Tài liệu Báo cáo Tổng quan về điện lực Gia Nghĩa: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG
***************
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Học sinh,sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hạnh
Lớp: K17TH1
Nghành: Hê thống điện
Giảng viên theo dõi: Lê Thanh Dũng
Địa điểm thực tập: Điện Lực Gia Nghĩa
Thời gian thực tâp: Từ ngày 14-06 đến ngày 06-08 năm 2010
Gia Nghĩa,ngày 25 tháng 07 năm 2010
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*************
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên, học sinh : Lớp :
Cơ quan thực tập :
Địa chỉ :
Thời gian thực tập :
Người trực tiếp hướng dẫn (tại cơ quan thực tập) :
I. ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Nội dung đánh giá
Xuất sắc
Khá
Trung bình
Yếu
Khả năng thực hành
Khả năng làm việc nhóm
Tính thân thiện, năng động, sáng tạo
Giờ giấc làm việc
Phương pháp làm việc
Khối lượng công việc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
III. CÁC ĐÁNH GIÁ KHÁC:
...............................................................
32 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tổng quan về điện lực Gia Nghĩa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG
***************
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Học sinh,sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hạnh
Lớp: K17TH1
Nghành: Hê thống điện
Giảng viên theo dõi: Lê Thanh Dũng
Địa điểm thực tập: Điện Lực Gia Nghĩa
Thời gian thực tâp: Từ ngày 14-06 đến ngày 06-08 năm 2010
Gia Nghĩa,ngày 25 tháng 07 năm 2010
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*************
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên, học sinh : Lớp :
Cơ quan thực tập :
Địa chỉ :
Thời gian thực tập :
Người trực tiếp hướng dẫn (tại cơ quan thực tập) :
I. ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Nội dung đánh giá
Xuất sắc
Khá
Trung bình
Yếu
Khả năng thực hành
Khả năng làm việc nhóm
Tính thân thiện, năng động, sáng tạo
Giờ giấc làm việc
Phương pháp làm việc
Khối lượng công việc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
III. CÁC ĐÁNH GIÁ KHÁC:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(tại cơ quan thực tập)
Ký tên
Phần I: Tổng Quan về điện lực Gia nghĩa
I-Giới thiệu:
Điện Lực Gia Nghĩa được đổi tên từ tháng 6-2010 trước đây là Chi Nhánh Điên Gia Nghĩa thuộc Công Ty Điện Lực Đắk Nông (là Điện Lực trung tâm).
Trụ sở đóng tại đường Đăm Bry ,Thị Xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
II-Mô hình tổ chức:
1,Hệ thống tổ chức:
Điện Lực Gia Nghĩa có 52 người.Trong đó có 2 người có trình độ kỹ sư,1 người có trình độ cử nhân còn lại là cao đẳng trung cấp và công nhân kỹ thuật.Mô hình tổ chức như sau.
Giám đốc điện lực.
Phó giám đốc điện lực phụ trách kinh doanh.
Phó giám đốc điện lực phụ trách kỹ thuật.
Tổ quản lý đường dây và trạm biến áp.
Tổ kinh doanh điện năng.
Tổ điện kế
Tổ viễn thông và công nghệ thông tin.
Tổ trạm điện tại xã Đắk Rung huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông.
Sơ đồ cụ thẻ như sau:
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC KINH DOANH
Tổ
QUẢN LÝ ĐZ VÀ TBA
P. GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
Tổ
LƯỚI
Tổ
KINH DOANH
TỔ ĐIỆN KẾ
Tổ
VT– CNTT
2,Chức năng và nhiệm vụ;
Điện Lực Gia Nghĩa có trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện,kinh doanh điện năng,quản lý vận hành mạng viễn thông trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa và các xã Trường Xuân,Nâm Njang,Đắk Ndray huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông.
3,Qui mô quản lý:
a.Quản lý lưới điện:
Điện Lực Gia Nghĩa quản lý cấp điện áp 22kv trở xuống.Nhận nguồn từ trạm biến áp 110kvE54 và 03 nhà máy thuỷ điện nhỏ tại địa phương là B1,B2,B3.
Điện Lực Gia Nghĩa quản lý 195 trạm biến áp phân phối;215 km đường dây 22kv và 157 km đường dây 0,4 kv bao gồm năm xuất tuyến đường dây như sau.
3.1 ĐZ470E54:Cấp điện phục vụ thi công Nhà Máy Thủy Điện Đồng Nai 3 và 4 huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông.
Sơ đồ lưới điện
3.2 ĐZ472E54:Cấp điện xã Đắk Rmoon Thị Xã Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông.
Sơ đồ lưới điện
3.3 ĐZ474E54:Cấp điện phục vụ một phần Thị Xã Gia Nghĩa,xã Quảng Thành thuộc Thị Xã Gia Nghĩa;các xã Trường Xuân,Đắk Ndrung,Nâm Njang huyện Đắk song,Đắk Nông.
Sơ đồ lưới điện
3.4 ĐZ476E54:Cấp điện phục vụ một phần Thị Xã Gia Nghĩa gồm các xã Đắk Nia,Đắk Ha của tỉnh Đắk Nông.
Sơ đồ lưới điện
3.5 ĐZ478E54:Cấp điện cho toàn bộ trung tâm Thị Xã Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông.
Sơ đồ lưới điện
3.6 Quản lý về viễn thông:
Điện Lực Gia Nghĩa quản lỹ 60 km cáp quang hạ tầng viễn thông điện lực EVNTêlecom;03 trạm BST.Hiện nay Điện Lực Gia Nghĩa có khoảng 5000 thuê bao dịch vụ viễn thông,chủ yếu là E com,E phone và E .mobie.
Phần II:Nội dung thực tập
I –Phiếu công tác-Phiếu thao tác
1.phiếu công tác:
a.phiếu công tác là gì?
- Phiếu công tác là mệnh lệnh bằng giấy cho phép một người,một nhóm người được tiến hành một công việc nhất định trên thiết bị điện. Phiếu công tác không được viết bằng bút chì không được tẩy xoá.Thời gian hiệu lực không quá 15 ngày kể từ ngày cấp phiếu.
- Phiếu phải viết thành hai văn bản,một văn bản phải giao cho người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác hoặc giám sát một văn bản giao cho phép đơn vị công tác vào làm việc giữ.
Một người chỉ huy trực tiếp chỉ được cấp một phiếu công tác
- Người chỉ huy trược tiếp phải giữ phiếu trong suốt thời gian làm việc tại vị trí công tác,phiếu phải được bảo quản không bị rách nát,nhoè chữ.Khi làm xong nhiệm vụ thì phải tiến hành kiểm tra các thủ tục để khoá phiếu,Phiếu sau khi thực hiện xong phải trả lại cho người cấp phiếu để kiểm tra.ký tên và lưu trong một tháng.
