Tài liệu Báo cáo Tình hình thực tập tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải: Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học quản lý và kinh doanh hà nội
----------------------000--------------------
Báo cáo thực tập
tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải
Sinh viên thực hiên: Bùi Thị Thu Thuỷ
Mã sinh viên: 2001d1562
Lớp: 609
Hà nội, tháng 8 năm 2005
Phần thứ nhất: lời mở đầu
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh càng trở nên gay gắt ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn năng động, sáng tạo, đổi mới và thích ứng với nhu cầu phát sinh trên thị trường. Khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tìm chỗ đứng trên thị trường thì thông tin về tài chính kế toán đặc biệt là doanh thu tiêu thụ hàng hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc xem xét thông tin về tài chính kế toán đến xác định doanh thu thị tiêu thụ, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tìm ra các yếu tố bất hợp lý trong việc sử dụng tài sản, vốn, vật tư do đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn n...
37 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tình hình thực tập tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học quản lý và kinh doanh hà nội
----------------------000--------------------
Báo cáo thực tập
tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải
Sinh viên thực hiên: Bùi Thị Thu Thuỷ
Mã sinh viên: 2001d1562
Lớp: 609
Hà nội, tháng 8 năm 2005
Phần thứ nhất: lời mở đầu
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh càng trở nên gay gắt ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn năng động, sáng tạo, đổi mới và thích ứng với nhu cầu phát sinh trên thị trường. Khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tìm chỗ đứng trên thị trường thì thông tin về tài chính kế toán đặc biệt là doanh thu tiêu thụ hàng hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc xem xét thông tin về tài chính kế toán đến xác định doanh thu thị tiêu thụ, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tìm ra các yếu tố bất hợp lý trong việc sử dụng tài sản, vốn, vật tư do đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm tiết kiệm phi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai. Vì vậy hơn bao giờ hết họ phải nắm bắt thông tin một cách chính xác từ khâu sản xuất đến khâu cuối cung là xác định doanh thu tiêu thụ sản phẩm để tính lợi nhuận thu được của doanh nghiệp.
Do mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, trình độ quản lý khác nhau nên doanh thu tiêu thụ sản phẩm dẫn tới lợi nhuận thu được của mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau.đánh giá tình hình thị trường sản phẩm đầy đủ, chính xác kịp thời sẽ giúp công tác quản lý, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của việc tiêu thụ thành phẩm trong quá trình kinh doanh, cung cấp thông tin cho quản lý, từ đó phấn đấu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiêu thụ thành phẩm ngày càng nhiều đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm hay xác định doanh thu tiêu thụ hàng hoá, vận dụng lý luận đã học và nghiên cứu tại trường kết hợp với thực tế thu nhận được trong thời gian thực tập tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT em đã chọ đề tài: “một số giải pháp để tăng lợi nhuận của công ty vật tư thiết bị GTVT” cho chuyên đề của mình.
Phần thứ hai: nội dung
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật & tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TM & sx vật tư thiết bị gtvt
Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải tên giao dịch là: trading and manufacturing equipment materials for transportation company, tên viết tắt là: TMT là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 40 QĐ/TCCB – LĐ ngày 27/10/1976 với tên ban đầu là: “công ty vật tư thiết bị cơ khí gtvt ”
Đến năm 1993 do có sự sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 602/QĐ/TCCB - LĐ ngày 05/04/1993 thành lập DNNN: “công ty vật tư thiết bị cơ khí gtvt” trực thuộc liên hệp xí nghiệp cơ khí gtvt, trụ sở chính đặt tại số 83 phố Triều khúc, quận Thanh xuân, Hà nội, giầy pháep kinh doanh số: 108563. Mã số kinh doanh: 0704.
- Tổng số vốn kinh doanh ban đầu là: 190.000.000đ
- Nhà nước cấp: 115.000.000đ
- vốn doanh nghiệp tự bổ sung là: 75.000.000đ
-Trong đó vốn cố định là: 114.000.000đ
- vốn lưu động là:76.000.000đ
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất và cung ứng vật tư thiết bị gtvt. Ngày 1/9/1998 theo quyết định số 2195/1998/QĐ - BGTVT của Bộ trưởng Bộ gtvt đổi tên công ty thành: “công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị gtvt”.
