Tài liệu Báo cáo Tình hình thực tập tốt nghiệp xây dựng cầu: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VÂN TẢI
…….&…….
Khoa công trình
Tổ bộ môn cầu
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CẦU
Công trình: Cầu Ba La
Địa điểm: huyện An Lão,TP Hải Phòng
Đơn vị thi công: Công ty TNHH Hải Ánh
Giáo viên hướng dẫn: Lê Ngọc Lý
Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Phong
Lớp:60CDB12
Nhóm:I
Hà Nội, Ngày…Tháng…Năm…
LỜI NÓI ĐẦU
Sau thời gian học tập tại trường sắp kết thúc khóa học ,chúng em đã được học xong lý thuyết môn xây dựng Cầu.Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoat động của trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải,căn cứ vào kế hoạch đào tạo quyết định lớp 60CĐB12 chuyên ngành xây dựng cầu đường về thực tập tại công trình cầu Ba La-An Lão-Hải Phòng do C.TY TNHH Hải Ánh thi công,và dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Ngọc Lý.
Đợt thực tập kéo dài 6 tuần(6/12/2011 – 13/01/20112).Mục đính của đợt thực tập là tạo điều kiện cho chúng em hệ thống lại các kiến thức lý thuyết đã được học tập trong nhà trường,vận dụng vào các công việc thực tế...
42 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tình hình thực tập tốt nghiệp xây dựng cầu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VÂN TẢI
…….&…….
Khoa công trình
Tổ bộ môn cầu
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CẦU
Công trình: Cầu Ba La
Địa điểm: huyện An Lão,TP Hải Phòng
Đơn vị thi công: Công ty TNHH Hải Ánh
Giáo viên hướng dẫn: Lê Ngọc Lý
Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Phong
Lớp:60CDB12
Nhóm:I
Hà Nội, Ngày…Tháng…Năm…
LỜI NÓI ĐẦU
Sau thời gian học tập tại trường sắp kết thúc khóa học ,chúng em đã được học xong lý thuyết môn xây dựng Cầu.Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoat động của trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải,căn cứ vào kế hoạch đào tạo quyết định lớp 60CĐB12 chuyên ngành xây dựng cầu đường về thực tập tại công trình cầu Ba La-An Lão-Hải Phòng do C.TY TNHH Hải Ánh thi công,và dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Ngọc Lý.
Đợt thực tập kéo dài 6 tuần(6/12/2011 – 13/01/20112).Mục đính của đợt thực tập là tạo điều kiện cho chúng em hệ thống lại các kiến thức lý thuyết đã được học tập trong nhà trường,vận dụng vào các công việc thực tế ngoài công trường,đồng thời rèn luyện tác phong công tác của người công nhân và của người cán bộ kĩ thuật thi công cầu:
Thông qua việc trực tiếp lao động ở ngoài công trường chúng em đã có điều kiện rèn luyện kĩ năng thực hánh tay nghề của người công nhân kĩ thuật thi công cầu.
Thông qua sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ kĩ thuật ,của thầy giáo Lê Ngọc Lý, em đã tìm hiểu công tác ,các nghệ thi công và tổ chức thi công từng hạng mục công trình,được rèn luyện kĩ năng tác nghiệp ,tìm hiểu công tác nội nghiệp của người cán bộ kĩ thuật hiện trường.
Chóng em xin chân thành cảm ơn sự ân cần chỉ bảo hướng dẫn của thầy giáo Lê Ngọc Lý và các chú các anh trong đơn vị thi công đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập này !
Chúng em xin chân thành cám ơn!
MỤC LỤC
Chương 1.TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG XÂY DỰNG CẦU
Cơ cấu tổ chức và chúc năng của các phòng ban
Các tổ chức quản lý trong xây dựng cầu
Chủ đầu tư - Ban quản lý dự án
Nhà thầu thi công
Tư vấn thiết kế
Tư vấn giám sát
Chương 2.MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG
2.1 Máy làm đất
2.2 Máy đóng cọc
2.3 Thiết bị căng kéo cáp dự ứng lực
2.4 Máy móc,thiết bị lao lắp kêt cấu nhịp cầu
Chương 3.QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
3.1 Công tác bố trí mặt bằng thi công
3.2 Công tác giám sát
3.3 Công tác nghiệm thu
3.4 Công tác quán lý vật tư, máy móc thiết bị
Chương 4. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH,HỒ SƠ TRONG XÂY DỰNG CẦU
4.1. Kế hoạch trong xây dựng
4.2. Công tác hồ sơ
Chương 1.Tổ chức quản lý trong xây dựng cầu
1.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
a. Phòng kỹ thuật
Chức năng:
+Đảm nhiệm về công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng trong việc thi công các hạng mục của công trình.
+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các đơn vị thi công .
+ Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục của công trình .
+ Tổ chức xử lý kỹ thuật và kiểm tra phát sinh đối với các hạng mục phức tạp, khối lượng phát sinh lớn, kéo dài thời gian thi công.
+ Trực tiếp xử lý kỹ thuật đối với các hạng mục công việc khi được ủy quyền.
+Trực tiếp giải trình các vấn đề về kỹ thuật, khối lượng, chất lượng công trình cho các đoàn kiểm tra, thanh tra.
+Thực hiện các công tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, sáng kiến cải tiến của phòngThống kê, báo cáo thực hiện nhiệm vụ của phòng.
b. Phòng vật tư thiết bị
Chức năng :
+Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý, mua sắm và cung cấp các vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác xây dưng,thí nghiệm .
+Theo dõi công tác an toàn lao động và quản lý vật tư trang thiết bị của nhà thầu theo quy định . Lập kế hoạch dự trù vật liệu và trang thiết bị, liên hệ mua sắm vật tư, trang thiết bị (xi măng, cát, đa, sắt thép,máy cẩu, máy xúc…), các thiết bị phục vụ cho công tác thí nghiêm theo quy định. Nhập kho, sắp xếp kho tàng, bảo quản đảm bảo chất lượng, an toàn theo đúng chế độ chuyên môn và quy chế của Nhà nước. +Phối hợp với các tổ, đội thi công trong định mức vật tư, thiết bị cho các nội dung thực tập về việc đáp ứng và chi phí. Duyệt dự trù và cấp phát đúng nhu cầu của các đơn vị sản xuất và thi theo quy định . Lập sổ sách theo dõi vật tư theo đúng nguyên tắc và chế độ nhà nước quy định, thanh quyết toán kịp thời về sử dụng các vật tư. Kiểm kê định kỳ và đề xuất thanh xử lý theo quy định.
+ Thực hiện quyết toán vật tư tiêu hao; lập báo cáo tình hình thực hiện định mức tiêu hao của máy móc và vật tư.Thảo luận ký kết hợp đồng, lập phương án phân phối trình Ban giám đốc duyệt, tổ chức tiếp nhận thiết bị. hành, đào tạo, bàn giao, lập hồ sơ và nội quy sử dụng thiết bị.
+Thực hiện thu hồi thành phẩm thực tập và nghiên cứu theo chế độ hiện hành. Định kỳ kết hợp với kiểm kê, tổ chức kiểm tra kỹ thuật thiết bị đề xuất thanh xử lý tài sản cố định hư hỏng, không sử dụng đến hoặc không còn sử dụng được.
+Theo dõi đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý vật tư và máy móc thiết bị của các đơn vị sản xuất . Quản lý thiết bị, theo dõi, trình duyệt và tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì thiết bị.
+Tham gia theo dõi công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ chung của toàn bộ công trường. Đảm bảo qui chế sử dụng các thiết bị áp lực.
c. Phòng kinh tế kế hoạch
Chức năng :
+Giúp Ban giám đốc Công trường lên kế hoạch sản xuất, thi công và theo dõi thực hiện kế hoạch sản xuất, thi công của các đơn vị thi công trong công trường.
+Tổ chức mua sắm thiết bị, phương tiện, vật liệu cần thiết. Xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn của công trường. Tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và các kế hoạch khác của Công ty trình Giám đốc.
+Dự báo thường xuyên về tình hình cung cầu, sự biến động giá cả hàng hóa thị trường theo lĩnh vực hoạt động của công ty trong phạm vi cả nước nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+Tổ chức quản lý hệ thống thông tin kinh tế, tập hợp văn bản thống kê trong toàn bộ công ty để làm tổng hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ lên Giám đốc hoặc báo cáo đột xuất khi Giám đốc yêu cầu và báo cáo lên cấp trên theo quy định. Bảo đảm bí mật các thông tin kinh tế đối với những người không có trách nhiệm để tránh thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+Làm báo cáo sơ kết giữa kỳ, tổng kết 6 tháng và hàng năm của công ty.
+Thực hiện công tác đầu tư, mua sắm hàng hóa, trang thiết bị cho công ty.
+Đối với các dự án đầu tư do công ty làm chủ đầu tư: tiến hành thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu các đơn vị vào tham gia cung cấp và thi công.
+Đối với các dự án đầu tư do công ty làm đơn vị cung cấp, thi công: xây dựng các hồ sơ năng lực, Hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu để tham gia dự thầu.
+Xây dựng hệ thống định mức, đơn giá nội bộ cho công ty khi tổ chức giao khoán nội bộ hoặc giao khoán với các đơn vị đối tác. Lập, thẩm tra dự án, dự toán, báo giá, chào hàng… các công trình, hạng mục công trình, mua sắm thiết bị. Phối hợp với Phòng kỹ thuật để hoàn thiện công tác thanh quyết toán các dự án, công trình đầu tư xây dựng. Triển khai các dự án, các hợp đồng kinh tế của công ty đã và đang tiến hành ký kết với các đối tác. Phối hợp với các bộ phận chuyên môn trong Công ty hoàn thành nhiệm vụ được Ban giám đốc giao theo đúng chức năng nhiệm vụ.
d. Phòng tổ chức
Chức năng :
+Thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức sản xuất, kinh doanh.
+Công tác cán bộ, đào tạo, bồ dưỡng, tuyển dụng, quản lý và điều phối sử dụng nhân lực.
+Công tác báo cáo thống kê nhân lực.
+Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đáp ứng mục tiêu ổn định, thống nhất và sự phát triển bền vững của Công ty. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên.
+Công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động.
+Tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến các công tác: hội họp tổ chức sắp xếp công tác và giao dịch của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các cán bộ kỹ thuật, công nhân viên Các công tác khác về tổ chức Công ty.
+Lập kế hoạch sản xuất trong phạm vi trách nhiệm của phòng theo quy định.
+Lập báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất trong phạm vi trách nhiệm được giao định kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm theo quy định và yêu cầu của lãnh đạo công ty.
e. Phòng hành chính
Chức năng :
+Tổ chức xây dựng và đề xuất thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất từ các phòng ban đến các đơn vị trực thuộc.
+Đôn đốc thực hiện chế độ chức trách và mối liên hệ giữa các đơn vị trực thuộc theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
+Đề xuất các giải pháp về thu hút nhân lực, tuyển dụng, Hợp đồng lao động luân chuyển cán bộ; nâng cao năng lực tay nghề, bổ xung cán bộ, công nhân có trình độ đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển sản xuất của Công ty.
+Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân, điều phối hợp lý phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chính sách của Nhà nước và pháp luật.
+Lập kế hoạch cân đối nhân lực, theo quý, năm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty và báo cáo kết quả thực hiện.
+Phối hợp cùng Phòng Tài vụ xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương, thưởng cùng các chế độ quy định khác theo đúng Quy chế lương và đảm bảo hoạt động của Công ty; Tham mưu, trình Giám đốc mức lương, hệ số ngạch, bậc của các cán bộ, nhân viên Công ty và các đơn vị trực thuộc. Quản lý lao động, tiền lương cán bộ, công nhân viên.
+Phối hợp với các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho cán bộ nhân viên và công nhân toàn công ty theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quý, năm đáp ứng nhu cầu phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Đề xuất việc lập kế hoạch quy hoạch cán bộ kế cận theo Quy định của Công ty.
+Căn cứ đề xuất của các đơn vị, lập kế hoạch tuyển dụng, bố trí phân công công việc đối với cán bộ; Tham mưu, trình Giám đốc về công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển các bộ căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực, trình độ của cán bộ; Xác định nhu cầu nhân sự và trình độ nhân sự để tham mưu giúp Ban Giám đốc trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trong từng lĩnh vực chuyên môn.
+Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu; là thành viên thường trực của Hội đồng thi đua và Hội đồng kỷ luật của công ty.
+Tổ chức, theo dõi, thực hiện các chế độ, chính sách nhân sự, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với toàn thể nhân viên của công ty. Ghi biên bản các cuộc họp Ban Giám đốc công ty. Soạn thảo các văn bản, nội quy, quy chế, quy định và các văn bản khác của công ty theo lệnh của Giám đốc công ty.
+Trình Giám đốc ban hành quy định về thể thức văn bản, công tác văn thư, lưu trữ của Công ty. Kiểm tra, thẩm định nội dung và chịu trách nhiệm về thủ tục hành chính các văn bản do Công ty ban hành.
+Tiếp nhận, lưu giữ và phân phối thông tin quản trị, điều hành của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và các văn bản, quy định của các cơ quan ban ngành, đối tác có liên quan.
+Chịu trách nhiệm quản lý và lưu giữ các hồ sơ gốc của Công ty theo quy định: Giấy phép đăng ký kinh doanh, Đăng ký mã số thuế, đăng ký mẫu dấu, Báo cáo kiểm toán, Hợp đồng kinh tế, Tài liệu liên quan đấu thầu, thanh toán, nghiệm thu.
+Thực hiện kiểm tra các tài liệu, hồ sơ lưu trữ có liên quan theo quy định về công tác bảo mật, an toàn và cung cấp thông tin theo quy định của Công ty.
+Tổng hợp các yêu cầu, kiến nghị của đơn vị để trình Giám đốc và các phòng ban liên quan giải quyết kịp thời.
+Soạn thảo, trình duyệt, ban hành, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc báo cáo việc thực hiện các Văn bản có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
+Đóng dấu tài liệu, công văn theo đúng quy định của Nhà nước và Quy định của Công ty.
+Phân loại, lưu trữ các công văn, tài liệu, hồ sơ theo thời gian, công trình, thư mục gọn gàng, ngăn nắp để thuận tiện tra cứu, tìm kiếm khi cần thiết, đảm bảo được an toàn bí mật.
+Cung cấp các tài liệu cho các phòng ban và đơn vị liên quan phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+Đảm bảo công tác an ninh, bảo vệ, tham gia xây dựng các phương án phòng chống cháy nổ, lụt bão và an toàn vệ sinh lao động. Thực hiện lệnh Nghĩa vụ quân sự và các chính sách xã hội tại địa phương nơi đơn vị đăng ký hoạt động.
+Giải quyết tốt công tác đối ngoại, giúp lãnh đạo và cán bộ công nhân viên làm việc với cơ quan bên ngoài và địa phương được thuận lợi.
f. Phòng tài vụ
+Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong côngtác quản lý tài chính, tài sản đúng quy định của công ty như lập dự toán thu,chi ngân sách công ty; các khoản thu, chi phí, lệ phí và các khoản thu kháctheo quy định của Pháp luật; kinh phí đầu tư xây dựng; lập Báo cáo tài chínhtheo quy định. Hàng năm lập dự tóan thu, chi Ngân sách; thu, chi phí; các khoản thu, chi khác theo quy định của công ty.
+Quản lý tổng hợp kế hoạch tiền lương, các khoản phải thu, phải nộp theo lương, các khoản phải trả cho nhân viên, phải trả cho công nhân theo quy định.
+ Quản lý thu chi vốn Đầu tư xây dựng. Giám sát việc thu, chi theo đúng quy định của công ty và Quy chế chi tiêu nội bộ của, giám sát thu, chi các quỹ của công ty hiệu quả, tiết kiệm, công khai.
+Lập báo cáo tài chính, báo cáo tài sản cố định đúng thời gian, đúng quy định công ty. Quản lý, lưu trữ các loại hồ sơ, chứng từ sổ sách kế toán.
i. Ban chỉ huy công trường
Chức năng :
+Đốc thúc tiến độ thi công phần công việc trong phạm vi quản lý. - Họp với chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các bên liên quan công trình. - Đưa ra tiến độ thi công hàng tháng (nếu có yêu cầu cụ thể phải đưa ra tiến độ thực thi hang tuần). Kiểm soát các nhà thầu phụ (nếu có) theo tiến độ. - Báo cáo cấp trên về tiến độ thi công theo định kỳ (kiểm tra báo cáo cán bộ cấp dưới lập trước khi gửi) - Kiểm soát cán bộ kỹ thuật thực thi công tác thông qua họp nội bộ định kỳ hoặc bất thường. - Họp các tổ đội thi công trực tiếp và cán bộ kỹ thuật để giải quyết ngay các vướng mắc trên công trường khi có phát sinh. - Họp cán bộ toàn công trường khi cần thông báo thông tin mới. Nên có họp định kỳ về tiến độ, phương thức triển khai thi công. - Kiểm tra, ký khối lượng thanh toán công nhân và khối lượng thanh toán với chủ đầu tư. - Bàn bạc về biện pháp thi công đặc biệt hoặc chủ trương thanh toán với cán bộ kỹ thuật hiện trường và cán bộ thanh toán - Tổ chức đời sống và sinh hoạt cho toàn bộ cán bộ trên công trường. - Liên lạc với chính quyền, an ninh địa phương, công tác dân vận trong quá trình thi công tại địa bàn. - Nắm được bản vẽ phê duyệt dùng thi công.
- Đưa ra biện pháp thi công cụ thể. Với các công tác và hạng mục khó yêu cầu bàn bạc với chỉ huy trưởng. - Chủ động kế hoạch vật tư cho từng giai đoạn để chủ động và tránh lãng phí trong thi công.
- Tự liên lạc với các bên cung cấp vật tư thi công phần công tác của mình để nắm được tình hình một cách chủ động. - Chủ động làm biên bản nghiệm thu công tác công việc cần nghiệm thu. - Lưu trữ thay đổi thiết kế đã được duyệt trong quá trình thi công. - Đưa ra tiến độ sơ bộ tuần và tháng cho công việc trực tiếp quản lý thi công. - Họp với các tổ đội thi công trực tiếp nếu cần thiết. - Trao đổi trực tiếp với chỉ huy phần việc liên quan ngoài khả năng của mình. - Làm khối lượng thanh toán tổ đội theo tháng và theo yêu cầu của chỉ huy.
j. Ban điều hành
Chức năng :
+Tham mưu cùng ban giám đốc điều hành hoạt động của công trường, lien hệ và làm việc trực tiếp với các phòng ban đôn đốc các phồng ban làm việc đúng tiến độ. Đồng thời đề suất các ý kiến, kiến nghị để đẩy nhanh tiến độ của công trình.
k. Xưởng sản xuất, Đội thi công, Đội xe
Chức năng :
+ Nhận nhiệm vụ trực tiếp từ phòng kỹ thuật, trực tiếp tham gia vào quá trình thi công tại công trường. Lắm vững cơ bản công việc mà tổ, đội mình làm, thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật trong quá trình thi công
1.2.Cơ cấu tổ chức quản lý trong xây dựng cầu
-Chủ đầu tư dự án: Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam- VIDIFI
-Nhà thầu thi công: Tổng công ty Xây dựng và kỹ thuật GS (GS E&C - Hàn Quốc)
- Đơn vị thi công: Công ty TNHH Hải Ánh
-Tư vấn giám sát: Liên danh tư vấn Meinhardt internatinal Pte Ltd và Công ty TNHH Tư vấn Nhật Việt (Tư vấn MI-VJEC)
CHƯƠNG 2 : MÁY MÓC, THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG
Máy làm đất
2.1.1 Công dụng và phân loại máy làm đất:
a. Công dụng: +Đào phá đất là việc tách khỏi khối đất nguyên thổ, là 1 nguyên công chủ yếu của quá trình gia công đất. Gần 80% khối lượng đào và vận chuyển đất được thực hiện nhờ tác động trực tiếp của các bộ phận công tác của máy làm đất với đất.*MLĐ vừa làm nhiệm vụ đào phá đất, vừa làm nhiệm vụ di chuyển đất. Việc san và đầm lèn đất để giảm thể tích và tăng khối lượng riêng của đất thường sử dụng máy chuyên dùng và phần nhờ vào chính trọng lượng bản thân máy đào chuyển đất trong quá trình làm việcb. Phân loại:- Theo chế độ làm việc: liên tục, chu kì.- Theo mức độ cơ động: loại tự hành, kéo theo.- Theo công dụng:+ Máy đào chuyển đất: là máy đào đất rồi gom lại thành đống hay chuyển đi và san ra thành từng lớp+ Máy đầm đất: đung để lèn chặt đất.