- Những phiếu mà trong khi tiến hành mà xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì phải lưu vào hồ sơ lưu trữ,tính quy phạm kỹ thuật an toàn của mọi người trong đơn vị,Trình độ an toàn ít nhất là bậc III.Trường hợp có thao tác trên thiết bị trong phòng có điện áp từ1000V trở lên người thực hiện phải có bậc IV an toàn trở lên để thao tác.
- Nhân viên đơn vị công tác do người cầp phiếu quyết đinh và ghi vào trong phiếu.
b.Thủ tục thi hành phiếu công tác.
1) Người cấp phiếu công tác chịu trách nhiệm ghi ở các mục ( đính kèm mẫu phiếu công tác).
- Người lãnh đạo công việc
- Người chỉ huy trực tiếp hoặc giám sát
- địa điểm công tác
- Nội dung công tác
- Thời gian bắt đầu và kết thúc theo kế hoạch
- Các biện pháp an toàn cần được thực hiện
- Các điều kiện cần lưu ý thêm
- Danh sách đơn vị công tác,mục này có thể giao cho người lãnh đạo công việc trách nhiệm tương ứng như đã qui định cho người lãnh đạo công việc.
- Ký ghi rõ họ tên vào chỗ tương ứng
- Nhận lại phiếu khi đã kết thúc công việc kiểm tra lại toàn bộ quá trình thực hiện và ký tên lưu lại phiếu theo qui định.
Nếu trong quá trình kiểm tra việc thực hiện phiếu phát hiện những sai sót thì phải tổ chức kiểm điểm rút ra kinh nghiệm,trường hợp có sai phạm nghiêm trọng thì phải có hình thức kỉ luật thích đáng.
Đây là khâu quạn trọng của người quản lý nhằm phát hiện sớm các vi phạm để ngăn ngừa TNLĐ có thể xảy ra.Người quản lý cũng phải có chương trình hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện tại hiện trường để phát hiện và xử lý ngay những vi phạm về an toàn của đơn vị công tác.
- Người lành đạo công việc ghi số người làm việc của đơn vị giao một tờ phiếu cho người chỉ huy trực tiếp và một tờ cho người cho phép.
- Người cho phép nhận phiếu kiểm tra thành phần đơn vị theo phiếu đã ghi và thực hiện.
Ở các lưới điện người cho phép có thể giao nhiệm vụ thực hiện các biện pháp an toàn tại nơi làm việc cho người lãnh đạo công việc người chỉ huy trực tiếp.
Ghi rõ phương thức người lệnh cho phép làm việc nghiêm cấm ra lệnh cho phép công tác bằng cách hẹn giờ,Sau khi giao nơi làm việc,thì ghi lệnh cho phép làm việc thời gian cho phép.
- Người cho phép người lãnh đạo công việc,người chỉ huy trực tiếp cùng kiểm tra việc chuẩn bị nơi làm việc cùng ký tên vào phiếu lệnh cho phép bắt đầu làm việc.
2) Khi cần nghỉ giải lao trong một ngày làm việc toàn đơn vị phải rút ra khỏi vị trí công tác,phiếu công tác do người chỉ huy trực tiếp giữ các biện pháp an toàn vẫn để nguyên vẹn,trong thời gian nghỉ giải lao nếu không được phép và không có mặt của người chỉ huy trực tiếp thực hiện các việc sau.
- Các biện pháp an toàn vẫn để nguyên
- Ghi ngày giờ kết thúc giao phiếu công tác cho người cho phép và cả hai cùng ký tên.
- Khi bắt đầu làm việc ngày tiếp theo người cho phép và người chỉ huy trực tiếp cùng kiểm tra lại chỗ làm việc,người cho phép ghi ngày giờ phép làm việc vào phiếu rồi cả hai cùng ký vào phiếu giao cho người chỉ huy trực tiếp tiếp tục giữ phiếu.
- Tại Điện Lực Gia Nghĩa đang sử dụng các loại phiếu công tác sau:
+ Phiếu công tác cao áp
+ Phiếu công tác hạ áp
+ Lệnh công tác (dùng để thực hiện các công việc đơn giản không liên quan đến điện).
Nếu cuối ngày làm việc cần đóng lại điện cho thiết bị thì phải làm thủ tục khoá phiếu và hôm sau cấp phiếu mới.
2. Phiếu thao tác:
Là văn bản quy định trình tự làm việc trên một thiết bị hoặc trên một công việc,mục đích là đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Khi thao tác dứt khoát phải có hai người một người thao tác và một người giám sát,người giám sát phải nghiên cứu kỹ phiếu thao tác xem có phù hợp với điều kiện và thực tế hay không.
Trước khi thao tác người thao tác phải nhắc lại mệnh lệnh và thực hiện chính xác nếu phát hiện thấy nghi ngờ về động tác mình làm thì phải ngừng ngay việc thao tác và kiểm tra lại toàn bộ,khi thao tác xong người thao tác báo cáo với người ra mệnh lệnh và ghi vào nhật ký vận hành lúc đó mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ.
Người duyệt phiếu và người ra lệnh là người chỉ huy vận hành cao nhất đối với thiết bị như kỹ sư điều hành, điều độ viên trưởng ca nhà máy trưởng trạm.
Tại Điện Lực Gia Nghĩa dang sử dụng các loại phiếu thao tác sau:
+ Phiếu thao tác PTTO2 do đơn vị tự ban hành
+ Phiếu thao tác PTTO1 do đơn vị chép từ PTTO2 của điều độ công ty Điện Lực Đắk Nông.
Người giám sát:Đó là trưởng ca trưởng kíp trực chính thiết bị.
Người thao tác trực phụ thiết bị.
Thời gian bắt đầu thao tác là thời gian thực hiện thao tác đầu tiên.
II-Sử dụng thiết bị trong thi công
Các dụng cụ sử dụng trong thi công là:
1.Dụng cụ an toàn thi công:
a.Kìm cách điện:
- Là loại kìm có cán bọc bằng cách điện nhựa hoặc cao su.
Kìm cách điện dùng để sửa chữa lưới điện có điện áp nhỏ hơn 1000V.
b.Găng tay,ủng cách điện:
Các loại này được chế tạo bằng cao su cách điện để tăng cường cách điện,khi thao tác đóng cắt dao cách ly máy cắt thao tác bằng sào cách điện.