Từ ngày 28/02/2002 công ty chuyển trụ sở chính về 199b Minh khai, Quận Hai bà trưng, Hà nội.Trong những năm gần đây công ty đã có kết quả sản xuất kinh doanh rất khả quan và đã được Bộ gtvt tặng bằng khen tại quyết định số 663/QĐ - BGTVT ngày 23/02/2000.
Ngày 25/12/2001 công ty được Bộ GTVT quyết định “phê duyệt dự án đầu tư xây dung xí nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô vận tải nông dụng Cửu Long” tại huyện Văn lâm tỉnh Hưng Yên.. Hiện nay công ty có 4 đơn vị trực thuộc là:
- Nhà máy sản xuất lắp ráp xe gắn máy tại Hưng Yên.
- Nhà máy sản xuất lắp ráp động cơ xe gắn máy tại Hưng Yên.
- Nhà máy sản xuất ô tô vận tải nông dụng Cửu Long tại Hưng Yên.
- Nhà xưởng sản xuất 1 số chi tiết động cơ xe máy tại 199b Minh Khai.
Với tuổi đời gần 30 năm trong suốt quá trình hoạt động đã có nhiều thăng trầm, nhiều khó khăn và thuận lợi. Những năm đầu đi vào hoạt động là thời kỳ vô cùng khó khăn của công ty. Do cơ chế của công ty chuyển đổi từ quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, công ty không chuyển đổi kịp thời dã dẫn đến yếu kém và tụt hậu đời sống cán bộ công nhân viên(CBCNV) gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, thình trạng nợ đọng, các khoản nợ ngân sách, nợ khách hàng và nợ cấp trên gia tăng không có hướng giải quyết công ty đã lâm vào tình trạng gần như phá sản.
Với thực trạng của công ty như vậy ban lãnh đạo cung toàn thể CBCNV đặc biệt là sự hỗ trợ của tổng công ty và các đơn vị khác trong tổng công ty tìm phương hướng khắc phục khó khăn nhằm đưa công ty phát triển. Cùng với việc củng cố bộ máy lãnh đạo và phát triển kinh doanh theo mục tiêu lấy nhu cầu của thị trường làm trọng yếu. Với ngành nghề phong phú và đa dạng, cùng với sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và CBCNV, công ty đã từng bước khẳng định mình và ngày càng phát triển.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TM & SX vật tư thiết bị gtvt.
So với những năm trước số CBCNV của công ty hiện nay đã tăng lên đáng kể, tạo công ăn việc làm cho tổng sốgần 800 người trong toàn công ty. Công ty đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 trong tổ chức bộ máy quản lý của mình bên cạnh tổ chức quản lý theo hành chính.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TMT:
Giám đốc
Phó giám đốc điều hành
Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng
Tổ chức hành chính
phòng
Kinh doanh
xuất nhập khẩu
Phòng
Tài chính
Kế toán
Phòng
Kế Hoạch
KD
Phòng
Nghiên cứu
thị
trường
các XN sx
xe gắn máy
Chi nhánh c.ty tại TPHCM
: Sơ đồ tổ chức quản lý theo ISO 9000
: Sơ đồ tổ chức quản lý hành chính.
Trưởng phòng
Kế toán tổng hợp
KT nguyên vật liệu, giá thành sản phẩm
KT thanh toán lương & các khoản trích theo lương
KT theo dõi thanh toán quốc tế
KT doanh thu, chi phí
KT bán hàng theo dõi cấp phát hải quan
KT
tài sản cố định, quỹ
Các nhân viên kế toán kho, xưởng
3. Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán của công ty TMT gồm 13 người, được tổ chức theo hình thức tập trung, các phần hành kế toán được phân công tách biệt cho từng người phụ trách tuy nhiên một người có thể kiêm hai vị trí và ngược lại một vị trí có thể do hai người phụ trách và áp dụng hình thức nhật ký chung để ghi sổ.
II. Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TMT.
1. Đánh giá chung.
Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra trong điều kiện có nhiều khó khăn trở ngại. Ngoài những khó khăn vốn có về tiền vốn, cơ chế chính sách của Nhà nước thiếu đồng bộ…lại cộng thêm những thách thức lớn trong xu thế cạnh tranh, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Nhưng với định hướng đúng đắn của ban chấp hành đảng bộ công ty và sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của toàn thể CBCNV công ty nên đã khai thác được tối đa các yếu tố thuận lợi, tranh thủ được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các ban ngành trung ương cũng như địa phương.
