Báo cáo Tốt nghiệp Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những năm tới

Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những năm tới: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những năm tới” MỤC LỤC LỜ MỞ ĐẦU………………………………………………………….…………....1 CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO.................................3 1.1 TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM – LÀO……………………………………….3 1.1.1 Tổng quan về Việt Nam……………………………………………………...3 1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội………………………………………………….3 Điều kiện xã hội……………………………………………………………...3 1.1.1.2 Chính sách đối ngoại………………………………………………………...3 1.1.1.3 Tình hình kinh tế…………………………………………………………….5 1.1.2 Tổng quan về Lào…………………………………………………………….7 1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………..7 Vị trí địa lý…………………………………………………………………...7 1.1.2.2. Chính sách đối ngoại của Lào………………………………………………7 1.1.2.3. Tình hình kinh tế……………………………………………………………8 1.2. QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO……………………………………………….9 1.2.1. Quan hệ ngoại giao………………………………………………………….9 1.2.2 Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại.................................................

doc64 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những năm tới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những năm tới” MỤC LỤC LỜ MỞ ĐẦU………………………………………………………….…………....1 CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO.................................3 1.1 TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM – LÀO……………………………………….3 1.1.1 Tổng quan về Việt Nam……………………………………………………...3 1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội………………………………………………….3 Điều kiện xã hội……………………………………………………………...3 1.1.1.2 Chính sách đối ngoại………………………………………………………...3 1.1.1.3 Tình hình kinh tế…………………………………………………………….5 1.1.2 Tổng quan về Lào…………………………………………………………….7 1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………..7 Vị trí địa lý…………………………………………………………………...7 1.1.2.2. Chính sách đối ngoại của Lào………………………………………………7 1.1.2.3. Tình hình kinh tế……………………………………………………………8 1.2. QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO……………………………………………….9 1.2.1. Quan hệ ngoại giao………………………………………………………….9 1.2.2 Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại.........................................................10 * Về xuất khẩu…………………………………………………………….........11 * Về nhập khẩu....................................................................................................12 1.2.3 Quan hệ hợp tác đầu tư.................................................................................12 Đầu tư của Việt Nam tại Lào.........................................................................12 Đầu tư của Lào tại Việt Nam.........................................................................14 1.2.4 Các lĩnh vực khác như giáo dục , đào tạo v.v…..........................................14 1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO............................................................................................................15 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO............................................................................................................17 1.4.1. Các nhân tố tích cực......................................................................................17 Về Phía Việt Nam……………………………………………………..........18 Về Phía Lào....................................................................................................18 1.4.2. Các nhân tố tiêu cực......................................................................................18 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO..........................................................................................................................20 2.1. TỔNG QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO.....................................................................20 2.1.1 Sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Lào.......................20 2.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1975..........................................................20 2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1991………….…………………….........20 2.1.1.3 Giai đoạn từ năm 1991 đến nay………………………………………........21 2.2. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO…………………........22 2.2.1 Một số chính sách thương mại chủ yếu của Việt Nam……………............22 2.2.1.1 Chính sách thuế nhập khẩu và miễn giảm thuế nhập khẩu…………...........22 A. Chính sách thuế nhập khẩu…………………………………………….......22 B. Các chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu…………………………….......22 2.2.1.2 Hạn ngạch và giấy phép……………………………………………….......23 2.2.1.3 Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu……………………………….......24 2.2.1.4 Các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu…………...….........24 2.2.2 Một số chính sách thương mại chủ yếu của Lào…………………….........25 2.2.2.1 Chính sách thuế nhập khẩu và miễn giảm thuế nhập khẩu…………….......25 A. Chính sách thuế nhập khẩu…………………………………………..........25 B. Các chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu…………………………..........25 2.2.2.2 Hạn ngạch và giấy phép………………………………………………........25 2.2.2.3 Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu………………………………........28 2.2.2.4 Các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu………………..........28 2.3. THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM – LÀO…........28 2.3.1. Thực trạng xuất khẩu Chính ngạch Việt Nam – Lào………………........29 2.3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch …………………………………..........29 2.3.1.2 Cán cân thương mại………………………………………………..…........31 2.3.1.3 Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch……………………………………........31 Hình thức xuất khẩu chính ngạch……………………………………........33 2.3.2 Thực trạng nhập khẩu chính ngạch Việt Nam – Lào……………….........33 2.3.2.1 Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch…………………………………….......33 2.3.2.2 Mặt hàng nhập khẩu…………………………………………..………........36 2.3.3 Thực trạng xuất nhập khẩu tiểu ngạch Việt Nam – Lào……………........36 2.3.3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu…………………………………………............37 2.3.3.2 Mặt hàng xuất nhập khẩu.............................................................................38 2.4 Đánh giá chung về quan hệ thương mại Việt Nam – Lào…………….........38 2.4.1 Ưu điểm đạt được……………………………………………………..........38 Những tồn tài và nguyên nhân……………………………….……...........39 2.4.2.1 Những tồn tại………………………………………………………….........39 Nguyên nhân………………………………………………………….........41 Nguyên nhân khách quan……………………………………………….........41 Nguyên nhân chủ quan…………………………………………………........43 CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐÂY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO TRONG NHỮNG NĂM TÓI…………………...................44 3.1 TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG CƠ HỘI – THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO……………………………...................44 3.1.1 Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Lào…………………..........44 3.1.2 Cơ hội và thách thức đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Lào……………………………………………………………………………........45 3.1.2.1 Cơ hội đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Lào……………...….......45 3.1.2.2 Thách thức đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Lào………..…….....46 Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Lào………………………………………………………………………..........47 Giải pháp chung cho cả hai nước…………………………………..........47 Về cơ chế quản lí, chính sách, tăng cường quản lí và nguồn nhân lực…………………………………………………………………………...47 Về chính sách vốn…………………………………………………………48 Chính sách thuế……………………………………………………………48 Về việc nghiên cứu chính sách đối với các sản phẩm hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất tại Lào hoặc Lào sản xuất tại Việt Nam….…......................49 Về cơ chế hợp tác địa phương hai nước……………………..…………….49 3.2.2 Giải pháp riêng cho Lào……………………………………………………..50 3.2.3 Giải pháp riêng cho Việt Nam………………………………………..........52 3.2.3.1 Đối với Nhà nươc…………………………………………………………..52 3.2.3.2 Đối với doanh nghiệp………………………………………………………55 Giải pháp đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu……………………..........55 Các giải pháp nâng cao hiẹu quả kinh doanh xuất nhập khẩu……………...55 KẾT LUÂN…………………………………………………………………..........57 MỞ ĐẦU Ngày nay, quốc tế hóa , toàn cầu hóa đang là xu thế chung của nhân loại, không một quốc gia nào thực hiên chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn vinh được. Trong đó, Thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý, phát triển và duy trì văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Việt Nam, Lào là hai nước láng giềng, nằm trên bán đảo Đông Dương có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau lâu đời. Trên tinh thần “quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện, quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác, bền vững lâu dài", trong nhiều năm qua, mặc dù kinh tế Việt Nam còn hạn chế nhưng luôn dành cho Lào một nguồn lực vật chất dưới hình thức viện trợ không hoàn lại để thực hiện những nhiệm vụ hợp tác đã thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào vì sự nghiệp ổn định và phát triển của hai nước. Quan hệ thương mại Việt Nam – Lào gần 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng và đang hướng tới mục tiêu giá trị trao đổi thương mại hai nước lên 2 tỷ USD vào năm 2015. Tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam – Lào là rất lớn và cần nhanh chóng tạo môi trường thuận lợi nhằm biến tiềm năng này thành động năng thực sự đem lại hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy luận văn tốt nghiệp “Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những nănm tới” sẽ trình bày một cách tổng quát thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua, những thuận lợi và vướng mắc còn tồn tại cản trở sự phát triển thương mại giữa hai nước, để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể, đối với Nhà nước, các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn quá trình hợp tác và các văn bản cam kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào; các Nghị định, Hiệp định, Biên bản, Quy chế và các Thông tư có liên quan về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với Lào; Những số liệu, số liệu thống kê và các số liệu công bố của các bộ, ngành liên quan của hai nước. Với quan điểm gắn thực tế với lý luận về quan hệ đặc biệt và hợp tác láng giềng, kết hợp giữa phương pháp phân tích và tư duy, Đề tài nhằm đưa ra những giaỉ pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới. Nội dung nghiên cứu gồm ba phần chính, mở đầu và kết luận. CHƯƠNG I: Vài nét về quan hệ Việt Nam – Lào. CHƯƠNG II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Lào. CHƯƠNG III: Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Lào trong những năm tới. Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế và trình độ chuyên môn chưa cao nói chung và do em là lưu học sinh Lào trình độ ngôn ngữ chưa được tốt, kinh nghiệm hiểu biết còn ít và do sự hạn chế của tài liệu thu thập được nói riêng. Vì vậy, trong bài viết của em còn có nhiều sai sót và hạn chế, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô, cũng như sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Liên Hương đã hướng dẫn tận tình em và xin cảm ơn các cán bộ trong phòng đọc tài liệu Viện nghiên cứu Kinh tế Chính trị thế giới đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa này. CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO 1.1 Tổn quan chung về Việt Nam và Lào 1.1.1 Tổng quan về Việt Nam 1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội Việt Nam là một nước có hình chữ S, thuộc bán đảo Đông Dương; phía Đông,Nam và Tây Nam đều giáp biển, phí bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia trong đó đường biên giới chung với Lào dài 2067km. Việt Nam có diện tích tự nhiên là 330.091 km2 đất liền và vùng biển rộng bao la. Vùng lãnh hảI Việt Nam rộng 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý với diện tích khoảng 1 triệu km2 . Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là có lợi thế cho trồng cây nhiệt đới như lúa , cao su, cà phê…và chăn nuôI các loại gia súc, gia cầm. Về điều kiện xã hội: Việt Nam là nước đông dân thứ ba trong các nước Asean, sau Indinexia, Philippin với khoảng 88 triệu dân và mức tăng dân số là 1,7%. Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc trên toàn lãnh thổ có 54 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, chủ yếu là dân tộc Kinh, chiếm 86,83% dân số cả nước. Bên cạnh đó là người Thái , người Mường…. 