Báo cáo Tốt nghiệp Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương

Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương: Báo cáo tốt nghiệp “Hòan thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Chương Dương” MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTM ...................................... 7 1.1. Tổng quan về tín dụng NHTM ............................................................. 7 1.1.1. Khái niệm tín dụng NHTM ........................................................... 8 1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng ........................................................ 8 1.1.2.1. Theo thời hạn ........................................................................... 8 1.1.2.2. Theo hình thức tài trợ .............................................................. 8 1.1.2.3. Theo tài sản đảm bảo ............................................................... 9 1.1.2....

pdf93 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp “Hòan thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Chương Dương” MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTM ...................................... 7 1.1. Tổng quan về tín dụng NHTM ............................................................. 7 1.1.1. Khái niệm tín dụng NHTM ........................................................... 8 1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng ........................................................ 8 1.1.2.1. Theo thời hạn ........................................................................... 8 1.1.2.2. Theo hình thức tài trợ .............................................................. 8 1.1.2.3. Theo tài sản đảm bảo ............................................................... 9 1.1.2.4. Theo rủi ro ............................................................................... 9 1.1.2.5. Phân loại khác ......................................................................... 9 1.1.3. Rủi ro tín dụng ngân hàng ............................................................. 9 1.1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ........................................................ 9 1.1.3.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng ................................... 9 1.1.3.3. Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng: ................... 12 1.2. Mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM ....................................................................................................... 14 1.2.1. Khái niệm chấm điểm tín dụng ................................................... 14 1.2.2. Mục đích của việc xếp hạng tín dụng và chấm điểm khách hàng doanh nghiệp .............................................................................................. 14 1.2.3. Nguyên tắc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp ....................................................................................................... 15 1.2.4. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp ....................................................................................................... 16 1.2.4.1. Thu thập thông tin ................................................................. 16 1.2.4.2. Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 18 1.2.4.3. Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp................................... 18 1.2.4.4. Chấm điểm các chỉ số tài chính ............................................. 18 1.2.4.5. Chấm điểm các chỉ số phi tài chính ....................................... 21 1.2.4.6. Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp ............................ 24 1.2.4.7. Trình phê duyệt kết quả ......................................................... 25 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng ..................................................................................................... 25 1.3.1. Nhóm nhân tố nội tại từ phía ngân hàng .................................... 25 1.3.1.1. Năng lực trình độ của cán bộ tín dụng .................................. 25 1.3.1.2. Trình độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng ........................ 26 1.3.2. Nhóm nhân tố từ bên ngoài ......................................................... 26 1.3.2.1. Điều kiện về nguồn thông tin ................................................. 26 1.3.2.2. Các vấn đề về cơ chế, thủ tục, chính sách ............................. 26 Chương 2: Thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHCT chi nhánh Chương Dương ........................................ 27 2.1. Giới thiệu về NHCT Chi nhánh Chương Dương ................................... 27 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NHCT Chi nhánh Chương Dương ..................................................................................................................... 28 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHCT Chi nhánh Chương Dương từ năm 2007 – 2009 ........................................................................ 29 2.1.2.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội .............................................. 29 2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn ............................................................. 30 2.1.2.3. Hoạt động đầu tư và cho vay ....................................................... 32 2.2. Thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHCT chi nhánh Chương Dương .................................... 36 2.2.1. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHCT chi nhánh chương dương .............................................. 37 2.2.1.1. Thu thập thông tin về doanh nghiệp ........................................... 37 2.2.1.2. Xác định, phân loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................................... 40 2.2.1.3. Chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp ........................... 42 2.2.1.4. Chấm điểm các chỉ số tài chính .................................................. 44 2.2.1.5. Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính .......................................... 51 2.2.1.6. Xác định loại hình sở hữu của doanh nghiệp ............................. 73 2.2.1.7. Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp ................................. 73 2.2.1.8. Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng doanh nghiệp .. 75 2.2.1.9. Trình duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp ........................................................................................... 77 2.2.1.10. Rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng ( đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập ) ...... 78 2.2.1.11. Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng ( đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập) ................................................................................................................. 78 2.2.1.12. Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng79 2.2.1.13. Cập nhật dữ liệu lưu trữ hồ sơ .................................................. 79 2.2.2. Đối tượng áp dụng ............................................................................ 79 2.2.3. Tổ chức thực hiện Chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHCT Chi nhánh Chương Dương ....................................................... 79 2.3. Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHCT Chi nhánh Chương Dương ................................................................ 80 2.3.1. Những thành công đạt được ............................................................. 80 2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân: ............................. 83 2.3.3. So sánh với một số ngân hàng khác ................................................. 85 Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm .............................................. 86 hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHCT Chi nhánh Chương Dương ................................................................................ 86 3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHCT Chi nhánh Chương Dương............................................... 86 3.1.1. Thiết lập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: ............................... 86 3.1.2. Tăng cường rà soát chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp ..................................................................................................................... 87 3.1.3. Nâng cao trình độ của CBCĐTD ..................................................... 87 3.1.4. Đưa ra những tiêu chí mới vào chấm điểm tín dụng....................... 87 3.1.5. Tự động hóa công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp ..................................................................................................................... 87 3.2. Một số kiến nghị ...................................................................................... 88 3.2.1. Kiến nghị với NHCT Việt Nam ........................................................ 88 3.2.1.1. Lựa chọn các chỉ số tài chính độc lập với nhau.......................... 88 3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng thông tin kinh tế – tài chính – ngân hàng của NHCTVN ........................................................... 88 3.2.1.3. Xây dựng phần mềm chấm điểm tự động và nâng cao trình độ của CBCĐTD.................................................................................................. 89 3.2.2. Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước ............................................... 89 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 92 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHCTVN: Ngân hàng Công thương Việt Nam NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng nhà nước CBCĐTD: Cán bộ chấm điểm tín dụng CBQLRR: Cán bộ quản lý rủi ro LỜI MỞ ĐẦU Cả thế giới vẫn đang trong giai đoạn khắc phục những tổn thất nặng nề mà cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa diễn ra năm 2008 – 2009, khởi nguồn từ sự sụp đổ của những định chế tài chính lớn trên thế giới, trong đó có những đại gia ngành ngân hàng. Có thể nói, ngân hàng thương mại ( NHTM ) là loại hình doanh nghiệp đặc biệt và bản thân các NHTM cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong thị trường tài chính nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trong đó, quan trọng nhất và cũng là hoạt động chiếm thị phần lớn nhất của ngân hàng đó là hoạt động tín dụng. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của các đại gia ngành ngân hàng vừa qua đều xuất phát từ những khỏan nợ xấu, đó là hồi chuông báo động đến toàn bộ hệ thống NHTM trên toàn thế giới về vấn đề an ninh tín dụng, trong đó có các NHTM Việt Nam. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng rủi ro tín dụng chiếm tới 70 % rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua là một minh chứng cho nhận định này. Bên cạnh những nỗ lực tạo dựng một cơ cấu tín dụng lành mạnh như quy trình tín dụng được thực hiện gần với chuẩn mực thế giới, giảm dần tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh…thì vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập như hiệu quả tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao so với khu vực. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn. Hiện nay, các NHTM Việt Nam hầu hết đang sử dụng “phương pháp dựa trên đánh gía nội bộ” theo Basel II.