Do vậy năm 2004 công ty đã đạt được kết quả đángkhích lệ sau:
- giá trị sản lượng đạt: 351,5 tỷ đồng tăng 30% so với thực hiện năm 2003.
- Doanh thu đạt: 235 tỷ đồng tăng 54,6% so với năm 2003.
- Lợi nhuận đạt: 2.019 triệu đồng tăng 100% so với năm 2003.
- Tuyển dụng thêm 248 lao động.
- Thu nhập bình quân đạt: 2.000.000đ/ng/tháng.
- Sản phẩm chủ yếu : + Ô tô tải đạt: 1.600 xe.
+ Xe máy đạt: 22.000 xe.
Công ty đã đầu tư và đưa vào sản xuất nhà máy ô tô nông dụng Cửu Long, công suất 10.000 xe/năm, nhà máy sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn máy công suất 100.000 xe/năm trong khuôn viên 20 ha đất tại khu công ngiệp phố nối A - Văn lâm - Hưng Yên, đảm bảo việc làm ổn định cho trên 600 CBCNV, thực hiện tốt chính sách với người lao động và duy trì phát triển các hoạt động văn hoá xã hội khác.
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Trong những năm qua được sự quan tâm giú đỡ của Bộ gtvt và sự tập trung chỉ đạo trực tiếp cảu tổng công ty cơ khí gtvt, củng cố ổn định, bố trí hợp lýcán bộ lãnh đạo của công ty TMT đã phấn đấu vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách, năng động sáng tạo, khai thác nội lực và tập trung cao về trí tuệ, vận dụng tổng hợp sự phát triển về kinh tế theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất & thương mại dịch vụ, trú trọng đầu tư chiều sâu trang thiết bị, đổi mới công nghệ, kịp thời nâng cao chất lượng và trẻ hoá đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ, quản lý và điều hành theo phương thức mới phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Chính nhờ sự cố gắng đó trong những năm gần đây công ty TMT đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên 1 số chỉ tiêu đặt ra đã không đạt được như dự tính ban đầu.
Biểu 01: Đơn vị tính: nghìn đồng
stt
chỉ tiêu
Năm 2002
năm 2003
so sánh
chênh lệch %
1
Tổng doanh thu
325.760.984
152.671.829
-173.089.155 -53,13
2
Doanh thu thuần
325.547.912
151.799.287
-173.748.625 -53,37
3
Tổng LN trước thuế
5.000.516
1.000.272
-4.000.244 -80
4
Tổng LN sau thuế
3.400.351
680.185
-2.720.166 -80
5
Vốn kd bình quân
134.248.646
23.416.228
-10.832.418 -8,07
6
Doanh lợi vốn(%)
2,38
0,65
-0,0173 -72,69
7
Doanh lợi doanh thu
1,04
0,45
-0,0059 -56,73
8
Nộp ngân sách
64.676.836
54.997.920
- 9.678.916 -14,97
9
Tổng số lao động
94
122
28 - 29,79
10
Thu nhập bình quân
2047
2043
-364 -15,12
Qua bảng kết quả trên của công ty cho thấy:
Tổng doanh thu của công ty năm 2003 so với năm 2002 giảm đi 173.089.155 ngđ ứng với tỷ lệ giảm 52,13%. Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty tiêu thụ trên thị trường giảm đi. Bởi vậy doanh thu thuần của doanh thu giảm nên lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cũng giảm với tỷ lệ lớn hơn nhiều so với tỷ lệ giảm của doanh thu: 80%. Mặt khác ta thấy rằng, doanh thu của công ty rất cao nhưng lợi nhuận lại không tương xứng với doanh thu. Lý do vì hàng năm công ty phải bỏ ra nhiều chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay…Điều đó chứng tỏ công ty đã không mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Tổng vốn kinh doanh của công ty cũng giảm 10.832.418 ngđ tương ứng với tỷ lệ 8,075. Điều này chứng tỏ công ty chưa chú trọng đến việc huy động vốn để mở rộng quy mô sxkd. Đồng nghĩa với việc giảm vốn kinh doanh là doanh lợi vốn và doanh lợi doanh thu mà công ty đạt được đều có chiều hướng giảm. Cụ thể doanh lợi vốn giảm với tỷ lệ 72,69% còn doanh lợi doanh thu giảm 56,73%. Qua đây ta thấy việc tạo lập và sử dụng vốn của công ty là chưa tốt, chưa có hiệu quả.
