Tài liệu Báo cáo Tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP
Tên đề tài:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH VAY VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI XÃ HÒA SƠN, HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK
Người hướng dẫn: Bùi Ngọc Tân
Người thực hiện: Đặng Quang Vinh
Ngành: Kinh Tế Nông Lâm
Khóa: 2008-2012
Đắk lắk, tháng 10 năm 2011
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.Để làm được điều đó ngoài sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân cần phải có rất nhiều yếu tố bổ trợ cho công cuộc đó.
Vốn đầu tư là một trong nhưng yếu tố nguồn lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Người nông dân cần rất nhiều vốn để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của mình, tuy nhiên khả năng duy trì các ngồn vốn cho sản xuất nông nghiệp rất khó khăn và gặp nhiều hạn chế. Hiện nay tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế nói c...
30 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP
Tên đề tài:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH VAY VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI XÃ HÒA SƠN, HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK
Người hướng dẫn: Bùi Ngọc Tân
Người thực hiện: Đặng Quang Vinh
Ngành: Kinh Tế Nông Lâm
Khóa: 2008-2012
Đắk lắk, tháng 10 năm 2011
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.Để làm được điều đó ngoài sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân cần phải có rất nhiều yếu tố bổ trợ cho công cuộc đó.
Vốn đầu tư là một trong nhưng yếu tố nguồn lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Người nông dân cần rất nhiều vốn để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của mình, tuy nhiên khả năng duy trì các ngồn vốn cho sản xuất nông nghiệp rất khó khăn và gặp nhiều hạn chế. Hiện nay tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng đang diễn ra khắp mọi nơi.
Thực tiễn cho thấy rằng đối với các nông hộ việc huy động đã khó và việc sử dụng làm sao cho có lãi lại là điều càng khó hơn. Tình hình đó cho thấy việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nông thôn có quan hệ khănng khít với vấn đề huy động và sử dụng nguồn vốn trong nông hộ.
Xã Hòa Sơn ,huyện krông bông, tỉnh Dăk Lăk là một xã thuần nông, thu nhậptừ sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của bà con tại đây. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ và có độ rủi do cao. Từ nhưng năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các tổ chức tài chính đồng vốn đã từng bước đi vào nông hộ, nhằm nâng cao đời sống của bà con, mở rộng sản xuất, thay đổi bộ mặt nông thôn tại địa bàn.
Trải qua quá trình thực tập tổng hợp tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Dăk Lăk tôi chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Dăk Lăk” là đề tài nghiên cứu cho bản thân. Đề tài nghiên cứu nhằm thấy được tình trạng sử dụng vốn, những khó khăn trong việc vay và sử dung vốn vay trong quá trình sản xuất của nông hộ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng vay vốn và sử dụng vốn của các nông hộ trên địa bàn xã Hòa Sơn, huyện Krong Bông, tỉnh Đăk Lăk
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng của việc vay vốn và sử dụng vốn trên địa bàn
- Đề xuấ một số giải pháp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Dăk Lăk
-Thời gian nghiên cứu: số liệu năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011
1.4 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của xã
- Tình hình cơ bản của nông hộ
- Tìm hiểu nhu cầu vay vốn và mục dích sử dụng vốn
- Những thuận lợi và khó khăn khi vay vốn
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và khả năng hoàn trả vốn
- Đề xuất phương hướng sử dụng vốn có hiệu quả hơn
Phần 2
CÁC KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm về hộ
Có rất nhiều khái niệm về hộ nhưng chúng ta sẽ xét tới một số khái niệm được công nhận và phổ biến như sau:
Khái niệm của webrster:Hộ là những người sống chung moọt mái nhà cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ.
Theo Raul năm 1989: Hộ là những người cùng chung một huyết tộc hoặc không cùng chung một huyết tộc sống chung một mái nhà và có chung một nguồn thu nhập.
2.1.2 Khái niệm về hộ nông dân
Nghị quyết 10 của BCT(5/4/1988) ra đời đã khẳng định hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở. Nông hộ được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh.
2.1.3 Khái niệm về kinh tế hộ
Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn.Kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các yếu tố sản xuấ khác nhằm đạt thu nhập cao nhất. Nó là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào tích lũy đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi đói nghèo vươn lên làm giàu từ tự cung tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa và gắn với thị trường.
2.1.2 Đặc trưng của kinh tế hộ
Kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêudùng. Kinh tế nông hộ ở nông thôn hoạt động sản xuất Nông – Lâm – Thủy hải sản gắn với đất đai, điều kiện thủy văn, thời tiết khí hậu sinh cảnh, bên cạnh đó kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ chịu trách nhiệm cao về sản xuất va tiêu dùng dựa trên cân bằng nguồn lực sản xuất và nhu câuù tieu dùng của gia đình, kinh tế nông hộ từ tự cấp tự túc chuyển sang sản xuất hàng hóa, quan hệ tự nhiên chuyển sang sản xuất xã hội. Nền tảng tổ chưc căn bản của kinh tế nông hộ vẫn là định chế gia đình, đâts đai sử dụng tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Kinh tế nônng hộ có khả năng tồn tại và phát triển tất cả các nước kể cả các nước đang phát triển và các nước phát triển
2.1.3 Khái niệm về vốn
Vốn của sản xuất nông nghiệp được thể hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi lưu thông và trở lại với sản xuất. Cho nên vai trò của vốn rất quan trọng. Hình thuwcscuar vốn cũng luôn thay đổi từ hình thức tiền sang hình thức tư liệu sản xuất.Vốn là điều kiện vật chất quyết định sẩn xuất,mức độ và quy mô sản xuất lớn hay nhỏ điều phụ thuộc vào nguồn vốn nhiều hay ít.
2.1.4 Khái niệm tín dụng
Là sự chuyển nhượng giữa quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định, tính đến thời hạn sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn, khoản giá trị dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng hay lãi suất.
2.1.5 Vai trò của tín dụng
- Đắp ưng nhu cầu vay vốn để duy trì quá trình sản xuất được lien tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
- Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế.Tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục.Tín dung còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển.
- Trong nền kinh tế sản xuất hang hóa, tín dụng là một trong những nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh hiệu quả.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển, ngành kinh tế mũi nhọn.
- Trong thời kỳ phát triển nền nông nghiệp hóa nông thôn… Nhà nước đã tập trung tín dụng để tài trợ phát triển các ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế ,từ đó tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác.
- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
- Trong điều kiện kinh tế mở, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến vay vốn và sử dụng vốn trong các nông hộ
2.2 phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn điểm
Quá trình điều tra và thu thập số liệu được tiến hành trong 4 thôn, buôn trên tổng số 15 thôn, buôn tại xã. Những thôn được điều tra là: thôn 1, 8, 10 và buôn Ja. Đây là những thôn tiêu biểu đại diện cho toàn xã, trong đó có 2 thôn phát triển nhất là thôn 1 và 8, thôn 10 được xếp là thôn trung bình của xã, buôn Ja là buôn châm phát triển nhất (theo tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo chính thức của xã Hòa sơn năm 2010, theo chuẩn nghèo 2011-2015).
Phương pháp chọn hộ điều tra
Theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, chọn đại diện 100 hộ (lấy 15% trong tổng số hộ của 4 thôn) hộ nào cũng có thể được điều tra. Mỗi thôn chọn ra 25 hộ, việc lựa chọn hộ điều tra bằng cách đi điều tra từng hộ trong thôn, hộ nào có người ở nhà thì tiến hành điều tra hộ đó. Đây là hình thức thu thập số liệu 1 cách ngẫu nhiên các hộ trong thôn có xác suất chọn mẫu như nhau. Xem lại chỗ này, mâu thuẫn với số liệu phần kết quả nghiên cứu nhe
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân
Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương đi thực địa và tiếp xúc chọn mẫu. Quan sát thực trạng cuộc sống, ghi chép các hoạt động sản xuất của các nông hộ.
2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Nguồn tài liệu tổng hợp được thu thập từ các báo cáo KT – XH của xã qua các năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 từ ủy ban xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Dak lak cung cấp, sách báo và các tài liệu có liên quan. Ngoài ra con có các thông tin từ Hội nông dân xã, đoàn thanh niên xã.
Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp điều tra, kết cấu phiếu điều tra gồm 6 phần, mẩu phiếu điều tra có ở phần phụ lục của báo cáo.
Sử dụng phương pháp quan sát: Quan sát tình hình để dưa ra kết luận.