Tại Điện Lực Gia Nghĩa dang sử dụng 2 loại găng tay cách điện là găng tay điện cao áp ký hiệu là GCA và găng tay điện hạ áp ký hiệu là GCA.Chỉ sử dụng loại ủng cao áp ký hiệu là UCA
c.Sào cách điện:
Được chế tạo bằng gỗ hoặc nhựa gồm nhiều đoạn nối với nhau hoặc đoạn nguyên sào có nhiều cấp điện áp dùng để thao tác đóng cắt dao cách ly 1 pha cầu chì tự rơi hoặc nối đất lưu động và làm với công việc khác ở thiết bị mới đang mang điện.
Ở Điện Lực Gia Nghĩa có hai loại sào là sào thao tác ký hiệu STT 1-3 gồm 3 đoạn và sào tiếp địa ký hiệu STĐ 1-4 do Pháp sản xuất.
d.Thảm cao su cách điện:
Dùng để rải trên ghế cách điện hoặc trước tủ điện mục đích làm tănng cường tính cách điện khi thao tác thiết bị cao áp.
e.Bút thử điện:
Là thiết bị chỉ thị điện áp bút thử điện có nhiều cấp 6-10-35 tới 110kV.
d.Dây an toàn:
Chiụ được lực từ 280-300kg đối với dây mới,còn đối với dây cũ thì chiệu lực vào khoảng 150-200kg.Tại Điện Lực Gia Nghĩa trang bị cho mỗi CNKT 01 sợi dây an toàn và định kỳ 6 tháng thí nghiệm một lần.
2.Dụng cụ đo lường thông dụng
Trong công tác quản lý sửa chữa và vận hành lưới điện của một khu vực cần phải có một số thiết bị đo lường thông thường như:
Mêgônmét 800V ,1000V, 2500V để đo điện trở cách điện.
- Têrônmét:Dùng để đo điện trở nối đất của hệ thống nối đất trạm, của cột điện cao áp,của nối đất thiết bị chống sét…
- Ampe Kìm:Dùng để đo dòng điện mà không cần phải tháo dây nối thường là loại ampe kìm đo đựơc cả dòng và áp .
- Vạn năng kế:Dùng để đo thông mạch (thay đo R) hoặc thay cho điện kế,nhưng chủ yếu là dùng ở thang đo điện áp hơn cả .
- Cầu đo điện trở một chiều :có hai loại:cầu đơn, cầu kép ,đều dùng nguồn một chiều để đo điện trở các bối dây của máy điện và điện trở tiếp xúc .
- Các thiết bị,dụng cụ do rất dễ hư hỏng,do ẩm ,do chạm chập ,nên trong sử dụng phải tuân thủ đúng nguyên tắc đo,phải bảo quản cẩn thật và định kỳ kiểm tra,hiệu chỉnh.
3.Dụng cụ và phương tiện thi công chuyên dùng
a.Cáp thép:
Cáp thép gồm các sợi thép nhỏ có đường kính 0,5-1,2mm bện cạnh 6 tao bao xung quanh một lõi hữu cơ có tẩm dầu.Trong mỗi tao có nhiều sợi thép mịn,lỏi hữu cơ tẩm dầu có tác dụng làm cho cáp mềm mại,giảm ma sát và chống rỉ.Để sử dụng cáp được lâu dài cứ 4 tháng ngâm dầu một lần.Nên để cáp trong rulô sẽ thuận lợi cho việc vận chuyển và cả khi rải cáp không bị xoắn .
Khi các đầu cáp uốn thành vòng phải có vòng đệm để chống dập cáp và dùng khoá để giữ đầu dây hoặc bện các tao của sợi cáp lại với nhau .
b.Tời quay:
Tời là thiết bị tăng lực làm việc theo nguyên lý trục quay.Tời có hai loại:tời máy và tời thủ công,trong tời thủ công phân ra làm hai loại :
Tời trục đứng (cối xay )
Tời trục ngang (bánh răng)
Ở tời trục ngang còn dùng thêm bộ phận bánh răng để tăng lực . Trên tời còn trang bị các bộ phận an toàn như tránh coóc, bộ phận hãm tời .
Trước khi dùng tời phải được kiểm tra các bộ phận an toàn .
c.Ròng rọc và múp.
Ròng rọc gồm 1 hoặc nhiều bánh xe có rãnh để luồn dây hoặc cáp.
Ròng rọc cố định dùng để chuyển hướng lực ròng rọc di động dùng để tăng lực tác dụng.Liên kết ròng rọc cố định và ròng rọc di động với hệ thống dây truyền lực ta có ròng rọc liên hợp hay còn gọi là bộ múp.
d.Pa-lăng :
Pa-lăng là thiết bị tăng lực hoàn chỉnh kiểu treo có các loại diều chỉnh bằng tay có các loại điều chỉnh bằng điện,về hình thức thì thường gặp
Các loại sau :
Pa-lăng xích kiểu bánh răng.
Pa-lăng xích kiểu cút vô tận.
Pa lăng xích hoặc cáp kiểu đòn bẩy.
Pa lăng điện .
Tải trọng của pa-lăng có nhiều kiểu khác nhau từ 1,5-10T do đó khi dùng không kéo quá tải của nó
e. Kích:
Kích là dụng cụ dùng để nâng vật nặng từ dưới lên.
f. Trụ dựng:
Để làm giá nâng trụ có thể làm bằng gồ tre nhưng thường làm bằng ống thép tròn.
h.Gía rải dây:
Để tránh hư hỏng dây khi rải dây người ta sử dụng giá dây.Gía rải dây có ba loại.
trục ngang: Dùng cho cuộn dây có rulô
trục đứng: Dùng cho cuộn dây không có rulô
không giá:Tựa trên nền đất có rãnh
g. Puly rải dây:
Để dây không bị cọ sát hư hỏng và ngăm lực kéo Puly còn dùng khi căng dây để cân bằng vòng giữa khoảng cột kề nhau.
k.Kẹp căng dây:
- Để cố định dây dẫn trong việc dăng dây
- Kẹp dây dẫn người ta có thể kẹp ở bất cứ cự ly nào của dây dẫn.
4.Nguyên tắc sử dụng:
+Cơ quan phải hướng dẫn công nhân mới vào làm sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi giao và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
+ Những phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kĩ thuật cao như:găng tay cách điện hạ áp,mặt nạ phòng độc,dây đeo an toàn… thì phải kiểm tra thử nghiệm đúng tiêu chuẩn chất lượng trước khi cấp phát lần đầu cho người lao động.
+ Những phương tiện bảo vệ cá nhân được sử dụng ở nhưng nơi dơ bẩn,dễ nhiễm vi trùng,dễ nhiễm độc,nhiễm phóng xạ …thì phải định kì khử trùng,khử độc tố bằng những phương pháp thích hợp:phải lập sổ theo dõi kết quả,có ghi đầy đủ cụ thể ngày,tháng,.năm kiểm tra,thử nghiệm lại.