Trong những năm qua, số lượng CBCNV trong công ty luôn được bổ sung. Đời sống của CBCNV đã được cải thiện, thu nhập hàng năm bình quân đạt mức 2trđ/ng/tháng. Nhìn chung năm 2003 công ty làm ăn kém hiệu quả chưa có những biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sxkd. Do vậy công ty cần đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm đem lại nhiều doanh thu hơn nữa, giảm lượng hàng tồn kho cho công ty. Đồng thời, công ty cũng phải đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, quản lý các khoản phải thu, làm tăng vòng quay các khoản phải thu, để tiết kiệm nhiều vốn lưu động hơn, đem lại tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động cao hơn và lợi nhuận cao hơn nữa cho công ty.
3. Thuận lợi và khó khăn những vấn đề còn tồn tại.
a. Thuận lợi
Để đạt được những thành tựu trong 5 năm qua công ty đã gặp phải và vượt qua không ít khó khăn trở ngại, nhưng thuận lợi vẫn là cơ bản nhất .
- Được sự quan tâm chỉ đạo của tổng công ty cơ khí gtvt, Bộ gtvt, các bộ,
ngành liên quan tạo điều kiện để công ty xúc tiến triển khai đầu tư xây dựng nhà máy ôtô nông dụng Cửu Long công suất 10.000xe/năm, đồng thời cũng tạo điều kiện giúp đỡ sxkd của công ty, giúp đỡ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các chương trình sản xuất, kinh doanh phát triển, nâng cao tính cạnh tranh hàng hoá, sản phẩm của công ty trên thị trường.
- Công ty đã có chính sách thu hút đội ngũ kỹ sư ô tô, cán bộ chủ chốt, công
nhân kỹ thuật ô tô của các liên doanh về bổ sung vào các khâu, các dây chuyền sản xuất của nhà máy. CBCNV toàn công ty từ cán bộ lãnh đạo , quản lý nhan viên đến công nhân đều có quyết tâm cao trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất.
- Cơ chế chính sách của nhà nước đã có sự thay đổi cơ bản theo chiều hướng
khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư và năng động sáng tạo trong sxkd.
- Về tổ chức: Bộ máy tổ chức của công ty đã từng bước được biện toàn, đội
ngũ cán bộ đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng ở hầu hết các phòng ban, chi nhánh, xí nghiệp.
- Về lực lượng lao động: Với số lượng 122 người công ty có 1 đội ngũ CBCNV đông đảo, trẻ trung, năng động, tâm huyết, yêu công việc và hầu hết đều có trình độ đại học trở lên, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, hiểu biết, có chuyên môn và dày dạn kinh nghiệm. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh.
- Về mặt pháp lý: Công tiêu thụ là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp
nhân, công ty mở tài khoản tại ngân hàng, nhờ ngân hàng là trung tâm giao dịch thanh toán, thu chi nội ngoại tệ trong việc thanh toán với khách hàng, người mua, người bán & nhất là các nhà cung cấp ở nước ngoài.
- Công ty có mạng lưới kinh doanh rộng, việc phân bổ các cửa hàng kinh doanh của công ty đã tạo điều kiện cho công ty trong việc bán hàng, tiếp cận và phục vụ khách hàng, nâng cao uy tín của công ty.
- Bên cạnh đó, trụ sở làm việc, phương tiện làm việc của CBCNV luôn được bổ sung hoàn thiện phù hợp với yêu cầu của hoạt động sxkd. Đời sống việc làm của CBCNV luôn được cải thiện và ổn định đã tạo nên sự yên tâm công tác và hăng say làm việc của CBCNV công ty.