Đây là nòng cốt của biện pháp quản trị rủi ro tín dụng. Đối với khách hàng doanh nghiệp thì đây chính là phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Công Thương, Chi nhánh Chương Dương, tôi đã có cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp của ngân hàng. Trên cơ sở những gì đã tìm hiểu được tôi chọn đề tài : “Hòan thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Chương Dương” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp với nội dung bao gồm: - Chương I: Những vấn đề cơ bản về chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM - Chương II: Thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHCT Chi nhánh Chương Dương - Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHCT Chi nhánh Chương Dương CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTM 1.1. Tổng quan về tín dụng NHTM 1.1.1. Khái niệm tín dụng NHTM Tín dụng ( credit ) xuất phát từ chữ La Tinh là Credo có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ “ tín dụng” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau nhưng nghĩa phổ biến nhất là quan hệ vay mượn giữa bên cho vay và bên đi vay. Trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản ( tiền hoặc hàng hóa ) cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn. Trong nền kinh tế thị trường bao gồm 6 loại hình quan hệ tín dụng: tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng, tín dụng thuê mua, tín dụng tiêu dùng, tín dụng quốc tế. Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và các tổ chức tín dụng khác theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi. Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng vốn tự có, nguồn huy động từ bên ngoài để cấp tín dụng. Theo điều 49 luật các tổ chức tín dụng nước Việt Nam có ghi : “ Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bao lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo qui định của Ngân hàng nhà nước” 1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng 1.1.2.1. Theo thời hạn Phân chia tín dụng theo thời hạn rất có ý nghĩa với ngân hàng vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lời của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. - Tín dụng ngắn hạn Là loại cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống tài trợ cho tài sản lưu động hoặc vốn ngắn hạn. - Tín dụng trung hạn Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm tài trợ cho tài sản cố định. - Tín dụng dài hạn Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm tài trợ cho các công trình xây dựng. 1.1.2.2. Theo hình thức tài trợ - Chiết khấu thương phiếu - Cho vay : gồm cho vay thấu chi, trực tiếp từng lần, theo hạn mức, luân chuyển, trả góp, cho vay gián tiếp. - Cho thuê - Bảo lãnh : gồm bảo lãnh thực hiện hợp đồng, đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước, hoàn trả vốn vay và bảo lãnh đảm bảo thanh toán. 1.1.2.3. Theo tài sản đảm bảo - Tín dụng không có tài sản đảm bảo : thường cấp cho khách hàng có uy tín, làm ăn lâu năm… - Tín dụng có tài sản đảm bảo: thế chấp, cầm cố… 1.1.2.4. Theo rủi ro Gồm tín dụng có độ an toàn cao, khá, trung bình và thấp. Cách phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại khoản mục tín dụng, dự trữ cho các khoản tín dụng. 1.1.2.5. Phân loại khác Theo ngành kinh tế, theo đối tượng cấp tín dụng, theo đồng tiền cho vay…. 1.1.3. Rủi ro tín dụng ngân hàng 1.1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Rủi ro tín dụng gắn với hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, có qui mô lớn nhất của ngân hàng thương mại đó là hoạt động tín dụng. Khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn là cao nhất. Và nhìn chung ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy an toàn. Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán được chính xác các vấn đề sẽ xảy ra. Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa nhiều cán bộ ngân hàng không có khả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng. Do đó, trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan. Nhiều quan điểm nhất trí rằng rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề phòng hoặc hạn chế chứ không thể loại trừ. Do vậy, rủi ro dự kiến luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng. 1.1.3.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng  Những nguyên nhân từ các nhân tố vĩ mô - Môi trường kinh tế Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường kinh tê xã hội. Môi trường kinh tế không thuận lợi sẽ làm cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, mỗi đồng vốn không phát huy được hết hiệu quả của nó, làm cho khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp bị hạn chế, dẫn đến rủi ro cho các khoản cho vay của ngân hàng. Trong một nên kinh tế tăng trưởng mạnh, tiềm năng sản xuất, tiêu dùng của xã hội còn lớn thì hoạt động sản xuất có nhiều điều kiện để phát triển. Doanh nghiệp làm ăn thuận lợi thì khả năng trả nợ vay sẽ tốt hơn và các khoản cho vay của ngân hàng được đảm bảo khả năng hoàn trả cao hơn. Một nền kinh tế bị khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, đầu tư bị giảm sút sẽ có tác động xấu đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Không chỉ giới hạn trong nền kinh tế của một nước mà các biến động về kinh tế thế giới đều có tác động xấu đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. - Môi trường pháp lý Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh rủi ro tín dụng của ngân hàng. Hệ thống pháp luật ban hành không đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, ý thức tuân thủ pháp luật của chủ thể tham gia kinh doanh và các ngành có liên quan còn yếu kém. Chính những nhân tố này đã không đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, không tạo ra tính an toàn cho hoạt động kinh doanh, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên nợ quá hạn cho ngân hàng. Một môi trường pháp lý không hoàn chỉnh vừa gây khó khăn, vừa tạo khe hở cho những kẻ xấu lợi dụng gây rủi ro cho doanh nghiệp và ngân hàng. - Môi trường xã hội Là một nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Tín dụng là sự vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin, do đó đạo đức xã hội có liên quan tới rủi ro tín dụng trong trường hợp lợi dụng lòng tin để lừa đảo. Trình độ dân trí kém hiểu biết hay thay đổi tâm lý xã hội cũng có khả năng hạn chế trả nợ của người vay. - Nguyên nhân bất khả kháng Ngoài những nguyên nhân trên, rủi ro tín dụng còn chịu tác động của các nhân tố khác như: thiên tai, chiến tranh hay những thay đổi ở tầm vĩ mô như thay đổi chính phủ, thay đổi chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan…những nhân tố này vượt quá tầm kiểm soát của cả người vay và cho vay.  Nguyên nhân từ phía ngân hàng - Sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ, tư cách đạo đức của cán bộ tín dụng trong ngân hàng Cán bộ tín dụng yếu kém cả về trình độ, năng lực nghiệp vụ, không có khả năng phân tích, thẩm định dự án, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, công tác thông tin vừa thiếu vừa yếu… dẫn đến đánh gía sai hiệu quả dự án, thời hạn cho vay, trả nợ không phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh. Cán bộ tín dụng yếu kém còn dẫn đến hiện tượng không phát hiện được sai sót về mặt pháp lý trong hồ sơ xin vay của khách hàng, hay định giá tài sản đảm bảo không hợp lý gây ra những tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Sự lơi lỏng của cán bộ tín dụng trong quá trình giám sát các khoản cho vay cũng dẫn đến việc không phát hiện kịp thời hiện tượng vốn vay bị sử dụng sai mục đích hoặc hành vi lừa đảo của khách hàng. Cán bộ tín dụng yếu kém về tư cách đạo đức còn có thể lợi dụng vị trí của mình để trục lợi, nhận hối lộ, cố tình cho vay sai nguyên tắc. - Nguyên nhân xuất phát từ cơ chế, chính sách của ngân hàng Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng đó và trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng . Chính sách tín dụng không phù hơp có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng và có thể tạo ra nhiều rủi ro. Một chính sách tín dụng quá mở rộng thì có rủi ro cao, nợ quá hạn gia tăng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không đa dạng, dẫn đến tập trung tài trợ cho một số khách hàng, lĩnh vực cũng tạo nên nguy cơ rủi ro cao.  Nguyên nhân từ phía khách hàng Khách hàng là một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng. Theo thống kê cho thấy khả năng xảy ra rủi ro tín dụng xuất phát từ phía khách hàng là phổ biến nhất bởi khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay. - Khách hàng làm ăn thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ: Có thể do khả năng quản lý trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng chưa được tốt, khả năng thích ứng thị trường thấp làm cho hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ hoặc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đảm bảo độ an toàn. - Khách hàng không tuân thủ các quy định, cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng: Bằng cách cung cấp thông tin không chính xác, mua chuộc cán bộ tín dụng để vay được nhiều. Thậm chí có những khách hàng kinh doanh có lãi song vẫn không chịu trả nợ ngân hàng đúng hạn, chây ì với kỳ vọng được quỵt nợ hoặc có thể sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Đây là trường hợp tồi tệ nhất trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng, nó biểu hiện một hành động có chủ ý xấu của người vay đã được tính toán, chuẩn bị trước nhằm chiếm đoạt tiền vay, loại nguyên nhân này được coi là rủi ro về tư cách đạo đức của người vay. 1.1.3.3. Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng: Đứng trước quyết định cho vay cán bộ tín dụng phải cân nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro. Vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng được coi là nội dung quản lý quan trọng của ngân hàng thương mại. Dưới đây là một số công cụ để quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại:  Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là các bước mà cán bộ tín dụng, các phòng ban có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợ cho khách hàng. Một quy trình tín dụng hợp lý, thống nhất sẽ giúp cán bộ tín dụng quản lý khoản vay một cách chặt chẽ, tránh sự chủ quan, duy ý chí. Về cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm 3 giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay: - Giai đoạn trước khi cho vay: thu thập thông tin và xử lý các thông tin có liên quan đến khách hàng để đánh giá tổng thể về khách hàng, phương án và khả năng trả nợ của khách hàng. - Giai đoạn trong khi cho vay: trong giai đoạn này CBTD tiến hành kiểm soát khách hàng xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích không, quá trình sản xuất kinh doanh có bất lợi gì không, các khoản lãi có được trả đúng hạn không… - Giai đoạn sau khi cho vay: nội dung cần làm trong giai đoạn này là thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu đủ gốc và lãi. Các khoản tín dụng được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là những khoản tín dụng an toàn. Trường hợp khoản tín dụng bị trì hoãn trả nợ ngân hàng xem xét tùy trường hợp mà quyết định gia hạn nợ hay phong tỏa tài sản, gán xiết nợ.  Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng bao gồm các quy định về cho vay của ngân hàng. Chính sách này được xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, hình thành cơ chế lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Mỗi chính sách tín dụng đều phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, là hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng, tạo sự thống nhất cho hoạt động tín dụng.  Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng - Mô hình định tính Ngân hàng thường sử dụng mô hình 6C để phân tích khách hàng: + Character: tư cách của người vay Ngân hàng căn cứ vào tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích vay rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay để đánh giá. + Capacity: Năng lực của người vay Năng lực hành vi và năng lực pháp lý là điều kiện cần để kí kết hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng phải đảm bảo người vay có đủ điều kiện do pháp luật quy định thì mới ký kết hợp đồng. + Cash: Thu nhập của người vay Thu nhập của người vay là điều kiện cơ bản tạo ra nguồn trả nợ cho Ngân hàng vì vậy cán bộ tín dụng phải căn cứ phương án sản xuất kinh doanh của người vay để xác định khả năng thu nhập, khả năng trả nợ của người vay. + Collateral: Bảo đảm tiền vay Ngân hàng qui định khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng đối với các khoản cho vay nhất định. Vì khách hàng luôn gặp rủi ro trong kinh doanh nên khả năng mất nợ của ngân hàng là khó tránh khỏi. nếu rủi ro xảy ra thì tài sản đảm bảo sẽ là nguồn trả nợ thứ hai khi không có nguồn trả nợ thứ nhất từ hoạt động kinh doanh mang lại. + Conditions: các điều kiện Cán bộ tín dụng phải đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến khoản cho vay như : xu hướng công việc, ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh tế … + Control: kiểm soát Tập trung vào các vấn đề: thay đổi trong luật pháp, quy chế… - Mô hình định lượng Để thực hiện quản trị rủi ro tín dụng, Hiệp ước Basel II cho phép các ngân hàng lựa chọn giữa “ Phương pháp dựa trên đánh gía tiêu chuẩn” và “ Phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ”. Đến nay, hầu hết các ngân hàng đều đang xây dựng phương pháp đánh giá nội bộ, đây chính là nòng cốt của quản trị rủi ro tín dụng. Phương pháp đánh giá nội bộ hay còn gọi là xếp loại nội bộ, đối với khách hàng doanh nghiệp thì đây chính là phương pháp xếp hạng tín dụng. 1.2. Mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM 1.2.1. Khái niệm chấm điểm tín dụng Ngay từ năm 1909, Công ty John Moodys của Mỹ đã bắt đầu công việc xếp hạng các trái phiếu đường sắt của Mỹ. Cho đến ngày nay, Moodys vẫn là một tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới. Không chỉ có Moodys, trên thế giới đã ra đời nhiều tổ chức xếp hạng nổi tiếng khác như Standard & Poors, Fitch’s…Cho đến năm 1960 thì xếp hạng tín nhiệm đã trở thành một hoạt động phổ biến ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động này vẫn còn khá mới mẻ. Xếp hạng doanh nghiệp là đánh giá một cách có hệ thống khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai dựa vào tình hình tài chính của họ trong quá khứ và hiện tại, tính khả thi của dự án, uy tín trong quan hệ tín dụng, môi trường kinh doanh. Hay nói cách khác xếp hạng doanh nghiệp chính là xếp hạng mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp. Tín nhiệm doanh nghiệp là ý kiến về khả năng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính được đưa ra bởi một tổ chức định mức tín nhiệm. Ý kiến này tập trung vào việc đánh giá khả năng và mong muốn của doanh nghiệp trong việc thực hiện các cam kết tài chính khi chúng tới hạn. Tín nhiệm doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm theo khả năng mà doanh nghiệp có đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính của mình hay không. 1.2.2. Mục đích của việc xếp hạng tín dụng và chấm điểm khách hàng doanh nghiệp Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ ngân hàng cho vay trong việc: - Ra quyết định cấp tín dụng: Xác định hạn mức tín dụng của một doanh nghiệp, số tiền cho vay hoặc bảo lãnh, thời hạn tín dụng, mức phí suất và lãi suất tín dụng, biện pháp đảm bảo cho khoản tín dụng. - Giám sát và đánh giá doanh nghiệp khi khoản tín dụng đang còn dư nợ: Xếp hạng doanh nghiệp cho phép ngân hàng cho vay lường trước được những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay và có biện pháp đối phó kịp thời. - Xếp hạng doanh nghiệp còn giúp ngân hàng phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới khách hàng ít rủi ro hơn. - Xếp hạng tín dụng còn giúp ngân hàng ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không có khả năng thu hồi được để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng một cách hợp lý. 1.2.3. Nguyên tắc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ chấm điểm tín dụng ( CBCĐTD ) sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng. - Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng CBCĐTD xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó. - Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số. - Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng ( chỉ số tài chính hoặc tiêu chí phi tài chính ) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng. Trong quy trình chấm điểm tín dụng, CBCĐTD sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí tín dụng theo nguyên tắc: - Đối với mỗi tiêu chí trên bảng đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì ưu tiên nghiêng về phía loại tốt nhất. - Trong trường hợp khách hàng có bảo lãnh toàn phần ( lớn hơn hoặc bằng 100% giá trị khoản tín dụng ) của một số tổ chức có năng lực tài chính mạnh hơn, thì khách hàng có thể được xếp hạng tín dụng tương đương hạng tín dụng của bên bảo lãnh ( nếu bên bảo lãnh cũng được ngân hàng cho vay chấm điểm ). Quy trình chấm điểm của bên bảo lãnh cũng giống như quy trình áp dụng cho khách hàng. Trường hợp bảo lãnh một phần thì chỉ tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng cho chính khách hàng. CBCĐTD sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng theo nguyên tắc đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn và trường hợp khách hàng có bảo lãnh. 1.2.4. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp 1.2.4.1. Thu thập thông tin Có thể nói đây là bước quan trọng nhất của công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp. Thông tin về doanh nghiệp sẽ quyết định tất cả các bước tiếp theo. Thu thập thông tin được càng nhiều càng tốt, thông tin phải đảm bảo độ trung thực, chính xác. Để thực hiện được bước này một cách chính xác thì đòi hỏi sự thận trọng của cán bộ tín dụng, sự phán đoán, phân tích hợp lý dựa trên những thông tin khách hàng cung cấp, cũng như sự trung thực của khách hàng. Các nguồn cung cấp thông tin chủ yếu bao gồm: - Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý, các báo cáo tài chính và các tài liệu khác: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi tới ngân hàng giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ cần thiết khác để chứng minh đủ điều kiện vay vốn như: quyết định thành lập doanh nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giấy phép hoạt động; quyết định bổ nhiệm hội đồng quản trị, người đại diện pháp nhân, kế toán trưởng; nghị quyết về việc xin vay ghi rõ việc ủy quyền hoặc xác định thẩm quyền trong quan hệ vay vốn như văn bản của Hội đồng quản trị, ủy quyền của tổng Giám đốc, giám đốc cho người khác ký hợp đồng; các tài liệu khác liên quan đến quản lý vốn và tài sản. Ngoài ra CBTD tùy từng đối tượng khách hàng và phương án vay vốn/ dự án đầu tư mà thu thập các tài liệu cho đầy đủ và phù hợp như: giấy đề nghị vay vốn, đơn xin mở L/C, đơn xin chiết khấu bộ chứng từ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính ba năm gần nhất đã được kiểm toán ( hoặc báo cáo quyết toán thuế trong trường hợp báo cáo tài chính chưa được kiểm toán ). Các báo cáo tài chính dự tính cho ba năm tới và cơ sở tính toán, bảng kê các loại công nợ, các khoản phải thu, phải trả lớn, chi tiết hàng tồn kho, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả…các giấy tờ khác liên quan. Những nguồn thông tin này rất quan trọng tuy nhiên do nguồn thông tin này do chính khách hàng cung cấp nên độ tin cậy của nó phụ thuộc phần lớn vào độ trung thực của khách hàng. CBCĐTD khi tiếp xúc với những thông tin này cần sàng lọc, phân tích và đánh giá kỹ càng. - Thông tin lưu trữ tại ngân hàng Trong trường hợp khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng, sử dụng dịch vụ tại ngân hàng…Tất cả những thông tin khách hàng đã được lưu trữ tại ngân hàng và thường xuyên cập nhật. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn thông tin này để phần nào đánh giá độ trung thực của khách hàng như: kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vào các dự án, tình hình sử dụng vốn, thanh toán nợ… - Thông tin từ đi thăm thực địa khách hàng Để có được những thông tin chính xác, đầy đủ về khách hàng, CBCĐTD cần phải xuống điều tra trực tiếp bằng cách thăm quan nhà xưởng, gặp gỡ khách hàng, ban lãnh đạo, công nhân, xem xét tài sản và thậm chí là tiếp xúc với khách hàng của doanh nghiệp đó một cách đột xuất, hoặc có báo trước. Mức độ tin cậy của nguồn thông tin này rất cao tuy nhiên còn phụ thuộc vào trình độ và ý thức đạo đức của CBCĐTD. - Thông tin từ ngân hàng nhà nước Trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN ra đời xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi thực tế hoạt động ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng cung cấp những thông tin thu thập được từ các doanh nghiệp, đồng thời tiến hành phân tích xếp hạng doanh nghiệp. Các NHTM có thể sử dụng nguồn thông tin từ trung tâm này để bổ sung thêm thông tin về khách hàng bằng cách: CBTD với mật mã được cung cấp vào mạng CIC của NHNN đăng ký xin thông tin về doanh nghiệp mà mình muốn có và sẽ nhận được thông tin sau 3 ngày làm việc. - Thông tin từ bạn hàng và đối thủ cạnh tranh Quan hệ thương mại với bạn hàng, vị thế của doanh nghiệp có thể đưa đến những thông tin vô cùng hữu ích. Thông tin qua các bạn hàng của khách hàng giúp ngân hàng đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh cũng như đạo đức tín dụng của doanh nghiệp. Vị thế của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hay thấp, chính sách điều hành quản lý của doanh nghiệp, dự đoán tương lai của doanh nghiệp. - Ngoài ra ngân hàng có thể thu thập thông tin từ báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng khác, báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp, các tổ chức tín dụng khác mà khách hàng có quan hệ… 1.2.4.2. Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đặc trưng của mỗi ngành nghề khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triển vọng tăng trưởng, về mức vốn đầu tư, cơ cấu chi phí, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh, sản phẩm thay thế…nên việc xây dựng hệ thống phân loại ngành nghề có ý nghĩa rất quan trọng, trên cơ sở phân loại ngành nghề để đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành mới thực sự có ý nghĩa. Các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành khác nhau sẽ có cách cho điểm khác nhau. 1.2.4.3. Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp Quy mô của doanh nghiệp là một yếu tố cần được xét đến khi xếp hạng và chấm điểm doanh nghiệp. Với mỗi doanh nghiệp có quy mô khác nhau thì việc chấm điểm tín dụng và quyết định cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ khác nhau. Nếu doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ thì sẽ không có lợi thế về quy mô sản xuất, tiềm năng nhân sự, tiềm lực tài chính cũng sẽ kém và thường có xu hướng thiên về kinh doanh một loại sản phẩm và đôi khi có những sản phẩm mang tính chất thời vụ… từ đó khó có thể đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để giảm thiểu rủi ro, nên vị thế tín dụng có thể bị đánh giá thấp hơn. Và một doanh nghiệp có quy mô lớn thì ngược lại. - Các chỉ tiêu sử dụng để chấm điểm và xác định quy mô của doanh nghiệp bao gồm 4 chỉ tiêu: nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp NSNN. 1.2.4.4. Chấm điểm các chỉ số tài chính Sau khi xác định được ngành nghề và quy mô doanh nghiệp, ngân hàng sẽ chấm điểm các chỉ tiêu tài chính. Việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính giúp ngân hàng đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp thuộc ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, quy mô khác nhau sẽ có tiêu chuẩn chấm điểm khác nhau theo bảng hướng dẫn chấm điểm các chỉ tiêu tài chính. Các chỉ tiêu tài chính được ngân hàng sử dụng gồm có: - Khả năng thanh toán ngắn hạn Công thức: Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn Kết quả được biểu thị bằng số lần, cho thấy mối liên hệ giữa tài sản có ngắn hạn và tài sản nợ ngắn hạn để xem xét sự an toàn của việc tài trợ cho nợ ngắn hạn. Hệ số này giúp kiểm tra trạng thái vốn lưu động và tính thanh khoản của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn hay không. - Khả năng thanh toán nhanh Công thức: Khả năng thanh toán nhanh = ( Tài sản lưu động – Hàng tồn kho ) / Nợ ngắn hạn Trong chỉ tiêu Khả năng thanh toán ngắn hạn, tài sản lưu động có bao gồm cả hàng tồn kho, đây là một khoản mục rất khó chuyển đổi thành tiền để đảm bảo khả năng thanh toán nợ tức thời ( khả năng thanh khỏan thấp ), vì vậy để khắc phục nhược điểm này ta sử dụng Hệ số Khả năng thanh tóan nhanh. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh tóan các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản lưu động nhưng không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro về thanh tóan của doanh nghiệp càng thấp. - Vòng quay hàng tồn kho Công thức Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này thể hiện sự luân chuyển hàng tồn kho tại doanh nghiệp, phần nào phản ánh tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. - Kỳ thu tiền bình quân Công thức Kỳ thu tiền bình quân = Các khỏan phải thu bình quân / ( Doanh thu thuần / 365 ) Trong đó: Các khỏan phải thu là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu của doanh nghiệp. Doanh thu thuần là doanh thu từ bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp sau khi đã trừ thuế và các khỏan giảm trừ trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu kỳ thu tiền binh quân phản ánh số ngày bình quân mà tiền bán hàng hóa được thu hồi. - Hiệu quả sử dụng tài sản Công thức Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng tòan bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hệ số này cho biết một đồng vốn đầu tư cho tài sản thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. - Nợ phải trả / Tổng tài sản Chỉ tiêu này đo lường phần đóng góp của các chủ nợ vào việc hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Đứng về phía các ngân hàng cho vay thì chỉ tiêu này càng thấp càng tốt vì như vậy khả năng trả nợ của chủ sở hữu sẽ cao. - Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu Phản ánh mức độ đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt đối với ngân hàng cho vay vì sẽ đảm bảo khả năng trả nợ tốt hơn. - Nợ quá hạn / Tổng dư nợ Chỉ tiêu này thể hiện việc doanh nghiệp hoàn trả vốn vay, qua đó cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh không. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp có ít nợ quá hạn, và có lịch sử vay nợ lành mạnh. - Tổng thu nhập trước thuế / Doanh thu Chỉ tiêu này thể hiện tỷ trọng trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. - Tổng thu nhập trước thuế / Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn đầu tư thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp so với toàn ngành. - Tổng thu nhập trước thuế / Nguồn vốn chủ sở hữu Phản ánh mức sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu. Nhà đầu tư sử dụng chỉ tiêu này để so sánh với tỷ lệ lãi trung bình trên thị trường để có quyết định đầu tư đúng đắn hiệu quả. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ lợi ích đem lại cho chủ sở hữu của doanh nghiệp kém. Với mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau thì mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu tài chính là khác nhau, vì vậy sau khi chấm điểm cho các chỉ tiêu tài chính này, ngân hàng sẽ căn cứ vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà gắn trọng số cho từng chỉ tiêu là khác nhau sao cho phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực. 1.2.4.5. Chấm điểm các chỉ số phi tài chính Nếu đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp chỉ dựa trên các chỉ tiêu tài chính thì chưa thể đầy đủ, ngân hàng còn đánh giá dựa trên các chỉ tiêu phi tài chính. Chỉ tiêu phi tài chính là các chỉ tiêu định tính, khó có thể chuyển thành định lượng. Các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm: Chấm điểm theo uy tín giao dịch với ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chữ “tín” là vô cùng quan trọng. Một ngân hàng có chữ tín thì khách hàng sẽ yên tâm gửi tiền, và với ngân hàng cũng vậy, một khách hàng biết giữ chữ tín thì ngân hàng mới cho vay. Uy tín trong quan hệ tín dụng là một tiêu chí rất quan trọng và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: - Lịch sử trả nợ của khách hàng. - Số lần cơ cấu lại nợ. - Tỷ trọng nợ cơ cấu lại trên tổng dư nợ. - Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại. - Lịch sử quan hệ các cam kết ngoại bảng ( thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết thanh toán khác…). - Tình hình cung cấp thông tin của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng. - Tỷ trọng số dư tiền gửi bình quân trên tổng dư nợ bình quân của doanh nghiệp tại ngân hàng. - Tỷ trọng doanh số chuyển qua ngân hàng trong tổng doanh thu so với tỷ trọng tài trợ vốn của ngân hàng trong tổng số vốn được tài trợ của doanh nghiệp. - Mức độ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. - Thời gian quan hệ tín dụng với ngân hàng. - Tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng khác… Một doanh nghiệp luôn trả nợ đúng hạn, không xin gia hạn nợ, không có nợ quá hạn, nợ có khả năng mất vốn…tức là doanh nghiệp có lịch sử vay nợ với ngân hàng rất tốt, doanh nghiệp giữ được chữ “tín” với ngân hàng thì ngân hàng sẽ chấm điểm về quan hệ với ngân hàng cao và doanh nghiệp tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có lịch sử tín dụng với ngân hàng không tốt có thể do đạo đức tín dụng của khách hàng đó không tốt, cố tình chây ỳ trì hoãn trả nợ hoặc có thể do bản thân doanh nghiệp có tình hình sản xuất phương án kinh doanh không hợp lý, không đem lại lợi nhuận đảm bảo trả nợ vay thì ngân hàng sẽ chấm điểm uy tín giao dịch kém và sẽ rất thận trọng trong việc xem xét cho vay. Ngân hàng không chỉ đánh giá quan hệ tín dụng với khách hàng mà còn xem xét cả những quan hệ phi tín dụng như quan hệ về thời gian duy trì tài khoản của khách hàng tại ngân hàng hay tần suất sử dụng các dịch vụ tại ngân hàng…và ngân hàng còn tìm hiểu về quan hệ của khách hàng với các ngân hàng khác để tham khảo.  Chấm điểm theo năng lực và kinh nghiệm quản lý Ban lãnh đạo doanh nghiệp là bộ phận đưa ra các chính sách, các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp để thực hiện chúng. Là đầu tàu của doanh nghiệp, năng lực và kinh nghiệm quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp quyết định đến sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. Để đánh giá năng lực quản lý và kinh nghiệm của ban lãnh đạo cần thông qua một số chỉ tiêu sau: xem xét những thành tựu cũng như thất bại trong quá khứ của ban lãnh đạo doanh nghiệp để có cái nhìn về lịch sử lãnh đạo của doanh nghiệp đó, tiếp theo là đánh giá khả năng ứng phó với những tình huống bất trắc để duy trì tính ổn định của doanh nghiệp ngoài ra còn phải kể đến chuyên môn, thời gian công tác trong ngành và lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện đang điều hành. Cán bộ chấm điểm tín dụng còn có thể đánh giá được năng lực và kinh nghiệm quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp thông qua chính phương án, dự án sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp trình ngân hàng vay vốn. Một phương án kinh doanh cụ thể rõ ràng với các kế hoạch tài chính thận trọng hợp lý thì sẽ được ngân hàng đánh giá cao. Năng lực quản lý còn được thể hiện qua công tác kiểm soát nội bộ được thiết lập một cách chính thống, ghi chép và kiểm tra thường xuyên làm cơ sở để những chính sách của ban lãnh đạo thực hiện quản lý đúng hướng và kịp thời sửa chữa những vấn đề bất hợp lý. Có như vậy doanh nghiệp mới hoạt động có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.  Chấm điểm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ Nếu chỉ đánh giá báo cáo tài chính của doanh nghiệp dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì chưa đủ. Vì giá trị trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là doanh thu và chi phí nhưng thực chất dòng tiền của doanh nghiệp cần phải đánh giá thông qua thu và chi tức là đánh gía trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Để biết được chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp, CBCĐTD cần phải xem xét nguồn trả nợ chính của doanh nghiệp. Nguồn này thông thường là từ lợi nhuận hay chính xác hơn là từ dòng tiền thuần mỗi năm của doanh nghiệp đó. Dòng tiền thuần là chênh lệch tạo ra bởi dòng tiền ra và dòng tiền vào. Nếu dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra thì doanh nghiệp mới có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bản thân lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nếu chỉ là lợi nhuận trên giấy tờ mà thực chất là các khoản phải thu khó đòi thì doanh nghiệp dù có lợi nhuận cũng không có khả năng trả nợ ngân hàng khi đến hạn, vì vậy CBCĐTD cần đánh giá thông qua dòng tiền thuần thực tế phát sinh. Một số chỉ tiêu để chấm điểm tiêu chí lưu chuyển tiền tệ bao gồm: - Hệ số khả năng trả lãi = LNTT và chi phí trả lãi vay / Chi phí trả lãi vay - Hệ số khả năng trả nợ gốc = Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh / ( Tiền trả nợ gốc vay + tiền trả nợ thuê tài chính ) - Tiền và các khoản tương đương tiền / VCSH Các chỉ tiêu trên để đánh giá khả năng trả lãi và gốc vay từ lợi nhuận trước thuế và chi phí trả lãi vay của doanh nghiệp, đồng thời đánh gía tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất là tiền và các khoản tương đương tiền so với vốn chủ sở hữu chỉ tiêu này cũng để đánh giá khả năng trả nợ. Một số ngân hàng cho vay theo dự án, tập trung vào cho vay trung dài hạn thì còn đánh giá khả năng trả nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như: - Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn = (Thu nhập thuần sau thuế dự kiến + Chi phí khấu hao dự kiến trong năm tới ) / Vốn vay đầu tư đến hạn trả dự kiến trong năm tới. - Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn đối với phần vốn vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh = ( Phải thu đầu kỳ + Doanh thu trong kỳ - Phải thu cuối kỳ trong năm tới ) * Tỷ lệ tài trợ vốn của ngân hàng / Vốn vay đầu tư đến hạn trả dự kiến trong năm đầu. Ngoài ra ngân hàng còn đánh giá xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần cho 3 năm liền kề theo hai phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần sẽ được so sánh với lợi nhuận thuần để có được sự đánh giá chính xác nhất về khả năng trả nợ của khách hàng.  Chấm điểm theo tiêu chí môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tất cả các yếu tố xung quanh tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng phát triển của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động trong ngành được đánh giá là ngành có triển vọng, doanh nghiệp có thương hiệu, uy tín trên thị trường, vị thế cạnh tranh tốt, đối thủ cạnh tranh hạn chế thì doanh nghiệp sẽ được đánh gía cao. Triển vọng ngành phụ thuộc vào chính sách của Nhà Nước trong từng thời kỳ. Ngành nào đang phát triển hay đang trong danh sách các ngành nghề được Chính Phủ ưu tiên phát triển thì sẽ được đánh giá là có triển vọng ngành thuận lợi. Về vấn đề đối thủ cạnh tranh: các doanh nghiệp độc quyền có rất nhiều thuận lợi, được Nhà Nước hỗ trợ và ngân hàng ưu tiên cho vay vốn. Với những doanh nghiệp không độc quyền thì doanh nghiệp nào có ít đối thủ cạnh tranh hơn sẽ được ưu tiên hơn.  Chấm điểm theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác Ngân hàng chấm điểm các tiêu chí hoạt động khác dựa trên một số chỉ tiêu như: - Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh theo ngành, thị trường, vị trí địa lý… - Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào - Sự phụ thuộc vào số lượng người tiêu dùng ( đầu ra ) - Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. - Mức độ bảo hiểm tài sản… 1.2.4.6. Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp Ngân hàng sẽ tổng hợp điểm cho doanh nghiệp dựa vào các bảng tiêu chuẩn chấm điểm của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có gắn trọng số cho từng chỉ tiêu. Tùy theo quan điểm chấm điểm của mỗi ngân hàng, tùy vào loại hình sở hữu của doanh nghiệp và báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không mà trọng số cho từng chỉ tiêu là khác nhau ở mỗi ngân hàng. Sau khi tổng hợp điểm xong, ngân hàng sẽ căn cứ vào điểm của doanh nghiệp để xếp hạng như sau: XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP HẠNG SỐ ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC AA+ 92.4 – 100 AA 84.8 – 92.3 AA- 77.2 – 84.7 BB+ 69.6 – 77.1 BB 62 – 69.5 BB- 54.4 – 61.9 CC+ 46.8 – 54.3 CC 39.2 – 46.7 CC- 31.6 – 39.1 C < 31.6 ( Nguồn : Ngân Hàng Nhà Nước ) 1.2.4.7. Trình phê duyệt kết quả Sau khi đã xếp hạng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng lập tờ trình lên cấp trên để được phê duyệt. Tờ trình sau khi được phê duyệt sẽ được lưu trữ tại hệ thống thông tin của ngân hàng. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 1.3.1. Nhóm nhân tố nội tại từ phía ngân hàng 1.3.1.1. Năng lực trình độ của cán bộ tín dụng CBCĐTD là người trực tiếp tiến hành thực hiện các bước trong quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Vì vậy, bản thân CBCĐTD cần có ý thức về tầm quan trọng của công tác này và đồng thời đòi hỏi có đủ năng lực trình độ cũng như đủ tư cách đạo đức nghề nghiệp để có thể hoàn thành công việc tốt nhất. Về trình độ chuyên môn phải có hiểu biết về các chỉ tiêu tài chính cũng như phi tài chính để đánh gía doanh nghiệp chính xác, xem xét báo cáo của doanh nghiệp có vấn đề gì không. Không những CBCĐTD đòi hỏi chuyên môn vững mà đạo đức nghề nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng. Ở nhiều ngân hàng có ra quy định về việc cán bộ tín dụng không được nhận hoa hồng của khách hàng cũng là e ngại vấn đề đạo đức nghề nghiệp có thể CBCĐTD biết sai mà không sửa hoặc cố tình làm sai để có lợi cho doanh nghiệp. 1.3.1.2. Trình độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp rất phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao vì vậy muốn đạt hiệu quả cao ngân hàng phải đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống thông tin hiện đại nhằm thu thập và xử lý, lưu trữ thông tin phục vụ cho việc đánh giá xếp loại. Ngân hàng nên xây dựng phần mềm chấm điểm tín dụng phù hợp với từng loại ngân hàng. Xử lý thông tin không chính xác sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các bước chấm điểm và sẽ cho kết quả xếp hạng không chính xác vì vậy hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là yêu cầu thiết yếu hiện nay. 1.3.2. Nhóm nhân tố từ bên ngoài 1.3.2.1. Điều kiện về nguồn thông tin Thông tin đầu vào là yếu tố quan trọng, quyết định đến tính chính xác của kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Vì vậy, thông tin sử dụng để chấm điểm phải chính xác và trung thực. Muốn vậy, khi thu thập thông tin phải sàng lọc và kiểm tra kỹ trước khi sử dụng. Chất lượng thông tin phụ thuộc vào nguồn thu thập thông tin và số lượng thông tin thu thập được. Thông tin thu thập từ chính khách hàng có độ tin cậy thấp vì khi khách hàng muôn vay vốn thì thường có xu hướng cung cấp thông tin tốt cho ngân hàng, che dấu điểm yếu của mình. Thông tin thu thập từ điều tra trực tiếp thì phụ thuộc vào đạo đức của CBTD. Số lượng thông tin thu thập được càng nhiều thì việc đánh giá càng có độ tin cậy cao và ngược lại. 1.3.2.2. Các vấn đề về cơ chế, thủ tục, chính sách Để áp dụng được phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng: các bước của quy trình chấm điểm tín dụng, hệ thống các chỉ tiêu dùng để chấm điểm và cách cho điểm các chỉ tiêu đó đều phải phù hợp với thực tiễn và những quy định do Nhà Nước ban hành. Một hệ thống cơ chế chính sách thông suốt, đồng bộ sẽ giúp thực hiện công tác chấm điểm tín dụng được áp dụng rỗng rãi và đồng bộ. Chương 2: Thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHCT chi nhánh Chương Dương 2.1. Giới thiệu về NHCT Chi nhánh Chương Dương Ngân hàng công thương Việt Nam ( tên tiếng Anh là Vietinbank : Vietnam Bank for Industry and Trade ) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ ngân hàng nhà nước Việt Nam. Hiện nay Ngân hàng công thương có mạng lưới trải rộng trên toàn quốc với 3 sở giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm / phòng giao dịch. Ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương là một trong những chi nhánh của Ngân hàng công thương Việt Nam ( NHCTVN ). Một số thông tin về chi nhánh như sau: - Tên đầy đủ của chi nhánh: Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương. - Trụ sở của chi nhánh: số 32 ngõ 298 Ngọc Lâm, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. - Số điện thọai: 0438272725 - Swift Code: ICBVVNVX128 - Các phòng giao dịch: Hiện nay chi nhánh có 5 phòng giao dịch loại 1 và 7 phòng giao dịch loại 2. Các phòng giao dịch loại 1 gồm có: Phòng giao dịch Hà Thành Phòng giao dịch Tràng An Phòng giao dịch Thành Công Phòng giao dịch Long Biên Phòng giao dịch Đông Đô Các phòng giao dịch loại 2 gồm có: Phòng giao dịch Nguyễn Sơn Phòng giao dịch Ngọc Lâm Phòng giao dịch Ngô Gia Tự Phòng giao dịch Nguyễn Văn Cừ Phòng giao dịch Quang Trung Phòng giao dịch Kim Đồng Phòng giao dịch Đại Nam - Logo của chi nhánh được sử dụng thống nhất với logo của toàn hệ thống NHCTVN. Từ tháng 4 năm 2008, Vietinbank sử dụng logo mới mang biểu tượng hình trái đất bao trùm đồng tiền cổ với hai màu đặc trưng là xanh dương và đỏ. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NHCT Chi nhánh Chương Dương Tháng 8 năm 1988, theo quyết định số 53 – HĐBT, Ngân hàng nhà nước huyện Gia Lâm tách thành Ngân hàng Công thương Chương Dương và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trâu Quỳ. Ngày 1/4/1993, NHCT Chương Dương chuyển thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam cùng với 5 chi nhánh khác của NHCT thuộc các khu vực Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, khu vực I Hai Bà Trưng và khu vực II Hai Bà Trưng. NHCT chi nhánh Chương Dương là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và bảng tổng kết tài sản riêng, hách toán kế toán và quản lý tài chính theo quy định chung của Ngân hàng nhà nước ( NHNN ) và pháp luật. Chi nhánh có quyền tự chủ kinh doanh và ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức nhân sự theo phân cấp ủy quyền của NHCTVN. Để mở rộng mạng lưới và tăng khả năng cạnh tranh, tháng 6 năm 1993 NHCT Chương Dương thành lập thêm phòng kiểm soát và phòng giao dịch Yên Viên. Tháng 1 năm 1995, chi nhánh thành lập thêm phòng kinh doanh ngoại tệ và phòng giao dịch Đông Anh. Đến tháng 1 năm 1997, phòng giao dịch Đông Anh được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc NHCTVN. Tháng 2 năm 2002, phòng giao dịch Yên Viên và phòng giao dịch Đức Giang cũng được nâng thành 2 chi nhánh trực thuộc NHCT Chương Dương và đến tháng 4 năm 2003 thì trực thuộc NHCTVN. Từ một chi nhánh ngân hàng có quy mô nhỏ, nguồn vốn huy động khi mới thành lập chỉ có 13 tỷ đồng, tính đến ngày 31/12/2009 đã lên tới 6863 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay ngày mới thành lập là 5,7 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2009 đã lên tới 4265 tỷ đồng. Trong những năm đầu hoạt động chủ yếu của chi nhánh là cho vay ngắn hạn đối với DNNN, nay hoạt động của ngân hàng phát triển rất đa dạng bao gồm: huy động vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tiết kiệm của dân cư, phát hành kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, kinh doanh vàng bạc, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối và thanh toán quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh. Năm đầu thành lập chi nhánh chỉ có 344 khách hàng giao dịch, trong đó có 80 khách hàng vay vốn, đến nay đã có hơn 1800 khách hàng, trong đó có khoảng 1400 khách hàng vay vốn. khách hàng của chi nhánh trước đây chủ yếu là trên địa bàn quận Long Biên, ngày nay nhiều khách hàng nội thành cũng đến mở tài khoản và vay vốn. 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHCT Chi nhánh Chương Dương từ năm 2007 – 2009 2.1.2.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội Ba năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đều có những biến động to lớn, điều này tác động trực tiếp đến Thị trường tài chính, trong đó có hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Không nằm ngoài vòng ảnh hưởng đó, trong ba năm từ năm 2007 đến năm 2009 NHCT đã gặp nhiều thử thách đồng thời cũng đứng trước cánh cửa của sự chuyển mình ngày càng vững mạnh. Năm 2007 đánh dấu những thành công lớn của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: tăng trưởng kinh tế cao, đạt gần 8,5%, thu hút vốn FDI tới 20,3 tỷ USD, xuất khẩu đạt 48,38 tỷ USD, tăng 21,5% ( riêng xuất khẩu sang Mỹ đạt 10,2 tỷ USD) nhưng một số diễn biến trái chiều như lạm phát tăng cao hơn 2 con số, thị trường tiền tệ biến động thất thường…đã ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế bền vững cũng như trong hoạt động ngân hàng. Trong bối cảnh đó, NHCTVN quyết tâm đổi mới tư duy, phương pháp tổ chức hoạt động kinh doanh. Chi nhánh Chương Dương đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, góp phần cho sự thành công của hệ thống NHCTVN. Với việc phát triển và củng cố hệ thống khách hàng, nâng cao chất lượng tài sản, đổi mới danh mục đầu tư, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chuyển đổi và củng cố hệ thống mạng lưới, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng cường công tác kiểm soát nội bộ…chi nhánh đã đảm bảo an toàn trong mọi mặt hoạt động; hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu do NHCTVN giao. Năm 2008, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn và biến động hết sức phức tạp: những tháng đầu năm lạm phát tăng cao buộc Chính phủ đã phải thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, nhất là thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư công; Những tháng cuối năm khủng hoảng tài chính Mỹ và toàn cầu đã làm cho nền kinh tế thế giới suy giảm và tăng gấp bội những khó khăn của Việt Nam. Diễn biến của Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được coi là xấu nhất trong suốt hơn 8 năm hoạt động. Việc huy động vốn trên TTCK cũng giảm tới 75 – 80 %. Sau khi các ngân hàng áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng, thị trường bất động sản đóng băng, sụt giảm về giá bình quân từ 20 – 40 %. Lãi suất ngân hàng những tháng đầu năm tăng cùng với tỷ lệ lạm phát, do thiếu vốn, có những thời điểm các ngân hàng thương mại phải huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất trên 30 – 40 %, lãi suất huy động cũng lên sát mức 21%. Những tháng cuối năm, NHNN liên tục điều chỉnh hạ lãi suất cơ bản từ cao nhất 14% xuống mức thấp nhất 8,5%. Do phải huy động vốn với mức lãi suất quá cao, khi lãi suất cho vay giảm mạnh đã làm cho tình trạng thua lỗ trở nên phổ biến trong hệ thống ngân hàng thương mại. Tình hình ngoại tệ cũng biến động mạnh có thời điểm xảy ra tình trạng sốt USD với tỷ giá chạm mốc 19500đ/ USD Hoạt động của các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn, hiệu quả kinh doanh sụt giảm thậm chí thua lỗ hoặc mất thị trường. Trong bối cảnh thị trường tài chính đầy biến động như vậy, với quyết tâm và những nỗ lực trong các mặt hoạt động kinh doanh, chi nhánh NHCT Chương Dương vẫn hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản do NHCTVN giao, hoạt động kinh doanh vẫn tăng trưởng so với năm trước. Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của nứơc ta. Nhờ có sự lãnh đạo nhày bén, đúng đắn của Đảng và Nhà nước cùng các bộ ngành liên quan, nền kinh tế nước ta đã nhanh chóng thoát khỏi đà suy giảm. GDP cả năm 2009 đạt mức 5.32% cao hơn mục tiêu tăng trưởng 5% được Quốc hội thông qua. Trong bối cảnh đó, NHCT chi nhánh Chương Dương đã nỗ lực vượt khó khăn đóng góp thành tích đáng kể vào sự thành công chung của hệ thống NHCTVN 2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn của NHCT chi nhánh Chương Dương luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu của hệ thống NHCTVN. Nguồn vốn huy động lớn, ổn định vững chắc và phát triển thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc cân đối vồn và đảm bảo khả năng thanh toán của chi nhánh đồng thời còn hỗ trợ điều chuyển vốn về NHCTVN. - Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 đạt 5105 tỷ đồng, tăng 789 tỷ đồng so với 31/12/2006, tỷ lệ tăng là 18,3%. Trong đó: nguồn vốn VNĐ đạt 3868 tỷ đồng, tăng 265 tỷ đồng so với 31/12/2006, tỷ lệ tăng là 7.3%. Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy VNĐ đạt 1237 tỷ đồng, tăng 522 tỷ đồng so với 31/12/2006, tỷ lệ tăng 73%. Có được những kết quả đáng khích lệ như trên là do chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: khai thác nhiều kênh huy động vốn, tăng cường tiếp thị, đổi mới tác phong giao dịch, đặc biệt đã xây dựng thêm 2 điểm giao dịch, nâng cấp 1 điểm giao dịch lên thành phòng giao dịch, đã nâng tổng số điểm giao dịch của toàn chi nhánh lên 11 điểm và 2 phòng giao dịch. - Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 đạt 6182 tỷ đồng, tăng 1080 tỷ đồng so với 31/12/2007, tỷ lệ tăng là 21%. Để đạt được kết quả trên ngoài những biện pháp khai thác kênh huy động vốn, đặc biệt phải kể đến chi nhánh đã xây dựng mới 1 điểm giao dịch, mở thêm 1 phòng giao dịch loại 1 và 3 phòng giao dịch loại 2. Nâng tổng số phòng và điểm giao dịch của toàn chi nhánh lên 4 phòng giao dịch loại 1, 3 phòng giao dịch loại 2 và 7 điểm giao dịch. Các phòng và điểm giao dịch sau khi thành lập đều thu hút được lượng khách đông đảo với nhiều sản phẩm dịch vụ. - Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 đạt 6863 tỷ đồng, tăng 681 tỷ đồng,mức tăng 11% so với 31/12/2008. Có được kết quả tăng trưởng như vậy trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà vẫn còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính là do chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp mở rộng thị trừơng bán lẻ và đồng thời mở thêm 1 phòng giao dịch loại 1 và đặc biệt là nâng cấp toàn bộ 7 điểm giao dịch lên các phòng giao dịch loại 2. 5105 6182 6863 0 5000 10000 Biểu đồ huy động vốn NHCT chi nhánh Chương Dương Vốn huy động Vốn huy động 5105 6182 6863 2007 2008 2009 2.1.2.3. Hoạt động đầu tư và cho vay Theo chỉ đạo của NHNN, NHCTVN đã chủ động cho vay các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, trong đó chú trọng đến các dự án sản xuất sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tiến dây truyền máy móc thiết bị phục vụ cho việc nâng cao chất lượng, hạ giá sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Chi nhánh NHCT Chương Dương đã đề ra nhiều biện pháp để có thể vừa cho vay các doanh nghiệp nhà nước vốn là các khách hàng truyền thống, vừa mở rộng đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc mở rộng tín dụng vẫn trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định và chế độ tín dụng. Và chi nhánh đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ: Bảng doanh số cho vay của NHCT chi nhánh Chương Dương Đơn vị: triệu đồng Năm 2007 +/- % 2008 +/- % 2009 +/- % Cho vay ngắn hạn 3472656 193 4519064 30 13537477 199 Cho vay trung hạn 78088 238 98743 26 478807 385 Cho vay dài hạn 218622 (44) 210583 (4) 795437 277 Tổng cộng 3769366 136 4828390 28 14811721 207 Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2007-2009 Bảng dư nợ bình quân của NHCT chi nhánh Chương Dương Đơn vị: triệu đồng Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2007-2009 Năm 2007 +/- % 2008 +/- % 2009 +/- % Dư nợ ngắn hạn bình quân 869805 80 764718 ( 12 ) 1134966 48 Dư nợ trung hạn bình quân 86825 57 111389 28 494602 344 Dư nợ dài hạn bình quân 869729 1 896046 3 1454768 62 Tổng cộng 1826359 30 1772153 ( 3 ) 3084336 74 05000000 10000000 15000000 2007 2008 2009 Doanh số cho vay NHCT chi nhánh Chương Dương CVNH CVTH CVDH 0 500000 1000000 1500000 2007 2008 2009 Dư nợ bình quân NHCT chi nhánh Chương Dương DNNHBQ DNTHBQ DNDHBQ Nhìn vào biểu đồ có thể thấy doanh số cho vay của chi nhánh trong 3 năm qua đều tăng và đặc biệt năm 2009 doanh số cho vay tăng mạnh mẽ đặc biệt là doanh số cho vay ngắn hạn, đó là do năm 2009 có gói hỗ trợ lãi suất của chính phủ giao cho các ngân hàng hỗ trợ lãi suất 4% cho các khoản cho vay ngắn hạn giúp cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế. Dư nợ bình quân cũng tăng đều và có thể thấy rằng dư nợ cho vay dài hạn của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 năm vừa qua, sau đó là đến dư nợ cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay trung hạn chiểm tỷ trọng rất nhỏ nhưng đến năm 2009 thì đã có mức tăng trưởng vượt bậc: nếu như năm 2007 dư nợ cho vay trung hạn chỉ chiếm 4,75% thì đến năm 2009 đã đạt 16%. Điều này cho thấy cơ cấu cho vay của ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương đang được cải thiện theo hướng cân đối hơn. Dư nợ cho vay dài hạn của chi nhánh luôn ở mức cao, nguyên nhân là do chi nhánh chú trọng cho vay doanh nghiệp và các dự án lớn đòi hỏi thời gian dài. Đây cũng là một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế khi nhu cầu vốn về chiều sâu đầu tư cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, dự án nhà ở, phương tiện máy móc thiết bị thi công, vận chuyển…tăng lên để theo kịp diễn biến chung của nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thực hiện chỉ đạo của NHCTVN về nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh đã xây dựng chiến lược hoạt động và đề ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động tín dụng. Thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng; đối với khách hàng mới phải có phân tích và thẩm định kỹ về năng lực tài chính, quy mô ngành hàng và về chiến lược cạnh tranh đưa ra hội đồng tín dụng thảo luận và quyết định. Giữ vững và từng bước tăng thị phần đối với ngành hàng, khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định,sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tài chính lành mạnh, vay trả sòng phẳng, được xác định là khách hàng chiến lược của ngân hàng. Đồng thời kiên quyết giảm dư nợ đối với khách hàng có sản xuất kinh doanh và tài chính yếu kém, thường xuyên phát sinh gia hạn nợ, không đáp ứng được đủ các điều kiện tín dụng. Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu dư nợ do NHCTVN giao, chi nhánh tập trung tăng trưởng dư nợ nhưng chú trọng vào chất lượng tín dụng và xử lý nợ tồn đọng. và đã đạt được những chỉ tiêu rất đáng khích lệ: Năm 2007: - Cơ cấu dư nợ đã có chuyển dịch tích cực, là năm thành công nhất trong hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt thể hiện nợ xấu = 0, nợ nhóm 2 còn duy nhất một công ty Cầu 12 dư nợ 28,9 tỷ. Đơn vị này luôn được chi nhánh quan tâm giám sát, tư vấn nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện được tình hình tài chính và phát triển ổn định, mục tiêu đặt ra đến hết 2008 sẽ đưa lên nợ nhóm 1. - Tỷ lệ nợ tồn đọng nhóm 3, 4, 5: 0 % - Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo : 40 % giảm 29 %_so với năm 2006 là 69 %. - Giảm nợ nhóm 2: 4,1 tỷ ( thu hết nợ công ty cổ phần Đá mài Đông Đô ) - Thu hồi nợ tồn đọng: 93 triệu - Thu hồi nợ đã được Chính phủ cấp nguồn xử lý là 561,3 triệu Năm 2008: - Nợ xấu = 0 - Nợ nhóm 2 từ 28,9 tỷ năm 2007 giảm xuống còn 16,8 tỷ, mức giảm 12,1 tỷ đồng. như vậy nợ nhóm 2 thấp hơn so với kế hoạch NHCTVN giao là 21,5 tỷ đồng. - Tỷ lệ nợ tồn đọng nhóm 3, 4, 5: 0 % - Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo: 37 % giảm 3 % so với năm 2007 - Thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro ngoại bảng: 28,2 tỷ đồng. Năm 2009: - Nợ xấu = 0 - Nợ nhóm 2 của chi nhánh bằng 74,8% tỷ lệ được NHCTVN giao. - Nợ nhóm 3, 4, 5: 0% - Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo: 52% tăng 15% so với năm 2008 - Tỷ lệ dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước chiếm 64 % tổng dư nợ của chi nhánh. Có thể nói năm 2009 chi nhánh đã tập trung vốn cho vay các dự án lớn của các tổng công ty, tập đoàn như: PTSC, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam…các khách hàng của chi nhánh đều có tình hình tài chính ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ. Vì vậy, mặc dù tỷ lệ cho vay doanh nghiệp Nhà nước của Chi nhánh cao nhưng chất lượng dư nợ vẫn được đảm bảo. - Thu hồi nợ ngoại bảng: 46,15 tỷ đồng, bằng 135,7% kế hoạch được giao 2.2. Thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHCT chi nhánh Chương Dương Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHCTVN là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với NHCV về trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHCV. Mức rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm được chấm dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng mà ngân hàng có được tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. 2.2.1. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHCT chi nhánh chương dương 2.2.1.1. Thu thập thông tin về doanh nghiệp Người thực hiện: CBCĐTD Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng, CBCĐTD tiến hành điều tra thu thập, xác minh sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng, và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư. Thông tin sử dụng để chấm điểm và xếp hạng là thông tin tài chính cập nhật đến thời điểm lập báo cáo năm tài chính gần nhất và thông tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm chấm điểm và xếp hạng. Bao gồm các nguồn thông tin sau: - Hồ sơ khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý, các báo cáo tài chính và các tài liệu khác - Phỏng vấn trực tiếp khách hàng - Đi thăm thực địa khách hàng - Các đối tác kinh doanh của khách hàng - Các tổ chức tín dụng khác mà khách hàng có quan hệ ( nếu có ) - Cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước/ cơ quan quản lý chuyên ngành - Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam - Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác - Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp - Các nguồn khác Cách thức thu thập thông tin sử dụng để CĐTD và xếp hạng khách hàng, danh mục câu hỏi điều tra được hướng dẫn chi tiết tại phụ lục dưới đây: ĐIỀU TRA,THU THẬP, TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG I. Tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp 1. Tìm hiểu chung về khách hàng a. Lịch sử doanh nghiệp b. Những thay đổi về vốn c. Những thay đổi trong cơ chế quản lý d. Những thay đổi về công nghệ hoặc thiết bị e. Những thay đổi về sản phẩm f. Lịch sử các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể g. Loại hình kinh doanh hiện tại h. Điều kiện địa lý 2. Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng a. Khách hàng vay vốn là pháp nhân ( có đủ điều kiện theo Điều 94 và Điều 96 Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam ) hay không? b. Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự. c. Giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề có còn hiệu lực trong thời hạn cho vay không? d. Khách hàng vay vốn là đơn vị hách toán phụ thuộc có cùng địa bàn với đơn vị chính hay không? Có giấy ủy quyền vay vốn của pháp nhân không? Giấy ủy quyền còn hiệu lực không? e. Khách hàng vay vốn có trụ sở chính tại địa bàn nơi NHCT đóng trụ sở không? f. Khác 3. Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp a. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp b. Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh c. Số lượng, trình độ lao động; cơ cấu lao động d. Tuổi trung bình, thời gian công việc, mức lương bình quân e. Trình độ kỹ thuật 4. Khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo a. Danh sách ban lãnh đạo b. Trình độ học vấn, năng lực chuyên môn của ban lãnh đạo c. Đạo đức trong quan hệ tín dụng ( thiện chí trả nợ ) của cá nhân người đứng đầu / ban lãnh đạo d. Khả năng, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất và ban điều hành. e. Uy tín của ban lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp f. Khả năng nắm bắt thị trường của ban lãnh đạo g. Mối quan hệ giữa các cá nhân trong ban lãnh đạo h. Ai giữ vai trò ra quyết định trong doanh nghiệp i. Những biến động về nhân sự lãnh đạo của doanh nghiệp j. Ban lãnh đạo có nắm bắt kịp thời và chính xác về những thay đổi của bản thân doanh nghiệp hay không k. Ban lãnh đạo có khả năng quản lý trên cơ sở phân tích thông tin tài chính không l. Ban lãnh đạo là chủ sở hữu hay được thuê m. Việc ra quyết định có phải được tập trung vào một vài người và cách thức quản lý của họ hay không II. Tình hình hoạt động và khả năng tài chính 1. Tình hình hoạt động Xem xét các điều kiện về sản xuất, tình trạng máy móc thiết bị Kết quả sản xuất kinh doanh Phương pháp sản xuất hiện tại Công suất hoạt động Hiệu quả công việc Chất lượng sản phẩm… 2. Tình hình bán hàng Những thay đổi về doanh thu và yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này Phương pháp và tổ chức bán hàng, mạng lưới bán hàng, chính sách khuếch trương sản phẩm… Nhóm khách hàng truyền thống, tình hình trả nợ của khách hàng… Giá bán hàng, phương thức thanh toán… 3. Khả năng tài chính - Thông tin chung: thông tin phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi trong chính sách kinh tế, tiền tệ… - Thông tin về phát triển ngành hàng: tầm quan trọng của ngành hàng trong nền kinh tế, trình độ công nghệ, độ lớn của thị trường, khả năng cạnh tranh, tính độc quyền… - Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các nhật