Sử dụng phương pháp chuyên khảo: Hỏi thăm cách sản xuất của người dân thông qua những người hiểu biết tình hình của xã.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
-Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel và một phần xử lý bằng máy tính tay.
-Sử dụng phương pháp phân tổ để so sánh giữa các nhóm.
2.2.4. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thông kê so sánh: Tổng hợp dữ liệu từ các phần tử chọn mẫu.Trên cơ sở đó tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa các tiêu chí đã được xác định thông qua kết quả số chênh lệch và tỷ lệ phần trăm trong tổng thể.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào các dữ liệu nghiên cứu đưa ra các kết quả phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế cần nghiên cứu.
- Sử dụng các biểu mẫu:Dựa vào những số liệu và kết quả phân tích được biểu thị trong các bảng từ đó dưa ra những nhận xét cụ thể tình hình của đối tượng cần nghiên cứu.
2.2.5. Phương pháp phân tổ nông hộ
Phương pháp phân tổ nông hộ: Phân thành nhóm hộ khá và giàu, hộ trung bình, hộ nghèo:
Thủ tướng vừa ký quyết định ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Theo đó, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6 triệu đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 - 520.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng. Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2011.
Dựa vào tình hình cụ thể của các hộ trong xã để phân loại nhóm hộ như sau:
Nhóm hộ nghèo: <401000 VNĐ/người/tháng
Nhóm hộ cận nghèo: Từ 401000 đến 520000 VNĐ/người/tháng
Nhóm hộ khá: >520000 VNĐ/người/tháng
Qua thống kê từ kết quả điều tra tại địa phương ta có tình hình tỷ lệ thành phần các nhóm hộ như sau:
Bảng 1: Phân chia nhóm nông hộ
Đơn vị: vnđ
TNBQ/người/tháng
Nhóm hộ
Tỷ lệ(%)
> 520000
Hộ khá
70.37
401000 - 520000
Hộ cận nghèo
5.93
< 401000
Hộ nghèo
23.70
Tổng
135
100.00
Nguồn số liệu điều tra:
2.2.6. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Bình quân vốn vay = Tổng số vốn vay được/Tổng số hộ vay được.
- Lãi suất TB/năm = Trung bình cộng lãi suất năm.
- Lợi nhuận = Tổng thu cả năm – Tổng chi phí chi cho sản xuất cả năm.
- Số đồng LN/1 đồng vốn = Lợi nhuận BQ trên hộ/BQ vốn vay trên hộ.
Phần 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hòa Sơn nằm trên tỉnh lộ 12 và thuộc Huyện Krông Bông cách trung tâm Huyện Krông Bông khoảng 4 km về phía Đông.
- Phía Đông: giáp thị trấn Krông Kmar.
- Phía Tây: giáp xã Ea Trul.
- Phía Nam: giáp dãy núi Cư Yang Sin
- Phía Bắc: giáp xã Khuê Ngọc Điền, Xã Hòa Tân.
Tổng diện tích toàn xã là 5.369 ha (số liệu kiểm kê ĐĐ 2010).
3.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Xã Hòa Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do sự nâng lên của địa hình ở độ cao trung bình từ 245 - 260 mét (so với mặt nước biển) nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Về đặc điểm khí hậu thuỷ văn khu vực này có một số khác biệt so với khu vực khác như sau:
*Nhiệt độ:
-Nhiệt độ trung bình trong năm 25,70 C
-Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 28,70 C
-Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 22,30 C
-Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38,50 C
-Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 12,60 C
*Độ ẩm:
Độ ẩm không khí tương đối ở xã Hòa Sơn nói riêng, vùng cao nguyên nói chung bình quân năm khoảng 81%. Độ ẩm tương đối trung bình có giá trị số lớn nhất vào tháng 9 khoảng ( 92%) và thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4 khoảng (70% - 79%) biến trình ẩm của không khí phù hợp với biến trình mưa ở đây và ngược lại với biến trình của nhiệt độ trung bình năm độ ẩm thấp nhất 25% tháng mùa khô và dưới 41% trong các tháng mùa mưa...
3.1.1.3. Địa hình
Xã có địa hình bị chia cắt thành 2 vùng tương đối rõ rệt, phía Nam là vùng núi cao, phía Bắc là vùng trũng tương đối thấp, độ cao trung bình 650-690m. Đất đai khá bằng phẳng ở khu vực trung tâm, Phía đông nam của Xã là dãy núi Chư Yang Sin chiếm 51,54 % diện tích tự nhiên. Khu vực có địa hình thấp hơi có lượn sóng, phân bổ ở phía tây bắc. Độ cao trung bình 450 - 470m, chiếm 48,46 %diện tích tự nhiên. Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp. Rất thích hợp cho các loại cây Lúa và công nghiệp dài ngày phát triển: cây điều, cà phê .v.v...
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Nguồn nước, thuỷ văn
Hệ thống sông suối, chảy trên địa bàn xã phân bố tương đối đồng đều, mật độ sông suối là 0,35-055km/m². Có sông chính(sông Krông Ana) là ranh giới tự nhiên phía Bắc giữa Hòa Sơn và xã Hòa Tân, chảy theo hướng Đông Nam-Tây Bắc. Lưu lượng nước của các suối đều chịu ảnh hưởng theo mùa.
- Mùa mưa: 450 - 500 m³/s, nước lớn, dâng nhanh, dòng chảy mạnh.
- Mùa khô: 2,7 m³/s, lưu lượng rút nhanh, lượng nước giảm đáng kể, một số các suối nhỏ hầu như cạn kiệt nước.
Vì vậy trong mùa mưa cần có các biện pháp bảo vệ bề mặt lưu vực và các công trình thuỷ lợi thích hợp để lưu giữ nguồn nước mặt cho mùa khô, giảm nhỏ sự chênh lệch dòng chảy.
Mực nước ngầm có liên quan trực tiếp đến nguồn nước mặt, ít ảnh hưởng đến nền móng công trình xây dựng trong khu vực. Mực nước ngầm dao động ở độ sâu từ 15-50m.
Nguồn nước
+ Nước mặt: Trên địa bàn Xã có hệ thống hồ đập, sông suối phân bố tương đối nhiều, tạo nên nguồn nước mặt dồi dào, giúp cho việc canh tác nông nghiệp tại địa phương thuận lợi hơn.
Nguồn nước mặt trên địa bàn phân bố không đồng đều trong năm đã dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ vào mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô thôn 1 đến thôn 3. Vì vậy, việc sử dụng nguồn nước mặt phục vụ tưới cho cây trồng rất khó khăn trong mùa khô, cho nên cần phải xây dựng các công trình thủy lợi Đập E’HRa để đảm bảo nước tưới cho cây và sinh hoạt cho nhân dân địa phương vào mùa khô hạn. .
+ Nước ngầm: Nguồn nước ngầm tương đối dồi dào, chủ yếu phân bố ở độ sâu trung bình từ 5-10m. Tuy nhiên mực nước lại phụ thuộc theo mùa, mùa mưa nước dồi dào nhưng chất lượng kém, ô nhiễm. Ngược lại mùa khô mực nước ngầm hạ thấp khoảng 4m đến 5m, chất lượng nước khá hơn.
3.1.2.2. Tài nguyên đất
- Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 1978 của Viện qui hoạch thiết kế nông nghiệp và kết quả điều tra bổ sung chuyển đổi tên loại đất theo hệ thống phân loại của FAO – UNESCO năm 1995. Trên địa bàn xã có những nhóm đất chính với diện tích và tỷ lệ từng loại đất như sau:
* Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.465 ha, chiếm tỷ lệ 27,29% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bổ tập trung ở khu vực thung lũng ven sông thuộc phía Bắc của xã. Đất được bồi đắp hàng năm do bị ngập lụt nên khá phì nhiêu. Hiện nay đất phù sa đang được sử dụng vào trồng lúa 2 vụ và hoa màu ,cây công nghiệp ngắn ngày.
* Nhóm đất xám rẫy: Diện tích 1.215,5 ha, chiếm tỷ lệ 22,56%. Phân bố ở khu vực phía Đông Bắc của Xã. Hiên nay đang được khai thác để trồng cà phê, tiêu, điều, sắn....
* Nhóm Đất đỏ vàng trên đấ phiến sét: chiếm 14,17%, phân bố ở khu vực phía tây của xã.
* Nhóm đất vàng nhạt trên đá granit (Fa,Ha) chiếm 18,52%; phân bổ tập trung ở khu vực nữa xã, phía Đông. Đất có tầng dày <30cm, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, khả năng giữ ẩm kém, có đá lẫn.