b. Máy ủi
+Máy ủi là loại máy thi công công tác san đất. Nó có thể đào đất và đắp đất với độ sâu đào và chiều cao đắp khoảng 1 ÷ 1,5 m, nhưng không quá 2 m. Đồng thời nó có thể vận chuyển đất đi với khoảng cách tối đa khoảng 100 ÷ 180 m, thuộc vào loại máy san có cự ly vận chuyển trung bình. Cự ly vận chuyển đất thích hợp và hiệu quả nhất là khoảng 25 ÷ 100 m. Máy ủi thích hợp công tác với các loại đất cấp I, II, III. Còn nếu phải công tác đất cấp IV thì cần phải làm tơi trước bằng các loại máy đào khác, trong trường hợp này chủ yếu máy ủi làm nhiệm vụ vận chuyển và đắp đất. Khi vận chuyển đất máy ủi có thể leo dốc với độ dốc nhỏ khoảng 10-20 % (máy ủi không nên leo dốc có độ dốc quá 30 %).
Sơ đồ vận hành
+Máy ủi có thể vận hành khi thi công công tác đất theo một trong hai sơ đồ:
• Tiến lùi: Máy ủi chạy thẳng vừa đào vừa vận chuyển đất từ vùng đào sang vùng đắp. Sau khi rải đất vào vùng đắp xong nó chạy lùi về hướng vùng đào tới nơi đào mới gần vị trí đào trước đó, theo dường zích zắc. Sơ đồ này thích hợp áp dụng cho cự ly san khoảng 10 ÷ 50 m.
• Tiến quay: Máy ủi chạy theo đường xoắn lò xo, vừa chạy vừa quay trong lúc đào vận chuyển và rải đất. Cự ly áp dụng hợp lý là khoảng cự ly xa hơn sơ đồ trên
2.2 Máy thi công cọc
2.2.1 Các kiểu máy khoan cọc nhồi
+Máy khoan cọc nhồi kiểu mũi khoan cánh xoắn (guồng xoắn): khi khoan vào trong đất các lưỡi khoan, làm việc giống như các mũi khoan khoan gỗ hay thép, đẩy đất lên qua cánh xoắn. Cũng có loại máy khoan guồng xoắn gồm nhiều mũi khoan, lồng cánh xoắn vào nhau và xếp thành hàng (3 mũi), dùng để khoan tạo thành cọc barrette và tường vây (tường vây tạo bằng thiết bị này có dạng một hàng mặt cắt hình tròn trồng lấn và nối tiếp nhau).
2.2.1.1Máy khoan cọc nhồi kiểu thùng đào:
+Khi làm việc, thùng đào xoay tròn theo cần khoan, cắt đất, nhồi đầy vào thùng đào, sau đó đất trong thùng đào được đưa lên cùng với thùng đào nhờ việc rút cần khoan lên.
Cấu tạo
+Máy khoan cọc nhồi kiểu thùng đào bao gồm hệ thống cần (trục) khoan và đầu mũi khoan (gầu khoan). Toàn bộ hệ thống này thường được lắp vào cần trục bánh xích nặng khoảng 30 đến 80 T, chủ yếu sử dụng động cơ thuỷ lực. Cần khoan làm bằng thép gồm 3 đến 5 đoạn lồng vào nhau như cột ăng ten, chiều dài cần từ 12 m đến 18 m. Khi khoan các đoạn phía trong tự thò ra cho đến khi ra hết cả 5 đoạn, chiều sâu khoan từ 30 m cho đến 64 m. Gầu khoan hình thùng phuy có đường kính các loại từ 600 mm đến 2.000 mm. Các loại máy khoan cọc nhồi dùng tại Việt Nam chủ yết là của các hãng HITACHI, NIPON, SUMITOMO v.v. do Nhật Bản sản xuất.
+Với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay. Nếu dùng máy khoan nguyên chiếc nhập từ nước ngoài về thì quả là khó khăn đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy đã có một số đơn vị đưa ra giải pháp chỉ nhập máy cẩu trục về và chế tạo phần đầu khoan tại Việt Nam cho giảm giá thành thu hồi vốn nhanh mà chất lương không kém của ngoại,chủng loại phong phú
2.2.1.2 Máy khoan cọc nhồi kiểu bơm phản tuần hoàn:
- Đây là phương pháp tạo lỗ đặc biệt, khác với kiểu thông thường vốn lấy đất lên trực tiếp bằng thiết bị khoan hay đào và tuần tự sau mỗi lần khoan đào. Ở phương pháp bơm phản tuần hoàn việc tách đất hố đào ra khỏi nền đất, và việc lấy đất từ dưới hố lên được thực hiện đồng thời nhưng do hai bộ phận thiết bị khác nhau thực hiện: việc tách đất nền và làm tơi nhỏ đất mùm khoan thành bùn có thể thực hiện bằng các phương pháp sói rửa, khoan hay đào, còn việc lấy đất mùn khoan được thực hiện bằng hệ thống bơm hút công suất lớn.
- Hệ thống bơm này hút toàn bộ đất mùm khoan đã được hòa với dung dịch bentonite (dung dịch giữ thành hố đào) thành bùn lỏng, theo đường ống (trong phương pháp khoan, hệ đường ống này chính là cần khoan) đưa lên mặt đất trên miệng hố đào. Trong phương pháp này dung dịch Bentonite chứa đựng trong lòng nó một lượng đất rất lớn lấy từ hố đào lên, nên không thể dùng lại được như kiểu tạo lỗ thông thường, do đó mới gọi phương pháp tạo lỗ đặc biệt này là phản tuần hoàn. Ở kiểu thông thường dung dịch bentonite ra khỏi hố đào chỉ chứa lượng đất cát ít hơn rất nhiều, do phần lớn đất đã được vét lên riêng rẽ rồi, nên được thu hồi lại, rồi được xử lý lọc cát sạn, sau đó lại được bơm trở lại hố đào để tiếp tục dùng lại vài lần, tạo ra một vòng tuần hoàn dung dịch bentonite.
- Lưỡi cắt đất dạng chân vịt tàu thủy (tức là dạng cánh quạt) khoan vào trong đất nhờ gắn vào đầu cần khoan, là các đường ống bơm, xoay tròn. Sau khi đất đã được làm tơi nhỏ thành mùn khoan, thì được máy bơm hút công suất lớn, bơm lên trên mặt đất cùng với dung dịch giữ thành hố đào qua đường cần khoan.
2.2.2 Máy xúc gầu nghịch
2.2.2.1 Công dụng
- Máy xúc gầu nghịch được dùng phổ biến trong xây dựng. Máy xúc gầu nghịch thường dùng để đào các hố móng sâu hơn vị trí nền đất tự nhiên, máy làm việc hiệu quả khi đứng một chỗ đào đất đổ đống trên bờ hay đổ lên phương tiện vận chuyển phổ thông là ô tô tải. Do khi bắt đầu đào máy xúc nghịch phải tiếp đất ở vị trí xa trọng tâm máy nhất, khác với máy xúc gầu thuận bắt đầu đào ở vị trí gần máy nhất, cho nên máy đào gầu nghịch thường có dung tích gầu không lớn, nhỏ hơn nhiều so với máy đào gầu thuận cùng công suất. Loại máy xúc nghịch phổ biến dùng trong xây dựng có dung tích gầu trong khoảng 0,15-0,5 m³. Các loại máy xúc gầu nghịch điều khiển bằng thủy lực được sử dụng rộng rãi hơn loại điều khiển bằng cáp và có thể có dung tích gầu đào tới 3,3 m³. Tuy khối tích gầu đào phân bố trong rải giá trị nhỏ, hơn nhiều máy xúc gầu thuận, nhưng máy xúc gầu nghịch lại có thể làm việc đa năng hơn máy đào gầu thuận. Do khi công tác đứng cao hơn vị trí công tác (trên bờ) nên không phải làm đường công vụ cho máy xuống vị trí công tác như máy đào gầu thuận. Đồng thời do có cấu tạo gầu đào thuận lợi cho việc tạo điểm tựa cho máy, (cần và gầu khoan như một chân càng vững chắc thứ 5, ngoài hệ 4 bánh lốp hay bánh xích), giúp cho máy có thể làm việc trên mọi địa hình. Khi gặp sự cố như mất thăng bằng, lật máy xuống hố đào hay sa lầy, thì có thể dùng cần gầu đào làm chân trụ chống đỡ để tự thân máy giải cứu cho máy. Máy xúc gầu nghịch loại bánh xích còn có thể hoạt động trên mọi địa hình cả ở trên nền đất yếu.
2.3 thiết bị căng kéo cáp dự ứng lực
2.3.1 Bơm dầu
- Công dụng của bơm dầu ZB4-500: Chuyên dùng để cung cấp dầu thủy lực cho các loại kích có lực căng kéo hoặc lực nâng từ 25 tấn đến 650 tấn.
- Loại bơm này là loại bơm pít tông, kiểu bơm kép, mỗi một bơm gồm 03 bộ đôi pít tông. Loại bơm này có các thông số cơ bản sau:
+ Áp suất làm việc: p = 50MPa (500kG/cm2)
+ Lưu lượng bơm: Q=2x2 lít/phút.