III-Lắp đặt trạm biến áp nhỏ hơn 560kVA
1.Máy biến áp:
1.phân loại:
a.Theo sự biến đổi điện áp:
- Máy biến áp tăng áp
- Máy biến áp giảm áp
- Máy biến áp cách ly 1/1
b.Theo cách làm mát:
- Làm mát bằng không khí với MBA khô
- Làm mát tự nhiên bằng dầu khô
- Làm mát bằng quạt gió thổi vào cách tản nhiệt
- Làm mát cưỡng bức bằng dầu và không khí
- Làm mát cưỡng bức bằng dầu và nước
c.Theo số pha:
- Máy biến áp 1 pha
- Máy biến áp 3 pha
d.Theo số cuộn dây trên một pha:
- May biến áp 3 cuộn dây
- Máy biến áp 2 cuộn dây
e.Theo cách đấu cuộn dây trong 1 pha:
- Máy biến áp thường
- Máy biến áp tự ngẫu
f.Theo cách điền chỉnh điện áp:
- Máy biến áp có bộ điều chỉnh thông thường
- Máy biến áp có bộ điền chỉnh điện áp dưới tải
2.Các thông số định mức của máy biến áp:
a.định nghĩa:
Các thông số cơ bản của như công xuất toàn phần,tần số điện áp dòng điện tổn hao công suất tác dụng,tổn hao công suất phản kháng trong các điền kiện tiêu chuẩn gọi là thông số định mức.
b.công suất định mức của máy biến áp:
Là công suất liên tục của máy biến áp trong suốt thời gian phục vụ ứng với các điền kiện tiêu chuẩn:
c.Điện áp ngắn mạch:
d.Dòng điện định mức:
e.Dòng điện không tải:
3.Các phụ kiện đi kèm của máy biến áp
- Thùng dầu
- Ông phòng nổ
- Sứ xuyên cách điện
- Bình lọc không khí
- Bộ xi phong nhiệt và bộ lọc hấp thụ
- Các thiết bị làm mát
2. Máy cắt điện :
1.công dụng:
Máy cắt điện là khí cụ điện cao áp dùng để đóng cắt mạch điện khi có tải cũng khi không có tải còn phối hợp với bảo vệ rơle để cắt ngắn mạch.
2.Các yêu cầu của máy cắt:
- Phải có đủ khả năng đóng cắt mạch điện .
- Thời gian cắt bé.
- Khi đóng cắt không gây nổ và cháy.
- Có khẳ năng đóng cắt một số lần nhất định.
- Kích thước một số lần gọn,nhẹ,giá thành phải chăng.
3. phân loại máy cắt:
- Máy cắt nhiều dầu
- Máy cắt ít dầu
- Máy cắt không khí
- máy cắt sf6
- Máy cắt chân không
Phân loại theo vị trí tác động:
- Máy cắt đặt ngơài trời
- Máy cắt đặt trong nhà
4.Các thông số cơ bản của máy cắt:
- Điện áp định mức của máy cắt phù hợp với điện áp của lưới.
- dòng định mức lớn hơn dòng chảy.
3. Dao cách ly:
1.Công dụng:
Dao cách ly chủ yếu để tạo khoảng hở nhìn thấy được giữa bộ phận đã cắt điện và bộ phận đang mang điện để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi sửa chữa.
2.Các yêu cầu của dao cách ly:
- Dao cách ly phải có cấu tạo chắc chắn bộ truyền động phải trượt, trượt nhẹ,các ngàm dao cách ly phải định vị trí đúng vị trí.
- Khi dao cách ly đóng mở phải tin cậy có nghĩa là dao đang đóng không được tự mở và ngược lại.
- Ở vị trí cắt khe hở không được phóng điện dưới điện áp làm việc và phải dễ quan sát.
- Không hư hỏng khi có dòng ngắn mạch đi qua.
- Nếu đặt ngoài trời dao cách ly phải có khả năng được điều kiện khí hậu như mưa gió bão.
3.Phân loại dao cách ly:
- Theo vị trí đặt:
+ Dao cách ly ngoài trời
+ Dao cách ly trong nhà
- Theo số pha:
+ Dao cách ly 1 pha
+ Dao cách ly 3 pha
- Theo vị trí của lưỡi dao:
+ có loại chém dọc
+ có loại chém ngang
4.Dao nối đất
5.Thanh cái
6.Máy biến điện áp
7.Máy biến dòng điện
8.Cầu chì tự rơi
9.Chống sét van.
IV-Lắp đặt và quản lý công tơ
1.Thiết bị sử dụng trong công việc:
a.Trang bị an toàn:
- Dây an toàn
- Kìm điện kìm tuốt dây
- Bút thử điện
- Tụốt vít
- Ti leo trụ
- Băng keo cách điện
- Quần áo bảo hộ mũ an toàn giày
b.Thiết bị lắp đặt:
- Công tơ 1 pha và 3 pha
- Thùng (hộp) đựng công tơ làm bằngkim loại hoặc nhựa
-Dùng xibi một cực (atm một cực).
- Dây cáp dùng để đấu từ nguồn vào công tơ
- Nẹp dùng để giữ hộp đựng công tơ
- Ổ khoá để khoá nắp hộp
2.Trình tự lắp đặt:
- chọn vi trí lắp đặt cho thuận tiện việc đi ghi chỉ số,không gây trở ngại đến việc sinh hoạt của gia đình.
- Thông lỗ lắp bu lông hay gá lắp chắc chắn bộ sắt kẹp cột.
- Lắp thùng chắc chắn vào cột hay bộ kẹp sắt,khi lắp đặt thùng hay hộp công tơ phải cân chỉnh cho ngay ngắn
- thực hiện tiếp đất cho hộp thùng.
3.Lắp đặt và đấu nối hộp nối dây:
-Hộp nối dây có vỏ là nhựa cách điện bên trong được lắp đặt cầu chì hay ap-tô-mát loại một cực khi nối dây điện cho khách hàng thi được nối nối tiếp qua cầu chì hay áp- tô- mát.
- Khi thực hiện lắp đặt hộp nối dây phải lưu ý các dây dẫn trong hộp phải là dây có bọc cách điện các vị trí nối dây phải được băng bằng băng keo cách điện hông được dùng dây nhôm để làm dây đấu nối trong hộp nối điện.Tiết diện dây nối trong hộp nối điện phải phù hợp với dòng điện định mức của các thiết bị như cầu chì áp-tô-mát,sau khi thực hiện xong phải kiểm tra lại các đầu mối dây được lắp đặt phải chắc chắn tiếp xúc tốt.
