cho mọi thắng lợi trong
kinh doanh tiền tệ Ngân hàng.
- Mở rộng đầu tư tín dụng chuyển dịch cơ cấu đầu tư phát triển kinh
tế đa thành phần theo định hươngs công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo
môi trường giúp các doanh nghiệp, hộ tư nhân cá thể phát triển sản
xuất kinh doanh trong nước và xuất- nhập khẩu.
- Tăng cường nguồn thu tiền mặt - đáp ứng kịp nhu cầu chi tiêu của
nền kinh tế, đảm bảo tuyệt đối an toàn kho quỹ.
- Đáp ứng kịp thời và chính xác nhu cầu thanh toán của các doanh
nghiệp, góp phần tăng tốc độ chu chuyển tiền vốn và vật tư trong
nền kinh tế.
- Đa năng hoá kinh doanh – dịch vụ Ngân hàng để thoả mãn nhu cầu
phát triển kinh tế và đời sống xã hội trong nền kinh tế thị trường.
- Xây dựng và hoàn thành tổ công tác xã hội- đoàn thể.
2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương Đống Đa trong
những năm gần đây
Năm 2001 có vị trí rất quan trọng, năm mở đầu của thế kỷ 21, năm đầu tiên
triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết 15 –
NQ/TW của Bộ chính trị, pháp lệnh Thủ đô và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Thành phố lần thứ 13.
Năm 2001 hoạt động kinh doanh dịch vụ tiền tệ của Chi nhánh vẫn ổn định và
phát triển. Trong năm đã tăng thêm được một số đơn vị mở tài khoản và có
quan hệ vay vốn. Một số đơn vị có quan hệ truyền thống trên đia bàn đã mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ, sản phẩm đã có
tín nhiệm trên thị trường ... Tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp và tỷ trọng cho
vay trung dài hạn của Chi nhánh tăng so với cuối năm trước. Điều đáng kể là
nợ qua hạn, nợ có liên quan đến vụ án chờ xử lý trong năm đã giảm đáng kể.
Sự cạnh tranh về lãi suất tiền gửi, tiền vay và tỷ giá giữa đồng Việt nam và
ngoại tệ giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn diễn ra gay gắt, có ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà
nước Thành phố và phương án kinh doanh của Chi nhánh đề ra từ đầu năm đã
đạt được một số kết quả: Chỉ tiêu nguồn vốn đạt 2.175 tỷ đồng, vượt 6% và
bằng 117% so với năm trước; Chỉ tiêu dư nợ đạt 1.521 tỷ đồng, vượt 1,4% kế
hoạch và bằng 151,9% so với cuối năm trước. Lợi nhuận hạch toán đạt 19,372
tỷ đồng.
2.2. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa
Tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả VND và ngoại tệ) đạt 2.175 tỷ đồng,
tăng so với 31/12/2000 là 328 tỷ đồng, tốc độ tăng 117,7%, so kế hoạch tăng
6%. Sau đây là kết quả của một số nghiệp vụ quan trọng :
2.2.1. Kết quả của nghiệp vụ huy động vốn
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu Năm 1999
Giá trị Tỷ lệ(%)
Năm 2000
Giá trị Tỷ lệ(%)
Năm 2001
Giá trị Tỷ lệ(%)
2001/2000
Tiền gửi VNĐ 1.213 80 1.379 75 1.622 75 117%
Tiền gửi ngoại tệ 307 20 468 35 553 25 118%
Tiền gửi Doanh nghiệp 575 22,7 650 35 767 35 118%
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư 865 75 888 65 1.048 65 118%
Tổng nguồn vốn huy động 1.518 100 1.847 100 2.175 100 117,7%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh của Ngân
hàng Công thương Đống Đa)
Trong năm Chi nhánh đã có nhiều biện pháp để giữ vững và tăng trưởng
nguồn vốn huy động như: Tổ chức mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm của
14 quỹ trên địa bàn đông dân cư, có một số quỹ đạt số dư từ 200 tỷ đến 300
tỷ. Mặc dù lưu lượng khách gửi tiền rất đông, nhưng các quỹ tiết kiệm vẫn
đảm bảo thu chi kịp thời, chính xác. Thường xuyên có tổ thu tiền mặt tại Xí
nghiệp bán lẻ xăng dầu, thu đột xuất ở đơn vị có nhiều tiền mặt ... Tổ chức thu
nhận tiền mặt vào các ngày nghỉ cho các đơn vị có nguồn tiền mặt lớn, tạo
tâm lý yên tâm và tin tưởng gửi tiền vào Ngân hàng. Đáp ứng nhu cầu mở tài
khoản của khách hàng, giải quyết nhanh chóng kịp thời.