Điều đó thể hiện qua kết quả kinh doanh trong những năm gần đây như sau:
Biểu: 02 Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Nội dung
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Giá trị sx công nghiệp
176.000
354.135
386.000
270.000
800.000
2
Tổng doanh thu
164.177
341.193
325.547
151.799
750.000
3
Nộp ngân sách
39.705
58.045
66.251
54.983
60.000
4
Giá trị đầu tư
3.682
1.298
10.291
17.316
20.000
-
Vốn tự có + NS
388
2.004
-
Vay, khác
3.294
1.298
10.291
15.312
20.000
5
Tổng số CBCNV
79
99
209
259
780
b. Khó khăn.
- Cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị công nghệ, những điều kiện cần và đủ để tổ chức sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy hiện nay còn nhiều ngành nghề kinh doanh song đội gnũ cán bộ quản lý, chuyên viên và thợ lành nghề còn thiếu trầm trọng hoặc chưa chuyển biến kịp thời, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường khiến nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ.
- Vốn đầu tư và vốn kinh doanh của công ty thiếu trầm trọng, công ty hoạt động chủ yếu bằng vốn vay của ngân hàng thương mại.
- Công tác quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật, quản lý hàng hoá phục vụ sau thương mại còn nhiều khâu chưa tốt, chưa thúc đẩy sản xuất phù hợp với yêu cầu sxkd của công ty.
- Khả năng tiếp thị sản phẩm của công ty còn nhiều bất cập, khả năng khai thác thông tin thị trường trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế.
Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn chủ yếu của công ty trong thời gian qua điều này đòi hỏi công ty phải biết tận dụng triệt để lợi thế của mình đồng thời tìm ra những giải pháp để khắc phục khó khăn nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty.
4. Định hướng phát triển của công ty.
Thực tế qua nghiên cứu phân tích, đánh giá tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở công ty thương mại & sản xuất vật tư thiết bị gtvt trong những năm qua cho thấy những kết quả đáng khích lệ, hoạt động kinh doanh có lãi, đóng góp đáng kể cho NSNN, đời sống CBCNV ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên không dừng ở đó công ty TMT vẫn không ngừng vươn lên phát huy nội lực và tận dụng mọi tiềm năng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngoài ra công ty đã xác định sản xuất phụ
tùng lắp ráp và kinh doanh ô tô, xe máy của công ty là một trong những trọng
điểm năm 2004 và những năm tiếp theo. Công ty đã đầu tư dây chuyền lắp ráp
động cơ xe gắn máy, sản xuất khung và bình xăng xe máy, đầu tư sản xuất một số chi tiết khó của động cơ xe máy. Công ty mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng & đầu tư mới, áp dụng khoa học công nghệ cao nhằm phát triển và ổn định cho sản xuất, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho CBCNV, tăng đóng góp vào NSNN, tăng thu nhập bình quân hàng năm.
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sxkd, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
1. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường & sử dụng có hiệu
quả các biện pháp về tiêu thụ hàng hoá.
Như đã phân tích ở trên, năm 2003 công ty chưa làm tốt công tác bán hàng, thanh toán và thu hồi công nợ. Công ty còn bị chiếm dụng vốn nhiều và chủ yếu nằm ở khoản phải thu của khách hàng. Mặt khác đối với bất cứ doanh nghiệp nào vấn đề làm thế nào để tiêu thụ được nhiều hàng hoá và mang lại được nhiều lợi nhuận luôn được quan tâm hàng đầu.
Công ty cần đẩy mạnh t các mặt hàng ô tô, xe máy…để tăng doanh số các mặt hàng này. Đồng thời cũng phải áp dụng các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ & quan trọng hơn là công ty phải thiết lập được mối quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành cũng như khác ngành để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho công ty.
Việc tiêu thụ hàng hoá nhiều hay ít phần lớn phụ thuộc vào chất lượng của công tác nghiên cứu thị trường, sản lượng, chủng loại, mẫu mã thì khả năng tiêu thụ được nhiều và ngược lại. Để thực hiện tốt công tác thị trường công ty cần thực hiện tốt những công tác sau:
- Tăng cường công tác nghiên cứu thăm dò thị trường, xem xét nhu cầu thị
trường về chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả… để kinh doanh về mặt hàng đáp ứng nhu cầu thị trường tăng doanh thu tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Mở rộng hệ thống đại lý ở những nơi có nhu cầu sử dụng sản phẩm mà
công ty đang kinh doanh tại các tỉnh thành trên cả nước. Các đại lý bán hàng của công ty là chiếc cầu nối giữa công ty và người tiêu dùng, qua đó công ty có thể nắm bắt được những thông tin bổ ích về khách hàng, nhu cầu thị hiếu của họ để ngày càng có thể đáp ứng tốt hơn.