+ Công suất động cơ: 3 kW
+ Trọng lượng: 120 kg
Máy bơm dầu
Neo
- Neo công cụ: Neo công cụ là loại neo, được lắp vào đầu kích căng kéo kiểu YCW, YCQ để phục vụ công tác thi công căng kéo cốt thép dự ứng lực. Các loại neo công cụ phổ biến là loại neo:1 lỗ, 4 lỗ, 7 lỗ, 12 lỗ, 19 lỗ, 21 lỗ, 22 lỗ, 27 lỗ, 31 lỗ. Theo đường kính cáp căng kéo thì có 2 loại neo công cụ là neo công cụ dùng cho cáp 12.7mm và neo công cụ dùng cho cáp 15.24mm...
Neo
2.3.3 Kích căng kéo
Đặc tính chung của kích căng kéo kiểu YCW và kích căng kéo YCA:
+ Dùng để kéo thanh PC32, PC36, PC38 phục vụ công tác lao lắp dầm cầu, đúc hẫng
+ Dùng để căng kéo các bó cáp dự ứng lực như: Các loại phổ thông ở Việt Nam: 4 lỗ, 7 lỗ, 12 lỗ...
+ Dùng để căng kéo cáp cho cầu dây văng
2. Phân loại kích
+ Kích chuyên dùng kéo thanh PC (có chân đế): YC25A, YC30A, YC60A...
+ Kích chuyên dùng căng kéo các bó cáp: YCW100B, YCW150B, YCW250B, YCW350B, YCW500B
Máy móc, thiết bị lao lắp kết cấu nhịp cầu
2.4.1 Cần cẩu
+Cần cẩu giữ vị trí số một trong các thiết bị nâng dùng trong xây dựng. Cần cẩu là thiết bị nâng chủ yếu dùng để vận chuyển vật liệu và láp ráp trong các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, các công trình thủy điện…. Cần cẩu có vị trí rất quan trọng trong các thiết bị nâng dùng trong xây dựng. Thông số kỹ thuật cần thiết khi chọn cẩu gồm: sức nâng, mô men cẩu, tầm với, chiều cao nâng móc cẩu lớn nhất, khả năng vượt dốc của cần trục, trọng lượng cần trục, tốc độ làm việc của cần cẩu Những thông số kỹ thuật cần thiết khi chọn cẩu sao cho phù hợp với điều kiện làm việc cụ thể.
CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
3.1. Công tác bố trí mặt bằng công trường
3.1.1 Bãi đúc dầm BTCT
+Bãi đúc dầm được nhà thầu thi công trọn có vị trí cách cầu tầm 40m thuận tiên cho việc vận chuyển và lao lắp dầm
Bãi đúc dầm
+Bãi đúc dầm đựơc bố trí ngay tại công trường, cách khu vực làm thi công chính khoảng 60m đến 100m. Bãi đúc dầm có diện tích rộng 600m2 phù hợp với việc thi công đúc dầm và tập kết dầm.
+Tại bãi đúc dầm nhà thầu thi công đã bố trí hệ thống đường ray, xe goòng phục vụ quá trình sang dầm và lao lắp sau này, bãi đúc dầm được xây dựng trên nền đất cứng, được đầm nén kĩ đảm bảo ổn định trong quá trình thi công và không bị ngập nước trong mùa mưa.
3.1.2. Bãi tập kết vật liêu và trạm trộn bê tông:
+ Vật liệu sau khi thu mua sẽ được chở đến bãi tập kết gần công trường ở vị trí gần đường giao thông dân cư thuận tiện cho chuyên chở vật liệu.
3.1.3. Hệ thống kho bãi.
* Kho bãi ximăng, thép:
-Xi măng và thép được cất giữ trong các kho có mái che để tránh ảnh hưởng từ điều kiện thời tiết như nắng, mưa, gió, bão...vv. Các kho này được bố trí gần công trường và trạm trộn để thuận tiện cho công tác vận chuyển. Các kho phải rộng rãi, khô ráo, thoát nước tốt...
3.1.4. Hệ thống các xưởng, các trạm:
+Các xưởng gia công cốt thép xưởng mộc, xưởng cơ khí, xưởng rèn đều được bố trí ngay tại mặt bằng của công trường để thuận tiện cho việc vận chuyển.
Xưởng gia công cốt thép được bố trí ngay cạnh bãi đúc dầm
3.1.5. Hệ thống lán trại cho công nhân, ban chỉ huy công trường
+Hệ thống lán trại cho công nhân, ban chỉ huy công trường cũng đựơc bố trí tại măt bằng của công trường để thuận tiện cho việc di chuyển của công nhân ra công trường. Tuy nhiên do trong phần mặt bằn của công trường nên thường chịu ảnh hưởng của bụi bẩn, tiếng ồn do quá trình thi công phát thải ra gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của công nhân.
3.2. Công tác giám sát
3.2.1. Cơ cấu tổ chức của tư vấn giám sát.
3.2.1.1. Khái niệm
Giám sát thi công xây dựng công trình là công việc bao gồm:
- Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
- Đề xuất với chủ đầu tư công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi;
3.2.1.2. Điều kiện
+Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ đăng ký cấp chứng chỉ theo quy định và đã nộp lệ phí theo quy định.
-Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (đối với chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
-Đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 5 công trình được nghiệm thu bàn giao.
-Đã thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình từ 3 năm trở lên (áp dụng đối với trường hợp trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2004)).
-Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận cấp.)
3.2.2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm và yêu cầu với công tác Tư vấn Giám sát Khảo sát Xây dựng1) Chức năng: Thay mặt Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư thực hiện các chức năng: - Giám sát-kiểm tra mọi hoạt động khảo sát của Nhà thầu dựng tuân theo quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật công bố trong phương án và hợp đồng. - Giám sát-kiểm tra và đôn đốc các hoạt động khảo sát của Nhà thầu thực hiện đúng tiến độ, đúng giá thành đã công bố và thuân theo hợp đồng. - Tư vấn gải pháp hoặc xem xét kiểm tra và chấp thuận gải pháp do Nhà thầu đề xuất, kiến nghị lên Tư vấn trưởng hay Chủ đầu tư để gải quyết các sự cố không lường trước, các kiến nghị thay đổi có lợi cho tiến độ, bảo đảm giá thành và yêu cầu kỹ thuật. - Chịu trách nhiệm, trong phạm vi chức trách ghi trong hợp đồng, trước Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư về chất lượng, tiến độ và giá thành của công tác khảo sát do Nhà thầu thực hiện. - Thường xuyên theo dõi, thu thập các số liệu cần thiết để lập báo cáo hoặt động khảo sát định kỳ đến Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư.2) Nhiệm vụ: - Tổ chức nhận sự đủ, đúng chuyên môn và có năng lực thực hiện công tác giám sát kiểm tra theo các bộ môn chuyên môn. - Yêu cầu các trang bị vật tư, kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác giám sát-kiểm tra. - Lập các biểu, bảng yêu cầu, bảng hưởng dẫn cung cấp cho Nhà thầu hoạt động và trình Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư xem xét, phê duyệt. - Tổ chức giám sát, kiểm tra thương xuyên mọi hoạt động khảo sát của Nhà thầu từ khâu hiện trường đến các thí nghiệm trong phòng. - Trong phạm vi chức năng, chủ động phân tích, tính toán, lập luận để đề ra gải pháp khắc phục sự cố hoặc thay đổi gải pháp trước là bất hợp lý có khả năng ảnh hưởng tiến độ, giá thành và chất lượng. Nhiệm vụ này cần thống nhất giữa Nhà thầu, Chủ đầu tư hoặc Tư vấn trưởng. - Thường kỳ lập báo cáo kết quả hoạt động công tác khảo sát xây dựng của nhà thầu và của công tác tư vấn giám sát lên Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư. 3) Quyền hạn: - Thự thi các quyền hạn được Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư ủy nhiệm, ghi trong quyết định hoặc hợp đồng. - Có quyền không chấp nhận bất kỳ công việc khảo sát, vật tư, thiết bị, máy móc hoặc một sản phẩm khảo sát không tuân theo chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đã công bố trong “Phương án khảo sát” hoặc trong “Yêu cầu kỹ thuật khảo sát” và theo hợp đồng. - Có quyền thay mặt Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư (sau khi trình và được chấp nhận) lập “Chỉ dẫn kỹ thuật”, “Yêu cầu kỹ thuật”, “Yêu cầu bổ xung”, “Quyết định thay đổi” cho những vấn đề mới nảy sinh ngoài dự kiến, hoặc cho các hạng mục mà chưa rõ ràng về kỹ thuật, có nguy cơ không an toàn và chậm tiến độ. 4) Trách nhiệm: - Chịu trách nhiệm về chất lượng kỹ thuật, tiên độ, giá thành công tác khảo sát trước Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư trong phạm vi chức trách đã nêu trong hợp đồng. 5) Yêu cầu: - Có bằng đại học đúng chuyên môn trong phạm vi mình chịu trách nhiệm Tư vấn giám sát. - Có kinh nghiệm ít nhất 3 năm cho thi công hoặc giám sát thi công các công trình khảo sát trong phạm vi chuyên môn của mình. - Có kiến thức rộng rãi về chuyên môn trong phạm vi giám sát không những trong nước mà cả trong khu vực và Quốc tế. - Am hiểu các loại thiết bi, máy móc, quy trình, tiêu chuẩn của chuyên môn giám sát, ngang tầm khu vực và Quốc tế. - Thông thạo vi tính và tiếng Anh chuyên dụng.
3.2.3 Các nội dung giám sát trong quá trình thi công
3.2.3.1 Giám sát quá trình thi công
Trong quá trình thi công, tư vấn giám sát thi công tiến hành:
1. Lập và ghi nhật ký giám sát thi công.
2. Đối với các hạng mục quan trọng như cọc khoan nhồi và thi công dầm I 33 m:
a) Kiểm tra và giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống quá trình nhà thầu thi công triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải được ghi vào nhật ký giám sát thi công;
b) Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu (đối với trường hợp thi công phức tạp);
c) Kiểm tra số lượng, hình thức bên ngoài, bên trong của các thiết bị thi công
3. Tham gia công tác nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của dự án hoặc hạng mục dự án. Khi công tác nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng, tiến hành lập biên bản nghiệm thu bàn giao sản phẩm dự án
4. Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công.
5. Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế thi công để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh.
6. Xác nhận hồ sơ hoàn công: trong quá trình triển khai thực hiện dự án đơn vị giám sát thi công ký xác nhận vào các bản vẽ thực tế triển khai thi công.
7. Tổng hợp các biên bản, lập hồ sơ báo cáo giám sát thi công trình chủ đầu tư, đồng thời đề nghị chủ đầu tư tiến hành công tác tổng nghiệm thu bàn giao toàn bộ các sản phẩm của dự án.
3.2.3.2. Giám sát khối lượng thi công
Trong quá trình giám sát thi công dự án, tư vấn giám sát thi công thực hiện:
- Giám sát thi công theo khối lượng của thiết kế thi công được phê duyệt.
- Tính toán và xác nhận khối lượng thi công do nhà thầu thi công đã hoàn thành theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và đối chiếu với thiết kế thi công được duyệt.
- Nếu có phát sinh khối lượng, phần phát sinh đó phải được chủ đầu tư phê duyệt.
- Kết quả phê duyệt phần khối lượng phát sinh đó là cơ sở để thanh toán, quyết toán dự án.
3.2.3.3. Giám sát tiến độ thi công
Trong quá trình giám sát thi công dự án, tư vấn giám sát thi công thực hiện:
- Kiểm tra việc nhà thầu thi công lập tiến độ thi công trước khi triển khai thi công. Tiến độ thi công phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.
- Kiểm tra việc lập tiến độ thi công cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm đối với dự án có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài.
- Kiểm tra việc nhà thầu thi công lập tiến độ thi công chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện.
- Theo dõi, giám sát tiến độ thi công.
- Đề xuất với chủ đầu tư, nhà thầu thi công và các bên liên quan điều chỉnh tiến độ thi công trong trường hợp tiến độ thi công ở một số giai đoạn bị kéo dài. Trường hợp xét thấy tiến độ tổng thể của dự án bị kéo dài, chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ dự án.
- Đề xuất chủ đầu tư phạt vi phạm và yêu cầu nhà thầu thi công bồi thường thiệt hại khi kéo dài tiến độ thi công gây thiệt hại cho chủ đầu tư.
3.2.3.4 Quản lý thay đổi trong thi công
Trong quá trình thi công, trường hợp phát hiện những yếu tố bất hợp lý hoặc xuất hiện yếu tố mới nếu không thay đổi thiết kế thi công sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư của dự án, tiến độ thi công, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án, tư vấn giám sát thi công báo cáo chủ đầu tư đồng thời lập biên bản hiện trường
3.2.3.5 Nhật ký giám sát thi công
Việc ghi nhật ký phải thường xuyên, kể cả những ngày nghỉ. Nội dung nhật ký giám sát thi công gồm:
a) Mô tả tóm tắt quá trình thi công;
b) Diễn biến tình hình thi công hàng ngày;
c) Tình trạng thực tế của vật tư, vật liệu, thiết bị sử dụng;
d) Những sai lệch so với hồ sơ thiết kế thi công, ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biện pháp sửa chữa (nếu có).
3.2.4 Giám sát tác giả
3.2.4.1 Khái niệm
+Giám sát tác giả là hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế.
+Giám sát tác giả nhằm phát hiện sự sai khác giữa thi công với phương án thiết kế kiến trúc đã lựa chọn .
+Người giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế.Trong trường hợp không khắc phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư.
+Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu
3.2.4.2. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
1. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng.
2. Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế. Trong trường hợp không khắc phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư.
3. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu.
3.2.4.3. Người thực hiện giám sát tác giả
+Tùy theo số bước thiết kế, những nhà thầu thiết kế xây dựng công trình sau đây phải cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng :
Đối với thiết kế 1 bước: nhà thầu thiết kế thực hiện thiết kế bản vẽ thi công ;
Đối với thiết kế 2 bước: nhà thầu thiết kế thực hiện thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;
Đối với thiết kế 3 bước: nhà thầu thiết kế thực hiện thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật.
+Nhà thầu thiết kế đối với thiết kế hai bước và ba bước nêu trên chỉ là một khi tác giả của phương án thiết kế kiến trúc đã lựa chọn được bảo đảm quyền tác giả, được thực hiện lập dự án và các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực.
3.3. Công tác nghiệm thu
3.3.1 Cơ sở của công tác nghiệm thu
- Quá trình tiến hành đầu tư và xây dựng phải qua các bước : Chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, thực hiện đầu tư và đưa công trình vào khai thác sử dụng cho đến thời gian hoàn vốn.
- Trong mọi giai đoạn đều diễn ra khâu công tác là hợp đồng, thực hiện hợp đồng và nghiệm thu khi hoàn tất từng bộ phận hay toàn bộ hợp đồng. Sau khâu nghiệm thu, chủ đầu tư phải thanh toán cho các nhà thầu thực hiện từng công tác . Công tác nghiệm thu chứng tỏ rằng công việc đó được tiến hành và đó làm xong , chất lượng công việc đạt theo các yêu cầu đề ra trong hồ sơ mời thầu, theo đúng các quy chuẩn và tiêu chuẩn được xác định và theo đúng kế hoạch. Công việc đó hoàn thành trong điều kiện nhà thầu quản lý chất lượng cẩn thận, có sự giám sát của chủ đầu tư, đúng số lượng và công trỡnh bảo đảm các điều kiện sử dụng an toàn, thuận lợi, không làm suy giảm các yếu tố môi trường.
- Để được thanh toán, sản phẩm xây dựng trước hết phải làm các thủ tục nghiệm thu chứng tỏ rằng công việc đó hoàn thành. Việc nghiệm thu thực hiện theo quy định của Nghị định 209/CP của Chính phủ và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 371-2006 , Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng. Nghị định 209 có được sửa đổi bổ sung một số điều nhưng không ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu công trình xây dựng.
- Chủ đầu tư tổ chức công tác nghiệm thu hoàn thành theo cỏc quy trình sau:
· Nghiệm thu cụng việc xây dựng
· Nghiệm thu bộ phận cụng trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng
· Nghiệm thu hoàn thành công trình/ hạnh mục công trình xây dựng.
- Cơ sở để nghiệm thu công tác xây dựng là :
+ Các yêu cầu của bộ Hồ sơ mời thầu,
+ Hợp đồng kinh tế kỹ thuật ký kết giữa chủ đầu tư và các nhà thầu,
+ Các văn bản quản lý Nhà Nước trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng liên quan,
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan.
Hồ sơ nghiệm thu hoàn thành bao gồm:
· Biên bản nghiệm thu
· Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu
· Biên bản nghiệm thu và bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu là những tài liệu bắt buộc có trong hồ sơ thanh toán công việc, giai đọan thi công, hạng mục công trình và cụng trình đó hoàn thành.
-Thuật ngữ nghiệm thu nêu trong chuyên đề này là nghiệm thu công tác xây dựng đó hoàn thành chủ yếu là trong giai đoạn thực hiện đầu tư, không đề cập đến các khâu nghiệm thu đó làm trước đó như nghiệm thu công tác khảo sát, công tác thiết kế, công tác xác định mốc giới, chỉ giới ...
Điều kiện để công tác được nghiệm thu
+ Chỉ được nghiệm thu những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, thiết bị, máy móc, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình và công trình hoàn toàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những yêu cầu của tiêu chuẩn TCXDVN 371/2006 và các tiêu chuẩn qui phạm thi công và nghiệm thu kỹ thuật chuyên môn liên quan.
+ Đối với công trình hoàn thành nhưng vẫn còn các tồn tại về chất lượng mà những tồn tại đó không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng bình thường của công trình thì có thể chấp nhận nghiệm thu đồng thời phải tiến hành những công việc sau đây:
- Lập bảng thống kê các các tồn tại về chất lượng (theo mẫu ghi ở phụ lục N) và quy định thời hạn sửa chữa, khắc phục để nhà thầu thực hiện;
- Các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục các các tồn tại đó;
- Tiến hành nghiệm thu lại sau khi các các tồn tại về chất lượng đã được sửa chữa khắc phục xong.
+ Nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động phải tuân theo nội quy, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành và các quy định về an toàn, vệ sinh của đơn vị sản xuất.
+ Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng là căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán giá thành công trình đã xây dựng xong. Chưa lập văn bản nghiệm thu công trình hoàn thành, chưa được thanh toán , nếu trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu ghi thì có thể được tạm ứng chi phí.
+ Đối với các công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng thi công lại hoặc các máy móc thiết bị đã lắp đặt nhưng thay đổi bằng máy móc thiết bị khác thì phải tiến hành nghiệm thu lại.
+ Đối với công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển sang nhà thầu khác thi công tiếp thì nhà thầu đó phải được tham gia nghiệm thu xác nhận vào biên bản.
+ Các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng trước khi bị che lấp kín phải tổ chức nghiệm thu.
+ Đối với các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng không nghiệm thu được phải sửa chữa hoặc xử lý gia cố thì phải tiến hành nghiệm thu lại theo phương án xử lý kỹ thuật đã được đơn vị thiết kế và chủ đầu tư phê duyệt.
+ Không nghiệm thu hạng mục công trình, bộ phận công trình, công việc xây dựng sau khi sửa chữa hoặc xử lý gia cố nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu bền vững và các yêu cầu sử dụng bình thường của công trình.
Quá trình thực hiện nghiệm thu
+ Trong quá trình thi công xây dựng công trình (mới hoặc cải tạo) phải thực hiện các bước nghiệm thu sau:
- Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn sẽ được đưa vào sử dụng trong công trình.
- Nghiệm thu từng công việc xây dựng;
- Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để bàn giao đưa vào sử dụng.
+ Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu là đại diện cho phía nhà thầu được coi là bên bán hàng hóa xây dựng, đại diện chủ đầu tư là bên mua hàng, và một số bên như đại diện thiết kế, chuyên gia được mời. Ngoài bên nhà thầu, bên chủ đầu tư, những người cần thiết tham gia sẽ được mời theo yêu cầu của chủ đầu tư theo từng giai đoạn nghiệm thu.