* Nhóm đất khác: Bao gồm các loại đất lầy thụt và đất dốc tụ, phân bổ dưới các khe suối hợp thủy. Loại đất này có độ phì khá cao, giàu mùn, khả năng giữ ẩm rất tốt, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ 17,46%.
- Đất đai trên địa bàn xã được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau nên phân loại đất khá đa dạng, lại phân bố trên nhiều loại địa hình, nên khả năng khai thác cũng hết sức đa dạng và phong phú, là một yếu tố thuận lợi để phát triển đa dạng những loại cây trồng.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Về diện tích rừng của xã Hòa Sơn, theo kết quả kiểm kê 01/01/2005:
Tổng diện tích đất lâm nghiệpcó rừng: 2.790ha.
Trong đó:
- Đất rừng sản xuất: 1.598 ha
- Đất rừng đặc dụng: 959 ha
- Đất rừng trồng: 233 ha
3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Lịch sử hình thành và phát triển của con người của xã Hòa Sơn huyện Krông Bông luôn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam. Toàn xã hiện có 05 cộng động dân tộc cùng sinh sống, làm việc và công tác gắn bó mật thiết với nhau. Các dân tộc sống đan xen, hình thành nên những cụm dân cư rải rác ở khắp địa bàn xã.
Cộng đồng các dân tộc với những truyền thống riêng đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng, phong phú, có những nét độc đáo riêng: trong đó nổi bật là truyền thống của người Mường, M’Nông, ÊĐê.
Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử nhưng sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán lành mạnh vẫn được gìn giữ và phát triển như các lễ hội: cúng bến nước, cơm núi, cầu phúc của người Ê Đê…Lễ hội Khai hạ của người Mường.v.v
3.1.2.5. Cảnh quan môi trường
Gần 51,96% diện tích đất đai của xã Hòa Sơn là đất rừng, trong đó có khu bảo tồn Vườn Quốc gia Chư Yang Sin với nhiều cảnh quan và một số thác nước với phong cảnh thiên nhiên sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch sinh thái.
Bên cạnh đó xã Hòa Sơn đất nông nghiệp được khai thác ở mức độ khá cao, đặc biệt việc sử dụng một lượng lớn phân vô cơ và thuốc trừ sâu hại, cộng với các chất thải rắn từ sinh hoạt là một phần trong những nguyên nhân làm cho môi trường đất, nước, không khí ngày càng bị ô nhiễm.
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo
Theo báo cáo UBND xã Hòa Sơn toàn xã có 15 thôn, buôn với 2.044 hộ với 9.867 khẩu. Trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ có 243 hộ với 1.255 khẩu chiếm 12,7% dân số toàn xã.
Thủ tướng vừa ký quyết định ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Theo đó, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6 triệu đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 - 520.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng. Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2011.
Khi đó, tổng số hộ nghèo tại xã Hòa Sơn: 344 hộ - 1.499 khẩu, chiếm 17.28 %, trong năm đã có 160 hộ nghèo và cận nghèo với sự tín chấp của các đoàn thể, được ngân hàng chính sách cho vay tổng số tiền là 750 triệu đồng, góp phần cải thiện vốn đầu tư sản xuất cho nhân dân.
Công tác phúc tra hộ nghèo năm 2010, kết quả tại xã: 625 hộ, 2828 khẩu chiếm tỷ lệ 30.74%, hộ cận nghèo 271 hộ, 1393 khẩu.
Với 11 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn và có 4 tôn giáo chính gồm có: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Cao Đài. Theo thống kê mới nhất: tổng số hộ có theo tôn giáo trên địa bàn là 119 hộ chiếm tỷ lệ 5,8% tổng số hộ, và số khẩu tương ứng là 494 khẩu chiếm tỷ lệ 5,0% tổng số khẩu.
Bảng 2: Tình hình dân số trên địa bàn xã
Stt
Thôn, buôn
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số hộ
Số khẩu
Số hộ
Số khẩu
Số hộ
Số khẩu
1
Thôn 1
164
794
168
782
178
816
2
Thôn 2
271
1436
121
630
121
622
3
Thôn 3
215
1102
138
711
140
703
4
Thôn 4
133
701
135
709
141
720
5
Thôn 5
75
411
75
386
76
407
6
Thôn 6
146
737
158
711
168
791
7
Thôn 7
169
844
163
821
174
824
8
Thôn 8
185
996
192
857
205
894
9
Thôn 9
121
592
121
613
134
613
10
Thôn 10
260
1235
149
674
161
721
11
Buôn Ja
117
661
124
687
131
725
12
Thôn Thanh Phú
Chưa thành lập
134
681
142
732
13
Thôn Tân Sơn
Chưa thành lập
40
166
43
181
14
Thôn Quảng Đông
Chưa thành lập
109
573
115
550
15
Thôn Hòa Xuân
Chưa thành lập
113
565
115
568
Tổng cộng
1856
9.509
1.940
9.566
2044
9867
(Nguồn: Báo cáo UBND xã)
3.1.3.2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn
Căn cứ vào kết quả điều tra trên địa bàn xã cũng như kế hoạch sử dụng đất đến 2010, tình hình phân bổ và sử dụng đất như sau:
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 4.581,69 ha chiếm 85,04% tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 30,02 ha chiếm 5,62%, đất chưa sử dụng là 503,29 chiếm 9,34%.
Bảng 3: Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn xã
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên
5388,00
100
1. Đất nông nghiệp
NNP
4581,69
85,04
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
2179,02
40,44
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm
CHN
1717,98
31,89
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm
CLN
461,04
8,56
1.2 Đất lâm nghiệp
LNP
2376,96
44,12
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
25,71
0,48
2. Đất phi nông nghiệp
PNN
303,02
5,62
2.1 Đất ở
OTC
72,67
1,35
2.2 Đất chuyên dùng
CDG
185,89
3,45
2.3 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng
SMN
30,76
0,57
3. Đất chưa sử dụng
CSD
503,29
9,34
(Nguồn: Báo cáo UBND xã năm 2009)
3.1.3.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng xã Hòa Sơn biết vận dụng những lợi thế sẵn có của xã đã đưa tốc độ phát triển kinh tế liên tục được gia tăng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững. Bên cạnh đó được sự chỉ đạo của các cấp và sự nỗ lực của nhân dân địa phương, cán bộ và nhân dân trong xã đã thu được một số kết quả trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội như sau:
Ngành nông nghiệp: Với diện tích đất canh tác là 2.179,02ha, ngành nghề chủ yếu của bà con trong xã là sản xuất nông nghiệp trồng cây nông sản như, lúa nước, ngô, cà phê, tiêu, điều…Trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của xã. Đặc biệt là trong mấy năm nay do dịch bệnh và kèm theo đó là giá thịt hơi của gia súc gia cầm giảm (cho đến cuối năm 2006 giá thịt lợn hơi và thịt gà mới tăng trở lại) nên giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đã giảm một cách đáng kể. Trồng trọt cho đến nay vẫn là ngành sản xuất chính trong nền kinh tế của xã, trong ba năm diện tích gieo trồng có tăng 134 ha với tốc độ tăng không đáng kể.
Cây hàng năm: Có thể nói nhóm cây này là thế mạnh của địa phương, luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích gieo trồng (>60%).
Cây lúa:Trên địa bàn xã phần diện tích gieo trồng lúa chủ yếu là cây lúa nước, chủ yếu là lúa vụ Mùa còn vụ Đông Xuân là không đáng kể (cả về mặt diện tích và sản lượng)
Cây ngô: Là yếu tố cơ bản trong việc tăng sản lượng lương thực hàng năm của xã. Hầu hết diện tích là ngô lai được đầu tư phát triển cả hai vụ hoặc một vụ trồng ngô, một vụ trồng đậu.
Nhóm cây có củ (khoai, đậu xanh và rau xanh) trong cơ cấu cây trồng của nhóm cây hàng năm thì tăng lên (2009) tăng 25% đối với khoai, đậu xanh tăng 7,14% và rau xanh là 12,94% còn giảm xuống 20% (2008) với khoai, đậu xanh là giảm xuống 12,5% và rau xanh giảm 10,53%. Còn cây lúa, sắn thì diện tích không thay đổi qua 3 năm.
Cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, mía, DT Trồng cỏ): Có tăng lên năm 2008 nhưng đều giảm xuống vào năm 2009. Do đất trồng màu đã bị thu hẹp dần do chuyển mục đích sử dụng đất, và một điều quan trọng nữa là các loại cây trồng này không mang lại hiệu quả kinh tế cao bằng các nhóm cây khác do đất đai ít phù hợp cho việc trồng màu.