Bên cạnh đó trong năm 2001 có một số nguyên nhân làm ảnh hưởng tới huy
động vốn:
- Tiền gửi doanh nghiệp nhìn chung không được ổn định, do một số
doanh nghiệp có nhu cầu giải ngân cho các dự án theo tiến độ.
- Tiền gửi tiết kiệm dân cư: Trong năm Nhà nước đã nhiều lần hạ lãi
suất tiền gửi VNĐ và ngoại tệ, bên cạnh đố có sự cạnh tranh giữa
các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, nên có tình trạng rút tiền ở
Ngân hàng có lãi suất thấp đến gửi tiền ở Ngân hàng có lãi suất tiền
gửi cao hơn, rút VNĐ mua ngoại tệ nên tiền gửi ngoại tệ tăng lên,
tiền gửi VNĐ giảm. Mặc dù vậy, Chi nhánh đã làm tốt chính sách
phục vụ khách hàng, cải tiến phong cách phục vụ thuận lợi, nhanh
chóng, đáp ứng nhu cầu tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế.
2.2.2. Kết quả của nghiệp vụ tín dụng
Bảng2: Dư nợ của Ngân hàng Công thương Đống Đa
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 2000/99 2001/2000
Dư cho vay nợ ngắn hạn 517 579 850 101,2% 143%
Dư nợ cho vay trung-dài hạn 135 422 671 337,2% 164%
Dư nợ ngoại tệ 107 360 361 310,3% 100,2%
Dư nợ kinh tế quốc doanh 285 884 1384 310% 156%
Dư nợ quá hạn,liên quan vụ
án
27 24 25 2,4% 1,67%
Tổng dư nợ 712 1001 1521 140,7% 151,9%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng Công thương Đống Đa)
Bảng3: Cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu Năm1999 Năm 2000 Năm 2001 Tỷ trọng(% )
Năm 2000
Tỷ trọng(%)
Năm 2001
Ngành Công nghiệp 139 236 502 23,6% 33%
Ngành xây dựng 51 88 259 8,7% 17%
Ngành thương nghiệp 97 157 334 15,7% 22%
Các ngành khác 425 520 426 52% 28%
Tổng dư nợ 712 1001 1521 100% 100%
Chi nhánh còn cho vay có hiệu quả các chương trình Việt Đức, chương trình
Đài Loan, cho vay xuất nhập khẩu, cho vay theo chương trình chỉ định của
Chính phủ, bảo lãnh trong nước 298 tỷ đồng, bảo lãnh mở L/C At Sight: 48 tỷ
đồng. Ngoài ra Chi nhánh còn cho vay sinh viên của 5 trường Đại học trên địa
bàn
Trong năm đã thu hút được 55 khách hàng mới có quan hệ tín dụng, trong đó
phòng kinh doanh và 2 phòng giao dịch đã làm tốt công tác tiếp thị góp phần
tăng thêm soó lượng khách hàng mới, nhất là phòng giao dịch Kim Liên đã
tăng được 16 khách, số dư tăng được 13 tỷ đồng so với cuối năm 2000.
Tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm 44% trong tổng dư nợ. Trong năm Chi
nhánh đã đầu tư mới được 36 dự án, số tiền ký hợp đồng là 463,7 tỷ đồng.
Điển hình:
- Đầu tư cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông vay 200 tỷ đồng để
mở rộng vùng phủ sóng mạng Vinaphone Bưu điện Thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh thành.
- Đầu tư cho Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông: Dự án cải tạo
lò thuỷ tinh Hungary với công suất 49 triệu vỏ bóng đèn tròn/năm
và 12 triệu ống đèn huỳnh quang/năm, số tiền 8,5 tỷ đồng.
- Đầu tư cho công ty cơ điện Trần Phú: Dự án thiết bị máy kéo thu
dây nhôm, số tiền 6 tỷ đồng.
Hoạt động bảo lãnh: Trong năm qua hoạt động bảo lãnh đã phát triển,
các doanh nghiệp có nhu cầu như: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự
thầu, bảo lãnh tiền tạm ứng.v.v...phát sinh lớn. Tổng dư bảo lãnh đến
31/12/2001 là; 298 tỷ đồng, trong đó bảo lãnh trung dài hạn: 267 tỷ đồng. Qua
nghiệp vụ bảo lãnh đã đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp để
thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.
2.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại
Thanh toán quốc tế là nội dung quan trọng của chuyên đề nên sẽ được trính
bày trong các phần tiếp theo.
2.2.4. Công tác tiền tệ kho quỹ
Chi nhánh đã phục vụ tốt việc thu chi tiền mặt, đẩm bảo thu chi kịp thời,
không để tiền đọng, không để khách hàng phải chờ đợi. Thường xuyên đảm
bảo việc kiểm ngân, vận chuyển, bảo quản tiền và các chứng từ có giá, không
để xảy ra mất mát, hư hỏng, đẩm bảo an toàn kho quỹ.