1.1.1.2 Chính sách đối ngoại: Để phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ hội nhập quốc tế với phương châm “ Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển .” Trong cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định thoả thuận quan trong đã được ký kết như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ,Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia…Các mối quan hệ đa phương và song phương đó đã đóng góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trương hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn á- Âu (ASEM) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những đóng góp vào các hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế và đã góp phần từng bước nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự tham gia và hoạt động tích cực ở Liên Hiệp Quốc cũng được các nước đánh giá tích cực và đó cũng là cơ sở để Việt Nam là Uỷ viên không thườg trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Với nhận thức sâu sắc rằng thế giới đang phải đối phó với những vấn đề toàn cầu và không một nước nào có thể tự đứng ra giải quyế được, Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nước, các tổ chức quốc tế để cùng nhau giải quyết những thách thức chung như dịch bệnh chuyển nhiễm, đói nghèo, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm môi trường, buôn lậu ma tuý…Đặc biệt từ sau sự kiện 1/9/2001, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nỗ lực chung của các nước tăng cường hợp tác chống khủng bố trên cơ sở song phương và đa phương nhằm loại trừ tận gốc nguy cơ của khủng bố đối với an ninh của các quốc gia. Những nỗ lực này của Việt Nam thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình đối với bạn bè ở khu vực và quôc tế, góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hoà bình và an ninh,ổn định và phát triển. 1.1.1.3 Tình hình kinh tế: Việt Nam đã chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự ổn định về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Nhờ vậy, Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dung nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối xã hội. Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa – tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ choc tài chính, ngân hàng, hinh thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ , thị trường lao động, thị trường hàng hóa , thị trường đất đai…Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tao môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-1010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế…để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Nhìn chung, những cải cách mạnh mẽ trong gần 2 thập kỷ vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối… Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu kinh tế trong nước đã có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 1990 đến năm 2005, khu vực nông nghiệp đã giảm từ 38,7% xuống 20,89% GDP, nhường chỗ cho lĩnh vực công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 41,03%, còn khu vực du lịch duy trì ở mức gần như không thay đổi như 28,6% năm 1990 và 38,1% năm 2005. Thủy sản có tỷ trọng ngày càng tăng, tỷ trọng của ngàng công nghiệp chế biến đã tăng từ 12,3% 1990 lên 20,8% năm 2003 đi với chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cơ cấu của ngành dịch vụ có hướng tăng nhanh với chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch… Nhờ những nỗ lực cải cách kinh tế của Đảng và Nhà nước nên nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng trưởng, đặc biệt là xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam đạt 64.8 tỷ USD, trong đó khoảng 32,1% giá trị xuất khẩu là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, 45.2% là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, 23.5% là hàng nông, lâm, thủy sản. Trong khi đó thì giá trị nhập khẩu là 60,8 tỷ USD, trong đó khoảng 30.2% giá trị nhập khẩu là máy móc, thiết bị, dụng cụ các loại, 63.7% là nguyên vật liệu, chỉ có 6.1% là hàng tiêu dùng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng tích cực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị đầu tư thực tế và giá trị giải nhân thấp hơn nhiều so với giá trị đăng ký. Tính theo giá trị lũy kế từ năm 1988 đến hết năm 2007, công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực thu hút được nhiêu vốn đầu tư FDI nhất - 67% số dự án và 60% tổng giá trị FDI đăng ký. Sau đó đên lĩnh vực dịch vụ 22,3% về số dự án và 34,3% về giá trị. Trong 82 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, các nước đầu tư nhiều nhất tính theo giá trị FDI thực hiện thì Nhật Bản giữ vị trí số một. Việt Nam cũng đầu tư ra nước ngoài tới 37 quốc gia và lãnh thổ, nhiều nhất là đầu tư vào Lào. Tính đến hết năm 2007, còn 265 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 2 tỷ USD và vốn thực hiện khoảng 800 triệu USD. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm phần lớn, tiếp theo là nông, lâm nghiệp. Việt Nam đã sử dụng một cách hiệu quả các thàng tựu kinh tế vào mục tiêu phát triển xã hội như phân chia một cach tương đối đồng đều các lợi ích của đổi mới cho đại đa số dân chúng; gắn kết tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển y tê, giáo dục; nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam từ vị trí thứ 120/174 nước năm 1994 lên vị trí thứ 108/177 nước trên thế giới năm 2005; tăng tuổi thọ trung bình của người dân từ 50 tuổi những năm 1960 lên 72 tuổi năm 2005, giảm tỷ lệ số hộ đói nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống dưới 7% năm 2005 1.1.2 Tổng quan về Lào 1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lí: Lào nằm trong khu vực Đông Nam Á, tại trung tâm bán đảo Đông Dương; Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Myanmar, Tây Nam giáp Thái Lan, phía Nam giáp Campuchia và phía Đông giáp Việt Nam. Lào là quốc gia không có biển , diện tích 236.800km2 (3/4 là núi và cao nguyên, được chia thành 16 tỉnh, 1 thành phố và một đặc khu).Lào có khí hậu lục địa , chia làm hai mùa : khô(từ tháng11-tháng6) và mùa mưa(từ tháng 6-11). Lào là một nước có dân số ít với 6.8 triệu người (năm 2009). Trong đó có 64 bộ tộc chia làm 3 hệ chính là Lào Lùm chiếm 65% dân số, Lào Thâng chiếm 22% và Lào Xủng chiếm 13% dân số. Tôn giáo Đạo Phật chiếm 85% dân số 1.1.2.2. Chính sách đối ngoại của Lào Đại hội Đảng VII (3-2001) nêu chủ trương kiên định đường lối đối ngoại độc lập, hữu nghị và hợp tác; Chính sách hợp tác đa phương, đa dạng; tăng cường hợp tác mọi mặt với các nước bạn chiến lược XHCN trong đó nhấn mạnh : thắt chặt truyền thống đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam, quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng; tích cực tham gia hoạt động trong hiệp hội các nước ASEAN, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế. Hiện nay Lào có quan hệ ngoại giao với 107 nước , có quan hệ thương mại với 40 nước. Thời gian gần đây, Lào đã có đóng góp to lớn và tích cực vào hoạt động quốc tế và khu vực như tổ chức thành công nhiều Hội nghị quốc tế như Hôi nghị Bộ trưởng khu vực song Mekong- sông Hằng về hợp tác du lịch (10-11-200), Hội nghị bàn tròn về tài trợ cho Lào lần thứ 7 (21-11-2000), Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN – EU (11-12-2000)…Quốc hội Lào đã phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Hiệp ước cấm sử dụng vũ khí hạ nhân và các loại vũ khí giết người hang loạt. Tháng 7-1997, Lào đã trở thành thành viên chính thức của hiệp hội các nước Đông Nam ASEAN. Lào tổ chức thành công nhiều hội nghị của ASEAN tại Viêng Chăn như y tế, lao động. 1.1.2.3. Tình hình kinh tế Lào là nước nằm sâu trong lục địa không có đường thông ra biển, đất đai chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, Lào có nhiều tài nguyên thiên nhiên với các mỏ khoáng sản như thiếc, sắt, than,kẽm , lưu huỳnh và đá sapplire. Diện tích rừng bao phủ khoảng 47% diện tích mặt đất với nhiều loại cây gỗ có giá trị kinh tế cao, các loại cây tre, các loại cây thuốc… Trong các cánh rừng của Lào còn tồn tại nhiều loại động vật phong phú như voi , hổ , gấu , nai… Tổng GDP của Lào là 11,92 tỷ đô la Mỹ ; thu nhập GDP tính theo đầu người là 500 đô la Mỹ/năm (số liệu 2007). Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế trọng yếu, tạo ra khoảng một nửa tổng GDP và thu hút 65% dân số làm việc trong lĩnh vực này. Ngành thủ công nghiẹp chiếm tới 92,98% tổng đầu tư quốc gia. Hàng xuất khẩu chủ yếu là gỗ, điện,sản phẩm rừng và hàng nhập khẩu chính là đồ tiêu dùng, và thiết bị máy móc… Trong những năm gần đây kinh tế Lào đã có nhiều tiến bộ, sản xuất lương thực tăng từ 1,6 triệu năm 1986 lên 2,6 triệu tấn năm 2005, đưa Lào vào hàng các nước tự túc lương thực, có dự trữ quốc gia và xuất khẩu. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Lào năm sau tăng nhanh hơn năm trước , từ khoảng 6% năm 2000 tăng lên 7,2% năm 2005. Đến năm 2005 Lào có quan hệ thương mại với 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký Hiệp định thương mại với 19 nước. Đất nước Lào đang trong giai đoạn đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào từng bước được cải thiện 1.2. QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO 1.2.1. Quan hệ ngoại giao Ngày 5/9/1962, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Vương quốc Lào đã thiết lập quan hệ ngoại giao Khi nước CHDCND Lào ra đời ngày 2/12/1975, quan hệ Việt-Lào đã chuyển sang giai đoạn mới đó là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nước. Từ đó đến nay, mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào ngày càng được củng cố và phát triển. Hai bên tăng cường cơ chế tiếp xúc trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước. Hai bên trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao và các cấp ngành, địa phương; đặc biệt là các chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chum-Ma-Ly Xay-Nha-Xỏn từ ngày 19/6 - 22/6/2006; chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh từ ngày 10/10 - 13/10/2006 đã mở ra thời kỳ mới cho quan hệ hai nước sau khi cả hai nước kết thúc thắng lợi Đại hội Đảng ở mỗi nước và có sự thay đổi về nhân sự cấp cao Đảng và Nhà nước. Tần suất các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước sau Đại hội Đảng ở mỗi nước năm 2006 đến nay rất cao. . Một số hiệp định và thoả thuận hợp tác ĐÃ KÝ GIỮA HAI BÊN Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt - Lào (18/7/1977); Hiệp ước hoạch định biên giới (7/1977); Hiệp định lãnh sự 1985; Hiệp định về quy chế biên giới 1990; Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học, kỹ thuật 1992-1995 (tháng 2/1992); Hiệp định về kiều dân (01/4/1993); Hiệp định quá cảnh hàng hóa (23/4/1994); Hiệp định hợp tác lao động (29/6/1995); Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học, kỹ thuật 1996-2000; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (14/01/1996); Hiệp định vận tải đường bộ (26/02/1996); Hiệp định về hợp tác nông lâm và phỏt triển nông thôn năm 1997 và giai đoạn 1998-2000; Hiệp định Quy chế tài chính và quản lý các chương trình dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào (tháng 3/1998); Hiệp định tương trợ tư pháp; Hiệp định hợp tác chống ma túy; Hiệp định hợp tác về năng lượng - điện (6/7/1998); Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học, kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào thời kỳ 2001-2005; Thỏa thuận giữa Việt Nam và Lào về Quy chế sử dụng cảng Vũng Áng (tháng 7/2001); Thỏa thuận về cơ chế tài chính và quản lý dự án sử dụng viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào (thỏng 1/2002); Thỏa thuận Viêng Chăn (thíng 8/2002); Hiệp định miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông (05/4/2004); Hiệp định về hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học, kỹ thuật 2006 -2010 (04/01/2006)... 