Cây lâu năm: Nhìn chung cây cà phê có tăng lên trong năm 2008, 2009 khoảng 54%, cây điều giảm diện tích xuống để chuyển đổi mục đích sử dụng năm 2009 giảm 55,59%.
Bảng 4: Cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã
ĐVT: ha
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
2008/2007
2009/2008
SL
%
SL
%
1. Cây lương thực
1620
1651
1652
31
1.19
1
0.06
Lúa nước đông xuân
228
228
229
0
0.00
1
0.44
Lúa nước vụ mùa
410
419
419
9
2.20
0
0.00
Ngô
490
515
502
25
5.10
-13
-2.52
Khoai lang
90
81
66
-9
-10.0
-15
-18.52
Sắn
402
408
436
6
1.49
28
6.86
2. Cây thực phẩm
184
184
223
0
0.00
39
21.20
Đậu xanh
29
29
29
0
0.00
0
0.00
Đậu các loại
111
111
151
0
0.00
40
36.04
Rau xanh
44
44
43
0
0.00
-1
-2.27
3. Cây CN ngắn ngày
143
150
85
7
4.90
-65
-43.33
Lạc
27
27
27
0
0.00
0
0.00
Mía
60
60
12
0
0.00
-48
-80.00
Cỏ chăn nuôi gia súc
56
63
46
7
12.50
-17
-26.98
4. Cây CN lâu năm
86
141
134
55
63.95
-7
-4.96
Cà phê
23
78
104
55
239.13
26
33.33
Điều
59
59
26
0
0.00
-33
-55.59
Tiêu
4
4
4
0
0.00
0
0.00
(Nguồn: Báo cáo UBND xã)
3.1.3.4. Cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông: Đường tỉnh lộ 12 đi qua địa bàn xã dài 9 km, được rải nhựa và thuận tiện cho việc đi lại giao thương đi lại với các xã, thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, phần lớn các tuyến giao thông trong khu dân cư, giao thông nội đồng là đường đất hẹp, gặp khó khăn cho việc đi lại vận chuyển nông sản, hàng hóa nhất là vào mùa mưa.
* Hệ thống thủy lợi: Năm 2009 Xã Hòa Sơn đã được nhà nước đầu tư đang thi công bê tông hóa tuyến kênh N1, đã góp phần rất lớn giúp người dân trên địa bàn Xã Hòa Sơn nói riêng và cả Huyện Krông Bông nói chung cung cấp được lượng nước cho đồng ruộng vào mùa khô và thoát nước nhanh chóng khi mùa lũ tràn về.
Theo Báo cáo tổng kết UBND Xã Hòa Sơn năm 2008, diện tích được tưới theo kế hoạch năm 2008là 2.166 ha, đến năm 2009 diện tích được tưới 2.170ha
3.2 Kết quả nghiên cứu
3.2.1 Tình hình cơ bản của nông hộ
3.2.1.1 Tình hình đất đai và lao động
Đất đai:
Bảng 5: Cơ cấu cây trồng cuả nông hộ: Coppy số liệu từ xử lý cần chỉnh sửa font chữ
Cây trồng
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
1. Lúa
35.3
35.90
2. Ngô
9.9
10.07
3. Sắn
14.6
14.85
4. Điều
1.7
2.60
5. Cà phê
35.74
36.34
6. Đậu
1.1
1.12
Tổng
98.34
100.00
Nguồn: Số liệu điều tra
Hòa sơn là một xã thuần nông, qua bảng phân tích số liệu cho ta thấy cơ cấu cây trồng của xã là tương đối đa dạng. Ta thấy hầu hết diện tích được dùng vào trồng lúa với tổng diện tích là 35.3 ha chiếm 35.9% so với đất sử dụng vào các loại cây trồng khác. Đây là một đặc trưng của xã vì phần lớn đất ở đây là các vùng đất trũng và thấp nên là điều kiện thuận lợi cho việc trồng lúa. Nổi lên ở đây là diện tích trồng Cà phê của xã khá cao 35.74 ha chiếm 36.34%, vì ở đây có nhiều đồi cao đất tương đối tốt phù hợp với việc phát triển cây Cà phê. Qua đây cho ta thấy rằng cây Lúa và cây Cà phê là hai cây trồng chủ lực của xã có vị trí hết sức quan trọng đối với sản xuất của người dân tại đây.
Ngoài việc trồng lúa nước và cà phê người dân còn trồng các loại cây khác tại rẫy của mình như Ngô, Sắn, Điều… Ta thấy diện tích trồng Sắn tại xã chỉ đứng sau cà phê và lúa với diện tích là 14.6 ha, chiếm 14.85% đây là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao mang lại nhiều lợi nhuận so với các loại cây trồng khác mà không cần nhiều vốn đầu tư, hầu hết các sản phẩm sau thu hoạch điều được người thu gom đến tận nhà thu mua rất nhanh và nhìn chung thì đầu ra là khá ổn định.
Lao động:
- Trong sản xuất nông nghiệp lao động là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất của sản xuất, chính vì vậy đây là nhân tố rất quan trọng trong sản xuất mọi ngành nghề nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng. Qua quá trình điều tra 135 phiếu tại 4 thôn buôn của xã ta có số liệu tổng hợp như sau:
Bảng 6: Số liệu về tình hình lao động
Chỉ tiêu
Đơn vị
Hộ khá
Hộ cận nghèo
Hộ nghèo
1. Số lao động chính
(Người)
3.04
3.12
2.72
2. Trình độ lao động
%
100
100
100
Không biết chữ
%
3.26
16.28
18.18
Chưa đi học
%
4.43
2.32
8.44
Cấp 1
%
23.08
23.26
35.06
Cấp 2
%
37.76
27.91
22.73
Cấp 3
%
19.58
18.60
12.99
Trên trung cấp
%
11.89
11.63
2.60
3. Số người phụ thuộc
(Người)
1.52
2.75
2.22
Nguồn: số liệu điều tra
Lao động là nguồn lực rất quan trọng của nông hộ, qua bảng số liệu ta thấy lao động chính trung bình của nhóm hộ khá là 3.04 người, nhóm hộ cận nghèo là 3.12 người và nhóm hộ nghèo là 2.72 người. Qua đây cũng cho thấy ảnh hưởng của lao động đến kết quả sản xuất và thu nhập của nông hộ tại địa phương. Nhóm hộ khá thì lao động chính là 3.04 người mà tỷ lệ phụ thuộc là của nhóm hộ này là 1.52 người, điều này có nghĩa là cứ một đơn vị lao động thì gánh theo 1.52 đơn vị tiêu thụ, trong khi đó nhóm hộ cận nghèo có tỷ lệ phụ thuộc là 2.75 người và nhóm hộ nghèo là 2.22 người. Điều này cho thấy một thực tế là các nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ nghèo thường là những nhóm hộ có nhiều nhân khẩu và tỷ lệ trẻ em và người già lớn hơn nhóm hộ khá. Do đó một đơn vị lao động nhóm hộ này phải gánh them lượng lớn đơn vị tiêu thụ theo sau.
Trong nhóm yếu tố lao động của hộ, ngoài số lượng lao động ra thì chất lượng lao động được coi là thành phần quan trọng trong lao động của nông hộ, chất lượng lao động được thể hiện qua trình độ học vấn. Qua bảng thống kê ta thấy được nhóm hộ khá có lao động không biết chữ chiếm 3.26% thấp nhất, còn nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ nghèo chiếm lần lượt là 16.28% và 18.18%.Tiếp đến nhóm hộ khá có lao động cấp 1 chiếm 23.08% biên cạnh đó nhóm hộ cận nghèo và nghèo lần lượt chiếm 23.26 và 35.06. Tỷ lệ này không chênh lệch nhau lắm nhưng ở đây cho thấy rằng trình độ lao động ở xã chưa cao, trình độ lao động cấp 1 BQ chiếm gần 30% là một tỷ lệ khá lớn, còn ở trình độ cấp 2 nhóm hộ khá chiếm tỷ lệ 37.76%, nhóm cận nghèo là 27.91% và nhóm hộ nghèo là 22.73 ở trình độ này các nhóm hộ tương đối chênh lệch nhau.Còn ở trình độ cấp 3 nhóm hộ khá chiếm tỷ lệ 19.58%, cận nghèo là 18.60%, hộ nghèo là 12.99% tương đối đồng điều. Lao động trên trình độ trung cấp đối với nhóm hộ khá là 11.89%, hộ cận nghèo là 11.63% và hộ nghèo là 2.60% khá chênh lệch nhau. Qua đây cũng cho thấy nhóm hộ nghèo là nhóm hộ có số năm đi học là ít nhất đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tư duy và khả năng sản xuất của nông hộ.