Số liệu thu chi tiền mặt trong năm 2001:
- Tổng số thu tiền mặt đạt: 3.164 tỷ đồng, bằng 136% so với năm 2000.
- Tổng số chi tiền mặt đạt: 3.156 tỷ đòng, bằng 133% so với năm 2000.
- Điều chuyển về NHNN Thành phố: 357 tỷ đồng, bằng 87% so với năm
2000.
- Nhận tiền mặt từ NHNN Thành phố: 472 tỷ đồng, bằng 162% so với năm
2000.
Ngoài ra còn thu chi ngân phiếu và tiền mặt ngoại tệ với khối lượng lớn (thu
chi ngân phiếu: 360 tỷ, thu chi tiền mặt ngoại tệ: 57.579.449 USD).
2.2.5. Công tác kế toán tài chính
Doanh số thanh toán qua Ngân hàng Công thương Đống Đa năm 2001 đạt:
35.610 tỷ đồng, so với năm 2000 tăng 8.278 tỷ đồng, bằng 130%, trong đó
thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng 81% tổng doanh số thanh
toán.
Năm 2001 tăng thêm 695 tìa khoản mới về mở tại Chi nhánh, nâng tổng số tài
khoản lên gần 4.000 tài khoản. Trong đó tài khoản doanh nghiệp là: 1.567, tài
khoản tư nhân cá thể là: 2.303. Tài khoản cho vay là 1.605 tài khoản, trong đó
tài khoản cho vay sinh viên là 242 tài khoản.
Công tác Kế toán – Tài chính đảm bảo diao dịch với khách hàng tận tình, chu
đáo – Các mặt thanh toán bù trừ, điện tử và chuyển tiền phải trả luôn đảm bảo
nhanh gọn, chính xác. Công tác thanh toán tiền gửi dân cư đảm bảo an toàn bí
mật.
Kết quả thu chi tài chính: Tổng thu nhập cả năm đạt: 143.928 triệu đồng, bằng
128% so với năm 2000, tổng chi phí hạch toán 124.556 triệu, lợi nhuận hạch
toán đạt: 19.372 triệu, so với chỉ tiêu Ngân hàng Công thương Việt Nam giao
vượt 4.372 triệu, tỷ lệ vượt 29,15%.
2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại
Hoạt động kinh doanh đối ngoại đã khắc phục khó khăn, trong năm đã có
nhiều cố gắng khai thác nguồn ngoại tệ có giá cả hợp lý, đảm bảo nhu cầu
thanh toán của khách hàng, tạo được niềm tin của khách hàng và đã góp phần
vào kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Các mặt hoạt động mua bán
ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành L/C, thanh toán L/C ... đều tăng trưởng so
với năm 2000. Thu phí kinh doanh ngoại tệ năm 2001 đạt 3 tỷ đồng.
Sau đây là một số nghiệp vụ cụ thể:
Về thanh toán Quốc tế
- L/C nhập khẩu 384 món, giá trị : 41.736.511,35 USD
- L/C xuất khẩu 32 món, giá trị : 381.889,94 USD.
Do đặc điểm Chi nhánh có rất ít doanh nghiệp làm xuất khẩu, nên Chi nhánh
thường xuyên phải mua ngoại tệ của Ngân hàng Công thương Việt Nam và
khai thác các tổ chức khác để đảm bảo nhu cầu thanh toán và nhập khẩu cho
các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Về kinh doanh ngoại tệ.
Năm 2001 tình hình kinh tế thế giới và trong nước luôn có những thay đổi
lớn, tỷ giá ngoại tệ biến động nhiều đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh ngoại tệ, tuy nhiên hoạt động mua bán ngoại tệ đã tăng nhiều so với
năm trước.
- Doanh số mua: 49.915.526 USD; 566.274 DEM; 50.965.184 JPY.
- Doanh số bán: 56.236.043 USD; 559.471 DEM; 45.460.597 JPY; 555.424
EURO.
Hoạt động mua bán ngoại tệ đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán nhập
khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, thông qua đầu tư tín dụng.
Nghiệp vu chi trả kiều hối.
- Về chi trả kiều hối: Doanh số chi trả kiều hối trong năm là: 570 món với
trị giá: 1.574.532,02 USD; 457.690,88 DEM và ngoại tệ khác qui USD:
1.119.271,74 USD.
- Về thanh toán nhờ thu:
Trong năm 2001, hoạt động thanh toán nhờ thu chủ yếu là nhờ thu đến với
tổng số 43 món, trị giá: 609.292,56 USD.