+Việc tiến hành nghiệm thu từng bước như sau:
3.3.3.1 Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình
Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu
- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;
- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
- Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ.
+Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu:
Trực tiếp tiến hành nghiệm thu trong quá trình xây lắp những đối tượng sau đây sau khi nhận được phiếu yêu cầu của nhà thầu xây lắp:
- Các loại vật liệu, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình;
- Các loại thiết bị, máy móc trước khi đưa vào lắp đặt cho công trình;
Hồ sơ cần có trước khi tiến hành nghiệm thu là :
- Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng của vật liệu, bán thành phẩm, lí lịch của các thiết bị, các văn bản bảo hiểm, bảo hành thiết bị (nếu có), các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc của nhà sản xuất;
- Khi cần có kết quả thí nghiệm mẫu lấy tại hiện trường (nếu thiết kế, chủ đầu tư hoặc tiêu chuẩn, qui phạm yêu cầu) thì những hồ sơ này phải đầy đủ.
Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu;
b) Kiểm tra chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, lí lịch của các thiết bị, các văn bản bảo hiểm, bảo hành thiết bị (nếu có), các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc của nhà sản xuất;
c) Kiểm tra các tài liệu thí nghiệm;
d) Trong khi nghiệm thu trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau:
- Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm để thí nghiệm bổ sung;
- Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu;
- Thẩm tra mức độ đúng đắn của các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp.
e) Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định (nếu có) với tài liệu thiết kế được duyệt, các yêu cầu của các tiêu chuẩn, qui phạm kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.
f) Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận:
- Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo mẫu được quy định; Những mẫu hồ sơ ghi nhận kết quả nghiệm thu, chủ đầu tư có thể soạn thảo cho phù hợp với tính chất của công trình, có thể lấy theo mẫu của các tiêu chuẩn đã ban hành. ( theo Nghị định 49/2008 NĐ-CP ngày 18-4-2008 , Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/ NĐ-CP ngày 16- 12- 2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng).
- Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng kiểm tra sai với thiết kế được duyệt hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau:
+ Ghi rõ tên và số lượng các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu;
+ Thời gian nhà thầu xây lắp phải phải đưa các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu ra khỏi công trường.
3.3.3.2 Nghiệm thu công việc xây dựng
Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu
- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu
- Người phụ trách thi công của nhà thầu chịu trách nhiệm thi công công trình.
- Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ.
Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu:
Trực tiếp tiến hành nghiệm thu trong quá trình xây lắp những đối tượng công việc xây dựng sau đây sau khi nhận được phiếu yêu cầu của nhà thầu xây lắp :
- Những công việc xây dựng đã hoàn thành;
- Những công việc lắp đặt thiết bị tĩnh đã hoàn thành;
- Những kết cấu, bộ phận công trình sẽ lấp kín;
Điều kiện cần để nghiệm thu:
a) Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành trước đó;
b) Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu:
- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;
- Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường;
- Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng và khối lượng đối tượng cần nghiệm thu;
- Bản vẽ hoàn công;
- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.
c) Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường;
b) Kiểm tra các hồ sơ ghi ở trên;
c) Trong khi nghiệm thu, trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau:
- Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các công việc hoàn thành với số liệu ghi trong biên bản, tài liệu trình để nghiệm thu;
- Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ xung;
- Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu;
- Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng, và các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp.
d) Đối chiếu các kết quả kiểm tra với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.
e) Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận:
- Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo các mẫu do chủ đầu tư quy định.
- Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng thi công chưa xong, thi công sai hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt, hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau:
+ Những công việc phải làm lại;
+ Những thiết bị phải lắp đặt lại;
+ Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa lại;
+ Thời gian làm lại, sửa lại;
+ Ngày nghiệm thu lại.
f) Sau khi đối tượng đã được chấp nhận nghiệm thu cần tiến hành ngay những công việc xây dựng tiếp theo. Nếu dừng lại, thì tuỳ theo tính chất công việc và thời gian dừng lại chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công của chủ đầu tư có thể xem xét và quyết định việc nghiệm thu lại đối tượng đó.
3.3.3.3 Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng
Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu
a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;
b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với các nhà thầu phụ.
c) Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.
Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu:
a) Căn cứ vào qui mô công trình và tham khảo các tài liệu tiêu chuẩn cũng như yêu cầu công nghệ của công trình để phân chia bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
b) Phải trực tiếp tiến hành công tác nghiệm thu không muộn hơn 1 ngày kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu chính xây lắp đối với các đối tượng sau đây:
- Bộ phận công trình xây dựng đã hoàn thành;
- Giai đoạn thi công xây dựng đã hoàn thành;
- Thiết bị chạy thử đơn động không tải;
- Thiết bị chạy thử liên động không tải;
Điều kiện cần để nghiệm thu:
a) Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành;
b) Tất cả các công việc xây dựng của đối tượng nghiệm thu đều đã được nghiệm thu theo qui định đã nêu;
c) Có đầy đủ số các hồ sơ, tài liệu:
- Các biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;
- Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan;
- Các biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan;
- Các biên bản nghiệm thu những kết cấu, bộ phận công trình đã lấp kín có liên quan;
- Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường;
- Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng, khối lượng đối tượng cần nghiệm thu;
- Bản vẽ hoàn công;
- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.
d) Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây lắp;
Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, thiết bị chạy thử đơn động không tải, thiết bị chạy thử liên động không tải.
b) Kiểm tra các hồ sơ ghi trên.
c) Trong khi nghiệm thu, trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau:
- Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các đối tượng nghiệm thu với số liệu ghi trong biên bản, tài liệu trình để nghiệm thu;
- Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ xung;
- Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu.
- Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng; biên bản nghiệm thu công việc xây dựng; biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan, các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp.
d) Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.
e) Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận:
- Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo một trong các mẫu do chủ đầu tư quy định.
- Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng chưa thi công xong, thi công sai hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt, hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau:
+ Những công việc phải làm lại;
+ Những thiết bị phải lắp đặt lại;
+ Những thiết bị phải thử lại;
+ Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa lại;
+ Thời gian làm lại, thử lại, sửa lại;
+ Ngày nghiệm thu lại.
3.3.3.4 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
- Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu:
a) Phía chủ đầu tư:
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư;
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu (đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).
c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Chủ nhiệm thiết kế.
d) Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.
e) Đối với những công trình có yêu cầu phòng cháy cao hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường cần có đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chống cháy, về môi trường tham gia nghiệm thu.
f) Và các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ đầu tư)
Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu:
Trực tiếp tiến hành nghiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng những đối tượng sau:
a) Thiết bị chạy thử liên động có tải;
b) Hạng mục công trình xây dựng đã hoàn thành;
c) Công trình xây dựng đã hoàn thành;
d) Các hạng mục hoặc công trình chưa hoàn thành nhưng theo yêu cầu của chủ đầu tư cần phải nghiệm thu để bàn giao phục vụ cho nhu cầu sử dụng.
Thời gian bắt đầu tiến hành công tác nghiệm thu không muộn hơn 3 ngày kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu chính xây lắp; hoặc nhận được văn bản yêu cầu của chủ đầu tư .
Công tác nghiệm thu phải kết thúc theo thời hạn quy định của chủ đầu tư.
Điều kiện cần để nghiệm thu.
a) Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành;
b) Tất cả các công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng của đối tượng nghiệm thu đều đã được nghiệm thu theo qui định ;
c) Có kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;
d) Có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định;
e) Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu hoàn thành xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu do nhà thầu lập và cung cấp cho chủ đầu tư cùng với phiếu yêu cầu nghiệm thu; Danh mục các hồ sơ tài liệu hoàn thành đã thống nhất giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
f) Có đủ hồ sơ pháp lý của đối tượng nghiệm thu do chủ đầu tư lập theo danh mục hồ sơ pháp lý ;
g) Có bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt, lập theo mẫu ;
h) Có bảng kê các hồ sơ tài liệu chuẩn bị cho nghiệm thu, lập theo mẫu ;
i) Có biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây lắp;
j) Đối với trường hợp nghiệm thu để đưa vào sử dụng các hạng mục công trình, công trình chưa thi công hoàn thành thì phải có quyết định yêu cầu nghiệm thu bằng văn bản của chủ đầu tư kèm theo bảng kê các việc chưa hoàn thành, lập theo mẫu;
- Nội dung và trình tự nghiệm thu:
- Kiểm tra tại chỗ hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đã hoàn thành;
- Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu đã nêu ;
- Kiểm tra việc chạy thử thiết bị liên động có tải;
- Kiểm tra những điều kiện chuẩn bị để đưa công trình vào sử dụng;
- Kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác xây lắp, thiết bị, máy móc, vật liệu, cấu kiện chế tạo sẵn đã sử dụng vào công trình trên cơ sở đó đánh giá chất lượng xây dựng chung của đối tượng nghiệm thu;
- Kiểm tra sự phù hợp của công suất thực tế với công suất thiết kế được duyệt;
+ Trong khi nghiệm thu trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau:
- Yêu cầu các nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ sung, thử nghiệm lại thiết bị để kiểm tra;
- Yêu cầu chủ đầu tư chạy thử tổng hợp hệ thống thiết bị máy móc để kiểm tra;
- Thành lập các tiểu ban chuyên môn về kinh tế, kĩ thuật để kiểm tra từng loại công việc, từng thiết bị, từng hạng mục công trình và kiểm tra kinh phí xây dựng;
+ Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.
+ Trên cơ sở đánh giá chất lượng Chủ đầu tư đưa ra kết luận:
- Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo một trong các mẫu do chủ đầu tư quy định.
- Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu hạng mục, công trình khi phát hiện thấy các tồn tại về chất lượng trong thi công xây lắp làm ảnh hưởng đến độ bền vững, độ an toàn và mỹ quan của công trình hoặc gây trở ngại cho hoạt động bình thường của thiết bị khi sản xuất sản phẩm.
-Bảng kê các tồn tại về chất lượng lập theo mẫu để các bên có liên quan thực hiện. Phí tổn để sửa chữa, khắc phục do bên gây ra phải chịu.
-Trong trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư có quyền thuê tư vấn độc lập phúc tra và kiểm tra công tác sửa chữa các tồn tại về chất lượng.