Tóm lại tình hình lao động của xã thông qua 135 phiếu điều tra là không cao, về số lượng lao động thì BQ mỗi hộ có 3 lao động chính, tuy nhiên chất lượng lao động lại chưa cao, tỷ lệ lao động không biết chữ chiếm tỷ lệ khá cao hơn 10% và lao động có trình độ cấp 1 là gần 30%, nên điều này cho thây khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật mới là rất hạn chế, nếu biết vận dụng tốt lao động có trình độ có trình độ cấp 3 tại xã thì kinh tế của hộ gia đình sẽ được cải thiện hơn.
3.2.1.2 Kết quả sản xuất nông nghiệp
“Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là nguồn xuất khẩu quan trọng. Muốn đẩy mạnh phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung, phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”. Trên đây là những nhận định của Hồ Chủ Tịch về phát triển nông nghiệp Việt Nam . Qua đó cũng cho thấy rằng trong sản xuất nông nghiệp thì kết quả của nó như thế nào đi chăng nữa cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển hay thụt lùi kinh tế của bộ mặt xã hội nông thôn hay của chính từng hộ nông nông dân nông thôn. Qúa trình nghiên cứu điều tra trên địa bàn xã ta có bảng tổng hợp về tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã như sau:
Bảng 7: Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp
Đơn vị: 1000vnd/năm: sử dụng đ là được rồi không phải Vnd
Thu từ
khá
cận nghèo
nghèo
BQ/khẩu
cơ cấu (%)
BQ/khẩu
cơ cấu (%)
BQ/khẩu
cơ cấu (%)
1. Chăn nuôi
5458.78
14.13
372.09
9.13
764.1
16.68
2. Trồng trọt
27991.51
72.47
2328.4
57.11
3250.84
70.97
3. Thu khác
5175.13
13.4
1376.7
33.77
565.38
12.34
Tổng
38625.42
100
4077.2
100
4580.33
100
Nguồn: số liệu điều tra
Trong cơ cấu nguồn thu nhập của nông hộ ta thấy rõ là thu nhập của nhóm hộ cận nghèo từ chăn nuôi chiếm 16.68% trong tổng thu, còn ở hộ cận nghèo chỉ chiếm 9.13% qua đây ta có nhận xét sự chênh lệch về thu nhập ở đây là rất rõ mức chênh lệch giữa nhóm hộ nghèo so với nhóm hộ cận nghèo trong lĩnh vực chăn nuôi gấp gần 2 lần, còn nhóm hộ khá chiếm 14.13% không có thay đổi gì nhiều về cơ cấu thu nhập trong ngành chăn nuôi so với nhóm hộ nghèo. Thu nhập từ ngành chăn nuôi tại xã chưa cao trong cơ cấu thu nhập của nông hộ điều này nói lên rằng mức đầu tư cho chăn nuôi của bà con tại xã là còn quá thấp, đầu tư còn kém hiệu quả, chưa tận dụng tốt diện tích đồng cỏ tự nhiên để chăn nuôi, việc chuyển đổi cơ cấu vậy nuôi còn thấp.
Thu nhập từ trồng trọt của nhóm hộ nghèo chiếm 70.97% trong tổng thu nhập, của nhóm hộ cận nghèo chiếm 57.11% và của nhóm hộ khá là 72.47% trong tổng thu nhập. Qua đây ta có nhận xét rằng nguồn thu nhập của các nông hộ tại xã chủ yếu là từ trồng trọt,cơ cấu ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nhập của bà con tại xã, điều này nói lên rằng xã Hòa Sơn là một xã thuần nông. Ngành trồng trọt là ngành mang lại thu nhập chính yếu trong tổng thu nhập hàng năm của nông hộ. Ngoài ra qua điều tra thực tế nhóm hộ khá là những hộ có diện tích đất canh tác nhiều hơn nhóm hộ nghèo và cận nghèo nên thu nhập của nhóm hộ này cao hơn nhiều so với hai nhóm hộ trên, không những vậy nhóm hộ khá là những hộ có khả năng huy động nguồn vốn sản xuất tốt hơn, họ còn có thể mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau như từ NHNN & PTNT hay vay từ NHCSXH, từ hội nông dân…đây là điểm mạnh trong sản xuất trồng trọt của nhóm hộ khá mà điều này thường ít thấy ở nhóm hộ cận nghèo và đặc biệt là nhóm hộ nghèo.
Ngoài hai nguồn thu trên trong cơ cấu thu nhập của các nông hộ còn có nguồn thu là thu từ nguồn thu khác, nguồn thu này của các nhóm nông hộ cũng khá khác nhau nhóm hộ nghèo từ nguồn thu này chiếm 12.34% trong tổng thu, tiếp đến là nhóm hộ khá với 13.4% trong tổng thu nhập của hộ và cao nhất là nhóm hộ cận nghèo chiếm 33.77% trong tổng thu, cao gần gấp 3 lần nhóm hộ nghèo và nhóm hộ khá. Qua điều tra thực tế nguồn thu này của các hộ là rất khác nhau; nguồn thu khác của nhóm hộ khá chủ yếu là từ việc mở các dịch vụ, mở các quán bán tạp hóa nhỏ, chạy xe chở hàng thuê… còn của nhóm hộ nghèo và cận nghèo thì nguồn thu nhập này chủ yếu là từ đi làm thuê theo mùa vụ.
Tóm lại qua nghiên cứu về tình hình thu nhập của nông hộ tại địa phương ta nhận thấy rằng nguồn thu nhập chủ yếu của người dân vẫn xuất phát từ thu trong sản xuất ngành trồng trọt là chính chiếm trên 50% trong tổng thu nhập.Qua đây cũng cho ta thấy rằng sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các nhóm hộ là khác nhau giữa các nguồn thu.
3.2.2. Tình hình vay vốn và sủ dụng vốn
3.2.2.1 Tình hình vay vốn
Trong nông nghiệp với những đặc tính cố hữu là chu kỳ sản xuất dài, có tính mùa vụ, độ rủi ro cao do chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh nên vai trò của vốn là rất quan trọng. Vốn chính là điều kiện để mở ruộng và phát triển sản xuất. Xem xét tình hình vay vốn của nông hộ trên địa bàn xã cho thấy:
Bảng 8: Tình hình vay vốn của nông hộ
Loại hộ
Hộ vay
Tỷ lệ(%)
Hộ không
vay
Tỷ lệ(%)
Số vốn vay BQ/hộ(triệu)
Hộ khá
63
66.32
32
33.68
21.3
Hộ cận nghèo
5
62.5
3
37.5
12.6
Hộ nghèo
26
81.25
6
18.75
9.4
Nguồn: số liệu điều tra
Qua số liệu điều tra thống kê cho thấy tình hình chung tại địa bàn xã nhóm hộ nghèo là nhóm hộ có tỷ lệ vay vốn cao nhất cụ thể là chiếm tỷ lệ 81.25% trên 100% tổng số hộ nghèo,như vậy chỉ còn 18.75% số hộ nghèo là chưa được vay vốn, tiếp đến là nhóm hộ khá số hộ được vay chiếm tỷ lệ 66.32% trong tổng số hộ khá và cuối cùng là nhóm hộ cận nghèo có tỷ lệ vay vốn là thấp nhất chiếm 62.5% trên 100% số hộ có thu nhập cận nghèo.Nguyên do của vấn đề này qua nghiên cứu trong suốt quá trình thực tập tại xã, tôi có nhận xét về vấn đề này là hầu hết các hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn qua chương trình xóa đói giảm nghèo, và được vay vốn của NHCSXH với mức lãi suất ưu đãi. Còn nhóm hộ khá với tài sản hiện có nên đem đi thế chấm NHNN&PTNT để vay thêm vốn về để phục vụ sản xuất vì vậy dễ được ngân hàng cho vay,và nhóm hộ này thường sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn nhóm hộ nghèo và cận nghèo do không phải chi nguồn vốn vay được phục vụ sinh hoạt nên đồng vốn đi vào sản xuất là khá cao. Nhóm hộ cận nghèo tiếp cận với nguồn vốn khó hơn do tài sản trong gia đình không mấy giá trị với lại ít đất sản xuất nên khi đi vay ít khi vay được, nên thường thiếu vốn sản xuất mà trong nông nghiệp thường có tính mùa vụ không có vốn kịp thời phục vụ sản xuất hiệu quả sản xuất sẽ không cao, như vậy thu nhập sẽ thấp và dễ dẫn đến nghèo.