4.Công tác quản lý:
- Công tác kiểm tra bên ngoài công tơ được thực hiện theo phiên ghi chỉ số công tơ:kiểm tra công tơ có hoạt đọng bình thường hay không,kiểm tra các vị trí được niêm chì xem có hiện tượng bị nạy phá,cắt đứt dây niêm.
- Kiểm tra hiện trạng bên ngoài của công tơ và nắp đậy công tơ xem có hiện tượng bị phá,đập vỡ hay không.Kiểm tra xem xét vỏ công tơ có hiện tượng bị khoan vỏ.
- Kiểm tra bảng điện công tơ xem xét có hiện tượng bị tháo lỏng,gỡ vít lắp bảng điện,đặt nghiêng,úp sấp công tơ để công tơ hoạt động không chính xác.
- Kiểm tả xem xét cáp công tơ có hiện tượng bị mổ,gọt,cắt,đóng đinh để lấy cắp điện hay không.
V-Kỹ thuật sửa chữa thiết bị điện trên lưới
1.Thay xà:
a.Thay xà ngang:
- Công tác chuẩn bị.Dụng cụ đồ nghề trang bị bảo hộ cá nhân đầy đủ,thực hiện cắt điện và tiếp địa an toàn tại vị trí làm việc treo biển
cấm đóng điện tại cầu dao hay áp-tô-mát,kiểm tra móng cột dây chằng,cột điện nơi sẽ công tác cắt cầu dao điện nơi mà các hộ sử dụng điện có liên quan tới vị trí cột.
- Trình tự thực hiện:
+ Leo lên cột và chọn vị trí công tác thích hợp đưa dụng cụ đồ nghề lên trên cột.
+ Tháo ngỡ các dây khách hàng sử dụng điện đấu nối tại vị trí cột công tác và đưa dây cố định lên trên ngọn cột tháo dây sứ hay kẹp khoá dây trên sứ thu dây dẫn điện vào ngọn cột,nếu là cột góc thì phải cố định dây dẫn điện vào một khung định vị và tạm khoá khung định vị đó vào cột trước khi mở dây buộc sứ hay mở khoá kẹp dây trên sứ.
+ Tháo sứ bỏ vào túi đồ nghề treo trên cột.
+ Tháo xà cũ ra buộc vao dây thừng đưa xuống dưới đất kéo xà mới lên thực hiện lắp xà vào cột.
+ Lắp lại sứ vào xà sau đó đưa dây dẫn điện vào các vị trí cũ và thực hiện cố định dây dẫn.
+ Kiểm tra lại tất cả các chi tiết mình vừa thực hiện xem có còn sai sót gì không trước khi hoàn tất công việc thao tác.
+ Tháo biển cấm đóng điện tháo tiếp địa và đóng điện cho lưới điện vận hành bình thường.
Kiểm tra từng hộ điện áp sử dụng điện và đóng cầu dao điện hộ gia đình cho khách hàng dùng điện trở lại.
b.Thay xà dọc:
- công tác chuẩn bị như thay xà ngang
- Trình tự thực hiện các biện pháp an toàn giống như thay xà ngang kĩ thuật thay xà dọc có khác do dây dẫn bố trí theo hàng dọc nên khi tháo dây dẫn ra khỏi sứ thì dây dẫn được đưa xuống cố định tạm thời phía dưới xà.
2.Cầu chì:
Cầu chì khi đưa vào sữa chữa cần làm tốt những công việc sau:
Cạo rỉ lau chùi mặt tiếp xúc kiểm tra lực ép lò xo.
Làm vệ sinh giá đỡ chân và mũi sứ sơn lại nếu cần.
Kiểm tra sự liền mạch của dây chảy và phần dây kim loại chiệu lực căng của lò xo.
Phân loại cầu chì:
Cầu chì thạch anh.
Cầu chì tự rơi:
+ Những hư hỏng của cầu chì tự rơi:
Ống cách điện bị phóng điện .
Lò xo gửi tiếp điểm bị lão hoá do tác dụng nhiệt.
Cơ cấu tiếp điểm làm việc không ổn định dẫn đến lúc đóng được lúc không đóng được.
Các đầu cực nối dây thường hay bị cháy do xử lý đồng nhôm không tốt trong lắp đặt.
Việc sửa chữa FCO là thường thay thế các chi tiết bị hư hỏng bằng những chi tiết mới.
3.Sứ:
a.Trình tự thao tác để thay một chuỗi sứ căng chũi đơn:
- Kéo dây bằng chicagô cách chỗ uốn khoá néo chừng khoảng 40-80cm.
- Nối đuôi kẹp dây với cáp tời hoặc móc xích điểm chịu lực còn lại ở ngọn xà.
- Dùng tăng đơ kích tời cho chũi sứ chùng lại.
- Dùng thường quấn vòng qua day cáp thép và sứ từng đoạn để giữ sứ gần như song song với cáp.
- Ở vị trí này đủ phương tiện thì có thể dùng cảo thay sứ với mục đích giữ chũi sứ nằm ngang để không phải chiệu lực.
- Tiến hành thay sứ,tháo sứ bị hỏng ,lắp sứ mới và khoá chốt chặt chẽ,thường gặp khó khăn do trọng lượng chuỗi sứ,sau khi tháo hư hỏng,khoảng trống trở nên quá dài để lắp sứ mới.
- Đối với loại sứ không dùng để cảo biện pháp buộc dây thừng quanh sứ và cáp là biện pháp duy nhất hiện nay.
b.Trình tự thao tác để thay mỗi chuẩn sứ căng chuẩn đôi.
Đối với loại sứ,loại đường dây sử dụng được cảo thay sứ thì chỉ cần dùng cảo thay sứ.
Lắp cảo vào vị trí,hai chụp suốt chặt vào hai bát sứ
Tăng đơ đều hai bu lông điều chỉnh lực của cảo đến khi bát sứ hỏng có thể dịch chuyển nhẹ nhàng khi thử bằng tay.
Tháo chốt chẻ,tháo sứ lỏng.