-Sau khi các tồn tại về chất lượng đã được sửa chữa và khắc phục xong, Tư vấn phúc tra lập biên bản nghiệm thu theo qui định của tiêu chuẩn này và báo cáo Chủ đầu tư để tổ chức nghiệm thu lại.
-Sau khi nghiệm thu, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ tới cấp có thẩm quyền để xin phép được bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng xong vào sử dụng. Thời hạn xem xét và chấp thuận không quá 10 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hoàn thành hạng mục, công trình theo qui định.
-Sau khi có quyết định chấp thuận nghiệm thu để bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng xong vào sử dụng của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư phải tiến hành ngay công tác bàn giao cho chủ sở hữu, chủ sử dụng hạng mục, công trình theo qui định của tiêu chuẩn TCVN 5640 : 1991.
-Tất cả các hồ sơ tài liệu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng phải được nhà thầu xây dựng lập, đóng quyển thành 6 bộ theo qui định. Trong đó hai bộ do chủ đầu tư, một bộ do cơ quan quản lí sử dụng công trình, hai bộ do nhà thầu xây lắp chính và một bộ do cơ quan lưu trữ nhà nước bảo quản.
Công tác quản lý vật tư, máy móc thiết bị
- Quy định về trách nhiệm.
• Phòng Kế hoạch được giám đốc giao chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ công tác sản xuất của đơn vị theo định mức kinh phí được duyệt và các quy định hiện hành.
• Phòng Kế hoạch có trách nhiệm cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong qua trình thi công tại công trường.
• Các đơn vị thi công tại công trường có trách nhiệm hỗ trợ Phòng Kế hoạch và tham mưu cho ban lãnh đạo công trường trong công tác cung cấp vật tư, thiết bị.
- Các bước mua sắm.
Bước 1 : Giấy đề nghị báo giá do trưởng đơn vị thi công ký.
Bước 2 : Có ít nhất 03 báo giá của nơi bán (Đơn vị thu thập 03 báo giá, phòng Kế hoạch thu thập 01 báo giá trong vòng 7 ngày làm việc) và tiến hành xét chọn.
Bước 3 : Hoá đơn tài chính của nơi bán.
Bước 4 : Nhập sổ theo dõi vật tư thiết bị tại Phòng Kế toán - thống kê.
Bước 5 : Thanh toán tại Phòng Kế toán -thống kê.
-Bảo trì sửa chữa thiết bị, máy móc:
+ Hàng tháng, đơn vị thi công lập kế hoạch đề nghị bảo trì cho từng thiết bị mà đơn vị được giao sử dụng ( phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị phục vụ thi công tại công trường )
+ Nếu thiết bị được bảo trì miễn phí theo hợp đồng mua thiết bị thì đơn vị quản lý liên lạc trực tiếp nhà cung cấp đến bảo trì.
+ Thiết bị khác: trình xin ý kiến lãnh đạo công trường duyệt để chọn đơn vị bảo trì nhưng không ảnh hưởng đến bảo hành. Chọn ra được đơn vị bảo trì đúng chức năng, uy tín.
+ Nếu thiết bị còn trong thời gian bảo hành thì đơn vị thi công liên lạc trực tiếp đến cơ quan bảo hành thực hiện chế độ bảo hành đúng theo hợp đồng đã ký, có hồ sơ đính kèm và nhân viên quản lý sử dụng thiết bị.
+ Nếu thiết bị hết hoặc không bảo hành (theo hợp đồng) thì tổng hợp trình lãnh công trường duyệt .
Đối với công tác sửa chữa nhỏ:
Nhiệm vụ:
Khắc phục những hư hỏng đột xuất hay tất yếu của các chi tiết, cụm máy. Có tháo máy và thay thế, nếu nó có yêu cầu phải sửa chữa lớn.
Đặc điểm:
- Là loại sửa chữa đột xuất nên nó không xác định rõ công việc sẽ tiến hành.
- Thường gồm các công việc sửa chữa, thay thế những chi tiết phụ được kết hợp với những kỳ bảo dưỡng định kỳ để giảm bớt thời gian vào xưởng.
- Công việc sửa chữa nhỏ được tiến hành trong các trạm sửa chữa ngay tại công trường.
Ví dụ: thay thế lõi lọc nhiên liệu, dầu nhờn (ô tô).
- Thông qua kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy móc để quyết định có sửa chữa nhỏ hay không.
Đối với sửa chữa lớn:
- Qui trình công nghệ sửa chữa: là một loạt các công việc khác nhau được tổ chức theo một thứ tự nhất định kể từ khi đưa thiết bị, máy móc vào xưởng đến khi xuất xưởng.
Đối với từng mỗi loại thiết bị có qui trình công nghệ riêng, phụ thuộc phương pháp sửa chữa chúng và đặc điểm kết cấu. Cũng có trường hợp cùng một loại thiết bị có các qui trình sửa chữa khác nhau. Công việc sửa chữa được cụ thể hóa thành các qui trình (qui trình tháo lắp, tẩy rửa...)
- Các phương thức tổ chức sửa chữa:
+ Sửa chữa theo vị trí cố định.
+ Sửa chữa theo dây chuyền.
- Cách tổ chức lao động trong sửa chữa: tùy theo qui mô của cơ sở sửa chữa:
+ Sửa chữa tổng hợp.
+ Sửa chữa chuyên môn hóa.
Trình tự sửa chữa thiết bị bao gồm các bước sau:
Bước 1 : Giấy báo hỏng (mất công cụ) máy móc thiết bị.
Bước 2 : Lập biên bản xác định về việc hư hỏng (mất), kèm theo văn bản đề nghị sửa chữa (nếu hư hỏng nặng cần xác định xem xét, đánh giá để thanh lý mua mới hoặc loại bỏ nếu không còn khả năng sửa chữa), kèm báo giá của đơn vị nhận gia công sửa chữa (03 đơn vị), phòng Kế hoạch phối hợp với đơn vị xét chọn cơ sở sửa chữa.
Bước 3 : Trình lãnh đạo công trường duyệt kế hoạch sửa chữa, ký hợp đồng, đơn vị sử dụng trực tiếp theo dõi việc sữa chữa.
Bước 4 : Lập biên bản nghiệm thu và giao nhận máy móc (thiết bị), thanh lý hợp đồng.
Bước 5 : Thanh toán tại Phòng Kế toán -thống kê.
- Quản lý và sử dụng phương tiện vận chuyển.
Phòng Kế hoạch chịu trách nhiệm chung về việc điều hành, theo dõi kiểm tra tình trạng kỹ thuật của toàn bộ phương tiện vận chuyển có trong liên đoàn, các đơn vị phải thường xuyên báo cáo về tình hình bảo quản, sử dụng phương tiện.
Hàng tháng phòng kế hoạch sẽ tổ chức kiểm tra định mức nhiên liệu cho từng xe kết hợp với km bình quân hàng năm cho tổng số xe.Từ đó tính ra được số nhiên liệu bình quân phải tiêu thụ mà lên kế hoạch dự trù mua và cấp phát nhiên liệu và lên kế hoạch và dự trù sửa chữa cho từng xe, để trình lên ban lãnh đạo công trường xem xét .
Trong các trường hợp hư hỏng đột xuất hoặc đặc biệt phát sinh, đơn vị thi công sẽ làm tường trình gửi về phòng Kế hoạch, phòng có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo công trường để xin ý kiến giải quyết.
Phòng Kế hoạch phối hợp với đội thi công thường xuyên theo dõi và đề xuất để được cấp và thay thế kịp thời đúng theo qui định sử dụng xe như: định kỳ thay nhớt, thay lọc, bơm mỡ. Sử dụng nhiên liệu đúng chủng loại, phụ tùng thay thế phải đúng qui cách.
Bộ phận lái xe của công trường cáo trách nhiệm báo cáo ngay cho phòng Kế hoạch những hỏng hóc hoặc nghi vấn của xe để có hướng xử lý.
CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC KẾ HOẠCH, HỒ SƠ TRONG
XÂY DỰNG CẦU
4.1 Kế hoạch trong xây dựng cầu.
- Tiến độ thi công.
+ Cách lập:
Bước 1: Phân tích toàn bộ công trình thành các hạng mục công trình nhỏ.
Bước 2 :Từ các hạng mục vừa phân tích tiến hành bóc tách thành các công việc cụ thể
Bước 3 : Dự kiến công việc cần làm theo bản vẽ
Bước 4 : Dự kiến số ngày công lao động để hoàn thành công việc
Số ngày công = khối lượng/định mức
Bước 5 : Dự kiến thời gian để hoàn thành công việc
Bước 6 : Lên hệ thời gian thi công của các công việc riêng biệt sao cho cùng một lúc thi công nhiều hạng mục công trình để rút ngắn thời gian.
+ Theo dõi và điều chỉnh tiến độ :
-Từ thời điểm khởi công, trình tự hoàn thành các hạng mục công trình, xác định được các thời điểm bắt đầu các thao tác công viêc hoặc hạng mục đầu tiên của các công việc.
-Từ hướng thi công và thời gian hoàn thành các hạng mục, xác định các thời điểm kết thúc.
-Vạch đường tién độ thi công cho toàn bộ công trình
-Vạch đường tiến độ thi công cho các tổ, đội khi thực hiên các công việc cụ thể.
-Kiểm tra tiến độ hoàn thành dự án theo tiến độ thi công cho phép. Trong mọi trường hợp phải đảm bảo hoàn thành và hoàn thành sớm tiến độ thi công cho phép. -Nếu trong quá trình thi công xảy ra vấn đề gì ngây ảnh hưởng đến tiến độ thi công thì cần có điều chỉnh phù hợp, ví dụ như tăng ca thi công, tăng năng suất thi công.
- Kế hoạch cung cấp máy móc, thiết bị, vật tư, điện nước
+ Lập kế hoạch cung cấp vật tư, thiết bị.
-Căn cứ kế hoạch công tác quản lý và sản xuất của các đơn vị sử dụng đề xuất nhu cầu, các đơn vị quản lý dựa vào mức khoán chi đã được duyệt tiến hành khảo sát giá cả, lập kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị gửi phòng Kế hoạch để trình Ban lãnh đạo xem xét phê duyệt.