Qua điều tra 135 hộ nông dân thì thấy khả năng được tiếp cận với nguồn vốn vay của các hộ nông dân tại xã là khá cao 94/135, với nguồn vốn vay BQ/hộ đối với nhóm hộ khá là 22.8 triệu, nhóm hộ cận nghèo là 12.6 triệu và nhóm hộ nghèo là 10.6 triệu và nhu cầu muốn vay thêm vốn về để đầu tư mở ruộng sản xuất của bà con tại xã là rất lớn 69.63% số hộ được điều tra với số vốn BQ là 18.9 triệu đồng. Thực tế cho thấy nhu cầu này còn cao hơn nhưng các hộ khác không vay được do lãi suất còn cao nên họ không dám vay hơn nữa tình hình thời tiết hiện nay thay đổi thất thường ảnh hưởng đến sản xuất nên họ sợ không trả được nợ vay. Các hộ nông dân ở đây cho biết nếu có đủ điều kiện vay vốn nhanh chóng, kịp lúc và đặc biệt là lãi suất thấp thì họ sẽ vay với số lượng đủ để sản xuất.
Tuy nhiên tình hình vay vốn của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Để tìm hiểu khó khăn cũng như thuận lợi của nông hộ khoi vay vốn ta tìm hiểu những yếu tố sau.
3.2.2 Những thuận lợi và khó khăn khi vay vốn
Bảng 11: Nguồn vốn vay của nông hộ
Chỉ tiêu
Ngân hàng
Tư nhân
Vay khác
Tổng số hộ vay(hộ)
70
7
17
BQ mỗi hộ vay (triệu đồng)
18.9
9.57
17.4
Tỷ lệ hộ vay được/ tổng số hộ (%)
51.85
5.19
12.59
Lãi suất trung bình năm(%)
10.15
0
14.00
Nguồn: số liệu điều tra
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy tỷ lệ số hộ nông dân vay vốn tư nhân là rất ít chỉ chiếm một tỷ lệ ít ỏi là 5.19% do vay họ hàng nên ít tính lãi, với số vốn vay BQ là trên 9.57 triệu đồng. Chủ yếu hình thức vay vốn của hội nông dân là từ ngân hàng và vay khác. Ở đây cho ta thấy tỷ lệ hộ vay ngân hàng là tương đối cao chiếm 51.85% với lãi suất là 10.15% năm (vốn trung hạn). Qua tìm hiểu thì hầu hết các hộ tại đây điều có bìa đỏ nên có thể đem thế chấp vay trực tiếp NHNN&PTNT huyện và vay từ NHCSXH huyện đối với diện chính sách, với thủ tục nhanh khoảng từ 4 đến 5 ngày, là bà con có tiền hoặc chậm nhất là một tuần, với số tiền vay BQ là trên 18.9 triệu đồng nên đây là điều kiện vô cùng thuận lợi và cần thiết cho sản xuất.Cũng trên đây ta nhận thấy việc vay từ nguồn vay khác bao gồm vay từ Hội nông dân, Hội phụ nữ, hộ kinh doanh, cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao là 12.59% với lãi suất mức lãi suất 14% năm, với số vốn BQ là trên 17.4 triệu đồng. Trên đây là những mặt thuận lợi trong quá trình tìm nguồn vốn vay của các nông hộ tại địa phương.
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ vay ngân hàng là cao nhất có phải do mức lãi suất ưu đãi, ta hãy cùng tìm hiểu và phân tích nguyên nhân. Một phần trong số hộ vay ngân hàng có các hộ vay thuộc diện chính sách, vay hộ nghèo theo chương trình xóa đói giảm nghèo nên được vay từ NHCSXH với mức lãi suất ưu đãi với số tiền vay thấp từ 5 đến 10 triệu đồng trên một đợt,và được hỏi thì đại bộ phận trả lời là dùng số tiền đó để chăn nuôi(mua bò), nhưng thực tế chưa đáp ứng chưa thỏa mãn. Ngoài khi hỏi người dân thì còn có một số điều bất cập khuyến người dân rất bức xúc là; bà con cho biết việc được vay trong các chương trình ưu đãi thường không công bằng, có hộ thì đợt nào cũng được vay, có hộ thì đợi mãi mà không được vay đồng nào. Nguyên nhân là do khả năng hoàn trả vốn của bà con và một nguyên nhân gây bức xúc nữa là nếu bà con muốn vay được vốn thì phải bỏ ra một ít tiền cho cán bộ thẩm định, nếu không làm như vậy thì để được vay phải mất thời gian rất lâu.
Còn về việc vay vốn từ NHNN&PTNT tại trung tâm huyện, mặc dù lãi suất cao nhưng người dân đến đây vay vốn là khá cao. Qua tìm hiểu thì hầu hết những người dân vay vốn ở đây không thuộc diện nghèo, diện ưu tiên. Theo họ thì việc vay ở đây tuy rằng lãi suất cao nhưng số tiền vay được là nhiều và đáp ứng đủ nhu cầu thực tế mà họ cần. Đặc biệt là khi vay từ đây rất thoải mái về thời gian trả lãi và gốc, thường thì thời hạn trả của vốn vay từ 1 đến 2 năm. Ngoài ra việc cho vay ở ngân hàng cũng thuận tiện và nhanh, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sử dụng vốn đúng và kịp lúc trong quá trình sản xuất của nông hộ. Theo như được hỏi thì cứ sau mỗi đợt thu hoạch thì họ trả được 2/3 số lãi và gốc.
Qua đây cũng có những nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình vay vốn của nông hộ, thì phần lớn các hộ đã tự tìm nguồn vốn để tái sản xuất và tăng năng suất đây là dấu hiệu đáng mừng vì thường thì nông dân thường rất ngại khi đi vay mượn, vì họ không tin vào khả năng sinh lời từ đồng vốn mà mình vay. Các chính sách và dự án của nhà nước đã thực hiện tương đối đầy đủ và giúp nhiều hộ thoát nghèo nhờ chính đồng vốn ấy. Tuy nhiên trong giai đoạn tới muốn đẩy nhanh sự thay đổi của bộ mặt nông thôn thì chính quyền và các biên liên quan cần phải có những biện pháp tích cực và công băng hơn nữa, nhất là trong giai đoạn xã Hòa Sơn đang được chọn làm xã điểm để xây dựng mô hình nông thôn mới.Cần tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của người dân hơn nữa thực hiện tốt khâu tạo vốn là một yếu tố căn bản trong sự phát triển kinh tế - xã hội của xã nói chung và của từng hộ gia đình nói riêng.
Việc tìm ra đồng vốn là điều khó khăn thì việc sử dụng đồng vốn ấy làm sao cho đạt hiệu quả mang lại lợi nhuận là một điều không dễ chút nào. Để nghiên cứu tình hình đó ta có số liệu về tình hình sử dụng vốn sau.
3.2.3 Tình hình sử dụng vốn ở các nông hộ
Sự phân bổ nguồn vốn đầu tư trong sản xuất là một điều rất quan trọng, trong mọi ngành nghề thì việc xác định cho đúng nguồn vốn đầu tư vào một ngành, một nghề nào là điều quan trọng cơ bản để tạo ra lợi nhuận sau này. Trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy; rủi ro lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, … là những đặc tính vốn có của sản xuất nông nghiệp, điều đó lại càng khẳng định trong việc phân bổ nguồn vốn sao cho đạt hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất. Trong quá trình nghiên cứu tại xã Hòa Sơn tôi có những nhận xét sau:
- Chi phí cho trồng trọt: Trồng trọt là ngành sản xuất vật chất quan trọng, nó cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người và xã hội. Vì vậy đầu tư cho trồng trọt là đầu tư cho phát triển.
Ngoài việc có được nguồn vốn người dân còn phải tính toán để đầu tư sao cho có hiệu quả nhất trong khả năng của gia đình mình. Trồng trọt là ngành sản xuất chính tại xã,đặc biệt là trồng lúa nước và làm rẫy đây là hai nguồn thu chính của hộ nông dân tại xã.Trong quá trình sản xuất từ khâu chuẩn bị đến khâu thu hoạch cuối cùng thì phải qua một quá trình đầu tư và chăm sóc cung cấp cho đất đai những chất dịnh dưỡng cần thiết mà cây trồng đã lấy đi. Tùy thuộc vào mức đầu tư của từng hộ mà kết quả thu được là khác nhau từ đó ta có bảng chi phí sau.