Lắp sứ mới và khoá chốt chẻ
Giảm lực kéo của cảo đến khi nhẹ tay,tháo cảo đối với loại sứ không dùng cảo thay sứ
Dùng kích 6T hoặc tời đi dây puly thích hợp để kéo căng dây
Dùng kẹp chicagô như trường hợp chuỗi căng đơn
Dùng dây thường quấn giữ hai phần chuỗi sứ khỏi chùng khi thao tác sứ xong
Dùng chuỗi sứ còn lại làm chỗ tựa trong quá trình thao tác
Qúa trình căng dây để giải phóng lực căng dây trên chuỗi sứ,tháo sứ hỏng và thay sứ mới vào.
c.Trình tự thao tác để thay một chuỗi sứ đỡ (sứ đứng):
Đối với một sứ đứng dùng để đỡ dây dẫn thì khi bị hỏng ta tiến hành xây như sau:
Cắt điện đường dây
Tháo dây buộc cổ sứ
Đưa dây dẫn qua đặt qua xà
Tháo sứ bị hỏng ra
Thay sứ mới vào
Đặt dây dẫn trở lại trên sứ
Buộc lại dây buộc cổ sứ để giữ dây dẫn
Đóng điện trở lại đường dây.
4.Dây dẫn:
Công tác thay dây gồm hai hạng mục công việc kế tiếp nhau
Thu hồi dây cũ
Kéo căng dây mới
Tuỳ theo điều kiện từng công trường dù theo phương án nói chung cách thức thực hiện đối với tất cả các dây đều giống một dây.
a.Trình tự thao tácthu hồi dây dẫn:
- Chuẩn bị:
+ Khảo sát tuyến đường dây,đặc biệt chú ý địa hình,giao thông chướng ngại,các đường dây công trìng điện ở gần,bên trông hoặc bên dưới sơ bộ xác định các vị trí neo,chằng tạm cột néo,các phương án và vị trí chống đỡ vượt chướng ngại,vị trí bố trí phương tiện thu hồi:rulô dây,xe kéo.
+ Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ thi công,trang cụ an toàn cho tất cả các loại,đặc biệt chú ý:dây mồi,puly,khớp nối,lồng rút,kẹp giữ dây,cáp thép neo,chằng,cáp kéo,máy kéo,hãm dây,máy thông tin.
+ Chuẩn bị nhân lực,điều kiện sức khoẻ và trình độ an toàn.
- Thi công thu hồi dây dẫn:
+ Thông thường việc tiến hành thu hồi dây dẫn được tiến hành từng khoảng néo một và có thể theo thứ tự từ nhỏ đến cao nhất hoặc thu hồi nhiều pha cùng kúc tuỳ khă năng của đơn vị thi công.
+ Thay khoá đỡ bằng puly sang dây đường kính của puly phải lớn hơn gấp 20 lần đường kính dây thu hồi hoặc lớn hơn.
+ Tháo khoá néo dây ở hai đầu khoảng néo
+ Bố trí phương tiện thu hồi dây.Máy kéo dây,ru lô dây,dây chằng tạm
+ Rải cáp mồi nối vào dây dẫn nếu cần,phần đuôi dây nên nối đoạn dây thừng chừng 50m và có người thao giữ qua các puly.
+ Bố trí người theo dõi và máy liên lạc ở các cột,các khoảng vượt chướng ngại,phụ trách giàn giáo.
+ Thống nhất hiệu lệnh,xác nhận tình trạng sẵn sàng của các bộ phận trước khi bắt đầu thu hồi.
+ Vận hành máy kéo với tốc độ thật chậm,tập trung giám sat ở tất cả các vị trí về tình hình của puly trên cột,trên giàn giáo,chỗ vượt chướng ngại.Báo dừng ngay lập tức nếu có hiện tượng xấu,kẹt xảy ra và xử lý triệt để trước khi tiếp tục.
+ Thu hồi dây vào ru lô phải đồng bộ với tốc độ kéo dây không để thừa dây quá nhiều ở giữa máy kéo và ru lô.Dây quấn vào ru lô theo từng lớp,chặt chẽ,đồng đều,nên tính toàn để không phải cắt dây,nối dây khi thu vào ru lô.
+ Thực hiện từ pha đầu tiên cho đến pha cuối cùng,tất cả đều làm tương tự như làm với pha đầu tiên.
b.Trình tự thao tác kéo căng dây mới:
- Chuẩn bị:
+ Nắm chắc địa hình,địa vật và các chướng ngại vật
+ Số tác nhân lịch thích ứng với công việc
+ Cân đối chiều dài khoảng néo mới.Chiều dài cuộn dây sao cho số điểm nối tối thiểu và hạn chế việc phải huy động nhiều cuộn dây duy chuyển nhiều nơi,đặt nhiều vị trí rải dây.
+Tính toán bố trí các mối nối ở khoảng giữa các cột.
- Tiến hành:
+ Treo puly đỡ dây có đường kính phù hợp vào vị trí của các khoá đỡ
+ Rải dây cáp mồi trên mặt đất và luồn qua các puly đặt trên cột,cuộn dây
+ Nối đầu cáp mồi với dây dẫn bằng lồng rút dây phù hợp,khoá chặt lồng rút,dùng khớp nối xoay tốt ,đi qua rãnh puly dễ dàng.
+ Kéo cáp mồi từ một đầu khoảng néo,giám sát chặt chẽ tất cả các khoảng cột
+ Theo lực kéo cho ra dây đều,từ từ.
+ Có thẻ tăng tốc độ kéo khi mà đã vận hành ổn định.
+ Khi phương tiện đầy đủ hơn,có cả máy hãm dây,máy này phải được vận hành ổn định,sao cho lực căng tác dụng lên dây ở mọi thời điểm ít thay đổi hoặc giữ độ cao cách mặt đất và dây ít thay đổi.
+ Kéo dây đủ chiều dài cần thiết,cho dừng máy neo tạm,cố định một đầu dây vào khoá néo và nối đất an toàn dây đã kéo.
+ Thực hiện căng dây lấy độ võng theo đúng yêu cầu.
+ Cuối cùng là căng dây vĩnh viễn ở các vị trí néo,đỡ và sau đó lắp các phụ kiện như tụ bù chống sét……
5.Kĩ thuật nối cáp:
Khi đã kéo hết cuộn cáp vặn xoắn phải tiến hành nối cáp.Việc nối cáp được thực hiện trên mặt đất và tiến hành các bước sau:
+ Bước 1:
Cắt các đầu cáp từng pha lệch nhau 25cm.
Bóc lớp cách điện của dây cáp bằng ½ chiều dài mối nối và thêm 5mm.
Chải khô bằng bàn chải sắt và bôi trơn bằng vazơlin trung tính.
+ Bước 2:
Luồn đầu cáp vào đầu gen có ngót nhiệt.
Đặt các ống nối và ấn ruột cáp sát với vành chặn,ấn xong ruột này tiếp tục đến ruột cần uốn khác.
Ép chặt mối nối bằng bàn ép thuỷ lực.
+ Bước 3:
Di chuyển ống gen có nhiệt vào giữa mối nối.
Gia nhiệt vừa đủ từ giữa ống gen ra hai phía của mối nối để ống gen có nhiệt vào giữa mối nối để ống gen co ngót chặt vào ống nối.