ký chứng từ, sổ chi tiết tài khoản liên quan, thẻ kho, thẻ TSCĐ… - Báo cáo kiểm toán, báo cáo quyết toán thuế - Báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động trong kỳ - Kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển từng thời kỳ - Quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và NHCT. 2.2.1.2. Xác định, phân loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Người thực hiện: CBCĐTD CBCĐTD căn cứ vào ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và/ hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp/ HTX theo hướng dẫn tại phụ lục 02, bao gồm: - Nông, lâm và ngư nghiệp - Thương mại và dịch vụ - Xây dựng - Công nghiệp Trường hợp doanh nghiệp/ HTX hoạt động đa ngành nghề thì ngành nghề/ lĩnh vực nào đem lại trên 50 % doanh thu hàng năm được xem là ngành sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp/ HTX. Trường hợp không có ngành nghề nào đáp ứng được điều kiện trên, NHCV được lựa chọn ngành có tiềm năng nhất theo kế hoạch và xu hướng phát triển của doanh nghiệp/ HTX là ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Các ngành nghề được phân loại lĩnh vực sản xuất kinh doanh chi tiết tại phụ lục dưới đây: PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ Nông, lâm ngư nghiệp - Chăn nuôi - Trồng trọt: cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp… - Trồng rừng - Khai thác lâm sản - Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản - Làm muối Thương mại dịch vụ - Cảng sông, biển - Khách sạn, nhà hàng, giải trí, du lịch - Siêu thị, đại lý phân phối,kinh doanh bán buôn, bán lẻ các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, thực phẩm , rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng, hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải, hóa chất ( bao gồm cả phân bón, thuốc trừ sâu), hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, điện, khí đốt. - In ấn, xuất bản sách, báo chí. - Sửa chữa nhà cửa, các loại máy móc, phương tiện giao thông - Chăm sóc sức khỏe, làm đẹp - Tư vấn, môi giới - Thiết kế thời trang, gia công may mặc - Bưu chính viễn thông - Vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt, hàng không - Vệ sinh môi trường, văn phòng… Xây dựng - Hạ tầng, giao thông, khu công nghiệp - Hạ tầng đô thị và nhà ở - Xây lắp ( xây dựng cơ bản ) Công nghiệp - Chế biến các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát - Sản xuất thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng,hóa chất ( bao gồm cả phân bón, thuốc trừ sâu ), hàng tiêu dùng,hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, nguyên vật liệu cho các ngành khác. - Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải. - Sản xuất điện, khí đốt - Khai thác khoáng sản - Khai thác than, vật liệu xây dựng ( cát, đá…), dầu khí. 2.2.1.3. Chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp Người thực hiện: CBCĐTD Các tiêu chí sử dụng để chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp gồm: nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách Nhà Nước, trong đó: - Nguồn vốn kinh doanh: là tổng giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần và vốn khác của chủ sở hữu ( tương ứng giá trị các mã số 411, 412, 413 trên bảng cân đối kế toán, mẫu số B01 – DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ). Nguồn vốn kinh doanh là chỉ tiêu căn bản để đánh giá quy mô của doanh nghiệp. - Lao động: là số lao động thực tế sử dụng ( được nêu tại thuyết minh báo cáo tài chính, hoặc các nguồn khác ) tính bình quân trong 3 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp có thời gian thành lập và hoạt động dưới 03 năm thì tính bình quân lao động cho cả thời gian hoạt động. Với Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn lao động con người đóng vai trò chính nên chỉ tiêu này càng có ý nghĩa. Một doanh nghiệp lớn với cơ cấu tổ chức phức tạp, sản xuất nhiều loại sản phẩm với khối lượng lớn và mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về nguồn nhân lực sẽ lớn hơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất đơn điệu, cơ cấu tổ chức giản đơn thì nguồn nhân lực sẽ ít hơn. - Doanh thu thuần: là doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí và các khoản phải trả, phải nộp. Doanh thu thuần phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm dịch vụ đã trừ đi các khỏan giảm trừ do chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các loại thuế. Doanh nghiệp có doanh thu lớn thì quy mô cũng lớn và chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, đa dạng hóa sản phẩm, khối lượng sản phẩm lớn. Chỉ tiêu này cũng phần nào phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp. - Nộp ngân sách Nhà nước: lấy theo số thực nộp vào ngân sách nhà nước phát sinh trong năm ( không kể số thiếu của kỳ trước nộp kỳ này ) bao gồm các loại thuế và các khỏan nộp khác theo quy định của Nhà nước trong năm báo cáo ( không tính các khoản thuế xuất nhập khẩu, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền phạt, phụ thu ). BẢNG CHẤM ĐIỂM QUY MÔ DOANH NGHIỆP STT Tiêu chí Trị số Điểm 1 Nguồn vốn kinh doanh Từ 50 tỷ đồng trở lên 30 Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 25 Từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng 15 Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 10 Dưới 10 tỷ đồng 5 2 Lao động Từ 1500 người trở lên 15 Từ 1000 người đến dưới 1500 người 12 Từ 500 người đến dưới 1000 người 9 Từ 100 người đến dưới 500 người 6 Từ 50 người đến dưới 100 người 3 Dưới 50 người 1 3 Doanh thu thuần Từ 200 tỷ đồng trở lên 40 Từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng 30 Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 10 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 5 Dưới 5 tỷ đồng 2 4 Nộp ngân sách Từ 10 tỷ đồng trở lên 15 Từ 7 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 12 Từ 5 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng 9 Từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 6 Từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng 3 Dưới 1 tỷ đồng 1 BẢNG XÁC ĐỊNH QUY MÔ DOANH NGHIỆP Điểm Quy mô Từ 70 – 100 điểm Lớn Từ 30 – 69 điểm Vừa Dưới 30 điểm Nhỏ 2.2.1.4. Chấm điểm các chỉ số tài chính Người thực hiện: CBCĐTD Tiến hành thẩm định các báo cáo tài chính, lập bảng cân đối kế toán sau điều chỉnh theo Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hệ thống NHCTVN. Căn cứ vào kết quả xác định ngành nghề / lĩnh vực sản xuất kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp tại bước 2 và 3; các số liệu trên bảng cân đối kế toán sau điều chỉnh, chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số CĐTD theo nguyên tắc: “ Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì áp dụng thang điểm của trị số có thang điểm thấp hơn”. Có 11 chỉ số tài chính được sử dụng để chấm điểm thuộc 4 nhóm chỉ tiêu: Chỉ tiêu thanh khoản, Chỉ tiêu hoạt động, Chỉ tiêu cân nợ và Chỉ tiêu thu nhập. BẢNG CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG STT CHỈ SỐ CÔNG THỨC Chỉ tiêu thanh khoản 1 Khả năng thanh toán ngắn hạn Tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn 2 Khả năng thanh toán nhanh Tài sản có tính lỏng cao ( Tiền và các khoản tương đương tiền + đầu tư tài chính ngắn hạn + các khoản phải thu ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu hoạt động 3 Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán / hàng tồn kho bình quân đầu kỳ và cuối kỳ 4 Kỳ thu tiền bình quân ( Giá trị các khoản phải thu thương mại bình quân đầu kỳ và cuối kỳ / doanh thu thuần ) * 360 5 Doanh thu thuần / tổng tài sản Doanh thu thuần / tổng tài sản bình quân đầu kỳ và cuối kỳ Chỉ tiêu cân nợ 6 Nợ phải trả / tổng tài sản Nợ phải trả / tổng tài sản 7 Nợ phải trả / nguồn vốn chủ sở hữu Nợ phải trả / nguồn vốn chủ sở hữu 8 Nợ quá hạn / tổng dư nợ ngân hàng Nợ quá hạn / tổng dư nợ ngân hàng Chỉ tiêu thu nhập 9 Tổng thu nhập trước thuế / doanh thu thuần Tổng thu nhập trước thuế / doanh thu thuần 10 Tổng thu nhập Tổng thu nhập trước thuế / tổng tài sản bình quân trước thuế / tổng tài sản 11 Tổng thu nhập trước thuế / nguồn vốn chủ sở hữu Tổng thu nhập trước thuế / nguồn vốn chủ sở hữu bình quân Nguồn: NHCTVN Ghi chú: phải thu thương mại bao gồm các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn, trả trước cho người bán, phải thu thương mại khác và phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng đã xây dựng, đã loại trừ các khoản dự phòng phải thu khó đòi. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 47 BẢNG CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Chỉ tiêu Trọng số Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 A. Chỉ tiêu thanh khoản 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 2.1 1.5 1 0.7 <0.7 2.3 1.6 1.2 0.9 <0.9 2.5 2 1.5 1 <1 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 1.1 0.8 0.6 0.2 <0.2 1.3 1 0.7 0.4 <0.4 1.5 1.2 1 0.7 <0.7 B. Chỉ tiêu hoạt động 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 4 3.5 3 2 <2 4.5 4 3.5 3 <3 4 3 2.5 2 <2 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 40 50 60 70 >70 39 45 55 60 >60 34 38 44 55 >55 5. Doanh thu thuần / tổng tài sản 10% 3.5 2.9 2.3 1.7 <1.7 4.5 3.9 3.3 2.7 <2.7 5.5 4.9 4.3 3.7 <3.7 C. Chỉ tiêu cân nợ ( % ) 6. Nợ phải trả / Tổng tài sản 10% 39 48 59 70 >70 39 45 55 60 >60 30 35 45 55 >55 7. Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu 10% 64 92 14 3 23 3 >23 3 42 66 10 8 18 5 >18 5 42 53 81 12 2 >12 2 8. Nợ quá hạn / Tổng dư nợ ngân hàng 10% 0 1 2 3 >3 0 1 2 3 >3 0 1 2 3 >3 D. Chỉ tiêu thu nhập ( % ) 9. Tổng thu nhập trước thuế / Doanh thu thuần 8% 3 2.5 2 1.5 <1.5 4 3.5 3 2.5 <2.5 5 4.5 4 3.5 <3.5 10.Tổng thu nhập trước thuế / Tổng tài sản 8% 4.5 4 3.5 3 <3 5 4.5 4 3.5 <3.5 6 5.5 5 4.5 <4.5 11.Tổng thu nhập trước thuế / Nguồn vốn chủ sở hữu 8% 10 8.5 7.6 7.5 <7.5 10 8 7.5 7 <7 10 9 8.3 7.4 <7.4 Tổng 100% Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 48 BẢNG CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Chỉ tiêu Trọng số Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 A. Chỉ tiêu thanh khoản 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 2.1 1.6 1.1 0.8 <0.8 2.3 1.7 1.2 1 <1 2.9 2.3 1.7 1.4 <1.4 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 1.4 0.9 0.6 0.4 <0.4 1.7 1.1 0.7 0.6 <0.6 2.2 1.8 1.2 0.9 <0.9 B. Chỉ tiêu hoạt động 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 5 4.5 4 3.5 <3.5 6 5.5 5 4.5 <4.5 7 6.5 6 5.5 <5.5 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 39 45 55 60 >60 34 38 44 55 >55 32 37 43 50 >50 5. Doanh thu thuần / tổng tài sản 10% 3 2.5 2 1.5 <1.5 3.5 3 2.5 2 <2 4 3.5 3 2.5 <2.5 C. Chỉ tiêu cân nợ ( % ) 6. Nợ phải trả / Tổng tài sản 10% 35 45 55 65 >65 30 40 50 60 >60 25 35 45 55 >55 7. Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu 10% 53 69 12 2 18 5 >18 5 42 66 10 0 15 0 >15 0 33 54 81 12 2 >12 2 8. Nợ quá hạn / Tổng dư nợ ngân hàng 10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 D. Chỉ tiêu thu nhập ( % ) 9. Tổng thu nhập trước thuế / Doanh thu thuần 8% 7 6.5 6 5.5 <5.5 7.5 7 6.5 6 <6 8 7.5 7 6.5 <6.5 10.Tổng thu nhập trước thuế / Tổng tài sản 8% 6.5 6 5.5 5 <5 7 6.5 6 5.5 <5 7.5 7 6.5 6 <6 11.Tổng thu nhập trước thuế / Nguồn vốn chủ sở hữu 8% 14. 2 12. 2 10. 6 9.8 <9.8 13. 7 12 10. 8 9.8 <9.8 13. 3 11. 8 10. 9 10 <10 Tổng 100% Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 49 BẢNG CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH XÂY DỰNG Chỉ tiêu Trọng số Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 A. Chỉ tiêu thanh khoản 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 1.9 1 0.8 0.5 <0.5 2.1 1.1 0.9 0.6 <0.6 2.3 1.2 1 0.9 <0.9 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 0.9 0.7 0.4 0.1 <0.1 1 0.7 0.5 0.3 <0.3 1.2 1 0.8 0.4 <0.4 B. Chỉ tiêu hoạt động 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 3.5 3 2.5 2 <2 4 3.5 3 2.5 <2.5 3.5 3 2 1 <1 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 60 90 12 0 15 0 >15 0 45 55 60 65 >65 40 50 55 60 >60 5. Doanh thu thuần / tổng tài sản 10% 2.5 2.3 2 1.7 <1.7 4 3.5 2.8 2.2 <2.2 5 4.2 3.5 2.5 <2.5 C. Chỉ tiêu cân nợ ( % ) 6. Nợ phải trả / Tổng tài sản 10% 55 60 65 70 >70 50 55 60 65 >65 45 50 55 60 >60 7. Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu 10% 69 10 0 15 0 23 3 >23 3 69 10 0 12 2 15 0 >15 0 66 69 10 0 12 2 >12 2 8. Nợ quá hạn / Tổng dư nợ ngân hàng 10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1 1.5 2 >2 D. Chỉ tiêu thu nhập ( % ) 9. Tổng thu nhập trước thuế / Doanh thu thuần 8% 8 7 6 5 <5 9 8 7 6 <6 10 9 8 7 <7 10.Tổng thu nhập trước thuế / Tổng tài sản 8% 6 4.5 3.5 2.5 <2.5 6.5 5.5 4.5 3.5 <3.5 7.5 6.5 5.5 4.5 <4.5 11.Tổng thu nhập trước thuế / Nguồn vốn chủ sở hữu 8% 9.2 9 8.7 8.3 <8.3 12 11 10 8.7 <8.7 11 10. 5 10 9.5 <9.5 Tổng 100% Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 50 BẢNG CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH CÔNG NGHIỆP Chỉ tiêu Trọng số Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 A. Chỉ tiêu thanh khoản 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 2 1.4 1 0.5 <0.5 2.2 1.6 1.1 0.8 <0.8 2.5 1.8 1.3 1 <1 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 1.1 0.8 0.4 0.2 <0.2 1.2 0.9 0.7 0.3 <0.3 1.3 1 0.8 0.6 <0.6 B. Chỉ tiêu hoạt động 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 5 4 3 2.5 <2.5 6 5 4 3 <3 4.3 4 3.7 3.4 <3.4 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 45 55 60 65 >65 35 45 55 60 >60 30 40 50 55 >55 5. Doanh thu thuần / tổng tài sản 10% 2.3 2 1.7 1.5 <1.5 3.5 2.8 2.2 1.5 <1.5 4.2 3.5 2.5 1.5 <1.5 C. Chỉ tiêu cân nợ ( % ) 6. Nợ phải trả / Tổng tài sản 10% 45 50 60 70 >70 45 50 55 65 >65 40 45 50 55 >55 7. Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu 10% 122 15 0 18 5 23 3 >23 3 100 12 2 15 0 18 5 >18 5 82 10 0 12 2 15 0 >15 0 8. Nợ quá hạn / Tổng dư nợ ngân hàng 10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1 1.4 1.8 >1.8 D. Chỉ tiêu thu nhập ( % ) 9. Tổng thu nhập trước thuế / Doanh thu thuần 8% 5.5 5 4 3 <3 6 5.5 4 2.5 <2.5 6.5 6 5 4 <4 10.Tổng thu nhập trước thuế / Tổng tài sản 8% 6 5.5 5 4 <4 6.5 6 5.5 5 <5 7 6.5 6 5 <5 11.Tổng thu nhập trước thuế / Nguồn vốn chủ sở hữu 8% 14. 2 13. 7 13. 3 13 <13 14. 2 13. 3 13 12. 2 <12. 2 13. 3 13 12. 9 12. 5 <12. 5 Tổng 100% Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 51 2.2.1.5. Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Người thực hiện: CBCĐTD Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính nhằm đánh giá đầy đủ và bao quát hơn về tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đánh giá về khả năng trả nợ của doanh nghiệp. NHCTVN chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính theo 4 tiêu chí sau: Chấm điểm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ: Để chấm điểm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ, NHCTVN áp dụng chấm điểm theo 5 chỉ tiêu sẽ được trình bày trong bảng hướng dẫn.  Chấm điểm theo tiêu chí kinh nghiệm và năng lực quản lý Kinh nghiệm và năng lực quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt thể hiện phần nào năng lực quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp, có thể doanh nghiệp đó còn có môi trường kiểm soạt nội bộ chặt chẽ và hiệu quả, phương án kinh doanh cụ thể rõ ràng. Do vậy, chấm điểm tín dụng theo tiêu chí kinh nghiệm và năng lực quản lý có ý nghĩa lớn trong việc ra quyết định cấp tín dụng. Nội dung của chấm điểm tín dụng theo kinh nghiệm và năng lực quản lý được hướng dẫn cụ thể trong bảng hướng dẫn chấm điểm sau.  Chấm điểm theo tiêu chí uy tín trong giao dịch với ngân hàng Uy tín trong giao dịch với ngân hàng được NHCT Chi nhánh Chương Dương chấm điểm theo các chỉ tiêu như: trả nợ đúng hạn, số lần gia hạn nợ, số lần mất khả năng trả nợ, số lần chậm trả lãi, số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với tài khỏan tại NHCT…với các chỉ tiêu này CBCĐTD có thể đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong quá khứ, đạo đức tín dụng của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn.  Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 52 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh CBCĐTD sẽ căn cứ vào việc phân tích khả năng cạnh tranh, môi trường ngành, xu hướng phát triển ngành và thị phần của doanh nghiệp trong ngành đó để đưa ra đánh giá về môi trường kinh doanh và làm căn cứ đưa ra phán quyết tín dụng.  Chấm điểm theo tiêu chí đặc điểm họat động khác Ngoài các 4 tiêu chí phi tài chính trên, NHCTVN còn chấm điểm theo một số chỉ tiêu phi tài chính khác như đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, vị trí địa lý, tài sản đảm bảo…( sẽ được nêu chi tiết trong bảng hướng dẫn chấm điểm dưới đây) Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 53 BẢNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG THEO TIÊU CHÍ LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ STT Chỉ tiêu Công thức tính Ý nghĩa của chỉ tiêu Giải thích từ ngữ 1 Hệ số khả năng trả lãi Hệ số khả năng trả lãi = ( Lợi nhuận trước thuế + chi phí trả lãi vay ) / Chi phí trả lãi vay Ngoài lãi vay ngân hàng, chi phí trả lãi vay bao gồm cả lãi vay phải trả nội bộ, cổ tức phải trả cho cổ phần ưu đãi, lãi vay phát hành trái phiếu và các khoản có tính chất nợ tương tự. Với các khách hàng có chi phí trả lãi vay bằng 0, áp dụng như sau: - Nếu lợi nhuận trước thuế lớn hơn 0, chấm điểm tối đa ( 20 điểm ) - Nếu lợi nhuận trước thuế nhỏ hơn hoặc bằng 0, chấm điểm tối thiểu ( 4 điểm ) cho chỉ tiêu này. Đo lường khả năng trả lãi cho các nghĩa vụ nợ của khách hàng. Hệ số này càng cao ( dương ) / đang tăng trưởng, thể hiện khả năng của khách hàng sử dụng thu nhập từ hoạt động để đáp ứng các chi phí lãi vay càng lớn/đang được cải thiện. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 54 2 Hệ số khả năng trả nợ gốc Hệ số khả năng trả nợ gốc = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh / ( Tiền trả nợ gốc vay + Tiền trả nợ thuê tài chính đến hạn trong năm tới ) Với các khách hàng có tiền trả nợ gốc vay + tiền trả nợ thuê tài chính đến hạn trả trong năm tới bằng 0, áp dụng như sau: - Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn 0, chấm điểm tối đa ( 20 điểm ) cho chỉ tiêu này. - Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ hơn hoặc bằng 0, chấm điểm tối thiểu ( 4 điểm ) cho chỉ tiêu này. Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ gốc đến hạn trả trong năm tài chính kế tiếp theo nguồn từ tiền mặt có sẵn của doanh nghiệp. Hệ số khả năng trả nợ gốc sử dụng trong chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được tính dựa trên tiêu chí lưu chuyển tiền tệ, khác với hệ số khả năng trả nợ gốc sử dụng khi phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp được tính dựa trên lợi nhuận. 3 Xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ ( tính cho 3 năm liền kề vừa qua ) Đánh giá xu hướng kết quả lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ của khách hàng tính trong 03 năm liền kề vừa qua. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ = lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính. Đánh giá mối quan hệ tương quan giữa khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh và chất lượng hoạt động tính trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp. - Tăng cao: Số dư năm sau cao hơn năm trước từ 30 % trở lên trong 03 năm liền kề. - Tăng: số dư năm sau cao hơn năm trước nhưng thấp hơn 30% hoặc số dư có sự biến động tăng, giảm qua các năm nhưng số dư năm tài chính cuối cùng cao hơn năm tài chính liền kề trước đó. - Ổn định: số dư có sự biến Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 55 động tăng, giảm, nhưng ít thay đổi - Giảm: số dư năm sau thấp hơn năm trước hoặc số dư có sự biến động tăng, giảm nhưng số dư năm tài chính cuối cùng thấp hơn năm tài chính liền kề trước đó. - Âm: số dư lưu chuyển tiền tệ thuần năm tài chính gần nhất âm. 4 Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh So sanh kết quả lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ với lợi nhuận sau thuế của khách hàng. Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của khách hàng âm, chấm điểm tối thiểu cho chỉ tiêu này mà không cần so sánh với lợi nhuận sau thuế. Với các khách hàng có lợi nhuận sau thuế âm và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương, chấm điểm tối đa ( 20 điểm ) Đánh giá mối quan hệ tương quan giữa khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh và chất lượng hoạt động tính trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp. 5 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động Căn cứ vào số liệu lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ và số liệu doanh thu thuần trên báo cáo Phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển hóa doanh thu thuần thành tiền mặt, từ đó có nguồn Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 56 kinh doanh / Doanh thu thuần kết quả kinh doanh. thanh toán các chi phí cơ bản và đầu tư vào tài sản cố định. Chỉ tiêu này nhỏ phản ánh nguồn thu tiền cung cấp hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp cho các đối tác đang có vấn đề, hoặc bị chiếm dụng vốn…doanh nghiệp có thể phải sử dụng dự trữ tiền mặt hoặc phải tăng nợ vay để duy trì hoạt động kinh doanh. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 57 CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG THEO TIÊU CHÍ LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Stt Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Hệ số khả năng trả lãi > 4 lần > 3 lần - ≤4lần >2 lần - ≤3 lần > 1 lần - ≤ 2 lần ≤ 1 lần 2 Hệ số khả năng trả nợ gốc > 2 lần >1.5 lần - ≤2 lần >1 lần - ≤1.5 lần >0 lần - ≤ 1 lần Âm 3 Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ ( tính cho 3 năm liền kề ) Tăng cao Tăng Ổn định Giảm Âm 4 Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh > lợi nhuận thuần = lợi nhuận thuần < lợi nhuần thuần Dương, xấp xỉ 0 Âm 5 Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần > 40 % >30% - ≤40% >20% - ≤30% >10% - ≤20% ≤10% Ghi chú: Khách hàng không có báo cáo lưu chuyển tiền tệ bị chấm điểm 0 cho toàn bộ các tiêu chí tại bảng này. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 58 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG THEO TIÊU CHÍ KINH NGHIỆM VÀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ stt Chỉ tiêu Cách xác định Ý nghĩa Giải thích từ ngữ 1 Kinh nghiệm chuyên môn của người đứng đầu điều hành ( Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc chuyên trách) trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương án/dự án xin cấp tín dụng. Thời gian hoạt động trong ngành liên quan hoặc lĩnh vực kinh doanh của phương án/dự án Phản ánh tầm quan trọng của sự hiểu biết về ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh của người đứng đầu doanh nghiệp. Kinh nghiêm chuyên môn trong ngành/lĩnh vực: bao gồm cả thời gian làm công tác trong lĩnh vực liên quan tại các đơn vị khác, ngoài đơn vị hiện thời 2 Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành ( Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc chuyên trách) trong hoạt động điều hành Thời gian tham gia điều hành(các)doanh nghiệp của người đứng đầu Tiêu chí đánh giá kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý của người đứng đầu Bao gồm cả thời gian làm công tác điều hành tại các đơn vị khác, ngoài đơn vị hiện thời 3 Môi trường kiểm soát nội bộ Đánh giá dựa trên các yếu tố cơ bản sau: - sự thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ chính thống thành văn bản - việc kiểm tra sự tuân thủ các quy trình kiểm soát trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ: - giảm thiểu nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do bên thứ ba hoặc nhân viên của doanh nghiệp gây ra - Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo Kiểm soát nội bộ: là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 59 cáo tài chính. - Đảm bảo sự tuân thủ quy chế, quy trình hoạt động của doanh nghiệp trong việc đạt được các mục tiêu đặt ra - Bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan tới doanh nghiệp trình được thiết lập. 4 Năng lực của người đứng đầu điều hành và quản lý doanh nghiệp Đánh giá năng lực điều hành doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí sau: - Khả năng xây dựng chiến lược phát tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Hòan thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Chương Dương.pdf
Tài liệu liên quan