- Xây dựng kế hoạch giới thiệu sản phẩm, quảng cáo những mặt hàng công ty
đang kinh doanh, nhất là đối với thị phần mà khách hàng chưa quan tâm tiêu thụ những mặt hàng đó. Bên cạnh đó về giá cả công ty có thể bán với giá hợp lý ít lợi nhuận để thu hút khách hàng. Nếu thực hiện được thì công ty sẽ tăng thị phần, tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ từ đó làm tăng doanh thu.
- Nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước & tổng công ty để xây dựng mạng lưới phân
phối sản phẩm rộng khắp cả nước. Xây dựng các kho chứa ở các tỉnh thành phố đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu thị trường một cách thuận lợi.
1. Có biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
Trong kinh doanh không ai có thể biết trước được mọi khả năng, lường trước được mọi vấn đề có thể xảy ra như: thị trường, về phía người cung cấp, lạm phát, khủng hoảng kinh tế… để hạn chế rủi ro trong kinh doanh công ty cần kết hợp thêm những biện pháp sau:
- Công ty cần mua bảo hiểm cho hàng hoá để khi vốn bị hao hụt thì đã có nguồn bù đắp, khi rủi ro xảy ra sẽ được bồi thường.
- Định kỳ tiến hành kiểm kê, kiểm soát, đánh giá lại toàn bộ các khoản vốn
vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định số vốn của động của công ty theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở đó điều chỉnh hợp lý phần chênh lệch.
- Những hàng hoá lâu ngày bị tồn đọng cần được xử lý kịp thời, chuyển dịch
tiêu thụ, nhanh thu hồi vốn, nếu thiếu hụt phải bù đắp kịp thời.
- Đôn đốc các khoản nợ, thường xuyên đối chiếu, thu hồi công nợ, giải quyết
các khoản vốn bị chiếm dụng quá hạn, dây dưa. Tiền thu về nhanh chóng sử dụng vào hoạt động sxkd nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn.
- Những khoản tạm ứng phải thu hồi thanh toán ngay khi hết hạn. Có biện
pháp xử lý đối với những người nợ dây dưa chiếm dụng vốn của công ty. Quán triệt tư tưởng vốn sử dụng của công ty vì hiệu quả cảu nó gắn liền với sự tồn tại & phát triển của công ty, phải sử dụng chúng sao cho đúng pháp luật và đem lại lợi nhuận.
Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh là một biện pháp rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và với công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị gtvt nói riêng nhất là trong thương trường đầy rủi ro này.
Phần thứ ba: kết luận
Qua thời gian thực tập tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT, được tiếp xúc với công tác chính kế toán của công ty cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ phòng phòng TC-KT em nhận thấy rằng là một DNNN chuyên sản xuất hàng tiêu dùng, công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT luôn luôn phấn đấu không ngừng trong việc tìm kiếm thị trường và khách hàng, thu hút đầu tư mở rộng sản xuất và nâng cao trình độ kiến thức chung cho toàn thể cán bộ công nhân viên cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường.
Những năm gần đây trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước cũng như ngoài nước, công ty vẫn đứng vững và tự khẳng định mình trong việc nắm bắt nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng nhằm đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với thị trường.
Cùng chung với sự phát triển đó của công ty thì hệ thống quản lý nói chung và và công tác tài chính nói riêng đã không ngừng hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu quản lý của công ty. Việc hoàn thiện công tác tài chính kế toán sẽ giúp cho công ty kinh doanh một cách năng động và có hiệu quả hơn.
Do quỹ thời gian học tập và nghiên cứu còn hạn hẹp nhưng với sự cố gắng của bản thân và sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Hữu Chí em đã cố gắng vận dụng kiến thức của mình đi sâu vào thực tế công tác tài chính tại Công ty. Song không tránh khỏi những khiếm khuyết trong bản báo cáo vậy em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự chỉ bảo quý báu của các thầy cô giáo và của cán bộ phòng tài chính của Công ty đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em.
Nhận xét của lãnh đạo
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………............................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bao cao.thuy.doc