+ Bước 4:
Tạo lại cáp vặn xoắn,giữ chúng bằng các nêm chêm cách điện ở hai bên các mối nối của từng dây pha.
Sau khi nối xong ta có thể căng cáp hoặc cuộn vào rulô chứa cáp.
6.Qui trình thay tạ chống rung:
Ta chống rung ở vị trí cách khoá đỡ,néo trong khoảng 900-1400mm (1 tạ) và đến2200mm đối với trường hợp sử dụng 2 tạ.
Để thay tạ công nhân phải ra dây và thao tác có dùng sức (khác với ra dây để kiểm tra).
Do khoảng cách đến chuỗi sứ không quá xa,không cần puly ra dây mà nên sử dụng thang nhôm di động,thực hiện như sau:
Một công nhân leo cột,ra đến đầu xà,thắt dây an toàn chắc chắn,lắp puly,dây thừng để nâng hạ dụng cụ,vật tư.
Khi công nhân phụ leo cột đến vị trí đầu xà để giúp nhận dụng cụ,vật tư,lắp thang di động.
Dụng cụ được đưa dần lên bằng dây thừng puly.
Lắp thang di động:
+ Chân thang néo vào đầu xà hướng song song với chuỗi sứ căng,đỡ,néo theo kiểu liền kề để có thể nâng hạ đầu thang dễ dàng.
+ Đầu thang có buộc dây thừng tải trọng định mức đến 200kg đủ dài để đưa đầu thang tới vị trí cần đến công tác.
+ Nối mối thang nếu có phải dùng ít nhất 4 bu long mỗi chân thang.
+ Dùng dây thừng nâng dần dần thang đến vị trí thích hợp để ra theo thang,thường thang song song với chuỗi sứ néo,hoặc được đặt nghiêng,nối với dây dẫn gần tạ chống rung.
+ cố định dây thừng đầu thang vào xà cột.
VI- Kĩ thuật đào móng,dựng trụ
1.Kĩ thuật đào móng:
Sau khi xác định tim cột (vị trí cột) trên tuyến đường dây người công nhân phải tiến hành cắm móng trước khi đào hố móng đó là công việc hết sức cận thận vì cắm móng không đúng thì khi kéo dây cột có thể bị xiêu đổ.
Tuỳ từng vị trí móng trên tuyến mà bản vẽ thiết kế mà người ta thường có hai loại tim móng sau:
Loại tim móng trùng với tim tuyến đường dây(đỡ thẳng,néo cuối,néo thẳng)
Loại tim móng trùng với đường phân giác của góc xoay tuyến đường dây(néo góc,đỡ góc)
Để đành dấu trục của hố móng và đường viền người ta đóng xuống đất các cọc dài 0,3-0,5m.cách xác định hố móng như sau:
Từ tim tuyến T ta đóng các cọc bảo vệ 1-2-3-4 cách xa hố móng 1,5-2m để kiểm tra sự chính xác của hố mong sau khi đào và đúc móng.
Sau kho đã có tim móng thì căn cứ vào kích thước của hố móng ở các bản vẽ ta cắm các cọc đường viên a-b-c-d như trên hình vẽ để đào móng theo độ sâu qui định ở bản vẽ thiết kế.
2.Kĩ thuật dựng trụ:
a.Dựng trụ bằng chạc và dây chống:
+ dụng cụ:
Chạc(thang)
Cọc thế
Cây chống
Cây giữ(móc)
Ván chặn
Xà beng,đòn tre
Dây thừng(dây gió)
+ Các bước tiến hành:
Đưa trục vào vị trí để dựng
Thả ván chặn vào hố móng
Quấn dây thừng vào phần ngọn trụ và đóng các cọc
Bố trí người vào các vị trí
Nâng đầu trụ lên,đưa cây chống vào cùng với móc chống xoay
Người chỉ huy ra lệnh rõ ràng,dứt khoát để nâng trụ lên từ từ.
Cây chống và chạc đẩy luôn phối hợp để duy chuyển cùng với móc cho hợp lý.
Cứ tiếp tục đẩy ngọn lên cao và đưa trụ vào vị trí của lỗ( có thể móc thêm dây thừng ở đáy trụ để chỉnh gốc)
Các dây thừng ở ngọn luôn chỉnh cho trục thẳng đứng.
Khi trụ đã vào vị trí móng và ngắm thấy thẳng đứng thì dùng móc xoay mặt trục cho đúng hướng tuyến.
Lấp đất chặt hoặc đổ móng theo yêu cầu của thiết kế.
b.Phương pháp trụ dưng bằng tó 3 phân và pa lăng:
- dụng cụ:
+ Tó;chiều cao phù hợp với cột
+ Pa-lăng:Trọng tải của pa-lăng lớn hơn trọng lượng cột
+Dây néo:4 dây
+Cọc néo:4 cọc
+Cáp buộc cột
Dây ni lông và ròng rọc để kéo pa-lăng
Trình tự dựng:
+Cột được chuyển tới miệng hố theo tuyến dây.sau đó dựng tó,3 chân tó lệch 60o vị trí tó lệch ra ngoài tim hố móng 1 thân cột và ở chính tâm của hướng tuyến.Dùng ròng rọc kéo pa-lăng vào quai móc của đỉnh tó cao cho các móc của pa-lăng cũng phải nằm chính giữa hướng tuyến.
+Chiều cao H của đỉnh tó phải hơn điểm buộc cột,điểm buộc cột cao hơn trọng tâm cột 0,5cm về phía ngọn.
Để cột bê tông không bị nứt nẻ các thành góc hoặc đối với cột yếu không bị uốn cong khi dùng cáp buộc vào cột nên lót thanh thép góc L
Khi chuẩn bị đầy đủ,người phụ trách kiểm tra toàn bộ lại một lần nữa,đặc biệt là xem chân tó có bị lún nhiều không.Dây chăng 4 góc và cáp buộc đã đúng và chắc chẵn chưa.Dây xích của pa-lăng có bị gì không?
Khi mọi việc đã kiểm tra xong,bắt đầu rút pa-lăng nâng cột và điều chỉnh cho góc cột vào chính tâm vào hố móng khi cột đã gần đứng ta điều chỉnh các hệ thống dây chỉnh ngọn cột đứng thẳng và đến khi đáy cột tụt xuống hố cột đúng vị trí qui định,khi đóng cột chạm đất thì các vị trí người giữ dây néo hãm dây vào cọc néo và điều chỉnh sao cho cột ngay ngắn đúng với tuyến dây đã dựng.
c.Kĩ thuật dựng trụ bằng chạc và tời:
- Dụng cụ thi công:
+ Chạc + Dây cách gà
+ Cáp về tời + Bộ múp
+ Cáp buộc cột + Móng trụ
+ Tời chính + Ván chặn
+ Tời hậu + Cọc thế
+ Dây tời hậu + Hố thế
+ Buộc dây gió và dây đầu tời vào cột cánh đầu cột ¼ chiều cao cột.