+ Kiểm tra và duyệt kế hoạch cung cấp vật tư, thiết bị.
- Phòng Kế hoạch, Phòng Kế toán-thống kê kiểm tra kế hoạch mua sắm và trình Ban lãnh đạo xem xét phê duyệt.
- Trong trường hợp đột xuất, các đơn vị thi công chỉ cần lập phiếu yêu cầu căn cứ kế hoạch đã giao khoán vật tư, thiết bị đã được nhân viên kỹ thuật phê duyệt tiến hành viết phiếu yêu cầu cung cấp vật tư, thiết bị kèm theo báo giá, bản vẽ hoặc tài liệu liên quan
+ Kế hoạch cung cấp điện nước
- Điện được lấy từ điện lưới quốc gia, nhưng nhà thầu đã bố trí máy phát dự phòng.
- Điện do máy phát dùng 2 máy trở lên.
- Trong quá trình thi công nguồn điện luôn được cung cấp đầy đủ, đảm bảo sinh hoạt và sản suất
- Nước sinh hoạt được cung cấp từ nhà máy nước tại khu vực thi công, nước dùng cho hoạt động sản suất được lấy từ sông của khu vực thi công.
4.2. Công tác hồ sơ.
4.2.1. Nội dung hồ sơ hoàn công+ Hồ sơ pháp lý (Chủ đầu tư - Bên A tập hợp)-Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án của cấp có thẩm quyền
-Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào:. Cấp điện;. Sử dụng nguồn nước;. Khai thác nước ngầm;. Khai thác khoáng sản, khai thác mỏ;. Thoát nước (đầu nối vào hệ thống nước thải chung);. Đường giao thông bộ, thủy;. An toàn của đê (Công trình chui qua đê, gần đê, trong phạm vi bảo vệ đê...). An toàn giao thông (nếu có).-Hợp đồng xây dựng (ghi số, ngày tháng của hợp đồng) giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu tư vấn thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế; Nhà thầu thi công xây dựng chính, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp và cũng như hợp đồng giữa Nhà thầu chính (tư vấn, thi công xây dựng) và các Nhà thầu phụ (tư vấn, thi công xâydựng).-Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các Nhà thầu tư vấn, Nhà thầu thi công xây dựng kể cả các Nhà thầu nước ngoài (thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng...)
-Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phần thiết kế cơ sở quy định.-Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế KT, thiết kế BVTC của Chủ đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế theo quy định.-Biên bản của Sở xây dựng kiểm tra sự tuân thủ quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng của Chủ đầu tư trước khi nghiệm thu giai đoạn xây dựng, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.+ Tài liệu quản lý chất lượng (Nhà thầu thi công xây dựng - Bên B lập)-Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện...(có danh mục bản vẽ kèm theo).
-Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi côngphần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, điện nước và hoàn thiện...
-Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công phần: san, nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, điện nước và hoàn thiện... do 1 tổ chức chuyên môn hoặc 1 tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân, năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện.
-Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như: cấp nước, cấp điện, cấp ga...do nơi sản xuất cấp.
-Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định.
-Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị. Kèm theomỗi biên bản là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu (có danh mục biên bản nghiệm thu công tác xây dựng kèm theo)
-Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử thiết bị (không tải và có tải)
-Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.
-Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ.
-Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường)
-Báo cáo kết quả thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải cảu cọc móng; chất lượng bê tông cọc; lưu lượng giếng; kết cấu chịu lực; thử tải bể chứa; thử tải ống cấp nước...)
-Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối: cọc, kết cấu kim loại, đường ống áp lực, bể chứa bằng kim loại...
-Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng (độ lún, đọ nghiêng, chuyển vị ngang,góc xoay...)
-Nhật ký thi công xây dựng công trình.
-Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong công trình; hướng dẫn hoặc quy trình vận hành khai thác công trình; quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị công trình.
-Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng củacác cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về:. Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt;. Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp nước;. Phòng cháy chữa cháy, nổ;. Chống sét;. Bảo vệ môi trường;. An toàn lao động, an toàn vận hành;. Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);. Chỉ giới đất xây dựng;. Đầu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông...);. An toàn đê điều, giao thông (nếu có). Thông tin liên lạc (nếu có).-Chứng chỉ sự phù hợp từng công việc (thiết kế, thi công xây dựng) của các hạng mục công trình, toàn bộ công trình do các tổ chức tư vấn kiểm định độc lập cấp (kể cả các nhà thầu nước ngoài tham gia tư vấn kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất lượng) và cấp trước khi Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình.
-Bản kê các thay đổi so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt.
-Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
-Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng khi Chủ đầu tư nghiệm thu (nếu có)
-Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng.-Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.
Cách lập hồ sơ hoàn công :
+ Chuẩn bị hồ sơ pháp lý công trình, gồm
- Quyết định đầu tư của dự án.
-Quyết định phê duyệt thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán và quyết định chấp thuận thiết kế bản vẽ thi công (với công trình thiết kế hai bước), các quyết định duyệt dự toán thành phần trong giai đoạn này.
-Quyết định duyệt thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công và tổng dự toán (với công trình thiết kế một bước)
-Các văn bản, chỉ thị, thông báo có liên quan trong cả quá trình triển khai dự án + Chuẩn bị hồ sơ quản lý chất lượng công trình, gồm:
-Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật tổng thể công trình .-Bản tổng hợp khối lượng xây dựng công trình .-Hồ sơ về hệ mốc toạ độ, hệ mốc cao độ.
-Hồ sơ địa chất công trình: Thuyết minh, các mặt cắt cấu tạo địa chất, tài liệu các lỗ khoan hoặc hố đào, bình đồ địa chất, hoặc bình đồ bố trí các lỗ khoan hoặc hố đào.
-Hồ sơ thuỷ văn công trình: Thuyết minh các số liệu, tài liệu tính toán và điều tra về thuỷ văn, thuỷ lực công trình-Thuyết minh tổng kết kỹ thuật thi công, đánh giá chung về chất lượng thi công, những vấn đề còn tồn tại.
-Hồ sơ về giải phóng mặt bằng: Chính sách, phương án chung về giải phóng mặt bằng của dự án, tài liệu làm rỏ phạm vi đã đền bù, giải toả, văn bản sao các quyết định của các cấp liên quan về giải phóng mặt bằng (quyết định cấp đất, quyết định đền bù, di chuyển)
-Hồ sơ về hệ mốc lộ giới, có biên bản bàn giao với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý khai thác. -Danh sách các đơn vị thi công (chính, phụ) đối với từng hạng mục công trình. -Danh sách tư vấn giám sát thi công
-Bản vẽ tổ chức thi công tổng thể (Sơ đồ ngang và là sơ đồ mô tả thực tế diễn biến thi công theo thời gian, không dùng sơ đồ ban đầu)Các chứng chỉ kiểm tra kỹ thuật xác nhận chất lượng vật liệu, hỗn hợp vật liệu xây dựng công trình, các xác nhận của nhà tư vấn.
-Các chứng chỉ kiểm tra kỹ thuật xác nhận chất lượng từng hạng mục công trình trong quá trình nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công, có ý kiến chấp thuận của đơn vị tư vấn.-Các kết quả kiểm tra, kiểm định chất lượng các cấp, kiểm định thử tài công trình (nếu có).-Sổ nhật kí ghi chép quá trình chép quá trình thi công, nhận xét chất lượng công trình, các chứng từ và biên bản có liên quan đến công trình trong quá trình thi công.-Các biên bản nghiệm thu bộ phận công trình đối với từng hạng mục, bộ phận ấn dấu.-Biên bản nghiệm thu xong công trình đưa vào sử dụng.+ Chuẩn bị bản vẽ hoàn công:Thiết kế hai bước mà bước thiết kế bản vẽ thi công do đơn vị tư vấn thiết kế được chủ công trình giao nhiệm vụ lập thì hồ sơ hoàn công lập là thiết kế bản vẽ thi công +Thiết kế hai bước mà thiết kế bản vẽ thi công do đơn vị lập thông thông qua nhà tư vấn chấp thuận thì hồ sơ hoàn công bao gồm:- Bản vẽ thiết kế kĩ thuật - Bản vẽ thiết kế bản vẽ thi công - Thiết kế một bước thiết kế bản vẽ thi công làm hồ sơ hoàn công
+Nếu thi công đúng với đồ án thiết kế (tức các sai số về kích thước, cao độ trong phạm vi cho phép đã được nghiệm thu) thì dùng ngay văn bản thiết kế lập được duyệt ban đầu làm hồ sơ hoàn công. Bản vẽ được nhà tư vấn và chủ đầu tư ký đóng dấu xác nhận: "Tài liệu này là hồ sơ hoàn công".
+Nếu thi công khác so với thiết kế về một số chi tiết, kích thước cấu tạo phụ, đơn giản, mức độ nhỏ: có thể dùng bản vẽ thiết kế lập, chữa lại bằng mực đỏ (bền mầu) các hình dáng, kích thước, cao độ thay đổi và ghi rõ các chú dẫn cần thiết, có xác nhận của nhà tư vấn, làm bản vẽ hoàn công. Nhà tư vấn xem xét các trường hợp cụ thể cho làm hình thức này hoặc theo hình thức khác.
+Nếu thi công khác với đồ án thiết kế duyệt ban đầu nhiều điểm cơ bản, quan trọng hoặc nhiều chi tiết cấu tạo (thiết kế một bước: kĩ thuật thi công hoặc thiết kế hai bước như nêu ở mục trên) phải có bản vẽ bổ sung sửa đổi của cơ quan tư vấn thiết kế kèm theo quyết định bổ sung chấp thuận của cấp có thẩm quyền, kèm theo bản vẽ thiết kế cũ để đối chiếu.
Hồ sơ nghiệm thu.
- Biên bản xử lí hiện trường- Biên bản nghiệm thu công trình- Biên bản nghiệm thu nội bộ- Biên bản bàn giao- Phiếu yêu cầu nghiệm thu công trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 19.doc