Bảng 9: Đầu tư cho trồng trọt:
Đơn vị: 1000đ
Loại hộ
Hộ khá
Hộ cận nghèo
Hộ nghèo
Loại cây
BQ/ha
Tỷ lệ (%)
BQ/ha
Tỷ lệ (%)
BQ/ha
Tỷ lệ (%)
Ngô
5340.9
14.02
3033.33
11.38
3775.72
18.45
Lúa
16094.7
42.25
20836.3
78.22
13164.8
64.35
Sắn
2320.36
60.9
1221.43
4.58
3252.38
15.89
Đậu
9200
24.15
0
0
0
0
Cây khác
5140.15
13.49
1550.9434
5.82
266.088117
1.31
Tổng
30896.1
100
26641.9844
100
20458.9571
100
Nguồn: số liệu điều tra
Qua bảng phân tích số liệu ta thấy rằng cây Lúa nước là cây trồng được bà con tại xã đầu tư nhiều nhất. Chi phí BQ bỏ ra đầu tư cho cây lúa của nhóm hộ cận nghèo là cao nhất 20836.3 nghìn đồng/ha chiếm tỷ lệ 78.22% cao nhất trong tổng chi phí phân bổ cho một ha đất sản xuất các loại cây trồng của nông hộ, tiếp đến là nhóm hộ khá chi phí BQ đầu tư cho một ha cây lúa nước đối với nhóm hộ khá là 160944.7 nghin đồng/ha chiếm tỷ lệ cao nhất 42.25% trong tổng chi phí phân bổ cho một ha đất trồng trọt các loại cây trồng của nông hộ, và cuối cùng là nhóm hộ nghèo với chi phí đầu tư BQ cho một ha lúa nước là 13164.8 nghìn đồng cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí đầu tư cho trồng trọt đối với một ha đất là 64.35%. Ta thấy cây lúa được đầu tư nhiều như vậy bưởi vì cây lúa là cây trồng chủ lực, là cây trồng mang lại thu nhập chính cho bà con tại xã, hơn nữa vài năm trở lại đây giá lúa cũng tương đối cao và ổn định nên người nông dân cũng yên tâm đầu tư để tăng năng suất. Tiếp theo cây lúa cây Ngô là loại cây trồng có mức đầu tư đứng thứ hai, đầu tư cao nhất đối với loại cây này là nhóm hộ khá 5340.9 nghìn đông/ha, tiếp đến là nhóm hộ nghèo là 3775.72 nghìn đồng/ha và cuối cùng là nhóm hộ cận nghèo với 3033.33 nghìn đồng/ha, vì đây cũng là một loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao,và đất ở đây cũng tương đối phù hợp với việc phát triển cây ngô. Ta thấy nhóm hộ khá là nhóm bỏ ra chi phí đầu tư cho cây ngô cao hơn hai nhóm hộ trên vì họ có điều kiện hơn nên mua nhiều phân bón về bón cho ngô đầy đủ hơn nên ngô của họ cho năng suất và chất lượng tốt hơn hai nhóm hộ trên và thường bán được giá cao hơn. Tiếp theo cây lúa và ngô cây Sắn là loại cây trồng cũng được bà con chú ý đầu tư, sắn là một loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế khá cao, dễ trồng, tốn ít chi phí chăm sóc, tại hòa sơn sắn được trồng nhiều ở trên núi nhất là trong buôn Za các hộ người đồng bào trồng nhiều sắn do loại cây này dễ trồng và tốn ít chi phí.Nhưng đâu tư trồng sắn liệu có phải là một liệu pháp đâu tư tốt cho ngành trồng trọt vì trồng sắn sẽ lam thoái hóa đất canh tác.
Ngoài ra bà con ở đây còn đầu tư trồng các loại đậu và cây công nghiệp như cà phê, điều… cũng góp vào thu nhập đáng kể cho gia đình. Không những vậy bà con còn đầu tư cho chăn nuôi với một lượng vốn khá lớn và bảng số liệu dưới đây là mức chi phí bỏ ra cho ngành chăn nuôi.
- Ngành chăn nuôi: Chăn nuôi là ngành quan trọng, nó cung cấp sản phẩm thịt, trứng, sữa… để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người. Nhu cầu về sản phẩm ngày càng cao, tuy nhiên người nông dân tại xã chưa thực sự quan tâm cho lắm, hầu hết các hộ gia đình chăn nuôi chủ yếu là để phục vụ gia đình và làm việc, chưa có nhiều hình thức chăn nuôi quy mô lớn để kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, phần lớn các hộ vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô gia đình.
Bảng 10: Mức đầu tư cho chăn nuôi
Đơn vị:1000đ
Loại hộ
khá
cận nghèo
nghèo
Chỉ tiêu
BQ/hộ
Tỷ lệ(%)
BQ/hộ
Tỷ lệ(%)
BQ/hộ
Tỷ lệ(%)
Chi phí chung
17060.32
66.56
4267.51
16.64
4305
16.8
Nguồn: số liệu điều tra
Qua điều tra 135 phiếu tại xã, cũng như ở trên đã đề cập vì cơ cấu nông nghiệp tại xã chưa có sự chuyển dịch cao nên hầu hết rình hình chăn nuôi tại địa phương còn chưa phát triển mặt dù tiềm năng là rất lớn. Mức đầu tư cao nhất cho lĩnh vực này là thuộc về nhóm hộ khá chiếm 66.56% trong tổng chi phí chung, vì nhóm hộ này có vốn nên đầu tư mạnh cho chăn nuôi. Mà chăn nuôi là ngành cần vốn lớn, để xây dựng chuồng trại, mua con giống… đây được coi như một là thế mạnh của nhóm hộ khá. Sự đầu tư cho chăn nuôi của hai nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo là ngang nhau mỗi hộ chỉ chiếm trên 16% trong tổng chi phí chung trong vì hai nhóm hộ này không có nhiều vốn nên rất khó đầu tư cho chăn nuôi. Cần khuyến khích cho bà con chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi chỉ có như vậy thì hiệu quả sủ dụng vốn đầu tư mới cao lên được.
3.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn
Đã có được đồng vốn là điều không dễ nhưng sử dụng nó làm sao cho có hiệu quả lại là điều không dễ hơn chút nào. Hiệu quả sử dụng vốn là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá mức độ thành công trong đầu tư của bất cứ ngành nghề nào. Trong giới hạn của đề tài ta chỉ tìm hiểu hiệu quả sử dụng vốn ở khả năng nhất định. Qua sự tổng hợp từ các bảng ta có được bảng sau.
Bảng 12: Hiệu quả sử dụng vốn
Loại hộ
Chỉ tiêu
Hộ khá
Hộ cận nghèo
Hộ nghèo
Bình quân vốn vay(triệu)
22.8
12.6
10.6
Lãi suất TB/năm(%)
11.1
5.54
6.59
Tổng thu cả năm(triệu)
173611.11
22329.09
21915
Lợi nhuận(triệu)
144374.01
7796.83
14541.39
Số đồng LN/1 đồng vốn
6.33
0.62
1.37
Nguồn tổng hợp từ các bảng
Qua bảng số liệu tổng hợp ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của hộ nông dân là tương đối có hiệu quả nhưng vẫn còn ở mức thấp so với mức trung bình chung. Nhóm hộ có thu nhập khá sử dụng vốn hiệu quả hơn, tỷ số lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư cao hơn các hộ cận nghèo và hộ nghèo từ 5.71 đến 4.96 lần. Nguyên nhân của hiện tượng này là các hộ khá thường có nguồn vốn tự có lớn bên cạnh đó việc huy động vốn của họ thường nhanh hơn, chủ yếu việc vay mượn của họ là điều từ ngân hàng, số vốn vay trung bình hộ khá là 22.8 triệu. Do có được nguồn vốn dồi dào hơn, sử dụng vốn đúng thời điểm và mạnh dạn đầu tư, ngoài ra họ còn có những thu nhập khác từ ngành nghề của họ như nghề đi chở thuê do họ có phương tiện vận chuyển, từ cây trồng khác nhau nhiều hơn nên sự tương hỗ trong sản xuất của họ được đảm bảo, hiệu quả đầu tư của đồng vốn ít bị rủi ro hơn do vậy khả năng trả nợ của họ là hoàn toàn chủ động.