+ Buộc dây qai:1 đầu vào cột,1 đầu móc vào chạc.
+ Móc đầu áp tời vào đầu chạc.
+ Vị trí tời-đầu chạc-cột:tạo thành một đường thẳng
+ Đóng 4 cọc néo cách hố móng 1,5-2m lần chiều cao cột
+ Cột <7,5m không cần múp và tời hậu;cột thép không cần ván chắn chặn mà chỉ lắp chân cột vào bu long của móng qua bộ bản lề.
+ Dây chạc phải được lót vững chắc,bằng phẳng,lún đều và không bị trượt.
+ Trước khi phát hiện lên lệnh dựng cột,tổ trưởng cần phải kiểm tra tời đã gìm vững chắc chưa.
+ Các dây néo cột có buộc đúng qui cách không,đủ chiều dài đến cọc néo không.
+ Các cọc đóng có vững chắc an toàn chưa
Sau khi kiểm tra sơ đồ lắp đã hoàn chỉnh,mọi người phải tuân theo pháp hiệu lệnh chỉ huy.
- Trình tự dựng trụ:
Cho tời quay từ tùe và đều,không được giật.khi cột đến 10o phải dừng tời để kiểm tra lại toàn bộ các dụng cụ vì lúc này tác dụng lên các dụng cụ là lớn nhất.Nếu có hiện tượng gì thì phải xử lý ngay.Sau đó tiếp tục quay tời khi cột tới 75-80o thì tốc độ quay tời chậm hẳn lại và dừng tời chính,nếu không dừng tời chính lại,do trọng lượng của múp,cáp và gió cùng chiều thì cột có thể đổ về phía néo.Trong quá trình dựng,dây tời hậu,dây cánh gà luôn được căng và điều chỉnh cột luôn đúng hướng.
VII-Công tác kiểm tra đường dây trung hạ áp
1.Kiểm tra trong vận hành và quản lý bằng mắt thường:
a.kiểm tra dây dẫn điện trên không:
- Đường dây phải tiến hành kiểm tra định kì và bất thường.
- Kiểm tra định kì không quá 6 tháng một lần.
- Kiểm tra bất thường đường dây phải tiến hành:sau khi xảy ra hoả hoạn ở những nơi đường dây đi qua và khi có sự cố bất thường,sau khi áp-tô-mát bảo vệ đường dây đóng cắt,khi có sương mù,sương muối(những nơi có nhiều bụi bẩn).
- Kiểm tra cột các chi tiết trên cột bằng gỗ chỉ khi thấy cần thiết.
- Kiểm tra các lớp chống rỉ của cột,xà và các kết cấu khác bằng thép cuẩ cột ít nhất là 6 năm một lần.
- Kiểm tra tình hình hư hỏng của cột bê tông cốt thép ít nhất là 6 năm một lần.
- Kiểm tra tổng thể đường dây sau mỗi lần mưa bão,thiên ta,lụt lội, dông lốc,có gió xoáy từ cấp 5 trở lên.
- Kiểm tra khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đất,khoảng cách các dây pha (đối với dây pha bố trí theo hàng dọc) khoảng cách từ dây dẫn đến các công trình khác,khoảng cách các dây dẫn giao chéo nhau,độ nghiêng của cột….
- Kiểm tra hành lang an toàn lưới điện,chiều cao của cây cối bên cạch đường dây.
- Kiểm tra ban đêm 3 tháng 1 lần kiểm tra ban ngày 1 tháng 1 lần (nội dung kiểm tra là tình trạng của sứ cách điện,dây dẫn điện,dây tiếp đất,hành lang an toàn lưới điện,các vị trí mối nối,khoảng cách các đường dây….)
- Kiểm tra cọc tiếp đất lặp lại của đường dây còn đủ không,dây tiếp đất còn hay bị cắt đứt,trộm cắp .Kiểm tra xem xét các cọc tiếp đất có bị nhô lên khỏi mặt đất.
- Kiểm tra sứ cách điện có bị bụi bẩn,vỡ sứ,mẻ sứt hay sứ có hiện tượng bị phóng điện.
- Kiểm tra xà xem có chống ngay ngắn,có bị cong lệnh nghiêng hay rỉ mục.
- Kiểm tra biển báo nguy hiểm của cột,số cột in trên cột có bị mờ sai hay không có.
- Kiểm tra vị trí dây néo cột cây chống cột vị trí lắp dây néo trên cột dây néo với cọc néo độ nghiêng của cột có lắp dây néo.
Lưu ý: Khi thực hiện công tác phải được nghi vào sổ ghi kiểm tra những thiếu sót,tính trạng bất thường để có biện pháp xử lý nhằm khắc phục ngăn chặn sự cố xảy ra.
b.Kiểm tra thiết bị lưới điện:
Các thiết bị trên lưới hạ áp phải đuợc kiểm tra định kì bằng mắt như:áp-tô-mát,biến dòng,đồng hồ,chống sét van.
Kiểm tra ban ngày các thiết bị trong lưới hạ áp 30 ngay 1 lần,ngoài ra phải kiểm tra ban đêm 1 tháng 1 lần
Kiểm tra điện áp và dòng điện vào thời gian cao điểm
Khi có sự cố ngắn mạch hoặc các vùng bị nhiễm bẩn,nhiễm mặn cần phải được kiểm tra bổ sung.
Kiểm tra tủ,thùng công tơ,tủ phân phối điện.Kiểm tra hệ thống dây dẫn trong tủ có đảm bảo cách điện hay những vị trí nối dây có bị cháy hay chuyển màu,dây tiếp đất của vỏ thùng,vỏ công tơ,trung tính còn hay mất,kĩ thật nối có đảm bảo hay không.
2.Kiểm tra bằng thí nghiệm trong vận hành:
a.Đối với đường dây:
- Đo điện trở nối đất
- Đo cách điện giữa’’ pha với pha’’ và ‘’pha với trung tính’’
b.Đối với thiết bị điện:
- Thử điện trở cách điện
- Đo điện trở tiếp xúc
- Thử thao tác cơ khí
- Thử tác động:như thử quá tải của rơ le nhiệt và thử quá dòng của rơ le bảo vệ quá dòng điện từ.
- Thử nghiệm biến dòng:
- Kiểm tra cách điện của các pha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b7843n bo co t7889t nghi7879p2.doc