1.2.2 Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Quan hệ thương mại: kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng đều trong những năm qua. Hai bên đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm khuyến khích phát triển thương mại như giảm thuế suất, thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước, xây dựng các khu kinh tế tại cửa khẩu, chợ đường biên Bảng 1: Quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam – Lào giai đoạn 2004-2009 Đvt:1000 USD Năm Việt Nam xuất (Lào nhập) Việt Nam nhập (Lào xuất) Tổng kim ngạch hai chiều 2004 68.426 74.335 142.761 2005 69.204 97.541 166.745 2006 94.958 166.618 261.576 2007 104.389 207.921 312.310 2008 149.800 267.6 417.400 2009 169.300 248.500 417.800 QúyI/2010 44.100 52.300 96.400 (Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế Chính trị Thế Giới) Trước năm 2000, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sang Lào để buôn xe máy, hàng Thái Lan, khai thác gỗ, khoáng sản... Việt Nam xuất khẩu sang Lào chủ yếu là hàng nông sản (chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu) gồm: gạo, thịt các loại, trâu bò sống, hải sản, rau quả, thực phẩm, dược phẩm, xi măng, sắt thép..., nhập khẩu từ Lào gỗ và nguyên phụ liệu gỗ, kim loại, ô tô nguyên chiếc, nguyên phụ liệu thuốc lá Nếu trong năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào chỉ đạt 261 triệu USD thì đến năm 2008, con số này đã là 417.400 triệu USD, tăng 2,5 lần so với năm 2006. Năm 2009, mặc dù suy giảm kinh tế nhưng thương mại hàng hoá song phương giữa Việt Nam và Lào vẫn đạt 417,800 triệu USD và trong quý I/2010 là 96.400 triệu USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. * Về xuất khẩu: trong năm 2009, Lào là thị trường xếp thứ 34 trong khoảng 200 thị trường xuất khẩu của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu là 169,3 triệu USD, tăng 13% so với năm 2008. Xét trong nội khối Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Lào cao hơn xuất khẩu sang thị trường Myanmar và Brunei và chiếm gần 2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các nước thành viên ASEAN. Theo số liệu Thống kê Hải quan mới nhất trong quý I/2010 ghi nhận tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Lào đạt 44,1 triệu USD, tăng nhẹ 5% so với kết quả thực hiện của quý I năm 2009 và chiếm 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các thị trường. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Lào vẫn là: xăng dầu, sắt thép, sản phẩm từ sắt thép, sản phẩm dệt may, hàng giày dép,… * Về nhập khẩu: Lào là thị trường xếp vị trí thứ 29 cung cấp hàng hoá cho các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2009 với tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này là 248,5 triệu USD, giảm 7,1% so với năm 2008. Xét trong nội khối ASEAN thì kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Lào vào Việt Nam xếp thứ 6 (cao hơn nhập khẩu từ Campuchia, Myamar và Brunei) và chiếm 1,8% trị giá nhập khẩu hàng hoá từ tất cả các nước ASEAN vào Việt Nam. 1.2.3 Quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam và Lào đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm khuyến khích phát triển đầu tư, thương mại như thực hiện các chính sách ưu đãi, thông thoáng cho các nhà đầu tư của hai nước, giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước, xây dựng các khu kinh tế tại cửa khẩu, chợ đường biên... Do vậy trong hai năm gần đây (2008-2009) tổng giá trị đầu tư của hai bên đã được nâng lên. Đầu tư của Việt Nam tại Lào: Kể từ năm 1991 đến nay, đầu tư của Việt Nam tại Lào đã gia tăng cả về số lượng và giá trị. Tính đến tháng 12/2008, Việt Nam và Lào đã có 142 dự án đầu tư tại Lào với tổng giá trị hơn 758.609.396 USD. Trong đó, phía Việt Nam đầu tư 91 dự án 100% vốn và 51 dự án liên doanh với Lào. Có thể kể một số dự án tiêu biểu như nhà máy thủy điện Sêkaman 3 với tổng giá trị 275 triệu USD, chiếm 36,3% tổng giá trị đầu tư toàn quốc. Tiếp theo là đầu tư nông nghiệp chiếm 25,08%, ngành khoáng sản 15,24% và phần còn lại cho lâm nghiệp (trồng cây cao su) và các ngành khác. Đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tăng đáng kể (nếu tính tất cả các dự án đầu tư do các doanh nghiệp địa phương đầu tư tại Lào thì Việt Nam là nước đứng thứ 3 tại Lào (sau Trung Quốc và Thái Lan). Ngoài ra, còn có nhiều dự án đầu tư khác đang trong giai đoạn đệ trình. Trong số này, lĩnh vực được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm là khoáng sản, năng lượng, nông nghiệp, dịch vụ... Một vài lĩnh vực đặc thù cũng được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm như Công ty Petro Vietnam Insurance Joint Stock Corporation đang xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm. Với Việt Nam, bên cạnh chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu từ 0-5% cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào đang được áp dụng, hai nước cũng đang bàn cách cho phép vận tải hàng hóa qua biên giới và đẩy nhanh việc kêu gọi vốn đầu tư để xây dựng ếac trung tâm thương mại. Trước mắt là công trình xây dựng trung tâm thương mại tại thành phố Viên chăn (Vientiane). Hai nước đã lập khu thương mại tự do ở cửa khẩu quốc tế Dansavan - Lao Bảo (Quảng Trị) và cho phép các tỉnh biên giới mở các cửa khẩu phụ và tổ chức 11 điểm chợ biên giới. Theo đề nghị của Chính phủ Lào, Việt Nam sẽ giúp Lào xõy dựng Trung tõm Huấn luyện thể thao quốc gia Lào phục vụ cho SEA Games 25 vào năm 2009 tại Lào với tổng mức đầu tư dự kiến 4 triệu USD và hoàn thành vào năm 2008. Để hỗ trợ cho việc thanh toán của doanh nghiệp, năm 1999 Ngân hàng liên doanh Lào - Việt đã được thành lập với mức vốn điều lệ 10 triệu USD (nay là 15 triệu USD). Ngân hàng hiện đang đóng vai trò cầu nối trong việc trực tiếp tiếp thị và làm đầu mối thu xếp tài trợ cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào; tư vấn, thông tin về thị trường Lào, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc triển khai công tác khảo sát, thu thập thông tin và quyết định đầu tư tại thị trường Lào. Bảng2: đầu tư của Việt Nam sang Lào qua các năm từ 1993 đến năm 2009 (Đvt: triệu USD) STT Năm Số dự án Vốn đăng ký 1 1993 1 - 2 1994 2 1 3 1998 1 1 4 1999 4 0.7 5 2000 9 5 6 2001 1 0.9 7 2002 1 0.4 8 2003 7 6 9 2004 5 4 10 2005 17 388 11 2006 14 55 12 2007 33 617 13 2008 51 448 14 6/2009 43 554 Tổng số 189 2.081 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Viện nghiên cứu Kinh tế Chính trị Thế giới) Từ năm 1994 đến năm 2003 so dự án đầu tư của Việt Nam vào Lào tăng và giảm không đồng đều. Đây có thể là do ảnh hưởng của cuôc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và có thể là do viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào đã tăng lên v.v.. Nhìn trên bảng 2 trên ta có thể thấy từ năm 2004 đến năm 2009 tổng số dự án đầu tư của Việt Nam vào Lào tăng mạnh từ 5 dự án năm 2004 lên 17 năm 2005 với số vốn đăng ký là 388 (triệu USD) và tăng lên 33 dự án vào năm 2007 với số vốn 617 (triệu USD) và tiếp tục tăng qua các năm 2008 là 51 dự án với số vốn đầu tư 448 (triệu USD) và trong tháng 6/2009 là 43 dự án với số vốn đầu tư trong 6 tháng đầu năm là 554 (triệu USD). Tính đến 6/2009 thì tổng số dự án đầu tư của Việt Nam vào Lào đã tăng lên 189 dự án với số vốn là 2.081 (triệu USD). Đầu tư của Lào tại Việt Nam: Ngược lại, môi trường đầu tư tại Việt Nam cũng đã và đang rộng mở đón những nhà đầu tư từ Lào. Cụ thể là tính đến tháng 12/2008, Lào có 7 dự án đang hoạt động tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký gần 17 triệu USD, trong đó đã thực hiện được khoảng 5,5 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực như: bưu điện, giao thông vận tải v.v... 1.2.4 Các lĩnh vực khác như giáo dục , đào tạo v.v… Sáng 8/1/2009 Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt Nam – Lào đã được lãnh đạo hai nước ký kết. Theo hiệp định này, VN sẽ dành cho Lào khoản viện trợ không hoàn lại năm 2009 trị giá 320 tỉ đồng, 650 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào theo học ở VN. Phía Lào dành cho VN 30 suất học bổng hệ đào tạo chính quy dài hạn tập trung cho cán bộ, học sinh học tập các ngành nghề tại Lào. Hai bên nhất trí đẩy mạnh các dự án hợp tác đầu tư phát triển kinh tế và ổn định vùng biên giới, tiếp tục triển khai các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về chương trình hợp tác xây dựng các cụm bản phát triển tại Lào, đẩy mạnh các chương trình hợp tác nông lâm nghiệp, thủy sản và tài nguyên môi trường. VN cam kết giúp Lào xây dựng các chương trình và đào tạo trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, truyền thông, y tế... 1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi , có quan hệ lịch sử lâu đời nên quan hệ thương mại giữa hai nước trong những năm qua đem lại lợi ích to lớn cho cả hai bên. Việt nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Lào sau Thái Lan , Trung Quốc và Nhật Bản . Thông thường Việt Nam xuất khẩu sang các nước lớn như : EU , Hoa Kỳ…Nhưng hầu hết đều là gia công quốc tế nên thương hiệu “ Made in Việt Nam ” khá là mờ nhạt. Nhưng ở thị trường Lào thì hàng Việt Nam được biết đến như những thương hiệu có tiếng , và có thể cạnh tranh đựơc với hàng hoá Thái Lan , Trung Quốc. Người Lào tin dùng hàng Việt Nam và gọi hàng Việt Nam là hàng Bông Lúa. Điều này là đáng mừng vì ngay trong thị trường Việt Nam thì hầu hết hàng hoá Việt cũng chưa đạt được vị trí như thế . Lào cũng là nơi thử nghiệm hàng hoá Việt Nam sản xuất ra trước khi chúng ta có những chiến lược thâm nhập sâu hơn vào thị trường Thái Lan và một số nước khác. Thương mại biên giới đóng vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại hai nước. Do đó quan hệ thương mại phát triển giúp đời sông nhân dân vùng biên giới cải thiện từng bước đi vào ổn định. Bởi khu vực biên giới tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số , trình độ dân trí thấp nên khi đời sống kinh tế ổn định giúp an ninh, chính trị hai nước ổn định , vững mạnh. Từ đó hai nước có thể mở rộng thêm và tăng cường hợp tác toàn diện hơn trên các lĩnh vực khác như đầu tư , du lịch , y tế , giáo dục v.v… Hiện nay quan hệ toàn diện Việt Nam – Lào nói chung và quan hệ thương mại nói riêng đang diễn ra trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ buộc các quốc gia phải hội nhập tích cực để có thể đương đầu với cuộc cạnh tranh thương mại và thị trường ngày càng gay gắt hơn và Việt Nam , Lào cũng không phải ngoại lệ . Hơn nữa Việt Nam và Lào đều là thành viên chính thức của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vì thế việc tham gia khu vực mậu dịch tự do và áp lực thực hiện lộ trình AFTA khiến hai nước cần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, từng bước thu hẹp về khoảng cách kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới , tăng vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Thực tế trải nghiệm cho thấy , đây là cuộc cạnh tranh không kém phần khốc liệt , bởi muốn thắng lợi không những đòi hỏi tinh thần đoàn kết mà còn là sự nhạy bén, sáng tạo trong thương mại của cả Viêt Nam và Lào. Ngoài ra cả hai nước cũng đều đang trong quá trình phát triển nên cần nguồn lực để phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế thương mại giữa hai nước là kênh quan trọng giúp hai nước bổ sung , hỗ trợ cho nhau nguồn lực còn thiếu, khai thác tối đa lợi thế của nhau. Lào cũng là một nước dồi dào về tài nguyên nhưng lại chưa thể đảm bảo sản xuất và tiêu dùng trong nước. Còn Việt Nam lại rất cần thị trường tiêu thụ và nguồn nhiên liệu để phát triển sản xuất. Trong khu vực Đông Nam Á , Lào là nước duy nhất không có biển nên việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu là bằng đường bộ và đường hàng không nên chi phí rất đắt. Trong khi đó , Viêt Nam lại được coi là cửa ngõ trong bản đồ hàng hải quốc tế , lại nằm trong khu vực có vận tải quốc tế sầm uất nhất thế giới , có các quốc gia trung chuyên hàng hoá chuyển hàng hoá chuyên nghiệp như Singapo , Hồng Kông. Từ Việt Nam hàng hoá có thể dễ dàng đến các quốc gia khác nhau trên thế giới. Chính vì vậy việc phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam sẽ giúp cho hàng hoá của Lào có cơ hội xâm nhập thị trường thế giới một cách dễ dàng hơn vì chi phí vận tải thấp. Và Việt Nam trở thành nơi trung chuyển hàng hoá của Lào , đóng góp vào sự phát triển của vận tải biển nước nhà. Bên cạnh đó Lào cũng là cửa ngõ để Việt Nam mở rộng thị trường vể phía tây như Thái Lan , Myanmar… Tóm lại: , những lợi ích mà mối quan hệ này đem lại là rất lớn cho cả hai nước nói riêng và cho cả bán đảo Đông Dương nói chung. Do đói, phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Lào là cần thiết. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO 1.4.1. Các nhân tố tích cực Thứ nhất: xét về vị trí địa lý , Lào là một quốc gia có chung đường biên giới 2067 km với Việt Nam , các dân tộc hai nước cùng sinh sống lâu đời trên bán đảo Đông Dương nên hiêu rõ tập quán buôn bán của nhau. Đó là nền tảng đầu tiên cho quan hệ thương mại hai nước. Thứ hai: Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, Việt Nam và Lào luôn tìm được tiếng nói chung trong khu vực và quốc tế. Lào đóng vai trò khai thông quan hệ giữa Việt Nam và các nước Asean. Hơn nữa Việt Nam và Lào luôn là thành viên của tích cực của Asean nên có cơ hội đẩy mạnh trao đổi hàng hoá trong khuôn khổ mậu dịch tự do Asean. Thứ ba: Đó là thực tiễn phát triển hai nước. Trong hợp tác kinh tế thế mạnh của Lào là giàu tài nguyên khoáng sản song hầu như chưa khai thác hết. Điển hình như tiềm năng thuỷ điện là 20000 MW , diẹn tích rừng chiếm hơn nửa diện tích lãnh thổ nên tiềm năng gỗ rất lớn. Trong khi đó thì Việt Nam lại rất thiếu những nguồn nguyên liệu này. Mặt khác, nền kinh tế của Lào còn nhỏ bé, chưa đủ nguồn lực để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong khi đó Việt Nam là nước dồi dào lao động , trình độ dân trí cao hơn. Đây là cơ hội Việt Nam bắt tay hợp tác với Lào trong thương mại, xuất khẩu sang Lào những mặt hàng từ bình dân đến cao cấp. Hơn nữa Việt Nam có thế mạnh về cảng biển nên giúp Lào giao lưu quốc tế qua cảng nước sâu miền Trung, giúp Lào hạn chế biệt lập với đại dương và thế giới. Đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại miền Trung tạo thành các hành lang phát triển dọc theo các trục giao thông nối ngang hai nước sẽ mở rộng thương mại của Việt Nam và Lào với các nước khác như Thái Lan, Myama , Ấn Độ… Thực tế cho thấy quan hệ thương mại hai nước năm 2007 là 312,3 triệu USD, năm 2008 và 422,7 triệu USD tăng 35,38% so với năm 2007 cho thấy quan hệ thương mại hai nước đang có sự phát triển tốt đẹp, hai thị trường tiềm năng của nhau. Thứ tư: Về mục tiêu và đường lối phát triển : hai nước có chung mục tiêu năm 2010 xoá nghèo cơ bản, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp , Lào cơ bản trở thành nước công nghiệp và nông nghiệp phát triển, có mặt hiện đại tạo tiền đề công nghiệp hoá , hiện đại hoá. Ngoài ra chính sách đối ngoại của hai nước là hoà bình, độc lập, hữu nghị, hợp tác, thắt chặt mối quan hệ với các nước láng giềng. Về Phía Việt Nam: Luôn coi trọng quan hệ thương mại giữa hai nước. Nên để thúc đẩy mối quan hệ này chính phủ Việt Nam đã đầu tư cơ sở hạ tầng như các cửa khẩu, các trung tâm thương mại tại Lào, tuyến hành lang Đông Tây, xây dựng hàng loạt các cảng nước sâu ở Miền Trung như cảng Chân Mây, cảng Tiên Sa. Hay gân đây nhất là vào 4/2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chế sẳn xuất được xăng và không lâu nữa những lít xăng “ Made in Việt Nam ” sẽ có mặt tại thị trường Lào. Ngoài ra còn có chính sách giảm 50% thuế đối với hang hoá xuất nhập khẩu với Lào. Về Phía Lào: Dù điều kiện khó khăn hơn Việt Nam nhưng chính phủ Lào đã cố gắng cao nhất để thương mại hai nước phát triển như: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tổ chức hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng, khuyến khích nhân dân dùng hàng Việt Nam, có chính sách ưu đãi đối với bà còn Việt Kiều, cho phép nhân dân hai nước đi lại bằng giấy thông hành biên giới… Chính phủ Lào cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại Lào với mọi thủ tục hành chính. Các doanh nghiệp Việt Nam được ưu đãi vốn vay, hưởng mức thuế chỉ bằng 50% mức thuế chung khi đầu tư vào Lào. Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại Lào được hưởng hạn ngạch xuất khẩu của Lào sang các nước khac. 1.4.2. Các nhân tố tiêu cực Một là, toàn cầu hoá và khu vực hoá đem lại những cơ hội nhưng cũng đem lại những thách thức không nhỏ cho quan hệ thương mại hai nước. Trước sụ điều chỉnh chính sách với Lào của các nước lớn như Mỹ , Nga, Trung Quốc..., các mối quan hệ song phương và láng giềng như Thái – Lào, Lào Trung càng làm cho quan hệ thương mại Việt Nam – Lào gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra Lào còn là nơi mà các nước làng giềng trong khu vực tranh thủ ảnh hưởng tại đây. Mặc dù sức mua tại thị trường Lào không lớn nhưng qua thị trường Lào, Trung Quốc có thể tiến sâu xuống thị trường các nước Đông Nam Á. Hai là, xét trong khu vực thì Việt Nam và Lào là hai nước chậm phát triển, xuất phát điểm thấp , cơ sở hạ tầng nghèo nàn nhưng đang ở trong tiến trình hội nhập cũng phải nhập cuộc đua trên thị trường quốc tế, lại phải thực hiện các cam kết chung với các nước Asean về tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư… nên không phải lúc nào cơ hội về thương mại hai nước cũng giành cho nhau. Chính vì những nét tương đồng đó nên cũng hạn chế sự hợp tác bổ sung cho nhau trong quá trình thúc đẩy quan hệ thương mại. Ba là, trong khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO từ tháng 1/2007 nhưng Lào vẫn đang đứng ngoài tổ chức này nên hàng hoá của Lào xuất khẩu vào Việt Nam không được hưởng ưu đãI như các quốc gia là thành viên của WTO. Mặt khác khi đã là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có được những nguồn nguyên liệu sản xuất dồi dào từ các nước thành viên và Lào không còn là thị trường nhập khẩu ưu tiên của Việt Nam. Hàng hoá Lào bị cạnh tranh gay gắt tại thị trường Việt Nam. Việc Lào chưa trở thành thành viên của WTO sẽ ảnh hưởng lớn đến quan hệ thương mại hai nước không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Bốn là, do trình độ năng lực sản xuất còn thấp nên Lào chủ yếu xuất khẩu tài nguyên gỗ , khoáng sản. Vì vậy để bảo vệ nguồn tài nguyên còn lại Chính phủ Lào đã có những chính sách nhằm hạn chế xuất khẩu nên có những giai đoạn quan hệ thương mại hai nước lâm vào khó khăn. Năm là, so với trong khu vực trình độ và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên so với Lào thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn hơn, đặc biệt là nguồn nhân lực đảm nhận hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này gây ra sự khó khăn trong sự phối hợp kinh doanh xuất nhập khẩu. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - LÀO 2.1. TỔNG QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - LÀO 2.1.1 Sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Lào 2.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1975 Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Lào được hình thành từ xa xưa thông qua việc trao đổi hàng hóa của dân cư vùng biên hai nước. Mối quan hệ này được xác lập chính thức thông qua con đường nhà nước, kể từ khi chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và chính phủ Vươn quốc Lào ký Hiệp định thương mại ngày 13 tháng 7 năm 1961 tạo cơ sở pháp lí đầu tiên cho quan hệ thương mại hai nước phát triển.Một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định thương mại là chính thức công nhận trao đổi hàng hóa giữa hai nước dưới ba hình thức: Mậu dịch trung ương, mậu dịch địa phương và mậu dịch tại cửa khẩu. Trong suốt giai đoạn này, quan hệ thương mại hai nước mới chỉ phát triển dưới dạng hàng đổi hàng vùng biên. 2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1991 Đến năm 1976 hai nước trao đổi thương mại trên cơ sở hiệp định thương mại kỳ 5 năm và các nghị định thương mại hàng năm được kí kết mở ra giai đoạn mới trong quan hệ thương mại hai nước. Bắt đầu từ đây, quan hệ trao đổi hàng hóa chính ngạch giữa hai nước chính thức bắt đầu. Bên cạnh đó các hiệp định và nghị định thư quy định một các chặt chẽ tổng giá trị hàng hóa trao đổi, danh mục mặt hàng, số lượng hàng hóa và chỉ định tổ chức, doanh nghiệp nhà nước thực hiện trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Các địa phương trao đổi hàng hóa cho nhau nhưng cũng chỉ bó hẹp ở những mặt hàng do trung ương hai nước giao cho các địa phương thực hiện. Do vậy thực chất trao đổi hàng hóa thời kì này chỉ là trao đổi giữa hai nước với nhau và được cấp bằng ngân sách mỗi bên 2.1.1.3 Giai đoạn từ năm 1991 đến nay. Từ năm 1991 quan hệ toàn diện Việt – Lào nói chung và quan hệ thương mại nói riêng diễn ra trong bối cảnh quốc tế vừa có nhiều thuận lợi và có nhiều khó khăn, phức tạp mới. Do tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật , lực lượng sản xuất có những bước nhảy vọt và xu hướng quốc tế hóa kinh tế không thể làm một nước nào biệt lập, khép kín. Về nội tại hai nước, đây là thời kì cả Việt Nam và Lào tích cực đẩy mạnh nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường và từng bước mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế. Đứng trước thời cơ và thách thức mới , Việt Nam và Lào tích cực đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện, không ngừng mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm tận dụng các điều kiện kinh tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tháng 2 năm 1991, hiệp định thương mại thời kì 1991-1995 được kí kết giữa hai chính phủ, hai bên thỏa thuận chấm dứt nghị định thư hàng đổi hàng hàng năm, xóa bỏ cấp hàng hóa hàng năm. Nội dung của hiệp định này cho phép mở rộng đối tượng trao đổi hàng hóa, không hạn chế kim ngạch, đồng thời mở rộng danh mục mặt hàng trao đổi trừ các mặt hàng cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu. Cơ chế này phù hợp với tình hình mới nên đã thúc đẩy kim ngạch trao đổi giữa hai nước tăng nhanh. Năm 1997, để hạn chể ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ chân Á đến nền kinh tế, Việt Nam và Lào đã có những biện pháp đối phó linh hoạt, mềm dẻo đó là hai nước kí kết hiệp định trao đổi hàng hóa theo phương thức hàng đổi hàng từ năm 1997 đến năm 2000 Năm 1999, giữa Việt Nam và Lào có thỏa thuận tại Cửa Lò (Nghệ An , Việt Nam). Nội dung cuộc họp này có một phần quan trọng tháo gỡ những vướng mắc và thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Lào. Từ năm 2003 đến nay quan hệ thương mại Việt Nam – Lào thực sự nở rộ và phát triển. Hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam đã kinh doanh xuất nhập khẩu thành công với Lào như công ty Xăng dầu Petrolmex, công ty giày dép Bình Tiên với Thương hiệu Bitis, công ty may Việt Tiến… Tựu chung lại, trai qua thăng trầm của lịch sử và sự biến động của nền kinh tế thế giới nhưng quan hệ hợp tác toàn diện nói chung và quan hệ thương mại nói riêng vẫn vượt qua những thử thách đó va đạt được những kết quả đáng tự hào, xứng đáng với công vun đắp của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. 2.2. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO 2.2.1 Một số chính sách thương mại chủ yếu của Việt Nam 2.2.1.1 Chính sách thuế nhập khẩu và miễn giảm thuế nhập khẩu A. Chính sách thuế nhập khẩu: Biểu thế xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa phản ánh được các chính sách phát triển công nghiệp mà chỉ tính toán đến nguồn thu ngân sách. Trong biểu thuế của Việt Nam hiện nay chưa có đánh vào hàng nước không được hưởng MFN B. Các chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu: Chính sách của Việt Nam hiện nay được áp dụng cho khá nhiều những đối tượng như sau: Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi năm 1/1/2000 quy định hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam để tạo tài sản cố định hoặc mở rộng quy mô dự án thì được miễn giảm thuế nhập khẩu. Theo luật thuế xuất nhập khẩu quy định hàng viện trợ không hoàn lại, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để dự hội chợ triển lãm, hàng trả nợ nước ngoài của Chính phủ được miễn thuế xuất nhập khẩu và hàng nhập khẩu chuyên dùng cho an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo, hàng gia công cho nước ngoài, hàng tạm nhập tái xuất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng là quà biếu được xét miễn giảm thuế nhập khẩu. 2.2.1.2 Hạn ngạch và giấy phép: Hiện nay Việt Nam áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với nhiều loại hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo các quy định hiện hành của pháp luật đến hết năm 1996 trong số 1235 mặt hàng HS 4 số trong biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam thì có 566 mặt hàng bị quản lý bằng số lượng và cấm xuất nhập khẩu và 862 mặt hàng không bị quản lý(tự do xuất nhập khẩu) cụ thể như sau: 408 mặt hàng bị quản lí bằng hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu 85 mặt hàng bị quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép xuất khẩu 94 mặt hàng bị cấm nhập khẩu 69 mặt hàng bị cấm xuất khẩu 15 mặt hàng phải xuất khẩu qua đầu mối Hạn ngạch là biện pháp quản lý được WTO chấp nhận trong một số tình huống và hoàn cảnh đặc biệt. Trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế WTO, ta cũng có thể giữ một số hình thức quản lý nhập khẩu hiện hành trong một thời gian như lịch trình cắt giảm hàng rào thương mại mà ta sẽ cam kết với các nước thành viên WTO. Bảng 3: Việt Nam cam kết quốc tế về bãi bỏ giấy phép một số hàng xuất nhập khẩu. Tên hàng Với AFTA Quỹ Miyazawwa Với Mỹ Với IMF I. Xuất khẩu - - - - Gạo Không cam kết Không cam kết Không cam kết Dự kiến 2001 Dệt may Không cam kết Không cam kết Không cam kết Đấu thầu II. Nhập khẩu Dầu thực vật 2003 2004 2005 Như AFTA Rượu Không cam kết 2005 2006 Sau 2003 Xi măng 2002 2007 2007 Như AFTA Clinker 2001 2007 2007 Như AFTA Phân bón 2003 2007 2006 Như AFTA Giấy 2003 2005 2006 Như AFTA Gạch ốp lát 2003 2003 2004 Như AFTA Kính xấy dựng 2002-2003 2004 2007 Như AFTA Thép 2001-2002 2007 2007 Như AFTA Ô tô Không cam kết 2005 2006 Sau 2003 Xe máy Không cam kết 2005 2006 Sau 2003 Xăng dầu Không cam kết 2007 2008 Sau 2003 Đường 2013 2010 2011 Sau 2003 Trứng gia cầm Chưa cam kết Chưa cam kết Bãi bỏ ngay Chưa cam kết Gạo Chưa cam kết Chưa cam kết Bãi bỏ ngay Chưa cam kết (Nguồn: viện nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới) 2.2.1.3 Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu. Đại hôi VIII của Đảng đã khẳng định chủ trương xây dựng nền kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu những mặt hàng có hiệu quả. Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu là chấp nhận xu thế mở cửa nền kinh tế, chấp nhận cạnh tranh và không dùng biện pháp bảo hộ để thúc đẩy nền kinh tế trong nước mà đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu để tăng quy mô sản xuất nhờ vào thị trường nước ngoài. Chiến lược này khác với chiến lược thay thế nhập khẩu thường hay dùng các biện pháp bảo hộ để phát triển. 2.2.1.4 Các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu. Để thực hiện thành công chiến lược phát triển xuất khẩu nêu trên, về phía Chính phủ dự kiến sẽ áp dụng một số chính sách khuyến khích xuất khẩu sau: Mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp bằng cách xoá bỏ hẳn các giấy phép kinh doanh xuất khẩu đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất cũng như buôn bán. Khuyến khích đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu với mọi thành phần kinh tế và dành ưu tiên tối đa cho sản xuất hàng xuất khẩu trên nguyên tắc các doanh nghiệp trong nước bằng hoặc hơn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Khuyến khích đầu tư qua thuế, tạo nguồn vốn, ngoại tệ, bảo hiểm xuất khẩu, xoá bỏ những phiền hà về thủ tục hành chính, hỗ trợ xúc tiến thương mại . Hàng gia công cho nước ngoài cũng là nguồn quan trọng góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Nhà nước chủ trương tiếp tục khuyến khích hình thức này. Đây là cách thức giảm giá đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách miễn thuế nhập khẩu cho nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, chúng ta còn áp dụng các chính sách như : hàng rào kỹ thuật, các biện pháp bảo vệ an ninh, xã hội, môi trường, sức khoẻ thuế lợi tức, thuế doanh thu... 2.2.2 Một số chính sách thương mại chủ yếu của Lào 2.2.2.1 Chính sách thuế nhập khẩu và miễn giảm thuế nhập khẩu: A. Chính sách thuế nhập khẩu: Theo luât doanh nghiệp của Lào sửa đổi năm 2006 thì mọi hàng hóa nhập khẩu vào Lào đều phải chịu thuế nhập khẩu trừ một số trường hợp đã thỏa thuận để miễn giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng đó. B. Các chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu: Theo luật doanh nghiệp của Lào sửa đổi 2006, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng như: linh kiện, công cụ dụng cụ sản xuất trực tiếp, nguyên vật liệu mà trong nước không có hoặc có nhưng không đủ để đưa vào sản xuất, sản phẩm nhập vào để chế biến hoặc chế tạo thành sản phẩm mới để tái xuất khẩu. Riêng đối với những vùng đặc biệt như: khu kinh tế công nghiệp, vùng kinh tế thương mại biên giới, và những khu kinh tế tương tự thì sẽ thực hiện theo những nội quy của vùng đó… 2.2.2.2 Hạn ngạch và giấy phép: Hiện nay, Lào áp dụng những biện pháp để hạn chế nhập khẩu với nhiều hình thức khác nhau với nhiều mặt hàng khác nhau. Theo quy định số 2151, ngày 30/10/2009 của Bộ thương mại Lào thì các mặt hàng nhập khẩu thông qua giấy phép như sau: Bảng 4: Những mặt hàng nhập khẩu phải thông qua giấy phép Tên hàng Lý do Quy định Ngành phụ trách Ghi chú Gạo Để quản lí nhập khẩu trái luật Quy định số 205/TT-CP ngày 11/10/2001 về quản lí hàng hóa xuất nhập khẩu Bộ thương mại Lào Những ngành liên quan sẽ ra quy định và hướng dẫn về nhập khẩu hàng hóa dưới trách nhiệm của mình Xi măng Để quản lí nhập khẩu trái luật Quy định số 205/TT-CP ngày 11/10/2001 về quản lí hàng hóa xuất nhập khẩu Bộ thương mại Lào Xăng dầu Để quản lí nhập khẩu trái luật Quy định số 207/TT-CP ngày 11/10/2001 về quản lí giá hàng hóa trên thị trường Bộ thương mại Lào Gas Để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường Quy định về kiểm tra và quản lý chất nổ của Cục môi trường Lào Bộ quốc phòng Lào Thép Để quản lí nhập khẩu trái luật Quy định số 205/TT-CP ngày 11/10/2001 về quản lí xuất nhập khẩu Bộ thương mại Lào Vàng Đảm bảo khả năng tài chính Quy định số 01/CP ngày 17/3/2007 về quản lí ngoại tệ và vật có giá Ngân hàng Trung Ương Lào( Chính sách tiền tệ) Máy cắt gỗ Bảo vệ rừng Điều 101 Luật về rừng Bộ nông-lâm nghiệp Lào Xe máy cũ Vấn đề về môi trường Quy định về nhập khẩu xe các loại của Bộ thương mại Lào Linh kiện điện tử(Game) Để giảm thiểu sv,học sinh chơi game Quy định về kiểm tra và quản lí người chơi game các loại Bộ văn hóa thông tin Chất nổ Bảo vệ sức khỏe và môi trường Quy định về kiểm tra và quản lý chất nổ của Cục môi trường Lào Bộ quốc phòng Lào Gỗ Để bảo rừng Quy định của Chính phủ (Điều 101 Luật về rừng) -Bộ thương mại Lào - Bộ nông-lâm nghiệp Lào Súng thể thao các loại v.v… Để đảm bảo an toàn cho nhân dân Quy định về kiểm tra và quản lý chất nổ của Cục môi trường Lào Bộ quốc phòng Lào (Nguồn: Luật thương mại CHDCND Lào) 2.2.2.3 Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu cũng giống với chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu của Việt Nam là chấp nhận xu thế mở cửa nền kinh tế, chấp nhận cạnh tranh và không dùng biện pháp bảo hộ để thúc đẩy nền kinh tế trong nước mà đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu để tăng quy mô sản xuất nhờ vào thị trường nước ngoài để đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. 2.2.2.4 Các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu: Các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh xuất nhập tại Lào sẽ được miễn giảm thuế xuất khẩu đối với tất cả những sản phẩm sản xuất tại Lào. Thay vào đó là những sản phẩm nhập vào sản xuất hoặc chế biến tại Lào để tái xuất khẩu đối với các doanh nghiệp này cũng sẽ được miễn thuế nhập khẩu hoặc giảm một phần thuế tương đối. 2.3. THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM - LÀO Để làm rõ hơn về quan hệ thương mại Việt Nam và Lào chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước. Hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước được thực hiện dưới hai phương thức chính đó là chính ngạch và tiểu ngạch như sau: 2.3.1. Thực trạng xuất khẩu Chính ngạch Việt Nam – Lào 2.3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch Hoạt động xuất khẩu chính ngạch chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước. Sau đây sẽ là bảng số liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Lào Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam và Lào từ năm 2001-2009 Năm Kim ngạch xuất khẩu chính ngach của Việt Nam Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam Tổng kim ngạch XNK chính ngạch Cán cân thương mại của Việt Nam 2001 64,3 68,0 132,3 -2,7 2002 64,7 62,6 127,3 +2,1 2003 51,8 60,7 112,5 -8,9 2004 68,4 74,3 142,7 -5,9 2005 69,2 97,5 166,7 -28,3 2006 95 166,6 261,6 -71,6 2007 104,4 207,9 312,3 -103,5 2008 149,7 273 422,7 123,3 2009 169,3 248 417,8 -79,1 QuysI/2010 44.100 52.300 96,4 -8,2 ( Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới - Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam) Nhìn vào bảng 5 biểu trên chúng ta có thể thấy: trong giai đoạn từ năm 2001-2008 kim ngạch xuất giữa Việt Nam và Lào tăng mạnh, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước là 1678,1 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu bình quân là 209,7 triệu USD một năm. Đây là con số chưa lớn, chưa xứng tầm với thương mại quốc tế hai nước. Con số 209,7 triệu USD/năm chỉ chiếm khoảng 10,79% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào ( Năm 2008 kim ngạch XNK của Lào là 1942 triệu USD ). Tuy nhiên hai nước vẫn là bạn hàng của nhau thể hiện ở tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,99%/năm Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 còn ảnh hưởng đến. Do Việt Nam và Lào không phải là đối tượng tác động trực tiếp nhưng để đối phó với những tác động tiêu cực nên chính phủ hai nước đã ký kết Hiệp định thương mại hàng đổi hàng từ năm 1997-2000. Chính vì vậy, năm 2001 và 2002 là những năm hai nước giải quyết dứt điểm các hợp đồng này nên hầu như các hợp đồng thương mại mới giữa Việt Nam và Lào. Riêng năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hai nước giảm hẳn ở mức thấp nhất vì hai nước cơ cấu lại mặt hàng xuất nhập khẩu. Phía Lào thực hiện đóng cửa rừng để bảo vệ môi trường trong khi mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Lào là gỗ chiếm tỉ trọng lớn. Các mặt hàng như linh kiện xe máy dạng CKD và IKD cũng bị hạn chế đến mức tối đa do phía Việt Nam đang thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước và tăng tỷ lệ nội địa hoá lên 40% năm 2003. Từ năm 2004 đến 2008 được coi như thời kì thịnh vượng trong quan hệ thương mại hai nước từ trước đến nay, với tốc độ tăng trưởng bình quân 31,07%. Kim ngạch XNK của hai nước tăng cao. Năm 2005 kim ngạch tăng 16,8% so với năm 2004, năm 2006 tăng 56,93% so với 2005, năm 2007 tăng 19,38% so với năm 2006, năm 2008 tăng 35,35% so với năm 2007. Tốc độ tăng trưỏng không đồng đều. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng nể, trên 8%/năm, chỉ đứng sau Trung Quốc. Lào cũng có mức tăng trưởng ổn định với 7%/năm. Do vậy nhu cầu nhập khẩu của hai nước đều lớn, đồng thời xuất nhập khẩn cũng đã góp phần vào tăng trưỏng kinh tế cao. Năm 2006 là năm bùng nổ kinh tế Việt Nam.Ngoài ra, hai bên cũng ra soát kĩ những mặt hàng là thế mạnh của nhau như gỗ, hàng tiêu dùng, và tìm những giải pháp nhằm ưu đãi cho nhau. Năm 2005 uỷ ban liên chính phủ đã xem xét giảm thuế suất cho hàng hoá xuất xứ từ hai nước. Thoả thuận của Bộ công thương hai nước 7/2005, danh mục mặt hàng được giảm thuế từ 50% đến 0% được thông qua. Việc giảm chi phí dịch vụ, cấp thẻ theo thời hạn hợp đồng và cư trú của người lao động Việt Nam tại Lào cũng tạo điều kiệu cho thương mại hai nước. Ngoài ra chính phủ Việt Nam cũng khuyến khích Doanh nghiệp hai nước mở cửa hang giới thiệu sản phẩm tại hai nước để người dân hai nước làm quen sản phẩm với nhau tiến tới thành lập trung tâm thương mại Việt – Lào. Đó là lý do khiến XNK hai nước phát triển từ năm 2004 đến nay. Theo số liệu do Bộ công thương công bố thì tổng kim ngạch XNK hai chiều giữa hai nước là 17.807.966 USD, giảm 41% so với cùng kì năm trước. Suy thoái kinh tế đi cùng với lạm phát cao nên người dân hai thắt chặt chi tiêu đặt biệt với những hàng hoá cao cấp như ô tô Việt Nam cũng giảm nhập , Lào cũng giảm nhập hàng tiêu dùng từ Việt Nam… 2.3.1.2 Cán cân thương mại: Nhìn trên bảng 5 cho thấy cán cân thương mại giữa Việt Nam và Lào không cân bằng. Việt Nam hầu hết nhập siêu, giá trị nhập siêu ngày càng tăng. Cụ thể tình trạng nhập siêu tăng mạnh từ năm 2005 trở đi. Nếu như năm 2004, giá trị nhập siêu là 5,9 triệu USD nhưng năm 2005 con số này đã là 28,3 triệu USD, tăng gần gấp 4,8 lần.Đến năm 2008 giá trị nhập siêu của Việt Nam là 123,3.Sau 4 năm giá trị nhập siêu tăng 20,9 lần, Quả là một tốc độ tăng nhanh về thâm hụt cán cân thương mại. Sở dĩ như vậy là do cơ cấu mạt hàng XNK giữa hai nước chưa hợp lý.Tuy nhiên, đến năm 2009 Việt Nam đã giảm nhập siêu từ Lào nhờ tăng cường xuất khẩu hàng hoá của các công ty Việt Nam sang thị trường này tăng 13% trong khi đó nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Lào lại giảm -79,1%; đến quý I năm 2010 nhập khẩu của Việt Nam cũng đã giảm -8,2%.Việt Nam xuất khẩu sang Lào những mặt hàng như hàng tiêu dùng, sản phẩm dày dép, dệt may… cho giá trị không cao. Trong khi đó thì Việt Nam nhập từ Lào về ô tô nguyên chiếc, gỗ và sản phẩm gỗ, nguyên phụ liệu, máy móc phụ vụ ngành xây dựng… 2.3.1.3 Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam từ năm 2001 đến 2009 Số thứ tự Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch Tỷ lệ phần trăm 1. Hàng dệt may 41,1% 2 Đồ gia dụng và thực phẩm 30,6% 3 Linh kiện điện tử 18,7% 4 Các sản phẩm khác 9% (Nguồn: Viện nghiên cứu Kinh tế Chính trị Thế giới – GSO) Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chính ngạch sang Lào chủ yếu gồm có : hàng dệt may, đồ nhựa, thực phẩm, link kiện điện tử và các mặt hàng khác như than đá, dây điện, dây cáp điện. Nhìn vào bảng trên ta sẽ thấy hàng tiêu dùng vẫn chiễm tỷ lệ chủ yếu ( trên 80%) trong cơ cấu hang xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng được xuất khẩu đều là thế mạnh của Viêt Nam. Trong đó Dệt May chiếm tỷ lệ cao nhất 41,1% , tiếp theo là hàng gia dụng và thực phẩm 30,6% , linh kiện điện tử 18,7% và các sản phẩm khác là 9%. Sở sĩ hàng dệt may thống lĩnh các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Lào là vì Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có gia công hàng dệt may lớn với các thương hiệu như Việt Tiến, Thăng Long, Nhà Bè…Tầm vóc người Lào cũng tương đương tầm vóc người Việt. Các doanh nghiệp trong nước không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng, giá cả. Một chiếc áo sơ mi Việt Nam trên thị trường Lào có giá khoảng 50-100 kip (khoảng 100-200 vnđ ). Hàng gia dụng và thực phẩm của Việt Nam tại thị trường Lào cũng được biết đến như với mẫu mã phong phú, đa dạng như sản phẩm nhựa có Song Long, Đồng Tâm… Thực phẩm với các thương hiệu Vifon, Acecook, Vissan… Các mặt hàng linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng nhỏ trong xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Lào vì trên thực tế sản xuất linh kiện điện tử vẫn chưa là thế mạnh của Việt Nam. Hỗu hết đều là lắp ráp linh kiện điện tử cho các hãng nước ngoài. Hơn nữa bên cạnh Lào có Thái Lan là quốc gia mạnh về lắp ráp linh kiện điện tử. Hình thức xuất khẩu chính ngạch Việt Nam và Lào có chung đường biên giới, doanh nhân hai nước quá hiểu tập quán làm ăn của nhau, và trình độ tương đương nhau. Nên hình thức xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Lào là xuất khẩu trực tiếp mà không qua bất kì một trung gian nào. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp xuất khẩu có đựơc lợi nhuận lớn nhất do không mất chi phí cho trung gian, có thể bám sat thị trường, quan sát được những thay đổi của thị trường nhu cầu, thị hiếu… Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải am hiểu thị trường Lào, có kiến thức về thanh toán quốc tế và có khả năng tạo nguồn hàng lớn. 2.3.2 Thực trạng nhập khẩu chính ngạch Việt Nam – Lào 2.3.2.1 Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch Lào là thị trương nhập khẩu quan trọng của Việt Nam vì Lào là nơi cung cấp các nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước. Riêng đối với Lào thì hàng hoá xuất khẩu chính ngạch sang Việt Nam chiếm đến 30% đến 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào. Nhìn trong bảng 5 chung ta có thể thấy kim ngạch nhập khẩu chinh ngạch của Việt Nam sang Lào không nằm ngoài xu hướng biến động chung của tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Lào. Tổng kim ngạch nhập khẩu chính ngạch giai đoạn 2001-2008 là 1010,6 USD, trung bình là 126,325 triệu USD/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,32% cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và xuất khẩ chính ngạch. Qua con số trên ta thấy nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam từ Lào vượt trội so với xuất khẩu chính. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu chính ngạch tăng đều qua các năm và tăng mạnh từ năm 2001 đến nay. Không nằm ngoài quy luật chung năm 2003 vẫn là năm có kim ngạch nhập khẩu thấp nhất 60,7 triệu USD và giai đoạn 2001-2003 vẫ là những năm nhập khẩu bị chững lại và có quy mô nhỏ. Do Lào có chính sách bảo vệ rừng và môi trường sinh thái nên lượng gỗ chảy vào lãnh thổ Việt Nam giảm hẳn. Từ năm 2004 trở đi nhập khẩu chính ngạch từ Lào có khởi sắc hơn. Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch năm 2006 tăng gấp 1,7 lần so với năm 2005, năm 2008 tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Do thời gian nhu cầu nhập khẩu ô tô tăng, đặc biệt từ năm 2006 chính phủ cho phép nhập khẩu ô tô cũ nguyên chiếc nên ô tô Lào đã tràn vào Việt Nam khiến cho tốc độ tăng trưởng năm 2006 tăng đột biến tới 70%. Tuy cho phép nhập khẩn nhưng vẫn bảo hộ ngàng ô tô trong nước nên chính phủ liên tục tăng thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lên đến 70% ( năm 2008 ) và thuế trước bạ là 12%... Riêng tháng 1/2009 kim ngạch nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam từ Lào chỉ đạt 8.590.290 USD, giảm gần 40% so với cùng kì năm trước ( theo thông kê của hội doanh nghiệp Việt Nam ). Do năm 2009 là năm nền kinh tế thế giới bị suy thoái tồi tệ nhất từ sau cuộc khủng hoảng thừa năm 1929 đên nay và nên kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nên nhập khẩu giảm sut. Để kích cùng tiêu dùng, Việt Nam có chính sách giảm thuế còn 0% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Lào như cọng thuốc lá, phụ kiện mô tô… Tuy nhiên không kéo được sức cầu trong nước lên do đó không cải thiện được tình hình nhập khẩu từ Lào. Cũng giống như xuất khẩu chính ngạch, nhập khẩu hàng hoá Việt Nam vẫn chủ yếu là qua các cửa khẩu biên giới dao động từ 80% đến 90%. Số còn lại qua các cang như cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Nhà Bè, Tân Cảng, cảng Thủ Đức (HCM) Bảng 7 : Tỷ trọng và kim ngạch nhập khẩu chính ngạch từ Lào vào Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới Việt – Lào đơn vị : Triệu USD Năm Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch qua các cửa khẩu biên giới Tỷ trọng(%) 2001 68,0 59,1 86,91 2002 62,6 51,3 81,94 2003 60,7 53,3 87,80 2004 74,3 60,9 81,96 2005 97,5 81,5 83,58 2006 166,6 140,9 84,57 2007 207,9 169,1 81,30 2008 300,7 250,0 83,12 2009 412,6 333,3 80,78 (Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới - Bộ công thương) Để thấy rõ diễn biến tỷ trọng nhập khẩu chính ngạch từ Lào trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam ta quan sát biểu đồ sau. Bang 8: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu chính ngạch từ Lào trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam Đơn vị : Triệu USD Năm Tổng kim ngạch NK chính ngạch Tổng kim ngạch NK của Việt Nam Tỷ trọng(%) 2001 68 16218 0,419 2002 62,6 19746 0,317 2003 60,7 25256 0,24 2004 74,3 32075 0,23 2005 97,5 36881 0,264 2006 166,6 44116 0,377 2007 207,9 59000 0,352 2008 273 80200 0,34 (Nguồn : Viện nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới- Bộ công thương) Nhìn vào bảng 8 cho thấy tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu chính ngạch trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam chỉ dao động từ 0,2 đến 0,4, một tỷ lệ quá nhỏ. Lý do là: hàng năm Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu khá lớn các mặt hàng như xăng dầu, nguyên phụ liệu, vật liệu xây dựng….trong khi đó Lào chỉ cung cấp cho Việt Nam một số mặt hàng như : gỗ, nguyên phụ liệu dệt may và thuốc lá. Đây đều là các mặt hàng sơ chế (trừ ô tô) nên có giá trị thấp. Đồng thời đây cũng là các mặt hàng Việt Nam không khuyến khích nhập khẩu. 2.3.2.2 Mặt hàng nhập khẩu Các mặt hàng nhập khẩu từ Lào gồm có gỗ , sản phẩm từ gỗ, nguyên phụ liệu phục vụ ngành may mặc và thuốc là , ô tô nguyên chiếc. Nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ từ Lào chiếm đến 60% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì Lào có diện tích 2/3 là rừng. Nhu cầu nhập khẩu gỗ hàng năm của Việt Nam khoảng trên 900 triệu USD, trong khi đó nhập từ các thị trường như Campuchia , Lào, Malaixia…trong đó 30% nhập từ Lào. Gỗ của Lào có đặc điểm là chắc. chủ yếu là gỗ quý khai thác trong rừng nguyên sinh… Việt Nam hầu hết nhập gỗ sơ chế của Lào về chế biến thành các sản phẩm xuất khẩu sang EU, Hoa Kì, Nhật Bản…để thu về ngoại tệ lớn hơn. Gỗ Việt Nam Việt Nam nhập khẩu về bao gồm gỗ tròn đỏ qua cảng Cửa Lò, mây song luộc dầu qua cảng Nha Trang, gỗ hương qua Tân Cảng, còn lại gỗ chò, gỗ lim, gỗ mun qua cửa khẩu Cầu Treo. Bên cạnh gỗ là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu thì máy móc và nguyên phụ liệu , ô tô đều được quá cảnh qua Lào vào Việt Nam nên không chiếm tỷ lệ cao. 2.3.3 Thực trạng xuất nhập khẩu tiểu ngạch Việt Nam – Lào Bên cạnh xuất nhâp khẩu chính ngạch lam nên mối quan hệ tốt đẹp còn phại kể đến xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Hoạt động buôn bán hàng hoá giữa các địa phương đã hình thành từ lâu đời. Giữa Việt Nam và Lào có chung đường biên giới 2067km, chạy dọc 10 tỉnh từ Điện Biên đến Kon Tum. Từ năm 1976, xúât nhập khẩu hàng hoá chính ngạch hình thành và phát triển thì trao đổi địa phương còn phát triển mạnh hơn. Từ năm 1985, trao đổi giữa các địa phương phát triển trên dọc các tuyến biên giới khá đồng đều. Kim ngạch hai chiều thời kì 1985-1990 gấp 25 lần thời kì 1976-1980. Đứng trước đòi hỏi phát triển quan hệ trao đổi hàng hoá giữa hai nước, ngày 1/3/1990 Chính phủ hai nước đã ký Hiệp định về quy chế quản lý biên giới. Theo Hiệp định này hai bên đã thoả thuận xây dựng hai cặp cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) – Nậm Pao và 13 cặp cửa khẩu do các địa phương kí kết gồm 6 cửa khẩu chính, 7 cửa khẩu phụ, thêm vào đó là 27 đường mòn qua lại giao lưu buôn bán qua các tỉnh, huyện, xã, bản. Hoạt động buôn bán giữa hai nước đã được hình thành từ lâu đời, hoạt động chợ đường biên vẫn chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt XNK tiểu ngạch. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục gia tăng, thể hiện cụ thể ở bảng sau. 2.3.3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Bảng 9: Kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch của Việt Nam từ Lào. Đơn vị: Tỷ đồng Năm Kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch Kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch Kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch 2001 100,0 70,0 30,0 2002 110,1 82,3 27,8 2003 130,1 95,3 34,8 2004 140,3 101,9 38,4 2005 151,5 121,2 30,3 2006 189,4 132,5 56,9 2007 191,1 143,4 47,7 2008 200,3 146,5 53,8 2009 250,3 160,1 90,2 (Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới- Bộ công thương) Trong giai đoạn 2001-2008, tổng kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch là 409 tỷ đồng, bình quân là 51,1 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,26% thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu chính ngạch. Nếu như xuất khẩu chính ngạch chủ yếu nhập siêu thì trong tiểu ngạch Việt Nam xuất siêu. Tuy kim ngạch XNK không lớn bằng chính ngạch, nhưng với hình thức trao đổi bằng đường tiểu ngạch rất linh hoạt, mặt hàng buôn bán có thể thay đổi theo thời tiết và mùa vụ, thủ tục hải quan nhanh gọn, mức thuế xuất thấp nên được doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai nước ưa chuộng đặc biệt là các doanh nghiệp và các bà con tiểu thương ở vùng biên. Mặt khác, nó đã giúp cho đời sống nhân dân các vùng biên được nâng lên một cách rõ rệt , thông qua hệ thống chợ đường biên hai nước trao đổi một số sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân vùng biên và công ăn việc làm được tạo ra từ hoạt động này. 2.3.3.2 Mặt hàng xuất nhập khẩu: Mặt hàng trao đổi tiểu ngạch giữa Việt Nam xuất sang Lào như những hàng tiêu dùng thực phẩm, công cụ lao động như vải vóc,muối ăn, đường, đồ dùng gia đình, chiếu cói, tôn lợp nhà, giấy học sinh, tỏi, hồ tiêu… Đây là những hàng hoá có khả năng xuất sang thị trường Thái Lan và Trung Quốc. Nếu các doanh nghiệp biết khai thác và tận dụng lợi thế những mặt hàng này tìh đây được coi là một cơ hội xuất khẩu. Hàng xuất khẩu chủ yếu của Lào sang Việt Nam chủ yếu là hàng nông, lâm sản như cà phê, đồ thủ công mỹ nghệ…Bên cạnh đó các mặt hàng có xuất xứ Trung Quốc như Mỹ phẩm, quần áo…cũng được Lào xuất sang Việt Nam. 2.4 Đánh giá chung về quan hệ thương mại Việt Nam – Lào 2.4.1 Ưu điểm đạt được: Kim ngạch XNK của hai nước có xu hướng tăng lên tuy có biến động qua các năm. Hàng hoá tập trung tại các tỉnh vùng biên và thâm nhập sâu và các tỉnh khác nằm sâu trong nội địa hai nước. Cơ cấu mặt hàng trao đổi ngày càng đa dạng, ngoài hàng hoá được sản xuất trong nước còn có hàng hoá của nước thứ ba tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước như hàng Thái Lan, hàng Trung Quốc. Cơ cấu hàng hoá không những đa dạng mà có tính chất bổ sung, phù hợp với trình độ phát triển và lợi thế mỗi nước. Việt Nam xuất sang Lào chủ yếu hàng dệt may, hàng tiêu dùng, thực phẩm…Lào xuất sang Việt Nam gồm gỗ, sản phẩm từ gỗ, nguyên phụ liệu may mặc, và thuốc lá. Hàng hoá của Thái Lan táI xuất qua Lào như hàng điện tử gia dụng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng giá trị buôn bán hàng hoá giữa hai nước. Cơ cấu này không chỉ phản ánh tính chất bổ sung cho nhau mà còn phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và thế mạnh mỗi nước. Kinh tế Việt Nam có trình độ phát triển cao hơn so với Lào mà Việt Nam có thể cung cấp cho Lào một số sản phẩm công nghiệp và điện tử trong khi Lào chỉ cong cấp cho Việt Nam một số mặt hàng thô, sơ chế và một số mặt hàng tạm nhập tái xuất từ Thái Lan với các mặt hàng Thái Lan có lợi thế hơn Việt Nam. Phương thức thanh toán đa dạng phù hợp và linh hoạt đáp ứng được nhu cầu thanh toán của hai nước. Trước đây khi phương thức thanh toán hàng đổi hàng còn tồn tại thì phương thức thanh toán khá đơn giản như ghi sổ hay thanh toán bằng tiền mặt. Nhưng hiện nay do như cầu mới phát sinh các phương thức thanh toán khá đa dạng như nhờ thu, tín dụng chứng từ…Để đáp ứng các nhu cầu này đã có một ngân hàng liên doanh Lào – Việt ra đời và có chi nhánh đặt tại mỗi nước, khi ngân hàng ra đời đã giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng thanh toán, quay vòng vốn nhanh, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế. Các Hiệp định thương mại giữa hai Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đều có nội dung nhằm mục đích và nguyên tắc chung là củng cố và mở rộng thêm nữa quan hệ kinh tế thương mại hai nước. Quan hệ này dựa trên nguyên tắc của thương mại quốc tế: bình đẳng , hợp tác cùng có lợi, tôn trọng truyền thống hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực thương mại hai nước và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời khuyến khích những hàng hoá hai nước sản xuất. Những tồn tại và nguyên nhân: 2.4.2.1 Những tồn tại: Kim ngạch XNK hàng hoá giữa Việt Nam và Lào dẫu có tăng liên tục với tốc độ tăng trưởng từ năm 2004 đến nay nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định. Ngay từ năm 2001-2003 thì kim ngạch XNK hai chiều còn có hiện tượng chững lại và đi xuống. Hàng hoá trao đổi còn nghèo nàn, đơn điệu không phong phú, đa dạng. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có mẫu mã chưa được đẹp, hàng hoá thiếu tính cạnh tranh với hàng hoá Thái Lan và Trung Quốc đặc biệt là hàng tiêu dùng. Trong khi đó thì hàng hoá của Việt Nam chất lượng chưa đồng đều, các doanh nghiệp chưa chú ý đến khẩu kiểm soát chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, làm mất uy tín sản phẩm trên thị trường. Đăng ký thương hiệu và bản quyền của hàng hoá Việt Nam tại Lào cũng đang là một vấn đề đặt ra với cơ quan quản lý xuất nhập khẩu của Việt nam và các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp xuất khẩu hàng hoá vào Lào. Điển hình vào năm 2005, thương hiệu Vinataba của tổng công ty thuốc là Việt Nam đã bị công ty Sumatra (có trự sở tại Indonexia) đánh cắp tại Lào. Như vậy thuốc lá Vinataba của Việt Nam nhập khẩu vào Lào phải thông qua công ty Sumatra hoặc doanh nghiệp Việt Nam phải mua lại thương hiệu của mình trên đất bạn. Ngoài ra, thông qua những người Việt buôn bán lâu năm tại Lào thì “ cái dở của các sản phẩm Việt Nam là nhãn mác bao bì. Trong khi cùng một sản phẩm nhưng nhãn hàng Thái Lan và Trung Quốc bao giờ cũng chú trọng đến nhãn phụ bằng tiếng bản địa”. Điều này rất ít doanh nghiệp nhỏ chịu khó đầu tư để người dân Lào nhận diện được mặt hàng của Việt Nam cũng như thông tin trên sản phẩm. Với sản phẩm không có thương hiệu, sức tiêu thụ tại những địa bàn lớn như Viêng Chăn không nhiều, nhưng tại các tỉnh lẻ thì chỉ dựa vào thói quen. Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch, chưa có cơ chế quản lý riêng, vẫn đánh đồng với cơ chế XNK chính ngạch như thuế xuất đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch cũng được áp dụng chung theo biểu thuế XNK thống nhất, tạo ra sự lúng túng trong công tác quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu tại biên giới. Chưa phát huy được thế mạnh của thị trường Lào như một thị trường trung chuyển để mở rộng xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường khác như Đông Bắc Thái Lan, Myanmar… trong khi hàng hoá Thái Lan chiếm một tỷ trọng nhất định trong kim ngạch nhập khẩu Việt Nam từ Lào. Với lại Lào là một thị trường 6.8 triệu dân, sức thanh toán thấp cũng là một tồn tại để Việt Nam đầu tư sản xuất kinh doanh một số mặt hàng có thế mạnh trong xuất khẩu. Việc nhập khẩu từ Lào cũng là một vấn đề đặt ra. Trong khi cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Lào trước đây là gỗ và nguyên liệu thuốc lá. Nay Lào đóng cửa rừng, các mặt hàng còn lại Việt Nam không khuyến khích nhập khẩu.Vậy việc tìm ra những mặt hàng nhập khẩu trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Công tác thanh toán quốc tế còn nhiều bất cập. Mặc dù đã có một ngân hàng liên doanh Lào – Việt làm công tác thanh toán nhưng hiệu quả và phạm vi hoạt động còn hạn chế nên chưa có sức hút đối với doanh nghiệp. Chưa có cơ chế chuyển đổi từ đồng Kíp sang Bath hay USD – hai ngoại tệ chính tại thị trường Lào làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp do đồng Kíp thường không ổn định. Về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động xuất khẩu: tại các cửa khẩu quốc gia và các cửa khẩu quốc tế giữa hai nước đã bắt đầu hình thành một số cơ sở vật chất kĩ thuật cho nên tàng thương mại như cửa hàng, kho hàng, văn phòng đại diện nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn lạc hậu, thiếu thốn dẫn đến hạn chế thương mại hai nước. Về mặt cơ cấu chính sách, thủ tục về xuất nhập khẩu còn rườm rà. Thời gian chờ đợi lâu, cán bộ làm công tác hải quan còn những nhiễu doanh nghiệp hai nước. Mối quan hệ hai nước luôn được duy trì, mở rộng, phát triển. Điều đó thể hiện rõ nhất trong quan hệ thương mại, Việt Nam đã dành cho bạn một ưu tiên về cả vốn, công nghệ, cơ sở sản xuất và thời gian để phát triển… Nguyên nhân: A. Nguyên nhân khách quan: Việt Nam và Lào dù những năm qua có những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế: Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2005 – 2008 là trên 8%, Lào là trên 7% nhưng do xuất phát điểm thấp nên Việt Nam và Lào vẫn xếp vào các nứoc nghèo của thế giới. Nên dù hai nước có cố gắng nỗ lực thì quan hệ thương mại vẫn bị ảnh hưởng, không thể bức phá được để trở thành quan hệ thương mại lớn, khó chiếm lĩnh thị trường của nhau. Với hàng hoá Thái Lan, thị trường Lào đã quen với các sản phẩm Thái Lan, đồng thời giá hàng hoá Thái Lan luôn giá thấp hơn giá hàng hoá Việt Nam do không mất chi phí vận tải hàng hoá, trong khi đó hàng hoá Việt Nam phải cộng thêm chi phí vận tải quá cao. Thủ tục xuất nhập khẩu của hàng hoá Thái Lan rất đơn giản, phương tiện trao đổi thông tin dễ dàng và chi phí thấp do Thái Lan áp dụng cước phí điện thoại với Lào như cứơc nội địa. Hàng hoá Thái Lan thông qua Lào vào Việt Nam cũng chỉ phải nộp thuế quá cảnh 2%-5% và cũng không phải nộp thuế nhập khẩu ở Lào. Hàng Trung Quốc, đặc biệt là hàng công nghiệp tiêu dùng với giá thấp, sản phẩm phòng phú, mẫu mã đa dạng, phù hợp với túi tiền, thị hiếu người tiêu dùng đã chiếm lĩnh thị trường Lào đặc biệt là khu vực có mức sống trung bình và nông thôn. Trung Quốc cũng khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Lào. Nếu doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn tại Lào với một nhân dân tệ sẽ được nhận 2 nhân dân tệ từ chính phủ Trung Quốc. Do đó các doanh nghiệp Trung Quốc có một chiến dịch xâm lấn thị trường Lào mạnh mẽ. Thị trường Lào nhỏ bé, sức mua và sức thanh toán thấp nên việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Lào cũng chỉ đến một giới hạn nhất định, khó có thế phát huy các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Chính sách xuất nhập khẩu của Lào chưa thực sự thông thoáng và liên tục thay đổi chính sách trong khâu cấp giấy phép, triển khai dự án đầu tư, thanh toán xuất nhập khâu, thủ tục tạm nhập tái xuất, thủ tục xuất nhập cảnh…tạo nhiều cản trở cho hoạt động xuất nhập khẩu. Lào được nhiều quốc gia và khu vực như EU, Mỹ, Nhật Bản dành cho ưu đãi thương mại nhằm biến Lào thành cửa ngõ đưa hàng hoá Đông Nam á nên thị trường Lào không chỉ nhập hàng hoá Thái Lan, Trung Quốc mà còn có hàng hoá từ Nhật Bản , EU,…Vì vậy, hàng hoá Việt Nam khó có thể tranh nổi. B. Nguyên nhân chủ quan: Đầu tiên là thông tin doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu còn thiếu. Các doanh nghiệp chủ yếu có được thông tin thông qua đại sứ quán của hai nước. Hiện chỉ có một chuyên trang “ Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia” là nơi cung cấp thông tin cho hai nước nói chung và ba nước Đông Dương nói riêng. Do đó nên các doanh nghiệp kinh doanh XNK còn nhiều lúng túng trong việc xác định mặt hàng xuất nhập khẩu, những ưu đãi hai nước dành cho nhau. Chất lượng hàng hoá xuất khẩu chưa được quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế. Dộu biết người dân Lào có mức sống trung bình nhưng không có nghĩa là người Lào tiêu dùng hàng hoá có chất lượng kém. Bởi vì Lào quen được tiêu dùng hàng hoá từ Thái Lan với chất lượng tương đối. Trong khi đó các doanh nghiệp chưa chú ý đến khâu kiểm soát chất lượng hàng hoá xuất khẩu, gây mất uy tín hàng hoá. Hơn nữa doanh nghiệp không chú ý cải tiến mẫu mã, mở rộng thị trường, không khai thác được thế mạnh của bà con Việt Kiều đang làm ăn sinh sông tại Lào nên khâu phân phối hàng hoá bị cản trở nhiều. Ngoài ra, một số doanh nghiệp Việt Nam đang tự đánh mất mình tại thì trường Lào. Đó là các doanh nghiệp khi đi chào hàng lần đầu tiên thì mang hàng tốt, khi đã chiếm được vị trí cũng như tình cảm của người tiêu dùng rồi thì những lần sau lại mang những hàng kém chất lượng hơn. Cho dù Lào không phải là thị trường khó tính nhưng làm ăn mất uy tín đã làm thiệt hại đến chính doanh nghiệp Việt Nam. Hoạt động buôn lậu, trốn thuế, lách luật còn phổ biến nên ảnh hưởng đến thực chất trao đổi thương mại giữa hai nước. Kim ngạch trao đổi giữa hai nước còn chưa được phản ánh đúng. Các cơ quan chức năng chưa xử lí mạnh tay cho các hiện tượng nay. Cơ sở hạ tầng vật chất xuống cấp, đặc biệt là các tuyến đường nối liền với Lào xuống cấp mà không được tu sửa làm cho chi phí vận tải lớn nên đây chi phí hàng hoá lên cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trương Lào. Trình độ cán bộ hải quan của các cửa khẩu còn nhiều hanh chế nên nhiều khi thủ tục còn phiền hà. CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐÂY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO TRONG NHỮNG NĂM TÓI. 3.1 TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG CƠ HỘI – THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO 3.1.1 Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Lào Quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxon Pômvihản dày công vun đắp vẫn đang được Đảng, chính quyền, nhân dân hai nước củng cố bền vững, phát triển ngày càng tốt đẹp. Mỗi quan hệ này đã trải qua nhiều thử thách, trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của mỗi nước. Trong thời gian vừa qua một loạt các Hiệp định giữa hai nước đã được ký kết như : Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật; Hiệp định về vận tải; Quy chế về hàng hóa của Lào quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; Thỏa thuận để tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa qua biên giới; Hiệp định thương mại song phương;Nghị đinh thư về trao đổi hàng hoá qua biên giới… tạo điều kiện hợp tác và trao đổi kinh tế, thương mại giữa hai nước. Mặc dù mới chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương nhưng Lào đã giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam. Lào có đường biên giới dài 1670 km trên địa phận 7 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào, với 2 cửa khẩu quốc tế và 8 cửa khẩu quốc gia. Với các chính sách khuyến khích phát triển quan hệ hợp tác kinh tế,thương mại, kim ngạch mậu dịch song phương đã tăng nhanh trong những năm qua. Nếu như trong những năm cuối thập kỷ 80, tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt 40 triệu USD/năm thì giai đoạn 1998-2001 tổng kim ngạch song phương đã lên khoảng 1688 triệu USD, bình quân 211 triệu USD mỗi năm. Theo dự báo đến năm 2010 con số này sẽ là 2 tỷ USD. Tổng giá trị xuất nhập khẩu sang Lào đã tăng từ 9% trong năm 1995 lên trên 30% năm 2000 và tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Lào so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào đã tăng từ 27% năm 1995 lên 63% năm 2000. Có thể thấy, hàng hoá của Việt Nam đã tạo được một chỗ đứng tại thị trường Lào. Nếu như trước đây thị phần hàng hoá Thái Lan chiếm 80% thì hiện nay hàng hoá của Việt Nam chiếm đến 25-40%. Lào còn là cửa ngõ để hàng hoá Việt Nam tiếp cận với thị trường Thái Lan. Đặc biệt Chính phủ Lào chủ trương giảm 50% thuế nhập khẩu và tạo mọi điều kiện đểu hàng hoá Việt Nam có thể xuất khẩu sang thì trường Lào một cách thuận lợi nhất để phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân Lào. Đồng thời hàng hoá Việt Nam xuất nhập khẩu với Lào cũng được giảm 50% từ phía Chính phủ Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Lào, đưa kim ngạch mậu dịch Việt Nam – Lào lên mức tương xứng với tiềm năng và mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Vớí vị trí là cầu nối nới vùng Đông Bắc Thái Lan và các nước trong khu vực, khi đường Xuyên Á đã thông, Lào sẽ là thị trường trung chuyển và quá cảnh hàng hoá đầy tiềm năng đối với Việt Nam nói chung và các tỉnh miền trung Việt Nam nói riêng. 3.1.2 Cơ hội và thách thức đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Lào 3.1.2.1 Cơ hội đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Lào Việt Nam và Lào đều là thành viên tích cực của Asean và đang trong lộ trình cắt giảm thuế CEPT/AFTA. Theo như lộ trình đã cam kết với khối nước Asean thì lộ trình cắt giảm thuế sẽ được thực hiện dần dần. Theo đó Viêt Nam sẽ cắt giảm thuế 80% vào năm 2010, Lào là năm 2012. Và cắt giảm thuế xuống 0% vào năm 2015 đối với cả Việt Nam và Lào. Khi đó hàng hoá hai nước sẽ được hưởng mức thuế xuất thấp nhất nên hàng hoá hai nước sẽ có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của nhau. Việt Nam luôn có mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 8,2%. Dù năm 2009 nền kinh tế thế giớ có bị suy thoái trần trọng nhất Việt Nam vẫn được ngân hàng thế giới WB đánh giá có tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,5%. Đây là dấu hiệu dáng mừng để quan hệ thương mại hai nước Việt Nam – Lào chịu ít tác động. Hơn nữa, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Lào chủ yếu là hàng hoá thiết yếu nên ít chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc suy thoái. Trong thời buổi suy thoái, hàng hoá giá rẻ Việt Nam càng được tiêu thụ tại thị trường Lào. Tiềm năng của Lào chưa được khai thác hết đặc biệt là khoáng sản. Theo kết quả nghiên cứu gần đây, Lào có hơn 150 điểm quặng, bao gồm 20 loại khoáng sản. Trong đó nhiều loại cơ bản dùng cho công nghiệp luyện kim và hoá chất như thiếc, sắt.than. Nguồn tài nguyên này còn ẩn mình trong núi rừng từ Bắc xuống Nam, là sức sống tiềm ẩn của đất nước Lào trong tương lai. Nếu Việt Nam biết nắm bắt cơ hội, bắt tay với các doanh nghiệp của Lào trong đầu tư khai thác thì trong tương lai đây sẽ là nguồn nguyên liệu nhạp khẩu dồi dào cho sản xuất của Việt Nam. 3.1.2.2 Thách thức đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Lào Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng. Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1929. Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng đến hầu hết các nước với các mức độ khác nhau. Riêng đối với Lào và Việt Nam thì nói ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu hai nước, đồng thời có thể phá vỡ một số mục tiêu phát triển hai nước nói chung và kế hoạch hợp tác về thương mại trong tương lai giữa hai nước. Lộ trình cắt giảm thuế CEPT/AFTA là một cơ hội đối với xuất nhập khẩu hai nước nhưng đồng thời nó cũng là thách thức không nhỏ với hai nước. Trên thực tế trong lộ trình cắt giảm thuế có 5 nước trong Asean là cắt giảm thuế xuống 0% hạn chót vào năm 2010. Do đó có rất nhiều hàng hoá được hưởng ưu đãi thuế đã tràn vào thị trường Lào và Việt Nam khiến cơ hội thương mại hai nước dành cho nhau bị ảnh hưởng. Nước láng giềng sản xuất hàng tiêu dùng khổng lồ Trung Quốc tiếp tục bành trướng thị trường Lào và Việt Nam làm cho vị trí hàng Việt Nam tại Lào bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng trên 9% nên tìm mọi cách để nguồn tài nguyên Lào chảy về nước họ để phục vụ sản xuất. Cơ sở hạ tầng xuống cấp, trình độ dân trí thấp kém,nan quan liêu, yếu kém trong công tác quản lí xuất nhập khẩu tiếp tục là thách thức cản trở hoạt động xuất nhập khẩu hai nước trong thời gian tới. Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Lào 3.2.1 Giải pháp chung cho cả hai nước Xuất phát từ mục tiêu của hai nước là xây dựng đất nước, trong đó nội dung về hợp tác kinh tế thương mại là quan trọng nhất trong giai đoạn mới. Giữa Lào và Việt Nam còn một số tiềm năng để mở rộng sự hợp tác. Trong điều kiện cả hai nước còn hạn chế về vốn, trình độ kỹ thuật, nhưng nếu có chính sách thương mại quốc tế , đầu tư quốc tế thích hợp có thể vận dụng được khả năng, trí tuệ, sức lao động của cả hai nước hoặc phối hợp với nước thứ ba để khai thác lợi thế so sánh mỗi nước, giúp nhau một số vấn đề còn vướng mắc trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. 3.2.1.1 Về cơ chế quản lí, chính sách, tăng cường quản lí và nguồn nhân lực Hai bên cần rà soát lại các văn bản (thủ tục) xuất nhập khẩu cho phù hợp với trình độ hội nhập của các tổ chức quốc tế mà hai bên đã là thành viên. Hai nước muốn giành cơ hội thương mại quốc tế cho nhau thì trước hết cần tuân theo các điều lệ thương mại của các tổ chức mà hai nước đã là thành viên như ASEAN, WTO… Công khai hóa các văn bản về chính sách quản lí hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách thuế,chính sách mặt hàng,các bước quy trình thủ tục hải quan,quy định về bộ hồ sơ xuất-nhập khẩu cho các đối tượng có liên quan hai bên. Áp dụng theo hướng hài hòa các tiêu chí trên tờ khai,giảm bớt các tiêu chí không phục vụ mục đích thống kê và quản lý của hải quan.Đơn giản hóa các thủ tục hải quan theo chuẩn mực, khuyến nghị của công ước Kyoto và áp dụng quản lí rủi ro trong việc kiểm tra hàng hóa. Cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính,thục hiện hải quan điện tử, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ hải quan.Các cơ quan chức năng hai bên có thể tạo điều kiện cho hải quan hai nước thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm để tháo gỡ những vướng mắc và tồn đọng giữa hải quan hai nước,từ đó hải quan hai nước có thể phối hợp có hiệu quả hơn. Hai bên cần chú trọng đào tạo cán bộ quản lí, hoàn thiện chương trình hợp tác giữa hai bên về thỏa thuận Việt Nam giúp Lào đào tạo đặc biệt là cán bộ quản lí vĩ mô liên quan đến hoạt động ngoại thương. Hai bên cần củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan hợp tác về thương mại, có chính sách ưu đãi với cán bộ hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương. 3.2.1.2 Về chính sách vốn Trong điều kiện hai bên còn thiếu vốn. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, hai bên cần có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện về vốn theo hướng cùng nhau miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, phụ tùng sản xuất trong đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu mỗi nước. Mỗi thanh toán của các doanh nghiệp được thực hiện qua Việt Nam đồng hoặc Kíp Lào, trong đó trường hợp đặc biệt mới dùng ngoại tệ.Chính sách nhằm hạn rủi ro trong thanh toán do biến động tỷ giá giữa Việt Nam đồng hoặc Kíp Lào với ngoại tệ mạnh như USD,EURO…để giảm thiệt hại cho doanh nghiệp hai nước. Chính sách thuế Có chính sách miễn giảm thuế đối với hàng hóa địa phương phục vụ vùng biên hai nước. Đặc biệt là hàng hóa xuất phát từ các tỉnh nghèo, khó khăn về giao thông không thu bất cứ một khoản thuế nào và tạo điều kiện nhanh chóng cho thông thương hàng hóa giữa hai đường biên. Hai bên tiếp tục nghiêm chỉnh thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan CEPT/AFTA đối với những mặt hàng đã quy định. Đồng thời hai bên cũng nghiêm chỉnh thực hiên 50% thuế cho hàng hóa xuất xứ từ mỗi nước. Hai bên sớm thông báo cho nhau danh mục và số lượng mặt hàng hóa giảm thuế năm 2009 nhập vào mỗi nước.Có phương án cụ thể dành ưu đãi cho nhau tại các cuộc triển lãm, hội chợ… Về việc giảm thiểu tối đa việc buôn lậu hàng hóa, tránh gian lận thương mại.Hai bên thông nhất việc quản lí khu vực giữa hai trạm kiểm soát liên hợp giữa nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho những cửa khẩu địa hình cho phép để trở thành một nơi kiểm tra giữa hai nước. Cùng nhau cam kết ngăn chặn và thực hiện nghiêm chỉnh các thỏa thuận vể chống buôn lậu qua biên giới. 3.2.1.4 Về việc nghiên cứu chính sách đối với các sản phẩm hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất tại Lào hoặc Lào sản xuất tại Việt Nam. Đề nghị hai bên coi sản phẩm của các nhà đầu tư như là hàng hóa có xuất xứ từ hai nước đó và được hưởng quy chế giảm 50% thuế nhập khẩu vào nước kia và tiến tới thỏa thuận giảm nốt 50% thuế (mức thuế 0%) nhập đối với các sản phẩm do các nhà đầu tư Việt Nam sản xuất tại Lào hoặc của Lào sản xuất tại Việt Nam khi vận chuyển qua biên giới. Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra, kiểm soát về số lượng, chủng loại hàng hóa bằng cách hàng hóa kiểm tra tại điểm đóng hàng vận chuyển hàng hóa qua biên giới như hàng quá cảnh. 3.2.1.5 Về cơ chế hợp tác địa phương hai nước Hai bên cần đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, khuyến khích doanh nghiệp hai nước, đẩy mạnh đầu tư vào vùng kinh tế cửa khẩu đặc biệt là cơ sở hạ tầng như kho ngoại quan, kho hàng,… để vực dậy kinh tế các tỉnh vùng biên hai nước. Các địa phương ở hai nước, đăch biệt là các tình vùng biên tăng cường hợp tác với nhau trên lĩnh vực thương mại nói chung và các lĩnh vực khác như an ninh, quốc phòng,y tế… để đẩy mạnh xuất nhập khẩu tiểu ngạch giữa hai nước. 3.2.2 Giải pháp riêng cho Lào Một là: Lào cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng như đường sá, trung tâm thương mại để lưu thông hàng hóa tốt hơn thông qua nguồn vốn trong nước và tài trợ nước ngoài hoặc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để yếu của Lào hiện nay là cơ sở hạ tầng còn kém và lạc hậu nên khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Kinh nghiệm với các nước nghèo thấy con đường ngắn nhất để cải thiện cơ sở hạ tầng là thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường nhận viện trợ của nước ngoài. Hiện nay, Nhật Bản là một trong một trong những nhà đầu tư và viện trợ ODA lớn nhất tại Lào. Đây là cơ hội rất tốt với Lào vì Nhật là một trong các nước có công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc loại tốt thế giới. Tuy nhiên, Lào cũng phải xem xét lại các điều kiện ràng buộc của đối tác để tránh bị thua thiệt. Hai là: Lào phải coi Việt Nam là cửa ngõ quan trọng nối liền Lào với đại dương và thế giới cũng như đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua các cảng biển của Việt Nam. Vì Lào không có biển nên nếu chỉ hoạt động ngoại thương thông qua đường bộ và đường hàng không thì sẽ không đa dạng kênh phân phối và chi phí sẽ cao nên làm cho hàng hóa mất sức trên thị trường thế giới. Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang đầu tư rất nhiều vào các cảng biển ở vùng Miền Trung như cảng Chân Mây, cảng Tiên Sa, cảng Dung Quất nhằm hiện đại hóa các cảng này ngang tầm quốc tế nên năng lực bốc xếp và vận chuyển hoàn toàn đáp ứng được xuất nhập khẩu của Lào. Ba là: Lào nên đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực ngoại giao thông qua tổ chức nhiều hơn nữa các chuyến thăm cấp cao cũng như cấp doanh nghiệp để tăng cường kí kết các hiệp định thương mại và tìm hiểu thị trường Việt Nam từ đó đưa ra chiến lược xuất nhập khẩu cho thích hợp. Trong những năm qua, lãnh đạo hai nước đã có những chuyến thăm hữu nghị, cũng đã đối thoại với doanh nghiệp hai nước. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ với nhu cầu tiềm năng hai nước. Bốn là: Bên cạnh sự phát triển không đồng đều về cơ sở hạ tầng thì công nghệ sản xuất là một tồn tại. Lào phải đầu tư đổi mới công nghệ để tăng cường năng lực hàng hóa xuất khẩu sang Việt Nam cũng như thế giới những mặt hàng mang nét đặc sắc của Lào. Song song với đầu tư vào đổi mới công nghệ thì Lào cũng phải đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực. Vì khi chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, họ mới có thể tiếp cận và vận hành công nghệ mới để sản xuất hàng hóa xuất khẩu với chất lượng tốt hơn. Riêng trong thương mại quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao là nhân tố quyết định đến thành công. Năm là: Các cơ quan chức năng của Lào sẽ phải thường xuyên cấp những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu, ưu đãi thuế quan và phi thuế quan; cung cấp kịp thời những thay đổi trong chính sach cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với Lào… Sáu là: Tiềm năng du lịch của Lào rất lớn với các địa danh nổi tiếng như Cánh đồng Chùm, những cánh rừng nguyên sinh…Việt Nam có các danh thắng nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Cố Đô Huế…Lào có thể kết hợp với Việt Nam để tổ chức các tour du lịch giữa hai nước. Nhờ đó Lào sẽ đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua bán hàng hóa cho khách du lịch. Tóm lại: Nếu Việt Nam và Lào có được một những giải pháp như trên thì hoạt động xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Lào sẽ được cải thiện đáng kể, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những hướng đầu tư khác để đầu tư sản xuất kinh doanh tại Lào, nhằm khai thác lợi thế so sánh về thổ nhưỡng khi Lào có thể trồng được một số cây công nghiệp lân năm có giá trị cao trong xuất khẩu và đẩu tư vào phát triển nông nghiệp chế biến tại Việt Nam. Đồng thời thực hiện tốt về chuyển giao kĩ thuật nông nghiệp, nâng cao đội ngũ cán bộ kĩ thuật của Lào và khắc phục được tình trạng Lào không phải là thị trường có nguồn lực dồi dào. Các giải pháp trên sẽ chỉ là một phần nhỏ trong nội dung hợp tác quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào trong thời gian tới. Nhưng tất cả đều nhằm phát huy tốt mối quan hệ sẵn có để hỗ trợ cho nhau, tăng thêm sức mạnh về kinh tế cho mỗi nước, thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia nhanh hơn, bền vững hơn… 3.2.3 Giải pháp riêng cho Việt Nam 3.2.3.1 Đối với Nhà nươc Song song với các giải pháp chung dùng cho hai nước, để thúc đây xuất khẩu sang Lào, Việt Nam cần có các giải pháp: Một là: Tăng cường hợp tác khu vực Để thúc đẩy hoạt động giao lưu buôn bán giữa các nước trong khu vực, Việt Nam và các nước trong khu vực cần xúc tiến nhanh việc thực hiện các thoả thuận đã ký kết về “ tạo thuận lợi cho người Việt Nam – Lào – Thái Lan từ tháng 11/1999 và ký với Campuchia vào tháng 11/2001 và tiếp tục bổ sung vào tháng 8/2005. Nhưng trên thực tế việc thực hiên các điều khoản của thoả thuận này vẫn còn nhiều điều phải bàn Hợp tác với Lào và các nước trong Asean xây dựng hẹ thống tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá, môi trường, quy định về kiểm dịch động thực vật…Phấn đấu các tiêu chuẩn và quy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo tốt nghiệp Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những năm tới.doc
Tài liệu liên quan