Trong quá trình sản xuất của nông hộ hình thức sản xuất cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn, hộ khá trong giai đoạn gần đây thường tập trung vào sản xuất chăn nuôi mang lại hiệu quả khá cao, và tập trung vào sản xuất trồng trọt cây lúa nước mang lại hiệu quả kinh tế cao, do dịa bàn xã không có hiện tượng ngập lụt nên bà con yên tâm sản xuất gieo trồng đúng mùa vụ, chính vì thế mà lợi nhuận thu được của nhóm hộ khá là rất cao đạt trên 144 triệu trong khi đó nhóm hộ cận nghèo đạt lợi nhuận chỉ bằng 1/18 lần nhóm hộ khá là gần 8 triệu đồng và nhóm hộ nghèo lợi nhuận thu được cao hơn nhóm hộ cận nghèo gần gấp đôi nhóm hộ cận nghèo là trên 14 triệu đồng, thấp hơn so với nhóm hộ khá là gần 10 lần. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ nghèo thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất và cũng một phần là do họ ít đất canh tác, ta thấy hộ nghèo có lợi nhuận nhỉnh hơn ít nhiều so với hộ cận nghèo là do họ được vay vốn theo chương trình xóa đói giảm nghèo về để mua bò nuôi cũng khá hiệu quả.
Ngành chăn nuôi tại địa phương cũng có những chuyển hướng trong thời gian qua nhưng nhìn trung vẫn chưa rõ ràng, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, theo quy mô gia đình và không ổn định năm nào được giá thì nuôi năm nào mất giá thì ngừng nuôi, và trình độ chăn nuôi ở đây còn thấp kém nên hiệu quả mang lại chưa cao, bà con chưa đủ điều kiện nên phần lớn thức ăn cho chăn nuôi là nguồn thức ăn tận dụng, ít mua thức ăn công nghiệp vì vậy hiệu quả không cao là điều không thẻ tránh khỏi. Thực tế phần đông bà con mà chủ yếu là hộ nghèo phần lớn vốn tự có rất ít thậm chí là không có gì cả, vay mượn về ngoài chi cho sản xuất lại phải dành một phần chi cho tiêu dùng gia đình, nên số vốn đưa vào đầu tư cho sản xuất bị hạn chế nên hiệu quả sản xuất thu được không cao. Từ đó cho thấy hầu hết các hộ cận nghèo và nghèo có khả năng hoàn trả vốn vay của họ rất thấp.
Tóm lại tình hình sử dụng vốn của nông hộ có chuyển biến tốt, lợi nhận trên một đồng vốn đầu tư nhìn chung là khá cao, trong thời gian tới muốn tăng hiệu quả này phải có biện pháp sản xuất thích hợp và sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn nữa đặc biệt là ở nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ nghèo.
Trong phần này cần bổ sưng:
- Sử dụng vốn có đúng mục đích không
- Nguồn vốn tai địa phương như thế nào, cân đối giữa nhu cầu và thực tế đáp ứng được bao nhiêu
- Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu là gì???
3.2.5. Một số đề xuất: khoog phỉa ai cũng cần vốn do vậy cần phân chia theo các nhóm hộ thì giải pháp sát thwucj và hiệu quả hơn
- Các cấp lãnh đạo xã cần nâng cao khả năng, trình độ quản lý và thường xuyên chăm lo đến việc xóa đói giảm nghèo của địa phương.
- Cần khai thông lối sản xuất mới mang lại hiệu quả cho bà con, nên cần phải cho bà con tiếp cận với nhiều hình thức sản xuất mà chủ yếu các hoạt động này từ các hoạt động khuyến nông của xã.
- Ngân hàng cần tạo điều kiện hơn trong việc vay vốn của nông hộ, giúp bà con giải quyết khó khăn trong sản xuất kịp thời, đặc biệt là cán bộ tín dụng.
- Cán bộ Hội phụ nữ - Hội nông dân cần đi sâu hơn nữa trong quá trình sản xuất và cung cấp các chương trình, nguồn vốn, không chạy theo thành tích mà cần quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn của bà con.
- Nâng cao trình độ lao động cho bà con, khả năng thâm canh của bà con nhìn chung chưa cao.
- Mở ruộng thêm diện tích đất, đặc biệt là những hộ nghèo thường là những hộ ít đất sản xuất.
- Cần khuyến khích bà com chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi.
Phần 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Xã Hòa Sơn là một xã vùng 2, là xã điểm của huyện để thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, là xã có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Diện tích đất tương đối nhiều 5396ha, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao như: lúa, Ngô, Sắn, Cà phê… hầu hết dân cư ở đây điều là người kinh nên rất thuận lợi trong việc tiếp thu tư tưởng chủ chương của cấp lãnh đạo.
Lao động nông nghiệp tại xã tương đối dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất và thâm canh. Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu thì tình hình lao động có trình độ học vấn cao tại địa phương là tương đối thấp, trình độ lao động học qua cấp 3 chỉ chiếm trên 16% trong tổng số lao động chính tại địa phương. Trong thời gian tới các nông hộ cần đầu tư hơn cho việc học tập của con em trong gia đình cộng với sự quan tâm của các cấp chắc chắn bộ mặt nông thôn sẽ thay đổi đáng kể.
Sản xuất chủ yếu của bà con tại xã là làm nông, trồng trọt là ngành sản xuất chính, ngành chăn nuôi chưa phát triển, chưa tận dụng hết các lợi thế mà vùng có, diện tích đất bỏ hoang chưa sử dụng còn nhiều 9.34% tổng diện tích đất của toàn xã. Qua đây chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa thực sự diễn ra mạnh và chưa khai thác hết tài nguyên đất. Đây là một mặt yếu của xã cần được khắc phục trong thời gian tới.
Nguồn vốn cho sản xuất tại xã chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân địa phương nhu cầu của người dân còn khá cao so với thực tế, qua nghiên cuus thì nhu cầu vay của bà con là trên 69.63%. Sự phân bổ vốn trong sản xuất của bà con cần chú trọng vào tăng chiều xâu hơn là chiều rộng đó là việc nên tập trung nguồn vốn vào trồng những cây mang lại hiệu quả cao như ngô lai, điều và chăn nuôi gia súc. Hiệu quả sủ dụng vốn của nông hộ là tương đối đạt, với mức trung bình là cứ một đồng vốn bỏ ra thì mang về trên 2.77 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên trong thời gian tới bà con cần nhiều hơn nữa những biện pháp kỹ thuật mới, những giống cây trồng, vật nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, thì hiệu quả sử dụng đồng vốn mới mang lại kết quả cao hơn được.
Tóm lại những kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy phần nào tình hình vay và sử dụng vốn vay của các nông hộ tại xã Hòa Sơn – Krông Bông – Đak lăk, có những thuận lợi cần phát huy, những khó khăn cần khắc phục. Báo cáo còn đưa ra những đề xuất, kiến nghị với mục đích là giúp bà con nâng cao hiệu quả sủ dụng vốn trong quá trình sản xuất của bà con. Với mong muốn cuối cùng là cải thiện và nâng cao mức sống của bà con tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk nói riêng cũng như bộ mặt nông thôn Việt Nam nói chung.
4.2. Kiến nghị
- Đối với bà con nông dân:
+ Nhìn chung trình độ lao động qua đào tạo tại địa phương là rất thấp, bà con nên cửa bỏ tâm lý “ có thực mới vực được đạo” có như vậy thì trong dài hạn sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều.
+ Mở ruộng phạm vi sản xuất nông nghiệp chú trọng hơn nữa đến chăn nuôi, tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên để nuôi Trâu, Bò, Dê, …
+ Phân bổ nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý hơn, chú trọng đến những loại cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả cao như Ngô, lợn, …
+ Cần có biện pháp thu chi hợp lý để tập chung vốn cho sản xuất.
+ Tích cực tìm hiểu tiếp thu những tiến bộ khoa học nông nghiệp từ các lớp tập huấn khuyến nông, các câu lạc bộ, …
- Đối với chính quyền địa phương:
+ Điều cần thiết nhất là tạo điều kiện và quan tâm đến vấn đề vay vốn của các hộ nông dân, Hội phụ nữ - Hội nông dân cần có nhiều chương trình hành động hiệu quả để nâng cao hiệu quả từ nguồn vốn vay.
+ Hạn chế thủ tục rườm rà trong quá trình vay vốn, vốn vay cần nhanh và kịp lúc vì sản xuất của nông hộ rất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thong nông thôn, nâng cao thong tin về giá cả thị trường cho người dân.
+ Mở các lớp tập huấn khuyến nông lâm nhiều hơn và sâu hơn cho nông hộ, cử cán bộ đến từng thôn hướng dẫn cho bà con.
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 17.doc