Nhờ thu đi không đáng kể nhưng có số tiền lớn với tổng số 2 món, giá trị:
58.670,00 USD.
Bảng4: Hoạt động thanh toán nhở thu đến trong năm 2001
Đơn vị: USD
THÁNG THÔNG BÁO
Số món Giá trị
ĐÃ THANH TOÁN
Số món Giá trị
tháng 1 2 83.200 1 59.800
tháng 2 4 43.449 5 58.421
tháng 3 3 16.300 2 12.850
tháng 4 5 60.738,69 7 58.234,69
tháng 5 2 19.662,60 3 31.362,60
tháng 6 5 71.893,40 4 57.458,64
tháng 7 4 34.300 5 39.436,95
tháng 8 2 23.512 1 12.601,19
tháng 9 3 40.044,24 3 37.252,58
tháng 10 2 57.631,99 2 61.067,94
tháng 11 6 72.170,36 2 24.778,33
tháng 12 5 86.390,28 4 106.469,96
Tổng cộng 43 609.292,56 39 559.733,88
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động nhờ thu- Phòng kinh doanh đối
ngoại -Ngân hàng Công thương Đống Đa)
- Về thanh toán chuyển tiền: Trong năm Chi nhánh đã thực hiện nghiệp vụ
chuyển tiền với nhiều loại noại tệ như: USD, DEM, FRF, GBP, JPY....
Sau đây là tính hình thanh toán chuyển tiền đi bằng ngoại tệ qua Ngân hàng
Công thương đống Đa năm 2001
Bảng5: Tình hình thanh toán chuyển tiền năm 2001
Loại tiền Số món Số tiền
USD 365 10.593.623,48
DEM 25 154.751,80
FRF 1 30.824,70
GBP 1 600.000
GPY 9 37.723.434
Ngoại tệ khác quy USD 37 112.361.63
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động nhờ thu- Phòng kinh doanh đối
ngoại -Ngân hàng Công thương Đống Đa )
Nhìn chung, công tác kinh doanh ngoại tệ trong năm qua đã có nhiều cố gắng,
tạo niềm tin cho khách hàng và ngày càng có nhiều khách hàng tới mở tài
khoản thanh toán và giao dịch ngoại tệ.
II. Thực trạng công tác thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức
tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
1. Tình hình chung
Mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới là cơ hội phát triển cho tất
cả các quốc gia trên thế giới. Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa,
các ngành kinh tế trong nước đã dần dần vực dậy và phát triển theo các hướng
khác nhau. Quy luật kinh tế thị trường có thể gây những khó khăn cho một số
doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội cho những đầu óc sáng tạo,
những tài năng đang cần một môi trường phát triển. Ngân hàng Công thương
Đống Đa không nằm ngoài quy luật này, là một ngân hàng chi nhánh nên
những khó khăn mới luôn luôn nảy sinh.
Trong những năm qua, cùng với sự hội nhập của Việt Nam với các tổ
chức quốc tế, mở rộng quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới, Ngân
hàng Công thương Đống Đa cũng mở rộng các phương tiện thanh toán quốc
tế của mình để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Trong thanh toán
quốc tế, các đơn vị thường sử dụng 3 hình thức để thanh toán tiền hàng theo
hợp đồng ngoại thương ký kết đó là chuyển tiền, nhờ thu và L/C.
Trước 1990, thanh toán xuất nhập khẩu với các nước XHCN bằng
phương thức Clearing (ghi sổ) và thanh toán đa biên qua ngân hàng hợp tác
kinh tế quốc tế (MBES) Moscow là chủ yếu, thanh toán bằng phương thức
L/C không đáng kể. Bước sang cơ chế thị trường, từ 1990, các phương thức
này không còn tồn tại, các phương thức thanh toán hàng đổi hàng, nhờ thu
còn nhưng không đáng kể. Phương thức thanh toán bằng L/C là phương thức
thanh toán chiếm ưu thế, giá trị thanh toán hàng năm bằng phương thức này
tăng và chiếm gần 90 % tổng giá trị thanh toán so với con số 58 % năm 1992,
70 % năm 1996 và 80 % năm 1997. Có thể nói phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ vẫn là hình thức phổ biến và thuận tiện nhất hiện nay.
Cũng từ năm 1990, cùng với việc cải tổ hệ thống ngân hàng trong cả
nước, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã tổ chức lại cho phù hợp với tính
chất và chức năng của một ngân hàng thương mại quốc doanh. Đồng thời với
sự đổ vỡ của Liên Xô và các nước Đông Âu, việc trao đổi thương mại theo
các nghị định thư không còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường xuất nhập
khẩu Việt Nam nữa, kim ngạch xuất nhập khẩu với các thị trường này giảm
sút nhanh chóng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại.pdf